3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Quá trình tính giá thành sản phẩm được theo dõi tại phân xưởng sản xuất và thong qua phòng kế toán của Công ty Mía đường Trà Vinh, chủ yếu là số liệu thứ cấp như báo cáo tài chính, sổ tổng hợp, sổ chi tiết… của kỳ nghiên cứu.
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu (chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở) nhằm thấy được sự biến động về mặt lượng (mức) của chỉ tiêu cần phân tích.
- Phương pháp so sánh tương đối: là tỷ lệ (%) của hai chỉ tiêu kỳ phân tích so với chi tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng của vấn đề cần phân tích.
- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp mà ở đó các nhân tố được lần lượt thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến các chỉ tiêu cần phân tích bằng cách cốđịnh các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.
CHƯƠNG 4
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG TRÀ VINH
4.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 4.1.1. Giới thiệu Công ty 4.1.1. Giới thiệu Công ty
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty Mía đường Trà Vinh. Tên viết tắt tiếng Việt: ĐTV
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Tra Vinh Sugar cane and one member Limited Company.
Tên viết tắt bằng tiếng Anh: Tra Vinh Suco, Ltd.
Địa chỉ trụ sở chính: xã Lưu Nghiệp Anh; huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Điện thoại:
07 43.871.047
Fax: 0743.871.812
4.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Mía đường Trà Vinh (Sau đây gọi tắt là Công ty) là doanh nghiệp Nhà nước, tiền thân là Công ty Đường Linh Cảm trực thuộc Tổng công ty Mía đường I – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .
Công ty đường Linh Cảm được thành lập vào thời điểm nền kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn mua thiết bị hoàn toàn từ Trung Quốc thuộc thế hệ lạc hậu, thiếu nguyên liệu. Sau gần 03 năm hoạt động không có nguyên liệu sản xuất Công ty liên tục bị thua lỗ trên 55 tỷđồng vì thế Công ty đường Linh Cảm được di chuyển đến địa bàn Huyện Trà Cú, Tỉnh Trà Vinh và được đổi tên thành Công ty Mía Đường Trà Vinh theo quyết định số 152/NN/TCCB/QĐ ngày 12/07/1997 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Công ty TNHH một thành viên mía đường Trà Vinh được chuyển đổi từ Công ty mía đường Trà Vinh theo quyết định số 1340/QĐ-BNN/ĐMDN ngày 19/05/2010 của Bộ NN&PTNT.
Công ty mía đường Trà Vinh bắt đầu sản xuất kinh doanh tại Trà Vinh từ vụ 2001 - 2002 và liên tục đạt nhiều thành tích xuất sắc cả về sản xuất lẫn kinh doanh. Công suất nhà máy từ 1.500 tấn mía cây/ngày, qua các năm được nâng
lên 2.000 tấn mía cây/ngày. Trong năm 2011 công suất ép nhà máy sẽ được nâng lên 3.500 tấn mía cây/ngày và dây chuyền này liên tục được cải tiến, bảo dưỡng định kỳ hàng năm.
4.1.3. Những thành tựu đã đạt được
Qua 10 năm hoạt động, Công ty mía đường Trà Vinh đã từng bước khắc phục được nhiều yếu kém từ quản lý đến trình độ sản xuất và ngày càng khẳng định vị thế của mình so với các công ty mía đường khác trong khu vực. Với công suất ban đầu 1.000 tấn mía nguyện liệu/ngày; đến nay, công ty đã đầu tư thêm một số thiết bị nâng công suất lên đến 2.000 tấn mía nguyên liệu/ngày. Trong 10 năm qua, nhà máy đã ép được 2.876.000 tấn mía nguyên liệu với sản lượng đường thu được 248.000 tấn, thu 128.000 tấn mật rỉ, sản xuất 16.000 tấn phân vi sinh với tổng mức doanh thu là 2.162 tỷ đồng. Qua đó, đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước 93 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 06 triệu đồng/người/tháng.
4.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY 4.2.1. Sơ đồ tổ chức tại Công ty 4.2.1. Sơ đồ tổ chức tại Công ty
PHÓ GIÁM ĐỐC NGUYÊN
LIỆU ĐẦU TƯ
PHÓ GIÁM ĐỐC NGUYÊN LIỆU THU MUA PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC Xưởng Chế Luyện Phòng Kỹ Thuật KCS Xưởng Cơ điện Phòng Nguyên liệu Xưởng Phân vi sinh Phòng kế hoạch vật tư Phòng Kế toán Tài Chính Phòng Tổ chức Hành chính CHỦ TỊCH CÔNG TY
KIỂM SOÁT VIÊN
PHÓ GIÁM ĐỐC NGUYÊN
LIỆU ĐẦU TƯ
PHÓ GIÁM ĐỐC NGUYÊN LIỆU THU MUA PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC Xưởng chế luyện Phòng Kỹ thuật KCS Xưởng Cơ điện Phòng Nguyên liệu Xưởng Phân vi sinh Phòng Kế hoạch vật tư Phòng Kế toán tài chính Phòng Tổ chức hành chính
Hình 4.1 Sơđồ tổ chức bộ máy tại công ty
4.2.2. Các phòng, ban và đơn vị kinh doanh
Chủ tịch công ty là người đại diện vốn chủ sỡ hữu của Tổng công ty – Nhà nước. Chủ tịch công ty có quyền quyết định việc điều hành của công ty theo đúng kế hoạch được giao, cũng như theo các quy định của pháp luật.
Ban giám đốc Công ty có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính phản ánh trung thực hợp lý tình hình tài chính của Công ty cũng như kết quả hoạt động kinh doanh cho năm tài chính. Trong việc lập báo cáo, Ban Giám đốc được yêu cầu phải:
Lựa chọn các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách đó một cách nhất quán.
Đưa ra các phán đoán và ước tính một cách hợp lý và thận trọng.
Nêu rõ các nguyên tắc kế toán thích hợp có được tuân thủ hay không; Có những áp dụng sai lệch trọng yếu cần được công bố và giải thích trong Báo cáo tài chính hay không.
Lập báo cáo tài chính trên cơ sở Công ty hoạt động liên tục, trừ trường hợp không thể cho rằng Công ty sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Ban Giám đốc xác nhận rằng Công ty đã tuân thủ các yêu cầu nêu trên trong việc lập các Báo cáo tài chính
Ban Giám đốc có trách nhiệm đảm bảo sổ sách kế toán được ghi chép một cách phù hợp, để phản ánh một cách hợp lý tình hình tài chính của Công ty tại bất kỳ thời điểm nào và đảm bảo Báo cáo tài chính tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Nhà nước Việt Nam.
* Phòng Tổ chức - Hành Chính: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty quản lý và theo dõi lao động, điều động và bổ sung nhân lực khi cần thiết tuyển dụng và sắp xếp lao động phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của từng người. Có nhiệm vụ tổng hợp và lập bảng thanh toán các chếđộ như: tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng và các khoản trính theo lương cho cán bộ công nhân viên, ngoài ra còn quản lý tổ bảo vệ, văn thư lưu trữ, nhà ăn…
* Phòng Kế toán - Tài chính: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc trong công tác kế hoạch tài chính, tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng chếđộ kế toán của Nhà nước quy định. Bộ máy kế toán có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán,
thống kê trong phạm vi toàn Công ty, tham mưu cho Giám đốc về thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh, kiểm tra, ghi chép và hạch toán tài chính của Công ty.
* Phòng Kế hoạch - Vật tư: Chịu trách nhiệm về kế hoạch vật tư, theo dõi, quản lý và cung cấp vật tư phục vụ cho công tác sản xuất chế biến ,quản lý các kho: vật tư, thành phẩm, đồng thời còn làm nhiệm vụ kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.
* Phòng Nguyên liệu: Có nhiệm vụ đầu tư, thu mua và vận chuyển mía cung cấp nguyên liệu cho phân xưởng sản xuất đường, chịu trách nhiệm hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc mía cho bà con nông dân mở rộng và phát triển vùng nguyên liệu mía đáp ứng nhu cầu nâng công suất của Nhà máy.
* Phòng Kỷ thuật - KCS: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. Lập kế hoạch sửa chữa lớn hàng năm, kế hoạch nâng công suất theo yêu cầu của Ban Giám đốc. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng mía nguyên liệu, phân tích CCS mía làm cơ sởđể tính giá mía nguyên liệu.
* Xưởng Chế luyện: Chịu trách nhiệm sản xuất đường thành phẩm các loại theo yêu cầu của Ban Giám đốc. Có trách nhiệm quản lý, đôn đốc, nhắc nhở công nhân thực hiện đúng các quy định của Công ty về vệ sinh, an toàn lao động… theo từng cuơng vị trên dây chuyền sản xuất.
* Xưởng Cơ điện: Chịu trách nhiệm sửa chữa và chế tạo các công cụ, dụng cụ phục vụ cho phân xưởng sản xuất.
* Xưởng phân Vi sinh: Chịu trách nhiệm sản xuất các loại phân bón Hudavil chuyên dùng cho mía như: Hudavil 2:4:2, Hudavil 11%... nhằm cải tạo đất để nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu.
4.2.3. Tổ chức công tác kế toán công ty
Phòng Kế toán tài chính có nhiệm vụ giúp Giám đốc trong công tác kế hoạch tài chính, tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng chếđộ kế toán của Nhà nước quy định. Bộ máy kế toán có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, thống kê trong phạm vi toàn công ty, tham mưu cho Giám đốc về thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh, kiểm tra, ghi chép và hạch toán tài chính.
a. Mô hình bộ máy kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý nên mô hình của bộ máy kế toán được tổ chức theo
hình thức tập trung. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì tất cả chứng từđều tập hợp về phòng kế toán của công ty để hạch toán.
Hình 4.2 Sơđồ tổ chức phòng Kế toán - Tài vụ
b. Nhiệm vụ của từng bộ phận
- Kế toán trưởng: phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả các nhân viên kế toán làm việc ở các bộ phận của Công ty. Có ý kiến thỏa thuận trong việc tuyển dụng, thi tuyển nâng cấp bậc, khen thưởng, thi hành pháp luật các nhân viên kế toán, thủ quỹ, thủ kho trong công ty. Ký các giấy tờ có giá trị pháp lý trong báo cáo kế toán, báo cáo thống kê, các chứng từ tín dụng. Chấp hành sự chỉđạo của Giám đốc Công ty.
- Kế toán tổng hợp: thay thế trưởng phòng (khi vắng mặt) để giải quyết các công việc nội bộ của phòng kế toán về công tác chuyên môn, nghiệp vụ theo chếđộ quy định.
- Kế toán đầu tư thu mua: ký hợp đồng thu mua mía. Đảm bảo đủ lượng mía cho sản xuất. Lập bảng kê thu mua mía.
- Kế toán vật tư: ký xác nhận với thủ kho về thẻ kho, về số dư và giao dịch chứng từ. Ký kết, xác nhận công tác kiểm kê kho vật liệu theo quy định hoặc đột xuất. Được quyền từ chối lập phiếu nhập, xuất kho nếu phát hiện các chứng từ có liên quan đến công tác nhập xuất vật tư không hợp lệ. Lập báo cáo về việc nhập, xuất, tồn kho vật tư. Theo dõi, ghi chép sổ sách kế toán chi tiết
KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN DOANH THU KẾ TOÁN VẬT TƯ KT ĐẦU TƯ THU MUA KẾ TOÁN THANH TOÁN THỦ QUỸ
về công cụ dụng cụ. Tham gia công tác kiểm kê kho vật tưđịnh kỳ và đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo phòng.
- Kế toán doanh thu: theo dõi việc lập hóa đơn bán hàng. Chỉ được cung cấp các số liệu và nộp báo cáo ra phạm vi bên ngoài đơn vị khi có đủ chữ ký của các cấp có thẩm quyền. Tiếp nhận các thông tin của khách hàng, các chứng từ có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm. Theo dõi chi tiết công nợ về bán sản phẩm.
- Kế toán thanh toán: được giao dịch với ngân hàng theo sự phân công của phụ trách phòng. Có quyền từ chối thanh toán khi các chứng từ không đây đủ, không hợp lệ hoặc không chính xác. Đảm bảo công tác thu, chi tiền mặt, các khoản thanh toán với người bán. Tiếp nhận và kiểm tra các chứng từ gốc của các bộ phận, đảm bảo sự kiểm soát chính xác, hợp lệ của chứng từ.
- Thủ quỹ: có quyền từ chối thanh toán nếu phát hiện các chứng từ thanh toán không tính pháp lý. Có quyền đề xuất với lãnh đạo về công tác quản lý quỹ. Tham gia các cuộc hội, họp, thi đua trong phòng. Quản lý, bảo quản, giữ gìn kho quỹ của Công ty. Thực hiện nhiệm vụ thu chi theo lệnh. Giao dịch với ngân hàng về việc rút và nộp tiền theo lệnh của phụ trách phòng.
4.3. HÌNH THỨC KẾ TOÁN
Công ty đang sử dụng hình thức nhật ký chung.
4.3.1. Đặc trưng cơ bản
Hình thức kế toán Nhật ký chung được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, trang bị phần mềm kế toán.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
4.3.2. Các sổ kế toán chủ yếu
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau: * Sổ tổng hợp:
+Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt +Sổ cái
4.3.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Hình 4.3 Sơđồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung Ghi chú:
: Nhập số liệu hàng ngày
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm : Đối chiếu, kiểm tra
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dung làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế
Chúng từ kế toán Sổ nhật ký chung Sổ cái Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối số phát sinh Sổ nhật ký
toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dung làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3,5,10,..ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối
lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lắp do một nghiệp vụđược ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
Cuối kỳ (tháng, quý, năm), cộng số liệu Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dung để lập các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau