Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tổ chức không gian KTCQ nhằm khai thác hiệu quả khu vực ven sông các đô thị duyên hải Trung Bộ Áp dụng cho thành phố Đà Nẵng ” mang tính cấp thiết, góp
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Xây Dựng
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Nam
Phản biện 1: GS TS Lê Hồng Kế
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Quốc Thông
Phản biện 3: TS Lê Thị Bích Thuận
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại trường Đại học Xây Dựng
Vào hồi … giờ ngày ……… tháng ……… năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Xây Dựng
Trang 3KGKT: Không gian kiến trúc
KGKTCQ: Không gian kiến trúc cảnh quan
KGVS: Không gian ven sông
KTCQ: Kiến trúc cảnh quan
PTBV: Phát triển bền vững
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TP: Thành phố
TT: Trung tâm
TB: Trung Bộ
Trang 4A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ các đô thị duyên hải Trung bộ đang tác động mạnh mẽ đến không gian các dòng sông chảy qua đô thị Các nhà đầu tư chủ yếu tập trung khai thác kinh tế dưới dạng tài nguyên tự nhiên của không gian ven sông (tài nguyên đất, tài nguyên nước ) Tuy nhiên theo kinh nghiệm của nhiều đô thị phát triển hướng tới bền vững trên thế giới, không gian ven sông là nơi tiềm ẩn không chỉ các giá trị của tài nguyên tự nhiên, mà còn
cả các tài nguyên văn hóa, nhân văn cũng như sự đa dạng của hệ sinh thái môi trường ven sông Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo tồn các giá trị sinh thái, nhân văn của không gian ven sông, trong đó có các dòng sông Trung Bộ, đang là vấn đề cấp bách cần giải quyết Điều đó đòi hỏi tầm nhìn tổng thể trong tổ chức KGKTCQ ven sông dưới nhiều góc độ kinh
tế, văn hóa-xã hội và môi trường Phát triển KTCQ không gian ven sông không chỉ để khai thác các lợi ích về kinh tế thuần túy, mà còn hướng tới một sự cân bằng trong lợi ích cộng đồng, bảo vệ các giá trị văn hóa xã hội cũng như giúp cho đô thị có khả năng tăng cường thích ứng với những thay đổi của tự nhiên
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tổ chức không gian KTCQ nhằm khai thác hiệu quả khu vực ven sông các đô thị duyên hải Trung Bộ ( Áp dụng cho thành phố Đà Nẵng) ” mang
tính cấp thiết, góp phần định hướng cho phát triển KTCQ không gian ven sông các đô thị duyên hải Trung bộ theo hướng phát triển bền vững
2 Mục đích nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên không gian ven sông phục vụ phát triển kinh tế
xã hội, hướng tới đô thị phát triển bền vững
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận cho việc xác định giá trị của địa điểm, làm cơ sở cho định hướng tổ chức KTCQ ven sông chảy qua các đô thị duyên hải TB trên quan điểm hiệu quả tổng hợp kinh tế - xã hội - môi trường và hướng tới đô thị phát triển bền vững Tích hợp các yếu tố khai thác hiệu quả đất đai, tài nguyên trong tổ chức KTCQ ven sông
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, xây dựng các tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp tổ chức không gian KTCQ khu vực ven sông các đô thị duyên hải TB
- Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian KTCQ nhằm khai thác hiệu quả khu vực ven sông các đô thị duyên hải TB
- Đề xuất mô hình tổ chức KTCQ không gian ven sông hiệu quả cho đô thị Đà Nẵng
4 Đối tượng khảo sát
Luận án lựa chọn KGVS của 4 con sông đô thị TB mang tính tiêu biểu:
Tốc độ phát triển kinh tế và đô thị khác nhau: KGVS Nhật Lệ, Đồng Hới, sông Hiếu, TP Đông Hà – những đô thị đang phát triển; không gian ven sông Hương, Huế - đô thị di sản; và không gian ven sông Hàn, Đà Nẵng – đô thị phát triển nhanh và năng động
5 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn:
- Tổ chức kiến trúc cảnh quan nhằm khai thác hiệu quả KGVS
- Về không gian: Các đô thị TB kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, tuy nhiên luận án chỉ lựa chọn các đô thị TB, từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế tới Đà Nẵng do có nhiều yếu tố tự nhiên, xã hội và kinh tế tương đối tương đồng
- Về thời gian: Tới 2030, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của các đô thị trong trung hạn
6 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp thu thập thông tin – tổng hợp tài liệu thứ cấp, phương
pháp thực địa, phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp ma trận, phương pháp dự báo và phương pháp so sánh
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu đã tổng hợp và hệ thống hóa các lý thuyết liên quan
Bên cạnh các lý thuyết tổ chức KTCQ nói chung, các lý luận về tổ chức KTCQ trên cơ sở các
quy luật thẩm mỹ và môi trường luận án bổ sung thêm cơ sở lý luận về tổ chức KTCQ
Trang 5không gian ven sông được nhìn nhận dưới góc độ kinh tế, văn hóa-xã hội, môi trường và được diễn đạt dưới khái niệm KTCQ hiệu quả Ngoài ra, bổ sung, đóng góp phần lý luận tới
