ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA SÂU ĐỤC THÂN
MÌNH HỒNG LỚN SESAMIA SP.(LEP. : NOCTUIDAE) HẠI MÍA
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
TS. Nguyễn Đức Quang, KS. Trần Thị Mỹ Dung, KS. Dương Công Thống
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong số các loài sâu đục thân hại mía đã phát hiện thấy ở vùng Đông Nam
bộ, có 02 loài sâu đục thân mình hồng là sâu đục thân mình hồng lớn Sesamia sp.
và sâu đục thân mình hồng nhỏ Sesamia inferens Walker. Trong 2 loài này, loài sâu
đục thân mình hồng lớn Sesamia sp. chiếm ưu thế tuyệt đối về số lượng so với loài
sâu đục thân mình hồng nhỏ Sesamia inferens Walker; cùng với sâu đục thân mình
tím Phragmataecia castaneae Hub. và sâu đục thân 4 vạch Chilo sacchariphagus
Boj là những sâu hại mía quan trọng ở vùng Đông Nam bộ. Những nghiên cứu về
sâu đục thân mình hồng lớn Sesamia sp. ở nước ta chưa nhiều. Bài viết này cung
cấp kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu đục thân
mình hồng lớn hại mía.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu đục thân
mình hồng lớn (SĐTMHL) được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Mía Đường cũ (Trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường hiện nay), trong tủ sinh thái SANYO ML350H (ở nhiệt độ 25oC và 30oC, ẩn độ 80%) và trong điều kiện phòng thí nghiệm nhiệt
độ trung bình 29,6oC, ẩm độ 75,7%. Thức ăn cho sâu là mía và lúa. Hàng ngày thay
thức ăn, theo dõi sự lột xác phát triển của sâu thí nghiệm
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tập tính và hoạt động sống của các pha
Trứng của loài Sesamia sp. được đẻ ở phía trong bẹ lá giáp thân cây mía. Tỷ lệ
trứng đẻ ở bẹ lá cao nhất chiếm 79,4% tổng số. Tỷ lệ trứng đẻ ở 1/2 phía gốc mầm mía
đứng thứ 2 chiếm 20,0%. Một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 0,6%) đẻ trên phiến lá và gốc mía.
Trưởng thành cái đẻ trứng thành ổ, trứng được xếp 2 - 3 hàng song song. Các trứng
trong cùng một ổ được gắn với nhau thành một lớp liền, mỏng bằng một lớp keo dính
trong suốt. Khi nở sâu non đục 1 lỗ trên đỉnh của trứng và chui ra ngoài, sau khi nở sâu
non ăn vỏ trứng để lại nguyên hình vết ổ trứng ở vị trí ban đầu.
Sâu non tuổi 1 sống tập trung và ít di chuyển, chủ yếu ăn sương và nước đọng.
Sâu non tuổi 1 bắt đầu hại lớp biểu bì ở phía trong bẹ lá non. Sâu non tuổi 2 bắt đầu
phân tán, tìm những vị trí có biểu bì mềm thích hợp như ngọn, mầm mía để đục và xâm
nhập vào thân cây. Sâu non có đặc tính thích sống tập thể. Ở một đường đục trong thân
cây mía có thể có hàng chục sâu non cùng chung sống. Đường đục dọc thân cây có thể
kéo dài từ 4 tới 15 lóng, thỉnh thoảng đường đục trong thân phình to ra, đây là nơi tập
trung ẩn náu của sâu non. Sâu non ăn ruột thân cây và thải phân ra ngoài qua lỗ đục. Sâu
non tuổi 4 và tuổi 5 sau một thời gian gây hại có thể di chuyển sang cây khác để gây hại.
138
Tỷ lệ sâu non tuổi 1 bắt gặp ở bẹ lá, mầm mía và 1/3 phía ngọn của thân cây mía
thứ tự là 39,5; 36,0 và 19,6%. Tỷ lệ này đối với sâu non tuổi 2 tương ứng là 34,2; 37,3
và 25,7%. Sâu non tuổi 3 đến tuổi 6 sống chủ yếu trên mầm và thân cây mía (Bảng 1).
Bảng 1. Vị trí bắt gặp các pha phát dục của loài Sesamia sp.
trên mía ở vùng Đông Nam bộ (1999 - 2002)
Pha phát
dục
Trứng
Tỷ lệ cá thể bắt gặp ở các vị trí trên cây mía (%)
1/3 thân cây
½ mầm mía
Lá mía
Phiến Tổng số
Phía
phía
phía
phía gốc Bẹ lá
Phía gốc
lá
giữa
ngọn
ngọn
0
0,4
0
27,0
20,0
52,4
0,2
100,0
SN tuổi 1
19,6
2,0
1,6
32,5
3,5
39,5
1,3
100,0
SN tuổi 2
25,7
1,3
1,2
35,2
2,1
34,2
0,3
100,0
SN tuổi 3
24,5
0
23,7
39,5
10,6
1,7
0
100,0
SN tuổi 4
26,5
0
24,6
25,5
23,4
0
0
100,0
SN tuổi 5
31,0
0
25,3
13,2
30,5
0
0
100,0
SN tuổi 6
35,0
0
23,5
8,3
33,2
0
0
100,0
Nhộng
21,6
21,0
15,4
1,5
5,5
35,0
0
100,0
T. thành
12,4
28,1
4,5
5,5
6,2
4,5
38,8
100,0
Ghi chú: SN là sâu non, T. thành là trưởng thành
Sâu non cuối tuổi 6 có thể hóa nhộng ở bẹ lá, gốc mía hoặc ngay trong thân cây
mía. Tỷ lệ nhộng ở bẹ lá đạt cao nhất 35,0%, sau đó là ở 1/3 phía ngọn trong thân cây
21,6%. Tỷ lệ nhộng ở 1/3 phía gốc trong thân cây đứng thứ 3 đạt 21%. Còn ở 1/3 giữa
thân cây tỷ lệ nhộng bắt gặp chỉ là 15,4%. Trưởng thành phần lớn (38,8% tổng số) trú ẩn
trên phiến lá mía. Ở 1/3 thân cây mía phía gốc có thể bắt gặp khoảng 28,1% (Bảng 1).
2. Thời gian phát dục các pha và vòng đời của loài Sesamia sp.
Trứng hình bánh bao hơi dẹt, ở nhiệt độ 30oC, ẩm độ 80% thời gian phát dục của
pha trứng là 5,49 ± 0,48 ngày.
Sâu non tuổi 1 có màu phớt hồng, từ tuổi 2 đến tuổi 4 lưng có màu tía hồng
bụng có màu trắng. Sâu non tuổi 5 và tuổi 6 ở phía mặt lưng có màu tím hồng, phía
mặt bụng có màu trắng rất giống sâu đục thân mình tím. Các chân bụng và chân ngực
tương đối phát triển, trong đó phát triển nhất là đôi chân mông ở cuối đốt bụng. Hai
hàng lỗ thở chạy dọc theo thân sâu non và lộ rất rõ. Mảnh đầu ở tuổi 1, tuổi 2 và tuổi 3
có màu đỏ da cam và có màu đỏ tím ở các tuổi còn lại.
Ở nhiệt độ 30oC và ẩm độ 80% trong tủ sinh thái thức ăn là mía, pha sâu non trải
qua 5 lần lột xác và có 6 tuổi. Thời gian phát dục các tuổi không giống nhau. Sâu non
tuổi 1 và tuổi 2 có thời gian phát dục là ngắn nhất đạt trung bình tương ứng là 2,56 ±
0,38 và 2,64 ± 0,60 ngày. Sâu non tuổi 3 có thời gian phát dục trung bình đạt 3,46 ±
139
0,34 ngày. Sâu non tuổi 4, tuổi 5 có thời gian phát dục trung bình là 4,68 ± 0,44 và 5,72
± 0,46. Thời gian phát dục của sâu non tuổi 6 đạt trung bình 6,58 ± 0,42 ngày. Tổng thời
gian phát dục của pha sâu non trung bình đạt 25,64 ± 1,86 ngày (Bảng 2).
Bảng 2. Thời gian phát dục các tuổi sâu non loài Sesamia sp. trong điều kiện
khác nhau (tại Viện NCMĐ Bến Cát - Bình Dương, 1998 -2000)
Tuổi sâu
Phát dục
Sâu non tuổi 1
Thời gian phát dục các tuổi sâu non (ngày), nuôi ở các điều
kiện khác nhau, thức ăn bằng mía
Nuôi trong tủ sinh thái
Nuôi trong phòng
2,56 ± 0,38
2,8 ± 0,26
Sâu non tuổi 2
2,64 ± 0,60
4,1 ± 0,21
Sâu non tuổi 3
3,46 ± 0,34
4,6 ± 0,45
Sâu non tuổi 4
4,68 ± 0,44
5,3 ± 0,20
Sâu non tuổi 5
5,72 ± 0,46
7,1 ± 0,41
Sâu non tuổi 6
6,58 ± 0,42
-
Tổng pha sâu non
25,64 ± 1,86
23,9 ± 1,50
Nhiệt độ (oC)
Ẩm độ (%)
30
80
29,6
75,7
Nhộng được phủ 1 lớp phấn trắng, có màu nâu vàng đến nâu đen, phía đầu nhộng
có màu sáng hơn, lỗ thở không lộ rõ. Nhộng đực luôn có kích thước nhỏ hơn nhộng cái.
Trong điều kiện nhiệt độ 30oC, ẩm độ 80% thời gian phát dục của nhộng đạt 10,40 ± 1,2
ngày. Thời gian này kéo dài hơn (đạt 13,82 ± 0,78 ngày) khi ở nhiệt độ 25oC (Bảng 3).
Trưởng thành đực có kích thước nhỏ hơn trưởng thành cái. Cánh trước của
trưởng thành có màu da hươu, xếp lại như hình mái nhà. Cánh sau của trưởng thành có
màu trắng. Đôi râu đầu dạng sợi chỉ, phía cuối không phình to. Thời gian phát dục trung
bình trước đẻ trứng của trưởng thành cái trong điều kiện nhiệt độ 30oC, ẩm độ 80% là
2,33 ± 0,49 ngày (Bảng 3).
Bảng 3. Ảnh hưởng nhiệt độ đến thời gian phát dục các pha, vòng đời của
loài Sesamia sp. (tại Viện NCMĐ Bến Cát - BD, 1999 - 2000)
TT
Các pha phát
dục, vòng đời
Thời gian phát dục ở các điều kiện nuôi (ngày)
Nhiệt độ 25oC, ẩm độ 80%
Nhiệt độ 30oC, ẩm độ 80%
1
Trứng
7,31 ± 0,86
5,49 ± 0,48
2
Sâu non
35,26 ± 1,18
25,64 ± 1,86
3
Nhộng
13,82 ± 0,78
10,40 ± 1,20
4
Trước đẻ trứng
3,25 ± 0,36
2,33 ± 0,49
Vòng đời
59,64 ± 3,14
43,86 ± 2,26
140
Chênh lệch thời gian phát dục của pha sâu non ở điều kiện nhiệt độ 25oC và 30oC
là 9,62 ngày, dài gấp 1,37 lần. Chênh lệch thời gian phát dục của pha trưởng thành trước
đẻ trứng ở điều kiện nhiệt độ 25oC và 30oC là 0,62 ngày, dài gấp 1,22 lần.
Vòng đời tăng từ 43,86 ngày ở điều kiện nhiệt độ 30oC lên 59,64 ngày khi nhiệt
độ giảm xuống còn 25oC (Bảng 3).
3. Nhiệt độ khởi đầu phát dục của sâu đục thân mình hồng lớn Sesamia sp.
Sâu đục thân mình hồng lớn được nuôi trong phòng thí nghiệm ở 2 nhiệt độ cố
định 25oC và 30oC để tính nhiệt độ khởi điểm phát dục (ngưỡng dưới của sự phát
triển). Theo Iakhontov (1972), nhiệt độ khởi điểm của các pha trứng, sâu non, nhộng
và phát dục trước đẻ trứng của trưởng thành cái được tính như sau
T1t1 - T2t2
7,31 x 25 - 5,49 x 30
Pha trứng là: Ce = ------------ = ---------------------------- = 9,91oC
t1 - t2
7,31 - 5,49
T1t1 - T2t2 35,26 x 25 - 25,64 x 30
Pha sâu non là: Cl = ------------- = ---------------------------- = 11,67oC
t1 - t2
35,26 - 25,64
T1t1 - T2t2
13,82 x 25 - 10,40 x 30
Pha nhộng là: Cp = ------------ = ---------------------------- = 9,79oC
t1 - t2
13,82 - 10,40
T1t1 - T2t2
3,25x25 - 2,33x30
Pha trưởng thành là: Ci = ------------ = ------------------------- = 12,33oC
t1 - t2
2,85 - 2,33
Dựa vào nhiệt độ khởi điểm phát dục của các pha (Ce; Cl; Cp và Ci), thời gian
phát dục các pha và nhiệt độ nuôi trong thí nghiệm, đã tính được tổng nhiệt độ hữu
hiệu cần cho 1 vòng đời của loài sâu này là 831,62oC. Nghĩa là để hoàn thành 1 thế hệ,
loài sâu đục thân mình hồng lớn Sesamia sp. cần 831,62oC .
Theo số liệu nhiệt độ trung bình 15 năm (1983-1998) tại huyện Bến Cát, tỉnh
Bình Dương và ngưỡng nhiệt độ khởi điểm phát dục của các pha, đã tính được tổng
nhiệt độ hữu hiệu trong 1 năm của loài này là 5.670,64oC. Theo lý thuyết loài sâu đục
thân mình hồng lớn trong 1 năm ở vùng Bến Cát - Bình Dương phát sinh 6,81 thế hệ.
4. Khả năng sinh sản, tuổi thọ của trưởng thành loài Sesamia sp.
Ở nhiệt độ 30oC, ẩm độ 80% sau vũ hóa 2,33 ngày trưởng thành cái bắt đầu đẻ
trứng. Thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái kéo dài trong 4 ngày. Số trứng đẻ tập
trung chủ yếu vào ngày thứ 4 và thứ 5 sau vũ hoá. Ở ngày thứ 6 sau vũ hoá số trứng đẻ
trong 1 ngày của mỗi trưởng thành cái chỉ đạt 2,61 quả (Bảng 4). Tỷ lệ trưởng thành cái
luôn có xu hướng cao hơn trưởng thành đực trong cùng 1 điều kiện. Ở nhiệt độ 30oC, ẩm
độ 80% tỷ lệ trưởng thành cái đạt 50,7% và trưởng thành đực đạt 49,3% (Bảng 5).
Trong cùng điều kiện, tuổi thọ của trưởng thành đực luôn thấp hơn của trưởng
thành cái. Ở điều kiện nhiệt độ 30oC và ẩm độ là 80% tuổi thọ trưởng thành cái kéo dài
từ 6,5 đến 7,5 ngày trong khi trưởng thành đực tương ứng chỉ từ 4,2 đến 4,9 ngày. Trong
141
điều kiện cùng ẩm độ nhưng nhiệt độ là 25oC, tuổi thọ của trưởng thành cái tăng lên đạt
7,9 ± 0,7 ngày và tuổi thọ trưởng thành đực cũng tăng từ 4,5 ± 0,5 lên 5,1 ± 0,5 ngày.
Bảng 4. Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái loài Sesamia sp.
(tại Viện NCMĐ Bến Cát - Bình Dương, 1999 - 2001)
Ngày thứ 3
Số
(%)
trứng
Lượng trứng đẻ sau vũ hóa
Ngày thứ 4
Ngày thứ 5
Số
Số
(%)
(%)
trứng
trứng
5.432
1.235
22,7
2.372
43,7
1.749
32,2
76
1,4
10
2.546
405
15,9
988
38,8
1.119
44,0
34
1,3
20
4.470
902
20,2
2.203
49,3
1.334
29,8
31
0,7
10
2.279
430
18,9
902
39,6
931
40,8
16
0,7
43,90
85,55
34,86
2,61
1,06
Cặp
theo
dõi
Tổng
trứng
đẻ
20
TB/cặp 245,45
49,53
20,18 107,75
Ngày thứ 6
Số
(%)
trứng
Ghi chú: Điều kiện nhiệt độ 30oC, ẩm độ 80%, TB: Trung bình
Bảng 5. Tuổi thọ và tỷ lệ giới tính của pha trưởng thành loài Sesamia sp.
(tại Viện NCMĐ Bến Cát - Bình Dương, 1999 - 2000)
Điều
kiện
Nhiệt độ
30oC,
ẩm độ
80%
Nhiệt độ
25oC,
ẩm độ
80%
Đợt thí
nghiệm
Tuổi thọ của trưởng thành (ngày)
Cá thể cái
Cá thể đực
Tỷ lệ giới tính (%)
Cá thể cái Cá thể đực
Đợt 1
7,5 ± 0,3
4,2 ± 0,3
49,5
50,5
Đợt 2
7,3 ± 0,2
4,9 ± 0,2
51,2
48,8
Đợt 3
6,5 ± 0,4
4,4 ± 0,1
51,4
48,6
Trung bình
7,1 ± 0,7
4,5 ± 0,5
50,7
49,3
Đợt 1
8,4 ± 0,5
5,1 ± 0,4
50,5
49,,5
Đợt 2
7,5 ± 0,6
4,8 ± 0,3
50,2
49,8
Đợt 3
7,8 ± 0,7
5,4 ± 0,4
50,9
49,1
Trung bình
7,9 ± 0,7
5,1 ± 0,5
50,5
49,5
5. Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và phát triển loài Sesamia sp.
Trong điều kiện nuôi bằng lúa loài Sesamia sp. vẫn có khả năng sinh trưởng và
phát dục bình thường. Thời gian phát dục của các pha trứng, sâu non, nhộng và trước
đẻ trứng nuôi bằng lúa kéo dài hơn khi được nuôi bằng mía.
Thời gian phát dục của sâu non tuổi 6 nuôi bằng lúa là 10,38 ± 0,86 ngày
trong khi nuôi bằng mía chỉ đạt 6,58 ± 0,4 ngày, nhưng kích thước cá thể của sâu
non ở các tuổi nuôi bằng lúa nhỏ hơn kích thước tương ứng của chúng khi nuôi
bằng mía (Bảng 6).
142
Thời gian phát dục của pha nhộng khi nuôi bằng mía là 9,2 ngày còn khi nuôi
bằng lúa kéo dài tới 13,25 ± 0,95. Kích thước thân nhộng nuôi bằng lúa nhỏ hơn kích
thước thân nhộng nuôi bằng mía (Bảng 6).
Bảng 6. Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, phát triển loài Sesamia sp.
(tại Viện NCMĐ Bến Cát - Bình Dương, 1999 - 2000)
Nuôi bằng lúa
Nuôi bằng mía
Kích thước
Thời gian phát
Thời gian phát dục
chiều dài thân
dục (ngày)
(ngày)
(mm)
7,61 ± 0,21
1,10 ± 0,05
5,49 ± 0,50
Pha phát dục
Kích thước chiều
dài thân (mm)
Trứng
0,96 ± 0,01
SN tuổi 1
2,61 ± 0,20
3,12 ± 0,04
2,85 ± 0,80
2,56 ± 0,40
SN tuổi 2
4,86 ± 0,30
4,85 ± 0,02
6,25 ± 2,10
2,64 ± 0,60
SN tuổi 3
9,34 ± 0,10
4,38 ± 0,04
10,84 ± 2,20
3,46 ± 0,30
SN tuổi 4
15,22 ± 0,30
6,64 ± 0,13
16,9 ± 2,80
4,68 ± 0,40
SN tuổi 5
21,47 ± 1,00
8,21 ± 0,64
24,57 ± 3,70
5,72 ± 0,50
SN tuổi 6
27,54 ± 1,50
10,38 ± 0,86
31,69 ± 2,10
6,58 ± 0,40
Pha SN
-
37,58 ± 2,16
-
25,64 ± 1,90
Nhộng
15,31 ± 0,90
13,25 ± 0,95
19,21 ± 1,10
10,40 ± 1,20
Trước ĐT
-
2,60 ± 0,54
-
2,33 ± 0,50
Vòng đời
Nhiệt độ (oC)
Ẩm độ (%)
30
80
61,04 ± 2,59
30
80
30
80
43,86 ± 2,30
30
80
Ghi chú: - SN: Sâu non, Trước ĐT: Trước đẻ trứng,
Vòng đời của loài Sesamia sp. nuôi bằng lúa kéo dài trung bình đạt 61,04 ±
2,59 ngày và nuôi bằng mía chỉ đạt 43,86 ± 2,3 ngày (Bảng 6).
KẾT LUẬN
Trưởng thành cái loài Sesamia sp. đẻ trứng vào phía trong bẹ lá, thành ổ gồm 23 hàng xếp song song. Sâu non sống tập trung, trong đó sâu non tuổi 1 sống ở bẹ lá và
mầm mía. Từ tuổi 2, sâu non phân tán đục vào thân cây. Sâu non tuổi cuối hóa nhộng
ở bẹ lá, gốc mía hoặc ngay trong thân cây mía. Trưởng thành loài Sesamia sp. Trú ẩn
trong ruộng mía trên gốc các lá già.
Sâu non loài Sesamia sp. Nuôi trong tủ sinh thái (30oC, ẩm độ 80%) có 6 tuổi, nuôi
trong phòng thí nghiệm (trung bình 29,6oC, ẩm độ 75,7%) chỉ có 5 tuổi. Thời gian phát
dục của các tuổi tăng dần theo tuổi của sâu non. Tỷ lệ và thời gian phát dục của trưởng
thành cái luôn cao hơn trưởng thành đực. Vòng đời loài Sesamia sp. tăng từ 43,86 ngày
nuôi ở điều kiện 30oC và ẩm độ 80% lên 59,64 ngày nuôi ở 25oC. Vòng đời loài Sesamia
sp. nuôi bằng lúa dài hơn nuôi bằng mía và trung bình tương ứng là 61,04 và 43,86 ngày.
Tổng nhiệt độ hữu hiệu cần cho 1 vòng đời của loài sâu này là 831,62oC, theo lý thuyết tại
vùng Bến Cát- Bình Dương trong 1 năm loài sâu này phát sinh 6,8 thế hệ.
143
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Ngọc Diệp (2003). Nghiên cứu sâu đục thân mía và biện pháp phòng trừ chúng ở vùng Đông
Nam bộ, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp 1 - Hà Nội.
2. Cao Anh Đương (1998). Thành phần côn trùng ký sinh và bắt mồi ăn thịt sâu đục thân hại mía.
Đặc điểm sinh học, sinh thái bọ đuôi kẹp sọc Anisolabis annulipes Luca và ong đen Telenomus
sp. Trong vụ mía Đông Xuân 1997-1998 tại Viện Nghiên cứu Mía đường tỉnh Bình Dương, Luận
án Thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, tr. 64 - 69.
3. Iakhontov V.V (1972). Sinh thái học côn trùng (Phạm Bình Quyền và Lê Đình Thái dịch), Nhà
xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Phạm Văn Lầm (1997). Những phương pháp điều tra thu thập thiên địch của sâu hại cây
trồng Nông nghiệp, Phương pháp nghiên cứu Bảo vệ Thực vật - Tập 1, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội tr. 21-29.
5. Nguyễn Đức Quang (2000), “Một số kết quả nghiên cứu về sâu đục thân mình hồng hại
mía”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 5/2000, tr. 15-18.
6. Nguyễn Đức Quang (2003). “Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu đục thân mình hồng lớn,
Sesamia sp. Hại mía ở vùng Đông Nam bộ”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số
10/2003, tr. 1290-1292.
7. Viện Nghiên cứu Mía đường Bến Cát (1999). Kết quả nghiên cứu khoa học 1995-1999 (Tài
liệu lưu hành nội bộ).
8. Rao V. P. (1964). “Survey for natural enemies of sugarcane borers in India”, Rep. Commonw.
Inst. Biol. Control. Bangalore., 98pp.
BIO-ECOLOGICAL CHARACTERISTICS OF THE PINK BORER, SESAMIA
SP. (LEP. : NOCTUIDAE) DAMAGING ON SUGARCANE
IN THE SOUTHEAST OF VIET NAM
(Summary)
Dr. Nguyen Duc Quang, Eng. Tran Thi My Dung, Eng. Duong Cong Thong
Sugar and Sugarcane Research and Development Center
There are two species of pink borers recorded feeding on sugarcane, namely
Sesamia sp. (the big pink borer) and Sesamia inferens Walker (the small pink borer).
The big pink borer, Sesamia sp. is considered one of three importance stem
borers damaging sugarcane in the Southeast region of Vietnam. Study on biology and
ecology of the big pinh borer was conducted at Institute of sugarcane Research during
1999 – 2000.
The life cycle of the big pink borer varies depending upon the temprature and
food. The duration of the egg, larva, pupa, and pre-oviposition periods decreased from
7.31 to 5.49, 35.26 to 25.64, 13.82 to 10.4 and 3.25 to 2.33 days, respectively, when
temprature increased from 25oC to 30oC. The lifetime of female adult is longer than
male adult. The female adults laid an average of 227.7 – 244.1 eggs during the
lifetime.
The life cycle was shoter at 30oC (43,86 days) and longer at 25oC (59,64 days).
The big pink borer completes its life cycle in from 43.86 days when reared on
sugarcane stem to 61.04 days when reared on rice stem. The big pink borer over 6.81
generation per year in Binh Duong Province.
144
... mía , Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 5/2000, tr 15-18 Nguyễn Đức Quang (2003) Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học sâu đục thân hồng lớn, Sesamia sp Hại mía vùng Đông Nam bộ , Tạp chí Nông nghiệp... bắt mồi ăn thịt sâu đục thân hại mía Đặc điểm sinh học, sinh thái bọ đuôi kẹp sọc Anisolabis annulipes Luca ong đen Telenomus sp Trong vụ mía Đông Xuân 1997-1998 Viện Nghiên cứu Mía đường tỉnh... (Bảng 3) Nhiệt độ khởi đầu phát dục sâu đục thân hồng lớn Sesamia sp Sâu đục thân hồng lớn nuôi phòng thí nghiệm nhiệt độ cố định 25oC 30oC để tính nhiệt độ khởi điểm phát dục (ngưỡng phát triển)