Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 77 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
77
Dung lượng
609,02 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
DƯƠNG THỊ NUÔI
HÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY
NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM
CHI NHÁNH VỊ THỦY HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành tài chính ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
Tháng 11-2013
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
DƯƠNG THỊ NUÔI
MSSV: LT11142
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY
NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM
CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành tài chính ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS.PHAN ANH TÚ
Tháng 11-2013
ii
LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ và thời gian thực tập làm
luận văn tốt nghiệp về đề tài “Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh
huyện Vị Thủy Hậu Giang”, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của
giáo viên hướng dẫn trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và Ngân hàng
Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu
Giang. Đến nay em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, với sự trân trọng
em xin chân thành cảm ơn đến:
- Thầy Phan Anh Tú, đã trực tiếp hướng dẫn và nhiệt tình đóng góp ý kiến
để luận văn tốt nghiệp của em có thể hoàn thành tốt.
- Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh
huyện Vị Thủy Hậu Giang đã tạo điều kiện cho em được tiếp cận với thực tiễn.
- Toàn thể quý thầy cô trong Trường, Khoa đã tận tình truyền đạt cho em
những kiến thức quý báo trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để em có thể
vận dụng kiến thức vào luận văn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô được
nhiều sức khỏe.
Kính chúc Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam chi
nhánh huyện Vị Thủy – Hậu Giang luôn vững mạnh.
Trân trọng kính chào./.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013
Người thực hiện
Dương Thị Nuôi
iii
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013
Người thực hiện
Dương Thị Nuôi
iv
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Vị Thủy, ngày.....tháng.....năm 2013
v
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU …….…………….…………….………………………..1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………...……………………..………………1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………..……………...2
1.2.1 Mục tiêu chung……………………………………………..……………….2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể…………………………………………….………………..2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU……………………...…………………..………...2
1.3.1 Thời gian……………………………………………………………………2
1.3.2 Không gian………………………………...………………….…………….2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU………………………………………….………….3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…….4
2.1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI...…………..……………………………………………..4
2.1.1 Khái niệm cho vay ngắn hạn……..………………………..………………..4
2.1.2 Điều kiện cho vay.……………….………………………………………….4
2.1.3 Thời hạn cho vay…….......……………..…………………………………...4
2.1.4 Phương thức cho vay ngắn hạn........…...…………………………………...5
2.1.5 Lãi suất cho vay …………………………..………………...………………7
2.1.6 Quy trình cho vay tại NHNo&PTNT Vị Thủy……………………………...7
2.2 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI……………..…………...……………………….9
2.3.1 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn…………...………………………………….9
2.3.2 Hệ số thu nợ……………………….……..………………...………………..9
2.3.3 Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ…….………….…………………..9
2.3.4 Chỉ tiêu nợ quá hạn………………...………………………………………..9
2.3.6 Vòng quay vốn tín dụng…………………………………………………...10
2.3.7 Doanh số cho vay………………...….………...…………………………..10
2.3.8 Doanh số thu nợ……………………………..……………………………..10
2.3.9 Dư nợ…………………………………….….……………………………..10
2.3.10 Nợ quá hạn và nợ xấu………………….………...………...……………..11
vi
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………....……………………...13
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu……………………...………………………13
23.2 Phương pháp phân tích số liệu……………………...……………………...13
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY HẬU GIANG…14
3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HẬU
GIANG…………………………………………………………………………..14
3.1.1 Sự ra đời và phát triển NHNo&PTNT Việt Nam…………………….……14
3.1.2 Lịch sử hình thành NHNo&PTNT Việt Nam Hậu Giang……...…….……15
3.1.3 Cơ cấu tổ chức...…………………………………………………..……….16
3.2 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH
HUYÊN VỊ THỦY………………………………………………………….…...18
3.2.1 Lịch sử hình thành………………………………………………..………..18
3.2.2 Cơ cấu tổ chức……………………………...……………………..……….16
3.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY…………..…….19
Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI
NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY HẬU GIANG………...………………….……….23
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo&PTNT VIỆT
NAM CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY…..…………...……………………….23
4.2 PHÂN TÍCH DSCV NGẮN HẠN CHI NHÁNH NHNo&PTNT VIỆT NAM
CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY HẬU GIANG.………………………………27
4.2.2 DSCV ngắn hạn so với tổng DSCV…..………………….………………..28
4.2.3 DSCV ngắn hạn theo ngành kinh tế………………………………...……..30
4.3 PHÂN TÍCH DSTN NGẮN HẠN CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI
NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY HẬU GIANG……………….……………........…32
4.3.1 DSTN ngắn hạn so với tổng DSTN…...…………………………………...33
4.3.2 DSTN ngắn hạn theo ngành kinh tế……………………………………….35
4.4 PHÂN TÍCH DƯ NỢ NGẮN HẠN CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI
NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY-HẬU GIANG…………………………….……...37
4.4.1 Dư nợ ngắn hạn so với tổng dư nợ………...………………………………38
4.4.2 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế………….…………………………….40
vii
4.5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN CỦA NHNo&PTNT
VIỆT NAM HUYỆN VỊ THỦY-HẬU GIANG………………………..……….42
4.4.1 Nợ quá hạn ngắn hạn so với tổng NQH………...…………………………43
4.4.2 Nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế………….………………………45
4.6 PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG NỢ XẤU CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH
HUYỆN VỊ THỦY HẬU GIANG……………………..…………………..……47
4.6.1 Tình hình Nợ xấu NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Vị Thủy…..47
4.6.1.1 Nợ xấu phân theo nhóm nợ…………………...…………...…………….47
4.6.1.2 Nợ xấu phân theo ngành kinh tế…………………………………………49
4.6.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá nợ xấu……………………….…………....51
4.6.3 Đánh giá công tác quản lý nợ xấu…………………………...…………….55
4.7 PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH TRONG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI
NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY HẬU
GIANG…………………………………………………………………………..60
Chương 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY………….….63
5.1 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY…………………….64
5.2 GIẢI PHÁT HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY……………………..64
5.2.1 Đối với khoản cho vay mới………………………………………………..64
5.2.2 Đối với khoản đã cho vay có khả năng chuyển sang nợ quá hạn………….64
Chương 6: KẾT LUẬN.........................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO……….………………………………………………67
viii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, năm 2011, năm 2012 của
Agribank Chi nhánh huyện Vị Thủy…………………………………………….20
Bảng 4.1 Vốn huy động năm 2010, năm 2011 và năm 2012 của AgriBank chi
nhánh huyện Vị Thủy……………………………………………………………24
Bảng 4.2 DSCV ngắn hạn, trung và dài hạn giai đoạn 2010-2012 Agribank chi
nhánh huyện Vị Thủy…..…………………..……………………………………28
Bảng 4.3 DSCV ngắn hạn theo ngành kinh tế năm 2010, 2011 và 2012 của
Agribank chi nhánh huyện Vị Thủy……………………….…………………….30
Bảng 4.4 DSTN ngắn hạn, trung và dài hạn giai đoạn 2010-2012 Agribank chi
nhánh huyện Vị Thủy…………………………………………..………………..33
Bảng 4.5 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế năm 2010, 2011 và 2012
của Agribank chi nhánh huyện Vị Thủy………….……………………………...35
Bảng 4.6 Dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn giai đoạn 2010-2012 Agribank chi
nhánh huyện Vị Thủy………………………..………….……………………….38
Bảng 4.7 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế năm 2010, 2011 và 2012 của
Agribank chi nhánh huyện Vị Thủy…………………….....……………...……..40
Bảng 4.8 Nợ quá hạn ngắn hạn, trung và dài hạn giai đoạn 2010-2012 Agribank
chi nhánh huyện Vị Thủy…………………………..…………...………...……..43
Bảng 4.9 Nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế năm 2010, 2011 và 2012 của
Agribank chi nhánh huyện Vị Thủy……………….………………….…….…...45
Bảng 4.10 Nợ xấu theo nhóm nợ năm 2010, 2011, 2012 của Agribank chi nhán
huyện Vị Thủy.……………………………………………………………….….48
Bảng 4.11 Nợ xấu năm theo ngành 2010, 2011, 2012 của Agribank chi nhánh
huyện Vị Thủy.......................................................................................................49
Bảng 4.12 Chỉ tiêu đánh giá Nợ xấu năm 2010, 2011, 2012 của Agribank chi
nhánh huyện Vị Thủy…………………………………………..………………..52
Bảng 4.13 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn…….…….……………60
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNo&PTNT
: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NHNN
: Ngân hàng nhà nước
NHTM
: Ngân hàng thương mại
CBTD
: Cán bộ tín dụng
SXKD
: Sản xuất kinh doanh
HMTD
: Hạn mức tín dụng
HĐTD
: Hợp đồng tín dụng
DSCV
: Doanh số cho vay
DSTN
: Doanh số thu nợ
DN
: Dư nợ
DNNN
: Doanh nghiệp nhà nước
NQH
: Nợ quá hạn
RRTD
: Rủi ro tín dụng
DPRR
: Dự phòng rủi ro
HĐV
: Huy động vốn
BĐS
: Bất động sản
HTK
: Hàng tồn kho
x
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam luôn khẳng định
được vị thế, vai trò chủ lực của Ngân hàng Thương mại nhà nước hàng đầu đồng
hành, thủy chung cùng sự nghiệp phát triển Nông nghiệp, Nông thôn, Nông dân
và nền kinh tế đất nước. Cơ chế tín dụng đặc thù đối với nông nghiệp, nông thôn,
nhất là tập trung đầu tư vốn cho những ngành, lĩnh vực quan trọng có ảnh hưởng
đến số đông người dân như lúa gạo, chăn nuôi, thủy sản.