việc tổ chức không gian KTCQ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác khu vực ven sông các đô thị TB, tạo lập bản sắc đô thị và thích ứng với biến đổi khí hậu
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng cho công tác QH xây
dựng đô thị, nhất là đối với TP Đà Nẵng năng động, thành phố có sông Hàn chảy qua, được Chính phủ và nhân dân kỳ vọng; kết quả sẽ được sử dụng cho các hoạt động tư vấn, giảng dạy, nghiên cứu, định hướng các quy hoạch chung cho KGVS và làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh
8 Những đóng góp mới của luận án
- Xây dựng cơ sở lý luận cho TCKTCQ hiệu quả KGVS
- Đề xuất các quan điểm và nguyên tắc tổ chức KTCQ hiệu quả, làm định hướng cho các giải pháp tổ chức KTCQ không gian ven các sông chảy qua đô thị duyên hải Trung bộ
- Đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá giá trị tổng hợp của địa điểm, làm tiền đề trong
tổ chức KTCQ nhằm khai thác hiệu quả không gian ven sông trong các đô thị Trung bộ
- Đề xuất các giải pháp TCKTCQ hiệu quả tương ứng với đặc trưng từng khu vực
- Đề xuất mô hình tổ chức KTCQ ven sông phù hợp với giá trị địa điểm
- Áp dụng cho việc tổ chức KTCQ thành phố Đà Nẵng trên cơ sở khai thác hiệu quả không gian ven sông Hàn
9 Cấu trúc luận án :
Cấu trúc luận án gồm 3 chương, không kể mở đầu kết luận
- Chương 1: Tổng quan về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực ven sông
- Quy hoạch cảnh quan
- Khái niệm hiệu quả
- Khai thác hiệu quả tổng hợp
- Khái niệm kiến trúc cảnh quan hiệu quả (KTCQHQ)
B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC VEN SÔNG TRONG ĐÔ THỊ
1.1 Khái quát mô hình tổ chức không gian KTCQ ven sông một số đô thị trên thế giới
Khảo sát sông Hàn- Hàn quốc, sông Châu Giang – Trung Quốc, sông Thames – Anh Quốc, và một vài con sông khác trên thế giới cho thấy: Các nước đã có những sự thay đổi về
cơ bản chiến lược tổ chức KTCQ không gian ven các sông chảy qua đô thị Có 3 xu hướng
lớn, nổi bật: Xu hướng coi KTCQ phải mang tính hệ thống, xu hướng “nhường đất cho nước” và xu hướng tổ chức KTCQ là không gian mở công cộng của đô thị Những xu
hướng nói trên cho thấy việc tổ chức KTCQ hướng tới các hoạt động kinh tế của con người đang dần có xu hướng cân bằng các lợi ích giữa con người với thiên nhiên, giữa lợi ích riêng với lợi ích cộng đồng Đời sống kinh tế của một đất nước càng phát triển, chất lượng sống của
Trang 6con người càng phải được quan tâm Vì vậy KTCQ hiệu quả phải là giải pháp tổ chức KTCQ tổng hơp, hướng tới chất lượng sống của con người và môi trường
1.2 Tình hình tổ chức không gian KTCQ ven sông một số đô thị trong nước
Tình hình chung về tổ chức KTCQ ven sông cơ bản là thiếu cơ sở định hướng, dựa trên cơ sở ý tưởng kinh doanh của các nhà đầu tư dịch vụ và dịch vụ bất động sản, dẫn đến sự phát triển không đồng đều KTCQ ven sông Nhìn chung, hiện nay có những mâu thuẫn giữa
xu hướng phát triển KTCQ hiệu quả kinh tế thuần túy ngắn hạn của nhà đầu tư và xu hướng mong muốn phát triển KTCQ hướng tới sự phát triển bền vững của nhà quản lý và cộng đồng
1.3 Thực trạng tổ chức KGKTCQ ven sông các đô thị TB đoạn từ Quảng Bình đến Đà Nẵng
Đề tài nghiên cứu thực trạng và tình hình tổ chức KTCQ không gian ven sông trong các
đô thị duyên hải TB Cụ thể: tại các đô thị đang phát triển như Đồng Hới, với sông Nhật Lệ, Đông Hà với sông Hiếu, Đà Nẵng- đô thị đang có sự bùng nổ trong phát triển kinh tế du lịch, với sông Hàn đang được khai thác mạnh mẽ, và đô thị di sản Huế, với sông Hương mang theo dòng chảy văn hóa Thực trạng chung trong phát triển KTCQ không gian ven sông thời gian qua cho thấy thiếu tính định hướng tổng thể, vì vậy nhiều dự án phát triển cảnh quan ven sông chủ yếu là các mong muốn của nhà đầu tư, nên thường xảy ra những mâu thuẫn giữa lợi nhuận của nhà đầu tư với lợi ích cộng đồng và môi trường sinh thái ven sông Không gian ven sông là một loại tài nguyên đặc biệt, do đó các hoạt động phát triển KTCQ nhất thiết phải đem lại hiệu quả tổng hợp cho tất cả các bên liên quan
- Khảo sát của đề tài cho thấy: Mâu thuẫn phổ biến là giá trị địa điểm cao, nhưng các dự án phát triển KTCQ lại thiếu chọn lọc, không tương xứng với các giá trị môi trường, xã hội đã bị mất đi, không thể tái tạo Hệ thống không gian mở công cộng bị giảm tối đa, dòng sông bị thu hẹp, các tầng lớp xã hội được tiếp cận KGVS bị giảm, tạo nên sự bất bình đẳng trong hưởng thụ tài nguyên ven sông
- Đô thị nào có tốc độ phát triển kinh tế cao, hạ tầng kỹ thuật đầy đủ, KTCQ không gian ven sông tại các đô thị đó phát triển nhanh nhưng chịu nhiều sức ép về môi trường và xã hội Sự phát triển nhanh và nóng của KTCQ không gian ven sông đang có xu hướng làm mất đi các giá trị “nơi chốn” của KGVS, và thay vào đó là KTCQ mới hiện đại, nhưng không theo các tiêu chuẩn “ kinh doanh”
1.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Luận án tìm hiểu, phân tích thêm các công trình nghiên cứu liên quan, mang tính lý luận, thực tiễn và thời sự:
1.4.1 Công trình nghiên cứu lý luận: Luận án nghiên cứu tập trung vào một số
công trình liên quan trong và ngoài nước, sát với đề tài nghiên cứu
1.4.2 Các đồ án quy hoạch và dự án đầu tư: Luận án bám sát và cập nhật các đồ án
quy hoạch tổng thể cũng như quy hoạch cụ thể, các dự án đầu tư…
1.4.3 Xu hướng mới trong tổ chức không gian KTCQ ven sông: Luận án nghiên
cứu và rút ra những xu hướng mới trong TCKG kiến trúc CQ, như xu hướng TC kiến trúc CQ
đa chức năng, thỏa mãn nhiều lợi ích xã hội, giữ cân bằng sinh thái…
- Nghiên cứu các cơ sở phân vùng cảnh quan
- Xác định mô hình thích hợp phát triển KTCQ tại các địa điểm khác nhau của KGVS trong
đô thị, đặc biệt tại các vùng đất có cảnh quan tự nhiên đặc trưng, hoặc có nền tảng văn hóa, lịch sử lâu đời
- Xác định cơ sở lựa chọn vị trí các điểm nhấn trên tuyến KGVS
Trang 7- Xác định các cơ sở hình thành giải pháp thiết kế cảnh quan KGVS và những cơ sở để tổ chức giao thông và hạ tầng kỹ thuật phù hợp
- Xác định các cơ sở tổ chức KTCQ hiệu quả gắn với việc bảo vệ các điểm thụ cảm thị giác và hướng nhìn chủ đạo để tăng hiệu quả của giải pháp tổ chức KTCQ, đặc biệt tại các khu vực có cảnh quan tự nhiên đa dạng, phong phú
- Nghiên cứu áp dụng các cơ sở lý luận cho việc tổ chức kiến trúc cảnh quan hiệu quả không gian ven sông Hàn TP Đà Nẵng theo mức độ phát triển Đề xuất mô hình tổng thể tổ chức KGKTCQ hiệu quả ven sông Hàn, Đà Nẵng
- Những nội dung của Chương1 đã mở ra không gian và hướng nghiên cứu của luận án
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VEN SÔNG TRONG CÁC ĐÔ THỊ TRUNG BỘ
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Các lý thuyết về sinh thái cảnh quan
Lý thuyết sinh thái cảnh quan cho phép hiểu sâu hơn các mối quan hệ giữa môi trường, cảnh quan tự nhiên và quần thể sinh vật Sự hiểu biết này làm tiền đề cho việc xác định hiệu quả của các giải pháp tổ chức KTCQ tại các khu vực nhạy cảm về sinh thái tại các lưu vực Trong bối cảnh hiện nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu, sự hiểu biết rõ hơn về các quan
hệ giữa cảnh quan và môi trường, cho phép hạn chế các giải pháp lựa chọn địa điểm phát triển các mô hình tổ chức KTCQ bất lợi cho môi trường và cộng đồng
Các lý thuyết về sinh thái cảnh quan còn giúp hình thành KTCQ không gian ven sông hướng tới tạo thành hạ tầng xanh ven sông (BGI : blue – green – infrastructure), là giải pháp thích hợp với thích ứng biến đổi khí hậu
Kết hợp của 2 ngành cảnh quan học và sinh thái học thành khoa học sinh thái cảnh quan cho phép chúng ta nghiên cứu cảnh quan trong trạng thái vận động và phát triển của nó trong môi trường không đồng nhất Các động lực tác động vào tự nhiên để làm thay đổi cảnh quan rất nhiều Tuy nhiên hiện nay, kinh tế (thuộc cảnh quan văn hóa) là động lực tác động mạnh nhất, nhanh nhất; nó có thể làm biến đổi cảnh quan cả 1000 năm chỉ trong một thời gian ngắn và làm biến mất hẳn các thuộc tính quan trọng ban đầu của cảnh quan và hình thành những cảnh quan mới với các thuộc tính mới khác hẳn cảnh quan ban đầu, phá vỡ mọi sự cân bằng tương đối đang ổn định trước đó
Vì những lẽ đó, luận án muốn sử dụng lý thuyết này như một sự kết nối giữa CQTN với cảnh quan nhân tạo nhằm hướng tới một sự tương tác có tính bổ sung, bù đắp khiếm khuyết cho nhau để việc tạo dựng cảnh quan văn hóa trong các đô thị, đặc biệt là bên cạnh các dòng sông được hiệu quả và bền vững
Lý thuyết hệ thống của cảnh quan sinh thái cho thấy chúng ta cần tiếp cận việc phát triển KTCQ.KGVS theo hướng hình thành một hệ thống đa chức năng, có khả năng cộng sinh với nhau Do đó việc phát triển KTCQ KGVS có vai trò đặc biệt quan trọng trong đô thị
2.1.2 Cơ sở tạo hình không gian kiến trúc cảnh quan
2.1.2.1 Lý luận thẩm mỹ về hình ảnh đô thị (Nhận diện hình ảnh đô thị, nhấn mạnh quan hệ về hình thể) của K Lynch:
Đây là hệ thống lý luận cho phép tạo dựng hình ảnh đô thị thông qua các yếu tố cấu thành như: cột mốc, lưu tuyến, cạnh biên, nút, khu vực trên cơ sở hình thành các cấu trúc khu vực, ý nghĩa và bản sắc của từng khu chức năng và toàn đô thị Luận án sử dụng các lý thuyết này nhằm xây dựng hình ảnh thẩm mỹ và bản sắc riêng cho không gian KTCQ ven sông, đồng thời kết nối với KTCQ của tổng thể đô thị Lý thuyết hình ảnh đô thị của K.Lynch được
tạo dựng bởi các thành phần tuyến, diện, khu vực, điểm nhấn
2.1.2.2 Lý luận về “nơi chốn” của Norberg-Schulz*:(là lý thuyết nhấn mạnh tính văn hóa, lịch sử của địa điểm )
Khái niệm “nơi chốn” trong triết học có ý nghĩa là một vấn đề được hình thành từ sự tương tác va chạm giữa cá nhân với cộng đồng, giữa con người với thế giới : Con người, nơi chốn, không gian và tinh thần “Nơi chốn” trong lý luận kiến trúc là vấn đề cốt lõi trong kiến
Trang 8trúc học, thể hiện mối liên hệ hữu cơ giữa con người với công trình kiến trúc và môi trường
