Vì vậy, đề tài “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm khai thác hiệu quả khu vực ven sông trong các đô thị duyên hải Trung bộ áp dụng cho thành phố Đà Nẵng nhằm tìm ra các giải p
Trang 1MÃ SỐ : 62.58.01.05
HÀ NỘI- NĂM 2017
Trang 2MÃ SỐ : 62.58.01.05
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS.NGUYỄN NAM
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý thầy cô khoa Đào tạo Sau đại học, khoa Kiến trúc và Quy hoạch trường Đại học Xây dựng Hà Nội, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, đóng góp ý kiến quý báu qua các kỳ seminar, và trong quá trình hoàn chỉnh luận án Tôi chân thành cảm ơn quý lãnh đạo, thầy cô, đồng nghiệp trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn đã hết lòng giúp đỡ
và tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận án này
Tôi cũng vô cùng biết ơn những chuyên gia trên nhiều lĩnh vực liên quan đến công trình nghiên cứu này, đã cho tôi có cơ hội trao đổi phỏng vấn và cả những văn bản thể hiện ý kiến, tư tưởng vô cùng quý giá đối với luận án
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song chắc chắn rằng luận
án sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác
Trang 5
MỤC LỤC Trang phụ bìa
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vi
Danh mục các hình vẽ vii
Danh mục các bảng biểu ix
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Mục tiêu nghiên cứu 3
4 Đối tượng khảo sát 4
5 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn 4
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6
8 Những đóng góp mới của luận án 6
9 Cấu trúc luận án 7
10 Các khái niệm chung 7
B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 14
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC VEN SÔNG TRONG ĐÔ THỊ 14
1.1 Khái quát mô hình tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông một số đô thị trên thế giới 14
1.1.1 Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông Singapore 14
1.1.2 Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông Châu Giang, Quảng Tây, Trung Quốc 16
1.1.3 Tổ chức kiến trúc cảnh quan ven sông Thames, London, Anh 17
1.2 Tình hình tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông một số đô thị trong nước 14
Trang 61.3 Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông các đô thị Trung Bộ Quảng Bình đến Đà Nẵng Error! Bookmark not defined
1.3.1 Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông Nhật Lệ, thành
phố Đồng Hới –Quảng Bình – đô thị loại II – đô thị đang phát triển 22
1.3.2 Thực trạng tổ chức kiến trúc cảnh quan không gian ven sông Hiếu, thành phố Đông Hà– Quảng Trị – đô thị đang phát triển 23
1.3.3 Thực trạng tổ chức kiến trúc cảnh quan không gian ven sông Hương, thành phố Huế - đô thị di sản 26
1.3.3.1 Lược sử quá trình hình thành và phát triển cấu trúc đô thị Huế 26
1.3.3.2 Tổng quan quá trình hình thành và phát triển kiến trúc cảnh quan ven sông Hương 26
1.3.4 Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông Hàn, thành phố Đà Nẵng – đô thị phát triển nhanh, năng động 29
1.3.4.1 Tổ chức kiến trúc cảnh quan ven sông Hàn 29
1.3.4.2 Tổng quan về sự hình thành và phát triển không gian ven sông Hàn 29
1.3.4.3 Tổng quan về phát triển cảnh quan và tổ chức kiến trúc cảnh quan ven sông Hàn – Đà Nẵng 30
1.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan 34
1.4.1 Công trình nghiên cứu lý luận 34
1.4.2 Các đồ án quy hoạch xây dựng và dự án đầu tư 36
1.4.3 Xu hướng mới trong tổ chức không gian KTCQ ven sông 38
1.5 Những vấn đề cần nghiên cứu 39
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VEN SÔNG TRONG CÁC ĐÔ THỊ DUYÊN HẢI TRUNG BỘ 2.1 Cơ sở lý thuyết 40
2.1.1 Lý thuyết về sinh thái cảnh quan 40
2.1.2 Cơ sở tạo hình không gian kiến trúc cảnh quan 41
2.1.2.1 Lý thuyết quy hoạch đô thị 41
2.1.2.2 Lý thuyết thiết kế đô thị 42
2.1.2.3 Lý luận thẩm mỹ về hình ảnh đô thị (Nhận diện hình ảnh đô thị, nhấn mạnh quan hệ về hình thể) của K Lynch 42
Trang 72.1.2.4 Lý luận về “nơi chốn” của Norberg-Schulz*: (là lý thuyết nhấn mạnh tính
văn hóa, lịch sử của địa điểm ) 43
2.1.2.5 Các quy luật thụ cảm thị giác 45
2.1.2.6 Cấu trúc không gian kiến trúc cảnh quan ven sông trong đô thị 46
2.1.3 Lý thuyết về bảo tồn di sản kiến trúc và kiến trúc cảnh quan 47
2.1.4 Lý thuyết về đô thị nén 49
2.1.5 Lý thuyết chất lượng và vị thế 49
2.1.6 Lý thuyết hiệu quả và khả năng áp dụng cho tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hiệu quả 54
2.2 Các yếu tố tác động lên việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông trong các đô thị Trung Bộ từ Quảng Bình tới Đà Nẵng 56
2.2.1 Đặc điểm tự nhiên 56
2.2.1.1 Ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, thủy văn 56
2.2.1.2 Cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái không gian ven sông 61
2.2.2 Yếu tố kinh tế 65
2.2.2.1 Sức hấp dẫn đầu tư của không gian ven sông chảy qua các đô thị Trung Bộ 65
2.2.2.2 Lợi nhuận của nhà đầu tư trong quan hệ với lợi ích cộng đồng 66
2.2.2.3 Tiềm năng kinh tế du lịch của không gian ven sông 67
2.2.2.4 Tác động của kinh tế du lịch lên tổ chức KTCQ ven sông 68
2.2.2.5 Nhà đầu tư và các dự án phát triển KTCQ KGVS (khảo sát trên tuyến sông, đoạn chảy qua đô thị) 71
2.2.3 Ảnh hưởng của hệ thống giao thông và phát triển KTCQ không gian ven sông 73 2.2.4 Ảnh hưởng của cơ cấu sử dụng đất tới tổ chức kiến trúc cảnh quan không gian ven sông 79
2.2.5 Yếu tố văn hóa - xã hội 82
2.2.5.1 Yếu tố văn hóa 82
2.2.5.2 Yếu tố xã hội 86
2.3 Cơ sở đánh giá hiệu quả tổ chức không gian KTCQ ven sông 87
2.3.1 Tiêu chí đánh giá hiệu quả về KTCQ ven sông 87
2.3.2 Tổng hợp cơ sở đánh giá hiệu quả 90
2.4 Cơ sở pháp lý 91
Trang 82.4.1 Hệ thống văn bản pháp luật 91
2.4.2 Các quyết định và quy định của địa phương 91
2.5 Kinh nghiệm thực tiễn trong nước và quốc tế 92
2.5.1 Kinh nghiệm trong nước 92
2.5.2 Kinh nghiệm quốc tế 93
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VEN SÔNG TRONG CÁC ĐÔ THỊ TRUNG BỘ 94
3.1 Quan điểm và nguyên tắc tổ chức không gian KTCQ ven sông trong các đô thị Trung Bộ 94
3.1.1 Quan điểm 94
3.1.2 Nguyên tắc 96
3.2 Đề xuất hệ thống tiêu chí cho đánh giá không gian KTCQ hiệu quả cho các đô thị Trung Bộ 98
3.3 Đề xuất phân vùng cảnh quan 101
3.3.1 Nguyên tắc phân vùng 101
3.3.2 Phân loại giá trị hiệu quả tổng hợp trên các vùng cảnh quan 101
3.3.3 Đề xuất lựa chọn mô hình phát triển KTCQ hiệu quả phù hợp với phân vùng CQKG ven sông 101
3.4 Tổ chức không gian KTCQ ven sông trong các đô thị TB 113
3.4.1 Giải pháp tổ chức không gian KTCQ ven sông trong khu vực có giá trị điạ điểm cao 101
3.4.2 Giải pháp tổ chức KTCQ vùng cảnh quan chuyển tiếp 101
3.4.3 Tổ chức không gian KTCQ ven sông trong vùng cảnh quan thượng lưu và hạ lưu – vùng ngập nước 101
3.4.4 Xác định các điểm nhấn trên tuyến sông và lựa chọn mô hình tổ chức KTCQ tuyến ven sông 101
3.4.5 Đề xuất tổ chức nút giao thông tích hợp – một điểm nhấn riêng của KTCQ không gian ven sông 101
3.5 Áp dụng các lý luận nghiên cứu cho việc tổ chức KTCQ không gian ven sông Hàn thành phố Đà Nẵng 124
Trang 93.5.1 Nhận diện tổng quát về tổ chức không gian KTCQ ven sông Hàn – Đà Nẵng
101
3.5.2 Xác định giá trị tổng hợp của địa điểm, đề xuất phân vùng cảnh quan khu vực ven sông Hàn 124
3.5.2.1 Xác định giá trị tổng hợp của địa điểm 101
3.5.2.2 Phân vùng cảnh quan không gian ven sông 101
3.5.2.3 Hình thái không gian theo phân vùng cảnh quan 101
3.5.3 Đề xuất mô hình phát triển cảnh quan tại mỗi vùng cảnh quan 101
3.5.3.1 Đề xuất các mô hình ứng dụng 101
3.5.3.2 Các phương pháp tổ chức KGKTCQ theo phân vùng cảnh quan 101
3.5.3.3 Các bước thực hiện phân tích kiến trúc cảnh quan hiệu quả 101
3.5.4 Sơ đồ cấu trúc không gian kiến trúc cảnh quan tổng thể 124
3.5.4.1 Cấu trúc theo phương ngang 101
3.5.4.2 Cấu trúc theo tuyến dọc 101
3.5.4.3 Cấu trúc tổng thể 101
3.6 BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 138
C.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 141
KẾT LUẬN 141
KIẾN NGHỊ 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15045
Trang 10KGKT: Không gian kiến trúc
KGKTCQ: Không gian kiến trúc cảnh quan
KGVS: Không gian ven sông
KTCQ: Kiến trúc cảnh quan
PTBV: Phát triển bền vững
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TP: Thành phố
TT: Trung tâm
TB: Trung Bộ
TOD: Phát triển theo định hướng giao thông công cộng
XD: Xây dựng
Trang 11DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Dự án lấp sông tại Đồng Nai, Nhà hàng 5 tầng lấn sông Hàn, Đà Nẵng 20
Hình 1.2 Dự án nghiên cứu PT ven sông Hồng – Hà Nội (do CG Hàn Quốc) 20
Hình 1.3 Sông trong đô thị TB khu vực nghiên cứu 21
Hình 1.4.KTCQ ven sông Nhật Lệ- Quảng Bình 22
Hình 1.5 Sơ đồ hiện trạng ven sông Hàn Đà Nẵng ngày nay ……… ….31
Hình 2.1 KTCQ ven sông nâng cao chất lượng thẩm mỹ và giúp hình thành “tinh thần nơi chốn” trong đô thị……….45
Hình 2.2 Hình chiếu mặt ngưỡng trong không gian 2 chiều (a) 52
Hình 2.3 Hình chiếu mặt ngưỡng trong không gian 2 chiều (b) 53
Hình 2.4 Giá trị địa điểm (chất lượng và vị thế) 53
Hình 2.5 Một số mặt cắt ngang, dọc sông Hàn 62
Hình 2.6.a Sơ đồ vị trí các điểm xói lở, sạt lở, bồi lắng sông Hương 61
Hình 2.6.b Địa hình tự nhiên – khung tự nhiên của đô thị Huế 61
Hình 2.7 Ảnh hưởng của hệ sinh thái ven sông tới hình thành cấu trúc không gian KTCQ ven sông 64
Hình 2.8 Phát triển TCKG kiến trúc cảnh quan ven sông trên cơ sở tôn trọng mối quan hệ của mỗi thành phần tự nhiên trong hệ sinh thái 64
Hình 2.9 Ảnh hưởng của thị trường lên tổ chức không gian KTCQ hiệu quả khu vực ven sông 69
Hình 2.10 Mối quan hệ giữa đặc trưng đô thị với du lịch và KTCQ ven sông 71
Hình 2.11 Ảnh hưởng của hệ thống GT lên KTCQ ven sông 74
Hình 2.12 Cảnh quan ven sông Hàn 77
Hình 2.13 Hệ thống giao thông nối kết 2 bờ sông 76
Hình 2.14 Sơ đồ cảnh quan các mảng xanh ven 2 bờ sông Hương 77
Hình 2.15 TCKG kiến trúc CQVS Nhật Lệ 78
Hình 2.16 Ảnh hưởng của cơ cấu sử dụng đất KGVS tới lựa chọn mô hình tổ chức hiệu quả KTCQ ven sông……… 81
Hình 2.17.Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa các hoạt động và lượng người sử dụng tại KGVS Hàn……….87
Hình 2.18 Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa các hoạt động và lượng người sử dụng tại KGVS Hương……….87
Hình 3.1.Sơ đồ phân vùng cảnh quan và sự liên hệ với giá trị địa điểm………… 103
Hình 3.2 Hệ thống không gian mở cần bảo vệ trong quá trình phát triển của KTCQ hiệu quả ……….106
Hình 3.3 Sơ đồ định hướng TCKG kiến trúc CQVS theo phân vùng CQ……… 108
Hình 3.4 Mặt cắt KTCQ ngang sông đô thị đang phát triển, đô thị di sản và đô thị phát triển năng động ……….110
Hình 3.5 Sơ đồ lựa chọn các mô hình CQ trong các khu vực ven sông qua đô thị….111 Hình 3.6 Bảng ma trận sự kết hợp giữa các vùng cảnh quan với mô hình phát triển TCKG kiến trúc CQVS……….……… 112
Hình 3.7 Sơ đồ định hướng tổ chức không gian KTCQ ven sông trên cơ sở các giá trị tổng hợp của địa điểm 114
Hình 3.8 Mặt cắt ngang sông KTCQ đoạn qua trung tâm đô thị đang phát triển mạnh - đặc trưng hình thái CQ là đường lòng chảo lõm mạnh về phía dưới… ……….114
Hình 3.9 Tổ chức không gian KTCQ ven sông khu vực có giá trị địa điểm A3 … 116
Trang 12Hình 3.10 Mặt cắt ngang sông KTCQ đọan qua trung tâm đô thị đang phát triển mạnh,
có giá trị A3……… … 116
Hình 3.11 Tổ chức không gian KTCQ ven sông chảy qua TT đô thị có các địa điểm có giá trị ở mức A2 - yếu tố bảo tồn CQTN là chủ đạo ……… 116
Hình 3.12 Mặt cắt ngang sông KTCQ đoạn qua trung tâm đô thị đang phát triển mạnh, có giá trị A2 - đặc trung hình thái CQ là đường thẳng nối CQTN hai bên bờ sông, tầm nhìn và góc nhìn được bảo vệ có thể quan sát được CQTN từ nhiều hướng……… 117
Hình 3.13 Đường biễu diễn đề xuất đặc trưng hình thái không gian ven sông tại các mức giá trị tổng hợp của địa điểm khi có các mức A1, A2, hoặc A3 chiếm ưu thế Điểm giao nhau là nới đạt được sự cân bằng……… ….117
Hình 3.14 TCKG kiến trúc cảnh quan VS vùng CQ chuyển tiếp từ trung tâm ra ngoại ô.… ……… 118
Hình 3.15 Giải pháp tổ chức KGKTcảnh quan kiểu chu vi, theo dải dọc tuyến ven sông………124
Hình 3.16 Giải pháp QHCQ kiểu ô cờ……… 119
Hình 3.17 Giải pháp QHCQ kiểu đan cài - sử dụng tại các vùng cảnh quan có hệ sinh thái cần bảo vệ……….……… 120
Hình 3.18 Giải pháp tổ chức không gian KTCQ ven sông kiểu đô thị nước - sử dụng cho vùng hạ lưu, khu vực ngập nước có yêu cầu cao về bảo tồn……… 121
Hình 3.19 Sơ đồ cảnh quan mặt đứng tổng thể vùng ngoại ô……….….122
Hình 3.20 Sơ đồ bố trí điểm nhấn và góc thụ cảm thị giác trong các vùng cảnh quan KGVS 127
Hình 3.21 Sơ đồ phân vùng cảnh quan không gian ven sông Hàn Đà Nẵng 127
Hình 3.22 Hình thái KTCQ bờ Đông sông Hàn 130
Hình 3.23 Hình thái cảnh quan bờ Tây 132
Hình 3.24 Đường sky line (chân trời) của bờ Đông và bờ Tây qua các giai đoạn phát triển 132
Hình 3.25 Mặt cắt thể hiện hình thái cảnh quan 2 bờ Đông – Tây sông Hàn 132
Hình 3.26 Đề xuất hệ thống cảnh quan không gian chuyển tiếp 132
Hình 3.27 Đề xuất cấu trúc không gian theo phương ngang khu vực Trung tâm 136
Hình 3.28 Các sơ đồ minh họa giải pháp tổ chức KTCQ ven sông Hàn bờ Tây 135
Hình 3.29 Các sơ đồ minh họa giải pháp tổ chức KTCQ ven sông Hàn bờ Đông… 137
Hình 3.30 Đề xuất mô hình tổng thể tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hiệu quả ven sông Hàn Đà Nẵng 138
Trang 13DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Phát triển Kiến trúc cảnh quan không gian ven sông Singapore 25
Bảng 1.2 Tổng quan hiện trạng tổ chức KTCQ đô thị Châu Giang Trung Quốc 17
Bảng 1.3 KTCQ ven sông Thames trong quá trình phát triển 18
Bảng 1.4 KTCQ ven sông Hiếu- Quảng Trị (ảnh nguồn internet và của tác giả sưu tầm) 25
Bảng 1.5 Tổ chức Kiến trúc cảnh quan không gian sông Huơng – Huế 28
Bảng 1.6 Mối quan hệ giữa cấu trúc không gian đô thị với cấu trúc không gian Kiến trúc cảnh quan ven sông 18
Bảng 2.1 Sơ đồ thành phần và cấu trúc KTCQ ven sông 47
Bảng 2.2 Sơ đồ KTCQ hiệu quả nhìn từ góc độ kinh tế 55
Bảng 2.3 Mục đích đến KGVS của du khách và người dân địa phương……… …… 87
Bảng 2.4 Sơ đồ xác định tính hiệu quả tổng hợp của KTCQ 90
Bảng 3.1.Kết quả mô hình từ mức đánh giá 98
Bảng 3.2 Biểu đồ giá trị đất của Đà Nẵng 129
Bảng 3.3.Biểu đồ phản ánh mật độ dân cư……… ……… 129
Bảng 3.4.Các giải pháp phát triển KTCQ theo phân vùng cảnh quan các địa điểm khu vực ven sông Hàn ……… ……… 129
DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1 Các quan điểm trong tổ chức KGKT cảnh quan ven sông TB………95
Sơ đồ 3.2 Các quan điểm và nguyên tắc trong tổ chức kiến trúc cảnh quan không gian ven sông TB……….………… 97
Sơ đồ 3.3 Sơ đồ kết nối tuyến du lịch……….126
Sơ đồ 3.4 Sơ đồ kết nối hạ tầng xám và xanh……….126
Trang 14A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Các dòng sông thường là nơi khởi nguồn của sự hình thành các điểm dân cư nông thôn và đô thị Quá trình bùng nổ và phát triển các đô thị lớn một cách vội vã xuất phát từ các quan điểm kinh tế thuần tuý thường dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng làm tổn hại tới môi trường, tới hệ thống sinh thái tự nhiên như Starke và
Simonds [100] từng cảnh báo“chúng ta xây dựng, phát triển ồ ạt để rồi tự đặt bẫy,
biến mình thành nạn nhân của chính mình” Phát triển không bền vững đã vô tình
phá đi những giá trị sinh thái, thẩm mỹ tự nhiên, cảnh quan văn hoá, truyền thống như Forman đã chỉ ra [84] Dưới sức ép của phát triển kinh tế, cảnh quan KGVS bị khai thác triệt để vì mục đích kinh tế, coi nhẹ giá trị môi trường sinh thái và văn hóa
- lịch sử Trong giai đoạn hiện nay, với sự biến đổi khí hậu toàn cầu tác động nhạy cảm nhất khu vực cửa sông ven biển, cảnh quan KGVS, với tư cách là một thành phần của hệ sinh thái tự nhiên, có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết
Các con sông chảy qua đô thị cần phải được đánh giá lại từ các góc nhìn khác nhau Trước đây, chúng ta thường nhìn nhận không gian CQVS như một hệ sinh thái tự nhiên thuần túy, muốn bảo vệ chúng khỏi bị tác động do con người Tuy nhiên, cần nhận thấy các giá trị của CQTN ven sông là các tiềm năng kinh tế, ở đó lại có những quy luật vận động riêng của thị trường và đời sống xã hội
Dòng sông gắn với dòng chảy văn hóa, là thành phần tự nhiên trong cấu trúc đô thị, là yếu tố quan trọng tạo ra bản sắc đô thị Bởi vì, khai thác dòng sông không chỉ khai thác quỹ đất, mà tạo ra không gian văn hóa tác động mạnh đến phát triển và công bằng xã hội [28]
Hiện nay, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo tồn CQTN ven sông đang là vấn đề cấp bách cần giải quyết Điều đó đòi hỏi cần có tầm nhìn tổng thể về các yếu
tố CQTN ven sông, coi KGVS là một thành phần quan trọng của hạ tầng xanh, có tiềm năng kinh tế cần được khai thác, phát triển hiệu quả Quan điểm của Anita đã
nêu trong Recovering Landscape [78] rất thích hợp ở đây: “Cần xem cảnh quan là
một diễn trình và là một hệ thống sản xuất…”
Nếu KTCQ các tuyến phố, các trục chính đô thị được hình thành bởi giá trị của
hệ thống hạ tầng kỹ thuật, do nhu cầu xã hội và quy luật kinh tế thị trường, thì dòng
Trang 15sông với tư cách là hạ tầng xanh cũng phải tuân theo các quy luật đó Điểm giống nhau là KTCQ đều được hình thành trên cơ sở tiềm năng khai thác kinh tế dựa vào
hạ tầng kỹ thuật hay hạ tầng xanh Điểm khác nhau, vì vậy, ở chỗ KTCQ các trục đường được khống chế bởi các ngưỡng kỹ thuật và xã hội, còn với các con sông chảy qua đô thị, KTCQ ven sông phải tuân theo các quy luật của sinh thái cảnh quan [30]
Miền Trung, đặc biệt là các vùng đất Trung Bộ, tuy không được thiên nhiên ưu đãi về đất đai và khí hậu nhưng được ban tặng những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, độc đáo và phong phú Các con sông trong vắt màu xanh da trời bắt nguồn từ núi chảy thẳng ra biển, là nơi hình thành các đô thị ven sông [36]
Từ khi đất nước mở cửa và hội nhập, các thành phố đô thị ở ven sông vùng Trung Bộ như Đà Nẵng, Hội An, Huế, Quảng Ngãi, Quảng Bình đang tìm hướng phát triển thích hợp Xác định mũi nhọn phát triển kinh tế là công nghiệp xanh, là dịch vụ du lịch [4], [60] Cơ hội phát triển các đô thị vùng Trung Bộ tới các KGVS trở thành các khu vực có nhiều tiềm năng; vì ở đó còn quỹ đất phát triển, giá đền bù thấp, cảnh quan đẹp, điều kiện khí hậu trong lành đã tạo nên sức hút mạnh mẽ các dòng vốn đầu tư Tuy nhiên thực tế cho thấy, CQVS chưa được cải thiện, có khi được hình thành bởi các dự án, nhưng các dự án chỉ quan tâm tới chất lượng „thẩm mỹ‟ cục bộ Vì vậy, càng nhiều dự án và công trình kiến trúc ven sông, CQVS càng
có nguy cơ thiếu kiểm soát về thẩm mỹ cũng như môi trường và càng có nguy cơ thiếu kết nối với phần còn lại của đô thị
Thực tiễn cho thấy các yếu tố văn hóa, xã hội, thẩm mỹ, môi trường …trong tổ chức KTCQ lại chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố phát triển kinh tế Có thể
nói, KTCQ là hình ảnh phản ánh sự phát triển của các hoạt động kinh tế Chính vì
thế Hoyer trong [78] đã nói:“ Phải nhìn Cảnh quan không gian dưới con mắt phát
triển chiến lược” Trong cơ chế thị trường, các nhà đầu tư và các dự án của họ
chính là những thành phần cảnh quan của cảnh quan tổng thể Các nhà đầu tư, chủ yếu thường chỉ quan tâm tới hiệu quả kinh tế của dự án, trong khi đó người dân lại mong muốn hiệu quả về môi trường, văn hóa, xã hội Vì vậy nhìn nhận sự phát triển KTCQ, trong đó có CQVS dưới góc độ kinh tế, mang lại nhiều hiệu quả đáp ứng
Trang 16được nhiều chủ thể, là một vấn đề quan trọng của KTCQ trong nền kinh tế thị
trường
Trên thế giới đã có nhiều mô hình phát triển KTCQ hai bên bờ sông Các mô
hình này thích hợp với những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể Nhiều nghiên cứu về
KTCQ ven sông thường chú trọng tới các đặc trưng về thẩm mỹ và môi trường, song trong thực tiễn phát triển của chúng ta, cho thấy cảnh quan ven sông bị thay
đổi mạnh mẽ hơn bao giờ hết bởi các nhà đầu tư Vì vậy, đề tài “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm khai thác hiệu quả khu vực ven sông trong các
đô thị duyên hải Trung bộ (áp dụng cho thành phố Đà Nẵng) nhằm tìm ra các giải
pháp tổ chức KTCQ ven sông phù hợp với các điều kiện kinh tế, tự nhiên, xã hội, khai thác hiệu quả tài nguyên để phát triển kinh tế du lịch KGVS bền vững, phù hợp với đặc trưng cảnh quan và thích ứng với biến đổi khí hậu Hơn nữa, đề tài này cũng
phù hợp đến chiến lược phát triển chung của Đà Nẵng với vị thế là trung tâm, là
đòn bẩy, là khu vực lan tỏa đối với miền Trung, Tây Nguyên và cả nước như Bộ
Chính trị đã chỉ đạo [4]
Hiện nay đã có nhiều công trình đề cập đến KTCQ, liên quan tới mặt nước, sinh thái Tuy nhiên, đặt vấn đề nghiên cứu sâu, dưới góc độ hiệu quả kinh tế để tìm kiếm mô hình tổ chức không gian KTCQ nhằm khai thác hiệu quả khu vực ven các sông chảy qua các đô thị duyên hải Trung Bộ Việt Nam vẫn chưa được đề cập đúng mức.Vì vậy, đây là đề tài rất cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, và là đóng góp mới của luận án
2 Mục đích nghiên cứu:
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực ven sông trong các đô thi Trung Bộ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên tự nhiên ven sông phục vụ phát triển kinh tế xã hội hướng tới đô thị phát triển bền vững
3 Mục tiêu nghiên cứu:
-Xây dựng cơ sở lý luận cho việc xác định giá trị của địa điểm, làm cơ sở cho định hướng tổ chức KTCQ ven sông chảy qua các đô thị Trung Bộ trên quan điểm hiệu quả tổng hợp kinh tế - xã hội - môi trường và hướng tới đô thị phát triển bền vững Tích hợp các yếu tố khai thác hiệu quả đất đai, tài nguyên trong tổ chức KTCQ ven sông
Trang 17- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, xây dựng các tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp tổ chức không gian KTCQ khu vực ven sông các đô thị TB
- Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian KTCQ nhằm khai thác hiệu quả khu vực ven sông các đô thị duyên hải TB
- Đề xuất mô hình tổ chức KTCQ không gian ven sông hiệu quả cho đô thị Đà Nẵng
4 Đối tƣợng khảo sát:
Để giải quyết được những mục tiêu nêu trên, luận án lựa chọn đối tượng khảo sát trên cơ sở các đặc trưng KTCQ được hình thành ven các sông tại các đô thị TB, dưới góc độ phát triển kinh tế xã hội của đô thị, tác động tới sự hình thành KTCQ không gian ven sông Mặc dù theo phân chia hành chính địa lý hiện nay, Quảng Bình và Quảng Trị nằm ngoài duyên hải TB, nhưng sông Nhật Lệ và sông Hiếu chảy qua hai hai đô thị mang tính đặc trưng vùng duyên hải nói chung, nên luận án chọn lựa nghiên cứu, phân tích
Luận án lựa chọn khảo sát KTCQ ven sông của bốn dòng sông chảy qua đô thị TB: đó là KTCQ không gian ven sông Nhật Lệ, chảy qua đô thị Đồng Hới – đô thị đang phát triển; KTCQ không gian ven sông Hiếu (Thạch Hãn) , chảy qua đô thị Quãng Trị– đô thị đang phát triển; KTCQ không gian ven sông Hương, chảy qua
đô thị Huế - đô thị di sản; KTCQ không gian Hàn, chảy qua đô thị Đà Nẵng – đô thị phát triển nhanh và năng động
KTCQ không gian ven sông của bốn dòng sông này có những nét đặc trưng, đại diện cho các mô hình phát triển kinh tế đô thị duyên hải TB (Xem phụ lục 1.1 và 2.1), hướng tới phát triển kinh tế du lịch, ngoài ra đây là vùng đất có nhiều nét tương đồng về địa lý, địa chất thủy văn, khí hậu, sinh thái cảnh quan và văn hóa xã
hội
5 Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn:
Đối tượng nghiên cứu: Kiến trúc cảnh quan ven sông của đô thị Trung Bộ
Giới hạn nghiên cứu: Về không gian: Các đô thị TB từ Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên - Huế tới Đà Nẵng, vì đây là vùng địa hình có các sông bắt nguồn trực tiếp từ dãy Trường Sơn, đổ xuống đồng bằng ven biển Đối tượng khảo sát chỉ lấy sông chảy qua 4 đô thị là Quảng Bình, Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng với lý do như đã nêu ở mục 4 Các đô thị duyên hải TB khác như phía Nam TB lại chịu tác
Trang 18động của địa hình vùng đất cao Tây nguyên nên hệ thống sông suối ở đây đổ xuống các đô thị sẽ có các đặc điểm khác với mục đích nghiên cứu của đề tài
- Về thời gian: Tới 2030, phù hợp với quy hoạch chung đô thị trong định hướng phát triển kinh tế xã hội
6 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin – tổng hợp tài liệu thứ cấp: Trên cơ sở
các tài liệu hiện trạng, phân loại, sơ đồ hóa nhằm làm rõ những yếu tố ảnh hưởng, tác động tới sự hình thành và phát triển không gian KTCQ ven các sông chảy qua
đô thị duyên hải TB Phương pháp tổng hợp tài liệu và phân tích giúp học tập kinh
nghiệm và có các kiến thức thực tiễn về vấn đề nghiên cứu giúp phát hiện các mối quan hệ và các thành phần, các quy luật khách quan tiềm ẩn trong đối tượng nghiên cứu, nhằm nhận thức quá trình biến đổi các thành phần, cấu trúc đối tượng nghiên cứu tác động lên sự hình thành KTCQ ven sông và làm sáng tỏ quy luật khách quan
tác động lên đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp thực địa: Quan sát, đo vẽ, chụp ảnh… giúp nhận thức hiện
trạng, làm cơ sở cho quá trình tư duy khái quát hóa vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp chuyên gia: Những mục tiêu dự kiến, đề xuất ban đầu,
….được thăm dò và góp ý của các chuyên gia bằng các phiếu hỏi-trả lời và các hội thảo chuyên đề, giúp việc chuyển những suy luận cảm tính sang hình thức lượng
hóa khách quan
- Phương pháp điều tra xã hội học: Đây là phương pháp quan trọng trong
xác định các thông tin sơ cấp của quá trình điều tra: dân số, mức thu nhập, trình độ học vấn, sở thích, nhu cầu, và các thông số liên quan tới cộng đồng, giúp nhận thức được các nhu cầu xã hội tác động tới vấn đề nghiên cứu mang tính khách quan Làm
rõ các mong muốn của các chủ thể đầu tư, quản lý và các nhu cầu mong muốn của các tầng lớp xã hội – chủ thể sử dụng Đối tượng điều tra thuộc hai nhóm, nhóm một là nhóm chuyên gia chuyên ngành quy hoạch, nhóm 2 là nhóm cộng đồng trí thức thông qua mạng xã hội Nội dung khảo sát gồm những mục tiêu dự kiến, đề xuất ban đầu,.được thăm dò và góp ý của các chuyên gia bằng các phiếu hỏi-trả lời
và các hội thảo chuyên đề, giúp việc chuyển những suy luận cảm tính sang hình
thức lượng hóa khách quan
Trang 19- Phương pháp ma trận: Là phương pháp phân tích xem xét sự biến động
của các thành phần đặc trưng bởi các biến số phụ thuộc và biến độc lập Việc thiết lập được mối quan hệ giữa các biến, cho phép tạo ra các đẳng thức hoặc bất đẳng thức có tính khách quan, cho phép làm cơ sở tạo lập mô hình phát triển
- Phương pháp dự báo: Phải xác định được quy luật phát triển dự báo cho
tương lai, kết nối thông tin đa chiều, có sự tương quan phát triển để dự báo
- Phương pháp so sánh: Tiếp cận các đối tượng riêng biệt, sau đó so sánh
tìm ra những đặc trưng nỗi trội để rút ra những kết luận cần yếu Có thể so sánh
nhiều đối tượng, thực thể nghiên cứu để từ đó tìm ra giải pháp tối ưu
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu đã tổng hợp và hệ thống hóa các lý
thuyết liên quan đến việc tổ chức không gian KTCQ từ các nguồn tài liệu Bên cạnh các lý thuyết tổ chức KTCQ nói chung, các lý luận về tổ chức KTCQ trên cơ sở các
quy luật thẩm mỹ,và sinh thái, môi trường, luận án bổ sung thêm cơ sở lý luận về
tổ chức không gian KTCQ ven sông được nhìn nhận dưới góc độ kinh tế - xã hội và được diễn đạt dưới khái niệm KTCQ hiệu quả theo quan điểm của tác giả
luận án
Ngoài ra, bổ sung, đóng góp phần lý luận tới việc tổ chức không gian KTCQ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác khu vực ven sông các đô thị Trung Bộ, tạo lập bản sắc đô thị và thích ứng với biến đổi khí hậu
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng cho
công tác QH xây dựng đô thị, nhất là đối với thành phố Đà Nẵng năng động , một thành phố có sông Hàn chảy qua, được Chính phủ và nhân dân kỳ vọng; kết quả sẽ được sử dụng cho các hoạt động tư vấn, giảng dạy, nghiên cứu, định hướng các quy hoạch chung cho KGVS và làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học
và nghiên cứu sinh
8 Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng cơ sở lý luận cho tổ chức KGKTCQ ven sông hiệu quả
Đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả tổ chức không gian KTCQ
Đề xuất các giải pháp tổ chức KGKTCQ ven sông hiệu quả tương ứng với đặc trưng từng khu vực
Trang 20 Đề xuất mô hình tổ chức KGKTCQ ven sông phù hợp với giá trị địa điểm
Áp dụng cho việc tổ chức KGKTCQ thành phố Đà Nẵng trên cơ sở khai thác hiệu quả không gian ven sông Hàn
9 Cấu trúc luận án
Luận án gồm 3 chương, không kể phần mở đầu kết luận:
- Chương 1: Tổng quan về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực ven sông trong đô thị
- Chương 2: Cơ sở khoa học về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực ven sông trong các đô thị TB
- Chương 3: Đề xuất giải pháp tổ chức không gian KTCQ ven sông trong các
đô thị TB - Áp dụng cho TP Đà Nẵng Bàn luận về kết quả nghiên cứu
10 Các khái niệm chung
- Cảnh quan: Là một khung cảnh nằm trong phạm vi vùng thị giác của mắt
Theo Encyclopedic Dictionary of Landscape and Urban Planning [80], Oxford Dictionary of Architecture and Landscape Architecture [79], và Dictionary of
Landscape Architecture and Construction [76] ta có thể hiểu Cảnh quan là một khu
vực rộng rãi có thể nhìn thấy từ một điểm Cảnh quan là bao gồm tất cả các nét đặc trưng có thể nhìn thấy của một khu vực bao gồm: các yếu tố vật lý của địa hình như núi, đồi, nguồn nước như sông, hồ, ao, biển, các yếu tố sống che phủ đất bao gồm cả thảm thực vật bản địa; các yếu tố con người bao gồm các hình thức sử dụng đất khác nhau, các tòa nhà và các cấu trúc; các yếu tố tạm thời như ánh sáng và điều kiện thời tiết Kết hợp cả hai nguồn gốc vật lý tự nhiên và lớp phủ văn hóa do
sự hiện diện của con người tạo ra sau nhiều thiên niên kỷ, cảnh quan phản ánh tổng hợp cuộc sống của người dân địa phương và khu vực sống, những điều tạo lên bản sắc của một địa phương hay cả một quốc gia Theo cách hiểu tổng hợp này chúng
ta nhìn cảnh quan dưới 3 dạng thực thể: cảnh quan tự nhiên, cảnh quan nhân tạo, cảnh quan hoạt động
- Kiến trúc cảnh quan: Theo nghĩa rộng và căn bản nhất: KTCQ vừa là Nghệ
thuật vừa là Khoa học để tạo ra nơi chốn thích ứng nhất cho con người [76], [81];
cũng theo Từ điển Kiến trúc [79], Từ điển Kiến trúc & XD [76], [79], [82] và những
Trang 21quan niệm khi lý luận về kiến trúc cảnh quan, cụ thể hơn, ta có thể hiểu KTCQ là
nghệ thuật, lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lý, bảo tồn và phục chế lại cảnh quan của khu vực và địa điểm xây dựng của con người Phạm vi hoạt động của KTCQ liên quan đến thiết kế kiến trúc, thiết kế tổng mặt bằng, phát triển bất động sản, bảo tồn và phục chế môi trường, thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị, thiết kế các công viên và các khu vực nghỉ ngơi giải trí và bảo tồn di sản KTCQ là chuyên ngành rộng nhất liên quan đến việc xây dựng môi trường sống cho con người, bao gồm cả quy hoạch đô thị, nông thôn, quy hoạch không gian, phân tích xã hội và thiết kế đô thị… Tuy nhiên, điều khác biệt cơ bản từ khi KTCQ ra đời là nó đặt khái niệm môi trường làm trung tâm nghiên cứu, khác với quan điểm của chuyên ngành quy hoạch thiết kế đô thị, kiến trúc lấy con người làm trung tâm Theo Hàn Tất
Ngạn [39], và một số tác giả khác như J Stevens Curl [79], Christen Allen [76] ta
có: kiến trúc cảnh quan là nghệ thuật của một quá trình thiết kế, hoạch định, quản
lý đất đai, là một quá trình sắp xếp các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, nhờ việc ứng dụng kiến thức khoa học, văn hóa, tính đến giữ gìn và khai thác nguồn tài nguyên, với mục đích cuối cùng là làm sao sử dụng môi trường cảnh quan phục vụ cho lợi ích và hạnh phúc của con người Vậy, KTCQ bao hàm cả nghệ thuật và khoa học
dưới bàn tay sáng tạo của con người với đầy đủ trách nhiệm với tạo hóa và xã hội
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: Là hoạt động định hướng của
con người tác động vào môi trường nhân tạo để cân bằng mối quan hệ giữa yếu tố thiên nhiên và yếu tố nhân tạo
- Quy hoạch cảnh quan: Là một phần của công tác tổ chức KTCQ Theo J S
Curb giải thích trong [79], quy hoạch cảnh quan là một hoạt động liên quan đến việc tạo nên sự hài hòa giữa việc sử dụng đất và việc bảo vệ các quá trình tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa; là việc tổ chức không gian chức năng trên một phạm
vi rộng, tạo lập mối quan hệ hài hòa giữa các thành phần chức năng, hình khối của thiên nhiên và nhân tạo, là mối quan hệ giữa không gian trống và không gian xây dựng, nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển của con người Bộ Xây Dựng Việt Nam
[9],[10] chỉ rõ: “Quy hoạch cảnh quan là việc tổ chức không gian chức năng trên
một phạm vi rộng, trong đó chứa đựng các mối quan hệ tương hỗ của các thành
phần chức năng, hình khối của thiên nhiên và nhân tạo”
Trang 22- Đô thị du lịch: Là đô thị có hoạt động kinh tế đô thị chủ yếu dựa vào các
hoạt động du lịch Đô thị du lịch có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới nói đến mục đích của du lịch bền vững trong
[106]: “Trọng tâm của phát triển du lịch bền vững là đấu tranh cho sự cân bằng
giữa các mục tiêu về kinh tế, xã hội, bảo tồn tài nguyên môi trường và văn hóa cộng đồng trong khi phải tăng cường sự thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của du khách Sự cân bằng này có thể thay đổi theo thời gian, khi có sự thay đổi về các nguyên tắc xã hội, các điều kiện đảm bảo môi trường sinh thái và sự phát triển của khoa học công nghệ Phương pháp tiếp cận đảm bảo phát triển du lịch bền vững là: dựa vào sự cân bằng tài nguyên, môi trường với một quy hoạch thống nhất.”
- Đô thị bền vững: Đô thị đạt được các tiêu chí về đảm bảo chất lượng cuộc
sống ngày càng cao theo xu thế phát triển của xã hội
- Không gian mở : Là phần lãnh thổ không có công trình xây dựng
- Khu vực ven sông trong đô thị:
+ Theo chiều dài: Là phần lãnh thổ ven sông theo chiều dài chỉ tính trong giới hạn đường ranh giới đô thị đã được xác định trong quy hoạch định hướng phát triển không gian đô thị tới 2030
+ Khu vực ven sông tính theo chiều rộng như sau: Đối với khu vực đã có quy hoạch: không gian mở ven sông được tính từ chỉ giới xây dựng bên này sông tới chỉ giới xây dựng bên kia sông Đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết, không gian
mở ven sông được tính từ mặt nước ven bờ vào sâu trong bờ 500m (là khoảng cách chịu tác động mạnh nhất của hệ sinh thái ven sông và cũng là khoảng cách đi bộ thuận lợi cho con người Trong giới hạn này sẽ bao gồm cả hành lang thoát lũ) Đối với khu vực chỉ có một bên sông có chỉ giới xây dựng, khoảng cách của không gian
mở ven sông được tính từ chỉ giới xây dựng bên này sông tới vùng bờ bên kia sông cách mép nước 500m
- Không gian xanh: bao gồm vành đai xanh, tuyến xanh và điểm xanh (công
viên, hồ nước)
Trang 23+ Vành đai xanh: Là một dạng không gian mở bao gồm cây xanh tự nhiên và cảnh quan trồng trọt có tác dụng tăng cường sự phát triển của đô thị
+ Tuyến xanh: Là một hình thức của không gian có dạng tuyến tính, có khả năng kết nối các không gian mở, các không gian cây xanh thành một tuyến liên tục trong đô thị, giúp nâng cao giá trị sử dụng và chất lượng của hệ sinh thái
+ Điểm xanh: Là các không gian mở có tổ chức cây xanh nhằm các mục đích tạo lập các không gian cộng cộng như công viên, vườn hoa, hồ nước…
+ Hành lang xanh: có ý nghĩa tương tự như tuyến xanh, nhưng có quy mô và chiều rộng lớn hơn khi so sánh về kích thước (so sánh này chỉ có ý nghĩa tương đối) Tuy nhiên về ý nghĩa kết nối thì có sự khác biệt Tuyến xanh để chỉ một hình thái không gian có dạng tuyến, trong khi đó hành lang xanh vừa là hình thái không gian có dạng tuyến, vừa có ý nghĩa đáp ứng chức năng liên hệ và kết nối
- Hạ tầng xanh: Là khả năng của đô thị có thể sử dụng các yếu tố tự nhiên
trong đô thị nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên và an toàn môi trường cho con người , ví dụ làm sao để kết nối được hệ thống cây xanh mặt nước nhằm trữ nước, lọc nước, giảm nhiệt độ, khói bụi trong đô thị… Nhìn chung hạ tầng xanh có thể được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng cơ bản đều là các cơ
sở hạ tầng trong đô thị nhằm giải quyết các vấn đề năng lượng hoặc sinh thái nhằm tạo dựng một môi trường sống bền vững, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và các tác động bất lợi do quá trình đô thị hóa gây ra
- Tăng trưởng xanh: Là một chương trình toàn diện, tạo ra hướng tiếp cận
mới trong tăng trưởng kinh tế, hướng tới phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, nuôi dưỡng cuộc sống của con người và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu TTX là xây dựng nền kinh tế xanh, giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội TTX là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững
- Kinh tế đô thị: Là kinh tế phát triển trên cơ sở đặc trưng của đô thị
Trang 24- Kinh tế du lịch: Loại hình kinh tế dịch vụ tổng hợp tham quan, vận chuyển
khách, nhà hàng, khách sạn, chủ yếu là sự hấp dẫn của cảnh quan, văn hóa và nghỉ dưỡng
- Hiệu quả: Theo Từ Điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam [57], hiệu quả là
quan hệ giữa kết quả đạt được và nguồn lực được sử dụng, là đạt được một kết quả giống nhau nhưng sử dụng ít thời gian, công sức và nguồn lực nhất; nghĩa là đạt được kết quả mong muốn với nguồn lực đầu vào thấp nhất.Tuy vậy, để hiểu rõ bản chất của khái niệm hiệu quả của một hoạt động nào đó như sản xuất, kinh doanh…,
cần phân biệt ranh giới giữa khái niệm hiệu quả và kết quả Qua các quan điểm về
hiệu quả và tính hiệu quả từ lý luận về tính hiệu quả trong kinh tế thị trường của Smith (1723-1790 trong cuốn An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth
of Nations: 1776, London: Đi tìm bản chất của sự thịnh vượng của các quốc gia),
sau này là của Marshall (1842 – 1924 trong Principles of Economics, 1890, USA) (theo Trần Văn Thọ [51]), và Giorgo Ausenda trong On Effectiveness (2003) lý luận về tính hiệu quả [73] đã nâng tính hiệu quả thành lý luận hệ thống ( system effectiveness) và đã đưa ra các chỉ số đánh giá hiệu quả
- Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế của một qúa trình kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định
Hiệu quả kinh tế của các hoạt động là hiệu quả sản xuất kinh doanh là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu
mà doanh nghiệp đã đề ra Phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào, tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp So sánh tuyệt đối thì hiệu quả sản xuất kinh doanh là: H = K – G; H là hiệu quả sản xuất kinh doanh;K là kết quả; G là chi phí cho nguồn lực đầu vào
Còn so sánh tương đối thì: H = K\G; G (chi phí cho nguồn lực đầu vào) càng
lớn thì H (hiệu quả) sẽ càng nhỏ, vì K (kết quả mong muốn đạt được) không đổi
Do đó để tính được hiệu quả ta phải tính kết quả đạt được và chi phí bỏ ra Kết quả có thể là những đại lượng có khả năng cân, đo, đong, đếm được như số sản
Trang 25phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phần Như vậy kết quả sản xuất kinh doanh thường là mục tiêu của doanh nghiệp
Tuy nhiên, cần phân biệt: Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các
nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định Các mục tiêu xã hội
thường là: Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong phạm vi toàn xã hội hay phạm vi từng khu vực, nâng cao trình độ văn hoá, nâng cao mức sống, đảm
bảo vệ sinh môi trường Còn hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các
nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế xã hội trên phạm vi toàn bộ nền
kinh tế quốc dân cũng như trên phạm vi từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế
- Hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài: Tính chất hiệu quả hoạt động ở
các giai đoạn khác nhau là khác nhau Xét về tính lâu dài, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ các hoạt động của chủ thể Xét về tính hiệu quả trước mắt, nó phụ thuộc vào các mục tiêu hiện tại mà chủ thể đang theo đuổi Trên thực tế, để thực hiện mục tiêu bao trùm lâu dài của chủ thể các hoạt động là tối đa hoá lợi nhuận lại
có rất nhiều chủ thể hiện tại không đặt mục tiêu là lợi nhuận mà lại thực hiện các mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín danh tiếng của chủ thể, mở rộng thị trường cả về chiều sâu lẫn chiều rộng Do đó, mà các chỉ tiêu hiệu quả ở đây về lợi nhuận là không cao nhưng các chỉ tiêu có liên quan đến các mục tiêu đã đề ra của chủ thể là cao thì chúng ta không thể kết luận là chủ thể đang hoạt động không có hiệu quả, mà phải kết luận là chủ thể đang hoạt động có
hiệu quả Như vậy các chỉ tiêu hiệu quả và tính hiệu quả trước mắt có thể là trái với
các chỉ tiêu hiệu quả lâu dài, nhưng mục đích của nó lại là nhằm thực hiện chỉ tiêu hiệu quả lâu dài
- Phân loại hiệu quả: Tùy theo phạm vi, kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, ta
có các phạm trù hiệu quả khác nhau: hiệu quả kinh tế của chủ thể và hiệu quả kinh
tế - xã hội
+ Hiệu qủa kinh tế của chủ đầu tư: Khi nói tới doanh nghiệp, người ta
thường quan tâm đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp vì động cơ doanh nghiệp là lợi nhuận
+ Hiệu quả kinh tế tổng hợp: Là phạm trù kinh tế biểu hiện tập hợp của sự
phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó tái
Trang 26sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả kinh tế tổng hợp là thước đo hết sức quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cho việc đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của chủ đầu tư trong từng thời kỳ
+ Hiệu quả kinh tế của từng yếu tố: Là sự thể hiện trình độ và khả năng sử
dụng các yếu tố đó trong quá trình hoạt động của chủ thể Nó là thước đo quan trọng của sự tăng trưởng từng yếu tố và cùng với hiệu quả kinh tế tổng hợp làm cơ
sở để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của chủ thể
+ Hiệu quả kinh tế - xã hội: Là hiệu quả mà chủ thể các hoạt động kinh tế
đem lại cho xã hội và nền kinh tế quốc dân Nó thể hiện qua việc tăng thu ngân sách cho Nhà nước, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người lao động và tái phân phối lợi tức xã hội
- Kinh tế môi trường: Là công cụ kinh tế được sử dụng để nghiên cứu môi
trường và điều đó cũng có nghĩa là trong tính toán kinh tế phải xét đến các vấn đề môi trường Theo đó, con người có thể kiểm soát được khả năng phục hồi tài nguyên tái tạo và khả năng hấp thụ của môi trường
Tóm lại, trong quản lý, phạm trù hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở các loại khác nhau Việc phân loại hiệu quả kinh tế là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh
tế, phân tích hiệu quả kinh tế và xác định những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh
tế Đứng ở góc độ của đề tài luận án cần tính đến hiệu quả trong mối quan hệ như
các tác giả trong [91 ] của Macfarlane, R phát biểu: "chất lượng về môi trường,
như không khí, nước, đất, cảnh trí, đa dạng sinh học, chất thải, năng lượng và khí
hậu, chất lượng về cuộc sống như cơ hội, dịch vụ được tạo ra cho con người, và
chất lượng về nơi chốn như yếu tố vùng miền tạo ra tính hấp dẫn, lôi cuốn những
nhà đầu tư, những nhà hoạt động tương lai." Trong tổ chức kiến trúc cảnh quan
cần lượng hóa 3 „ tính chất lượng này‟ như là những nhóm tiêu chí làm một trong những cơ sở tính toán để tạo hiệu quả kinh tế trong tổ chức kiến trúc cảnh quan
- Khai thác hiệu quả tổng hợp: Khai thác hiệu quả tổng hợp đó là hiệu quả
kết hợp giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường và hệ sinh thái, hiệu quả xã hội (lợi ích cho cộng đồng) Việc đưa ra khái niệm hiệu quả tổng hợp nhằm giải quyết những mâu thuẫn trong thực tế giữa nhà đầu tư, cộng đồng và nhà quản lý trong việc phát triển và hướng đến đô thị bền vững
Trang 27B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN KHU VỰC VEN SÔNG TRONG ĐÔ THỊ 1.1 Khái quát mô hình tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông một số đô thị trên thế giới
1.1.1 Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông Singapore
Năm 1962, sau 2 năm độc lập, CQVS Singapore vẫn không có gì thay đổi Tòa nhà dinh thự Fullerton là hình ảnh của KGCQ ven sông Những công trình cao nhất Singapore lúc đó là tòa nhà của hãng bảo hiểm Châu Á của Ng keng Siang, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc của Palmer và Tuner Một thay đổi lớn đã diễn ra khi chính phủ công bố cho phép phát triển khu đất vàng 35 Ha trong dự án chỉnh trang
đô thị Năm 1977, một đường chân trời mới được hình thành sau 8 năm chỉnh trang
đô thị, khoảng gần 30 khu đất được phát triển thành một khu tài chính phát triển và
mở rộng Tòa nhà Đại dương với phong cách tân cổ điển, được xây dựng từ năm
1923 đã được xây dựng lại, trong khí đó tòa nhà Hong leong đã được phát triển thêm từ một cửa hàng tạp hóa mặt phố của thế kỷ 19 Sự ổn định về kinh tế đã tạo ra nhu cầu giải trí và phát triển du lịch, kết quả là một nhà hàng có phần nóc xoay được để ngắm cảnh đã được XD Tòa nhà cao tầng duy nhất lúc đó là ngân hàng quốc tế (Union Overseas Bank), 52 tầng do I.M.Pei thiết kế, được xây dựng từ 1973
và hoàn thành 1976, đó cũng là tòa nhà cao nhất Đông nam Á thời kỳ đó Cuối năm
1980, tòa nhà cao nhất tại Singapore là tòa nhà 62 tầng OUB center do Kenzo tange thiết kế với chiều cao 280m vươn tới chiều cao tới hạn của Singapore lúc đó Bên cạnh tòa nhà này còn một số nhà siêu cao tầng khác như tháp Shell, tòa nhà 41 tầng Pin road, các ngân hàng HSBC.Tòa nhà hàng hải (từ 1924) cũng dược xây dựng lại thành các tòa nhà tháp vươn cao Vùng phía Nam của khu đất chiếc giày vàng được phát triển hàng loạt các nhà siêu cao tầng Sau 10 năm, các nhà hoạch định phát triển đã hình dung ra một skyline mới: Sự thống nhất cao là tất cả các tòa nhà phải được nhìn thấy từ phía biển Từ đó việc khai thác, phát triển vịnh Marina Bay được triển khai tốt, tiếp đó là Telog Ayer Basin, dẫn đến sự thay đổi phát triển thương mại về phía Tây cùng với sự nạo vét, làm sạch môi trường ở cửa sông Singapore Năm 1998 trung tâm OUB chính thức mở cửa, đó là bộ 3 tòa nhà đứng
Trang 28cao nhất Singapore, 280m Bước sang thiên niên kỷ mới (2001), công tác phát triển ven vịnh Marina chuyển hướng sang bảo tồn các công trình kiến trúc cổ và tạo hình ảnh công trình phù hợp với cảnh quan chung quanh Đại diện cho hướng đi đó là việc chuyển đổi công năng các công trình hành chính sang du lịch (khách sạn) như các tòa nhà Fullrerton và Waterboad, đặc biệt phần mái của One Fullerton có hình thức lượn sóng giúp khai thác đặc trưng tự nhiên của địa điểm Về cơ bản, hình ảnh KTCQ sông Singapore đã được phát triển từ những năm cuối của thế kỷ 20 và chuyển sang bảo tồn và khai thác bản sắc văn hóa, tự nhiên từ những năm đầu của
thế kỷ 21 Điều này cho thấy sự phát triển và bảo tồn chính là hai mặt của một vấn
đề trong phát triển KTCQ Năm 2011, sau khi đập nước Marina Bay được hoàn
thành, vùng ven sông chung quanh lại bước vào mức phát triển mới với các công trình kiến trúc cao tầng, hiện đại nhưng vẫn tôn trọng tất cả những hình ảnh trước đây, chỉ bổ sung và hoàn thiện thêm cho KTCQ ven sông qua các giai đoạn phát triển, đem lại bản sắc cho KTCQ ven sông
Bảng 1.1 Phát triển Kiến trúc cảnh quan không gian ven sông Singapore
Phát triển KTCQ không gian ven sông Singapore Nhận xét
Năm 1962, sau 2 năm độc lập, cảnh quan ven sông Singapore vẫn không có gì thay đổi Năm 1977, một đường chân trời mới được hình thành sau 8 năm chỉnh trang đô thị,
Từ 1986 đến 1995, là thời kỳ các dự án phát triển mạnh mẽ, giá trị đất đai tăng cao tại khu vực trung tâm, tạo
ra xu hướng xây dựng các công trình cao hơn
và mật độ dày đặc hơn
Bước sang năm 2001, KTCQ ven sông phát triển theo hướng bảo tồn và nâng cao bản sắc đô thị, định hướng hình ảnh KTCQ ven sông Singgapore mang bản sắc của địa điểm
Trang 29KTCQ ven sông Singapore có mật độ và chiều cao tăng dần sau mỗi 10 năm phát triển, điều này luôn gắn liền với các chính sách khuyến khích đầu tư và định hướng phát triển kinh tế của chính phủ Singapore Điều này phản ánh yếu tố hiệu quả kinh tế là một động lực lớn cho sự hình thành và phát triển KTCQ ven sông
1.1.2 Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông Châu Giang, TP
Quảng Tây, Trung Quốc
Nghiên cứu về TCKG kiến trúc ảnh quan của sông Châu Giang, cho thấy cái nhìn rất sớm của chính quyền, những nhà thiết kế đô thị đã biết đặt cái lõi của quy hoạch đô thị dựa trên dòng sông để phát triển kinh tế hiệu quả
Một dòng sông có châu thổ gồm 6 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, Hồ Nam và Giang Tây, với tổ chức KTCQ phù hợp, đã mang lại hiệu quả kinh tế trên nhiều phương diện Chẳng hạn, ngay giữa những hòn đảo giữa dòng sông, không chỉ là nơi gìn giữ được các chức năng bảo vệ các hệ sinh thái, còn là nơi khai thác về nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch về mặt mỹ quan, người ta có thể cảm nhận ngay tính kỳ vĩ của các thực thể này trong hệ thống cảnh quan
Quan hệ giữa TCKTCQ với hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững là mối
quan hệ thích ứng giữa những khái niệm rộng, then chốt như sinh thái, thẩm mỹ,
bền vững, kinh tế xanh, kinh tế du lịch, và hẹp hơn như hành lang xanh, HLST ( eco – corridor), vùng bán ngập, vùng ẩm ướt ( wetlands) , những quần đảo ven sông ( riparian islands) , công viên sông ( river parks) , hồ thủy sinh ( aquaculture ponds), công viên trung tâm (central parks), thảm hoa (flower field), tính độc đáo và sự nối kết hệ thống giữa các thực thể cảnh quan
Theo đó, khu vực này đã khai thác triệt để công nghệ hiện đại để xử lý nhiều vấn đề trong đô thị hóa và tổ chức KTCQ là một kinh nghiệm quý báu
Từ một số vùng bán ngập, bằng ứng dụng công nghệ cao, họ có thể vừa đảm bảo môi sinh vừa tận dụng đất „dường như khó có thể xây dựng‟để những nơi này thành nơi ở không những thuận tiện mà nâng cao những giá trị thẩm mỹ cảnh quan Chính vì thế, tổ chức TKCQ cùng đi đôi với đô thị hóa tạo ra bản sắc của thành phố Tận dụng các kênh rạch từ sông lớn để tạo nên không gian mở, sự thông thoáng giữa các quần thể cảnh quan có giá trị và chức năng khác nhau, như giao thông, thẩm mỹ, nuôi dưỡng hệ sinh thái, nối không gian xanh với kiến trúc hiện
Trang 30đại Hai bên bờ sông, các tuyến xanh cùng với cách thiết kế lùi dần ra khỏi ven sông từ thấp đến cao, tạo ra cảm giác như dòng chảy được mở rộng Ven sông xây dựng „nhà chọc trời‟ mà không tạo ra sự bó hẹp; các tuyến giao thông cơ giới, lối đi
bộ, lối rẽ cho du thuyền, cùng với những cây cầu có đường cong, tạo ra những nét mềm mại giữa một cảnh quan sầm uất Nếu phát triển kinh tế là nâng cao chất lượng cuộc sống, thì TCKTCQ không thể chỉ tính đến kinh tế mà không nghĩ sâu xa
và nghiêm túc về những vấn đề khác, trong đó thẩm mỹ, môi trương và văn hóa dường như là sự chọn lựa ta có thể thấy được ở TCKTCQ ven sông Châu Giang Có thể nói Châu Giang là một trong những điển hình của thế giới về khai thác hiệu quả kinh tế trong tổ chức KTCQ [12]
Bảng 1.2 Tổng quan hiện trạng tổ chức KTCQ đô thị Châu Giang Trung Quốc
Không gian xây dựng xen kẽ với không gian mở trên cơ sở dòng chảy của sông dãtaạo nênn hình thái đô thị có dạng
tự do, thoát khỏi dạng tổ chức không gian kiểu ô cớ
1.1.3 Tổ chức kiến trúc cảnh quan ven sông Thames, London, Anh
Đây là dòng sông chảy qua trung tâm Luân Đôn, thủ đô lớn nhất châu Âu trên
một diện tích hơn 600 dặm vuông, với 2 bên bờ những những lâu đài soi bóng, với những cây cầu kiểu cổ bắc ngang Tổng quan về sông Thames cho ta nhiều bài học
về sự đa dạng loại hình kiến trúc, nghệ thuật tạo hình- điêu khắc.v.v, mạng lưới giao thông phát triển đô thị theo hướng phi tập trung bên sông
Phụ lục 1.7 Seoun và sông Hàn- Hàn Quốc qua các giai đoạn phát triển (Nguồn: NCS) Phụ lục 1.8 Tổng quan về cảnh quan ven sông Hoàng Phố - Trung Quốc (Nguồn: NCS) Phụ lục 1.9 Tổng quan về cảnh quan ven sông Seine – Pháp (Nguồn: NCS)
Trang 31Về cơ bản, không gian lõi đô thị vẫn là những không gian hành chính, thương mại dịch vụ với nhiều quảng trường và lối đi ven sông…Trong quá trình phát triển sau này, một số công trình hiện đại vẫn được xây chen trong khu vực Sự phát triển của Luân Đôn gia tăng trong thế kỉ 18, và trở thành thành phố lớn nhất thế giới ( 1831 - 1925) Sự phát triển của Luân Đôn và KGVS Thames là gắn liền với
sự phát triển của hình thái kinh tế, trong đó nổi bật là hệ thống giao thông Sơ đồ trên cho thấy mật độ hệ thống mạng lưới đường giao thông cao nhất ở khu vực lõi
và giảm dần ra phía bên ngoài đô thị KTCQ KGVS Được hình thành trên nền các công trình kiến trúc cổ chủ yếu tập trung ở khu vực lõi và giảm dần ra phía ngoài Mật độ cây xanh và rừng ven sông cũng tăng dần từ lõi ra vùng ngoại vi Một bài học lớn là mặc dù Luân Đôn là thành phố hiện đại, nhưng cảnh quan thiên nhiên vẫn được gìn giữ Những không gian kiến trúc được xây dựng sau này luôn đảm bảo hài hòa về phong cách, kết nối giữa các giá trị kiến trúc cũ và mới Kết quả là KTCQ KGVS giống như cuốn sách lịch sử phát triển đô thị: Quá khứ và hiện tại đan xen trong sự hài hòa của không gian kiến trúc [87]
Bảng 1.3 KTCQ ven sông Thames trong quá trình phát triển
Quá trình phát triển KTCQ
Thames mang đậm dấu ấn phát triển của London Khu vực lõi là các cung điện và sau đó được chen vào với các công trình
KT độc đáo phục vụ du lịchĐặc trưng KTCQ giảm dần mật độ từ
TT ra ngoại ô CQTT thiên về bảo tồn Nội đô
và ngoại ô được phát triển
Khu nội đô
Trang 321.2 Tình hình tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông một số đô thị trong nước
Hầu hết các đô thị có dòng sông chính, đều được tập trung phát triển nhanh và mạnh tại các khu vực ven sông có lợi thế kinh doanh và hoàn vốn đầu tư nhanh, nhưng thiếu quan tâm đồng bộ tới các vấn đề về môi trường, văn hóa và xã hội Nhìn chung, hiện nay có những mâu thuẫn giữa xu hướng phát triển KTCQ hiệu quả kinh tế thuần túy ngắn hạn của nhà đầu tư và xu hướng mong muốn phát triển KTCQ bền vững của nhà quản lý và cộng đồng
Tình hình chung về tổ chức KTCQ ven sông cơ bản là thiếu cơ sở định hướng Việc tổ chức KTCQ ven sông chủ yếu hình thành trên cơ sở ý tưởng kinh doanh của các nhà đầu tư dịch vụ và dịch vụ bất động sản, dẫn đến sự phát triển không đồng đều KTCQ ven sông
Từ đó có thể nhận định: Đất nước ta có nhiều đô thị được hình thành từ những dòng
sông, tuy nhiên sau khi trải qua quá trình phát triển, do phải đối phó với thiên tai nên các đô thị có xu hướng quay lưng ra sông, do đó KTCQ ven sông mang tính tự phát, chủ yếu theo yêu cầu của nhà đầu tư Ven sông Hồng KTCQ chủ yếu là các khu dân cư ven sông theo kiểu làng đô thị hóa và cảnh quan vùng bán ngập Cảnh quan ven sông Sài Gòn được quan tâm phát triển hơn, nhưng vẫn đang thiếu tính tổng thể về thẩm mỹ, môi trường và văn hóa xã hội Các công trình kiến trúc cao tầng đơn lẻ, thiếu sự tương quan về tỷ lệ, về phông hình, điểm nhấn và đặc biệt thiếu các không gian công cộng ven sông đáp ứng sinh hoạt đa dạng của cộng đồng Việc phát triển cảnh quan mới ở các khu đô thị thiếu kiểm soát, thiếu định hướng dẫn đến tình trạng lấp sông, lấn chiếm dòng sông Nguyên nhân chủ yếu là chỉ xem xét hiệu quả của dự án phát triển dưới góc độ kinh tế thuần túy, bỏ qua hiệu quả về môi trường và xã hội
Trang 331.1 1.3 Thực trạng tổ chức KGKTCQ ven sông các đô thị TB từ Quảng Bình đến
Đà Nẵng
Hầu hết các sông của miền Trung đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn và đổ ra biển Đông: Sông Trà Khúc từ núi Đắc Tơ Rôn, dài 120 km, là hợp nước của 4 dòng sông, đổ ra biển Sông Bến Hải từ dãy Trường Sơn, dài 100 km, chảy dọc theo vĩ tuyến 17° Bắc từ Tây sang Đông rồi ra biển qua cửa Tùng Sông Thu Bồn từ núi Ngọc Linh, dài 95 km, chảy qua Quảng Nam ra biển Sông Gianh từ dãy Trường Sơn, dài 90 km, chảy qua Quảng Bình, qua cửa Gianh ra biển Sông Nhật Lệ bắt nguồn từ núi U Bò, dài 85 km, qua tỉnh Quảng Bình rồi đổ ra Biển Đông Sông Hương từ dãy Trường Sơn Đông, dài 30 km, qua thành phố Huế rồi ra Thuận An
Do các đặc điểm về địa hình, địa chất của khu vực TB, các con sông thường ngắn, chảy trực tiếp ra biển, nước trong xanh, chiều rộng không quá lớn, rất thuận lợi cho sự quan sát cảnh quan 2 bên bờ Tuy nhiên lượng mưa tại khu vực này cũng rất lớn Chẳng hạn Thừa Thiên Huế vào mùa mưa, mỗi tháng có 16 - 24 ngày mưa Những đợt mưa kéo dài nhiều ngày trên diện rộng thường gây ra lũ lụt lớn
Hình 1.1 Dự án lấp sông tại Đồng Nai Nhà hàng 5 tầng lấn sông Hàn, Đà Nẵng
Phép cộng các công
trình kiến trúc ven sông Sài gòn tạo nên KTCQ hiện đại nhưng thiếu bản sắc
của không gian ven
sông
Hình 1.2 Dự án nghiên cứu PT ven sông Hồng –
Hà Nội (do CG Hàn Quốc)
Phụ lục 1.4,1.5,1.6 Tổng quan
về cảnh quan ven sông Sông Sài Gòn (Nguồn:NCS) Phụ lục 1.6 Các giá trị sinh thái
Hồng-ven sông Sài Gòn (Nguồn: NCS)
Trang 34Địa hình phía Tây từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế bao gồm các dãy núi cao Các dòng sông ở đây có dòng chảy ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, lòng sông hẹp, độ dốc lớn, diện tích lưu vực nhỏ, nên với lượng mưa tương đối lớn sẽ gây lũ nhanh, lụt lội ở khu vực đồng bằng thấp phía Đông
Bên cạnh những bất lợi của khí hậu tự nhiên, thiên nhiên đã ưu đãi CQVS các
đô thị TB rất đẹp, đi vào thơ văn của nhiều thời đại Ven các dòng sông đã xuất hiện những đô thị nhiều tuổi như Huế, Hội An, những đô thị trẻ phát triển nhanh, năng động như Đà Nẵng và đang định hướng phát triển như Đồng Hới, Đông Hà Những điều trên cho thấy ven các sông này đã hình thành và phát triển không chỉ CQTN
mà còn là cảnh quan văn hóa kết hợp làm phong phú các giá trị vật thể và phi vật thể của không gian ven sông Với lợi thế vượt trội về cảng biển, giao thông thủy, kinh tế du lịch, dịch vụ là mũi nhọn kinh tế trong phát triển các đô thị duyên hải TB Tuy nhiên hiện nay, dưới áp lực của đô thị hóa, của cơ chế thị trường, KGVS trong các đô thị TB đang gặp phải những vấn đề mà luận án đã đề cập đối với các KGVS của Việt Nam ở phần trên Đa số các đô thị TB là các đô thị mới phát triển nên việc điều chỉnh lại định hướng phát triển KTCQ các KGVS có nhiều thuận lợi hơn các đô thị khác như Hà Nội hoặc thành phố HCM
Định hướng phát triển KTCQ không gian ven các sông TB phải là một giải pháp mang tính tổng thể, có tính định hướng cho phát triển kinh tế du lịch của địa phương cũng như giúp đô thị có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
Hình 1.3 Sông trong đô thị TB khu vực nghiên cứu
*Tính chất và đặc trưng các con sông xem phụ lục 1.1 trang 2 và 2.1 trang 26
Trang 351.3.1 Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông Nhật
Lệ, thành phố Đồng Hới Quảng Bình – đô thị loại II – đô thị đang phát triển
Quảng Bình là một tỉnh nằm ven biển giữa Bắc và TB, nơi giao thoa các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội giữa hai miền Nam Bắc Với lịch sử hằng nghìn năm, được chính thức thành lập năm 1831, Quảng Bình có 5 con sông lớn: Sông Giang, sông Ròn, sông Nhật Lệ, sông Lý Hòa và sông Dinh; đặc điểm chung là nhiều lưu vực hợp thành và từ dãy Trường Sơn đổ ra biển Nhật Lệ được xem là con sông chính chi phối cảnh quan không gian của tỉnh Quảng Bình nhiều nhất Sông Nhật
Lệ, dài 85km, là nơi lưu dấu những ký ức chiến tranh, có đường sắt Bắc-Nam, quốc
lộ 1A, đi qua; có hai nhánh sông chính: Long Đại, qua huyện Quảng Ninh và Kiến Giang, qua huyện Lệ Thủy, gặp nhau ở Trung Quán, đổ ra biển qua TP Đồng Hới
Tổ chức KTCQ không gian ven sông Nhật Lệ Nhận xét
Nhìn chung KTCQ ven sông Nhật lệ có mức phát triển còn thấp, chủ yếu mới chỉ phát triển tại một bên bờ, khu TT, còn bờ bên kia vẫn là đồng ruộng với HST tự nhiên
Các công trình kiến trúc thấp tầng, phân tán không theo quần thể, dẫn đến mật độ xây dựng cao, hệ số sử dụng đất thấp, lãng phí tài nguyên Hệ thông không gian mở manh mún, không hiệu quả trong khai thác các hoạt động cộng đồng Điểm nhấn duy nhất của không gian ven sông là chợ Đồng hới
và một số vườn hoa ven sông Điều này cho thấy rõ yếu tố kinh tế đang là một động lực mạnh mẽ giúp phát triển cảnh quan ven sông giai đoạn đầu, nhưng sẽ là yếu tố cản trở nếu không định hướng đúng tính hiệu quả trong gđ tiếp theo
Hình 1.4 KTCQ ven sông Nhật Lệ- Quảng Bình
Trong sự nghiệp đổi mới, với vị trí là đô thị trung tâm tỉnh lỵ, thành phố Đồng Hới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực: Kinh tế có bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011- 2013 đạt 12,13%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng nhanh tỷ trọng công
Trang 36
nghiệp và thương mại - dịch vụ Năm 2013 tỷ trọng dịch vụ - thương mại đạt 53,8%, công nghiệp - xây dựng đạt 41,7%, nông lâm thuỷ sản chỉ còn chiếm 4,5% Quy hoạch ven bờ sông Nhật Lệ nằm trong tổng thể quy hoạch chung thành phố Đồng Hới, thường có những chức năng chính: khu vực công cộng, khu vực làng
đô thị hóa, khu du lịch như thành cổ, tượng mẹ Suốt, cầu Nhật Lệ, ngọn hải đăng, khu Sunspa resort, mũi đất Phú Hải v.v… Trong thực tế chúng ta còn thấy các thành phần cảnh quan cấu thành cảnh quan không gian ven sông, như cây xanh, đồi núi, suối, hồ, cồn, công trình kiến trúc… Khu ven bờ sông Nhật Lệ nằm xen kẽ giữa nhiều dạng địa hình: đồi, đồi cát, đất bằng phẳng, biển, sông Đây là những yếu tố của không gian tự nhiên Cùng với cảnh quan nhân tạo tương đối phong phú và những cảnh quan khác nhau: Cảnh quan tượng đài mẹ Suốt, cảnh quan thành cổ Luỹ Thầy, cảnh quan chợ, cảnh quan bến cảng cá, và cảnh quan làng chài (theo các nội dung quy hoạch trong [61]) Đồng Hới mới được lên đô thị loại II trực thuộc tỉnh, do
đó cơ hội đầu tư vào thành phố mới chỉ là những bước ban đầu Quá trình đô thị hóa tại Đồng Hới được thể hiện rất rõ nét qua sự phát triển của KTCQ ven sông Nhật
Lệ Những yếu tố mới về hạ tầng như cầu Nhật Lệ, đường ven sông, công viên ven sông chợ ven sông …đang là những yếu tố KTCQ mới xen kẽ cùng với cảnh quan
tự nhiên còn rất đậm đặc ở cả 2 bên sông, với những công trình nhà ở thấp tầng được hình thành trước đó Nhìn chung KTCQ ven sông Nhật Lệ tạo ra hình ảnh của một cảnh quan tự nhiên chiếm ưu thế, với các công trình thấp tầng, nhỏ bé, đan xen trong cảnh quan tự nhiên, thiếu các điểm nhấn cũng như nhịp điệu mạnh mẽ của KTCQ các không gian ven sông chảy qua các đô thị cấp cao hơn (đô thị loại 1 cấp tỉnh hoặc trực thuộc trung ương) Tổ chức không gian KTCQ ven sông Nhật lệ của Quảng Bình hiện nay trên thực tế đang phản ánh mức độ đầu tư phát triển kinh tế cũng như mức độ đô thị hóa của Đồng Hới.Tài nguyên ven sông chủ yếu vẫn đang
ở dạng tiềm năng, đây sẽ là những ưu điểm nếu có các giải pháp tổ chức KTCQ hiệu quả để phát triển một cách bền vững không gian ven sông
