1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

NHỮNG kết QUẢNGHIÊN cứu GIỐNG mía nổi bật TRONG THỜI kỳ đổi mới

6 342 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIỐNG MÍA NỔI BẬT TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI KS. Nguyễn Thị Bạch Mai, ThS. Đoàn Lệ Thủy Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường GIỚI THIỆU CHUNG Trên thế giới, công tác nghiên cứu giống mía đã được quan tâm từ lâu và thường xuyên. Chính nhờ vào các giống mía mới có năng suất cao, giàu đường và chống chịu tốt các điều kiện bất lợi tự nhiên mà nền sản xuất mía đường ở nhiều nước đã được phát triển như Úc, Bra-xin, Ấn Độ, Đài Loan,… Ở Ấn Độ, năm 1993 có 65 giống được đưa vào sản xuất theo cơ cấu giống chín sớm, chín trung bình và chín muộn làm gia tăng năng suất, đạt 68,4 tấn/ha trong vụ mía 1998/1999. Mục tiêu của Ấn Độ là đưa năng suất lên 100 tấn/ha trên diện tích 4,15 triệu ha vào năm 2020 (Tripathi, 1999). Ở Đài Loan trong thời gian qua và hiện nay các giống mía mới ROC có năng suất cao giàu đường, thời gian chín khác nhau và đặc tính canh tác khác nhau được đưa vào sản xuất thay thế hết các giống mía cũ 10 năm một lần đã góp phần đưa Đài Loan trở thành nước có ngành mía đường phát triển (Chang, 2001). Công tác nghiên cứu giống mía ở nước ta trong thời gian qua (kể từ thời kỳ đổi mới - năm 1986 cho đến nay) đã có những kết quả đáng kể, đặc biệt là sau khi có Chương trình 1 triệu tấn đường ra đời (năm 1995). Từ kết quả các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ, thông qua các chương trình khuyến nông, phát triển sản xuất giống, diện tích các giống mía mới trong cơ cấu ngày càng nâng cao, nhờ đó, năng suất, chất lượng mía nguyên liệu cũng ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, so với các nước trồng mía khác ở khu vực Đông Nam Á, năng suất mía bình quân ở nước ta vẫn còn ở mức khá thấp (50 tấn/ha so với 70 tấn/ha), chất lượng mía không cao, chỉ vào khoảng 10 CCS. Điều này đòi hỏi công tác nghiên cứu giống mía phải được quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa vì hầu hết các vùng mía nguyên liệu tập trung vẫn còn thiếu giống mía tốt, chưa có cơ cấu giống hợp lý cũng như chưa thiết lập được hệ thống sản xuất và cung cấp mía giống đạt tiêu chuẩn. Để ngành mía đường có thể tồn tại, hội nhập và phát triển cũng như đem lại hiệu quả cao trong thời gian tới thì việc tăng năng suất và chất lượng mía cũng như việc xây dựng cơ cấu giống hợp lý cho từng vùng mía nguyên liệu là rất cấp thiết. Do đó, việc quan tâm đến công tác giống mía là biện pháp hàng đầu để đạt được mục tiêu này. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIỐNG MÍA NỔI BẬT Từ năm 1986, sau khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, nền kinh tế đất nước có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Cùng với đà phát triển kinh tế đất nước, ngành mía đường cũng ngày càng phát triển, lớn mạnh không ngừng, cả về số lượng các nhà máy đường, diện tích trồng mía và sản lượng đường. Công tác nghiên cứu giống mía được các cấp, các cơ quan và ban ngành quan tâm hàng đầu. Người trồng mía có cách nhìn toàn diện và chú trọng hơn về vấn đề giống mía. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu giống mía lớn mạnh hơn cả về số 21 lượng và chất lượng. Cơ cấu giống mía ở các vùng, miền này càng được cải thiện theo hướng tăng dần tỷ lệ diện tích các giống mía mới tốt có năng suất, chất lượng cao, chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường. Các đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ về nghiên cứu giống mía ở thời kỳ này tập trung vào các nội dung chính sau: - Lai tạo, chọn dòng, khảo nghiệm, khu vực hóa và phóng thích các giống mía mới được tạo chọn trong nước (giống VN). - Nghiên cứu tuyển chọn các giống mía mới, năng suất và chất lượng cao, phù hợp với các vùng sinh thái từ nguồn giống lai tạo trong nước và nhập nội. - Nghiên cứu các quy trình thâm canh đi kèm các giống mía mới. - Nghiên cứu các phương pháp nhân nhanh (nuôi cấy mô, tách mầm, hom một mắt mầm,…), xây dựng các quy trình sản xuất mía giống sạch sâu bệnh. - Nghiên cứu xây dựng cơ cấu giống mía phù hợp, rải vụ, hiệu quả kinh tế cao cho các vùng mía nguyên liệu tập trung. Trong giai đoạn này, công tác nghiên cứu giống mía ở nước ta đã thu được một số thành tựu nổi bật, đặc biệt trong giai đoạn sau Chương trình 1 triệu tấn đường. Cụ thể, các kết quả đã đạt được như sau: 1) Thu thập, nhập nội và trao đổi giống (đặc biệt là trong chương trình hợp tác với Cuba đã mang lại kết quả rất tốt cho việc bổ sung, đa dạng hóa nguồn gen cây mía), xây dựng, bảo quản được một tập đoàn quỹ gen cây mía bao gồm hơn 800 mẫu giống mía; đánh giá được đặc điểm hình thái, các đặc tính nông nghiệp và công nghiệp của một số mẫu giống mía. 2) Nghiên cứu, kết luận được 40 giống mía mới bổ sung vào sản xuất (Bảng 1), nâng cao tỷ lệ giống mới trong cơ cấu giống mía ở các vùng nguyên liệu tập trung lên chiếm bình quân trên 70% diện tích và góp phần đưa năng suất mía bình quân cả nước từ 30 tấn/ha trước năm 1986 lên đạt trên 52,8 tấn/ha vào vụ 2006/2007. 3) Thập niên 90 đánh dấu sự ra đời và phát triển của các dòng lai VN, đầu tiên là giống VN84-4137, tiếp đến là VN84-422, VN85-1427, VN85-1859,… Hiện nay, các giống này đang được người trồng mía ưa chuộng đặc biệt trên vùng đất canh tác nhờ nước trời và trong thời gian tới sẽ tiếp tục phóng thích các dòng VN96, VN99 vào thử nghiệm sản xuất với mục đích thay thế dần các giống mía nhập nội. Đây cũng là xu hướng tất yếu của hầu hết các nước sản xuất mía đường tiên tiến trên thế giới. 4) Phục tráng được một số giống mía có tiềm năng cho năng suất và chất lượng cao nhưng đã bị thoái hóa để tiếp tục sử dụng cho sản xuất như F134 cho phía Bắc và Trung bộ, NCo310 cho Trung bộ, My55-14 cho cả nước, F156 cho Trung bộ và Đông Nam bộ, Comus cho Tây Nam bộ. 5) Đã tuyển chọn được nhiều giống mía tốt, có năng suất cao, chất lượng tốt, đã và đang phổ biến rộng rãi vào sản xuất (Bảng 2). 6) Xác định được cơ cấu giống mía thích hợp, khuyến cáo áp dụng cho từng vùng sinh thái trồng mía trên cả nước (Bảng 3). 7) Xây dựng và hoàn thiện các quy trình thâm canh, quy trình nhân nhanh giống mía sạch sâu bệnh 3 giai đoạn. 8) Đang tiếp tục nhập nội và tuyển chọn nhiều giống mía mới có triển vọng, có khả năng cho năng suất và chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất lợi của tự nhiên, giai đoạn 2006 – 2010 (Bảng 4). 22 Bảng 1. Danh sách các giống mía được công nhận tạm thời và chính thức trong thời kỳ từ 1986 – 2006 Năng suất CCS (%) Vùng được phép sản xuất thử (tấn/ha) 1 C85-212 80 12 Nam Trung Bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên 2 C85-391 >100 14 3 C85-284 95 13 Tây Nguyên 4 C111-79 100 14 5 C1324-74 110 13 – 15 6 CR74-250 95 13 Đông Nam bộ 7 C86-456 75 13 Tây Nam bộ (úng phèn) 8 DLM24 >80 11 Trung Trung bộ và Nam Trung bộ 9 VN85-1427 >90 13 10 VN85-1859 >85 11 Trung Trung bộ 11 ROC22 >85 12 – 14 12 VĐ85-192 80 >13 Bắc Trung bộ 13 ROC23 >80 14 14 VĐ93-159 80 14 Miền núi và trung du Bắc bộ 15 ROC15 80 >13 TT Giống mía Bảng 2. Năng suất và chữ đường của một số giống mía mới đã và đang được trồng rộng rãi trong sản xuất Tên giống mía 1 R570 Năng suất mía (tấn/ha) 70 – 110 Chữ đường CCS (%) >10 100 – 130 80 - 100 80 – 100 70 – 90 120 – 180 90 – 130 70 - 120 75 – 100 >10 >10 >10 >10 >10 >11 10 – 11 11 – 12 10 ROC16 70 – 150 11 – 12 11 ROC22 80 - 100 11 – 12 12 VN84-422 13 VN84-4137 80 – 120 70 – 100 11 – 12 12 – 13 14 VN85-1427 80 – 110 11 – 12 TT 2 3 4 5 6 7 8 9 QĐ11 QĐ15 QĐ17 VĐ81-3254 VĐ86-368 VĐ93-159 CR74-250 ROC10 Vùng khuyến cáo áp dụng Bắc Trung bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông & Tây Nam bộ Tây Nam bộ Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ Bắc Trung bộ Trung Trung bộ Tây Nam bộ Bắc Trung bộ Nam Trung bộ, Đông & Tây Nam bộ Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ, Tây Nguyên, Tây Nam bộ Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ, Nam Trung bộ, Đông & Tây Nam bộ Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ, Tây Nam bộ Đông Nam bộ Nam Trung bộ, Trung Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Nam Trung bộ 23 15 VN85-1859 16 K84-200 17 DLM24 75 – 130 80 – 120 80 – 150 10 – 11 11 – 12 10 – 11 18 C1324-74 19 K88-65 80 – 100 80 – 100 11 – 12 10 – 11 Nam Trung bộ, Tây Nam bộ Đông & Tây Nam bộ Tây Nguyên, Nam Trung bộ, Đông & Tây Nam Tây Nguyên, Đông & Tây Nam bộ Đông & Tây Nam bộ Bảng 3. Cơ cấu giống mía triển vọng khuyến cáo áp dụng cho các vùng sinh thái T Vùng sinh thái T 1 Miền núi và Trung du Bắc bộ 2 Bắc Trung bộ 3 Trung Trung bộ 4 Nam Trung bộ 5 Tây Nguyên 6 Đông Nam bộ 7 Tây Nam bộ Cơ cấu giống mía (thời gian thu hoạch theo thứ tự) VĐ93-159, ROC15, ROC22, ROC10 VĐ93-159, ROC22, ROC23, QĐ15, VĐ85-192, My55-14 ROC22, VN85-1427, DLM24, VĐ81-3254, K84-200 Phil80-13, C85-212, VN85-1427, VĐ85-177, CR74-250, K88-65, DLM24, My55-14 VN84-4137, ROC22, VN85-1427, R570, My5514 VN84-4137, VN84-422, VN85-1427, DLM24, CR74-250, KK2, K84-200, K88-65 ROC16, QĐ11, C1324-74, CR74-250, VĐ85-177, VĐ86-368, R570, K84-200 Bảng 4. Danh sách các giống mía có triển vọng đang tiến hành khảo nghiệm ở 5 vùng mía chính trên cả nước (giai đoạn 2006 – 2010) TT Địa điểm 1 Thanh Hóa – Nghệ An 2 Quảng Ngãi – Khánh Hòa 3 Đồng Nai – Tây Ninh 4 Long An – Bến Tre 5 Cần Thơ – Sóc Trăng 24 Giống mía triển vọng B77-72, QÐ90-95, B83-10, C96-675, C90-127, FR94-0498, K95-156, K88-65, KK2, ROC27, CP72-208, VN96-09, CR74-250,… C89-148, C85-212, Phil80-13, Ty70-17, 74-250, Đ85177, K88-65, ROC27, Mex105, CP72-208, K95-156, LK92-11, VN96-08, VN96-09, VN99-864, VN99314, VN99-895,… K88-65, K95-156, Suphanburi 7, K88-92, ROC27, KK2, K90-54, K88-200,… C1324-74, C132-81, C86-12, C85-212, CR74-250, VĐ85-177, K88-65, C85-284, C89-148, ROC26, ROC27, K95-156, Suphanburi 7,… VĐ85-177, C86-12, C89-148, Co671, QĐ90-95, VĐ54-412, C132-81, C1324-74, CR74-250, RB72454, ROC24, ROC26, VĐ93-159, ROC27, Đại Ưu đường, K88-65, KU60-3, K95-156, Suphanburi 7,… Ngoài những kết quả đạt được đã nêu trên, các chương trình, đề tài và dự án về giống mía đã góp phần đáng kể trong các mặt sau đây: 1) Nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, tiếp cận và kế thừa được những thành tựu khoa học kỹ thuật cũng như học hỏi, đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất mía đường của nhiều nước trên thế giới như Cuba, Trung Quốc, Ấn Độ, Iraq, Pháp, Úc… thông qua các chuyến đi khảo sát thực tế, các khóa đào tạo, tập huấn kỹ thuật trong và ngoài nước. 2) Từng bước tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nghiên cứu và sản xuất mía đường, đáp ứng xu thế tiến đến nền nông nghiệp hiện đại hóa và công nghệ cao. 3) Trình diễn và quảng bá các mô hình thâm canh giống mía mới cho năng suất và chất lượng cao. 4) Cung cấp mía giống gốc cho các đơn vị nghiên cứu và sản xuất tuy khả năng đáp ứng yêu cầu của sản xuất còn nhiều hạn chế do chưa triển khai được mạng lưới sản xuất và cung cấp mía giống đến từng vùng mía nguyên liệu. Bên cạnh những thuận lợi như sự ra đời của Chương trình mía đường, sự quan tâm đầu tư của Nhà nước,… công tác nghiên cứu giống mía cũng có những khó khăn nhất định như sự gắn kết giữa cơ quan nghiên cứu và đơn vị sản xuất chưa chặt chẽ nên việc chuyển giao kết quả nghiên cứu ra sản xuất còn rất chậm và chưa hiệu quả; nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí phục vụ còn hạn chế, việc phổ biến, phát triển các giống mía mới và cơ cấu giống thích hợp vào sản xuất gặp nhiều khó khăn do tập quán canh tác quảng canh, việc đầu tư cho sản xuất chưa đúng mức, các nhà máy đường chưa có chính sách khuyến khích phát triển và bảo hộ thu mua đối với các giống mía mới, ngoài ra việc cung cầu về giống mía mới chưa được đáp ứng đủ và phối hợp không nhịp nhàng. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Được sự quan tâm của Nhà nước, của các cấp, các ngành có liên quan, công tác nghiên cứu về giống mía trong thời kỳ đổi mới (từ 1986 – nay) đã thu được một số kết quả đáng kể, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển chung của ngành mía đường Việt Nam trong thời gian qua. Tỷ lệ các giống mới tốt ngày càng được nâng lên rõ rệt, năng suất và chất lượng mía nguyên liệu ngày càng được cải thiện, hiệu quả chế biến được nâng cao, giá thành sản xuất mía và đường giảm, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đường Việt Nam trong thị trường khu vực và thế giới. Mặc dù vậy, công tác nghiên cứu giống mía vẫn còn rất nhiều khó khăn trước mắt cần vượt qua, để đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu rất lớn về giống của sản xuất hiện nay. 2. Kiến nghị thực hiện trong thời gian tới 1) Cần thành lập một hệ thống nghiên cứu cây mía chuyên sâu, rộng khắp trong các vùng mía nguyên liệu và hệ thống này phải nhận được sự hỗ trợ tài chính của ngành công nghiệp đường, tối thiểu phải từ 0,5% tổng lợi nhuận của ngành trở lên. 2) Cần quan tâm hơn nữa đến khâu sản xuất ngoài đồng ruộng thông qua việc chia sẻ lợi nhuận hợp lý giữa người trồng mía và người chế biến để gắn kết nông dân với nhà máy và khuyến khích người trồng mía đầu tư phát triển sản xuất thâm canh giống mía mới có năng suất, chất lượng cao, rải vụ, kéo dài thời gian chế biến. 25 3) Công tác lai tạo giống trong nước cần được tiến hành thường xuyên và liên tục vì đây là việc làm tuy phải đầu tư tương đối cao, đòi hỏi kỹ thuật tốt và tốn nhiều thời gian (mất từ 8 – 12 năm để tạo ra một giống mía tốt) nhưng có hiệu quả cao vì giống thích nghi với điều kiện môi trường dễ hơn các giống mía nhập nội và tạo ra được các kiểu gen mong muốn. Mặt khác, cần đầu tư xây dựng hệ thống nhà điều khiển ra hoa, thụ phấn, dưỡng cờ và đưa công nghệ sinh học cao vào phục vụ công tác tạo chọn giống mía mới, để có thể chủ động hơn trong công tác lai tạo, cũng như nâng cao hiệu suất lai tạo, giảm chi phí tạo chọn giống và đáp ứng nhu cầu giống mía mới ngày càng cao của sản xuất. 4) Bên cạnh công tác lai tạo giống, công tác nhập nội và trao đổi giống cũng rất cần thiết bởi lẽ kế thừa được thành tựu khoa học của các nước khác và hiện nay nhu cầu về giống lại rất cao, rất cấp bách. Đặc biệt, việc trao đổi giống vừa đỡ tốn ngoại tệ và ít mất thời gian để có được giống mía mới vừa thắt chặt được mối quan hệ hợp tác quốc tế. Nhập nội và trao đổi giống phải được quy về một đầu mối – giao cho một tổ chức nào đó và tuân thủ nguyên tắc nhập nội và trao đổi, quy định về kiểm dịch thực vật để nâng cao hiệu quả tuyển chọn giống và tránh tình trạng lây lan các loại sâu bệnh hại lạ, nguy hiểm cho sản xuất đại trà. 5) Tuyển chọn giống mía cho các vùng mía nguyên liệu dựa trên kiểu khí hậu và kiểu đất theo hướng năng suất cao, chất lượng tốt, rải vụ, chống chịu tốt điều kiện bất lợi của môi trường và đáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất. 6) Nghiên cứu tối ưu hóa về mặt kinh tế các biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp cho từng giống mía và từng tiểu vùng sinh thái (kể cả các biện pháp bảo vệ thực vật) để các giống mía mới có thể phát huy tối đa tiềm năng cho năng suất và chất lượng cao, chống chịu tốt điều kiện bất lợi của môi trường. 7) Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nước sản xuất mía đường trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực trao đổi, nhập nội giống và vật liệu di truyền, công nghệ sinh học áp dụng cho việc chọn tạo và nhân nhanh giống cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 8) Thiết lập hệ thống sản xuất và cung cấp mía giống đủ tiêu chuẩn đến tận từng vùng mía nguyên liệu. 9) Nghiêm túc thực hiện các quy định, nghị định, chế độ và chính sách về công tác giống mía./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chang, Y. S. (2001). “Crossing Strategy in Taiwan Sugarcane Breeding Program”, Rept. Taiwan Sugar Res. Inst., Vol. 173, pp.53-65. 2. Triphathi, B. K. (1999). “Coimbatore Sugarcane Breeding Institute”, International Sugar Journal. Vol. 101, No, 1201, pp. 67-71. 26 ... nghiên cứu giống mía thời kỳ tập trung vào nội dung sau: - Lai tạo, chọn dòng, khảo nghiệm, khu vực hóa phóng thích giống mía tạo chọn nước (giống VN) - Nghiên cứu tuyển chọn giống mía mới, suất... mẫu giống mía; đánh giá đặc điểm hình thái, đặc tính nông nghiệp công nghiệp số mẫu giống mía 2) Nghiên cứu, kết luận 40 giống mía bổ sung vào sản xuất (Bảng 1), nâng cao tỷ lệ giống cấu giống mía. .. mua giống mía mới, việc cung cầu giống mía chưa đáp ứng đủ phối hợp không nhịp nhàng KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Được quan tâm Nhà nước, cấp, ngành có liên quan, công tác nghiên cứu giống mía

Ngày đăng: 09/10/2015, 09:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w