Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 02/1997, trang 11-15
NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU SÂU ĐỤC THÂN MÍA
VÙNG MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
Nguyễn Đức Quang
Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng mía miền Đông Nam bộ là vùng nguyên liệu mía đứng thứ hai trong cả
nước với diện tích trên 30 ngàn ha, sản lượng hàng năm khoảng 1.350 ngàn tấn. Năng
suất hơn 45 tấn/ha. Để thực hiện chủ trương một triệu tấn đường của Đảng và Nhà
nước thì năm 2000 diện tích mía nguyên liệu vùng Đông Nam bộ sẽ tăng lên khoảng
50 ngàn ha và năng suất bình quân gần 60 tấn/ha. Nhưng những năm gần đây sâu đục
thân gây thiệt hại khoảng 20-40% sản lượng mía nguyên liệu có nơi hại tới trên 60%.
Thời gian qua, chúng tôi đã điều tra khảo sát thành phần sâu hại mía, quy luật
phát sinh phát triển của một số loài sâu hại chính và biện pháp phòng trừ chúng. Dưới
đây ghi lại một số kết quả thu được.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Xác định thành phần và quy luật phát sinh phát triển của một số loài sâu hại
mía quan trọng bằng cách theo dõi trên đồng mía suốt năm, định kỳ 7 ngày 1 lần. Điều
tra tiến hành theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 20 cây hoặc 2 m dài của
luống. Ngoài ra còn theo dõi bẫy đèn thu bướm đẻ bổ sung cho việc xác định lứa sâu
trong năm.
- Các thí nghiệm phòng trừ được bố trí với diện tích 100 m2 nhắc lại 3-4 lần
theo khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên. Sử dụng thuốc (Azodrin 50 DD 2,5 l/ha,
Basudin 50ND 2,5 l/ha) kết hợp với một số biện pháp canh tác.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thành phần côn trùng hại mía ở miền Đông Nam bộ
Qua nhiều năm điều tra Viện nghiên cứu mía đường đã phát hiện 25 loài côn
trùng gây hại mía vùng Đông Nam bộ ở các giai đoạn; hom giống, gốc, đẻ nhánh, vươn
lóng và chín nguyên liệu. Sau đây là danh sách các loài côn trùng hại thường gặp (Bảng
1).
Bảng 1. Thành phần côn trùng chủ yếu hại mía ở miền Đông Nam bộ
TT
1
2
3
4
5
6
116
Tên sâu
Bộ Lepidoptera
Sâu đục thân mình hồng
Sâu đục thân 4 vạch
Sâu đục thân 5 vạch (chồi sớm)
Sâu đục ngọn (bướm trắng)
Sâu đục mắt (sâu mình vàng)
Bộ Homoptera
Rệp xơ trắng (rệp bông)
Mức
độ
Tên khoa học
Họ
++++
++
++
+++
+
Sesamia inferens Walker.
Proceras venosatus Walker.
Chilo infuscatellus Snell.
Scirpophaga nivella Snell.
Eucosma schistaceana Snell.
Noctuidae
Pyralidae
Pyralidae
Pyralidae
Pyralidae
+
Ceratovacuna laginera zehn.
Aphididae
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Rệp
++
Aphis sacchari Zehntner
Mối
++
Onontotermes obesus
Bộ Coleoptera
Bọ hung đen đục gốc
+
Allissomatum impressicolle
Sùng trắng
+
anomala sp.
Bộ Orthoptera
Cào cào
+
Pantaga succincta (Joh.)
Châu chấu
+
Oxya velox Fabricius
Dế
+
Gryllus mitratus Brunner
Bộ Thysanoptera
Bọ trĩ
+
Thrips
Bộ Acarrina
Nhện đỏ
+
Paratetranychus bioculatus
Ghi chú: +++ : Xuất hiện thường xuyên và gây hại nghiêm trọng.
++ : Xuất hiện thường xuyên gây hại không nghiêm trọng
+
: Xuất hiện ít
Aphididae
Termitidae
Scarabaeidae
Scarabaeidae
Acrididae
Acrididae
Gryllidae
Thripidae
Tetranychidae
2. Một số loài sâu đục thân quan trọng
Ở vùng Miền Đông Nam bộ có 5 loài sâu đục thân (3 loài đục thân, 1 loài đục
ngọn và 1 loài đục mắt mía) nhưng nguy hiểm nhất vẫn là 3 loài đục thân sau:
a. Sâu hồng Sesamia inferens Walker:
Sâu này gây hại chủ yếu vào thời kỳ mía làm lóng vươn cao (Bảng 2). Trưởng
thành hoạt động vào ban đêm nhưng xu hướng ánh sáng yếu. Mình to, đầu phủ đấy lông,
cánh trước hình chữ nhật màu nâu nhạt. Thời gian sống của trưởng thành 4-6 ngày.
Bảng 2. Tỷ lệ cây bị hại (%) do sâu đục thân ở các thời kỳ sinh trưởng
của cây mía (1993-1995, Viện NCMĐ)
Công thức
thí nghiệm
1
2
3
4
TB
Giai đoạn đầu sinh trưởng
Sâu đục
Sâu 4 vạch
ngọn
1,41
1,42
1,03
1,26
1,92
4,27
2,29
3,24
1,66
2,59
Giai đoạn làm lóng vươn cao
Sâu
Sâu
Sâu mình
đục ngọn
4 vạch
hồng
10,83
1,76
6,28
10,78
1,94
6,34
8,51
2,15
6,46
12,35
1,31
4,71
10,62
1,29
5,29
Trưởng thành đẻ trứng thành ổ, trứng trong ổ xếp thành từng hàng, ổ thường từ
2-3 hàng. Ổ trứng được đẻ ở bên trong bẹ lá. Thời gian giai đoạn trứng thường từ 4-6
ngày. Sâu non có màu hồng, to, mép bụng có chấm đỏ tím ở mỗi đốt bụng. Tuổi 1 và 2
phá trong bẹ lá, tuổi 3 trở đi đục vào thân cây. sâu non có từ 5-7 tuổi tùy thuộc vào
thức ăn và ngoại cảnh. Sau tuổi cuối, sâu chui ra khỏi thân cây và hóa nhộng. Giai
đoạn sâu non biến động từ 22-28 ngày. Nhộng của sâu hồng to có màu nâu đậm,
nhộng chủ yếu được hình thành ở bẹ lá. Giai đoạn nhộng từ 12-13 ngày. Vòng đời biến
động từ 42-53 ngày.
Sâu đục qua bẹ lá vào thân, đục xuyên dọc từ lóng này sang lóng khác thải phân
ra ngoài. Một lỗ đục có 1 hoặc nhiều sâu.
117
Sâu hồng thường có 4 lứa gây hại nghiêm trọng:
- Đợt I vào tháng 3 hại mía đông xuân;
- Đợt II vào tháng 5 hại mía đông xuân;
- Đợt III vào tháng 7 hại mía đông xuân và hè thu;
- Đợt IV vào tháng 10-11 hại mía đông xuân và hè thu.
b. Sâu đục ngọn Scirpophaga nivella Fabricius:
Gây hại chủ yếu vào thời kỳ mía đẻ nhánh (Bảng 2). Trưởng thành hoạt động
vào ban đêm có xu hướng ánh sáng đèn. Trưởng thành nhỏ có màu trắng, cuối bụng có
1 chùm lông màu da cam. Trưởng thành sống được từ 2 đến 5 ngày. Trưởng thành đẻ
từng ổ phía trên hoặc phía dưới mặt lá, ổ được phủ 1 lớp lông màu vàng. Giai đoạn
trứng kéo dài từ 6-10 ngày. Sâu non mới nở rất linh hoạt, phân tán nhờ gió và nhả tơ di
chuyển. Sâu non nhỏ màu trắng sữa trên lưng có một vết đen chạy dọc thân. Giai đoạn
sâu non kéo dài từ 32-57 ngày. Sâu non làm nhộng ngay trong lỗ đục, nhộng nhỏ màu
nâu, giai đoạn nhộng 12-14 ngày. Vòng đời biến động từ 52-87 ngày.
Sâu có 2 lứa gây hại trong năm:
- Đợt 1 vào tháng 1 hại trên mía đông xuân vào mía gốc.
- Đợt 2 vào tháng 6-7 hại trên mía hè thu.
c. Sâu đục thân 4 vạch Proceras venosatus Walker:
Trưởng thành sâu 4 vạch hoạt động vào ban đêm có xu tính hướng ánh sáng. Cơ
thể màu vàng nâu, cánh trước có chấm đen, cánh dưới màu trắng, kích thước nhỏ. Giai
đoạn bướm từ 4-6 ngày. Trưởng thành đẻ trứng thành ổ 2 hàng có phủ một lớp sáp màu
đen. Giai đoạn trứng kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Sâu non nở ra tuổi 1 và tuổi 2 ăn lá non để
lại phần biểu bì. tuổi 3 bắt đầu đục chui vào phá hoại thân cây. Khi kết thúc tuổi cuối
sâu chui ra ngoài để hóa nhộng. Sâu non trải qua 5-7 tuổi và kéo dài 20-25 ngày. Nhộng
nhỏ có màu cánh gián, thường ở bẹ lá hoặc trong lổ đục. Giai đoạn nhộng kéo dài 4-7
ngày. Vòng đời biến động từ 33-36 ngày. Tác hại của loài sâu này không nghiêm trọng
bằng sâu đục thân mình hồng (Bảng 2).
Sâu hại nghiêm trọng 4 lứa trong một năm:
- Đợt 1 vào tháng 3 hại mía đông xuân
- Đợt 2 vào tháng 5 hại mía đông xuân
- Đợt 3 vào tháng 7 hại mía hè thu
- Đợt 4 vào tháng 10 hại trên mía hè thu
Cây mía bị sâu đục thân mía 4 vạch phá hại có thể bị chết ngọn, gãy ngọn hoặc
cắn gốc không phát triển được. Khi gãy ngọn các nhánh trên thân phát triển mạnh.
3. Tác hại của sâu đục thân mía
Bảng 3. Tình hình sâu hại trên một số giống mía vụ 1995-1996
Giống mía
điều tra
Quế đường 11
My55-14
ROC 10
F156
VN84-4137
118
Sông Bé
Cây bị Năng suất
hại (%) giảm (%)
42
70
43
65
35
60
40
60
36
55
Đồng Nai
Cây bị
Năng suất
hại (%) giảm (%)
41
65
38
60
34
60
33
65
-
Tây Ninh
Cây bị
Năng suất
hại (%)
giảm (%)
46
76
30
60
31
55
36
60
-
Các loài sâu đục thân mía gây hại khá nghiêm trọng cho một số tỉnh trồng mía ở
vùng miền Đông Nam bộ. Tỷ lệ cây mía bị sâu đục thân ở các giống trồng tại miền
Đông nam bộ rất cao, từ 55-76%. Năng suất mía giảm do sâu đục thân dao động từ 3146% (Bảng 3).
Tùy theo điều kiện thời tiết, khí hậu, giống mía, chế độ canh tác....mà mật độ
sâu và thiệt hại do sâu gây ra ở các năm là khác nhau. Qua nhiều năm theo dõi tình
hình gây hại của sâu hại trên 11giống mía cho thấy sâu đục thân mía gốc luôn cao hơn
mía tơ (Bảng 4)
Bảng 4: Tỷ lệ sâu đục trên mía tơ và mía gốc
(trung bình của 11 giống mía )
Loài sâu đục thân
Sâu đục ngọn
Sâu đục thân 4 vạch
Sâu đục thân mình hồng
Cộng
Mía tơ (%)
6,49
1,50
10,40
18,69
Mía gốc (%)
10,96
4,32
16,47
31,725
4. Thí nghiệm phòng trừ sâu đục thân mía
Trong sản xuất việc phòng trừ sâu đục hại mía chưa được chú trọng . Biện pháp
bón lót 20-25 kg Basudin hạt/ha trước khi trồng, thay đổi cơ cấu giống, chế độ canh
tác, chặt bỏ những cây bị đục, phun thuốc... chưa được thực hiện đồng bộ. Trong thời
gian qua chúng tôi đã tiến hành một số thí nghiệm phòng trừ với nội dung sau:
- Công thức I: Đối chứng không xử lý thuốc.
- Công thức II: Phun Azodrin khi trứng xuất hiện vào tháng 7 và 10.
- Công thức III: Phun Azodrin định kỳ vào 15/8 và 15/11.
- Công thức IV: Phun Basudin định kỳ vào 7 và 10.
- Công thức V: Phun Basudin định kỳ vào 15/8 và 15/11
Phun thuốc đợt 1 là phòng trừ sâu đục ngọn và sâu 4 vạch, phun đợt 2 là trừ sâu
mình hồng.
Các công thức đều được bóc lá mía khô và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ
thuật. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở Bảng 5.
Bảng 5. Hiệu quả phòng trừ sâu đục thân mía bằng thuốc trừ sâu
Công thức
thí nghiệm
I
II
III
IV
V
Tỷ lệ cây bị hại sau 15 ngày
Lần phun 1
Lần phun 2
23,40
62,9
15,00
49,70
14,10
55,60
19,60
40,00
17,00
48,00
Tỷ lệ cây bị hại
trước thu hoạch
Năng suất
(Tấn/ha)
32,50
16,80
25,60
18,40
22,00
40,50
56,80
50,40
58,00
55,60
Phun đợt 1 chủ yếu là phòng trừ sâu đục ngọn và sâu 4 vạch, phun đợt 2 phòng
trừ sâu mình hồng.
Các công thức phun thuốc đều có tỷ lệ (%) lóng bị hại vào trước lúc thu hoạch
thấp hơn đối chứng. Năng suất thu được trên các công thức phun thuốc cao hơn đối
119
chứng không phun thuốc, các công thức phun thuốc theo lứa trứng sâu có hiệu quả cao
hơn phun thuốc định kỳ.
MỘT SỐ KẾT LUẬN
Sâu hại là yếu tố làm giảm năng suất và sản lượng mía một cách nghiêm trọng.
Số lượng côn trùng hại mía ở miền Đông Nam bộ cố 25 loài nhưng thực tế chỉ có 3
loài sâu đục thân gây hại chủ yếu. Đôi khi chúng phát triển thành dịch, hàng năm sâu
đục thân làm giảm năng suất khoảng 20-40% trong đó thiệt hại do sâu hồng trên 60%.
Dùng Basudin 50ND và Azodrin 50DD phun lượng 2,5l/ha có hiệu quả tốt để
diệt sâu đục thân mía vào tháng 7 và tháng 10-11. Trong tương lai phải đẩy mạnh các
biện pháp chọn giống chống chịu trong hệ thống giống thích hợp cho vùng, các biện
pháp canh tác tiên tiến để duy trì các loài thiên địch, kết hợp các biện pháp sinh học
trong tổng thể phòng trừ tổng hợp sâu hại mía.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Ngọc Diệp, Ngô Văn Khu (1977). Kết quả nghiên cứu sâu bệnh hại mía 1977-1987.
Viện Nghiên cứu Mía Đường.
2. Nguyễn Huy Ước (1995). Kỹ thuật trồng mía. Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. HCM.
3. Viện Nghiên cứu Mía Đường (1997). Kết quả nghiên cứu khoa học 1991-1996.
PRELIMINARY RESULTS OF STUDY ON SUGARCABE INSECT
IN THE EASTERN REGION OF SOUTH VIETNAM
(Summary)
Nguyen Duc Quang
Ben Cat Institute of Sugarcane Research
The studies on sugarcane insect in sugarcane growing area were initiated in the
Eastern region of South Viet Nam. There are at least 25 species of insect have been
recorded in sugarcane fields, but 3 species of lepidopterous borers regularly damage
stems of sugarcane. The Scirpophaga nivella Fabricius has increased in young sugarcane
stage, other stem borer damage grown-up sugarcane. The use of Azodrin 50 DD or
Basudin 50 ND 2,5 l/ha in the germination phase and tillering phases of sugarcane gave
good control of stem borers.
120
... Các loài sâu đục thân mía gây hại nghiêm trọng cho số tỉnh trồng mía vùng miền Đông Nam Tỷ lệ mía bị sâu đục thân giống trồng miền Đông nam cao, từ 55-76% Năng suất mía giảm sâu đục thân dao... số loài sâu đục thân quan trọng Ở vùng Miền Đông Nam có loài sâu đục thân (3 loài đục thân, loài đục loài đục mắt mía) nguy hiểm loài đục thân sau: a Sâu hồng Sesamia inferens Walker: Sâu gây... (Bảng 4) Bảng 4: Tỷ lệ sâu đục mía tơ mía gốc (trung bình 11 giống mía ) Loài sâu đục thân Sâu đục Sâu đục thân vạch Sâu đục thân hồng Cộng Mía tơ (%) 6,49 1,50 10,40 18,69 Mía gốc (%) 10,96 4,32