1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng và giải pháp thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh hậu giang

64 295 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  TỪ DUYỆT CẢNH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KINH TẾ HỌC Mã số ngành: 52310101 8 - 2013 LỜI CẢM TẠ -----------Qua thời gian học ở trường, được sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô trường Đại học Cần Thơ, em đã được học những kiến thức thật sự hữu ích cho chuyên ngành của mình. Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô Khoa Kinh Tế & Quản trị kinh doanh. Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô Huỳnh Thị Kim Uyên, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, em chân thành cảm cô! Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh Đạo Cục Thuế tỉnh Hậu Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập. Đặc biệt là lời cảm ơn chân thành nhất đến chú và các anh, chị tại Phòng Kê khai đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt cho em những kinh nghiệm thực tế rất hữu ích. Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khoẻ và đạt nhiều thành công trong công việc. Cần Thơ, Ngày ... tháng … năm 2013 Sinh viên thực hiện Từ Duyệt Cảnh ii LỜI CAM ĐOAN -----------Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày ......tháng......năm 2013 Sinh viên thực hiện Từ Duyệt Cảnh iii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP -----------................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Hậu Giang, ngày..... tháng.....năm 2013 Thủ trưởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu) iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN -----------................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày..... tháng.....năm 2013 Giáo viên hướng dẫn Huỳnh Thị Kim Uyên v MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.5 Lược khảo tài liệu .......................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 4 2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................. 4 2.1.1 Lịch sử ra đời và khái niệm của thuế GTGT ............................................... 4 2.1.2 Đặc điểm, vai trò của thuế GTGT ............................................................... 4 2.1.3 Nội dung cụ thể của luật thuế GTGT ở Việt Nam ....................................... 6 2.2 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................18 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................18 2.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu......................................................18 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CỤC THUẾ TỈNH HẬU GIANG ..............................................................................................................20 3.1 Đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ....................20 3.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................20 3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội .............................................................................21 3.2 Sơ lược về Cục Thuế tỉnh Hậu Giang ...........................................................22 3.2.1 Quá trình thành lập Cục Thuế tỉnh Hậu Giang ...........................................22 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Thuế tỉnh Hậu Giang ............22 3.2.3 Cơ cấu tổ chức ...........................................................................................23 3.2.4 Chức năng từng bộ phận ............................................................................24 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG ....................................27 4.1 Kết quả thu nộp thuế GTGT từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang .......................................................................................27 4.2 Tình hình thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang .................................29 4.2.1 Tình hình thu thuế GTGT theo đơn vị hành chính từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ..........................................................................................29 4.2.2 Tình hình thu thuế GTGT theo thành phần kinh tế từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ..........................................................................................32 vi 4.2.3 Tình hình thu thuế GTGT theo đối tượng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ...........................................................................................................35 4.3 Tình hình nợ lũy kế thuế GTGT từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ................................................................................37 4.4 Công tác hoàn thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ................................38 4.5 Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn tình Hậu Giang ....39 4.6 Đánh giá chung về kết quả đạt được trong công tác thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ............................................................................................41 4.6.1 Thành tựu ..................................................................................................41 4.6.2 Tồn tại .......................................................................................................44 4.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang .................................................................................................................43 4.7.1 Nhân tố khách quan ...................................................................................43 4.7.2 Nhân tố chủ quan .......................................................................................43 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH HẬU GIANG ........45 5.1 Khó khăn trong công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang .................................................................................................................45 5.2 Giải pháp ......................................................................................................46 5.2.1 Công tác tổng hợp - nghiệp vụ- dự toán .....................................................46 5.2.2 Quản lý đối tượng nộp thuế .......................................................................46 5.2.3 Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế ............................................47 5.2.4 Công tác kê khai thuế ................................................................................48 5.2.5 Quản lý hóa đơn ........................................................................................48 5.2.6 Kiểm tra, thanh tra .....................................................................................49 5.2.7 Công tác quản lý thu nợ .............................................................................49 5.2.8 Công tác tổ chức cán bộ.............................................................................50 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................51 6.1 Kết luận ........................................................................................................51 6.2 Kiến nghị ......................................................................................................52 6.2.1 Đối với ngành thuế ....................................................................................52 6.2.2 Đối với Cục Thuế tỉnh Hậu Giang .............................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................54 vii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 4.1 Tình hình thu nộp thuế GTGT từ năm 2010 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ............................................................................................ 27 Bảng 4.2 Tình hình thu nộp thuế GTGT 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ......................................................... 29 Bảng 4.3 Tình hình thu thuế GTGT theo đơn vị hành chính từ năm 2010 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ............................................................... 30 Bảng 4.4 Tình hình thu thuế thuế GTGT theo đơn vị hành chính 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ....................... 32 Bảng 4.5 Tình hình thu thuế GTGT theo thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ............................................................... 33 Bảng 4.6 Tình hình thu thuế thuế GTGT theo thành phần kinh tế 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ....................... 35 Bảng 4.7 Tình hình thu thuế GTGT theo đối tượng từ năm 2010 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ................................................................................ 35 Bảng 4.8 Tình hình thu thuế GTGT theo đối tượng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ............................................ 36 Bảng 4.9 Tình hình hoàn thuế GTGT qua 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ................................................................................ 39 viii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Cục thuế Hậu Giang ...................................................... 23 Hình 4.1: Tình hình thu nộp thuế GTGT từ năm 2010 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ............................................................................................ 28 Hình 4.2:Tình hình thu thuế GTGT theo đơn vị hành chính từ năm 2010 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ............................................................... 31 Hình 4.3: Tình hình nợ lũy kế thuế GTGT từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang .......................................................................37 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BTC : Bộ Tài chính CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa Cty : Công ty Cty TNHH MTV : Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên CSKD : Cơ sở kinh doanh DN : Doanh nghiệp DNCVĐTNN : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh DT : Doanh thu ĐTNT : Đối tượng nộp thuế GTGT : Giá trị gia tăng HĐND : Hội đồng nhân dân HH, DV : Hàng hóa, dịch vụ KH : Kế hoạch NSNN : Ngân sách Nhà nước TNCN : Thu nhập cá nhân TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt UBND : Uỷ ban nhân dân SXKD : Sản xuất kinh doanh x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam đang từng bước hướng tới hội nhập nền kinh tế thế giới. Để bắt kịp với tiến trình này thì chúng ta phải liên tục có những cải cách nhằm làm phù hợp và thích nghi với điều kiện và hoàn cảnh của nền kinh tế thế giới. Trong đó việc thực hiện cải cách về thuế là một vấn đề hết sức quan trọng, nhằm làm tăng sức cạnh tranh trên các lĩnh vực về thương mại mậu dịch, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Thuế là khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, là công cụ quan trọng để phân phối và phân phối lại tổng sản phẩn xã hội và thu nhập quốc dân. Trong đó, thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một sắc thuế mới, tiến bộ mới được Quốc hội khóa IX (tháng 05/1997), thông qua tại kì họp thứ II, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999, thay thế cho Luật thuế doanh thu. Việc áp dụng GTGT đã góp phần tăng thu ngân sách và đóng góp tích cực vào quá trình hiện đại hóa ngành thuế cũng như quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, người tiêu dùng là người chịu thuế nhưng người bán hàng là người nộp thuế. Vai trò của nó là điều tiết thu nhập đảm bảo công bằng xã hội tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN). Từ khi áp dụng luật thuế GTGT đến nay, đã đem lại thành công bước đầu là: số thu ngân sách tăng lên, sản xuất tăng, khắc phục được thu trùng lặp của thuế doanh thu, giảm được nhiều mức thuế suất xuống còn 3 mức thuế thuận lợi cho công tác quản lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao,… Tuy có những thành công bước đầu, nhưng do thuế GTGT là loại thuế mới, lần đầu được đưa vào áp dụng tại Việt Nam. Trong đó có những nội dung quy định khác với Luật thuế doanh thu trước kia và cũng không hoàn toàn giống thuế GTGT với các nước khác. Chính vì vậy, vấn đề quản lý thuế GTGT cũng gặp không ít khó khăn, trong đó có Hậu Giang được xem là một tỉnh mới, một thành phố trẻ. Được chia cắt từ thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết 22/2003/QH11 ngày 26/11/2013 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI và Nghị định số 05/2004/NĐ-Cp ngày 2/1/2004 của Thủ tương Chính phủ. Do là một tỉnh mới nên công tác quản lí có thể chưa hoàn thiện đó cũng là một trong những vấn đề khó khăn của Hâu Giang. Xuất 1 phát từ thực tiễn nên tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” Chỉ ra tình hình thực trạng hiện nay từ đó đưa ra những giải pháp cơ bản để có thể khắc phục tối đa những nhược điểm đang gặp phải hiện nay và nâng cao chất lượng thu thuế GTGT. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng công tác thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, dựa trên cơ sở đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị để công tác quản lý thu thuế GTGT được hoàn thiện và có kết quả tốt hơn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích thực trạng thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Đưa ra những giải pháp, kiến nghị giúp phát huy những điểm mạnh đồng thời nhằm khắc phục những hạn chế để công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh được hoàn thiện và có kết quả tốt hơn ở Hậu Giang trong thời gian tới. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Tình hình thu thuế GTGT trên tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ năm 2010 đến 2 quý đầu năm 2013 như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tình hình thu thuế GTGT trên tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ năm 2010 đến 2 quý đầu năm 2013? Có những khó khăn nào gặp phải trong quá trình thực thi thuế GTGT? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU  Phạm vi thời gian:  Số liệu trong đề tài được lấy từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.  Thời gian thực hiện đề tài từ 29/07/2013 đến 18/11/2013.  Phạm vi không gian: Luận văn tốt nghiệp được thực hiện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Số liệu được lấy tại Cục Thuế tỉnh Hậu Giang. 2  Phạm vi nội dung: thực trạng thu thuế GTGT trên địa bản tỉnh Hậu Giang và giải pháp thu thuế để đạt được kết quả tốt hơn. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Chiêm Ngọc Phượng. 2008. “Phân tích tình hình thu thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế thị xã Trà Vinh”: Luận văn sử dụng phương pháp so sánh là chủ yếu để xác định mức biến động của chỉ tiêu phân tích. Bài viết nghiên cứu về tình hình thu thuế GTGT và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý thu thuế trên địa bàn thị xã Trà Vinh. Dựa vào số liệu của bài viết này cùng các biện pháp mà bài viết đưa ra em đã đúc kết một số biện pháp để hoàn thiện đề tài em nghiên cứu. Hướng đi của đề tài em viết gần giống bài này tuy nhiên đề tài của em có phần đi sâu hơn phần phân tích về tình hình thu theo thành phần kinh tế, về công tác tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT và có thêm phân tích về hoàn thuế GTGT. Nguyễn Huỳnh Như. 2012. “Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi cục Thuế huyện Hồng Dân”: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích so sánh số tương đối và tuyệt đối để thấy được tình hình thực tế công tác quản ký thu thuế GTGT và thuế TNDN tìm ra nguyên nhân để đưa ra giải pháp có hiệu quả hơn. Qua bài viết em rút ra được những phương pháp so sánh xử lý số liệu để áp dụng cho bài viết của em được rõ ràng và dể hiểu. Bài viết nghiên cứu quản lý thu thuế GTGT và thuế TNDN nên chưa thật sự đi sâu vào thuế GTGT, bài viết của em nghiên cứu về tình hình thu thuế GTGT nên đi sâu hơn về thu theo từng đối tượng, thành phần, phương pháp,… 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Lịch sử ra đời và khái niệm của thuế GTGT 2.1.1.1 Lịch sử ra đời Thuế GTGT (TVA - Taxe sur la Vaieur Ajoutée, hoặc VAT – Value Added Tax) có nguồn gốc từ thuế doanh thu được nghiên cứu, áp dụng từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Người đầu tiên nghĩ ra loại thuế này là Carl Friedrich Von Siemens (thành viên của gia đình sáng lập công ty SIEMENS A.G, một công ty sản xuất điện tử của Đức). Mặc dù là người đầu tiên nghĩ ra loại thuế này nhưng ông không thuyết phục được chính phủ Đức áp dụng loại thuế này. Trên thực tế, thuế GTGT được áp dụng đầu tiên ở Pháp, do kết quả của một quá trình nghiên cứu lâu dài nhằm hoàn thiện hệ thống thuế hiện hành ở nước này mà trọng tâm là tăng cường hiệu quả thu của các loại thuế gián thu. Thuế GTGT được ban hành đầu tiên ở Pháp vào ngày 10/04/1954 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/1954. Lúc đầu thuế GTGT chỉ áp dụng thí điểm ở một số ngành cá biệt, nhưng đến năm 1968 nó được áp dụng rộng rãi cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Nhờ vào một số ưu điểm, thuế GTGT đã nhanh chóng được triển khai ở nhiều nước công nghiệp phát triển khác và một số nước đang phát triển. Đến nay đã có hơn 100 nước áp dụng thuế GTGT, chủ yếu là các nước trong khối cộng đồng Châu Âu, Châu Mỹ la tinh, Châu Phi và một số nước ở Châu Á. 2.1.1.2 Khái niệm Thuế GTGT là một loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 2.1.2 Đặc điểm, vai trò của thuế GTGT 2.1.2.1 Đặc điểm Thuế GTGT là một loại thuế gián thu (không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh) được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ qua mỗi khâu của quá trình sản xuất lưu thông. 4 Thuế GTGT do các cơ sở sản xuất- kinh doanh hàng hoá và cung cấp dịch vụ nộp hộ người tiêu dùng, thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả cho người bán. Người tiêu dùng là người chịu thuế. Về thực chất, thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh vào thu nhập của người tiêu dùng nhằm động viên một phần thu nhập thông qua đóng góp của người tiêu dùng 2.1.2.2 Vai trò của thuế GTGT Khắc phục được nhược điểm trùng lắp “Thuế thu trên thuế”, nhiều thuế suất. Thuế GTGT được áp dụng không những đảm bảo được mức động viên số thu cho ngân sách nhà nước tương ứng với số thuế doanh thu trước đây, mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó để tăng thu cho NSNN. Thuế GTGT thu cả đối với hàng hoá nhập khẩu tạo sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước . Khi áp dụng Luật thuế GTGT đã tạo cho doanh nghiệp cơ chế tự kiểm tra, hạn chế việc kinh doanh trốn thuế. Thuế GTGT đã góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường, tạo điều kiện để tham gia và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế – nhanh chóng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới Tạo điều kiện cho ngành thuế có điều kiện hiện đại hoá công tác quản lý thuế, thu thuế, cải cách hành chính thuế, giúp Chính phủ có biện pháp hữu hiệu trong việc điều hành vĩ mô nền kinh tế 2.1.2.3 Ưu, nhược điểm của thuế GTGT  Ưu điểm: Thuế GTGT tránh được hiện tượng thuế chòng thuế, phù hợp với nền kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Thuế GTGT mang tính trung lập đối với các nghiệp vụ dịch chuyển sản phẩm và dịch vụ. Một loại thuế được gọi là trung lập khi nó không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến hoạt động của các doanh nghiệp nếu chính phủ không muốn thế. 5 Thuế GTGT là loại thuế đánh vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ nên có thể tạo được nguồn thu lớn cho NSNN. Thuế suất thuế GTGT đối với các hàng hóa xuất khẩu thường bằng không, nên nó có các tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu có thể cạnh tranh dễ dàng hơn trên thị trường quốc tế. Với một biểu thuế gồm ít thuế suất (có nhiều nước áp dụng thống nhất một thuế suất cho tất cả các ngành nghề), thuế GTGT đảm bảo công bằng đối với mọi ngành nghề, mọi sản phẩm, dịch vụ. Thuế GTGT tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao. Việc khấu trừ thuế GTGT được thực hiện căn cứ trên hóa đơn mua vào đã buộc người mua phải đòi hỏi người bán xuất hóa đơn, ghi đúng doanh thu với giá trị thực của hoạt động mua bán, khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán để trốn lậu thuế. Ở khâu bán lẻ thường xảy ra trốn lậu thuế vì người tiêu dùng cuối cùng khi mua hàng không cần đòi hóa đơn. Do đó thay vì phải quản lí một số lượng lớn đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế chỉ cần quản lí môt số ít đối tượng nộp thuế trong khâu bán lẻ. Hơn nữa, ở khâu bán lẻ giá trị tăng thêm thường không lớn nên số thuế thu ở khâu này cũng không nhiều.  Nhược điểm: Thuế GTGT là một loại thuế khá phức tạp, đòi hỏi người nộp thuế và cán bộ thuế phải có một trình độ nhất định. Vì vậy việc áp dụng loại thuế này ở các nước chậm phát triển trong giai đoạn đầu thường gặp rất nhiều khó khăn. Chi phí về quản lí và thu thuế GTGT thường rất cao. Thuế GTGT có ít thuế suất nên người tiêu dùng có thu nhập cao hay thấp thường phải nộp thuế bằng nhau, thuế mang tính lũy thoái. Vì vậy thuế không đảm bảo yêu cầu công bằng trong chính sách động viên giữa các đối tượng có thu nhập khác nhau trong xã hội. 2.1.3 Nội dung cụ thể của luật thuế GTGT ở Việt Nam 2.1.3.1 Đối tượng nộp thuế Đối tượng nộp thuế GTGT bao gồm: tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế ở Việt Nam không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh; Tất cả các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT. 6 2.1.3.2 Đối tượng không thuộc diện chịu thuế Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kinh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê. Chuyển quyền sử dụng đất. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm người học, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và tái bảo hiểm. Dịch vụ cấp tín dụng; kinh doanh chứng khoán; chuyển nhượng vốn; dịch vụ tài chính phái sinh, bao gồm hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ và các dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi. Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ. Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng, dịch vụ tang lễ. Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho chính sách xã hội. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn NSNN. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sánh khoa học – kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên 7 truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử, in tiền. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện. Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển dầu mỏ, khí đốt; tàu bay, giàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh. Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; tặng quà cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế. Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác quy định cụ thể như sau: dầu thô; đá phiên, cát, đất hiếm; đá quý; quặng măng-gan, quặng thiếc, quặng săt, quặng crôm-mít, quặng êmênhít, quặng a-pa-tít. 8 Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật. Hàng hóa, dịch vụ của những cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước. Thu nhập được xác định bằng doanh thu trừ chi phí hợp lý hoạt động kinh doanh của cá nhân kinh doanh đó. Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT mà phải tính vào giá trị hàng hóa, dịch vụ, nguyên giá tài sản cố định hoặc chi phí kinh doanh. 2.1.3.3 Phương pháp tính thuế GTGT  Phương pháp khấu trừ thuế Đối tượng áp dụng: là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, hợp tác xã và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Phương pháp tính: Số thuế GTGT phải nộp Thuế GTGT đầu ra = = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Giá tính thuế của HH, DV X Giá tính thuế của HH, DV Giá tính thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ được xác định như sau: Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác thì giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB giá tính thuế GTGT là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng thuế nhập khẩu cộng thuế TTĐB (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được quy định theo các quy định về giá tính thuế nhập khẩu. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng hoặc để trả thay lương (trừ sản phẩm, hàng hóa dùng để khuyến mại, quảng cáo), giá tính thuế GTGT đươc xác định theo giá tính thuế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này. 9 Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cơ sở sản xuất kinh doanh xuất để tiêu dùng không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hoặc cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải tính thuế GTGT đầu ra. Giá tính thuế theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại. Đối với hàng hóa luân chuyển nội bộ như xuất hàng hóa để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT. Đối với dịch vụ do phía nước ngoài cung ứng cho các đối tượng tiêu dùng ở Việt Nam, giá tính thuế GTGT là giá dịch vụ phải thanh toán cho phía nước ngoài. Đối với hoạt động cho thuê tài sản, không phân biệt loại tài sản và hình thức cho thuê là giá cho thuê chưa có thuế. Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì thuế GTGT tính trên số tiền thuê trả từng kỳ hoặc trả trước. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, giá tính thuế tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT (không bao gồm khoản lãi trả góp), không tính theo số tiền trả góp từng kỳ. Đối với gia công hàng hóa, giá tính thuế là giá gia công chưa có thuế (bao gồm tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác để gia công). Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT, trừ giá trị đất chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất. Đối với hoạt động xây dựng và lắp đặt: Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu thì giá tính thuế bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu; Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt, không bao gồm giá trị nguyên vật liệu; Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng,lắp đặt hoàn thành bản giao thì giá tính thuế tính theo giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có thuế GTGT. Đối với dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ môi giới, ủy thác xuất nhập khẩu và dịch vụ khác hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng chưa có thuế GTGT. Đối với hoạt động vận tải, bốc xếp, giá tính thuế GTGT là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt cơ sở vận tải, bốc xếp trực tiếp hay thuê lại. 10 Đối với vận tải hàng không, tàu biển, đường sắt,... có hoạt động vận tải quốc tế thì doanh thu vận tải quốc tế (doanh thu thu được từ hoạt động vận tải ở nước ngoài và từ Việt Nam đi nước ngoài) không chịu thuế GTGT. Đối với dịch vụ cầm đồ, doanh thu tính thuế là tiền phải thu từ hoạt động này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và chênh lệch thu được từ bán hàng cầm đồ. Khoản doanh thu này được xác định là doanh thu đã có thuế GTGT để tính thuế GTGT đầu ra. Đối với dịch vụ du lịch lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế để tính thuế GTGT. Trường hợp giá trọn gói bao gồm các khoản không chịu thuế GTGT thì các khoản chi này được tính giảm trừ trong giá tính thuế GTGT. Đối với dịch vụ in, giá tính thuế là tiền công in, không bao gồm tiền giấy in. Trường hợp cơ sở in cung cấp giấy cho khách hàng thì cơ sở in phải hạch toán riêng giá giấy và tiền công in để tính thuế riêng cho dịch vụ in và doanh thu bán giấy in theo thuế suất của dịch vụ in và sản phẩm giấy. Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT. Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế. Thuế suất thuế GTGT: có 3 mức thuế suất khác nhau: 0%, 5%, 10% được áp dụng đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ - sản xuất kinh doanh trong nước hoặc nhập khẩu. Việc quy định các mức thuế suất khác nhau nhằm thể hiện chính sách điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng đối với các loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau. Thuế suất 0% áp dụng đối với: Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu. Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan. Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất. Vận tải quốc tế. Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan. 11 Mức thuế suất 5% đối với hàng hóa và dịch vụ : Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng. Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn vật nuôi khác. Dịch vụ đào lắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ các sản phẩm không thuộc diện chịu thuế. Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá. Thực phẩm tươi sống, lương thực, lâm sản (trừ gỗ, măng) chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại. Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ, bã mía, bã bùn. Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo. Máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Thiết bị, dụng cụ y tế. Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập. Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim. Đồ chơi cho trẻ em. Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy đinh của luật khoa học và công nghệ. Mức thuế suất 10% là mức thuế suất phổ biến, áp dụng đối với các loại hàng hóa dịch vụ thông thường còn lại, không quy định trong các mức thuế suất 0%, 5%. Đây là mức thuế suất tạo ra nguồn thu lớn cho Nhà nước. Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế để xác định giá không có thuế và thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu. 12  Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng dùng để sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế hoặc số thuế GTGT ghi trên chứng từ của hàng hoá nhập khẩu Căn cứ để xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Số thuế GTGT ghi trên hoáđơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ ( bao gồm cả TSCĐ ) dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT Số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu Số thuế GTGT nộp thay cho phía nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam  Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT Đối tượng áp dụng: cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ thuộc đối tượng áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Phương pháp tính thuế: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của HH, DV X chịu thuế Thuế suất thuế GTGT của HH, DV đó GTGT của HH, DV = Giá thanh toán của X HH, DV bán ra Giá thanh toán của HH, DV mua vào tương ứng Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá bán thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả. Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng của của hàng hóa, dịch vụ bán ra được xác định bằng trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào mà cơ sở sản xuất, kinh doanh đã dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra. 2.1.3.4 Hoàn thuế GTGT Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau: 13 Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra. Số thuế đầu vào được khấu trừ bao gồm số thuế đầu vào phát sinh trong tháng và số thuế đầu vào khấu trừ của tháng trước trả qua. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa xuất khẩu, nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo từng tháng. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư, đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm. Trường hợp, nếu số thuế GTGT lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh phải kê khai bù trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư mới cùng với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Sau khi bù trừ nếu có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư. Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có thuế GTGT nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế GTGT đã nộp thừa. Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế trong trường hợp có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Quyết định của Bộ Tài chính yêu cầu phải hoàn trả lại thuế ho cơ sở kinh doanh. Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa tại Việt Nam thì được hoàn lại tiền thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT khi mua hàng. 2.1.3.5 Hóa đơn, chứng từ Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hóa đơn GTGT. Khi lập hóa đơn, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hóa đơn. Đối với hóa đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế; nếu không ghi tách riêng giá bán chưa có thuế và thuế GTGT, chỉ ghi chung giá thanh 14 toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trên, trừ trường hợp sử dụng chứng từ đặc thù. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hóa đơn bán hàng. 2.1.3.6 Đăng ký, kê khai, nộp và quyết toán thuế Đăng kí thuế:  Thời hạn đăng ký thuế: Đối tượng thuộc diện đăng ký thuế phải đăng ký thuế theo mẫu quy định với cơ quan thuế, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày: được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc cấp giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư; Bắt đầu hoạt động kinh doanh trong trường hợp không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.  Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế: Doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh và và dịch vụ nộp hồ sơ đăng ký tại Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức đóng trụ sở chính. Đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cục thuế tỉnh nơi đơn vị trực thuộc đóng trụ sở chính. Hợp tác xã, tổ tác xã, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký thuế tại Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.  Kê khai thuế GTGT phải nộp NSNN Trách nhiệm nôp hồ sơ kê khai thuế GTGT cho cơ quan thuế: Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính: nếu đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì người nộp thuế thực hiện khai thuế GTGT chung cho cả đơn vị trực thuộc. Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính trì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực 15 thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho chi cục thuế quản lý địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai đó. Trường hợp người nộp thuế có công trình xây dựng, lắp đặt ngoại tỉnh liên quan tới nhiều địa phương như: xây dựng đường giao thông, đường dây tải điện, đường ống dẫn nước, dẫn dầu, khí,... không xác định được doanh thu của công trình ở từng địa phương cấp huyện thì người nộp thuế khai thuế GTGT của doanh thu xây dựng, lắp đặt ngoại tỉnh chung với hồ sơ khai thuế GTGT tại trụ sở chính.  Thời hạn kê khai thuế: Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT phải kê khai thuế GTGT từng tháng và nộp tờ kê khai thuế kèm theo bản kê khai hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra làm căn cứ xác định số thuế phải nộp của tháng cho cơ quan thuế trong 20 ngày đầu của tháng tiếp theo. Trong trường hợp không phát sinh doanh số bán hàng hóa, dịch vụ, thuế đầu vào, thuế đầu ra, cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế. Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của việc kê khai. Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan hải quan thu thuế nhập khẩu. Khai thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lại ngoại tỉnh: Người nộp thuế kinh doanh, xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì khai thuế GTGT tạm tính theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5%) trên doanh thu hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế GTGT với Chi cục Thuế quản lý địa phương nơi kinh doanh, bán hàng. Hồ sơ khai thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh được nộp theo từng lần phát sinh doanh thu. Trường hợp phát sinh nhiều lần nộp hồ sơ khai thuế trong một tháng thì người 16 nộp thuế có thể đăng ký với chi cục thuế nơi nộp hồ sơ khai thuế để chuyển sang nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo tháng. Khi khai thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp, người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu phát sinh và số thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh trong hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính. Số thuế đã nộp (theo chứng từ nộp tiền thuế) của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh được trừ vào số thuế GTGT phải nộp theo tờ khai thuế GTGT của người nộp thuế tại trụ sở chính. Khai thuế GTGT đối với hoạt động đại lý: Người nộp thuế là đại lý bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT phải khai thuế đối với doanh thu bán hàng đại lý và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng. Người nộp thuế là đại lý thu mua theo các hình thức phải khai thuế GTGT đối với hàng hóa thu mua đại lý và doanh thu bán hàng đại lý và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng. Người nộp thuế là đại lý bán vé của dịch vụ bưu điện, xổ số, máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy hoặc bán bảo hiểm theo đúng giá quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng thì không phải khai thuế GTGT đối với doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng. Người nộp thuế là đại lý bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT thì không phải khai thuế GTGT đối với doanh thu hàng hóa, dịch vụ đó và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải thực hiện nộp hồ sơ khai thuế GTGT của hoạt động kinh doanh vận tải với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nộp thuế GTGT  Thời hạn nộp thuế: Trường hợp người nộp thuế tự tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.  Đồng tiền nộp thuế: Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam. Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ: 17 Người nộp thuế chỉ được nộp thuế bằng các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Số ngoại tệ nộp thuế được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước công bố có hiệu lực tại thời điểm tiền thuế được nộp vào Kho bạc Nhà nước. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp. Nguồn số liệu thứ cấp: được cung cấp từ Cục Thuế tỉnh Hậu Giang. Ngoài ra đề tài còn sử dụng thông tin từ Cục Thống kê Việt Nam, các tạp chí khai báo thuế, trang web và các bài báo cáo liên quan. 2.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Phương pháp so sánh: dựa trên số liệu tương đối và tuyệt đối để so sánh kết quả, chỉ tiêu năm nay so với năm trước, giữa kế hoạch và tình hình thực hiện.  So sánh số tuyệt đối: Lấy giá trị của chỉ tiêu kỳ đang phân tích trừ đi giá trị kỳ gốc để thấy sự chênh lệch, phản ánh tình hình thực hiện so với kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng. Công thức: Δy = y1 – y0 y1 : Chỉ tiêu năm sau (kỳ đang phân tích) y0 : Chỉ tiêu năm trước (kỳ gốc) Δy : Là phần chênh lệch của các chỉ tiêu.  So sánh số tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để làm rõ mức độ biến động và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu trong thời gian nào đó. Công thức :Δy = y1 : Chỉ tiêu năm sau y0 : Chỉ tiêu năm trước Δy: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế  Phương pháp tỷ trọng: xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét, phân tích. 18 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CỤC THUẾ TỈNH HẬU GIANG 3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG 3.1.1 Vị trí địa lý Thực hiện Nghị quyết 22/2003/QH.11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa 11 nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2/1/2004 của Chính phủ, tỉnh Cần Thơ được chia tách làm hai đơn vị hành chính: thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. Hậu Giang là đơn vị hành chính cấp tỉnh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thuộc tiểu vùng Tây sông Hậu, diện tích 1.601 km2, dân số 802.799 người. Tỉnh nằm trong giới hạn 105019’39” – 105053’49” kinh độ Đông và 9034’59” – 9059’39” vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp với thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp với tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp với sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Nằm trung gian giữa châu thổ sông Hậu và vùng ven biển Đông, Hậu Giang là nhịp cần nối giữa hệ thống sông Hậu (phía Đông) và sông Cái Lớn (phía Tây, Tây Nam). Tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2004. Khi mới chia tách, Hậu Giang có 6 đơn vị hành chính là thị xã Vị Thanh và các huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ và Vị Thủy. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Vị Thanh. Đến tháng 9/2005, thực hiện Nghị định số 98/2005/NĐ-CP của Chính phủ, huyện Phụng Hiệp được tách làm 2 đơn vị hành chính: huyện Phụng Hiệp và thị xã Tân Hiệp (nay là thị xã Ngã bảy). Tháng 9/2010, thực hiện Nghị quyết 34/NQ-CP của Chính phủ thị xã Vị Thanh trở thành thành phố Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang. Từ đó đến nay, tỉnh có 7 đơn vị hành chính (1 thành phố,1 thị xã và 5 huyện). Tuyến giao thông đường bộ huyết mạch của tỉnh và Quốc lộ 1A và Quốc lộ 61. Ngoài ra, tỉnh còn có các tỉnh lộ nối liền các đơn vị hành chính như tỉnh lộ 927, 928, 931, 932 và các con lộ nông thôn. Giao thông đường thủy đa dạng, sông Cái Lớn, kinh xáng Xà No, kinh xáng Lái Hiếu và nhiều kinh rạch chằng chịt, tất cả tạo nên một hệ thống giao thông khá thuận lợi cho tỉnh nhà. 19 3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội Theo số liệu báo cáo từ Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang, trong năm 2012 vừa qua tình hình kinh tế xã hội có những bước phát triển nổi bật và đạt một số thành tựu đáng kể. 3.1.2.1 Kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,13%. Trong đó: khu vực I tăng 4,01%; khu vực II tăng 17,14%; khu vực III tăng 19,19%. Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 94) đạt 99,26% KH, tăng 18,68% so cùng kỳ. Trong đó: nông - lâm - ngư nghiệp tăng 6,71%, công nghiệp - xây dựng tăng 21,75%, thương mại - dịch vụ tăng 22,99%. Giá trị sản xuất theo giá thực tế đạt 100,68% KH, tăng 21,24% so cùng kỳ. Trong đó: nông - lâm ngư nghiệp tăng 5,33%, công nghiệp - xây dựng tăng 33,13%, thương mại dịch vụ tăng 24,5%. Giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt 23,64 triệu đồng đạt 99,72% KH, tăng 20,27% so cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ thực hiện 240,24 triệu USD, tăng 2,2%KH, tăng 11% so với cùng kỳ. Trong đó: xuất khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ thực hiện 217 triệu USD, tăng 3,3% KH, tăng 14% so cùng kỳ; nhập khẩu thực hiện 23,24 triệu USD, bằng 88,94% so cùng kỳ, đạt 92,96% KH. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thực hiện 5.702,512 tỷ đồng, tăng 14,99% so cùng kỳ, vượt 98,64% dự toán Trung ương giao, vượt 7,02% dự toán HĐND tỉnh. Trong đó: Thu nội địa thực hiện 945 tỷ đồng, bằng 96,13% so cùng kỳ, vượt 11,83% chỉ tiêu HĐND tỉnh. Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện 5.700,192 tỷ đồng, tăng 20,97% so cùng kỳ, vượt 98,72% dự toán Trung ương, vượt 7,03% chỉ tiêu HĐND tỉnh. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: Tỷ trọng khu vực I chiếm 30,1%, giảm 1,63% so cùng kỳ; khu vực II chiếm 32,18%, tăng 0,86% so cùng kỳ; khu vực III chiếm 37,72%, tăng 0,77% so cùng kỳ. 3.1.2.2 Văn hóa – xã hội Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm, gắn với thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và Chương trình xây dựng nông thôn mới. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, đến cuối năm 2012 toàn tỉnh có 51/74 xã, phường, thị trấn đạt danh hiệu văn hóa, tăng 04 đơn vị so với năm 2011. Tổ chức cuộc thi “Mô hình có cảnh quan, sáng, xanh, sạch, đẹp” lần III giai đoạn 2011 - 2012. 20 Chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông 99,92%, tăng 1,98%; bổ túc trung học phổ thông 83,98%, tăng 20,51%. Năm 2012, Hậu Giang công nhận 21 trường học đạt chuẩn quốc gia,đạt 110,53% so cùng kỳ. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt gần 58%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 15,5%, giảm 1,2% so với cùng kỳ. Giải quyết việc làm 24.500 lao động, đạt 100% KH, số lao động được đào tạo 18.000 lao động, đạt 100% KH, tăng 2,86%, so cùng kỳ: Trong đó đào tạo nghề trong tỉnh 8.410 lao động, ngoài tỉnh 9.590 lao động. Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động đạt 28%, đạt 100% KH, tăng 04% so với cùng kỳ. Tỷ lệ hộ nghèo còn 17,11%, giảm 3,59% so cùng kỳ, vượt KH đề ra (KH giảm từ 2-3%). 3.2 SƠ LƯỢC VỀ CỤC THUẾ TỈNH HẬU GIANG 3.2.1 Quá trình thành lập Cục Thuế tỉnh Hậu Giang Từ năm 1976 – 1991 tỉnh Hậu Giang cũ bao gồm 3 đơn vị hành chính hiện nay là thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang. Cuối năm 1991 tỉnh Hậu Giang được chia thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng. Ngày 01 tháng 01 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc Hội khóa XI và Nghị định số 05/2004/NĐ – CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ. Cục Thuế tỉnh Hậu Giang thành lập theo Quyết định số 229/2003/QĐ – BTC ngày 29/12/2003 của Bộ Tài chính, trên cơ sở tách Cục Thuế tỉnh Cần Thơ thành 2 Cục Thuế: Cục Thuế thành phố Cần Thơ và Cục Thuế tỉnh Hậu Giang. 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Thuế Hậu Giang 3.2.2.1 Chức năng Cục Thuế là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. 21 3.2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật quản lý thuế, các Luật thuế, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể sau đây: Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh. Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế, tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về lập dự toán thu NSNN, về công tác quản lý thuế trên địa bàn. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của BTC, Tổng cục Thuế. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế. Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với người nộp thuế. + Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế. Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế quản lý biên lai, ấn chỉ thuế lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của UBND đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế. Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ. Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế. 22 Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp Luật thuế. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế. Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục Thuế. Quản lý bộ máy biên chế, công chức, lao động và tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật. 3.2.3 Cơ cấu tổ chức Cục Thuế tỉnh Hậu Giang có nhiệm vụ quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Hậu Giang theo sơ đồ sau: Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Cục thuế Hậu Giang 23 3.2.4 Chức năng từng bộ phận  Ban lãnh đạo: Cục trưởng: Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Hậu Giang chịu trách nhiệm trước Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế và chịu sự chỉ đạo của UBND tỉnh về các mặt công tác thu của Cục Thuế; tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thu thuế và phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định hiện hành. Thường xuyên phản ánh tình hình quản lý thu thuế trên địa bàn cho cơ quan quản lý cấp trên; giải trình những vấn đề về công tác của ngành Thuế tỉnh trước kỳ họp HĐND tỉnh; trả lời chất vấn của cử tri, đại biểu HĐND tỉnh hoặc ủy quyền cho Phó Cục trưởng, các Trưởng phòng về những vấn đề có liên quan đến phần phụ trách. Ký các văn bản trình Tổng cục Thuế, UBND tỉnh Hậu Giang và các quyết định, công văn hướng dẫn về kế hoạch, biện pháp triển khai thực hiện các chính sách chế độ về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn thuộc ngành thuế quản lý. Kiểm tra lại tính đúng đắn, chính xác các tờ trình, các quyết định hoặc văn bản đã ủy quyền cho các Phó Cục trưởng, Trưởng phòng ký, nếu thấy sai sót thì sửa đổi hoặc bãi bỏ. Triển khai các chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước Trung ương và quy định của địa phương, tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm thuộc lĩnh vực thuế cho nội bộ ngành, các ban ngành, các tổ chức kinh tế,… trong phạm vi tỉnh Hậu Giang. Quản lý chặt chẽ cán bộ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công chức; thực hiện quy hoạch, đào tạo cán bộ kế thừa,… đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Thực hiện tốt việc thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí; quản lý tốt tiền, tài sản thuộc phạm vi quản lý.  Phó Cục trưởng: Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. Thay mặt Cục trưởng điều hành các mặt công tác của Cục Thuế, ký các quyết định thuộc phạm vi được Cục trưởng phân công hoặc ủy quyền. Chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc theo dõi các phòng thuộc Cục, các Chi cục Thuế các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nghiệp vụ đã được Cục trưởng phân công phụ trách. 24 Nghiên cứu đề xuất Cục trưởng các vấn đề bức xúc cần chỉ đạo uốn nắn, ký các văn bản giải thích, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho nội bộ ngành, các ngành, các cấp và trả lời khiếu nại, tố cáo của các tổ chức hoặc công dân về những vấn đề thuộc lĩnh cực được phân công phụ trách. Trực tiếp trả lời phỏng vấn của các cơ quan thông tin đại chúng về những vấn đề thuộc lĩnh vực công tác được giao theo sự phân công của Cục trưởng. Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao, Phó Cục trưởng chủ động xử lý công việc và chịu trách nhiệm các nội dung đã giải quyết. Nếu có vấn đề vướng mắc, khó khăn liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách mà không xử lý được thì phải báo cáo Cục trưởng quyết định.  Phòng Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.  Phòng Kê khai, kế toán thuế (kiêm Tin học) Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý. Quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo công chức thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý.  Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.  Phòng Thanh tra thuế Giúp Cục trưởng Cục Thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; thanh tra hoạt động tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn của các tổ chức, cá nhân nộp thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.  Phòng Kiểm tra nội bộ Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế 25 của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.  Phòng Kiểm tra thuế (kiêm Quản lý thuế thu nhập cá nhân) Giúp Cục trưởng Cục Thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi phòng quản lý trực tiếp, đồng thời nghiên cứu tổ chức, triển khai các quy định về thuế đến các Chi cục Thuế thực hiện thống nhất toàn Cục. Kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; kiểm tra việc in ấn, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn của các tổ chức, cá nhân nộp thuế.  Phòng tổng hợp – nghiệp vụ - dự toán Giúp Cục trưởng Cục Thuế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước; thực hiện công tác pháp chế về thuế và công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn Cục Thuế quản lý.  Phòng Tổ chức Cán bộ Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý công chức biên chế, tiền lương, đào tạo công chức và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục Thuế.  Phòng Hành chính – Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục Thuế. Thực hiện công tác quản lý hóa đơn, ấn chỉ thuế trong phạm vi được phân cấp; thực hiện in, cấp phát, bán hóa đơn, ấn chỉ thuế cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế, đơn vị trong và ngoài ngành thuế; hướng dẫn, quản lý hoạt động, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn của các tổ chức, cá nhân nộp thuế (Cục Thuế Hậu Giang, 2013). 26 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG 4.1 KẾT QUẢ THU NỘP THUẾ GTGT TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG Bảng 4.1: Tình hình thu nộp thuế GTGT từ năm 2010 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2010 2011 2012 Lập bộ 261.963 281.840 352.297 Số thu Nợ đọng 242.280 270.492 317.818 19.683 11.348 34.479 Tỷ lệ (%) 92,49 95,97 90,21 (Nguồn: Cục thuế Hậu Giang) Qua bảng số liệu trên và hình vẽ bên dưới ta thấy được sự nỗ lực trong công tác đôn đốc thu thuế của ngành thuế trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Trong phạm vi trách nhiệm quản lý chuyên ngành, ngành thuế tỉnh đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đóng góp vào nguồn thu NSNN. Căn cứ theo số lập bộ và số thu tỷ lệ đạt được tuy không như dự kiến nhưng cũng thấy được sự cố gắng tích cực. Cụ thể số lập bộ và số thu tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên số thu vẫn còn thấp hơn so với số lập bộ cho thấy tình hình nợ đọng ngày càng tăng. Đứng trước tình hình kinh tế trong giai đoạn hiện nay việc các doanh nghiệp kinh doanh gặp nhiều khó khăn, kinh doanh thua lỗ, giá cả diễn biến thất thường, thu nhập người dân thấp sức mua kém, khó khăn ở cả hai phía từ công tác thu đến nộp. Năm 2010 số thu là 242.280 triệu đồng đạt được 92,49% số lập bộ, số nợ đọng của năm là 19.683 triệu đồng. Năm 2011 số lập bộ là 281.840 triệu đồng, ngành thuế Hậu Giang thu được 270.492 triệu đồng, tuy số thu chưa đạt được tuyệt đối, nhưng ngành thuế toàn tỉnh phấn đấu số thu cuối năm đạt được 95,97%. Tỷ lệ nợ đọng năm 2010 là 7,51% nhưng đến năm 2011 đã giảm xuống còn 4,03%. Năm 2012 số lập bộ tăng lên là 352.297 triệu đồng, tuy nhiên số thu lại giảm chỉ đạt 90,21% số thu chưa đạt lên đến 334.479 triệu đồng làm cho tỷ lệ nợ đọng phát sinh tăng lên năm 2012 là 9,79%. 27 Hình 4.1: Tình hình thu nộp thuế GTGT từ năm 2010 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Các cấp lãnh đạo đã kịp thời chỉ đạo sâu sắc, phối hợp giữa các ban ngành và sự quyết tâm phấn đấu của tất cả cán bộ công chức ngành thuế Hậu Giang trong công tác quản lý số thu tăng đều qua các năm, chủ yếu thu tập trung vào các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thủy sản, chế biến lương thực thực phẩm. Mặc dù trong những năm qua các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhất là giá cả của một số nguyên liệu đầu vào tăng cao, dịch bệnh tôm, cá, dịch cúm trên gia cầm, bệnh trên gia súc,… nhưng với những nỗ lực phấn đấu của các doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh và chấp hành nghĩa vụ nộp thuế. Ngoài ra sự chuyển đổi cơ cấu thành phần, theo đó có nhiều DNNN đã chuyển sang loại hình doanh nghiệp tư nhân và nhiều công ty được mở rộng quy mô và lĩnh vực kinh doanh nên nguồn thu tăng lên đáng kể. Tuy nhiên vẫn gặp những khó khăn, số thu vẫn chưa đạt so với lập bộ do ảnh hưởng chung của của tình hình kinh tế cả nước, các đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh cũng gặp không ít khó khăn, lãi suất tăng cao (2011) nên các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn vay, sản xuất kinh doanh thua lỗ, hoạt động cầm chừng, không có tiền nộp NSNN, một số đơn vị ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế chưa cao, từ đó cố tình tìm mọi cách dây dưa, kéo dài không thực hiện nghĩa vụ đối với thuế đối với Nhà 28 nước,... Đòi hỏi cơ quan ngành thuế cần tiếp tục tập trung đôn đốc và cố gắng hơn nữa. Theo bảng số liệu 4.2 nhìn nhận tình hình chung của 6 tháng đầu năm 2013 khả quan hơn 2012. Cụ thể số lập bộ và số thu đều tăng cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012. Số lập bộ tăng 17.413 triệu đồng so với 2012. Số thu cũng tăng 36.049 triệu đồng. Theo đó tỷ lệ nợ đọng giảm 6 tháng 2012 tỷ lệ nợ đọng lên đến 16,00%, năm 2013 giảm xuống còn 7,49% nhưng con số vẫn còn cao. Tuy đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế nhưng chưa quyết tâm, quyết liệt xử lý đối với các trường hợp có số nợ thuế lớn khó thu. Bảng 4.2: Tình hình thu nộp thuế GTGT 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng đầu năm 6T 2012 6T 2013 Lập bộ Số thu 234.472 251.885 196.962 233.011 Nợ đọng Tỷ lệ (%) 37.510 18.874 84,00 92,51 (Nguồn: Cục thuế Hậu Giang) 4.2 TÌNH HÌNH THU THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIANG HẬU 4.2.1 Tình hình thu thuế GTGT theo đơn vị hành chính từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Hậu Giang hiện nay có 8 đơn vị quản lý số thu thuế gồm Văn Phòng Cục Thuế, và 7 Chi cục Thuế các huyện, thị xã thành phố. Tình hình thu thuế GTGT theo đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nhìn chung tăng đều qua các năm 2010, 2011 và năm 2012. Tốc độ tăng bình quân của 3 năm là 7,9%. Theo đó, số thu thuế GTGT năm 2011 tăng 11,64% so với năm 2010, tất cả các Chi cục đều có số thu năm sau cao hơn năm trước. Đáng chú ý nhất là Chi cục Thuế Tp Vị Thanh tăng 47,67% tương đương 16.810 triệu đồng so với năm 2010, sự tăng nhanh về tốc độ thu thuế cả Tp Vị Thanh là do đơn vị chiếm ưu thế trên điạ bàn về điều kiên phát triển kinh tế, số lượng và đối tượng kinh doanh, cơ sở hạ tầng Cụm Công nghiệp, kho tàng và bến bãi được xây dựng và nâng cấp,... Tuy số tăng của các Chi cục không đáng kể nhưng ta thấy được sự nỗ lực của ngành thuế trong công tác đôn đốc thu thuế, tuy Châu Thành và Vị Thủy vẫn là 2 đơn vị có số thu thấp nhất trong 8 đơn vị nhưng tỷ lệ tăng cao: Châu Thành đã tăng lên 20,63% so với năm trước tương đương với 1.189 triệu đồng; Vị Thủy tăng 829 triệu đồng tương đương với 11,52%. 29 Bảng 4.3: Tình hình thu thuế GTGT theo đơn vị hành chính từ năm 2010 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Đơn vị tính: triệu đồng NĂM ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Văn phòng 2010 2011 CHÊNH LỆCH QUA CÁC NĂM 2012 128.874 132.258 139.961 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) 3.384 2,63 7.703 5,82 Vị Thanh 35.264 52.074 37.750 16.810 47,67 -14.324 -27,51 Ngã Bảy 14.439 15.693 19.016 1.254 8,68 3.323 21,18 5.764 6.953 10.574 1.189 20,63 3.621 52,08 Châu Thành A 16.247 17.280 24.033 1.033 6,36 6.753 39,08 Phụng Hiệp 18.301 20.450 16.625 2.149 11,74 -3.825 -18,70 Long Mỹ 16.195 17.759 23.290 1.564 9,66 5.531 31,14 Vị Thủy 7.196 8.025 10.837 829 11,52 2.812 35,04 242.280 270.492 282.086 28.212 11,64 11.594 4,29 Châu Thành Tổng (Nguồn: Cục thuế Hậu Giang) Đạt được kết quả trên do sự đóng góp từ các cấp lãnh đạo huyện, xã đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp hộ cá thể thực hiện những đường lối chủ trương chính sách mới, xây dựng và phát triển thêm những ngành nghề mới tận dụng nguồn tài nguyên có sẵn để khai thác tạo nguồn thu cho người dân và nguồn thu thuế cho NSNN như: khuyến khích phát triển chăn nuôi, kinh tế trang trại, hợp tác xã, nhân rộng các mô hình 2 vụ lúa, 1 vụ màu hay 2 vụ lúa, 1 vụ cá, trồng rau ăn lá an toàn trong nhà lưới có hệ thống tưới phun,… Cho thu nhập bình quân từ 100 triệu đồng/ha/năm trở lên, lợi nhuận 40-50%. Bên cạnh đó trong năm 2010 Vị Thủy cũng đã xây dựng Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang tại ấp 12 (xã Vị Thắng) nên đã có sự tác động tích cực vào thế mạnh sản xuất nông nghiệp của huyện, không những tạo thuận lợi cho bà con dễ dàng tìm mua các loại cây giống, con giống, nhất là nguồn lúa giống chất lượng cao, mà còn là điều kiện để các hợp tác xã, câu lạc bộ nhân giống lúa ở địa phương nâng cao chất lượng hoạt động, trở thành vệ tinh sản xuất và cung cấp nguồn lúa giống cho Trung tâm này. Cũng chính vì thế mà trong những năm gần đây, huyện Vị Thủy luôn là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về việc đảm bảo nguồn lúa giống tại chỗ với 70-80% lượng giống lúa từ cấp xác nhận trở lên (Thiên Hương, 2011). Song song bên cạnh đó, huyện Châu Thành đang được xây dựng Trung tâm Ðiện lực Sông Hậu tại xã Phú Hữu A; xây dựng Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, với công suất 2 x 600 MW; 30 Nhà máy đóng tàu VINASHIN; Nhà máy xi-măng Cần Thơ - Hậu Giang; Công ty chế biến thủy sản Minh Phú và nhiều cơ sở chế biến nông sản, thức ăn gia súc,... Hình 4.2: Tình hình thu thuế GTGT theo đơn vị hành chính từ năm 2010 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Từ hình 4.2 bên trên ta thấy số thu chủ yếu ở Văn phòng Cục, lần lược từ năm 2010 đến 2012 là 53,19%, 48,90%, 49,62% thu được chủ yếu ở các khoản thu về doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, doanh nghiệp Nhà nước địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Đến năm 2012 Châu Thành và Châu Thành A có bước tiến đáng kể. Châu Thành dẫn đầu về tỷ lệ tăng, tăng 52,08% so với năm trước tương đương với 3.621 triệu đồng. Nhưng xét về số tăng tuyệt đối thì Văn phòng cục và Châu Thành A có số tăng dẫn đầu. Văn phòng cục tăng 7.703 triệu đồng còn Châu Thành A vươn lên tăng 6.753 triệu đồng so với năm 2011. Ngoài ra còn thấy được sự nỗ lực của Vị Thủy tuy số tăng không cao nhưng so với năm trước thì tỷ lệ khá cao, tăng 35,04% tăng 2.812 triệu đồng chủ yếu là nhờ nguồn thu thuế xây dựng vãng lai được khá nên nâng tổng nguồn thu Tình hình kinh tế khó khăn nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, hàng hóa tồn kho lớn,... Chi Cục thuế Tp Vị Thanh và Chi Cục Phụng Hiệp là 2 đơn vị bị ảnh hưởng mức thu thuế giảm so với năm trước cụ thể ở Chi cục Thuế Tp Vị Thanh đã giảm xuống 14.324 triệu đồng, giảm tương đối là 27,51% so với năm 2011. Chi Cục huyện Phụng Hiệp số giảm tương đối là 18,7%, số giảm tuyệt đối là 3.825 triệu đồng. Để thấy rõ 31 hơn tình hình các đơn vị thu thuế thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2012, và xem xét tình hình 6 tháng đầu năm 2013, ta tìm hiểu bảng số liệu sau: Bảng 4.4: Tình hình thu thuế GTGT theo đơn vị hành chính 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Đơn vị tính: triệu đồng ĐỊA BÀN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 2013 CHÊNH LỆCH 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Văn phòng 77.038 67.690 -9.348 -12,13 Vị Thanh 15.934 11.329 18.765 11.982 2.831 653 17.77 5,76 4.053 8.608 6.878 18.718 2.825 10.110 69,70 117,45 9.056 7.750 4.194 10.991 10.858 6.829 1.935 3.108 2.635 21,37 40,10 62,83 137.962 152.711 14.749 10,69 Ngã Bảy Châu Thành Châu Thành A Phụng Hiệp Long Mỹ Vị Thủy Tổng (Nguồn: Cục thuế Hậu Giang) Tình hình thu thuế GTGT trong 3 năm qua số thu năm sau luôn cao hơn năm trước, tiếp tục trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng không ngoại lệ có 7/8 đơn vị có số thu cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012. Tính chung toàn ngành tăng 10,69% so với cùng kỳ. Các Chi cục đều có số thu cao hơn so với cùng kỳ, điển hình là Châu Thành A vươn lên với số thu tăng dẫn đầu là 10.110 triệu đồng tương đương với 117,45%, tiếp theo là Chi cục huyện Châu Thành số thu tăng 69,70%, tương đương nguồn thu tăng 2.825 triệu đồng và một số Chi cục khác số thu cũng tăng khá cao, cho thấy được tình hình kinh tế khả quan hơn ở các huyện trong 6 tháng đầu năm. Riêng Văn phòng cục có số thu thấp hơn 9.348 triệu đồng, tương ứng giảm 12,13% so với cùng kỳ 2012 do ảnh hưởng từ nợ của các Cty chiếm nguồn thu lớn của Văn phòng cục. 4.2.2 Tình hình thu thuế GTGT theo thành phần kinh tế từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Tình hình nguồn thu thuế GTGT theo thành phần kinh tế biến động liên tục qua các năm 2010, 2011 và 2012. Làm rõ vấn đề qua số liệu sau: 32 Bảng 4.5: Tình hình thu thuế GTGT theo thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Đơn vị tính: triệu đồng NĂM LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 2010 2011 CHÊNH LỆCH QUA CÁC NĂM 2012 161.140 185.774 200.541 DNNQD 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) 24.634 15,29 14.767 7,95 DNNN 80.812 83.501 81.006 2.689 3,33 -2.495 -2,99 + Trung ương 28.761 39.995 46.970 11.234 39,06 6.975 17,44 + Địa phương 52.051 43.506 34.036 -8.545 -16,42 -9.470 -21,77 DNCVĐTNN 328 1.217 539 889 271,04 -678 -55,71 242.280 270.492 282.086 28.212 11,64 11.594 4,29 Tổng cộng (Nguồn: Cục thuế Hậu Giang) Tình hình tổng nguồn thu thuế GTGT cụ thể ở năm 2010 thu được 242.280 triệu đồng, sang năm 2011 nguồn thu tăng lên 270.492 triệu đồng tăng 28.212 triệu đồng tương đương với số tăng tương đối là 11,64% so với năm 2010. Đến năm 2012 thu được 282.086 triệu đồng tăng 11.594 triệu đồng tương đương với 4,29% so với năm 2011. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trong quá trình phục hồi nhưng chưa ổn định và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, kinh tế trong nước đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn khó khăn đã ảnh hưởng nhất định đến tình hình phát triển kinh tế tỉnh nhà. Công tác thu thuế có thuận lợi hay không, một phần cũng từ sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là những năm biến động kinh tế khó khăn, có một số nguồn thu đạt và vượt dự toán nhưng có một số nguồn thu chưa đạt được. Cụ thể xét từng đơn vị ta thấy DNNN và DNNQD là thành phần có số thu chiếm tỷ trọng cao liên tục qua các năm. DNNQD liên tục dẫn đầu và giữ được mức tăng trưởng, là khu vực mang lại sự vững mạnh cho NSNN, năm 2010 chiếm 66,51%, năm 2011 tăng 15,29% so với năm 2010 tương ứng với số tăng tuyệt đối là 24.634 triệu đồng. Năm 2012 chiếm 71,09% trên tổng thu cao hơn năm trước 14.767 triệu đồng tăng 7,95% so với năm 2011. Đạt được số thu như trên một mặt là do nền kinh tế tỉnh trong những năm qua ổn định và trên đà tăng trưởng đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, mặt khác là do công tác tuyên truyền hỗ trợ cho ĐTNT trong những năm qua được ngành thuế tập trung đẩy mạnh.Tiếp theo đó là DNNN số thu tương đối qua các năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 33,55%, 30,87%, 28,72%. Số thu bấp bênh giữa các năm do 33 nhiều chính sách của Nhà nước, năm 2011 tăng 3,33% so với năm 2010 tương đương với tăng 2.689 triệu đồng. Đến năm 2012 số thu giảm so với 2011 2,99% số giảm tuyệt đối là 2.495 triệu đồng. Tình hình thu thuế từ DNNN giảm dần do thực hiện cổ phần hóa đối với các DNNN địa phương. Việc thực hiện cổ phần hóa nhằm tạo hiệu quả trong quản lý và tạo nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng làm giảm nguồn thu từ các DNNN địa phương cũng theo đó giảm dần qua các năm. Trong năm 2011 nguồn thu thuế GTGT từ các DNCVĐTNN tăng rất nhanh tăng đến 371,04%, số tuyệt đối là 889 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2011 được coi là năm khởi sắc của DNCVĐTNN thì năm nay lại trở về với biến động ban đầu, sụt giảm đáng kể chỉ còn 539 triệu đồng giảm 55,71% so với năm 2011 tương ứng với số tiền tuyệt đối là 678 triệu đồng. Tình hình thu thuế của những năm gần đây 2010, 2011 và 2012 gặp không ít khó khăn, không chỉ riêng của ngành thuế Hậu Giang mà đó là tình hình chung trên cả nước về vần về nợ xấu, các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, hàng tồn kho lớn, thị trường giảm sút. Bên cạnh đó còn do việc áp dụng chính sách miễn, giảm, giãn thuế trên diện rộng với nhiều đối tượng trong một thời gian tương đối dài. Tuy số thu năm sau cao hơn năm trước nhưng tỷ lệ tăng giữa các năm lại thấp. Năm 2012 tăng 4,29% so với 2011, nhưng lại thấp hơn tỷ lệ năm 2011 so với năm 2010 tăng 11,64%. Dựa vào bảng số liệu ta thấy, sang năm 2013 trong 6 tháng đầu năm tình hình nhìn chung khả quan hơn so với cùng kỳ năm trước. Năm 2012 tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ cá nhân kinh doanh gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý thu NSNN trong những tháng đầu năm 2012. Năm 2013 nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi vẫn còn nhiều rủi ro, tuy nhiên kinh tế trong nước nói chung và tình hình kinh tế tỉnh nói riêng đang có những chuyển biến tích cực. Cụ thể tổng thu tăng 14.749 triệu đồng, tăng 10,69% so cùng kỳ năm trước, chủ yếu tập trung vào DNNQD, tăng 24,02% tương đương với số tăng tuyệt đối là 20.966 triệu đồng. Tuy số thu có lớn hơn cùng kỳ năm trước nhưng con số không cao do chịu ảnh hưởng của việc thực hiện Nghị Quyết số 02 NQ-CP của Chính phủ, ngành thuế đã gia hạn số thuế phải nộp cho các doanh nghiệp tương đối lớn đã làm giảm đi nguồn thu này trong 6 tháng đầu năm. Đối với DNNN đã giảm 14,13% so cùng kỳ, nguồn thu này thấp do dự báo ban đầu số phát sinh của Ban quản lý dự án Điện lực Dầu Khí - Sông Hậu tuy nhiên đến 6 tháng đầu năm vẫn chưa phát sinh và do ảnh hưởng chủ yếu của 2 đơn vị là Cty Mía đường Cần Thơ và Cty Lương thực Hậu Giang. Đổi mới công nghệ và tình hình sản xuất gặp nhiều 34 khó khăn, từ đó những tháng đầu năm số thuế phải nộp giảm so cùng kỳ (Báo cáo về tổng số thu thuế của Cục Thuế năm 2012,2013). Bảng 4.6: Tình hình thu thuế GTGT theo thành phần kinh tế 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Đơn vị tính: triệu đồng LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 2013 CHÊNH LỆCH 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) DNNQD 87.285 108.251 20.966 24,02 DNNN 50.286 43.182 -7.104 -14,13 391 1.278 887 226,85 137.962 152.711 14.749 10,69 DNCVĐTNN Tổng (Nguồn: Cục thuế Hậu Giang) 4.2.3 Tình hình thu thuế GTGT theo đối tượng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Từ bảng 4.7 ta thấy nguồn thu thu theo phương pháp khấu trừ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thu thuế GTGT. Phương pháp khấu trừ chủ yếu áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. Bảng 4.7: Tình hình thu thuế GTGT theo đối tượng từ năm 2010 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Đơn vị tính: triệu đồng NĂM ĐỐI TƯỢNG Khấu trừ 2010 2011 CHÊNH LỆCH QUA CÁC NĂM 2012 235.336 267.514 281.056 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) 32.178 13,67 13.551 5,07 Trực tiếp trên GTGT 5.098 2.851 308 -2.247 -44,08 -2.543 -89,20 Trực tiếp trên DT 1.846 127 713 -1.719 -93,12 586 461,42 242.280 270.492 282.149 28.212 111,64 11.594 4,29 Tổng (Nguồn: Cục thuế Hậu Giang) Số thu theo thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tăng dần qua các năm cho thấy lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng ngày càng phát triển về mặt số lượng và hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó ngành thuế cũng đang khuyến khích các đối tượng kinh doanh nên có sổ sách kế toán, hóa đơn rõ 35 ràng để thuận tiện cho việc kê khai khấu trừ thuế GTGT cũng như thuận tiện cho việc quản lý thanh tra kiểm tra. Năm 2010 số thu là 235.336 triệu đồng, đến năm 2011 tăng thêm 32.178 triệu đồng tương đương với mức tăng 13,67% so với năm 2010, không dừng lại ở đó năm 2012 số thu tiếp tục tăng 5,07% so với năm 2011 với số thu đạt được là 281.056 triệu đồng. Đối với đối tượng nộp thuế bằng phương pháp trực tiếp trên GTGT hay trực tiếp trên DT qua những năm gần đây hầu như giảm liên tục. Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý. Đối với phương pháp trực tiếp GTGT giảm mạnh qua từng năm. Năm 2010 số thu từ phương pháp này là 5.098 triệu đồng, đến năm 2010 giảm 44,08% số thu chỉ còn 2.851 triệu đồng, đến năm 2013 tiếp tục giảm chỉ còn 308 triệu đồng, chỉ bằng 10.80% so với năm 2011. Đối với phương pháp áp dụng trực tiếp trên doanh thu số thu năm 2010 là 1.846 triệu đồng, nhưng đến năm 2011 giảm xuống chỉ còn 127 triệu đồng, chỉ bằng 6,68% so với năm trước, đến năm 2012 tăng lên 713 triệu đồng, tăng 562,42% so với năm trước nhưng số thu này vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với năm 2011. Do ảnh hưởng của chính sách miễn, giảm, giản thuế và phương pháp này áp dụng chủ yếu là từ những hộ cá thể nhỏ lẻ nên bị ảnh hưởng khi kinh tế khó khăn, điều kiện khí hậu thất thường làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, giá cả bấp bênh, tình hình thu mua sản phẩm nông nghiệp không ổn định. Bảng 4.8: Tình hình thu thuế GTGT theo đối tượng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Đơn vị tính: triệu đồng ĐỐI TƯỢNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 2013 CHÊNH LỆCH 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Khấu trừ Trực tiếp trên GTGT Trực tiếp trên DT 137.174 249 539 140.458 10.710 1.043 3.284 10.461 504 2,39 330,12 93,51 Tổng 137.962 152.211 14.249 10,33 (Nguồn: Cục thuế Hậu Giang) Đối với 6 tháng đầu năm 2013 số thu qua các nguồn đều cao hơn so với cùng kỳ năm 2012. Thu theo phương pháp khấu trừ tăng 2,39%, phương pháp trực tiếp trên GTGT tăng 330,12%, phương pháp trực tiếp trên DT tăng 93,51% so với cùng kỳ. Kéo theo tổng thu cũng cao hơn so cùng kỳ năm trước, đóng góp vào NSNN. 36 4.3 TÌNH HÌNH NỢ LŨY KẾ THUẾ GTGT TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG Qua hình 4.3 ta thấy vấn đề nợ vẫn đang là một vướng mắc lớn của ngành thuế, tỷ lệ nợ thuế lũy kế cứ tăng qua các năm. Năm 2010 số nợ là 27.864 triệu đồng đến năm 2011 tăng lên thêm 3.403 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 12,21% so với năm 2011 do ảnh hưởng số nợ thuế của Cty TNHH MTV Xổ Số Kiến Thiết tỉnh Hậu Giang và số nợ do tính nộp chậm đối với các khoản thuế phát sinh quá thời hạn quy định. Năm 2012 số nợ là 59.280 triệu đồng tăng 28.031 triệu đồng. (Báo cáo về tổng số thu thuế của Cục Thuế tỉnh Hậu Giang năm 2011). Nhìn chung số nợ thuế tăng rất cao so với số nợ năm trước với tỷ lệ 89,59%. Cty TNHH MTV Xổ Số Kiến Thiết tỉnh Hậu Giang tiếp tục là đơn vị nợ lớn của Văn phòng cục, đồng thời trong năm có 6/8 đơn vị Chi Cục có số nợ thuế tăng cao hơn 50%. Hình 4.3: Tình hình nợ lũy kế thuế GTGT từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (Nguồn: Cục thuế Hậu Giang) 37 Mặc dù công tác đôn đốc tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế, bám sát những doanh nghiệp nợ thuế lớn đẩy mạnh công tác đôn đốc thu nợ nhằm hạn chế nợ mới phát sinh để kịp thời động viên nguồn lực cho NSNN nhưng lại gặp không ít khó khăn về phía doanh nghiệp ý thức chấp hành thuế chưa cao, lợi dụng chính sách kêu gọi đầu tư, sự thông thoáng trong đăng ký kinh doanh, khai vốn kinh doanh khống, khai hộ khẩu thường trú không đúng thực tế, thuê địa điểm kinh doanh, thuê giám đốc,... đến khi làm ăn thua lỗ, vỡ nợ bỏ trốn thì không có địa điểm liên lạc để thu hồi nợ thuế. Ngành thuế đề ra kế hoạch mạnh dạn áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định về trình tự, thủ tục và linh hoạt các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp cố tình dây dưa nộp thuế, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu thu tiền nợ thuế do Tổng cục Thuế giao. 4.4 CÔNG TÁC HOÀN THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG Việc hoàn thuế GTGT có một ý nghĩa và tác dụng rất lớn cho doanh nghiệp và toàn xã hội, giúp tháo gỡ những khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, góp phần khuyến khích xuất khẩu, tăng cường thu hút các nguồn vốn nước ngoài. Những năm qua các hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT đều được Cục Thuế kiểm tra xử lý đúng theo trình tự, thủ tục theo quy định của Tổng cục Thuế, đồng thời Cục Thuế cũng tiến hành kiểm tra hồ sơ trước và sau hoàn thuế của các CSKD, các DN xin hoàn thuế GTGT. Số hồ sơ xin hoàn thuế liên tục tăng lên trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 tạo điều kiện luân chuyển vốn cho DN, tình hình khả quan hơn về thúc đẩy xuất khẩu và thu hút vốn. Tuy nhiên bên cạnh đó số tiền hoàn thuế cũng tăng cao. Số tiền không hoàn cũng tăng lên đáng kể. Số tiền không được hoàn thuế chủ yếu là do doanh nghiệp vi phạm về việc lập hồ sơ, kê khai thuế GTGT khấu trừ cao hơn số thực tế, thời điểm kê khai không nằm trong thời gian cho phép, hạch toán thường không tách biệt thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ. 38 Bảng 4.9: Tình hình hoàn thuế GTGT qua 3 năm từ 2010 đến 2012 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH Số hồ sơ Số tiền DN đề nghị Số tiền đã hoàn Số tiền không hoàn Số hồ sơ Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 112 172.623 171.648 975 135 213.445 210.631 2.814 140 232.325 227.124 5.201 (Nguồn: Cục thuế Hậu Giang) Việc ghi chép phản ánh trên chứng từ, số liệu trên hóa đơn sai lệch, thiếu các dữ liệu cần thiết,... nên không được hoàn. Năm 2010 số hồ sơ xin hoàn thuế là 112 hồ sơ với số tiền đề nghị hoàn thuế là 172.623 triệu đồng nhưng qua kiểm tra, xem xét Cục Thuế đã hoàn số tiền là 171.648 triệu đồng. Trong năm 2011 số hồ sơ đã tăng lên thêm 23 hồ sơ so với năm 2010 và đã đẩy số tiền hoàn thuế lên đến 210.631 triệu đồng. Nhưng bên cạnh số tiền được hoàn tăng lên thì số tiền không được hoàn cũng tăng đến 2.814 triệu đồng, tăng gấp 2,89 lần so với năm trước cho thấy mức độ vi phạm tăng đáng kể. Năm 2012 số tiền hoàn thuế tăng thêm 16.493 triệu đồng so với năm 2011, mức tăng của năm 2012 so với năm 2011 thấp hơn so với mức tăng của năm 2011 so với năm 2010. Nhưng số thuế không hoàn tăng lên gấp 1,85 lần so với năm 2011. So với năm 2010 thì mức tăng của năm 2012 rất cao gấp 5,33 lần. Điều đó đồng thời cho thấy sự tăng nhanh của các hành vi vi phạm của các DN về thuế. 4.5 CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG Công tác tuyên truyền thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý. Là hoạt động vô cùng thiết thực, thông qua các hình thức và phương pháp phù hợp để tuyên truyền pháp luật thuế một cách hiệu quả nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về thuế cho mọi người dân và các đối tượng nộp thuế. Công tác tuyên truyền được thực hiền bằng nhiều hình thức như: Phối hợp với Ban tuyên giáo tỉnh ủy tuyên truyền trên bản thông tin nội bộ; Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang thực hiện chuyên mục “Tìm hiểu pháp luật thuế mới”, “Chính sách thuế với cuộc sống”,...; Phối hợp với Báo Hậu Giang xây dựng chuyên đề về Thuế; Phối hợp với Đài Truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố phát sóng tuyên truyền chính sách thuế 39 mới, đưa tin bài về công tác thu NSNN, các quy định mới về thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNCN, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế bảo vệ môi trường; Chính sách miễn, giảm gia hạn một số khoản thu NSNN; đẩy mạnh việc kê khai thuế qua mạng Internet, công tác kê khai thuế, quyết toán thuế GTGT, thuế TNDN,... Cụ thể trong năm 2010 đã cung cấp ấn phẩm các loại có nội dung tuyên truyền về chính sách thuế với số lượng 30.166 ấn phẩm, tờ rơi, tờ bướm; Phối hợp với Ban tuyên giáo tỉnh ủy tuyên truyền chính sách thuế trên bản tin “Thông tin công tác tư tưởng” mỗi tháng một kỳ để tuyên truyền các Luật thuế và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, số bài in trong năm là 50 bài, số buổi phát sóng cũng là xuống còn 1.254 buổi. Năm 2011 phối hợp với Báo Hậu Giang thực hiện chuyên mục “Tìm hiểu pháp luật thuế mới”, “Chuyên mục thuế và cuộc sống”. Phối hợp với Đài truyền thanh huyện, thị xã, thành phố phát sóng 52 buổi tuyên truyền về Luật thuế, nêu gương điển hình người nộp thuế tốt. Năm 2012 phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang thực hiện chuyên mục “Tìm hiểu pháp luật thuế mới”, “Chính sách thuế với cuộc sống”, tổ chức 16 hội nghị với người nộp thuế có 1.032 lượt doanh nghiệp tham dự. Cục thuế đã hỗ trợ, hướng dẫn về chính sách thuế; Thủ tục hành chính thuế; Đăng ký thuế; Kê khai quyết toán thuế TNCN; Khai thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh, xây dựng vãng lai ngoại tỉnh; Thủ tục mua hóa đơn lần đầu; Thay đổi chỉ tiêu trên tờ khai đăng ký thuế; Thủ tục chuyển địa điểm kinh doanh; Thủ tục thành lập doanh nghiệp; Thủ tục in hóa đơn theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng cung ứng dịch vụ. Bên cạnh đó ngành Thuế luôn hỗ trợ nhanh chóng kịp thời và đầy đủ các thông tin liên quan về chính sách thuế, thủ tục về thuế cho đối tượng nộp thuế qua trả lời trực tiếp bằng điện thoại và bằng văn bản. Năm 2010 Cục thuế đã thực hiện hỗ trợ trực tiếp được 628 lượt cho người nộp thuế, trả lời bằng văn bản 97 lượt và trả lời qua điện thoại 188 cuộc; cấp mã số thuế cho tổ chức cá nhân nộp thuế theo mô hình “Một cửa liên thông”. Tiếp nhận 1.364 hồ sơ, trong đó bao gồm: 1.303 tờ khai thuế, 9 quyết toán thuế, 8 báo cáo hoàn thuế, 44 hồ sơ đề nghị hoàn thuế. Năm 2011, số lượt hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế giảm 148 lượt so với năm 2010. Trong khi đó số lượt trả lời bằng văn bản và qua điện thoại đều tăng lên, cụ thể là số lượt trả lời bằng văn bản là 161 văn bản, số lượt tư vấn qua điện thoại là 280 lượt. Sự tăng lên trong hoạt động hỗ trợ qua điện thoại và văn bản là do tính cấp bách, cần thiết của vấn đề, do sự phát triển chung của xã hội đòi hỏi sự hoạt động nhanh chóng có hiệu quả và cũng do khoa học công nghệ ngày càng hiện đại. 40 Công tác hỗ trợ người nộp thuế ngày càng cải tiến và có chất lượng, trong năm 2012 ngành Thuế Hậu Giang hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế được 1.466 lượt cho người nộp thuế,... Hàng năm Cục Thuế cũng tổ chức Hội nghị tuyên dương khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích nộp thuế, đồng thời công khai các đối tượng có hành vi sai phạm về thuế. 4.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC THU THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG 4.6.1 Thành tựu Trong những năm qua công tác thu thuế nói chung và công tác thu thuế GTGT nói riêng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đạt được một số thành tựu nhất định. Hoàn thành tốt chỉ tiêu thu NSNN của Bộ Tài chính - HĐND tỉnh giao. Góp phần tạo nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Nghị quyết số 11/2011/NQ – CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Triển khai thực hiện tốt Nghị định số 51/2010/NĐ – CP về hóa đơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất phát triển, phòng chống hiệu quả những vi phạm gây thất thu ngân sách đồng thời góp phần đổi mới phương thức quản lý thuế theo hướng hiện đại và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế Thực hiện tốt Chỉ thi số 03/2012/CT-UBNN ngày 21/03/2012 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc tăng cường công tác quản lý và chống thất thu thuế trên địa bàn tỉnh. Tiến hành các công tác tiếp nhận hồ sơ, quản lý kê khai, tạo điều kiện thuận lợi đơn giản hơn cho các doanh nghiệp thông qua cơ chế “một cửa liên thông”. Tăng cường các công tác kiểm tra thanh tra đối với các ĐTNT khai báo số thuế âm thường xuyên, số doanh nghiệp có số thuế kê khai phát sinh thấp, doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về chế độ sử dụng hóa đơn, chứng từ, kê khai không trung thực doanh số bán ra, hành vi gian lận về thu nhằm truy thu các khoản thuế trốn để kịp thời nộp vào NSNN. Công tác tin học trong thời gian qua đã được tổ chức triển khai kịp thời, đúng quy định của Tổng cục Thuế. Các trương trình ứng dụng hoạt động ổn định đáp ứng cơ bản yêu cầu công việc quản lý ở cấp Cục và cấp Chi cục như: 41 nâng cấp ứng dụng Quản lý thuế, quản lý hồ sơ, nhận tờ khai, quản lý nợ,... Công nghệ thông tin ngày càng đóng góp quan trọng, tích cực đến quá trình cải cách chính sách, cải tiến thủ tục hành chính, hiện đại hóa công nghệ quản lý thuế. Thực hiện tốt công tác tổ chức tập huấn triển khai các văn bản pháp luật về thuế. Tổ chức đối thoại hàng quý đối với các doanh nghiệp để giúp cho doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ, chính sách thuế hiện hành. Kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn phát sinh từ phía doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức bộ máy ngành Thuế tiếp tục được sắp xếp và củng cố, công tác luân phiên, luân chuyển được đẩy mạnh. Phương pháp làm việc luôn được cải tiến, đổi mới, chất lượng đội ngũ công chức được củng cố và không ngừng nâng cao, đảm bảo yêu cầu, mục tiêu của công tác quản lý thuế trong giai đoạn mới. 4.6.2 Tồn tại Bên cạnh những thành tựu đạt được ngành thuế Hậu Giang cũng tồn tại một số mặt cần được sử đổi, bổ sung và khắc phục. Công tác tham mưu đề xuất tại một số bộ phận chưa được kịp thời và đồng bộ, dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức điều hành quản lý thu NSNN. Một số đơn vị chưa thực hiện tốt việc quản lý doanh nghiệp dẫn đến vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp kê khai âm thuế GTGT liên tục trong thời gian dài nhưng không thực hiện hồ sơ đề nghị hoàn thuế, một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển nhưng kê khai thuế thấp (thậm chí không phát sinh số thuế phải nộp) nhưng những doanh nghiệp này chưa được kiểm tra và cũng không có tên trong kế hoạch kiểm tra của đơn vị gây bất công cho người nộp thuế là kinh doanh hộ cá thể. Chưa quyết liệt trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với một số doanh nghiệp và hộ kinh doanh có số nợ kéo dài, nên số nợ thuế tại các Chi cục Thuế đều tăng. Về công tác tuyên truyền tuy thường xuyên, liên tục nhưng nội dung và hình thức chưa thật sự phong phú, tính thuyết phục chưa cao, chưa đáp ứng yêu cần nâng cao tính tự giác của tổ chức, cá nhân nộp thuế trong việc chấp hành chính sách, pháp luật thuế. Tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế chưa tương xứng với khối lượng công việc được giao, nguồn nhân lực làm công tác thanh tra, kiểm tra còn ít so với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng thanh tra, kiểm tra chưa cao. 42 Công tác phối hợp trao đổi thông tin với các cấp, các ngành từng lúc còn chưa chặt chẽ và còn nhiều bất cập, nhất là trong lĩnh vực giá, đẩt đai, ngân hàng, đăng ký doanh nghiệp,... chưa được tháo gỡ kịp thời. Tình hình nợ thuế vẫn còn tăng cao, tuy đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế nhưng chưa quyết tâm, quyêt liệt xử lý đối với các trường hợp có số nợ thuế lớn cố tình dây dưa, chậm nộp. 4.7 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH THU THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG 4.7.1 Nhân tố khách quan Các luật thuế mới được ban hành và sửa đổi bổ sung để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế nhờ đó có thể chống được tình trạng thất thu thuế, tạo sự công bằng, bình đẳng cho những người thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Tuy nhiên, các văn bản qui định hướng dẫn chưa thật sự đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất do vậy gây không ít khó khăn cho các cơ quan quản lý chức năng và việc thực hiện của các ĐTNT. Các chủ trương, chính sách của Trung ương và của tỉnh về kích cầu để kinh tế phát triển, tạo thuận lợi về thời gian điều kiện chính sách phù hợp luân chuyển vốn đó cũng là một phần thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Tình hình kinh tế xã hội ngày càng ổn định và phát triển, số doanh nghiệp hàng năm có xu hướng tăng lên, tạo nên nguồn thu tăng cho NSNN, góp phần hoàn thành kế hoạch được giao. Song hàng năm tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn ra phức tạp mà trong thời gian gần đây tỉnh cũng bị ảnh hưởng khá nặng về tình trạng biến đổi khí hậu gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp làm ảnh hưởng đến thu nhập người nông dân dẫn đến sức mua từ phía họ trên thị trường đôi khi lại giảm. Bên cạnh đó giá cả một số mặt hàng biến động gây bất lợi cho sản xuất và đời sống người dân. Từ đó ảnh hưởng đến tình hình thực hiện nhiệm vụ thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh. Điều kiện kinh tế cả nước đang trong giai đoạn ổn định hơn và nhờ sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND các cấp kéo theo tình hình kinh tế tỉnh khấm khá hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thuế thực hiện tốt nhiệm vụ. 4.7.2 Nhân tố chủ quan Các cá nhân, tổ chức hoạt động SXKD chấp hành tương đối tốt pháp luật thuế. Kê khai thuế tốt, nộp thuế tương đối kịp thời, đúng quy định theo thông báo cơ quan thuế. 43 Tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan để quản lý tốt các ĐTNT, chống thất thu cho NSNN. Các phòng ban trong đơn vị có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giải quyết công việc có hiệu quả. Lãnh đạo cục thuế thường xuyên đưa ra các chỉ đạo theo dõi bám sát thực tế các ĐTNT, để đưa ra các biện pháp phù hợp nâng cao hiệu quả thu, chống thất thu cho NSNN. Tuyên truyền đến ĐTNT bằng nhiều biện pháp về luật thuế, trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế, tầm quan trọng cho việc xây dựng phát triển kinh tế, an ninh xã hội. Công tác hoàn thiện tổ chức cán bộ quan tâm. Công tác luân chuyển cán bộ được thực hiện thường xuyên có hiệu quả. Chất lượng cán bộ được chú trọng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng công tác thuế. 44 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH HẬU GIANG 5.1 KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG Công tác phối hợp trao đổi thông tin với các cấp, các ngành từng lúc còn chưa chặt chẽ và còn nhiều bất cập chưa được tháo gỡ kịp thời. Chưa có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan ban ngành về ĐTNT, các Chi cục cũng chưa kiểm soát có hiệu quả các hộ cá thể, số lượng ĐTNT trên địa bàn tỉnh tương đối lớn nên công tác quản lý tổng hợp ĐTNT còn chưa đầy đủ làm nguồn thu NSNN chưa đạt hiệu quả tối ưu. Công tác tuyên truyền vẫn được triển khai thực hiện nhưng chưa đi sâu vào dân, các ĐTNT còn chưa hiểu hết về tầm quan trọng của việc nộp thuế, xem nhẹ không chú trọng có những hành vi gian lận, trốn thuế chưa thật sự hợp tác thiếu ý thức pháp luật về thuế. Công tác nộp tờ khai còn nhiều chậm trễ chưa đúng hạn và sai sót, kê khai không đúng, không đủ so với thực tế. Tình trạng doanh nghiệp bỏ trốn chuyển địa bàn vẫn diễn ra. Cần có kế hoạch quản lý kê khai có hiệu quả hơn. Thông qua công tác quản lý hoá đơn, chứng từ ngành thuế có thể kiểm tra giám sát được nghĩa vụ thực hiện thuế của ĐTNT đối với Nhà nước, tuy nhiên việc kiểm soát được số hóa đơn bán ra còn nhiều khó khăn vì người dân chưa có thói quen sử dụng hóa đơn khi mua hàng nên còn tình trạng thâm hụt thất thoát. Chưa có biện pháp, phương tiện hiệu quả nên việc bán hóa đơn chưa được quản lý chặt chẽ, còn nhiều khe hở mua bán hóa đơn bất hợp pháp. Công nghệ thông tin ngày càng tiến bộ và được đưa vào sử dụng rộng rãi trong công tác thì một bộ phận đội ngũ cán bộ tin học vẫn chưa phù hợp đáp ứng được trình độ phát triển. Kiểm soát nội bộ, kịp thời phát hiện và xử lý những đơn vị, cán bộ có dấu hiệu tiêu cực nhằm nâng cao chất lượng quản lý ngành thuế. Số lượng ĐTNT ngày càng tăng, lực lượng công tác kiểm tra, thanh tra còn thiếu nên việc kiểm tra, thanh tra còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu kế hoach đề ra nên việc kiểm soát các hành vi vi phạm, gian lận thuế chưa thật sự có hiệu quả trong khi hành vi gian lận của các ĐTNT ngày càng tinh vi hơn. 45 Tình hình nợ thuế của các ĐTNT vẫn còn tăng cao, tuy đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế nhưng chưa quyết tâm, quyết liệt xử lý đối với trường hợp có số nợ thuế lớn cố tình chậm nộp thuế. 5.2 GIẢI PHÁP 5.2.1 Công tác tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh giao dự toán thu cho các đơn vị trên địa bàn đảm bảo đúng quy định của Nhà nước. Tổng hợp, đánh giá và thực hiện giao chỉ tiêu phấn đấu, chỉ tiêu thu hồi nợ đọng thuế, chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra cho các phòng chức năng thuộc Cục, Chi cục Thuế các huyện, thị xã, thành phố, và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt ngay từ những tháng đầu của năm. Hàng tháng, hàng quý nên thực hiện công tác tổng hợp số thu NSNN, rà soát, phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu, đặc biệt là các nguồn thu không ổn định trên từng địa bàn, những đơn vị có số thu thấp so với chỉ tiêu đề ra, từ đó làm rõ nguyên nhân để đưa ra các giải pháp quản lý thu hiệu quả. Phân tích cơ sở dữ liệu thường xuyên, dự báo sát nguồn thu, đánh giá khả năng thực hiện làm cơ sở để xây dựng dự toán cho năm sau, đăc biệt phân tích rõ nguyên nhân tác động làm tăng giảm nguồn thu theo từng khoản thu, sắc thuế để khai thác những nguồn thu còn tiềm năng. Thường xuyên tính toán, xác định kịp thời số thuế miễn giảm, số thuế gia hạn để đánh giá mức ảnh hưởng đến nguồn thu trên địa bàn, chủ động triển khai các giải pháp chống thất thu và khai thác nguồn thu để bù đắp các khoản hụt thu ngân sách. Triển khai nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả các văn bản chỉ đạo, chỉ thị của UBND tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các Sở ban ngành có liên quan. Báo cáo định kỳ hàng tháng, cung cấp thông tin, kết quả thu NSNN theo định kỳ tháng cho cho UBND tỉnh và các Sở ban ngành liên quan đúng thời gian quy định. 5.2.2 Quản lý đối tượng nộp thuế Việc quản lỷ hộ cá thể chưa thật sự có hiệu quả, ở các Chi cục vẫn còn bỏ sót do số lượng lớn. Do đó Cục thuế cần có kế hoạch chỉ đạo các Chi cục rà soát kiểm tra lại để đưa tất cả vào diện quản lý, liệt kê xác định phân loại các đối tượng kinh doanh cố định, lưu động vãng lai, hộ kinh doanh thuộc diện miễn, giảm thuế GTGT. Các doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đều do Cục thuế quản lý đều tuy đều này có thuận lợi là sẽ tập trung thống nhất cho việc quản 46 lý nhưng bên cạnh đó số lượng sẽ rất lớn lực lượng cán bộ Cục sẽ không triển trai được công tác kiểm tra, thanh tra có hiệu quả được, nhất là các doanh nghiệp ở xa Cục, cán bộ sẽ không nắm rõ tình hình kinh doanh so với cán bộ Chi cục huyện mà doanh nghiệp đặt tại vì vậy cần nên có sự liên thông, kết hợp giữa Cục và các Chi cục, xem xét phân cấp quản lý một số doanh nghiệp như doanh nghiệp mới thành lập từ hộ cá thể, các doanh nghiệp có vốn đầu tư thấp,...để công tác quản lý có hiệu quả hơn. Việc quản lý tốt ĐTNT góp phần làm cho nguồn thu NSNN có hiệu quả hơn, nắm rõ tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, phối hợp cùng quản lý với cơ quan có liên quan như Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, để kịp thời điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp, các đối tượng mới đăng ký kinh doanh,... để cùng nhau phối hợp xử lý. 5.2.3 Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế Người nộp thuế chưa hiểu sâu sắc về quyền và nghĩa vụ nộp thuế, chưa hiểu rõ nội dung chính sách và nghiệp vụ tính thuế, kê khai thuế và nộp thuế, từ đó tính tuân thủ về thuế chưa cao. Do vậy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để đưa pháp luật thuế đến với người dân sâu sắc hơn. Phối hợp với đài Truyền hình tỉnh Hậu Giang, Báo Hậu Giang có thêm nhiều chuyên mục, chuyên đề về thuế đưa thuế đến với dân gần gũi hơn, để mọi người ý thức được trách nhiệm nghĩa vụ và tầm quan trọng của việc nộp thuế. Đổi mới công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, thực hiện tốt các cải cách hành chính cung cấp các ấn phẩm tuyên truyền về thuế cho tổ chức, cá nhân nộp thuế, rà soát các thủ tục hành chính. Cập nhật kịp thời phổ biến các chính sách thuế mới đến người dân bằng nhiều hình thức truyền thanh, truyền hình, báo dài, ấn phẩm thuế, hoặc thông qua các trang thông tin điện tử ngành thuế,... để bảo đảm luật thuế đến tất cả mọi người. Thành lập bộ phận tư vấn về thuế, chuyên giải đáp những khúc mắc, khó khăn cho người nộp thuế thông qua nhiều hình thức như hướng dẫn trả lời trực tiếp, qua điện thoại, văn bản, thư điện tử, phối hợp thực hiện các chương trình truyền hình, truyền thanh,... Tổ chức đầy đủ, thường xuyên các Hội nghị đối thoại với người nộp thuế tháo gỡ những vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận hồ sơ qua cơ chế “một cửa”. Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với tổ chức cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế. 47 Công bố các thủ tục về thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, đài Truyền hình) và tại các trụ sở Chi cục thuế để người nộp thuế biết và thực hiện, đồng thời giám sát việc làm của cơ quan thuế tăng thêm tính minh bạch, củng cố niềm tin cho người nộp thuế. 5.2.4 Công tác kê khai thuế Thực hiện kiểm tra đối chiếu, xác minh mã số thuế các doanh nghiệp trên địa bàn. Giám sát chặt chẽ biến động của người nộp thuế, tăng cường kiểm tra tổ chức, cá nhân không đăng ký kinh doanh nhưng thực tế có kinh doanh để đưa vào diện quản lý thuế. Tăng cường đôn đốc nhắc nhỡ ĐTNT kê khai đúng hạn và đúng quy định. Kiểm tra hồ sơ kê khai thuế theo đúng quy trình quản lý thuế, xử lý nghiêm các trường hợp không kê khai, kê khai chậm trễ, kê khai gian lận không đúng với tình hình hoạt động thực tế nhằm nâng cao chất lượng kê khai. Có sự hợp tác giữa Cục thuế và ĐTNT. ĐTNT nên có kế toán sổ sách rõ ràng để tiện cho bên theo dõi kiểm tra tiết kiệm thời gian, làm việc có hiệu quả hơn, bên Cục thuế đơn giản hóa thủ tục kê khai. Hiện Tổng cục Thuế cũng đang triển khai hoạt động kê khai thuế qua mạng tiết kiệm, tiện lợi cho các tổ chức doanh nghiệp. Quản lý kê khai kết hợp với việc đăng ký kinh doanh, chủ động kiểm tra rà soát và nắm bắt kịp thời về số lượng ĐTNT trên địa bàn, kiểm soát kịp thời số lượng doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh, ngừng hoạt động và số đang hoạt động, đảm bảo theo dõi, giám sát sự biến động của doanh nghiệp. 5.2.5 Quản lý hóa đơn Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý, nghiêm các trường hợp vi phạm về chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn. Hướng dẫn ghi chép hóa đơn đầy đủ thông tin tránh những sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả báo cáo, phiền hà cho cả 2 bên doanh nghiệp và cơ quan thuế. Cơ quan thuế cần xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ về DN đảm bảo những hoạt động chủ yếu của DN phải trong tầm kiểm soát của cơ quan thuế để đảm bảo việc xuất hóa đơn, hạn chế gian lận làm thất thoát NSNN. Áp dụng phương tiện kỹ thuật kiểm tra chứng từ để phát hiện và ngăn chăn kịp thời tình trạng mua, bán, lập và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Tạo thói quen sử dụng hóa đơn khi mua bán hàng hóa, áp dụng phương tiện kỹ thuật kiểm tra tránh tình trạng mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, có những quy định đối với các ĐTNT phải ghi đầy đủ hóa đơn cho khách hàng, khuyến khích khách hàng nhận hóa đơn khi mua hàng hóa. 48 Phối hợp với các cơ quan thông tin tuyên truyền đưa tin về những vụ vi phạm điển hình nhằm phát huy tác dụng giáo dục, răng đe cho ĐTNT có hành vi vi phạm, đưa công tác quản lý hóa đơn và khuôn khổ nề nếp hơn. 5.2.6 Kiểm tra, thanh tra Công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành thuế, thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra nhằm tăng cường tính tuân thủ pháp luật của ĐTNT. Vì vậy cần lên kế hoạch cụ thể rõ ràng, giao nhiệm vụ cho các phòng Cục, Chi cục thuế các huyện, thị xã, thành phố. Đẩy mạnh công tác phân tích hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế đối với các hồ sơ phát sinh để phát hiện các hồ sơ của doanh nghiệp có rủi ro về thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế để lập kế hoạch kiểm tra thanh tra. Đặc biệt kiểm tra tại trụ sở ĐTNT đối với các đối tượng có số lỗ lớn, có số thuế GTGT âm liên tục nhiều năm nhưng vẫn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Kiểm tra kịp thời phát hiện các sai phạm theo chuyên đề vừa tiết kiệm thời gian, vừa hiệu quả tăng thu cho NSNN. Kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm lợi dụng chính sách pháp luật để trốn thuế, tránh thuế. Tăng cường kiểm tra đối với các doanh nghiệp mới thành lập có địa điểm kinh doanh không cố định, đẩy mạnh công tác kiểm tra việc phát hành, sử dụng hóa đơn đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế nhằm kịp thời phát hiện hành vi gây phiền hà, vụ lợi, tham nhũng, vi phạm pháp luật của công chức thuế có biện pháp uốn nắn, xử lý theo đúng quy định của ngành. 5.2.7 Công tác quản lý thu nợ Công tác quản lý nợ thuế được xem là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả quản lý của cơ quan thuế, đồng thời phản ánh được mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Vì vậy nên lên kế hoạch thu hồi nợ ngay từ đầu và hoàn thiện về sau bằng nhiều biện pháp cưỡng chế nợ tập trung rà soát , đối chiếu phân loại nợ và thực hiện các biện pháp đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên phối hợp với các sở, ngành để công tác quản lý nợ thuế đạt được kết quả tốt, góp phần tăng thu cho NSNN. Nâng cao chất lượng của bộ phận quản lý nợ, đẩy mạnh công tác giám sát theo dõi thường xuyên, kịp thời nắm diễn biến của từng khoản nợ có khả năng thu. Phối hợp kịp thời chặt chẽ với các ngành có liên quan ở địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ đọng đã được quy định trong Luật quản lý thuế và Thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính. Tập trung bám sát những đối tượng nợ thuế lớn mạnh dạn áp dụng các biện pháp cưỡng 49 chế nợ theo đúng quy định về trình tự, thủ tục và linh hoạt các biện pháp cưỡng chế nợ để thu hồi nợ thuế đối với doanh nghiệp cố tình chây ì, dây dưa nộp thuế. Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách thuế đến người nộp thuế, nhằm tăng thêm ý thức của ĐTNT về thực hiền đầy đủ nghĩa vụ thuế, góp phần giảm thiểu số nợ thuế và hạn chế đến mức thấp nhất các khoản nợ mới phát sinh. 5.2.8 Công tác tổ chức cán bộ Bố trí, tổ chức cán bộ ở Cục và các Chi cục thuế phù hợp với chức trách và ĐTNT, tăng cường lực lượng cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm; quan tâm tổ chức tập huấn thường xuyên hoặc định kỳ về các chính sách mới. Triển khai chương trình kế hoạch đào tạo, nhất là đối với các cán bộ tin học nhằm nâng cao trình độ tin học, các chương trình ứng dụng của ngành cho các cán bộ để hoàn thành tốt công việc được giao. Nâng cao năng lực đội ngũ công chức thuế, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuyên nghiệp chuyên sâu; đào tạo kỹ năng quản lý thuế cho tất cả công chức thuế, đặc biệt là các công chức thuộc các bộ phận quản lý theo chức năng, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra. Tiếp tục thực hiện điều động luân phiên, luân chuyển công chức, đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là kiểm tra việc chấp hành pháp luật của công chức thuế; kiểm tra giải quyết các thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sai phạm, củng cố thêm niềm tin của ĐTNT vào nội bộ ngành, ra sức hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế. 50 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Thuế GTGT được áp dụng vào nước ta từ năm 1999 đến nay và đã đi vào đời sống xã hội, từng bước khẳng định chỗ đứng và vai trò của một sắc thuế tiến bộ, công bằng, khắc phục được những nhược điểm của thuế doanh thu. Tuy còn một số hạn chế không thể tránh khỏi nhưng việc đưa ra áp dụng một chính sách thuế mới có tác động rộng rãi đến tất cả các thành phần kinh tế từ các doanh nghiệp lớn đến các hộ sản xuất cá thể và cùng với các sắc thuế khác thuế GTGT đã góp phần không nhỏ vào thực hiện việc cải cách, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, làm ổn định nguồn thu cho NSNN. Luật thuế luôn được sửa đổi bổ sung để phù hợp với cơ chế thị trường và sự phát triển kinh tế nhằm lắp đầy những chổ hỏng phát sinh tiêu cực để phù hợp với thông lệ quốc tế. Nên việc triển khai, hướng dẫn thực hiện Luật thuế GTGT đến mọi thành phần trong xã hội là điều không dể đòi hỏi ngành thuế cố gắng rất nhiều. Song bên cạnh đó được sự chỉ đạo của các cấp ban ngành có liên quan ngành thuế cũng phần nào giảm bớt những khó khăn để hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Ngành thuế Hậu Giang trong những năm qua tuy gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng tình hình kinh tế và vì Hậu Giang mới được chia cắt nên công tác quản lý vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Tuy nhiên trong những năm gần đây ngành thuế Hậu Giang đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Thực hiện đầy đủ chỉ tiêu được giao, số thu năm sau cao hơn năm trước. Điển hình như năm 2011 tăng 11,64% so với năm 2010, năm 2012 tăng 17,50% so với năm 2011 đóng góp tích cực cho NSNN, đảm bảo chi tiêu ngân sách góp phần tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân đưa tỉnh nhà đi lên. Công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế được thực hiện ngày càng chặt chẽ hơn, giảm thiểu được các gian lận về thuế, đảm bảo sự công bằng, tạo ra môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp. Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế cũng được trú trọng, đưa pháp luật thuế đến với mọi thành phần trong xã hội. Nhận thức được vai trò, tác dụng tích cực của Luật thuế này, cán bộ viên chức Cục Thuế đã có nhiều nỗ lực phấn đấu không ngừng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 51 Chuyển đổi cơ cấu thực hiện CNH-HĐH đất nước, Hậu Giang cũng không ngoại lệ dần chuyển dịch giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, điều này góp phần to lớn cho việc tăng thu từ nguồn thuế GTGT đòi hỏi các ngành chức năng cần quan tâm và đề ra kế hoạch để tình hình thu có hiệu quả hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó tình hình kinh tế - xã hội cũng còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng tình hình kinh tế chung của cả nước và sự biến động của tự nhiên: khí hậu tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh, mất mùa, giá cả bấp bênh,... Kinh tế phát triển ngày càng cao là dấu hiệu tốt đáng mừng, đi kèm đó là những mặt tồn tại trong công tác quản lý thuế về mặt quản lý ĐTNT, chứng từ hóa đơn, công tác kiểm tra thanh tra còn chưa đáp ứng được, tỷ lên nợ thuế vẫn còn cao,... Đòi hỏi cán bộ ngành thuế cần tích cực hơn trong công tác quản lý thanh tra, kiểm tra, nhằm phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành vi vi pham pháp luật về thuế, nâng cao ý thức hơn nữa cho người nộp thuế. Tiếp tục phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu còn tồn tại. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với ngành thuế Cần đơn giản hóa thuế suất thuế GTGT, thực hiện điều chỉnh đối tượng chịu thuế với tất cả các hàng hóa dịch vụ, mở rộng đối tượng chịu thuế, xem xét xóa bỏ bớt những ưu đãi miễn giảm thuế GTGT, đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ và những dịch vụ hoạt động kinh doanh khó thực hiện thu và quản lý bằng chính sách thuế GTGT thì có thể nên áp dụng thu thuế doanh thu hoặc thuế bán hàng tính trên tỉ lệ của tổng doanh thu. Đảm bảo thuế vừa là nguồn thu chủ yếu của NSNN, vừa là công cụ kích thích nền kinh tế phát triển lại vừa là công cụ nhằm điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội, Nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp luật thuế hoàn thiện. Công tác thu có hiệu quả thu đúng, thu đủ và hợp lý, xây dựng mối quan hệ tốt giữa ngành và dân. Có những quy định chặt chẽ đòi hỏi hoạt động mua bán hàng hóa phải có hóa đơn rõ ràng, đầy đủ thông tin theo quy định. Có những chính sách bảo vệ quyền lợi người mua, mua hàng hóa phải có hóa đơn, Nhà nước cần có biện pháp quản lý hóa đơn chứng từ chặt chẽ, quản lý ngay từ bước đầu, ĐTNT phải có trách nhiệm đối với số lượng hóa đơn mình đang sở hữu. 6.2.2 Đối với Cục Thuế tỉnh Hậu Giang Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nội dung từng sắc thuế và nghĩa vụ nộp thuế đến cán bộ công chức, đến với người dân, giúp hiểu được nghĩa vụ phải 52 nộp thuế của họ đối với Nhà nước và trách nhiệm của công chức Nhà nước đối với nhân dân. Đồng thời tăng cường công tác hướng dẫn thưc thi Luật thuế rõ ràng cụ thể, đôn đốc các ĐTNT về thực hiện đầy đủ rõ ràng sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ. Bảo đảm các vướng mắc của ĐTNT được giải đáp kịp thời và đúng theo quy định của chính sách thuế. Xác định rõ trọng tâm ngay từ đầu, mô tả chức năng-nhiệm vụ của từng bộ phận căn cứ vào đó phối hợp xây dựng kế hoạch, phân công hợp lý, có sự liên kết giữa các phòng ban phát huy sức mạnh đoàn kết để đạt được hiệu quả cao nhất. Đào tạo nâng cao nghiệp vụ, trình độ đội ngũ cán bộ, công tác thanh tra kiểm tra quyết liệt và thường xuyên hơn, phát hiện ra những hành vi sai phạm, gian lận về thuế để hạn chế tối đa về thất thu NSNN. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Chính (2011). Hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế và hệ thống biểu mẫu kê khai các loại Thuế, Nhà xuất bản Tài Chính. 2. Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008. 3. Thông tư 04/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009. 4. Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012. 5. Nguyễn Thanh Tâm ,2011. Báo cáo về tổng số thu thuế của Cục Thuế năm 2011. 6. Chiêm Ngọc Phượng, 2008. Phân tích tình hình thu thuế GTGT tại Chi cục Thuế thị xã Trà Vinh. Luận văn đại học. Trường Đại học Cần Thơ. 7. Nguyễn Huỳnh Như, 2012. Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi cục Thuế huyện Hồng Dân: Luận văn đại học. Trường Đại học Cần Thơ. 8. Trương Đông Lộc, 2008. Bài giảng thuế. Khoa kinh tế – Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. 9. Web Cục thuế tỉnh Hậu Giang: http://www.haugiang.gdt.gov.vn 10. Thiên Hương, 2011. Ấn tượng Vị Thủy. Báo nông thôn mới http://kinhtenongthon.com.vn/printContent.aspx?ID=31106 54 [...]... định chọn đề tài Thực trạng và giải pháp thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Chỉ ra tình hình thực trạng hiện nay từ đó đưa ra những giải pháp cơ bản để có thể khắc phục tối đa những nhược điểm đang gặp phải hiện nay và nâng cao chất lượng thu thuế GTGT 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng công tác thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang từ năm 2010... LƯỢC VỀ CỤC THU TỈNH HẬU GIANG 3.2.1 Quá trình thành lập Cục Thu tỉnh Hậu Giang Từ năm 1976 – 1991 tỉnh Hậu Giang cũ bao gồm 3 đơn vị hành chính hiện nay là thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang Cuối năm 1991 tỉnh Hậu Giang được chia thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng Ngày 01 tháng 01 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thu c Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày... dựa trên cơ sở đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị để công tác quản lý thu thuế GTGT được hoàn thiện và có kết quả tốt hơn 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích thực trạng thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Đánh giá những thu n lợi và khó khăn trong công tác thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. .. quan thu quản lý trực tiếp Nộp thu GTGT  Thời hạn nộp thu : Trường hợp người nộp thu tự tính thu , thời hạn nộp thu chậm nhất ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thu Trường hợp cơ quan thu tính thu hoặc ấn định thu , thời hạn nộp thu là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thu  Đồng tiền nộp thu : Đồng tiền nộp thu là đồng Việt Nam Trường hợp nộp thu bằng ngoại tệ: 17 Người nộp thu ... khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thu , quy trình nghiệp vụ quản lý thu trên địa bàn tỉnh Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thu , tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về lập dự toán thu NSNN, về công tác quản lý thu trên địa bàn Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thu đối với người nộp thu thu c phạm vi quản lý của Cục Thu Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế. .. Cục Thu tỉnh Hậu Giang chịu trách nhiệm trước Tổng cục Trưởng Tổng cục Thu và chịu sự chỉ đạo của UBND tỉnh về các mặt công tác thu của Cục Thu ; tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thu thuế và phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định hiện hành Thường xuyên phản ánh tình hình quản lý thu thuế trên địa bàn cho cơ quan quản lý cấp trên; giải trình những vấn đề về công tác của ngành Thu tỉnh. .. Thu tỉnh Hậu Giang 2  Phạm vi nội dung: thực trạng thu thuế GTGT trên địa bản tỉnh Hậu Giang và giải pháp thu thuế để đạt được kết quả tốt hơn 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Chiêm Ngọc Phượng 2008 “Phân tích tình hình thu thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thu thị xã Trà Vinh”: Luận văn sử dụng phương pháp so sánh là chủ yếu để xác định mức biến động của chỉ tiêu phân tích Bài viết nghiên cứu về tình hình thu. .. khóa XI và Nghị định số 05/2004/NĐ – CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ Cục Thu tỉnh Hậu Giang thành lập theo Quyết định số 229/2003/QĐ – BTC ngày 29/12/2003 của Bộ Tài chính, trên cơ sở tách Cục Thu tỉnh Cần Thơ thành 2 Cục Thu : Cục Thu thành phố Cần Thơ và Cục Thu tỉnh Hậu Giang 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Thu Hậu Giang 3.2.2.1 Chức năng Cục Thu là tổ chức trực thu c... là mức thu suất tạo ra nguồn thu lớn cho Nhà nước Thu GTGT đầu vào bằng tổng số thu GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, số thu GTGT ghi trên chứng từ nộp thu để xác định giá không có thu và thu GTGT ghi trên chứng từ nộp thu của hàng hóa nhập khẩu 12  Xác định thu GTGT đầu vào được khấu trừ Thu GTGT đầu vào được khấu trừ là tổng số thu GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng dùng... giải pháp, kiến nghị giúp phát huy những điểm mạnh đồng thời nhằm khắc phục những hạn chế để công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh được hoàn thiện và có kết quả tốt hơn ở Hậu Giang trong thời gian tới 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Tình hình thu thuế GTGT trên tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ năm 2010 đến 2 quý đầu năm 2013 như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tình hình thu thuế GTGT trên tỉnh Hậu ... đơn tổ chức, cá nhân nộp thu (Cục Thu Hậu Giang, 2013) 26 CHƯƠNG THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG 4.1 KẾT QUẢ THU NỘP THU GTGT TỪ NĂM 2010... THU GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG 27 4.1 Kết thu nộp thu GTGT từ năm 2010 đến tháng đầu năm 2013 địa bàn tỉnh Hậu Giang .27 4.2 Tình hình thu thuế GTGT địa bàn tỉnh. .. thể Phân tích thực trạng thu thuế GTGT địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2010 đến tháng đầu năm 2013 Đánh giá thu n lợi khó khăn công tác thu thuế GTGT địa bàn tỉnh Hậu Giang Đưa giải pháp, kiến

Ngày đăng: 07/10/2015, 21:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w