Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 171 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
171
Dung lượng
3,84 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Ket-noi.com
ĐÀM VĂN VIỆT
NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ MẤT RĂNG HÀM TRÊN
TỪNG PHẦN BẰNG KỸ THUẬT IMPLANT
CÓ GHÉP XƯƠNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
ĐÀM VĂN VIỆT
NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ MẤT RĂNG HÀM TRÊN
TỪNG PHẦN BẰNG KỸ THUẬT IMPLANT
CÓ GHÉP XƯƠNG
Chuyên ngành
Mã số
: Răng Hàm Mặt
: 62720601
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRỊNH ĐÌNH HẢI
HÀ NỘI - 2013
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng quản lý đào tạo sau
Đại học - Trường Đại học Y Hà Nội, Ban lãnh đạo, Phòng đào tạo - Viện Đào
tạo Răng Hàm Mặt, Ban Giám Đốc và Khoa Cấy ghép răng - Bệnh viện Răng
Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình học tập và tiến hành nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án
này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trịnh Đình Hải
Trưởng Khoa Cấy ghép răng – Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung
Ương Hà Nội, Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam, người thầy đã dìu dắt
tôi trong suốt quá trình học tập, công tác và đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi
hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trương Mạnh Dũng - Viện trưởng
Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, TS. Nguyễn Mạnh Hà - Phó Viện trưởng
thường trực Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, PGS.TS Lê Văn Sơn Trưởng Bộ
Môn Phẫu Thuật Hàm Mặt – Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt, TS Tống Minh
Sơn – Phó Viện Trưởng Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, TS Nguyễn Đức
Thắng – Trưởng Khoa Nha chu, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà
Nội, TS Phạm Như Hải – Trưởng Khoa Răng Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba
đã cho tôi những ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Yamamoto - Đại học Nha khoa Tokyo –
Nhật Bản, người thầy đã hướng dẫn tôi trong những bước đi đầu tiên trong
chuyên ngành Cấy ghép nha khoa.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ Khoa Cấy
ghép răng, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Labo Phục hình răng đã quan tâm, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, công tác để tôi có thể hoàn
thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn BS. Nguyễn Ngọc Long – Phó trưởng
phòng Quản lý đào tạo Sau đại học và các anh chị Phòng Quản lý đào tạo Sau
đại học – Trường Đại học Y Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp và bạn bè đã
quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án này.
Cuối cùng tôi xin được dành tình thương yêu và lòng biết ơn sâu sắc
đến những người thân trong gia đình, những người đã thông cảm, động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nghiên cứu sinh Đàm Văn Việt
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Đàm Văn Việt
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Abutment
: Trụ phục hình
BM
: Màng tự tiêu
BMP
: Các protein tạo hình xương
BN
: Bệnh nhân
CEJ
: Đường gianh giới xi măng – men ngà
CM
: Màng collagen
cs
: Cộng sự
GBR
: Tái tạo xương có hướng dẫn
GTR
: Tái tạo mô có hướng dẫn
HA
: Hydroapatit
PH
: Phục hình
PP
: Phương pháp
PT
: Phẫu thuật
XHT
: Xương hàm trên
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ Y HỌC ANH – VIỆT
Attached gingiva
: Lợi bám dính
Abutment
: Trụ phục hình
Angle abutment
: Trụ phục hình gập góc
Abutment screw
: Vít liên kết trụ phục hình
Alloplast
: Xương tổng hợp
Allograft
: Xương đồng loại
Acid – etched surface
: Bề mặt xử lý bằng a xít
Absorbable
: Hấp thụ
Alveolar crest
: Mào xương ổ răng
Bone marrow
: Tủy xương
Bundle bone
: Xương bó
Buccal plate
: Bản xương phía má
Biologic Width
: Khoảng sinh học
Bleeding On Probing(BOP): Chảy máu khi thăm khám
Bone graft
: Ghép xương
Bone height
: Chiều cao xương
Bone Width
: Độ dày xương
Bone quality
: Chất lượng xương
Bone quantity
: Khối lượng xương
Barrier membrane
: Màng chắn
Barrier membrane exposure: Lộ màng chắn
Bone resorption
: Tiêu xương
Cancellous bone
: Xương xốp
Compact bone
: Xương đặc
Cortical bone
: Xương vỏ
Closed sinus lift
: Nâng xoang kín
Cover screw
: Nắp đậy trụ phẫu thuật
Cement retained Prosthesis: Phục hình gắn xi măng
Crown ceramic
: Chụp sứ
Contact point
: Điểm tiếp xúc
Connective tissue graft
: Ghép mô liên kết
Countersink drill
: Khoan mở rộng
Collagen membrane
: Màng collagen
Defect bone
: Khuyết hổng xương
Delayed loading
: Chịu lực muộn
Demineralized Freeze Dry Bone Allograft (DFDBA): Xương đồng loại đông khô khử
khoáng.
Early crestal bone loss
: Tiêu xương sớm
Early loading
: Chịu tải sớm
External connection
: Kết nối ngoài
External irrigation
: Bơm nước ngoài
External sinus graft
: Nâng xoang hở
Extraction socket graft
: Ghép ổ răng
Esthetic zone
: Vùng thẩm mỹ
Full thickness flap
: Vạt toàn phần
Functional loading
: Lực chức năng
Guide bone regeneration (GBR): Tái tạo xương có hướng dẫn
Growth factor
: Yếu tố tăng trưởng
Healing abutment
: Trụ liền thương mô mềm
Healing period
: Giai đoạn liền thương
Immediate placement
: Đặt implant tức thì
Immediate loading
: Chịu lực tức thì
Iliac graft
: Ghép xương mào chậu
Internal sinus graft
: Nâng xoang kín
Keratinized gingival
: Lợi sừng hóa
Lateral window technique: Kỹ thuật nâng xoang hở
Mandibular canal
: Ống răng dưới
Mandibular foramen
: Lỗ cằm
Maxillary sinus
: Xoang hàm
Maxillary Sinustitis
: Viêm xoang hàm
Maxillary sinus floor elevation: Nâng sàn xoang hàm
One piece implant
: Trụ cấy ghép một khối
Open tray impression
: Lấy dấu khay hở
Papilla
: Nhú lợi
Papilla regeneration
: Tái tạo nhú lợi
Passive fit
: Tương hợp thụ động
Primary stability
: Ổn định sơ khởi
Secondary stability
: Ổn định thứ phát
Schneiderian membrane : Màng xoang
Screw loosening
: Lỏng vít
Temporary abutment
: Trụ phục hình tạm
Tenting screw
: Vít dựng lều
Two piece implant
: Implant 2 khối
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...............................................................................................3
1.1. Một số đặc điểm giải phẫu liên quan trong cấy ghép implant nha khoa ở hàm trên. .3
1.1.1. Xương hàm trên ...................................................................................................3
1.1.2. Mạch máu và thần kinh ......................................................................................6
1.1.3. Niêm mạc .............................................................................................................6
1.2. Sự thay đổi của sống hàm sau khi mất răng ...............................................................7
1.2.1. Quá trình liền thương trong xương ổ răng. .........................................................7
1.2.3. Những thay đổi hình thể sống hàm sau mất răng. ...............................................9
1.2.4. Một số phân loại thể tích và chất lượng xương sau khi mất răng .....................10
1.3. Tích hợp xương.........................................................................................................15
1.4. Vật liệu ghép xương..................................................................................................16
1.4.1. Xương tự thân ....................................................................................................16
1.4.2. Xương đồng loại ................................................................................................17
1.4.3. Xương dị loại .....................................................................................................17
1.4.4. Xương tổng hợp .................................................................................................18
1.5. Màng sinh học ..........................................................................................................18
1.6. Diễn biến mô học của quá trình ghép xương ............................................................21
1.7. Kỹ thuật ghép xương. ...............................................................................................22
1.7.1. Kỹ thuật tái sinh xương có hướng dẫn ..............................................................23
1.7.2. Kỹ thuật nâng xoang ghép xương. .....................................................................26
1.8. Đặc điểm mô mềm quanh răng và implant. ..............................................................27
1.8.1. Đặc điểm mô mềm quanh răng. .........................................................................27
1.8.2. Đặc điểm mô mềm quanh implant.. ...................................................................29
1.9. Một số cách thức kết nối và xử lí kỹ thuật vùng cổ implant nhằm giảm mức độ tiêu
xương. ..............................................................................................................................35
1.9.1. Thiết kế chuyển vị kết nối giữa implant và trụ phục hình .................................35
1.9.2. Xử lí bề mặt vùng cổ implant bằng Laser..........................................................37
1.9.3. Cấu tạo các rãnh xoắn nhỏ vùng cổ implant:....................................................38
1.9.4. Kết nối implant – abutment dạng côn ...............................................................38
1.10. Một số biến chứng của cấy ghép implant. ..............................................................38
1.10.1. Biến chứng trong và sau phẫu thuật:...............................................................38
1.10.2. Biến chứng sau khi phục hình: ........................................................................39
1.11. Tỉ lệ thành công của implant nha khoa. ..................................................................40
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................41
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................41
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ..........................................................................................41
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................................41
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................41
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................41
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................41
2.3.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu ..........................................................................42
2.4. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu. .........................................................................42
2.4.1. Hệ thống implant. ..............................................................................................43
2.4.2. Vật liệu ghép xương. ..........................................................................................44
2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu.................................................................................46
2.5.1. Khám lâm sàng ..................................................................................................46
2.5.2. Chụp phim X quang ...........................................................................................47
2.5.3. Đánh giá hình thái thiếu xương để lựa chọn cách thức phẫu thuật. .................48
2.5.4. Các xét nghiệm cận lâm sàng khác...................................................................48
2.5.5. Kỹ thuật tiến hành cấy ghép Implant .................................................................48
2.5.6. Phẫu thuật bộc lộ Implant để làm phục hình.....................................................52
2.5.7. Làm phục hình cho bệnh nhân...........................................................................53
2.5.8. Lắp răng giả trên lâm sàng................................................................................53
2.6. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................................54
2.6.1. Đo chiều cao xương có ích ................................................................................55
2.6.2. Đo chiều rộng xương có ích...............................................................................55
2.6.3. Xác định mật độ xương ......................................................................................56
2.6.4. Đo độ rộng của niêm mạc sừng hóa vùng cấy ghép ..........................................57
2.6.5. Đo chiều cao lợi sừng hóa ................................................................................57
2.6.6. Xác định dạng sinh học của mô mềm. ...............................................................57
2.6.7. Xác định mức độ đau sau cấy ghép ...................................................................58
2.6.8. Phương pháp ghi tình trạng niêm mạc quanh Implant......................................58
2.6.9. Phương pháp ghi mức độ tiêu xương quanh Implant trên phim Panorama......58
2.6.10. Đánh giá kích thước nhú lợi ............................................................................59
2.6.11. Đánh giá tình trạng phục hình.........................................................................60
2.6.12. Đánh giá khả năng khôi phục sức nhai ...........................................................60
2.6.13. Đánh giá khả năng khôi phục chức năng thẩm mỹ..........................................60
2.6.14. Xác định tình trạng viêm quanh Implant .........................................................60
2.6.15. Xác định ca thất bại .........................................................................................61
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu.........................................................................................61
2.8. Xử lý số liệu..............................................................................................................61
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................................62
3.1. Đặc điểm lâm sàng và Xquang bệnh nhân mất răng.................................................62
3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính và tuổi ........................................62
3.1.2. Kích thước xương...............................................................................................63
3.1.3. Nguyên nhân mất răng.......................................................................................64
3.1.4. Thời gian mất răng ............................................................................................65
3.1.5. Độ đặc của xương ..............................................................................................67
3.1.6. Phân bố vị trí thiếu xương .................................................................................68
3.1.7. Dạng sinh học mô mềm......................................................................................69
3.1.8. Kích thước trụ cấy ghép.....................................................................................70
3.2. Kết quả cấy ghép.......................................................................................................74
3.2.1. Mức độ ổn định sơ khởi ....................................................................................74
3.2.2. Tình trạng vết thương ........................................................................................74
3.2.4. Độ rộng niêm mạc sừng hóa..............................................................................78
3.2.5. Độ vững chắc của implant .................................................................................79
3.2.6. Tỉ lệ thành công .................................................................................................80
3.2.7. Biến chứng phẫu thuật .......................................................................................80
3.2.8. Trụ phục hình.....................................................................................................81
3.2.9. Kết quả phục hồi chức năng ..............................................................................82
3.2.10. Tiêu xương sau phục hình................................................................................84
3.2.11. Tình trạng của phục hình.................................................................................85
3.2.12. Tình trạng viêm nhiễm .....................................................................................86
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kích thước nhú lợi quanh implant .............................86
3.3.1. Thời gian sau phục hình ....................................................................................86
3.3.2. Dạng sinh học mô mềm......................................................................................88
3.3.3. Niêm mạc sừng hóa............................................................................................90
3.3.4. Mức độ tiêu xương .............................................................................................91
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................................92
4.1. Nhận xét về các đặc điểm lâm sàng và Xquang của nhóm bệnh nhân nghiên cứu............92
4.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính và tuổi ........................................92
4.1.2. Kích thước xương...............................................................................................93
4.1.3. Nguyên nhân mất răng.......................................................................................96
4.1.4. Thời gian mất răng ............................................................................................97
4.1.5. Độ đặc của xương ..............................................................................................98
4.1.6. Phân bố vị trí thiếu xương ...............................................................................100
4.1.7. Dạng sinh học mô mềm....................................................................................102
4.1.8. Kích thước trụ cấy ghép...................................................................................103
4.1.9. Khối lượng xương ghép ...................................................................................105
4.2. Kết quả cấy ghép.....................................................................................................106
4.2.1. Mức độ ổn định sơ khởi ...................................................................................106
4.2.2. Tình trạng vết thương ......................................................................................107
4.2.3. Tiêu xương trước phục hình.............................................................................110
4.2.4. Độ rộng niêm mạc sừng hóa............................................................................111
4.2.5. Độ vững chắc của implant ...............................................................................113
4.2.6. Tỉ lệ thành công ...............................................................................................114
4.2.7. Biến chứng phẫu thuật .....................................................................................114
4.2.8. Trụ phục hình...................................................................................................116
4.2.9. Kết quả phục hồi chức năng ............................................................................118
4.2.10. Tiêu xương sau phục hình..............................................................................121
4.2.11. Tình trạng của phục hình...............................................................................123
4.2.12. Tình trạng viêm nhiễm. ..................................................................................124
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kích thước nhú lợi quanh implant. ..........................125
4.3.1. Thời gian sau phục hình ..................................................................................127
4.3.2. Dạng sinh học mô mềm....................................................................................128
4.3.3. Niêm mạc sừng hóa..........................................................................................129
4.3.4. Mức độ tiêu xương ...........................................................................................131
KẾT LUẬN.......................................................................................................................132
KIẾN NGHỊ......................................................................................................................134
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố về giới tính và tuổi ......................................................................62
Bảng 3.2. Phân bố chiều rộng xương và vị trí răng mất ...........................................63
Bảng 3.3. Phân bố chiều cao xương và vị trí răng mất ............................................64
Bảng 3.4. Phân bố nguyên nhân mất răng và vị trí răng mất ....................................64
Bảng 3.5. Phân bố chiều cao xương và nguyên nhân mất răng. ...............................65
Bảng 3.6. Phân bố chiều rộng xương và thời gian mất răng.....................................66
Bảng 3.7. Phân bố độ đặc của xương và vị trí mất răng ...........................................67
Bảng 3.8. Phân bố độ đặc của xương và nhóm tuổi..................................................68
Bảng 3.9. Phân bố vị trí thiếu xương và vị trí mất răng............................................68
Bảng 3.10. Phân bố loại mô mềm và vị trí mất răng.................................................69
Bảng 3.11. Phân bố loại mô mềm và giới tính..........................................................70
Bảng 3.12. Phân bố đường kính trụ cấy ghép và chiều rộng xương.........................70
Bảng 3.13. Phân bố đường kính trụ cấy ghép và vị trí mất răng ..............................71
Bảng 3.14. Phân bố chiều dài trụ cấy ghép và vị trí mất răng ..................................72
Bảng 3.15. Phân bố khối lượng xương ghép và vị trí thiếu xương...........................72
Bảng 3.16. Phân bố khối lượng xương ghép và thời gian mất răng .........................73
Bảng 3.17. Phân bố mức độ đau sau phẫu thuật và vị trí thiếu xương .....................74
Bảng 3.18. Phân bố vị trí thiếu xương và phản ứng sưng nề ....................................75
Bảng 3.19. Phân bố vị trí thiếu xương và biến chứng hở vết thương ......................76
Bảng 3.20. Liên quan giữa biến chứng hở vết thương và tiêu xương trước phục hình
................................................................................................................77
Bảng 3.21. Liên quan giữa loại mô mềm và mức độ tiêu xương trước phục hình ..........78
Bảng 3.22. Liên quan giữa vị trí thiếu xương và sự thay đổi độ rộng niêm mạc sừng
hóa trước và sau phẫu thuật....................................................................78
Bảng 3.23.Phân bố loại abutment và vị trí cấy ghép.................................................81
Bảng 3.24. Kết quả khôi phục chức năng ăn nhai.....................................................82
Bảng 3.25. Kết quả khôi phục chức năng thẩm mỹ ..................................................83
Bảng 3.26. Mức độ tiêu xương trung bình sau phục hình theo thời gian .................84
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa thời gian sau phục hình với kích thước nhú lợi quanh
implant....................................................................................................86
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa thời gian sau phục hình và mức độ đầy đủ của nhú
lợi quanh implant so sánh giữa 12 và 6 tháng.......................................87
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa thời gian sau phục hình và mức độ đầy đủ của nhú
lợi quanh implant ...................................................................................88
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa dạng sinh học mô mềm và kích thước nhú lợi quanh
Implant. ..................................................................................................88
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa dạng sinh học mô mềm và mức độ đầy đủ của nhú
lợi quanh implant. ..................................................................................89
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa độ rộng niêm mạc sừng hóa và mức độ đầy đủ của
nhú lợi quanh implant. ...........................................................................90
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa chiều cao niêm mạc sừng hóa và mức độ đầy đủ của
nhú lợi quanh implant. ...........................................................................90
Bảng 3.34. Mối liên quan giữa mức độ tiêu xương sau phục hình và kích thước nhú
lợi quanh implant ...................................................................................91
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Mức độ ổn định số khởi........................................................................74
Biểu đồ 3.2. Chỉ số periotest .....................................................................................79
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thành công ...................................................................................80
Biểu đồ 3.4. Biến chứng phẫu thuật..........................................................................80
Biểu đồ 3.5: Mức độ tiêu xương ..............................................................................85
Biểu đồ 3.6. Tình trạng của phục hình......................................................................85
Biểu đồ 3.7. Tình trạng niêm mạc quanh implant.....................................................86
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Xương hàm trên ............................................................................................... 4
Hình 1.2 Thiết đồ cắt đứng dọc qua xoang hàm ............................................................. 5
Hình 1.3 : Vách ngăn và mạch máu trong xoang ............................................................ 5
Hình 1.4. Động mạch khẩu cái lớn ................................................................................. 6
Hình 1.5: Quá trình hình thành xương sau nhổ răng ...................................................... 7
Hình 1.6: Trong khi vách xương mặt trong duy trì trong suốt quá trình lành thương
(đường ngang), mào vách xương ngoài thấp hơn 2mm về phía chóp (đường
chấm chấm). ................................................................................................. 8
Hình 1.7: Mặt ngoài hàm trên của người có mô nha chu dày (a) và mỏng (b) ........................ 9
Hình 1.8 : (a)Hình ảnh mặt ngoài sống hàm bị lõm. (b) Sau khi lật vạt, bộc lộ vùng mào
xương mặt ngoài bị tiêu ............................................................................... 9
Hình 1.9: Thiếu hổng sống hàm trong và ngoài bao..................................................... 10
Hình 1.10: Các hình thái thiếu xương ............................................................................ 11
Hình 1.11 Tương quan giữa mô mềm và mô cứng ngay sau nhổ răng.......................... 12
Hình 1.12 : Độ đậm đặc của xương ............................................................................... 15
Hình 1.13: Vị trí khuyết hổng được lấp đầy bởi các phân tử xương tự thân (dấu sao) và
được bao phủ bởi màng chắn trên thực nghiệm ........................................ 19
Hình 1.14: Khiếm khuyết xương ở vòm sọ thỏ được che phủ bởi màng chắn collagen ở
12 tuần (a) Xương thay thế vào các khu vực khiếm khuyết bao gồm các
thớ dày với sự xen kẽ của tủy xương (BM). (b) Mô liên kết giàu collagen
bao gồm bề mặt bên ngoài xương .............................................................. 19
Hình 1.15. Vùng khiếm khuyết xương hàm của chó được phủ màng collagen .................. 21
Hình 1.16 Các yếu tố liên quan trong cấy ghép implant................................................ 26
Hình 1.17: Phương pháp nâng xoang kín....................................................................... 27
Hình 1.18: Hình ảnh lâm sàng cá thể có dạng sinh học “uốn lượn”. ............................. 28
Hình 1.19: Hình ảnh lâm sàng cá thể có dạng sinh học lợi “bằng”. .............................. 28
Hình 1.20: Khoảng cách từ tiếp điểm (P) và đỉnh xương (B)........................................ 29
Hình 1.21: Hình ảnh vi thể của mô liên kết trên xương ổ răng...................................... 30
Hình 1.22: Hình ảnh vi thể của giao diện mô liên kết - implant.................................... 30
Hình 1.23: Hình vẽ minh họa niêm mạc tại vị trí nghiên cứu được cắt bỏ còn khoảng 2
mm.............................................................................................................. 31
Hình 1.24: Hình vẽ minh họa sự tiêu xương tại vị trí có niêm mạc mỏng để tạo chỗ cho
bám dính mô mềm...................................................................................... 31
Hình 1.25: Hình ảnh tiêu xương dạng góc xảy ra ở vị trí niêm mạc mỏng ................... 31
Hình 1.26: Chiều cao mô mềm kế cận implant đơn lẻ liên quan với mức độ lấp đầy của
nhú lợi......................................................................................................... 33
Hình 1.27: Nhú lợi giữa 2 implant ................................................................................. 34
Hình 1.28: (a) Sự hiện diện của mạch máu trên màng xương bên ngoài xương ổ răng
nhưng không có hệ thống mạch máu tương tự như đám rối mạch máu dây
chằng nha chu. (b) phóng đại thêm ............................................................ 35
Hình 1.29: Hình ảnh so sánh kết nối bình thường và kết nối Platform Shifting................... 36
Hình 1.30: Kết nối dạng Platform Shifting .................................................................... 37
Hình 1.31: Kết nối dạng Platform Switching................................................................. 37
Hình 1.32 : Bề mặt Laser - Lok ..................................................................................... 37
Hình 2.1: Xương Mineross ............................................................................................ 45
Hình 2.2 Máy khoan......................................................................................................... 46
Hình 2.3. Bộ phẫu thuật Platon.......................................................................................... 46
Hình 2.4 Bộ phẫu thuật Biohorizons.................................................................................. 46
Hình 2.5 đến 2.8: Các bước tiến hành ghép xương khuyết hổng vùng cổ implant........ 50
Hình 2.9 đến 2.13: Các bước tiến hành ghép xương khuyết hổng vùng thân implant... 50
Hình 2.14 đến 2.24: Các bước tiến hành nâng xoang kín ghép xương và đặt implant .. 51
Hình 2.25 đến 2.32: Các phương pháp tạo hình nhú lợi khi đặt trụ lành thương của
Palace và cs ............................................................................................... 52
Hình 2.33: Đo chiều cao xương băng phần mềm chuyên dụng ..................................... 55
Hình 2.34: Đo chiều rộng xương băng phần mềm chuyên dụng ................................... 55
Hình 2.35: Độ đậm đặc của xương ................................................................................ 57
Hình 2.36: Đo chiều cao lợi sừng hóa............................................................................ 59
Hình 2.37: Xác định dạng sinh học mô mềm ................................................................ 58
Hình 2.38: Mốc ban đầu............................................................................................... 59
Hình 2.39: Mốc hiện tại ................................................................................................ 59
Hình 2.40: Phương pháp các định chỉ số lấp đầy nhú lợi .............................................. 59
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay với những ứng dụng mới của khoa học kỹ thuật vào y học,
ngành răng hàm mặt đã có những bước tiến đột phá trong phục hình mất
răng. Phục hình răng giả cố định tối ưu nhất là sử dụng phương pháp cấy
ghép implant nha khoa. Implant là một trụ nhỏ bằng titanium được xử lý bề
mặt và cấy vào trong xương hàm, trên đó gắn chụp răng bằng sứ giống như
răng thật. Cấy ghép Implant giúp phục hồi lại chức năng ăn nhai, có tính
thẩm mỹ cao, tồn tại lâu dài, ngăn chặn sự tiêu xương hàm, ổn định khớp
cắn, bảo vệ sự toàn vẹn của các răng còn lại, nhờ đó chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân được cải thiện [1]. Cùng với thời gian, phương pháp cấy ghép
implant ngày càng được hoàn thiện nhờ các tiến bộ về nghiên cứu sản xuất
vật liệu, dụng cụ trang thiết bị nha khoa hiện đại và các nghiên cứu ứng
dụng kỹ thuật mới. Chính vì những lý do trên, cấy ghép implant đang là sự
lựa chọn hàng đầu cho những người bị mất răng.
Cùng hòa nhịp với sự tiến bộ xã hội, nhu cầu của bệnh nhân ngày càng
cao, nhất là trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ. Làm thế nào để sau cấy ghép
implant nha khoa người bệnh hài lòng cả về chức năng ăn nhai và thỏa mãn
trong khía cạnh thẩm mỹ là một thách thức đối với nha khoa tổng quát nói
chung và cấy ghép Implant nói riêng. Sự hài hòa về hình thể, kích thước và
màu sắc của phục hình trên implant với mô mềm quanh implant là yếu tố
quyết định sự thành công trong cấy ghép nha khoa. Vì thế, trong chuyên
ngành nha khoa khái niệm ‘chỉ số thẩm mỹ trắng’(white esthetic score: WES )
và ‘chỉ số thẩm mỹ hồng’ (pink esthetic score: PES) ngày càng được nhấn
mạnh hơn[2][3]. Trong các hội nghị implant nha khoa quốc tế gần đây những
chủ đề trên chiếm đa số các bài báo cáo của các chuyên gia cấy ghép implant
trên toàn thế giới.
2
Một trong những yếu tố quan trọng để cấy ghép implant là thể tích
xương đầy đủ nhằm đảm bảo cho implant thành công cả chức năng ăn nhai và
thẩm mỹ. Xương hàm trên là xương xốp vì thế sau khi mất răng thường gây
tiêu xương nhiều, hơn nữa đặc điểm giải phẫu bản xương phía ngoài nhóm
răng phía trước hàm trên rất mỏng, phía sau thì liên quan đến xoang hàm, vì
vậy ở vùng giải phẫu này hiện tượng thiếu xương là thường gặp và gây rất
nhiều khó khăn cho các bác sĩ trong thực hành cấy ghép implant nha khoa.
Mặt khác, nhóm răng trước hàm trên đóng vai trò quan trọng trong khía cạnh
thẩm mĩ, là nơi mà các nhà lâm sàng trên thế giới gọi là “vùng thách thức”
trong implant nha khoa. Xuất phát từ những tình huống trên lâm sàng và nhu
cầu thực tiễn chúng tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu điều trị mất răng hàm
trên từng phần bằng kỹ thuật implant có ghép xương" với những mục tiêu
sau :
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và X quang của bệnh nhân mất răng hàm
trên từng phần được điều trị cấy implant có ghép xương.
2. Đánh giá kết quả cấy ghép implant nha khoa của nhóm bệnh nhân
trên.
3. Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến nhú lợi quanh implant.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm giải phẫu liên quan trong cấy ghép implant nha
khoa ở hàm trên.
1.1.1. Xương hàm trên
Xương hàm trên gồm có các thành phần sau:
1.1.1.1. Thân xương hàm trên: Có 4 mặt
* Mặt ổ mắt: Mặt ổ mắt nhẵn, hình tam giác, tạo thành phần lớn nền ổ
mắt. Phía sau có rãnh dưới ổ mắt, rãnh này liên tiếp với ống dưới ổ mắt, nơi
có dây thần kinh dưới ổ mắt đi qua.
* Mặt trước: Mặt trước ngăn cách với mặt ổ mắt bởi bờ dưới ổ mắt. Ở
dưới bờ này có lỗ dưới ổ mắt, là nơi dây thần kinh dưới ổ mắt thoát ra. Ngang
mức răng nanh ở phía trên chân răng có hố nanh. Đây là điểm giải phẫu cần
lưu ý khi cấy implant ở vùng này. Phía trong của mặt trước có khuyết mũi,
dưới khuyết mũi có gai mũi trước.
* Mặt thái dương: Phía sau lồi lên là lồi củ hàm trên. Trên lồi củ có 4 - 5
lỗ để dây thần kinh huyệt răng sau đi qua.
* Mặt mũi: Ở mặt này có rãnh lệ đi từ ổ mắt xuống. Phía trước rãnh lệ có
mào xoăn, phía sau có lỗ xoang hàm trên.
1.1.1.2. Mỏm trán: Chạy lên trên để khớp với xương trán.
1.1.1.3. Mỏm gò má: Tương ứng với đỉnh của thân xương, hình tháp, phía trên
có một diện gồ ghề để khớp với xương gò má.
1.1.1.4. Mỏm khẩu cái: Là một mỏm nằm ngang, tách ra từ phần dưới mặt mũi
của thân xương hàm trên và cùng với mỏm khẩu cái của xương bên đối diện tạo
thành vòm miệng. Ở đường giữa phía trước vòm miệng có lỗ răng cửa và ống
răng cửa, nơi động mạch khẩu cái trước và thần kinh bướm khẩu cái đi qua.
Chiều dài của ống răng cửa dao động từ 8 - 26 mm, trục của nó nghiêng từ 57
- 89,5o so với mặt phẳng Franfort.
4
Lỗ răng cửa
Mỏm trán
Lỗ dưới ổ mắt
Huyệt ổ răng
Mỏm gò má
Gai mũi trước
Lỗ khẩu cái
Mỏm huyệt ổ răng
Khớp khẩu cái giữa
Hình 1.1. Xương hàm trên[4]
1.1.1.5. Mỏm huyệt răng
Mỏm huyệt răng quay xuống dưới, trên mỏm có những lỗ huyệt ổ răng.
Sau khi nhổ răng một thời gian thì các lỗ huyệt ổ răng được lấp đầy, mỏm
huyệt răng khi đó được gọi là mào sống hàm. Mào sống hàm ở vùng răng số 5
và 6 rất gần với sàn xoang hàm trên, phải đặc biệt lưu ý khi cấy implant ở
vùng này. Xoang hàm trên là một khoang chứa khí nằm trong thân xương
hàm trên. Trên người trưởng thành, đây là một đôi xoang lớn nhất nằm hai
bên mũi có dung tích khoảng 12 đến 15ml . Kích thước trung bình chiều rộng
là 23mm, chiều trước sau là 34mm và chiều cao là 33mm. Xoang hàm trên
được phủ bởi lớp niêm mạc dày khoảng 0,3 - 0,8 mm . Sự mở rộng xoang vào
xương ổ răng là yếu tố ảnh hưởng chính đến số lượng các bè xương dọc và
chiều cao xương còn lại để cấy ghép nha khoa cho vùng răng sau hàm trên.
Bờ trước xoang ở người trưởng thành còn đầy đủ răng ở vào khoảng
răng hàm nhỏ thứ hai hoặc răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên. Khi mất răng,
xoang hàm có thể xâm lấn vào vùng xương ổ răng trống. Sự xâm lấn của
xoang vào xương ổ răng không thể tiên đoán được và cần phải xem xét cẩn
thận trên X-quang để tránh làm tổn thương niêm mạc xoang trong quá trình
cấy ghép nha khoa. Niêm mạc lót trong xoang rất mỏng và bám chặt vào
5
màng xương. Một điều may mắn là màng xương lại bám rất lỏng lẻo vào
xương ngoại trừ phần bám ở vách ngăn xoang, do vậy, màng xương rất dễ
nâng lên trong quá trình ghép xương nâng đáy xoang [4]. Sàn xoang hàm nằm
thấp hơn sàn hốc mũi từ 1-1,5mm [5].
Cấu trúc xoang hàm có bốn mặt và một đáy:
Hình 1.2 Thiết đồ cắt đứng dọc qua xoang hàm [5]
- Bốn mặt (thành) của xoang tương đối mỏng và tương ứng với mặt ổ
mắt (thành trên), mặt trước (thành trước), mặt gò má (thành sau), mặt vách
mũi xoang(thành trong).
- Đáy xoang hàm: Liên quan kế cận với các chân răng hàm. Đôi khi xuất
hiện vách ngăn xoang là nơi niêm mạc xoang dễ bị rách trong quá trình nâng
màng xoang.
Hình 1.3 : Vách ngăn và mạch máu trong xoang [5]
- Niêm mạc của xoang hàm gồm các loại tế bào trụ có lông chuyển, các
tế bào chế nhầy, các tế bào trung gian [6][7].
6
1.1.2. Mạch máu và thần kinh [8]
Các nhánh của thần kinh mặt (vận động) và dây sinh ba (cảm giác)
được định vị sâu trong mô và ít có nguy cơ bị tổn thương khi bóc tách vạt.
Ở phía trong của hàm trên: Khi phẫu thuật cần thận trọng vì có sự hiện
diện của lỗ khẩu cái lớn và động mạch khẩu cái lớn.
Hình 1.4. Động mạch khẩu cái lớn [8]
1.1.3. Niêm mạc
Niêm mạc miệng bám vào xương ổ răng hàm trên, vòm miệng bao gồm
cả niêm mạc chịu lực nhai (niêm mạc lợi dính) và niêm mạc lót (niêm mạc di
động. Khi sống hàm bị tiêu xương, đường nối niêm mạc lợi dịch chuyển dần
về phía mào sống hàm, khi đó sống hàm được phủ bằng niêm mạc sừng hoá
không di động. Vòm miệng cứng được phủ bằng niêm mạc sừng hoá và
thường là chỗ lấy niêm mạc để đem đi ghép. Vùng hai bên vòm miệng cứng
có lớp dưới niêm mạc. Lớp dưới niêm mạc lỏng lẻo này làm cho niêm mạc dễ
bóc tách và thích hợp với việc cho mảnh ghép [4].
Lợi dính là phần lợi nằm giữa lợi tự do và niêm mạc miệng. Với cấu trúc
bề mặt là biểu mô sừng hóa, bám vào xương răng và xương ổ răng do đó lợi
dính có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ tổ chức quanh răng, duy trì độ
bền vững của implant [9]. Độ rộng, chiều cao, chiều dày của lợi dính cùng với
chiều cao, chiều dày và chất lượng xương là những yếu tố cần thiết để phẫu
thuật viên lựa chọn cách thức phẫu thuật phù hợp. Theo Trịnh Đình Hải ở
người Việt Nam, chiều rộng lợi sừng hóa có thể sắp xếp từ cao đến thấp theo
7
trình tự tương ứng với các răng như sau: Răng số 7 hàm trên, răng số 1 hàm
dưới, răng số 1 hàm trên, răng số 3 hàm trên, răng số 5 hàm trên, răng số 3
hàm dưới, răng số 5 hàm dưới và răng số 7 hàm dưới [10]. Nghiên cứu của
Nguyễn Mẹo và Hoàng Tử Hùng cho thấy chiều rộng của lợi sừng hóa ở vị trí
răng cửa giữa hàm trên là 4,80 ± 1,05 mm[11]. Trong một nghiên cứu khác
Hà Thị Bảo Đan và cs cho kết quả chiều rộng trung bình của lợi sừng hóa cao
nhất ở vùng răng cửa giữa và răng cửa bên hàm trên là 5,21 mm [12].
1.2. Sự thay đổi của sống hàm sau khi mất răng [13]
1.2.1. Quá trình liền thương trong xương ổ răng.
Hình 1.5: Quá trình hình thành xương sau nhổ răng [13]
Thành lập cục máu đông: Ngay lập tức sau nhổ răng máu sẽ lấp đầy ổ răng.
Protein từ mạch máu và các tế bào hư hại bắt đầu một loạt quá trình để hình
thành mạng lưới các sợi tơ huyết. Các tiểu cầu tập hợp lại và tác động qua lại
với lưới tơ huyết để hình thành cục máu đông.
Làm sạch vết thương: Bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào di chuyển
vào vết thương, ăn hết vi khuẩn và mô hư hại và làm sạch ổ răng.
Sự hình thành mô xương: Những mạch máu mới, tế bào trung mô , nguyên
8
bào sợi xuất phát từ dây chằng nha chu và tủy xương vùng xung quanh đi vào
ổ răng. Tế bào trung mô bắt đầu tăng sinh và lắng đọng thành khuôn ở vùng
ngoài tế bào. Mô hạt sẽ dần dần thay thế cục máu đông.
Mô xương được cấu trúc và tái cấu trúc: Xương non cung cấp một giàn đỡ
vững chắc với bề mặt rắn chắc, những đơn vị xương sơ cấp dần dần được
thay thế bằng những xương phiến và tuỷ xương .
1.2.2. Quá trình liền thương ngoài xương ổ răng.
Trong khi mào xương mặt trong không thay đổi thì mào xương mặt ngoài
di chuyển vài mm về phía chóp.
Hình 1.6: Trong khi vách xương mặt trong duy trì trong suốt quá trình lành
thương (đường ngang), mào vách xương ngoài thấp hơn 2mm về phía chóp
(đường chấm chấm).[13]
Có 2 lí do làm cho xương mất phía ngoài nhiều hơn phía trong. Thứ
nhất, trước khi nhổ răng, 1-2mm mép mào xương phía ngoài có xương bó.
Chỉ một phần nhỏ mào xương phía trong có xương bó. Xương bó là mô phụ
thuộc vào răng, sẽ mất đi khi nhổ răng. Như vậy, mào xương mặt ngoài liên
hệ nhiều với xương bó hơn mặt trong nên mô cứng mất nhiều hơn. Thứ hai,
vách ổ răng mặt trong dày hơn mặt ngoài. Chúng ta biết rằng lật vạt toàn phần
và bóc tách mô nha chu từ mô xương sẽ gây ra tiêu xương bề mặt. Điều này
làm giảm chiều cao của xương mặt ngoài nhiều hơn vì xương mặt ngoài mỏng
hơn là xương mặt trong.
9
1.2.3. Những thay đổi hình thể sống hàm sau mất răng.
Hình thái học đặc trưng của xương ổ răng có quan hệ với hình dạng và
kích thước của răng. Những người có răng dài và nhỏ, so sánh với người răng
ngắn và rộng, thì thấy xương ổ răng mỏng manh hơn và đặc biệt chỗ xương
mỏng đôi khi bị cửa sổ xương. (Hình 1.7).
Hình 1.7: Mặt ngoài hàm trên của người có mô nha chu dày (a) và mỏng (b) [13]
Răng và mô bám dính xung quanh- xêmăng chân răng, dây chằng nha
chu và xương bó (bundle bone)- lập thành 1 đơn vị chức năng. Do đó, lực
sinh ra như lực nhai, được truyền từ thân răng qua chân răng và mô bám
dính tới cấu trúc mô cứng nâng đỡ trong xương ổ răng, nơi lực bị phân tán.
Sự mất răng và mất chức năng sẽ dẫn tới một loạt sự thay đổi thích nghi của
phần sống hàm mất răng. Điều này được chứng minh bằng cách theo dõi việc
nhổ răng hàng loạt và theo sau đó là phục hình tháo lắp thì kích thước của
sống hàm sẽ giảm đi rõ rệt, không chỉ chiều ngang mà cả chiều dọc. Hơn nữa,
cung hàm cũng sẽ ngắn lại.Theo dõi phục hình tháo lắp một răng thì thấy sống
hàm cũng bị thu nhỏ rõ rệt (Hình 1.8).
Hình 1.8 : (a)Hình ảnh mặt ngoài sống hàm bị lõm. (b) Sau khi lật vạt, bộc lộ
vùng mào xương mặt ngoài bị tiêu [13]
10
1.2.4. Một số phân loại thể tích và chất lượng xương sau khi mất răng
1.2.4.1. Phân loại của Wang và Shammari (2002) [14]
H: thiếu hổng xương theo chiều ngang .
V: thiếu hồng xương theo chiều đứng.
C: phối hợp thiếu hổng cả chiều ngang và chiều đứng.
1.2.4.2. Phân loại của Tinti và Parma- Benfenati (2003) [15]
A. Thiếu hổng sống hàm theo chiều ngang được chia thành 2 loại.
Loại 1: bề mặt implant lộ > 50% và nằm trong hình bao xương.
Loại 2: bề mặt implant lộ > 50% và nằm ngoài hình bao xương.
Hình 1.9: Thiếu hổng sống hàm trong và ngoài bao[15]
B. Thiếu hổng sống hàm theo chiều đứng: 2 loại
Loại 1: không đủ xương theo chiều đứng < 3 mm
Loại 2: không đủ xương theo chiều đứng > 3 mm
1.2.4.3. Phân loại của Park (2007)[16]
Gồm 7 loại:
- I-A: implant được bao quanh toàn bộ bởi xương, không có tình trạng thiếu
xương dạng cửa sổ hoặc khe hở quanh implant, bản xương mặt ngoài ≥ 2 mm.
- I-B: implant được bao quanh toàn bộ bởi xương, không có tình trạng thiếu
xương dạng cửa sổ hoặc khe hở quanh implant, bản xương mặt ngoài < 2 mm.
- II-A: có thiếu hổng xương dạng khe hở quanh cổ implant, nhưng không
có thiếu hổng dạng cửa sổ. Chỉ có dạng khe hở ở mặt ngoài hoặc mặt trong.
- II-B: có thiếu hổng xương dạng khe hở quanh cổ implant, nhưng
không có thiếu hổng dạng cửa sổ. Thiếu hổng dạng khe hở ở cả mặt ngoài và
mặt trong.
11
- III-A: có thiểu hổng dạng cửa sổ, nhưng không có thiếu hổng dạng khe hở
quanh cổ implant. Chỉ thiếu hổng dạng cửa sổ ở mặt ngoài hoặc mặt trong.
- III-B: có thiểu hổng dạng cửa sổ, nhưng không có thiếu hổng dạng khe hở
quanh cổ implant. Thiếu hổng dạng cửa sổ ở cả mặt ngoài và mặt trong.
- IV: thiếu hổng cả 2 dạng khe hở quanh cổ implant và dạng cửa sổ.
Loại IIA
Loại III
Loại IIB
Loại IV
Hình 1.10: Các hình thái thiếu xương[16]
1.2.4.4. Phân loại xương ổ răng ngay sau khi nhổ của Caplanis và cs (2009) [17]
Loại 1: EDS-1: Huyệt răng mới nhổ còn nguyên vẹn và không bị tổn
hại, với dạng sinh học mô nha chu dày trên bệnh nhân khoẻ mạnh. 4 vách
xương ổ răng còn nguyên, vách ngoài dày ≥ 1 mm. Viền xương ổ cách viền
lợi lý tưởng ≤ 3 mm. Thiếu hổng này cho phép đặt implant tức thì trong vị trí
lý tưởng về mặt phục hình. Mức mô mềm lý tưởng có thể tiên lượng được.
Loại 2: EDS-2: Tổn thương xương viền ở mức độ nhẹ hoặc mất xương
vùng tiếp cận 2 mm, dạng sinh học mô nha chu dày hoặc mỏng. Vách xương
mặt ngoài < 1 mm, hoặc có sự phối hợp các yếu tố này trên bệnh nhân khoẻ
mạnh. ≤ 1 vách xương bị suy giảm. Viền xương ổ cách viền lợi lý tưởng 3 - 5
mm. Mức mô mềm lý tưởng đạt được nhưng không thể tiên lượng được. Nên
bảo tồn ổ răng hoặc đặt implant tức thì (1 hoặc 2 giai đoạn).
12
Loại 3: EDS-3: Tổn thương xương ở mức độ trung bình, mất xương
hoặc mô mềm theo chiều đứng hoặc chiều ngang 3 - 5 mm, 1 hoặc 2 vách
xương bị tổn hại trên bệnh nhân khoẻ mạnh, dạng sinh học mô nha chu dày
hoặc mỏng. Viền xương ổ cách viền lợi lý tưởng 6 - 8 mm, viền lợi hiện tại
cách viền lợi lý tưởng 3 – 5 mm. Mức mô mềm lý tưởng suy giảm nhẹ. Nên
bảo tồn ổ răng, sau đó đặt implant(2 giai đoạn).
Loại 4: EDS-4: Ổ răng suy giảm trầm trọng với mất mô mềm hoặc/và
mô cứng > 5 mm theo chiều đứng hoặc chiều ngang, ≥ 2 vách xương ổ bị tổn
hại trên bệnh nhân khoẻ mạnh, dạng sinh học mô nha chu cả ở dạng dày hoặc
mỏng. Viền xương ổ cách viền lợi lý tưởng > 8 mm, viền lợi hiện tại cách
viền lợi lý tưởng > 5 mm. Mức mô mềm lý tưởng suy giảm. Nên bảo tồn ổ
răng, sau đó bổ sung để đạt mức lý tưởng về xương và mô mềm rồi mới đặt
implant (3 giai đoạn).
Hình 1.11 Tương quan giữa mô mềm và mô cứng ngay sau nhổ răng
1.2.4.5. Phân loại của Wang và Amar (2008)[ 18]
Phân loại này dựa trên quan điểm cho rằng implant nên đạt kích thước
chuẩn : 4mm đường kính và 10mm chiều dài. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng
minh rằng tỷ lệ thành công cao hơn khi chiều dài implant từ 10mm trở lên.
Loại A: Đáy xoang hàm cách đỉnh sống hàm ít nhất 10mm , với chiều rộng
lớn hơn hoặc bằng 5mm. khoảng cách giữa đỉnh sống hàm đến CEJ của răng
13
kế cận là nhỏ hơn hoặc bằng 3mm. trường hợp này, có thể cấy implant mà ko
cần ghép xương.
Loại B: Sàn xoang hàm cách đỉnh sống hàm 6-9mm. chiều rộng ít nhất là
5mm và không cần ghép xương theo chiều ngang. Mào xương cách CEJ 3mm
hoặc ít hơn. Trường hợp này, xoang có thể được nâng bằng pp nâng xoang
kín hay hở, và implant có thể được đặt cùng lúc. Loại B có thể có khuyết
hổng cần ghép xương trước, trong hoặc sau khi nâng xoang và cấy implant.
Loại B được chia thành 3 tiểu loại:
Tiểu loại h (horizontal defect: thiếu hụt bề ngang): sàn xoang cách đỉnh
sống hàm 6-9mm, chiều rộng ít hơn 5mm và cần ghép xương theo chiều
ngang như Tái tạo mô có hướng dẫn GBR để có được đủ chiều rộng. Mào
xương cách CẸJ nhiều nhất là 3mm. trường hợp này, có thể ghép xương theo
hướng ngang (VD: GBR, ghép xương onlay, chẻ xương/ mở rộng xương) tới
ít nhất 5mm , sau đó tiến hành quy trình cho loại B
Tiểu loại v (vertical defect: thiếu chiều cao) : sàn xoang hàm cách đỉnh
sống hàm 6-9mm, bề rộng xương bình thường( 5mm). mào xương cách CEJ
hơn 3mm và cần ghép xương theo chiều đứng. Trường hợp này, đỉnh sống
hàm được nâng cao nhờ ghép xương để có được tỷ lệ thân răng -implant thích
hợp. Sau đó, qui trình điều trị cho loại B được tiến hành.
Tiểu loại c (combined defect) khuyết hổng phối hợp:
Sàn xoang cách đỉnh sống hàm 6-9mm, chiều rộng ít hơn 5mm, khoảng
cách từ mào xương tới CẸJ hơn 3mm. trường hợp này cần ghép xương cả
chiều đứng và chiều ngang. Sau khi ghép, implant được cấy theo quy trình
cho loại B.
Loại C: Đỉnh sống hàm cách đáy xoang hàm 5mm hoăc ít hơn, chiều rộng
xương lớn hơn hoặc bằng 5mm và đỉnh sống hàm CEJ ít hơn 3mm. nâng
xoang hở thường đem lại kết quả tốt hơn. Nếu implant đã ổn định, có thể cấy
implant ngay bằng kỹ thuật 2 thì. Nếu chưa ổn định, nên chờ 6 tháng sau nâng
xoang để lành thương. Sau đó cấy implant ngay sau khi quá trình lành thương
hoàn tất. Loại C cũng có thể chia thành 3 tiểu loại:
14
Tiểu loại h( horizontal defect)
Sàn xoang cách đỉnh sống hàm 5mm hoặc ít hơn, chiều rộng ít hơn
5mm. đỉnh sống hàm cách CEJ 3mm hoặc ít hơn. Nên nâng xoang hở, và
implant được đặt ngay sau ghép xương. Ghép xương theo hướng ngang được
thực hiện nếu cần.
Tiểu loại v (vertical defect): Sàn xoang cách đỉnh sống hàm 5mm hoặc
ít hơn, chiều rộng bình thường lớn hơn hoặc bằng 5mm. đỉnh sống hàm cách
CEJ nhiều hơn 3mm. Xoang được nâng để duy trì tỷ lệ thân răng/implant
thích hợp. Sau đó, implant được đặt theo qui trình B. Tuy nhiên, bệnh nhân
nên được giải thích về việc tỷ lệ thân răng-implant không thuận lợi có thể
xuất hiện sau khi làm phục hình..
Tiểu loại c (conbined): Sàn xoang cách đỉnh sống hàm 5mm hoặc ít
hơn, chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 5mm. đỉnh sống hàm cách CEJ nhiều hơn
3mm. Xoang được nâng hở. Ghép xương theo chiều ngang và cao là cần thiết
để đặt implant thích hợp và phục hình. Sau khi nâng xoang và ghép xương
thành công, tiến hành đặt implant.
1.2.4.6. Phân loại chất lượng xương[19]
Dựa vào hình ảnh X quang chia làm 4 loại xương:
- D1: Cấu tạo chủ yếu bởi lớp xương vỏ, có hình ảnh cản quang rõ nét
trên phim X quang.
- D2: Cấu tạo bởi lớp xương vỏ dày, cản quang rõ, bên dưới là lớp xương
xốp cản quang ít hơn với các bè xương rõ nét.
- D3: Cấu tạo bởi lớp xương vỏ mỏng, bên dưới là lớp xương xốp ít cản
quang, hình ảnh các bè xương mờ.
- D4: Cấu tạo chủ yếu bởi lớp xương xốp ít cản quang, hình ảnh các bè
xương rất mờ nhạt. Lớp xương vỏ rất mờ hoặc có thể không có.
Dựa vào độ cứng của xương khi khoan mũi khoan đầu tiên:
- D1: Chất lượng xương rất cứng dọc theo toàn bộ chiều dài của mũi
khoan, cần phải dùng áp lực mới đưa được mũi khoan xuống.
- D2: Sau khi khoan thủng lớp xương vỏ dày thì đến lớp xương xốp với
15
mật độ thấp hơn.
- D3: Chỉ cần khoan thủng lớp xương vỏ tương đối mỏng là đến lớp
xương xốp, lực cản lại đường đi của mũi khoan là rất nhỏ.
- D4: Hầu như không có trở lực khi khoan, hướng đi của mũi khoan dễ bị
lệch nếu tay khoan không được giữ ổn định.
Hình 1.12 : Độ đậm đặc của xương[19]
1.3. Tích hợp xương[20][21]
Brånermark, người đi tiên phong trong lĩnh vực cấy ghép Implant nha
khoa đã đưa ra thuật ngữ tích hợp xương (osseointegration) là: Sự liên kết trực
tiếp về cấu trúc và chức năng giữa bề mặt Implant và tổ chức xương xung quanh.
Để cho Implant được ổn định cần có sự ổn định cơ học ban đầu của
Implant ngay sau khi cấy. Điều này chỉ đạt được khi có đủ khối lượng xương
đặc hoặc xương xốp được tăng cường bởi các bè xương. Quá trình liền xương
là một quá trình phức tạp, ở vùng xương đặc đầu tiên là có sự hấp thụ của tổ
chức khoáng hoá, tổ chức chết không có mạch máu sau đó là quá trình hình
thành xương mới xung quanh Implant. Ở vùng xương xốp quá trình tích hợp
xương xảy ra sớm hơn. Ngay sau khi cấy Implant đã có một mối liên kết chắc
chắn giữa Implant và vùng xương đặc không có mạch máu, vùng này thường
có độ dày 1mm. Ở vùng xương xốp bên dưới có sự dịch chuyển của các bè
xương cùng với các mạch máu bị cắt đứt tạo ra một vùng lỏng lẻo gọi là cục
máu đông. Trong vài ngày tiếp theo cục máu này trưởng thành và được gia cố
bằng tổ chức hạt giàu bạch cầu trung tính và các đại thực bào. Các tế bào bạch
cầu bắt đầu làm sạch vết thương, từ phần xương lành các cấu trúc mạch bắt
đầu đi vào các tổ chức hạt mới được hình thành, xương chết bắt đầu được hấp
16
thụ. Tổ chức mới được hình thành bao gồm:
- Các mạch máu mới được tái tạo.
- Các nguyên bào sợi.
- Các tế bào biểu mô chưa biệt hoá sẽ chuyển thành dạng xương.
- Xương non: Xương này chưa có khả năng chịu lực, sau đó chúng được
gia cố dần bởi các bè xương, khi đó nó mới có khả năng chịu lực. Dần dần
xương non được thay thế bởi xương bè, quá trình này thấy rõ nhất ở tuần thứ
8 sau khi cấy Implant.
1.4. Vật liệu ghép xương.
Vật liệu ghép xương có nhiều mục đích khác nhau trong tái tạo xương
có hướng dẫn: Nâng đỡ cho màng, hoạt động như một cái giàn để xương phát
triển vào từ vùng nhận xương, kích thích xương phát triển vào, là một tấm
chắn cơ học chống lại áp lực từ mô mềm che phủ phía trên…
Tuy nhiên, chỉ định ghép xương đa dạng từ thiếu hổng nhỏ quanh
implant đến tái tạo những thiếu hổng lớn. Vì sử dụng cho nhiều mục đích như
vậy, một vật liệu đơn thuần không đáp ứng được tất cả đòi hỏi. Do đó, thường
phải cần kết hợp 2 hoặc nhiều vật liệu để có thể thành công trong điều trị. Vật
liệu ghép xương được chia thành 4 dạng sau [22].
1.4.1. Xương tự thân(Autograft)
Là loại xương được lấy từ chính bệnh nhân. Đây là loại xương duy nhất
có cả ba đặc tính : Sinh xương, dẫn tạo xương và cảm ứng xương, đặc biệt là tính
sinh xương, hơn nữa xương tự thân có thể lấy được khối lượng lớn, chi phí thấp
nên được coi là tiêu chuẩn vàng trong ghép xương [23]. Tuy vậy nhược điểm là
bệnh nhân phải chịu thêm tổn thương nếu cần khối lượng lớn (mào chậu, vùng
cằm, xương sọ…). Hiện nay với những dụng cụ chuyên dụng : Ống hút thu hồi
xương, mũi khoan lấy xương, cây nạo xương thì những khuyết hổng nhỏ có thể
được ghép hỗn hợp giữa xương dị thân( xương đồng loại, dị loại hay sinh học
tổng hợp) với xương tự thân lấy được trong quá trình khoan tạo vị trí đặt implant
hoặc lấy xương ở cùng một phẫu trường cấy ghép có mở rộng nhằm tăng khả
17
năng thành công, tiết kiệm chi phí cũng như tránh cho bệnh nhân phải chịu thêm
một vị trí phẫu thuật cho xương. Từ 2005 -2010 Chiapasco và cs tiến hành ghép
xương khối tự thân cho 50 BN sau 3 – 7 tháng thì đặt 192 implant, kết quả là
100% số implant được làm phục hình [24]. Một nghiên cứu khác của Miyamoto
và cs ghép xương tự thân và đặt implant có sử dụng màng titanium trên 51 bn có
những khuyết hổng chiều ngang trung bình 3,7±2.0mm, khuyết hổng chiều cao
trung bình 5,4±3,4mm cho thấy kết quả tốt trên 50 bệnh nhân, chỉ có một trường
hợp thất bại [25].
1.4.2. Xương đồng loại( Allograft)
Xương đồng loại được lấy từ tử thi người đã xử lý loại bỏ các yếu tố
kháng nguyên, giữ lại khung collagen và các yếu tố tăng trưởng. Hiện tại có 2
cách thức phổ biến là xương đồng loại đông khô khử khoáng nhằm bộc lộ các
protein tạo hình thái xương BMP(Bone Mophogenic Protein) để tăng khả
năng dẫn tạo xương và một dạng khác là xương đồng loại đông khô không
khử khoáng có tính cảm ứng xương và dẫn tạo xương nhẹ nhưng thời gian
tiêu chậm hơn so với xương khử khoáng. Nhược điểm là cần kiểm soát chặt
chẽ qui trình xử lí sản xuất tránh lây nhiễm chéo. Năm 2010 Bach Le va cs
cấy ghép 32 implant trên 15 BN có ghép xương đồng loại đông khô không
khử khoáng cho kết quả toàn bộ số implant đã tích hợp xương và làm phục
hình với thời gian theo dõi trung bình là 16,8 tháng [26].
1.4.3. Xương dị loại( Xenograft)[27]: Là xương ghép lấy từ cơ thể một loài
động vật khác, mô ghép thường được sử dụng là xương bò non, xương lợn ,
san hô sau khi xử lí loại bỏ toàn bộ protein. Xương dị loại chỉ có tính chất
dẫn tạo xương trong quá trình ghép xương, thời gian chuyển hóa lâu, giá
thành cao. Một số sản phẩm như Bio- Oss, Nu-oss…
Nghiên cứu của Neugebauer và cs đặt 107 implant đồng thời ghép
xương dị loại (Bovine HA) cho thấy tỉ lệ thành công là 97,3%, chỉ có 3
implant thất bại[28].
18
1.4.4. Xương tổng hợp(Alloplast)
Các vật liệu sinh học tổng hợp có khung vô cơ để cho các tế bào xương
từ nền nhận và vùng lân cận di chuyển vào (tính chất dẫn tạo xương). Với số
lượng không hạn chế, giá thành rẻ, an toàn. Tuy nhiên khả năng tạo xương
kém và thời gian lâu vì vậy nên phối hợp với xương đồng loại thì cho kết quả
tốt hơn. Một số sản phẩm như: Cerasorb(TCP), 4Bone(60%TCP+40%HA),
MBCP(40%TCP+60%HA), thời gian tiêu thay đổi theo tỉ lệ TCP/HA.
Johansson và cs (2010) dùng xương tổng hợp ghép xương nâng xoang
cho 3 bệnh nhân có chiều cao xương từ 1 – 2 mm, sau 6 – 9 tháng tiến hành
đặt implant kích thước 4.8 x 12 mm. Kết quả sau phục hình 1 năm mào xương
rất ổn định, chức năng của xoang khỏe mạnh[29].
Ormianer và cs ( 2006 ) cấy 1065 implant có ghép hỗn hợp xương Beta
- tricalcium phosphate với máu của bệnh nhân tại nơi phẫu thuật vào vùng
khuyết hổng giữa implant và thành xương ngay sau khi nhổ răng, sau khi theo
dõi 12 – 48 tháng chỉ có 26 implant thất bại, chiếm 2,4%[30].
1.5. Màng sinh học [31].
Trong phẫu thuật tái tạo xương, màng được sử dụng để ngăn các tế bào
mô mềm xâm nhập vào trong các chỗ khuyết của xương. Việc sử dụng màng
sinh học đã trở thành tiêu chuẩn cho các phẫu thuật trong miệng bằng cách sử
dụng phương pháp tái tạo xương có hướng dẫn (GBR) để điều trị các tổn
thương xương trong viêm quanh implant cũng như làm tăng khối lượng
xương trước hoặc đồng thời với cấy implant.
Đặc trưng cơ bản của màng sinh học: Để chọn vật liệu phù hợp nhất
cho một ứng dụng lâm sàng cụ thể, ta cần phải hiểu các chỉ số yêu cầu cơ bản
của các vật liệu tạo màng này. Những đặc điểm cơ bản này bao gồm tương
hợp sinh học, ngăn tế bào, tích hợp mô, tạo và duy trì khoảng, tạo hình trong
lúc phẫu thuật và giảm thiểu các biến chứng.
19
Hình 1.13: Vị trí khuyết hổng được lấp đầy bởi các phân tử xương tự thân
(dấu sao) và được bao phủ bởi màng sinh học trên thực nghiệm [31]
- Tương hợp sinh học là một yêu cầu cơ bản của bất kỳ vật liệu cấy ghép
nào. Thuật ngữ này được mô tả với rất nhiều các thông số như độc tế bào,
tương hợp mô, các ảnh hưởng với vi sinh vật…
- Ngăn tế bào: Mục đích chính là để ngăn chặn sự xâm nhập của các tế bào
mô mềm vào khoảng trống nơi mà quá trình tái tạo xương đang diễn ra.
- Màng có khả năng tích hợp mô lý tưởng tạo sự ổn định cơ học cao trong
tái tạo xương.
Hình 1.14: Khiếm khuyết xương ở vòm sọ thỏ được che phủ bởi màng
collagen ở 12 tuần (a) Xương thay thế vào các khu vực khiếm khuyết bao
gồm các thớ dày với sự xen kẽ của tủy xương (BM). (b) Mô liên kết giàu
collagen bao gồm bề mặt bên ngoài xương [31]
- Tạo và duy trì khoảng: Là khả năng chống lại sự xẹp xuống trong các điều
kiện của cơ thể và do đó tạo ra và duy trì đầy đủ khối lượng và kích thước
20
hình học của khoảng trong suốt quá trình lành thương. Yếu tố quan trọng
quyết định khả năng của màng sinh học để chống lại sự xẹp xuống là tính
cứng chắc và thời gian tiêu của vật liệu được sử dụng. Một vấn đề quan
trọng ảnh hưởng đến khả năng tự tiêu màng sinh học là sự thoái hóa của
vật liệu làm mất đi độ bền cơ học và khả năng tạo khoảng của nó ngay sau
khi kết dính màng bởi vậy phần nào đặc tính không thuận lợi của màng tự
tiêu so với màng không tiêu được khắc phục bằng việc sử dụng vật liệu
tiêu chậm để ngăn chặn sự xẹp xuống.
- Tạo hình trong lúc phẫu thuật: Trong quá trình phẫu thuật, màng sinh học
được cắt và tạo hình sao cho phù hợp với vị trí khuyết hổng xương. Độ
cứng và đặc tính kỵ nước của màng không tiêu nên màng phải cố định tại
chỗ bởi các vít nhỏ. Các màng tự tiêu, đặc biệt là màng collagen rất dễ
uốn, và do đặc tính ưa nước nên nó bám chặt xung quanh bề mặt xương
và vật liệu ghép ngay khi ngấm máu, có thể cố định bằng các mũi khâu
đệm ngang.
- Giảm thiểu các biến chứng: Tính đặc thù của màng không tiêu là khả năng
đào thải sớm của màng cao, điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng vết mổ
và sau đó là hậu quả xấu của việc tái tạo xương. Màng tự tiêu dễ dàng hơn
để theo dõi và ít có nguy cơ đào thải màng sớm. Có hai loại màng tự tiêu
(các aliphatic polyester tổng hợp và dẫn xuất của collagen từ động vật) và
không tiêu (màng ePTFE, màng titan), tùy mức độ khuyết hổng xương, vật
liệu sử dụng dưới màng xương…. Mà nhà lâm sàng có thể lựa chọn loại
màng cho phù hợp.
21
Hình 1.15. Vùng khiếm khuyết xương hàm của chó được phủ màng collagen [31]
1.6. Diễn biến mô học của quá trình ghép xương
Hoạt động sinh lý của xương xảy ra đồng thời hai quá trình hủy xương
và sinh xương. Hai quá trình này đối lập nhưng hỗ trợ chuyển hóa cho nhau
trong quá trình tái tạo xương ghép. Hai quá trình này hoạt động nhờ hệ thống
các tế bào : Nguyên bào xương, hủy cốt bào, tế bào liên kết xương. Các tế bào
này được biệt hóa từ tế bào trung mô, hình thành nên nguyên bào xương và tế
bào xương trưởng thành. Đồng thời, các quá trình hủy cốt bào cũng được hình
thành nhằm cân đối với sự trưởng thành và sửa chữa hoàn thiện của tổ chức
xương. Sự lành thương và tái tạo của xương ghép nhờ ba cơ chế: Sinh tạo
xương (Osteogenesis), dẫn tạo xương (Osteoconduction) và cảm ứng xương
(Osteoinduction). Quá trình tái tạo xương ít nhất phải có một trong ba cơ chế
trên tham gia [32].
- Tính chất sinh tạo xương: Những tế bào của vật liệu ghép có khả
năng tham gia trực tiếp vào quá trình tạo xương. Tính chất này chỉ có ở xương
tự thân vì trong đó có các tế bào tăng trưởng xương (Osteogenetic cell) kích
thích tế bào xương từ nền nhận phát triển vào xương ghép.
- Tính chất cảm ứng xương: Quá trình này thường thấy trong ghép
xương tự thân và xương đồng loại. Khả năng thu hút, qui tập các tế bào đa
năng từ giường ghép, các tế bào đa năng có thể biến thành các tạo cốt bào.
Hiện tượng này xảy ra khi có các tác nhân kích thích như mảnh ghép tự thân,
22
các Protein tạo hình xương (BMP) trong xương đồng loại, chính các yếu tố
này làm chuyển dạng những tế bào trung mô thành các tạo cốt bào.
- Tính chất dẫn tạo xương: Thường gặp trong ghép xương dị loại,
xương tổng hợp, một phần trong cơ chế lành thương của xương ghép tự thân
và đồng loại. Xương ghép chỉ tạo khung sườn để các tế bào xương vùng lân
cận phát triển vào.
1.7. Kỹ thuật ghép xương.
Một trong những điều kiện quan trọng nhất nhằm đạt được và duy trì
thành công của sự tích hợp xương là phải có đầy đủ thể tích xương lành mạnh
tại vị trí nhận implant. Điều này không chỉ đơn thuần là xương có đủ chiều
cao cho phép việc đặt implant một cách thích hợp mà còn đòi hỏi mào xương
phải đủ bề rộng và khoảng cách gần - xa. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ rõ
là những implant đặt ở những vị trí mà có sự thiếu hụt của vách xương mặt
ngoài thì có một tỷ lệ lớn xảy ra những biến chứng về mô mềm và những
nguy hiểm tiềm tàng về sự tồn tại lâu dài của implant, những implant có chiều
dài ngắn hơn 10mm có tỉ lệ thất bại cao hơn cũng được nhiều báo cáo phân
tích kĩ liên quan đến yếu tố sinh cơ học. Để ngăn ngừa sự gia tăng tỷ lệ những
biến chứng và thất bại của việc đặt implant, những nghiên cứu này đã thừa
nhận là đối với một vùng nhận implant mà có sự hiện diện của tình trạng thiếu
hụt thể tích xương thì cần cân nhắc giữa một sự chống chỉ định có tính chất
tại chỗ do thiếu xương với việc có thêm một phẫu thuật thích hợp để tái tạo
xương nhằm cho phép việc đặt implant đạt kết quả tốt hơn [33][34][35].
Những kỹ thuật được đề xuất bao gồm việc làm tăng chiều cao xương bằng
ghép xương tự thân lấy từ mào chậu trong những trường hợp tiêu xương quá
nhiều, kỹ thuật nâng xoang, thực hiện những mảnh ghép tự thân nhằm làm
tăng thể tích xương ở mặt bên, kỹ thuật chẻ xương… gọi chung là tạo hình
mở rộng xương ổ răng, trong đó kỹ thuật tái sinh xương có hướng dẫn và
nâng xoang ghép xương được ứng dụng rộng rãi khi cấy ghép implant .
23
1.7.1. Kỹ thuật tái sinh xương có hướng dẫn [13][36][37].
- Giai đoạn phát triển: Sự phát triển của kỹ thuật dùng màng sinh học
cho những bệnh nhân implant đã được ứng dụng từ kỹ thuật tái tạo mô trong
nha chu, còn gọi là tái tạo mô có hướng dẫn (GTR). GTR được phát triển đầu
tiên vào đầu những năm 1980 bởi Nyman và cs, những nghiên cứu này được
thực hiện với sự áp dụng màng ePTFE, đây là một loại màng có tính trơ về mặt
sinh học và đã trở thành một loại màng tiêu chuẩn trong các phương pháp GTR
và GBR trong suốt giai đoạn phát triển của cả hai kỹ thuật này. Những nghiên
cứu này đã xác nhận rằng việc áp dụng phương pháp sử dụng màng ePTFE như
một vách ngăn vật lý giữa các mô và các loại tế bào là có khả năng đặc biệt
trong sự lành thương. Màng sinh học này tạo nên một vùng được ngăn cách,
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mạch máu và tế bào tạo xương từ
vùng tủy vào trong vùng bị thiếu hổng này mà không có sự can thiệp bởi các
nguyên bào sợi. Việc sử dụng màng ePTFE cho kỹ thuật GBR trên bệnh nhân
với mục tiêu chính là tái tạo xương bị thiếu hổng quanh implant tại những vị trí
nhận implant nhưng có sự thiếu xương tại chỗ [38]. Kỹ thuật GBR có thể tiến
hành đồng thời với việc đặt Implant hoặc thực hiện riêng. Việc đặt implant kết
hợp với GBR cùng một lúc thường áp dụng trong trường hợp cấy implant ngay
sau khi nhổ răng nhằm tái tạo phần xương quanh implant bị thiếu hoặc mào
xương ở mặt ngoài implant bị thiếu. Còn việc tiến hành thực hiện GBR ở một
thì khác thường áp dụng trên lâm sàng khi vị trí đặt implant có kích thước
xương chiều ngoài trong quá mỏng. Kỹ thuật dùng màng để tái tạo xương được
thực hiện trong lần phẫu thuật đầu tiên với 6-9 tháng lành thương, implant sẽ
được đặt trong một cuộc phẫu thuật lần 2.
Một biến chứng thường gặp nhất là sụp màng ePTFE, việc này nếu xảy
ra sẽ làm giảm thể tích của mô tái tạo bên dưới màng. Trong những năm 1990
nhiều nghiên cứu đã cho thấy kỹ thuật GBR có hiệu quả làm tăng bề dày
xương trong implant nha khoa. Những nghiên cứu lâm sàng này cũng kết luận
rằng kỹ thuật GBR-cơ bản dựa trên màng ePTFE kết hợp với việc ghép xương
24
hoặc những chất thay thế xương – có những nhược điểm sau:
- Có một tỷ lệ đáng kể màng bị lộ từ mô mềm bị hở, hiện tượng này
thường do có sự nhiễm trùng bên dưới màng, việc này ảnh hưởng đến tỷ lệ
thành công của phương pháp.
- Có những khó khăn trong cách thức phẫu thuật do đặc tính kỵ nước
của màng, cần đến một sự cố định màng bằng vít nhỏ.
- Cần một cuộc phẫu thuật lần 2 để lấy những màng có tính trơ về mặt
sinh học này ra do chúng không tự tiêu.
Trong các cuộc gặp gỡ này, những nhà khoa học đã vạch rõ những mục
tiêu cần cải thiện nhằm có thể tiên lượng kết quả và áp dụng phổ biến kỹ
thuật GBR cho BN cần điều trị bằng implant. Mục đích của những cải tiến
trong kỹ thuật GBR:
- Tăng tỷ lệ thành công và giảm tỷ lệ những biến chứng do sự lộ màng
và viêm nhiễm.
- Làm cho kỹ thuật được thực hiện thuận tiện hơn, dễ dàng đặt màng
trong quá trình phẫu thuật.
- Làm sao thuận tiện hơn cho bệnh nhân trong việc lấy màng ra trong
kỳ thuật lần 2, có thể lấy màng ra bất cứ lúc nào và rút ngắn thời gian lành
thương càng sớm càng tốt.
Những màng sinh học có tính tự tiêu (bioresorbable membrane BM)
được giới thiệu lần đầu vào thập kỷ 1990. Sau đó, có nhiều nghiên cứu trên
động vật với các loại BM khác nhau trong phương pháp GBR được báo cáo
cho kết quả chấp nhận được. Một cách tổng quát, có hai loại BM đã được
đánh giá là màng polymeric membranes được làm từ polylactic hoặc
polyglycolic và màng collagen có nguồn gốc từ động vật.
Sự so sánh giữa nhiều loại để chọn được loại màng thích hợp, so sánh
để chọn được loại khuyết hổng xương và loại xương ghép thêm nhằm nâng đỡ
cho màng có vai trò quan trọng đến kết quả điều trị. Có nhiều loại xương
ghép và nhiều loại vật liệu thay thế xương có thể sử dụng để ghép lên vùng
25
khuyết hổng xương nằm bên dưới màng.
- Giai đoạn được áp dụng thường qui: Song song với những cuộc
nghiên cứu này, những nhà khoa học bắt đầu sử dụng những loại màng sinh
học tự tiêu trên BN. Những báo cáo lâm sàng đầu tiên phần lớn đề cập với
loại màng Collagen (Collagen membranes CM). Ngày nay, CM đã được sử
dụng một cách thường xuyên trong các thực hành hàng ngày cho phương
pháp GBR.
10 năm về trước, kỹ thuật GBR đã trở thành tiêu chuẩn để tái tạo những
vùng thiếu hổng xương cục bộ của BN cần đặt implant. Những hồi cứu có
tính hệ thống đã chứng minh rằng những implant được đặt với phương pháp
GBR có một tỷ lệ thành công cao. Ngoài ra một loại phẫu thuật khác được
chứng minh có hiệu quả là ghép xương ở xoang hay còn gọi là nâng sàn
xoang, gọi tắt hơn là nâng xoang. Việc chọn phương pháp GBR nào nên luôn
luôn cố gắng thực hiện cho được 2 mục tiêu chính yếu và thứ yếu tùy thuộc
vào các tình huống lâm sàng cụ thể.
Mục tiêu của phương pháp GBR
Mục tiêu chính yếu: Đạt được sự thành công trong việc tái tạo xương
trong vùng bị thiếu hổng với dự báo thành công cao nhằm duy trì kết quả lâu
dài về mặt chức năng và thẩm mỹ, tỷ lệ biến chứng thấp
Mục tiêu thứ yếu: Số lần can thiệp phẫu thuật thấp nhất, tình trạng khó
chịu của BN ở mức thấp nhất, rút ngắn thời gian lành thương
Gần đây, Buser và Chen đã đưa ra một mô tả chi tiết 4 yếu tố có tác động
đến việc thành công của phương pháp điều trị đặt implant ngay sau khi nhổ răng
(hình 1.16). Những yếu tố này tỏ ra rất thích hợp khi áp dụng cho phương pháp
GBR một cách tổng quát. Yếu tố có tính chìa khóa là bác sĩ điều trị, là người có
tất cả các quyết định dựa trên cơ sở đánh giá các tình huống lâm sàng. Bác sĩ sẽ
đánh giá BN, chọn lựa vật liệu sinh học thích hợp, và quyết định hầu hết những
cách điều trị thích hợp để tiên đoán kết quả điều trị.
26
Hình 1.16 Các yếu tố liên quan trong cấy ghép implant [13]
Hơn 20 năm qua, đã có một sự tiến bộ đáng kể trong sự phát triển của kỹ
thuật GBR vào lĩnh vực Implant nha khoa. GBR đã trở thành một kỹ thuật cơ
bản trong việc tái tạo các thiếu hổng cục bộ của xương ổ răng, tạo khả năng thực
hiện cấy implant cho BN. Sự tiến bộ này là yếu tố quan trọng góp phần vào sự
phát triển nhanh chóng của implant nha khoa trong thời gian qua [39].
1.7.2. Kỹ thuật nâng xoang ghép xương.
Xương còn đủ là yếu tố chính giúp cho việc cấy ghép implant nha khoa vào
hàm trên thành công. Khi chiều cao xương từ nền xoang đến mào sống hàm trên
còn dưới 10 mm thì nên tiến hành ghép xương nâng cao sàn xoang hoặc ghép
xương ổ răng để có thể cấy được implant dài hơn ≥ 10mm và làm phục hình.
Tatum là người đầu tiên thực hiện việc ghép xoang để tăng lưu giữ implant.
Beyon và James lần đầu tiên xuất bản các báo cáo về những thử nghiệm trong 4
năm sử dụng xương tự thân ghép vào xoang và để lành thương trong 6 tháng, sau
đó đặt implant dạng bản. Năm 1986, Tatum báo cáo kỹ thuật nâng sàn xoang hàm
bằng lối vào từ ngách tiền đình và bằng lối vào phía dưới từ vị trí chuẩn bị đặt
implant. Năm 1987 Misch báo cáo về tỷ lệ thành công là 98% trong 170 ca ghép
xoang bằng tricalcium phosphate kết hợp với xương đã khử khoáng và máu. Năm
1987, Smiler và Holmes đã báo cáo kết quả của việc sử dụng hạt HA xốp làm vật
liệu ghép xoang. Wood và Moore đã báo cáo nhiều ca lâm sàng sử dụng xương ở
ngành lên xương hàm dưới và xương mỏm vẹt làm vật liệu ghép [4]. Năm 1989,
Kent và Block báo cáo việc sử dụng xương chậu tự thân làm vật liệu ghép và theo
27
dõi trong 4 năm. Như vậy, xương tự thân dùng để ghép có thể lấy từ xương chậu
(mào chậu trước hoặc sau), ngành lên xương hàm dưới, mỏm vẹt, lồi củ xương
hàm trên, cằm [19].
Diserens và cs nâng xoang kín ghép xương Bio- oss cấy 66 trụ implant
trên 55 BN thành công 98,5%, nghiên cứu này còn dựa vào chỉ số VAS
(visual analog scales) cho biết nhóm BN được cấy ghép phối hợp nâng xoang
kín và không nâng xoang không có sự khác biệt về mức độ đau [40].
Hình 1.17: Phương pháp nâng xoang kín
Guirado và cs cấy implant và ghép xương nâng xoang kín trên 30 BN
(18 nữ, 12 nam) trong độ tuổi từ 36-63 với chiều cao xương hàm từ 5-8mm,
chiều dài implant được sử dụng trong nghiên cứu là 10mm(10 implant) và
11,5mm(50 implant), kết quả thành công đạt 96,6% trong thời gian theo dõi 3
năm[41]. Hiện nay với trang thiết bị hỗ trợ ngày càng tốt như sử dụng máy
siêu âm trong mở xương, nâng xoang hay bộ dụng cụ mở đáy xoang an toàn
và nâng màng xoang bằng bơm nước của hãng Neo Biotech, Osstem …Kỹ
thuật nâng xoang ngày càng an toàn vì thế chỉ định ghép xương nâng xoang
kín để cấy implant ngày càng phổ biến [42], thậm chí với dụng cụ, kỹ thuật và
chất lượng xương tốt thì chiều cao xương ít hơn 5mm vẫn có thể nâng xoang
kín và đặt implant trong cùng một thì phẫu thuật [43].
1.8. Đặc điểm mô mềm quanh răng và implant.
1.8.1. Đặc điểm mô mềm quanh răng.
1.8.1.1. Khoảng sinh học quanh răng
Quan niệm khoảng sinh học quanh răng bao gồm 2 phần: mô liên kết
và biểu mô bám dính(biểu mô kết nối), trong đó chiều dài của mô liên kết
28
thay đổi trong một giới hạn nhỏ (1,06 – 1,08 mm) trong khi chiều dài của bám
dính biểu mô vào khoảng 1,4 mm ở những vị trí có mô nha chu bình thường.
1.8.1.2. Kích thước mặt ngoài mô mềm quanh răng.
Becker và cs (1997) đã đề nghị giải phẫu của lợi liên quan đến đường
viền của mào xương ổ răng, tồn tại 2 dạng cấu trúc lợi cơ bản được gọi là
dạng sinh học “uốn lượn” và “bằng” [44]. Những cá thể thuộc dạng sinh học
“uốn lượn” (vỏ sò) có răng dài, thon với thân răng dạng thuôn, cổ răng lồi nhẹ,
vùng kẽ răng hẹp và tiếp điểm nằm gần cạnh cắn (Hình 1.18), lợi di động bao
quanh các răng trước hàm trên ở những cá thể này mỏng và bờ lợi nằm ngang
hoặc về phía chóp so với đường nối men-xê măng, vùng lợi hẹp với đường viền
rất uốn lượn [45]. Ngược lại, những cá thể thuộc dạng sinh học “bằng” có các
răng cửa với thân răng vuông và vùng cổ răng rất lồi (Hình 1.19). Lợi ở những
cá thể này rộng và dày hơn, vùng kẽ răng rộng và tiếp điểm nằm về phía chóp
hơn, nhú lợi ngắn. Các báo cáo cho thấy, những cá thể có dạng lợi rất uốn lượn
thường có sự tụt mô mềm ở vùng răng trước hàm trên trầm trọng hơn so với
những cá thể có dạng lợi bằng [46].
Hình 1.18: Hình ảnh lâm sàng cá thể
Hình 1.19: Hình ảnh lâm sàng cá thể
có dạng sinh học “uốn lượn”.
có dạng sinh học lợi “bằng”.
Kan và cs (2003) đo kích thước của lợi - xác định bằng cách thăm dò
xuyên lợi (bone sounding) khẳng định rằng, những cá thể thuộc loại dạng sinh
học “bằng” có thể tích mô mềm vùng tiếp giáp giữa mặt ngoài và mặt bên lớn
hơn so với loại dạng sinh học uốn lượn [47].
Pontoriero và Carnevale (2001) tiến hành đánh giá sự sửa chữa mô lợi ở
mặt ngoài các răng được bộc lộ trong phẫu thuật làm dài thân răng có mài chỉnh
29
xương. Tại thời điểm 1 năm sau phẫu thuật, mô mềm đo từ vị trí mào xương
được mài chỉnh ở những bệnh nhân dạng sinh học dày (bằng) có kích thước lớn
hơn so với dạng sinh học mỏng (uốn lượn), (3,1 mm so với 2,5 mm)[48].
Kích thước của lợi ở mặt ngoài cũng bị ảnh hưởng bởi vị trí ngoài trong của răng. Theo Coatoam (1981) và Sobocki (1993) di chuyển vị trí răng
về phía mặt ngoài làm giảm kích thước lợi mặt ngoài và ngược lại [49];[50].
Trong một nghiên cứu đánh giá sự khác biệt độ dày của lợi mặt ngoài ở
những người trưởng thành trẻ, Muller và Knonen (2005) đã chứng minh rằng,
sự khác biệt độ dày lợi chủ yếu là do vị trí răng quyết định [51] .
1.8.1.3. Kích thước nhú lợi giữa các răng.
Tarnow và cs (1992) nghiên cứu sự ảnh hưởng của khoảng cách từ
điểm tiếp xúc đến đỉnh xương ổ vùng kẽ răng tới mức độ lấp đầy của nhú lợi
(Hình 1.20). Các tác giả đã báo cáo rằng, nhú lợi luôn đầy đủ khi khoảng cách
từ điểm tiếp xúc tới đỉnh xương ổ nhỏ hơn hoặc bằng 5 mm. Khi khoảng cách
này là 6 mm, nhú lợi lấp đầy trong 50% trường hợp và với khoảng cách lớn
hơn hoặc bằng 7 mm, nhú lợi không đầy đủ trong khoảng 70% trường hợp
[52]. Với kết nối mô liên kết trên xương ổ răng khoảng 1 mm, những dữ liệu
trên cho thấy chiều cao nhú lợi giới hạn trong khoảng 4 mm ở hầu hết các
trường hợp [53] Nhưng những bệnh nhân có dạng sinh học dày có chiều cao
nhú lợi lớn hơn so với dạng sinh học mỏng .
Hình 1.20: Khoảng cách từ tiếp điểm (P) và đỉnh xương (B)[52]
1.8.2. Đặc điểm mô mềm quanh implant..
1.8.2.1. Khoảng sinh học quanh implant.
Berglundh và cs (1991) so sánh đặc điểm giải phẫu của mô mềm quanh
30
răng và niêm mạc quanh implant. Kết quả là mô liên kết trên xương ổ răng có
chiều cao khoảng 1 mm. Các bó sợi chính từ xê măng tỏa ra theo hình nan
quạt vào trong mô mềm (Hình 1.21).
Hình 1.21: Hình ảnh vi thể của mô
Hình 1.22: Hình ảnh vi thể của giao
liên kết trên xương ổ răng
diện mô liên kết - implant
Mặt ngoài của niêm mạc quanh implant cũng được bao phủ bởi niêm
mạc miệng sừng hóa nối với hàng rào biểu mô mỏng (giống như biểu mô nối
ở răng) đối diện trụ lành thương (healing abutment). Hàng rào biểu mô có
chiều dày chỉ vài lớp tế bào và điểm tận cùng của cấu trúc biểu mô nằm
khoảng 2 mm về phía chóp so với đường viền mô mềm, cách mào xương 11,5 mm. Mô liên kết trên xương có sự tiếp xúc trực tiếp với bề mặt (TiO2) của
implant. Những sợi collagen trong mô liên kết xuất phát từ màng xương của
mào xương và mở rộng về phía viền mô mềm theo hướng song song với bề
mặt trụ (Hình 1.22).
Berglundh (1991) và Buser (1992) phát hiện phần tận cùng của dải biểu
mô nằm cách xương một khoảng cách không đổi (1-1.5mm) rất quan trọng.
Trong quá trình lành thương sau khi đặt implant, các nguyên bào sợi của mô
liên kết vùng mô mềm hình thành một bám dính sinh học với lớp TiO2
[53],[54]. Những thử nghiệm của Abrahamsson và cs phát hiện rằng có cùng
một dạng bám dính niêm mạc hình thành trên những hệ thống implant khác
nhau. Ngoài ra, sự hình thành của bám dính không phụ thuộc vào phương
pháp đặt implant 1 thì hay 2 thì [55]; [56].
31
Vị trí và kích thước của bám dính xuyên niêm mạc được Berglundh và
Lindhe báo cáo trong một nghiên cứu đối chứng khác. Các implant của hệ
thống Branemark được đặt vùi trong vùng răng hàm nhỏ bị mất răng. Trụ lành
thương được kết nối sau 3 tháng . Ở vùng bên trái hàm dưới, thể tích mô mềm
được giữ nguyên trong khi phía bên phải, mô mềm được cắt bớt sao cho kích
thước chiều dọc nhỏ hơn hoặc bằng 2 mm (Hình 1.23) trước khi đặt lại vạt và
khâu. Các mẫu sinh thiết được lấy sau 6 tháng cho thấy bám dính xuyên niêm
mạc của tất cả các implant bao gồm một dải biểu mô dài 2 mm và một vùng
bám dính mô liên kết có chiều cao khoảng 1.3-1.8 mm [57] ;[58].
Hình 1.23: Hình vẽ minh họa niêm
Hình 1.24: Hình vẽ minh họa sự tiêu
mạc tại vị trí nghiên cứu được cắt bỏ
xương tại vị trí có niêm mạc mỏng để
còn khoảng 2 mm.
tạo chỗ cho bám dính mô mềm
Nghiên cứu phát hiện thêm rằng, ở vùng niêm mạc mỏng, có sự tiêu xương
viền trong quá trình lành thương để tạo chỗ cho niêm mạc chứa cả 2 thành phần
biểu mô và mô liên kết của bám dính xuyên niêm mạc.
.
Hình 1.25: Hình ảnh tiêu xương dạng góc xảy ra ở vị trí niêm mạc mỏng.
32
Những nghiên cứu của Magnusson (1980) và Lang (1994) khẳng định rất
hiếm khi đầu cây đo túi chạm vào đáy của biểu mô lợi. Khi không có hiện tượng
viêm, không thể đưa cây đo túi tới ranh giới phía chóp của biểu mô nối [59][60].
Abrahamsson và Soldini (2006) đánh giá vị trí đầu đo túi ở mô nha chu
và mô quanh implant lành mạnh trên chó. Khoảng cách giữa đầu đo túi và
đỉnh xương vào khoảng 1 mm cả trên răng và implant [61]. Những phát hiện
tương tự được báo cáo từ những nghiên cứu lâm sàng trên các hệ thống
implant khác nhau của Buser (1990) và Quyrynen (1991) [62];[63].
1.8.2.2. Đặc điểm mô mềm mặt ngoài implant.
Chang và cs (1999) phát hiện đường viền mô mềm của implant nằm ở vị
trí về phía chóp hơn (khoảng 1 mm) so với đường viền của răng đối bên [64].
Kan (2003), một diễn giả nổi tiếng trong lĩnh vực implant ở vùng thẩm
mỹ đã nghiên cứu kích thước niêm mạc mặt ngoài implant trên 45 implant
đơn lẻ đặt ở vùng răng trước hàm trên có thời gian thực hiện chức năng trung
bình là 33 tháng, kết quả cho thấy chiều cao của niêm mạc sừng hóa ở mặt
ngoài implant là 3-4 mm trong hầu hết các trường hợp. Chiều cao niêm mạc
sừng hóa < 3 mm chỉ phát hiện ở 9% số lượng implant. Nghiên cứu này cho
biết những implant có chiều cao niêm mạc sừng hóa nhỏ hơn 3 mm được
nhận thấy ở những cá thể có dạng sinh học nha chu mỏng, implant được đặt
quá nhiều về phía mặt ngoài hoặc phục hình có độ loe quá mức. Chiều cao
niêm mạc sừng hóa mặt ngoài implant có kích thước >4 mm thường gặp ở cá
thể có dạng sinh học nha chu dày [47].
1.8.2.3. Nhú lợi quanh Implant.
- Nhú lợi giữa răng và implant: Nghiên cứu của Schropp và cs (2003)
đã chứng minh, sau khi nhổ một răng đơn lẻ, chiều cao của nhú lợi của răng kế
cận giảm 1 mm. Đồng thời với sự tụt nhú lợi là sự giảm độ sâu túi và có sự mất
bám dính lâm sàng.
Sau khi nhổ răng đơn lẻ và đặt implant, chiều cao nhú lợi giữa răng và
implant phụ thuộc vào mức độ bám dính của răng kế bên [65]. Choquet và cs
33
(2001) nghiên cứu mức nhú lợi kế cận 27 implant đơn lẻ trên 26 bệnh nhân,
khoảng cách từ ranh giới phía chóp của điểm tiếp xúc tới mào xương và
khoảng cách từ đỉnh mô mềm tới mào xương được đo đạc trên phim X quang.
Thăm khám được thực hiện sau khi gắn phục hồi trên implant 6-75 tháng. Các
tác giả phát hiện, chiều cao nhú lợi vào khoảng 4 mm và tùy thuộc vào vị trí
của điểm tiếp xúc mà nhú lợi có đầy đủ hay không (Hình 1.26). Điểm tiếp xúc
càng gần cạnh cắn của phục hồi, khả năng nhú lợi lấp đầy vùng kẽ răng càng
giảm [66].
Hình 1.26: Chiều cao mô mềm kế cận implant đơn lẻ liên quan với mức độ
lấp đầy của nhú lợi.
Kan (2003); Ryser (2005) phát hiện niêm mạc quanh implant ở những
cá thể có dạng sinh học nha chu dày có kích thước lớn hơn đáng kể so với
những cá thể có dạng sinh học nha chu mỏng. Mức bám dính lâm sàng tại bề
mặt răng kế cận và vị trí tiếp điểm giữa các chụp rõ ràng là những yếu tố then
chốt quyết định nhú lợi ở các phục hồi đơn lẻ trên implant có đầy đủ hay
không. Vì vậy, để nhú lợi có thể lấp đầy khoảng tiếp cận, một vị trí tiếp điểm
giữa chụp trên implant và thân răng chính xác là rất quan trọng[47];[67].
- Nhú lợi giữa các implant : Khi 2 răng liền nhau được nhổ, nhú lợi tại vị
trí này sẽ mất đi . Vì vậy, khi thay thế răng đã nhổ bằng phục hồi nâng đỡ bởi
implant, hình thái mào xương và độ dày của phần mô mềm trên sống hàm là
34
những yếu tố quyết định vị trí của nhú lợi giữa implant. Tarnow (2003) và một
số tác giả khác nhận thấy chiều cao trung bình của nhú lợi giữa các implant
khoảng 3.4 mm với 90% trường hợp nằm trong khoảng 2-4 mm[68]; [69];[70].
Hình 1.27: Nhú lợi giữa 2 implant
Salama và cs (2007) đã đưa ra nguyên tắc khoảng cách từ đỉnh mào
xương đến điểm tiếp cận trong các trường hợp khác nhau để đảm bảo cho sự
hình thành nhú lợi [71].
- Mạch máu của mô mềm quanh implant.
Năm 1994 Berglundh và cộng sự đã khám phá rằng, hệ thống mạch
máu của niêm mạc quanh implant ở chó (Hình 1.28) có nguồn gốc chủ yếu từ
những mạch máu trên màng xương bên ngoài xương ổ. Những mạch máu này
tỏa ra các nhánh đến niêm mạc trên xương ổ răng và hình thành các mao
mạch bên dưới biểu mô miệng và đám rối mạch máu nằm ngay bên cạnh
hàng rào biểu mô. Phần mô liên kết của bám dính xuyên niêm mạc vào titan
của implant chứa ít mạch máu và toàn bộ những mạch máu này được xác định
là nhánh tận của mạch máu trên màng xương[72].
35
Hình 1.28: (a) Sự hiện diện của mạch máu trên màng xương bên ngoài xương
ổ răng nhưng không có hệ thống mạch máu tương tự như đám rối mạch máu
dây chằng nha chu. (b) phóng đại thêm
1.9. Một số cách thức kết nối và xử lí kỹ thuật vùng cổ implant nhằm
giảm mức độ tiêu xương.
Vùng cổ implant là nơi lực tác động lớn nhất lên tổ chức xương xung
quanh và cũng là nơi xương thường bị tiêu trước và sau khi chịu lực. Theo
nguyên tắc sinh học thì luôn có sự tiêu xương xung quanh implant, theo
Albrektson và cs (1986) thì implant được coi là thành công nếu mức độ tiêu
xương năm đầu là 1mm và 0,2mm mỗi năm tiếp theo [73]. Tuy nhiên vì nhiều
lí do khác nhau, đặc biệt là yếu tố thẩm mĩ ở nhóm răng trước hàm trên sẽ bị
ảnh hưởng bởi sự tiêu xương. Điều này được giải thích là do kích thước của
của nhú lợi phụ thuộc vào mức độ xương xung quanh implant, mà nhú lợi ở
vùng giải phẫu trên lại có vai trò hết sức quan trọng trong nụ cười của bệnh
nhân. Vì thế, các nhà lâm sàng trên thế giới đã tập trung nghiên cứu nhằm tối
đa hóa khả năng duy trì mào xương xung quanh implant ở mức cao nhất trong
khả năng có thể. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào kết quả đó
là thiết kế, xử lí bề mặt vùng cổ implant và cách thức kết nối abutment và
implant. [74].
1.9.1. Thiết kế chuyển vị kết nối giữa implant và trụ phục hình ( Platform
Switching hoặc Platform Shifting).
Là dạng kết nối giữa implant và trụ phục hình (abutment) mà tại vị trí
36
kết nối thì đường kính trụ phục hình nhỏ hơn so với đường kính của implant,
như vậy vị trí kết nối đã dịch chuyển vào phía tâm của implant hơn so với kết
nối thông thường nhằm mục tiêu tăng độ dày của mô mềm quanh implant từ
đó hạn chế những tác nhân gây viêm nhiễm từ môi trường miệng xâm nhập
trực tiếp vào vùng mào xương xung quanh implant [75][76][77], mặt khác
những vi chuyển động ở vùng kết nối cũng sẽ giảm tác động đến vùng mào
xương do vị trí kết nối đã dịch chuyển xa mào xương hơn so với kết nối thông
thường . Hệ thống implant Platon được thiết kế mô phỏng theo hình dạng
chân răng có ren được xử lý bề mặt có cải tiến tương thích với đặc tính của
chủng người châu Á do vậy đạt kết quả tích hợp xương rất tốt. Theo
Takamatsu và cs thuộc Đại học Nha khoa Nhật Bản nghiên cứu từ 1995-1997
thì tỷ lệ thành công là 99,2%. Một nhóm tác giả khác Isao và Shobu thuộc
Hội nghiên cứu lâm sàng implant Nhật Bản trong thời gian từ tháng 5 năm
1996 tới tháng 4 năm 1998 đã cấy 120 chiếc implant Platon cho 38 bệnh nhân
cả nam lẫn nữ, tuổi trung bình là 43,6 tuổi. Kết quả là chỉ có một trường hợp
phải tháo bỏ do không có sự tích hợp xương. Hơn nữa Implant Platon được
các nhà khoa học Nhật Bản sản xuất với thiết kế chuyển vị kết nối giữa
implant và trụ phục hình nhằm bảo vệ mào xương ổ xung quanh implant[78]
Hình 1.29: Hình ảnh so sánh kết nối bình thường và chuyển vị kết nối
37
Hình 1.30: Chuyển vị kết nối dạng
Hình 1.31: Chuyển vị kết nối dạng
Platform Shifting
Platform Switching
1.9.2. Xử lí bề mặt vùng cổ implant bằng Laser [79][80].
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng việc xử lí bề mặt vùng cổ
implant bằng laser đã tăng cường khả năng bám dính của mô liên kết quanh
implant, từ đó các tác nhân có hại như vi khuẩn… khó xâm nhập vào mào
xương xung quanh implant nên hạn chế quá trình tiêu xương. Gần đây các nhà
khoa học của Mỹ còn xử lí bề mặt vùng cổ abutment nơi tiếp xúc với mô
mềm bằng Laser trên hệ thống implant Biohorizons nhằm tăng cường tối đa
khả năng bảo vệ mào xương quanh implant[81]. Shapoff và cs đánh giá trên
49 implant Biohorizons được xử lí Laser - Lok vùng cổ trong thời gian 2 năm
thấy mức tiêu xương trung bình là 0,44mm, ở thời điểm 3 năm là 0,46mm
[82], đây là mức tiêu xương rất thấp so với tiêu chuẩn của Abrektson năm
1986. Nghiên cứu của Nevins và cs (2008) cho thấy bề mặt Laser - Lok kết
nối chặt chẽ với mào xương và mô liên kết khoảng 2mm vùng cổ implant và
ngăn chặn sự xâm nhập của biểu mô về phía chóp [83].
Hình 1.32 : Bề mặt Laser – Lok của Hệ thống Biohorizons[83]
38
1.9.3. Cấu tạo các rãnh xoắn nhỏ vùng cổ implant:
Các rãnh siêu nhỏ vùng cổ nhằm tăng diện tích tiếp xúc xương- implant
ở vùng này để kháng lại các lực tác động lên quá trình tiêu xương [84].
1.9.4. Kết nối implant – abutment dạng côn (Conical connection).
Một trong những cách thức kết nối giữa implant – abutment được nhiều
nhà lâm sàng cho là sẽ làm giảm vi chuyển động giữa implant- abutment là
kết nối dạng côn (Conical connection)[85]. Vùng kết nối giữa implantabutment thường nằm ở gần khu vực mào xương, vì thế những vi chuyển
động giữa hai thành phần này trong quá trình chịu lực chức năng làm thúc đẩy
quá trình tiêu xương.
1.10. Một số biến chứng của cấy ghép implant.
1.10.1. Biến chứng trong và sau phẫu thuật:
- Chảy máu là một biến chứng cần được theo dõi và xử trí kịp thời trong
và sau phẫu thuật. Trong cấy ghép implant nha khoa thì biến chứng này
thường hay gặp ở vùng cằm của xương hàm dưới [86][87].
- Đau là vấn đề bệnh nhân thường quan tâm trước khi cấy ghép implant.
Trong một nghiên cứu của Brodala và Dent(2009) tỉ lệ đau giảm xuống khi bệnh
nhân cấy ghép bằng kỹ thuật không lật vạt, tuy nhiên kỹ thuật này ít được ứng
dụng trên những BN có ghép xương. Trên những bệnh nhân ghép xương thường
phải sử dụng kỹ thuật giảm căng vạt khi khâu đóng vết thương vì thế mức độ
đau cũng tăng hơn so với những trường hợp cấy ghép đơn thuần[88].
- Hở vết thương sau phẫu thuật gặp phải khi kỹ thuật giảm căng chưa đầy
đủ hoặc khâu không đúng, đặc biệt là trong ghép xương thì hở vết thương dễ
làm lộ màng, điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và khả năng thất bại sẽ
cao hơn[89]. Vì thế việc đóng kín vết thương không bị căng ngay sau phẫu
thuật là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của cấy implant có
ghép xương[90][21].
- Sưng nề thường tăng lên vào ngày thứ 2 -3 sau đó giảm dần, nếu sưng
nề ngày càng tăng kèm theo đau, sốt thì có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng,
39
cá biệt đã ghi nhận trường hợp biến chứng nặng như viêm trung thất gặp
trong cấy ghép implant hàm dưới[91], hay nhiễm trùng xoang hàm khi cấy
ghép implant ở hàm trên phía sau[92][93] ][94], một số tác giả đã đề xuất giải
pháp dùng kỹ thuật nội soi để xử lý biến chứng khi implant bị rơi vào trong
xoang hàm.[95][96].
1.10.2. Biến chứng sau khi phục hình:
- Những biến chứng phục hình thường hay gặp ở vùng thẩm mỹ, đặc
biệt là nhóm răng trước hàm trên: Vị trí implant nằm quá nhiều về phía tiền
đình hay quá sâu về phía chóp răng thường hay gặp trong nhổ răng cấy
implant tức thì hoặc thiếu xương[97][98]. Thật không may đó là những biến
chứng do lập kế hoạch điều trị sai ngay từ đầu nhiều hơn là những sai sót kĩ
thuật trong quá trình điều trị. Vì thế rất khó giải quyết triệt để nếu chỉ sửa
chữa bằng phục hình, những trường hợp này phải tháo implant và lập kế
hoạch điều trị lại mới hy vọng kết quả tốt hơn, song vấn đề thời gian, tài
chính và cả tâm lí là rào cản lớn với cả bệnh nhân và bác sĩ nha khoa.
- Lỏng hay gãy vít nối abutment và implant cũng hay gặp ở những răng
chịu lực nhai lớn, abutment gập góc quá lớn hoặc trên những BN có tật
nghiến răng…Trường hợp này cần phát hiện sớm và sửa chữa kịp thời nếu để
bệnh nhân nhai tiếp tục sẽ gây hại cho implant trên cả hai phương diện cơ học
và sinh học[99].
- Viêm quanh implant: Là bệnh lý phức tạp do những nguyên nhân
khác nhau như cơ địa BN bị viêm quanh răng ở các răng kế bên, quá ít lợi
sừng hóa xung quanh implant, xi măng thừa trong khi gắn phục hình hay đặt
implant quá sâu dưới mào xương tạo túi quanh implant sâu làm cho vấn đề vệ
sinh khó khăn. Các nguyên nhân trên làm cho quá trình tiêu xương nhanh
hơn, tình trạng chảy máu khi thăm khám và hậu quả là implant sớm phải tháo
bỏ do không đáp ứng được chức năng[100][101][102]. Mặc dù biết rằng quá
trình tiêu xương xung quanh implant là phản ứng sinh học của cơ thể nhưng
các nhà lâm sàng vẫn luôn tìm cách cải tiến vật liệu và kỹ thuật nhằm quản lí
40
mô xương xung quanh implant lành mạnh để thực hiện chức năng tốt
nhất[103]. Ngoài ra dạng sinh học mô mềm của bệnh nhân cũng là yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả điều trị. Trong một nghiên cứu gần đây của Linkevicius
(2009) cho thấy cùng một thời gian theo dõi trên nhóm có mô lợi sừng hóa
dày (≥2mm) thì mức độ tiêu xương trung bình là 0,26±0,08mm, trong khi ở
nhóm có mô lợi sừng hóa mỏng (< 2mm) mức tiêu xương trung bình là
1,61±0,24mm[104], kết quả này cho thấy dạng mô mềm xung quanh implant
là một yếu tố quan trọng duy trì sự lành mạnh của mô xương.Những kết quả
khác của Kan và cs (2010), Bach Le và cs (2012) cũng cho thấy mô mềm dày
thì mức độ tiêu xương ít hơn [105] [106].
1.11. Tỉ lệ thành công của implant nha khoa.
Công nghệ xử lí bề mặt, các nghiên cứu về hình thái kết nối cũng như
các trang thiết bị, vật liệu sử dụng trong ghép xương ngày càng đa dạng và
thuận tiện, đặc biệt kết quả khả quan trên những vị trí thiếu xương được ứng
dụng kỹ thuật GBR hay kĩ thuật nâng xoang ngày càng đơn giản và an toàn đã
là những yếu tố làm cho sự phát triển mạnh mẽ của chuyên ngành cấy ghép
trong những năm gần đây, tỉ lệ thành công của cấy ghép implant ngày càng
tiệm cận gần hơn với con số 100% đã là những khích lệ không nhỏ cho các
nhà lâm sàng trong lĩnh vực này[107][108]. Tại Việt Nam :
Năm 2009, Đàm Văn Việt và Lê Văn Sơn đánh giá 48 implant Platon
bằng kỹ thuật phẫu thuật một thì đạt tỉ lệ thành công 95,83%[109].
Năm 2011, Phạm Thanh Hà, Trần Văn Trường và Lê Văn Sơn đánh giá
134 implant của 2 hệ thống Platon và MIS trên 76 Bn mất răng hàm lớn
không ghép xương tỉ lệ thành công 96,4%[110] .
Năm 2012, Trịnh Hồng Mỹ và Nguyễn Bắc Hùng đánh giá 118 implant
TIS ( Hàn Quốc) trên cả hai hàm có ghép xương dị loại (Xenograft- Bio Oss)
cả trước và trong khi cấy ghép implant có tỉ lệ thành công là 93,2%[111].
41
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được chọn vào nghiên cứu là bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên bị
mất răng hàm trên từng phần được cấy ghép implant có ghép hỗn hợp xương
tự thân và xương đồng loại đông khô không khử khoáng trong cùng một thì
phẫu thuật tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội từ 2009 – 2012.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân mất răng hàm trên từng phần.
- Có chiều cao xương có ích ở phía sau hàm trên từ 5 đến dưới 10 mm
và ở phía trước lớn hơn hoặc bằng 10 mm, chiều rộng xương tối thiểu 4 mm,
khoảng cách gần - xa tối thiểu 6 mm, khoảng cách từ mào xương đến mặt
nhai răng đối lớn hơn hoặc bằng 5mm.
- Tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân có các chống chỉ định cấy ghép như: Bị các bệnh tim
mạch, tiểu đường và các bệnh hệ thống, bệnh lý xoang hàm…[112][113]
- Bệnh nhân mất răng toàn hàm.
- Bệnh nhân đã bị xạ trị vùng đầu mặt cố.
- Bệnh nhân có tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng.
- Bệnh nhân có tật nghiến răng.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ 1 /2009 đến 03/2013 tại Khoa Cấy ghép
Implant Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng
42
2.3.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu
- Cỡ mẫu được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho thử nghiệm lâm
sàng không đối chứng.
- Công thức tính cỡ mẫu:
n=Z
2
1−α / 2
s2
Δ2
Trong đó:
n: cỡ mẫu
s: độ lệch chuẩn
Δ: sai số ước lượng
Z 12−α / 2 : hệ số tin cậy = 1,96 (phân vị chuẩn ở mức ý nghĩa α = 0,05)
Sử dụng độ lệch chuẩn là 0,164 theo nghiên cứu của Linkevicius
(2009)[104] và sai số ước lượng là 0,03 đã tính được cỡ mẫu tối thiểu là 115
implant. Trên thực tế chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 126 Implant
được cấy cho 70 bệnh nhân.
2.4. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu.
- Bộ máy ghế chuyên phẫu thuật implant
- Bộ dụng cụ khám.
- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.
- Bộ mũi khoan Implant.
- Máy khoan Implant.
- Xương( Miner Oss- Biohorizons) , màng Collagen , implant
- Thuốc tê.
- Chỉ khâu phẫu thuật các loại.
- Thìa và chất lấy dấu.
- Các phương tiện, dụng cụ tại Labo phục hình.
- Xi măng gắn phục hình.
43
2.4.1. Hệ thống implant.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng 2 hệ thống implant Platon (Nhật
Bản) và Biohorizons (Mỹ) vì chúng có một số đặc điểm tương đồng sau:
- Đường kính và chiều dài tương đương nhau, cách thức kết nối lục giác
trong, implant có hình dạng chân răng có rãnh xoắn, vật liệu hợp kim
Titanium có độ mức độ chịu lực như nhau.
- Đều có implant đường kính nhỏ (3.0mm) hai thành phần (two piece).
Tại thị trường Việt Nam ở thời điểm chúng tôi tiến hành nghiên cứu chỉ có
hai hệ thống trên có dòng implant này.
- Chúng đều được xử lí thiết kế hiện đại, phù hợp với những xu hướng
của hiện nay nhằm mục tiêu bảo tồn xương và mô mềm quanh implant. Hệ
thống Platon thiết kế chuyển vị kết nối giữa trụ cấy ghép và abutment với mục
đích tăng lượng mô liên kết vùng trên mào xương để bảo vệ mào xương ít bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố bất lợi như : Vi khuẩn, độc tố, vi chuyển động…
trong môi trường miệng nhằm giảm mức độ tiêu xương [75][76][77]. Hệ
thống Biohorizons được thiết kế 3mm vùng cổ có những rãnh xoắn nhỏ và xử
lí bề mặt bằng công nghệ Laser Lok có khả năng tạo bám dính mô mềm chặt
chẽ hơn các bề mặt thông thường, bám dính của mô liên kết này được gọi là
tích hợp mô mềm nhằm bảo vệ mào xương xung quanh cổ implant[82][83].
- Xu hướng chung của các hệ thống cấy ghép là qui trình phẫu thuật đơn
giản, an toàn và kết quả phục hình đạt sự ổn định cao về mặt cơ sinh học, đặc
biệt là những thiết kế hướng đến sự bảo vệ tổ chức xương quanh implant
nhằm duy trì tốt và lâu dài chức năng ăn nhai và thẩm mĩ của trụ cấy ghép.
Thiết kế chuyển vị kết nối cùng với những rãnh xoắn siêu nhỏ ở vùng cổ được
xử lý bằng laser đã được chứng minh là có mức độ tiêu xương ít hơn các thiết
kế thông thường trong những thử nghiệm lâm sàng đối chứng.
44
2.4.2. Vật liệu ghép xương.
- Xương đồng loại đông khô không khử khoáng được sử dụng trong
nghiên cứu này là xương Miner Oss (Mỹ) gồm có 50% xương xốp để tăng
yếu tố dẫn tạo xương (osteoconduction), 50% là xương vỏ nhằm duy trì
khoảng trong thời gian một năm giúp cho xương mới có thể phát triển
tốt[19]. Ngoài ra chúng tôi luôn tận dụng những mảnh xương vụn trong quá
trình khoan hoặc dụng cụ nạo, mũi khoan lấy xương ở những vị trí lân cận để
sử dụng phối hợp nhằm phát huy khả năng sinh xương (osteogenesis) chỉ có
trong xương tự thân. Như thế vị trí khuyết hổng xương trong nghiên cứu này
đã được sử dụng một hỗn hợp xương mang đầy đủ các yếu tố sinh xương, dẫn
tạo xương và tính cảm ứng xương (có trong xương đồng loại và tự thân) nhằm
đảm bảo cho kết quả ghép xương tốt hơn.
- Màng collagen tự tiêu kích thước 10 x 20 mm, 20 x 30 mm hoặc 30 x
40 mm được sử dụng trong nghiên cứu có tên thương mại là Mem - Lok (
Mỹ) có khả năng tự tiêu trong khoảng thời gian từ 26 đến 38 tuần. Màng
Mem - lok có lỗ với kích cỡ vừa đủ giúp các phân tử lớn lưu chuyển các
dưỡng chất cần thiết cho quá trình lành thương, thích nghi dễ dàng với nhiều
loại khiếm khuyết xương.
Gần đây để tăng khả năng liền thương trong ghép mô của y học nói
chung và kỹ thuật tái sinh xương có hướng dẫn(GBR) trong răng hàm mặt nói
riêng, nhiều tác giả đã sử dụng máu tĩnh mạch li tâm để lấy huyết tương hoặc
huyết thanh giàu tiểu cầu (PRP, PRF) phủ lên hoặc trộn lẫn với hỗn hợp
xương giúp cho quá trình liền thương tốt hơn. Kĩ thuật này được phát triển bởi
tác giả Choukroun và cs từ năm 2001 tại Pháp[114]. Năm 2006 Choukroun và
cs phẫu thuật nâng xoang trên 9 vị trí. Ở 6 xoang, PRF được trộn với bột
xương đồng loại đông khô khử khoáng: FDBA( nhóm thử), và ở 3 xoang bột
xương được ghép đơn thuần mà không trộn với PRF( nhóm chứng). Sau điều
trị 4 tháng đối với nhóm thử và 8 tháng đối với nhóm chứng, các mẫu xương
45
được lấy từ phần ghép xương trong quá trình cấy ghép implant. Những mẫu
xương này được đem làm tiêu bản mô học.
Kết quả đánh giá mô học đã cho thấy sự xuất hiện của xương mới
xung quanh xương ghép. Sau 4 tháng lành thương, sự tạo xương ở nhóm thử
đồng nhất hơn là nhóm chứng sau 8 tháng lành thương. Tuy nhiên, lượng
xương tạo thành ở 2 nhóm là tương đương nhau [115]. Trong quá trình thực
hành lâm sàng chúng tôi đã tiến hành ứng dụng kĩ thuật này, song do số lượng
còn ít chưa đủ cỡ mẫu và chưa thể dùng cách thức đánh giá bằng mô học cắt
lát vị trí ghép xương để so sánh nên chúng tôi đã loại bỏ những bệnh nhân này
ra ngoài nghiên cứu.
Hình 2.1: Xương Mineross
Máy khoan Implant có thể điều chỉnh được lực vặn (torque), cơ chế
điều chỉnh này cho phép máy không vặn quá mạnh và luôn quay ở một tốc độ
đã đặt trước. Tay khoan Implant là tay khoan giảm tốc (thông thường là 20:1)
và có làm lạnh. Tốc độ quay thông thường khi khoan xương khoảng 800 1200 vòng/phút; tốc độ khi tạo ren và vặn Implant khoảng 10 - 25 vòng/phút.
46
Hình 2.2 Máy khoan Hình 2.3. Bộ phẫu thuật Platon
Hình 2.4 Bộ phẫu thuật Biohorizons
2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu
2.5.1. Khám lâm sàng
Sau khi khám và tư vấn sơ bộ, nếu bệnh nhân có nguyện vọng được
điều trị phục hình bằng phương pháp cấy ghép Implant chúng tôi sẽ khám
toàn thân và tại chỗ theo mẫu bệnh án chuyên khoa (Xem phụ lục 1):
- Tình trạng sức khoẻ toàn thân
- Nguyên nhân mất răng.
- Các phục hình cũ nếu có.
- Tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng.
- Chứng khô miệng.
- Tật nghiến răng.
- Hình dáng khuôn mặt.
- Tình trạng răng còn lại.
- Niêm mạc vùng phục hình.
- Hình dạng sống hàm.
- Khoảng trống liên hàm.
- Tình trạng vệ sinh răng miệng.
- Tình trạng khớp cắn.
Nếu bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì chúng tôi sẽ tiến hành chụp
phim X quang.
47
2.5.2. Chụp phim X quang
2.5.2.1. Phim Panorama
Phim Panorama là một thủ thuật cận lâm sàng thường dùng trong khi
cấy ghép Implant, nó cho chúng ta biết tình trạng của các răng còn lại, vị trí
của ống hàm dưới và xoang hàm trên, chiều cao của xương , Tình trạng bệnh lý
sau phục hình v.v… Phim Panorama có nhược điểm là chỉ cho chúng ta biết kích
thước của xương hàm theo chiều dọc.
2.5.2.2. Phim cận chóp.
Là phim được sử dụng để đánh giá tích hợp xương hay những liên quan
trực tiếp với các chân răng kế bên trong những khoảng mất răng hẹp.
2.5.2.3. Phim CT Cone Beam
Trong những trường hợp không chắc chắn về độ dày, chiều cao và hình
dạng giải phẫu của xương hàm thì bệnh nhân được cho chụp phim CT Cone
Beam. Phim CT Cone Beam cho phép xác định chính xác hình dạng và kích
thước của các yếu tố giải phẫu liên quan, có thể tái tạo hình ảnh xương hàm
theo không gian 3 chiều và cho phép lập kế hoạch điều trị trên phần mềm
chuyên dụng.
Sau khi chụp phim X quang sẽ tiến hành các bước tiếp theo:
- Chẩn đoán.
- Tiên lượng.
- Lập kế hoạch điều trị tiền phục hình.
- Lập kế hoạch phục hình trên Implant cho bệnh nhân.
- Lập kế hoạch cấy ghép Implant bao gồm vị trí, kích thước, hướng đặt
Implant, khối lượng xương ghép, kích thước màng collagen và phương pháp
phẫu thuật theo mục tiêu của phục hình cuối cùng.
48
2.5.3. Đánh giá hình thái thiếu xương để lựa chọn cách thức phẫu thuật.
2.5.3.1 Bệnh nhân đã mất răng phía trước hàm trên(Răng cửa giữa, răng cửa
bên và răng nanh).
Dựa vào phân loại của Park (2007)[16] lựa chọn:
- Loại khuyết hổng xương: IIA , IIIA
2.5.3.2 Bệnh nhân đã mất răng phía sau hàm trên(Răng hàm nhỏ và răng
hàm lớn)
Dựa vào phân loại của Wang và Amar (2008)[18] lựa chọn:
- Loại B và B-h trong phân loại của Wang và Amar (2008)
- Những bệnh nhân có dạng khuyết hổng xương cần ghép xương trước
theo qui trình 2 thì (Ghép xương trước rồi sau 4-8 tháng đặt implant) hoặc
khuyết hổng cần dùng màng không tiêu (PTFE hoặc Titanium) sẽ không được
thống kê trong nghiên cứu này.
2.5.4. Các xét nghiệm cận lâm sàng khác
Bệnh nhân được làm xét nghiệm sinh hóa máu để loại trừ bệnh lý toàn
thân trong chống chỉ định, xét nghiệm thời gian máu chảy, máu đông, HIV,
HbsAg.
2.5.5. Kỹ thuật tiến hành cấy ghép Implant
2.5.5.1. Vô cảm
Gây tê tại chỗ dưới màng xương, sử dụng thuốc tê Lidocaine chứa
1:100.000 Epinephrine.
Trường hợp nâng xoang kín: Gây tê vùng dây thần kinh răng trên sau.
2.5.5.2. Phẫu thuật cấy ghép Implant
Trước khi phẫu thuật BN được sát khuẩn trong và ngoài miệng bằng
Betadine, xúc miệng Chlohexidine 0,12% trước phẫu thuật một ngày và sau
phẫu thuật 10 ngày, dùng kháng sinh dự phòng. Loại kháng sinh được sử
dụng là Rodogyl và Dalacin C, ngoài ra BN sử dụng thêm thuốc chống sưng
nề (Anphachymotrypsine), giảm đau (Efferalgancodein) sau khi phẫu thuật.
49
- Kỹ thuật lật vạt, đặt implant và ghép xương
Nếu còn tối thiểu 3mm tổ chức lợi bám dính thì đường rạch nằm giữa
niêm mạc bám dính và giữa vị trí các Implant định đặt. Nếu tổ chức lợi bám
dính còn ít hơn 3mm thì đường rạch lệch về phía lưỡi sao cho còn tốt thiểu
1,5 mm lợi bám dính ở mặt ngoài nhằm tránh tác động của cơ mút làm hở vết
thương gây cản trở quá trình liền thương cũng như các biến chứng của niêm
mạc quanh Implant sau này. Từ vị trí đường rạch tiến hành bóc tách vạt niêm
mạc - màng xương toàn phần để bộc lộ xương hàm vùng phẫu thuật.
- Với vị trí không liên quan đến xoang hàm: Dùng mũi khoan tròn đường
kính 2mm hoặc mũi khoan nhọn để định vị vị trí khoan xương, sau đó khoan
mũi khoan ban đầu đường kính 2 mm tới chiều dài của Implant đã chọn. Khoan
hoặc dùng bộ dụng cụ nong rộng tương ứng với đường kính của Implant đã
chọn, rồi vặn Implant vào đúng vị trí. Sau đó tiến hành ghép xương vào vị trí
khuyết hổng, đặt và cố định màng rồi đóng vạt theo qui trình 1, 2.
- Với vị trí liên quan xoang hàm : Dùng mũi khoan tròn đường kính
2mm hoặc mũi khoan nhọn để định vị vị trí khoan xương, sau đó khoan mũi
khoan ban đầu đường kính 2 mm và các mũi mở rộng hoặc nong xương đến
cách đáy xoang 1 mm, tiếp theo tiến hành khoan mở đáy xoang bằng dụng cụ
chuyên dụng và đưa xương vào đến khi đủ khối lượng theo dự kiến. Đặt
implant và đóng vạt theo qui trình 3.
50
+ Qui trình 1: Cấy implant và ghép xương ở vị trí khuyết hổng vùng cổ.
Hình 2.5 đến 2.8: Các bước tiến hành ghép xương khuyết hổng vùng cổ
implant
+ Qui trình 2: Cấy implant và ghép xương vị trí khuyết hổng vùng thân
(khuyết hổng dạng cửa sổ).
Hình 2.9 đến 2.13: Các bước tiến hành ghép xương khuyết hổng vùng thân implant
51
+ Qui trình 3: Cấy implant và ghép xương vùng chóp implant (nâng xoang kín).
Hình 2.14 đến 2.24: Các bước tiến hành nâng xoang kín ghép xương và đặt
implant
52
2.5.6. Phẫu thuật bộc lộ Implant để làm phục hình
Khi sử dụng phương pháp cấy ghép 2 giai đoạn thì ở giai đoạn 1
Implant được vùi trong xương. Sau khi thời gian liền thương đã trôi qua thì
cần phải bộc lộ Implant để làm răng giả cho bệnh nhân. Thông thường để bộc
lộ Implant cần phải gây tê rồi lật vạt để bộc lộ Implant và lắp trụ liền thương.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng một số phương pháp tạo hình nhú lợi
nhằm tăng chức năng thẩm mỹ cho phục hình.
Hình 2.25 đến 2.32: Các phương pháp tạo hình nhú lợi khi đặt trụ lành
thương của Palace và cs [116]
53
2.5.7. Làm phục hình cho bệnh nhân
2.5.7.1. Vật liệu lấy dấu
Sử dụng Silicone làm vật liệu lấy dấu.
2.5.7.2. Phương pháp lấy dấu
- Lắp trụ lấy dấu chuyển tiếp vào Implant.( phía trước lấy dấu khay
hở, phía sau với bn khó há miệng lấy dấu khay đóng)
- Thử thìa lấy dấu cá nhân sao cho đỉnh của trụ lấy dấu chuyển tiếp
trồi ra và nằm ngang bằng hoặc cao hơn bề mặt của thìa lấy dấu.
- Lấy dấu bằng Silicone một thì theo phương pháp thông thường.
- Tháo ốc liên kết trụ lấy dấu chuyển tiếp với Implant, lấy dấu ra khỏi
miệng bệnh nhân, lắp Implant analog vào trụ lấy dấu chuyển tiếp.
- Làm lợi giả và đổ mẫu bằng thạch cao cứng.
- Tháo ốc liên kết giữa trụ lấy dấu chuyển tiếp và Implant analog, gỡ
thìa lấy dấu ra khỏi mẫu thạch cao.
2.5.7.3. Các bước làm răng giả tại labo
- Làm lợi giả và đổ mẫu bằng thạch cao cứng.
- Gỡ mẫu và tháo trụ chuyển tiếp ra khỏi mẫu thạch cao.
- Chọn abutment : Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn abutment là số
lượng, vị trí của Implant trong tương quan với cung hàm, các răng kế bên và
đối diện, tổ chức mô mềm quanh Implant và các yếu tố sinh cơ học khác.
- Chế tạo răng giả.
2.5.8. Lắp răng giả trên lâm sàng.
2.5.8.1. Lắp răng giả gắn bằng xi măng
- Kiểm tra sự khít sát của răng giả với cùi giả, răng bên cạnh, răng đối
xứng và mô mềm xung quanh răng.
- Kiểm tra và chỉnh sửa hình thể, màu sắc nếu cần thiết.
- Cô lập vùng phục hình, làm sạch, sát trùng và dùng xi măng để gắn
răng giả.
54
- Dùng thám trâm và chỉ tơ nha khoa để lấy sạch xi măng thừa.
- Hen bệnh nhân tái khám sau 1 tuần để kiểm tra khớp cắn, tình trạng
vệ sinh quanh răng.
- Hàn lỗ hở mặt nhai bằng composite trong trường hợp có đục lỗ mặt nhai.
2.5.8.2. Lắp răng giả gắn bằng ốc vít
- Kiểm tra sự khít sát của răng giả với cùi giả, răng bên cạnh, răng đối
xứng và mô mềm xung quanh răng.
- Kiểm tra và chỉnh sửa hình thể, màu sắc nếu cần thiết.
- Cô lập vùng lắp răng, làm sạch, sát trùng, đặt răng giả vào vị trí và
siết các vít liên kết với lực vặn 20Ncm.
- Đặt miếng bông nhỏ vào phần dưới của lỗ mặt nhai của răng giả rối
hàn lớp trên bằng vật liệu hàn tạm (Caviton).
- Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện chế độ ăn nhẹ nhàng, không nhai các
thức ăn cứng.
- Hẹn bệnh nhân đến kiểm tra sau 1 tuần, lấy bỏ chất hàm tạm và bông
trong lỗ mặt nhai, siết lại ốc liên kết với lực vặn 25 Ncm rồi hàn tạm lại như cũ.
- Bệnh nhân có thể thực hiện chế độ ăn nhai bình thường.
- Hẹn bệnh nhân đến kiểm tra sau 1 tháng, siết lại ốc liên kết với lực
vặn 32 - 35 Ncm, hàn lỗ mặt nhai với chất nhiệt dẻo ở 1/3 dưới, tiếp theo là
lớp composite lỏng, lớp che màu (opaque) và lớp composite đặc ở trên cùng.
2.6. Phương pháp thu thập số liệu
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân được tư vấn, khám toàn thân
và tại chỗ. Các dữ liệu của bệnh nhân được thu thập và điền vào Bệnh án
chuyên khoa (Phụ lục 1).
Bệnh nhân được chụp phim CT cone beam vào thời điểm trước khi cấy
ghép, phim panorama ngay sau khi cấy ghép, khi lắp phục hình (khoảng 6-8
tháng) và khám định kỳ hàng năm.
55
Khi bệnh nhân đến tái khám các số liệu thu thập được điền vào Phiếu
theo dõi bệnh nhân (Phụ lục 2).
2.6.1. Đo chiều cao xương có ích
Hình 2.33: Đo chiều cao xương bằng phần mềm chuyên dụng
Đo trên phim CT cone beam bằng phần mềm chuyên dụng.
- Vùng phía trước : Tính từ mào xương đến nền mũi.
- Vùng phía sau : Tính từ mào xương đến đáy xoang hàm.
2.6.2. Đo chiều rộng xương có ích
Hình 2.34: Đo chiều rộng xương bằng phần mềm chuyên dụng
56
Đo trên phim CT cone beam bằng phần mềm chuyên dụng. Chiều rộng
xương có ích thống kê trong nghiên cứu được ghi tại nơi có trị số nhỏ nhất,
tức là nơi thiếu xương nhất (Ở vùng cổ implant, hoặc thân implant ).
2.6.3. Xác định mật độ xương
Mật độ xương hàm vùng cấy ghép được xác định dựa vào 2 tiêu chí:
Dựa vào hình ảnh X quang:Phân loại độ đặc của xương theo Lekholm
và Zarb(1985) chia làm 4 loại:
- D1: Cấu tạo chủ yếu bởi lớp xương vỏ, có hình ảnh cản quang rõ nét
trên phim X quang.
- D2: Cấu tạo bởi lớp xương vỏ dày, cản quang rõ, bên dưới là lớp xương
xốp cản quang ít hơn với các bè xương rõ nét.
-
D3: Cấu tạo bởi lớp xương vỏ mỏng, bên dưới là lớp xương xốp ít cản
quang, hình ảnh các bè xương mờ.
- D4: Cấu tạo chủ yếu bởi lớp xương xốp ít cản quang, hình ảnh các bè
xương rất mờ nhạt. Lớp xương vỏ rất mờ hoặc có thể không có.
Dựa vào độ cứng của xương khi khoan mũi khoan đầu tiên
- D1: Chất lượng xương rất cứng dọc theo toàn bộ chiều dài của mũi
khoan, cần phải dùng áp lực mới đưa được mũi khoan xuống.
- D2: Sau khi khoan thủng lớp xương vỏ dày thì đến lớp xương xốp với
mật độ thấp hơn.
- D3: Chỉ cần khoan thủng lớp xương vỏ tương đối mỏng là đến lớp
xương xốp, lực cản lại đường đi của mũi khoan là rất nhỏ.
- D4: Hầu như không có trở lực khi khoan, hướng đi của mũi khoan dễ bị
lệch nếu tay khoan không được giữ ổn định.
57
Hình 2.35: Độ đậm đặc của xương[19]
2.6.4. Đo độ rộng của niêm mạc sừng hóa vùng cấy ghép[12]
Thời điểm đo ngay trước khi tiến hành cấy ghép Implant và trước khi
phẫu thuật thì 2 đặt trụ lành thương lợi.
Kẻ đường dọc theo chính giữa sống hàm, dùng compa đo khoảng cách từ
đường này đến ranh giới của niêm mạc bám dính và niêm mạc di động.
2.6.5. Đo chiều cao lợi sừng hóa [104]
Chiều cao lợi sừng hóa được đo bằng cây đo túi lợi khi phẫu thuật lật
vạt ở lần phẫu thuật đặt implant.
Hình 2.36: Đo chiều cao lợi sừng hóa
2.6.6. Xác định dạng sinh học của mô mềm.
Dạng sinh học của mô mềm được đánh giá bằng thám châm nha chu
mô tả bởi Kan và cs. Dạng sinh học mô mềm sẽ được phân thành loại mỏng
(nhìn thấy – visible) và dày (không nhìn thấy – invisible) dựa trên khả năng
nhìn thấy thám châm nha chu nằm bên dưới (CPU 15 UNC; Hu-Friedy).
58
Hình 2.37: Xác định dạng sinh học mô mềm [105]
2.6.7. Xác định mức độ đau sau cấy ghép
Dựa vào bảng câu hỏi của thước VAS(Visual Analog Scale) theo
nghiên cứu của Brodala và cs đã áp dụng [88].
Mức độ
Không đau
Đau ít
Đau vừa
Đau nhiều
Triệu chứng
Không đau
Cảm giác bứt
rứt khó chịu
Có cảm giác
đau nhưng
chịu được
Đau không
chịu đựng
được, phải
dùng thuốc.
2.6.8. Phương pháp ghi tình trạng niêm mạc quanh Implant
Chỉ số tình trạng viêm xung quanh Implant
Dựa theo phân loại của Löe và Silness [117]
- 0 : niêm mạc xung quanh Implant bình thường.
- 1: viêm nhẹ, niêm mạc hơi đổi màu và phù nề nhẹ.
- 2: viêm ở mức độ trung bình, niêm mạc đỏ, phù nề và bóng.
- 3: viêm nặng, niêm mạc đỏ và phù nề rõ, có thể loét.
2.6.9. Phương pháp ghi mức độ tiêu xương quanh Implant trên phim
Panorama.
Xác định giá trị của điểm mốc ban đầu
Điểm mốc ban đầu là điểm tiếp xúc giữa thân Implant và xương mào
sống hàm. Dùng thước phóng đại 125% đặt trên phim Panorama và đo
khoảng cách từ mặt trên của Implant (Platform) đến điểm tiếp xúc giữa thân
Implant với xương mào sống hàm để lấy giá trị ban đầu (tính bằng mm).
59
Xác định giá trị của điểm mốc hiện tại
Đo tương tự như trên để tính khoảng cách từ mặt trên của Implant đến
điểm tiếp xúc giữa thân Implant và mào sống hàm tại thời điểm hiện tại để lấy
giá trị hiện tại. Hiệu số giữa giá trị của điểm mốc hiện tại và giá trị của điểm
mốc ban đầu là mức độ tiêu xương trong khoảng thời gian giữa hai điểm mốc.
Hình 2.38: Mốc ban đầu
Hình 2.39: Mốc hiện tại
Hình 2.38 cho thấy mặt xa của Implant tại vị trí răng 36 có giá trị của
điểm mốc ban đầu là 2 mm. Hình 2.39 cho thấy cũng tại mặt xa của Implant
này giá trị của điểm mốc hiện tại là 3 mm. Kết quả này cho thấy mức tiêu
xương trong thời gian giữa hai lần chụp phim là 4 – 3 = 1 mm.
2.6.10. Đánh giá kích thước nhú lợi( chỉ số Jemt )
Đánh giá chỉ số lấp đầy nhú lợi (papilla fill index – PFI) quan sát bằng
mắt thường. Chỉ số PFI tính từ 0 đến 4 theo đề xuất của Jemt : Điểm 0 là
không có mô mềm ở vùng được đánh giá; 1 là mô mềm bám dưới ½ khoảng
cách từ đỉnh nhú lợi đến điểm chạm phục hình ; 2 là có nhiều mô mềm hơn 1
nhưng không bám hết đến điểm chạm; 3 là mô mềm lấp hết khoảng trống, 4 là
nhú lợi tăng sản[118]
Hình 2.40: Phương pháp các định chỉ số lấp đầy nhú lợi
60
2.6.11. Đánh giá tình trạng phục hình
- Vỡ sứ: Quan sát bằng mắt thường, phục hình được xác định là vỡ sứ
khi phần sứ bị vỡ ảnh hưởng đến hình dạng và/hoặc chức năng của phục hình.
- Hở tiếp xúc: Răng giả được xác định là hở tiếp xúc khi lá matrix thép
lách qua được mặt tiếp xúc với răng kế bên.
- Lỏng ốc liên kết: Răng giả lung lay nhưng Implant vẫn ổn định
- Hở lỗ bắt vít : Quan sát bằng mắt thường nhìn thấy phần composite
bị bong mất, thức ăn nhồi nhét trong lỗ vít.
2.6.12. Đánh giá khả năng khôi phục sức nhai
Tốt: Bệnh nhân có khả năng nhai dễ dàng và thoải mái tất cả các loại
thức ăn kể cả thức ăn cứng như thịt nướng, lạc rang …
Trung bình: Bệnh nhân có khả năng nhai bình thường với răng giả, có
thể gặp một chút khó khăn khi nhai các thức ăn cứng hoặc xơ.
Kém: Bệnh nhân khó nhai, có thể bị vướng hoặc đau khi nhai và chỉ ăn
được những thức ăn rất mềm ví dụ như khoai tây ninh, đậu phụ …
2.6.13. Đánh giá khả năng khôi phục chức năng thẩm mỹ.
Tốt: Răng giả có hình thể, màu sắc hài hòa như răng thật, bệnh nhân hài
lòng.
Trung bình: Răng giả có hình thể, màu sắc hài hòa gần như răng thật,
bệnh nhân chấp nhận.
Kém: Răng giả có hình thể, màu sắc không tương đồng với răng thật,
bệnh nhân không chấp nhận.
2.6.14. Xác định tình trạng viêm quanh Implant
Implant được xác định có tình trạng viêm khi có mức tiêu xương hiện
tại vượt quá 3,1 mm so với mức xương khởi điểm, có tình trạng chảy máu
hoặc dịch mủ tiết ra khi thăm khám theo tiêu chuẩn trong nghiên cứu của
Mombelli và Lang [119].
61
2.6.15. Xác định ca thất bại
Chúng tôi dựa theo tiêu chuẩn của Albrektsson và cs (1986) [73]. Implant
được coi là thất bại khi có một trong những hiện tượng sau đây:
- Implant bị lung lay.
- Bệnh nhân có các dấu hiệu đau hoặc nhiễm trùng mà không thể phục hồi.
- Không đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, bệnh nhân yêu cầu tháo bỏ.
2.6.16. Đánh giá độ vững chắc của implant
Chúng tôi sử dụng máy Periotest M để đo theo hướng dẫn của nhà sản xuất
với các mức độ từ : - 8 đến + 50.
- Từ - 8 đến 0: Tích hợp xương tốt, cho phép chịu lực
- Từ +1 đến +9: Cần phối hợp đánh giá trên lâm sàng, thường chưa thể chịu lực
- Từ + 10 đến + 50 : Tích hợp xương chưa đầy đủ, không cho phép chịu lực.
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân đều được tư vấn về các ưu nhược điểm, cách thức
thực hiện kỹ thuật, các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình điều trị và
bệnh nhân chấp nhận được điều trị phục hình bằng phương pháp cấy ghép
Implant nha khoa có ghép xương.
Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu được cấp phép của Bộ Y tế.
2.8. Xử lý số liệu
Các số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm thống kê y học
SPSS 17.0. Các Test thống kê : Khi bình phương, t-test, Fisher-exact test. Tìm
hiểu sự các yếu tố liên quan đến mức độ lấp đầy của nhú lợi xung quanh
implant, chúng tôi tính nguy cơ tương đối (RR) và tỉ suất chênh (OR) với
khoảng tin cậy 95% (Confidence interval).
62
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng và Xquang bệnh nhân mất răng.
3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính và tuổi
Bảng 3.1. Phân bố về giới tính và tuổi
Giới
Nam
Nữ
Chung
n
%
n
%
n
%
< 30
5
20,0
14
31,2
19
27,1
30 – 50
10
40,0
20
44,4
30
42,9
> 50
10
40,0
11
24,4
21
30,0
Tổng
25
100,0
45
100,0
70
100,0
Nhóm tuổi
X ± SD
47,2±14,1
39,1±14,5
42,2±14,8
Nhận xét:
-
Tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu là 70 bệnh nhân, nữ giới chiếm
tỉ lệ 64,3% nhiều hơn nam giới chiếm tỉ lệ 35,7% .
- Các đối tượng tham gia nghiên cứu ở nhiều lứa tuổi, nhỏ nhất là 19 tuổi,
lớn nhất là 66 tuổi và trung bình chung là 42,2 ± 14,8 tuổi.
- Tuổi trung bình của nữ là: 39,1±14,5.
- Tuổi trung bình của nam là: 47,2±14,1.
- Nhóm tuổi chiếm cao nhất là 30 - 50 tuổi ,chiếm 42,9%.
- Không có sự khác nhau giữa nam và nữ ở các nhóm tuổi với p > 0,05
63
3.1.2. Kích thước xương(mm)
Bảng 3.2. Phân bố chiều rộng xương và vị trí răng mất
Răng trước
Răng sau
Chiều rộng
n
%
n
%
n
%
9
0
0,0
32
41,5
32
25,4
Tổng
49
100,0
77
100,0
126
100,0
Vi trí răng mất
p
Chung
9 mm có 32/126 trường hợp chiếm 25,4%, chỉ
gặp ở răng sau.
- Sự khác nhau giữa nhóm có chiều rộng xương < 6mm và nhóm có
chiều rộng xương ≥ 6 mm với vị trí răng có ý nghĩa thống kê ( p < 0.001).
64
Bảng 3.3. Phân bố chiều cao xương và vị trí răng mất
Vi trí răng mất
Răng trước
Răng sau
n
%
n
%
n
%
5 - 50 % có 7/12
trường hợp tương đương với 58,3%.
- Có sự khác nhau về độ đặc xương và nhóm tuổi của bệnh nhân với p < 0.001
3.1.6. Phân bố vị trí thiếu xương
Bảng 3.9. Phân bố vị trí thiếu xương và vị trí mất răng
Vị trí răng mất
Dạng thiếu
Răng trước
Răng sau
Chung
xương
Cổ
n
%
n
%
n
%
29
59,2
18
23,4
47
37,3
Thân
20
40,8
17
22,1
37
29,4
Chóp
0
0,0
42
54,5
42
33,3
Tổng
49
100,0
77
100,0
126
100,0
p
0,05).
70
Bảng 3.11. Phân bố loại mô mềm và giới tính
Nam
Giới tính
Nữ
Chung
Độ mô mềm
n
%
n
%
n
%
Mỏng
22
45,8
41
52,6
63
50,0
Dầy
26
54,2
37
47,4
63
50,0
Tổng
48
100,0
78
100,0
126
100,0
p
0,670
Nhận xét:
- Tỉ lệ mô mềm dày và mỏng là tương đương nhau.
- Nam giới: Loại mô mềm dày chiếm tỉ lệ cao hơn với 26/48 trường hợp,
chiếm 54,2%.
- Nữ giới: Loại mô mềm dày chiếm tỉ lệ thấp hơn với 37/78 trường hợp,
chiếm 47,4%.
- Chưa thấy sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa loại mô mềm với giới
tính của bệnh nhân với p> 0,05.
3.1.8. Kích thước trụ cấy ghép(mm)
Bảng 3.12. Phân bố đường kính trụ cấy ghép và chiều rộng xương
9
Chung
Đường kính trụ
n
%
n
%
n
%
n
%
3,0
28
39,4
0
0,0
0
0,0
28
22,2
3,3 – 3,8
43
60,6
12
52,2
4
12,5
59
46,8
4,6 – 4,7
0
0,0
7
30,4
27
84,4
34
27
5,8
0
0,0
4
17,4
1
3,1
5
4
Tổng
71
100,0
23
100,0
32
100,0
126
100,0
Nhận xét:
- Đường kính trụ 3,3- 3,8 được sử dụng nhiều nhất (59/126 =46,8%),
trong đó 43/59 trường hợp ở vùng có chiều rộng xương < 6mm. chiếm 72,9%.
71
- Toàn bộ trụ đường kính 3,0 sử dụng cho nhóm răng trước, có 28/126
trường hợp, chiếm 22,2%.
- Đường kính trụ 4,6 – 4,7 – 5,8 chỉ sử dụng ở nhóm răng sau.
- Nhóm chiều rộng xương > 9 mm, đường kính trụ 4,6 – 4,7 được sử
dụng nhiều nhất với 27/32 trường hợp, chiếm 84,4%.
- Nhóm chiều rộng xương 3mm với chiều rộng xương
12
25
51,0
4
5,2
29
23,0
Tổng
49
100,0
77
100,0
126
100,0
p
12 mm có 23/ 126, chiếm 23%. Trong đó phổ biến là nhóm
răng trước với 25/29 trường hợp, chiếm 86,2%.
- Nhóm ít nhất là chiều dài > 12 mm ở vị trí răng sau với 4/ 126 trường
hợp, chiếm 3,2%.
- Có sự khác biệt về chiều dài trụ cấy ghép và vị trí cấy ghép trước - sau
trên cung hàm với p< 0,001.
3.1.9. Khối lượng xương ghép(gr)
Bảng 3.15. Phân bố khối lượng xương ghép và vị trí thiếu xương
Vị trí thiếu
Cổ
Thân
Chóp
Chung
xương
Khối lượng
n
%
n
%
n
%
n
%
xương
< 0,5
4
8,5
1
2,7
0
0,0
5
4
0,5 - 1
43
91,5
36
97,3
38
90,5
117
92,8
>1
0
0
0
0
4
9,5
4
3,2
Tổng
47
100
37
100
42
100
126
100
73
Nhận xét:
- Khối lượng xương ghép cho mỗi trụ phổ biến trong khoảng 0,5 – 1 gr,
có 117/126 trường hợp, chiếm 92,8%.
- Tại mỗi vị trí thiếu xương vùng cổ, thân hay chóp thì khối lượng xương
0,5 – 1 gr cũng được sử dụng phổ biến với tỉ lệ tương ứng là : 91,5%;
97,3%; 90,5%.
- Khối lượng xương > 1 gr chỉ được sử dụng cho khuyết hổng vùng chóp
với 4/126 trường hợp, chiếm tỉ lệ ít nhất là 3,2%.
- Không có trường hợp khuyết hổng vùng chóp nào sử dụng khối lượng
xương ít hơn 0,5gr.
Bảng 3.16. Phân bố khối lượng xương ghép và thời gian mất răng
< 0,5
0,5 – 1
>1
Khối lượng
xương
Thời gian
n
%
n
%
n
%
< 6 tháng
3
60,0
28
23,9
2
50,0
6 – 12 tháng
1
20,0
28
23,9
0
0,0
12 – 60 tháng
1
20,0
52
44,4
1
25,0
> 60 tháng
0
0,0
9
7,7
1
25,0
Tổng
5
100,0
117
100,0
4
100,0
Nhận xét:
- Khối lượng xương ghép < 0,5 gr có 5/ 126 trường hợp. Trong đó có 3/5
(60%) trường hợp thời gian mất răng < 6 tháng.
- Khối lượng xương ghép 0,5 – 1 gr là phổ biến với 117/126 trường hợp,
trong đó nhóm có thời gian mất răng 12-60 tháng chiếm đa số với
52/117(44,4%). Nhìn chung ở tất cả các nhóm thời gian mất răng thì
khối lượng xương ghép 0,5 – 1 gr luôn chiếm tỉ lệ nhiều nhất.
- Nhóm có thời gian mất răng > 60 tháng không có trường hợp nào sử
dụng khối lượng xương < 0,5 gr.
74
3.2. Kết quả cấy ghép
3.2.1. Mức độ ổn định sơ khởi
20 -35
> 35
33,3%
66,7%
Biểu đồ 3.1. Mức độ ổn định số khởi
Nhận xét:
- Trong nghiên cứu của chúng tôi mức độ ổn định sơ khởi > 35 N/cm chiếm tỉ
lệ cao gấp đôi so với mức độ ổn định sơ khởi 20-35 N/cm với 66,7%.
- Không có trường hợp nào ổn định sơ khởi thấp hơn 20 N/cm.
3.2.2. Tình trạng vết thương
3.2.2.1. Mức độ đau sau phẫu thuật
Bảng 3.17. Phân bố mức độ đau sau phẫu thuật và vị trí thiếu xương
Vị trí thiếu
Độ đau
Cổ
Thân
Chóp
chung
n
%
n
%
n
%
n
%
Không đau
4
8,5
6
16,2
19
45,2
29
23
Đau nhẹ
18
38,3
16
43,2
16
38,1
50
39,7
Đau vừa
25
40,5
0
7
0
16,7
0
37,3
0
15
0
47
Đau dữ dội
53,2
0
0
0
Tổng
47
100,0
37
100,0
42
100,0
126
100
p
0,05
p
0,005
0,001
Nhận xét:
- Bảng 3.20 cho thấy 18 trường hợp bị hở vết thương ở thời điểm 7- 10
ngày (thời điểm cắt chỉ)có mức độ tiêu xương cao hơn so với những
trường hợp không bị hở vết thương, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p= 0.005 ở phía gần và p= 0,001 ở phía xa.
- Tuy nhiên mức độ tiêu xương phía xa và phía gần ở từng nhóm chưa
thấy sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
78
3.2.3. Tiêu xương trước phục hình(mm)
Bảng 3.21. Liên quan giữa loại mô mềm và mức độ tiêu xương trước phục hình
Gần
Tiêu xương
Mô mềm
Xa
p
n
X ± SD
n
X ± SD
Mỏng
60
0,39 ± 0,09
60
0,38 ± 0,11
>0,05
Dày
63
0,29 ± 0,06
63
0,30 ± 0,07
>0,05
p
0,000
0,000
Nhận xét:
- Bảng 3.21 cho thấy trên những bệnh nhân có dạng mô mềm mỏng có mức
tiêu xương trung bình phía gần là 0,39 ± 0,09, phía xa là 0,38 ± 0,11. Trong
khi đó trên những bệnh nhân có dạng sinh học mô mềm dày thì mức độ tiêu
xương trung bình phía gần là 0,29 ± 0,06, phía xa là 0,30 ± 0,07.
- Sự khác biệt mức độ tiêu xương giữa dạng sinh học mô mềm mỏng và
dày có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.
3.2.4. Độ rộng niêm mạc sừng hóa(mm)
Bảng 3.22. Liên quan giữa vị trí thiếu xương và sự thay đổi độ rộng niêm
mạc sừng hóa trước và sau phẫu thuật
Vị trí thiếu
xương
Độ rộng
niêm mạc
Cổ
Thân
Chóp
n
X ± SD
n
X ± SD
n
X ± SD
Trước PT
44
6,45±0,96
37
6,62±0,87
42
6,89±1,02
Sau PT
44
5,05±1,13
37
5,37±1,0
42
6,55±0,95
p
0,000
0,000
0,117
79
Nhận xét:
- Những trụ cấy ghép có vị trí thiếu xương vùng cổ và vùng thân : Sự thay
đổi độ rộng niêm mạc sừng hóa giữa trước và sau khi phẫu thuật có ý
nghĩa thống kê với p< 0,001.
- Những trụ cấy ghép có vị trí thiếu xương vùng chóp: Sự thay đổi độ
rộng niêm mạc sừng hóa giữa trước và sau phẫu thuật chưa có ý nghĩa
thống kê với p> 0,05.
3.2.5. Độ vững chắc của implant
Tỷ lệ %
100
83.7
80
60
40
15.4
20
0.9
0
-8 đến 0
+1 đến +9
+ 10 đến +50
Chỉ số
periotest
Biểu đồ 3.2. Chỉ số periotest
Nhận xét:
- Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng máy đo mức độ tích hợp xương
ở thời điểm trước khi tháo trụ lành thương lợi để lấy dấu phục hình.
- Kết quả thu được là chỉ số tích hợp xương nằm trong khoảng -8 đến 0
chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 103/123 trường hợp, chiếm 83,7%.
- Chỉ số tích hợp xương từ +1 đến +9 có 19/123 trường hợp, chiếm
15,4%.
- Chỉ số tích hợp xương nằm trong khoảng +10 đến + 50 chiếm tỉ lệ ít
nhất với 1/126 trường hợp, chiếm 0,9%.
80
3.2.6. Tỉ lệ thành công
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thành công
Nhận xét:
- Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3 implant không tích hợp xương sau
phẫu thuật và phải lấy bỏ được xác định là thất bại, chiếm 2,4%
- Tỉ lệ thành công trong phẫu thuật là : 123/126 trường hợp, chiếm 97,6%.
3.2.7. Biến chứng phẫu thuật
Biểu đồ 3.4. Biến chứng phẫu thuật
81
Nhận xét:
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 76,9% các trường hợp
không gặp biến chứng sau phẫu thuật.
- Tỉ lệ biến chứng cao nhất là hở vết thương với 21/126 trường hợp,
chiếm 16,7%
- Một số ít trường hợp 6/126 , chiếm 4,8% có bầm tím tụ máu vùng môi
má.
- Tỉ lệ biến chứng thủng màng xoang chiếm ít nhất với 2/126 trường hợp,
chiếm 1,6%.
- Không có các biến chứng phẫu thuật khác trong nghiên cứu của chúng
tôi.
3.2.8. Trụ phục hình(abutment)
Bảng 3.23.Phân bố loại abutment và vị trí cấy ghép
Vị trí mất răng
Loại Abutment
Răng trước
Răng sau
Chung
n
%
n
%
n
%
Thẳng
19
39,6
74
98,7
93
75,6
Nghiêng ≤ 15°
19
39,6
0
0
19
15,4
Nghiêng > 15°
10
20,8
1
1,3
11
9,0
Tổng
48
100
75
100,0
123
100,0
p
15° được sử dụng ít nhất chiếm 9%.
82
- Ở nhóm răng trước thì loại abutment nghiêng chiếm đa số với 60,4%,
trong khi ở nhóm răng sau thì chủ yếu là loại abutment thẳng chiếm
98,7%, .
- Sự khác biệt giữa vị trí răng và loại abutment được sử dụng là có ý
nghĩa thống kê với p < 0,001.
3.2.9. Kết quả phục hồi chức năng
Bảng 3.24. Kết quả khôi phục chức năng ăn nhai
Tốt
Kết quả
Thời gian
Trung bình
Kém
n
%
n
%
n
%
6 tháng
95
77,2
21
17,1
7
5,7
12 tháng
39
90,6
2
4,7
2
4,7
24 tháng
35
94,6
1
2,7
1
2,7
36 tháng
9
90,0
1
10,0
0
0,0
Nhận xét: Kết quả bảng 3.24 cho thấy.
- Khả năng phục hồi chức năng ăn nhai của phục hình trên implant ở mức
tốt luôn chiếm tỉ lệ cao ở các thời điểm đánh giá khác nhau, tỉ lệ này
tăng dần theo thời gian (77,2%; 90,6%; 94,6% và 90%).
- Khả năng phục hồi chức năng ăn nhai kém luôn chiếm tỉ lệ ít nhất ở các
thời điểm đánh giá khác nhau, tỉ lệ này giảm dần theo thời gian (5,7%;
4,7%; 2,7%).
- Khả năng phục hồi chức năng ăn nhai ở mức trung bình tại thời điểm 6
tháng là cao nhất với 21/123 trường hợp, chiếm 17,1%, tuy nhiên tỉ lệ
này giảm rất nhanh ở những thời điểm sau đó.
83
Bảng 3.25. Kết quả khôi phục chức năng thẩm mỹ
Tốt
Kết quả
Thời gian
Trung bình
Kém
n
%
n
%
n
%
6 tháng
90
73,2
30
24,4
3
2,4
12 tháng
32
74,4
10
23,3
1
2,3
24 tháng
30
81,1
6
16,2
1
2,7
36 tháng
8
80,0
1
10,0
1
10,0
Nhận xét: Qua kết quả bảng 3.25 cho thấy:
- Khả năng khôi phục thẩm mĩ ở mức độ tốt luôn đạt tỉ lệ cao nhất tại mỗi
thời điểm đánh giá, số trường hợp đạt kết quả tốt cũng tăng dần tỉ lệ
thuận với thời gian theo dõi.
- Khả năng khôi phục thẩm mĩ ở mức độ kém luôn chiếm tỉ lệ ít nhất tại
các thời điểm đánh giá.Số trường hợp có kết quả kém giảm dần trong
thời gian theo dõi.
- Khả năng khôi phục thẩm mĩ ở mức độ trung bình có tỉ lệ khá cao ở thời
điểm 6 tháng sau phục hình(24,4%), tuy nhiên tỉ lệ này cũng có xu
hướng giảm dần ở các thời điểm đánh giá sau đó.
84
3.2.10. Tiêu xương sau phục hình(mm)
Bảng 3.26. Mức độ tiêu xương trung bình sau phục hình theo thời gian
Mức độ tiêu xương
Mức độ tiêu xương
n
6 tháng
123
0,412±0,149
-
12 tháng
43
0,538±0,443
0,005
24 tháng
37
0,639±0,382
0,000
36 tháng
10
0,723±0,161
0,000
trung bình (mm)
p
Nhận xét: Kết quả bảng 3.26 cho thấy:
-
Mức độ tiêu xương tăng dần theo thời gian, tuy nhiên mức độ tiêu
xương giữa các khoảng thời gian thì giảm dần.
- Mức độ tiêu xương nhiều nhất giữa thời điểm 6 tháng và 12 tháng bằng
0,126mm.
- Mức độ tiêu xương ít nhất giữa thời điểm 24 tháng và 36 tháng bằng
0,084mm.
- Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
85
Tiêu xương
1
0.8
0.639
0.723
0.538
0.6
0.412
0.4
0.2
0
6 tháng
12 tháng
24 tháng
36 tháng
Thời gian
Biểu đồ 3.5: Mức độ tiêu xương
3.2.11. Tình trạng của phục hình
Biểu đồ 3.6. Tình trạng của phục hình
Nhận Xét :
- Đa số các răng giả trên implant có tình trạng bình thường, chiếm 79,3%.
- Tình trạng vỡ sứ chiếm tỉ lệ cao nhất trong các biến chứng của phục
hình với 8,1%.
- Hở lỗ bắt vít cũng chiếm tỉ lệ cao với 6,5%.
- Các tình trạng khác như mất tiếp xúc bên hay lỏng vít chiếm tỉ lệ ít nhất
với 4,1 % và 1,6%.
86
3.2.12. Tình trạng viêm nhiễm
Biểu đồ 3.7. Tình trạng niêm mạc quanh implant
Nhận xét :
- Đa số các trường hợp sau cấy ghép là bình thường với tỉ lệ 91,9%
- Có 10 trường hợp bị viêm niêm mạc quanh implant, chiếm 8,1%.
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kích thước nhú lợi quanh implant
3.3.1. Thời gian sau phục hình
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa thời gian sau phục hình với kích thước nhú
lợi quanh implant
Thời gian
6 tháng
12 tháng
24 tháng
36 tháng
n
%
n
%
n
%
n
%
0
2
1,0
2
2,9
2
3,5
0
0
1
88
45,1
12
17,1
6
10,3
4
20,0
2
77
39,5
40
57,1
21
36,2
2
10,0
3
28
14,4
16
22,9
29
50,0
14
70,0
4
0
0,0
0
0,0
0
0,0
0
0,0
Tổng
195
100,0
70
100,0
58
100,0
20
100,0
Kích thước
87
Nhận xét:
- Kết quả bảng 3.27 cho thấy số lượng nhú lợi được đánh giá ở các thời
điểm là giảm dần theo thời gian theo dõi như sau: (6 tháng = 195 nhú lợi
trên 123 implant; 12 tháng = 70 trên 43 implant; 24 tháng = 58 nhú lợi
trên 37 implant và 36 tháng = 20 nhú lợi trên 10 implant).
- Tại thời điểm 6 tháng sau lắp phục hình tỉ lệ nhú lợi có kích thước độ 1
chiếm cao nhất với 88/195 trường hợp (45,1%).
- Tại thời điểm 12 tháng sau lắp phục hình tỉ lệ nhú lợi có kích thước độ 2
chiếm cao nhất với 40/70 trường hợp (57,1%).
- Tại thời điểm 24 tháng sau lắp phục hình tỉ lệ nhú lợi có kích thước độ 3
chiếm cao nhất với 29/58 trường hợp (50%).
- Tại thời điểm 36 tháng sau lắp phục hình tỉ lệ nhú lợi có kích thước độ 3
chiếm cao nhất với 14/20 trường hợp (70%).
- Độ 4 không có trường hợp nào trong nghiên cứu này.
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa thời gian sau phục hình và mức độ đầy đủ
của nhú lợi quanh implant so sánh giữa 12 và 6 tháng)
Đầy đủ
Nhú lợi
Thời gian PH
Chưa đầy đủ
n
%
n
%
Sau 12 tháng
16
22,9
54
77,1
Sau 6 tháng
6
8,6
64
91,4
RR (95% CI)
p
2,66
(1,11 – 6,42)
0,02
Nhận xét:
- Kết quả bảng 3.28 cho thấy ở thời điểm sau phục hình 12 tháng số nhú
lợi đầy đủ cao gấp 2,66 lần so với thời điểm 6 tháng sau phục hình.
- Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,02.
88
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa thời gian sau phục hình và mức độ đầy đủ
của nhú lợi quanh implant (so sánh 24 tháng và 6 tháng)
Nhú lợi
Thời gian PH
Đầy đủ
Chưa đầy đủ
RR (95% CI)
n
%
n
%
Sau 24 tháng
29
50,0
29
50,0
7,25
Sau 6 tháng
4
6,9
54
93,1
(2,72 – 19,32)
p
0,001
Nhận xét:
- Kết quả bảng 3.29 cho thấy ở thời điểm sau phục hình 24 tháng số nhú
lợi đầy đủ cao gấp 7,25 lần so với thời điểm 6 tháng sau phục hình.
- Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
3.3.2. Dạng sinh học mô mềm
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa dạng sinh học mô mềm và kích thước nhú
lợi quanh Implant.
Loại mô mềm
Kích thước
Mỏng
Dày
Chung
n
%
n
%
n
%
0
2
2,15
0
0,0
2
1,0
1
74
79,6
14
13,7
88
45,1
2
15
16,1
62
60,8
77
39,5
3
2
2,15
26
25,5
28
14,4
4
0
0,0
0
0,0
0
0,0
Tồng
93
100,0
102
100,0
195
100,0
89
Nhận xét: Kết quả bảng 3.30 cho thấy tại thời điểm 6 tháng sau khi lắp phục hình:
- Kích thước nhú lợi độ 1 chiếm tỉ lệ cao nhất là 45,1 %.
- Kích thước nhú lợi độ 2 có 77/195 trường hợp, chiếm 39,5%.
- Kích thước nhú lợi độ 3 có 28/195 trường hợp, chiếm 14,4%
- Không có nhú lợi độ 4 trong nghiên cứu.
- Dạng mô mềm mỏng có kích thước nhú lợi độ 1 chiếm tỉ lệ cao nhất với
74/93 trường hợp, chiếm 79,6%.
- Dạng mô mềm dày có kích thước nhú lợi độ 2 cao nhất với 62/102
trường hợp, chiếm 60,8%.
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa dạng sinh học mô mềm và mức độ đầy đủ
của nhú lợi quanh implant.
Đầy đủ
Nhú lợi
Loại mô mềm
Chưa đầy đủ
OR (95% CI)
n
%
n
%
Dày
26
25,5
76
74,5
Mỏng
2
2,2
91
97,8
Tổng
28
14,4
167
85,6
p
15,57
3 mm thì khả năng nhú lợi đầy đủ cao gấp 0,49 lần so với nhóm
đối tượng có độ rộng niêm mạc sừng hóa ≤ 3 mm .
- Sự khác biệt chưa thấy có ý nghĩa thống kê với p = 0,19.
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa chiều cao niêm mạc sừng hóa và mức độ
đầy đủ của nhú lợi quanh implant.
Nhú lợi
Chiều cao
Đầy đủ
Chưa đầy đủ
n
%
n
%
26
27,1
70
72,9
≤2
2
2,0
97
98,0
Tổng
28
14,4
167
85,6
niêm mạc
>2
OR (95% CI)
p
18,01
(4,14 – 78,40)
2 mm thì khả năng nhú lợi đầy đủ cao gấp 18,1 lần so với nhóm
đối tượng có chiều cao niêm mạc sừng hóa ≤ 2 mm.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 0,05.
4.1.1.2. Lứa tuổi của bệnh nhân
Các đối tượng tham gia nghiên cứu ở nhiều lứa tuổi, nhỏ nhất là 19 tuổi,
lớn nhất là 66 tuổi, tuổi trung bình của nữ là: 39,1 ± 14,5, tuổi trung bình của
93
nam là: 47,2 ± 14,1 tuổi và trung bình chung là 42,2 ± 14,8 tuổi. Tỉ lệ này cũng
tương tự tuổi trung bình trong nghiên cứu của Trịnh Hồng Mỹ là 44,9 ± 11,2
[111], Tạ Anh Tuấn 42,4 tuổi [122] hoặc nghiên cứu của Raes và cs (2012) có
tuổi trung bình của nam là 44 ±1 9 tuổi, nữ là 30 ± 12 tuổi, trung bình chung là
40 ± 19, bệnh nhân ít tuổi nhất là 19, lớn tuổi nhất là 66 tuổi [3].
Nhóm tuổi thường gặp là 30 - 50 tuổi và lớn hơn 50 tuổi, chiếm tỷ lệ
42,9% và 30%, nhóm tuổi dưới 30 ít gặp hơn chiếm tỷ lệ 27,1%.
Trong nghiên cứu của Guerrero và cs(2012) đã tiến hành cấy 84 implant có
ghép xương đồng loại đông khô khử khoáng vào 90 xoang hàm cho 60 bệnh
nhân (29 nữ, 31 nam) có tuổi trung bình là 54 đạt tỉ lệ thành công 95,2%
[123]. Trong một nghiên cứu khác của Munetaka Naitoh và cs (2005) trên
những bệnh nhân ghép xương khối vùng răng trước hàm trên thì tuổi trung
bình chỉ có 24 tuổi, trong đó bệnh nhân trẻ nhất là 15 tuổi [124].
4.1.2. Kích thước xương
4.1.2.1. Liên quan giữa vị trí răng mất và chiều rộng xương
Trong nghiên cứu của chúng tôi chiều rộng xương < 6 mm chiếm phổ
biến, có 71/126 trường hợp chiếm 56,3%, tập trung nhiều ở vùng răng trước
với 49/71 chiếm 69%. Đây là vùng có bản xương ngoài mỏng, hơn nữa vùng
này hay bị mất răng do chấn thương vì thế thường bị tổn thương bản xương
phía tiền đình, đặc biệt ở những răng phải nhổ sau điều trị nội nha do bị vỡ
chân răng hoặc bệnh lý vùng cuống răng thì ít khi còn nguyên vẹn thành
xương phía ngoài. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ rõ là những implant đặt ở
vị trí có sự thiếu hụt của vách xương mặt ngoài thì một tỷ lệ lớn xảy ra những
biến chứng về mô mềm và những nguy hiểm tiềm tàng về sự tồn tại lâu dài
của implant [13]. Vì vậy khi cấy ghép implant ở vùng răng phía trước hàm
trên thì hầu hết phải ghép xương để tăng chiều dày xương nhằm đảm bảo cho
implant thực hiện tốt chức năng ăn nhai và thẩm mĩ. Nghiên cứu của
Miyamoto và cs (2011) đánh giá chiều dày bản xương ngoài trên 31 Implant
94
của 2 hệ thống (Biomet 3I: 27 implant và Nobel Biocare: 4 implant) ở nhóm
răng trước hàm trên bằng phim CBCT, kết quả cho thấy những implant có
chiều dày xương mặt ngoài ≥ 2mm ít có nguy cơ tụt lợi và đạt kết quả thẩm
mĩ tốt hơn [125].
- Chiều rộng xương > 9 mm có 32/126 trường hợp chiếm 25,4 %, chỉ
gặp ở răng sau. Vùng mất răng hàm lớn thường có chiều dày trong ngoài lớn
vì nguyên ủy xương ổ răng vùng này phải có cấu trúc giải phẫu phù hợp với
những răng hàm lớn có nhiều chân đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính trong
cung hàm. Vùng có chiều rộng xương từ 6 - 9mm thường tương đương với vị
trí mất răng hàm nhỏ, đây là vùng được coi là dễ đặt implant nhất vì ít khi liên
quan đến những cấu trúc giải phẫu nguy hiểm như thần kinh hay xoang hàm
và vị trí thuận lợi trong thao tác cấy ghép, vì thế các nhà lâm sàng có nhiều
kinh nghiệm thường khuyên những bác sĩ mới thực hành cấy ghép nên chọn
vị trí này để đặt những implant đầu tiên. Tuy nhiên trên thực tế lâm sàng
những răng số 4 hàm trên có chỉ định nhổ do nứt dọc hoặc sau khi nội nha
thất bại lại thường là những răng khó nhổ do hai chân mảnh và cong vì thế
nếu kĩ thuật nhổ răng không tốt dễ làm tổn thương bản xương ngoài dẫn đến
phải ghép bù xương trong quá trình cấy ghép.
- Sự liên quan giữa chiều rộng xương và vị trí răng có ý nghĩa thống kê
với p < 0.001.
4.1.2.2. Liên quan giữa vị trí răng mất và chiều cao xương
Chiều cao xương có ích 5 đến < 10 mm có 50/126 trường hợp chiếm
39,7 %, chỉ có ở nhóm răng phía sau. Theo Misch đây là vùng xương xốp
nhất trên cung hàm, thường là xương loại D4 (40%), D3 (50%)[19] vì thế
mức độ tiêu xương nhiều sau khi mất răng, hơn nữa xương hàm ở vị trí này
còn chịu áp lực từ xoang hàm, sự mở rộng của xoang vào xương ổ răng là yếu
tố ảnh hưởng chính đến số lượng các bè xương dọc và chiều cao xương còn
lại để cấy ghép nha khoa cho vùng răng sau hàm trên [4]. Vì vậy khi cấy ghép
95
nha khoa ở vùng này thường bị thiếu chiều cao, Theo một số nhà lâm sàng
những implant có chiều dài ngắn hơn 10mm có tỉ lệ thất bại cao hơn do liên
quan đến yếu tố sinh cơ học. Để đảm bảo cho implant chịu lực tốt và tồn tại
lâu dài nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh với chiều dài lớn hơn 10
mm thì implant có tỉ lệ sống sót cao hơn [13]. Vì thế khi cấy ghép nha khoa ở
vùng giải phẫu này thường phải sử dụng thủ thuật nâng sàn xoang hàm và
ghép xương nhằm có đủ chiều cao để đặt implant có chiều dài ≥ 10 mm.
Nedir và cs (2009) đã nâng xoang kín và cấy 54 implant trên 32 bệnh nhân có
chiều cao xương trung bình là 3,8 ± 1,2 mm, tất cả implant đều có ổn định sơ
khởi tốt và cho chịu lực chức năng sau 4,2 ± 1,6 tháng [126]. Ferrigno và cs
(2006) cấy 588 implant và nâng xoang kín ghép xương trên 322 bệnh nhân có
chiều cao từ 6 đến dưới 10 mm, với thời gian theo dõi trung bình 59,7 tháng
có tỉ lệ thành công là 94,8% [127]. Năm 2008 tác giả Kang đã trình bày kỹ
thuật nâng xoang kín ghép xương trên bệnh nhân nữ 65 tuổi mất răng toàn
phần có chiều cao xương ít hơn 5 mm với nhiều vị trí mở đáy xoang khác
nhau, sau 6 tháng tiến hành đặt 10 implant cho kết quả tốt [43]. Cavicchia
(2001) đánh giá 97 implant trong đó có 25 trụ hệ thống 3I và 72 trụ hệ thống
Frialit-2 được đặt và nâng xoang ghép xương với thời gian theo dõi từ 6 – 90
tháng (trung bình 35 tháng), chỉ có 8 implant không tích hợp xương (8,2%)
[128].
Như vậy kỹ thuật nâng xoang kín có thể ứng dụng trong khi đặt implant
( kỹ thuật một giai đoạn) hay ghép xương trước thay cho nâng xoang hở trong
một số điều kiện thuận lợi rồi đặt implant sau 6 – 8 tháng (kỹ thuật 2 giai
đoạn). Ngày nay, với sự tiến bộ của trang thiết bị, nhiều sáng kiến cải tiến kĩ
thuật nên phương pháp nâng xoang ngày càng đơn giản và an toàn, đặc biệt là
kĩ thuật nâng xoang kín.
Chiều cao xương có ích ≥ 10 mm gặp chủ yếu ở vùng răng trước 49/76
trường hợp chiếm 64,5 %, chiều cao này được tính từ mào xương ổ răng đến
96
nền mũi. Kích thước xương ở vùng này ít bị thiếu chiều cao hơn vùng răng
sau, trường hợp bị thiếu chiều cao là những bệnh nhân bị chấn thương hoặc
mất răng do viêm nha chu nặng… thường phải ghép xương khối hoặc dùng
màng titanium để làm khung nâng đỡ tái tạo xương có hướng dẫn, đây là
những trường hợp khó vì khuyết hổng xương lớn về chiều cao thường yêu cầu
ghép cả mô cứng và mô mềm mới đạt yêu cầu thẩm mỹ sau cùng [129][130].
Nghiên cứu của Sammartino (2007) cấy 87 implant của 2 hệ thống Straumann
(53 trụ) và Fria-dent (34 trụ) ở vùng răng trước hàm trên, thống kê cho thấy
chiều cao xương có ích cho phép lựa chọn 94 – 97% số implant có chiều dài
12 – 15 mm đạt tỉ lệ thành công 96,6% với thời gian theo dõi từ 2 – 24 tháng
[131].
Sự liên quan giữa chiều cao xương có ích và vị trí răng có ý nghĩa thống kê
với p < 0,001.
4.1.3. Nguyên nhân mất răng
Trong nghiên cứu chúng tôi nguyên nhân mất răng phổ biến là do viêm
quanh răng (46%), mất răng do sâu răng chiếm (30,2%), thiếu răng bẩm sinh
ít gặp, chỉ có 9/126 trường hợp chiếm 7,9 %. Mất răng do viêm quanh răng và
sâu răng thường gặp ở răng sau chiếm tỷ lệ 70,1% và 28,6%, trong khi đó mất
răng do chấn thương chiếm 15,9% thường gặp ở răng trước với tỷ lệ 40,8%.
Sự liên quan giữa nguyên nhân mất răng và vị trí răng mất có ý nghĩa thống
kê với p < 0,001.
Tỷ lệ mất răng do sâu răng và bệnh lý tủy răng trong nghiên của chúng
tôi thấp hơn tỷ lệ mất răng do sâu răng của các tác giả khác: Phạm Thanh Hà
là 70%, Tạ Anh Tuấn là 89,36% [110][122]. Ngược lại, nguyên nhân mất
răng do viêm quanh răng lại cao hơn các tác giả trên: Phạm Thanh Hà có
32,1%, Tạ Anh Tuấn 0%, Trịnh Hồng Mỹ 30,5% [111], điều này có thể là do
chúng tôi nghiên cứu trên những bệnh nhân bị tiêu xương sau nhổ răng, cần
phải ghép xương khi cấy implant, trong khi viêm quanh răng là bệnh mãn tính
97
gây tiêu xương quanh răng kéo dài trước khi mất răng và tiêu xương sau nhổ
cũng nhiều hơn mất răng do các nguyên nhân khác nên hầu hết các trường
hợp mất răng do viêm quanh răng khi cấy implant cần phải ghép xương, làm
tăng cao tỷ lệ mất răng ở nhóm nguyên nhân này. Tỷ lệ mất răng do chấn
thương chiếm 15,9% cao hơn nghiên cứu của Trịnh Hồng Mỹ có 12,7%, Tạ
Anh Tuấn có 10,64% [111][122], tỉ lệ này cao hơn nhiều nghiên cứu của
Phạm Thanh Hà có 1,5% [110] là do chúng tôi nghiên cứu điều trị mất răng
hàm trên từng phần, trong đó nhóm răng trước hàm trên hay bị chấn thương
trong tai nạn, còn nghiên cứu của Phạm Thanh Hà cấy ghép răng hàm lớn nên
tỉ lệ răng bị mất do chấn thương thấp hơn, nghiên cứu của Trịnh Hồng Mỹ và
Tạ Anh Tuấn làm trên cả hai hàm nên cũng có tỉ lệ răng bị mất do chấn
thương thấp hơn.
4.1.4. Thời gian mất răng
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm bệnh nhân có thời gian mất răng
< 6 tháng là 33/126 trường hợp, trong đó chiều cao có ích ≥ 10 mm có 27/33
trường hợp, chiếm 81,8%. Chiều rộng xương có ích < 6 mm có 71/126 trường
hợp, trong đó tập trung nhiều ở nhóm có thời gian mất răng < 6 tháng với
27/71 trường hợp. Trong khi đa số những trường hợp chiều cao có ích ≥ 10
mm và chiều rộng có ích < 6 mm là ở nhóm răng trước, kết quả này cho thấy
phần lớn những bệnh nhân mất răng phía trước mong muốn làm lại răng trước
6 tháng. Điều đó phù hợp với vai trò thẩm mĩ của nhóm răng trước hàm trên
trong cuộc sống.
Ở nhóm có thời gian mất răng trên 12 tháng chiếm 50,8% thấp hơn
nghiên cứu của Trịnh Hồng Mỹ có 90,6% [111], Đàm Văn Việt và Lê Văn Sơn
có 62,5% [109] có thể vì nghiên cứu của chúng tôi chỉ chọn những khuyết hổng
nhỏ không phối hợp ở từng vùng cổ , thân hoặc chóp implant để tiến hành đặt
implant và ghép xương trong cùng một thì phẫu thuật, trong khi các tác giả trên
đánh giá chung cho cả hai hàm và có cả phẫu thuật 2 giai đoạn nên có nhiều
98
bệnh nhân bị tiêu xương mức độ nặng hơn vì thế thời gian mất răng trên 12
tháng cũng sẽ nhiều hơn.
Một lí do khách quan nữa là do gần đây những thông tin truyền thông về
cấy ghép nha khoa ngày càng nhiều cho cả giới chuyên môn cũng như bệnh
nhân , hơn nữa sự phối hợp chuyên môn giữa các khoa Khám bệnh hay Phẫu
thuật trong miệng…. với Khoa cấy ghép răng nên bệnh nhân được tư vấn và hiểu
rõ vai trò quan trọng của thời điểm cấy ghép implant sau nhổ răng.
4.1.5. Độ đặc của xương
Vị trí của cung hàm là yếu tố liên quan mật thiết đến chất lượng xương.
Phân bố mức độ đặc của xương từ cao đến thấp thường như sau : Xương
hàm dưới vùng răng trước, tiếp theo là phía sau xương hàm dưới, xương hàm
trên phía trước, xương có độ đặc kém nhất là xương phía sau hàm trên. Theo
tác giả Misch sự phân bố mật độ xương ở vùng răng trước hàm trên là: D1:
0%, D2: 25%, D3:65%, D4:10%, ở vùng răng sau hàm trên: D1: 0%, D2:
10%, D3: 50%, D4: 40 %[19]. Mật độ xương là yếu tố quan trọng để lập kế
hoạch cấy ghép, cụ thể là chiến lược sử dụng mũi khoan trong quá trình tạo vị
trí nhận của implant rất phụ thuộc vào loại xương đặc hay xương xốp , ngoài
ra thời gian lành thương cũng khác nhau với mỗi loại xương.
Xương loại D1 có cấu tạo lớp xương vỏ dày nên sự ổn định ban đầu
của implant tốt hơn nhưng xương loại D1 nghèo mạch máu nuôi dưỡng nên
không phải là loại xương lý tưởng cho cấy ghép implant , đặc biệt khi khoan
xương lực ma sát lớn sinh nhiệt dễ làm chết tế bào xương nếu không làm lạnh
tốt, vì thế để giảm nguy cơ làm chết xương khi khoan chúng ta nên dùng nước
muối sinh lý đã được làm lạnh và dùng mũi khoan sắc có đường nước làm
mát phối hợp (trong và ngoài mũi khoan), không nên khoan liên tục và dùng
áp lực nên tay khoan quá nhiều, loại bỏ những mảnh xương vụn giữa hai lần
khoan nhằm giảm ma sát sinh nhiệt. Lỗ khoan xương loại D1 cũng cần khoan
sâu và rộng hơn một chút so với qui trình thông thường, chúng ta phải sử
99
dụng mũi khoan tạo ren ở bước khoan cuối cùng để đặt implant dễ dàng với
lực vặn 35N/cm. Không nên chọn implant có cấu trúc ren tự cắt xương nhiều
sử dụng cho xương loại này vì mũi khoan cuối cùng của bộ dụng cụ phẫu
thuật thường nhỏ hơn đường kính implant nhiều hơn hệ thống implant thông
thường. Những implant ngắn cũng được một số tác giả khuyến cáo nên dùng
ở vùng xương cứng có chiều cao bị hạn chế bởi cấu trúc giải phẫu (bó mạch
thần kinh răng dưới) thay vì phải có thêm thủ thuật làm tăng chiều cao xương
bằng các kĩ thuật ghép xương phức tạp ở vùng này [132][133].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy xương loại D2 có 46/126
trường hợp chiếm 36,5% tập trung nhiều ở vùng răng trước với 34/46 trường
hợp, chiếm 73,9%. Trong vùng răng trước xương D2 cũng có tỉ lệ cao nhất
với 34/49 trường hợp, chiếm 69,4%. Lứa tuổi thường gặp là < 30 với 69%.
Xương loại D2 là loại xương thích hợp nhất để cấy ghép implant, diện tiếp
xúc giữa xương vỏ và bề mặt implant giúp cho sự ốn định sơ khởi tốt, bên
cạnh đó lớp xương xốp chứa nhiều mạch máu giúp ích cho quá trình liền
thương nhanh, trong quá trình khoan có một lượng máu chảy ra cũng làm
giảm nhiệt tránh chết xương.
Trong nghiên cứu của chúng tôi xương loại D3 gặp phổ biến chiếm
54%, tập chung chủ yếu ở vùng răng sau với 53/68 trường hợp, chiếm 77,9%.
Lứa tuổi thường gặp là 30 – 50 tuổi với 64,7%. Xương loại D3 tương đối
mềm nên quá trình khoan xương diễn ra đễ dàng. Tuy nhiên, do xương mềm
nếu không cẩn thận lỗ khoan sẽ bị rộng và lệch hướng, nên khoan với tốc độ
thấp để có cảm giác khi khoan nhằm tránh lỗ khoan bị lệch hướng và cố định
vị trí tay khoan tốt để mũi khoan không bị lệch tâm khi khoan xương. Nên
phối hợp bộ dụng cụ nén xương trong quá trình mở rộng lỗ khoan. Xương loại
D4 ít gặp, có 12/126 trường hợp chiếm 9,5% và chỉ gặp ở răng sau hàm trên,
chủ yếu là lứa tuổi > 50 tuổi. Xương loại D4 là xương xốp nên implant khó có
sự ổn định ban đầu, khi khoan xương loại D4 cần đặc biệt lưu ý vì mũi khoan
100
dễ bị lệch hướng. Thường chỉ sử dụng mũi khoan định hướng rồi dùng các kĩ
thuật nén xương để tăng mật độ xương xung quanh implant giúp có ổn định
sơ khởi tốt, kích thước vị trí nhận implant thường nhỏ hơn đường kính
implant khá nhiều, loại implant có hệ thống ren tự cắt và cổ rộng được khuyến
cáo sử dụng cho loại xương mềm. Ngoài ra trong nghiên cứu này ở những vị
trí răng sau bị thiếu chiều cao có ích, chúng tôi đã sử dụng bộ dụng cụ nâng
xoang kín mở đáy xoang của hãng Neobiotech (Hàn Quốc) có nhiều ưu điểm:
An toàn cao khi tiếp xúc với màng xoang, mở đáy xoang nhưng không làm
rạn vỡ xương vỏ xung quanh như bộ nâng xoang kín cổ điển, thu hồi một
phần xương tự thân. Việc sử dụng bộ dụng cụ này đã làm cho kĩ thuật nâng
màng xoang an toàn hơn, Implant được cố định thêm bởi lớp xương vỏ ở đáy
xoang nên đạt ổn định sơ khởi tốt hơn, xương tự thân thu hồi được từ các mũi
khoan implant với tốc độ chậm và mũi mở đáy xoang hay lấy từ vùng liền kề
phẫu trường trộn với xương đồng loại đông khô không khử khoáng làm tăng
khả năng thành công và rút ngắn thời gian lành thương vì yếu tố sinh xương
(osteogenesis) chỉ có trong xương tự thân.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về sự phân bố mật độ xương trên
cung hàm và nhóm tuổi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Phạm Thanh
Hà, Đỗ Đình Hùng [110] [121], Fud và cs (2010), Turkyilmaz (2008) [134]
[135].
4.1.6. Phân bố vị trí thiếu xương
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm răng trước hàm trên có vị trí
thiếu xương vùng cổ implant chiếm tỉ lệ cao nhất là 59,2%, sau đó là nhóm
thiếu xương vùng thân implant (thiếu xương dạng cửa sổ) chiếm 40,2%. Đây
là nhóm răng hay bị chấn thương nên khi mất răng thường bị mất một phần
bản xương ngoài, ngay cả khi chủ động nhổ răng do thất bại trong điều trị nội
nha thì việc thiếu xương ở vị trí này cũng hay gặp. Nghiên cứu của chúng tôi
sử dụng phân loại của Young-Sang Park (2007)[16] để lựa chọn loại khuyết
101
hổng xương, theo phân loại này chúng tôi đã lựa chọn tổn thương dạng II-A
và III-A cho những khuyết hổng chiều ngang ở vị trí cổ hoặc thân implant, tại
những vị trí này chúng tôi phủ một lớp xương tự thân lấy được bằng dụng cụ
nạo xương, mảnh xương vụn thu hồi được trong quá trình khoan tạo vị trí
nhận implant hoặc nâng xoang, rồi phủ xương đồng loại đông khô không khử
khoáng trộn với máu của bệnh nhân và kháng sinh, sau cùng là lớp màng
collagen che phủ rồi đóng vạt. Trên lâm sàng nếu bệnh nhân mất nhiều răng
chúng tôi thường tiến hành cấy ghép cùng một lúc nhằm tận dụng được xương
thu hồi được ở các vị trí có đầy đủ để phục vụ ghép xương vào vị trí thiếu
xương, việc này mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh trên cả khía cạnh sinh
học và tài chính. Bach Le và cs (2008) đã ghép xương đồng loại đông khô
không khử khoáng cho 42 implant trên 10 bệnh nhân có những khuyết hổng
nhỏ vùng cổ đạt kết quả 41 ca thành công[136], năm 2010 Dahlin và cs ghép
xương dị loại (Xenograft) cho 41 implant Nobel Biocare trên 20 bệnh nhân
theo kĩ thuật tái sinh xương có hướng dẫn (GBR), đánh giá tại một thời điểm
sau 5 năm bằng chuẩn Albrektsson với các tiêu chí mức độ mào xương
(marginal bone level: MBL), mức độ mô mềm (marginal soft tissue level:
MSTL) vùng cổ implant kết quả cho thấy chỉ có một implant thất bại chiếm
2,5% [137].
Trong nhóm răng sau thì thiếu xương vùng chóp implant chiếm đa số
với 54,5%. Đây là nhóm răng có cấu trúc giải phẫu chân răng liên quan đến
xoang hàm vì thế sau mất răng các bè xương dọc chịu ảnh hưởng áp lực của
xoang hàm, hơn nữa những răng sau hàm trên cũng có tỉ lệ lớn bị mất răng do
viêm quanh răng nên gây tiêu xương ổ răng khá nhiều, vì thế kĩ thuật nâng
xoang kín ghép xương đã được ứng dụng trong nghiên cứu này nhằm tăng
chiều cao đủ để cấy trụ implant có chiều dài ≥ 10 mm để đảm bảo cho implant
phục hồi chức năng tốt và lâu dài[127].
102
4.1.7. Dạng sinh học mô mềm
Ảnh hưởng của dạng sinh học của mô mềm trên hàm răng tự nhiên đã
được chứng minh trong y văn, với hàng loạt các bài viết chỉ ra rằng dạng mô
mềm dày hơn sẽ đem lại kết quả phẫu thuật cũng như phục hình tối ưu. Với
quan điểm tương tự, các nghiên cứu hiện nay cũng có định hướng khám phá
xem độ dày niêm mạc có ảnh hưởng thế nào đến tổ chức quanh implant. Sự
ảnh hưởng của dạng sinh học mô mềm liên quan đến niêm mạc quanh implant
và xương ổ răng phía dưới với kết quả phục hình. Dạng sinh học mô mềm là
một tiêu chí quan trọng để tiên lượng khả năng đạt được tính thẩm mỹ của
phục hình trên implant, tiên lượng sự tiêu niêm mạc và viêm quanh implant
trong tương lai [138].
Theo Kan và cộng sự, dạng sinh học mô mềm mỏng – uốn lượn là loại
mà khi thăm khám bằng thám châm nha chu có thể nhìn thấy thám châm qua
viền lợi, trong khi đó dạng sinh học mô mềm dày- bằng là loại mà thám châm
nha chu bị che phủ hoàn toàn bởi viền lợi [47].
Trên răng tự nhiên, các tác giả trên quan sát thấy dạng nha chu dày –
phẳng đi kèm với các răng có hình dạng vuông và vùng lợi sừng hoá rộng,
chiều dày niêm mạc ≥2 mm. Mặt khác, dạng nha chu mỏng – uốn lượn
thường đi kèm với các răng hình dạng thon, vùng lợi sừng hoá hẹp, chiều dày
niêm mạc < 2mm.
Theo kết quả nghiên cứu của Goaslind và cs cho thấy có 85% mô mềm
dạng dày và 15% mô mềm dạng mỏng với những tiêu chí đã nêu ở trên[139].
Thống kê kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy dạng mô mềm dày
và mỏng là tương đương nhau giữa nhóm răng trước và nhóm răng sau. Tuy
nhiên, trong nhóm răng trước thì dạng mô mềm mỏng phổ biến hơn với tỉ lệ
tương ứng là 27/49(55,1%), trong nhóm răng sau thì dạng mô mềm dày chiếm
đa số với 41/77 trường hợp, chiếm 53,2%. Về giới tính cũng tương tự như vậy
tỉ lệ mô mềm dày và mỏng là tương đương nhau ở cả hai giới. Nam giới thì
103
loại mô mềm dày chiếm tỉ lệ cao hơn với 26/48 trường hợp, chiếm 54,2%
nhưng ở nữ giới loại mô mềm dày lại chiếm tỉ lệ thấp hơn với 37/78 trường
hợp, chiếm 47,4%.
Chưa thấy liên quan có ý nghĩa thống kê giữa loại mô mềm với vị trí
răng mất và giới tính của bệnh nhân với p> 0,05.
4.1.8. Kích thước trụ cấy ghép
4.1.8.1. Liên quan giữa vị trí mất răng với đường kính trụ cấy ghép
Trong nghiên cứu của chúng tôi loại implant có đường kính 3,0 mm chỉ
được sử dụng ở vùng răng phía trước, đây là vùng mất răng thiếu xương theo
chiều rộng , có những trường hợp xương chỉ có 3 - 4mm chỗ hẹp nhất chúng
tôi đã sử dụng kỹ thuật chẻ xương , đặt implant 3,0 và ghép xương bù mặt
ngoài vẫn cho kết quả tốt. Vị trí cấy ghép thường gặp là răng cửa bên, răng
cửa giữa, đôi khi là răng nanh, tuy nhiên khi chỉ định chọn loại implant này
chúng tôi thường cấy ghép trên những bệnh nhân mất nhóm răng phía trước
và khi phục hình làm liên kết các răng với nhau giúp cho implant chịu lực tốt
hơn trong khía cạnh cơ sinh học. Nói chung loại đường kính 3,0 với hai thành
phần đã giúp cho các nhà lâm sàng có sự thuận lợi hơn trong quá trình thực
hành cấy ghép tránh phải sử dụng những thủ thuật mở rộng xương ổ răng
bằng ghép xương khối hoặc ghép tái sinh xương trước khi đặt implant(phẫu
thuật 2 giai đoạn), điều này cũng giảm số lần phẫu thuật, thời gian điều trị,
mang lại sự thoải mái cho cả thày thuốc và bệnh nhân [140]. Ngoài ra implant
đường kính nhỏ còn giúp các bác sĩ lựa chọn trong những trường hợp kích
thước xương gần – xa hẹp khoảng 5 – 6 mm [141].
Loại đường kính sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu là 3,3 – 3,8 mm
chiếm 46,8%, đa số những implant này được cấy ghép ở vùng xương có chiều
rộng nhỏ hơn 6 mm, phần còn lại cấy ghép trên những vị trí răng sau với
những trường hợp mất răng hàm nhỏ hoặc mất nhiều răng liền nhau. Ở những
vùng này với chiều rộng xương như trên sau khi đặt implant thì một phần bề
104
mặt cổ hoặc thân implant sẽ bị thiếu xương, vì thế việc ghép xương để che
phủ toàn bộ bề mặt implant là thủ thuật bắt buộc.
Đường kính 4,6- 4,7- 5,8 chỉ được sử dụng ở nhóm răng sau. Trong đó
loại đường kính 5,8 chiếm tỉ lệ ít nhất với 5/126 trường hợp, chiếm 4%, đây
là vùng giải phẫu thường có chiều rộng xương thuận lợi cho cấy ghép implant
vì nguyên ủy là nơi các răng hàm có nhiều chân đóng vai trò chính trong
nghiền thức ăn, vì thế khi phục hồi răng bằng biện pháp cấy ghép cũng nên
lựa chọn loại đường kính đủ lớn để trả lại gần đúng vai trò ban đầu của nó.
Như vậy, trong nghiên cứu này loại implant phổ biến được dùng là
đường kính nhỏ và vừa, đây cũng là xu hướng của các nhà lâm sàng trên thế
giới hiện nay, quan điểm này mới xuất hiện gần đây vì công nghệ sản xuất
những implant nhỏ đã đạt nhiều tiến bộ trong thiết kế chịu lực, hơn nữa các
nhà lâm sàng nhận ra việc duy trì một lượng mô xương đầy đủ xung quanh
implant, đặc biệt là bản xương ngoài là yếu tố quan trọng nhất để đạt kết quả
cao trong điều trị. Vẫn biết rằng đường kính implant lớn thì tốt hơn trong
quan điểm cơ sinh học, song có lẽ ở thời điểm hiện tại những khó khăn thách
thức mà các nhà lâm sàng đang phải đối mặt với những biến chứng mô mềm
ở nhóm răng thẩm mĩ do thiếu xương bản ngoài và bệnh lý viêm quanh
implant đã làm cho yếu tố sinh học đang được ưu tiên hơn yếu tố cơ học như
một giải pháp tình thế. Gần đây xu hướng dùng 2 implant đường kính nhỏ
thay thế cho một răng hàm lớn có khoảng mất răng ≥ 14 mm đã được một số
tác giả ứng dụng nhằm giảm nguy cơ ghép xương khối và tình trạng giắt thức
ăn do phục hình bị với quá nhiều [19].
4.1.8.2. Liên quan giữa vị trí mất răng và chiều dài trụ cấy ghép
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chiều dài trụ từ 10 – 12 mm
chiếm nhiều nhất với tỉ lệ 77% (97 trụ) trong đó nhóm răng sau chiếm đến
75,3% (73/97 trụ). Như vậy ở nhóm răng phía sau với nhược điểm thiếu chiều
cao do sự xâm lấn của xoang hàm sau khi mất răng và các bệnh lý gây tiêu
105
xương đã được khắc phục bằng phương pháp nâng xoang ghép xương để cấy
những implant có chiều dài lý tưởng đảm bảo cho tỉ lệ độ dài của chân răng
và thân răng hợp lý tránh cho implant phải chịu lực với về phía mặt nhai. Kết
quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Guirado và cs (2010) cấy 60
implant có nâng xoang ghép xương bằng ba hệ thống implant :Osseotite®,
Certain®, PREVAIL® trên 50 bệnh nhân, kết quả là có 10 implant có chiều
dài 10mm, 50 implant còn lại có chiều dài 11,5 mm đã được sử dụng [41].
Chiều dài trụ > 12mm có 29/126 trụ, chiếm 23%, trong đó có 25/29 trụ
(86%) được cấy ở nhóm răng phía trước, đây là vị trí thường có chiều cao
thuận lợi để chọn những trụ có chiều dài 12-15 mm nhằm khắc phục nhược
điểm cho những implant đường kính nhỏ hay được sử dụng ở nhóm răng
trước do thiếu bề dày xương hoặc những răng có khoảng gần – xa hẹp.
Nghiên cứu của Raes và cs (2012) cấy 48 trụ implant cho nhóm răng trước
hàm trên trong đó có 45/48(93,75%) trụ implant có chiều dài ≥ 13 mm[3].
Như vậy việc lựa chọn chiều dài trụ cấy ghép cho các vùng mất răng trong
nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả
trên thế giới.
4.1.9. Khối lượng xương ghép
Qua thống kê kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khối lượng
xương ghép cho mỗi trụ implant phổ biến trong khoảng 0,5 – 1 gram với
117/126 trường hợp, chiếm 92,8%. Tại mỗi vị trí thiếu xương vùng cổ, thân
hay chóp thì khối lượng xương 0,5 – 1 gr cũng được sử dụng nhiều nhất với tỉ
lệ tương ứng là: 91,5%; 97,3%; 90,5%. Toàn bộ số trường hợp sử dụng
>1gram xương được dùng cho nhóm răng phía sau có thiếu xương vùng chóp
implant. Tuy nhiên trên thực tế chúng tôi còn sử dụng xương tự thân để trộn
lẫn với máu của bệnh nhân, hơn nữa xương được đóng gói chỉ để dùng một
lần sau khi đã mở ra nên trên lâm sàng đôi khi sau khi lấp đầy vùng khuyết
hổng vẫn còn dư một lượng xương phải bỏ đi. Vì thế số liệu thống kê về trọng
106
lượng xương cũng chỉ mang tính chất tương đối, nó gợi ý cho các nhà lâm
sàng dựa vào dạng khuyết hổng xương làm tiêu chí chọn lựa khối lượng
xương ghép phù hợp nhất về mặt tài chính.
Tương tự như thế, nhìn chung thì khối lượng xương ghép từ 0,5 –
1gram luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong các phân nhóm thời gian mất răng khác
nhau. Tuy vậy nhóm có thời gian mất răng lâu nhất (> 60 tháng) thì không có
trường hợp nào sử dụng ít hơn 0,5 gram xương.
4.2. Kết quả cấy ghép
4.2.1. Mức độ ổn định sơ khởi
Mức độ ổn định sơ khởi sau cấy ghép implant được xác định bằng lực
vặn từ 30 đến 35N/cm ở những vòng xoay cuối cùng của dụng cụ vặn tay
hoặc tay khoan để đặt implant vào vị trí mong muốn so với bờ của mào xương
ổ răng. Sự ổn định này đạt được chủ yếu là do mật độ cứng chắc của lớp
xương vỏ. Theo diễn biến mô học của quá trình tích hợp xương thì ở thời
điểm trước 4 - 6 tuần mức độ ổn định của implant là do lực giữ cơ học của lớp
xương vỏ mang lại nhưng sau thời gian trên cấu trúc xương vỏ xung quanh bị
tiêu dần để hình thành xương mới xung quanh vùng này, ngược lại vùng
xương xốp ban đầu ít tạo được sự ổn định sơ khởi nhưng với cấu trúc giàu
mạch máu nó lại tham gia ngay vào quá trình tích hợp xương, từ sau tuần thứ
6 - 8 thì sự ổn định của implant chủ yếu là do tích hợp xương (ổn định thứ
phát) với lớp xương xốp. Vì thế implant thường yếu nhất ở thời điểm 4 – 6
tuần khi mức độ ổn định sơ khởi xuống thấp nhất và mức độ ổn định thứ phát
do tích hợp xương mới ở mức bắt đầu. Đây cũng là cơ chế sinh cơ học để thực
hiện cấy ghép implant chịu lực tức thì hoặc chịu lực tăng dần[20].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, mặc dù tiến hành cấy ghép ở hàm trên
lại thiếu xương nhưng do phối hợp sử dụng những bộ dụng cụ nén xương hay
sự điều chỉnh tốc độ khoan với mỗi loại xương , mỗi giai đoạn khoan xương,
lựa chọn mũi khoan cuối cùng hợp lí…chúng tôi đã có được 66,7% trường
107
hợp đạt sự ổn định sơ khởi trên 35 N/cm, và 33,3 % đạt 20 – 35 N/cm. Trên
thực tế lâm sàng chúng tôi đã gặp hai trường hợp không đạt ổn định sơ khởi
tối thiểu đảm bảo cho sự tích hợp xương của implant (< 20N/cm) , chúng tôi
đã cho thêm xương ghép vào vị trí vừa khoan rồi thay ngay bằng những
implant có đường kính lớn hơn và đạt được ổn định tốt. Nghiên cứu của
Kahraman và cs (2009) trên 42 implant (19 ở hàm trên, 23 ở hàm dưới) có
mức độ ổn định sơ khởi là 33 ± 11 N/cm, ngoài ra kết quả nghiên cứu còn cho
thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001 về mức độ ổn định sơ khởi
giữa những implant được cấy ở hàm trên và hàm dưới. Còn giữa nhóm răng
trước và răng sau thì không thấy sự khác biệt với p > 0,05[142].
4.2.2. Tình trạng vết thương
4.2.2.1. Mức độ đau và phản ứng sưng nề
Nghiên cứu này đánh giá cảm giác đau của bệnh nhân vì đây là câu hỏi
hay gặp nhất khi chúng tôi tiếp xúc bệnh nhân lần đầu. Do vậy chúng tôi đánh
giá triệu chứng này nhằm mục đích ghi nhận thông tin phản ánh từ phía người
bệnh để phần nào có thể giải thích, làm giảm lo lắng cho bệnh nhân trong quá
trình thực hành cấy ghép sau này. Cảm giác đau thường do tổn thương thần
kinh, viêm nhiễm hoặc kỹ thuật phẫu thuật không thích hợp, trong nghiên
cứu của chúng tôi bệnh nhân được đánh giá kĩ lưỡng vị trí cấy ghép liên quan
với các cấu trúc giải phẫu quan trọng bằng phim CT cone beam nhằm giảm
các biến chứng gây đau. Phản ứng sưng nề là dấu hiệu thường gặp, đặc biệt
trên những bệnh nhân phải sử dụng thủ thuật ghép xương hay mô mềm thì tỉ
lệ và mức độ sưng nề luôn cao hơn, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có
69% có phản ứng này. Tuy là một phản ứng bình thường của cơ thể khi bị
sang chấn do khoan xương hay những đường rạch trên mô mềm song đây lại
là dấu hiệu làm bệnh nhân lo lắng và ảnh hưởng đến kế hoạch công việc, vì
thế khi tư vấn lập kế hoạch điều trị nên giải thích rõ ràng để tạo tâm lý thoải
108
mái cho người bệnh sau phẫu thuật, trên lâm sàng chúng tôi thường tiến hành
băng ép và hướng dẫn cách chườm lạnh nhằm giảm phản ứng này.
Kết quả cho thấy mức độ đau nhẹ chiếm nhiều nhất với tỉ lệ 39,7%
,không có triệu chứng đau dữ dội nào được ghi nhận trong quá trình thu thập
số liệu nghiên cứu. Mức độ không đau chiếm 29/126 trường hợp với 23%. Tại
vị trí thiếu xương vùng cổ và thân trụ cấy ghép mức độ đau vừa (là mức đau
cao nhất được ghi nhận trong nghiên cứu) và phản ứng sưng nề đều chiếm tỉ
lệ cao tương ứng là: 53,2% và 40,5%.
Như vậy tại vị trí thiếu xương vùng cổ và vùng thân implant có mức
độ đau và phản ứng sưng nề cao nhất, điều này cũng cho thấy những đường
rạch giảm căng càng nhiều thì mức độ đau và sưng nề càng tăng lên do bị
sang chấn, tuy nhiên cảm giác đau và dấu hiệu sưng nề cũng chỉ xuất hiện
trong một vài ngày đầu sau phẫu thuật rồi giảm dần và hết. Kết quả mức độ
đau vừa của chúng tôi cao hơn của Phạm Thu Hằng là 13,3% vì nghiên cứu
của tác giả này đánh giá trên những bệnh nhân cấy ghép đơn thuần không
ghép xương [143].
Ngược lại, tại vị trí thiếu xương vùng chóp trụ cấy ghép thì mức độ
đau vừa và phản ứng sưng nề lại chiếm tỉ lệ thấp nhất là 16,7%, đây là vùng
sử dụng vạt tối thiểu và không cần những đường rạch giảm căng khi thực hiện
thủ thuật nâng xoang kín. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Một nghiên cứu của Diserens và cs (2006) đặt 66 implant trên 55 bệnh
nhân chia làm hai nhóm nâng xoang kín ghép xương Bio Oss và cấy ghép
thông thường cho thấy kết quả mức độ đau không khác nhau giữa hai
nhóm[40].
Nghiên cứu của Brodala và cs(2009) cho thấy kỹ thuật không lật vạt
làm giảm mức độ đau và phản ứng sưng nề[88], tuy nhiên trong những trường
hợp thiếu xương thì rất hiếm khi ứng dụng kỹ thuật này, ngoại trừ một số
trường hợp nâng xoang kín với mức độ thiếu xương ít.
109
Wright (2011) đã báo cáo hai trường hợp loạn cảm kéo dài sau cấy
ghép nha khoa phải điều trị bằng tiêm tại chỗ hỗn hợp Dexamethasone
4mg/ml và 2% Lidocaine (1: 100,000 Epinephrine) với tỉ lệ 50:50, kết quả
bệnh nhân đã hết triệu chứng này được hơn 2 năm[144].
Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng đã ghi nhận một số trường hợp
xuất hiện khối máu tụ (6/ 126 = 4,8%), bầm tím vùng môi má trên những
trường hợp cần giảm căng nhiều, vạt mở rộng về phía chóp. Tỉ lệ này trong
nghiên cứu của Schwartz (2005) trên 56 bệnh nhân ghép xương khối tự thân
là 12,5 % đến 16,1% tùy theo vị trí và phân loại khuyết hổng xương[145].
4.2.2.2. Hở vết thương
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy biến chứng hở vết thương
chiếm tỉ lệ 16,7%. Trong đó tỉ lệ bị hở vết thương cao nhất là nhóm thiếu
xương vùng cổ trụ cấy ghép với 14/21 trường hợp, chiếm 66,7%. Ở vùng này,
ngay bên dưới mép vết thương là vị trí khuyết hổng xương vừa được phủ hỗn
hợp xương ghép và màng chắn nên việc đóng kín vết thương thì đầu khó khăn
hơn so với những vị trí hướng về phía chóp implant(vị trí thân implant:
33,3%), ngoài yêu cầu đóng kín vết thương không bị căng thì việc giữ ổn định
vị trí màng chắn đúng ở nơi đã che phủ xương trong quá trình khâu cũng cần
được lưu ý. Tuy đã ý thức được vai trò quan trọng của đóng kín vết thương
trong thì đầu phẫu thuật nhưng chúng tôi vẫn gặp 16,7% trường hợp có mép
vết thương không liền hoàn toàn khi cắt chỉ, có thể là do ở những trường hợp
này việc giảm căng vẫn chưa được thực hiện đúng mức hoặc nút chỉ bị lỏng,
hơn nữa những cử động môi má gây sang chấn trong sinh hoạt như nói năng,
ăn uống, chải răng, chế độ sử dụng thuốc, vệ sinh răng miệng, sử dụng phục
hình tạm không đúng cách hay dạng sinh học mô mềm mỏng…thậm chí là sự
lãng quên của thày thuốc trong việc chăm sóc hậu phẫu cũng có thể ảnh
hưởng đến sự lành thương sau phẫu thuật đã được Walid và cs (2004) mô tả
trên tạp chí chuyên ngành implant [89]. Những trường hợp này ngay khi cắt
110
chỉ và làm sạch vết thương chúng tôi đã tiến hành dùng keo dán mô mềm để
dán hai mép vết thương lại phần nào làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, lộ màng
sinh học dẫn đến những biến chứng nặng hơn làm nguy cơ thất bại, chế độ
theo dõi sát trong 7 – 14 ngày với 2 -5 lần sử dụng keo dán mô thì hầu hết
vùng hở giữa hai mép vết thương đã không bị hở rộng hơn và được biểu mô
hóa dần dần, chỉ có 3 trụ implant bị lộ màng sinh học nhiều gây rơi xương
ghép từ từ trong 4 – 6 tuần, tụt lợi làm hở phần cổ implant sau đó phải tháo
bỏ. Tuy vậy khi đánh giá mức độ tiêu xương trước phục hình thì nhóm
implant này bị tiêu xương vùng cổ implant nhiều hơn có ý nghĩa thống kê (p=
0,001 ở phía gần và p = 0,005 phía xa) với nhóm implant có vết mổ liền
thương tốt. Trong trường hợp thiếu quá nhiều mô mềm để đóng kín vết
thương như nhổ răng cấy ghép tức thì, khối lượng xương ghép lớn…Tác giả
Shaban (2004) khuyên nên dùng mô liên kết, hoặc một số kiểu vạt xoay hay
ghép lợi tự do nhằm đóng kín vết thương [90]. Theo Barboza và cs (2010)
cũng có thể dùng màng không tiêu ePTFE để che phủ vật liệu ghép, cấu trúc
của màng này cho phép để hở trong 4 – 6 tuần rồi lấy đi, khi đó lớp biểu mô
phía dưới đã che phủ kín vật liệu ghép, sau khi lấy bỏ màng thì lớp biểu mô
này sẽ trưởng thành làm tăng diện tích niêm mạc sừng hóa rất có lợi cho sức
khỏe của implant về lâu dài [146].
4.2.3. Tiêu xương trước phục hình
Tiêu xương quanh vùng cổ implant sau khi cấy ghép với một mức độ
nhất định đã được các nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng chứng minh là
phản ứng sinh học của cơ thể sống nhằm hình thành một khoảng sinh học
quanh implant để bảo vệ cấu trúc xương phía dưới tránh không tiếp xúc trực
tiếp với môi trường miệng chứa nhiều vi khuẩn và các độc tố của chúng có
hại cho tổ chức xương, hiện tượng này là phản ứng tự bảo vệ sao chép lại cấu
trúc khoảng sinh học trên răng thật. Tuy nhiên mức độ tiêu xương để hình
thành nên một tổ chức bảo vệ quanh implant là rất khác nhau phụ thuộc vào
111
nhiều yếu tố như bệnh nhân, thày thuốc, vật liệu…Đặc biệt nhiều nghiên cứu
lâm sàng đã cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa dạng sinh học mô mềm
mỏng hay dày với mức độ tiêu xương quanh implant [105][106]. Linkevicius
(2009) cho thấy sau phục hình 1 năm theo dõi trên nhóm có mô lợi sừng hóa
dày (≥2mm) thì mức độ tiêu xương trung bình là 0,26±0,08mm, trong khi ở
nhóm có mô lợi sừng hóa mỏng ( 0,05.
4.2.5. Độ vững chắc của implant
Chỉ số tích hợp xương là thông số cho biết độ vững chắc hay mức độ
liên kết trực tiếp giữa bề mặt implant và tổ chức xương xung quanh bằng
nguyên lí phân tích tần số cộng hưởng( RFA: resonance frequency analysis)
[152]. Để đánh giá chỉ số này các nhà lâm sàng đã sử dụng nhiều hệ thống
máy móc có tên thương mại như: Periotest M, ISQ, Osstell… Cách đánh giá
chỉ số Periotest M trên implant như sau :
- 8 đến 0 Tích hợp xương tốt, cho phép implant chịu lực.
+1 đến +9 Cần phối hợp đánh giá trên lâm sàng, thường chưa thể chịu lực.
+10 đến +50 Tích hợp xương chưa đầy đủ, không được phép chịu lực.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng máy Periotest M (nhà sản
xuất Medizintechnik Gulden, CHLB Đức) đo mức độ tích hợp xương ở thời
điểm trước khi tháo trụ lành thương lợi(Healing abutment) để lấy dấu phục
hình.
114
- Kết quả thu được là chỉ số tích hợp xương nằm trong khoảng -8 đến
0 chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 103/123 trường hợp, chiếm 83,7%. Nhóm này
được tiến hành làm phục hình ngay.
- Chỉ số tích hợp xương nằm trong khoảng +1 đến + 9 có 19/123
trường hợp, chiếm 15,4%.
- Chỉ số tích hợp xương nằm trong khoảng +10 đến + 50 chiếm tỉ lệ ít
nhất với 1/123 trường hợp, chiếm 0,9%.
Hai nhóm có chỉ số tích hợp xương từ +1 đến + 50 được theo dõi đánh
giá thêm thời gian và làm phục hình sau đó. Trong quá trình đo chỉ số này
chúng tôi nhận thấy mức độ sai số rất phụ thuộc vào các yếu tố: Hướng của
máy đo phải vuông góc với trục của implant (Healing abutment), độ siết chặt
(10N/cm) của trụ lành thương lợi với implant, và một yếu tố quan trọng là
dung lượng điện trong máy phải còn đủ khỏe để đảm bảo độ chính xác.
4.2.6. Tỉ lệ thành công
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 70 bệnh nhân với 126 implant
được cấy ghép. Kết quả có 3 implant trên 2 bệnh nhân bị thất bại chiếm tỉ lệ
2,4%, như vậy tỉ lệ thành công tích hợp xương trong nghiên cứu của chúng tôi
là 97,6%. Tỉ lệ này cũng phù hợp với một số nghiên cứu của Sammartino
(2007) với 96,6%[131], Sethi và cs (2000) là 98,6%[153].
4.2.7. Biến chứng phẫu thuật
Theo thống kê của các tác giả nước ngoài cho thấy tỷ lệ tai biến và biến
chứng trong quá trình cấy ghép xảy ra sớm như : Đau, chảy máu, sưng nề bầm
tím, muộn hơn thì gây lộ từng phần hoặc toàn phần vật liệu ghép, lộ đầu
implant...[5]
Trong nghiên cứu, chúng tôi gặp phổ biến là hở vết thương có 21/126
trường hợp, chiếm 16,7%. Tuy nhiên đa số các trường hợp là hở một phần
mép vết thương nhưng không gây lộ màng sinh học, toàn bộ những trường
hợp này đều được xử lý bằng keo dán mô mềm sau đó mép vết thương liền
115
tốt, chỉ có 3 trường hợp thất bại là do lộ màng gây nhiễm trùng vết thương
dẫn đến đào thải ở tuần thứ 5 – 6. Nghiên cứu của Kourtis và cs (2004) gặp
những biến chứng nhiễm trùng, lộ implant sớm, lộ màng chắn, mất xương hay
loạn cảm. Trong đó có 10 trường hợp bị lộ màng, chiếm 15,38% trên tổng số
trường hợp biến chứng[154]. Trong nghiên cứu của tác giả Schwartz (2005) tỉ
lệ lộ vật liệu ghép từ 3,2% ,7,85% và 30,7% tùy theo ghép xương chiều
ngang, ghép xương khối hay ghép thiếu chiều cao[145].
Chúng tôi gặp biến chứng bầm tím tụ máu xung quanh vùng môi má ở
6/126 trường hợp, chiếm 4,8%. Những bệnh nhân có biến chứng này thường
phải giảm căng và bóc tách nhiều về phía chân vạt nên gây sang chấn. Tuy
vậy những biến chứng này cũng tự hết sau 2 -3 tuần. Nghiên cứu của
Schwartz (2005) trên 56 bệnh nhân ghép xương khối tự thân có tỉ lệ gặp khối
máu tụ là 12,5 % đến 16,1% tùy theo vị trí và phân loại khuyết hổng
xương[145]
Một biến chứng khác mà chúng tôi đã gặp trong quá trình nghiên cứu là
thủng màng xoang trong quá trình phẫu thuật nâng xoang kín với 2 trường
hợp, chiếm 1,6%. Phương pháp nâng xoang kín với bộ dụng cụ của hãng Neobiotech (Hàn Quốc) được sử dụng trong nghiên cứu này, đây là bộ dụng cụ có
nhiều ưu điểm, trong đó điểm nổi bật là tỉ lệ an toàn cao cho màng xoang khi
mở đáy xoang. Hai trường hợp này chúng tôi dừng phẫu thuật, đóng kín vạt
chờ thời gian lành thương (4 tuần) sau khi màng xoang lành thương tiến hành
đặt implant lại vẫn cho kết quả tốt. Theo tác giả Pikos (2008) khi nâng xoang
hở nếu bị rách màng xoang có thể dùng màng tự tiêu che phủ vị trí rách và
tiếp tục qui trình ghép như bình thường, kỹ thuật khâu màng xoang cũng được
giới thiệu nhưng đây là kỹ thuật khó, cần có kinh nghiệm và kỹ năng tốt[155].
Guerrero và cs (2012) gặp 13% rách màng xoang dùng màng collagen
che phủ cho kết quả tốt, không có trường hợp nào bị viêm xoang sau đó[123].
116
4.2.8. Trụ phục hình (abutment)
Lựa chọn các thông số kỹ thuật của abutment ở giai đoạn phục hình là
một bước rất quan trọng để có kết quả đạt yêu cầu cả thẩm mĩ và chức năng,
có rất nhiều yếu tố cần lưu ý như : Độ nghiêng, chiều cao chung và chiều cao
trong lợi của abutment, độ rộng hay loại chất liệu sản xuất ra abutment, loại
kết nối…Trên lâm sàng dựa vào vị trí răng, đường kính implant, chiều cao mô
mềm, khoảng cách gần xa, khoảng phục hình… mà chọn loại abutment phù
hợp nhất. Trong cấy ghép implant tuy phục hình được tiến hành sau phẫu
thuật song trên thực tế một nguyên lí đảm bảo cho sự thành công của cấy
ghép là tư duy phục hình phải có trước khi bắt đầu phẫu thuật, hay nói cách
khác nhà lâm sàng phải tưởng tượng ra một phục hình răng hợp lí nhất trong
hoàn cảnh cụ thể rồi từ đó lập kế hoạch phẫu thuật theo yêu cầu của răng giả
cuối cùng, đây chính là nguyên lí để sản xuất máng hướng dẫn phẫu thuật.
Tuy nhiên trên từng bệnh nhân hay mỗi vị trí răng luôn có những tình huống
phải thỏa hiệp giữa phẫu thuật và phục hình để lựa chọn giải pháp hài hòa
nhằm đạt được kết quả phù hợp với nhu cầu và điều kiện cụ thể của người
bệnh.
Một trong những khó khăn khi tiến hành đặt implant ở vùng răng trước
hàm trên là góc của xương hàm trên với mặt phẳng cắn quá lớn, nếu đặt
implant ở vị trí lí tưởng để đạt chuẩn về yếu tố cơ sinh học thì lại khó đạt ổn
định sơ khởi và thường phải ghép xương mặt ngoài, còn nếu đặt implant vào
giữa của hai bản xương trong cả chiều dài implant thì khi phục hình lại phải
dùng abutment gập góc để trả lại trục răng đúng trên miệng, mặc dù điều này
sẽ làm cho những ren đầu tiên mặt ngoài vùng cổ implant chịu những lực
căng quá mức ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bản xương ngoài và hậu quả
về mặt thẩm mĩ trong thời gian không xa [156]. Đa số những trường hợp mất
răng trước hàm trên lại nằm trong tình trạng trên, thậm chí một số trường hợp
góc xương lớn phối hợp với tiêu xương thì giải pháp phối hợp giữa ghép
xương và dùng abutment gập góc vẫn phải lựa chọn cho những bệnh nhân
117
không thể ghép xương khối hay ghép tái sinh xương có hướng dẫn 2 giai
đoạn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi loại abutment thẳng được sử dụng
nhiều nhất chiếm 75,6%, loại abutment nghiêng > 15° được sử dụng ít nhất
chiếm 9%. Ở nhóm răng trước thì loại abutment nghiêng chiếm đa số với
60,4%, trong khi ở nhóm răng sau thì chủ yếu là loại abutment thẳng chiếm
98,7%. Sự khác biệt giữa vị trí răng và loại abutment được sử dụng là có ý
nghĩa thông kê với p < 0,001.
Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Castellon và cs
(2004) đã sử dụng 17% abutment gập góc trong đó chỉ có 1 trường hợp ở răng
sau[157].
Tuy nhiên, Sethi và cs (2000) nghiên cứu 2261 implant trên 467 bệnh
nhân, các tác giả đã sử dụng abutment từ 0˚ đến 45˚, đánh giá tại thời điểm
5 năm cho thấy tỉ lệ thành công là 98,6% , thẩm mĩ và chức năng đạt kết quả
tốt, không có phục hình nào bị thất bại. Các tác giả cũng không thấy trường
hợp nào bị lỏng vít trên những abutment gập góc[153].
Một phương thức chuyển góc ngay từ trong thân implant khi thiết kế
sẵn góc kết nối giữa implant – abutment mặc định là 12° với tên gọi là CoAxis® implant được nghiên cứu bởi nhà sản xuất Southern Implants®( South
Africa). Vandeweghe và cs (2011) đã sử dụng 15 implant loại này cho 14
bệnh nhân mất răng hàm trên cho kết quả thành công 100%, mức độ tiêu
xương sau 1 năm là 1,2mm, nhú lợi phía gần tăng nhẹ 0,14mm[158]. Như vậy
loại implant có thiết kế chuyển góc 12 độ ngay từ trong thân implant đã giúp
các nhà lâm sàng giải quyết được một số tình huống mà không phải sử dụng
abutment gập góc, tránh những nhược điểm nêu trên, tuy nhiên đây là loại
implant có qui trình phẫu thuật riêng biệt, chỉ có một vị trí duy nhất của
implant trong xương là kết nối được với abutment để tạo trục lí tưởng khi
118
phục hình(chuyển góc 12°), ngay thời điểm đặt implant nếu không xác định
đúng thì không thể làm phục hình ở giai đoạn sau.
4.2.9. Kết quả phục hồi chức năng
4.2.9.1. Kết quả khôi phục chức năng ăn nhai
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khả năng phục hồi chức
năng ăn nhai của phục hình trên implant ở mức tốt luôn chiếm tỉ lệ cao ở các
thời điểm đánh giá khác nhau, tỉ lệ này tăng dần theo thời gian (6 tháng là
77,2%; 12 tháng là 90,6%; 24 tháng là 94,6% và 36 tháng là 90%). Khả năng
phục hồi chức năng ăn nhai ở mức kém luôn chiếm tỉ lệ ít nhất ở các thời
điểm đánh giá khác nhau, tỉ lệ này giảm dần theo thời gian (6 tháng là 5,7%;
12 tháng là 4,7% và 12 tháng là 2,7%). Tương tự như vậy chức năng ăn nhai
ở mức trung bình tại thời điểm 6 tháng là cao nhất với 21/123 trường hợp,
chiếm 17,1%, tuy nhiên tỉ lệ này giảm rất nhanh ở những thời điểm sau đó.
Kết quả thống kê trên cho thấy nếu implant đã tồn tại đến giai đoạn làm
phục hình thì khả năng khôi phục sức nhai là rất hiệu quả , thời gian thích
nghi nhanh. Tuy vậy cũng có số ít trường hợp do khớp cắn lệch lạc hay bệnh
nhân đang phối hợp nắn chỉnh răng thì chức năng ăn nhai cũng khó đánh giá
chính xác. Nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận 2 trường hợp răng sau bị
lỏng vít sau phục hình 12 tháng và 1 trường hợp lặp lại hiện tượng này tại
thời điểm 24 tháng.
Moon-Sun Kim và cs (2011) nghiên cứu đánh giá khả năng khôi phục
sức nhai sau cấy ghép 20 implant của 3 hệ thống (Osstem, Brånemark, Nobel
Replace) với các thử nghiệm nhai cà rốt, bánh mì hay kim chi…kết quả là
hiệu xuất nhai tăng lên đáng kể từ 67,8 ± 9,9 đến 84,3 ± 8,5% (P 72 tháng, phục hình gắn xi- măng cho tỉ lệ thành công là 93,2% so với
phục hình bắt vít là 83,4%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với
p>0,05[99]
Phục hình trên implant có đặc điểm khác biệt lớn nhất so với phục hình
trên răng thật đó là không có tổ chức dây chằng quanh răng để hấp thu lực, do
vậy lực tác động lên răng giả trên implant sẽ cao hơn và các vấn đề về phục
hình trên implant như lỏng vít, vỡ sứ … vì thế cũng xuất hiện thường xuyên
hơn. Sửa chữa phục hình trên implant sẽ là một công việc thường xuyên và
ngày càng nhiều hơn, đây là một công việc thậm chí có nhiều khó khăn hơn là
điều trị những bệnh nhân mới bởi ngoài yêu cầu chuyên môn thì nó là công
việc nhàm chán. Vì thế, một số quan điểm cho rằng với những vị trí có
khoảng phục hình thấp, bệnh nhân có lực nhai lớn hay nơi có ít vai trò thẩm
mỹ thì mặt nhai bằng hợp kim được khuyến khích hơn nhằm tránh nguy cơ vỡ
sứ. Một số cách thức làm giảm nguy cơ lỏng và gẫy vít giữa abutment và trụ
cấy ghép đã được trình bày ở các hội nghị quốc tế gần đây là giảm thiểu số
lần tháo vít ra vào nhiều lần trong quá trình điều trị hay sử dụng vít trong labo
riêng biệt. Những cách thức trên nhằm giảm nguy cơ lỏng và gãy vít liên kết
do hiện tượng mỏi kim loại.
Nghiên cứu của Kreissl và cs (2007) đánh giá 205 implant 3i trên 76
bệnh nhân mất răng từng phần được làm phục hình cố định theo dõi sau 5
năm có tỉ lệ vỡ sứ là 5,7% và lỏng vít là 6,7%[164].
Bài viết tổng quan của Lang và cs (2004) dựa trên 4 nghiên cứu thuần
tập với 5 năm theo dõi và 2 nghiên cứu khác với 10 năm theo dõi cho thấy tỷ
lệ gẫy trụ cấy ghép là 0,9% sau 5 năm, các tỷ lệ biến chứng liên quan đến kết
nối (lỏng vít hoặc gãy vít) là 4,3% sau 5 năm và 26,4% sau 10 năm. Tỷ lệ các
124
biến chứng liên quan đến gãy, vỡ cấu trúc phục hình trên implant là 9,8% sau
5 năm[165]
Trong nghiên cứu của chúng tôi tình trạng vỡ sứ chiếm tỉ lệ cao nhất
trong các biến chứng của phục hình với 8,1%, hở lỗ bắt vít cũng chiếm tỉ lệ
cao với 6,5%, các tình trạng khác như mất tiếp xúc bên hay lỏng vít chiếm tỉ
lệ ít nhất với 4,1 % và 1,6%. Sở dĩ có hiện tượng hở lỗ bắt vít là vì trong
nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp phục hình gắn xi măng nhưng
có đục lỗ mặt nhai ở những vị trí thuận lợi cho phép tháo và sửa chữa phục
hình thuận lợi, đây cũng có thể là nguyên nhân gây vỡ sứ cao nhất trong các
biến chứng phục hình và cao hơn các tác giả khác.
4.2.12. Tình trạng viêm nhiễm.
Tình trạng viêm nhiễm sau khi cấy ghép, đặc biệt là sau khi lắp phục
hình và implant thực hiện chức năng là bệnh lý thường gặp và khó điều trị bởi
căn nguyên của bệnh là đa yếu tố. Những báo cáo và các bài báo về chủ đề
này đã và sẽ mãi mãi là vấn đề gây nhiều tranh luận từ nguyên nhân, bệnh
sinh và cả cách thức điều trị. Việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ như qui trình
và kỹ thuật phẫu thuật hay lấy dấu bằng dụng cụ sao chép chính xác vị trí
cũng như chiều cao mô mềm, ngăn chặn xi măng thừa hay chỉnh khớp
cắn…cũng chỉ nhằm hạn chế phần nào những nguy cơ gây viêm nhiễm bởi
tình trạng viêm nhiễm phụ thuộc khá nhiều vào sức khỏe toàn thân, ý thức vệ
sinh răng miệng, thói quen cận chức năng và đặc biệt là dạng sinh học hay
kiểu hình dễ viêm nhiễm của người bệnh.
Theo phân loại trong nghiên cứu của Chen và Darby (2003) [166]dựa
vào triệu chứng lâm sàng khi thăm khám thì có hai nhóm bệnh lý là viêm
niêm mạc quanh implant và viêm quanh implant. Sự khác biệt để phân nhóm
dựa vào bảng sau :
125
Triệu chứng lâm sàng
Viêm niêm mạc quanh
implant
Viêm quanh
implant
Tăng độ sâu túi
±
+
Chảy máu khi đo túi
+
+
Chảy mủ
±
+
Lung lay
-
±
Tiêu xương trên xquang
-
+
Nghiên cứu của Eghbali và cs (2012) đánh giá chỉ số mảng bám, chỉ số
chảy máu khi thăm khám và độ sâu túi quanh răng thật đối diện và implant
với thời gian theo dõi trung bình 30 tháng cho thấy: Mặc dù chỉ số mảng bám
trên implant (26%) thấp hơn so với trên răng (29%) nhưng chỉ số chảy máu
khi thăm khám trên implant là 36% so với trên răng thật là 22% , độ sâu túi
lợi cũng có sự khác biệt lớn trên implant là 3.3mm và trên răng thật là 2,7mm
(sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 50% (tương đương độ 2) tăng từ 32% lên 86% sau
1 năm phục hình[169].
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức độ đầy đủ (tương đương độ 3)
của nhú lợi cũng tăng dần theo thời gian sau phục hình như sau: 6 tháng
128
(28/195 = 14,4%), 12 tháng (16/70 = 22,9%), 24 tháng (29/58 = 50%) và 36
tháng (14/20= 70%). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của
Cardaropoli(2006).
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy ở thời điểm
sau phục hình 12 tháng số nhú lợi đầy đủ cao gấp 2,66 lần so với thời điểm 6
tháng sau phục hình và ở thời điểm sau phục hình 24 tháng thì số nhú lợi đầy
đủ cao gấp 7,25 lần so với thời điểm 6 tháng sau phục hình. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p < 0,02 và p < 0,001.
4.3.2. Dạng sinh học mô mềm
Theo Kan và cộng sự, dạng sinh học mỏng là loại mà khi thăm khám
bằng thám châm nha chu có thể nhìn thấy thám châm qua viền lợi, trong khi
đó dạng sinh học dày là loại mà thám châm nha chu bị che phủ hoàn toàn bởi
viền lợi. Tương tự như mô lợi, mô mềm quanh implant mỏng nhạy cảm hơn
với sự tiêu mô mềm so với mô dày. Đặc điểm này có thể do mô mềm mỏng
yếu hơn, kém nuôi dưỡng, đi kèm với xương bên dưới mỏng[47]. Trong
chuyên ngành implant, tầm quan trọng của dạng sinh học dày càng được củng
cố do sự thiếu đi các mạch máu nuôi dưỡng của dây chằng nha chu trong quá
trình lành thương. Do đó, có thể thấy một cách hợp lý rằng mô mềm dày xung
quanh implant là đặc điểm thuận lợi cho cả thẩm mỹ và chức năng.
Nghiên cứu của Mi si si và cs (2012) cấy ghép implant trên 32 bệnh
nhân mất răng trước hàm trên chia làm 2 nhóm mô mềm dày và mỏng, đánh
giá sau phục hình 1 năm cho thấy mức độ lấp đầy nhú lợi của nhóm có mô
mềm dày tốt hơn nhóm có mô mềm mỏng[161].
Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá tại thời điểm 6 tháng (bảng 3.30)
sau phục hình cho thấy dạng mô mềm mỏng có kích thước nhú lợi độ 1 chiếm
tỉ lệ cao nhất với 74/93 trường hợp, chiếm 79,6%, ngược lại dạng mô mềm
dày có kích thước nhú lợi độ 2 cao nhất với 62/102 trường hợp, chiếm 60,8%.
Hơn nữa, kết quả bảng 3.31 còn cho thấy ở nhóm đối tượng có dạng sinh học
129
mô mềm dày thì khả năng nhú lợi đầy đủ cao gấp 15,57 lần so với nhóm đối
tượng có dạng sinh học mô mềm mỏng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p 3 mm thì khả năng nhú lợi đầy đủ cao gấp 0,49 lần so với nhóm đối tượng
có độ rộng niêm mạc sừng hóa ≤ 3 mm .
Sự khác biệt chưa thấy có ý nghĩa thống kê với p = 0,19.
4.3.3.2. Chiều cao niêm mạc sừng hóa
Nghiên cứu Berglundh và Lindhe (1996) cho thấy chiều cao niêm mạc
sừng hóa tại nơi đặt implant liên quan đến mức độ tiêu xương và từ đó cho kết
quả mức độ đầy đủ của nhú lợi cũng sẽ bị ảnh hưởng, với những vị trí có
chiều cao lợi sừng hóa ≤ 2 mm thì có sự tiêu xương dạng góc xung quanh
implant để tạo chỗ hình thành nên một bám dính xuyên niêm mạc chứa cả 2
thành phần biểu mô và mô liên kết [57].
Nghiên cứu của Linkevicius và cs (2009) cấy 23 implant nhóm thử và
23 implant nhóm chứng trên 19 bệnh nhân phân làm 2 nhóm có chiều cao
niêm mạc sừng hóa đo bằng cây đo túi tại đường rạch dọc sống hàm khi phẫu
thuật đặt implant cho kết quả nhóm có chiều cao ≤ 2 mm có mức độ tiêu
xương sau 1năm là 1,61±0,24 mm(phía gần) và 1,28±0,167 mm (phía xa)
trong khi nhóm có chiều cao > 2 mm thì mức độ tiêu xương phía gần là 0,26
±0,08 mm , phía xa là 0,09±0,05 mm. Mức độ tiêu xương khác nhau rõ rệt
này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước và sự lấp đầy của nhú lợi quanh
implant [104].
Hơn nữa, kỹ thuật tạo hình nhú lợi bằng một số cách chia và xoay vạt
của Palacci và Nowzari (2008), Misch và cs (2004) ở giai đoạn đặt trụ lành
thương lợi (healing abutment) cũng chỉ thực hiện được tại những vị trí có
niêm mạc sừng hóa cao[116][172]
131
Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá chiều cao lợi sừng hóa khi phẫu thuật
đặt implant theo cách thức của Linkevicius và cs cho thấy nhóm đối tượng có
chiều cao niêm mạc sừng hóa > 2 mm thì khả năng nhú lợi đầy đủ cao gấp 18,1
lần so với nhóm đối tượng có chiều cao niêm mạc sừng hóa ≤ 2 mm.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p [...]... nhân mất răng hàm trên từng phần được điều trị cấy implant có ghép xương 2 Đánh giá kết quả cấy ghép implant nha khoa của nhóm bệnh nhân trên 3 Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến nhú lợi quanh implant 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Một số đặc điểm giải phẫu liên quan trong cấy ghép implant nha khoa ở hàm trên 1.1.1 Xương hàm trên Xương hàm trên gồm có các thành phần sau: 1.1.1.1 Thân xương hàm trên: Có. .. phẫu thuật viên lựa chọn cách thức phẫu thuật phù hợp Theo Trịnh Đình Hải ở người Việt Nam, chiều rộng lợi sừng hóa có thể sắp xếp từ cao đến thấp theo 7 trình tự tương ứng với các răng như sau: Răng số 7 hàm trên, răng số 1 hàm dưới, răng số 1 hàm trên, răng số 3 hàm trên, răng số 5 hàm trên, răng số 3 hàm dưới, răng số 5 hàm dưới và răng số 7 hàm dưới [10] Nghiên cứu của Nguyễn Mẹo và Hoàng Tử Hùng cho... trong thực hành cấy ghép implant nha khoa Mặt khác, nhóm răng trước hàm trên đóng vai trò quan trọng trong khía cạnh thẩm mĩ, là nơi mà các nhà lâm sàng trên thế giới gọi là “vùng thách thức” trong implant nha khoa Xuất phát từ những tình huống trên lâm sàng và nhu cầu thực tiễn chúng tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu điều trị mất răng hàm trên từng phần bằng kỹ thuật implant có ghép xương" với những mục... mở rộng xoang vào xương ổ răng là yếu tố ảnh hưởng chính đến số lượng các bè xương dọc và chiều cao xương còn lại để cấy ghép nha khoa cho vùng răng sau hàm trên Bờ trước xoang ở người trưởng thành còn đầy đủ răng ở vào khoảng răng hàm nhỏ thứ hai hoặc răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên Khi mất răng, xoang hàm có thể xâm lấn vào vùng xương ổ răng trống Sự xâm lấn của xoang vào xương ổ răng không thể tiên... mới của khoa học kỹ thuật vào y học, ngành răng hàm mặt đã có những bước tiến đột phá trong phục hình mất răng Phục hình răng giả cố định tối ưu nhất là sử dụng phương pháp cấy ghép implant nha khoa Implant là một trụ nhỏ bằng titanium được xử lý bề mặt và cấy vào trong xương hàm, trên đó gắn chụp răng bằng sứ giống như răng thật Cấy ghép Implant giúp phục hồi lại chức năng ăn nhai, có tính thẩm mỹ... bố chiều rộng xương và vị trí răng mất 63 Bảng 3.3 Phân bố chiều cao xương và vị trí răng mất 64 Bảng 3.4 Phân bố nguyên nhân mất răng và vị trí răng mất 64 Bảng 3.5 Phân bố chiều cao xương và nguyên nhân mất răng 65 Bảng 3.6 Phân bố chiều rộng xương và thời gian mất răng 66 Bảng 3.7 Phân bố độ đặc của xương và vị trí mất răng 67 Bảng 3.8 Phân bố độ đặc của xương và nhóm... CEJ của răng 13 kế cận là nhỏ hơn hoặc bằng 3mm trường hợp này, có thể cấy implant mà ko cần ghép xương Loại B: Sàn xoang hàm cách đỉnh sống hàm 6-9mm chiều rộng ít nhất là 5mm và không cần ghép xương theo chiều ngang Mào xương cách CEJ 3mm hoặc ít hơn Trường hợp này, xoang có thể được nâng bằng pp nâng xoang kín hay hở, và implant có thể được đặt cùng lúc Loại B có thể có khuyết hổng cần ghép xương. .. ngoài mỏng hơn là xương mặt trong 9 1.2.3 Những thay đổi hình thể sống hàm sau mất răng Hình thái học đặc trưng của xương ổ răng có quan hệ với hình dạng và kích thước của răng Những người có răng dài và nhỏ, so sánh với người răng ngắn và rộng, thì thấy xương ổ răng mỏng manh hơn và đặc biệt chỗ xương mỏng đôi khi bị cửa sổ xương (Hình 1.7) Hình 1.7: Mặt ngoài hàm trên của người có mô nha chu dày... tố quan trọng để cấy ghép implant là thể tích xương đầy đủ nhằm đảm bảo cho implant thành công cả chức năng ăn nhai và thẩm mỹ Xương hàm trên là xương xốp vì thế sau khi mất răng thường gây tiêu xương nhiều, hơn nữa đặc điểm giải phẫu bản xương phía ngoài nhóm răng phía trước hàm trên rất mỏng, phía sau thì liên quan đến xoang hàm, vì vậy ở vùng giải phẫu này hiện tượng thiếu xương là thường gặp và... mào xương phía trong có xương bó Xương bó là mô phụ thuộc vào răng, sẽ mất đi khi nhổ răng Như vậy, mào xương mặt ngoài liên hệ nhiều với xương bó hơn mặt trong nên mô cứng mất nhiều hơn Thứ hai, vách ổ răng mặt trong dày hơn mặt ngoài Chúng ta biết rằng lật vạt toàn phần và bóc tách mô nha chu từ mô xương sẽ gây ra tiêu xương bề mặt Điều này làm giảm chiều cao của xương mặt ngoài nhiều hơn vì xương ... "Nghiên cứu điều trị hàm phần kỹ thuật implant có ghép xương" với mục tiêu sau : Mô tả đặc điểm lâm sàng X quang bệnh nhân hàm phần điều trị cấy implant có ghép xương Đánh giá kết cấy ghép implant. .. VIỆT NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ MẤT RĂNG HÀM TRÊN TỪNG PHẦN BẰNG KỸ THUẬT IMPLANT CÓ GHÉP XƯƠNG Chuyên ngành Mã số : Răng Hàm Mặt : 62720601 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS TRỊNH... trình ghép xương 21 1.7 Kỹ thuật ghép xương 22 1.7.1 Kỹ thuật tái sinh xương có hướng dẫn 23 1.7.2 Kỹ thuật nâng xoang ghép xương 26 1.8 Đặc điểm mô mềm quanh implant