Khác với xu hướng “công nghiệp, dịch vụ, du lịch” mà nhiều tỉnh thành
đang theo đuổi, Hậu Giang có một hướng đi khác. Hậu Giang là một tỉnh mới
thành lập dựa trên kinh tế thuần nông nên Hậu Giang sẽ phải đi lên từ nông
nghiệp. Hậu Giang quan tâm phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nhưng
phát triển với mục tiêu là công nghiệp, thương mại, dịch vụ phục vụ cho nông
nghiệp, do nông nghiệp và vì nông nghiệp để phát triển nông thôn. Thực tế ở Vị
Thủy hiện nay đang hình thành hai nhóm đối tượng, đối với những hộ nông dân
thuần túy thì sản xuất chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, có nghề phụ thêm để có tiền
đóng học phí cho con và chi tiêu dùng hàng ngày; còn đối với những hộ đang có
hướng mở rộng sản xuất thì việc vay vốn ngân hàng lớn hơn 50 triệu đồng trở lên
để xây dựng chuồng trại, mở rộng quy mô đàn chăn nuôi hoặc diện tích hầm ao
thả cá có quy mô từ 1 ha trở lên, nhưng số hộ này không nhiều. Do đó, nguồn vốn
vay của ngân hàng để sản xuất kinh doanh đa phần là nguồn vốn ngắn hạn.
Cho vay ngắn hạn không chỉ còn là nguồn vốn bổ sung nữa mà đã trở thành
một nguồn vốn chủ yếu, quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp. Cho vay ngắn hạn giúp cho các doanh nghiệp không bỏ lỡ thời vụ
làm ăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, quá trình lưu thông được
thông suốt, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong khi đó, về phía ngân hàng, để
quản lý tình trạng nợ xấu thì hoạt động cho vay ngắn hạn được các ngân hàng
hiện nay chú trọng hơn.
- 11 -
Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với ngân
hàng nên tôi chọn đề tài “Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn của NHNo &
PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang” để nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt
Nam chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang năm 2010, năm 2011 và năm 2012.
- Phân tích tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh
huyện Vị Thủy Hậu Giang năm 2010, năm 2011 và năm 2012.
- Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn của NHNo&PTNT Việt Nam chi
nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang năm 2010, năm 2011 và năm 2012.
- Phân tích doanh số thu nợ của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện
Vị Thủy Hậu Giang năm 2010, năm 2011 và năm 2012.
- Phân tích dư nợ của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Vị Thủy
Hậu Giang năm 2010, năm 2011 và năm 2012.
- Phân tích tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam chi
nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang năm 2010, năm 2011 và năm 2012.
- Phân tích chỉ tiêu tài chính trong cho vay ngắn hạn của NHNo&PTNT Việt
Nam chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang năm 2010, năm 2011 và năm 2012.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Thời gian
- Luận văn được thực hiện từ 12/08/2013 đến 18/11/2013.
- Thời gian thu thập số liệu phân tích từ năm 2010 đến năm 2012.
1.3.2 Không gian
- Nội dung của luận văn chỉ nghiên cứu về NHNo&PTNT Việt Nam chi
nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang.
- 12 -
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Theo tác giả Nguyễn Phước Duy (2012) với đề tài “Phân tích tình hình tín
dụng hộ sản xuất tại NHN0&PTNT - Chi nhánh huyện Kế Sách”. Luận văn tốt
nghiệp, khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, trường Đại Học Cần Thơ.
Nội dung của luận văn này là phân tích thực trạng huy động vốn, cho vay cụ
thể là doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu theo ngành kinh tế và
theo thời hạn đối với tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh
NHN0&PTNT huyện Kế Sách bằng các phương pháp so sánh số tương đối, số
tuyệt đối. Qua các phân tích trên, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cụ thể giúp
nâng cao hiệu quả tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh. Đề tài đã giúp phần nào cho
luận văn của tôi, phương pháp phân tích, những chỉ tiêu đánh giá về tình hình tín
dụng . Tuy nhiên đề tài này quá khái quát, chưa đi sâu phân tích từng mục tiêu cụ
thể.
- Nguyễn Thành Lọc (2011). Luận văn tốt nghiệp “Phân tích thực trạng rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện
Vị Thủy”, trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang.
Với tác giả này trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã phân tích thực
trạng rủi ro tín dụng cũng như tìm ra nguyên nhân gây ra thực trạng trên, sử dụng
các chỉ tiêu tài chính để đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng. Nhưng đề tài chưa tập
trung phân tích tình nợ quá hạn và nợ xấu là thành phần đáng lo ngại gây nên rủi
ro trong cho vay.
- Nguyễn Thị Kim Thoa (2011). Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động
tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
Vị Thủy”, trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang.
Trong đề tài này tác giả đánh giá khái quát tình hình huy động vốn, cho vay,
dư nợ và nợ xấu của Ngân hàng. Qua phân tích tác giả chỉ ra những yếu tố khách
quan, chủ quan ảnh hưởng đến vấn đề nợ xấu và đề xuất ra được một số giải pháp
hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng. Đề tài chỉ tập trung phân tích nợ xấu theo các năm,
chưa phân tích sâu về thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng theo các nhóm nợ Theo
thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước.
Qua tham khảo trên, tôi có thể hiểu được những vấn đề cơ bản của phân
tích, qua đó khắc phục những thiếu sót, những khía cạnh khác của vấn đề cho
luận văn của tôi.
- 13 -
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NHTM
2.1.1 Khái niệm cho vay ngắn hạn
Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. Mục
đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào các tài sản
lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của Nhà nước, doanh nghiệp, hộ
sản xuất, cá nhân.
2.1.2 Điều kiện cho vay
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và trách nhiệm dân
sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
+ Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, đời sống theo quy định.
+ Kinh doanh có hiệu quả, có lãi.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của NHTM.
Tài sản đảm bảo có thể là động sản hoặc bất động sản:
+ Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất.
+ Sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, các loại giấy tờ có giá khác.
+ Vàng, bạc, đá quí.
+ Các tài sản khác theo qui định của pháp luật.
2.1.3 Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào các yếu tố sau:
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh (SXKD)
- Thời hạn thu hồi vốn của thường vụ hoặc phản ánh SXKD
- 14 -
- Khả năng trả nợ của khách hàng
- Khả năng và mức cho vay của Ngân hàng
Tất cả đều có thời hạn không quá 12 tháng.
2.1.4 Phương thức cho vay ngắn hạn
Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát của Ngân
hàng, Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng vay về việc lựa chọn các phương
thức cho vay sau đây:
2.1.4.1 Cho vay từng lần
- Mỗi lần vay vốn khách hàng và Ngân hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần
thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
- Đặc điểm của loại cho vay này là khách hàng xin vay món nào thì phải làm
hồ sơ xin vay món đó. Như vậy nếu trong một quý khách hàng có bao nhiêu món
vay, thì khách hàng phải làm bấy nhiêu hồ sơ xin vay. Bộ phận tín dụng tiến hành
phân tích hồ sơ xin vay và xem xét cho vay đối với từng hồ sơ cụ thể.
- Cách thức phát tiền vay, thu nợ và thu lãi được thực hiện như sau:
Phát tiền vay: Dựa vào hợp đồng tín dụng, Ngân hàng phát dần tiền vay
theo yêu cầu của khách hàng, khi phát tiền vay, khoản tiền vay đó được ghi có
vào tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc chuyển trả thẳng cho nhà cung cấp và
ghi nợ số tiền vay vào tài khoản tiền vay.
Thu nợ và lãi: Nợ gốc và lãi thu cùng một thời điểm. Khi đến ngày trả nợ
ghi trên hợp đồng tín dụng, khách hàng phải chủ động lập giấy trả nợ cho Ngân
hàng. Ngân hàng sẽ trích tiền gửi của khách hàng để trả nợ. Còn tiền lãi Ngân
hàng sẽ thu sau khi tính toán trên số ổn định, theo công thức :
Lãi tiền vay = Số tiền vay * Thời hạn vay * Lãi suất vay
- Phạm vi áp dụng: Cho vay từng lần theo món được áp dụng trong các
trường hợp sau:
Khách hàng vay không thường xuyên.
Khách hàng vay thường xuyên nhưng chưa được Ngân hàng tín nhiệm
cho áp dụng hạn mức tín dụng.
Thường áp dụng cho các khoản vay dài hạn hoặc cho các dự án.
Thường yêu cầu khách hàng phải có bảo đảm.
- 15 -
2.1.4.2 Cho vay theo hạn mức
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng thương mại và khách hàng xác
định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoản thời gian nhất
định.
- Đặc điểm cơ bản của loại cho vay này là một hồ sơ xin vay cho nhiều món
vay.
- Phát tiền vay: Ngân hàng sẽ căn cứ vào bảng kê chứng từ xin vay của
khách để giải ngân bằng cách ghi nợ vào tài khoản cho vay luân chuyển và ghi có
vào tài khoản tiền gửi hoặc chuyển trả thẳng cho nhà cung cấp.
- Thu nợ: Việc thu nợ theo tài khoản cho vay luân chuyển.
- Thu lãi: Cuối mỗi tháng Ngân hàng sẽ tính lãi theo phương pháp tích số.
- Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thường
xuyên và được Ngân hàng tín nhiệm.
- Cách xác định hạn mức tín dụng:
Căn cứ để xác định hạn mức tín dụng là kế hoạch tài chính của doanh
nghiệp, trong đó dự báo chi tiết về tài sản và nguồn vốn. Nhân viên tín dụng sẽ
tiến hành xác định hạn mức tín dụng (HMTD) theo từng bước như sau:
+ Xác định và thẩm định tính chất hợp lý của tổng tài sản
+ Xác định và thẩm định tính chất hợp lý của nguồn vốn
+ Xác định HMTD theo công thức:
Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn lưu động – Vốn chủ sở hữu tham gia
Nhu cầu vốn lưu động = Giá trị tài sản lưu động – nợ ngắn hạn phi ngân
hàng – nợ dài hạn có thể sử dụng
2.1.4.3 Cho vay theo dự án đầu tư: khách hàng vay vốn để thực hiện các dự
án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời
sống.
2.1.4.4 Cho vay hợp vốn: Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn,
thời hạn vốn vay dài, Ngân hàng sẽ đứng ra làm đầu mối dàn xếp, huy động các
nguồn vốn từ nhiều định chế tài chính khác nhau trong và ngoài nước để cùng đầu
tư vào một hay nhiều dự án.
- 16 -
2.1.4.5 Cho vay trả góp: khách hàng vay vốn với thỏa thuận sẽ hoàn trả gốc
và lãi thành nhiều kỳ trong thời hạn cho vay.
2.1.4.6 Các hình thức cho vay khác: Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng và
thực tế phát sinh Ngân hàng sẽ xem xét cho vay theo các phương thức phù hợp
với đặc điểm hoạt động trong từng thời kỳ và không trái với qui định của pháp
luật.
2.1.5 Lãi suất cho vay
Theo lãi suất qui định của Ngân hàng theo từng thời kỳ.
2.1.6 Quy trình cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam huyện Vị Thủy
Hậu Giang
- Sơ đồ quy trình:
(1) (7)
PHÒNG TÍN DỤNG
KHÁCH HÀNG
(2) (6) (8)
(3)
(5)
(4)
GIÁM ĐỐC
TRƯỞNG P.TÍN DỤNG
Hình 2.1 Quy trình cho vay tại Agribank chi nhánh huyện Vị Thủy
- Giải thích quy trình:
Bước 1: Khách hàng đến liên hệ với cán bộ tín dụng để được hướng dẫn về
điều kiện cho vay vốn và lập giấy đề nghị vay vốn.
Bước 2: Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định về các thông tin, tài liệu
khách hàng cung cấp như phân tích tính khả thi phương án sản xuất, kinh doanh;
khả năng trả nợ vay của khách hàng; kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay về mặt giá
trị, quyền sở hữu…
- 17 -
Bước 3: Kế đến cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm
về kết quả phân tích, thẩm định và đề xuất việc cho vay hay không cho vay. Sau
đó chuyển toàn bộ hồ sơ lên trưởng phòng tín dụng.
Bước 4: Khi nhận được hồ sơ, trưởng phòng tín dụng đánh giá lại toàn bộ
hồ sơ vay vốn, ghi rõ ý kiến cho vay hay không cho vay. Sau đó, toàn bộ hồ sơ
này sẽ được chuyển lên giám đốc hay người có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 5: Giám đốc hoặc người được ủy quyền sẽ xem xét lại toàn bộ hồ sơ
vay vốn. Nếu cần thiết, Giám đốc có thể quyết định thành lập tổ tái thẩm định để
thẩm định lại phương án vay vốn của khách hàng. Sau đó, Giám đốc hoặc người
được ủy quyền sẽ quyết định cho vay hay không và chuyển cho phòng tín dụng.
Bước 6: Nếu không cho vay thì phòng tín dụng sẽ thông báo cho khách
hàng bằng văn bản. Nếu cho vay thì cán bộ cùng khách hàng lập hợp đồng tín
dụng kèm giấy nhận nợ, hợp đồng thế chấp hay cầm cố tài sản đảm bảo rồi cùng
khách hàng công chứng hợp đồng thế chấp tại phòng công chứng hoặc tại xã.
Bước 7: Sau khi thực hiện xong thủ tục công chứng, khách hàng chuyển
toàn bộ hồ sơ cho phòng tín dụng và cán bộ tín dụng trình lãnh đạo ký.
Bước 8: Cán bộ tín dụng sẽ làm thủ tục giải ngân cho khách hàng.
2.1.7 Hồ sơ cho vay vốn
Khi có nhu cầu vay vốn khách hàng gởi giấy xin vay vốn và các thông tin,
tài liệu cần thiết cho Ngân hàng, hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Sổ vay vốn (đối với hộ sản xuất nông - lâm - ngư - nghiệp vay vốn không
đảm bảo tiền vay).
- Sổ hộ khẩu.
- Giấy chứng minh nhân dân.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính), giấy sở hữu các tài sản
thế chấp khác (bản chính).
- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
- Hợp đồng tín dụng.
- Các giấy tờ khác nếu có liên quan đến nghiệp vụ vay vốn.
- 18 -
2.2 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.3.1 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn (%) =
Tổng dư nợ
*100
Tổng vốn huy động
(2.1)
Chỉ tiêu này phản ánh Ngân hàng cho vay bao nhiêu trong tổng nguồn vốn
huy động được, đồng thời đánh giá khả năng huy động vốn của Ngân hàng.
Nếu chỉ tiêu này lớn, một mặt phản ánh tình hình cân đối giữa huy động vốn
và cho vay tốt, một mặt đánh giá khả năng huy động vốn chưa tốt.
Nếu chỉ tiêu này nhỏ, một mặt phản ánh tình hình cho vay chưa tốt, một mặt
phản ánh tình hình huy động vốn tốt.
2.3.2 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ (%) =
Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay
*100
(2.2)
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả thu nợ trong việc cho vay của Ngân hàng, nó
phản ánh trong thời kì nào đó với doanh số cho vay nhất định Ngân hàng thu về
bao nhiêu đồng vốn.
2.3.3 Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ
Đây là một chỉ tiêu định lượng xác định cơ cấu tín dụng, chỉ tiêu này cho
thấy sự biến động của tỷ trọng dư nợ tín dụng của Ngân hàng qua các thời kỳ
khác nhau. Tỷ trọng này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín
dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng lớn.
Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn (%) =
Dư nợ ngắn hạn
Tổng dư nợ
* 100
(2.3)
2.3.4 Chỉ tiêu nợ quá hạn
Việc xác định tỷ lệ nợ quá hạn là yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá
chất lượng tín dụng của Ngân hàng, nhằm phản ánh những khoản cho vay có khả
năng hoàn trả kém. Nếu tỷ lệ này thấp chứng tỏ tình hình kinh doanh của ngân
hàng tốt, và có khả năng thu hồi. Ngược lại, nếu tỷ lệ này cao thì Ngân hàng cần
- 19 -
có những biện pháp kiểm soát nợ quá hạn, hạn chế những rủi ro có thể mất vốn
do những khoản nợ quá hạn gây ra.
Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn (%) =
Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn (%) =
Nợ quá hạn ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn
Nợ xấu ngắn hạn
Tổng dư nợ
*100
* 100
(2.4)
(2.5)
2.3.6 Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, thời
gian thu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng
tỏ nguồn vốn của ngân hàng luân chuyển nhanh, vòng quay vốn càng nhanh thì
việc đầu tư càng được an toàn.
Vòng quay vốn tín dụng (vòng) =
Dư nợ bình quân trong kì =
Doanh số thu nợ
Dư nợ bình quân
Dư nợ đầu kì + Dư nợ cuối kì
2
(2.6)
(2.7)
2.3.7 Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng mà Ngân hàng phát ra cho vay
trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món vay đó đã thu hồi về hay chưa
và thường được xác định theo tháng, quý hoặc năm.
2.3.8 Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là tổng các khoản thu nợ phát sinh trong một khoảng thời
gian nào đó từ các khoản cho vay trong năm và cả những khoản cho vay của
những năm trước chưa thu về được. Doanh số thu nợ thường được xác định theo
tháng, quý hoặc theo năm.
2.3.9 Dư nợ
Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được tại
một thời điểm nhất định.
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + DSCV trong kỳ – DSTN trong kỳ
- 20 -
(2.8)
2.3.10 Nợ quá hạn và nợ xấu
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà
nước, việc phân loại nợ được qui định tại chương 2, mục 1, điều 10 như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi
đúng hạn;
(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ
gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
(ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
này.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
(ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;
(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ
theo hợp đồng tín dụng;
(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo
quy định của pháp luật;
- Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con
của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín
dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ
phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;
- Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá
5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho
khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
- Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh
nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn
theo quy định của pháp luật;
- 21 -
- Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt
giới hạn, theo quy định của pháp luật;
- Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và
các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài;
- Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự
phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;
(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
này.
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến
60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60
ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
này.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ
cấu lại lần thứ hai;
(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã
quá hạn;
(v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể
từ ngày có quyết định thu hồi;
(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60
ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
(vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố
đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong
- 22 -
tỏa vốn và tài sản;
(viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này.
* Nợ quá hạn: là những khoản thuộc nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý), nợ nhóm 3
(nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng
mất vốn).
* Nợ xấu: là những khoản thuộc nợ nhóm 3, nợ nhóm 4 và nợ nhóm 5.
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ phòng hành chánh- tín dụng, năm 2010, năm
2011 và năm 2012 của AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang.
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Trong phân tích kinh tế phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng
phổ biến. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng
của đối tượng nghiên cứu. Các dạng so sánh thường được sử dụng trong phân
tích:
- So sánh bằng số tuyệt đối
- So sánh bằng số tương đối
*So sánh bằng số tuyệt đối
Phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu để thấy rõ được sự biến động về
qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu.
Cách tính: Yi+1 –Yi với (i=1,n)
(2.9)
*So sánh bằng số tương đối
Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối sẽ nắm được kết cấu,
mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của các
chỉ tiêu kinh tế.
Số tương đối (%):
Y(i+1)
Yi
* 100 (i=1,n)
- 23 -
(2.10)
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY
3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT HẬU GIANG
3.1.1 Sự ra đời và phát triển NHNo&PTNT Việt Nam
Năm 1988: Được thành lập ngày 26/3/1988 với tên gọi Ngân hàng Phát triển
Nông nghiệp Việt Nam theo nghị định số 53/HĐBT ngày 20 tháng 3 năm 1988
của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Năm 1990: Đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo quyết
định số 400/CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Năm 1995: Đề xuất thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, nay là Ngân
hàng Chính sách xã hội.
Năm 1996: Đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam theo quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 1996 của
Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Năm 2003: Được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi
mới.
Năm 2005: Mở Văn phòng đại diện tại Campuchia.
Năm 2006: Đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt.
Năm 2007: Được UNDP xếp hạng là Doanh nghiệp số 1 Việt Nam.
Năm 2008: Đảm nhận chức Chủ tịch APRACA; Đạt Top 10 Giải thưởng
Sao Vàng đất Việt.
Năm 2009: Khai trương hệ thống IPCAS II, kết nối trực tuyến toàn bộ 2.300
chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống. Vinh dự được đón Tổng Bí thư
tới thăm và làm việc. Là ngân hàng đầu tiên lần thứ 2 liên tiếp đạt Giải thưởng
Top 10 Sao Vàng đất Việt.
Năm 2010: Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, tiếp tục là
Định chế tài chính có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Agribank bứt phá vươn lên
vị trí Ngân hàng số 1 Việt Nam trong lĩnh vực phát triển chủ thẻ.
Năm 2011: Chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty rách nhiệm hữu
hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
- 24 -
Trong năm 2012, Agribank được trao tặng các giải thưởng: Top 10 doanh
nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương
hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh toán cao; Ngân hàng
Thương mại thanh toán hàng đầu Việt Nam.
3.1.2 Lịch sử hình thành NHNo&PTNT Hậu Giang
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang là chi
Nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Xuất phát từ việc chia tách tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang và thành phố
Cần Thơ trực thuộc Trung ương của Chính phủ. Ngân hàng Nông nghiệp &
PTNT tỉnh Hậu Giang là một Ngân hàng thương mại quốc doanh trực thuộc
NHNo&PTNT Việt Nam, được thành lập theo quyết định 64.QĐ/HĐQT-TCCB
ngày 01 tháng 03 năm 2004 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt
Nam, có trụ sở tại số 55 đường 30/4 Thị xã Vị Thanh Tỉnh Hậu Giang và chính
thức đi vào hoạt động ngày 05 tháng 04 năm 2004. Ngân hàng Nông nghiệp &
PTNT tỉnh Hậu Giang hiện tại gồm các chi nhánh:
- Chi nhánh Hội sở tỉnh.
- Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Thị xã Ngã Bảy.
- Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện Long Mỹ.
- Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện Vị Thủy.
- Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện Châu Thành.
- Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện Châu Thành A.
- Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện Phụng Hiệp.
- Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Hỏa Lựu.
- Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Cái Tắc.
Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hậu Giang là chi nhánh loại 2 chịu
sự điều hành của NHNo & PTNT Việt Nam. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng
trên lĩnh vực tiền tệ từ việc huy động vốn đến việc cho vay, thực hiện các dịch vụ
như: mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền, phát hành thẻ ATM... và
thực hiện các dự án ủy thác đầu tư trung ương và địa phương. Ngân hàng còn
thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước mang ý nghĩa chính trị xã hội.
- 25 -
3.1.3 Cơ cấu tổ chức
Đến 31/12/2009 tổng số cán bộ công nhân viên chức của NHNo&PTNT
Hậu Giang là 254 người được phân bổ tại Hội sở tỉnh và 8 chi nhánh trong Tỉnh.
Theo Quyết định số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB, ngày 24/12/2007 của Chủ Tịch Hội
Đồng Quản Trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về việc
ban hành Quy chế về Tổ chức và Hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Việt
Nam được quy định cụ thể như sau:
* Chi nhánh Ngân hàng Loại 3:
- Giám đốc
- Phó Giám đốc.
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
+ Phòng kinh doanh.
+ Phòng Kế toán – Ngân quỹ.
+ Tổ Hành chánh – Nhân sự.
- Phòng giao dịch.
* Phòng Giao dịch:
- Trưởng Phòng Giao dịch.
- Các tổ chuyên môn nghiệp vụ:
+ Tổ tín dụng.