1.3.2 Thực trạng tổ chức kiến trúc cảnh quan không gian ven sông Hiếu, thành phố Đông Hà- Quảng Trị – đô thị đang phát triển
Thành phố Đông Hà là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Trị, phía bắc giáp huyện Cam Lộ và Gio Linh, phía nam và phía đông giáp huyện Triệu Phong, phía tây giáp huyện Cam Lộ Đông Hà nằm ở ngã ba quốc lộ 1A nối Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh và quốc lộ 9 trong hệ thống đường xuyên Á; là
Trang 37điểm khởi đầu ở phía đông của trục hành lang kinh tế Đông - Tây, nối với đất nước Lào và Thái Lan, Myanma qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và các nước trong khu vực biển Đông qua cảng Cửa Việt
Thành phố Đông Hà nằm ở khu vực phía đông Trường Sơn nên mang đặc điểm của khí hậu gió mùa và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Tây Lào nên tạo thành một vùng khí hậu khô, nóng
Thành phố Đông Hà có địa hình nghiêng và thấp dần từ tây sang đông với hai dạng địa hình cơ bản Địa hình gò đồi bát úp ở phía tây và tây nam, chiếm 44% diện tích tự nhiên với độ cao trung bình 5- 100m Mặt đất được phủ trên nền sa phiến cùng với địa hình gò đồi bát úp nối dài, thích hợp cho việc sản xuất canh tác, trồng cây lâm nghiệp, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế trang trại, sinh thái vườn đồi, vườn rừng Xen kẽ là những hồ đập có tác dụng điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường Địa hình đồng bằng có độ cao trung bình 3m so với mực nước biển, được phủ lên mặt lớp phù sa thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (trồng lúa, hoa, rau màu ) Địa bàn Đông Hà có sông Hiếu, Vĩnh Phước, Thạch Hãn, Hói Sòng và hàng chục khe suối, các hồ chứa, và một số hồ đập nhân tạo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường và nuôi trồng thuỷ sản Tuy nhiên sông Hiếu chảy qua trung tâm đô thị, có vai trò quan trọng trong sự hình thành bản sắc kiến trúc của Đông Hà Đông Hà là điểm dừng chân của khách du lịch khi đến Quảng Trị để khởi phát đi các tuyến du lịch trong toàn tỉnh, nên thế mạnh của ngành du lịch Đông Hà
là dịch vụ lưu trú, nghỉ ngơi, mua sắm và giải trí cho khách du lịch
Theo tài liệu [64], [65] về đinh hướng điều chỉnh quy hoạch phát triển đô thị Đông Hà đã phê duyệt vào năm 2006,đô thị Đông Hà vẫn sẽ được phát triển mở rộng đều theo bốn hướng và lấy sông Hiếu làm cảnh quan trung tâm Nhưng nhiều năm qua khu vực phía bắc sông Hiếu của TP Đông Hà gần như bị “bỏ quên”, bởi trong thực tế đô thị này chủ yếu phát triển “nghiêng” về phía nam Ở cầu Đông Hà nhìn về phía bắc vẫn ruộng đồng vắng vẻ hoang sơ, hạ tầng, nhà cửa chưa được đầu
tư Một số dự án, xây dựng hạ tầng, khu đô thị mới cho vùng phía bắc trong sáu năm qua vẫn dở dang vì không có vốn, có dự án vẫn còn nằm trên giấy Trong khi ở phía nam sông Hiếu, khu đô thị mới Nam Đông Hà, nhà cửa, khu công nghiệp, đường giao thông, nhà máy, trung tâm hành chính, bệnh viện mọc lên rất nhiều
Trang 38Bảng 1.4 KTCQ ven sông Hiếu- Quảng Trị (ảnh nguồn internet và tác giả
sưu tằm)
Thị xã Đông Hà là một đô thị nhỏ ven sông Hiếu, mức độ đô thị hóa chưa cao, dân số còn ít, điều kiện kinh tế chưa phát triển mạnh, do đó KTCQ không gian ven sông về cơ bản chưa phát triển, đang ở dạng tiềm năng
Công trình HTKT ven sông còn chưa phát triển đồng bộ, số lượng cầu còn ít, do đó chưa tạo được lợi thế về vị thế, do
đó việc đầu tư phát triển cảnh quan mới hạn chế
Điểm nhấn trong KTCQ chủ yếu là chợ Đông Hà, các không gian còn lại đang ở dạng tiềm năng, vì vậy, trong giai đoạn đầu cần đàu tư tạo vị thế cho địa điểm để kích thích phát triển KTCQ ven sông
Vì thế, Hội thảo mới nhất về định hướng điều chỉnh quy hoạch TP Đông Hà năm 2015[65] khẳng định: “ Sông Hiếu là trục trung tâm để phát triển TP Đông Hà”, đã xác định Quy hoạch ven sông Hiếu, từ đó phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị của TP Đông Hà, định hướng bố trí cảnh quan kiến trúc chủ đạo của thành phố Đông Hà mang đậm nét của thành phố bên sông nước, phát triển theo hướng kiến trúc xanh và hiện đại Quy hoạch phát triển mở rộng các khu đô thị mới về phía Bắc sông Hiếu, trong đó có tính toán việc kết nối với một số xã thuộc huyện Gio Linh, Cam Lộ, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển đô thị mới với các khu vực dân cư hiện hữu
Nhìn chung KTCQ không gian ven sông Hiếu ta thấy quá trình đô thị hóa là một quá trình thay đổi, kiến tạo cảnh quan mới Trong nền kinh tế thị trường, những
dự án trên giấy được phê duyệt song không có nhà đầu tư đã thể hiện mối quan hệ xung đột về quyền lợi trong kiến tạo cảnh quan đô thị nói chung và KTCQ ven sông nói riêng Cảnh quan tự nhiên ven sông Hiếu vẫn đang ở dạng tiềm năng, KTCQ không gian ven sông còn đơn sơ, gần gũi với thiên nhiên Tuy nhiên, nếu không có
Trang 39được các định hướng đúng đắn trong khai thác tiềm năng, vị thế của địa điểm từ trước, Đông Hà sẽ rất bị động khi có các nhà đầu tư xin phép đầu tư các dự án ven sông Nếu chưa có định hướng, nhà quản lý sẽ bị động và KTCQ ven sông sẽ là phép cộng của các dự án đơn lẻ do các nhà đầu tư tạo ra Tổ chức KTCQ hiệu quả khu vực ven sông sẽ là các giải pháp đáp ứng yêu cầu trên
1.3.3 Thực trạng tổ chức kiến trúc cảnh quan không gian ven sông Hương, thành phố Huế - đô thị di sản
1.3.3.1 Lược sử quá trình hình thành và phát triển cấu trúc đô thị Huế
Kinh Đô Huế xưa và Thành phố Huế đang phát triển ngày nay lấy sông Hương
và núi Ngự Bình làm cơ sở tự nhiên để phát triển cấu trúc đô thị Huế, và là khoảng không gian đệm giữa không gian đô thị cũ truyền thống và không gian đô thị mới Nguyễn Anh Dũng (2014) có ghi: Sự phát triển đô thị theo hình thái nhà vườn được hình thành gắn liền với sông Hương” và Huế “ tỏa rộng ảnh hưởng trên vùng Nam- Bắc sông Hương, nối với cảng Thanh Hà, đặt nền móng cho việc đô thị hóa ở mức hoàn chỉnh hơn của kinh đô triều Nguyễn sau này Các nhà khoa học về Huế, xác nhận “ Huế là đô thị - di sản, chứ không phải đô thị sở hữu những di sản Đô thị - di sản Huế cấu thành bởi 3 yếu tố: di sản thiên nhiên, di sản kiến trúc đô thị, di sản văn hóa - nhân văn” [32] Trong nhiều năm chiến tranh, thành phố Huế không phát triển Giai đoạn 1975, đô thị phát triển theo hướng xây mới trên nền công trình cũ bị phá bỏ và xây dựng xen cài [80]
1.3.3.2 Tổng quan quá trình hình thành và phát triển kiến trúc cảnh quan ven sông Hương
Theo quy hoạch chung của Huế đến 2030, tầm nhìn 2050 trong [54], [62], [80], có thể khái quát: núi, sông và biển là những yếu tố CQTN đặc trưng của Huế, không chỉ đơn thuần là các yếu tố tự nhiên mà đã trở thành những yếu tố đô thị Vẻ đẹp đặc thù của thành phố Huế là một đô thị hòa mình với thiên nhiên Phía trước mặt sông
là hình bóng đô thị cổ, trục chính là núi Ngự với vai trò là “tiền án” cho Kinh thành Ven bờ sông là những mảng xanh được giữ lại không xây kè giữ nguyên lại CQTN làm nền cho cảnh quan chung Các công trình công viên và quảng trường là nơi diễn
ra các hoạt động văn hóa mùa lễ hội như Festival Huế, Festival làng nghề, tổ chức các sự kiện quanh năm Cùng với núi Ngự Bình, sông Hương có cồn Hến và cồn
Trang 40Dã Viên, là căn cứ để xác lập vị trí kinh thành Huế xưa theo thuật phong thủy Sông Hương là mặt tiền của đô thị Huế, và là hình ảnh không thể thiếu trong văn hóa
Huế Sông Hương là trục cảnh quan chính để hình thành nên đô thị Huế Dưới thời
nhà Nguyễn, sông Hương đã được giữ gìn như là yếu tố minh đường của kinh thành Huế Khi người Pháp xây dựng các công trình ở bờ nam sông Hương vẫn dành dải đất ven bờ sông cho cây xanh, thảm cỏ Từ đó đến nay “đất vàng” ở hai bờ sông Hương mặc nhiên là đất công cộng, dành cho việc làm đẹp thành phố Khi có các dự
án xây dựng ảnh hưởng đến sông Hương bị cộng đồng liên tục phản đối Cuối thập niên 1970, công trình nhà thủy tạ phải dừng trước phản ứng dữ dội của dư luận Đầu thập niên 1980, khi tuyến kè từ cầu Phú Xuân đến chợ Đông Ba xây quá cao, nhiều người đã lên tiếng phản đối và chính quyền phải huy động lực lượng đắp đất, trồng
cỏ phủ kín tình hình mới lắng dịu Giữa thập niên 1990, dư luận tiếp tục phản đối việc xây nhà nghỉ chuyên gia Đầu thập niên 2000, bờ kè ven sông ở bến đò Tòa Khâm đang xây đã bị phản ứng buộc phải hạ thấp xuống thành tuyến đi bộ gần sát mặt sông Giữa thập niên 2000, dự án khách sạn trên đồi Vọng Cảnh ven sông Hương đã buộc phải dừng lại Khách sạn cao tầng Tân Hoàng Cung xây cách bờ sông khoảng 300m cũng bị phản đối Khu du lịch trên cồn Dã Viên mới chỉ là dự án cũng đã phải dừng lại Các dự án trên có thể tạo ra những không gian cảnh mới và
có hiệu quả về đầu tư và lợi nhuận cho các chủ đầu tư nhưng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả xã hội và môi trường, làm giảm hiệu quả phát triển lâu dài
Tất cả những điều trên cho thấy đối với đô thị di sản như Huế, chính sông Hương và cảnh quan tự nhiên ven sông đang là một di sản, chứa đựng các giá trị tinh thần, tâm linh, thẩm mỹ…Không gian ven sông Hương không phải là một khu vực chứa đựng các giá trị bất động sản, do đó bảo vệ các giá trị cảnh quan tự nhiên vật thể và phi vật thể ven sông cho các hoạt động cộng đồng chính là một giải pháp phát triển KTCQ ven sông Ngoài ra, việc bảo vệ các tầm nhìn đẹp từ khu vực trung tâm ra các không gian cảnh quan tự nhiên của Huế như sông Hương, núi Ngự, cồn Hến…cũng sẽ làm cơ sở cho việc phát triển KTCQ ven sông hiệu quả hơn
Tổ chức KTCQ ven sông của đô thị Huế phải cần tính toán một cách hệ thống, trong đó đương nhiên dòng sông Hương là trục cảnh quan, từ đó chi phối cách xử lý
về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Huế Cái cốt lõi của quy hoạch tổng thể