Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 8/2007, trang 83-84
GIỐNG MÍA VN84-422 – GIỐNG MÍA SẢN XUẤT
NHIỀU TRIỂN VỌNG
ThS. Đoàn Lệ Thủy, TS. Nguyễn Đức Quang
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường
LỜI MỞ ĐẦU
Tiềm năng cải thiện năng suất và chất lượng mía thông qua việc tưới nước, bón
phân và kiểm soát dịch hại là có giới hạn. Trong khi đó, vai trò và tầm quan trọng của
cuộc cách mạng xanh đã được minh chứng ở nhiều nước trên khắp thế giới (Moore,
1987). Ở Úc, tỷ lệ mía/đường đạt tối ưu nhất (6 – 7 mía/đường) chủ yếu là do giống tốt
và cơ cấu giống hợp lý (Australian SIIS, 1984). Ở Quảng Tây – Trung Quốc, sự thay
thế dần giống Quế Đường 11 (QĐ11 = Gui-Tang 11 (GT11)) bằng các giống ROC và
các giống GT mới chọn tạo với 70% diện tích đã gia tăng năng suất và chất lượng mía
đáng kể, đạt 100 – 120 tấn/ha, độ Pol trên 18% vào những năm của thập niên 90
(Chang, 2000). Cũng chính những giống ROC có năng suất và hàm lượng đường cao,
chín rải vụ và có những đặc điểm phù hợp với các điều kiện canh tác khác nhau, được
thay thế hoàn toàn các giống cũ 10 năm một lần đã góp phần phát triển ngành mía
đường ở Đài Loan (Taiwan Sugar Research Institute, 2000 – 2001).
Tại Việt Nam, trong thời gian qua, các nghiên cứu về giống mía đã đóng góp
không nhỏ vào việc cải thiện cơ cấu giống, nâng cao năng suất và chất lượng mía. Tuy
nhiên, so với khu vực và thế giới, năng suất và chất lượng mía vẫn còn thấp (50 – 52
tấn/ha và khoảng 10 CCS). Vì thế, cần có giải pháp để tăng cường sức cạnh tranh
ngành mía đường nước nhà khi hội nhập WTO. Trong đó, việc bổ sung và mở rộng
diện tích các giống mía mới có năng suất cao, chất lượng tốt, xây dựng cơ cấu giống
hợp lý cho từng vùng mía nguyên liệu là rất cấp thiết nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu
của sản xuất (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2003). Xuất phát từ cơ sở trên,
việc sản xuất thử giống mía VN84-422 – đã được công nhận cho sản xuất thử vào năm
2000 tại các tỉnh phía Nam (Thuộc Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước) được
tiến hành.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Nội dung thực hiện
Sản xuất thử giống VN84-422 từ tháng 11/2004 đến tháng 12/2005, trên địa bàn
10 tỉnh thuộc 3 vùng sinh thái Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ (Hòa Phú
và Tam Thắng, CưJút, Đăk Nông; Hàm Chính, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận; La Ngà,
Định Quán, Đồng Nai; Phú An, Bến Cát, Bình Dương; Tân Hội, Tân Châu, Tây Ninh;
Gò Ngãi, Đức Huệ, Long An; Lương Tâm, Long Mỹ, Hậu Giang; Châu Bình, Giồng
Trôm, Bến Tre; Mỹ Ninh, Mỹ Tú, Sóc Trăng; Kiên Lương và An Biên, Kiên Giang).
2. Phương pháp thực hiện
- Cộng đồng nông thôn, các công ty đường, sở nông nghiệp và trung tâm
khuyến nông các tỉnh cùng tham gia, phối hợp thực hiện và đánh giá kết quả.
47
- Áp dụng sản xuất thử với các quy trình kỹ thuật canh tác thâm canh thích hợp
cho từng vùng sinh thái, từng điểm thực hiện.
- Đánh giá, chuyển giao và quảng bá kết quả nghiên cứu thông qua các mô hình
thử nghiệm và hội thảo khoa học.
KẾT QUẢ VÀ THÀO LUẬN
Đã tiến hành sản xuất thử tổng cộng 50 ha giống VN84-422 (5 ha/tỉnh). Trong
đó, 5 ha tại vùng Tây Nguyên, 20 ha tại vùng Đông Nam bộ và 25 ha tại vùng Tây
Nam bộ. Giá bán mía nguyên liệu bình quân 0,35 triệu đồng/tấn 10 CCS.
1. Kết quả sản xuất thử tại vùng sinh thái Tây Nguyên
Bảng 1. Hiệu quả kinh tế vụ mía tơ của giống mía VN84-422 ở vùng Tây Nguyên
Chi phí sản
xuất (triệu
đồng/ha)
Mô hình
Tổng doanh Lợi nhuận
thu (triệu
(triệu
đồng/ha)
đồng/ha)
Tỷ suất lợi
nhuận
(%)
Năng suất
và CCS
My55-14 sản xuất
bình thường
16,810
24,500
7,690
45,75
70 tấn/ha,
10 CCS
VN84-422 thâm
canh, không tưới
22,366
34,212
11,846
52,97
85 tấn/ha,
11,5 CCS
VN84-422 thâm
canh, tưới bổ sung
29,166
48,300
19,134
65,60
120 tấn/ha,
11,5 CCS
VN84-422 chín trung bình sớm, tiềm năng cho năng suất và chất lượng rất cao so
với giống chủ lực của vùng là My55-14. Ngoài ra, mức độ thâm canh càng cao, hiệu quả
kinh tế càng cao, lợi nhuận đạt 19,134 triệu đồng/ha, gấp gần 2,5 lần sản xuất giống cũ
bình thường.
2. Kết quả sản xuất thử tại vùng Đông Nam bộ
Bảng 2. Hiệu quả kinh tế vụ mía tơ ở vùng Đông Nam bộ
Mô hình
Chi phí sản
xuất (triệu
đồng/ha)
My55-14 sản xuất
bình thường
19,345
24,500
5,155
26,65
70 tấn/ha,
10 CCS
VN84-422 thâm
canh, không tưới
21,066
30,800
9,734
46,21
80 tấn/ha,
11 CCS
VN84-422, thâm
canh tưới bổ sung
25,817
41,195
15,378
59,56
107 tấn/ha,
11 CCS
48
Tổng doanh Lợi nhuận
thu (triệu
(triệu
đồng/ha)
đồng/ha)
Tỷ suất lợi
nhuận
(%)
Năng suất
và CCS
Kết quả thu được tương tự ở vùng Tây Nguyên, lợi nhuận đạt 15,378 triệu
đồng/ha, gấp gần 3 lần so với sản xuất giống cũ bình thường. Trong đó, ở điều kiện
canh tác không tưới đạt 80 – 82,18 tấn/ha; ở điều kiện canh tác có tưới, năng suất tăng
25 – 32% so với không tưới (100 – 108,73 tấn/ha). Đặc biệt, ở chân đất ẩm ven hồ của
Tây Ninh, năng suất cao (121,30 tấn/ha). VN84-422 đạt 10,5 – 11,68 CCS (chữ đường
ở Đồng Nai thấp hơn so với ở các điểm còn lại: Bình Thuận, Tây Ninh và Bình
Dương; ở Tây Ninh trội hơn).
3. Kết quả sản xuất thử tại vùng Tây Nam bộ
Bảng 3. Hiệu quả kinh tế vụ mía tơ ở vùng Tây Nam bộ
Mô hình
Chi phí sản
xuất (triệu
đồng/ha)
QĐ11 sản xuất
bình thường
24,860
33,250
29,276
49,980
VN84-422
thâm canh
Tổng doanh Lợi nhuận
thu (triệu
(triệu
đồng/ha)
đồng/ha)
Tỷ suất lợi
nhuận
(%)
Năng suất
và CCS
8,390
33,75
100 tấn/ha,
9,5 CCS
20,704
70,72
136 tấn/ha,
10,5 CCS
Năng suất và chất lượng VN84-422 cao hơn so với giống chủ lực của vùng là
QĐ11, năng suất đạt 120 – 150 tấn/ha (Sóc Trăng đạt cao nhất) và khỏang 11 CCS,
ngoại trừ ở Sóc Trăng và Kiên Giang đạt 10,5 CCS. VN84-422 chín sớm (tại Long An
và Kiên Giang) đến trung bình sớm (tại Hậu Giang, Bến Tre và Sóc Trăng).
Trong điều kiện thâm canh, lợi nhuận đem lại từ giống VN84-422 đạt 20,704
triệu đồng/ha, gấp gần 2,5 lần so với sản xuất giống cũ bình thường; tỷ suất lợi nhuận
đạt 70,72%.
Nhìn chung, VN84-422 tỏ ra thích hợp với các vùng sinh thái Tây Nguyên,
Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, đặc biệt trong điều kiện thâm canh cao, đủ nước, giống
phát huy tốt tiềm năng cho năng suất và chất lượng; do đó, có thể công nhận giống mía
VN84-422 là giống mía mới và mở rộng sản xuất đại trà. VN84-422 là giống có ưu thế
về tăng trưởng, mọc mầm, khả năng trỗ cờ, chống chịu đổ ngã, ít nhiễm sâu bệnh, hàm
lượng đường cao ở đầu vụ, năng suất cao, đặc biệt là thích nghi được chân đất phèn
trũng nhưng giống có nhược điểm đẻ nhánh ít, dễ mất gốc trên đất gò cao, không tưới.
Lời cảm ơn
Xin chân thành cảm ơn các cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Mía Đường II,
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã tạo điều kiện thuận lợi; các công
ty đường, các cơ quan nghiên cứu trên địa bàn thực hiện đã phối hợp hoàn thành
nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003). Báo cáo kết quả sản xuất mía đường vụ
2002/2003 và phương hướng phát triển trong vụ 2003/2004, Hà Nội, tháng 6/2003.
49
2. Australian SIIS (1984). Notes on the Australian Sugar Industry.
3. Chang Y. S. (2000). “Sugarcane research and development at the Taiwan Sugar Research
Institute”, Taiwan Sugar, May – June, 2000, Vol. 47, No. 3, pp. 4 – 10.
4. Moore P. H. (1987). Rept. 46th Ann., Conf. Hawaiian Sugar Tech., A59-A62.
5. Taiwan Sugar Research Institute (2001). Annual Report 2000-2001, p. 40.
VN84-422 – A PROMISING SUGARCANE VARIETY
FOR PRODUCTION
(Summary)
MSc. Doan Le Thuy, Dr. Nguyen Duc Quang
Sugar and Sugarcane Research and Development Center
Sugarcane variety VN84-422 was admitted for test production in provinces of
Southern Vietnam in the year 2000 and was carried out test production from January
2003 to December 2005 in provinces such as Đak Nong, Binh Thuan, Đong Nai, Tây
Ninh, Binh Duong, Long An, Ben Tre, Hau Giang, Soc Trang, and Kien Giang
belonged to three ecological regions Highland Tay Nguyen, South-east, South-west.
VN84-422 proved suitable for these ecological regions, especially it developed
to a high degree about potential of yield and quality and brought high economic effect
to producers in high-intensive cultivation. Therefore VN84-422 has been being in the
process of recognition of new sugarcane variety and production extension on a large
scale.
50
... điều kiện thâm canh cao, đủ nước, giống phát huy tốt tiềm cho suất chất lượng; đó, công nhận giống mía VN84-422 giống mía mở rộng sản xuất đại trà VN84-422 giống có ưu tăng trưởng, mọc mầm, khả... vụ mía tơ giống mía VN84-422 vùng Tây Nguyên Chi phí sản xuất (triệu đồng/ha) Mô hình Tổng doanh Lợi nhuận thu (triệu (triệu đồng/ha) đồng/ha) Tỷ suất lợi nhuận (%) Năng suất CCS My55-14 sản xuất. .. hành sản xuất thử tổng cộng 50 giống VN84-422 (5 ha/tỉnh) Trong đó, vùng Tây Nguyên, 20 vùng Đông Nam 25 vùng Tây Nam Giá bán mía nguyên liệu bình quân 0,35 triệu đồng/tấn 10 CCS Kết sản xuất