1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHẢNĂNG CHỐNG CHỊU đối sâu đục THÂN MÌNH HỒNG của một SỐGIỐNG mía có TRIỂN VỌNG

4 375 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 219,2 KB

Nội dung

Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 5/2002, trang 3-6 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU ĐỐI SÂU ĐỤC THÂN MÌNH HỒNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG MÍA CÓ TRIỂN VỌNG Nguyễn Đức Quang Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát Phạm Văn Lầm Viện Bảo vệ Thực vật ĐẶT VẤN ĐỀ Sâu đục thân mình hồng (Sesamia inferens Walker) là một trong những loài sâu đục thân quan trọng gây thiệt hại nặng cho mía ở vùng miền Đông Nam bộ. Sâu đục thân mình hồng không những làm giảm năng suất mía trên đồng mà còn tạo ra các vết thương cơ giới là lỗ đục trên thân cây, nơi dễ dàng cho các loài vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, phát triển, góp phần làm giảm chất lượng mía khi thu hoạch. Để phòng trừ các loại sâu đục thân mía nói chung và loài sâu đục thân mình hồng nói riêng, chúng tôi đã nghiên cứu khả năng chống chịu sâu hại của một số giống mía có triển vọng hiện đang trồng phổ biến ở vùng miền Đông Nam bộ. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu tính chống chống chịu sâu Sesamia inferens Walker của một số giống mía. PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CÚU - Thí nghiệm trong chậu: Có 10 giống mía được dùng làm thí nghiệm. Mỗi giống trồng trong 3 chậu (tương đương 3 lần lặp lại). Các chậu được sắp xếp theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên. Sau trồng 2 tháng, chọn mỗi chậu 5 cây khoẻ để nhiễm sâu đục thân. Một cây được nhiễm 1 sâu non tuổi 3 (sâu có trọng lượng tương đương nhau) vào nách lá dương 3. Theo dõi tỷ lệ cây bị héo ngọn, số sâu sống và trọng lượng sâu non ở thời điểm 7, 14 và 21 ngày sau khi nhiễm. - Thí nghiệm trong phòng: Mỗi giống mía chọn 13 đoạn thân, bóc sạch lá, dài 1 m tính từ ngọn (mía ở 7 tháng tuổi), các đoạn mía này được đặt trên giá theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên. Mỗi đoạn tương ứng 1 lần nhắc lại. Chọn các sâu non tuổi 3 khoẻ (cùng trọng lượng) đem nhiễm vào lóng thứ 4 và 8 từ ngọn xuống (mỗi điểm 1 sâu). Sau nhiễm sâu 10 ngày tiến hành chẻ cây đánh giá mức độ gây hại. - Lấy mẫu bị hại của các giống để phân tích trong phòng thí nghiệm đánh giá mối tương quan giữa tỷ lệ xơ và tỷ lệ lóng bị hại của các giống. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Thí nghiệm chậu vại Kết quả theo dõi cho thấy sau khi nhiễm sâu 7 ngày, tỷ lệ ngọn héo của giống K84-200 đạt thấp nhất (58%). Giống VN84-4137 có tỷ lệ ngọn héo đạt 59,1%. Giống ROC16 có tỷ lệ này cao nhất và là 83,5%. Các giống còn lại có tỷ lệ ngọn bị héo do sâu đục thân mình hồng đạt loại trung bình (62,4 - 80,8%) (Bảng 1). Vào thời điểm 14 ngày sau khi nhiễm sâu, tỷ lệ ngọn bị héo của K84-200 vẫn là thấp nhất (68,7%), sau đó là tỷ lệ nõn héo của giống VN84-4137 (71,71%). Các giống ROC16, VN84-422, ROC10 có tỷ lệ ngọn héo đạt cao nhất và đạt 88,6% - 90,2%. Các giống còn lại có tỷ lệ ngọn héo đạt từ 73,1% đến 86,7% (Bảng 1). 