Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 74 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
74
Dung lượng
457,2 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QTKD
DƯƠNG LỆ HẰNG
KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG
TRÀ VINH –TỔNG CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG I
CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế toán
Mã số ngành: 52340301
Tháng 12/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QTKD
DƯƠNG LỆ HẰNG
MSSV/HV: LT11195
KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG
TRÀ VINH –TỔNG CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG I
CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN THỊ HỒNG LIỄU
Tháng 12/2013
2
LỜI CẢM TẠ
Qua khoảng thời gian thực tập tại Công ty mía đường Trà Vinh – Tổng
Công ty mía đường Trà Vinh – Công ty Cổ Phần, em đã được tiếp xúc với
thực tế, học hỏi nhiều kinh nghiệm, giúp em hiểu rõ thêm về kiến thức được
thầy cô giảng dạy ở trường. Vì vậy em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc
Công ty đã nhận em vào thực tập, các cô chú, anh chị phòng Kế toán – Tài
chính đã nhiệt tình hướng dẫn, cung cấp số liệu kèm theo những thông tin cần
thiết đề em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh Tế & QTKD trường
Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho em có cơ hội tiếp xúc với thực tế thông
qua thời gian thực tập ở Công ty. Quý thầy cô đã tận tình giảng dạy cho em
trong những năm ở giảng đường Đại học nói chung và riêng cô Nguyễn Thị
Hồng Liễu – người đã hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực
tập và nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên do thời gian thực tập và nghiên cứu thực tế
còn hạn chế và kiến thức kinh nghiệm bản thân chưa cao nên bài nghiên cứu
đề tài còn nhiều sai xót và khiếm khuyết. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo
của các Thầy Cô và các anh chị tại Công ty để đề tài nghiên cứu của em được
hoàn thiện hơn nữa, qua đó học hỏi thêm lý thuyết và có thêm kinh nghiệm
thực tế.
Xin chúc quý Thầy Cô trường Đại học Cần nói chung, quý Thầy Cô khoa
Kinh tế & QTKD nói riêng cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty mía
đường Trà Vinh – Tổng Công ty mía đường I – Công ty Cổ Phần được dồi dào
sức khỏe và đạt nhiều thắng lợi trong công tác cũng như trong cuộc sống.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện
Dương Lệ Hằng
i
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu........................................................................................... 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu...................................................................................... 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 2
1.3.1. Không gian ......................................................................................................... 2
1.3.2. Thời gian ............................................................................................................ 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................... 3
Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................ 4
3.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 4
3.1.1. Khái quát về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ........................................ 4
3.1.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.......................... 6
3.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 20
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................... 20
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 20
Chương 4: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG MÍA ĐƯỜNG TRÀ VINH ........................... 21
4.1. Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................................... 21
4.1.1. Giới thiệu Công ty............................................................................................ 21
4.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................... 21
4.1.3. Những thành tựu đã đạt được........................................................................... 22
4.2. Cơ cấu tổ chức tại Công ty.................................................................................. 22
4.2.1. Sơ đồ tổ chức tại Công ty................................................................................. 22
4.2.2. Các phòng, ban và đơn vị kinh doanh.............................................................. 23
4.2.3. Tổ chức công tác kế toán công ty..................................................................... 24
4.3. Hình thức kế toán ................................................................................................ 26
4.3.1. Đặc trưng cơ bản .............................................................................................. 26
4.3.2. Các sổ kế toán chủ yếu..................................................................................... 26
ii
4.3.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung........................ 27
4.4. Các chính sách kế toán tại Công ty ..................................................................... 29
4.5 Kết quả hoạt động tại Công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm
2013............................................................................................................................ 29
4.6. Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới
.................................................................................................................................... 32
4.6.1. Thuận lợi .......................................................................................................... 32
4.6.2. Khó khăn .......................................................................................................... 32
4.6.3. Định hướng phát triển của Công ty.................................................................. 33
Chương 5: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MÍA ĐƯƠNG TRÀ VINH....... 35
5.1. Đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành tại Công ty
.................................................................................................................................... 35
5.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí ................................................................................ 35
5.1.2. Đối tượng tính giá thành .................................................................................. 35
5.1.3. Kỳ tính giá thành.............................................................................................. 35
5.2. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
.................................................................................................................................... 35
5.2.1. Các khoản mục chi phí..................................................................................... 35
5.2.2. Tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm....................................................... 46
5.3. Phân tích sự biến động của giá thành sản phẩm.................................................. 52
5.3.1. Phân tích biến động của giá thành đường thành phẩm thực tế tháng 02/2013 so
với giá thành kế hoạch ............................................................................................... 52
5.3.2. Phân tích biến động của giá thành đường thành phẩm thực tế tháng 02/2013 so
với giá thành thực tế tháng 01/2013........................................................................... 53
5.3.3. Phân tích biến động của giá thành đường thành phẩm thực tế tháng 02/2013 so
với giá thành thực tế tháng 02/2012........................................................................... 53
5.3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành....................................54
5.4. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty.................................................................................................................. 57
5.5. Giải pháp ............................................................................................................. 59
5.5.1. Đối với nguyên liệu đầu vào ............................................................................ 59
5.5.2. Đối với thiết bị công nghệ................................................................................ 59
5.5.3. Đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên ........................................................... 60
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..................................................................... 62
6.1. Kết luận ............................................................................................................... 62
6.2. Đề xuất ................................................................................................................ 62
6.2.1. Công ty............................................................................................................. 62
iii
6.2.2. Cấp quản lý ...................................................................................................... 63
iv
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 .....
............................................................................................................................ 29
Bảng 4.2 Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010,
2011, và 2013...................................................................................................... 30
Bảng 4.3 Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cuối kỳ năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013 ......................................................................................... 30
Bảng 5.1 Bảng kê tổng hợp nhập mía nguyên liệu vụ 2013 tháng 02/2013 .......... 36
Bảng 5.2 Bảng tổng hợp chi phí nhân viên tính vào PNL trực tiếp PXĐ.............. 37
Bảng 5.3 Bảng chi phí NL vật liệu trực tiếp PXĐ................................................ 38
Bảng 5.4. Bảng tổng hợp tiền lương công nhân trực tiếp PXĐ............................. 41
Bảng 5.5 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung công ty mía đường Trà Vinh
tháng 02/2013...................................................................................................... 43
Bảng 5.6 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng 02/ 2013 Cho đường
kính trắng ............................................................................................................ 47
Bảng 5.7 Giá thành đơn vị sản phẩm tháng 02/2013 ............................................ 51
Bảng 5.8 Bảng giá thành sản phảm đơn vị tháng 02/2013 và tháng 01/2013........ 52
Bảng 5.9 Bảng giá thành sản phẩm đơn vị tháng 02/2012 và tháng 02/2013........ 53
v
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ..................................... 11
Hình 3.2 Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ............................................. 12
Hình 3.3 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung.................................................... 13
Hình 3.4 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất ............................................................ 14
Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại công ty ......................................................... 22
Hình 4.2 Sơ đồ tổ chức phòng Kế toán - Tài vụ................................................... 25
Hình 4.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung....... 27
Hình 5.1 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công ty mía đường
Trà Vinh tháng 02/2013 ...................................................................................... 39
Hình 5.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.......................................... 42
Hình 5.3 Sơ đồ hạch toán chí phí sản xuất chung................................................. 44
Hình 5.4 Sơ đồ tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm tháng 02/2013 ............... 50
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TSCĐ
:
Tài sản cố định
NVLTT
:
Nguyên vật liệu trực tiếp
KLSP
:
Khối lượng sản phẩm
CPNCTT
:
Chi phí nhân công trực tiếp
BHXH
:
Bảo hiểm xã hội
BHYT
:
Bảo hiểm Y tế
KPCĐ
:
Kinh phí công đoàn
BHTN
:
Bảo hiểm thất nghiệp
CPSXC
:
Chi phí sản xuất chung
HTTK
:
Hoàn thành trong kỳ
SXDD
:
Sản xuất dở dang
NN&PTNT :
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
UBND
:
Ủy Ban Nhân Dân
PXĐ
:
Phân xưởng đường
vii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các
doanh nghiệp diễn ra có tính chất thường xuyên và phức tạp. Điều này đòi hỏi
các doanh nghiệp phải tổ chức quản lý sản xuất một cách khoa học và hợp lý,
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất, nâng cao khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ thực tế đó nhu cầu quản lý quá trình sản
xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và quyết
định đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Để quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh một cách khoa học và hợp lý, đòi
hỏi các doanh nghiệp phải có những thông tin chi tiết, chính xác về những
hoạt động kinh doanh và đặc biệt là những thông tin kế toán. Chất lượng của
thông tin kế toán có vai trò quan trọng đến chất lượng quyết định kinh doanh
của doanh nghiệp, trong đó đặc biệt quan trọng là những thông tin về chi phí,
giá thành và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý đưa ra
các quyết định đúng đắn trong kiểm soát chi phí và quyết định kinh doanh.
Việc hạch toán giá thành liên quan đến hầu hết các yếu tố đầu vào và đầu
ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó đòi hỏi phải chính xác, kịp thời,
phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp. Từ
những nhận định trên cho thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp nên
tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Kế toán và phân tích giá thành sản phẩm tại
Công ty mía đường Trà Vinh”.
Việc nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm, tìm hiểu xem công tác kế toán tại công ty có
khác gì so với lý thuyết đã học ở nhà trường. Đề tài này cũng là cơ sở cho
doanh nghiệp tiết kiệm vốn và hạ giá thành sản phẩm thông qua việc kiểm soát
chặt chẽ chi phí nâng cao năng suất máy móc thiết bị tạo điều kiện cạnh tranh
thuận lợi trong thời buổi kinh tế thị trường như ngày nay.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
Căn cứ theo quy định của nhà nước, kế toán là một bộ phận không thể
thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều đòi hỏi phải
có bộ phận kế toán để hạch toán các loại chi phí, doanh thu, thuế và lợi nhuận.
Đối với doanh nghiệp sản xuất thì hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
1
sản phẩm là một phần rất quan trọng của doanh nghiệp, đồng thời nó cũng là
mối quan tâm của các cơ quan chức năng Nhà nước trong việc thực hiện công
tác quản lý doanh nghiệp.
Giá thành sản phẩm đã trở thành chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa rất quan
trọng trong quản lý chất lượng và hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh, phản
ánh các biện pháp kinh tế, tổ chức, quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và
đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó việc hiểu rõ các yếu
tố chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết để giúp doanh
nghiệp quản lý các loại chi phí tốt hơn nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản
phẩm.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu công tác hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty Mía đường
nói riêng nhằm đề ra các giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống cơ sở lý luận về công tác hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm.
Nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty Mía đường Trà Vinh.
Phân tích giá thành sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá
thành sản phẩm.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian
Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Mía đường Trà Vinh.
1.3.2. Thời gian
Thời gian nghiên cứu từ ngày 12/08/2013 đến 18/11/2013.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu đến vấn đề công tác kế toán chi phí và tính giá
thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất và cụ thể là Công ty Mía đường Trà
Vinh.
2
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Lê Xuân Hiền, 2011. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm gạo tại xí nghiệp chế biến lương thực số 3. Trường Đại học Cần Thơ.
Nội dung đề tài nghiên cứu về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm sản phẩm gạo tại xí nghiệp chế biến lương thực số 3 trong
tháng 3 năm 2010. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối, tương đối để
phân tích tình hình thực hiện giá thành sản phẩm gạo thực tế tháng 03 năm
2010 so với thực tế kì trước. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn, để phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành gạo, nhằm thực hiện kế hoạch hạ giá
thành sản phẩm.
2. Phạm Văn Nhự, 2011. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm giấy xeo tại Công ty TNHH sản xuất – thương mại Tân Hưng.
Trường Đại học Cần Thơ.
Nội dung đề tài nghiên cứu về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm giấy xeo trong tháng 12 năm 2010, phân tích biến động giá
thành của sản phẩm tháng 12 qua 3 năm 2008, 2009, và 2010. Thông qua đó
nêu ra một số biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đề tài sử
dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng công tác kế toán tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Sử dụng phương
pháp so sánh, đối chiếu, phân tích để tìm ra những nguyên nhân, những nhân
tố chủ yếu ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
3
CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1.1. Khái quát về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
3.1.1.1. Chi phí sản xuất
a. Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá cùng các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp đã
chi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ
trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất:
- Phát sinh một cách khách quan;
- Luôn thay đổi trong quá trình sản xuất;
- Gắn liền với sự đa dạng, phức tạp của từng loại hình kinh doanh;
- Được xem là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh.
b. Phân loại chi phí sản xuất
* Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí
Cho biết tổng chi phí bỏ ra ban đầu để làm căn cứ lập kế hoạch và kiểm
soát chi phí theo yếu tố.
- Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho
sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí nhân công: là tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản trích
theo lương và các khoản phải trả công nhân viên chức trong kỳ.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: là phần giá trị hao mòn của TSCĐ chuyển
dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản tiền điện, tiền nước, điện thoại,
thuê mặt bằng,…
- Chi phí khác bằng tiền: là những chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa
được phản ánh trong các chi phí nói trên nhưng đã chi bằng tiền như chi phí
tiếp khách, hội nghị,…
* Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: gồm 2 loại chi phí sản
xuất và chi phí ngoài sản xuất.
4
- Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm,
dịch vụ trong một thời kỳ nhất định.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung.
- Chi phí ngoài sản xuất: là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu
thụ sản phẩm và quản lý chung doanh nghiệp.
+ Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh cần thiết để tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí chi ra cho việc tổ
chức và quản lý trong toàn doanh nghiệp.
3.1.1.2. Giá thành sản phẩm
a. Khái niệm giá thành
Giá thành sản phẩm là tổng số chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã hao
phí để tạo nên một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong
kỳ.
Giá thành đơn vị sản phẩm là số chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã
hao phí để tạo nên một đơn vị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong
kỳ.
b. Phân loại giá thành
* Phân loại giá thành dựa vào thời điểm và cách xác định giá thành
Giá thành sản phẩm được phân thành các loại sau đây:
- Giá thành kế hoạch
Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí
sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch do
bộ phận kế toán của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt
đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là
mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá
tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh
nghiệp.
- Giá thành định mức
Giá thành định mức là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định
mức chi phí hiện hành và tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định
5
mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành quá trình sản xuất. Giá thành
định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính
xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp
cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực
hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Giá thành thực tế
Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi
phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản
phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể
tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành
thực tế sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của
doanh nghiệp tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - tổ chức - kỹ thuật để
thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động
của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Phân loại giá thành theo phạm vi tập hợp chi phí
Giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại:
- Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành phân xưởng).
Giá thành sản xuất của sản phẩm hay giá thành thực tế của sản phẩm là
bao gồm các chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh: chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, tính cho những sản
phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng
là căn cứ để tính giá vốn hang bán và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất.
- Giá thành toàn bộ
Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm giá thành sản xuất của sản
phẩm cộng thêm chi phí bán hang và chi phí quản lý doanh nghiệp (chi phí lưu
thông phân phối) tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ
được tính toán chính xác khi sản phẩm, công việc hoặc lao vụ được tiêu thụ.
Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định lãi trước thuế lợi tức của
doanh nghiệp.
3.1.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
3.1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành,
kỳ tính giá thành
a. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập
hợp chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí
6
sản xuất là xác định chi phí phát sinh ở những nơi nào (phân xưởng, bộ phận,
quy trình sản xuất…) và thời kỳ chi phí phát sinh (trong kỳ hay kỳ trước) để
ghi nhận vào nơi chịu chi phí (sản phẩm A, sản phẩm B).
Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
- Địa bàn sản xuất.
- Cơ cấu tổ chức.
- Tính chất, quy trình công nghệ sản xuất.
- Loại hình sản xuất.
- Đặc điểm sản phẩm.
- Yêu cầu quản lý.
- Trình độ và phương tiện của kế toán.
b. Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất là các
thành phẩm, bán thành phẩm, các dịch vụ, hoàn thành cung cấp cho khách
hàng.
c. Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời gian bộ phận kế toán giá thành cần
tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.
Mỗi đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất
sản phẩm và chu kỳ sản xuất của chúng để xác định cho thích hợp. Trường
hợp tổ chức sản xuất nhiều chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính
giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời điểm cuối mỗi tháng, trong trường
hợp này kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Trường hợp sản xuất theo
từng đơn đặt hàng của khách hàng thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm
kết thúc công việc sản xuất sau khi hoàn thành đủ khối lượng của đơn đặt hàng.
3.1.2.2. Kết cấu chi phí trong giá thành sản phẩm
a. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
* Khái niệm
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp là giá trị nguyên liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu (nếu nhiên liệu có cấu thành trong xác vật chất của sản
phẩm) và các vật liệu khác sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm. Đây
là khoản chi phí trực tiếp tham gia vào quá trình cấu thành nên thực thể vật
chất cho sản phẩm.
7
* Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản
Tài khoản 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
NỢ
TK 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trị giá thực tế nguyên vật liệu sử
dụng trực tiếp cho sản xuất sản
phẩm
CÓ
Trị giá nguyên liệu, vật liệu sử dụng
không hết nhập lại kho.
Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị
nguyên vật liệu bắt bồi thường.
Kết chuyển trị giá nguyên vật liệu
trực tiếp để tập hợp chi phí.
Tổng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
Không có số dư cuối kỳ
* Phương pháp phân bổ
- Phân bổ theo định mức tiêu hao NVL cho từng sản phẩm
Khi thực hiện tiêu thức này, doanh nghiệp phải xác định mức hao phí
NVL cho từng sản phẩm cụ thể. Có thể xây dựng định mức theo khối lượng
(kg, m,…) hay giá trị (đ) cho từng loại sản phẩm. Từ định mức này sẽ làm
căn cứ phân bổ NVL.
Trình tự thực hiện như sau:
B1: Tìm tổng định mức tiêu hao NVL cho số sản phẩm sản xuất ra:
∑ NVL tiêu hao
trong định mức
=
∑
KLSP
hoàn thành
B2: Tìm hệ số phân bổ (H):
H =
Tổng NVL thực tế xuất dùng
Tổng NVL tiêu hao theo định mức
8
x
Định mức tiêu hao
NVL cho từng SP
B3: Phân bổ NVL chính cho từng sản phẩm:
Mức phân bổ NVL chính
cho từng sản phẩm
KLSP hoàn thành
= theo định mức
x
H
.- Phân bổ theo hệ số
Theo cách này, ta cho một sản phẩm nào đó làm hệ số chuẩn rồi xác
định hệ số cho các sản phẩm khác.
- Phân bổ theo trọng lượng sản phẩm
Căn cứ vào trọng lượng sản phẩm để phân bổ NVL chính.
b. Chi phí nhân công trực tiếp
* Khái niệm
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản phải trả cho người
lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ (công
nhân trực tiếp sản xuất) thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cả lao
động thuê ngoài theo từng loại công việc, cụ thể như: tiền lương chính, lương
phụ, tiền ăn ca và các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (23% BHXH,
BHYT, KPCĐ, BHTN),…
* Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản
Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Nội dung, kết cấu tài khoản:
NỢ
TK 622_Chi phí nhân công trực tiếp
CÓ
Tập hợp chi phí nhân công thực tế
phát sinh
Phân bổ và kết chuyển chi phí nhân
công trực tiếp
Tổng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
Không có số dư cuối kỳ
* Phương pháp phân bổ
Có nhiều cách phân bổ CPNCTT, tùy theo điều kiện của từng doanh
nghiệp mà chọn cách phân bổ hợp lý như sau:
- Theo định mức tiền lương của các đối tượng
- Theo hệ số phân bổ
- Theo NVL
9
- Theo sản phẩm nhập kho
- Theo ngày công, giờ công
c. Chi phí sản xuất chung
* Khái niệm
Chi phí sản xuất chung (hay chi phí phân xưởng) là những chi phí phát
sinh tại phân xưởng, công trình, tổ đội sản xuất trong quá trình phục vụ và
quản lý sản xuất tạo ra sản phẩm ngoài 2 khoản chi phí đã nêu trên. Cụ thể
chi phí sản xuất chung bao gồm:
- Chi phí về tiền lương, phụ cấp, tiền ăn ca, các khoản trích theo lương
(23% BHXH, BHYT, KPCĐ) của nhân viên quản lý phân xưởng, công trình;
các đội trưởng, đội phó, các tổ trưởng tổ phó sản xuất; thợ bảo dưỡng, bảo trì
máy móc thiết bị tại phân xưởng,…
- Chi phí vật liệu dùng cho công tác quản lý phân xưởng, công trường.
- Chi phí về công cụ, dụng cụ cho phân xưởng sử dụng trong quá trình
sản xuất.
- Chi phí khấu hao máy móc sản xuất và các TSCĐ khác ở phân xưởng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài như: Chi phí về điện, nước, điện thoại, bảo
dưỡng bảo trì máy móc… do bên ngoài cung cấp.
- Các khoản chi phí bằng tiền khác ngoài các khoản chi phí nêu trên
như: Chi phí văn phòng phẩm, tiếp khách, công tác phí,…ở phân xưởng sản
xuất.
* Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản
Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung cố định.
Nội dung, kết cấu tài khoản:
NỢ
TK 627_chi phí sản xuất chung
Tập hợp chi phí sản xuất chung phát
sinh trong kỳ
CÓ
Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất
chung
Phân bổ và kết chuyển chi phí sản
xuất chung
Tổng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
Không có số dư cuối kỳ
10
* Phương pháp phân bổ
Các tiêu thức phân bổ CPSXC:
- Phân bổ theo tỷ lệ tiền lương CNTTSX gồm lương chính, lương phụ ,
lương phụ, phụ cấp, không có tiền ăn ca và các khoản trích theo lương.
- Phân bổ tỷ lệ với chi phí NVLTT
- Phân bổ tỷ lệ với cả 2 loại là chi phí NVLTT và chi phí tiền lương
trực tiếp
3.1.2.3. Tổng hợp chi phí sản xuất
a. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 621
TK 152 (611)
TK 152
(1)
(3)
TK 154 (631)
TK 111, 112, 141, 331
(4)
(2a)
TK 133
TK 632
(5)
(2b)
Hình 3.1 Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chú thích:
(1) Giá trị NVL trực tiếp SXSP
Giá trị NVL, phế liệu thu hồi
(3)
11
(2a) Giá trị NVL trực tiếp SXSP
Kết chuyển, phân bổ chi phí
(4)
(2b) Thuế GTGT được khấu trừ
NVL vượt mức tính vào giá vốn
(5)
b. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
TK 622
TK 334
TK 154
(1)
(4)
TK 335
TK 632
(2)
(5)
TK 338
(3)
Hình 3.2 Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chú thích:
(1) Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
(2) Trích tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất
(3) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
(4) Kết chuyển, phân bổ chi phí NCTT vào các đối tượng chịu chi phí
(5) Chi phí nhân công vượt mức tính vào giá vốn hàng bán
12
c. Tập hợp chi phí sản xuất chung
TK 627
TK 334, 338
TK 154
(1)
(5)
TK 152, 153
(2)
TK 632
(6)
TK 214
(3)
TK 111, 112, 331
(4)
Hình 3.3 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung
Chú thích
(1) Tập hợp chi phí nhân công;
(2) Tập hợp chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ;
(3) Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ;
(4) Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác;
13
(5) Kết chuyển và phân bổ CPSXC vào các đối tượng chịu chi phí;
(6) CPSXC cố định không phân bổ tính vào giá vốn hàng bán.
d. Tổng hợp chi phí sản xuất
Cuối tháng, trên cơ sở các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đã được kết chuyển, kế toán
tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng, đồng thời đánh giá sản phẩm
dở dang của tháng để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành
sử dụng TK 154_chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
TK 154
TK 621
SDĐK:
(1)
TK 152, 138
(4)
TK 622
TK 155
(2)
(5)
TK 627
TK 632, 157
(3)
(6)
SDCK:
Hình 3.4 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất
Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Chú thích
(1) Kết chuyển CPNVLTT
(2) Kết chuyển CPNCTT
(3) Kết chuyển CPSXC
14
(4) Thu hồi phế liệu, phải thu bồi thường
(5) Nhập kho thành phẩm
(6) Giá trị xuất bán, gửi bán.
3.1.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
a. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác đinh dựa
trên cơ sở phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc NLC) phân bổ đều cho
tất cả thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ, còn chi phí nhân công trực
tiếp và chi phí sản xuất chung được tính hết vào thành phẩm.
Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp (hoặc NLC) chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành của sản
phẩm.
Giá trị sản
phẩm dở
dang cuối =
kỳ
Giá trị
NVLTT dở
dang đầu kỳ
Giá trị
NVLTT phát
sinh kỳ này
+
Số lượng
thành phẩm +
thu được
Số lượng sản
phẩm dở dang
cuối kỳ
Số lượng sản
x phẩm dở dang
cuối kỳ
b. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương
đương
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng
tương đương phù hợp trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, đều chiếm tỷ trọng lớn cơ
cấu giá thành sản phẩm.
* Xác định chi phí nguyên vật liệu trong sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Trường hợp nguyên liệu chính, vật liệu phụ bỏ một lần vào đầu quy
trình sản xuất.
Trường hợp này, nguyên liệu chính và vật liệu phụ đều là các yếu tố tạo
nên thực thể vật chất ban đầu cho sản phẩm. nên số chi phí nguyên vật liệu
kết tinh trong giá trị sản phẩm dở dang được tính trên cơ sở phân chia đều trị
giá nguyên liệu chính, vật liệu phụ cho số thành phẩm và sản phẩm dở dang
cuối kỳ.
15
Chi phí
NVL trong
sản phẩm
=
dở dang
cuối kỳ
Giá trị
NVLTT dở
dang đầu kỳ
Giá trị
NVLTT phát
sinh kỳ này
+
Số lượng
thành phẩm +
thu được
Số lượng sản
phẩm dở dang
cuối kỳ
Số lượng sản
x phẩm dở dang
cuối kỳ
- Trường hợp nguyên liệu chính bỏ hết một lần vào đầu quy trình sản
xuất, còn vật liệu phụ bỏ dần trong quá trình sản xuất.
Trường hợp này nguyên liệu chính là yếu tố cấu tạo nên thực thể vật
chất cho ban đầu của sản phẩm, còn vật liệu phụ được xem như là chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh dần trong quá trình sản
xuất. Số chi phí nguyên liệu chính được tính trên cơ sở phân chia đều trị giá
cho số thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ, còn vật liệu được tính trên
cơ sở số thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ quy đổi ra thành phẩm
tương đương.
Chi phí NL
chính trong
sản phẩm
=
dở dang
cuối kỳ
Giá trị NL
chính dở
dang đầu kỳ
Chi phí vật
liệu phụ
trong sản
=
phẩm dở
dang cuối
kỳ
Giá trị VL
phụ dở dang
đầu kỳ
Giá trị NL
chính phát
sinh kỳ này
+
Số lượng
thành phẩm +
thu được
Số lượng sản
phẩm dở dang
cuối kỳ
Giá trị VL
phụ phát
sinh kỳ này
+
Số lượng
thành phẩm +
thu được
Số lượng thành
phẩm hoàn thành
tương đương
Số lượng sản
x phẩm dở dang
cuối kỳ
x
Số lượng
thành phẩm
qui đổi tương
đương
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ quy đổi ra thành phẩm tương
đương được xác định như sau:
16
Số lượng thành phẩm
hoàn thành tương đương
=
Số lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ
x
Mức độ %
hoàn thành
* Xác định chi phí nhân công trực tiếp trong sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp, đây không phải là yếu tố cấu tạo
nên thực thể vật chất cho ban đầu cho sản phẩm như nguyên vật liệu mà phát
sinh dần trong quá trình sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp được tính trên
cơ sở thành phẩm thực tế thu được và số sản phẩm dở dang cuối kỳ quy đổi
ra thành phẩm tương đương.
Chi phí
nhân công
trực tiếp
trong sản =
phẩm dở
dang cuối
kỳ
Chi phí nhân
công trực tiếp
dở dang đầu kỳ
Giá trị nhân công
+ trực tiếp phát
sinh kỳ này
Số lượng
thành phẩm +
thu được
Số lượng thành
phẩm qui đổi
tương đương
x
Số lượng
thành phẩm
qui đổi tương
đương
* Xác định chi phí sản xuất chung trong sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Đối với chi phí sản xuất chung cũng tương tự chi phí nhân công trực
tiếp, đây không phải là yếu tố cấu tạo nên thực thể vật chất cho ban đầu cho
sản phẩm như nguyên vật liệu. Chi phí sản xuất chung được tính trên cơ sở
số thành phẩm thực tế thu được và số sản phẩm dở dang cuối kỳ quy đổi ra
thành phẩm tương đương.
Chi phí sản
xuất chung
trong sản
=
phẩm dở
dang cuối
kỳ
Chi phí sản
xuất chung dở
dang đầu kỳ
Giá trị sản xuất
+ chung phát sinh
kỳ này
Số lượng
thành phẩm +
thu được
Số lượng thành
phẩm qui đổi
tương đương
x
Số lượng
thành phẩm
qui đổi tương
đương
3.1.2.5. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
a. Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)
Phương pháp này thường áp dụng trong các doanh nghiệp có công nghệ
sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, khối lượng lớn và tương đối ổn định.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phân xưởng.
17
Tổng Z SP
CP SXDD
CP SXPS
CP SXDD
Phế liệu
=
+
TK
HTTK
ĐK
CK
thu hồi
b. Phương pháp hệ số
Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp mà cùng một quy
trình công nghệ sản phẩm sản xuất và cùng một loại nguyên vật liệu nhưng thu
được nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Trong trường hợp áp dụng phương pháp này, kế toán phải thực hiện qua
7 bước:
B1: Tính số lượng sản phẩm chuẩn hoàn thành;
B2: Tính số lượng sản phẩm chuẩn dở dang;
B3: Tính tổng giá thành sản phẩm chính;
B4: Tính tổng số lượng sản phẩm chuẩn hoàn thành;
B5: Tính giá thành đơn vị SP chuẩn.
Z đơn vị SP chuẩn
Z đơn vị SP chuẩn =
Số lượng SP chuẩn hoàn thành
B6: Tính tổng giá thành từng sản phẩm
Tổng Z sp thứ
i hoàn thành =
trong kỳ
Giá thành
đơn vị sản
phẩm chuẩn
X
Số lượng
sản phẩm
thứ i
x
Hệ số sản
phẩm thứ i
B7: Tính giá thành đơn vị từng sản phẩm
c. Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này thường áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng
một phân xưởng hay trên cùng một quy trình công nghệ thu được nhiều loại
sản phẩm chính có quy cách khác nhau như: May mặc, dệt, đóng giày, cơ khí
chế tạo... nhằm để giảm bớt khối lượng hạch toán.
Hạch toán theo phương pháp này cần thực hiện các bước sau:
B1: Tính tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm.
B2: Tính tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm.
B3: Tính tỷ lệ giá thành cho nhóm sản phẩm:
Tỷ lệ Z nhóm SP
=
Tổng Z thực tế của nhóm SP
Tổng Z kế hoạch nhóm SP
18
B4: Tính tổng giá thành thực tế của quy cách i
Tổng Z kế
Tổng Z thực tế của
qui cách I hoàn thành = Tỷ lệ x hoạch của qui
cách thứ i
trong kỳ
B5: Tính giá thành đơn vị quy cách i trong nhóm sản phẩm.
Z đơn vị quy cách i =
Tổng Z thực tế qui cách i
Số lượng qui cách i hoàn thành
d. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công
nghệ sản xuất vừa thu được sản phẩm chính vừa thu được sản phẩm phụ.
Giá trị sản phẩm phụ thu được ước tính căn cứ vào giá thành kế hoạch,
giá bán và giá bán trừ lợi nhuận định mức.
* Công thức:
Tổng Z
SPHT =
trong kỳ
Chi phí
SXDD
đầu kỳ
+
Chi phí
SXPS
trong kỳ
Chi phí
- SXDD cuối kỳ
Giá trị
SP phụ
thu
được
-
Phế
liệu
thu
hồi
Ngoài các phương pháp tính giá thành ở trên, các đơn vị có qui trình
công nghệ phức tạp thường áp dụng các phương pháp như:
* Phương pháp liên hợp: Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng
một quy trình sản xuất bên cạnh những sản phẩm chính còn thu được sản
phẩm phụ. Để tính được giá thành của sản phẩm chính phải loại trừ giá trị của
sản phẩm phụ, sau đó sủ dụng phương pháp tỷ lệ hoặc phương pháp hệ số để
xác định giá thành cho từng loại sản phẩm.
* Phương pháp đơn đặt hàng: Phương pháp này áp dụng trong những
doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ, vừa theo các đơn
đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng và các đối tượng tính
giá thành là các đơn đặt hàng đã hoàn thành.
19
* Phương pháp phân bước: Áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có
sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếp nhau. Nửa thành
phẩm giai đoạn trước là đối tượng chế biến ở giai đoạn sau cho đến bước cuối
cùng tạo được thành phẩm. Phương pháp này có hai cách đó là phân bước có
tính giá thành bán thành phẩm và không tính giá thành bán thành phẩm.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Quá trình tính giá thành sản phẩm được theo dõi tại phân xưởng sản xuất
và thong qua phòng kế toán của Công ty Mía đường Trà Vinh, chủ yếu là số
liệu thứ cấp như báo cáo tài chính, sổ tổng hợp, sổ chi tiết… của kỳ nghiên
cứu.
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu (chỉ tiêu kỳ
phân tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở) nhằm thấy được sự biến động về mặt lượng
(mức) của chỉ tiêu cần phân tích.
- Phương pháp so sánh tương đối: là tỷ lệ (%) của hai chỉ tiêu kỳ phân
tích so với chi tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số
chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng của vấn
đề cần phân tích.
- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp mà ở đó các nhân tố
được lần lượt thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức
độ ảnh hưởng của chúng đến các chỉ tiêu cần phân tích bằng cách cố định các
nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.
20
CHƯƠNG 4
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG TRÀ VINH
4.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
4.1.1. Giới thiệu Công ty
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty Mía đường Trà Vinh.
Tên viết tắt tiếng Việt: ĐTV
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Tra Vinh Sugar cane and one
member Limited Company.
Tên viết tắt bằng tiếng Anh: Tra Vinh Suco, Ltd.
Địa chỉ trụ sở chính: xã Lưu Nghiệp Anh; huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Điện thoại:
07
43.871.047
Fax: 0743.871.812
4.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Mía đường Trà Vinh (Sau đây gọi tắt là Công ty) là doanh
nghiệp Nhà nước, tiền thân là Công ty Đường Linh Cảm trực thuộc Tổng công
ty Mía đường I – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .
Công ty đường Linh Cảm được thành lập vào thời điểm nền kinh tế nước
ta còn gặp nhiều khó khăn mua thiết bị hoàn toàn từ Trung Quốc thuộc thế hệ
lạc hậu, thiếu nguyên liệu. Sau gần 03 năm hoạt động không có nguyên liệu
sản xuất Công ty liên tục bị thua lỗ trên 55 tỷ đồng vì thế Công ty đường Linh
Cảm được di chuyển đến địa bàn Huyện Trà Cú, Tỉnh Trà Vinh và được đổi
tên thành Công ty Mía Đường Trà Vinh theo quyết định số 152/NN/TCCB/QĐ
ngày 12/07/1997 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Công ty TNHH một thành viên mía đường Trà Vinh được chuyển đổi từ Công
ty mía đường Trà Vinh theo quyết định số 1340/QĐ-BNN/ĐMDN ngày
19/05/2010 của Bộ NN&PTNT.
Công ty mía đường Trà Vinh bắt đầu sản xuất kinh doanh tại Trà Vinh từ
vụ 2001 - 2002 và liên tục đạt nhiều thành tích xuất sắc cả về sản xuất lẫn kinh
doanh. Công suất nhà máy từ 1.500 tấn mía cây/ngày, qua các năm được nâng
21
lên 2.000 tấn mía cây/ngày. Trong năm 2011 công suất ép nhà máy sẽ được
nâng lên 3.500 tấn mía cây/ngày và dây chuyền này liên tục được cải tiến, bảo
dưỡng định kỳ hàng năm.
4.1.3. Những thành tựu đã đạt được
Qua 10 năm hoạt động, Công ty mía đường Trà Vinh đã từng bước khắc
phục được nhiều yếu kém từ quản lý đến trình độ sản xuất và ngày càng khẳng
định vị thế của mình so với các công ty mía đường khác trong khu vực. Với
công suất ban đầu 1.000 tấn mía nguyện liệu/ngày; đến nay, công ty đã đầu tư
thêm một số thiết bị nâng công suất lên đến 2.000 tấn mía nguyên liệu/ngày.
Trong 10 năm qua, nhà máy đã ép được 2.876.000 tấn mía nguyên liệu với sản
lượng đường thu được 248.000 tấn, thu 128.000 tấn mật rỉ, sản xuất 16.000 tấn
phân vi sinh với tổng mức doanh thu là 2.162 tỷ đồng. Qua đó, đã đóng góp
vào ngân sách Nhà nước 93 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên
06 triệu đồng/người/tháng.
4.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY
4.2.1. Sơ đồ tổ chức tại Công ty
CHỦ TỊCH
CÔNG TY
KIỂM SOÁT VIÊN
GIÁM ĐỐC
PHÓ
PHÓ GIÁM
GIÁM
ĐỐC KỸ
KỸ
ĐỐC
THUẬT
THUẬT
Xưởng
Chế
chế
Luyện
luyện
Phòng
Kỹ
Thuật
thuật
KCS
PHÓ
PHÓ GIÁM
GIÁM
ĐỐC NGUYÊN
NGUYÊN
ĐỐC
LIỆU
LIỆU ĐẦU
ĐẦU TƯ
TƯ
Xưởng
Cơ
điện
PHÓ GIÁM
ĐỐC NGUYÊN
LIỆU THU
MUA
Phòng
Nguyên
liệu
Xưởng
Phân vi
sinh
22
Phòng
Kế
kế
hoạch
vật tư
PHÓ
PHÓ GIÁM
GIÁM
ĐỐC THƯỜNG
THƯỜNG
ĐỐC
TRỰC
TRỰC
Phòng
Kế
toán
Tài
tài
Chính
chính
Phòng
Tổ
chức
Hành
hành
chính
Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại công ty
4.2.2. Các phòng, ban và đơn vị kinh doanh
Chủ tịch công ty là người đại diện vốn chủ sỡ hữu của Tổng công ty –
Nhà nước. Chủ tịch công ty có quyền quyết định việc điều hành của công ty
theo đúng kế hoạch được giao, cũng như theo các quy định của pháp luật.
Ban giám đốc Công ty có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính phản ánh
trung thực hợp lý tình hình tài chính của Công ty cũng như kết quả hoạt động
kinh doanh cho năm tài chính. Trong việc lập báo cáo, Ban Giám đốc được
yêu cầu phải:
Lựa chọn các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách đó
một cách nhất quán.
Đưa ra các phán đoán và ước tính một cách hợp lý và thận trọng.
Nêu rõ các nguyên tắc kế toán thích hợp có được tuân thủ hay không; Có
những áp dụng sai lệch trọng yếu cần được công bố và giải thích trong Báo
cáo tài chính hay không.
Lập báo cáo tài chính trên cơ sở Công ty hoạt động liên tục, trừ trường
hợp không thể cho rằng Công ty sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Ban Giám đốc xác nhận rằng Công ty đã tuân thủ các yêu cầu nêu trên
trong việc lập các Báo cáo tài chính
Ban Giám đốc có trách nhiệm đảm bảo sổ sách kế toán được ghi chép
một cách phù hợp, để phản ánh một cách hợp lý tình hình tài chính của Công
ty tại bất kỳ thời điểm nào và đảm bảo Báo cáo tài chính tuân thủ các chuẩn
mực kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành
khác về kế toán tại Nhà nước Việt Nam.
* Phòng Tổ chức - Hành Chính: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty
quản lý và theo dõi lao động, điều động và bổ sung nhân lực khi cần thiết
tuyển dụng và sắp xếp lao động phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực
làm việc của từng người. Có nhiệm vụ tổng hợp và lập bảng thanh toán các
chế độ như: tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng và các khoản trính theo
lương cho cán bộ công nhân viên, ngoài ra còn quản lý tổ bảo vệ, văn thư lưu
trữ, nhà ăn…
* Phòng Kế toán - Tài chính: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc trong công tác
kế hoạch tài chính, tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước quy định. Bộ máy
kế toán có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán,
23
thống kê trong phạm vi toàn Công ty, tham mưu cho Giám đốc về thông tin
kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh, kiểm tra, ghi chép và hạch toán tài
chính của Công ty.
* Phòng Kế hoạch - Vật tư: Chịu trách nhiệm về kế hoạch vật tư, theo
dõi, quản lý và cung cấp vật tư phục vụ cho công tác sản xuất chế biến ,quản
lý các kho: vật tư, thành phẩm, đồng thời còn làm nhiệm vụ kinh doanh, tiêu
thụ sản phẩm.
* Phòng Nguyên liệu: Có nhiệm vụ đầu tư, thu mua và vận chuyển mía
cung cấp nguyên liệu cho phân xưởng sản xuất đường, chịu trách nhiệm
hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc mía cho bà con nông dân mở rộng và
phát triển vùng nguyên liệu mía đáp ứng nhu cầu nâng công suất của Nhà máy.
* Phòng Kỷ thuật - KCS: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa
máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. Lập kế hoạch sửa chữa lớn hàng năm,
kế hoạch nâng công suất theo yêu cầu của Ban Giám đốc. Ngoài ra còn chịu
trách nhiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng mía nguyên liệu, phân tích CCS mía
làm cơ sở để tính giá mía nguyên liệu.
* Xưởng Chế luyện: Chịu trách nhiệm sản xuất đường thành phẩm các
loại theo yêu cầu của Ban Giám đốc. Có trách nhiệm quản lý, đôn đốc, nhắc
nhở công nhân thực hiện đúng các quy định của Công ty về vệ sinh, an toàn
lao động… theo từng cuơng vị trên dây chuyền sản xuất.
* Xưởng Cơ điện: Chịu trách nhiệm sửa chữa và chế tạo các công cụ,
dụng cụ phục vụ cho phân xưởng sản xuất.
* Xưởng phân Vi sinh: Chịu trách nhiệm sản xuất các loại phân bón
Hudavil chuyên dùng cho mía như: Hudavil 2:4:2, Hudavil 11%... nhằm cải
tạo đất để nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu.
4.2.3. Tổ chức công tác kế toán công ty
Phòng Kế toán tài chính có nhiệm vụ giúp Giám đốc trong công tác kế
hoạch tài chính, tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước quy định. Bộ máy kế toán
có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, thống
kê trong phạm vi toàn công ty, tham mưu cho Giám đốc về thông tin kinh tế
và phân tích hoạt động kinh doanh, kiểm tra, ghi chép và hạch toán tài chính.
a. Mô hình bộ máy kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất kinh
doanh và yêu cầu quản lý nên mô hình của bộ máy kế toán được tổ chức theo
24
hình thức tập trung. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì tất cả chứng từ đều tập
hợp về phòng kế toán của công ty để hạch toán.
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
PHÓ
TRƯỞNG PHÒNG
KT ĐẦU
TƯ THU
MUA
KẾ
TOÁN
VẬT TƯ
KẾ
TOÁN
DOANH
THU
KẾ
TOÁN
THANH
TOÁN
THỦ
QUỸ
Hình 4.2 Sơ đồ tổ chức phòng Kế toán - Tài vụ
b. Nhiệm vụ của từng bộ phận
- Kế toán trưởng: phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả các nhân viên kế
toán làm việc ở các bộ phận của Công ty. Có ý kiến thỏa thuận trong việc
tuyển dụng, thi tuyển nâng cấp bậc, khen thưởng, thi hành pháp luật các nhân
viên kế toán, thủ quỹ, thủ kho trong công ty. Ký các giấy tờ có giá trị pháp lý
trong báo cáo kế toán, báo cáo thống kê, các chứng từ tín dụng. Chấp hành sự
chỉ đạo của Giám đốc Công ty.
- Kế toán tổng hợp: thay thế trưởng phòng (khi vắng mặt) để giải quyết
các công việc nội bộ của phòng kế toán về công tác chuyên môn, nghiệp vụ
theo chế độ quy định.
- Kế toán đầu tư thu mua: ký hợp đồng thu mua mía. Đảm bảo đủ lượng
mía cho sản xuất. Lập bảng kê thu mua mía.
- Kế toán vật tư: ký xác nhận với thủ kho về thẻ kho, về số dư và giao
dịch chứng từ. Ký kết, xác nhận công tác kiểm kê kho vật liệu theo quy định
hoặc đột xuất. Được quyền từ chối lập phiếu nhập, xuất kho nếu phát hiện các
chứng từ có liên quan đến công tác nhập xuất vật tư không hợp lệ. Lập báo cáo
về việc nhập, xuất, tồn kho vật tư. Theo dõi, ghi chép sổ sách kế toán chi tiết
25
về công cụ dụng cụ. Tham gia công tác kiểm kê kho vật tư định kỳ và đột xuất
theo yêu cầu của lãnh đạo phòng.
- Kế toán doanh thu: theo dõi việc lập hóa đơn bán hàng. Chỉ được cung
cấp các số liệu và nộp báo cáo ra phạm vi bên ngoài đơn vị khi có đủ chữ ký
của các cấp có thẩm quyền. Tiếp nhận các thông tin của khách hàng, các
chứng từ có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm. Theo dõi chi tiết công nợ về
bán sản phẩm.
- Kế toán thanh toán: được giao dịch với ngân hàng theo sự phân công
của phụ trách phòng. Có quyền từ chối thanh toán khi các chứng từ không đây
đủ, không hợp lệ hoặc không chính xác. Đảm bảo công tác thu, chi tiền mặt,
các khoản thanh toán với người bán. Tiếp nhận và kiểm tra các chứng từ gốc
của các bộ phận, đảm bảo sự kiểm soát chính xác, hợp lệ của chứng từ.
- Thủ quỹ: có quyền từ chối thanh toán nếu phát hiện các chứng từ thanh
toán không tính pháp lý. Có quyền đề xuất với lãnh đạo về công tác quản lý
quỹ. Tham gia các cuộc hội, họp, thi đua trong phòng. Quản lý, bảo quản, giữ
gìn kho quỹ của Công ty. Thực hiện nhiệm vụ thu chi theo lệnh. Giao dịch với
ngân hàng về việc rút và nộp tiền theo lệnh của phụ trách phòng.
4.3. HÌNH THỨC KẾ TOÁN
Công ty đang sử dụng hình thức nhật ký chung.
4.3.1. Đặc trưng cơ bản
Hình thức kế toán Nhật ký chung được sử dụng rộng rãi ở các doanh
nghiệp có quy mô lớn, trang bị phần mềm kế toán.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà
trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội
dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên
các sổ Nhật ký để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
4.3.2. Các sổ kế toán chủ yếu
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau:
* Sổ tổng hợp:
+Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt
+Sổ cái
* Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
26
4.3.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Chúng từ kế toán
Sổ nhật ký
đặt biệt
Sổ nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài chính
Hình 4.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung
Ghi chú:
: Nhập số liệu hàng ngày
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
: Đối chiếu, kiểm tra
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dung làm căn cứ
ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ
số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế
27
toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc
ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán
chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào
các chứng từ được dung làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ
Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3,5,10,..ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối
28
lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu
để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lắp
do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
Cuối kỳ (tháng, quý, năm), cộng số liệu Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát
sinh. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng
tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dung để lập các
Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên bảng
cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có
trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau
khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
4.4. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Niên độ kế toán: Niên độ kế toán theo năm dương lịch của Công ty bắt
đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc tại ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng tại công ty là VNĐ.
Ngôn ngữ sử dụng trong ghi chép kế toán là Tiếng Việt.
Hình thưc kế toán áp dụng: Nhật ký chung và Công ty hiện đang sử dụng
phần mềm MISA 7.9
Phương pháp nộp thuế giá trị gia tăng:phương pháp khấu trừ.
Tính giá thành theo phương pháp hệ số.
Đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
Trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng
Công ty thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp
Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC NGÀY
20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
4.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2010, 2011, 2012
VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
29
Bảng 4.1 Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010, 2011, và 2013
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
2010
2011
2011/2010
2012
Số tiền
2012/2011
%
Số tiền
%
492.638
533.740
577.960
41.102
108,34%
44.220
108,28%
458.814,5
490.018,75
528.203,25
31.204,25
106,8%
38.131,5
108,78%
33.823,5
43.721,25
49.809,75
9.897,75
129,26%
6.088,5
113,93%
Nguồn: P. KT – TC Công ty mía đường Trà Vinh, 2010, 2011, 2012
30
Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3
năm 2010, 2011, 2012 cho thấy lợi nhuận của Công ty tăng đều qua các năm,
tuy không cao nhưng vẫn cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả. Lợi nhuận
của Công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 9.897.750.000 đồng, tăng
29,26% và lợi nhuận năm 2012 so với năm 2011 tăng 6.088.500.000 đ tăng
13,93%, đây là tín hiệu rất tốt đối với Công ty.
Nguyên nhân dẫn đến mức tăng vượt bậc này chủ yếu là do giá cả sản
phẩm đường trên thị trường biến động mạnh và Công ty đã chủ động trong sản
xuất, tận dụng được các nguồn vốn vay khách hàng, đội ngũ lãnh đạo có kinh
nghiệm lâu năm đã dự đoán được giá đường thế giới sẽ tăng nên khi kết thúc
vụ ép Công ty dự trữ lượng đường khá lớn, việc này vừa đáp ứng bình ổn giá
vừa nâng cao lợi nhuận cho Công ty. Bên cạnh đó Công ty đã đầu tư mới một
số thiết bị làm nâng cao hiệu suất thu hồi và cải thiện chất lượng sản phẩm
được thị trường đánh giá khá tốt, chất lượng đường được nâng cao như độ màu,
chất lượng hạt đồng đều, bao bì đẹp. Chính những yếu tố này đã giúp Công ty
sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu.
Bảng 4.2 Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cuối kỳ năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu
T6/2012
T6/2013
Chênh lệch
Số tiền
%
Doanh thu
268.751,4
305.740,8
36.989,4
113,8%
Chi phí
265.579,5
289.371,5
23.792
109%
23.161,6
26.349,4
3.187,8
113,8%
Lợi nhuận
Nguồn: Phòng KT – TC công ty mía đường Trà Vinh, 2013
So sánh 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 cũng cho thấy
sự tăng trưởng của Công ty, lợi nhuận tăng 3.187.800.000 đồng, tăng 13,8 %
so với cùng kỳ năm 2012. Tuy chi phí cũng có tăng nhưng mức tăng thấp hơn
so với doanh thu cụ thể chi phí tăng 23.792.000 đồng, tăng 9% còn doanh thu
tăng 36.989.400 đồng, 13,8% nên lợi nhuận tăng mạnh
Ngoài những nguyên nhân như trên là những nguyên nhân chủ quan, còn
có những nguyên nhân khách quan như trong những năm gần đây mật rỉ của
Công ty ngày càng được khách hàng ưa chuộng, số lượng đơn đặt hàng tăng
cao hơn so với những năm trước. Bã bùn của Công ty trong năm 2013 giá cả
cao hơn so với những năm trước. Một phần cũng do Công ty cố gắng đáp ứng
31
nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện chuyên chở
và giao hàng đúng hẹn nên khách hàng ngày một tin tưởng Công ty.
Những kết quả sản xuất kinh doanh này phần nào đã nói lên sự phấn đấu,
nổ lực của cán bộ công nhân viên trong Công ty, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo
giàu kinh nghiệm, năng động sáng tạo, sự đoàn kết kết hợp nhịp nhàng trong
các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ khi ký hợp đồng, lập kế hoạch
đến tổ chức sản xuất. Vì thế Công ty đã không ngừng mở rộng sản xuất và
hoạt động rất hiệu quả, không những đảm bảo số vốn được giao mà còn có sự
tăng trưởng nhanh chóng, Lợi nhuận ngày càng tăng, đời sống nhân viên ổn
định…Chính những điều này sẽ giúp động viên tinh thần toàn Công ty cố gắng
nổ lực hơn nữa để phát triển ngày một mạnh mẽ, khẳng định vị trí của mình
trên thi trường trong và ngoài nước.
4.6. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI
4.6.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm của Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Trà Vinh, Tổng công
ty mía đường I về chủ trương, chiến lược và định hướng phát triển của công ty
nên tạo niềm tin phấn khởi cho Cán bộ công nhân viên.
Được sự ủng hộ của bà con nông dân trồng mía, các chủ hợp đồng và các
đơn vị thu mua mía nguyên liệu, nên sản lượng thu mua mía vẫn đảm bảo kế
hoạch Sản xuất kinh doanh trên 280.000 tấn mía/năm.
Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội rất thuận lợi và phù hợp cho phát
triển sản xuất thu hoạch mía và công nghiệp chế biến đường, nhiệt độ trung
bình 270C, thời tiết 02 mùa mưa và mùa khô, ít bão lũ.
Theo điều tra sở NN&PTNT thì lợi nhuận và thu nhập từ cây mía cao so
với cây lúa trên 40%.
4.6.2. Khó khăn
Diện tích mía thu hẹp do địa phương quy hoạch khu kinh tế Đại An và
cảng biển của Nhà nước làm giảm diện tích khoàng 1.000 ha.
Hiện tại các nhà máy chế biến đường Đồng bằng sông Cửu Long không
xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho nhà máy mình, phá vỡ cam kết giá
mía nên cạnh tranh thu mua tranh bán xảy ra liên tục nên các nhà máy thường
xuyên nâng giá mía và mất lòng tin lẫn nhau. (giá mía NL lên đến 1.500.000
đồng/tấn).
32
Vùng có tỷ lệ dân tộc khơmer chiếm 60% dân số, có nhiều xã thuộc diện
135 và hộ nghèo thường làm thuê tại Thành phố Hồ Chí Minh và 02 chi nhánh
công ty giày da tại xã Thanh Sơn và Phước Hưng thuộc huyện Trà Cú, nên
thiếu nhân công thu hoạch mía làm cho giá thu mua mía tăng lên.
Công ty mía đường Trà Vinh phải gánh chịu khoản nợ liên quan đến tài
sản để lại của Công ty đường Linh Cảm trên 37 tỷ đồng không được chính phủ
xử lý và còn phải kế thừa khoản lỗ từ Linh Cảm di chuyển vào trên 55 tỷ đồng.
Đường nhập lậu từ Thái Lan sang nhiều trên 200 tấn/ngày làm cho giá
đường trong nước nói chung và của công ty nói riêng khó cạnh tranh, sức tiêu
thụ giảm.
Cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất chế biến đường còn lạc hậu, thiết bị
hoàn toàn Trung Quốc chưa đáp ứng cho sản xuất với khối lượng hàng hóa lớn
vào thời điểm mía chín.
Trình độ và tay nghề cán bộ công nhân viên còn thấp chưa đáp ứng nhu
cầu sản xuất kinh doanh, lao động người dân tộc Công ty chiếm 45%.
Chất lượng mía còn thấp, trình độ canh tác của bà con nông dân chưa cao,
đời sống khó khăn do thiếu vốn sản xuất, đồng thời việc chuyển đổi cây trồng
mang tính tự phát không theo qui định.
Hiện nay hệ thống đê sông hậu chưa hoàn thiện nên nước mặn xâm nhập
sâu vào nội đồng ở vị trí trũng ảnh hưởng chất lượng cây mía (chữ đường).
4.6.3. Định hướng phát triển của Công ty
Định hướng phát triển sản xuất của Công ty mía đường Trà Vinh trong
năm 2012 và những năm tiếp theo công ty đang đầu tư mở rộng, nâng cấp
công suất sản xuất chế biến mía đường từ 2.300 tấn mía/ngày lên 2.650 tấn
mía/ngày với tổng mức vốn đầu tư trên 30 tỷ đồng và theo kế hoạch đến năm
2013 Công ty sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm dây chuyền sản xuất chế biến
đường có công suất sản xuất 3.500 tấn mía/ngày với tổng kinh phí đầu tư
khoảng 230 tỷ đồng. Riêng trong năm 2012 Công ty mía đường Trà Vinh phấn
đấu sản xuất kinh doanh đạt doanh thu trên 600 tỷ đồng và nộp ngân sách trên
33 tỷ 100 triệu đồng.
Theo đó Công ty mía đường Trà Vinh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác phối
hợp chặt chẽ với các địa phương có vùng nguyên liệu mía trong tỉnh tiếp tục
đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu với diện tích trên 5.000 hécta nhằm đáp ứng
nhu cầu sản xuất của Công ty cũng như tạo điều kiện cho bà con nông dân an
tâm sản xuất
33
Công ty Mía đường Trà Vinh hiện đang đầu tư nâng công suất nhà máy
đường từ 2.300 tấn mía cây/ngày lên 2.650 tấn/ngày. Để đáp ứng đủ nguồn
nguyên liệu cho nhà máy đường hoạt động trong niên vụ mía 2011- 2012,
Công ty đã ký hợp đồng, đầu tư giống, vốn, vật tư nông nghiệp cho các hộ
trồng mía ở 3 huyện: Trà Cú, Tiểu Cần và Duyên Hải với tổng trị giá gần 30 tỷ
đồng, tăng gấp 4 lần so với mức đầu tư trong niên vụ mía 2010- 2011.
