KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN GIỐNG MÍA VỤ TƠ
TẠI LONG AN
KS. Nguyễn Thị Bạch Mai, KS. Lê Thị Thường, ThS. Đoàn Lệ Thủy,
ThS. Lê Quang Tuyền, KTV. Nguyễn Thị Hà
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong canh tác mía, giống đóng vai trò quan trọng, là tiền đề để xây dựng các
biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất và chất lượng mía nguyên liệu. Giống
mía tốt là giống mía phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, canh tác và chế biến của
vùng, cho năng suất cao và ổn định, chất lượng mía tốt, thời gian giữ đường dài, đáp
ứng các yêu cầu của chế biến công nghệ, rải vụ và kéo dài thời gian chế biến; có khả
năng chống chịu điều kiện bất lợi của tự nhiên.
Ở nước ta, trong những năm gần đây tỷ lệ diện tích các giống mía mới ở các
vùng mía dần dần được nâng lên, nhờ đó, năng suất, chất lượng mía nguyên liệu từng
bước được cải thiện, vụ mía 2004/2005 đạt 51,8 tấn/ha trên diện tích 280.000 ha trong
khi trước năm 1986 chỉ đạt 30 tấn/ha và tiêu hao mía/đường là 9,9. Tuy nhiên, không
chỉ năng suất mía mà cả năng suất đường bình quân của nước ta vẫn còn thấp so với
khu vực và thế giới, năng suất chỉ bằng 67% bình quân của thế giới, thấp hơn nhiều so
với một số nước trong khu vực như Trung Quốc 72 tấn/ha, Thái Lan 75 tấn/ha, về chất
lượng mía, ở Úc đạt gần 15 CCS, ở Nam Phi và Thái Lan đạt khoảng 12 – 13 CCS.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất và chất lượng mía thấp. Thực trạng sản
xuất mía cho thấy nguyên nhân về kỹ thuật chủ yếu là khâu giống và biện pháp canh
tác. Trong sản xuất hiện nay, phần lớn các giống mía hiện có đã có biểu hiện giảm sút
về năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh, khả năng thích nghi với điều
kiện bất lợi của môi trường. Như vậy, có thể nói hầu hết các vùng trồng mía đều thiếu
giống mía tốt, chưa có cơ cấu giống hợp lý và kỹ thuật canh tác chưa thực sự phù hợp
nên hiệu quả kinh tế của sản xuất mía đường chưa cao. Chính vì thế, thâm canh giống
mía mới để tăng năng suất và chất lượng mía là con đường gần nhất làm giảm giá
thành sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh nhằm giúp ngành mía đường nước nhà phát
triển và hội nhập quốc tế và cũng là mục tiêu mà ngành đã đề ra.
Để tuyển chọn các giống mía mới có năng suất và chất lượng cao, thích nghi với
điều kiện sinh thái, từng bước xây dựng cơ cấu giống hợp lý cho vùng nguyên liệu mía
của Công ty Cổ phần Mía Đường Hiệp Hòa – một trong những vùng mía trọng điểm của
đồng bằng sông Cửu Long, thí nghiệm “Khảo nghiệm giống cơ bản tại Long An” được
tiến hành với sự phối hợp của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường và Trung
tâm Giống Gò Ngãi thuộc Công ty cổ phần Mía Đường Hiệp Hòa.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Địa điểm và thời gian
- Địa điểm: Trung tâm Giống Gò Ngãi – Đức Huệ – Long An
- Thời gian: từ tháng 12 năm 2005 đến tháng 12 năm 2006 (vụ mía tơ)
2. Nội dung
Thí nghiệm gồm 5 giống mía mới là: C86-12, C85-212, C1324-74, C132-81,
CR74-250 và giống đối chứng K84-200.
51
3. Phương pháp thí nghiệm
- Kiểu thí nghiệm: khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RBCD), 3 lần nhắc lại.
- Ô thí nghiệm: diện tích 48 m2 (5 hàng dài 8 m x khoảng cách hàng 1,2 m). Bố
trí hàng theo chiều dài của liếp, khoảng cách giữa các ô là 2 m.
* Các chỉ tiêu theo dõi gồm:
Tỷ lệ mọc mầm, sức tái sinh, sức đẻ nhánh, mật độ cây và tỷ lệ cây bị sâu bệnh
hại qua các thời kỳ sinh trưởng, chiều cao cây, tỷ lệ cây trỗ cờ, tỷ lệ cây bị đổ; các yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu, các chỉ tiêu về chất lượng.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Khả năng mọc mầm và sức đẻ nhánh
Bảng 1. Tỷ lệ mọc mầm và sức đẻ nhánh
Công thức
C86-12
C85-212
C1324-74
C132-81
CR74-250
K84-200 (đ/c)
CV (%)
LSD0,05
Tỷ lệ mọc mầm (%)
58,45 c
60,18 c
76,04 a
59,26 c
66,09 b
38,17 d
3,95
4,29
Sức đẻ nhánh (nhánh/cây mẹ)
0,61
0,59
0,76
0,60
0,60
0,55
13,90
ns
- Các công thức thí nghiệm mọc mầm ở mức trung bình đến khá tốt, tỷ lệ mọc mầm từ
58,45% (C86-12) đến 76,04% (C1324-74) và vượt trội so với giống đối chứng K84-200
(38,17%).
- Nhìn chung, các giống trong thí nghiệm đẻ nhánh thấp, sức đẻ nhánh biến động
từ 0,55 nhánh/cây mẹ (giống đối chứng K84-200) đến 0,76 nhánh/cây mẹ (C1324-74),
không có sự khác biệt giữa các giống về phương diện thống kê ở mức tin cậy 95%.
- Trong thời kỳ mọc mầm – đẻ nhánh, các giống thí nghiệm đều có ưu thế sinh
trưởng tốt hơn giống đối chứng K84-200, có thể xếp theo thứ tự từ tốt đến giảm dần là
C1324-74, CR74-250, C85-212, C132-81, C86-12 và đối chứng K84-200.
2. Các yếu tố cấu thành năng suất
- C132-81 và C85-212 có chiều cao nguyên liệu vượt trội so với giống đối
chứng K84-200, các giống còn lại đạt chiều cao nguyên liệu tương đương đối chứng
(220,6 cm).
- Tất cả các giống đều có đường kính thân khá cao, từ 2,7 cm đến 2,9 cm và
không khác biệt so với giống đối chứng.
- Trọng lượng cây của giống C85-212 đạt 1,6 kg, vượt trội đối chứng K84-200
(1,4 kg), các giống còn lại có trọng lượng cây tương đương đối chứng K84-200 (1,4 kg).
- Mật độ cây hữu hiệu của các giống biến động từ 64,70 ngàn cây/ha (C85-212)
đến 81,13 ngàn cây/ha (C1324-74). Ngoại trừ C1324-74 có mật độ cây hữu hiệu vượt
trội so với giống đối chứng K84-200 (65,04 ngàn cây/ha), các giống còn lại có mật độ
cây hữu hiệu không có sự khác biệt so với giống đối chứng.
52
Bảng 2. Các yếu tố cấu thành năng suất
Trọng
lượng
Chiều cao cây
nguyên liệu
(cm)
Đường kính
thân (cm)
C86-12
237,7 ab
2,8
1,3 c
70,49 b
C85-212
258,8 a
2,8
1,6 a
64,70 b
C1324-74
236,3 ab
2,9
1,3 c
81,13 a
C132-81
258,2 a
2,9
1,5 ab
67,48 b
CR74-250
224,5 b
2,8
1,3 c
70,60 b
K84-200 (đ/c)
220,6 b
2,7
1,4 bc
65,04 b
CV (%)
5,34
4,98
4,27
5,74
LSD0,05
23,23
ns
0,1
7,30
Công thức
cây (kg)
Mật độ cây hữu
hiệu (1000 cây/ha)
3. Khả năng tích lũy đường
Bảng 3. Diễn biến CCS (%) của các giống
10 tháng tuổi
11 tháng tuổi
12 tháng tuổi
C86-12
13,18
13,54
13,25
C85-212
9,21
12,29
14,67
C1324-74
11,41
14,91
13,86
C132-81
10,92
12,39
14,20
CR74-250
10,57
10,95
11,94
K84-200 (đ/c)
10,57
11,24
11,49
Công thức
Diễn biến kết quả phân tích chất lượng mía nguyên liệu cho thấy:
- C86-12 là giống giàu đường và có khả năng tích lũy đường sớm, mía 10 tháng
tuổi (ở thời điểm cuối tháng 10) đã cho CCS trên 13%, kết quả cũng cho thấy C86-12
có khả năng giữ đường dài và khá ổn định từ khi mía 10 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi.
- Các giống C85-212, C1324-74 và C132-81 có khả năng cho hàm lượng đường
cao, CCS có thể đạt trên 14%. Trong đó C85-212 và C132-81 chín trung bình, mía từ
12 tháng tuổi mới cho chất lượng cao, giống C1324-74 chín trung bình sớm, mía 11
tháng tuổi cho chữ đường cao nhất.
- Giống CR74-250 có chữ đường ở mức khá, CCS trên 11%, chênh lệch không
nhiều so với giống đối chứng K84-200, chín trung bình muộn.
53
4. Năng suất mía nguyên liệu và năng suất quy về 10 CCS
Kết quả thu hoạch mía thí nghiệm được thể hiện trên Bảng 4 cho thấy: Giống
đối chứng K84-200 đạt năng suất 78,05 tấn/ha, trong khi các giống mía mới tham gia
trong thí nghiệm cho năng suất từ 79,37 tấn/ha (C86-12) đến 101,94 tấn/ha (C132474). Tuy nhiên, về phương diện thống kê ở mức tin cậy 95% chỉ có giống C1324-74
đạt năng suất vượt trội so với giống đối chứng, các giống còn lại có năng suất tương
đương đối chứng.
Tất cả các giống mía tham gia trong thí nghiệm cho năng suất quy 10 CCS từ
97,84 tấn/ha (CR74-250) đến 141,29 tấn/ha (C1324-74), cao hơn giống đối chứng
K84-200 (89,68 tấn/ha) từ 9,1% đến 57,55%.
Bảng 4. Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS
Công thức
Năng suất thực thu
(tấn/ha)
C86-12
C85-212
C1324-74
C132-81
CR74-250
K84-200 (đ/c)
CV (%)
LSD0,05
79,37 c
94,58 ab
101,94 a
86,94 bc
81,94 c
78,05 c
6,70
10,62
Năng suất quy 10CCS
Tấn/ha
105,17
138,75
141,29
123,45
97,84
89,68
-
% chênh lệch so đối chứng
17,27
54,72
57,55
37,66
9,10
0,00
-
KẾT LUẬN
Ở vùng Long An, tất cả các giống thí nghiệm đều có khả năng cho năng suất và
chất lượng trong vụ tơ cao hơn đối chứng.
- Giống C1324-74 có năng suất, chất lượng cao và chín trung bình sớm.
- Các giống C85-212 và C132-81 cho năng suất khá cao, chất lượng cao và chín
trung bình muộn.
- Giống C86-12 có năng suất khá, đặc biệt chất lượng đường cao, ổn định, thời
gian giữ đường dài và chín sớm.
- Giống CR74-250 có năng suất và chất lượng khá, chín trung bình muộn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Song Dự, Nguyễn Thị Quý Mùi (1997). Cây mía, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ
Chí Minh.
2. Trần Văn Sỏi (2003). Cây mía, Nhà xuất bản Nghệ An.
3. Trần Văn Sỏi (1995). Kỹ thuật trồng mía đồ, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 236 trang.
4. Nguyễn Huy Ước (1994). Kỹ thuật trồng mía, NXB Nông nghiệp.
5. Bull T. (2000). “The Sugarcane plant”. Manual of cane growing (Hogarth M, and Allsopp
P, eds), Bureau of Sugar Experimental Station, Indooroopilly, Australia, pp. 71 – 83.
6. Taiwan Sugarcane Research Institute (2001). Annual Reports, Published by the Taiwan
Sugar Research Institute. Vol. I. II. III. IV. http://www.tsri.sugarnet.com.tw
54
RESULT OF BASIC TEST EXPERIMENT (PLANT CANE)
IN LONG AN
(Summary)
Eng. Nguyen Thi Bach Mai, Eng. Le Thi Thuong, MSc. Doan Le Thuy,
MSc. Le Quang Tuyen, Tec. Nguyen Thi Ha
Sugar and Sugarcane Research and Development Center
Experiment was conducted in randomized complete block design (RCBD) with
six treatments and three replications. Area 48 square meter per plot and control variety
was K84-200. Target of expriment was selected good varieties (high cane yielding,
high quality) and suitable for Long An province. The result of plant all varieties have
high yield and quality. C1324-74 variety have high yield and quality and medium
maturing; C85-212 and C132-81 varieties have rather yield, high sugar content and
moderate – late maturing; C86-12 variety have rather yield, the best quality and stable
and early maturing; CR74-250 variety have rather yield and quality, medium – late
maturing.
55
... bình muộn 53 Năng suất mía nguyên liệu suất quy 10 CCS Kết thu hoạch mía thí nghiệm thể Bảng cho thấy: Giống đối chứng K84-200 đạt suất 78,05 tấn/ha, giống mía tham gia thí nghiệm cho suất từ 79,37... 37,66 9,10 0,00 - KẾT LUẬN Ở vùng Long An, tất giống thí nghiệm có khả cho suất chất lượng vụ tơ cao đối chứng - Giống C1324-74 có suất, chất lượng cao chín trung bình sớm - Các giống C85-212 C132-81... EXPERIMENT (PLANT CANE) IN LONG AN (Summary) Eng Nguyen Thi Bach Mai, Eng Le Thi Thuong, MSc Doan Le Thuy, MSc Le Quang Tuyen, Tec Nguyen Thi Ha Sugar and Sugarcane Research and Development Center