xung quanh Norberg-Schulz cho rằng: “Thiết kế kiến trúc nghĩa là làm cho tinh thần nơi chốn được hiển thị và nhiệm vụ của KTS là tạo ra những nơi chốn đầy ý nghĩa để giúp cho con người sống hạnh phúc” Ông đã đánh giá lại lịch sử kiến trúc thế giới từ thời cổ đại và
nhìn nhận vẻ đẹp KTCQ của các đô thị dưới cái nhìn của lý thuyết nơi chốn, trong đó một
phong cách kiến trúc chân chính đều có hình thức kiến trúc cụ thể hóa được ý nghĩa tồn tại của con người và góp phần tìm ra cơ sở mới để con người tồn tại tốt hơn Mối quan hệ và ảnh
hưởng của lý thuyết nơi chốn trong các xu hướng thiết kế đô thị đương đại, có thể quy thành 4
xu hướng chính: Đô thị tích hợp; đô thị sinh thái; đô thị nén, tăng trưởng thông minh; phát triển theo định hướng giao thông công cộng (TOD)
2.1.2.3 Lý thuyết thẩm mỹ kiến trúc cảnh quan :
Lý thuyết về quan hệ thụ cảm thị giác trong cảnh quan, về quy luật bố cục kiến trúc trong tổ chức KTCQ Áp dụng lý thuyết này trong thiết kế KTCQ KGVS nhằm đạt được hình ảnh cho KGVS có bản sắc và trở thành điểm nhấn quan trọng của đô thị Các lý thuyết cơ bản
về thẩm mỹ cho phép xác định các vị trí và khu vực đặc trưng, điểm nhấn, điểm nhìn khống chế thị giác Lý thuyết thẩm mỹ trong KTCQ cho phép sắp xếp các thành phần của cảnh quan theo các quy luật thẩm mỹ kiến trúc nhằm hướng tới sự hài hòa, tính biểu tượng và ý nghĩa trong không gian mở đô thị nói chung và không gian ven sông nói riêng Lý thuyết về các quy luật thụ cảm thị giác, giúp xác định các yếu tố điểm nhấn, định hướng không gian, xác định tỷ
lệ không gian mở trong các hoạt động cộng đồng và làm cơ sở cho việc bảo vệ các tầm nhìn,
hướng nhín tới các cảnh quan thiên nhiên hoặc văn hóa đặc biệt
2.1.2.4 Cấu trúc không gian KTCQ ven sông trong đô thị
- KTCQ ven sông được cấu thành trên cơ sở của 3 hệ thống khung hạ tầng kỹ thuật
(xám), khung thiên nhiên (xanh) và khung xã hội – gồm cả hệ thống không gian mở công
cộng ven sông
- Khung HTKT là hệ thống giao thông ven sông, kết nối với hệ thống đường đô thị và kết nối hai bờ với nhau bằng hệ thống cầu qua sông, và kèm theo đó là hệ thống giao thông
tĩnh với các bến xe chung chuyển và kết nối các loại hình giao thông Khung hạ tầng kỹ thuật
tạo điều kiện cho sự khai thác
- Khung thiên nhiên được tạo ra bởi chính dòng sông, kết nối với hệ thống động thực vật vùng bán ngập và các công viên trên bờ Ngoài ra KGVS là không gian mở rộng nhất trong đô thị, nên đã đưa vào đó cả không khí, bầu trời với các sắc thái luôn biến đổi theo các
quy luật của thời gian Chính bộ khung thiên nhiên tạo ra điều kiện vi khí hậu, điều kiện thị
giác, cảnh quan đẹp, đa dạng và phong phú, tạo ra các giá trị tiềm năng để khai thác
- Khung xã hội – không gian mở công cộng ven sông: khung này được hiểu là nơi diễn
ra các cảnh quan hoạt động kinh tế-xã hội của người dân đô thị, là nơi phản ánh các nhu cầu sống, sinh hoạt, nghỉ dưỡng của người dân Cảnh quan hoạt động có thể ví như tính đa dạng sinh học của một khu vực (trong sinh thái cảnh quan) Đối với cảnh quan văn hóa của con người, càng có nhiều người tới một khu vực không gian mở để đáp ứng nhu cầu của mình thì cảnh quan đó sẽ mang lại hiệu quả khai thác càng cao như phân tích ở trên, 3 bộ khung của KTCQ ven sông cần được kết nối hài hòa với nhau vì các hoạt động phát triển là công cụ khai thác Thứ đến là tài nguyên - giá trị có thể khai thác và cuối cùng là mục tiêu để khai thác, đó
là vì cuộc sống tốt đẹp và bền vững của cộng đồng
Trên nền của hệ thống khung nêu trên, các thành phần kiến trúc, kỹ thuật, trang thiết bị đô thị,
hệ thống thực vật, cây xanh sẽ được đan xen trong hệ thống khung đó với các tính chất, chức năng, cơ cấu sử dụng đất, hình thức khác nhau tại các vị trí khác nhau dọc 2 bên bờ của tuyến sông chảy qua đô thị
2.1.3 Lý thuyết bảo tồn di sản kiến trúc và kiến trúc cảnh quan
Bảo tồn là hướng tới bảo tồn các giá trị vật thể và phi vật thể mà di tích hàm chứa, đảm bảo cho di tích bền vững không những về mặt vật chất mà quan trọng hơn là về các giá trị phi
vật thể
Trang 9- Theo Hiến chương về bảo vệ thành phố và khu vực lịch sử , ngày nay nhiều khu vực đang bị
đe doạ, bị xuống cấp, bị hư hỏng thậm chí còn bị huỷ hoại do tác động của sự phát triển đô thị
ồ ạt, Hội đồng quốc tế Di tích và Di chỉ ICOMOS đã hình thành hiến chương quốc tế bổ sung cho ''Hiến chương quốc tế về Bảo vệ và Trùng tu Di tích và Di chỉ'' Theo đó, bảo tồn CQTN không phải là giữ nguyên hiện trạng, mà là tác động vào hiện trạng có mức độ, có kiểm soát,
để không làm ảnh hưởng tới bản sắc riêng Từ những lý do đó có thể thấy bảo tồn KTCQ trong đô thị hoặc KGVS phải đi cùng với sự bảo vệ tầm nhìn, hướng nhìn giúp nhận thức được các giá trị KTCQ trên nền của cảnh quan tự nhiên Trên cơ sở các lý thuyết và luật bảo tồn di sản kiến trúc và KTCQ, đề tài xác định được cơ sở phân vùng cảnh quan cần bảo tồn, vùng cảnh quan phát triển hạn chế và vùng cảnh quan cho phép phát triển, làm tiền đề cho các giải pháp phát triển KTCQ hiệu quả không gian ven sông
