1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

KẾT QUẢNGHIÊN cứu GIỐNG mía DLM24 ỞVÙNG DUYÊN hải TRUNG bộ

6 282 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 231,67 KB

Nội dung

Báo cáo Hội nghị khoa học thường niên, Viện KHKT NN miền Nam, Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27-28/08/2007 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIỐNG MÍA DLM24 Ở VÙNG DUYÊN HẢI TRUNG BỘ ThS. Đoàn Lệ Thủy Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian 1999 – 2001, công tác nghiên cứu giống mía đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, thực tiễn sản xuất cho thấy hầu hết các vùng mía còn thiếu giống mía tốt, cơ cấu giống mía nghèo nàn, chưa hợp lý, kỹ thuật thâm canh mía chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Đặc biệt, vùng Duyên hải Trung bộ – một trong những vùng mía trọng điểm và truyền thống của cả nước với hơn 60 ngàn ha thuộc vùng nguyên liệu của 9 nhà máy đường (Quảng Phú, Phổ Phong, Bình Định, Tuy Hòa, KCP, Ninh Hòa, Cam Ranh, Phan Rang và Bình Thuận). Điều kiện tự nhiên có nhiều bất thuận, đất đai kém màu mỡ, khí hậu – thời tiết với lượng mưa năm không cao, đạt 1400 – 1500 mm, mùa nắng kéo dài từ 7 đến 8 tháng, vùng nhiệt độ trung bình năm 26,6 – 27,7oC; ẩm độ tương đối khoảng 80%, nguồn nước phục vụ cho nông nghiệp hạn chế trong khi thiếu giống cao sản chịu hạn, diện tích My55-14 chiếm phần lớn diện tích (chiếm trên 60%); vụ mía 2001/2002, năng suất bình quân chỉ đạt 45 tấn/ha, mức tiêu hao lên đến hơn 12 mía/đường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2002). Do vậy, tuyển chọn giống cao sản chịu hạn để tăng năng suất và chất lượng mía là yêu cầu cấp thiết của người sản xuất và có tầm quan trọng to lớn đối với sự tồn tại, phát triển của các nhà máy đường tại đây. Xuất phát từ các cơ sở trên, đề tài thuộc Chương trình chọn tạo giống cây trồng nông lâm nghiệp và giống vật nuôi (2002 – 2005): “Nghiên cứu chọn tạo giống mía có năng suất, chất lượng cao phù hợp với các vùng sinh thái” được tiến hành. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm và thời gian thực hiện Bảng 1. Nội dung, địa điểm và thời gian thực hiện Địa Nội dung Công thức thí nghiệm TT điểm 1 Quảng Khảo nghiệm cơ bản VN84-422, VN85-1859, DLM24, Ngãi giống VN85-1427, ROC22, ROC23, ROC10 (đ/c) Khảo nghiệm sản DLM24, VN85-1859 xuất giống 2 Bình Khảo nghiệm sản DLM24, VN72-84 Định xuất giống Mô hình thử nghiệm DLM24 thâm canh giống mới 3 Phú Yên Khảo nghiệm cơ bản DLM24, C85-212, C126-78, giống CP70-1133, Q68 và K84-200 (đ/c) Khảo nghiệm sản xuất giống 38 DLM24, C85-212 Thời gian 01/03 – 12/03 12/03 – 12/04 12/04 – 12/05 01/04 – 01/05 01/05 – 01/06 3/04 – 01/05 01/05 – 01/06 11/04 – 12/05 7/03 – 5/04 5/04 – 3/05 3/05 – 01/06 5/04 – 3/05 3/05 – 01/06 TT 4 Địa Nội dung Công thức thí nghiệm Thời gian điểm Khánh Khảo nghiệm cơ bản DLM24, VN85-1859, VN85-1427, 01/03 – 02/04 Hòa giống C91-115, RB72-454 và My55-14 02/04 – 3/05 (đ/c) 3/05 – 01/06 Khảo nghiệm sản DLM24, VN85-1859, VN85-1427 8/04 – 5/05 xuất giống 5/05– 01/06 Mô hình thử nghiệm DLM24 12/04 – 12/05 thâm canh giống mới 2. Phương pháp thực hiện - Cộng đồng