1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

ĐẶC điểm SINH học sâu đục THÂN mía MÌNH tím (PHRAGMATOECIA CASTANEAE HUBNER)

4 597 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 226,54 KB

Nội dung

Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 3/2000, trang 7-10 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SÂU ĐỤC THÂN MÍA MÌNH TÍM (PHRAGMATOECIA CASTANEAE HUBNER) Đỗ Ngọc Diệp và Cao Anh Đương Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát ĐẶT VẤN ĐỀ Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu Mía Đường, hiện nay ít nhất có 6 loài sâu đục thân thường xuyên xuất hiện gây hại cho cây mía ở các tỉnh Miền Trung và Nam bộ. chúng bao gồm sâu đục thân mình hồng (Sesamia inferens Walker), sâu đục thân 4 vạch (Chilo sacchariphagus Bojer), sâu đục thân 5 vạch (Chilo infuscatellus Snellen), sâu đục thân mình trắng (Scirpophaga nivella Fabricius), sâu đục thân mình vàng (Argyroploce schistaceana Snellen) và sâu đục thân mình tím (Phragmatoecia castaneae Hubner). Loài sâu đục thân mình tím được Viện nghiên cứu côn trùng Vương quốc Anh (Commonwealth Institute of Eatomology) định danh. Phragmatoecia castaneae Hubner chính thức được thông báo thấy xuất hiện trên đồng ruộng Việt Nam từ năm 1995 (Trung tâm BVTV miền Trung, 1995). Nó thường xuyên xuất hiện gây hại nặng trên các ruộng mía già, chiếm trên 33% trong tỷ lệ thành phần các loại sâu đục thân hại mía ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ (Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát, 1999). Loài sâu này được lây lan từ các nước châu Âu sang các nước Đông Nam Á từ khá sớm thông qua việc trao đổi giống mía (Wirioatmodjo, 1980). Cho đến nay ở Việt Nam, chúng ta vẫn còn biết rất ít về loài sâu đục thân hại mía này. Bài báo này sẽ giới thiệu một số kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Mía Đường về đặc điểm sinh học của loài sâu đục thân hại mía mình tím trong điều kiện khí hậu ở vùng miền Đông Nam bộ. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Các thí nghiệm được tiến hành tại Viện nghiên cứu Mía Đường, Bến Cát - Bình Dương, trong điều kiện mùa khô. Hầu hết các thí nghiệm được tiến hành trong phòng ở điều kiện nhiệt độ dao động trong khoảng 28,9 ± 0,640C và độ ẩm không khí khoảng 76,4%. Trứng sâu được đặt trong lọ nhựa nắp lưới. Sau khi trứng nở, tiến hành tách riêng từng con nhiễm vào trong bẹ lá của đoạn thân cây mía và tiến hành nuôi ở điều kiện trong phòng. Thức ăn được thay 2 ngày một lần, nuôi cho đến khi sâu non hóa nhộng. Nhộng được cho riêng từng con vào trong từng lọ nhựa nắp lưới chờ vũ hóa. Sau khi nhộng vũ hóa, tiến hành thu ngài trưởng thành cho vào lồng giao phối - đẻ trứng, bao bằng vải màn tối màu và bên trong có một ít lá mía khô. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Pha trứng Trứng mới đẻ có màu trắng kem, sau khoảng vài ngày thì chuyển sang màu nâu. Trước khi nở 1 - 2 ngày, trứng chuyển sang màu xám. Trứng có hình ovan, kích thước dài khoảng 1,4 mm, rộng khoảng 0,8 mm. 92 Trứng được đẻ thành một hoặc nhiều hàng trên mép các lá mía khô chưa rụng hoặc trên các lá đọt đã bị héo. Mép lá có ổ trứng sau đó cuốn lại và trứng được bảo vệ khá chắc chắn. 1 cm hàng dài trứng có từ 9 - 11 quả phụ thuộc vào vị trí đẻ. Trứng được đẻ từng quả xếp sít nhau. Ổ trứng lớn nhất từng quan sát thấy dài khoảng 15 cm. Thời gian phát dục của trứng trung bình 10,6 ngày (Bảng 1). 2. Pha sâu non Sau khi trứng nở, sâu non tuổi 1 thường tập trung thành từng đám trong khoảng vài giờ quanh ổ trứng vừa nở ra. Sau đó chúng phân tán sang cây khác bằng cách bò hoặc nhả tơ đu mình theo gió. Một số còn có thể đục thẳng vào trong thân cây mía ngay sau khi nở mà không phát tán sang cây khác. Sâu non thường đục vào ở phần nách lá (phần hở giữa bẹ lá và thân cây), thường đó lá thứ 3. Sau khi nở, sâu chủ yếu đục ăn phân bẹ lá, sau khoảng từ 3 - 7 ngày sâu non mới đục vào trong thân cây gây hại. Một sâu non có thể gây hại nhiều lóng, trung bình 2,33 ± 0,82 lóng trước khi hóa nhộng. Sâu non đẫy sức có màu trắng phớt hồng với 4 chấm hơi đỏ trên mỗi đốt cơ thể. Quan sát trong quá trình nuôi thấy sâu non có 8 tuổi. Kích thước (rộng) mảnh đầu hay tốc độ tăng trưởng giữa các tuổi sâu non tăng khoảng 1,12 lần. Toàn bộ thời gian phát dục pha sâu non kéo dài khoảng 63,3 ± 2,4 ngày (Bảng 1). Sâu non đẫy sức dài tới 5,5 cm đối với con cái và 4 cm đối với con đực. Giai đoạn tiền nhộng quan sát được trong quá trình nuôi sâu là khoảng 2 ngày. Bảng 1: Kích thước và thời gian các giai đoạn phát dục của sâu đục thân mình tím (Phragmatoecia castaneae Hubner) Tuổi sâu non Kích thước (rộng) mảnh đầu (mm) Biến động Trung bình Trứng Sâu non Thời gian phát dục (ngày) Biến động 9 - 11 Trung bình 10,6 ± 0,6 55 - 71 63,3 ± 2,4 -Tuổi I 0,4 - 0,5 0,47 3-4 3,3 ± 0,36 -Tuổi II 0,6 - 0,8 0,71 4-6 4,5 ± 0,28 -Tuổi III 0,9 - 1,2 1,03 4-7 5,2 ± 0,26 -Tuổi IV 1,2 - 1,4 1,30 3-7 5,2 ± 0,18 -Tuổi V 1,5 - 1,8 1,65 7 - 12 11,4 ± 1,2 -Tuổi VI 1,8 - 2,2 2,01 5 - 16 11,8 ± 1,7 -Tuổi VII 2,2 - 2,5 2,42 6 - 15 9,5 ± 0,9 -Tuổi VIII 2,5 - 3,1 2,79 6 - 18 12,5 ± 1,5 13 - 15 13,9 ± 1,0 1-5 3, ± 0,23 77 - 113 97,4 ± 3,7 Nhộng Trưởng thành Vòng đời 93 3. Pha nhộng Nhộng đực có kích thước nhỏ hơn nhộng cái. Chiều dài cơ thể nhộng đực và cái trung bình tương ứng là 2,52 ± 0,24 cm và 3,3 ± 0,25 cm. Trọng lượng nhộng đực và nhộng cái trung bình tương ứng là 0,3786 và 0,6865 gam. Lúc đầu nhộng có màu vàng nhạt, sau khi vũ hóa vài ngày thì chuyển sang màu sẫm hơn, cuối cùng, khi chuẩn bị vũ hóa, nhộng có màu nâu tối. Nhộng có phần đầu nhỏ hơn phần đuôi. Trên mỗi đốt bụng của nhộng có hai hàng gai tạo thành 2 đai rõ rệt. Đốt bụng thứ nhất không có lỗ thở. Các đốt bụng còn lại đều có lổ thở lộ rõ hình bầu dục. Lưng nhộng gồ cao hơn phần bụng. Thời gian phát dục pha nhộng kéo dài trung bình khoảng 13,9 ± 1,0 ngày (Bảng 1). 4. Trưởng thành Nhộng thường vũ hóa vào buổi chiều. Ngài trưởng thành có cánh màu vàng đất, trên cánh có các chấm màu vàng nghệ nhỏ, cánh ngắn hơn bụng. Các đốt bụng có đai lông ngăn cách. Râu đầu ngắn, 2/3 chiều dài râu ngài cái (phần gốc) có dạng răng lược kép, phần roi râu còn lại có dạng sợi chỉ. 3/4 chiều dài râu ngài đực có dạng răng lược kép, phần còn lại cũng có dạng sợi chỉ. Ngài có một gai ngọn trông như mỏ chim, ngài đực có kích thước nhỏ hơn ngài cái, chiều dài cơ thể ngài đực và cái trung bình tương ứng là 2,15 ± 0,11 cm và 3,01 ± 0,25 cm. Ngài đực có sải cánh trung bình rộng khoảng 3,64 ± 0,15 cm. Ngài cái có sải cánh trung bình rộng khoảng 4,8 ± 2,23 cm. Ngài cái có khả năng đẻ được 90% số trứng. Khả năng đẻ trứng trung bình của 1 con ngài cái là 327,85 ± 45,51 trứng. Quan hệ giữa khả năng đẻ trứng (Y, số quả trứng/ngài cái) và chiều dài nhộng cái (X, cm) được thể hiện bằng hàm tương quan sau: Y = 225,31 X -360,25. Hệ số tương quan r = 0,77 có ý nghĩa ở mức xác suất 99%. Ngài trưởng thành có xu tích ánh đèn khá mạnh. Ngài đực thường vào đèn nhiều hơn ngài cái gấp 2,2 lần. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Ngọc Diệp và Nguyễn Đức Quang (1998). “Tình hình gây hại của một số sâu bệnh hại chính trên giống mía ROC1, ROC10 ở vùng miền Đông Nam bộ”, Tạp chí BVTV, số 3/1998. 2. Cao Anh Đương (1998). Thành phần côn trùng ký sinh và bắt mồi ăn thịt sâu đục thân mía. Đặc điểm sinh học sinh thái bọ đuôi kẹp sọc Anisolabis annulipes Lucas và ong đen Telenomus sp. trong vụ mía đông xuân 1997-1998) tại Viện Nghiên cúu mía đường - Bến Cát – Bình Dương, Luận án Thạc sỹ KHNN, Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội. 3. Lương Minh Khôi (1997). Phòng trừ sâu đục thân hại mía, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Nguyễn Đức Quang (1997). “Nhận xét bước đầu sâu đục thân hại mía vùng miền Đông Nam bộ”, Tạp chí BVTV, số 2/1997. 5. Viện Nghiên cứu Mía Đường (1999). “Một số kết quả nghiên cứu về loài sâu đục thân hại mía Pharagmatoecia sp. ở vùng miền Đông Nam bộ”, Thông báo khoa học tại tiểu ban trồng trọt và Bảo vệ thực vật phía Nam, Đà Lạt, tháng 7/1999. 6. Wirloatmodjo B. (1980). Personal Communication. 7. David H., Easwaramoorthy S., Jayanthi R. (1986). Sugarcane entomology in India, Sugarcane Breeding Institute. Coimbatore, India. 94 BIOLOGY OF THE PURPLE BORER PHRAGMATOECIA CASTANEAE HUBNER (Summary) Do Ngoc Diep and Cao Anh Duong Ben cat Institute of Sugarcane Research Phragmatoecia castaneae Hubner is the dominant species of stem borer in sugarcane in the Central and South of Vietnam. Observations on its biology were made in the laboratory at an ambient temperature of approximately 290C and a relative humidity of approximately 76%. Data are provided on the headwidths of larval instars and on the duration of the immature stages. The mean duration of the life cycles from egg to adult was 97 days. The average number of eggs laid per female was 328. 95 ... số sâu bệnh hại giống mía ROC1, ROC10 vùng miền Đông Nam bộ”, Tạp chí BVTV, số 3/1998 Cao Anh Đương (1998) Thành phần côn trùng ký sinh bắt mồi ăn thịt sâu đục thân mía Đặc điểm sinh học sinh. .. thước thời gian giai đoạn phát dục sâu đục thân tím (Phragmatoecia castaneae Hubner) Tuổi sâu non Kích thước (rộng) mảnh đầu (mm) Biến động Trung bình Trứng Sâu non Thời gian phát dục (ngày) Biến... phát tán sang khác Sâu non thường đục vào phần nách (phần hở bẹ thân cây), thường thứ Sau nở, sâu chủ yếu đục ăn phân bẹ lá, sau khoảng từ - ngày sâu non đục vào thân gây hại Một sâu non gây hại

Ngày đăng: 09/10/2015, 09:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN