1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

KẾT QUẢNGHIÊN cứu PHÒNG TRỪSÂU đục THÂN MÌNH HỒNG hại mía BẰNG THUỐC hóa học

3 350 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 215,35 KB

Nội dung

Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 06/2002, trang 16-18 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN MÌNH HỒNG HẠI MÍA BẰNG THUỐC HÓA HỌC Nguyễn Đức Quang Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát ĐẶT VẤN ĐỀ Sâu đục thân mình hồng (Sesamia inferens Walker*) là một trong những loài gây hại chủ yếu trong nhóm sâu đục thân hại mía ở vùng Đông Nam bộ. Hàng năm, nhóm sâu đục thân gây tổn thất khoảng 20-40% năng suất mía cây khi thu hoạch. Để phòng trừ sâu đục thân mía trên đồng, ngoài các biện pháp dùng giống chống chịu, kỹ thuật canh tác và các tác nhân sinh học thì việc sử dụng thuốc hóa học là biện pháp không thể thiếu được. Bài viết này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu phòng trừ sâu đục thân mình hồng hại mía bằng thuốc hóa học. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Thí nghiệm xử lý hom mía giống bằng thuốc hóa học Dùng các hom mía 2 mắt mầm bên trong có một sâu non hoặc một nhộng sâu đục thân mình hồng đem nhúng trong thuốc Padan 95SP (0,1%), Lannate 40 SP, Vibasu 40 EC (0,1%), nước lã trong 2 giờ và đối chứng không xử lý. Mỗi loại thuốc là một công thức với 3 lần lặp lại. Sau xử lý (SXL) kiểm tra tình trạng sâu non, nhộng bên trong. Hiệu lực các công thức thí nghiệm được hiệu đính bằng công thức Abbot. C-T Hiệu lực (%) = x 100 C Trong đó C là tỷ lệ sâu sống ở công thức đối chứng, T là tỷ lệ sâu chết ở công thức thí nghiệm. * Khảo sát hiệu lực của thuốc ở đồng ruộng. Thuốc thí nghiệm là Padan 4H, gồm 12 công thức, 3 lần lặp lại bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB). Mỗi ô thí nghiệm là hàng mía dài 2m, hàng mía cách nhau 1m. Công thức 1, 2, 3 và 4 được xử lý thuốc Padan 4 H ngay khi trồng với liều lượng tương ứng là 3, 4, 5 và 6 g/m (tương đương 30, 40, 50 và 60 kg/ha). Sâu đục thân mình hồng tuổi 3 được lây nhiễm vào thời gian sau trồng 1,5 tháng. Lượng lây nhiễm là 1con/cây. Công thức 5, 7, 9 và 11 xử lý thuốc Padan vào luống sau trồng 2 tháng với liều lượng tương ứng 3, 4, 5 và 6 g/m và lấp đất. Sâu đục thân mình hồng tuổi 3 được nhiễm 1con/cây vào thời điểm truớc khi xử lý (TXL) thuốc 1 tuần. Công thức 6, 8, 10 và 12 xử lý giống như các công thức 5, 7, 9 và 11 nhưng không lấp đất. Theo dõi tỷ lệ sâu chết sau lây nhiễm 7, 14, và 21 ngày. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Kết quả xử lý hom mía giống bằng thuốc hóa học Sau 2 giờ ngâm trong dung dịch các loại thuốc thí nghiệm kết quả cho thấy công thức sử dụng thuốc Padan 95 SP diệt được 51,5% sâu non và 66,7% nhộng. Ở 129 công thức xử lý thuốc Lannate 40 SP có tỷ lệ sâu chết cao hơn (53%), nhưng tỷ lệ nhộng chết lại thấp hơn và chỉ đạt 60,3%. Công thức xử lý thuốc Vibasu 40 EC có tỷ lệ sâu và nhộng chết đạt thấp nhất. Công thức nước lã chỉ có 3% sâu chết, còn nhộng lại không chết. Công thức đối chứng cả nhộng và sâu đều không chết (Bảng 1). Bảng 1: Kết quả xử lý hom giống mía bằng thuốc hóa học Thuốc thí nghiệm Tỷ lệ chết (%) SXL Sâu non 51,3 Nhộng 66,7 Lannate 40 EC 53,0 60,3 Vibasu 40 EC 30,0 33,3 Nước lã 3,0 0,0 Không xử lý 0,0 0,0 Padan 95 SP 2. Hiệu lực của thuốc Padan 4H ở đồng ruộng đối với sâu đục thân mình hồng Kết quả thu đuợc cho thấy các công thức xử lý thuốc ngay khi trồng (công thức 1, 2, 3, 4) có tỷ lệ sâu chết rất thấp. Sau lây nhiễm 7, 14 và 21 ngày tỷ lệ sâu chết do thuốc chỉ đạt 11,0 đến 18,0%. Chỉ tiêu này thấp hơn một cách có ý nghĩa khi so với hiệu lực của thuốc ở các công thức xử lý thuốc sau trồng 60 ngày (Bảng 2). Bảng 2. Hiệu lực của thuốc Padan 4H đối với sâu đục thân mình hồng ở đồng ruộng Công thức Liều lượng (kg/ha) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 30 40 50 60 30 30 40 40 50 50 60 60 Thời gian xử lý Thời gian thuốc sau trồng nhiễm sâu sau (ngày trồng (ngày) 0 45 0 45 0 45 0 45 60 53 60 53 60 53 60 53 60 53 60 53 60 53 60 53 CV% LSD% Tỷ lệ sâu chết (%) sau lây nhiễm 7 ngày 14 ngày 11,41 12,02 11,01 11,17 - 13,53 13,42 13,85 14,85 26,42 25,81 31,89 31,63 33,34 24,66 36,27 35,49 6,23 2,65 21 ngày 15,22 16,31 18,00 17,71 36,55 36,06 38,47 35,88 39,28 38,35 51,35 45,09 13,15 6,99 KẾT LUẬN - Dùng dung dịch thuốc Padan 95SP và Lannate 40SP nồng độ (0,1%) xử lý hom giống trong 2 giờ diệt được > 51,3% sâu non và > 60% nhộng sâu hồng sống trong hom giống. Đây là biện pháp dễ sử dụng, rẻ tiền và có hiệu quả cao để xử lý hom giống trong điều kiện trồng mía phân tán trước khi trồng. 130 - Dùng thuốc Padan 4H bón vào hàng mía ở liều lượng 60kg/ha sau khi sâu xuất hiện là liều lượng và thời điểm tốt nhất có hiệu quả diệt sâu hồng cao. Hiệu quả tăng lên khi thuốc xử lý được lấp đất đồng thời bảo vệ được các loài thiên địch có ích trong quần thể ruộng mía. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ty thuốc sát trùng Việt Nam (1998). Sổ tay sử dụng nông dược, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Đức Quang (2000). “Một số kết quả nghiên cứu về sâu đục thân mình hồng hại mía”, Tạp chí BVTV, số 5/2000, trang 15-18. 3. Nguyễn Huy Ước (1994). Kỹ thuật trồng mía, NXB Nông nghiệp Hà Nội 4. David H., Easwaramoorthy S., Yayanthi R. (1986). Sugarcane Entomology in India. Sugarcane Breeding Institute, Coimbatore, India. 5 Hill D. S. (1983). Agricultere insect pests of the tropics and their control. 2nd Ed. Cambridge University press: Cambridge, Newyork, New Rocheile, Melberne and Sydney. RESULT OF RESEARCH THE CONTROL METHOD OF PINK STEM BOERE BY INSECTISIDES (Summary) Nguyen Duc Quang Ben Cat Institute of Sugarcane Reseasrch In field and laboratory trials carried out at Institute of sugarcane Research on the efficacy of some insecticides against pink stem borer, Sesamia inferens Walker. Sugarcane cutting (with pink stem borer larvae or pupae inside) were dipped in solutions of 0,1% of Padan 95 SP, Lannate 40 SP and Vibasu 40 EC during 2 hours. The results indicated that solution of 0,1% of Padan 95 SP and lannate 40 SP gave over 50 and 60 % mortalities of larvae and pupae, respectively. Padan 4 H at 60kg/ha applied in the soil at 60 days after growing provided poor contol of pink stem borer. Its efficacy was in the range 25.8-36.3 and 36.1-51.4% at 14 and 21 days after application, respectively. * Loài Sesamia inference Walker đã được xác định lại là loài Sesamia sp. (2004) 131 ... lực thuốc Padan 4H đồng ruộng sâu đục thân hồng Kết thu đuợc cho thấy công thức xử lý thuốc trồng (công thức 1, 2, 3, 4) có tỷ lệ sâu chết thấp Sau lây nhiễm 7, 14 21 ngày tỷ lệ sâu chết thuốc. .. ruộng mía TÀI LIỆU THAM KHẢO Công ty thuốc sát trùng Việt Nam (1998) Sổ tay sử dụng nông dược, Nhà xuất Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh Nguyễn Đức Quang (2000) “Một số kết nghiên cứu sâu đục thân hồng. .. 18,0% Chỉ tiêu thấp cách có ý nghĩa so với hiệu lực thuốc công thức xử lý thuốc sau trồng 60 ngày (Bảng 2) Bảng Hiệu lực thuốc Padan 4H sâu đục thân hồng đồng ruộng Công thức Liều lượng (kg/ha) 10

Ngày đăng: 09/10/2015, 09:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN