Lắp răng giả trên lâm sàng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu điều TRỊ mất RĂNG hàm TRÊN TỪNG PHẦN BẰNG kỹ THUẬT IMPLANT có GHÉP XƯƠNG (Trang 69 - 70)

2.5.8.1. Lắp răng giả gắn bằng xi măng

- Kiểm tra sự khít sát của răng giả với cùi giả, răng bên cạnh, răng đối xứng và mô mềm xung quanh răng.

- Kiểm tra và chỉnh sửa hình thể, màu sắc nếu cần thiết.

- Cô lập vùng phục hình, làm sạch, sát trùng và dùng xi măng để gắn răng giả.

- Dùng thám trâm và chỉ tơ nha khoa để lấy sạch xi măng thừa.

- Hen bệnh nhân tái khám sau 1 tuần để kiểm tra khớp cắn, tình trạng vệ sinh quanh răng.

- Hàn lỗ hở mặt nhai bằng composite trong trường hợp có đục lỗ mặt nhai.

2.5.8.2. Lắp răng giả gắn bằng ốc vít

- Kiểm tra sự khít sát của răng giả với cùi giả, răng bên cạnh, răng đối xứng và mô mềm xung quanh răng.

- Kiểm tra và chỉnh sửa hình thể, màu sắc nếu cần thiết.

- Cô lập vùng lắp răng, làm sạch, sát trùng, đặt răng giả vào vị trí và siết các vít liên kết với lực vặn 20Ncm.

- Đặt miếng bông nhỏ vào phần dưới của lỗ mặt nhai của răng giả rối hàn lớp trên bằng vật liệu hàn tạm (Caviton).

- Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện chếđộăn nhẹ nhàng, không nhai các thức ăn cứng.

- Hẹn bệnh nhân đến kiểm tra sau 1 tuần, lấy bỏ chất hàm tạm và bông trong lỗ mặt nhai, siết lại ốc liên kết với lực vặn 25 Ncm rồi hàn tạm lại như cũ.

- Bệnh nhân có thể thực hiện chếđộăn nhai bình thường.

- Hẹn bệnh nhân đến kiểm tra sau 1 tháng, siết lại ốc liên kết với lực vặn 32 - 35 Ncm, hàn lỗ mặt nhai với chất nhiệt dẻo ở 1/3 dưới, tiếp theo là lớp composite lỏng, lớp che màu (opaque) và lớp composite đặc ở trên cùng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu điều TRỊ mất RĂNG hàm TRÊN TỪNG PHẦN BẰNG kỹ THUẬT IMPLANT có GHÉP XƯƠNG (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)