Hướng phát triển hiện tại và tương lai là mở rộng quy mô sản xuất và để
thực hiện được điều đó thì Công ty Mía đường Trà Vinh chủ trương sẽ tập
trung xây dựng vùng nguyên liệu mía với diện tích khoảng 7.000 – 8.000 ha,
thay đổi giống mía có năng suất và chữ đường cao, đồng thời phát triển diện
tích mía chín sớm, chín trung bình và chín muộn cân đối với công suất ép.
Công ty chú trọng đầu tư đồng bộ, bổ sung thiết bị tiên tiến hiện đại để nâng
cao chất lượng sản phẩm. Quan trọng hơn, Công ty sẽ tập trung nghiên cứu du
nhập các giống mía mới, tiêu thụ đường cũng như nghiên cứu phát triển những
sản phẩm mới sau đường. Đồng thời nỗ lực hỗ trợ, tăng cường hơn nữa mối
liên hệ giữa Công ty và bà con nông dân để tạo nguồn nguyên liệu ổn định,
từng bước đưa Công ty Mía đường Trà Vinh vươn lên trở thành một trong
những doanh nghiệp sản xuất mía đường lớn mạnh và hiệu quả nhất tại Đồng
bằng sông Cửu Long.
34
CHƯƠNG 5
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG
TRÀ VINH
5.1. ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ, ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ
THÀNH, KỲ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY
5.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí
Công ty hiện có 03 phân xưởng là xưởng chế luyện, xưởng cơ điện,
xưởng vi sinh. Đối tượng tập hợp chi phí là xưởng chế luyện (phân xưởng
đường).
5.1.2. Đối tượng tính giá thành
Xưởng chế luyện sản xuất ra nhiều loại đường như: Đường kính trắng,
đường vàng, đường thô,… đối tượng tính giá thành là đường kính trắng.
5.1.3. Kỳ tính giá thành
Tính giá thành theo tháng. Tính vào cuối mỗi tháng. Đề tài chọn tháng
02/2013 để tính giá thành.
5.2. CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
5.2.1. Các khoản mục chi phí
5.2.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Các nguyên vật liệu mà Công ty dùng để sản xuất sản phẩm đường kính
trắng là.
- Nguyên vật liệu chính: Mía cây sạch
- Vật liệu phụ: Vôi, lưu huỳnh, axit H3PO4, trợ lắng chìm, chất đóng cặn,
trợ lắng nổi, giảm độ nhớt, chất diệt khuẩn, một số muối NaCl, Na3PO4, hóa
chất hóa nghiệm.
a. Tài khoản sử dụng
Sử dụng tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để theo dõi và
ghi chép chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm,
các tài khoản chi tiết được mở như sau:
6210: Chi phí nguyên liêụ vật liệu trực tiếp phân xưởng đường gồm các
tài khoản chi tiết sau:
35
+ TK 62100 – Chi phí nguyên liệu chính. Tài khoản này lại chia ra 05
loại tài khoản chi tiết là 621000 (Chi phí mía nguyên liệu); 621001(Chi phí thu
gom); 621002 (Chi phí cho nhân công phân bổ vào TK chi phí PNL); 621003
(Chi phí công cụ dụng cụ phân bổ vào TK chi phí PNL; 621008 (Các chi phí
khác phát sinh phân bổ vào TK chi phí PNL).
+ TK 62101 - Chi phí vật liệu phụ.
b. Chứng từ sử dụng.
Liên quan đến chi phí nguyên vật liệu đơn vị sử dụng các chứng từ theo
mẫu biểu qui định tại chế độ Kế toán hiện hành, cụ thể như:
Bảng đề nghị xuất vật tư, phụ tùng, nhiên liệu;
Phiếu xuất kho;
Bảng xuất nhập tồn nguyên liệu mía;
Bảng tổng hợp mía nguyên liệu;
Bảng kê chi tiết nhập mía.
c. Trình tự hạch toán
Sổ tổng hợp: Sổ cái tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sổ chi tiết: Mở sổ chi tiết cho tài khoản 621 là sổ chi tiết tài khoản
62100 và sổ chi tiết tài khoản 62101
36
Bảng 5.1 Bảng kê tổng hợp nhập mía nguyên liệu vụ 2013 tháng 02/2013
Đơn vị tính: đồng
TT
Họ và tên chủ hợp
đồng
Địa chỉ
Số Hợp
Đồng
Thành Tiền
1
2
3
4
5
1
Nguyễn Ngọc Hơn
TT Trà Cú
124
6.172.324.120
2
Phạm Chí Thiện
Xã Định An
170
2.653.347.000
4
Lâm Nhật Trường
Xã Lưu Nghiệp Anh
125
3.080.790.000
5
Diệp Văn Hoàng
TT Trà Cú
490
1.232.724.000
6
Lâm Tức Thời
Xã Định An
126
2.580.953.000
7
Lai Quốc Thanh
Xã Kim Sơn
127
2.181.681.600
8
Nguyễn Văn Sang
Xã Tân Hùng
491
1.826.003.000
9
Nhan Văn Chứa
Xã Lưu Nghiệp Anh
492
2.347.342.400
10
Lê Văn Phải
PH. Hậu Giang
282
2.663.841.000
11
Lâm Văn Đạt
Xã Lưu Nghiệp Anh
493
2.541.932.130
12
Nguyễn Ngọc Hiền Xã Lưu Nghiệp Anh
494
2.363.061.000
13
Diệp Văn Phúc
Xã Hàm Tân
50
1.344.211.000
14
P N.Liệu C.Ty
Xã Lưu Nghiệp Anh
PNL
3.168.745.000
Tổng cộng
Nợ TK 62100
Có TK 1521
34.156.955.250
34.156.955.250 đ
34.156.955.250 đ
1. Chi phí nhân viên
Bao gồm tiền ăn, tiền lương theo sản phẩm và các khoản trích theo lương
phân bổ cho chi phí nguyên vật liệu được đưa vào tài khoản 621002, số phát
sinh trong tháng là 209.653.740đ chi tiết trong bảng sau, trích từ sổ cái tài
khoản 6210.
Tài khoản:
621002 – Chi phí nhân viên tính vào PNL trực tiếp PXĐ
37
Bảng 5.2 Bảng tổng hợp chi phí nhân viên tính vào PNL trực tiếp PXĐ
Đơn vị tính: đồng
Diễn giải
Tài
khoản
TK đối
ứng
Số tiền
Trích tiền ăn T02/2013 của CBCNV tính
vào TK chi phí PNL
621002
338808
8.461.000
Tiền lương theo SP đường T02/2013
thuộc chi phí PNL
621002
3341
187.416.230
Trích tiền BHTN 1% T02/2013 tính vào
chi phí PNL
621002
3389
414.820
Trích tiền BHXH 17% T02/2013
thuộcchi phí PNL
621002
3383
7.562.534
Tổng cộng
203.854.584
Nợ TK 621002
203.854.584 đ
Có TK 338808
8.461.000 đ
Có TK 3341
187.416.230 đ
Có TK 3389
414.820 đ
Có TK 3383
7.562.534 đ
1.
Chi phí khác phát sinh phân bổ vào chi phí nguyên vật liệu là
10.767.000 đồng.
Chi phí khác được tập hợp vào TK 621008, chi tiết trong bảng sau, trích
từ sổ cái tài khoản 6210.
Tài khoản: 621008 – Chi phí NL vật liệu trực tiếp PXĐ
38
Bảng 5.3 Bảng chi phí NL vật liệu trực tiếp PXĐ
Đơn vị tính: đồng
Tài khoản
TK đối
ứng
Chi tiền thuê nhà cho trạm NL Số 3
621008
1111
2.500.000
Chi tiền công tác phí đi kiểm tra đầu tư
621008
1111
785.000
Chi tiền thuê xe vận chuyển mía giống
621008
1111
5.032.000
Chi tiền tiếp khách cho Lê Cao Thế
621008
1111
1.700.000
Chi tiền cước phí điện thoại T2/2013
621008
1111
750.000
Diễn giải
Tổng cộng
Số tiền
10.767.000
Nợ TK 621008
10.767.000 đ
Có TK 1111
10.767.000 đ
∑TK 6210 = TK 62100 + TK 62101
= 34.406.421.989 + 746.214.002
= 35.152.635.991 đ
Kết chuyển
Nợ TK 154
35.152.635.991 đ
Có TK 6210
35.152.635.991 đ
39
TK 1111
TK6210
18.000.000
TK 1521
35.152.635.991 35.152.635.991
34.156.955.250
TK 1522
746.214.002
TK 331
TK 1541
24.361.875
TK 3341
35.152.635.991
187.416.230
TK 338
16.438.354
Hình 5.1 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công ty mía
đường Trà Vinh tháng 02/2013
5.2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Bao gồm các khoản chi cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
- Lương cơ bản
- Phụ cấp tăng ca làm đêm và phụ cấp tiền ăn
- Các khoản trích theo lương như: BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ
a. Cách tính lương
Cách tính lương và các khoản trích theo lương: Lương của công nhân
trực tiếp sản xuất sản phẩm đường tại phân xưởng chế luyện được tính theo hệ
40
số (phần cứng + phần mềm) và ngày công đi làm thực tế. Được tính theo công
thức sau
(HSPC x MLCB) + (HSPM x ĐMPM)
26
x
Ngày công + Phụ cấp
đi làm việc
Phụ cấp bao gồm: Tiền ăn và phụ cấp ca đêm.
+ Tiền ăn = số ngày công đi làm thực tế x Định mức tiền ăn 1 ngày
+ Phụ cấp ca đêm: Được tính theo công thức:
(HSPC x MLCB) x 30%
26/8
x Số giờ ca đêm
Trong đó:
Hệ số phần cứng (HSPC): Căn cứ vào trình độ chuyên môn và thâm niên
công tác của từng người.
Mức lương cơ bản (MLCB): Theo qui định của Nhà nước.
Hệ số phần mềm (HSPM): Căn cứ vào khối lượng công việc, chức danh
và cương vị công tác.
Định mức phần mềm (ĐMPM) và định mức tiền ăn một ngày: Theo qui
định nội bộ của Công ty.
b. Tài khoản sử dụng
Sử dụng tài khoản 622 - chi phí nhân công trực tiếp để hạch toán vào sổ
kế toán. Tài khoản 622 có các tài khoản chi tiết sau:
TK 6220: chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng đường gồm có các tài
khoản chi tiết sau:
TK 62200: Bao gồm chi phí tiền ăn và tiền lương theo sản phẩm, KPCĐ
2% của cán bộ công nhân viên phân bổ vào chi phí công nhân phân xưởng.
TK 62201: Bao gồm chi phí trích BHTN 1% và BHXH 17% của cán bộ
công nhân viên phân bổ vào chi phí công nhân phân xưởng
TK 62202: Trích BHYT 3% của cán bộ công nhân viên phân bổ vào chi
phí công nhân phân xưởng.
TK 62203: Trích KPCĐ phân bổ vào chi phí công nhân phân xưởng.
41
c. Chứng từ sử dụng
Bảng chấm công;
Bảng tính lương;
Bảng thanh toán tiền lương.
d. Trình tự hạch toán
Bảng 5.4 Tổng hợp tiền lương công nhân trực tiếp phân xưởng đường
Đơn vị tính: đồng
Tài khoản
TK đối
ứng
Trích tiền ăn tháng 02/2013
62200
338808
Tính tiền lương tháng 02/2013
62200
3341
1.247.737.500
Trích tiền BHTN tính vào chi phí
62201
3389
5.012.805
Trích tiền BHXH cho nhân viên PXĐ
62201
3383
85.217.685
Trích tiền BHYT cho nhân viên PXĐ
62202
3384
15.038.415
Trích tiền KPCĐ phân bổ và chi phí
62203
3382
24.946.844
Diễn giải
Tổng cộng
Số tiền
114.557.500
1.492.115.445
Nguồn: P.KT – TC Công ty mía đường Trà vinh, 2013
Tính tổng chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng đường
∑TK6220 = TK62200 + TK62201 + TK62202 + TK62203
= 1.361.899.696 + 90.230.490 + 15.038.415 + 24.946.844
= 1.492.115.445 đ
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công để tính giá thành sản phẩm kế toán
định khoản.
Nợ TK 1541
Có TK 6220
1.492.115.445 đ
1.492.115.445 đ
42
e. Sơ đồ hạch toán
TK3341
TK154
TK622
1.247.737.500
1.492.115.445
1.492.115.445
1.492.115.445
TK338
244.377.945
Hình 5.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
5.2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
Bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến phân xưởng ngoài hai khoản mục
chi phí trên như:
Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: tiền lương, các khoản trích theo
lương, phụ cấp…;
Chi phí vật liệu phục vụ quản lý phân xưởng;
Chi phí công cụ dụng cụ: phục vụ quản lý phân xưởng và trang thiết bị
công nhân sản xuất sản phẩm;
Chi phí khấu hao tài sản cố định;
Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện, tiền nước, điện thoại…;
Chi phí bằng tiền khác.
a. Tài khoản sử dụng
Sử dụng tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung gồm các tài khoản chi
tiết sau:
6271: chi phí sản xuất chung phân xưởng đường
+ 62711: Chi phí nhân viên xưởng;
+ 62712: Chi phí nhiên liệu;
+ 62713: Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất;
+ 62714: Chi phí khấu hao tài sản cố định;
+ 62715: Chi phí sữa chữa lớn;
+ 62716: Chi phí vật tư phụ tùng thay thế;
43
+ 62717: Chi phí dịch vụ mua ngoài;
+ 62718: Chi phí bằng tiền khác;
+ 62719: Chi phí bao bì phân xưởng đường.
b. Chứng từ sử dụng
Các chứng từ sử dụng: phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu,
công cụ dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ khấu hao, hóa đơn
dịch vụ, phiếu chi…
c. Trình tự hạch toán
B
ảng 5.5 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung công ty mía đường Trà Vinh
tháng 02/2013
Đơn vị tính: đồng
Diễn giải
Số tiền
Chi phí nhân viên phân xưởng đường (TK 62711)
104.663.375
Chi phí nhiên liệu (TK 62712)
130.398.817
Chi phí dụng cụ sản xuất (TK 62713)
4.352.242
Chi phí khấu hao TSCĐ (TK 62714)
1.235.657.775
Trích trước chi phí sửa chữa lớn (TK 62715)
1.442.139.653
Chi phí vật tư PTTT PXĐ (TK 62716)
509.708.975
Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 62717)
379.318.897
Chi phí bằng tiền khác (TK 62718)
146.751.187
Chi phí bao bì PXĐ (TK 62719)
339.320.117
Tổng chi phí sản xuất chung
4.292.311.038
Nguồn: Phòng KT-TC công ty mía đường Trà Vinh, 2013
∑TK6271 = TK62711 + TK62712 + TK62713 + TK62714 + TK62715 +
TK62716 + TK62717 + TK62718 + TK62719
= 4.292.311.038
Tổng chi phí sản xuất chung phát sinh tại phân xưởng đường tháng 01 là
4.292.311.038 đồng.
Cuối kỳ kết chuyển sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm kế toán
định khoản.
44
Nợ TK 1541
4.292.311.038 đ
Có TK 6271
4.292.311.038 đ
d. Sơ đồ hạch toán
TK 1111
TK 6271
52.221.271
TK 1418
8.258.272
4.292.311.038
4.292.311.038
TK 1523
979.427.909
TK 1541
TK 1531
4.352.242
TK2141
1.235.657.775
4.292.311.038
TK 2428
138.492.915
TK 3311
327.097.626
TK3357
1.442.139.653
TK3341
93.638.365
TK338
11.025.010
45
Hình 5.3 Sơ đồ hạch toán chí phí sản xuất chung
5.2.1.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Số liệu tháng 02/2013 của công ty mía đường Trà Vinh như sau:
Tổng sản lượng hoàn thành nhập kho đường kính trắng A, đường kính
trắng B và đường kính vàng là: 2.922,85 tấn
Trong đó:
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ sản phẩm đường kính trắng và đường
vàng là 1.740.409.099 đồng.
Chi phí sản xuất sản phẩm đường kính trắng và đường vàng phát sinh
trong kỳ:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 35.152.635.991 đồng
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 1.492.115.445 đồng
+ Chi phí sản xuất chung: 4.292.311.038 đồng
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 220.521 kg bán thành phẩm
(BTP)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bỏ ngay từ đầu quy trình sản xuất nên
tỷ lệ hoàn thành là 100%.
Với số liệu có được như trên, dựa trên phương pháp đánh giá sản phẩm
dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ta tiến hành tính chi phí sản
xuất dở dang cuối kỳ theo trình tự như sau:
1. Chi phí dỡ dang đầu kỳ = 1.740.409.099 đ
2. Chi phí p/s trong kỳ = CP.NVLTT + CP.NCTT + CP.SXC
=35.152.635.991+1.492.115.445+ 4.292.311.038
= 40.937.062.474 đ
3. Chi phí dỡ dang cuối kỳ :
Chi phí
Sản xuất
dở dang
cuối kỳ
=
Chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp
dở dang đầu kỳ
+
Số lượng sản phẩm
hoàn thành trong +
kỳ
Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp
phát sinh trong kỳ
Số lượng sản
phẩm dở dang
cuối kỳ
46
Số lượng sản
phẩm dở
x
dang cuối kỳ
1.740.409.099 + 35.152.635.991
=
2.922,85
=
2.588.205.845 đ
+
220.521
X 220.521
5.2.2. Tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm
5.2.2.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
a. Khái quát chung
Cuối tháng tập hợp tất cả các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung vào tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang để tổng hợp chi phí thực tế phát sinh.
b. Tài khoản sử dụng
Sử dụng tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” và sử
dụng tài khoản 1541
- Phương pháp hạch toán:
+ Kết chuyển chi phí phát sinh trong kỳ
Nợ TK 1541: Chi phí sản xuất kinh doanh
Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 622: chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung.
+ Bên có
Nợ TK 155: Sản phẩm hoàn thành nhập kho
Nợ TK 152: Phế liệu thu hồi nhập kho
Có TK 1541: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
c. Trình tự hạch toán
Nghiệp vụ kết chuyển chi phí sản xuất dở dang: Cuối tháng dựa vào
chứng từ kết chuyển chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 1541:
40.937.062.474 đ
Có TK 621:
35.152.635.991 đ
Có TK 622:
1.492.115.445 đ
47
4.292.311.038 đ
Có TK 627:
Số liệu được tập hợp trong bảng sau:
Bảng 5.6 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng 02/2013 Cho đường
kính trắng
Đơn vị tính: đồng
STT
Khoản mục chi phí
Số tiền
1
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
35.152.635.991
2
Chi phí nhân công trực tiếp
1.492.115.445
3
Chi phí sản xuất chung
4.292.311.038
Tổng cộng
40.937.062.474
Nguồn: P.KT – TC Công ty mía đường Trà vinh, 2013
5.2.2.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm
Công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số.
Trong tháng 02/2013 tại phân xưởng đường có số lượng sản phẩm hoàn
thành nhập kho là 2.922,85 tấn sản phẩm trong đó số lượng sản phẩm đường
kính trắng loại A là 1.014,30 tấn, đường kính trắng loại A1 là 22,30 tấn,
đường kính trắng loại B là 1.822,35 tấn, đường kính trắng loại B1 là 28,90 tấn
và số lượng đường kính trắng loại B2 là 35,00 tấn.
Hệ số tính giá thành (còn gọi là tỷ trọng pol tức là độ ngọt của đường):
- Đường kính trắng loại A: 99,7%
- Đường kính trắng loại A1: 99,7%
- Đường kính trắng loại B: 99.65%
- Đường kính trắng loại B1: 99,65%
- Đường kính trắng loại B2: 99,50%
* Xác định phế liệu thu hồi
Giá trị phế
liệu thu hồi
=
Giá trị bã
Giá trị mật
Giá trị bã
+
+
mía thu hồi
rỉ thu hồi
bùn thu hồi
Trong đó
Giá trị mật
rỉ thu hồi
Giá bán
= Giá bán
=
Số lượng
+
x
Lợi nhuận
định mức
Đơn giá có
VAT
48
+
VAT
phải nộp
=
1.400
=
2.100.000.000 đ
VAT
phải nộp
=
x
15.000.000
Giá bán sau thuế
SL x ĐG (có VAT)
Giá bán trước thuế
(SL x ĐG)/1,05
x
= 2.100.000.000 – 2.000.000.000
= 100.000.000 đ
Giá trị mật rỉ thu hồi = 2.100.000.000 – 0 – 100.000.000
= 2.000.000.000 đ
Giá trị bã mía thu hồi = 0 đ
Giá trị bã bùn thu hồi = 1.524 * 47.619
= 72.571.429 đ
Giá trị phế liệu thu hồi = 2.000.000.000 + 0 + 72.571.429
= 2.072.571.429 đ
Z thực tế
nhập kho
CPDD
CP phát sinh
= đầu kỳ + trong kỳ
-
DDCK -
Phế liệu
thu hồi
= 1.740.409.099 + 40.937.062.474 – 2.588.205.845 – 2.072.571.429
= 38.016.694.299 đ
* Tổng sản phẩm chuẩn:
Tổng sản phẩm chuẩn = (1.014,30*99,7%) + (22,30*99,7%) +
(1.822,35*99,65%) + (28,90*99,65%) + (35,00*99,5%)
= 2.924,198 tấn = 2.924.198 kg
* Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm chuẩn:
Giá thành thực tế đơn
vị sản phẩm chuẩn
=
38.016.694.299
2.924.198
49
= 13.000,725 đ/kg
* Giá thành đơn vị của từng sản phẩm:
Zđv (đường kính trắng A): 13.000,725 x 0,997 = 13.011,166 đ/kg
Zđv (đường kính trắng A1): 13.000,725 x 0,997 = 13.011,166 đ/kg
Zđv (đường kính trắng B): 13.000,725 x 0.9965 = 13.004,641 đ/kg
Zđv (đường kính trắng B1): 13.000,725 x 0.9965 = 13.004,641 đ/kg
Zđv (đường kính trắng B2): 13.000,725 x 0.995 = 12.985,066 đ/kg
* Tổng giá thành thực tế cho từng loại sản phẩm:
Tổng Z (đường kính trắng A): 13.011,166 * 1.014.300 = 13.692.187.784 đ
Tổng Z (đường kính trắng A1): 13.011,166 * 22.300 = 301.031.044 đ
Tổng Z (đường kính trắng B): 13.004,641 * 1.822.350 = 24.587.838.793 đ
Tổng Z (đường kính trắng B1): 13.004,641 * 28.900 = 389.929.784 đ
Tổng Z (đường kính trắng B2): 12.985,066 * 35.000 = 471.522.464 đ
* Nhập kho thành phẩm và phế liệu thu hồi:
13.692.187.784 đ
Nợ TK 155 (Đ.kính trắng A)
301.031.044 đ
Nợ TK 155 (Đ.kính trắng A1)
24.587.838.793 đ
Nợ TK 155 (Đ.kính trắng B)
Nợ TK 155 (Đ.kính trắng B1)
389.929.784 đ
Nợ TK 155 (Đ.kính trắng B2)
471.522.464 đ
2.000.000.000 đ
Nợ TK 152 (Mật rỉ)
41.442.509.868 đ
Có TK 154
50
TK 1541
TK 6210
35.152.635.991
35.152.635.991
35.152.635.991
35.152.635.991
TK 155 (Đường kính trắng A)
SDĐK:
1.740.409.099
13.692.187.784
TK 155 (Đường kính trắng A1)
301.031.044
TK 6220
1.492.115.445
1.492.115.445
TK 155 (Đường kính trắng B)
1.492.115.445
1.492.115.445
39.442.509.869
40.937.062.474
24.587.838.793
TK 155 (Đường kính trắng B1)
TK 6270
389.929.784
4.292.311.038
4.292.311.038
4.292.311.038
4.292.311.038
TK 155 (Đường kính trắng B2)
2.000.000.000
40.937.062.474
41.442.509.869
471.522.464
TK 152 (Giá trị mật rỉ thu hồi)
2.000.000.000
SDCK:
2.588.205.845
Hình 5.4 Sơ đồ tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm tháng 02/2013
51
5.3. PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
5.3.1. Phân tích biến động của giá thành đường thành phẩm thực tế
tháng 02/2013 so với giá thành kế hoạch
Bảng 5.7 Giá thành đơn vị sản phẩm tháng 02/2013 (đường kính trắng loại A)
Đơn vị tính: đồng
Khoản mục chi phí
Kế hoạch
Thực hiện
Mức độ hoàn
thành (%)
12.029,51
12.026,84
99,98
Chi phí nhân công
trực tiếp
512,29
510,5
99,65
Chi phí sản xuất
chung
1.469,97
1.468,54
99,90
13.017,07
13.011,17
99,95
Chi phí NVLTT
Tổng cộng
Nguồn: P. KT – TC công ty mía đường Trà Vinh, 2013
Theo bảng 5.7 thì giá thành kế hoạch là 13.017,07 đ/kg, giá thành thực
hiện là 13.011,17 đ/kg, như vậy giá thành thực hiện thấp hơn giá thành kế
hoạch là 5,9 đ/kg, giảm 0,05 %. Xét về từng khoản mục chi phí thì chi phí
NVL TT, chi phí NCTT, chi phí SXC đều giảm cụ thể là
- Chi phí NVL TT: chi phí đơn vị thấp hơn 2.67 đ/kg, giảm 0,02 %, do
chi phí thu mua nguyên liệu mía sạch giảm nên làm cho giá thành thực hiện
đơn vị giảm so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chính là do giá mía liên tục
xuống thấp trong những năm gần đây, trong khi đó các chi phí khác lại tăng
cao nên người nông dân trồng mía không có lời mặc dù công ty và tỉnh Trà
Vinh đã cố gắng hỗ trợ về giá cho nông dân trồng mía. Tháng 02 năm 2013
ngoài việc giao cho phòng Nguyên liệu của công ty phụ trách thu mua mía
nguyên liệu, Công ty còn chủ động hợp tác với một số hộ dân làm ăn lâu năm
với Công ty nhằm đưa mía về kịp thời và chất lượng hơn. Nên chi phí NVL
TT giảm hơn so với kế hoạch đề ra.
- Chi phí NCTT: chi phí đơn vị giảm hơn so với kế hoạch đề ra là 1,79
đ/kg, giảm 0,35 % do số giờ tăng ca và lượng lao động trong một ca giảm nên
chi phí NCTT giảm hơn so với kế hoạch. Nguyên nhân do công ty đã tăng
cường thêm băng tải trong quá trình vận chuyển đường thành phẩm xuống các
xà lan vào ban đêm để đẩy nhanh quá trình tiêu thụ. Số lượng nhân công làm
52
tăng ca giảm đáng kể, giúp đảm bảo sức khỏe cho công nhân đồng thời chi phí
tăng ca cũng giảm xuống.
- Chí phí SXC bao gồm nhiều khoản mục nhưng nhìn chung là giảm 1,43
đ/kg, giảm tới 0,04 % so với kế hoạch, do những kế hoạch tiết kiệm chi phí mà
công ty đề ra được thực hiện có hiệu quả. Số lượng giảm chủ yếu là biến phí
do chi phí thu mua nguyên vật liệu và các yếu tố liên quan đến sản lượng
thành phẩm.
Nhìn chung các khoản mục chi phí thì chi phí NVL TT, chi phí NCTT,
chi phí SXC đều giảm nhẹ nên giá thành thực hiện giảm, cho thấy những biện
pháp Công ty đã áp dụng bước đầu cho kết quả khả quan và có thể tiếp tục sử
dụng những phương án trên nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
5.4.2. Phân tích biến động của giá thành đường thành phẩm thực tế
tháng 02/2013 so với giá thành thực tế tháng 01/2013
Bảng 5.8 Bảng giá thành sản phảm đơn vị tháng 02/2013 và tháng 01/2013
Đơn vị tính: đồng
Khoản mục
chi phí
T01/2013 T02/2013
Chi phí NVLTT 11.413,97 12.026,84
Chi phí NCTT
Chi phí SXC
Tổng cộng
Chênh lệch
(số tiền)
Tỷ lệ (%)
612,87
105,37
482,27
510,5
28,23
105,85
1.412,47
1.468,54
56,03
103,97
12.314,11 13.011,17
697,06
105,66
Nguồn: P. KT – TC công ty mía đường Trà Vinh, 2013
Số liệu bảng trên cho thấy giá thành đơn vị tháng 02/2013 tăng hơn so
với tháng 01/2013 và đều tăng ở các khoản mục chi phí
- Chi phí NVL TT tăng 612,87 đ/kg, tăng hơn 5,37% . Nhập kho thành
phẩm của tháng 02 cao hơn so với tháng 01 đồng thời chi phí nguyên liệu
cũng tăng theo. Do mua với số lượng lớn và ở nhiều nơi nên chi phí thu mua
cao, giá mía không ổn định, thời tiết ảnh hưởng tới trữ đường và vận chuyển
khó khăn nên sản lượng có cao nhưng không làm giảm đáng kể chi phí đơn vị.
Chi phí NC TT cũng tăng nhưng không nhiều tăng hơn so với tháng 01
là 28,23 đ/kg, về tỷ lệ tăng 5,58%. Chi phí NCTT cố định ít biến động, chỉ
tăng giảm chủ yếu theo số lượng NCTT làm tăng ca, tiền ăn bồi dưỡng cho
NCTT.
53
- Chi phí SXC cũng tăng hơn so với tháng trước là 56,03 đ/kg, tỷ lệ tăng
3,97% nhưng không nhiều như chi phí NVL TT. Vì các chi phí như điện, nước,
tiền điện thoại và các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất đều tăng. Nhìn
chung những khoản nhiên liệu phục vụ phân xưởng sản xuất, CCDC, vật liệu,
thiết bị, máy móc…đều có xu hướng tăng làm cho chi phí SXC tăng.
Qua phân tích giá thành đơn vị sản phẩm của 2 kỳ ta thấy các khoản mục
có xu hướng đều tăng, trong đó chi phí NVL TT tăng cao hơn so với hai khoản
mục chi phí NCTT và chi phí SXC vì không chủ động được giá mía, chi phí
thu mua có thể tăng cao do các chi phí khác tăng lên. Do đó chi phí NVL TT
là yếu tố quan trọng quyết định giá thành sản phẩm nên công ty cần có những
biện pháp tích cực hơn để có thể chủ động được giá mía nguyên liệu, tránh
tình trạng dư mía khi giá cao và thiếu khi giá xuống thấp.
5.4.3. Phân tích biến động của giá thành đường thành phẩm thực tế
tháng 02/2013 so với giá thành thực tế tháng 02/2012
Bảng 5.9 Bảng giá thành sản phẩm đơn vị tháng 02/2012 và tháng 02/2013
Đơn vị tính: đồng
Khoản mục
chi phí
T02/2012 T02/2013
Chi phí NVLTT 12.866,83 12.026,84
Chi phí NCTT
Chi phí SXC
Tổng cộng
Chênh lệch
(số tiền)
Tỷ lệ (%)
- 839,99
93,47
444,96
510,5
65,54
114,73
1407,68
1468,54
60,86
104,32
13.724.86 13.011,17
- 713,69
94,88
Nguồn: P. KT – TC công ty mía đường Trà Vinh, 2012, 2013
Qua bảng số liệu, nhìn chung giá thành đơn vị sản phẩm tháng 02 năm
2013 đã giảm hơn so với cùng kỳ năm 2012, cụ thể là 713,69 đ/kg đường
thành phẩm, tức 5,12 %. Đây là mức giá giảm đáng kể khi so sánh về tổng chi
phí sản xuất. Nhưng phân tích cụ thể từng khoản mục thì chỉ có chi phí NVL
TT giảm còn chi phí NCTT và chi phí SXC vẫn tăng.
- Chi phí NVL TT: giảm 839,99 đ/kg đường thành phẩm, về tỷ lệ giảm
6,53%. Chi phí mía nguyên liệu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong NVL TT. Sự
tăng giảm giá của mía nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí NVL TT.
Nguyên nhân do giá mía nguyên liệu giảm, khu vực nông dân trồng mía tăng
mạnh và thuận tiện cho việc vận chuyển về nhà máy nên chi phí nguyên liệu
và chi phí thu mua giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
54
- Chi phí NCTT tăng nhưng không cao, phù hợp quy luật thị trường lao
động. Tiền lương cơ bản được điều chỉnh theo quy định của nhà nước, cải
cách tiền lương theo từng năm, nâng cao chất lượng cuộc sống của cán bộ
công nhân viên thong qua tiền ăn, phụ cấp, tiền tăng ca. Vì vậy mức tăng luôn
năm trong kế hoạch dự kiến của công ty, cụ thể tăng 65,54 đ/kg đường thành
phẩm, 14,73%.
- Chi phí sản xuất chung tăng 60,86 đ/kg đường thành phẩm, tăng 4,32%
do ảnh hưởng tiền lương công nhân phân xưởng tăng lên. Các chi phí khác
cũng tăng do lạm phát như giá điện, nước, CCDC, TSCĐ phục vụ phân xưởng
và các dịch vụ mua ngoài phục vụ phân xưởng sản xuất.
Qua phân tích ta thấy được chi phí NCTT và chi phí SXC có xu hướng
tăng đều qua các năm nhưng không đáng kể và có thể kiểm soát. Yếu tố quan
trọng ảnh hưởng tới giá thành vẫn là chi phí NVL TT mà cụ thể là chi phí mía
nguyên liệu. Vì vậy phải có kế hoạch cụ thể về kiểm soát chi phí mía nguyên
liệu, giảm sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan.
5.3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành
Gọi:
QK2: sản lượng sản xuất kỳ kế hoạch tháng 02/2013
QT2: sản lượng sản xuất kỳ thực tế tháng 02/2013
ZT1: giá thành đơn vị sản phẩm kỳ thực tế tháng 02/2012
ZK2: giá thành đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch tháng 02/2013
ZT2: giá thành đơn vị sản phẩm kỳ thực tế tháng 02/2013
Nhân tố
Số tiền
QK2 = 2.924.200 kg
QK2ZT1: 38.917.329.782 đ
QT2 = 2.922.850 kg
QK2ZK2: 40.973.217.834 đ
ZT1 = 13.308,71 đ
QK2ZT2: 40.955.965.054 đ
ZK2 = 14.011,77 đ
QT2ZT1: 38.899.363.024 đ
ZT2 = 14.005,87 đ
QT2ZK2: 40.954.301.945 đ
QT2ZT2: 40.937.057.130 đ
• Tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm
Về mức:
55
MK = QK2ZK2 - QK2ZT1 = 40.973.217.834 - 38.917.329.782 = 2.055.888.052 đ
Về tỷ lệ:
TK =
MK
QK2ZT1
x 100% =
2.055.888.052
38.917.329.782
X 100% = 5,283 %
Tổng giá thành kế hoạch của tháng 02/2013 so với tổng giá thành kế
hoạch tháng 02/2012 tăng 17.252.780 đ. Về tỷ lệ tăng 0,04%. Công ty chưa
thực hiện được nhiệm vụ hạ giá thành.
• Xác định kết quả hạ giá thành:
Về mức:
MT: QT2ZT2 - QT2ZT1 = 40.937.057.130 - 38.899.363.024 = 2.037.694.106 đ
Về tỷ lệ:
TT =
MT
QT2ZT1
x 100% =
2.037.694.106
38.899.363.024
x 100% =
5,238 %
Giá thành thực hiện giảm hơn so với tháng trước là 2.085.716.532 đ, về
tỷ lệ là 4,85%.
• So sánh giữa thực tế với kế hoạch hạ giá thành:
M = MT – MK = 2.037.694.106 - 2.055.888.052 = - 18.193.946 đ
T = TT – TK = 5,238 – 5,283 = - 0,045 %
Vậy tổng giá thành thực hiện so với tổng giá thành kế hoạch về lượng
tăng 2.020.441.326 đ, về tỷ lệ tăng 5,2 %. Điều đó cho thấy công ty chưa thực
hiện được nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm, nhưng kết quả trên không cho thấy
được nguyên nhân và đối tượng ảnh hưởng đến việc hạ giá thành sản phẩm.
Để xác định cần đi vào phân tích những nhân tố đã ảnh hưởng đến giá thành
sản phẩm.
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm
* Ảnh hưởng bởi nhân tố khối lượng sản phẩm:
Về mức:
MQ: QT2ZT1 * TK - MK
56
= 38.899.363.024 * 5,283 - 2.055.888.052
=
- 834.703 đ
Về tỷ lệ:
MK *
TQ =
QT2ZT1
QK2ZT1
* 100% - TK = 5,283 - 5,283 = 0 %
QT2ZT1
Do nhân tố khối lượng sản phẩm thay đổi nên làm cho tổng giá thành sản
phẩm về mức tăng lên 1.538.721.741 đ nhưng về tỷ lệ lại không có ảnh hưởng.
* Ảnh hưởng bởi nhân tố kết cấu sản phẩm
Về mức:
MC: QT2ZK2 – QT2ZT1 * (1 + TK)
= 40.954.301.945 - 38.899.363.024 * (1 + 5,283)
= - 114.428 đ
Về tỷ lệ:
TC: MC / QT2ZT1 * 100
=0%
Do kết cấu của sản phẩm thay đổi nên tổng giá thành tăng 498.964.400 đ,
về tỷ lệ tăng 1.28 %
* Ảnh hưởng bởi nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm
Về mức:
MZ: MT – (QT2ZK2 – QT2ZT1)
= 2.037.694.106 – (40.954.301.945 - 38.899.363.024)
= - 17.244.815 đ
Về tỷ lệ:
TZ: MZ / QT2ZT1 * 100
= -17.244.815 / 38.899.363.024 * 100
= - 0.04 %
57
Nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm thay đổi làm cho tổng giá thành thực
tế giảm hơn so với tổng giá thành kế hoạch là 17.244.815 đ, về tỷ lệ giảm 0.04
%.
Nhìn chung công ty đã không thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành. Tuy
giá thành giữa kế hoạch so với thực hiện tháng 02/2013 có giảm nhưng so với
tháng 01/2013 còn cao do khối lượng sản phẩm và kết cấu sản phẩm ảnh
hưởng đến giá thành.
5.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI
PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
Công ty Mía đường Trà Vinh hiện đang sử dụng hình thức kế toán là
hình thức nhật kí chung, phù hợp với mô hình công ty. Công ty hiện đang sử
dụng phần mềm Misa 2012 do công ty phần mềm cung cấp, và công ty phần
mềm dựa theo yêu cầu của công ty mà có những chương trình phần mềm phục
vụ cho công tác hạch toán, báo cáo, đối chiếu của công ty. Nhưng bên cạnh đó
phòng kế toán cũng tiến hành lưu trữ trên sổ sách kế toán.
Chi phí thu mua và giá mía nguyên liệu cũng được giám sát chặt chẽ
hàng ngày trên phần mềm nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu nhập xuất nguyên
liệu phục vụ cho sản xuất. Tài khoản được mở chi tiết riêng cho từng đối
tượng, từng mặt hàng, để tiện theo dõi chính xác.
* Ưu điểm:
Công ty đã thực hiện tốt công tác tổ chức kế toán, Kế toán trưởng và kế
toán viên phát huy năng lực hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng được yêu cầu của
cấp lãnh đạo. Công tác thực hiện chứng từ kế toán đầy đủ quy trình và thủ tục,
giấy tờ, rõ rang, kịp thời, chính xác. Luôn chấp hành đúng quy định kế toán
theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/03/2006 và
thong tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009. Hệ thống tài khoản theo Quyết
định và những tài khoản mở chi tiết phục vụ tốt nhu cầu của công tác theo dõi,
hạch toán. Tài kiệu lưu trữ như các loại sổ sách kế toán, sổ cái, sổ chi tiết,
chứng từ kế toán, hóa đơn, biên bản, hợp đồng mua bán,… được lưu trữ có hệ
thống, dễ tìm kiếm khi cần kiểm tra, đối chiếu số liệu.
Công tác tính giá thành được thực hiện trên phần mềm Misa, tương đối
chính xác và nhanh chóng, đồng thời được tính toán trong Ecxel để theo dõi,
đối chiếu.
Hiện nay phòng kế toán được trang bị những phương tiện máy móc thuận
tiện cho công việc cụ thể mỗi nhân viên có một máy tính được nối mạng
chung với một máy chủ. Một máy tính cầm tay, 2 điện thoại phục vụ cho việc
58
liên lạc giữa các phòng ban, một máy in phục vụ cho việc in chứng từ sổ sách.
Ngoài ra công ty còn bố trí một phòng văn thư ở gần thuận tiện cho việc photo,
đóng dấu, gửi pax,…
Công ty hiện đang áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên. Đây là phương pháp đang được các doanh
nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay. Nên lượng hàng xuất, nhập, tồn được phản
ánh kịp thời đầy đủ chính xác.
Nhân viên kế toán được phân công công việc cụ thể, mỗi người phụ trách
từng mảng phần hành kế toán đều thực hiện rất tốt công việc của mình và hỗ
trợ lẫn nhau tạo điều kiện cho kế toán trưởng tổng hợp và báo cáo số liệu kịp
thời.
Đối với nguyên vật liệu đầu vào Công ty có một kế hoạch đầu tư thu mua
nguyên liệu rất hợp lý và mang lai hiệu quả cao. Cụ thể là Công ty đã đầu tư
cho bà con nông dân các loại vật tư như giống mía, phân bón, tiền mặt… thêm
vào đó Công ty tổ chức thu mua mía nguyên liệu thông qua 15 đơn vị gồm:
Phòng nguyên liệu trực tiếp thu mua, 07 hợp tác xã đầu tư và 07 đơn vị đầu tư
ký hợp đồng với công ty từ năm 2003 đến nay. Nhiều đơn vị thu mua ở nhiều
nơi khác nhau giúp cho việc ký hợp đồng thu mua mía dễ dàng hơn.
Công tác kế toán nhân công trực tiếp cũng có nhiều ưu điểm đó là Công
ty đã trang bị máy chấm công bằng dấu vân tay cho cán bộ công nhân viên và
cập nhật thường xuyên trên bảng chấm, bảng thanh toán lương ghi rõ số công,
số tiền của từng công nhân do các quản đốc, đội trưởng lập giúp kế toán tổng
hợp lập bảng tổng hợp lương rất chi tiết. bên cạnh đó các khoản trích theo
lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất
nghiệp theo đúng qui định của Bộ lao động – thương binh và xã hội đem lại lợi
ích chi công nhân, điều này tạo động lực thúc đẩy công nhân làm việc có ý
thức, trách nhiệm và đạt kết quả cao.
Về chi phí sản xuất chung Công ty đã mở các tài khoản chi tiết như:
62711, 62712… giúp cho kế toán viên thuận tiện trong việc hạch toán và quản
lý. Việc tập hợp chi phí theo từng khoản mục giúp cho kế toán dễ
dàng theo dõi, kiểm tra và phát hiện được sự tăng giảm của từng chi phí cụ
thể, nhằm kịp thời điều chỉnh cho hợp lý.
* Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, bộ phận kế toán còn tồn tại những mặt cần
được khắc phục như lượng chứng từ chuyển giao qua lại giữa phòng kế toán
59
và kế hoạch vật tư còn chưa chặt chẽ, gây khó khăn cho cả hai phòng, công
việc đối chiếu số liệu nhập xuất tồn cũng gặp nhiều khó khăn.
Mía thiếu dẫn đến cạnh tranh quyết liệt đẩy giá mía lên cao, mía đầu vụ
chất lượng chữ đường thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Tình trạng thiếu
nguyên liệu ở đầu vụ, cuối vụ và thừa nguyên liệu vào giữa vụ thường xảy ra.
Khi thu mua mía nguyên liệu bên ngoài từ các hộ nông dân Công ty chưa
kiểm tra lại quá trình thu mua, từ đây có thể phát sinh một số chi phí nếu nhân
viên cố tình làm sai nâng khống giá nguyên liệu gây thiệt hại cho công ty.
Chứng từ ban đầu phụ thuộc vào bộ phận sản xuất nên khi có trường hợp
nộp chậm sẽ ảnh hưởng đến tính chất công việc của Kế toán. Chưa đánh giá
được thực chất khối lượng công việc, hàng tháng phòng kế toán vẫn chưa tổng
hợp được khối lượng cụ thể, chi tiết nguyên vật liệu, nhân công, chi phí chung
mà dựa vào bảng đề nghị, báo cáo của các bộ phận sản xuất gửi về.
Tuy hiện nay đã có phần mềm Misa hỗ trợ cho công việc kế toán, giảm
nhẹ cho khối lượng công việc cho kế toán viên nhưng do công ty bên ngoài
cung cấp phần mềm nên mỗi khi có sự cố phải đợi nhân viên phần mềm hỗ trợ
chỉnh sửa gây mất thời gian và bất tiện cho kế toán viên.
5.5. GIẢI PHÁP
5.5.1. Đối với nguyên liệu đầu vào
- Cần xây dựng vùng mía nguyên liệu bền vững, đưa ra nhiều chính sách
hỗ trợ cho người trồng mía như bao tiêu sản phẩm, bảo hiểm cho cây mía, kèm
theo các chính sách thưởng chất lượng mía có trữ đường cao. Nhân dân trồng
mía chủ yếu theo quan điểm truyền thống nên năng suất chưa cao, công ty cần
cử cán bộ chuyên môn để tập huấn phương thức công tác cho nông dân nhằm
nâng cao năng suất mía. Sự tâm và kết hợp chặt chẽ của công ty với nông dân
giúp cho công ty kiểm soát được lượng mía nguyên liệu theo yêu cầu với giá
cả ổn định.
Thay đổi giống mía có năng suất và chữ đường cao, đồng thời phát triển
diện tích mía chín sớm, chín trung bình và chín muộn cân đối với công suất ép.
Tránh tình trạng thiếu Mía nguyên liệu vào đầu vụ và cuối vụ, thừa Mía
nguyên liệu ở giữa vụ.
5.6.2. Đối với thiết bị công nghệ
Khoa học kỹ thuật ngày nay phát triển mạnh, do đó ngoài hao mòn hữu
hình các thiết bị máy móc của công ty còn phải chịu hao mòn vô hình, Công ty
cần khấu hao nhanh thu hồi vốn để trang bị dây chuyền máy móc hiện đại hơn,
60
nhằm tăng nhanh sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần hạ giá
thành sản phẩm.
Công ty cần thiết lập phần mềm chuyển giao số liệu giữa phòng kế hoạch
và phòng kế toán nhằm giảm bớt công việc nhập liệu giữa các phòng, chỉ cần
kiểm tra đối chiếu trên chứng từ, theo dõi hằng ngày, để công việc quản lý
được thực hiện có hiệu quả hơn.
5.6.3. Đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên
Nâng cao tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất, có chế độ lương
thưởng phù hợp. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, nếu nhận được một
mức lương phù hợp với trình độ của mình cùng với các khoản thưởng khi công
nhân hoàn thành xuất sắc kế hoạch hoặc vượt mức kế hoạch, đảm bảo cho
công nhân hưởng đầy đủ các khoản trích như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
kinh phí công đoàn và các hổ trợ nghỉ việc có như vậy công nhân mới làm việc
hết mình đem lại hiệu quả tối ưu.
Trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên cũng là vấn
đề cần quan tâm để đầu tư. Khả năng độc lập trong quản lý vận hành sản xuất.
Công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cần được thực hiện
thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
61
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
6.1. KẾT LUẬN
Công ty Mía đường Trà Vinh là một công ty con của Tổng công ty Mía
Đường I, hoạt động ngoài Linh Cảm. Từ khi được thành lập hoạt động của
công ty luôn được theo dõi bởi Tổng công ty, nhưng công ty luôn hoạt động có
hiệu quả.
- Cung cấp đường cho vùng khu vực tỉnh Trà Vinh nói chung và các tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người dân nơi đây, chủ yếu là
những người dân tộc không có điều kiện học hành, trình độ học vấn thấp
nhưng chăm chỉ và trung thực.
- Nâng cao đời sống cho nông dân, thong qua việc thu mua mía với giá
cả hợp lý, đời sống không còn bấp bênh lo lắng đầu ra của nguyên liệu.
Qua thời gian thực tập của công ty tuy thời gian không nhiều nhưng cũng
được tiếp cận thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty mía đường Trà Vinh. Thực tế cho thấy công ty luôn áp dụng
đúng những quyết định va thông tư kế toán. Chấp hành nghiêm chỉnh luật kế
toán như kê khai và nộp thuế đúng hạn. Hồ sơ, chứng từ hợp lý, hợp lệ. thực
hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ khi có đoàn kiểm tra. Để đạt được những
thành tựu hôm nay toàn thể công ty đã nỗ lực và tâm huyết với công ty trong
nhiều năm qua và vẫn tiếp tục cố gắng đưa công ty càng phát triển trở thành
doanh nghiệp sản xuất mía đường hàng đầu của Đồng Bằng Sông Cửu Long.
6.2. ĐỀ XUẤT
6.2.1. Công ty
Công tác hạch toán kế toán hiện nay của công ty thực hiện tương đối tốt
và hợp lý, tuy nhiên phần lớn là tập hợp, thống kê, báo cáo chưa đi sâu phân
tích đánh giá hiệu quả cụ thể. Do đó, công ty nên bố trí kế toán phụ trách phân
tích, đánh giá việc thực hiện những mục tiêu thông qua việc phân tích các chi
phí, là công cụ kiểm tra quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh
theo kế hoạch đã đề ra, từ đó có những quyết định hợp lý để hoạt động sản
xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn.
- Cần xây dựng tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật khoa học, nhất là
đối với nguyên nhiên liệu, làm căn cứ để xây dựng giá thành kế hoạch chính
xác hơn.
62
- Công ty cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với tất cả các
khâu, nhất là khâu thu mua, quản lý, xuất nhập nguyên nhiên vật liệu, năng
lượng nhằm hạn chế hao hụt.
Công ty cần chú ý xây dựng hệ thống khí thải và nước thải đảm bảo vệ
sinh môi trường, giảm ô nhiễm khói bụi cho khu dân cư xung quanh nhà máy.
Nước thải cần được xử lý cẩn thận để tránh ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của
người dân.
Công ty nên thường xuyên cử nhân viên kiểm tra lại công tác thu mua
nguyên liệu để tránh tình trạng gian lận gây ảnh hưởng đến lợi ích của Công ty.
Ngoài ra công ty cần tăng cường công tác quản lý và khai thác tốt các
TSCĐ, tiến hành nhượng bán những TSCĐ thừa trong thời gian dài. Chi phí
sửa chữa TSCĐ là khoản chi phí nên được tiết kiệm tối đa phát sinh chi phí
này.
Công ty đang cần một nhà máy đường có công suất cao để tiêu thụ kịp
thời lượng mía của dân vào lúc mía có hàm lượng đường cao nhất, vừa lợi cho
người trồng mía và lợi cho nhà máy. Vì vậy cần đầu tư xây dựng thêm dây
chuyền sản xuất chế biếnđường có công suất sản xuất lớn, nhà máy có công
suất lớn là điều kiện quan trọng để giảm giá thành sản phẩm, làm tăng lợi
nhuận và tạo thế cạnh tranh trong tương lai.
Theo đó công ty cần đẩy mạnh mở rộng liên kết với chính quyền địa
phương và bà con nông dân mở rộng diện tích vùng mía nguyên liệu, có chính
sách hỗ trợ đầu tư giống tổ chức chuyển giao khoa kỹ thuật sản xuất cũng như
tiêu thụ mía nguyên liệu của bà con nông dân. Chọn giống mía có thời gian
sinh trưởng ngắn ngày và dài ngày vào trồng theo hướng rải vụ để kéo dài thời
gian thu hoạch từ 5 - 6 tháng lên 8 - 9 tháng trong năm để hạn chế tình trạng
thiếu nguyên liệu ở đầu vụ, cuối vụ và thừa nguyên liệu vào giữa vụ như
thường xảy ra ở các vụ mía trước đây từ đó nhằm giúp cho nhà máy đảm bảo
nguồn nguyên liệu sản xuất, đồng thời cần chú trọng đến năng suất, chất lượng
sản phẩm nhằm cạnh tranh với thị trường trong nước và hướng đến mở rộng
xuất khẩu. Qua đó góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
6.2.2. Cấp quản lý
Cần phải có sự chỉ đạo chặt chẽ hơn nữa của ban lãnh đạo công ty từ các
phòng ban đến từng bộ phận, phân xưởng sản xuất để đánh giá được hiệu quả
công việc đảm bảo sử dụng hợp lý nhân lực để thực hiện hoạt động sản xuất
với chất lượng và hiệu suất cao.
63
Cấp quản lý cần tìm hiểu, đánh giá đúng năng lực, phân công công việc
hợp lý cho từng phòng ban, từng chức vụ. Đảm bảo cho công việc được phân
phối đồng đều, đúng trách nhiệm tránh tình trạng đùn đẩy né tránh.
Tuy hiện tại phòng kế toán đã được bố trí 6 kế toán viên và một kế toán trưởng
được phân công công việc cụ thể, nhưng vẫn thiếu một kế toán phụ trách phân tích,
và các kế toán viên cũng không hiểu sâu về phần hành của kế toán quản trị. Nên bố
trí một kế toán viên làm mảng kế toán quản trị nhằm phục vụ tốt yêu cầu, đề ra kế
hoạch của cấp quản lý.
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đàm thị Phong Ba, 2009. Kế toán chi phí. Cần Thơ: Nhà xuất bản
trường Đại Học Cần Thơ.
2. Trần Quốc Dũng, 2009. Kế toán tài chính 1. Cần Thơ: Nhà xuất bản
trường Đại học Cần Thơ
3. Lê Phước Hương, 2009. Kế toán quản trị 1. Cần thơ: Nhà xuất bản
trường Đại học Cần Thơ
4. Lê Xuân Hiền, 2011. Lê Xuân Hiền, 2011. Kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm gạo tại xí nghiệp chế biến lương thực số 3.
Cần Thơ: Trường Đại học Cần Thơ.
5. Phạm Văn Nhự, 2011. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm giấy xeo tại Công ty TNHH sản xuất – thương mại Tân
Hưng. Trường Đại học Cần Thơ.
6. Huỳnh Thị Thảo, 2011. Kế toán và phân tích chi phí sản xuất, tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Mía đường Trà vinh. Cần Thơ: Trường Đại
Học Tây Đô.
65
[...]... chung và Công ty Mía đường n i riêng nhằm đề ra các gi i pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống cơ sở lý luận về công tác hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm t i Công ty Mía đường Trà Vinh Phân tích giá thành sản phẩm. .. nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề t i được nghiên cứu t i Công ty Mía đường Trà Vinh 1.3.2 Th i gian Th i gian nghiên cứu từ ngày 12/08/2013 đến 18/11/2013 1.3.3 Đ i tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu đến vấn đề công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm t i doanh nghiệp sản xuất và cụ thể là Công ty Mía đường Trà Vinh 2... kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm là số chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã hao phí để tạo nên một đơn vị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ b Phân lo i giá thành * Phân lo i giá thành dựa vào th i i m và cách xác định giá thành Giá thành sản phẩm được phân thành các lo i sau đây: - Giá thành kế hoạch Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và. .. hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh Do đó việc hiểu rõ các yếu tố chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết để giúp doanh nghiệp quản lý các lo i chi phí tốt hơn nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu công tác hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm t i doanh nghiệp sản xuất n i chung và. .. hoạch và sản lượng kế hoạch Việc tính toán giá thành kế hoạch do bộ phận kế toán của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp - Giá thành định mức Giá thành. .. tượng tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất là các thành phẩm, bán thành phẩm, các dịch vụ, hoàn thành cung cấp cho khách hàng c Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành sản phẩm là th i gian bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đ i tượng tính giá thành M i đ i tượng tính giá thành ph i căn cứ vào đặc i m tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất của chúng... về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giấy xeo trong tháng 12 năm 2010, phân tích biến động giá thành của sản phẩm tháng 12 qua 3 năm 2008, 2009, và 2010 Thông qua đó nêu ra một số biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Đề t i sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm t i Công ty. .. g i là giá thành phân xưởng) Giá thành sản xuất của sản phẩm hay giá thành thực tế của sản phẩm là bao gồm các chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, tính cho những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng là căn cứ để tính giá vốn hang bán và l i gộp ở các doanh nghiệp sản xuất... T I LIỆU 1 Lê Xuân Hiền, 2011 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo t i xí nghiệp chế biến lương thực số 3 Trường Đ i học Cần Thơ N i dung đề t i nghiên cứu về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản phẩm gạo t i xí nghiệp chế biến lương thực số 3 trong tháng 3 năm 2010 Đề t i sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đ i, tương đ i để phân tích tình hình thực hiện... - Giá thành toàn bộ Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêm chi phí bán hang và chi phí quản lý doanh nghiệp (chi phí lưu thông phân ph i) tính cho sản phẩm đó Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính toán chính xác khi sản phẩm, công việc hoặc lao vụ được tiêu thụ Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định l i trước thuế l i tức của doanh nghiệp ... hoàn thành kỳ b Phân lo i giá thành * Phân lo i giá thành dựa vào th i i m cách xác định giá thành Giá thành sản phẩm phân thành lo i sau đây: - Giá thành kế hoạch Giá thành kế hoạch giá thành sản. .. chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm doanh nghiệp nên chọn đề t i nghiên cứu Kế toán phân tích giá thành sản phẩm Công ty mía đường Trà Vinh Việc nghiên cứu giúp hiểu rõ kế toán chi phí sản. .. Công ty Mía đường Trà Vinh Phân tích giá thành sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề t i nghiên cứu Công ty Mía đường Trà Vinh