2.1.4 Lý thuyết về đô thị nén
Lý thuyết này sẽ giúp việc sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn; qua đó đáp ứng yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu Lý thuyết này giúp giải bài toán trả lại “ đất “ cho “ nước “ đối với các hoạt động phát triển KTCQ ven sông Khả năng áp dụng lý thuyết này cũng cho phép sử dụng đất hiệu quả hơn, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường tự nhiên và hệ sinh thái
Việc phát triển KTCQ bằng các mô hình quy hoạch kiến trúc tập trung với hệ số sử dụng đất cao, cho phép giải phóng không gian ven sông tại các khu vực có vị thế cao, là giải pháp tổ chức KTCQ ít tác động xấu tới cảnh quan thiên nhiên nhất
2.1.5 Lý thuyết chất lượng và vị thế
Trước đây, dưới quan điểm của kinh tế học chính trị Mác xít, giá trị là lao động, và lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa Quan điểm phái tân Maxít cho rằng đất đai cũng có giá trị, bởi vì hiện tại đất đai được phát triển từ hoạt động đầu tư khai phá và phát triển hạ tầng đất đai Thực ra, giá trị đất đai không phải là giá trị đầu tư phát triển trên đất đai, mà còn có thêm nhiều yếu tố khác nữa
Giá trị đất đai cũng như giá trị thương hiệu phụ thuộc vào vị thế của đất đai, là đại lượng vô hình phụ thuộc vào tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của thị trường Bản chất "giá trị vô hình" của đất đai đến từ vị thế, mà nó "ngự trị" trong tâm tưởng - nghĩa là trong tâm tư, nguyện vọng, tình cảm - của khách hàng nói riêng và xã hội nói chung
Từ những quan điểm nêu trên cho thấy giá trị của đất đai có thể trao đổi trên thị trường, vì có giá trị hữu hình và giá trị vô hình Theo đó, giá trị hữu hình ứng với chất lượng nhà đất và giá trị vô hình ứng với vị thế đất đai
Bên cạnh nhiều lý thuyết liên quan tới vấn đề định giá bất động sản, Luận án còn tiếp nhận lý thuyết mới – là nghiên cứu của Hoàng Hữu Phê & Patrick Wakely, (2000) về vị thế
và chất lượng trong xác định giá trị BĐS của đô thị
Xuất phát từ quan điểm đó, đề tài liên hệ đặc tính kinh tế của địa điểm có thể được giải thích bằng lý thuyết này, coi đó là cơ sở để đánh giá giá trị của địa điểm thông qua giá cả (bằng tiền), để giải thích sức hấp dẫn đầu tư của các nhà đầu tư vào các địa điểm khác nhau trong đô thị, song cũng cho thấy giá trị quan trọng nữa của địa điểm là giá trị vô hình – vị thế của địa điểm, được đo bằng các giá trị xã hội
Cơ sở lý luận này cũng sẽ là cơ sở hình thành hệ thống tiêu chí đánh giá giá trị địa điểm của luận án
2.1.6 Lý thuyết hiệu quả và khả năng áp dụng cho tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan hiệu quả
Như đã trình bày ở chương 1, khái niệm “KTCQ-hiệu quả” và khái niệm “hiệu quả” đã được đưa ra để làm rõ các đối tượng nghiên cứu
Trong quá trình phát triển của KTCQ, những mâu thuẫn giữa nhu cần cần phát triển cảnh quan mới phù hợp nhu cầu mới luôn song hành cùng với sự biến mất dần các giá trị của CQTN và hệ sinh thái có trong cảnh quan đó Vậy, kết quả đạt được của các hoạt động KTCQ luôn kèm theo sự mất đi của cảnh quan trước đó Các dự án phát triển cảnh quan sẽ phải thận
trọng hơn và cân nhắc tới cả các mục tiêu dài hạn tổng thể Như vậy tổ chức KTCQ hiệu quả
Trang 10nghĩa là sự tổ chức, phát triển cảnh quan mới phải đạt được giá trị cao hơn tổng số các giá trị của nguồn lực đầu vào nhằm tạo ra cảnh quan đó với các quan hệ dựa trên công thức H =
K/G, trong đó H là hiệu quả, K là mục tiêu, kết quả cần đạt được và G là giá trị nguồn lực đầu vào Nếu G càng lớn thì hiệu quả càng nhỏ vì mục tiêu K là không đổi Tuy nhiên giá trị của nguồn lực được đo bằng thước đo nào ? Vì trên thực tế, không phải mọi nguồn lực có thể tính ngay thành tiền, vì trong KTCQ tồn tại cả các giá trị vật chất, tinh thần, giá trị vật thể và phi vật thể Để giải quyết vấn đề lượng hóa giá trị các nguồn lực đầu vào trong mối quan hệ với các kết quả, mục tiêu của đầu ra, đề tài sẽ phải xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá nguồn lực đầu vào, sau đó đánh giá tính hiệu quả của tổ chức KTCQ nói chung và ven sông nói riêng trên cơ sở mối quan hệ với giá trị nguồn lực đầu vào G đó Trong đó giá trị địa điểm là giá trị đầu vào quan trọng bao gồm tổng hợp các giá trị của đất đai, môi trường sinh thái và văn hóa
xã hội Như vậy KTCQ hiệu quả là KTCQ cho phép đánh giá hiệu quả tổng hợp của một giải pháp phát triển KTCQ không gian ven sông Tính hiệu quả không chỉ xem xét cho nhà đầu tư,
mà còn là hiệu quả của quản lý, hiệu quả đối với cộng đồng và đối với hệ sinh thái tự nhiên
2.2 Các yếu tố tác động lên việc tổ chức không gian KTCQ ven sông trong các đô thị TB
2.2.1.1 Ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, thủy văn
- Những dòng sông chảy qua đô thị duyên hải TB trong đoạn nghiên cứu của đề tài, về cơ
bản có tính chất giống nhau:bắt nguồn từ dãy núi đá Trường Sơn, chảy ra biển, các con sông ở đây đều ngắn, chảy xiết, chịu tác động của mưa lớn và triều cường Vì vậy tác giả chọn 4 con sông mang tính đại diện cho các dòng sông chảy qua đô thị của đoạn nghiên cứu là sông Nhật
