Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 145 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
145
Dung lượng
4,01 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VŨ THỊ HOA PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Luận văn thạc sỹ chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Chu Văn Cấp HÀ NỘI - 2012 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1. CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2. ĐH: Đại học 3. Nxb: Nhà xuất bản 4. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn 5. UBND: Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG, HỘP Bảng 2.1 Tổng hợp số làng nghề, làng có nghề của thành phố Hà Nội đến năm 2011 phân theo quận huyện, thị xã và ngành nghề sản xuất 36 Bảng 2.2 Số lượng làng nghề thành phố Hà Nội từ 2006 – 2011, phân theo địa giới hành chính 37 Bảng 2 .3: Làng có nghề và làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội 2011, theo nhóm 38 Bảng 2.4: số lượng lao động làng nghề qua các năm 40 Bảng 2.5: Thu nhập bình quân từ ngành nghề của làng nghề và làng có nghề qua các năm 41 Bảng 2.6 Cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nội 42 Bảng 2.7 Giá trị sản xuất của các làng nghề 42 Hộp 2.1: Điểm làng nghề Hà Nội gây ô nhiễm nghiêm trọng 52 Bảng 3.1: Danh sách quy hoạch làng thuần nông thành làng có nghề Thành phố Hà Nội đến 2030. 66 Bảng 3.2: Quy hoạch các cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp Thành phố Hà Nội đến 2020 67 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài…………………………………….………………………… 4 2. Tình hình nghiên cứu…………………………………………………………… 5 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………… 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………… 7 5. Phương pháp nghiên cứu luận văn……………………………………………… 7 6. Đóng góp của luận văn……………………………… …………………………7 7. Kết cấu của luận văn…………………………………………………………… 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA ,HIỆN ĐẠI HÓA 9 1.1 Một số lý luận về làng nghề. 9 1.1.1 Khái niệm làng nghề, tiêu chí xác định và các loại làng nghề. 9 1.1.2 Đặc điểm của làng nghề 11 1.1.3 Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế 13 1.2 Xu hướng biến đổi làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 18 1.3 Kinh nghiệm phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số tỉnh Việt Nam 22 1.3.1 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Nam Định………… 21 1.3.1.1 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh 22 1.3.1.2 Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định 24 1.3.2 Những bài học kinh nghiệm 26 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 29 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến sự phát triển làng nghề 29 2 2.2 Tình hình phát triển làng nghề ở Hà Nội thời gian 2000 – 2011, nhất là trong các năm 2008 đến 2011 31 2.2.1 Quá trình hình thành, phát triển của làng nghề 31 2.2.2 Toàn cảnh làng nghề ở Hà Nội 35 2.2.3 Những đóng góp của làng nghề vào phát triển kinh tế - xã hội thành phố 39 2.2.4 Những diễn biến cụ thể của làng nghề Hà Nội 42 2.2.4.1 Sự phát triển về quy mô và giá trị sản xuất của làng nghề 42 2.2.4.2 Trình độ kỹ thuật công nghệ của các làng nghề 43 2.2.4.3 Thị trường tiêu thụ các sản phẩm của làng nghề. 45 2.2.4.4 Vấn đề tổ chức sản xuất và vốn trong các làng nghề 46 2.2.4.5 Vấn đề môi trường của các làng nghề 49 2.2.4.6 Việc bảo tồn nền văn hóa truyền thống của sản phẩm làng nghề và du lịch làng nghề 53 2.2.4.7 Khái quát: Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế 55 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN 2011 - 2020 60 3.1 Những cơ hội và thách thức, mục tiêu và định hướng phát triển làng nghề ở Hà Nội 60 3.1.1 Vài nét về cơ hội và thách thức 60 3 1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển làng nghề 62 3.2 Những giải pháp chủ yếu 63 3.2.1 Đánh giá và điều chỉnh lại quy hoạch phát triển làng nghề 63 3.2.1.1 Định vị các làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô 63 3.2.1.2 Quy hoạch phát triển làng nghề đặt trong quy hoạch phát triển, kế hoạch công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô 65 3 3.2.2 Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho làng nghề 70 3.2.3 Phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch 72 3.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực 73 3.2.5 Mở rộng thị trường và tăng cường năng lực hội nhập quốc tế cho làng nghề 74 3.2.6 Xây dựng quy chế quản lý môi trường làng nghề 75 3.2.7 Xây dựng một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nghề, làng nghề 76 3.2.7.1 Hỗ trợ lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu 76 3.2.7.2 Cung cấp công nghệ thông tin 77 3.2.7.3 Xúc tiến thương mại 79 3.2.7.4 Hỗ trợ nguồn vốn 80 3.2.7.5 Thực hiện chương trình “Mỗi làng một nghề” 81 3.2.7.6 Hình thành các cụm công nghiệp làng nghề 82 3.2.7 .7 Thành lập hội, hiệp hội làng nghề 83 KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ xa xưa, các làng nghề truyền thống luôn gắn bó với cư dần Việt Nam trong quá trình sản xuất. Sản phẩm của các làng nghề vừa có giá trị kinh tế cao vừa mang đậm nét bản sắc văn hóa và truyền thống của dân tộc, vừa là cầu nối của quan hệ giữa dân tộc ta với các dân tộc trên thế giới. Thành phố Hà Nội mở rộng năm 2008 (Sát nhập tỉnh Hà Tây, một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc và một số xã của tỉnh Hòa Bình) có diện tích tự nhiên 3.348,5km 2 , dân số là 6,45 triệu người. Trong đó, khu vực nông thôn Hà Nội có diện tích tự nhiên là 2.841 km 2 , chiếm 84,9% và dân số là 4,07 triệu người chiếm 63,1% (1)1 . Đây là địa bàn rộng lớn, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cả trước mắt và lâu dài. Hà Nội hiện có 1.350 làng có nghề, chiếm 59% tổng số làng nghề của cả nước Số làng có nghề và làng nghề tập trung chủ yếu ở một số quận , huyện của tỉnh Hà Nội với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều người ưa chuộng, như: lụa Vạn Phúc, sơn mài – Duyên thái, tiện gỗ - Nhị Khê, thêu – Quất Động, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng mây tre đan Phú Vinh, đồ mộc Chàng Sơn, Sơn Đồng, may Trạch Xá, đàn Đào Xá, gốm sứ Bát Tràng… Thực tế cho thấy sự phát triển làng nghề có nghề và làng nghề ở Hà Nội đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô nói riêng và cả nước nói chung…Tuy vậy, trong quá trình phát triển làng nghề ở Hà Nội còn bộc lộ một số vấn đề khó khăn, như: thiếu vốn sản xuất, thị trường tiêu thụ còn hạn chế, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, thu nhập của người lao động còn thấp, việc đào tạo nâng cao tay nghề gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó vấn đề xã hội và tình trạng ô nhiễm môi trường đang ảnh 1 : Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đẩy nhanh quá trình CNH. HĐH của thủ đô, Nxb ĐH Kinh tế quốc dân, H.2010, tr401 5 hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống dân cư…Chưa đảm bảo được sự phát triển theo hướng bền vững. Để làng nghề của tỉnh Hà Nội thực sự đóng vai trò quan trọng thúc đẩy CNH, HĐH, nông nghiệp, nông thôn vấn đề cần thiết là phải tìm ra các giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, khắc phục các hạn chế khó khăn trong sự phát triển của các làng nghề. Vì thế, tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề “Phát triển làng nghề ở tỉnh Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” là hết sức cần thiết và đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề này làm luận văn thạc sĩ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Làng nghề và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, dưới những góc độ khác nhau và đã có nhiều công trình được công bố: - Mai Thế Hởn (2000), “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô Hà Nội”, luận án tiến sĩ kinh tế Học viện Chính trị quốc giá Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Trần Minh Yến (2003), “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, bảo vệ tại viện kinh tế Việt Nam. - Nguyễn Văn Công (2005), “Vốn cho phát triển làng nghề ở Hà Tây”, luận án thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Phát triển các làng nghề của Hà Nội, CNH, HĐH, bài viết của phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Phúc (ĐH Kinh tế quốc dân), tạp chí dự báo và kinh tế, số 2 (tháng 1/2011) - Bài tham luận của TS. Phạm Quốc Sử tại hội thảo “Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình” về vấn đề “Các làng nghề Hà Tây trong khung cảnh hội nhập thủ đô” - Nguyễn Thị Nghĩa (2008), “Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế”, luận văn thạc sĩ, đại học kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội. 6 - Phát triển hệ thống các làng nghề nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn Hà Nội, trong kỷ yếu hội thảo khoa học: Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thủ đô, Nxb ĐH Kinh tế quốc dân. H.2010 - PGS.TS Nguyễn Văn Phúc: Phát triển các làng nghề của Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kỷ yếu hội thảo khoa học: Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thủ đô, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, H.2010 Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến các vấn đề: - Khái niệm làng nghề, những đặc trưng của làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới - Xu hướng vận động của làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Sự phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn cả nước, một số địa phương cụ thể và trong xu thế hội nhập kinh tế - Đã đề cập đến những thành tựu, khó khăn, hạn chế trong phát triển làng nghề ở các địa phương cụ thể. Tuy vậy, hiện vẫn còn ít công trình nghiên cứu về phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Vì thế đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế này vẫn rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7.1 Mục đích nghiên cứu Dựa trên những vấn đề lý luận về làng nghề phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, luận văn đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển làng nghề trong thời gian tới theo hướng đi bền vững. 7.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận về làng nghề, phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 7 - Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở Hà Nội nhằm xác định rõ thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đang đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển làng nghề trong thời gian tới năm 2020 theo hướng đi bền vững. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Làng nghề và những xu hướng biến đổi của làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hà Nội, cụ thể là các quận, huyện có nhiều làng nghề, như: Phú Xuyên, Thường Tín, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Thanh Oai, Ba Vì, Đông Anh, Hà Đông… - Mốc thời gian để thu thập dữ liệu, đưa vào phân tích tình hình phát triển làng nghề…từ năm 2000 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu luận văn - Cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin dựa trên cơ sở phương pháp luận đó. - Luận văn sử dụng phương pháp cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, mô hình hóa bằng các bảng, khảo sát thực tiễn và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố. 6. Đóng góp của luận văn - Làm rõ hơn xu thế vận động, phát triển của làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Đánh giá một cách khách quan, sát thực tế về phát triển làng nghề của Hà Nội - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển làng nghề theo hướng bền vững trong giai đoạn đến năm 2020 [...]... khác ở Hà Nội, và trở thành phổ biến hiện nay Theo số liệu của Sở Công nghiệp Hà Tây trước đây, khi chưa sát nhập vào Hà Nội, tỉnh đã quy hoạch xây dựng gồm 200 cụm công nghiệp nhỏ và cụm công nghiệp làng nghề Theo Cổng Thông tin điện tử của Sở Công nghiệp Hà Nội, hiện nay Hà Nội có gần 300 cụm công nghiệp và các điểm công nghiệp làng nghề, bao gồm 49 cụm công nghiệp, 117 điểm công nghiệp, 114 điểm công. .. TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA ,HIỆN ĐẠI HÓA 1.1 Một số lý luận về làng nghề 1.1.1 Khái niệm làng nghề, tiêu chí xác định và các loại làng nghề * Khái niệm làng nghề: Thuật ngữ làng nghề được tạo thành từ hai chủ thể Làng và Nghề Nghề được đề cập ở đây là nghề tiểu thủ công nghiệp được tiến hành trong phạm vi làng và gắn với làng Hiểu một cách đơn giản làng nghề là làng có hoạt động tiểu thủ công nghiệp. .. dụng Đó là: Thứ nhất: phát triển làng nghề, ngành nghề gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo xu hướng của sự phát triển các địa phương đã chú trọng và coi làng nghề là một bộ phận của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Đó là kết hợp kỹ thuật thủ công với công nghệ hiện đại và tùy thuộc công nghệ của mỗi địa phương để áp dụng công nghệ cổ hay hiện đại Sản xuất gần vùng... nghiệp hóa, hiện đại hóa và theo quy luật của kinh tế thị trường Tỉnh Bắc Ninh và Tỉnh Nam Định có nhiều bài học bổ ích về phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà Hà Nội có thể tham khảo, vận dụng 28 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến sự phát triển làng nghề Hà nội nằm ở trung... mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung luận văn gồm 3 chương, 6 tiết Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề tỉnh Hà Nội Chương 3: Những giải pháp phát triển làng nghề trong thời gian đến năm 2020 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG. .. cũng như Hà Nội các huyện ngoại thành Hà Nội đầu năm trong vùng Đồng bằng sông Hồng, có những điều kiện tự nhiên gần tương đồng với Hà Nội (Các huyện của Hà Nội) ; Ở các tỉnh này cũng có có nhiều làng nghề (tỉnh Bắc Ninh 62 làng nghề, tỉnh Nam Định 90 làng nghề) sản xuất nhiều sản phẩm tương tự như sản phẩm của các làng nghề Hà Nội, và trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các làng nghề ở 2 tỉnh... văn hóa dân tộc trở thành một khía cạnh hấp dẫn du khách Phát triển làng nghề tận dụng lao động tại chỗ, 27 nguyên liệu trong nước và có khả năng cạnh tranh cao đặc biệt trong quá trình hội nhập quốc tế Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, làng nghề và các làng có nghề có những xu hướng biến đổi theo hướng công nghiệp hóa, . .. người, trong đó khách quốc tế 1,5 triệu lượt người [7, tr 125] Nói tóm lại: Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi và các nguồn lực cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng 2.2 Tình hình phát triển làng nghề ở Hà Nội thời gian 2000 – 2011, nhất là trong các năm 2006 đến 2011 2.2.1 Quá trình hình thành, phát triển của làng. .. xã Nhơn Hậu, làng nghề ren hay nghề 20 nón Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát; làng nghề dệt thổ cẩm Hà Rui xã Vinh Hiệp, huyện Vĩnh Thạch [8] (4) Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quy luật có tính tất yếu là sản xuất tiểu, thủ công nghiệp được chuyển dần thành sản xuất công nghiệp hiện đại, các làng nghề sẽ chuyển hóa thành các đô thị hay... nội thành Hà Nội Sự phát triển các nghề thủ công truyền thống của Hà Nội đã hình thành và phát triển trong suốt tiến trình lịch sử Hà Nội trở thành nơi làm ăn, sinh sống của nhiều tầng lớp dân cư có sức hút mạnh mẽ đối với nhiều thợ thủ công mọi miền đất nước, nhất là các địa phương quanh thành phố Hà Nội được coi là đất trăm nghề, người Hà Nội nổi danh khéo tay hay nghề, đất lề kẻ thợ Nhắc đến nghề . về làng nghề phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, luận văn đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển làng. làng nghề, những đặc trưng của làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới - Xu hướng vận động của làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Sự phát triển làng nghề trong. nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thủ đô, Nxb ĐH Kinh tế quốc dân. H.2010 - PGS.TS Nguyễn Văn Phúc: Phát triển các làng nghề của Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại