KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN GIỐNG MÍA MỚI CHO VÙNG MÍA
TỈNH TUYÊN QUANG NIÊN VỤ 2005-2006
ThS. Lê Quang Tuyền, KS. Nguyễn Thị Bạch Mai
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, nơi có nhiều cộng đồng dân
tộc thiểu số sinh sống. Trên địa bàn tỉnh có 2 nhà máy đường là nhà máy đường Sơn
Dương và Nhà máy Đường Tuyên Quang thuộc Công ty Phát triển Công Nghiệp
Tuyên Quang có công suất thiết kế 750 tấn mía cây/ngày. Để đảm bảo đáp ứng đủ mía
nguyên liệu cho nhà máy hoạt động đúng công suất thiết kế trong khoảng từ 5 đến 6
tháng, cần phải có từ 110.000 đến 120.000 tấn mía cây. Song song với sản lượng mía
trên cũng cần có bộ giống hợp lý để rải vụ. Công việc tìm kiếm các giống mía mới có
năng suất và chất lượng cao, thích nghi với điều kiện sinh thái của vùng, từng bước
xây dựng cơ cấu giống hợp lý cho vùng nguyên liệu mía, góp phần nâng cao hiệu quả
kinh tế từ cây mía từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng các dân
tộc đang sinh sống trong vùng là một nhiệm vụ cấp thiết của Đảng và nhà nước ta. Đề
tài “Tuyển chọn giống mía mới cho vùng mía tỉnh Tuyên Quang” nhằm tìm ra các giống
mía có năng suất và chất lượng cao, thích nghi với điều kiện gò đồi của vùng.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khảo nghiệm 10 giống mía mới, các giống được bố trí trong 2 thí nghiệm so
sánh giống vào tháng 12 năm 2005 tại xã ỷ La - thị xã Tuyên Quang - tỉnh Tuyên
Quang, các thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên
(RCBD), 3 lần nhắc, diện tích ô thí nghiệm 50 m2. Thí nghiệm được thu hoạch vào
tháng 12 năm 2006.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tỷ lệ mọc mầm và sức đẻ nhánh
Thí nghiệm 1: Kết quả Bảng 1 cho thấy các giống trong thí nghiệm 1 có tỷ lệ
mọc mầm biến động từ 33,19% (C111-79) đến 75,14% và sức đẻ nhánh dao động từ
1,06 nhánh/cây mẹ đến 2,44 nhánh/cây mẹ. Trong đó, giống C1324-74 và RB72-454
mọc mầm tốt và đẻ nhánh tốt hơn giống đối chứng ROC10, giống C85-212 mọc mầm
và đẻ nhánh tương đương giống đối chứng, giống C111-79 và VN85-1427 mọc mầm
kém hơn, tuy nhiên đẻ nhánh tốt hơn giống đối chứng ROC10 (Bảng 1).
Thí nghiệm 2: Tỷ lệ mọc mầm của các giống dao động từ 36,94% đến 55,14%
và không có sự khác biệt giữa các giống ở mức tin cậy 95%. Sức đẻ nhánh của
DLM24 và C132-81 cao hơn, trong khi các giống còn lại đẻ nhánh tương đương giống
đối chứng ROC10 (1,04 nhánh/cây mẹ).
2. Mức độ sâu, bệnh và các dịch hại khác
Tình hình sâu hại: Kết quả quan trắc trong suốt quá trình sinh trưởng của mía
thí nghiệm cho thấy các giống đều bị sâu hại ở mức độ thấp dưới 1%, không ảnh
hưởng đến khả năng cho năng suất của mỗi giống.
64
Giống
Thí nghiệm 1
C1324-74
C111-79
RB72-454
C85-212
VN85-1427
ROC10 (đ/c)
CV%
LSD0,05
Thí nghiệm 2
CR74-250
Ty70-17
C132-81
F156
DLM24
ROC10 (đ/c)
CV%
LSD0,05
Bảng 1. Tỷ lệ mọc mầm và sức đẻ nhánh
Tỷ lệ mọc mầm (%)
Sức đẻ nhánh (nhánh/cây mẹ)
69,31 ab
33,19
d
75,14 a
62,92 bc
33,75
d
55,83 c
7,91
7,92
1,46 b
1,61 b
1,59 b
1,18 c
2,44 a
1,06 c
7,04
0,20
46,67
50,28
42,08
50,83
36,94
55,14
17,71
ns
1,15 bc
1,08 c
1,28 b
1,21 bc
1,55 a
1,04 c
9,03
0,20
Ghi chú: ns- không có sự khác biệt giữa các công thức thí nghiệm.
Tình hình bệnh hại: Không thấy có xuất hiện các loại bệnh hại nguy hiểm của
cây mía như bệnh than, bệnh trắng lá, bệnh rượu, bệnh thối đọt, bệnh xoắn cổ lá trên
tất cả các giống thí nghiệm.
Các dịch hại khác: Sau mùa gặt lúa, châu chấu tràn lên mía thí nghiệm ăn lá làm
thiệt hại khoảng 70% diện tích lá của tất cả các giống, ảnh hưởng khá lớn đến sinh
trưởng của mía.
Trong thời điểm thu hoạch có xuất hiện hiện tượng chuột hại bắt đầu cắn phá
giống C111-79. Tuy nhiên, mức độ chưa nhiều. Các giống khác chưa thấy hiện tượng
bị chuột cắn phá.
3. Khả năng trổ cờ và chống chịu điều kiện bất lợi
Không thấy trổ cờ ở tất cả các giống thí nghiệm.
Do mía thí nghiệm được trồng trên đất vườn tạp được phá bỏ, địa hình dốc,
không bằng phẳng, chặt phá vườn tạp cày ngay, không cày được sâu do phải tránh các
gốc cây mới chặt. Ngoài ra, vị trí thí nghiệm ở sườn đồi hút gió, tốc độ gió lớn nên tất
cả các giống trong thí nghiệm bị đổ ngã từ 55% đến 75%, mức đổ ngã cấp 2 (Bảng 2).
Không thấy trổ cờ ở tất cả các giống thí nghiệm.
Các giống C111-79, VN85-1427, CR74-250 và C132-81 có khả năng chống
chịu với nhiệt độ thấp ở mức trung bình (cấp 3). Các giống còn lại và đối chứng
ROC10 chống chịu với nhiệt độ thấp ở mức cấp 2 (Bảng 2).
65
Bảng 2. Tỷ lệ cây trỗ cờ, khả năng chống chịu nhiệt độ thấp và mức độ đổ ngã
Giống
Thí nghiệm 1
C1324-74
C111-79
RB72-454
C85-212
VN85-1427
ROC10 (đ/c)
Thí nghiệm 2
CR74-250
Ty70-17
C132-81
F156
DLM24
ROC10 (đ/c)
Trổ cờ
(%)
Khả năng chống chịu nhiệt độ thấp
cấp (1-5)
Mức độ đổ ngã
(%)
Cấp (0 – 3)
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
2
3
2
2
3
2
70
75
70
75
75
55
2
2
2
2
2
2
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
3
2
3
2
2
2
75
65
65
65
65
55
2
2
2
2
2
2
4. Các yếu tố cấu thành năng suất
Bảng 3. Các yếu tố cấu thành năng suất
Giống
Thí nghiệm 1
C1324-74
C111-79
RB72-454
C85-212
VN85-1427
ROC10 (đ/c)
CV%
LSD0,05
Thí nghiệm 2
CR74-250
Ty70-17
C132-81
F156
DLM24
ROC10 (đ/c)
CV%
LSD0,05
Chiều cao cây
nguyên liệu (m)
Đường kính
cây (cm)
3,00 a
2,95 a
2,92 a
2,82 ab
2,63 b
2,14 c
5,04
0,25
2,9 a
2,4
2,8 a
2,5
2,6
2,3
3,78
0,18
2,40 b
2,00 c
2,90 a
2,42 b
2,52 b
2,03 c
4,16
0,18
3,0 ab
3,0 ab
2,9 bc
2,8 c
3,1 a
2,4
d
3,68
0,19
cd
bc
b
d
Trọng lượng
cây (kg)
1,8 a
1,5 bc
1,7 ab
1,4 c
1,5 bc
1,3 c
8,50
0,24
1,7 b
1,3 c
1,8 b
1,7 b
2,0 a
1,2 c
5,63
0,16
Mật độ cây hữu hiệu
(1000 cây/ha)
68,33 a
57,50 c
72,50 a
62,22 bc
67,78 ab
57,50 c
5,14
6,02
55,56 bc
69,58 a
52,22 cd
45,56
e
57,50 b
50,28
de
4,84
4,85
Thí nghiệm 1: Các giống C1324-74, RB71-454 và VN85-1427 có tiềm năng về
năng suất vượt trội so với giống đối chứng ROC10 thể hiện ở các chỉ tiêu: chiều cao
cây nguyên liệu, đường kính cây, trọng lượng cây và mật độ cây hữu hiệu vượt trội so
với giống đối chứng ROC10. Giống C111-79 có chiều cao cây nguyên liệu cao hơn
nhưng có đường kính thân, trọng lượng cây và mật độ cây hữu hiệu không khác biệt so
với đối chứng ROC10. Giống C85-212 có chiều dài cây nguyên liệu và đường kính
thân cao hơn nhưng trọng lượng cây và mật độ cây chỉ tương đương với giống đối
chứng ROC10 (Bảng 3).
66
Thí nghiệm 2: Các giống DLM24 và CR74-250 có tiềm năng cho năng suất cao
hơn đối chứng, thể hiện ở cả 4 chỉ tiêu cấu thành năng suất như: chiều cao cây nguyên
liệu, đường kính thân, trọng lượng cây và mật độ cây hữu hiệu đều vượt trội so với
giống đối chứng ROC10. Giống Ty70-17 có mật độ cây hữu hiệu và đường kính thân
cao hơn đối chứng, trong khi các chỉ tiêu chiều cao cây nguyên liệu và trọng lượng cây
tương đương đối chứng ROC10. Giống C132-81 và F156 có mật độ cây tương đương
và có chiều cao cây nguyên liệu, đường kính thân, trọng lượng cây cao hơn đối chứng
ROC10 (Bảng 3).
5. Chữ đường và năng suất
Thí nghiệm 1: Kết quả phân tích chữ đường khi mía 11 tháng tuổi cho thấy các
giống C1324-74, VN85-1427 cho chữ đường cao, giống RB72-454 cho chữ đường
khá. Các giống có năng suất thực thu từ 81,30 tấn/ha (C111-79) đến 118,83 tấn/ha
(RB72-454), vượt trội so với năng suất của giống đối chứng ROC10 (65,50 tấn/ha). Có
3 giống đạt năng suất đường lý thuyết cao hơn giống đối chứng ROC10 (7,53 tấn/ha)
là C1324-74 (14,27 tấn/ha, vượt 89,46%), RB72-454 (12,69 tấn/ha, vượt 68,48%),
VN85-1427 (10,66 tấn/ha, vượt 41,50%).
Thí nghiệm 2: Giống DLM24 là giống có hàm lượng đường cao đầu vụ. Các
giống Ty70-17 và F156 cho chữ đường cao, tuy nhiên, đây là 2 giống chín muộn, mía
từ 12 tháng tuổi mới cho chất lượng cao. Tất cả các giống mới trong thí nghiệm đều
cho năng suất thực thu cao hơn đối chứng ROC10 (59,05 tấn/ha), nổi bật là giống
DLM24 đạt năng suất 101,45 tấn/ha. Năng suất đường biến động từ 7,61 tấn/ha đến
12,23 tấn/ha, vượt đối chứng ROC10 (6,79 tấn/ha) từ 12,06% đến 80,17%, trong đó có
2 giống đạt trên 10 tấn đường/ha là Ty70-17 (10,78 tấn/ha) và DLM24 (12,23 tấn/ha).
Bảng 4. Chữ đường, năng suất mía nguyên liệu thực thu và năng suất đường lý thuyết
Giống
CCS (%) (*)
Năng suất đường lý thuyết
Năng suất thực thu
(tấn/ha)
11 tháng 12 tháng
tấn/ha % chênh lệch so với đối chứng
Thí nghiệm 1
C1324-74
12,15
117,46 a
14,27
C111-79
8,66
81,30 b
7,04
RB72-454
10,68
118,83 a
12,69
C85-212
8,91
83,33 b
7,42
VN85-1427
11,51
92,60 b
10,66
ROC10 (đ/c)
11,50
65,50 c
7,53
CV%
8,03
LSD0,05
13,61
Thí nghiệm 2
CR74-250
8,56
7,90
88,90 b
7,61
Ty70-17
8,98
12,15
88,70 b
10,78
C132-81
9,60
9,25
88,95 b
8,54
F156
8,57
12,15
75,45 c
9,17
DLM24
12,06 11,15
101,45 a
12,23
ROC10 (đ/c)
11,50
59,05
d
6,79
CV%
3,99
LSD0,05
6,07
Ghi chú: (*) CCS được phân tích tại nhà máy đường Tuyên Quang.