nông thôn, các công ty đường, trung tâm khuyến nông, trung tâm giống cây trồng cùng tham gia, phối hợp thực hiện và đánh giá kết quả. - Thực hiện theo quy trình quy phạm nghiên cứu giống mía, tuân theo Quy định về khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới. Bố trí khảo nghiệm cơ bản (KNCB) theo kiểu RCBD, 0,25 ha; khảo nghiệm sản xuất (KNSX) theo kiểu thực nghiệm, 0,5 ha/giống. Áp dụng các quy trình kỹ thuật canh tác thích hợp cho từng vùng sinh thái, từng điểm thực hiện. - Đánh giá, chuyển giao và quảng bá kết quả nghiên cứu thông qua các mô hình thử nghiệm (2 ha/mô hình). - Xử lý thống kê bằng phần mềm MSTATC. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Kết quả khảo nghiệm tại Quảng Ngãi Bảng 2. Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS của khảo nghiệm cơ bản tại Quảng Ngãi (tấn/ha) Mía tơ (11 tháng, vào tháng 12) Công thức Năng Năng suất suất thực quy 10 thu CCS ROC10 (đ/c) 95,94 b 112,25 Mía gốc I (12 tháng, vào tháng 12) Năng suất Năng suất quy 10 thực thu CCS 76,50 bc 96,31 Mía gốc II (12 tháng, vào tháng 12) Năng suất thực thu Năng suất quy 10 CCS 65,24 bc 79,38 VN84-422 84,08 c 97,54 74,40 c 96,66 62,86 c 75,83 VN85-1859 102,34 ab 121,78 81,83 abc 109,06 68,72 abc 85,05 DLM24 101,09 ab 133,44 89,23 a 131,92 75,36 abc 103,45 VN85-1427 100,80 ab 130,03 88,78 a 128,27 76,26 ab 102,34 ROC22 109,43 a 134,57 88,65 a 133,28 78,34 a 113,27 ROC23 CV (%) LSD0,05 104,83 ab 6,34 11,26 145,72 - 84,40 ab 5,80 8,57 121,84 - 72,17 abc 10,19 12,92 92,30 - Trong khảo nghiệm cơ bản, các giống ROC22, DLM24, VN85-1427 và VN851859 là các giống nổi bật (Bảng 2). 39 Trong khảo nghiệm sản xuất, DLM24 có năng suất thực thu thấp hơn không nhiều so với ROC22 và VN85-1859. Khi quy về năng suất 10 CCS, DLM24 đứng vị trí thứ 2, sau ROC22 (Bảng 3). Bảng 3. Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS của khảo nghiệm sản xuất tại Quảng Ngãi (tấn/ha) Mía tơ (12 tháng, vào tháng 1) Công thức Năng suất Mía gốc I (12 tháng, vào tháng 1) Năng suất Năng suất quy thực thu Năng suất quy 10 CCS thực thu 10 CCS VN85-1859 106,87 140,53 100,09 126,32 DLM24 102,21 141,05 99,03 131,22 ROC22 110,35 157,58 105,98 145,29 Các kết quả khác cho thấy DLM24 có tỷ lệ mọc mầm không cao, khả năng tái sinh khá, đẻ nhánh hơi kém, đặc biệt mía gốc, ít bị sâu bệnh, cây to trung bình, chiều cao cây và tốc độ vươn lóng khá cao, các yếu tố chính cấu thành năng suất tương đối tốt, nhất là trọng lượng cây, có nhược điểm là trỗ cờ. 2. Kết quả khảo nghiệm tại Bình Định Bảng 4. Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS của khảo nghiệm sản xuất tại Bình Định (tấn/ha) Công thức Mía tơ (10 tháng, vào tháng 1) Mía gốc I (12 tháng, vào tháng 1) Năng suất Năng suất quy 10 CCS Năng suất Năng suất quy 10 CCS VN72-84 72,2 81,59 75,7 84,93 DLM24 74,5 93,79 78,6 90,40 Trong khảo nghiệm sản xuất với điều kiện khô hạn kéo dài, DLM24 và VN7284 vẫn cho năng suất, chất lượng cao và ổn định, đặc biệt là DLM24. Trong mô hình trình diễn, DLM24 đạt năng suất 87,75 tấn/ha, 11 CCS. Các quan trắc khác cho thấy DLM24 mọc mầm và đẻ nhánh trung bình nhưng đảm bảo được mật độ cây trong thời kỳ đầu sinh trưởng, ít nhiễm sâu bệnh, có cây dài và nặng (Bảng 4). 3. Kết quả khảo nghiệm tại Phú Yên Trong khảo nghiệm cơ bản, C85-212 và DLM24 nổi trội về năng suất trong cả chu kỳ vụ tơ và 2 vụ gốc. Đây cũng là những giống có chất lượng mía tốt, do đó, năng suất quy 10 CCS của chúng vượt trội so với các giống còn lại. Trong khảo nghiệm sản xuất, DLM24 có năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS không khác biệt nhiều so với C85-212. 40 Bảng 5. Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS mía 10 tháng tuổi của khảo nghiệm cơ bản tại Phú Yên (tấn/ha) Mía tơ (vào tháng 5) Mía gốc I (vào tháng 3) Năng suất Năng suất Năng suất Năng suất quy 10 CCS quy 10 CCS K84-200 (đ/c) 63,09 ab 68,45 101,82 b 115,06 Công thức Mía gốc II (vào tháng 1) Năng suất quy Năng suất 10 CCS 61,08 b 63,82 DLM24 69,57 a 84,04 102,55 b 134,85 74,67 a 89,23 C85-212 63,25 ab 85,70 122,67 a 181,06 70,83 a 94,06 C126-78 58,62 bc 54,11 103,51 b 112,52 58,36 bc 57,78 CP70-1133 64,77 ab 85,50 89,58 c 123,17 52,83 cd 64,24 Q68 CV % LSD0,05 52,08 c 6,56 7,39 58,12 - 88,26 c 4,11 7,58 97,09 - 50,74 d 6,12 6,84 53,89 - Ngoài ra, các kết quả theo dõi chỉ ra rằng DLM24 mọc mầm, đẻ nhánh và tái sinh tương đối khá, vươn lóng mạnh, ít nhiễm sâu bệnh hại, có cây to, dài và nặng, mật độ cây hữu hiệu khá cao, chất lượng mía khá cao và ổn định, chín trung bình. Bảng 6. Năng suất thực thu (tấn/ha)và năng suất quy 10 CCS của mía 10 tháng tuổi của khảo nghiệm sản xuất tại Phú Yên Mía tơ (tại thời điểm tháng 3) Công thức Mía gốc I (tại thời điểm tháng 1) Năng suất thực thu Năng suất quy 10 CCS Năng suất thực thu Năng suất quy 10 CCS DLM24 80,3 105,2 90,5 95,5 C85-212 79,8 114,2 87,1 97,2 4. Kết quả khảo nghiệm tại Khánh Hòa Bảng 7. Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS của khảo nghiệm cơ bản tại Khánh Hòa (tấn/ha) Mía tơ (13 tháng, vào tháng 2) Công thức Năng suất Năng suất thực thu quy 10 CCS My55-14 (đ/c) 104,3 b 101,17 DLM24 118,2 a 128,01 VN85-1859 115,5 a 142,87 VN85-1427 121,3 a 148,35 C91-115 81,5 c 81,26 RB72-454 88,5 c 98,41 CV% 5,55 LSD0,05 10,59 - Mía gốc I (13 tháng, Mía gốc II (10 tháng, vào tháng 3) vào tháng 1) Năng suất Năng suất Năng suất Năng suất thực thu quy 10 CCS thực thu quy 10 CCS 91,17 b 124,45 72,86 a 60,98 97,00 ab 137,55 77,91 a 83,75 64,30 c 91,69 37,64 c 36,26 100,10 a 152,45 71,17 a 78,92 32,87 d 36,95 52,15 b 52,65 38,33 d 53,66 50,14 b 58,20 5,12 6,31 6,58 6,92 - 41 Trong khảo nghiệm cơ bản, DLM24 và VN85-1427 đạt năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS cao và ổn định, đặc biệt là VN85-1427. Đối với chỉ tiêu chất lượng, DLM24 kém hơn VN85-1427 nhưng cũng khá cao. Bảng 8. Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS của khảo nghiệm sản xuất tại tỉnh Khánh Hòa (tấn/ha) Mía tơ (9 tháng tuổi, vào tháng 5) Công thức Năng suất thực thu Mía gốc I (8 tháng tuổi, vào tháng 1) Năng suất quy 10 CCS Năng suất thực thu Năng suất quy 10 CCS VN85-1859 67,64 75,49 78,57 96,01 VN85-1427 76,89 100,49 87,35 109,80 DLM24 69,17 76,09 86,72 104,58 Trong khảo nghiệm sản xuất, năng suất mía tơ không cao do nắng hạn kéo dài. DLM24 đứng thứ 2 trong 3 giống khảo nghiệm về năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS. Trong mô hình thử nghiệm thâm canh, năng suất lý thuyết của giống đạt 98,89 tấn/ha, chữ đường đạt 10,2 CCS. Đối với các chỉ tiêu khác, DLM24 mọc mầm, đẻ nhánh và tái sinh khá, duy trì được mật độ cây đến thời kỳ thu hoạch, có chiều cao cây cao, tốc độ vươn cao mạnh, ít bị sâu bệnh, giai đoạn đẻ nhánh bị sâu hại nhiều nhất, chất lượng khá cao và chín trung bình. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận DLM24 có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh, ít nhiễm sâu bệnh, cho năng suất cao và chất lượng khá cao, chín trung bình, thích nghi với điều kiện sinh thái và được cho phép sản xuất thử ở vùng Duyên hải Trung bộ. Tuy nhiên, cần lưu ý trồng với mật độ hom cao hơn do mắt mầm lồi dễ bị dập mầm và giống có nhược điểm trỗ cờ. 2. Kiến nghị - Khẩn trương triển khai dự án sản xuất thử nghiệm giống mía DLM24 tại vùng Duyên hải Trung bộ. - Vùng Duyên hải Trung bộ có điều kiện tự nhiên bất thuận, do đó cần nghiên cứu chọn tạo giống mía một cách thường xuyên và liên tục song song với việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật đồng bộ để có thể nâng cao năng suất, chất lượng mía và hiệu quả kinh tế cho nền sản xuất mía đường trong vùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường (2006). Nghiên cứu chọn tạo giống mía có năng suất, chất lượng cao phù hợp với các vùng sinh thái. Báo cáo tổng kết nghiệm thu đề tài thuộc Chương trình chọn tạo giống cây trồng nông lâm nghiệp và giống vật nuôi giai đoạn 2001-2005. 42 RESEARH RESULT OF SUGARCANE VARIETY DLM24 IN CENTRAL COASTAL VIETNAM (Summary) MSc. Doan Le Thuy Sugar and Sugarcane Research and Development Center DLM24 was made cross in United State, but all stages of clone selection has been done in Vietnam since 1993. It has been produced for trial purposes with permission of MARD in Haplic Acrisols of Southeast Region since 2002 and in acid soil of Mekong Delta River since 2004. DLM24 has also been tested in Central Coastal for 5 years (2002 – 2005). The result showed that this variety can be adapted widely, fast growth, slight infected by pests and diseases, moderately good ratooning, high cane yielding, moderately good CCS, medium harvesting, unusual flowering,… It can be produced for trial purpose in Central Coastal next time. But when we want to grow DLM24, we should to pay attention to grow with higher seed density. 43 ... giống mía DLM24 vùng Duyên hải Trung - Vùng Duyên hải Trung có điều kiện tự nhiên bất thuận, cần nghiên cứu chọn tạo giống mía cách thường xuyên liên tục song song với việc nghiên cứu giải pháp kỹ... nâng cao suất, chất lượng mía hiệu kinh tế cho sản xuất mía đường vùng TÀI LIỆU THAM KHẢO Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Mía Đường (2006) Nghiên cứu chọn tạo giống mía có suất, chất lượng cao... vùng Duyên hải Trung Tuy nhiên, cần lưu ý trồng với mật độ hom cao mắt mầm lồi dễ bị dập mầm giống có nhược điểm trỗ cờ Kiến nghị - Khẩn trương triển khai dự án sản xuất thử nghiệm giống mía DLM24

Ngày đăng: 09/10/2015, 09:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN