Phân tích sự biến động của giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu kế toán và phân tích giá thành sản phẩm tại công ty mía đường trà vinh –tổng công ty mía đường i công ty cổ phần (Trang 61)

5.3.1. Phân tích biến động của giá thành đường thành phẩm thực tế tháng 02/2013 so với giá thành kế hoạch

Bảng 5.7 Giá thành đơn vị sản phẩm tháng 02/2013 (đường kính trắng loại A) Đơn vị tính: đồng

Khoản mục chi phí Kế hoạch Thực hiện Mức độ hoàn

thành (%)

Chi phí NVLTT 12.029,51 12.026,84 99,98

Chi phí nhân công trực tiếp 512,29 510,5 99,65 Chi phí sản xuất chung 1.469,97 1.468,54 99,90 Tổng cộng 13.017,07 13.011,17 99,95

Nguồn: P. KT – TC công ty mía đường Trà Vinh, 2013

Theo bảng 5.7 thì giá thành kế hoạch là 13.017,07 đ/kg, giá thành thực hiện là 13.011,17 đ/kg, như vậy giá thành thực hiện thấp hơn giá thành kế hoạch là 5,9 đ/kg, giảm 0,05 %. Xét về từng khoản mục chi phí thì chi phí NVL TT, chi phí NCTT, chi phí SXC đều giảm cụ thể là

- Chi phí NVL TT: chi phí đơn vị thấp hơn 2.67 đ/kg, giảm 0,02 %, do chi phí thu mua nguyên liệu mía sạch giảm nên làm cho giá thành thực hiện đơn vị giảm so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chính là do giá mía liên tục xuống thấp trong những năm gần đây, trong khi đó các chi phí khác lại tăng cao nên người nông dân trồng mía không có lời mặc dù công ty và tỉnh Trà Vinh đã cố gắng hỗ trợ về giá cho nông dân trồng mía. Tháng 02 năm 2013 ngoài việc giao cho phòng Nguyên liệu của công ty phụ trách thu mua mía nguyên liệu, Công ty còn chủđộng hợp tác với một số hộ dân làm ăn lâu năm với Công ty nhằm đưa mía về kịp thời và chất lượng hơn. Nên chi phí NVL TT giảm hơn so với kế hoạch đề ra.

- Chi phí NCTT: chi phí đơn vị giảm hơn so với kế hoạch đề ra là 1,79 đ/kg, giảm 0,35 % do số giờ tăng ca và lượng lao động trong một ca giảm nên chi phí NCTT giảm hơn so với kế hoạch. Nguyên nhân do công ty đã tăng cường thêm băng tải trong quá trình vận chuyển đường thành phẩm xuống các xà lan vào ban đêm để đẩy nhanh quá trình tiêu thụ. Số lượng nhân công làm

tăng ca giảm đáng kể, giúp đảm bảo sức khỏe cho công nhân đồng thời chi phí tăng ca cũng giảm xuống.

- Chí phí SXC bao gồm nhiều khoản mục nhưng nhìn chung là giảm 1,43 đ/kg, giảm tới 0,04 % so với kế hoạch, do những kế hoạch tiết kiệm chi phí mà công ty đề ra được thực hiện có hiệu quả. Số lượng giảm chủ yếu là biến phí do chi phí thu mua nguyên vật liệu và các yếu tố liên quan đến sản lượng thành phẩm.

Nhìn chung các khoản mục chi phí thì chi phí NVL TT, chi phí NCTT, chi phí SXC đều giảm nhẹ nên giá thành thực hiện giảm, cho thấy những biện pháp Công ty đã áp dụng bước đầu cho kết quả khả quan và có thể tiếp tục sử dụng những phương án trên nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

5.4.2. Phân tích biến động của giá thành đường thành phẩm thực tế tháng 02/2013 so với giá thành thực tế tháng 01/2013 Bảng 5.8 Bảng giá thành sản phảm đơn vị tháng 02/2013 và tháng 01/2013 Đơn vị tính: đồng Khoản mục chi phí T01/2013 T02/2013 Chênh lệch (số tiền) Tỷ lệ (%) Chi phí NVLTT 11.413,97 12.026,84 612,87 105,37 Chi phí NCTT 482,27 510,5 28,23 105,85 Chi phí SXC 1.412,47 1.468,54 56,03 103,97 Tổng cộng 12.314,11 13.011,17 697,06 105,66

Nguồn: P. KT – TC công ty mía đường Trà Vinh, 2013

Số liệu bảng trên cho thấy giá thành đơn vị tháng 02/2013 tăng hơn so với tháng 01/2013 và đều tăng ở các khoản mục chi phí

- Chi phí NVL TT tăng 612,87 đ/kg, tăng hơn 5,37% . Nhập kho thành phẩm của tháng 02 cao hơn so với tháng 01 đồng thời chi phí nguyên liệu cũng tăng theo. Do mua với số lượng lớn và ở nhiều nơi nên chi phí thu mua cao, giá mía không ổn định, thời tiết ảnh hưởng tới trữđường và vận chuyển khó khăn nên sản lượng có cao nhưng không làm giảm đáng kể chi phí đơn vị.

Chi phí NC TT cũng tăng nhưng không nhiều tăng hơn so với tháng 01 là 28,23 đ/kg, về tỷ lệ tăng 5,58%. Chi phí NCTT cố định ít biến động, chỉ tăng giảm chủ yếu theo số lượng NCTT làm tăng ca, tiền ăn bồi dưỡng cho NCTT.

- Chi phí SXC cũng tăng hơn so với tháng trước là 56,03 đ/kg, tỷ lệ tăng 3,97% nhưng không nhiều như chi phí NVL TT. Vì các chi phí nhưđiện, nước, tiền điện thoại và các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất đều tăng. Nhìn chung những khoản nhiên liệu phục vụ phân xưởng sản xuất, CCDC, vật liệu, thiết bị, máy móc…đều có xu hướng tăng làm cho chi phí SXC tăng.

Qua phân tích giá thành đơn vị sản phẩm của 2 kỳ ta thấy các khoản mục có xu hướng đều tăng, trong đó chi phí NVL TT tăng cao hơn so với hai khoản mục chi phí NCTT và chi phí SXC vì không chủ động được giá mía, chi phí thu mua có thể tăng cao do các chi phí khác tăng lên. Do đó chi phí NVL TT là yếu tố quan trọng quyết định giá thành sản phẩm nên công ty cần có những biện pháp tích cực hơn để có thể chủ động được giá mía nguyên liệu, tránh tình trạng dư mía khi giá cao và thiếu khi giá xuống thấp.

5.4.3. Phân tích biến động của giá thành đường thành phẩm thực tế tháng 02/2013 so với giá thành thực tế tháng 02/2012 Bảng 5.9 Bảng giá thành sản phẩm đơn vị tháng 02/2012 và tháng 02/2013 Đơn vị tính: đồng Khoản mục chi phí T02/2012 T02/2013 Chênh lệch (số tiền) Tỷ lệ (%) Chi phí NVLTT 12.866,83 12.026,84 - 839,99 93,47 Chi phí NCTT 444,96 510,5 65,54 114,73 Chi phí SXC 1407,68 1468,54 60,86 104,32 Tổng cộng 13.724.86 13.011,17 - 713,69 94,88

Nguồn: P. KT – TC công ty mía đường Trà Vinh, 2012, 2013

Qua bảng số liệu, nhìn chung giá thành đơn vị sản phẩm tháng 02 năm 2013 đã giảm hơn so với cùng kỳ năm 2012, cụ thể là 713,69 đ/kg đường thành phẩm, tức 5,12 %. Đây là mức giá giảm đáng kể khi so sánh về tổng chi phí sản xuất. Nhưng phân tích cụ thể từng khoản mục thì chỉ có chi phí NVL TT giảm còn chi phí NCTT và chi phí SXC vẫn tăng.

- Chi phí NVL TT: giảm 839,99 đ/kg đường thành phẩm, về tỷ lệ giảm 6,53%. Chi phí mía nguyên liệu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong NVL TT. Sự tăng giảm giá của mía nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí NVL TT. Nguyên nhân do giá mía nguyên liệu giảm, khu vực nông dân trồng mía tăng mạnh và thuận tiện cho việc vận chuyển về nhà máy nên chi phí nguyên liệu và chi phí thu mua giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

- Chi phí NCTT tăng nhưng không cao, phù hợp quy luật thị trường lao động. Tiền lương cơ bản được điều chỉnh theo quy định của nhà nước, cải cách tiền lương theo từng năm, nâng cao chất lượng cuộc sống của cán bộ công nhân viên thong qua tiền ăn, phụ cấp, tiền tăng ca. Vì vậy mức tăng luôn năm trong kế hoạch dự kiến của công ty, cụ thể tăng 65,54 đ/kg đường thành phẩm, 14,73%.

- Chi phí sản xuất chung tăng 60,86 đ/kg đường thành phẩm, tăng 4,32% do ảnh hưởng tiền lương công nhân phân xưởng tăng lên. Các chi phí khác cũng tăng do lạm phát như giá điện, nước, CCDC, TSCĐ phục vụ phân xưởng và các dịch vụ mua ngoài phục vụ phân xưởng sản xuất.

Qua phân tích ta thấy được chi phí NCTT và chi phí SXC có xu hướng tăng đều qua các năm nhưng không đáng kể và có thể kiểm soát. Yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới giá thành vẫn là chi phí NVL TT mà cụ thể là chi phí mía nguyên liệu. Vì vậy phải có kế hoạch cụ thể về kiểm soát chi phí mía nguyên liệu, giảm sựảnh hưởng của các yếu tố khách quan.

5.3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành

Gọi: QK2: sản lượng sản xuất kỳ kế hoạch tháng 02/2013 QT2: sản lượng sản xuất kỳ thực tế tháng 02/2013 ZT1: giá thành đơn vị sản phẩm kỳ thực tế tháng 02/2012 ZK2: giá thành đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch tháng 02/2013 ZT2: giá thành đơn vị sản phẩm kỳ thực tế tháng 02/2013 Nhân tố Số tiền QK2 = 2.924.200 kg QT2 = 2.922.850 kg ZT1 = 13.308,71 đ ZK2 = 14.011,77 đ ZT2 = 14.005,87 đ QK2ZT1: 38.917.329.782 đ QK2ZK2: 40.973.217.834 đ QK2ZT2: 40.955.965.054 đ QT2ZT1: 38.899.363.024 đ QT2ZK2: 40.954.301.945 đ QT2ZT2: 40.937.057.130 đ • Tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm Về mức:

MK = QK2ZK2 - QK2ZT1 = 40.973.217.834 - 38.917.329.782 = 2.055.888.052 đ Về tỷ lệ: MK 2.055.888.052 TK = QK2ZT1 x 100% = 38.917.329.782 X 100% = 5,283 % Tổng giá thành kế hoạch của tháng 02/2013 so với tổng giá thành kế hoạch tháng 02/2012 tăng 17.252.780 đ. Về tỷ lệ tăng 0,04%. Công ty chưa thực hiện được nhiệm vụ hạ giá thành.

• Xác định kết quả hạ giá thành: Về mức: MT: QT2ZT2 - QT2ZT1 = 40.937.057.130 - 38.899.363.024 = 2.037.694.106 đ Về tỷ lệ: MT 2.037.694.106 TT = QT2ZT1 x 100% = 38.899.363.024 x 100% = 5,238 % Giá thành thực hiện giảm hơn so với tháng trước là 2.085.716.532 đ, về tỷ lệ là 4,85%. • So sánh giữa thực tế với kế hoạch hạ giá thành: M = MT – MK = 2.037.694.106 - 2.055.888.052 = - 18.193.946 đ T = TT – TK = 5,238 – 5,283 = - 0,045 %

Vậy tổng giá thành thực hiện so với tổng giá thành kế hoạch về lượng tăng 2.020.441.326 đ, về tỷ lệ tăng 5,2 %. Điều đó cho thấy công ty chưa thực hiện được nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm, nhưng kết quả trên không cho thấy được nguyên nhân và đối tượng ảnh hưởng đến việc hạ giá thành sản phẩm. Để xác định cần đi vào phân tích những nhân tố đã ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm

* Ảnh hưởng bởi nhân tố khối lượng sản phẩm:

Về mức:

= 38.899.363.024 * 5,283 - 2.055.888.052 = - 834.703 đ Về tỷ lệ: QT2ZT1 MK * QK2ZT1 TQ = QT2ZT1 * 100% - TK = 5,283 - 5,283 = 0 %

Do nhân tố khối lượng sản phẩm thay đổi nên làm cho tổng giá thành sản phẩm về mức tăng lên 1.538.721.741 đ nhưng về tỷ lệ lại không có ảnh hưởng.

* Ảnh hưởng bởi nhân tố kết cấu sản phẩm Về mức: MC: QT2ZK2 – QT2ZT1 * (1 + TK) = 40.954.301.945 - 38.899.363.024 * (1 + 5,283) = - 114.428 đ Về tỷ lệ: TC: MC / QT2ZT1 * 100 = 0 %

Do kết cấu của sản phẩm thay đổi nên tổng giá thành tăng 498.964.400 đ, về tỷ lệ tăng 1.28 %

* Ảnh hưởng bởi nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm

Về mức: MZ: MT – (QT2ZK2 – QT2ZT1) = 2.037.694.106 – (40.954.301.945 - 38.899.363.024) = - 17.244.815 đ Về tỷ lệ: TZ: MZ / QT2ZT1 * 100 = -17.244.815 / 38.899.363.024 * 100 = - 0.04 %

Nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm thay đổi làm cho tổng giá thành thực tế giảm hơn so với tổng giá thành kế hoạch là 17.244.815 đ, về tỷ lệ giảm 0.04 %.

Nhìn chung công ty đã không thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành. Tuy giá thành giữa kế hoạch so với thực hiện tháng 02/2013 có giảm nhưng so với tháng 01/2013 còn cao do khối lượng sản phẩm và kết cấu sản phẩm ảnh hưởng đến giá thành.

5.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

Công ty Mía đường Trà Vinh hiện đang sử dụng hình thức kế toán là hình thức nhật kí chung, phù hợp với mô hình công ty. Công ty hiện đang sử dụng phần mềm Misa 2012 do công ty phần mềm cung cấp, và công ty phần mềm dựa theo yêu cầu của công ty mà có những chương trình phần mềm phục vụ cho công tác hạch toán, báo cáo, đối chiếu của công ty. Nhưng bên cạnh đó phòng kế toán cũng tiến hành lưu trữ trên sổ sách kế toán.

Chi phí thu mua và giá mía nguyên liệu cũng được giám sát chặt chẽ hàng ngày trên phần mềm nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu nhập xuất nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Tài khoản được mở chi tiết riêng cho từng đối tượng, từng mặt hàng, để tiện theo dõi chính xác.

* Ưu điểm:

Công ty đã thực hiện tốt công tác tổ chức kế toán, Kế toán trưởng và kế toán viên phát huy năng lực hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng được yêu cầu của cấp lãnh đạo. Công tác thực hiện chứng từ kế toán đầy đủ quy trình và thủ tục, giấy tờ, rõ rang, kịp thời, chính xác. Luôn chấp hành đúng quy định kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/03/2006 và thong tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009. Hệ thống tài khoản theo Quyết định và những tài khoản mở chi tiết phục vụ tốt nhu cầu của công tác theo dõi, hạch toán. Tài kiệu lưu trữ như các loại sổ sách kế toán, sổ cái, sổ chi tiết, chứng từ kế toán, hóa đơn, biên bản, hợp đồng mua bán,… được lưu trữ có hệ thống, dễ tìm kiếm khi cần kiểm tra, đối chiếu số liệu.

Công tác tính giá thành được thực hiện trên phần mềm Misa, tương đối chính xác và nhanh chóng, đồng thời được tính toán trong Ecxel để theo dõi, đối chiếu.

Hiện nay phòng kế toán được trang bị những phương tiện máy móc thuận tiện cho công việc cụ thể mỗi nhân viên có một máy tính được nối mạng chung với một máy chủ. Một máy tính cầm tay, 2 điện thoại phục vụ cho việc

liên lạc giữa các phòng ban, một máy in phục vụ cho việc in chứng từ sổ sách. Ngoài ra công ty còn bố trí một phòng văn thưở gần thuận tiện cho việc photo, đóng dấu, gửi pax,…

Công ty hiện đang áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đây là phương pháp đang được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay. Nên lượng hàng xuất, nhập, tồn được phản ánh kịp thời đầy đủ chính xác.

Nhân viên kế toán được phân công công việc cụ thể, mỗi người phụ trách từng mảng phần hành kế toán đều thực hiện rất tốt công việc của mình và hỗ trợ lẫn nhau tạo điều kiện cho kế toán trưởng tổng hợp và báo cáo số liệu kịp thời.

Đối với nguyên vật liệu đầu vào Công ty có một kế hoạch đầu tư thu mua nguyên liệu rất hợp lý và mang lai hiệu quả cao. Cụ thể là Công ty đã đầu tư cho bà con nông dân các loại vật tư như giống mía, phân bón, tiền mặt… thêm vào đó Công ty tổ chức thu mua mía nguyên liệu thông qua 15 đơn vị gồm: Phòng nguyên liệu trực tiếp thu mua, 07 hợp tác xã đầu tư và 07 đơn vịđầu tư ký hợp đồng với công ty từ năm 2003 đến nay. Nhiều đơn vị thu mua ở nhiều nơi khác nhau giúp cho việc ký hợp đồng thu mua mía dễ dàng hơn.

Công tác kế toán nhân công trực tiếp cũng có nhiều ưu điểm đó là Công ty đã trang bị máy chấm công bằng dấu vân tay cho cán bộ công nhân viên và cập nhật thường xuyên trên bảng chấm, bảng thanh toán lương ghi rõ số công, số tiền của từng công nhân do các quản đốc, đội trưởng lập giúp kế toán tổng hợp lập bảng tổng hợp lương rất chi tiết. bên cạnh đó các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng qui định của Bộ lao động – thương binh và xã hội đem lại lợi ích chi công nhân, điều này tạo động lực thúc đẩy công nhân làm việc có ý thức, trách nhiệm và đạt kết quả cao.

Về chi phí sản xuất chung Công ty đã mở các tài khoản chi tiết như:

Một phần của tài liệu kế toán và phân tích giá thành sản phẩm tại công ty mía đường trà vinh –tổng công ty mía đường i công ty cổ phần (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)