1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Tây trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn

17 316 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 182,57 KB

Nội dung

đại học quốc gia hà nội trung tâm đào tạo, bồi d-ỡng giảng viên lý luận chính trị Bạch Thị Lan Anh Phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Tây trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đạ

Trang 1

đại học quốc gia hà nội

trung tâm đào tạo, bồi d-ỡng giảng viên lý luận chính trị

Bạch Thị Lan Anh

Phát triển làng nghề truyền thống

ở Hà Tây trong quá trình công nghiệp hoá,

hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn

Luận văn thạc sĩ kinh tế

Trang 2

Hµ Néi - 2004

Trang 3

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Đảng ta nhấn mạnh, CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là vấn đề quan trọng hàng đầu, bởi vì nông thôn Việt Nam chiếm hơn 70% lao động và gần 80% dân số

Một trong những nội dung quan trọng của CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là phát triển các làng nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện chiến l-ợc kinh tế h-ớng ngoại với sản phẩm mũi nhọn của chúng ta là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản và cũng là thực hiện mục tiêu ly nông bất ly h-ơng ở nông thôn

Dân tộc Việt Nam có truyền thống lịch sử hơn 4000 năm, Ng-ời Việt cổ đã lấy nghề nông làm cơ sở cho sự tồn tại của mình Nh-ng với điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng đã sản sinh biết bao làng nghề thủ công bên cạnh xóm làng nông nghiệp

Các làng nghề truyền thống (nh- làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc) không chỉ mang ý nghĩa về kinh tế mà còn là di sản văn hoá dân tộc Vì vậy, phát triển làng nghề truyền thống cũng là giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong qua trình hội nhập kinh tế quốc tế

Nh- vậy phát triển làng nghề truyền thống là vấn đề mang tầm quan trọng cả

về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trong sự nghiệp phát triển đất n-ớc theo đinh h-ớng XHCN

Hà Tây là một tỉnh nằm ở cửa ngõ Thủ đô Hà Nội có mật độ dân số lao động nông nghiệp cao; bình quân ruộng đất đầu ng-ời thấp, có truyền thống văn hoá lâu

đời, nhân dân cần cù sáng tạo Là nơi hội tụ nhiều tiềm năng đáng kể về tự nhiên, x± hội, l¯ “đất trăm nghề” Hiện nay, H¯ Tây có 160 làng nghề với hàng vạn lao

động lành nghề và các nghệ nhân, sản xuất nhiều mặt hàng thủ công cho tiêu dùng

Trang 4

- xuất khẩu Với đặc thù một tỉnh cửa ngõ Thủ đô thuận tiện giao thông, làng nghề thủ công truyền thống sẽ là điểm du lịch hấp dẫn du khách muốn tìm hiểu đất n-ớc Việt Nam

Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Hà Tây phải phát triển làng nghề truyền thống là một trong những nội dung quan trọng nhất cả về lý luận

và thực tiễn trong những năm tới

Vì vậy, vấn đề phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Tây trong quá trình CNH, HĐH nông thôn đ-ợc tôi chọn là đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Do có vai trò quan trọng cả về kinh tế, văn hoá, xã hội nên phát triển làng nghề truyền thống đ-ợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên nhiều ph-ơng diện và đã đạt đ-ợc nhiều kết quả nhất định Đó là:

- Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình CNH của Tiến sỹ D-ơng Bá Ph-ợng

- Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH ở vùng ven Thủ đô Hà Nội của tiến sỹ Mai Thế Hởn

- Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam của Thạc sỹ Vũ Thị Thu

- Về các giải pháp phát triển thủ công nghiệp theo h-ớng CNH, HĐH ở vùng

đồng bằng Sông Hồng (Đề tài cấp Bộ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; chủ nhiệm đề tài PGS TS Đặng Lễ Nghi)

Các công trình nghiên cứu về làng nghề trên đă ra chủ tr-ơng phát triển làng nghề nói chung mà ch-a có giải pháp cụ thể ở từng địa ph-ơng

Đề tài của tôi tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và đề xuất giải pháp

Trang 5

phát triển cụ thể trong điều kiện hiện nay ở một số làng nghề truyền thống ở

Hà Tây

3 Mục đích và nhiệm vụ

3.1 Mục đích

Mục đích làm rõ vai trò, thực trạng, tiềm năng, xu h-ớng phát triển làng nghề truyền thống để đề xuất giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Tây trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn

3.2 Nhiệm vụ

- Hệ thống hoá lý luận cơ bản về làng nghề truyền thống

- Tham khảo kinh nghiệm một số n-ớc trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm

- Từ thực trạng làng nghề truyền thống ở Hà Tây đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam

4 Cơ sở lý luận và ph-ơng pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

- Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, T- t-ởng Hồ Chí Minh

- Nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Ph-ơng h-ớng phát triển Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Tỉnh Hà Tây

4.2 Ph-ơng pháp

Đề tài sử dụng ph-ơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, ph-ơng pháp phân tích và tổng hợp, ph-ơng pháp logic lịch sử, thống kê; đồng thời điều tra thực tế và tập hợp nghiên cứu, kế thừa các kết quả của các công trình đã nghiên cứu

Trang 6

5 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu làng nghề truyền thống ở Hà Tây hiện nay để

đ-a ra giải pháp phát triển cụ thể

6 ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Lý luận: hệ thống hoá về mặt lý luận sự ra đời, tồn tại, phát triển làng nghề truyền thống, xác định vai trò làng truyền thống trong quá trình CNH, HĐH

- Thực tiễn: các giải pháp đề xuất sẽ làm cơ sở để tỉnh Hà Tây và các làng nghề đ-a ra chính sách phát triển kinh tế xã hội

7 Kết cấu của luận văn

Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài

có 3 ch-ơng, 6 tiết

Trang 7

Ch-ơng 1 Làng nghề truyền thống và vai trò của làng nghề truyền thống trong quá trình

công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn 1.1 Vai trò của làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện

đại hoá nông nghiệp nông thôn

1.1.1 Các khái niệm

1.1.1.1 Khái niệm về nghề truyền thống

Làng nghề truyền thống là một hiện t-ợng kinh tế văn hoá đặc sắc ở Việt Nam Để tìm hiểu về nó trước tiên ta tìm hiểu “Truyền thống”

Truyền thống là thuặt ngữ dùng để chỉ các giá trị, yếu tố, quan niệm của một cộng đồng ng-ời hay của xã hội l-u giữ trong một thời gian dài từ thế hệ này qua thệ hệ khác Truyền thống biểu hiện tính kế thừa là chủ yếu tuy nhiên cũng có sự phát triển theo lịch sử

Truyền thống đ-ợc biểu hiện ở hình thức: truyền thống học tập, lễ hội truyền thống, truyền thống dòng họ, nghề truyền thống

Nghề truyền thống là nghề đ-ợc l-u truyền từ đời này qua đời khác (truyền nghề), l-u giữ kỹ thuật sản xuất (bí quyết nghề nghiệp), đúc kết kinh nghiệm

Nghề trong chữ nghề truyền thống đ-ợc hiểu là các nghề phi nông nghiệp Nghề truyền thống th-ờng đ-ợc l-u giữ trong một gia đình, một dòng họ, một làng, một vùng cho nên mới nói đất có nghệ

Theo tiến sĩ D-ơng Bá Ph-ợng, nghề thủ công truyền thống là những nghề phi nông nghiệp ra đời tr-ớc thời Pháp thuộc và còn tồn tại đến nay Các ngành nghề thủ công truyền thống ở n-ớc ta đ-ợc phân chia thành năm nhóm sau (cách chia này chỉ là t-ơng đối)

1) Mặt hàng thủ công mỹ nghệ nh-: sơn mài, khảm trai…

Trang 8

2) Mặt hàng công cụ sản xuất nh-: sản xuất liềm, hái

3) Mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông th-ờng nh-: dao, kéo

4) Mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống nh-: nề, mộc, sản xuất vật liệu xây dựng

5) Mặt hàng đ-ợc chế biến từ l-ơng thực phẩm nh-: bánh cuốn, r-ợu

Khi nói tới nghề truyền thống phải nói tới ph-ờng nghề, hội nghề Đó là những thợ thủ công cùng nghề nhóm họp lạI thành một tổ chức có luật lệ riêng Ví dụ: Thăng Long tr-ớc kia có 36 phố ph-ờng, trong đó có nhiều ph-ờng nghề (Hàng Bạc, Hàng Khay…)

Còn tổ nghề là những ng-ời có đức, có công dạy nghề, hay phát minh ra nghề Tổ nghề thì không nhất thiết phải là ng-ời ở điạ ph-ơng đó Một số làng tổ nghề đ-ợc suy tôn là thành hoàng làng hoặc đ-ợc lập miếu thờ

Nh- vậy, nghề truyền thống là những nghề phi nông nghiệp tồn tại trong một thời gian dài (tr-ớc Cách mạng Tháng tám) và th-ờng gắn với một địa ph-ơng nhất

định Ví dụ nh- r-ợu làng Vân

1.1.1.2 Khái niệm làng nghề truyền thống

Thôn, làng là một thuật ngữ dùng để chỉ một đơn vị hành chính ở nông thôn bao hàm là một tập hợp cộng đồng dân c- trên một lănh thổ xác định, có khả năng

độc lập về kinh tế Trong điều kiện chống ngoại xâm thiên tai thì họ là một cộng

đồng thống nhất Họ còn là một cộng đồng văn hoá gắn liền biểu t-ợng cây đa, giếng n-ớc, mái đình, nhà thờ

Xét về kết cấu kinh tế - xã hội thì nông thôn Việt Nam đă hình thành các loại làng:

- Làng thuần nông, lâm, ng- nghiệp

- Làng nông nghiệp có nghề phụ

- Làng dịch vụ (làng Triều Khúc)

Trang 9

- Làng nông - công th-ơng kết hợp (phổ biến nhất)

Nếu coi nông nghiệp là chính còn nghề để chỉ tất cả các nghề phụ ở nông thôn để phục vụ sinh hoạt tận dụng thời gian thì tất cả nông thôn Việt Nam đều là làng nghề Hiện nay, ng-ời ta quan niệm làng nghề dùng để chỉ những làng mà trong đó có một nghề phát triển mạnh có ảnh h-ởng quan trọng đến đời sống kinh

tế - xã hội của làng, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho một số l-ợng lao động nhất

định và kỹ thuật nghề đó đạt đến trình độ t-ơng đối

Khi nói tới làng nghề ng-ời ta còn nói tới xã nghề, phố nghề Phố nghề là kết quả của quá trình đô thị hoá và mở rộng thị tr-ờng mới những ng-ời thợ thủ công

từ LNTT tụ họp lại Còn xă nghề để chỉ sự lan toả của nghề v-ợt khỏi phạm vi từ làng này sang làng khác

Bảng 1 Tình hình phát triển làng nghề ở đồng bằng Sông Hồng từ 1997 - 2000

Số làng nghề hiện có 526 565 576 581

Nguồn: điều tra đề tài 02.08/KHXH của Tr-ờng Đại học Kinh tế Quốc dân

Hà Nội

Đến năm 2002, ở đồng bằng Sông Hồng có hơn 700 làng nghề đ-ợc công nhận

ở các địa ph-ơng khi xét công nhận danh hiệu làng nghề thì đều dựa trên các tiêu chí sau:

- Tỷ lệ hộ, lao động làm nghề từ 40% trở lên

- Giá trị sản xuất từ nghề đó chiếm khoảng 50% tổng giá trị sản xuất của địa ph-ơng

- Thu nhập từ nghề đó chiếm khoảng 50% tổng thu nhập của các hộ

Trang 10

- Đó có thể là nghề tiểu thủ công nghiệp hoặc dịch vụ

Làng nghề có thể là làng nghề mới (đặc biệt phát triển mạnh trong thời kỳ

đổi mới) ví dụ nh- làng may Cổ Nhuế - Hà Nội Làng nghề có thể là LNTT Có những làng tồn tại hàng trăm năm

Từ tất cả các quan niệm trên có thể rút ra LNTT là những làng mà trong đó

có những nghề đặc tr-ng cho địa ph-ơng đ-ợc l-u giữ trong một thời gian dài và tỷ

lệ số hộ, lao động sống bằng nghề đó từ 40% trở lên và tạo ra 50% giá trị sản xuất của địa ph-ơng và thu nhập của các hộ sản xuất

Miền bắc là nơi tập trung nhiều LNTT nhất chiếm 79% cả n-ớc, trong đó tập trung nhiều nhất tại Hà Tây, Thanh Hóa, Bắc Ninh [54]

Hiện nay, cả n-ớc có hơn 1450 làng nghề trong đó có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế: doanh nghiệp nhà n-ớc chiếm 14,1%, hợp tác xã chiếm khoảng 5,8%, doanh nghiệp t- nhân 80,1% [66]

1.1.1.3 Một số đặc điểm cơ bản của sản xuất kinh doanh ở LNTT

* Điều kiện sản xuất kinh doanh

Nghề thủ công truyền thống từ nông nghiệp mà ra Gắn liền sự phân công lao

động ở nông thôn Nên có thể nói NTCTT gắn bó chặt chẽ với nông thôn Đặc điểm này phản ánh xuyên suốt quá trình phát triển LNTT Đầu tiên thợ thủ công là những ng-ời nông dân tranh thủ lúc nông nhàn Nên địa điểm sản xuất của NTCTT

là tại gia đình họ Gia đình vừa là nơi ở vừa là nơi sản xuất Họ tự quản lý công việc, thời gian lao động mọi lúc có thể, không phải đầu t- kho x-ởng Sản xuất tại gia đình nên phù hợp hình thức tổ chức là hộ kinh tế gia đình Chủ yếu vốn của các gia đình là vốn tự có, hoặc vay m-ợn ng-ời thân Chính vì vậy, ở LNTT chủ yếu qui mô sản xuất nhỏ

Kỹ thuật sản xuất trong LNTT chủ yếu bằng ph-ơng pháp thủ công, công nghệ cổ truyền,có một số công đoạn sử dụng cơ khí Kỹ thuật đặc biệt nhất của

Trang 11

LNTT là đôi bàn tay vàng của ng-ời thợ đ-ợc tích luỹ qua nhiều thế hệ, giữ đ-ợc tính chất bí truyền của nghề

Tài liệu tham khảo

1 Thu Ba (9/5/2003), “Doanh nghiệp sẽ đ-ợc lợi gì khi tham gia Vnemart”,

Báo Khoa học đời sống

4 Nguyễn Văn Ba (22/9/2002), “Hỗ trợ công nghiệp H¯ Tây ph²t triển”, Báo

Nhân dân

5 Nguyễn Phương Bắc (7/2000), “Ho¯n thiện c²c chính s²ch nh´m thúc đẩy v¯

ph²t triển bền vững khu vực kinh tế l¯ng nghề”, Tạp chí Kinh tế dự báo

6 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Lao động th-ơng binh xã hội -

Bộ Văn hoá thông tin (30/5/2002), “Thông t- liên tịch h-ớng dẫn tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận danh hiệu và một số chính sách đối với nghệ nhân”, Số 41/2002/TTLT/BNN-BLĐ-TBXH - BVHTT, Hà Nội

7 Bộ Tài chính (28/9/2001), “Thông t- số 79/2001/TT - BTC h-ớng dẫn cơ chế

tài chính để thực hiện các dự án đ-ờng giao thông nông thôn; cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn”

8 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (22/3/2001), “Kế hoạch triển khai

thực hiện Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg của Thủ t-ớng Chính phủ về một

số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn”, số 757, Hà Nội

9 Trần Ngọc Bút (7/2002), “Phát triển làng nghề thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông thôn”, Tạp chí Kinh tế và dự báo

10 Thọ Cao (31/8/2003), “Làng nghề bên sông Nhuệ”, Báo Nhân dân

Trang 12

11 Duy Chính (2/11/2002), “Báo động đỏ từ làng nghề Hà Tây”, Báo Sức khoẻ

và đời sống

12 Vũ Trọng Dân (10/2003), “Phát triển sản xuất tiểu thủ công ở ngoại thành

Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế và phát triển

13 Đỗ Quang Dũng (4/2003), “Làng nghề ở đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí

Nghiên cứu kinh tế

14 Phạm Văn Dũng (4/2002), “Làng nghề Hà Nội trong cơ chế thị tr-ờng”, Tạp

chí lý luận

15 Phạm Văn Dũng (4/2002), “L¯ng nghề Hà Nội với giải quyết việc làm”, Tạp

chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn

16 Công Dũng (23/9/2003), “Gắn tuyên truyền pháp luật và phát triển nghề ở

Hà Tây”, Báo Hà Tây

17 Đảng cộng sản Việt Nam, Các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp

hành Trung -ơng khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002

18 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần

thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001

19 Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn các n-ớc

châu á và Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

20 Thanh Hà (4-11/9/2002), “Tăng sức mạnh cho các làng nghề”, Tin túc cuối

tuần

Hà Nội, tr.511

22 Lê Hân, “Khôi phục nghề thêu ren ở Ninh Hải” Báo Nhân dân 24/3/2002

23 Văn Hiếu (15/12/2002), “Làng rèn Đa Sĩ”, Báo Hà Tây

Trang 13

24 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng quan đề tài khảo sát

một số làng nghề truyền thống, thực trạng và giải pháp, Hà Nội

25 Lê Minh Hội (25/5/2002), “Uy tín sản phẩm làng nghề Việt nam trên thị

tr-ờng châu Âu”, Báo Nhân dân

26 Mai Thế Hổn, Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH

ở vùng ven Thủ đô Hà Nội, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh

27 Mạnh Hùng - Lê Mai (8/10/2003), “Lối ra vào cho Làng nghề”, Báo Pháp

luật

28 Phúc Huy (17/3/2003), “Chấn H-ng nghề thủ công truyền thống”, Báo Nhân

dân

29 Nguyễn Đình Kháng - Bua Không Nam Mà Vông (2003), Vai trò của công

nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ đối với sự phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Lào, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

30 Việt Khoa (2003), “Qu°ng Xương ph²t triển tiểu thð công nghiệp gi°i quyết

việc l¯m xo² đói g°m nghèo”, Tạp chí Lao động xã hội xuân Quý Mùi

31 Nguyễn Xuân Kính, “Nghề và làng nghề với chiến l-ợc chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, phát triển kinh tế xã hội”, Tạp chí Văn hóa dân gian, (302)

32 Nguyễn Thanh Lam (12-19/2/2003), “Mây tre đan Phú nghĩa”, Tin tức Thông

tấn xã Việt Nam

33 “Làng nghề tìm h-ớng đi phù hợp” (6/2/2003), Báo Nhân dân

34 Trần Lê (9/2000), “Ng¯nh nghề nông thôn thừa tiềm năng thiếu tiềm lực”,

Tạp chí Lao động xã hội

35 Lênin (1976), Tuyển tập, tập 3, NXB Tiến bộ, tr 412

Ngày đăng: 08/02/2017, 23:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w