125 Kết quả theo dõi đến ngày thứ 21 sau nhiễm sâu cho thấy tỷ lệ ngọn bị héo của các giống K84-200 và giống VN84-4137 vẫn chỉ đạt thấp nhất là 70,7-71,1%. Các giống ROC16, VN84-422, ROC10 có tỷ lệ ngọn héo cao nhất và đạt cao hơn 91,1%. Các giống còn lại có tỷ lệ ngọn héo từ 78,7 đến 89,7% (Bảng 1). Bảng 1. Tỷ lệ ngọn mía bị héo sau khi lây nhiễm sâu đục thân mình hồng Giống mía thí nghiệm K84-200 VN84-4137 VN85-1859 R570 R579 VN85-1427 VĐ63-237 ROC 10 VN84-422 ROC 16 CV% LSD0.05 Tỷ lệ ngọn bị héo (%)ở các thời điểm thí nghiệm Sau 7 ngày Sau 14 ngày Sau 21 ngày 68,7 a 70,7 a 58,0 a 71,1 a 59,1 a 71,1 a 72,7 ab 74,3 ab 78,7 ab 75,4 ab 79,2 ab 62,4 ab 62,4 ab 73,1 ab 80,1 ab 86,7 ab 86,7 b 80,0 ab 89,7 b 80,8 ab 81,6 ab 67,8 ab 90,0 ab 91,1 b 88,6 ab 93,3 b 77,1 ab 93,9 b 90,2 b 83,5 b 18,5 13,89 10,06 2,28 19,05 14,23 Như vậy thí nghiệm chậu vại cho thấy các giống mía K84-200 và VN84-4137 bị hại nhẹ hơn các giống mía khác cùng thí nghiệm. 2. Kết quả thí nghiệm trong phòng Sau khi nhiễm sâu đục thân mình hồng 10 ngày, hai giống mía K84-200 và VN85-1427 có tỷ lệ lóng bị hại đạt thấp nhất (24,7%). Chỉ tiêu này của các giống mía R579, ROC16, VĐ63-237 đạt cao nhất và biến động 32-36,7%. Các giống mía khác còn lại có tỷ lệ hại đạt 28-30% (Bảng 2). Bảng 2. Mức độ sâu đục thân mình hồng gây hại trên các giống mía trong phòng thí nghiệm Giống mía VN85-1427 K84-200 VN84-4137 VN84-422 VN85-1859 R570 ROC 10 ROC 16 R579 VĐ63-237 CV% LSD0.05 126 Tỷ lệ lóng bị hại (%) 24,7 a 24,7 a 28,0 ab 28,7 ab 30,0 ab 30,0ab 29,3 ab 36,7 b 32,0 b 34,7 b 12,06 6,302 Kích thước sâu đục Chiều rộng (cm) Chiều dài (cm) 1,01 a 10,65 a 0,77 a 12,49 a 1,00 a 16,37 ab 0,84 a 13,31 a 1,09 a 27,41 b 1,00 a 23,13 b 0,73 a 13,71 a 0,87 a 15,53 ab 0,82 a 13,33 a 0,86 a 17,90 ab 18,61 18,31 0,387 5,1177 Chiều rộng vết đục trong thân của các giống mía thay đổi từ 0,73 đến 1,09cm. Tuy vậy, sự sai khác này không có ý nghĩa khi so sánh theo tính toán thống kê. Chiều dài vết đục của sâu đục thân mình hồng trong các giống mía thí nghiệm thì rất khác nhau. Vết đục trong thân trên giống mía VN85-1859 và giống R570 đạt dài nhất, tương ứng là 27,41 cm và 13,13cm (Bảng 2). Như vậy, tỷ lệ lóng bị sâu đục thân mình hồng hại và kích thước đường đục trên các giống mía không có mối tương quan. 3. Tương quan giữa tỷ lệ xơ và mức độ gây hại của sâu đục thân mình hồng trên các giống mía Kết quả xác định tỷ lệ xơ trong thân các giống mía cho thấy tỷ lệ xơ trong thân và tỷ lệ lóng bị sâu đục thân mình hồng hại có tương quan nghịch với nhau. Những giống mía có tỷ lệ xơ trong thân cao thì tỷ lệ lóng bị hại thấp. Ngược lại giống R579 có tỷ lệ xơ trong thân thấp nhất (10,10%) thì bị sâu đục thân mình hồng hại đạt tỷ lệ là cao nhất (Bảng 3). Bảng 3. Tương quan giữa tỷ lệ xơ và tỷ lệ lóng bị đục khi mía 7 tháng tuổi TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Giống mía R579 VN85-1859 ROC10 ROC16 VN84-422 VN84-4137 R570 VĐ63-237 VN85-1427 K84-200 Tỷ lệ xơ (%) 10,10 10,18 10,42 10,75 11,05 11,30 11,38 11,50 11,56 12,29 Tỷ lệ lóng bị đục (%) 12,88 7,69 5,78 2,15 1,13 1,79 2,76 3,81 10,07 0,65 Phương trình tương quan giữa tỷ lệ xơ trong thân và tỷ lệ lóng bị đục đã xác định được là Y = -0,1415 + 11,615 với hệ số tương quan là R=0,787 (tương quan này là tương quan chặt R>0,7) ở mức xác xuất 95%. Mối tương quan này được biểu diễn ở Hình 1. Những quan sát đặc điểm hình thái ở điều kiện đồng ruộng do thấy giống mía K84-200 có bẹ lá ôm sát thân và không tự bong lá trong quá trình sinh trưởng. Còn giống mía VN84-4137 có bẹ lá ôm sát thân và có phủ lông dày, là những điểm không phù hợp cho tập tính đẻ trứng của sâu hồng. KẾT LUẬN - Trong 10 giống mía thí nghiệm, giống K84-200 và VN84-4137 tỏ ra có khả năng chống chịu sâu đục thân mình hồng cao; giống R579, ROC16, ROC10, VN84422 và VĐ63-237 có khả năng chống chịu sâu đục thân mình hồng kém. - Tỷ lệ xơ trong thân của 10 giống mía tham gia thí nghiệm có tương quan nghịch với khả năng chống chịu sâu đục thân mình hồng theo phương trình y = -0,1415 + 11,651 với hệ số tương quan là R = 0,787. - Những giống có đặc điểm bẹ lá ôm chặt thân không tự bong ra trong quá trình sinh trưởng và có nhiều lông thì khả năng chống chịu sâu đục thân mình hồng cao hơn. 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Viện Nghiên cứu Mía Đường (2001). Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học năm 19952000 (Tài liệu lưu hành nội bộ). 2. Nguyễn Đức Quang (1997). “Nhận xét bước đầu sâu đục thân mía vùng Đông Nam bộ”, Tạp chí BVTV, số 2/1997, trang 11-15. 3. Nguyễn Đức Quang (2000). “Một số kết quả nghiên cứu về sâu đục thân mình hồng hại mía”, Tạp chí BVTV, số 5/2000, trang 15-18. 4. Nguyễn Huy Ước (1994). Kỹ thuật trồng mía, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. HCM 5. Rao và nnk (1969). Sesamia species as pests of sugarcane in “Pests of sugarcane”, pp. 207-221. VARIETAL RESISTANCE OF SUGARCANE TO THE PINK STEM BORER, SESAMIA INFERENS WALKER (Summary) Nguyen Duc Quang Ben Cat Institute of Sugarcane Research Pham Van Lam National Institute of Plant Protection Experiments on varietal resistance of sugarcane to the pink stem borer were carried out in Institute of sugarcane Research. Ten promising sugarcane varieties were evaluated for resistance to the pink stem borer, Among them, two varieties (K84-200 and VN84-4137) were found resistant in tests. These varieties showed a high level of ristance to the pink stem borer. The inversely proportional between fiber in the sugarcane stem and percentage of damaged inter-nod caused by the pink stem borer was very close. The coepticient relation is 0,787 (r = 0,787). Plant characters associated with varietal resistance to the pink stem borer are close sheet leaf, sheet leaf with more pubescent and unfallen sheet leaf during period of grouth. * Loài Sesamia inference Walker đã được xác định lại là loài Sesamia sp. (2004) 128 ... giống mía thí nghiệm, giống K84-200 VN84-4137 tỏ có khả chống chịu sâu đục thân hồng cao; giống R579, ROC16, ROC10, VN84422 VĐ63-237 có khả chống chịu sâu đục thân hồng - Tỷ lệ xơ thân 10 giống mía. .. bị sâu đục thân hồng hại kích thước đường đục giống mía mối tương quan Tương quan tỷ lệ xơ mức độ gây hại sâu đục thân hồng giống mía Kết xác định tỷ lệ xơ thân giống mía cho thấy tỷ lệ xơ thân. .. lóng bị sâu đục thân hồng hại có tương quan nghịch với Những giống mía có tỷ lệ xơ thân cao tỷ lệ lóng bị hại thấp Ngược lại giống R579 có tỷ lệ xơ thân thấp (10,10%) bị sâu đục thân hồng hại

Ngày đăng: 09/10/2015, 09:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w