Cơcấu nghề nghiệp dân số

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu dân số hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 66)

9. Kết cấu luận văn

2.2.3. Cơcấu nghề nghiệp dân số

Cơ cấu nghề nghiệp dân số chịu ảnh hưởng nhiều của cơ cấu tuổi và cơ cấu giới tính dân số của địa phương. Thủ đô Hà Nội có một cơ cấu dân số trẻ nên số lượng dân số ở độ tuổi lao động khá lớn. Trong cơ cấu nghề nghiệp dân số chủ yếu người ta xét đến tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là một trong những chỉ báo chung nhất đo mức độ tham gia lực lượng lao động của dân số. Nó được xác định bằng tỷ lệ những người tham gia lực lượng lao động trong dân số từ 15 tuổi trở lên.

Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2009, năm 2009, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số Hà Nội như sau:

Hà Nội Đô thị Nông thôn

Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ

Làm việc 3.288.470 1.646.599 1.641.871 1.187.907 607.697 580.210 2.100.563 1.038.902 1.061.661 Thất nghiệp 108.061 61.943 46.118 54.119 30.127 23.992 53.942 31.816 22.126 Không hoạt động kinh tế 1.557.394 678.923 878.471 832.995 357.722 475.233 724.439 321.201 403.238 Không xác định 14.003 8.522 5.481 3.825 1.924 1.901 10.178 6.958 3.580

Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009

Bảng 2.6: Dân số Hà Nội từ 15 tuổi trở lên theo tình trạng hoạt động kinh tế, giới tính và nông thôn, đô thị (người), 2009

Tỷ lệ thất nghiệp trong dân số Hà Nội từ 15 tuổi trở lên năm 2009 là 2,17% trong tổng số 4.967.928 người từ 15 tuổi trở lên, trong đó nam giới chiếm 57,3%, nữ 42,7%. Xét theo vùng cư trú, số người thất nghiệp ở đô thị nhỉnh hơn nông thôn (50,08% và 49,92%). Theo giới tính, tỷ lệ nam giới thất nghiệp chiếm 55,7% số người thất nghiệp ở đô thị, và ở nông thôn tỷ lệ nam giới thất nghiệp chiếm 58,9% số người thất nghiệp ở nông thôn.

Số người không hoạt động kinh tế chiếm 31,3% tổng số người từ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ này ở đô thị nhiều hơn ở nông thôn, và phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới trong dân số không hoạt động kinh tế (56,4% và 43,6%), theo vùng nông thôn và đô thị, tỷ lệ nữ không hoạt động kinh tế cũng luôn cao hơn nam giới: nông thôn (55,7% nữ so với 44,3% nam giới) và đô thị tỷ lệ tương ứng là 57,05% và 52,95%.

Xem xét cơ cấu việc làm theo nghề nghiệp cho chúng ta hiểu được sự đa dạng của loại hình việc làm đồng thời hình dung được trình độ chuyên môn kỹ thuật tương ứng với các loại hình công việc. Năm 2009, cơ cấu việc làm theo nghề nghiệp của Hà Nội như sau:

Nghề nghiệp Hà Nội Đô thị Nông thôn

Lãnh đạo 49.617 39.391 10.226

Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 445.702 359.728 85.975 Chuyên môn kỹ thuật bậc trung 149.955 80.601 69.353

Nhân viên 75.205 51.191 24.014

Dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng 530.695 294.391 236.305 Nghề trong nông, lâm và ngư 21.747 4.094 17.6531

1

Theo số liệu này, chỉ có 0,67% dân số Hà Nội từ 15 tuổi trở lên đang làm việc có liên quan đến nông nghiệp. Một tỷ lệ quá thấp so với khoảng 2,5 triệu người Hà Nội đang sinh sống nhờ vào nông nghiệp. Điều này có thể liên quan đến chọn mẫu điều tra, số liệu trên phạm vi cả nước, cũng chỉ có 8,8 triệu người làm nghề nông lâm, ngư nghiệp trên tổng số 47,68 triệu người từ 15 tuổi trở lên đang làm việc, chỉ chiếm 18,5% mà thôi. Trong khi đó 70% dân số sống ở nông thôn với 69,45 triệu và có khoảng hai phần ba dân số phụ thuộc vào nông nghiệp như là một nguồn lao động và sinh kế chính.

nghiệp Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan 553.537 128.431 425.106 Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị 250.247 121.468 128.799 Nghề đơn giản 1.211.763 108.612 1.103.151 Tổng 3.288.470 1.187.907 2.100.563

Nguồn: tác giả tính toán dựa trên số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009

Bảng 2.7: Dân số Hà Nội từ 15 tuổi trở lên đang làm việc chia theo nghề nghiệp, nông thôn và đô thị (người)

Bảng trên cho thấy, cơ cấu nghề nghiệp trong dân số từ 15 tuổi trở lên đang làm việc ở Hà Nội với khu vực đô thị chiếm tỷ lệ cao những người làm các nghề như: lãnh đạo (79,4%), nghề chuyên môn kỹ thuật bậc cao (80,7%), chuyên môn kỹ thuật bậc trung (53,8%), dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng (55,5%). Trong khi đó, khu vực nông thôn đa số làm các nghề trong nông, lâm và ngư nghiệp (81,2%), thợ thủ công và các thợ khác có liên quan (76,8%), thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị (51,4%) và nghề đơn giản (91%).

Phân tích cơ cấu nghề nghiệp theo nông thôn và đô thị ở Hà Nội không chỉ thấy được đặc điểm nghề nghiệp gắn với nông thôn (nông nghiệp, nghề thủ công) mà còn thể hiện rõ sự khác biệt và khoảng cách về trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa đô thị và nông thôn ở Hà Nội. Với sự tương phản đến cao độ về cơ cấu nghề nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: 81% chuyên môn kỹ thuật bậc cao ở đô thị so với 91% lao động giản đơn ở nông thôn. Bên cạnh đó, cơ cấu nghề nghiệp cũng phản ánh cấu trúc quyền lực/cơ cấu chính trị: đa số những người lãnh đạo, có quyền ra quyết định đều tập trung ở các đô

thị (79,4%), có nghĩa cứ 5 người làm lãnh đạo ở Hà Nội thì có 4 người sống ở khu vực đô thị. Sự tập trung phần lớn các nhà lãnh đạo và chuyên môn kỹ thuật cao ở Hà Nội vì Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế và khoa học của cả nước, nơi có nhiều trường cao đẳng, đại học và các viện nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam.

Phân tích cơ cấu lao động việc làm theo ngành kinh tế sẽ cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tỷ trọng LĐ trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Tỷ trọng LĐ trong ngành công nghiệp và xây dựng Tỷ trọng LĐ trong ngành dịch vụ Cả nước 51,9 21,6 26,5 Thành thị 13,4 32,0 54,6 Nông thôn 66,4 17,6 16,0 Vùng ĐBsông Hồng 45,8 26,7 27,6 Hà Nội 31,4 27,7 40,9

Nguồn: tác giả tính toán dựa trên số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009

Bảng 2.8: Cơ cấu lao động đang làm việc trong độ tuổi phân theo ngành kinh tế (%)

Số liệu cho thấy ở vùng đồng bằng sông Hồng, tỷ trọng lao động có việc làm theo khu vực kinh tế là: nông nghiệp (45,8%), công nghiệp và xây dựng (26,7%) và dịch vụ (27,6%). Là một địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nội có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh hơn nhiều tỉnh, thành phố khác. Chỉ có 31% dân số trong độ tuổi lao động đang làm việc liên quan đến nông nghiệp, 41% làm việc trong ngành dịch vụ, nhiều hơn 1,48 lần so với vùng đồng bằng sông

Hồng và hơn 1,54 lần so với cả nước. Trong khi đó, lao động trong ngành nông nghiệp ở Hà Nội chỉ bằng 68,5% của vùng đồng bằng sông Hồng, và bằng 60,5% so với cả nước. Đây là một minh chứng cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu lao động - nghề nghiệp của Hà Nội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá rất rõ.

Cơ cấu nghề nghiệp dân số Hà Nội 2013

Năm 2013 dân số dân trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên của Hà Nội là là 5.335.165 người trong đó có hơn 3,6 triệu người đang hoạt động kinh tế tăng gần 350 nghìn người so với năm 2009 là (3.288.470 người). Còn lại là số người thất nghiệp, thiếu việc làm và không hoạt động kinh tế theo bảng dưới.

Đơn vị: Nghìn người

Hà Nội Thành thị Nông thôn

Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ Số người thiếu việc làm 29,0 16,6 12,4 4,4 2,1 2,3 24,6 14,5 10,1 Số người thất nghiệp 136,1 97,8 38,3 102,0 74,6 27,5 34,1 23,2 10,8 Số người không hoạt động kinh tế 1539,3 639,1 900,3 849,5 354,0 495,5 689,8 285,1 404,7

Nguồn: Điều tra lao động – việc làm, Tổng cục thống kê

Bảng: 2.9. Số người thiếu việc làm, thất nghiệp và không hoạt động kinh tế từ 15 tuổi trở lên ở Hà Nội tính đến 1/1/2014

Theo bảng trên trên ta thấy tỷ lệ thất nghiệp dân số Hà Nội năm 2013 là 2,5% trên tổng dân số từ 15 tuổi trở lên của Hà Nội là 5.335.165 người. So với năm 2009 tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Nội tăng lên đáng kể. Trong đó, số người thất nghiệp nam cao gấp 2 lần so với nữ giới. Và số người thất nghiệp ở thành thị nhiều gấp 3 lần so với nông thôn.

Số người thiếu việc làm ở Hà Nội năm 2013 là 0.54 % trong tổng số dân số Hà Nội từ 15 tuổi trở lên. Trong đó, số người thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn nhiều lần so với ở thành thị. Tuy nhiên có sự khác biệt về giới tính của số người thiếu việc làm ở nông thôn và thành thị. Ở khu vực nông thôn, số nam giới thiếu việc làm cao hơn 0,5 lần so với nữ giới. Còn ở thành thị, số nam giới thiếu việc làm lại ít hơn ở nữ giới. Điều này do đặc điểm kinh tế vùng nông thôn và thành thị. Ở nông thôn, kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế mà đặc điểm của nông nghiệp thì có nhiều thời gian nông nhàn, và người phụ nữ ở nông thôn làm các công việc đồng áng là chủ yếu.

Số người không hoạt động kinh tế ở Hà Nội năm 2013 là 28,85% trong tổng số dân từ 15 tuổi trở ở Hà Nội. So với năm 2009 số người không hoạt động kinh tế ở Hà Nội có xu hướng giảm. Trong đó số nữ giới không hoạt động kinh tế cao hơn số nam giới và số người không hoạt động kinh tế ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Điều này, là do số người già công nhân viên chức ở khu vực thành thị Hà Nội ở độ tuổi nghỉ hưu không tham gia các hoạt động kinh tế, khác với đặc trưng ở nông thôn.

Một trong những tiêu chí quan trọng trong phân tích cơ cấu nghề nghiệp dân số là cơ cấu theo ngành nghề lao động. Năm 2013 Hà Nội có 28,5% "Lao động giản đơn". Các nhóm nghề cơ bản khác bao gồm "Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng" chiếm 20,9 % và "Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan" chiếm 18,4%. Ngược lại, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc trung chiếm 16,0 %.

Hà Nội Thành Thị Nông thôn

Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ

Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100

1.Nhà

2.CMTK bậc cao 16,0 15,6 16,4 33,8 32,7 35,1 5,0 4,7 5,4 3.CMKT bậc trung 3,7 3,3 4,1 4,8 4,7 5,0 3,0 2,4 3,6 4.Nhân viên 2,7 2,8 2,6 4,2 4,1 4,4 1,7 2,0 1,5 5.Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng 20,9 17,0 25,0 27,5 20,9 34,6 16,9 14,5 19,2 6.Nghề trong Nông- Lâm-Ngư nghiệp 0,6 0,7 0,5 0,2 0,2 0,2 0,8 1,0 0,7 7.Thủ công nghiệp và các thợ khác có lien quan 18,4 24,6 12,0 8,7 11,5 5,6 24,4 33,0 15,7 8.Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 7,5 10,6 4,3 8,2 13,1 3,0 7,0 9,1 5,0 9.Nghề đơn giản 28,5 22,7 34,4 8,8 7,4 10,3 40,6 32,5 48,7

Nguồn: Điều tra lao động – việc làm, Tổng cục thống kê

Bảng 2.10. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo nghề nghiệp năm 2013 Do đặc trưng vị trí là thủ đô trung tâm kinh tế văn hóa- giáo dục của cả nước nên tỷ lệ các ngành lãnh đạo và chuyên môn kỹ thuật bậc cao ở Hà Nội hơn hẳn các vùng khác. Và cũng có sự chênh lệch rõ rệt giữa vùng thành thị và nông thôn Hà Nội. Tiếp đó là nghề dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng. Ngành này cũng có tỷ lệ cao hơn ở khu vực thành thị so với nông thôn, trong

cơ cấu nghề nghiệp dân số Hà Nội 15 tuổi trở lên ở thành thị nghề này chiếm 27,5 % trong khi ở nông thôn là 16,9 %. Ở vùng nông thôn Hà Nội thì lao động đơn giản và thủ công nghiệp chiếm ưu thế, trong đó lao động đơn giản chiếm 40,6%. So với năm 2009 có sự chuyển biến nghề nghiệp trong cơ cấu nghề của dân số Hà Nội. Số lao động làm việc trong nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm hơn, năm 2009 là 0.67 % đến năm 2013 còn 0,6 %. Số lao động làm các nghề dịch vụ thương mại tăng lên.

Những phân tích cơ cấu lao động việc làm theo ngành kinh tế tiếp theo sẽ cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hà Nội.

Cùng với tốc độ đô thị hóa ngày một tăng ở Hà Nội thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là mộtchủ trương lớn của Đảng và Nhà nước quá trình này tất yếu làm thay đổi tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế. Đơn vị : % Tỷ trọng LĐ trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Tỷ trọng LĐ trong ngành công nghiệp và xây dựng Tỷ trọng LĐ trong ngành dịch vụ Cả nước 46,8 21,2 32,0 Vùng ĐBsông Hồng 41,7 29.8 28,5 Hà Nội 24,3 28,2 47,5

Nguồn: Điều tra lao động – việc làm, Tổng cục thống kê

Bảng 2.11: Cơ cấu lao động đang làm việc trong độ tuổi phân theo ngành

kinh tế (%) năm 2013

Năm 2013, khu vực "Nông, lâm, thuỷ sản" ở Hà Nội chiếm 24,3 lao động, giảm 7.1 % so với năm 2009. Khu vực "Công nghiệp và xây dựng" tăng

từ 0,8 % so với năm 2009. Trong khi đó khu "Dịch vụ" tăng từ 40,9% năm 2009 lên tới 47,5%. So với vùng đồng bằng sông Hồng, cơ cấu kinh tế của Hà Nội hoàn toàn khác, các ngành dịch vụ chiếm ưu thế hơn hẳn.

Tiểu kết: Dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và sự biến đổi cơ cấu tuổi , cơ cấu giới tính dân số Hà Nội, cơ cấu nghề nghiệp của dân số Hà Nội cũng có nhiều chuyển biến, lao động trong các nghề nông nghiệp sang chuyển sang các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đặc biệt là ngành dịch vụ. Quá chuyển đổi nghề nghiệp không chỉ đơn thuần chuyển từ ngành nghề này sang ngành khác của người dân mà còn làm thay đổi cơ cấu của trong từng ngành, giúp cho các ngành phù hợp với cơ chế hiện nay. Dưới những biến đổi của cơ cấu nghề nghiệp, cơ chế thị trường tạo điều kiện để người lao động thỏa mãn nhu cầu tinh thần thông qua các hoạt động giải trí: xem tivi, đọc báo, nghe đài, chơi các môn thể thao, đi tham quan, du lịch, nâng cao đời sống cho người dân.

CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI

3.1.Chính sách của Hà Nội về dân số kế hoạch hóa gia đình

Hà Nội là thủ đô, trung tâm lớn của cả nước, chính vì thế mọi chính sách phát triển thành phố từ kinh tế, đến văn hóa, môi trường, xã hội và cả dân số đều là những nhân số hết sức quan trọng có tác động đến tình hình của Hà Nội cũng như cả nước. Như chúng ta đã biết, nhân tố con người là một trong những nhân tố quan trọng cho mọi sự phát triển. Các chính sách, chiến lược liên quan đến con người mà ở đây là dân số nói chung đều ảnh hướng rất lớn đến sự biến đổi của chính chủ thể của nó là dân số, sau đó những biến đổi về dân số sẽ ảnh hưởng và quy định rất nhiều những yếu tố khác biến đổi và phát triển theo. Và điều ngược lại cũng vậy. Trong những năm qua, cùng với quá trình phát kinh tế - xã hội triển thủ đô, Hà Nội cũng đang thực hiện nhiều chính sách về dân số.

Cũng như các địa phương khác trong cả nước, công tác Dân số-kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của

từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Hà Nội cũng tích cực thực hiện các

chính sách về dân số kế hoạch hóa gia đình và pháp lệnh dân số năm 2003 và

những sửa đổi Pháp Lệnh dân số năm 2008.

Theo báo cáo “Kết quả thực hiện Pháp lệnh Dân số và biện pháp triển khai công tác dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội tại Hà Nội”

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu dân số hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)