Tóm tắt Hiện tại, đáp ứng yêu cầu canh tác nông nghiệp công nghệ cao để có sản phẩm chất lượng cao, một số sản phẩm nông nghiệp mà đặc biệt là giống phải được gieo trồng trong điều kiện khí hậu thích hợp. Nghiên cứu đã thực hiện các vấn đề chính gồm thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm một hệ thống định ôn (điều khiển tiểu khí hậu) tự động phục vụ sản xuất giống cây trồng được lắp đặt tại Tỉnh Bình Dương. Các yêú tố tiểu khí hậu bên trong hệ thống như nhiệt độ, ẩm độ môi trường, CO 2 , ánh sáng được điều khiển tự động hòan toàn đáp ứng yêu cầu sản xuất giống. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tương ứng với nhiệt độ và ẩm độ môi trường tại Bình Dương khoảng 32 0 C và 65%, hệ thống với các cơ cấu chấp hành như mái thông thoáng, quạt, thiết bị làm mát trữ nước (cooling pad), phun sương có thể hạ nhiệt độ 5 0 và khống chế ẩm độ dưới 85%. Nhiệt độ trong hệ thống định ôn được điều khiển đều dưới 28 0 C đáp ứng yêu cầu thuần giống. Key words: nhà kính, định ôn, nhiệt độ, năng l ượng Abstract Currently, Satisfying requirements of high technological agriculture to have high quality, some highvalue agricultural products and especially seeds must be cultivated in their favorable climate conditions. This paper described the results of designing, manufacturing and testing of a system of automatic phytotron installed in Binhduong province. This system could be controlled the inner climate factors including temperature, relative humidity, brightness, and carbon dioxide for agricultural seed breeding. Furthermore, an investigation of these inner climate factors inside the system was conducted. Outside temperature in BinhDuong province was rather high and increased at the highest level of about 32 0 C and relative humidity of about 65%. The cooling method of ventilation roof, fan, cooling pad and fogging induced the inside temperature decreasing about 5 0 C and relative humidity regulated at under 85%. Temperature inside the phytotron could be controlled at under 28 0 C as requirement of seeding.
162 Nguyễn Văn Hùng, Kiều Việt Quốc VCM2012 Nghiên cứu hệ thống định ôn tự động phục vụ sản xuất giống cây trồng Study on a System of Automatic Phytotron applying for seed breeding Nguyễn Văn Hùng, Kiều Việt Quốc Trường ĐH. Nông Lâm Tp.HCM nguyenvanhung@hcmuaf.edu.vn; kieuvietquoc@yahoo.com Tóm tắt Hiện tại, đáp ứng yêu cầu canh tác nông nghiệp công nghệ cao để có sản phẩm chất lượng cao, một số sản phẩm nông nghiệp mà đặc biệt là giống phải được gieo trồng trong điều kiện khí hậu thích hợp. Nghiên cứu đã thực hiện các vấn đề chính gồm thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm một hệ thống định ôn (điều khiển tiểu khí hậu) tự động phục vụ sản xuất giống cây trồng được lắp đặt tại Tỉnh Bình Dương. Các yêú tố tiểu khí hậu bên trong hệ thống như nhiệt độ, ẩm độ môi trường, CO 2 , ánh sáng được điều khiển tự động hòan toàn đáp ứng yêu cầu sản xuất giống. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tương ứng với nhiệt độ và ẩm độ môi trường tại Bình Dương khoảng 32 0 C và 65%, hệ thống với các cơ cấu chấp hành như mái thông thoáng, quạt, thiết bị làm mát trữ nước (cooling pad), phun sương có thể hạ nhiệt độ 5 0 và khống chế ẩm độ dưới 85%. Nhiệt độ trong hệ thống định ôn được điều khiển đều dưới 28 0 C đáp ứng yêu cầu thuần giống. Key words: nhà kính, định ôn, nhiệt độ, năng lượng Abstract Currently, Satisfying requirements of high technological agriculture to have high quality, some high-value agricultural products and especially seeds must be cultivated in their favorable climate conditions. This paper described the results of designing, manufacturing and testing of a system of automatic phytotron installed in Binhduong province. This system could be controlled the inner climate factors including temperature, relative humidity, brightness, and carbon dioxide for agricultural seed breeding. Furthermore, an investigation of these inner climate factors inside the system was conducted. Outside temperature in BinhDuong province was rather high and increased at the highest level of about 32 0 C and relative humidity of about 65%. The cooling method of ventilation roof, fan, cooling pad and fogging induced the inside temperature decreasing about 5 0 C and relative humidity regulated at under 85%. Temperature inside the phytotron could be controlled at under 28 0 C as requirement of seeding. Ký hiệu Ký hiệu Đơn vị Ý nghĩa t 0 C Nhiệt độ RH % Ẩm độ tương đối không khí D Tỉ lệ kích thước T Tỉ lệ nhiệt độ T Độ ổn định nhiệt độ Chữ viết tắt PLC Programmable logic controlller HMI Human machine interface PIC Peripheral Interface Controller 1. Đặt vấn đề Trong chủ trương hiện đại hoá, công nghiệp hóa của chính phủ, sau nhiều năm chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp “công nghệ cao” đã mang lại nhiều thành tựu, lợi ích đáng khích lệ nhưng thành công chủ yếu là từ một số mô hình sản xuất của công ty nước ngoài như Hasfarm, còn trong Tuyển tập công trình Hội nghị Cơ điện tử toàn quốc lần thứ 6 163 Mã bài: 37 nước thì vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải quan tâm. Nguyên nhân những tồn tại trên không loại trừ những điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng những bất lợi này có thể khắc phục bởi chính sách quản lý, công nghệ sản xuất phù hợp và hệ thống thiết bị tiên tiến. Việc nghiên cứu và phát triển hệ thống định ôn phục vụ sản xuất hạt giống và sản xuất rau hoa cao cấp, và nghiên cứu điều kiện ngoại cảnh di thực của các loại cây trồng, đáp ứng nhu cầu rất lớn của sản xuất nông nghiệp và phù hợp với chủ trương của Nhà nước về canh tác nông nghiệp công nghệ cao. Một số giống, đặc biệt là lúa lai cần phải được thuần giống trong điều kiện nhiệt độ dưới 28 0 C và ánh sáng đến 10.000 lux. Việc nghiên cứu chế tạo phòng định ôn đảm bảo các điều kiện này để sản xuất giống là cần thiết đáp ứng nhu cầu trong nước. Trên cơ sở kinh nghiệm nghiên cứu công nghệ nhà lưới nhà kính, một số hệ thống tự động liên quan đến định ôn và một số thiết bị phục vụ nông nghiệp “công nghệ cao” (Hung và ctv, 2007, 2009 – [2,3,4]), một hệ thống nhà kính - định ôn các yếu tố tiểu khí hậu đã được thiết kế chế tạo và khảo nghiệm đánh giá điều kiện cho sản xuất giống và sản xuất thương phẩm một số giống lúa và rau hoa. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thiết kế hệ thống định ôn Một số thông số tối ưu phục vụ thiết kế được xác định bằng phương pháp thực nghiệm với một mô hình hệ thống định ôn 3m 2 . Trên cơ sở đó, một hệ thống định ôn 40m 2 liên đới với nhà kính 400m 2 được phát triển với thiết bị điều khiển tự động hoàn toàn phục vụ cho việc sản xuất hạt giống. Kết cấu hệ thống được thiết kế với phòng định ôn nằm trong nhà kính dựa trên yêu cầu thực tế sản xuất giống và một số nguyên lý về hệ thống định ôn (Phytotron) được mô tả điển hình bởi Carole, 2009 [8], Hannan, 1998 [7] và cơ sở một số nghiên cứu về nhà lưới, nhà kính tự động của nhóm tác giả trước đây (Hùng và ctv, 2005, 2006, 2009 – [2,3,4,5]). Cụm thiết bị giám sát và điều khiển hệ thống được thiết kế dựa trên cơ sở được mô tả bởi Berenguel, et.al, 2007 [6] và Wang Yongbin & et al., 2005 [9], với trung tâm điều khiển là PLC S7-200, màn hình cảm ứng HMI, và máy tính. 2.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm H. 1 Các vị trí bố trí cảm biến đo trong buồng định ôn Các cảm biến PT100 được sử dụng trong đo nhiệt độ, được bố trí đều ở các vị trí tại ba lớp và 5 vị trí ở mỗi lớp mà cây hấp thụ được tối đa nhiệt độ, ẩm độ, trong hệ thống. Sơ đồ bố trí các cảm biến trong buồng định ôn được thể hiện như hình 1. H. 2 Sơ đồ bài toán hộp đen Qui hoạch thực nghiệm xác định các thông số tối ưu ảnh hưởng đến độ ổn định nhiệt độ trong hệ thống và chi phí năng lượng được thể hiện như hình 2. Các thông số đầu vào ảnh hưởng đến các yếu tố nhiệt độ và chi phí năng lượng riêng đồng thời có thể điều khiển một cách độc lập đó là tỉ lệ kích thước buồng trung gian trên buồng định ôn của hệ thống, và tỉ lệ nhiệt độ buồng trung gian trên buồng định ôn. Ngoài ra thì các yếu tố như ánh sáng, lượng mưa, các loại bức xạ nhiệt, bức xạ mặt trời…cũng tác động vào hệ thống bên ngoài tác động vào hệ thống nhưng mang tính ngẫu nhiên không được xét đưa vào làm yếu tố đầu vào. 164 Nguyễn Văn Hùng, Kiều Việt Quốc VCM2012 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả thiết kế -chế tạo hệ thống định ôn trong nhà kính Hệ thống định ôn được thiết kế trong nhà kính như hình 3, được đưa vào sử dụng tại Bình Dương như hình 4. Hệ thống gồm các bộ phận điều khiển các yếu tố tiểu khí hậu như cửa thông thoáng, lưới cắt nắng, màng che, làm mát Cooling pad và làm mát bằng phun sương. Với yêu cầu sản xuất giống, cần điều kiện khí hậu thuần giống với nhiệt độ nhỏ hơn 28 0 C, các điều kiện ẩm độ, ánh sáng, và CO 2 , một buồng định ôn được thiết kế bên trong nhà kính để thuận tiện ươm giống và đưa ra nhà kính ươm trồng. Hệ thống định ôn (hình 5 và 6) được chế tạo với điểm nổi bật là có buồng điều hòa trung gian làm tăng độ ổn định các yếu tố điều khiển và giảm chi phí năng lượng. H. 3 a. Sơ đồ hệ thống nhà kính chứa phòng định ôn 1. Phòng điều khiển, 2. Cửa ra vào, 3. Phòng định ôn, 4. Tủ điện điều khiển, 5. Bơm nước cooling pad, 6. Vòi phun sương, 7. Quat cooling pad, 8. Quạt thông gió, 9. Lưới cắt nắng, 10. Khung lưới cắt nắng, 11. Cửa thông thoáng, 12. Động cơ kéo lưới cắt nắng, 13. Tấm lợp Polycarbonat. H. 4 Hệ thống nhà kính – định ôn được lắp đặt tại Bình Dương Hệ thống lạnh buồng định ôn 40 m 2 được tính toán dựa theo Bùi Hải, 2005 [1] với công suất lạnh cần để đạt được nhiệt độ 25 0 C là 10,370 (kW). H. 5 Sơ đồ hệ thống định ôn H. 6 Phòng định ôn được thiết kế và thử nghiệm sản xuất giống lúa lai 3.2. Kết quả thiết kế bộ phận giám sát và điều khiển tự động H. 7 Sơ đồ khối cụm thiết bị điều khiển tự động Tuyển tập công trình Hội nghị Cơ điện tử toàn quốc lần thứ 6 165 Mã bài: 37 Bộ phận điều khiển được thiết kế với PLC-S7200 được giám sát trên phần mềm WinCC. Chương trình có thể cho cài đặt điều khiển tự động và hiển thị các chế độ nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, CO 2 theo yêu cầu. Giao diện chính của hệ thống điều khiển được hiển thị trên màn hình cảm ứng (HMI) kết nối với PLC. HMI sẽ hiển thị tất cả các thông số về nhiệt độ và ẩm độ từ PLC truyền lên. Hệ thống có thể được điều khiển từ hai chế độ bán tự động hoặc tự động hoàn toàn. Sơ đồ khối hệ thống điều khiển được thể hiện như hình 7. Khi giao diện điều khiển nhà lưới được chọn, màn hình sẽ hiển thị các thông số của nhà kính (hình 8.a). Khi nhiệt độ thực tế cao hơn nhiệt độ cài đặt và truyền vào PLC. Qua đó PLC sẽ điều khiển cho hệ thống được ổn định trong giới hạn ở mức nhiệt độ đó bằng cách đóng mở các cơ cấu chấp hành của hệ thống như cửa thông thoáng, quạt, phun suơng. Tương tự, khi chức năng điều khiển hệ thống định ôn được chọn, màn hình của HMI cho phép cài đặt trực tiếp các thông số giới hạn trên và giới hạn dưới về nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, CO2 (hình 8.b). Tín hiệu nhận về từ cảm biến truyền đến PLC S7- 200 để xuất ra tín hiệu điều khiển các cơ cấu chấp hành. (a) (b) H. 8 a. Giao diện điều khiển nhà kính b. Giao diện điều khiển hệ thống định ôn 3.3. Kết quả khảo nghiệm 3.3.1 Khảo nghiệm so sánh phân bố nhiệt độ giữa có buồng trung gian và không có buồng trung gian H. 9 Sự phân bố nhiệt độ trong buồng định ôn khi không có buồng điều khiển trung gian Kết quả khảo nghiệm nhiệt độ trong buồng định ôn không có buồng điều khiển trung gian được thể hiện như hình 9. Đồ thị cho thấy sự phân bố nhiệt độ phân bố trên bề mặt diện tích phòng là không đồng đều. Những vùng có nhiệt độ cao (màu đỏ) và những vùng có nhiệt độ thấp (màu xanh) đã phân hóa rất rõ nét, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự đồng hóa phát triển của cây giống đồng thời sẽ làm giảm khả năng lai tạo ra giống tốt phục vụ cho việc phát triển trên diện rộng. H. 10 Sự phân bố nhiệt độ trong buồng định ôn khi có buồng điều khiển trung gian Kết quả khảo nghiệm có buồng điều khiển trung gian được thể hiện như hình 10. Đồ thị cho thấy sự ổn định đồng đều hơn về nhiệt độ. Hiện tượng phân bố cục bộ đã giảm đáng kể và đảm bảo cho sự phát triển đồng đều của cây giống. 166 Nguyễn Văn Hùng, Kiều Việt Quốc VCM2012 3.3.2. Kết quả khảo nghiệm độ ổn định nhiệt độ điều khiển và chi phí năng lượng Nhằm nâng cao hiệu quả điều khiển, một nghiên cứu đã được thực hiện với bài toán hộp đen như hình 2. Kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ kích thước buồng trung gian/buồng định ôn (được mã hóa X 1 và ký hiệu εD ở dạng thực) và tỷ lệ nhiệt độ buồng trung gian/nhiệt độ điều khiển buồng định ôn (được mã hóa X 2 và ký hiệu εT) đến độ ổn định nhiệt độ trong buồng định ôn (Y) được thể hiện như phương trình (1): Y = 0.436092 - 0.165474*X1 – 0.152578*X2 + 0.085*X1*X2 + 0.060801*X1 2 + 0.060801*X2 2 (1) Phương trình hồi quy cho thấy các hệ số X1 và X2 đều mang dấu trừ, chứng tỏ độ ổn định nhiệt độ tỉ lệ nghịch với tỉ lệ kích thước và tỉ lệ nhiệt độ giữa buồng trung gian điều khiển trên buồng định ôn của mô hình, đồng thời đồ thị của phương trình hồi quy cho thấy phương trình bậc 2 có dạng là một parapol có cực đại và cực tiểu. 0 10 20 30 40 50 60 standardized effects BB AA AB B:X2 A:X1 Pareto Chart for Y1 14.13 14.13 24.04 -54.27 -58.85 H. 11 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng các yếu tố X1 và X2 đến độ ổn định nhiệt độ buồng định ôn Kết quả mô phỏng trên đồ thị Pareto chart (hình 11) cho thấy mức độ tương quan giữa các giá trị hồi quy với độ ổn định nhiệt độ tương đối chăt chẽ. Giá trị hệ số hồi quy X1 và X2 mang dấu âm và các giá trị hệ số của X12 và X22 mang dấu dương, sự đan xen giữa dấu (+) và dấu (-) trước các số hạng hồi quy bậc II chứng tỏ mô hình không có cực đại hay cực tiểu toàn phần. Dạng các điểm cực đại và cực tiểu này thuộc loại min, max. Giá trị độ ổn định là dạng bậc 2 theo hệ số X1, X2, được thể hiện trên hình 12. H. 12 Đồ thị của phương trình hồi quy thể hiện ảnh hưởng các yếu tố X1 và X2 đến độ ổn định nhiệt độ buồng định ôn . H. 13 Đồ thị bề mặt đáp ứng của độ ổn định nhiệt độ ở dạng thực Phương trình hồi quy ở dạng thực (2) được xây dựng trên phương pháp thực nghiệm và phần mềm Stafgraphics và hình 13 cho thấy hệ số hồi quy của tỉ lệ kích thước (D) và tỉ lệ nhiệt độ (T) giữa hai buồng trung gian điều khiển trên buồng định ôn tỉ lệ thuận với độ ổn định nhiệt độ (T). Nghĩa là nếu tỉ lệ kích thước và tỉ lệ nhiệt độ giữa buồng trung gian trên buồng định ôn càng tăng thì độ ổn định càng cao và ngược lại. T = 5.81085 – 15.3255* D – 9.23604* T + 11.3333* D* T + 14.8114* D 2 + 4.01786* T 2 (2) Hình 13 cho thấy tại vị trí tỉ lệ kích thước 0.166 (1/6) và tỉ lệ nhiệt độ 0.96 (24/25) cho giá trị độ ổn Tuyển tập công trình Hội nghị Cơ điện tử toàn quốc lần thứ 6 167 Mã bài: 37 định cao nhất (màu xanh đậm). Còn giá trị tỉ lệ kích thước 0.042 (1/24) và tỉ lệ nhiệt độ 0.72 (18/25) cho giá trị độ ổn định thấp nhất (màu đỏ đậm). Kết quả ảnh hưởng của các yếu tố trên đến chi phí năng lượng (tính bằng kCal/h) được thể hiện như phương trình (3): Ar = 7.74695 + 0.520273* D - 12.632* T - 9.00* D * T + 20.48* D 2 + 6.59722* T 2 (3) Phương trình hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của tỉ lệ kích thước giữa hai buồng trung gian điều khiển trên buồng định ôn tỉ lệ thuận với chi phí năng lượng, còn hệ số hồi quy của tỉ lệ nhiệt độ giữa hai buồng tỉ lệ nghịch với chi phí năng lượng. Nghĩa là nếu tỉ lệ kích thước giữa buồng trung gian trên buồng định ôn tăng thì chi phí năng lượng tăng và ngược lại. Còn nếu tỉ lệ nhiệt độ giữa buồng trung gian trên buồng định ôn tăng thì chi phí năng lượng giảm và khi tỉ lệ nhiệt độ giữa hai buồng giảm thì chi phí năng lượng tăng. Đồ thị của phương trình hồi quy cho thấy là dạng bậc hai theo tỉ lệ kích thước và tỉ lệ nhiệt độ, nó là dạng parapol có cực đại nằm ở giá trị biên và cực tiểu tập trung ở tâm đồ thị như hình 14. H. 14 Đồ thị mô phỏng chi phí năng lượng ở dạng thực(Ar) Đồ thị phân tích bề mặt đáp ứng bậc 2 dạng thực của Ar (hình 15) cho thấy giá trị tập trung ở góc bên phải màu xanh đậm là giá trị đạt mức thấp nhất về chi phí năng lượng, còn khu vực màu đỏ thể hiện mức chi phí năng lượng cần dùng là cao nhất. Xét về mặt yêu cầu của hệ thống phải phù hợp với tính chất vật lí của nó, tại vị trí tỉ lệ kích thước 0.166(1/6) cho giá trị chi phí năng lượng thấp nhất. Nhưng giá trị tỉ lệ kích thước giữa hai buồng lại quá lớn, trong khi đó yêu cầu của tính thiết kế chế tạo cần giá trị tối ưu về chi phí năng lượng nhưng phải làm sao kích thước hệ thống chế tạo cũng phải nhỏ gọn, không chiếm diện tích bố trí nhiều và nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư cho việc sản xuất. Đây là tiêu chí được quan tâm đầu tiên trong quá trình chế tạo. H. 15 Đồ thị bề mặt đáp ứng của chi phí năng lượng ở dạng thực Kết quả tối ưu cho thấy giá trị độ ổn định cao nhất của mô hình ở thí nghiệm cho tối ưu một mục tiêu hàm ổn định nhiệt độ cho giá trị tối ưu nhất với Tmax = 0.317 khi tỉ lệ kích thước (1/6) và tỉ lệ nhiệt độ (24/25 0 C), và ở chi phí năng lượng 822.94 kCal/h. 4. Kết luận Một hệ thống nhà kính - định ôn đã được thiết kế - chế tạo và khảo nghiệm. Kết quả cho thấy với thiết kế có buồng điều khiển trung gian, sự phân bố nhiệt trong buồng định ôn đồng đều hơn và khống chế ổn định nhiệt độ, ẩm độ theo yêu cầu thuần chủng giống. Thông qua quá trình điều khiển tự động dưới sự giám sát và điều khiển của PLC – S7 200 đã cho thấy nhiệt độ và ẩm độ bên trong buồng định ôn đạt được sự ổn định rất cao, đây là điều kiện thuận lợi để thuần giống và sản xuất giống. Kết quả khảo nghiệm và tối ưu hóa cho thấy độ đồng đều nhiệt độ trong buồng định ôn cao nhất ở các mức tỷ lệ kích thước và nhiệt độ điều khiển giữa buồng định ôn và buồng trung gian lần lượt là 1/6 và 24/25. 168 Nguyễn Văn Hùng, Kiều Việt Quốc VCM2012 Tài liệu tham khảo [1] Bùi Hải, 2005. Tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí theo phương pháp mới. NXB Khoa học và kỹ thuật. [2] Nguyễn Văn Hùng, 2007. Kết quả nghiên cứu mô hình nhà kính ứng dụng điều khiển tự động bằng PLC. Tạp chí KHKT Nông Lâm Nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, số 3/2007, trang 60-65. [3] Nguyễn Văn Hùng, Nghiên cứu thiết kế chế tạo một số thiết bị tự động phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đề tài cấp Bộ 2007- 2009. [4] Nguyễn Văn Hùng, Nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình nhà lưới nhà kính phục vụ canh tác nông nghiệp công nghệ cao tại Quảng Ngãi. Đề tài cấp Tỉnh (Quảng Ngãi), 2007-2009. [5] Nguyen Van Hung and Nguyen Hoang Nam, 2005. Microprocessor – Controller (MC1) for drying, preservation system and greenhouse. Tạp chí KHKT Nông Lâm Nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, số 4/2005, trang 105-108. [6] M. Berenguel, L.J. Yebra, F. Rodríguez, 2007. Adaptive control strategies for greenhouse temperature control. Universidad de Almería. Departamento de Lenguajes y Computación. [7] Hanan. J.J. 1998. Greenhouses – advanced technology for protected horticulture. CRC Press LLC (Printed in United States of America – 34567890). Colorado State University – FORT COLLINS, Colorado. [8] Carole H. Saravitz & et al, 2009, Phytotron Procedural Manual, North Carolina State University – North Carolina Agricultural Research Service. [9] Wang Yongbin & et al. 2005. A technique for automatic control of the temperature and humidity in field polyethylene film greenhouses for growing rice seedings. In Proceedings of the Internatinal workshop on “Agricultural mechanization”. Agricultural publish house, Hanoi. Nguyễn Văn Hùng sinh năm 1971. nhận bằng tiến sỹ ngành Kỹ thuật cơ khí tại Trường đại học Nông nghiệp Slovakia năm 2003. Hiện là giảng viên chính, trưởng Bộ môn Cơ điện tử, Khoa Cơ khí – Công nghệ, Trường ĐH. Nông Lâm Tp.HCM. Hướng nghiên cứu chính là các hệ thống cơ điện tử ứng dụng trong sinh học – nông nghiệp. Kiều Việt Quốc sinh năm 1983. nhận bằng thạc sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí tại Trường đại học Nông Lâm Tp.HCM năm 2012. Hiện là giảng viên khoa cơ khí, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Tp.HCM. Hướng nghiên cứu chính là cơ khí chế tạo máy. . nhà kính, một số hệ thống tự động liên quan đến định ôn và một số thiết bị phục vụ nông nghiệp “công nghệ cao” (Hung và ctv, 2007, 2009 – [2,3,4]), một hệ thống nhà kính - định ôn các yếu tố. bị tự động phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đề tài cấp Bộ 2007- 2009. [4] Nguyễn Văn Hùng, Nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình nhà lưới nhà kính phục vụ canh tác nông nghiệp công. 162 Nguyễn Văn Hùng, Kiều Việt Quốc VCM2 012 Nghiên cứu hệ thống định ôn tự động phục vụ sản xuất giống cây trồng Study on a System of Automatic Phytotron applying