KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG mía tại BÌNH ĐỊNH

3 548 6
KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG mía tại BÌNH ĐỊNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG MÍA TẠI BÌNH ĐỊNH ThS. Nguyễn Thị Rạng, KS. Vũ Hữu Hạnh, KS. Đỗ Đức Hạnh Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường ĐẶT VẤN ĐỀ Giống mía là một trong những vật liệu vô cùng quý giá, không những góp phần quyết định tăng năng suất và chất lượng mía mà còn tăng hiệu suất thu hồi trong chế biến đường của các nhà máy. Trong vòng hai thập kỷ trở lại đây, nhờ công tác nghiên cứu tuyển chọn, thu thập, nhập nội, lai tạo đã thu được nhiều giống mía tốt có năng suất, chất lượng cao và thích ứng được với các điều kiện tự nhiên,... Ngành mía đường ở nhiều nước và ở nhiều vùng lãnh thổ như Cuba, Úc, Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan,… đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Ở nước ta, trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu xây dựng cơ cấu giống mía mới, cho năng suất chất lượng cao, phù hợp với các vùng sinh thái đã và đang được quan tâm. Song một số vùng như khu vực Duyên Hải miền Trung, đặc biệt là tỉnh Bình Định vẫn còn trồng chủ yếu các giống mía cũ, năng suất và chất lượng kém như các giống F156, F157, ROC10, ROC16, R570, R579,... các giống mía mới có năng suất và chất lượng cao chiếm tỷ lệ rất thấp. Vì vậy, việc xây dựng được cơ cấu giống mía thích hợp cho vùng mía tỉnh Bình Định nhằm nâng cao tỷ lệ các giống mía mới, có năng suất, chất lượng cao, chín rải vụ trong cơ cấu bộ giống, tận dụng tối đa tiềm năng tự nhiên của vùng, góp phần nâng cao hiệu quả và kéo dài thời gian chế biến của các nhà máy đường là một yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ vấn đề trên Viện Nghiên cứu Mía đường Bến Cát đã phối hợp với Công ty Cổ phần mía đường Bình Định tiến hành đề tài: “Khảo nghiệm một số giống mía có triển vọng tại Bình Định” với mục đích là chọn ra từ 2 – 3 giống mía tốt, có năng suất chất lượng cao cho vùng nguyên liệu mía tỉnh Bình Định. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nội dung: Khảo nghiệm gồm 7 giống mía VN85-1427; VN84-422; K84-200; C138-77; VN72-84; DLM24; C85-212 và R570 làm đối chứng. - Phương pháp: Khảo nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại, tổng diện tích khảo nghiệm là 1.500 m2. - Thời gian thực hiện: 5/2003 - 3/2005 - Địa điểm: tại Trại giống mía Đồng Hào – Công ty cổ phần mía đường Bình Định KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Vụ mía tơ: Mặc dù mía mới chỉ 10 tháng tuổi, nhưng năng suất thực thu và năng suất thực thu quy 10 CCS của các giống mía VN85-1427; K84-200; VN72-84 và DLM24 đều đạt khá cao, và tương đương so với giống đối chứng. Năng suất thực thu quy 10 CCS của các giống mía biến động từ 77,40 tấn/ha đến 82,48 tấn/ha. Các giống còn lại đều có năng suất thực thu thấp hơn giống mía đối chứng. 81 2. Vụ mía gốc 1: Do điều kiện thời tiết niên vụ mía 2004 – 2005 tại Bình Định khô hạn kéo dài nên mía sinh trưởng, phát triển kém dẫn đến năng suất mía ở vụ gốc 1 đạt không cao. Trong các giống mía khảo nghiệm chỉ có giống mía C85-212 có năng suất thực thu và năng suất thực thu quy 10CCS cao hơn so với giống mía đối chứng, tiếp theo là 2 giống mía DLM24 và VN72-84 đạt tương đương so với giống đối chứng ở mức so sánh có ý nghĩa. Các giống mía còn lại đều có năng suất thực thu và năng suất thực thu quy 10 CCS thấp hơn so với giống đối chứng. Bảng 1: Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS của các giống mía khảo nghiệm (tấn/ha) Tên giống Vụ mía tơ NS quy 10CCS 79,93 Vụ mía gốc 1 NS thực thu NS quy 10CCS 50,26 b 69,36 R570(Đ/c) NS thực thu 71,75 ab VN85-1427 65,67 b 80,45 32,18 c 49,59 VN84-422 45,00 58,91 30,36 c 46,39 K84-200 67,75 b 71,14 45.98 b C138-77 42,88 43,74 26,53 VN72-84 78,25 a 82,48 48,62 b 70,16 DLM24 66,67 b 77,40 49,57 b 70,34 57,17 57,28 a 83,51 cd d C85-212 5492 c Ghi chú: NS - Năng suất mía 60,00 c 34,46 Tóm lại: Qua kết quả khảo nghiệm ở vụ mía tơ và vụ mía gốc 1 cho thấy, 3 giống mía VN72-84; DLM24 và C85-212 năng suất thực thu và năng suất thực thu quy 10CCS có khả năng đáp ứng được yêu cầu của đề tài đặt ra. Bảng 2: Chất lượng của các giống mía khảo nghiệm ở các vụ nghiên cứu Vụ mía tơ Vụ mía gốc 1 Tên giống Bx (%) CCS (%) Bx (%) CCS (%) R570(Đ/c) 21,50 11,14 22,55 13,80 VN85-1427 22,90 12,25 24,30 15,41 VN84-422 23,20 13,09 24,05 15,28 K84-200 22,60 10,50 22,30 13,05 C138-77 22,10 10,20 23,30 12,99 VN72-84 22,20 10,54 24,30 14,43 DLM24 23,40 11,61 24,30 14,19 C85-212 21,80 10,41 24,55 14,58 Ghi chú: Vụ mía tơ: mía 10 tháng tuổi Vụ mía gốc 1: mía 12 tháng tuổi Qua vụ mía tơ và vụ mía gốc 1 cho thấy, các chỉ tiêu về chất lượng của các giống mía như Bx(%), CCS(%) đều đạt khá cao. Trừ 2 giống mía C138-77 và K84200, các giống mía khảo nghiệm còn lại đều có các chỉ tiêu chất lượng cao hơn và tương đương so với giống mía đối chứng. 82 KẾT LUẬN Từ những kết quả của vụ mía tơ và vụ mía gốc 1 chúng tôi rút ra được 3 giống mía VN72-84, DLM24 và C85-212 có năng suất, chất lượng khá cao thích hợp cho vùng mía nguyên liệu tỉnh Bình Định. 83 ... Vụ mía tơ: mía 10 tháng tuổi Vụ mía gốc 1: mía 12 tháng tuổi Qua vụ mía tơ vụ mía gốc cho thấy, tiêu chất lượng giống mía Bx(%), CCS(%) đạt cao Trừ giống mía C138-77 K84200, giống mía khảo nghiệm. .. Vụ mía gốc 1: Do điều kiện thời tiết niên vụ mía 2004 – 2005 Bình Định khô hạn kéo dài nên mía sinh trưởng, phát triển dẫn đến suất mía vụ gốc đạt không cao Trong giống mía khảo nghiệm có giống. .. đương so với giống mía đối chứng 82 KẾT LUẬN Từ kết vụ mía tơ vụ mía gốc rút giống mía VN72-84, DLM24 C85-212 có suất, chất lượng cao thích hợp cho vùng mía nguyên liệu tỉnh Bình Định 83

Ngày đăng: 09/10/2015, 09:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan