1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động tín dụng tại agribank cn tp long xuyên an giang

81 408 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 679,26 KB

Nội dung

TRƯỜNG TRƯ ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ T VÀ QUẢN ẢN TRỊ KINH DOANH BÙI THỊ DIỄM TRINH PHÂN TÍCH HOẠT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CN TP LONG XUYÊN AN GIANG IANG LUẬN ẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính - ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 08/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÙI THỊ DIỄM TRINH MSSV: LT11090 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CN TP LONG XUYÊN AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THÁI VĂN ĐẠI Tháng 08/2013 LỜI CẢM TẠ  Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chương trình học và công tác thực tập. Em vô cùng biết ơn quý Thầy Cô đã tận tình truyền đạt kiến thức làm hành trang quý báu cho em bước vào đời. Và giờ đây khi bài khoá luận này hoàn thành cũng là lúc phải rời xa ngôi trường thân yêu để bước vào con đường mà mình đã chọn. Em xin cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn Thầy Thái Văn Đại đã chỉ dẫn và định hướng cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài cũng như khoá báo cáo thực tập. Đồng thời, em cũng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cùng toàn thể các anh, chị, cô, chú cán bộ nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thành phố Long Xuyên đã cung cấp tài liệu, kinh nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi để em có thể tiếp cận được với công việc thực tế trong suốt quá trình thực tập tại quý cơ quan. Trong thời gian ngắn ngủi dù đã cố gắng cộng với kinh nghiệm thực tế chưa có nên không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô cùng anh chị cán bộ nhân viên Ngân hàng để em được học hỏi nhiều hơn. Cuối cùng em kính chúc Thầy Cô luôn dồi dào sức khoẻ, công tác tốt! Em xin chúc Ban lãnh đạo Ngân hàng và anh chị đang công tác tại Ngân hàng luôn mạnh khoẻ và hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. Em xin chân thành cảm ơn! Ngày...........tháng.........năm 2013 Sinh viên thực hiện Bùi Thị Diễm Trinh i LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng khớp với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày.......tháng........năm 2013 Sinh viên thực hiện Bùi Thị Diễm Trinh ii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU...........................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ........................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................2 1.3.1 Không gian ......................................................................................................2 1.3.2 Thời gian .........................................................................................................2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............4 2.1 Phương pháp luận...............................................................................................4 2.1.1 Khái niệm........................................................................................................4 2.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng.......................................................6 2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ........................................................8 2.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................11 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................11 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................11 Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ LONG XUYÊN .................................................................................................................13 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh thành phố Long Xuyên ....................................................................................................................13 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển..................................................................13 3.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức......................................................................................14 3.1.3 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban ..............................................................14 3.2 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng.............................................................16 iii 3.2.1 Chức năng .....................................................................................................16 3.2.2 Nhiệm vụ.......................................................................................................16 3.3 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng ..............................................................17 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Chi nhánh TPLX qua ba năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................................18 3.5 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng...............................................21 3.5.1 Thuận lợi .......................................................................................................21 3.5.2 Khó khăn .......................................................................................................22 3.6 Mục tiêu và phương hướng đầu tư của ngân hàng.............................................22 3.6.1 Những chỉ tiêu chủ yếu..................................................................................22 3.6.2 Biện pháp tổ chức thực hiện ..........................................................................23 Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ LONG XUYÊN.............................................................................................25 4.1 Phân tích tình hình nguồn vốn tại ngân hàng .....................................................25 4.1.1 Phân tích nguồn vốn của Agribank Chi nhánh TPLX .....................................25 4.1.2 Tình hình nguồn vốn huy động của Agribank TPLX .....................................27 4.2 Phân tích hoạt động tín dụng của Agribank qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013................................................................................................29 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay ............................................................................29 4.2.2 Phân tích tình hình thu nợ ..............................................................................35 4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ ...............................................................................43 4.2.4 Phân tích tình hình nợ xấu..............................................................................49 4.3 Đánh giá hoạt động tín dụng qua các chỉ tiêu tài chính tại Agribank Chi nhánh Thành phố Long Xuyên ...............................................................................55 4.3.1 Đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013 ...................................................................................................................... 56 4.3.2 Quy trình xử lý rủi ro tín dụng .......................................................................60 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK TP.LONG XUYÊN .......................................................61 5.1 Kết quả đạt được và hạn chế.............................................................................61 iv 5.1.1 Kết quả đạt được ...........................................................................................61 5.1.2 Hạn chế .........................................................................................................62 5.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng ........................................62 5.2.1 Gia3i pháp phát triển tín dụng có hiệu quả với khu vực nông nghiệp, nông thôn ...............................................................................................................62 5.2.2 Một số giải pháp đối với công tác huy động vốn............................................64 5.2.3 Một số giải pháp đối với hoạt động thu nợ.....................................................65 5.2.4 Một số giải pháp hạn chế rủi ro......................................................................65 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................67 6.1 Kết luận............................................................................................................67 6.2 Kiến nghị..........................................................................................................68 6.2.1 Đối với chính quyền địa phương....................................................................68 6.2.2 Đối với NHNo&PTNT Việt Nam ..................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69 v DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh TPLX giai đoạn 2010 – 2012 ...................................................................................................18 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh TPLX 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ...................................................................................21 Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 ...................25 Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của Agribank TPLX 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 .....26 Bảng 4.3 Tình hình huy động vốn của NH qua 3 năm 2010 – 2012 .........................27 Bảng 4.4 Tình hình huy động vốn của NH 6 tháng đầu năm 2012 – 2013...............29 Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo thời hạn của NH TPLX qua 3 năm 2010 – 2012 .......................................................................................................................31 Bảng 4.6 Doanh số cho vay theo thời hạn của NH TPLX 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ...........................................................................................................31 Bảng 4.7 Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng của NH TPLX qua 3 năm 2010 – 2012....................................................................................................31 Bảng 4.8 Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng của ngân hàng 6 tháng đầu 2012 – 2013.....................................................................................................32 Bảng 4.9 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của NH TPLX qua 3 năm 2010 – 2012 ....................................................................................................................33 Bảng 4.10 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của NH TPLX 6 tháng đầu 2012 – 2013 ...........................................................................................................35 Bảng 4.11 Tình hình thu nợ theo thời hạn của NH TPLX qua 3 năm 2010 – 2012 .......................................................................................................................36 Bảng 4.12 Tình hình thu nợ theo thời hạn của NH TPLX 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ...........................................................................................................37 Bảng 4.13 Tình hình thu nợ theo đối tượng khách hàng của NH TPLX qua 3 năm 2010 – 2012....................................................................................................39 Bảng 4.14 Tình hình thu nợ theo đối tượng khách hàng của NH TPLX 6 tháng đầu 2012 – 2013.....................................................................................................40 vi Bảng 4.15 Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế của NH TPLX qua 3 năm 2010 – 2012 ....................................................................................................................41 Bảng 4.16 Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế của NH TPLX 6 tháng đầu 2012 – 2013 ...........................................................................................................42 Bảng 4.17 Tình hình dư nợ theo thời hạn của NH TPLX qua 3 năm 2010 – 2012 .......................................................................................................................43 Bảng 4.18 Tình hình dư nợ theo thời hạn của NH TPLX 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ....................................................................................................................45 Bảng 4.19 Tình hình dư nợ theo đối tượng khách hàng của NH TPLX qua 3 năm 2010 – 2012....................................................................................................45 Bảng 4.20 Tình hình dư nợ theo đối tượng khách hàng của NH TPLX 6 tháng đầu 2012 – 2013.....................................................................................................47 Bảng 4.21 Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế của NH TPLX qua 3 năm 2010 – 2012 ....................................................................................................................47 Bảng 4.22 Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế của NH TPLX 6 tháng đầu 2012 – 2013 ...........................................................................................................48 Bảng 4.23 Tình hình nợ xấu theo thời hạn của NH TPLX qua 3 năm 2010 – 2012 .......................................................................................................................50 Bảng 4.24 Tình hình nợ xấu theo thời hạn của NH TPLX qua 6 tháng đầu 2012 – 2013 ...........................................................................................................51 Bảng 4.25 Tình hình nợ xấu theo đối tượng khách hàng của NH TPLX qua 3 năm 2010 – 2012....................................................................................................52 Bảng 4.26 Tình hình nợ xấu theo đối tượng khách hàng của NH TPLX qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013....................................................................................53 Bảng 4.27 Nợ xấu theo nhóm nợ từ 2010 – 2012....................................................54 Bảng 4.28 Nợ xấu theo nhóm nợ của NH TPLX 6 tháng đầu năm 2012 – 2013......55 Bảng 4.29 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NH TPLX (2010 – 6 tháng 2013) ............................................................................................................56 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy NHNo&PTNT chi nhánh TPLX ...............14 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt NH: Ngân Hàng NHNo&PTNT: Ngân Hàng Nông Ngiệp và Phát triển Nông thôn TPLX: Thành phố Long Xuyên NHNN:Ngân Hàng Nhà Nước CNH,HĐH: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá TSCĐ: Tài sản cố định NHTM: Ngân hàng Thương Mại DNNN: Doanh nghiệp nhà nước Cty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn DN: Doanh nghiệp UBND: Uỷ ban nhân dân TCTD: Tổ chức tín dụng TCKT: Tổ chức kinh tế DSCV: Doanh số cho vay DSTN: Doanh số thu nợ DNTN: Doanh nghiệp tư nhân CBTD: Cán bộ tín dụng NQH: Nợ quá hạn VHĐ: Vốn huy động HĐQT NHNNVN: Hội đồng quản trị Ngân hàng nhà nước Việt Nam Tiếng Anh Agribank: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Westernunion: Dịch vụ nhận và chi trả kiều hối viii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong nền kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là chức năng cơ bản của ngân hàng(NH). Đối với hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng thường chiếm hơn 1/2 tổng tài sản có và thu nhập từ tín dụng chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Nhu cầu về vốn của nền kinh tế là rất lớn thì ngân hàng ngày càng thể hiện vai trò vô cùng quan trọng của mình, do đó để đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân một cách hiệu quả thì chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng là vô cùng quan trọng, nó sẽ giải quyết kịp thời nhu cầu về vốn cho người dân. Chính vì vậy nhiệm vụ của Ngân hàng là phải nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng bằng cách đa dạng và đẩy mạnh phương thức huy động vốn, nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng một cách hợp lý, đồng thời thu hồi vốn một cách hiệu quả nhất. Trong những năm qua cùng với sự hội nhập và phát triển của đất nước, tỉnh An Giang đang từng ngày đổi mới về xã hội và phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Với thế mạnh là sản xuất nông nghiệp đặc biệt nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu, An Giang đã đạt được những thành quả đáng kể làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm cho quốc gia. Bên cạnh nông nghiệp, các làng nghề truyền thống được gìn giữ, các ngành tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp ngày một phát triển và mở rộng quy mô sản xuất giải quyết việc làm cho nhiều lao động từ thành thị đến nông thôn góp phần tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà. Do đó ngày càng có nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể ra đời và kéo theo là nhu cầu sử dụng vốn vay cũng tăng lên đáng kể. Ngày nay, do chu trình sản xuất khép kính và liên tục, xen canh hoặc luân canh để đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh thì điều kiện đầu tiên và quyết định đối với mỗi hộ sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, công ty .là vấn đề vốn. Và ngân hàng là nơi tài trợ nguồn vốn gần như lớn nhất hiện nay bằng việc cấp tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho tất cả các thành phần kinh tế. Thông qua các hình thức tín dụng khác nhau và là chiếc cầu nối trung gian giữa người đi vay và người cho vay hệ thống ngân hàng đã góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra nhanh hơn, thuận lợi hơn, kích thích nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh sôi nổi và quyết liệt, khốc liệt hơn. Để có nguồn vốn đáp ứng các tổ chức, công ty, doanh nghiệp, cá thể .vay thì hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thành phố Long Xuyên nói riêng phải tiến hành huy 1 động vốn nhàn rỗi tạm thời từ mọi tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội. Hệ thống ngân hàng có nhiều hình thức kinh doanh cung cấp dịch vụ tiện ích khác nhhau cho xã hội, tuy nhiên hoạt động cho vay từ nguồn vốn đã huy động là hình thức kinh doanh phổ biến nhất để cung cấp vốn cho tất cả các thành phần kinh tế đồng thời mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thành phố Long Xuyên đã góp phần trong công tác tín dụng phát triển kinh tế của địa phương, mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực, ngành hàng chủ lực của tỉnh và đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, thúc đẩy cho sự phát triển toàn diện các ngành kinh tế tỉnh nhà. Với những vấn đề nêu trên tôi muốn “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thành phố Long Xuyên” đề làm đề tài nghiên cứu. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn chi nhánh Thành Phố Long Xuyên qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để thấy rõ thực trạng tín dụng và nêu một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng về hoạt động kinh doanh tại ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thông qua một số chỉ tiêu tài chính cơ bản. - Mục tiểu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành Phố Long Xuyên trong thời gian tới. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được lấy số liệu cũng như thu thập thông tin tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành Phố Long Xuyên. 1.3.2 Thời gian 2 - Số liệu được sử dụng để phân tích là số liệu được thu thập từ hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Thành Phố Long Xuyên qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Thời gian thực hiện luận văn từ 12/08/2013 đến 18/11/2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thành phố Long Xuyên rất phong phú và đa dạng với nhiều hình thức và dịch vụ khác nhau. Vì kiến thức có hạn,thời gian tiếp cận với những hoạt động thực tiển tại ngân hàng chưa nhiều nên luận văn này em chủ yếu tập trung đề cập một số vấn đề nhằm: + Hệ thống hoá lý luận làm cơ sở cho luận văn. + Phân tích tình hình nguồn vốn, cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn theo thành phần kinh tế, theo thời hạn tín dụng trong hoạt động tín dụng của NH qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm. + Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh TPLX. 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm 2.1.1.1 Tín dụng Theo quy định tại khoản 14, điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: Tín dụng là việc thoả thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. 2.1.1.2 Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng ngân hàng a) Nguyên tắc cho vay - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận. - Cho vay dực trên phương án, dự án có hiệu quả. b) Điều kiện cho vay - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Đủ khả năng tài chính để đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định: + Đảm bảo bằng tài sản thế chấp + Bằng tài sản cầm cố + Hình thức bảo lãnh bởi người thứ 3 + Tài sản được tạo lập từ nguồn vốn vay c) Phương thức cho vay 1/Cho vay từng lần: Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NH nơi cho vay lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng. 2/ Cho vay theo hạn mức tín dụng: 4 a) Phương thức cho vay này áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định. b) Xác định hạn mức tín dụng: - NH nơi cho vay sau khi nhận đủ các tài liệu của khách hàng tiến hành xác định hạn mức tín dụng. - Đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh tổng hợp thì phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng là tổng hợp phương án sản xuất, kinh doanh của từng đối tượng, theo đó NH nơi cho vay xác định hạn mức tín dụng cho cả phương án sản xuất, kinh doanh tổng hợp. c) Phát tiền vay: trong phạm vi hạn mức tín dụng, thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng, mỗi lần rút vốn vay khách hàng và NH nơi cho vay lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng. d) Lãi suất cho vay: Căn cứ vào quy định của Tổng giám đốc NHNN Việt Nam, NH nơi cho vay ghi vào hợp đồng tín dụng hoặc giấy nhận nợ kèm theo hợp đồng tín dụng. e) Quản lý hạn mức tín dụng: - NH nơi cho vay phải quản lý chặt chẽ hạn mức tín dụng, bảo đảm mức dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết. - Trong quá trình vay vốn, trả nợ, nếu việc sản xuất, kinh doanh có thay đổi và khách hàng có nhu cầu điều chỉnh hạn mức, khách hàng phải làm giấy đề nghị xác định lại hạn mức tín dụng; NH nơi cho vay xem xét, nếu thấy hợp lý thì cùng khách hàng thỏa thuận điều chính hạn mức tín dụng và bổ sung hợp đồng tín dụng. - Ký kết hạn mức tín dụng mới: Trước 10 ngày khi hạn mức tín dụng cũ hết hiệu lực khách hàng gửi cho NH nơi cho vay phương án sản xuất, kinh doanh kỳ tiếp theo. Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, NH nơi cho vay thẩm định để xác định hạn mức tín dụng và thời hạn của hạn mức tín dụng mới. f) Xác định thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay được xác định trên hợp đồng tín dụng hoặc trên từng giấy nhận nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn của NH nhưng tối đa không quá 12 tháng; nếu khách hàng kinh doanh tổng hợp thì lựa chọn sản phẩm có chu kỳ kinh doanh dài nhất hoặc chiếm tỷ trọng chủ yếu để xác định thời hạn cho vay. Thời hạn cho 5 vay trên từng giấy nhận nợ có thể không phù hợp với thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng. 3/ Cho vay trả góp: NH nơi cho vay và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. 4/ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: a) NH nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của NHNo. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, NH nơi cho vay và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. b) Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng thực hiện theo hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNN Việt Nam. 5/ Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà NHNN Việt Nam thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi thực hiện theo hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNN Việt Nam. d) Lãi suất cho vay Mức lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do ngân hàng ấn định và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. 2.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 2.1.2.1 Doanh số cho vay Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định. 6 2.1.2.2. Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. 2.1.2.3. Dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Giữa dư nợ, doanh số cho vay và doanh số thu nợ có mối quan hệ sau: Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ 2.1.2.4. Nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng mà không có lý do chính đáng. Khi đó Ngân hàng chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn. Nợ quá hạn được tính từ nhóm 2 đến nhóm 5. 2.1.2.5. Nợ xấu Nợ xấu là những khoản nợ được tính từ nợ nhóm 3 trở lên. Đây là những khoản nợ có thể gây rủi ro cho ngân hàng. Nợ xấu càng cao thì đó chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng, theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐNHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau: + Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ được các tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn: - Các khoản nợ trong hạn. - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày. + Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm các khoản nợ được các tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi đầy đủ nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu + Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ được các tổ chức tín dụng đánh giá là không khả năng thu hồi gốc và lãi đúng hạn, khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi: 7 - Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. + Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm các khoản nợ được các tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. - Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. + Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn: - Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên,kể cả chưa bị quá hạn goặc đã quá hạn 2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng Để đánh giá hoạt động tín dụng, các chỉ tiêu thường được sử dụng bao gồm: 2.1.3.1. Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng, cho biết ngân hàng cho vay được bao nhiêu trong tổng vốn huy động. Tỷ lệ này càng cao cho thấy vốn huy động ít trong khi đó nhu cầu vay vốn càng tăng. Chỉ tiêu này được tính như sau: Tổng dư nợ Dư nợ/tổng vốn huy động = -------------------------- x 100% Tổng vốn huy động 2.1.3.2. Hệ số thu nợ 8 Hệ số thu nợ đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ của Ngân hàng, nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt. Cách tính chỉ tiêu trên: Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = -----------------------Doanh số cho vay 2.1.3.3. Vòng quay vốn tín dụng Công thức: Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = ---------------------------Dư nợ bình quân Trong đó: (S0 +S4)/2 +S1 +S2 +S3 Dư nợ bình quân = --------------------------------4 Chỉ tiêu trên có ý nghĩa đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, đạt hiệu quả cao. 2.1.3.4. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu được tính bằng công thức: Dư nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = ---------------------- x 100% Tổng dư nợ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình kinh doanh, mức độ rủi ro cho vay cũng như hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. 2.1.3.5. Dư nợ (ngắn, trung, dài) hạn trên tổng dư nợ Dư nợ (ngắn, trung, dài hạn) = -------------------------------------- x 100% Tổng dư nợ 9 Ý nghĩa: chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Để từ đó giúp nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời. 2.1.3.6 Lãi suất bình quân đầu ra trên lãi suất bình quân đầu vào LSBQ đầu ra LSBQ đầu ra / LSBQ đầu vào = ------------------- x 100% LSBQ đầu vào Ý nghĩa: Điều này nói lên thu nhập từ hoạt động tín dụng có mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng hay không 2.1.3.7 Thu nhập lãi trên chi phí lãi Chỉ tiêu này so sánh thu nhập đạt được của hoạt động tín dụng với chi phí bỏ ra. Thu nhập lãi Thu nhập lãi / Chi phí lãi = ---------------- x 100% Chi phí lãi Ý nghĩa: Hoạt động chỉ mang lại hiệu quả khi và chỉ khi chỉ tiêu này lớn hơn 1, chỉ tiêu này càng lớn bao nhiêu thì hoạt động tín dụng càng có hiệu quả cao bấy nhiêu. Ngược lại, khi chỉ tiêu này nhỏ hơn hay bằng 1, hoạt động xem như không đem lại hiệu quả. Đây là chỉ tiêu được xem là quan trọng phản ảnh mức độ hiệu quả của hoạt động tín dụng cao hay thấp. 2.1.3.8 Thu nhập lãi trên tổng thu nhập Thu nhập lãi Thu nhập lãi / Tổng thu nhập = ------------------- x100% Tổng thu nhập Ý nghĩa: Chỉ tiêu phản ánh mức độ đóng góp của thu nhập từ hoạt động tín dụng đến tổng thu nhập của ngân hàng.. 2.1.3.9 Chi phí lãi trên tổng chi phí Chi phí lãi Chi phí lãi / Tổng chi phí = --------------------- x 100% Tổng chi phí Ý nghĩa: Chỉ tiêu phản ánh chi phí lãi chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng chi phí mà ngân hàng bỏ ra. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu trực tiếp từ các bảng báo cáo của NHNo&PTNT chi nhánh TP.Long Xuyên qua 3 năm 2010,2011,2012 và 6 tháng đầu năm 2013. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Bảng cân đối kế toán. + Tổng hợp các thông tin từ tạp chí NH, tham khảo sách báo, tài liệu về NH có liên quan đến đề tài. - Kết hợp với những hướng dẫn của giáo viên và ý kiến góp ý của các cán bộ tìn dụng NH, nhưng kinh nghiệm thực tế học hỏi được qua thời gian thực tập tại Ngân hàng. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp thống kê tổng hợp số liệu giữa các năm. - Phương pháp phân tích bình quân: dùng để xác định các trị số của chỉ tiêu nghiên cứu. - Phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối + Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế ∆y = y1 – yo Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau ∆y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. + Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế y1 ∆y = *100 – 100% y0 11 Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước - y1 : chỉ tiêu năm sau ∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Ngoài ra còn dùng các biểu đồ minh họa nhằm giúp cho việc phân tích được rõ ràng hơn. 12 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ LONG XUYÊN – AN GIANG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ LONG XUYÊN 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngày 3/4/1995 ,Tổng Giám đốc NHNN và PTNT Việt Nam đã ký quyết định thành lập NHNN và PTNT Chi nhánh Trung Vương, trực thuộc Chi nhánh NHNN và PTNT tỉnh An Giang. NHNN và PTNT Chi nhành Trung Vương hoạt động chủ yếu như phòng giao dịch nên chức năng là cung cấp vốn cho nền kinh tế, giúp ổn định và giữ vững tốc độ tăng trưởng và đẩy mạnh chuyển dịch, cơ cấu kinh tế. Đến năm 2000, NHNN và PTNT Chi nhành Trung Vương đã đổi tên thành NHNN và PTNT Chi nhánh TP.Long Xuyên và hoạt động cho đến ngày nay. Tên giao dịch chính thức của NHNN và PTNT Chi nhánh TP.Long Xuyên, tên quốc tế là Agribank Long Xuyên, được cấp con dấu riêng, hoạt động riêng lẻ, hạch toán phụ thuộc tổ chức và hoạt động theo điều lệ của NHNN và PTNT Việt Nam. Hơn 10 năm, với chức năng “ Đi vay để cho vay” NHNN và PTNT Chi nhánh TP.Long Xuyên đã khai thác tốt và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn huy động để phát huy cho người dân trên địa bàn co nhu cầu vay vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, đơn vị luôn đồng hành cùng nhân dân TP.Long Xuyên, luôn ra sức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ban ngành trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn với phương châm “ NH và nông dân cùng nhau hướng tới tương lai “ Trung thực,kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”. Đơn vị luôn xem khách hàng là thượng đế, nhiệt tình hướng dẫn, quan tâm đến nhu cầu khách hàng, cùng với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, phong cách làm việc nhanh gọn, tận tình chu đáo, điểm quan trọng tại Chi nhánh là “ Tín” luôn đặt lên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Với vị trí thuận lợi, ngay trung tâm TP.Long Xuyên , tập trung đông dân cư, NHNN và PTNT Chi nhánh TP.Long Xuyên đã thuận lợi trong việc thu hút vốn nhàn rỗi, đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, cạnh 13 tranh lành mạnh với các tổ chức tín dụng trên địa bàn cùng thực hiện mục tiêu chung là ổn định và tăng trưởng kinh tế. 3.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Giám đốc PGĐ.Kinh doanh Phòng kế hoạch và kinh doanh PGĐ.Kế toán Phòng hành chính nhân sự PGD.Bình Khánh Phòng kế toán và ngân quỹ Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Agribank chi nhánh TPLX 3.1.3 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban - Giám đốc:Là người chỉ đạo trực tiếp, điều hành hoạt động kinh doanh theo quyền hạn và tiếp cận các chỉ thị cấp trên về phổ biến lại cho các cán bộ công nhân viên ngân hàng của mình. Có thể nói, ban giám đốc là bộ phận đầu não không thể thiếu trong công việc quản lý toàn bộ mọi hoạt động của ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng mà mình quản lý. - Phó Giám đốc: Là người hỗ trợ cho giám đốc, thay mặt Giám đốc điều hành công việc khi Giám đốc vắng mặt theo cơ chế uỷ quyền, chịu trách nhiệm báo cáo lại kết quả khi giám đốc trở về đơn vị. Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ tướng. Ngân hàng có hai Phó Giám đốc, trong đó một người chịu trách nhiệm về mãng tín dụng, một chịu trách nhiện về mãng kế toán và ngân quỹ. Cả hai cùng hỗ trợ Giám đốc trong việc điều hành toàn bộ mọi hoạt động của ngân hàng. - Phòng kế hoạch và kinh doanh tập trung thực hiện các nghiệp vụ sau: + Nghiên cứu xây dựng các chiến lược tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng. + Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng ,lựa chọn biện pháp an toàn và đạt hiệu quả cao. + Thẩm định đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. 14 + Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. + Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn,tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. - Phòng hành chính nhân sự Thực hiện hoạch toán theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Tổng hợp, thống kê, lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Làm dịch vụ thu, chi tiền mặt, quản lý ngân quỹ và các loại giấy tờ có giá, giấy tờ thế chấp, các dịch vụ chuển tiền nhanh, thanh toán tiền gửi cho khách hàng và nhận tiền gửi từ khách hàng. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Thực hiện nộp các khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước. Thực hiện việc giải ngân đối với khách hàng đi vay. - Phòng kế toán và ngân quỹ Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có nhiệm vụ thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các chương trình đã được Giám đốc phê duyệt Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể và giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chính mình. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam. Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân. Thực hiện cộng tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan. Đầu mối trong việc tham gia chăm lo đời sống vật chất, văn hoá – tinh thần và thăm lo thăm hỏi nhân viên lúc ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ nhân viên. 15 Xây dựng lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, công đoàn, chi nhánh trực thuộc trong địa bàn. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà Nước. 3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG 3.2.1 Chức năng Những kết quả về kinh tế của Thành Phố Long Xuyên đạt được trong những năm qua không thể không nói đến sự đóng góp quan trọng của hệ thống NHTM nói chung và NHNo& PTNT chi nhánh TPLX nói riêng. - Chức năng trung gian tài chính: đây là chức năng đặc trưng và cơ bản của NH, có ý nghĩa đặc biệt trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.chức năng này đc thể hiện wa việc NH huy động vốn và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kt,sau đó đem nguồn vốn này cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất,tiêu dùng,kinh doanh,…… - Chức năng trung gian thanh toán: chức năng này là sự kế thừa và phát huy chức năng thủ quỹ của các doanh nghiệp,tức là NH được nối mạng trong toàn hệ thống nên việc thực hiện chức năng này dễ dàng và nhanh chống. 3.2.2 Nhiệm vụ Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống mang tính khả thi, khả năng tài chính của đối tượng xin vay và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay. Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay, các dự án hoặc phương án vay nếu không hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật. Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng và trả nợ của khách hàng, chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng. Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo quy định của pháp luật. Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu giữa Ngân hàng và khách hàng không có thỏa thuận gì khác ngoài hợp đồng tín dụng thì Ngân hàng có quyền xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ theo quy 16 định của pháp luật hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình đối với Ngân hàng. 3.3 CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG Để đáp ứng nhu cầu về sự phát triển của nền kinh tế thị trường đồng thời nhằm đem lại lợi nhuận, NHNo&PTNT chi nhánh Thành phố Long Xuyên đã mở rộng và đa dạng hoá các loại hoạt động dịch vụ cụ thể như sau: Huy động vốn: bằng đồng VN và ngoại tệ (tiền gửi không hỳ hạn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước) +Tài khoản tiền gửi: NH nhận tiền gửi bằng VN đồng và Đôla Mỹ (USD) với lãi suất hấp dẫn, thủ tục đơn giản, hình thức phong phú, đa dạng có nhiều hình thức gửi tiền khách hàng có thể tham khảo và lực chọn hình thức gửi tiền thích hợp nhất cho kế hoạch tài chính của mình. +Tiết kiệm:đây là sản phẩm tiết kiệm mà khách hàng không đăng ký kỳ hạn gửi ban đầu,dùng để thanh toán, giao dịch, được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Cho vay: Cho vay ngắn,trung và dài hạn đối với các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế,các nông dân có nhu cầu vay vốn như: +Cho vay cá nhân,hộ gia đình:Agribank hân hạnh cung cấp sản phẩm tín dụng “cho vay mua sắm tiêu dùng vật dụng gia đình” tới quý khách hàng là hộ gia đình hoặc cá nhân có thu nhập ổn định và có khả năng tài chính trả nợ khoản đang có nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống và sinh hoạt như mua sắm hàng tiêu dùng,vật dụng gia đình. +Tín dụng Doanh nghiệp: Agribank hỗ trợ chi phí sản xuất,kinh doanh,dịch vụ,nhằm bù đắp thiếu hụt tài chính đối với quý khách hàng là DNNN, hợp tác xã, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, DN vốn đầu tư nước ngoài, DN tư nhân, Công ty hợp doanh, và các tổ chức có đủ điều kiện. Cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản: dịch vụ thẻ ATM, dịch vụ trả lương qua tài khoản, chi trả kiều hối, WESTERNUNION, dịch vụ séc, với mạng lưới rộng khắp cả nước, Agribank cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Các dịch vụ thanh toán khác +Dịch vụ bảo an tín dụng +Dịch vụ cầm đồ 17 +SMS banking, VNTOPUP, ATRANSFER, khách hàng có tài khoản tiền gửi tại NH có thể sử dụng các dịch vụ của NH theo quy định của NH +Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước như:cầm cố tài sản,bảo lãnh,chiết khấu,tái chiết khấu: Khách hàng có thể sử dụng dịnh vụ “thu ngân trong nước”, ”bảo lãnh vay vốn”, “chiết khấu, tái chiết khấu” khi khách hàng cá nhân là chủ sở hữu của Tín phiếu NHNN. 3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TP LONG XUYÊN QUA BA NĂM 2010 – 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU 2013. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của ngân hàng. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giúp nhà phân tích hạn chế được những khoản chi phí bất hợp lý, và từ đó có biện pháp nhằm khắc phục những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh trong kinh doanh góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng, làm cho ngân hàng ngày càng phát triển. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện qua ba nét chính là: Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận. Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh TPLX từ 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 64.856 101.803 103.772 36.947 56,97 1.969 1,93 Thu dịch vụ 1.432 1.649 1.375 217 15,15 (274) (16,62) Thu khác 6.420 4.637 5.422 (1.783) (27,77) 785 16,93 Tổng thu nhập 72.708 108.089 110.569 35.381 48,66 2.480 2,29 Trả lãi 48.371 79.137 77.870 30.766 63,60 (1.267) (1,60) Chi phí khác 11.566 12.457 12.807 891 7,70 350 2,81 Tổng chi phí 59.937 91.594 90.677 3.657 52,82 (917) (1,00) Lợi nhuận 12.771 16.495 19.892 3.724 29,16 3.397 20,6 Thu lãi cho vay Số tiền % Số tiền % Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank TPLX,2010,2011,2012 Ngân hàng tồn tại và phát triển dựa trên mục tiêu là lợi nhuận. Thu nhập của Ngân hàng được quyết định bởi lãi suất trên khoản cho vay, đầu tư và mức 18 lệ phí tiền vay, các khoản thù lao khác cho các dịch vụ. Bằng những nổ lực của chính Ngân hàng đã đem lại một kết quả tương đối tốt qua các năm. Dựa vào bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010 – 2012 tại NHNo & PTNT chi nhánh Thành phố Long Xuyên, ta thấy nhìn chung doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm của Ngân hàng biến đổi theo chiều hướng tốt, cụ thể như sau: * Về doanh thu: Nhìn chung thu lãi cho vay tại Ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, tăng qua 3 năm nhưng với tốc độ không ổn định. Năm 2011thu từ lãi cho vay tốc độ tăng là 57% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 1,93% so với cùng kỳ năm 2011.Nguồn thu từ lãi luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh thu, mặc dù vẫn có nguồn thu từ dịch vụ nhưng chưa lớn. Trong công tác cho vay, cán bộ NH đã có những hành động cụ thể để thu hút nhiều khách hàng mới cũng như duy trì những khách hàng hiện tại. CBTD cũng đã có những biện pháp, cách thức để nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả lãi và vốn cho NH, nguồn thu nhập của chi nhánh vẫn còn phụ thuộc vào thu hoạt động tín dụng, ngoài ra cũng có nguồn thu nhập khác từ dịch vụ, lãi tiền gửi, lãi từ kinh doanh ngoại tệ…..Trong năm chi nhánh đã cố gắng sử dụng nhiều biện pháp tích cực như thu hút nhiều khách hàng mới, tăng dư nợ tín dụng, tăng doanh số kinh doanh ngoại tệ và các nguồn thu khác…...nhằm khởi tăng nguồn thu, tạo thu nhập tăng tích luỹ ngày càng nhiều. Mặc dù thu nhập từ lãi cho vay chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của NH nhưng có xu hướng tăng nhẹ trong 3 năm qua. Điều này cũng góp phần nâng dần tỷ trọng thu nhập ngoài lãi suất lên, từng bước cải thiện tình hình cung cấp dịch vụ. Kết quả trên cho chúng ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của NH bên cạnh việc tăng trưởng thì còn quan tâm đến mục tiêu kinh doanh an toàn cho phù hợp với thông lệ quốc tế vì cung cấp dịch vụ không gặp rủi ro mất vốn như hoạt động cho vay. Doanh thu tăng chậm là do sự thay đổi lãi suất theo quy định của NHNN, tình hình biến động của thị trường trong nước và thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh tế của địa phương, cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng. * Về chi phí: đi đôi với thu nhập tăng thì chi phí của chi nhánh cũng tăng lên. Năm 2010, tổng chi phí là 59.937 triệu đồng, chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi. chiếm trên 65% tổng chi phí. Trong năm này chi nhánh thực hiện công tác hiện đại hoá, đầu tư mua sắm tài sản công cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, mở thêm phòng giao dịch Bình Khánh. Năm 2011, tổng chi phí hoạt động kinh doanh tăng 52,8% chi trả lãi tiền gửi và chiếm tỷ trọng cao nhất trên 70% tổng chi phí. Và các chi phí khác cũng tăng lên. Sang năm 19 2012, tổng chi phí của ngân hàng giảm. Nguyên nhân là do trong năm 2012, NHNN liên tục hạ lãi suất huy động nhằm kiềm chế lạm phát và ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp để tiết kiệm chi phí cho hoạt động kinh doanh, nhằm từng bước nâng cao lợi nhuận chung cho toàn chi nhánh. Từ năm 2010 – 2012 tín dụng tăng trưởng là do NH cần phải tăng cường huy động vốn đồng nghĩa với việc chi phí trả lãi tiền gửi cũng tăng theo nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của khách hàng. Nhưng đến năm 2012 chi phí đã giảm lại, do năm 2012 là năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với nhiều cung bậc khác nhau. “Trong năm 2012, NHNN đã có 6 lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay, nhằm ổn định kinh tế, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp và giải cứu nợ xấu cho Ngân hàng”. Do lãi suất huy động giảm nên nguồn vốn huy động cũng có xu hướng giảm theo, khi đó dòng tiền sẽ dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác. Đồng thời mức giảm này cũng không ảnh hưởng lớn đến việc thu hút tiền gửi vào hệ thống NH, bởi hiện nay thanh khoản của hệ thống đang được cải thiện và dư thừa. Chi phí khác ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí, từ bảng số liệu cho thấy các khoản chi khác có chiều hướng tăng lên qua các năm. Nguyên nhân là do NH phải hạ thấp chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào để thu hút các doanh nghiệp đi vay vốn và thu hút tiền nhàn rỗi. Nguyên nhân khác dẫn đến chi phí tăng là do vốn điều chuyển tại NH qua các năm tuy có giảm nhưng vẫn còn chiếm một tỷ trọng nhất định trong tổng nguồn vốn nên việc chi trả lãi cho nguồn vốn này vẫn còn chiếm một tỷ lệ trong tổng chi phí của NH, cho nên NH cần tăng vốn huy động từ khách hàng để giảm bớt chi phí, vì nguồn vốn này sẽ có chi phí thấp hơn so với nguồn vốn điều chuyển. *Về lợi nhuận: Ta biết lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Từ bảng trên ta thấy do hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có những dấu hiệu khả quan cùng với việc chú trọng quản lý chi phí nên lợi nhuận của NH cũng tăng đều qua các năm, năm 2011 lợi nhuận đạt 16.495 triệu đồng tăng 29,2% . Sang năm 2012 lợi nhuận tăng lên 3.397 triệu đồng. Năm 2012 là năm đặc biệt khó khăn đối với toàn hệ thống ngân hàng, kinh tế - xã hội của Thành phố Long Xuyên gặp nhiều khó khăn nhưng chi nhánh vẫn giữ vững tăng trưởng về lợi nhuận. Có được sự thành công này là do sự lãnh đạo đúng đắn và kịp thời của ban lãnh đạo ngân hàng và sự tận tâm, nhiệt tình trong công tác của tập thể cán bộ ngân hàng. Đồng thời cũng được sự hỗ trợ của ban ngánh có liên quan mà hiệu quả của ngân hàng được thể hiện trên các lĩnh vực về tài chính cũng như phúc lợi xã hội. 20 Bảng 3.2:Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh TPLX 6 tháng đầu 2012 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Thu lãi cho vay 6 tháng đầu năm 2012 Chênh lệch 2013 Số tiền % 54.465 56.037 1.572 2,89 882 743 (139) (15,76) 2.481 2.927 447 18,02 Tổng thu nhập 57.828 59.707 1.879 3,25 Trả lãi 42.338 42.049 (289) (0,67) Chi phí khác 6.665 6.917 252 4,45 Tổng chi phí 49.003 48.966 (37) (0,07) 8.825 10.741 1.916 21,7 Thu dịch vụ Thu khác Lợi nhuận Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank TPLX 2010,2011,2012 Trong 6 tháng đầu năm 2013, lãi suất huy động đã giảm từ mức 10% về mức 8%. Thông tin giảm lãi suất huy động đã được dự báo từ đầu năm nên có nhiều người dân đã mang tiền đến gửi tại NH từ những tháng đầu năm để có thể hưởng lãi suất huy động cao và điều hiển nhiên là người dân sẽ chọn những NH có uy tín để gửi tiền, trong đó có NHNo&PTNT chi nhánh TPLX. Vì vậy đã tạo cơ hội cho nguồn vốn của NH tăng lên, NH sẽ đem số tiền này đi cho vay. Song song đó, chi phí và doanh thu của NH cũng sẽ tăng theo. Kết quả là lợi nhuận 6 tháng đầu 2013 đã đạt 10741 triệu đồng, tăng 21,7% so với 6 tháng đầu năm 2012. 3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 3.5.1 Thuận lợi - Chi nhánh NHNO & PTNT chi nhánh Thành Phố Long Xuyên có trụ sở chính đặt tại trung tâm thành phố rất thuận tiện cho việc giao dịch với khách hàng. Ngân hàng đã xây dựng được mạng lưới công tác viên là cán bộ tín dụng trải khắp thôn ấp và cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn xã và có chi nhánh ở các xã. - Tình hình kinh tế xã hội của huyện có bước phát triển tương đối. - Lượng khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là khách hàng truyền thống tương đối ổn định nên mức độ tin cậy vào Ngân hàng càng cao. 21 - Đội ngũ cán bộ của Ngân hàng đã được đào tạo qua trường lớp phần lớn là đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ Đại học, luôn năng nổ và nhiệt tình trong công việc. - Có sự quan tâm của huyện ủy, UBND huyện trong việc đề ra, chính sách phát triển kinh tế trên địa bàn huyện và có sự hỗ trợ chặt chẽ Chính quyền đoàn thể xã, ấp. - Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và nguyên tắc chế độ của ngành từng bước phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. 3.5.2 Khó khăn Song song với những thuận lợi thì hoạt động của Ngân hàng cũng có những khó khăn vướng mắc nhất định. - Mặc dù kinh tế xã hội tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tuy nhiên cũng còn nhiều khó khăn vướng mắc, giá cả hàng tiêu dùng, giá vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng luôn tăng vọt, giá cả hàng nông sản không ổn định, thi trường tiêu thụ bấp bênh gây khó khăn cho nhà sản xuất. Từ đó gây khó khăn cho khả năng trả nợ của khách hàng. - Các chương trình dự án tại địa phương còn nhỏ bé, mới lạ đối với người dân nên việc mở rộng đầu tư gặp không ít khó khăn. - Nguồn vốn huy động có tăng nhưng chưa ổn định và bền vững, lãi suất bình quân đầu vào cao nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh - Các tổ chức tín dụng khác xâm nhập địa bàn nông thôn ngày càng nhiều, việc cạnh tranh ngày càng gay gắt làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh TP Long Xuyên. - Do ngành nghề cho vay chủ yếu là nông nghiệp nông thôn, việc đầu tư mở rộng tín dụng của Ngân hàng chịu ảnh hưởng đến kết quả vụ thu hoạch lúa, nạn nông dân mất mùa, giá hàng hóa nông sản không ổn định, dịch bệnh xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động Ngân hàng - Việc huy động vốn và số lượng cho vay của Ngân hàng… trình độ của đại bộ phận nông thôn còn hạn chế nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. - Năng lực quản lý điều hành một số mặt còn hạn chế, việc kết hợp giữa huy động vốn và đầu tư tín dụng, xử lý nợ thu tài chính chưa chặt chẽ và đồng bộ. 3.6 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐẦU TƯ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG. 22 3.6.1 Những chỉ tiêu chủ yếu NH đã và luôn đặt ra định hướng hoạt động cho năm tiếp theo để các cán bộ phòng kế hoạch kinh doanh nói riêng và nhân viên ngân hàng nói chung cố gắng phấn đấu duy trì thành quả đạt đc và tiếp tục phát huy, phát triển nh ngày càng thịnh vượng. Dưới đây là những định hướng được đặt ra cho toàn hoạt động ngân hàng trong năm tới, năm 2013: Tiếp tục phát huy thành quả năm 2012, huy động vốn đến 466 tỷ nội tệ và 722.000 USD Từ kết quả hoạt động của năm 2012, ngân hàng sẽ cố gắng để tăng dư nợ cho vay thêm 9%, nghĩa là dư nợ ở mức sắp xỉ 715 tỷ; trong đó, vốn trung, dài hạn chiếm tối thiểu 20%, do đặt điểm hoạt động của ngân hàng nên dư nợ nông nghiệp nông thôn dự kiến vẫn chiếm trên 50%. Cố gắng thẩm định tốt các hồ sơ vay vốn cũng như xử lý các khoản cho vay mà khách hàng chứa hoàn trả cho ngân hàng để giữ nợ xấu dưới 2% trên tổng dư nợ cho vay. Ngoài việc phát triển các khoản cho vay, các nhân viên ngân hàng cũng sẽ tổ chức hoạt động dịch vụ tốt hơn để có thể tìm kiếm thêm khách hàng để tăng các khoản thu ngoài tín dụng, dự kiến sẽ đạt mức 1.56 tỷ, tăng 20% so với 2012. Phát hành thêm 1500 thẻ. Đảm bảo có quỹ thu nhập để chi lương và có tích luỹ. 3.6.2 Biện pháp tổ chức thực hiện * Về công tác huy động vốn Vẫn luôn là nhiệm vụ và mục tiêu trọng tâm hàng đầu của chi nhánh, tiếp tục khẳng định phương châm trong chỉ đạo điều hành là “không có nguồn vốn huy động lớn sẽ không có một ngân hàng mạnh”. Tiếp tục và thường xuyên tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng các dịch vụ mà ngân hàng đang triển khai thực hiện. Thường xuyên giáo dục, xây dựng và hình thành trong từng cán bộ viên chức lề lối làm việc khoa học, nhanh nhẹn, chính xác, ngôn phong, tác phong phục vụ ân cần, niềm nở, lịch sự, tế nhị. Tiếp tục phát động thi đua huy động vốn, gắn khen thưởng đạt và vượt chỉ tiêu. * Về công tác tín dụng 23 Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng với quan điểm “chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của đơn vị”. Việc cho vay phải đảm bảo đúng quy trình của chế độ tín dụng, có kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa những sai sót làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Trong công tác xử lý nợ, phân công cụ thể những món nợ tồn đọng cho từng cán bộ tín dụng để thường xuyên theo dõi, bám sát và xử lý kiên quyết nhằm đạt hiệu quả cao. Thực hiện tốt việc trích lập dự phòng rủi ro theo đúng chế độ quy định và tích cực thu nợ đã xử lý rủi ro nhằm lành mạnh hoá, nâng cao hiệu quả tín dụng. Đồng thời, cố gắng xử lý giảm nhanh nợ quá hạn mới phát sinh tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến tình hình tài chính của chi nhánh. * Công tác khác Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế và chỉnh sửa những sai sót phát hiện qua kiểm tra, phúc tra nhằm làm đúng theo chế độ, thể lệ của ngành cũng như pháp luật của Nhà nước. Phối hợp với các đoàn thể phát động thi đua khen thưởng nhằm động viên khuyến khích cán bộ viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tập trung công tác đào tạo kỹ năng – nghiệp vụ, vận hàng, đào tạo tác nghiệp, đào tạo quản lý quản trị kinh doanh, đào tạo chuyên sâu, chuyên ngành chuyên gia cho từng lĩnh vực, đào tạo cho hội nhập và gửi đào tạo ở nước ngoài những cán bộ tâm huyết để kế tục thế hệ lãnh đạo. Đối với cách thức quản lý – quản trị kinh doanh – quản trị điều hành tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế của NHTM hiện đại, kiểm soát được rủi ro trong giới hạn và thông lệ chung, quản lý tài sản Nợ - tài sản Có hữu hiệu để đạt kết quả kinh doanh cao. Gắn tăng trưởng dịch vụ với công nghệ hiện đại. 24 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ LONG XUYÊN 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG Bất kỳ một NH nào muốn bắt đầu và duy trì hoạt động kinh doanh thì việc đầu tiên là phải có được nguồn vốn. Bởi nguồn vốn đóng một vai trò quan trọng, là điều kiện cần và đủ cho sự phát triển của NH. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, các NHTM nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh TTPLX nói riêng luôn chú trọng đến công tác tạo lập và giữ vững sự ổn định của nguồn vốn nhằm đảm bảo sự duy trì và phát triển các hoạt động kinh doanh. 4.1.1 Phân tích nguồn vốn của Agribank Chi nhánh TPLX Trong hoạt động kinh doanh của NH thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Muốn hoạt động có hiệu quả, việc đầu tiên mà các NH cần phải thực hiện là tạo ra một nguồn vốn ổn định để đảm bảo khả năng thanh toán và cung cấp tín dụng đạt hiệu quả cao. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp NH luôn có đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng. Đồng thời nó giúp hoạt động kinh doanh của NH đạt hiệu quả cao, góp phần làm giảm chi phí tăng lợi nhuận cho NH. Ngoài vốn tự có và vốn đi vay của các NH khác, vốn tỷ trọng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn ở các NHTM nói chung và NHNo&PTNT Chi nhánh TP.Long Xuyên nói riêng. Sau đây là tình hình nguồn vốn của chi nhánh trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2012 – 2013. Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của Agribank TPLX qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch 2012 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền Vốn huy động 321.916 358.114 411.548 36.198 11,24 Vốn điều hoà 198.000 291.000 259.000 93.000 46,97 (32.000) (11,00) Tổng nguồn vốn 519.916 649.114 670.548 129.198 24,85 53.434 % 21.434 14,92 3,3 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT TPLX 2010,2011,2012 Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn của NH tăng dần qua ba năm. Trong khi đó NH có xu hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động và giảm 25 tỷ trọng vốn điều hoà. Điều này cho thấy NH quan tâm thu hút nguồn vốn từ dân cư để đầu tư lại nền kinh tế, chủ yếu là nông nghiệp nông thôn. Vốn huy động là nguồn vốn có xu hướng tăng dần qua các năm, tỷ trọng trên tổng nguồn vốn đã vượt hơn 50%. Nguyên nhân là do trong năm 2012 NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ dẫn đến việc tăng lãi suất rất cao để huy động vốn, đồng thời trên địa bàn tỉnh, nhà nước thực hiện đền bù giải toả cho các hộ có đất nằm trên các công trình đê điều và quốc lộ nên việc huy động vốn trong dân cư có điều kiện được tăng cao. VHĐ tăng lên giúp NH chủ động hơn trong vấn đề cho vay do không cần chờ xin vốn điều hoà. Lợi nhuận tăng cao do VHĐ trả lãi thấp hơn so với chi phí sử dụng vốn phải trả cho NH cấp trên khi sử dụng vốn điều hoà. Việc chuyển đổi cơ cấu tổng nguồn vốn hiện nay của NH là sự nổ lực rất lớn từ đội ngũ, cán bộ công nhân viênNHNo&PTNT Chi nhánh TP.Long Xuyên. Nhưng cũng cần phải nhìn lại nguồn VHĐ của năm 2012 có phần không ổn định, vì một số hộ gửi do lãi suất bấy giờ tăng cao, một số hộ nhận tiền đền bù chưa có yêu cầu sử dụng ngay, nên khả năng khi lãi suất giảm và hết kỳ hạn gửi, nguồn vốn này sẽ có xu hướng giảm. Do đó NH cần phải có biện pháp tích cực trong việc tuyên truyền vận động nhằm giữ số dư, giữ khách hàng và tăng khách hàng mới thì nguồn vốn huy động mới bền vững và phát triển. VHĐ tăng nhưng vẫn sử dụng vốn điều chuyển từ NH Tỉnh là do nhu cầu vay vốn và chi phí trang trải cung cấp các dịch vụ thẻ, ATM,…tăng cao nhưng khả năng HĐV của NH chưa tăng kịp với nhu cầu vốn. Khả năng cạnh tranh trong việc HĐV còn hạn chế do trên địa bàn các NHTM hoạt động rất nhiều và NH phải tuân thủ các văn bản chỉ đạo của NHNN và NHNo&PTNT VN. Nguồn vốn cũng không kém phần quan trọng đó là vốn điều hoà từ Hội Sở. Trong khi NH không đáp ứng đủ nguồn vốn cho hoạt động của NH thì nguồn vốn từ Trung Ương là rất cần thiết. Nhìn chung qua ba năm tỷ trọng vốn điều hoà tăng giảm không ổn định. Đây là tín hiệu khả quan cho NH vì cho thấy nguồn vốn huy động của NH ngày càng được nâng cao. Có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Từ đó giúp NH chủ động được nguồn vốn. 26 Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của Agribank TPLX 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Đơn vị tính:triệu đồng CHỈ TIÊU 6 tháng đầu năm 2012 2013 Chênh lệch Số tiền % Vốn huy động 391.591 442.236 50.645 12,93 Vốn điều hoà 258.250 269.942 11.692 4,53 Tổng nguồn vốn 649.841 712.178 62.337 9,59 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank TPLX 6 tháng 2012 - 2013 Dựa vào số liệu trên, ta thấy tình hình nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2013 tăng nhẹ và đạt 9,59% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong 6 tháng đầu 2013 lãi suất liên tục sụt giảm, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn là nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 tuy nhiên nhờ có nhiều chương trình tặng quà, tri ân khách hàng tạo nên sự thân thiết giữa khách hàng với Agribank. Trong 2010 – 2012 vốn điều hoà giảm nhưng đến 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 tăng nhẹ. Nguyên nhân là do người dân vẫn làm nghề nông, thu hoạch theo mùa vụ, còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế mà khả năng tài chính cũng như thu nhập chưa ổn định, nên nguồn vốn mà NH có thể huy động chỉ là con số khiêm tốn. Trong khi đó, để cải thiện kinh tế vùng, Nhà nước khuyến khích người dân tăng gia sản xuất, làm tăng nhu cầu vốn của vùng tăng lên khá cao. Do đó, để có thể đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, giúp đỡ người dân có vốn kinh doanh thì bên cạnh vốn huy động của mình, bắt buộc NH phải xin vốn điều chuyển từ cấp trên. Tuy chi phí bỏ ra sẽ cao hơn, nhưng để phục vụ nhu cầu vốn người dân, mặt khác để giữ vững thị phần tín dụng cũng như niềm tin bền vững từ khách hàng thì việc NH có nguồn vốn điều chuyển cao là điều đáng chấp nhận. 4.1.2 Tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng Agribank TPLX Vốn huy động là nguồn tiền quan trọng mà NH cần khai thác nhằm tạo lập nguồn vốn để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tín dụng của NH. Nhận thức được tầm quan trọng đó, NHNo&PTNT chi nhánh TPLX đã có những chính sách để thu hút, gia tăng các khoản tiền gửi từ người dân. 27 Bảng 4.3 Tình hình huy động vốn của Agribank TPLX qua 3 năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Tiền gửi từ dân cư 316.505 348.605 392.129 32.100 10,14 43.524 12,49 + Nội tệ 288.628 329.861 379.567 41.233 14,29 49.706 15,07 Tiền gửi < 12 tháng 203.746 238.429 202.493 34.683 17,02 (35.936) (15,07) Tiền gửi > 12 tháng 84.882 91.432 177.074 + Ngoại tệ 27.877 18.744 Tiền gửi < 12 tháng 19.451 Tiền gửi > 12 tháng 7,72 85.642 93,67 12.562 (9.133) (32,76) (6.182) (32,98) 12.024 8.738 (7.427) (38,18) (3.286) (27.33) 8.426 6.720 3.824 (1.706) (20,25) (2.896) (43,10) Tiền gửi từ TCTD 120 176 78 56 46,67 (98) (55,68) Tiền gửi từ TCKT 5.291 9.333 19.341 4.042 76,70 10.008 107,23 321.916 358.114 411.548 36.198 11,24 53.434 14,92 Tổng vốn huy động 6.550 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank TPLX 2010 – 2012 * Tiền gửi từ dân cư luôn đóng một vai trò rất quan trọng vào việc tăng trưởng nguồn vốn của NH và thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động của NH. Tiền gửi từ dân cư tăng liên tục qua các nămNăm 2010, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế lạm phát tăng cao nên khách hàng lựa chọn kênh đầu tư khác thay vì gửi vào NH. Năm 2011, tăng 10,14% so với năm 2010, năm 2012 tăng so với 2011. Nguyên nhân là do chi nhánh đã sử dụng rất nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn như tiết kiệm có dự thưởng, khuyến mãi như: quay số trúng thưởng trong đợt phát hàng kỳ phiếu năm 2010, cho mùa vàng bội thu năm 2011……kết hợp với uy tín của NH làm cho có nhiều khách hàng có lòng tin hơn trong việc gửi gắm tài sản của mình, tạo niềm tin nơi khách hàng và hứa hẹn doanh số huy động vốn ngày càng tăng trong giai đoạn tới. * Tiền gửi từ TCTD có sự biến động. Năm 2010 sang 2011 tăng 46,67% nhưng đến năm 2012 giảm 55,68%. Nguyên nhân là do năm 2011 tình hình kinh tế chính trị thế giới và khu vực biến động khá phức tạp nên việc gửi tiền để đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng ở TCTD tăng. Năm 2012, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên TCTD phải đảm bảo khả năng thanh toán và mối quan hệ của NH với các NH khác chưa được mở rộng nên tiền gửi của TCTD năm 2012 giảm xuống đáng kể. Với phương châm “khách hàng là 28 thượng đế” NH luôn đáp ứng tốt nhất trong khả năng của mình cho mọi nhu cầu của khách hàng * Trong năm 2011 tiền gửi của TCKT năm 2011 tăng 76,70% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 107,2% so với 2011. Đây đa số là khoản tiền nhàn rỗi của TCKT, là khoản tiền mà người gửi có thể rút ra bất kỳ thời gian nào mà không cần thông báo trước. Mục đích của loại tiền gửi này đối với các DN là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản, thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chi trả lương cho nhân viên của DN, đồng thời hạn chế được chi phí tổ chức thanh toán, bảo quản tiền và vận chuyển tiền. Nắm rõ được những lợi ích đó nên số lượng DN gửi tiền càng tăng lên. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Chi nhánh TPLX đã có những chuyển biến tích cực và chất lượng ngày càng được nâng cao, các nguồn VHĐ mở rộng và tăng trưởng với nhiều loại kỳ hạn gửi tiền đa dạng và phương thức trả lãi linh hoạt, thực hiện nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi, năm 2013 là năm NH kỷ niệm 25 năm ngày thành lập NHNo&PTNT VN, cùng các chương trình rút thăm trúng thưởng,…đã tạo điều kiện tăng nguồn vốn huy động cho NH được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.4 Tình hình huy động vốn của Agribank TPLX 6 tháng đầu năm Đơn vị tính: triệu đồng 2012 - 2013 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 2013 Chênh lệch Số tiền % Tiền gửi từ dân cư 376.504 418.310 41.806 11,10 + Nội tệ 366.476 401.526 35.050 9,56 Tiền gửi < 12 tháng 190.560 289.346 98.786 51,84 Tiền gửi > 12 tháng 175.916 112.180 (63.736) (36,23) 10.028 16.784 6.756 67,37 Tiền gửi < 12 tháng 6.433 10.719 4.286 66,63 Tiềngửi > 12 tháng 3.595 6.065 2.470 68,71 Tiền gửi từ TCTD 34 82 48 141,18 Tiền gửi từ TCKT 15.053 23.844 8.791 58,4 Tổng vốn huy động 391.591 442.236 50.645 12,93 + Ngoại tệ (USD) Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh của Agribank TPLX 6 tháng 2012-2013 So với 6 tháng đầu năm 2012, tổng vốn huy động trong 6 tháng đầu năm 2013 có sự tăng lên. Đặc biệt trong đó tiền gửi của dân cư có sự tăng mạnh, trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012, tốc độ tăng 11,10%. Lượng tiền gửi này tăng cao chủ yếu là do tiền gừi dưới 12 tháng tăng cao 29 trong 6 tháng đầu 2013 - 2012 tương ứng 51,84%. Trong khi đó, tiền gửi của TCTD và TCKT tăng lên không đáng kể. Điều này cho thấy NH đang tăng cường công tác huy động vốn, nhân viên thu ngân luôn niềm nở, tận tình giải đáp những khó khăn của khách hàng, khuyến khích các TCKT, các cơ quan hành chính trả lương qua tài khoản. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng kết hợp phòng kế toán ngân quỹ đến từng gia đình ở nông thôn sau khi mùa vụ kết thúc để động viên họ gửi tiền tiết kiệm, luôn thu thập thông tin và tiếp thu những phản ánh của khách hàng nhằm rút kinh nghiệm. 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà NH cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của DSCV phản ánh quy mô tăng trưởng hoạt động tín dụng 4.2.2.1 Doanh số cho vay theo thời hạn Từ biểu đồ ta thấy DSCV theo thời hạn cứ tăng lên từ năm 2010 – 2012. Điều này đã thể hiện được bước đột phá quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng TD đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho NH, vị thế của NH ngày càng vững mạnh tạo được lòng tin đối với khách hàng, thu hút ngày càng đông khách hàng đến giao dịch với NH. Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo thời hạn của Agribank TPLX qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng DSCV Chênh lệch 2011/2010 Năm Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % 810.917 1.062.012 1.245.862 251.095 30,96 183.850 17,31 38.419 31.051 44.653 (7.368) (19,18) 13.602 43,81 849.336 1.093.063 1.290.515 243.727 28,70 197.452 18,06 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TPLX 2010 – 2012 * Cho vay ngắn hạn: Trong cơ cấu cho vay chia theo thời hạn thì DSCV luôn chiếm tỷ trọng cao (luôn trên 95%). Năm 2010 chiếm tỷ trọng 95,48%, năm 2011 tăng 30,96%, sang 2012 là 17,31% Đạt được kết quả trên là do các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn làm ăn có hiệu quả, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Vì thế họ tiếp tục đầu tư sản xuất, mở rộng quy 30 mô kinh doanh nên nhu cầu vốn ngày càng tăng. Bên cạnh đó thì đời sống của người dân được cải thiện nên họ có đến NH để xin bổ sung để mua xe, xây nhà,…cộng với diện tích nuôi thuỷ sản không ngừng tăng lên, CBTD ngày càng nâng cao trình độ nghiệp vụ, phong cách phục vụ ngày càng chuyên nghiệp hơn tạo được mối quan hệ thân thiết giữa NH và khách hàng. Mặt khác, do mục đích cho vay ngắn hạn tại NH là hỗ trợ cho vốn lưu động cho các đơn vị sản xuất bổ sung vốn kinh doanh, hỗ trợ vốn cho bà con nông dân phát triển chăn nuôi và tiêu dùng cá nhân. Dùng vốn TD để tài trợ cho các nhu cầu vay ngắn hạn sẽ giúp NH đảm bảo tính thanh khoản cho đồng vốn và đem lại an toàn hơn trong hoạt động cho vay. * Cho vay trung và dài hạn: Cho vay trung và dài hạn của NH tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2010, NH cho vay 38.491 triệu. Sang năm 2011 đạt 9,18% so với năm 2010, đến năm 2012 DSCV tăng trở lại đạt 43,81% so với 2011. Nguyên nhân là do sự ảnh hưởng của cuộc khủng kinh tế thế giới từ năm 2008 và vừa chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà Nước, NH đã thực hiện theo sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Tỉnh giảm cho vay đối với loại hình này để hạn chế rủi ro. Tuy nhiên xét về tỷ trọng cho vay trung – dài hạn trong tổng DSCV hầu như không có biến động nhiều vẫn chiếm 3% tổng DSCV là do ban lãnh đạo NH có chủ trương hạn chế cho vay trung – dài hạn, tăng cường cho vay ngắn hạn nhằm để hạn chế được nhiều rủi ro cho NH, đồng thời sự tăng nhanh của nền kinh tế làm cho nhu cầu vốn ngắn hạn tăng nhanh. Ngoài ra, do một số DNTN, các TCKT hoạt động kém hiệu quả, đồng vốn chưa quản lý chặt chẽ nên NH còn thận trọng trong việc xét duyệt cho vay khi bên vay không có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, không có mục đích sử dụng vốn rõ ràng. Bảng 4.6 Doanh số cho vay theo thời hạn của Agribank TPLX 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng DSCV 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2012 2013 Số tiền % 678.176 752.765 74.589 11,00 36.613 44.113 7.500 20,48 714.789 796.878 82.089 11,48 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TPLX 6 tháng 2012 – 2013 DSCV theo thời hạn của NHNo&PTNT chi nhánh TPLX trong 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 có chiều hướng tăng, cụ thể DSCV ngắn hạn ngày càng tăng từ 678.176 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm 2012 lên 752.765 triệu đồng 31 trong 6 tháng đầu năm 2013, nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng đặc biệt là khách hàng cá nhân vay cho mục đích sản xuất nông nghiệp ngắn hạn. Bên cạnh DSCV trung và dài hạn cũng có xu hướng tăng từ 36.613 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm 2012 lên 44.113 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm 2013. Tóm lại trong thời gian qua DSCV của NH không ngừng tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên trong DSCV ngắn hạn (chiếm tỷ trọng ngày càng cao) 4.2.1.2 Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng Tình hình tín dụng của Agribank Chi nhánh TP.Long Xuyên xét theo đối tượng khách hàng thực hiện cho vay chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân,DNVVN và đối tượng khách hàng khác. Trong đó chủ yếu là cho vay hộ gia đình,cá nhân chiếm tỷ trọng trên 65% qua các năm. Bảng 4.7 Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng của Agribank TPLX qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Hộ gia đình, cá nhân 627.269 739.289 853.927 112.020 17,86 114.638 15,51 DNVVN 147.673 253.206 403.976 105.533 71,47 150.770 59,54 74.394 100.568 32.612 26.174 35,18 (67.956) (67,57) 849.336 1.093.063 1.290.515 243.727 28,70 197.452 18,06 Đối tượng khác Tổng DSCV Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TPLX 2010 - 2012 + Hộ gia đình, cá nhân: là đối tượng cho vay chủ yếu của NH để bổ sung nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất, kinh doanh của hộ sản xuất. Khi sử dụng vào sản xuất, kinh doanh thì các hộ sản xuất thường đưa vốn vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, bên cạnh đó là sử dụng vốn cho tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ….và kết quả sản xuất kinh doanh thường phụ thuộc vào thời tiết, tình hình dịch bệnh, giá cả nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ, chính những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng nhu cầu vay vốn của hộ trong giai đoạn 2010 – 2012, DSCV của hộ gia đình tăng liên tục qua các năm trong đó tăng mạnh nhất là năm 2011 đạt 17,86% đến năm 2012 tiếp tục tăng 15,51%. Nguyên nhân tăng lên là do: đời sống của người dân được cải thiện, họ có nhu cầu xây nhà, mua xe càng nhiều. Cho nên họ tìm đến NH để bổ sung nguồn vốn bị thiếu hụt. Mặt khác, do đa dạng hoá cây trồng, giảm diện tích trồng lúa, tăng mạnh diện tích cây hoa màu, cây công nghiệp. Tiềm năng 32 thuỷ sản được phát huy mạnh mẽ, đặc biệt là diện tích nuôi cá không ngừng tăng lên. Chính vì vậy mà các hộ gia đình cũng tìm đến NH để hỗ trợ vốn. + DNVVN: đây là đối tượng được NH chú ý cho vay trong thời gian gần đây với DSCV tăng qua từng năm. Nguyên nhân là do NH đang mở rộng qui mô tín dụng trên địa bàn, do đó bên cạnh tiếp tục cho vay khách hàng truyền thống là hộ nông dân, cá nhân thì NH đang mở rộng đối tượng sang các DNVVN, trong thời gian qua các DN thành lập trên địa bàn tăng nhanh nhưng do nhu cầu vốn chưa cao. + Đối tượng khách hàng khác: Cho vay các đối tượng khác cũng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng cơ cấu cho vay (dưới 10%) và doanh số cũng tăng giảm qua các năm. Tuy Tỉnh An Giang chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nhưng những năm gần dây vùng đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh các hoạt động công nghiệp, thương mại dich vụ, các công ty, doanh nghiệp tư nhân cũng hình thành nhiều. Vì vậy mà nguồn vốn cho vay của các thành phần này cũng có xu hướng tăng dần. Bảng 4.8 Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng của Agribank TPLX 6 tháng đầu 2012 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 2013 Chênh lệch Số tiền % Hộ gia đình, cá nhân 415.520 480.121 64.601 15,55 DNVVN 270.465 298.147 27.682 10,23 28.804 18.610 (10.194) (35,39) 714.789 796.878 82.089 11,48 Đối tượng khác Tổng DSCV Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TPLX 6 tháng 2012 – 2013 Trong 6 tháng đầu 2012 – 2013 thì cả DSCV hộ sản xuất, DNVVN đều tăng còn các thành phần kinh tế khác thì giảm, trong đó cho vay DNVVN luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của hộ sản xuất và thành phần kinh tế khác. Cụ thể, DSCV hộ sản xuất tăng từ 415.520 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm 2012 lên 480.121 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm 2013 và DSCV DNVVN cũng đã tăng trong 6 tháng đầu năm 2012 lên 298.147 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do những tháng đầu năm 2012 – 2013 tình hình kinh tế tương đối ổn định nên nhu cầu của hỗ sản xuất, doanh nghiệp không ngừng tăng lên, đặc biệt là doanh nghiệp được tạo điều kiện để vay vốn NH qua đó tiếp tục sản xuất. 4.2.1.3 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế 33 Việc phân chia theo ngành kinh tế rất quan trọng đối với NH vì qua đó giúp NH thấy được tình hình cho vay hiện tại có phù hợp hay không với định hướng của NH và định hướng phát triển kinh tế của địa phương. Bảng 4.9 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Agribank TPLX qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 Năm Chỉ tiêu 2010 Nông-lâm nghiệp 2011 2012 Số tiền % Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % 19.302 22.057 29.919 2.755 14,27 7.862 35,64 189.372 257.016 291.490 67.644 35,72 34.474 13,41 Tiểu thủ công nghiệp 15.595 18.554 30.718 2.959 18,97 12.164 65,56 Thương mại dịch vụ 365.595 561.460 770.113 195.865 53,57 208.653 37,16 Cho vay tiêu dùng 143.774 100.260 49.190 (43.514) (30,27) (51.070) (50,93) Ngành khác 115.698 133.716 119.085 18.018 15,57 -14.631 -10,94 Tổng DSCV 849.336 1.093.063 1.290.515 243.727 28.,70 197.452 18,06 Thuỷ sản Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TPLX 2010 - 2012 + Nông – lâm nghiệp: An Giang nhiều năm liền là vựa lúa lớn nhất ĐBSCL nên những khoản mà NH cho vay chủ yếu để trồng lúa và chăn nuôi. Ta thấy DSCV ở lĩnh vực này tăng liên tục qua 3 năm nhưng chiếm tỷ trọng rất thấp do đặc thù của TPLX là thương mại dịch vụ, thêm nữa sản xuất nông nghiệp thì nhu cầu sử dụng vốn ít. Cụ thể trong năm 2010 DSCV đạt 19302 triệu đồng, sang 2011 tăng 2.755 triệu đồng. Đến 2012 tăng 7.862 triệu đồng so với 2011, nguyên nhân là do NH có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp như ưu đãi về lãi suất. + Thuỷ sản: đây là nguồn vốn cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu mua tôm giống, cá giống, thức ăn, thuốc ngừa bệnh và các chi phí khác phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. Địa bàn An Giang nổi tiếng với ngành nghề nuôi trồng thuỷ sản, khi nhắc đến nghề nuôi cá tra, cá basa trên sông, đó là thế mạnh của An Giang cũng như TPLX. Do tính phổ biến và thói quen của người dân nên ngành thuỷ sản diễn ra sôi nổi nên nhu cầu sử dụng vốn của người dân ngày càng tăng chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV, cụ thể năm 2011 tương đương 35,72% so với 2010, đến năm 2012 tăng 13,41% so với 2011 nhưng tốc độ tăng trưởng giảm so với năm 2011. Nguyên nhân là do xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường Mỹ có nhiều bất ổn và bị đánh thuế chống phá giá làm ảnh hưởng không nhỏ đến người dân. 34 + Tiểu thủ công nghiệp – ngành công nghiệp: nhìn qua 3 năm DSCV thuộc lĩnh vực này tăng. Năm 2010 đạt 15.595 triệu đồng sang 2011 là tăng 18,97% so với năm 2010, đến năm 2012 tăng 65,56% so với 2011. Nguyên nhân do ngành tiểu thủ công nghiệp là một ngành nghề đòi hỏi sự khéo léo và mất nhiều thời gian mà người dân chủ yếu là làm nông nghiệp nên có nhiều thời gian. Lĩnh vực nông nghiệp cũng ngày càng phát triển hỗ trợ cho sự phát triển công nghiệp nhẹ của tỉnh. + Thương mại dịch vụ: trong những năm qua, NHNo&PTNT TPLX đã và đang đẩy mạnh hoạt động cho vay ở nhóm ngành thương mại dịch vụ đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lưu động thường xuyên để hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đây là thế mạnh của thành phố trung tâm đầu nối của tỉnh nên thương mại dịch vụ rất phát triển chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSCV. Năm 2011 tăng 195.865 triệu đồng tương đương 53,57%, đến năm 2012 tăng 37,16% so với 2011. Hiện nay Tỉnh đang nổ lực phát triển thương mại dịch vụ, giao thông, mở rộng thị trường và xúc tiến cơ hội giao thương đa chiều với các nước trong khu vực, các doanh nghiệp đã bắt được xu hướng phát triển nên nhu cầu sẽ tăng trong thời gian tới. + Cho vay tiêu dùng Nhìn chung nhu cầu vay vốn của người dân qua 3 năm đều giảm, năm 2010 doanh số đạt 143.774 triệu đồng, đến năm 2012 giảm xuống còn 51.070 triệu đồng. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên thu nhập của người dân giảm xuống, lạm phát tăng cao làm sức mua của người dân giảm xuống. + Cho vay ngành khác: ngoài việc đầu tư vào các nhóm ngành chủ lực trên, thì NH còn chủ động cho vay các ngành nghề khác nhằm làm tăng DSCV hàng năm như: cho vay đầu tư xây dựng nhà để phục vụ sản xuất, nhà ở phương tiện đi lại, mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp,…Tuy nhiên ở nhóm ngành này thì DSCV có xu hướng giảm qua các năm và chiếm tỷ trọng trên 9%. Điều này đã khẳng định NHNo&PTNT Chi nhánh TP.Long Xuyên luôn cố gắng làm tốt công tác cho vay, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ để tiếp cận tất cả các đối tượng khách hàng trong địa bàn nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro cho NH. Với niềm tự hào là NH gần gũi thân thiện, tạo được lòng tin bền vững cho khách hàng vì vậy mà DSCV của NH luôn ở mức cao và ổn định. 35 Bảng 4.10 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Agribank TPLX 6 tháng đầu 2012 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Nông-Lâm nghiệp 6 tháng đầu năm 2012 2013 Chênh lệch Số tiền % 17.809 18.157 348 1,95 171.505 187.405 15.900 9,27 Tiểu thủ công nghiệp 15.016 26.588 11.572 77,06 Thương mại dịch vụ 364.382 467.851 103.469 28,40 Cho vay tiêu dùng 64.639 28.563 (36.076) (55,80) Ngành khác 81.438 68.314 (13.124) (16,10) 714.789 796.878 82.089 11,48 Thuỷ sản Tổng Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank TPLX 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Tình hình DSCV trong 6 tháng đầu năm 2013 có chiều hướng gia tăng nhưng tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012, cho vay nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 348 triệu đồng (1,95%) so với 6 tháng đầu năm 2012, đây là thời điểm đầu năm người dân cần vốn để sản xuất vụ đông xuân nên doanh số vay sẽ tăng hơn vào thời điểm cuối năm. Cho vay ngành thuỷ sản trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 9,27% so với 6 tháng đầu năm 2012 do nhu cầu vay vốn để nuôi cá của người dân ngày càng tăng. Thương mại dịch vụ tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2013, do một số doanh nghiệp không xoay kịp đồng vốn để đáp ứng khâu nguyên liệu đầu vào nên vay vốn NH để đáp ứng sự thiếu hụt tạm thời đó. Về cho vay đời sống trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm 55,80% so với 6 tháng đầu năm 2012 do giá cả ảnh hưởng không ngừng tăng, nên chi tiêu của người dân ngày càng gặp khó khăn trong khi nguồn thu nhập chưa kịp thời đáp ứng. 4.2.2 Phân tích tình hình thu nợ Một trong những nguyên tắc cơ bản của tín dụng là sự hoàn trả. Nếu đồng vốn của NH sau một thời gian đầu tư đã được cam kết trong hợp đồng mà không được hoàn trả (bao gồm cả gốc và một khoản lãi theo cam kết) thì NH có thể dẫn đến tình trạng phá sản. Nhận thức được vấn đề trên, trong chiến lược kinh doanh của mình, NHNo&PTNT chi nhánh TPLX luôn xem công tác thu hồi nợ vay là nhiệm vụ đặc lên hàng đầu. Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của NH một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, 36 đánh giá, kiểm tra khách hàng của ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo lợi nhuận cho ngân hàng qua việc họ đã trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho NH. 4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn Bảng 4.11 Tình hình thu nợ theo thời hạn của Agribank TPLX qua 3 năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng DSTN Chênh lệch 2011/2010 Năm Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % 646.164 909.167 1.226.368 263.003 40,70 317.201 34,89 27.238 43.181 33.195 15.943 58,53 (9.986) (23,13) 673.402 952.348 1.259.563 278.946 41,42 307.215 32,26 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TPLX 2010 – 2012 Qua bảng số liệu ta thấy rằng: do doanh số cho vay tăng đều qua 3 năm, đây là tín hiệu đáng mừng đối với hầu hết các ngân hàng, bởi lẽ cho vay mà thu hồi được nợ, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Với phương châm “chất lượng - hiệu quả - an toàn” trong công tác điều hành thì ngoài việc huy động vốn, vấn đề sử dụng vốn cũng không kém phần quan trọng nhưng sử dụng vốn đó như thế nào? Đồng vốn vay có được sử dụng đúng mục đích hay không? Là vấn đề cần thiết mà Ngân hàng cần phải quan tâm. Vì nếu sử dụng vốn không đúng mục đích sẽ không mang lại hiệu quả và thậm chí rủi ro không thu hồi được nợ là rất lớn. Mặt khác, nếu doanh số cho vay thể hiện quy mô tín dụng của Ngân hàng thì doanh số thu nợ biểu thị hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng, vì từ doanh số thu nợ có thể đánh giá được tình hình thu hồi vốn của Chi nhánh cũng như thấy được mức độ hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Để đánh giá được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, ta đi vào tìm hiểu và phân tích số liệu cụ thể sau đây: Nhìn từ bảng, ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TPLX qua 3 năm gần đây diễn biến khá tốt. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã làm tốt công tác giám sát, theo dõi và thu hồi nợ 37 đối với các khoản vay đã đến hạn, mặt khác là do các dự án đầu tư của khách hàng đều khả thi và làm ăn có hiệu quả nên khách hàng đến trả nợ đúng hạn. Vì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm phần lớn, do đó đã kéo theo doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng đều qua 3 năm. Kết quả này một mặt là đặc điểm của cho vay ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh, khoản vay phát sinh sẽ nhanh chóng được thu hồi ngay trong năm, một mặt là do các khoản vay ngắn hạn thường có số tiền vay nhỏ mà phương thức trả nợ lại rất thuận lợi cho khách hàng, thường kéo dài theo chu kỳ kinh doanh, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ tốt nên công tác thu hồi nợ của loại hình vay ngắn hạn có nhiều thuận lợi. Qua đó, ta nhận thấy DSTN tăng nhiều trong tình trạng nền kinh tế có nhiều biến động cũng thể hiện sự nổ lực hết mình của CBTD trong việc thu hồi nợ TD và sự nổ lực trả nợ của người dân. Bên cạnh đó ta thấy doanh số cho vay trung và dài hạn thường dành cho những dự án có món vay lớn, khách hàng vay thường là DNTN, Cty TNHH…. Nhưng theo quy định một khách hàng vay luôn luôn cần phải có nguồn vốn tự có trong nhu cầu vay của mình, và ngân hàng lúc này với chức năng hỗ trợ vốn chứ không đầu tư hoàn toàn vào dự án đó của người vay. Mức quy định là: Cho vay một khách hàng [...]... hàng cá nhân là chủ sở hữu của Tín phiếu NHNN 3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TP LONG XUYÊN QUA BA NĂM 2010 – 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU 2013 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của ngân hàng Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giúp nhà phân tích hạn chế được những khoản... PTNT Chi nhánh TP. Long Xuyên và hoạt động cho đến ngày nay Tên giao dịch chính thức của NHNN và PTNT Chi nhánh TP. Long Xuyên, tên quốc tế là Agribank Long Xuyên, được cấp con dấu riêng, hoạt động riêng lẻ, hạch toán phụ thuộc tổ chức và hoạt động theo điều lệ của NHNN và PTNT Việt Nam Hơn 10 năm, với chức năng “ Đi vay để cho vay” NHNN và PTNT Chi nhánh TP. Long Xuyên đã khai thác tốt và sử dụng có hiệu... doanh, thúc đẩy cho sự phát triển toàn diện các ngành kinh tế tỉnh nhà Với những vấn đề nêu trên tôi muốn Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thành phố Long Xuyên đề làm đề tài nghiên cứu 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn chi nhánh Thành Phố Long Xuyên. .. nhằm nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành Phố Long Xuyên trong thời gian tới 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được lấy số liệu cũng như thu thập thông tin tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành Phố Long Xuyên 1.3.2 Thời gian 2 - Số liệu được sử dụng để phân tích là số liệu được thu thập từ hoạt động của NHNo&PTNT... 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để thấy rõ thực trạng tín dụng và nêu một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng về hoạt động kinh doanh tại ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013... văn + Phân tích tình hình nguồn vốn, cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn theo thành phần kinh tế, theo thời hạn tín dụng trong hoạt động tín dụng của NH qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm + Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh TPLX 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm 2.1.1.1 Tín dụng Theo quy định tại. .. kinh doanh 4.1.1 Phân tích nguồn vốn của Agribank Chi nhánh TPLX Trong hoạt động kinh doanh của NH thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH Muốn hoạt động có hiệu quả, việc đầu tiên mà các NH cần phải thực hiện là tạo ra một nguồn vốn ổn định để đảm bảo khả năng thanh toán và cung cấp tín dụng đạt hiệu quả cao Thực hiện tốt công... quản trị kinh doanh – quản trị điều hành tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế của NHTM hiện đại, kiểm soát được rủi ro trong giới hạn và thông lệ chung, quản lý tài sản Nợ - tài sản Có hữu hiệu để đạt kết quả kinh doanh cao Gắn tăng trưởng dịch vụ với công nghệ hiện đại 24 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ LONG XUYÊN 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG... nhập từ hoạt động tín dụng có mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng hay không 2.1.3.7 Thu nhập lãi trên chi phí lãi Chỉ tiêu này so sánh thu nhập đạt được của hoạt động tín dụng với chi phí bỏ ra Thu nhập lãi Thu nhập lãi / Chi phí lãi = x 100% Chi phí lãi Ý nghĩa: Hoạt động chỉ mang lại hiệu quả khi và chỉ khi chỉ tiêu này lớn hơn 1, chỉ tiêu này càng lớn bao nhiêu thì hoạt động tín dụng càng... tác tín dụng 23 Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng với quan điểm “chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của đơn vị” Việc cho vay phải đảm bảo đúng quy trình của chế độ tín dụng, có kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa những sai sót làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Trong công tác xử lý nợ, phân công cụ thể những món nợ tồn đọng cho từng cán bộ tín dụng để thường xuyên

Ngày đăng: 08/10/2015, 10:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w