1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

KẾT QUẢNGHIÊN cứu TUYỂN CHỌN GIỐNG mía có NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG sóc TRĂNG

4 346 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 231,57 KB

Nội dung

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG MÍA CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG SÓC TRĂNG KS. Nguyễn Thị Bạch Mai, KS. Nguyễn Văn Dự, ThS. Lê Quang Tuyền, ThS. Đoàn Lệ Thuỷ, KTV. Trương Thanh Hoài Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường ThS. Nguyễn Thành Phước Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Sóc Trăng ĐẶT VẤN ĐỀ Sóc Trăng là vùng nguyên liệu lớn của đồng bằng sông Cửu Long, có năng suất nhiều năm cao nhất nước. Trình độ thâm canh cây mía của người dân nơi đây khá cao. Tuy nhiên, hiện nay bộ giống trong vùng còn nghèo nàn chủ yếu chiếm đa phần là VĐ86-368, QĐ11. Việc tập trung quá lớn diện tích vào một giống mía rất dễ dẫn đến tính không an toàn trong sản suất khi gặp dịch hại bất thường, đồng thời xảy ra tình trạng thu hoạch quá tập trung vào thời gian ngắn, không thể rải vụ cho chế biến gây ra tình trạng thừa nguyên liệu cục bộ cho các nhà máy. Để giải quyết các vấn đề trên, công việc tìm kiếm các giống mía mới có năng suất và chất lượng cao, thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng đất phèn mặn Sóc Trăng để bổ sung vào bộ giống nhằm hoàn thiện cơ cấu giống hợp lý cho vùng mía nguyên liệu Sóc Trăng do đó đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn các giống mía có năng suất, chất lượng cao cho vùng Sóc Trăng” được tiến hành thực hiện với sự hợp tác của Trung tâm giống cây trồng tỉnh Sóc Trăng. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm và thời gian - Địa điểm: Trại Lúa giống Long Phú – huyện Long Phú – tỉnh Sóc Trăng. - Thời gian: từ 25/8/2005 đến 5/3/2007 (vụ mía tơ và vụ mía gốc I). 2. Nội dung thí nghiệm Bố trí thí nghiệm so sánh giống (khảo nghiệm cơ bản) gồm 6 công thức: C1324-74, CR74-250, DLM24, C132-81, C86-456 và giống đối chứng QĐ11. 3. Phương pháp theo dõi và đánh giá - Thiết kế thí nghiệm: + Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RBCD), 3 lần nhắc. + Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 43,2 m2 (6 hàng dài 6 m x khoảng cách hàng 1,2 m). Bố trí hàng theo chiều dài của liếp, khoảng cách giữa các ô là 1 m. - Các chỉ tiêu theo dõi: Bao gồm chỉ tiêu sinh trưởng (tỷ lệ nảy mầm, sức đẻ nhánh, mật độ cây, chiều cao cây, tốc độ vươn cao, khả năng trỗ cờ). Chỉ tiêu về khả năng chống chịu (tỷ lệ cây bị sâu, bệnh hại). Các yếu tố cấu thành năng suất (chiều cao nguyên liệu, đường kính thân, trọng lượng cây, mật độ cây hữu hiệu), năng suất mía thực thu và năng suất đường. 56 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Một số đặc tính về sinh trưởng Sự sinh trưởng phát triển tốt ban đầu của mía là tiền đề để tạo đà cho cây mía phát triển tốt cho giai đoạn tiếp theo. Bảng 1. Tỷ lệ nảy mầm, sức tái sinh, sức đẻ nhánh, tỷ lệ trỗ cờ Tỷ lệ mọc mầm (%) Sức tái sinh (mầm/gốc) Vụ tơ Vụ gốc Vụ tơ Vụ gốc C1324-74 61,53 1,20 cd 0,85 b 0,28 bc - - CR74-250 67,53 2,36 a 0,83 b 0,57 a - - DLM24 61,85 1,66 b 0,67 c 0,19 c - - C132-81 60,74 1,45 bcd 0,99 a 0,49 a - - C86-456 62,96 1,09 d 0,59 c 0,32 b - - QĐ 11 (đ/c) CV% LSD0,05 70,00 11,01 ns 1,54 bc 14,18 0,399 0,56 c 9,42 0,1286 0,47 a 17,87 0,129 - - Công thức Sức đẻ nhánh (nhánh/cây mẹ) Tỷ lệ trỗ cờ (%) - Các giống khảo nghiệm đều mọc mầm tốt, tương đương với giống đối chứng, tỷ lệ mọc mầm dao động từ 60,74% (C132-81) đến 70,00% (đối chứng QĐ11), nhìn chung các giống có sức tái sinh tốt từ 1,09 đến 2,06 mầm/gốc. Đặc biệt là giống CR74-250 có sức tái sinh vượt trội so với đối chứng QĐ11 (1,54 mầm/gốc). Điều này cho thấy khả năng tái sinh của giống CR74-250 là rất tốt. - Sức đẻ nhánh của các giống dao động 0,56 – 0,99 nhánh/cây mẹ, trong đó các giống C132-81, C1324-74 và CR74-250 đẻ nhánh cao hơn đối chứng QĐ11. Hai giống DLM24 và C86-456 đẻ nhánh tương đương đối chứng. - Khả năng chống chịu với sâu bệnh hại, nhìn chung, các giống bị nhiễm sâu hại ở mức độ thấp (dưới 5%), Các giống C132-81 và C86-456 có xu hướng bị nhiễm sâu cao hơn giống đối chứng QĐ11, các giống còn lại ít mẫn cảm sâu hại. - Trên tất cả các công thức thí nghiệm đều không thấy xuất hiện bệnh than, bệnh trắng lá. Một số bệnh đốm lá có xuất hiện nhưng ở mức độ rất nhẹ, không ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của mía. - Không có hiện tượng trỗ cờ ở các giống ngay cả với giống đối chứng. 2. Năng suất và chất lượng mía Nhìn chung các giống trong khảo nghiệm đều duy trì được mật độ cây khá cao trong suốt quá trình sinh trưởng. Mật độ cây hữu hiệu ở cả vụ tơ và gốc tương đối cao (68,98 ngàn cây/ha – 76,61 ngàn cây/ha ở vụ tơ và 55,17 ngàn cây/ha – 87,86 ngàn cây/ha ở vụ gốc I). Giống CR74-250 tỏ ra ổn định về mật độ cây hữu hiệu, ở vụ mía gốc mật độ còn cao hơn vụ mía tơ và cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng. 57 Các giống có trọng lượng cây khá lớn và không có sự khác biệt giữa các giống và đối chứng. Ở vụ mía tơ trọng lượng cây của các giống lớn hơn vụ gốc I. Bảng 2. Trọng lượng, mật độ cây hữu hiệu, hàm lượng đường Công thức C1324-74 CR74-250 DLM24 C132-81 C86-456 QĐ11 (đ/c) CV% LSD0,05 Trọng lượng cây (Kg) Vụ tơ Vụ gốc 1,78 a 1,72 1,66 a 1,57 1,80 a 1,45 1,71 a 1,45 1,39 b 1,52 1,56 ab 1,53 8,42 7,33 0,2508 ns TB 1,75 1,62 1,63 1,58 1,46 1,55 Mật độ cây hữu hiệu (ngàn cây/ha) Vụ tơ Vụ gốc TB 72,57 62,28 cd 67,43 76,61 87,86 a 82,23 73,03 63,86 c 68,44 71,99 71,87 b 71,93 68,98 56,81 cd 62,89 76,34 55,17 d 65,75 18,15 6,30 ns 7,597 Hàm lượng đường (ccs) Vụ tơ Vụ gốc 11,82 12,28 10,69 12,23 12,50 12,30 10,68 12,22 12,75 12,85 11,07 12,20 Tất cả các công thức thí nghiệm đều có hàm lượng đường khá cao, thỏa mãn được yêu cầu chế biến công nghiệp. Các giống đều có hàm lượng đường tương với đối chứng, với vụ mía tơ hàm lượng đường nhìn chung thấp hơn mía vụ gốc. CCS dao động từ 10,68% - 12,75% ở vụ tơ và 12,2% - 12,85% ở vụ mía gốc. Các giống CR74-250, C1234-74 hàm lượng đường có xu hướng tăng cao hơn các giống khác ở vụ mía gốc. 2. Năng suất mía cây và năng suất đường Bảng 3. Năng suất mía cây và năng suất đường Công thức C1324-74 CR74-250 DLM24 C132-81 C86-456 QĐ11 (đ/c) CV% LSD0,05 Năng suất mía(tấn/ha) TB 2 vụ mía V ụ tơ Vụ gốc I Vượt đc Tấn/ha (%) 1 1 8 , 5 5 a 9 3 , 9 8 b 106,27 23,56 1 2 3 , 2 7 a 129,33 a 126,30 46,86 115,37 ab 82,50 c 98,94 15,04 100,22 b 9 2 , 2 5 b 96,24 11,90 8 4 , 3 8 c 7 2 , 7 9 d 78,59 -8,62 1 0 0 , 9 0 b 7 1 , 1 0 d 86,00 0,00 8,03 5,66 15,65 9,30 Năng suất đường (tấn/ha) TB 2 vụ mía Vụ gốc Vụ tơ I Tấn/ha Vượt đc% 14,01 13,18 14,42 10,70 10,76 11,17 11,54 15,82 10,15 11,27 9,35 8,67 12,78 14,50 12,28 10,99 10,06 9,92 28,83 46,17 23,79 10,79 1,41 0,00 Năng suất thực thu của các giống khảo nghiệm đạt từ 84,38 đến 123,27 tấn/ha ở vụ tơ. Từ 71,10 – 129,33 tấn/ha ở vụ gốc I. Không có sự khác biệt về năng suất của các giống so với đối chứng ở vụ tơ ngoại trừ giống C1234-74 và CR74-250. Các giống CR74-250, C1324-74 có năng suất cao nhất và vượt trội so với giống đối chứng QĐ11 ở vụ mía tơ và vụ gốc I. Tuy nhiên, hầu hết các giống cao hơn so với đối chứng khi 58 tính năng suất trung bình vụ mía tơ và vụ gốc. Vượt trội từ 11,90% đến 46,86% về năng suất mía cây và từ 10,79 đến 46,17% về năng suất đường. Các giống C1234-74, CR74-250 là các giống có mức vượt trội là lớn nhất cả về năng suất mía cũng như năng suất đường so với đối chứng. KẾT LUẬN Các giống CR74-250, C1324-74 có tiềm năng năng suất cao (trên 100 tấn/ha), Chữ đường khá CCS trung bình khoảng 11%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi (1997). Cây mía, Nxb Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. 2. Hoàng Văn Đức (1982). Mía Đường: Di truyền, sinh lý và sản xuất. NXBNN – Hà Nội. 3. Trần Văn Sỏi (1980). Trồng mía,NXB Nông nghiệp Hà Nội 4. Nguyễn Huy Ước (1994). Kỹ thuật trồng mía, NXB Nông nghiệp. 5. Chang Y. S (1996). Assessment of genetic materials for sugar cane parents. Rept. Taiwan Sugar Res. Inst. 153: 1-9. 6. Sahi H. N., Solomon S., Lai J., Kulshreshtha (1999). Sugar Production in 21 st Century: Exploring Potential oh High Sugar – Early Ripening Varieties, Indian Institute of Sugarcane Research, Lucknow. SELECTION OF SUGARCANE VARIETIES WITH HIGH CANE YIELDING AND HIGH SUGAR CONTET FOR SOCTRANG REGION (Summary) Eng. Nguyen Thi Bach Mai, Eng. Nguyen Van Du, MSc. Le Quang Tuyen, MSc. Doan Le Thuy, Tec. Trương Thanh Hoai Sugar and Sugarcane Research and Development Center MSc. Nguyen Thanh Phuoc Soc Trang Seed Crops Center Experiment was conducted in randomized complete block design (RCBD) with six treatments and three replications. 43.2 square meter per plot and control variety was QĐ11. Target of expriment was selected good varieties (high cane yielding, high sugar content) and suitable for Soc Trang province. The result of plant and ratoon was selected two varieties which high yeild and quality such as CR74-250, C1324-74. 59 ... I) Giống CR74-250 tỏ ổn định mật độ hữu hiệu, vụ mía gốc mật độ cao vụ mía tơ cao có ý nghĩa so với đối chứng 57 Các giống có trọng lượng lớn khác biệt giống đối chứng Ở vụ mía tơ trọng lượng giống. .. triển mía - Không có tượng trỗ cờ giống với giống đối chứng Năng suất chất lượng mía Nhìn chung giống khảo nghiệm trì mật độ cao suốt trình sinh trưởng Mật độ hữu hiệu vụ tơ gốc tương đối cao (68,98... hàm lượng đường có xu hướng tăng cao giống khác vụ mía gốc Năng suất mía suất đường Bảng Năng suất mía suất đường Công thức C1324-74 CR74-250 DLM24 C132-81 C86-456 QĐ11 (đ/c) CV% LSD0,05 Năng

Ngày đăng: 09/10/2015, 09:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w