Vận tải hàng không là ngành mũi nhọn đại diện cho nhóm phương thức vận tải tiên tiến, hiện đại, ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành vận tải nói riêng và tạo ra những ảnh hưởng ngày càng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tếxã hội, an ninhquốc phòng của đất nước nói chung. Tuy vậy, những thông tin cụ thể, và tài liệu chính thức về vận tải hàng không chưa phổ biến và phong phú như các phương thức vận tải khác. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiều về phương thức vận tải hàng không, bao gồm cơ sở pháp lý, những quy định về mặt chứng từ cũng như quy trình giao nhận hàng đặc thù của ngành sẽ rất hữu ích cho các bạn sinh viên thuộc ngành ngoại thương.
Trang 1GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ Nhóm sinh viên thực hiện:
2/ Nguyễn Thị Minh Hằng- 33K01.2 3/ Nguyễn Thành Luân - 33K01.2
Trang 2Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 3
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA 73
Số: [số Hợp đồng]/HĐVCHH 73
Bên A: Chủ hàng 73
Bên B: Bên chủ phương tiện 73
Phụ lục 41
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Vận tải hàng không là ngành mũi nhọn đại diện cho nhóm phương thức vận tảitiên tiến, hiện đại, ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngànhvận tải nói riêng và tạo ra những ảnh hưởng ngày càng to lớn trong công cuộc pháttriển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng của đất nước nói chung Tuy vậy, nhữngthông tin cụ thể, và tài liệu chính thức về vận tải hàng không chưa phổ biến và phongphú như các phương thức vận tải khác Chính vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiều vềphương thức vận tải hàng không, bao gồm cơ sở pháp lý, những quy định về mặtchứng từ cũng như quy trình giao nhận hàng đặc thù của ngành sẽ rất hữu ích cho cácbạn sinh viên thuộc ngành ngoại thương
Hiểu rõ điều đó, nhóm đã chọn nghiên cứu về vận tải hàng không, với mongmuốn rằng nhóm chúng tôi và các bạn có thể có những hiểu biết nhất định về phươngthức vận tải này và hi vọng sẽ giúp ích cho nghề nghiệp sau này của các bạn
Đây là lần đầu tiên nhóm chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu về lĩnh vực nàynên khó tránh được những sai sót nhất định trong cả nội dung và hình thức trình bày.Nhóm mong thầy và các bạn có những đóng góp để nhóm có thể thực hiện tốt hơntrong các nghiên cứu sau này
Qua đây, nhóm cũng xin chân thành cám ơn Th.S Ngô Quang Mỹ đã hỗ trợnhóm về mặt tài liệu để hoàn thiện bài nghiên cứu
Nhóm thực hiện
Trang 4Chương 1 Khái quát về vận tải hàng không quốc tế.
1.1 Vai trò của vận tải hàng không.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đóng một vai trò rất quan trọngtrong buôn bán quốc tế Càng ngày càng có nhiều hàng hóa được vận chuyển bằngphương thức vận tải hàng không Hiện nay theo thống kê của LHQ thì lượng hàng hóavận chuyển bằng đường hàng không chiếm khoảng 1/3 giá trị hàng hóa buôn bán trênthế giới
Số hàng hóa này chủ yếu được luân chuyển qua các đại lý hàng không ( làngười đại diện cho người gửi hàng và cả cho hãng hàng không ) Mạng lưới hàngkhông bao phủ khắp địa cầu và hoạt động rất nhộn nhịp Các đại lý hàng không cũngtạo thành một mạng lưới tương tự ở khắp các sân bay, các thành phố và đảm nhận hơn9/10 số lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không Số còn lại rất ít là đượcgửi thẳng, không qua đại lý chỉ vì những lý do đặc biệt nào đó mà thôi
Với một quốc gia phát triển thì chỉ tiêu về ngành hàng không là một chỉ tiêu vôcùng quan trọng
- Nó đánh giá được năng lực quản lý của Nhà nước
- Trình độ kỹ thuật
- Khả năng kinh tế của quốc gia đó
- Cũng như lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường hàng không so với cácphương tiện vận tải khác như thế nào
1.2 Đặc điểm của vận tải hàng không.
Vận tải hàng không là một ngành vận tải non trẻ nhất Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ
20, vận tải hàng không mới bắt đầu phát triển và nhờ các tiến bộ của khoa học kỹthuật mà ngành vận tải hàng không ngày càng phát triển nhanh chóng Trước đây, nóchủ yếu phục vụ chuyên chở hành khách, ngày nay vận tải hàng không đã được sửdụng rộng rãi vào chuyên chở hàng hóa trong phạm vi nội địa cũng như quốc tế
Sở dĩ vận tải hàng không phát triển vì nó đáp ứng được các yêu cầu của nềnkinh tế thế giới hiện nay
- Trước hết, vận tải hàng không nhạy cảm về thời gian, hoàn toàn thích hợp vớithời đại phát triển như vũ bão về tin học
Trang 5- Các tuyến đường vận tải hàng không hầu hết là các đường thẳng nối hai điểmvận tải với nhau
- Tốc độ của vận tải hàng không cao ( gấp 27 lần vận tải đường biển, 10 lần ô
tô và 8 lần tàu hỏa ), tốc độ khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh
- Khoa học kỹ thuật phát triển vận tải hàng không thích hợp với các loại hànghóa có giá trị cao, mau hỏng, các loại hàng hóa quí hiếm
- Ngoài ra, vận tải hàng không còn đáp ứng được các nhu cầu đặc biệt về chínhtrị, xã hội … trong từng thời điểm mà không phương thức vận tải nào có thể đáp ứngđược, ví dụ: viện trợ khẩn cấp để cứu nạn đói, bão, động đất…
- Vận chuyển hàng không đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, một sự trang bị hoànhảo về kỹ thuật và các phương tiện phục vụ cho việc vận tải như: sân bay, đài kiểmsoát khí tượng, thông tin đây là một trong những yếu tố cấu thành nên giá cước hàngkhông, giá cước này luôn cao hơn bất kì phương tiện nào ( cước hàng không cao gấp 8lần cước đường biển và gấp từ 2 đến 4 lần cước ô tô và tàu hỏa)
- Mức độ tổn thất khi có rủi ro trong vận tải hàng không rất lớn và hậu quảthảm khốc của nó ít ai có thể lường trước được
- Tính an toàn cao và hành trình đều đặn hơn so với các phương tiện vận tảikhác
- Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn so với cácphương thức vận tải khác
- Vận tải hàng không đơn giản hoá về về chứng từ thủ tục so với các phươngthức vận tải khác
Bên cạnh ưu điểm trên, vận tải hàng không cũng có những hạn chế sau:
- Cước vận tải hàng không cao
-Vận tải hàng không không phù hợp với vận chuyển hàng hoá kồng kềnh, hànghoá có khối lượng lớn hoặc có giá trị thấp
- Vận tải hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng nhưđào tạo nhân lực phục vụ
1.3 Đối tượng vận chuyển hàng không
- Airmail: Thư từ, bưu phẩm, đồ vật lưu niệm…
- Express: Chứng từ, tài liệu, sách báo, tạp chí, hàng cứu trợ khẩn cấp…
Trang 6- Airfreight: bao gồm các loại hàng hóa khác như vàng bạc, bạch kim, kimcương, đá quý, đồ trang sức, tiền, séc, thẻ tín dụng, hàng dễ hư hỏng ( Thực phẩm,hoa quả tươi…), hàng phục vụ lễ hội, hàng dự hội chợ, triễn lãm, hàng cứu trợ khẩncấp, hàng súc vật sống….
- Các lô hàng nhỏ
- Hàng hoá đòi hỏi giao ngay, an toàn và chính xác
- Hàng hoá có giá trị cao
- Hàng hoá có cự ly vận chuyển dài
1.4 Cơ sở vật chất của vận tải hàng không.
Cảng hàng không (airport).
Theo luật hàng không dân dụng Việt Nam thì cảng hàng không là một tổ hợpcông trình bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình mặt đất khác cầnthiết được sử dụng phục vụ cho máy bay đi và đến, thực hiện dịch vụ vận chuyển hàngkhông
Sân bay là một phần xác định trên mặt đất hoặc trên mặt nước được xây dựng
để bảo đảm cho máy bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển Sân bay bao gồm toàn bộdiện tích trên mặt đất cùng với cơ sở hạ tầng gồm một hay nhiều đường băng, nhàkho, kho hàng, phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa và hànhkhách
Cảng hàng không có các khu vực làm hàng xuất, hàng nhập và hàng chuyển tải
Máy bay
Máy bay là công cụ chuyên chở của vận tải hàng không Máy bay có nhiềuloại Loại chuyên chở hành khách cũng có thể nhận chuyên chở hàng dưới boong.Loại chuyên chở hàng và loại chở kết hợp cả khách cả hàng
- Máy bay chở khách ( Passenger Aircraft)
Là loại chuyên dùng để chở hành khách, tuy nhiên cũng có thể chở hàng vàđược chở ở khoang bụng dưới ( lower deck), trong khi hành khách được chở ở khoangchính
- Máy bay chở hàng ( All cargo Aircraft)
Máy bay chở hàng là một máy bay cánh cố định được thiết kế hay chuyển đổi
để mang hàng hóa hơn là để chở hành khách Đây là những máy bay không có tính
Trang 7năng chở hành khách, và nói chung những máy bay này có một hoặc nhiều cửa lớn đểchất và bốc dỡ hàng hóa Máy bay chuyên chở có thể được sử dụng trong các hãnghàng không dân sự để chở hàng hoặc hành khách, hay trong các lực lượng quân sự,hay các cá nhân của các nước riêng lẻ Tuy nhiên, đa số hàng hóa được chứa trên cáccontainer ULD đặc biệt trong những khoang hàng của máy bay chở khách.
Máy bay được thiết kế để chở hàng hóa và nó có một số đặc tính để phân biệtvới máy bay chở khách truyền thống: một thân máy bay rất lớn, cánh dài và đặt caocho phép khu vực hàng hóa đặt gần nền, các lốp lớn cho phép nó hạ cánh tại những vịtrí chưa được chuyển bị trước, và một cánh đuôi đặt cao giúp hàng hóa được đưa vàohoặc lấy ra trực tiếp khỏi máy bay
Loại này chuyên dùng để chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn, kích thướccồng kềnh
Nhược điểm là chi phí hoạt động của nó rất lớn, do vậy chi phí hoạt động chủyếu do các hãng hàng không có cơ sở công nghiệp và kinh tế mạnh sử dụng
- Máy bay chở kết hợp ( Mixed/ Combination Aircraft).
Loại này có thể chở cả hành khách và hàng hóa trên boong chính và khoangbụng máy bay, tạo ra sự cơ động cho việc điều chỉnh khả năng chở hàng và hànhkhách phù hợp với nhu cầu vận chuyển
Trang thiết bị xếp dỡ , di chuyển hàng hóa trên mặt đất.
Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng ở cảng hàng không cũng đa dạng và phongphú Có các trang thiết bị xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá trong sân bay có trang thiết
bị xếp dỡ hàng hoá theo đơn vị Ngoài ra còn có các trang thiết bị riêng lẻ như palletmáy bay, container máy bay, container đa phương thức
- Xe vận chuyển container, pallet
- Xe nâng hàng
- Thiết bị nâng hạ container/ pallet
- Băng chuyền ( conveyor/ belt)
- Giá đỡ ( dolly)
Trang 8Ngoài ra, máy bay còn có các thiết bi riêng biệt và cực kì chuẩn xác Các bộphận đó trở nên một bộ phận cấu thành của máy bay như pallet, container, igloo … kếthợp với hệ thống khay lăn, ngăn cách, chằng néo riêng biệt được gọi là thiết bị xếp dỡhàng theo đơn vị ( Unit load devices- ULD) Đơn vị này cũng còn dùng để tính cướctheo ULD đối với hàng hóa thông thường ( basis cargo).
ULD có thể là:
- Pallet máy bay và lưới chụp hàng…
- Mui chụp hình Igloo
ULD gồm hai loại:
- ULD có chứng chỉ Là loại dùng để chuyên chở hàng trên máy bay vì nó đượckiểm tra, bảo vệ an toàn trong suốt hành trình
- ULD không có chứng chỉ Loại nay không được coi là khoang máy bay mặc
dù đáp ứng được tất cả mọi yêu cầu về mặt kỹ thuật, hoàn cảnh làm hàng ở mặt đất
Nếu muốn xếp lên máy bay thì rất hạn chế về số lượng và bắt buộc phải có gia
cố sàn máy bay cho phù hợp, đảm bảo an toàn, và nhìn chung là không được xếp lênmáy bay cũng như bị cấm tuyệt đối trên loại máy bay hỗn hợp
ULD hiện nay được sử dụng như một loại thiết bị thao tác tiêu chuẩn không thểthiếu của máy bay
Trang 9Chương 2 Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế.
2.1 Các điều ước quốc tế về vận tải hàng không
• Công ước Vác-sa-va 1929
Vận tảỉ hàng không quốc tế được điều chỉnh chủ yếu bởi Công ước quốc tế đểthống nhất một số quy tắc về vận tải hàng không quốc tế được ký tại Vác-sa-va ngày12/10/1929 gọi tắt là Công ước Vác-sa-va 1929
• Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-sa-va.
Nghị định thư này ký tại Hague 28/91955, nên gọi tắt là Nghị định thư Hague 1955
• Công ước bổ sung cho công ước Vác-sa-va được ký kết tại Guadalazala
ngày 18/9/1961, nên gọi tắt là Công ước Guadalazala 1961
• Hiệp định liên quan tới giới hạn của Công ước Vac-sa-va và nghị định
thư Hague Hiệp định này được thông qua tại Montreal 13/5/1966, nên gọi tắt là Hiệp
định Montreal 1966
• Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-sa-va 12/10/1929 được sửa đổi bởi
nghị định thư Hague 28/9/1995 Nghị định này ký tại thành phố Guatemala 8/3/1971,nên gọi tắt là Nghị định thư Guatemala 1971
• Nghị định thư bổ sung thứ 3
Nghị định thư sửa dổi công ước Vac-sa-va 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi cácnghị định thư tại Hague ngày 28/9/1955 và tại thành phố Guatemala ngày 8/3/1971.Nghị định thư này được ký kết tại Montreal 25/9/1975, nên gọi tắt là Nghị định thưMontreal năm 1975, bản số 3
Trang 10• Nghị định thư bổ sung số 4
Nghị định thư sửa đổi công ước Warsaw 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi nghịđịnh thư Hague ngày 28/9/1955 Nghị định thư này ký kết tại Montreal, nên gọi tắt làNghị định thư Montreal năm 1975, bản số 4
Các công ước, hiệp định, nghị định thư chủ yếu sửa đổi bổ sung giới hạntrách nhiệm bồi thường của người chuyên chở hàng không đối với tai nạn về hư hỏng,thiệt hại về hàng hoá, hành lý và thời hạn thông báo tổn thất, khiếu nại người chuyênchở
2.2 Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không.
2.2.1 Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không theo công ước
Vác-sa-va 1929.
Khi nói tới trách nhiệm của người chuyên chở hàng không, công ước Vác-sa-va
1929 đề cập tới 3 nội dung : thời hạn trách nhiệm, cơ sở trách nhiệm, giới hạn tráchnhiệm của người chuyên chở
ở cảng hàng không, ở trong máy bay, hoặc ở bất cứ nơi nào nếu máy bay phải hạ cánhngoài cảng hàng không
Vận chuyển bằng máy bay không mở rộng tới bất kỳ việc vận chuyển nào bằngđường bộ , đường biển hoặc đường sông tiến hành ngoài cảng hàng không Tuy nhiên,nếu việc vận chuyển như vậy xảy ra trong khi thực hiện hợp đồng vận chuyển bằngmáy bay nhằm mục đích lấy hàng, giao hoặc chuyển tải hàng thì thiệt hại được coi làkết quả của sự kiện xảy ra trong quá trình vận chuyển bằng máy bay
2.2.1.2 Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở hàng không.
Theo công ước Vac-sa-va 1929, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm vềthiệt hại trong trường hợp mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hoá trong quá trình vận
Trang 11chuyển hàng không Người chuyên chở cũng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra
do chậm trong quá trình vận chuyển hàng hoá bằng máy bay
Tuy nhiên , người chuyên chở không phải chịu trách nhiệm nếu anh ta chứngminh được rằng anh ta và đại lý của anh ta đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết đểtránh thiệt hại hoặc đã không thể áp dụng được những biện pháp như vậy trong khảnăng của mình
Người chuyên chở cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu anh tachứng minh được rằng thiệt hại xảy ra do lỗi trong việc hoa tiêu, chỉ huy hoặc vậnhành máy bay hoặc trong mọi phương tiện khác mà anh ta và đại lý của anh ta đã ápdụng mọi biện pháp cần thiết nhưng thiệt hại vẫn xảy ra
Như vậy theo công ước Vác-sa-va, người chuyên chở hàng không phải chịutrách nhiệm bồi thường trong hai trường hợp sau : hàng hoá bị mất mát hư hại và hànghoá bị giao chậm trong thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở
Nhưng, theo công ước thì người chuyên chở được hưởng miễn trách nhiệmkhông phải bồi thường khi tổn thất của hàng hoá là do lỗi trong việc hoa tiêu , chỉ huyvận hành máy bay hoặc trong trường hợp người chuyên chở hay người thay mặt họ cốgắng hết sức trong khả năng có thể nhưng tổn thất về hàng hoá vẫn xảy ra
2.2.1.3 Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở hàng không.
Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở là điều khoản quy định số tiền lớnnhất mà người chuyên chở phải bồi thường cho một đơn vị hàng hoá trong trường hợptính chất và trị giá không được kê khai trên vận đơn hàng không
Theo công ước Vác-sa-va 1929, trách nhiệm của người chuyên chở được giớihạn ở một khoản 250 Frăng/kg trừ phi người gửi hàng đã có tờ kê khai đặc biệt trị giá
ở nơi giao hàng, vào lúc hàng hoá được giao cho người chuyên chở và một khoản phí
bổ sung nếu người chuyên chở yêu cầu
Trong trường hợp trị giá hàng hoá đã được kê khai trên vận đơn thì giới hạntrách nhiệm của người chuyên chở là trị giá kê khai trên vận đơn
Nếu trị giá hàng hoá mà người gửi hàng kê khai trên vận đơn lớn hơn giá trịthực tế của hàng hoá lúc giao hàng thì người chuyên chở chỉ phải bồi thường tới giá trịcủa hàng hoá lúc giao hàng nếu họ chứng minh được như vậy Ðồng Frăng nói ở đây
là đồng Frăng Pháp có hàm lượng vàng là 65,5 mg vàng, độ tinh khiết 900/1000
Trang 12Khoản tiền này có thể đổi ra bất kỳ đồng tiền quốc gia nào theo số tròn Trong trườnghợp người chuyên chở cố ý gây tổn thất cho hàng hoá thì họ không được hưởng giớihạn trách nhiệm nói trên
2.2.2 Những sửa đổi , bổ sung Công ước Vác-sa-va về trách nhiệm của
người chuyên chở.
Theo nghị định thư Hague 1955 thì người chuyên chở không được miễn tráchđối với những tổn thất về hàng hoá do lỗi trong việc hoa tiêu , chỉ huy và điều hànhmáy bay
Nhưng theo Hague thì người chuyên chở được miễn tránh nhiệm khi mất mát,
hư hại hàng hoá là do kết quả của nội tỳ, ẩn tỳ và phẩm chất của hàng hoá chuyên chở(Mục XII , nghị định thư Hague)
Công ước Guadalazara 1961 đã đề cập đến trách nhiệm của người chuyên chởtheo hợp đồng và ngươì chuyên chở thực sự mà Công ước Vác-sa-va chưa đề cập tới
Theo Công ước Guadalazara thì người chuyên chở theo hợp đồng là người kýmột hợp đồng vận chuyển được điều chỉnh bẵng Công ước Vac-sa-va 1929 với ngườigửi hàng hay với người thay mặt người gửi hàng (mục I , khoản b )
Người chuyên chở thực sự là một người khác, không phải là người chuyên chởtheo hợp đồng, thực hiện toàn bộ hay một phần hợp đồng vận chuyển(mục I khoản c)
Công ước Guadalazara quy định rằng, cả người chuyên chở thực sự và ngườichuyên chở theo hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng Nhưng khibao gồm cả vận chuyển kế tiếp thì người chuyên chở theo hợp đồng có trách nhiệmđối với toàn bộ quá trình vận tải, người chuyên chở thực sự chỉ có trách nhiệm đối vớiphần thực hiện của anh ta
Khi khiếu nại , người nhận hàng có thể lựa chọn khiếu nại từng người chuyênchở thực sự hoặc khiếu nại người chuyên chở theo hợp đồng
Nghị định thư Guatemala 1971 đã quy dịnh chi tiết hơn cách tính trọng lượnghàng hoá để xét bồi thường
Theo nghị định thư Guatemala, trong trường hợp hàng hoá bị mất mát, hư hạihoặc giao chậm một phần thì trọng lượng được xem xét để tính số tiền mà ngườichuyên chở phải chịu trách nhiệm bồi thường là trọng lượng của một hay nhiều kiện
bị tổn thất
Trang 13Nhưng nếu phần hàng hoá bị mất mát, hư hại hay giao chậm lại ảnh hưởng đếngiá trị của kiện khác ghi trong cùng một vận đơn hàng không thì toàn bộ trọng lượngcủa một kiện hay nhiều kiện khác ấy cùng dược xem xét và giới hạn trách nhiệm củangười chuyên chở (mục VIII, khoản 2b) Ðiều này không được quy định trong Côngước Vác-sa-va cũng như nghị định thư và công ước trước nghị định thư Guatemala
Các nghị định thư Montreal 1975, số 1,2,3,4 quy định một số điểm khác sauđây:
• Giới hạn trách nhiệm được thể hiện bằng đồng SDR chứ không phảiđồng Frăng như công ước Vác-sa-va 1929 Giới hạn trách nhiệm của người chuyênchở theo nghị định thư số 1 đối với hàng hoá là 17SDR/kg
• Với những nước không phải thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế thì cóthể đổi đồng SDR ra tiền tệ quốc gia khi bồi thường Néu luật quốc gia không chophép như vậy thì có thể sử dụng giới hạn trách nhiệm là 250 Făng vàng/kg như đã nói
ở trên
• Tăng thêm những miễn trách sau đây cho người chuyên chở hàng khôngkhi hàng hoá mất mát, hư hại do:
Thiếu xót trong đóng gói hàng hoá do người chuyên chở, người phục
vụ hay người đại lý của họ thực hiện
Hành động chiến tranh hoặc xung đột vũ trang
Hành động do chính quyền nhân dân thực hiện có liên quan đến xuấtnhập khẩu quá cảnh
2.3 Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không Việt Nam.
Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (sau đây gọi chung là Luật
năm 2006) được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp
thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 Luật gồm 10 chương, 202 điều (Luật 1991chỉ có 112 điều), trong đó số lượng các điều mới là 126, số điều được sửa đổi là 45 và
số điều được giữ nguyên là 31
Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01tháng 01 năm 2007 Trong đó:
Vận chuyển hàng không được quy định từ Điều 109 đến Điều 159.
Trang 14Chương này quy định về doanh nghiệp vận chuyển hàng không, khai thác vậnchuyển hàng không, vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá bằng đường hàngkhông, vận chuyển theo hợp đồng và vận chuyển thực tế.
Và Trách nhiệm dân sự được quy định từ Điều 160 đến Điều 189.
Quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong trườnghợp để xảy ra thiệt hại đối với hành khách, hành lý, hàng hoá, trách nhiệm bồi thườngthiệt hại đối với người thứ ba ở mặt đất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tàu bay
va chạm hoặc gây cản trở nhau
2.4 Khiếu nại và kiện tụng người chuyên chở hàng không.
2.4.1 Khiếu nại.
Khiếu nại là việc làm cần thiết và quan trọng của người đi nhận hàng khi hànghoá bị tổn thất và giao chậm trong quá trình vận chuyển Khiếu nại mở đường choviệc kiện tụng sau này
Muốn khiếu nại có hiệu quả thì việc khiếu nại phải tiến hành đúng thủ tục vàthời hạn Ðiều 26, công ước Vác-sa-va quy định như sau "Việc nhận hàng mà không
có khiếu nại gì của người nhận hàng là bằng chứng đầu tiên rằng hàng hoá và hành lý
đã được giao trong điều kiện tốt và phù hợp với chứng từ vận chuyển"
Trong trường hợp thiệt hại, người được quyền nhận hàng phải khiếu nại ngườivận chuyển ngay lập tức sau khi đã phát hiện ra thiệt hại và chậm nhất là 7 ngày saungày nhận hàng
Trường hợp chậm chễ đơn khiếu nại phải chậm nhất trong vòng 7 ngày kể từngày nhận hàng
Trường hợp chậm chễ, đơn khiếu nại phải làm chậm nhất trong vòng 14 ngày
kể từ ngày hàng hoá lẽ ra phải đặt dưới quyền định đoạt của người nhận hàng.Mỗi đơnkhiếu nại phải được lập thành văn bản đúng với chứng từ vận chuyển hoặc bằng thôngbáo riêng gửi trong thời gian nói trên
Không khiếu nại vào trong thời gian nói trên thì không việc khởi kiện nào đượccoi là hợp pháp chống lại người vận chuyển trừ khi họ gian lận
Theo nghị định thư Hague 1955, thời gian khiếu nại người chuyên chở về tổnthất hàng hoá và giao chậm theo Công ước Vac-sa-va 1929 là 7 ngày và 14 ngày đượcnâng lên là 14 đến 21 ngày kể từ ngày nhận hàng
Trang 152.4.2 Thời hạn khiếu nại người chuyên chở hàng không.
Theo công ước Vac-sa-va, quyền đòi thiệt hại bị huỷ bỏ, nếu việc khởi kiệnkhông được thực hiện trong vòng 2 năm kể từ ngày máy bay đến địa điểm đến hoặc kể
từ ngày lẽ ra máy bay phải đến hoặc kể tù ngày vận chuyển chấm dứt (điều 29, khoản
1, công ước Vac-xa-va 1929)
2.4.3 Ðối tượng khiếu nại.
Hành trình hàng không có thể có nhiều người chuyên chở khác nhau, trongtrường hợp này, người nhận hàng, người gửi hàng có khiếu nại những người chuyênchở sau đây:
• Người chuyên chở đầu tiên
• Người chuyên chở cuối cùng
• Người chuyên chở mà đoạn chuyển chở của họ hàng hoá bị tổn thất
• Toà án của một trong các bên ký công ước, hoặc
• Toà án, nơi ở cố định của người vận chuyển, hoặc
• Nơi có trụ sở kinh doanh chính của người vận chuyển, hoặc
• Nơi người vận chuyển có trụ sở mà hợp đồng được ký, hoặc toà án cóthẩm quyền tại nơi hàng đến
Những vấn đề về thủ tục tố tụng do toà án thụ lý vụ kiện điều chỉnh
Trang 16Chương 3 Chứng từ vận tải hàng không.
3.1 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là sự thoả thuận giữa người vận chuyển vàngười thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hoáđến địa điểm đến và trả hàng hoá cho người có quyền nhận; người thuê vận chuyển cónghĩa vụ thanh toán cước phí vận chuyển
Người vận chuyển là tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển thương mại bằngđường hàng không
Vận đơn hàng không, các thoả thuận khác bằng văn bản giữa hai bên, Điều lệvận chuyển, bảng giá cước vận chuyển là tài liệu của hợp đồng vận chuyển hàng hóa(Theo điều 128 Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006)
3.2 Vận đơn hàng không (Airway bill).
3.2.1 Khái niệm và chức năng của vận đơn hàng không.
Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB) là chức từ vận chuyển hàng hoá vàbằng chứng của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điềukiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển ( Luật Hàng Khôngdân dụng Việt Nam ngày 4 tháng 1 năm 1992)
Vận đơn hàng không bao gồm một số chức năng như sau:
• Là bằng chứng của một hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa ngườichuyên chở và người gửi hàng
• Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng
• Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàngkhông
• Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá
• Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyênchở hàng hoá
Không giống như vận tải đường biển, trong vận tải hàng không, người ta không
sử dụng vận đơn có thể giao dịch dược, hay nói cách khác vận đơn hàng không khôngphải là chứng từ sở hữu hàng hoá như vận đơn đường biển thông thường Nguyênnhân của điều này là do tốc độ vận tải hàng không rất cao, hành trình của máy baythường kết thúc và hàng hoá được giao ngay ở nơi đến một khoảng thời gian dài trước
Trang 17khi có thể gửi chứng từ hàng không từ người xuất khẩu qua ngân hàng của họ tới ngânhàng của người xuất khẩu để rồi ngân hàng của người nhập khẩu gửi cho người nhậpkhẩu Vì những lý do trên mà vận đơn hàng không thường không có chức năng sở hữuhàng hoá.
Vận đơn hàng không có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể dongười khác không phải do hãng hàng không ban hành
3.2.2 Phân loại vận đơn.
Căn cứ vào người phát hành, vận đơn được chia làm hai loại:
o Vận đơn của hãng hàng không (Airline airway bill):
Vận đơn này do hãng hàng không phát hành, trên vận đơn có ghi biểu tượng và
mã nhận dạng của người chuyên chở ( issuing carrier indentification)
o Vận đơn trung lập (Neutral airway bill):
Vận đơn này thường do đại lý của người chuyên chở hay người giao nhận pháthành, trên vận đơn không có biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở
Căn cứ vào việc gom hàng, vận đơn được chia làm hai loại:
o Vận đơn chủ (Master Airway bill-MAWB):
Là vận đơn do người chuyên chở hàng không cấp cho người gom hàng có vậnđơn nhận hàng ở sân bay đích Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa ngườichuyên chở hàng không và người gom hàng và làm chứng từ giao nhận hàng giữangười chuyên chở và người gom hàng
o Vận đơn của người gom hàng (House airway bill-HAWB):
Là vận đơn do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ đểcác chủ hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến Vận đơn này dùng để điều chỉnhmối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng hoá giữangười gom hàng với các chủ hàng lẻ
Nhìn chung, chúng ta có thể hình dung quá trình gom hàng trong lĩnh vực hàngkhông như sau:
Tại sân bay đích, người gom hàng dùng vận đơn chủ để nhận hàng từ ngườichuyên chở hàng không, sau đó chia lẻ hàng, giao cho từng người chủ hàng lẻ và thuhồi vận đơn gom hàng mà chính mình phát hành khi nhận hàng ở đầu đi
Trang 183.2.3 Nội dung của vận đơn hàng không.
Theo Luật hàng không dân dụng Việt Nam quy định:
Điều 130 Nội dung của vận đơn hàng không và biên lai hàng hoá
1 Địa điểm xuất phát và địa điểm đến.
2 Địa điểm dừng thoả thuận trong trường hợp vận chuyển có địa điểm xuất phát, địa điểm đến ở lãnh thổ của cùng một quốc gia và có một hoặc nhiều địa điểm dừng thoả thuận ở lãnh thổ của quốc gia khác.
3 Trọng lượng hàng hoá, loại hàng hoá.
Vận đơn hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàngkhông quốc tế IATA (IATA standard form) Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản,trong đó bao gồm 3 bản gốc (các bản chính) và các bản phụ
Mỗi bản vận đơn bao gồm 2 mặt, nội dung của mặt trước của các mặt vận đơngiống hệt nhau nếu không kể đến màu sắc và những ghi chú ở phía dưới khác nhau, ví
dụ bản gốc số 1 thì ghi chú ở phía dưới là “bản gốc số 1 dành cho người chuyên chởphát hành vận đơn”, còn bản số 4 thì lại ghi là “bản số 4, dùng làm biên lai giaohàng”
Mặt sau của bản vận đơn khác nhau, ở những bản phụ mặt sau để trống, ở cácbản gốc là các quy định có liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng đường hàngkhông
Nội dung mặt trước vận đơn
Mặt trước của vận đơn bao gồm các cột mục để trống để người lập vận đơnđiền những thông tin cần thiết khi lập vận đơn Theo mẫu tiêu chuẩn của IATA,những cột mục đó là:
• Số vận đơn (AWB number)
• Sân bay xuất phát (Airport of departure)
• Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (issuing carriersname and address)
• Tham chiếu tới các bản gốc (Reference to originals)
• Tham chiếu tới các điều kiện của hợp đồng (Reference toconditions of contract)
• Người chủ hàng (Shipper)
Trang 19• Người nhận hàng (Consignee)
• Ðại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent)
• Tuyến đường (Routine)
• Thông tin thanh toán (Accounting information)
• Tiền tệ (Currency)
• Mã thanh toán cước (Charges codes)
• Cước phí và chi phí (Charges)
• Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carriage)
• Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs)
• Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance)
• Thông tin làm hàng (Handing information)
• Số kiện (Number of pieces)
• Các chi phí khác (Other charges)
• Cước và chi phí trả trước (Prepaid)
• Cước và chi phí trả sau (Collect)
• Ô ký xác nhận của người gửi hàng (Shipper of certification box)
• Ô dành cho người chuyên chở (Carrier of excution box)
• Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến (For carrier of useonly at destination)
• Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho ngườichuyên chở (Collect charges in destination currency, for carrier of use only)
3.2.4 Nội dung mặt sau vận đơn.
Trong bộ vận đơn gồm nhiều bản, chỉ có ba bản gốc và một số bản copy cónhững quy định về vận chuyển ở mặt sau Theo đó, mặt hai của vận đơn hàng khôngbao gồm hai nội dung chính:
• Thông báo liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở
Tại mục này, người chuyên chở thông báo số tiền lớn nhất mà họ phải bồithường trong trường hợp hàng hoá bị tổn thất trong quá trình chuyên chở, tức là thôngbáo giới hạn trách nhiệm của mình Giới han trách nhiêm của người chuyên chở đượcquy định ở đây là giới hạn được quy định trong các công ước, quy tắc quốc tế hoặcluật quốc gia về hàng không dân dụng
Trang 20• Các điều kiện hợp đồng.
Nội dung này bao gồm nhiều điều khoản khác nhau liên quan đến vận chuyển
lô hàng được ghi ở mặt trước Các nội dung đó thường là:
o Các định nghĩa, như định nghĩa về người chuyên chở, định nghĩa vềcông ước Vac-sa-va 1929, định nghĩa về vận chuyển, điểm dừng thoả thuận
o Thời hạn trách nhiệm chuyên chở của người chuyên chở hàng không
o Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở hàng không
o Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở hàng không
o Cước phí của hàng hoá chuyên chở
o Trọng lượng tính cước của hàng hoá chuyên chở
o Thời hạn thông báo tổn thất
o Thời hạn khiếu nại người chuyên chở
o Luật áp dụng
Những quy định này thường phù hợp với quy định của các công ước quốc tế vềhàng không như Công ước Vac-sa-va 1929 và các nghị định thư sửa đổi công ước nhưNghị định thư Hague 1955, Nghị định thư Montreal
3.3 Lập và phân phối vận đơn hàng không.
Người gửi hàng phải lập giấy gửi hàng hàng không thành 3 bản gốc và traocùng với hàng hoá Bản thứ nhất ghi dành cho người chuyên chở và do người gửihàng ký Bản thứ hai dành cho người nhận hàng do người gửi hàng cùng ngườichuyên chở cùng ký và gửi kèm cùng hàng hoá Bản thứ ba do người chuyên chở ký
và người chuyên chở giao cho người nhận hàng sau khi nhận hàng để chở
Người chuyên chở sẽ ký vào vận đơn vào lúc nhận hàng Chữ ký của ngườichuyên chở có thể đóng dấu, chữ ký của người gửi hàng có thể ký hoặc đóng dấu
Trang 21Theo yêu cầu của người gửi hàng, nếu người chuyên chở lập giấy gửi hàng thìngười vận chuyển được coi là làm như vậy để thay thế cho người gửi hàng Trừ phi cóchứng cứ ngược lại.
Như vậy theo công ước Vac-sa-va 1929 thì người gửi hàng có trách nhiệm lập vận đơn.
Người gửi hàng phải có trách nhiệm về sự chính xác của các chi tiết và nhữngtuyên bố có liên quan tới hàng hoá mà anh ta đã ghi trên vận đơn
Người gửi hàng phải có trách nhiệm đối với tất cả những thiệt hại mà ngườichuyên chở hay bất kỳ người nào khác phải chịu do những tuyên bố có liên quan đếnhàng hoá được ghi trên vận đơn không chính xác, không hoàn chỉnh, không đúng quytắc dù vận đơn được người gửi hàng hay bất kỳ người nào thay mặt người gửi hàng,
kể cả người chuyên chở hay đại lý của người chuyên chở được người gửi hàng uỷquyền lập vận đơn
Mặt khác, người gửi hàng đã ký vận đơn thì người gửi hàng đã xác nhận rằnganh ta đồng ý với những điều kiện của hợp đồng vận chuyển được ghi ở mặt sau củavận đơn
Luật hàng không dân dụng của Việt Nam 2006 cũng quy định:
Điều 131 Lập vận đơn hàng không
1 Vận đơn hàng không do người gửi hàng lập thành ba bản chính Bản thứ nhất do người gửi hàng ký, được giao cho người vận chuyển Bản thứ hai do người gửi hàng và người vận chuyển ký, được giao cho người nhận hàng Bản thứ ba do người vận chuyển ký, được giao cho người gửi hàng sau khi nhận hàng.
2 Chữ ký của người vận chuyển và người gửi hàng có thể được in hoặc đóng dấu.
3 Người vận chuyển lập vận đơn hàng không theo yêu cầu của người gửi hàng được coi là hành động thay mặt người gửi hàng nếu không có sự chứng minh ngược lại.
3.3.2 Phân phối vận đơn.
Khi phát hành vận đơn cho một lô hàng, người ta phát hành vận đơn gồm nhiềubản khác nhau Bộ vận đơn có thể gồm từ 8 đến 14 bản, thông thường là 9 bản, trong
Trang 22đó bao giờ cũng gồm ba bản gốc, hay còn gọi là các bản chính (orginal), còn lại là cácbản phụ (copy), được đánh số từ 4 đến 14 Vận đơn được phân phối như sau:
• Bản gốc số 1, dành cho người chuyên chở, màu xanh lá cây, được ngườichuyên chở phát hành vận đơn giữ lại nhằm mục đích thanh toán và để dùng làm bằngchứng của hợp đồng vận chuyển Bản này có chữ ký của người gửi hàng
• Bản gốc số 2, dành cho người nhận hàng, màu hồng, được gửi cùng lô hàngtới nơi đến cuối cùng và giao cho người nhận khi giao hàng
• Bản gốc số 3 dành cho người gửi hàng, màu xanh da trời, dùng để làm bằngchứng của việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở và làm bằng chứng của hợpđồng chuyên chở Bản này có chữ ký của cả người chuyên chở và người gửi hàng
• Bản số 4, là biên lai giao hàng, có sẵn ở nơi đến cuối cùng Bản này có chữ
ký của người nhận hàng và được người chuyên chở cuối cùng giữ lại để làm biên laigiao hàng và làm bằng chứng là người chuyên chở đã hoàn thành hợp đồng chuyênchở
• Bản số 5, dành cho sân bay đến, có sẵn ở sân bay đến
• Bản số 6, dành cho người chuyên chở thứ 3, dùng khi hàng được chuyênchở tại sân bay thứ 3
• Bản số 7, dành cho người chuyên chở thứ 2, dùng khi hàng được chuyển tảitại sân bay thứ 2
• Bản số 8, dành cho người chuyên chở thứ 1, được bộ phận chuyển hàng hoácủa người chuyên chở đầu tiên giữ lại khi làm hàng
• Bản số 9, dành đại lý, bản này được người đại lý hay người chuyên chởphát hành giữ lại
• Bản số 10 đến 14, là những bản chỉ dùng cho chuyên chở khi cần thiết
3.4 Bản kê khai vận đơn hàng không (Air-cargo manifest).
Xem thêm phần phụ lục
3.5 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
Xem thêm phần phụ lục
3.6 Một số chứng từ liên quan khác.
• Tờ khai hải quan
• Hóa đơn thương mại
• Chứng từ bảo hiểm: Đơn bảo hiểm (Insurance policy) và Giấy chứng nhậnbảo hiểm (Insurance certificate)
Trang 23• Giấy chứng nhận phẩm chất.
• Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng
• Giấy chứng nhận xuất xứ
• Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh
Và các chứng từ liên quan theo yêu cầu của theo yêu cầu của hợp đồng ngoại thương
(Phần này sẽ được trình bày rõ hơn trong phần quy trình giao nhận hàng XNK)
Trang 24Chương 4 Cước vận tải hàng không.
4.1 Khái niệm.
Cước (charge) là số tiền phải trả cho việc chuyên chở một lô hàng và các dịch
vụ có liên quan đến vận chuyển Mức cước hay giá cước (rate) là số tiền mà người vậnchuyển thu trên một khối lượng đơn vị hàng hoá vận chuyển Mức cước áp dụng làmức ghi trong biểu cước hàng hoá có hiệu lực vào ngày phát hành vận đơn
4.2 Cơ sở tính cước.
Hàng hoá chuyên chở có thể phải chịu cước theo trọng lượng nhỏ và nặng, theothể tích hay dung tích chiếm chỗ trên máy bay đối với hàng hoá nhẹ và cồnh kềnh,theo trị giá đối với những loại hàng hoá có giá trị cao trên một đơn vị thể tích haytrọng lượng
Tuy nhiên cước hàng hoá không được nhỏ hơn cước tối thiểu
Cước phí trong vận tải hàng không được quy định trong các biểu cước thốngnhất IATA đã có quy định về quy tắc, thể lệ tính cước và cho ấn hành trong biểu cướchàng không, viết tắt là TACT (The Air Cargo Tariff), gồm 3 cuốn:
- Quy tắc TACT (TACT rules), mỗi năm 2 cuốn:
- Cước TACT, gồm 2 cuốn, 2 tháng ban hành một cuốn: gồm cước toàn thếgiới, trừ Bắc Mỹ và cước Bắc Mỹ gồm cước đi, đến và cước nội địa Mỹ và Canada
4.3 Các loại cước.
4.3.1 Cước hàng bách hoá (GCR- general cargo rate).
Là cước áp dụng cho hàng bách hoá thông thường vận chuyển giữa hai điểm.Cước này được giảm nếu khối lượng hàng hoá gửi tăng lên
Cước hàng bách hoá được chia làm hai loại:
- Ðối với hàng bách hoá từ 45 kg trở xuóng thì áp dụng cước hàng bách hoáthông thường (GCR-N: normal general cargo rate)
- Ðối với những lô hàng từ 45 kg trở lên thì áp dụng cước bách hoá theo sốlượng (GCR-Q: quanlity general cargo rate)
Thông thường, cước hàng bách hoá được chia thành các mức khác nhau: từ 45
kg trở xuống; 45 kg đến 100 kg; 100 kg đến 250 kg; 250 kg dến 500 kg; 500 kg đến
1000 kg; 1000 đến 2000 kg
Trang 25Cước hàng bách hoá được coi là cước cơ bản, dùng làm cơ sở để tính cước chonhững mặt hàng không có cước riêng.
4.3.2 Cước tối thiểu (M-minimum rate).
Là cước mà thấp hơn thế thì các hãng hàng không coi là không kinh tếđối với việc vận chuyển một lô hàng, thậm chí một kiện rất nhỏ Trong thực tế, cướctính cho một lô hàng thường bằng hay lớn hơn mức cước tối thiểu Cước tối thiểu phụthuộc vào các quy định của IATA
4.3.3 Cước hàng đặc biệt (SCR-specific cargo rate).
Thường thấp hơn cước hàng bách hoá và áp dụng cho hàng hoá đặc biệt trênnhững đường bay nhất định Mục đích chính của cước đặc biệt là để chào cho ngườigửi hàng giá cạnh tranh, nhằm tiết kiệm cho người gửi hàng bằng đường hàng không
và cho phép sử dụng tối ưu khả năng chuyên chở của hãng hàng không
Trọng lượng hàng tối thiểu để áp dụng cước đặc biệt là 100 kg, có nước ápdụng trọng lượng tối thiểu dưới 100 kg Theo IATA, những loại hàng hoá áp dụngcước đặc biệt được chia thành 9 nhóm lớn là:
-Nhóm 1: Súc sản và rau quả, ký hiệu 0001-0999
-Nhóm 2: Ðộng vật sống và động vật phi súc sản, hoa quả, 2000-2999
-Nhóm 3: Kim loại và các loại sản phẩm kim loại trừ máy móc, xe vận tải và sản phẩm điện tử, 3000-3999
- Nhóm 4: Máy móc, xe vận tải và sản phẩm điện tử, 4000-4999
- Nhóm 5: Các khoáng vật phi kim loại và sản pảhm của chúng, 5000-5999
- Nhóm 6: Hoá chất và các sản phẩm hoá chất, 6000-6999
- Nhóm 7: Các sản phẩm gỗ, cao su, sậy, giấy, 7000-7999
- Nhóm 8: Các dụng cụ, thiết bị chính xác, nghiên cứu khoa học, 8000-8999
Các nhóm lớn lại được chia thành các nhóm nhỏ hơn
4.3.4 Cước phân loại hàng (class rate).
Ðược áp dụng đối với những loại hàng hoá không có cước riêng, nó thườngđược tính theo phần trăm tăng hoặc giảm trên cước hàng hoá bách hoá, áp dụng đốivới những loại hàng hoá nhất định trong những khu vực nhất định Các loại hàng hoáchính áp dụng loại cước này:
Trang 26- Ðộng vật sống: giá cước đối với động vật sống được tính bằng 150% so vớicước hàng hoá thông thường.
- Thức ăn và bao gói cũng được chia vào khối lượng tính cước của lô hàng
- Hàng trị giá cao như vàng bạc, đồ trang sức được tính bằng 200% cước hàngbách hoá thông thường
- Sách báo, tạp chí, thiết bị và sách báo cho người mù được tính bằng 50%cước hàng bách hoá thông thường
- Hành lý được gửi như hàng hoá (baggage shipped as cargo): Cước được tínhbằng 50% cước hàng bách hoá thông thường
- Hài cốt (human remains) và giác mạc loại nước (dehydrated corneas): đượcmiễn phí ở hầu hết các khu vực trên thế giới
4.3.5 Cước tính cho mọi loại hàng (FAK-freight all kinds).
Là cước tính như nhau cho mọi loại hàng xếp trong container, nếu nó chiếmtrọng lượng hay thể tích như nhau
Cước này có ưa điểm là đơn giản khi tính, nhưng lại không công bằng, loạihàng có giá trị thấp cũng bị tính cước như hàng có giá trị cao, ví dụ: cước tính cho mộttấn cát cũng như tính cho một tấn vàng
4.3.6 Cước ULD (ULD rate).
Là cước tính cho hàng hoá chuyên chở trong các ULD được thiết kế theo tiêuchuẩn của IATA Thông thường, cước này thấp hơn cước hàng rời và khi tính cướckhông phân biệt số lượng, chủng loại hàng hoá mà chỉ căn cứ vào số lượng, chủngloại ULD Số ULD càng lớn thì cước càng giảm
4.3.7 Cước hàng chậm
Cước này áp dụng cho những lô hàng không cần chở gấp và có thể chờ cho đếnkhi có chỗ xếp hàng trên máy bay Cước hàng chậm thấp hơn cước hàng không thôngthường do các hãng hàng không khuyến khích gửi hàng chậm để họ chủ động hơn choviệc sắp xếp chuyên chở
4.3.8 Cước hàng thống nhất (unifined cargo rate).
Cước này được áp dụng khi hàng hoá được chuyên chở qua nhiều chặng khácnhau Người chuyên chở chỉ áp dụng một loại giá cước cho tất cả các chặng Cước này
có thể thấp hơn tổng số tiền cước mà chủ hàng phải trả cho tất cả những người chuyên
Trang 27chở riêng biệt, nếu người chủ hàng tự thuê nhiều người chuyên chở khác nhau, khôngthông qua một người chuyên chở duy nhất.
4.3.9 Cước hàng gửi nhanh (priority rate).
Cước này được gọi là cước ưu tiên, áp dụng cho những lô hàng được yêu cầugửi gấp trong vòng 3 tiếng kể từ khi giao hàng cho người chuyên chở
Cước gửi nhanh thường bằng 130% đến 140% cước hàng bách hoá thôngthường
4.3.10 Cước hàng nhóm (group rate).
Cước này áp dụng đối với khách hàng có hàng gửi thường xuyên trong cáccontainer hay pallet, thường là đại lý hay người giao nhận hàng không
Tại hội nghị Athens năm 1969, IATA cho phép các hãng hàng không thuộcIATA được giảm cước tối đa là 30% so với cước hàng bách hoá thông thường cho đại
lý và người giao nhận hàng không Ðiều này cho phép các hãng hàng không đượcgiảm cước nhưng tránh sự cạnh tranh không lành mạnh do giảm cước quá mức chophép
4.4 Cách tính cước.
Cách tính cước theo khối lượng của hàng hóa sẽ dựa trên ba tiêu chí:
+ Tổng trọng lượng của hàng hóa ( Gross weight)+ Dung lượng của hàng hóa (Volume weight )+ Cước tối thiểu ( Minimum charge)
Cái nào lớn hơn trong 3 cái trên sẽ được chọn để tính cước hàng hóa
Suy ra tiền phí phải trả là HKD 146.00.
4.4.1 Đối với hàng chỉ có một kiện :
Bước 1 : Cân hàng hóa để lấy trọng lượng
Bước 2 : Tính thể tích của hàng hóa bằng cách lấy tích của :
Trang 28* Trường hợp tính thể tích của hình trụ thì sẽ tính thành thể tích của hìnhhộp chữ nhật có độ cao tương đương, có chiều dài và rộng bằng đường kính củamặt.
* Trường hợp khác :
Diện tích sẽ được quy thành hình chữ nhật để tính : 50 * 60 ( cm2)
Sau đó nhân với chiều cao để tính thể tích
* Lưu ý : lấy tròn trước khi tính thể tích
Bước 3: Sau khi có thể tích,ta tiến hành tính dung lượng bằng cách lấy thể tích
Độ dài lớn nhất * độ rộng lớn nhất * độ cao lớn nhất
50 cm
60 cm
Trang 29Bước 4 : So sánh giữa khối lượng, dung lượng, và cước tối thiểu để chọn ra
cái lớn nhất Sau đó, nhân cho cước phí để cho ra cước phí phải trả
Ví dụ: Một kiện hàng hóa nặng 90 kg, chiều dài 150.4, chiều rộng 125.3, chiều cao 100.6 Vận chuyển từ Việt Nam đi Singapore với tiền cước $30/ kg Tính cước phải trả ?
Tiến hành làm tròn :
+ Chiều dài : 150 + Chiều rộng : 125 + Chiều cao : 101 Thể tích : 150 * 125 * 101 = 1893750 (cm3)
Tính dung lượng : 1893750 / 6000 = 315.625 (kg)
Tiến hành làm tròn : 316 (kg).( > 90kg )
Cước phải trả cho kiện hàng là 316 * $ 30 = $ 9480.
4.4.2 Đối với hàng nhiều hơn 2 kiện:
Ta tiến hành làm tương tự cho từng kiện rồi tính tổng khối lượng Sau đó nhânvới cước phí để đưa ra cước phải trả
Ví dụ: Cước gởi từ Việt Nam đi Singapore là $30/kg Với hai kiện hàng có thông số như sau:
Trang 30So sánh giữa khối lượng và dung lượng:
Trang 31Chương 5 Các đại lý hàng không và quy trình giao nhận hàng không.
5.1 Các đại lý hàng không.
Hiện tại, các hãng hàng không trong nước chỉ thực hiện vận chuyển hành khách
và hàng hóa kết hợp Việt Nam hiện có sáu hãng hàng không được cấp phép vậnchuyển hành khách và hàng hóa kết hợp, và bốn trong số này đang hoạt động, baogồm: Vietnam Airlines, Công ty dịch vụ bay hàng không (Vasco), Jetstar Pacific vàIndochina Airlines Ngoài ra còn có ba hãng hàng không tư nhân được cấp phép làVietJet Air, Indochina Airlines và Mekong Aviation Thị trường chuyển phát nhanh ởViệt Nam tăng trưởng cao và hiện nay, Việt Nam đã thu hút gần một chục hãng hàngkhông chuyên chở hàng hóa nước ngoài mở đường bay tới Hà Nội và TP Hồ ChíMinh Đó là các hãng Hong Kong Airlines, Cathay Pacific, Eva Air, Korean Air,China Airlines, FedEx, K-Mile Air, Cargo Lux Ngoài ra, nhiều hãng chở khách cũngkhai thác hàng hóa kết hợp như Vietnam Airlines, AirAsia…
Việt Nam chỉ có một doanh nghiệp tư nhân chuyên vận tải hàng hóa bằng máybay chuyên dụng quốc tế và nội địa được cấp phép Đó là Công ty CP Hàng khôngTrãi Thiên (Trai Thien Air Cargo) có trụ sở tại Tp.HCM Trai Thien Air Cargo sửdụng máy bay Boeing 737-300 để chở hàng tuyến nội địa, Đông Bắc Á và Đông NamÁ
Thông thường, các nhà xuất khẩu thường ủy thác cho các công ty giao nhận đểthực hiện nghĩa vụ của mình, chẳng hạn như Vinalink, TCI, …
Doanh nghiệp Việt Nam Làm đại lý cho hãng hàng không
ASL Express,Ltd Hãng chuyển phát lớn nhất thế giới
TNT, DHL và FedEx
Công ty Freight Consolidators (44
Trường Sơn, lầu 2, quận Tân Bình, TP
HCM)
Hãng Hàng Không British AirwaysWorld Cargo (BAWC) - BTWC là mộttrong những hãng hàng không lớn nhất
thế giới hiện nay
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ
vận tải Sài Gòn - Saigon Logistics Co.,
Ltd
Vietnam Airlines,Jetstar Pacific, AsianaAirlines, American Airlines, Indochina,Eva Air, China Airlines, ThaiAirways,Singapore Airlines…
Trang 32Vinalink Singapore Airlines, Thai Airways,
Malaysia Airlines, Japan Airlines,China Airlines, Eva Air, KoreanAirlines, Asiana Airlines, UnitedAirlines, Lufthansa Airlines, AirFrance, Cargolux, Vietnam Airlines…
Lợi thế của đại lý hàng không:
Hưởng phí/hoa hồng (từ hãng hàng không)
Thu lợi nhuận từ các dịch vụ cho khách hàng ( người gởi hàng)
Được ưu tiên ký hợp đồng vận tải với các hãng hàng không
Thực tế, tại Việt Nam, Vào mùa cao điểm (peak season), các đại lý vận tải chậtvật lắm mới kiếm được các hợp đồng vận tải với các hãng hàng không Tất nhiên, giácước cũng được đẩy lên khi hàng nhiều mà máy bay vận chuyển lại ít Trước Tết vàtầm từ tháng tư đến tháng mười là hai thời điểm các đại lý vất vả nhất trong việc tìmmáy bay chở hàng Đại diện một đại lý giao nhận vận tải tại Hà Nội tiết lộ có khi phảitrả giá cước lên gần gấp rưỡi mới ký được hợp đồng Việc trở thành đại lý hàng không
sẽ giúp cho các doanh nghiệp giao nhận tránh được điều này
Nhờ vào đại lý, hãng hàng không cũng có những lợi ích nhất định, đó là:
Không phải đi gom hàng lẻ từ người gủi hàng mà vẫn có đơn hàng
Những doanh nghiệp kinh doanh giao nhận địa phương thì am hiểu thịtrường nước họ hơn, có nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp địa phương hơn
Vì vậy, các hãng hàng không có thể tiết kiệm được chi phí, thời gian cũng nhưnhân lực mà vẫn có hiệu quả hoạt động
Các dịch vụ thường được cung cấp bởi các đại lý hàng không như: Giao nhận
từ kho chủ hàng cho đến sân bay hoặc kho của người nhận (airport-airport, airport, airport-door, door-door):
door- Dịch vụ chuyển phát nhanh ( chứng từ, hàng mẫu, hàng thương phẩm)
Gom hàng lẻ xuất khẩu và chia lẻ hàng nhập khẩu
Dịch vụ khai quan và giao nhận nội địa
Dịch vụ đại lý hải quan
Trang 33 Lập dự án gửi hàng.
Bốc dỡ hàng
Hệ thống theo dõi hàng hoá
Nhận hàng và đóng gói tại kho Dịch vụ hỗ trợ: bảo hiểm hàng hóa,cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ, giấy kiểm dịch động thực vật, đóng kiện gỗ, huntrùng…
Hiện nay, mặc dù, trên thị trường vận tải hàng hóa có khá nhiều hãng cạnhtranh như China Airlines, Korean Air, Eva Air, Asiana Airlines, Shanghai Airlines vàmột số hãng cho thuê chuyến khác nhưng hầu hết các đại lý vận tải đều khẳng địnhmuốn thuê dịch vụ của Vietnam Airline Lý do chủ yếu vì các lợi thế sân nhà củahãng hàng không quốc gia như không phải trả tiền xe nâng 572 đồng/kg, dịch vụ khobãi thuận lợi, cộng thêm lịch bay ổn định
Đặc biệt, Vietnam Airline hiện có ưu thế hơn tất cả các hãng hàng không kháctrong việc vận chuyển hàng tới Pháp và các điểm đến châu Âu do hãng có đường baythẳng tới Paris và nối chuyến khá nhanh tới các điểm lân cận Giá cước của VietnamAirline cũng không chênh lệch nhiều so với các hãng quốc tế và rẻ hơn tầm 150USD/tấn so với dịch vụ hạng sang của Air France
5.2 Quy trình giao nhận hàng theo đường hàng không
Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, người xuất khẩu tiến hành chuẩn bị hànghoá và lập một số một số chứng từ cần thiết về hàng hoá để giao hàng cho hãng hàngkhông
Thông thường, họ uỷ thác cho người giao nhận hay đại lý hàng không bằngmột hợp đồng uỷ thác giao nhận
Người giao nhận hay đại lý này phải được hãng vận chuyển chỉ định và chophép khai thác hàng hoá
5.2.1 Quy trình giao hàng xuất khẩu.
• Người xuất khẩu giao hàng cho người giao nhận kèm với thư chỉ dẫn củangười gửi hàng để người giao nhận giao hàng cho hãng vận chuyển và lập vận đơn
Thư chỉ dẫn của người gửi hàng được in sẵn thành mẫu và bao gồm những nội
dung chính sau: Tên và địa chỉ của người gửi hàng; Nơi hàng đến và tuyến đường vậnchuyển; Số kiện; Trọng lượng; Kích thước của hàng; Ðặc điểm và số lượng hàng hoá;
Trang 34Giá trị hàng; Phương pháp thanh toán cước phí; Ký mã hiệu hàng hoá; Có hay khôngmua bảo hiểm cho hàng hoá; Liệt kê các chứng từ gửi kèm.
• Người giao nhận sẽ cấp cho người xuất khẩu giấy chứng nhận đã nhận hàng
của người giao nhận (FCR-forwarder’s certificate of receipt) Ðây là sự thừa nhận
chính thức của người giao nhận là họ đã nhận hàng FCR gồm những nội dung chínhsau: Tên, địa chỉ của người uỷ thác; Tên, địa chỉ của người nhận hàng; Ký mã hiệu và
số hiệu hàng hoá; Số lượng kiện và cách đóng gói; Tên hàng; Trọng lượng cả bì; Thểtích; Nơi và ngày phát hành giấy chứng nhận
• Người giao nhận sẽ cấp giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận
(FTC-forwarder’s certifficate of transport), nếu người giao nhận có trách nhiệm giao
hàng tại đích
Nội dung chính của FTC gồm: Tên địa chỉ của người uỷ thác; tên và địa chỉ củangười nhận hàng; Ðịa chỉ thông báo; Phương tiện vận chuyển; Từ/qua; Nơi hàng đến;Tên hàng; Ký mã và số hiệu hàng hoá; Trọng lượng cả bì; Thể tích; Bảo hiểm; Cướcphí và kinh phí trả cho; Nơi và ngày phát hành chứng từ
• Người giao nhận sẽ cấp biên lai kho hàng cho người xuất khẩu forwarder’s warehouse receipt) nếu hàng được lưu tại kho của người giao nhận trướckhi gửi cho hãng hàng không
FWR gồm những nội dung chính sau: Tên và người cung cấp hàng; Tên ngườigửi vào kho; Tên thủ kho; Tên kho; Phương tiện vận tải; Tên hàng; Trọng lượng cả bì;Tình trạng bên ngoài của hàng hoá khi nhận và ai nhận; Mã và số hiệu hàng hoá; Sốhiệu và bao bì Bảo hiểm; Nơi và ngày phát hành FWR
• Trên cơ sở uỷ thác của người xuất khẩu, người giao nhận tiến hành tập hợp
và lập chứng từ sau đây để chuẩn bị giao hàng cho hãng hàng không
- Giấy phép xuất nhập khẩu:
Giấy phép xuất nhập khẩu do cơ quan quản lý xuất nhập khẩu của một nướccấp, ở Việt Nam là Bộ Thương mại
Giấy phép xuất nhập khẩu của Việt Nam có hai loại chính: Loại một là giấyphép mẹ, tức loại giấy phép cấp cho doanh nghiệp được phép xuất hay nhập một khốilượng hay trị giá hàng trong một năm Loại 2 là giấy phép con, được cấp cho từng
Trang 35chuyến hàng một, giấy phép con còn gọi là giấy phép chuyến, loại 2 được sử dụng phổbiến hơn
Giấy phép xuất nhập khẩu gồm những nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ củangười xuất nhập; Số giấy phép; Ngày cấp;Thời hạn hiệu lực; Cơ sở cấp giấy phép;Loại hình kinh doanh; Cửa khẩu nhập; Hợp đồng số; Ngày; Dạng hợp đồng; Chi tiết
về vận tải; Ðiều kiện và địa chỉ giao hàng; Thời hạn giao hàng; Phương thức thanhtoán; Ðồng tiền thanh toán; Tên hàng, chủng loại bao kiện, tên và đặc điểm hàng hoá;
Ký mã hiệu hàng hoá; Số lượng hàng hoá; Ðơn giá; Trị giá; Người và ngày xin cấpgiấy phép; Xác nhận của hải quan; Cơ quan duyệt cấp giấy phép ký tên, đóng dấu
- Bản kê chi tiết hàng hoá: Ðây là bản khai chi tiết về hàng hoá của người gửi
hàng, nhiều khi người ta dùng phiếu đóng gói thay bản kê khai chi tiết
Nội dung chính của bản khai chi tiết: Tên và địa chỉ của người gửi hàng; Tênhàng; Ký mã hiệu của hàng; Số kiện hàng; Trọng lượng toàn bộ; Trọng lượng tịnh;Kích thước của hàng hoá; Ô tả hàng hoá; Chữ ký của người lập
- Bản lược khai hàng hoá: Là một bản kê khai tóm tắt về hàng hoá chuyên chở.
Lược khai hàng hoá do người giao nhận lập khi hàng có nhiều lô hàng lẻ gửi chungmột vận đơn (trường hợp gom hàng)
Lược khai hàng hoá bao gồm những nội dung chính sau: Tên, địa chỉ ngườigửi; Tên, địa chỉ người nhận; Số thứ tự của vận đơn; Tên hàng; Ký mã hiệu; Trọnglượng; Số kiện hàng của từng vận đơn; Nơi đi; Nơi đến
- Giấy chứng nhận xuất xứ: Là chứng từ ghi nơi sản xuất của hàng hoá do
người xuất khẩu kê khai, ký và được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xácnhận (ở Việt Nam là phòng thương mại và công nghiệp)
Giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm chững nội dung chủ yếu sau: Tên và địa chỉcủa người gửi hàng; Tên và địa chỉ của người nhận hàng; Phương tiện và tuyến vậntải; Mục đích sử dụng chính thức; Số thứ tự của lô hàng; Mã và số hiệu bao bì; Tênhàng và mô tả hàng hoá; Số lượng hàng hoá; Trọng lượng hàng hoá; Số và ngày củahoá đơn thương mại; Cam đoan của người xuất khẩu về hàng hoá; Chứng nhận của cơquan có thẩm quyền
- Tờ khai hàng hoá XNK (khai hải quan)
Trang 36Là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo, xuất trình cho cơ quanhải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia
- Vận đơn hàng không, hoá đơn thương mại (xem phần chứng từ hàng không)
Sau khi làm song thủ tục với hãng hàng không, sân bay và thanh toán các chiphí, người giao nhận sẽ gửi chứng từ kèm theo hàng hóa gồm:
Các bản còn lại của MAWB và HAWB
Hoá đơn thương mại
Bản kê khai chi tiết hàng hoá
Giấy chứng nhận xuất xứ
Phiếu đóng gói
Lược khai hàng hoá
Và các chứng từ cần thiết khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu
Người giao nhận sẽ giao lại bản gốc số 3 cho người gửi hàng (MWAB hoặcHAWB) cùng thông báo thuế và thu tiền cước cùng các khoản chi phí cần thiết có liênquan
Sau đây là ví dụ vè hướng dẫn gửi hàng xuất khẩu của công ty ALS (AviationLogistics Services):
CÁC BƯỚC THỦ TỤC
Thủ tục Hải quan Quý khách tiến hành làm các thủ tục Hải quan theo quy
định, sau đó chuyển Hướng dẫn gửi hàng được đóng dấu
Hải quan cho nhân viên tiếp nhận hàng
Thủ tục gửi hàng Quý khách xuất trình Hướng dẫn gửi hàng đã điền đầy đủ
các thông tin (phần dành cho khách hàng) cho nhân viên
Trang 37Tiếp nhận hàng Nhân viên tiếp nhận hàng tiến hành các thủ tục tiếp nhận
hàng và giao lại cho quý khách hàng Hướng dẫn gửi hàng
đã hoàn thành
Quý khách hàng ký xác nhận vào phần đo DIM trên Hướng
dẫn gửi hàng
Thủ tục tài chính Quý khách chuyển Hướng dẫn gửi hàng, tờ khai Hải quan
cho nhân viên thủ tục, thanh toán các loại phí phục vụ và
phí lưu kho (nếu có) tại quầy thủ tục
Xuất vận đơn Đối với trường hợp được vận chuyển bởi Vietnam Airlines:
Quý khách nhận lại liên màu trắng của Hướng dẫn gửihàng đã đóng dấu từ nhân viên thủ tục và chuyển cho nhânviên Văn phòng khu vực miền Bắc để xuất vận đơn.Đối với trường hợp hàng được vận chuyển bởi các hãnghàng không khác, nhân viên của Công ty ALS có tráchnhiệm chuyển liên màu trắng của Hướng dẫn gửi hàng đến
hãng vận chuyển để xuất vận đơn
5.2.2 Quy trình nhận hàng nhập khẩu.
Theo sự uỷ thác của người giao nhận nước ngoài hay người nhập khẩu, ngườiđại lý hay người giao nhận hàng không sẽ tiến hành giao nhận hàng hoá bằng chứng
từ được gửi từ nước xuất khẩu và những chứng từ do nước nhập khẩu cung cấp
• Nếu chỉ có trách nhiệm giao hàng cho người nhập khẩu tại kho hay trạmgiao nhận hàng hoá của sân bay thì sau khi nhận được thông báo đã đến của hãng vậnchuyển cấp vận đơn (theo quy định của công ước Vac-sa-va thì người chuyên chở cótrách nhiệm thông báo ngay cho người nhận hàng, người giao nhận, đại lý ở nướcnhập khẩu khi hàng hoá được vận chuyển để họ đi nhận hàng) thì:
- Người giao nhận trực tiếp lên sân bay nhận bộ hồ sơ gửi kèm theo hànghoá (đã trình bày ở phần giao hàng xuất khẩu)
- Sau khi thu hồi bản vận dơn gốc số 2, người giao nhận cùng người nhậpkhẩu làm các thủ tục nhận hàng ở sân bay
Trang 38- Nếu người giao nhận là đại lý gom hàng thì phải nhận lô hàng nguyênbằng vận dơn chủ sau đó chia hàng và giao cho các chủ hàng lẻ và thu hồi lại vận đơngom hàng.
• Nếu người giao nhận có trách nhiệm giao hàng đến dích, thì ngoài việc thuhồi các bản số 2 của vận đơn chủ hoặc vận đơn gom hàng, người giao nhận còn phảiyêu cầu người nhập khẩu cung cấp các chứng từ sau:
- Giấy phép nhập khẩu
- Bản kê khai chi tiết hàng hoá
- Hợp đồng mua bán ngoại thương
- Chứng từ xuất xứ
- Hoá đơn thương mại
- Lược khai hàng nếu gửi hàng theo HAWB
Giao hàng cho người nhập khẩu tại kho của người nhập khẩu cùng giấy tờ hảiquan và thông báo thuế Người nhập khẩu nhận hàng và thanh toán các chi phí màngười giao nhận đã nộp cùng phí giao nhận cho người giao nhận
Sau đây là quy trình nhận hàng nhập khẩu/ hàng quốc tế tại ALS (AviationLogistics Services)
CÁC BƯỚC THỦ TỤC
Thủ tục nhận hàng Quý khách xuất trình:
• Xuất trình vận đơn (nếu có), các giấy tờ liên quan đến kho hàng
• Giấy báo nhận hàng (nếu có)
• Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng
Thủ tục nhận
Trang 39• Giấy uỷ quyền (trong trường hợp nhận thay).
• Giấy giới thiệu (nếu là cơ quan)
• Nhân viên thủ tục hàng không tiếp nhận các giấy tờ liên quan, in phiếu xuất kho và thu tiền
Thanh toán
Quý khách thanh toán các loại phí dịch vụ và phí lưu kho (nếu có), nhận vận đơn, phiếu xuất kho, hoá đơn và sang làm thủ tục Hải quan
Thủ tục Hải quan
• Quý khách làm thủ tục theo sự hướng dẫn của Hải quan
• Hải quan đóng dấu xác nhận để làm thủ tục vào phiếu xuất kho
- Phiếu xuất kho
• Trường hợp với hàng hoá miễn kiểm hoá Hải quan: Quý khách nhận ngay lô hàng
• Trường hợp hàng hoá phải kiểm hoá Hải quan: Quý khách làm thủ tục cho lô hàng tại khu vực Kiểm hoá Hải quan
KẾT LUẬN
Thông qua việc nghiên cứu về ngành vận tải hàng không, nhóm chúng tôi đãhiểu thêm về các quy định đặc thù của ngành vận tải hàng không, quy trình và nhữngthủ tục cần thiết khi gửi hàng xuất khẩu và nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàngkhông Những kiến thức này được nêu ra từ thực tiễn hoạt động của các hãng vận tải,
vì vậy, hi vọng rằng sẽ mang lại những chỉ dẫn có ý nghĩa đối với các bạn nếu sau này
có cơ hội hoạt động trong ngành
Trang 40Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu của nhóm không có nhiều, mặt khác, do quátrình nhận thức, sự hạn chế về tài liệu và kinh nghiệm trong lĩnh vực này nênnhững sai sót trong quá trình thực hiện là khó có thể tránh khỏi Chúng em mongThầy và các bạn thông cảm!
Nhóm thực hiện.