1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

SỰGIẢM KHẢNĂNG ký SINH TRỨNG sâu đục THÂN mía 4 VẠCH CHILO SACCHARIPHAGUS BOJER của ONG mắt đỏ TRICHOGRAMMACHILOMIS ISHII, SAU NHIỀU THẾHỆ NHÂN NUÔI BẰNG TRỨNG NGÀI gạo

4 500 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 230 KB

Nội dung

Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 6/2003, trang 20-23 SỰ GIẢM KHẢ NĂNG KÝ SINH TRỨNG SÂU ĐỤC THÂN MÍA 4 VẠCH (CHILO SACCHARIPHAGUS BOJER) CỦA ONG MẮT ĐỎ TRICHOGRAMMACHILOMIS ISHII, SAU NHIỀU THẾ HỆ NHÂN NUÔI BẰNG TRỨNG NGÀI GẠO Th.S. Cao Anh Đương Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát ĐẶT VẤN ĐỀ Ong mắt đỏ giống Trichogramma (họ Trichogrammatidae, bộ Hymenoptera) đã được sử dụng trong phòng trừ các loài sâu đục thân mía từ những năm 1920 ở vùng Louisiana (Hoa Kỳ) và Barbados (Hinds và Spencer, 1930: Manjunath, 1991). Hiện nay biện pháp này đã được sử dụng rộng rãi ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Philippines, Đài Loan, Pakistan,... (Metcalfe và Breniere, 1969; David và Easwaramoorthy, 1986; Ashraf và Fatima, 1996; Manjunath, 1991;...). Ở Việt Nam, loài ong mắt đỏ Trichogramma chilonis Ishii cũng đã được nuôi nhân, thả để trừ sâu đục thân mía 4 vạch Chilo sachhariphagus Bojer và sâu đục ngọn Scirpophaga nivella Fabricius từ 1990 (Phạm Bình Quyền và nnk, 1994. Tuy nhiên, hiệu quả của việc thả ong thường không ổn định. Một trong những lý do chủ yếu là nguồn ong giống không được tuyển chọn chặt chẽ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng ong mắt đỏ T. chilonis trong phòng trừ sâu đục thân mía 4 vạch ở miền Đông Nam bộ, chúng tôi đã tiến hành tuyển chọn chủng ong mắt đỏ T.chilonis có khả năng nuôi nhân tốt với hiệu quả ký sinh cao. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các chủng ong mắt đỏ được thu từ các ổ trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo sacchariphagus Bojer ở Bến Cát, Thủ Dầu Một, Phú Giáo (Bình Dương), Tân Châu (Tây Ninh) và Xuân Lộc (Đồng Nai). Việc xác định và chuẩn đúng loài Trichogramma chilonis Ichii được tiến hành theo phương pháp giải phẫu bộ phận sinh dục đực và so sánh với mẫu lam chuẩn dưới kính hiển vi. 24 giờ sau khi ong vũ hoá trưởng thành từ các ổ trứng sâu đục thân 4 vạch bị ký sinh thu thập được từ các vùng mía nêu trên, dùng ống hút hút khoảng 90 ong cái trưởng thành của mỗi chúng cho riêng vào từng ống nghiệm đánh số từ 1 - 90, có kích thước 2,5 cm x 25cm, cho vào 30 ống nghiệm đầu tiên mỗi ống nghiệm 2 ổ trứng sâu đục thân mía 4 vạch mới đẻ 1 ngày tuổi có khoảng 15 - 35 quả trứng/ổ), cho vào 30 ống nghiệm tiếp theo mỗi ống nghiệm 2 bản giấy dán trứng ngài gạo Corcyra cephalonica Stainton 1 ngày tuổi 100 trứng bản giấy dán trứng có kích thước 2 cm x 2 cm) và cho vào 30 ống nghiệm còn lại mỗi ống nghiệm 2 bản giấy dán trứng trứng ngài sáp ong Galleria mellonella Linnaeus 1 ngày tuổi ( khoảng 70 trứng bản giấy dán trứng kích thước 2 cm x 2 cm). Sau 24 giờ, tiến hành tách, chuyển các bản giấy dán trứng sâu 4 vạch hoặc bản giấy dán trứng ngài gạo và ngài sáp ong đã nhiễm ong sang các ống nghiệm khác. Sau khi nhiễm ong 5 ngày, tiến hành đếm và xác định tỷ lệ trứng bị ký sinh. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần/chủng trong 3 ngày liên tục, ở điều kiện nhân tạo trong tủ sinh thái SANYO MLR-350H, với nhiệt độ trung bình 26 ± 0,5oC, ẩm độ 70%, chu kỳ chiếu sáng 12 giờ sáng: 12 giờ tối. 150 Sau 20 thế hệ nuôi nhân trong phòng bằng trứng ngài gạo, tiến hành thí nghiệm xác định lại khả năng ký sinh của ong trên trứng loài sâu đục thân mía 4 vạch bằng phương pháp tương tự như trên. Sau khi ong vũ hóa trưởng thành, tiến hành xác định các chỉ tiêu như tỷ lệ ổ trứng bị ký sinh, tỷ lệ trứng bị ký sinh, và tỷ lệ giới tính. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Trong số các chủng ong mắt đỏ Trichogramma chilonis thu thập được, chủng ong thu thập ở Tân Châu (Tây Ninh) có tỷ lệ ký sinh trứng sâu đục thân 4 vạch cao nhất, trung bình đạt 70%, cao hơn có ý nghĩa (ở mức xác suất 95%) so với các chủng ong thu thập ở Bến Cát và Thủ Dầu Một (tương ứng có tỷ lệ ký sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch là 61,3 % và 57,1 %) nhưng không khác biệt có ý nghĩa so với chủng ong thu thập ở vùng Phú Giáo. Chủng ong thu thập ở vùng Xuân Lộc (Đồng Nai) thì có tỷ lệ ký sinh trứng sâu đục thân 4 vạch thấp nhất, chỉ đạt trung bình 45,7% tổng số trứng thí nghiệm chủng ong mắt đỏ thu thập ở Xuân Lộc (Đồng Lai) cũng có tỷ lệ ký sinh trứng ngài gạo thấp hơn so với các chủng ong thu thập ở các vùng khác (Bảng 1). Các chủng ong mắt đỏ thu thập ở vùng Bến Cát và Thủ Dầu Một có tỷ lệ ký sinh trứng ngài gạo cao hơn so với các chủng ong mắt đỏ thu thập ở các vùng khác ong mắt đỏ thu thập ở Phú Giáo (Bình Dương) và Tân Châu (Tây Ninh). Bảng 1. Tỷ lệ ký sinh của các chủng ong mắt đỏ T. chilonis ở thế hệ đầu tiên sau khi thu thập Tỷ lệ ký sinh (%) sau khi nhiễm ong 5 ngày Chủng ong mắt đỏ Trứng sâu đục Trichogramma chilonis Trứng ngài Trứng ngài thân mía 4 thu được từ vùng ngạo sáp ong vạch Bến Cát - Bình Dương 61,3 b 26,2 a 11,4 a Thủ Dầu Một - Bình Dương 57,1 b 27,9 a 10,9 a Phú Giáo - Bình Dương 66,7 ab 20,3 ab 12,0a Tân Châu - Tây Ninh 70,0 a 23,1 ab 5,9b Xuân Lộc - Đồng Nai 45,7 c 17,4 b 10,1 ab LSD0,05 CV % 9,81 4,32 7,64 3,06 4,87 3,63 Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng chữ a, b, c v.v... khác nhau không có ý nghĩa ở mức xác suất 95 % . Tất cả các chủng ong mắt đỏ đều có tỷ lệ ký sinh trên trứng sâu đục thân mía 4 vạch cao nhất, tiếp đến là trên trứng ngài gạo. Trên trứng ngài sáp ong có tỷ lệ ký sinh đạt quá thấp, chỉ từ 2,5 - 8,6% (Bảng 1). Sau 20 thế hệ nuôi nhân các chủng ong mắt đỏ nêu trên bằng trứng ngài gạo, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm xác định lại khả năng ký sinh của ong trên trứng sâu đục thân mía 4 vạch. Kết quả thu được trình bày trong Bảng 2. 151 Bảng 2. Hiệu quả ký sinh của các chủng ong mắt đỏ T, chilonis trên trứng sâu đục thân mía 4 vạch sau 20 thế hệ nuôi nhân trong phòng Chủng ong mắt đỏ Tỷ lệ trứng bị Tỷ lệ giới tính Trichogramuma chilonis ký sinh (%) (cái /đực) Bến Cát - Bình Dương 20,3 b 8,1 ab Thủ Dầu Một - Bình Dương 16,7 bc 7,6 ab Phú Giáo - Bình Dương 24,1 ab 8,0 ab Tân Châu - Tây Ninh 31,2 a 9,7 a Xuân Lộc - Đồng Nai 12,4 c 5,5 b LSD 0,05 CV% 7,47 3,21 3,86 4,70 Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng chữ a, b, c v.v... khác nhau không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. Kết quả Bảng 2 cho thấy, sau 20 thế hệ nuôi nhân trong phòng, nhìn chung các chủng ong mắt đỏ vẫn duy trì được khả năng ký sinh đối với trứng sâu đục thân 4 vạch. Tuy nhiên, tỷ lệ trứng bị ký sinh đã bị suy giảm đáng kể (có thể do ong đã quen dần với ký chủ mới là trứng sâu ngài gạo), chỉ còn dao động trong khoảng từ 12,4 31,2% (so với thế hệ F1 là 45,7 - 70,0 %). Chủng ong mắt đỏ thu từ vùng Tân Châu (Tây Ninh) có tỷ lệ ký sinh trứng cao nhất, còn chủng ong mắt đỏ thu được ở Xuân Lộc (Đồng Nai) có tỷ lệ ký sinh trứng thấp nhất. Số lượng ong cái chiếm đa số trong quần thể của tất cả các chủng ong mắt đỏ, gấp 5,5 - 9,7 lần số ong đực, trong đó chủng ong mắt đỏ thu từ vùng Tân Châu có tỷ lệ ong cái cao nhất (gấp 9,7 lần), còn chủng ong thu từ vùng Xuân Lộc có tỷ lệ ong cái thấp nhất (chỉ gấp khoảng 5,5 lần). Như vậy, sau 20 thế hệ nuôi nhân trong phòng bằng trứng ngài gạo các chủng ong mắt đỏ T. chilonis đã suy giảm đáng kể khả năng ký sinh trên trứng sâu đục thân mía 4 vạch. KẾT LUẬN Trong điều kiện ở Đông Nam Bộ, trong số các chủng ong mắt đỏ Trichogramam chilonis thu được từ ổ trứng sâu đục thân mía 4 vạch, các chủng ong thu được từ vùng Tân Châu (Tây Ninh) và vùng Phú Giáo (Bình Dương) có khả năng ký sinh sâu đục thân mía 4 vạch và khả năng nuôi nhân hàng loạt trong phòng bằng ký chủ ngài gạo tốt nhất. Có thể sử dụng chúng làm các chủng ong giống cung cấp cho các cơ sở nuôi nhân ong mắt đỏ trong vùng để sản xuất ong với số lượng lớn, sử dụng rộng rãi trong phòng trừ sâu đục thân mía 4 vạch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lương Minh Khôi (1998). Kết quả phòng trừ bằng biện pháp sinh học đối với sâu hại mía, Báo cáo tham luận tại Hội nghị giống mía, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội. 152 2. Ashraf M, Fatima B. (1996). "Success of Trichogramma chilonis (Ishii) for area - wide control of sugarcane borers in Pakistan", Indian Sugar, Vol. 46, No.2, pp.121 - 123. 3. David H, Easwaramoorthy S. (1986). "Biological control", Sugarcane Entomology (David, H.. S. Easwaramoorthy and R. Jayanthi, eds. ), Sugarrcane Breeding Institute, Coimbatore, India, pp. 383-421. 4. Hinds W. E., Specer H. (1930). "Progress in utilisation of Trichogramma minutum in cane borer control in Louisiana during 1929", J. econ., 23, pp. 121 - 127. 6. Manjunath T. M. (1991). "Mass production and utilisation of Trichogramma", Biocontrol technology for sugarcane pest management (David, H. and S. Easwaramoorthy, eds.), Sugarcane Breeding Institute, Coimbatore, India, pp. 109 - 132. 6. Metcalfe J. R., Breniere J. (1969). "Egg parasite (Trichogramma spp.) for control of sugarcane moth borer", Pest of sugarcane (Williams, J. R, J. R. Mungomery and R. Mathe, eds. ), Elsevier Publishing Company, Amsterdam,pp. 81 - 115. 7. Pham Binh Quyen, Nguyen Tai Tuong, Nguyen Van San (1995), "Results of utilization of Trichogramma chilonis for biological control of sugarcane stem borers", Trichogramma and others egg parasitoids (Wajnberg E., eds), 4th International Symposium, Les Colloques de L'INRA, 73, pp, 125 - 126. REDUCING ABILITY TO PARASITE INTERNODE BORER EGGS BY TRICHOGRAMMA CHILONIS ISHII AFTER A LONG TIME REARING ON RICE MOTH EGGS. ( Summary) MSc. Cao Anh Duong Ben Cat Institute of Sugarcane Research Two experiments (the 1st one at the time of the first generation and the second one at the 20 generation after collecting from the fields) were carried out at Institute of Sugarcane Research (Ben Cat district, Binh Duong province), to study some biological parameters of five strains of Trichogramma chilonis Ishii (1 from Ben Cat district, 1 from Thu Dau Mot town, 1 from Phu Giao district – Binh Duong province, 1 from Tan Chau district – Tay Ninh province and 1 from Xuan Loc district – Dong Nai province), in order to select the most promising candidate for cotrol of the sugarcane internode borer Chilo sacchariphagus Bojer. Results of both two experiments indicated that two strains of T. chilonis collected from Tan Chau (Tay Ninh) and Phu Giao (Binh Duong) parasitized internode borer Chilo sacchariphagus and rice moth Coreyra cephalonica better than others strains . However the parasitism of internode borer eggs by all strains of Trichogramma chiloning was reduced siginficantly after 20 generations rearing on rice moth eggs. 153 ... khả ký sinh ong trứng sâu đục thân mía vạch Kết thu trình bày Bảng 151 Bảng Hiệu ký sinh chủng ong mắt đỏ T, chilonis trứng sâu đục thân mía vạch sau 20 hệ nuôi nhân phòng Chủng ong mắt đỏ Tỷ... vậy, sau 20 hệ nuôi nhân phòng trứng ngài gạo chủng ong mắt đỏ T chilonis suy giảm đáng kể khả ký sinh trứng sâu đục thân mía vạch KẾT LUẬN Trong điều kiện Đông Nam Bộ, số chủng ong mắt đỏ Trichogramam... Tỷ lệ ký sinh (%) sau nhiễm ong ngày Chủng ong mắt đỏ Trứng sâu đục Trichogramma chilonis Trứng ngài Trứng ngài thân mía thu từ vùng ngạo sáp ong vạch Bến Cát - Bình Dương 61,3 b 26,2 a 11 ,4 a

Ngày đăng: 09/10/2015, 09:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN