1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

MỘT sốkết QUẢNGHIÊN cứu vềsâu đục THÂN MÌNH HỒNG hại mía

4 267 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 233,19 KB

Nội dung

Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 05/2000, trang 15-18 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SÂU ĐỤC THÂN MÌNH HỒNG HẠI MÍA Nguyễn Đức Quang Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát Phạm Văn Lầm Viện Bảo vệ Thực vật ĐẶT VẤN ĐỀ Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát, hiện nay ít nhất có 6 loài sâu đục thân gây hại ở các tỉnh miền Đông Nam bộ. Hàng năm theo ước tính, nhóm sâu đục thân đã làm giảm từ 20-40% năng suất mía (Đỗ Ngọc Diệp và CTV, 1999). Trong các sâu đục thân hại mía, sâu đục thân mình hồng Sesamia inference Walker* (Lep: Noctuidae) là loại phổ biến nhất ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở vùng Đông Nam bộ (Rao và nnk, 1969; Nguyễn Đức Quang, 1997). Cho đến nay, những nghiên cứu về sâu đục thân mình hồng (SĐTMH) trên mía đã công bố còn rất hạn chế. Bài viết này cung cấp một số kết quả nghiên cứu về loài sâu này trên mía ở miền Đông Nam bộ. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các nghiên cứu được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát từ năm 1997 đến 1999. Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học của SĐTMH được tiến hành theo phương pháp chung về nghiên cứu côn trùng trong phòng thí nghiệm. Các theo dõi về quy luật phát sinh, diễn biến số lượng của SĐTMH được tiến hành tại khu đồng mía của Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát. Điều tra định kỳ trên 4 ruộng điển hình của khu đồng mía. Trên mỗi ruộng mía điều tra 5 điểm chéo góc tịnh tiến không lặp lại. Mỗi điểm điều tra 5 mét dài của hàng mía, đếm tổng số cây mía, số cây bị hại, chẻ cây xác định số lượng sâu. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Đặc điểm gây hại của SĐTMH trên mía. Trứng được đẻ ở mặt trong của bẹ lá, nên sâu non mới nở tập trung thành từng đám và gây hại ở phía bên trong bẹ lá. Đến tuổi 2 hoặc tuổi 3 sâu non mới phát tán từ bẹ lá đục vào ngọn hoặc thân cây mía. SĐTMH gây hại triệu chứng héo đọt trên mía mầm và triệu chứng khô bẹ lá trên cây mía già. Sâu non thường đục vào các lóng giữa thân hoặc lóng có bẹ lá xanh dưới cùng. Có thể từ 1 đến vài chục con sâu non cùng gây hại trên 1 cây; khi thức ăn khan hiếm, sâu non mới phát tán chuyển sang cây bên cạnh gây hại. Trong 1 cây mía, sâu non có thể đục ăn trung bình qua 1-2 lóng, cây bị hại thường có nhiều phân vàng ướt đùn ra. 2. Thời gian phát dục và vòng đời của SĐTMH trên mía Trong điều kiện phòng thí nghiệm ở Bến Cát, thời gian phát dục của trứng kéo dài trung bình 5,6 ngày (Bảng 2). 121 Sâu non của SĐTMH có 5 tuổi. Thời gian phát dục của từng tuổi khác nhau. Sâu non tuổi 1 có thời gian phát dục ngắn nhất (trung bình 2,8 ngày). Sâu non tuổi 5 có thời gian phát dục dài nhất, trung bình tới 7,1 ngày. Thời gian phát dục của cả pha sâu non kéo dài trung bình 23,9 ngày (Bảng 1) Bảng 1. Thời gian phát dục của các tuổi sâu non loài Sesamia inferens Walker* Thời gian phát d ục (ng ày) Tuổi sâu non Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Cả pha Phạm vi biến động Trung bình 2-4 4-5 4-6 5-6 6-8 21-29 2,8 ± 0,26 4,1 ± 0,21 4,6 ± 0,45 5,3 ± 0,20 7,1 ± 0,41 23,9 ± 1,50 Ghi chú: Trong điều kiện nhiệt độ là 29,60± 0,780C và ẩm độ là 75,7% Thời gian phát dục của pha nhộng kéo dài trung bình 10,2 ngày. Trưởng thành cái vũ hoá xong không đẻ trứng ngay. Thời gian phát dục trước đẻ trứng của ngài cái trung bình 4,8 ngày. Do đó, thời gian vòng đời của sâu đục thân mình hồng nuôi bằng mía trong phòng thí nghiệm kéo dài trung bình 44,5 ngày (Bảng 2). Sau khi đẻ trứng khoảng 2-3 giờ thì trưởng thành chết. Bảng 2. Vòng đời sâu đục thân mình hồng Sesamia inferens Walker* Tuổi sâu non Thời gian phát dục (ngày) Phạm vi biến động Trứng 4-6 Sâu non 21-29 Nhộng 10-11 Phát dục trước đẻ trứng 4-6 Vòng đời 39-52 0 Ghi chú: - Nhiệt độ là 29,6 ± 0,780C. - Ẩm độ là 75,7%. Trung bình 5,6 ± 0,51 23,9 ± 1,5 10,2 ± 0,47 4,8 ± 0,32 44,5 ± 2,59 3. Tập tính và khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái Trưởng thành cái đẻ trứng vào ban đêm sau khi đã giao phối. Ở ngoài tự nhiên, chúng thường đẻ trứng vào mặt phía trong của bẹ lá mía, trứng được đẻ nhiều nhất trên các mầm mía vô hiệu. Do đó các giống mía có đặc tính đẻ nhiều nhánh vô hiệu (như ROC 10) thường bị hại nặng. Trứng được xếp 2-3 hàng/ổ. Một ổ trứng thường có 30-100 trứng (có thể tới 144 trứng). Một trưởng thành cái đẻ trung bình 163 trứng, nhiều nhất đã quan sát được 340 trứng. 122 4. Quy luật phát sinh gây hại và diễn biến số lượng của SĐTMH trên mía Kết quả theo dõi ở Bến Cát nói riêng và vùng Đông Nam bộ nói chung cho thấy SĐTMH thường có 6 lứa trong một năm phá hại trên mía như sau: - Lứa thứ nhất: Từ cuối tháng 12 năm trước, rộ nhất ở tháng 1 đầu tháng 2. Là lứa có mật độ sâu cao nhất, là nguồn sâu chính lây sang vụ sau. Sâu non chủ yếu gây hại trên cây mía già hoặc cây mía mầm vô hiệu (mầm nước). Trên các ruộng mía thu hoạch chậm, trồng muộn hoặc làm cỏ không kỹ. - Lứa thứ hai: Từ cuối tháng 2, rộ nhất giữa tháng 3. Sâu non chủ yếu phá mía ở giai đoạn cây non 2-3 tháng tuổi. - Lứa thứ ba: Từ cuối tháng 3, rộ nhất cuối tháng 5, là lứa sâu đầu vụ mưa quan trọng nhất, quyết định mật độ sâu tiếp theo. Sâu non gây hại chủ yếu trên các ruộng giống nhiễm, sinh trưởng nhanh, ở giai đoạn đầu làm lóng vươn cao mạnh. - Lứa thứ tư: Từ cuối tháng 6, rộ nhất giữa tháng 7, sâu non gây hại chủ yếu trên các lóng giữa thân của cây mía có 4-6 lóng. Đây là lứa sâu gây hại nặng nhất cho sản xuất. -Lứa thứ năm: Từ giữa tháng 8, rộ nhất cuối tháng 9, sâu non gây hại chủ yếu trên các lóng gần ngọn (khoảng lóng thứ 4 từ ngọn xuống) của cây mía có 7-9 lóng. - Lứa thứ sáu: Từ giữa đến cuối tháng 10, rộ nhất giữa tháng 11, đầu tháng 12, sâu non gây hại chủ yếu trên cây mía già hoặc trên mầm nước. Kết quả theo dõi mật độ của SĐTMH trong các năm 1997-1999 cho thấy thời gian từ giữa tháng 2 đến hết tháng 4 SĐTMH có mật độ quần thể thống nhất trong năm. Trên 100m hàng mía, trung bình có 2,6-17,3 sâu non. Mật độ quần thể SĐTMH bắt đầu gia tăng từ giữa tháng thứ 7 đạt mật độ khoảng 63,0 con/100m hàng mía, giữa tháng 11 đạt khoảng 63,3-77,0 con/100m hàng mía. Mật độ quần thể của SĐTMH đạt cao nhất vào tháng 1 tới 82,3 con/100m hàng mía (Hình 1) 90 80 M?t đ? (con/100m) 70 60 50 40 30 20 10 0 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 47 Th?i gian Hình 1:Diễn biến mật độ sâu đục thân mình hồng trong 3 năm 1997-1999 123 KẾT LUẬN SĐTMH là loài gây hại phổ biến trên mía ở vùng Đông Nam bộ. Trong điều kiện phòng thí nghiệm (29,60C và 75% ẩm độ) nuôi bằng mía, SĐTMH có thời gian vòng đời trung bình 44,5 ngày. Khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái không cao, trung bình 163 trứng/1 con cái. Ở vùng Đông Nam bộ, SĐTMH phát sinh 6 lứa trong một năm gây hại trên mía. Mật độ quần thể của SĐTMH trên mía thấp nhất (2,6-3,3 con/100m hàng mía) vào tháng 4 và cao nhất (82,3 con/100m hàng mía) vào tháng 1 hàng năm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Ngọc Diệp và CTV (1999). Báo cáo khoa học của Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát (tài liệu nội bộ). 2. Nguyễn Đức Quang (1997). Nhận xét bước đầu sâu đục thân mía miền Đông Nam bộ, Tạp chí BVTV số 2, trang 11-15. 3. Rao và nnk (1969). Sesamia species as pests of sugarcane in “pests of sugarcane”, pp. 207-221. STUDY ON THE PINK BORER, SESAMIA INFERENS WALKER IN SUGARCANE (Summary) Nguyen Duc Quang Ben Cat Institute of Sugarcane Research Pham Van Lam National Institute of Plant Protection Sesamia inferens Walker (Lep: Noctuidae) in the most common species of stem borers in sugarcane in the southeastern region of Vietnam. Studies on its biology and seasonal history were carried out at the Institute of sugarcane research during 1997-1999. The pink borer completes its life cycle in 44,5 days under laboratory condition (29,60C, 75% RH). The female adults laid an average of 163 eggs during their lifetime. Sesamia inferens Walker population in sugarcane decreased in the period from February to April. From may, its population gradually increased and reached 3 peaks in July, November and January every year. Among these peaks of population, the peak in January was highest. * Loài Sesamia inference Walker đã được xác định lại là loài Sesamia sp. (2004). 124 ... thời gian vòng đời sâu đục thân hồng nuôi mía phòng thí nghiệm kéo dài trung bình 44,5 ngày (Bảng 2) Sau đẻ trứng khoảng 2-3 trưởng thành chết Bảng Vòng đời sâu đục thân hồng Sesamia inferens... 1:Diễn biến mật độ sâu đục thân hồng năm 1997-1999 123 KẾT LUẬN SĐTMH loài gây hại phổ biến mía vùng Đông Nam Trong điều kiện phòng thí nghiệm (29,60C 75% ẩm độ) nuôi mía, SĐTMH có thời gian... có lứa năm phá hại mía sau: - Lứa thứ nhất: Từ cuối tháng 12 năm trước, rộ tháng đầu tháng Là lứa có mật độ sâu cao nhất, nguồn sâu lây sang vụ sau Sâu non chủ yếu gây hại mía già mía mầm vô hiệu

Ngày đăng: 09/10/2015, 09:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w