89,46
-6,53
68,48
-1,43
41,50
0,00
12,06
58,70
25,75
35,00
80,17
0,00
67
KẾT LUẬN
- Các giống C1324-74 và DLM24 cho năng suất rất cao (trên 100 tấn/ha), đồng
thời cũng cho chất lượng cao, chín sớm, mía 11 tháng tuổi đạt trên 12 CCS.
- Giống RB72-454 có năng suất rất cao (trên 100 tấn/ha), chữ đường khá, mía
11 tháng tuổi CCS đạt gần 11%.
- Giống VN85-1427 cho năng suất cao (trên 90 tấn/ha), chữ đường cao, mía 11
tháng tuổi CCS đạt trên 11%.
- Các giống Ty70-17 và F156 có năng suất khá (trên 75 tấn/ha), đồng thời cũng
cho chất lượng cao, chín trung bình – muộn, mía 12 tháng tuổi đạt trên 12 CCS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang (2005). Dự án quy hoạch vùng nguyên
liệu mía công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang. Tuyên Quang.
2. Lê Song Dự (1997). Cây mía, NXBNN: TP Hồ Chí Minh.
3. Hoàng Văn Đức (1982). Cây mía, di truyền sinh lý và sản xuất, NXBNN: H Nội.
4. Lương Minh Khôi (1997). Phòng trừ sâu bệnh hại mía, NXBNN: H Nội.
5. Phạm Chí Thành (1988). Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Trường Đại
học Nông nghiệp I – Hà nội.
6. Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh (1997). Hướng dẫn sử dụng phần mềm
MSTAT-C trong phương pháp thí nghiệm nông nghiệp, Tài liệu đánh máy vi tính, 80 trang.
7. Viện Nghiên cứu Mía Đường (1998). Thông báo một số giống mía mới có triển vọng (Hội
nghị giống mía, Bộ Nông nghiệp & PTNT, 02/10/98), 13 trang.
8. Nguyễn Huy Ước (1994). Kỹ thuật trồng mía, NXBNN: Hà Nội.
RESULT OF SELECTION NEW SUGARCANE VARIETIES
FOR TUYEN QUANG REGION (2005 - 2006)
(Summary)
MSc. Le Quang Tuyen, Eng. Nguyen Thi Bach Mai
Sugar and Sugarcane Research and Development Center
The research “Selection of new varieties at Tuyen Quang township, Tuyen
Quang province”. The trials were planted in December 2005 and harvested in
December 2006 for new-plant. Experiments were conducted in randomized complete
block design (RCBD) with three replications, 50 square meter per plot. The control
variety was ROC10. The result of research was selected six good sugarcane varieties
for production as C1324-74, DLM24, RB72-454, VN85-1427, Ty70-17 and F156
which have high yield potentiality, high sucrose, fairly good suitable for sugar cane
Tuyen Quang area. C1324-74 and DLM24 varieties give high yield (more than 100
tons per ha), high sucrose, early maturity, more than 12 CCS when they were 11
month old; RB72-454 varieties gives high yield (more than 100 tons per ha), fairness
sucrose, nearly 11CCS when it was 11 month old; VN 85-1427 varieties gives high
yield (more than 90 tons per ha), high sucrose, more than 11 CCS when it was 11
month old; Ty70-17 và F156 varieties give fairly good yield (more than 75 tons per
ha), high sucrose, mid-late maturity, more than 12 CCS when they were 12 month old.
68
... nghiệm 2: Giống DLM24 giống có hàm lượng đường cao đầu vụ Các giống Ty70-17 F156 cho chữ đường cao, nhiên, giống chín muộn, mía từ 12 tháng tuổi cho chất lượng cao Tất giống thí nghiệm cho suất... 3) Chữ đường suất Thí nghiệm 1: Kết phân tích chữ đường mía 11 tháng tuổi cho thấy giống C1324-74, VN85-1427 cho chữ đường cao, giống RB72-454 cho chữ đường Các giống có suất thực thu từ 81,30... (2005) Dự án quy hoạch vùng nguyên liệu mía công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang Tuyên Quang Lê Song Dự (1997) Cây mía, NXBNN: TP Hồ Chí Minh Hoàng Văn Đức (1982) Cây mía, di truyền sinh lý