Lệ, sông Hiếu, sông Hương và sông Hàn
Sự khác biệt do địa hình cho các KGVS TB đoạn từ Quảng Bình tới Đà Nẵng so với các KGVS của các tỉnh thuộc TB là nguồn nước trong xanh, CQTN tuyệt đẹp của KGVS Đặc trưng cảnh quan các con sông sông Nhật Lệ, sông Thạch Hãn, sông Hương, sông Hàn là CQTN của sự kết nối núi – sông – biển
Điều kiện khí hậu ven sông trong đoạn nghiên cứu tương đối giống nhau, là khí hậu nóng
ẩm, mùa hè nóng và mùa đông lạnh, ẩm
Điều kiện thủy văn: các con sông chảy qua đô thị duyên hải, đoạn nghiên cứu đều ngắn
và dốc, do đó đặc điểm chung là nước sông có thể lên rất nhanh và xuống nhanh nếu không gặp triều cường, song cũng sẽ gây ngập lụt nặng nếu có triều cường Điều này cho thấy không gian bán ngập ven sông có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái sông cần bảo vệ
Trên cơ sở nghiên cứu về các đặc điểm tự nhiên như trên, ta thấy tiềm năng CQTN ở đoạn đề tài nghiên cứu là tài nguyên du lịch, hấp dẫn sự phát triển KTCQ ven sông, tạo thành cảnh quan mới ven sông Tuy nhiên, nếu các khu vực ven sông bị khai thác quá ngưỡng chịu đựng,
sẽ ảnh hưởng tới môi trường, dẫn đến gia tăng ngập lụt và các hệ lụy khác
2.2.1.2 Cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái không gian ven sông
- Mặt nước: Các dòng sông ở đây có một vẻ đẹp rất nên thơ bởi dòng nước trong xanh,
kết hợp với nắng và bầu trời tạo ra một cảnh quan mặt nước tự nhiên hiền hòa, nên thơ thu hút
du khách
- Cảnh quan trên bờ là các dãy núi ven sông: Dải đất miền Trung, đặc biệt khu vực từ
Quảng Bình đến Đà Nẵng lại rất hẹp, nơi hẹp nhất là tại Quảng Bình Các dòng sông chảy qua
đô thị TB thường nằm giữa biển và núi Có thể nói đây là mối liên kết tự nhiên của sự đa dạng CQTN và đa dạng sinh học giữa núi – sông – biển
- Cảnh quan vùng ngập nước: luôn là nơi có cảnh quan đặc biệt, có tính đặc trưng cho
một khu vực, một vùng đất, có sức hấp dẫn Đây là cảnh quan hoang sơ nhất có ý nghĩa quan trọng cho sự sống và hệ sinh thái Do đó, đây là nơi cần bảo tồn nghiêm ngặt
Trang 11- Hệ sinh thái tự nhiên ở vùng đất ngập nước ven sông Theo công ước RAMSAR,”đất ngập nước” bao gồm những vùng đầm lầy, những vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo,
những vùng ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những vùng nước đứng hay chảy, là nước ngọt, nước lợ, nước mặn, kể cả vùng nước biển có độ sâu dưới 6m Theo các tiêu chí trên, bản thân các dòng sông có thể coi là đất ngập nước thường xuyên, bên cạnh đó có rất nhiều vùng đất ven sông, cửa sông là các khu vực ngập nước theo chu kỳ, theo giai đoạn
Cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái sông là một dạng tài nguyên du lịch đặc biệt, vì nếu sự tác động của con người không tính đến các hậu quả lâu dài sẽ làm biết mất, không thể tái tạo các giá trị đó
2.2.2 Yếu tố kinh tế
2.2.2.1 Sức hấp dẫn đầu tư của không gian ven sông qua các đô thị TB
Các dòng sông là một loại hình của không gian ngập nước, do đó các lợi ích kinh tế do
nó mang lại rất đa dạng Hiện nay, các dòng sông được khai thác thông qua các mô hình kinh
tế hoạt động dịch vụ, nhất là du lịch- một hình thức phát triển kinh tế cao so với mô hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp
Lợi thế về vị trí và các cơ sở hạ tầng đô thị:
Quá trình đô thị hóa của các đô thị duyên hải TB không giống nhau, sự khác biệt không chỉ là quá trình mở rộng diện tích đô thị, mà còn là sự gia tăng mật độ cư trú Bởi vậy, các khu vực cũ, trung tâm đô thị ngày càng chật chội, dẫn đến các hoạt động nghỉ ngơi, giao tiếp công cộng, vui chơi giải trí của người dân, du khách chuyển mạnh sang các KGVS Cảnh quan KGVS của đô thị phát triển từ nhiều năm trước như Huế, đô thị mới phát triển nhanh như Đà Nẵng hay đang phát triển như Đồng Hới, Đông Hà Sông Hương, sông Hàn, sông Nhật Lệ, sông Hiếu hiện nay chủ yếu là cảnh quan của hạ tầng du lịch, nghỉ ngơi, giải trí và giao tiếp
công cộng Từ đó ta thấy, cảnh quan KGVS chính là tiềm năng kinh tế du lịch Sự hình thành cấu trúc của KTCQ KGVS sẽ là bộ khung cho các giải pháp phát triển KTCQ ven sông chảy qua các đô thị TB
2.2.2.2 Lợi nhuận của nhà đầu tư trong quan hệ với lợi ích cộng đồng
Tính quy luật của sự hình thành phát triển cảnh quan là do các động lực kinh tế và xã hội Tính bất quy luật là do nhu cầu khai thác chủ quan của nhà đầu tư Dự đoán được xu hướng phát triển kinh tế và nhu cầu xã hội dọc 2 bên bờ sông, quản lý mang tính tổng thể, thống nhất của cơ quan quản lý nhà nước sẽ hạn chế những tác động xấu nảy sinh.Tổ chức KTCQ ven sông phải tuân các quy luật khách quan của sự phát triển đô thị KTCQ ven sông là sự phản ánh mức độ văn minh và phát triển của đô thị, là hình ảnh tiêu biểu, đại diện cho bản sắc đô thị Tuy nhiên, đầu tư phát triển KTCQ ven sông liên quan tới quyền lợi của nhiều đối tượng
vì dự án đầu tư xuất phát vì lợi nhuận của nhà đầu tư Do đó sự chia sẻ lợi ích với cộng đồng luôn là một vấn đề quan trong các dự án phát triển KTCQ bền vững, để làm sao các dự án phát triển KTCQ luôn đáp ứng được 3 v ấn đề: kinh tế - môi trường – xã hội Lưu ý đến các
dạng đầu tư: Đầu tư của nhà nước(vì công ích.), đầu tư của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và du lịch (vì lợi nhuận), đầu tư xã hội hóa KGVS (vì công bằng trong sinh kế)
Phân tích cho thấy, việc lựa chọn nhà đầu tư, hình thức đầu tư cho từng vùng đất ven sông khác nhau phải thỏa mãn sự công bằng giữa lợi nhuận của nhà đầu tư, lợi ích công đồng
và công bằng trong sinh kế
TCKT không gian ven sông cần đến nhiều yếu tố có giá trị phải được bảo vệ và bảo tồn bởi cảnh quan tự nhiên được thiên nhiên ban tặng, không bao giờ có thể làm lại nếu đã làm hỏng, là các giá trị văn hóa sẽ biến mất khi các không gian cảnh quan mới xuất hiện
Sông Hương sẽ mất đi vẻ thơ mộng nếu có thêm nhiều khách sạn Chúng ta sẽ không nhìn thấy núi Ngự và cồn Hến nếu Huế phát triển thêm những giá trị mang tính nhân tạo, áp đặt Nếu ở Đà Nẵng, chúng ta không thấy bán đảo sơn Trà, dãy núi sinh thái Bà Nà và Ngũ Hành Sơn liệu chúng ta có còn tìm thấy bản sắc của Đà Nẵng? Những câu hỏi đó chính là tiền đề cho các giải pháp tổ chức không gian KTCQ hiệu quả cho khu vực ven sông các đô thị
TB
Trang 122.2.2.3 Tiềm năng du lịch của không gian ven sông
Tiềm năng du lịch của không gian ven sông được biểu hiện bằng các tài nguyên có thể
khai thác cho kinh tế du lịch, gồm tài nguyên thiên nhiên như các dòng sông sạch và đẹp, ; tài nguyên nhân văn như các hoạt đông cộng đồng, văn hóa, xã hội; và tài nguyên kiến trúc như các công trình kiến trúc mang đậm bản sắc dân tộc hoặc hiện đại độc đáo Tuy nhiên
những tiềm năng này sẽ được quản lý và khai thác như thế nào ? trong ngắn hạn hay dài hạn, hướng tới sự bền vững ? sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các mô hình khai thác du lịch được cụ thể hóa trong các giải pháp tổ chức KTCQ không gian ven sông
2.2.2.4.Tác động của kinh tế du lịch lên TCCQ KGVS
Ai cũng rõ “nguyên lý của thị trường là cạnh tranh” và luôn có đặc tính “ tự do tham gia” dưới sự kiểm soát thích ứng nhất của luật được thể chế hóa Tính cạnh tranh trong thị
trường liên quan đến các nhà đầu tư và giá cả Kinh tế du lịch là một dạng kinh tế dịch vụ, do
đó các sản phẩm của du lịch cũng phụ thuộc rất nhiều vào thị trường du lịch trong nước và quốc tế CQTN ven sông chảy qua các đô thị TB có nhiều nét tương đồng, do đó nếu không
có những sản phẩm du lịch độc đáo sẽ không lôi cuốn được khách du lịch
KTCQ KGVS được tạo nên hiện nay chứa đựng nhiều các sản phẩm phục vụ du lịch, có thể nói đó là các cơ sở hạ tầng du lịch ven sông đã tạo nên hình ảnh KTCQ ven sông Những khác biệt của sản phẩm cần được khai thác từ các yếu tố văn hóa địa phương, hệ sinh thái đặc thù…tạo hình ảnh đặc trưng và các hoạt động văn hóa mang tính bản sắc địa phương Như vậy nếu muốn có những sản phẩm du lịch mang tính bản sắc của địa phương, điều quan trọng
là việc phát triển KTCQ phải dựa vào tài nguyên văn hóa và tài nguyên sinh thái tự nhiên Điều này dẫn đến việc cần phải bảo vệ các giá trị mang tính bản sắc đó Đây cũng chính là cơ
sở để đưa ra các vùng bảo tồn và phát triển phù hợp với sự phát triển kinh tế du lịch
Luận án đã thống kê các hoạt động chức năng thường được khách du lịch sử dụng và liệt kê các điểm thăm quan gắn với các lễ hội của các không gian ven sông (đoạn được đề tài khảo sát, nghiên cứu) Những thống kê này là tiền đề cho việc hình thành các dự án phát triển
hạ tầng du lịch, và qua đó sẽ giúp hình thành hình ảnh KTCQ.KGVS hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của người dân địa phương cũng như khách du lịch trong nước và quốc tế Đối với KGVS các đô thị mới phát triển như Đồng Hới, Đông Hà…sau khi xác định được việc quy hoạch hạ tầng kỹ thuật ven sông, cần tập trung xây dựng hình ảnh mong muốn cho KTCQ hiệu quả Đối với đô thị trẻ, năng động như Đà nẵng, KTCQ tuơi trẻ, hiện đại đang là sức hút Hiện tượng phát triển nhanh, “nóng” thường chỉ quan tâm tới hình thức và hiệu quả kinh
tế, do đó chỉ có hiệu quả trong ngắn hạn Còn nếu xét dài hạn, sẽ có nhiều vấn đề khác sau
này có thể phải khắc phục hậu quả
2.2.2.5 Nhà đầu tư và các dự án phát triển
Nhà đầu tư và các dự án phát triển trong tổ chức KTCQ không gian ven sông còn được
thể hiện ở khả năng tiếp cận không gian ven sông.CQ tự nhiên ven sông luôn thay đổi cho phù hợp với sự phát triển KTXH Để đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển, nâng cao chất lượng hạ tầng du lịch, KTCQ ven sông được hình thành trên cơ sở mong muốn đầu tư của các nhà đầu
tư KTCQ mới, hiện đại ven sông không chỉ là phép cộng của các dự án phát triển ven sông
Vì thế, thiếu tính thống nhất về hình thức, thiểu tính hiệu quả về lâu dài là nhược điểm chung của tổ chức KTCQ ven sông các đô thị TB Thực tế cho thấy KTCQ hiện nay chưa có định hướng giúp các nhà đầu tư lựa chọn địa điểm phát triển KTCQ hiệu quả
2.2.3 Ảnh hưởng của hệ thống giao thông và phát triển KTCQ không gian VS
Hiện nay, trên nhiều tuyến sông, việc khai thác 2 bên bờ sông diễn ra không đồng đều,
do sự phát triển thiếu cân đối của 2 bờ Du lịch trên sông nước với sự xuất hiện của các nút giao thông tích hợp đa chức năng sẽ kích thích sự phát triển của cảnh quan mới ven sông và từ
đó góp phần làm cho các mô hình kinh tế du lịch càng có thêm cơ hội phát triển
Thực tế cho thấy việc xác định các tuyến giao thông dọc theo 2 bờ sông có ảnh hưởng mạnh nhất tới KTCQ khu vực ven sông Các tuyến giao thông trên sông như tầu thủy, cano, thuyền…cần xác định các bến đỗ hợp lý, có thể tích hợp với các bến giao thông đường bộ, có
Trang 13khả năng tích hợp thành các nút giao thông thủy – bộ, tạo thuận lợi cho tiếp cận các điểm du lịch ven sông, giúp hình thành các “ nút “ trong tổ chức KTCQ ven sông
Trên cơ sở các phân tích trên cho thấy nhà quản lý có thể định hướng phát triển KTCQ KGVS thông qua việc cung cấp HTKT và tạo cơ chế hình thành các cực phát triển để thu hút các nhà đầu tư cùng tổ chức, phát triển cảnh quan mới ven sông trên nguyên tắc phát triển hiệu quả tương xứng với giá trị địa điểm Việc tạo ra các “nut” cũng đồng thời là tạo ra sức hút hình thành và phát triển cảnh quan mới chung quanh khu vực nút, thu hút phát triển du lịch Do đó việc lựa chọn địa điểm để phát triển các nút cần phải tính tới khả năng ảnh hưởng
của “nút” tới hệ sinh thái cũng như cảnh quan văn hóa có giá trị cần bảo tồn
2.2.4 Ảnh hưởng của cơ cấu sử dụng đất tới tổ chức KTCQ không gian VS
Chính các cơ cấu sử dụng đất đã quyết định vị thế, hay giá trị của địa điểm Đất trung tâm, đất cây xanh công viên, đất có hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ, ổn định luôn thì giá trị bất động sản cao hơn nhiều lần so với các khu vực được dành làm KCN, đất lâm nghiệp, hay
nông nghiệp…Theo lý thuyết chất lượng và vị thế, giá trị bất động sản luôn phụ thuộc vào vị
thế của địa điểm, trong khí đó vị thế của địa điểm được hình thành xung quanh các cực phát
triển của đô thị Những phân tích trên cho thấy: Để tổ chức KTCQ KGVS có hiệu quả, cần có một quan điểm hệ thống, tổng thể cho toàn bộ tuyến ven sông, thông qua việc xác định các cực phát triển trực tiếp và gián tiếp của KGVS Phân tích cũng cho thấy, mối quan hệ giữa cực phát triển của KTCQ không gian ven sông với cực phát triển của đô thị, từ đó cho thấy cần lựa chọn các dự án phát triển KTCQ ven sông trong mối quan hệ với vị thế của địa điểm trong đô thị
2.2.5 Yếu tố văn hóa - xã hội
2.2.5.1.Yếu tố văn hóa
Yếu tố văn hóa là sự biểu đạt mối quan hệ giữa con người với nhau, con người với thiên nhiên và với thần thánh Các quan hệ này được chuyển hóa vào không gian, hình thành KTCQ Yếu tố văn hóa phản ánh nhu cầu của con người, còn nhu cầu lại được đáp ứng thông qua sự hình thành KTCQ Còn các yếu tố văn hóa của không gian ven sông được biểu hiện thông qua các hoạt động trong KGVS như các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, lễ hội
Tính văn hóa đồng thời cũng là yếu tố tạo dựng bản sắc đô thị Tuy nhiên, thời gian gần đây, các hoạt động kinh doanh du lịch đã hình thành các KGCQ mới, chỉ phục vụ cho các du khách có thu nhập, dẫn đến việc khu biệt hóa các loại hình KTCQ làm giảm dần các loại hình không gian KTCQ có tính cộng đồng và tính xã hội cao
Văn hóa được hình thành bởi các hoạt động của con người, nói cách khác chính văn hóa
đã giúp hình thành các cảnh quan hoạt động, làm tiền đề cho tổ chức KTCQ Vì vậy, nếu chỉ đầu tư cho một thành phần xã hội có thu nhập , cũng đồng nghĩa với việc giảm đi tính đa
dạng, tính bản sắc của KTCQ
2.2.5.2 Yếu tố xã hội
Yếu tố xã hội là sự biểu đạt nhu cầu và khả năng sử dụng dịch vụ của con người tại mỗi vùng được chuyển hóa vào không gian, hình thành KTCQ Về cơ bản, đối tượng đại diện cho việc khảo sát các dòng sông chảy qua đô thị duyên hải TB của đoạn nghiên cứu là các yếu tố
xã hội ven sông Hàn, Nhật Lệ,và sông Hương Tại đây cũng đại diện cho các mức thu nhập khác nhau của người dân địa phương và khách du lịch Ngoài ra luận án cũng đề cập đến các
yếu tố và đặc điểm dân cư, các yếu tố khách du lịch, và yếu tố về sự phát triển trình độ kỹ thuật
Yếu tố xã hội trong tổ chức KTCQ ven sông còn được thể hiện ở khả năng tiếp cận không gian ven sông của các tầng lớp xã hội, cũng như sự công bằng trong chia sẻ quỹ tài nguyên thiên nhiên này Nhìn chung yếu tố xã hội là yếu tố biểu đạt nhu cầu và khả năng đáp ứng các nhu cầu của con người, là phản ánh sự công bằng trong tiếp cận không gian và nguồn tài nguyên ven sông Vì vậy KTCQ hướng tới chất lượng sống của con người sẽ phải thỏa mãn những điều kiện nêu trên mới có thể trở thành KTCQ hiệu quả
2.3 Cơ sở đánh giá hiệu quả KTCQ không gian ven sông khu vực đô thị