Biến chứng sau khi phục hình:

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu điều TRỊ mất RĂNG hàm TRÊN TỪNG PHẦN BẰNG kỹ THUẬT IMPLANT có GHÉP XƯƠNG (Trang 55 - 56)

- Những biến chứng phục hình thường hay gặp ở vùng thẩm mỹ, đặc biệt là nhóm răng trước hàm trên: Vị trí implant nằm quá nhiều về phía tiền

đình hay quá sâu về phía chóp răng thường hay gặp trong nhổ răng cấy implant tức thì hoặc thiếu xương[97][98]. Thật không may đó là những biến chứng do lập kế hoạch điều trị sai ngay từ đầu nhiều hơn là những sai sót kĩ

thuật trong quá trình điều trị. Vì thế rất khó giải quyết triệt để nếu chỉ sửa chữa bằng phục hình, những trường hợp này phải tháo implant và lập kế

hoạch điều trị lại mới hy vọng kết quả tốt hơn, song vấn đề thời gian, tài chính và cả tâm lí là rào cản lớn với cả bệnh nhân và bác sĩ nha khoa.

- Lỏng hay gãy vít nối abutment và implant cũng hay gặp ở những răng chịu lực nhai lớn, abutment gập góc quá lớn hoặc trên những BN có tật nghiến răng…Trường hợp này cần phát hiện sớm và sửa chữa kịp thời nếu để

bệnh nhân nhai tiếp tục sẽ gây hại cho implant trên cả hai phương diện cơ học và sinh học[99].

- Viêm quanh implant: Là bệnh lý phức tạp do những nguyên nhân khác nhau như cơ địa BN bị viêm quanh răng ở các răng kế bên, quá ít lợi sừng hóa xung quanh implant, xi măng thừa trong khi gắn phục hình hay đặt implant quá sâu dưới mào xương tạo túi quanh implant sâu làm cho vấn đề vệ

sinh khó khăn. Các nguyên nhân trên làm cho quá trình tiêu xương nhanh hơn, tình trạng chảy máu khi thăm khám và hậu quả là implant sớm phải tháo bỏ do không đáp ứng được chức năng[100][101][102]. Mặc dù biết rằng quá trình tiêu xương xung quanh implant là phản ứng sinh học của cơ thể nhưng các nhà lâm sàng vẫn luôn tìm cách cải tiến vật liệu và kỹ thuật nhằm quản lí

mô xương xung quanh implant lành mạnh để thực hiện chức năng tốt nhất[103]. Ngoài ra dạng sinh học mô mềm của bệnh nhân cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Trong một nghiên cứu gần đây của Linkevicius (2009) cho thấy cùng một thời gian theo dõi trên nhóm có mô lợi sừng hóa dày (≥2mm) thì mức độ tiêu xương trung bình là 0,26±0,08mm, trong khi ở

nhóm có mô lợi sừng hóa mỏng (< 2mm) mức tiêu xương trung bình là 1,61±0,24mm[104], kết quả này cho thấy dạng mô mềm xung quanh implant là một yếu tố quan trọng duy trì sự lành mạnh của mô xương.Những kết quả

khác của Kan và cs (2010), Bach Le và cs (2012) cũng cho thấy mô mềm dày thì mức độ tiêu xương ít hơn [105] [106].

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu điều TRỊ mất RĂNG hàm TRÊN TỪNG PHẦN BẰNG kỹ THUẬT IMPLANT có GHÉP XƯƠNG (Trang 55 - 56)