+ Tổ kế toán – ngân quỹ
3.1.4 Các sản phẩm dịch vụ của NHNo&PTNT Hậu Giang
* Khách hàng cá nhân
- Tài khoản và tiền gửi
- Tiết kiệm
- Giấy tờ có giá
- Cho vay cá nhân, hộ gia đình
- Dịch vụ thẻ
- SMS Banking
- 26 -
- VnPopup
- Atranfer
- AbayBill
- Mua bán ngoại tệ
- Dịch vụ chuển tiền
- Dịch vụ sec
- Thanh toán trong nước
- Chiết khấu, tái chiết khấu
- Bảo lãnh
- Dịch vụ khác
- Dịch vụ kiều hối
- Thanh toán biên mậu
* Khách hàng doanh nghiệp
- Tài khoản & Tiền gửi
- Tín dụng doanh nghiệp
- Bảo lãnh
- Bao thanh toán
- Chiết khấu, tái chiết khấu
- Thanh toán trong nước
- Thanh toán quốc tế
- Thanh toán biên mậu
- Dịch vụ sec
- Kinh doanh ngoại tệ
- Dịch vụ thẻ
- SMS Banking
- VNTopup
- Giấy tờ có giá
- 27 -
3.2 GIỚI THIỆU VỀ NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THỦY
3.2.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Vị Thủy
Hậu Giang được thành lập theo quyết định số 694/QĐ - NHNN – 02 ngày
09/09/1999 của NHNo& Trung ương Việt Nam. NHNo&PTNT Việt Nam chi
nhánh huyện Vị Thủy là chi nhánh cấp 2 của NHNo&PTNT tỉnh Cần Thơ, thuộc
hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
Đến năm 2004 tỉnh Hậu Giang được thành lập thì NHNo&PTNT chi nhánh
huyện Vị Thủy trở thành chi nhánh cấp 2 của NHNo&PTNT chi nhánh Hậu
Giang, trụ sở tại ấp 04, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 17/02/2002 NHNo&PTNT chi nhánh Vị Thủy dời về trụ sở mới số
308, đường Ngô Quốc Trị, ấp 03, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu
Giang.
Ngày 20/09/2013 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam (AgriBank) chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang.
3.2.2 Cơ cấu tổ chức
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện
Vị Thủy Hậu Giang, có quy mô nhỏ nên cơ cấu tổ chức của Ngân hàng đơn giản
phù hợp với tình hình kinhh doanh của đơn vị. Cụ thể như sau:
Giám đốc
PGĐ phụ trách
PGĐ phụ trách
kinh doanh
kế toán – ngân sách
Phòng
Phòng
kế hoạch – kinh doanh
kế toán – ngân quỹ
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của AgriBank chi nhánh huyện Vị thủy
- 28 -
3.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY HẬU
GIANG
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế.
Do đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh là việc làm tất yếu đối với từng Ngân
hàng, giúp cho Nhà nước đưa ra được những chính sách tiền tệ phù hợp, tạo điều
kiện ổn định và phát triển kinh tế.
Lợi nhuận và rủi ro là hai vấn đề luôn song hành với nhau, lợi nhuận càng
lớn thì rủi ro càng cao, đó là một nguyên tắc luôn đúng với hoạt động của mọi
chủ thể kinh doanh. Vấn đề đem lại lợi nhuận cao nhất cũng như hạn chế chi phí
thấp nhất luôn là mục tiêu phấn đấu trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng. Do đó, để tìm hiểu về những khía cạnh bên trong Ngân hàng cần
phải có cái nhìn tổng thể bức tranh lợi nhuận của Ngân hàng. Những năm vừa
qua NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang cũng đạt được
những kết quả như sau:
- 29 -
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, năm 2011, năm 2012 của AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
So sánh 2011/2010
So sánh 2012/2011
Tuyệt đối
(%)
Tuyệt đối
(%)
Doanh thu
40.738
62.043
78.155
21.305
52,29
16.112
25,97
Thu từ lãi cho vay
31.024
50.572
63.305
19.548
63,01
11.952
23,63
9.142
10.578
13.826
1.436
15,71
2.317
21,90
572
893
1.024
321
56,12
131
14,67
Chi phí
34.527
50.230
63.655
15.703
45,48
13.425
26,73
Trả lãi từ HĐV
29.297
43.108
54.106
13.811
47,14
10.998
25,51
4.936
6.683
8.911
1.747
35,39
2.228
33,34
294
439
638
145
49,32
199
45,33
6.211
11.813
14.500
5.602
90,19
2.687
22,75
Thu từ dịch vụ
Thu khác
Chi dịch vụ
Chi phí khác
Lợi nhuận
Nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy, 2010, 2011,2012.
HĐV: Huy động vốn
- 30 -
Nhìn chung kết quả kinh doanh của AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy
Hậu Giang trong 3 năm 2010, 2011, 2012 chuyển biến tỷ lệ thuận theo chiều
hướng tăng dần. Cụ thể là lợi nhuận tăng mạnh nhất vào năm 2011 tăng 90,19%
so với năm 2010. Ngân hàng đã tạo điều kiện cho vay đến tận các xã vùng sâu
của huyện tiếp cận được với các tầng lớp dân cư nên thị phần ngày càng mở rộng
và các khoản thu khác nhờ sự đa dạng và luôn đổi mới sản phẩm, dịch vụ để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng. Lợi nhuận vẫn chủ yếu đến từ thu nhập lãi thuần,
mặc dù trong thời gian gần đây Ngân hàng đã có nổ lực trong việc giảm tỷ trọng
lợi nhuận từ mảng này và cải thiện tỷ trọng lợi nhuận từ dịch vụ nhằm đa dạng
hóa hoạt động, tránh rủi ro khi lãi suất biến động. Các khoản thu từ dịch vụ cũng
góp phần không ít trong việc làm tăng doanh thu cho Ngân hàng, thực tế là do xã
hội ngày càng phát triển nên khách hàng đã quen dần và thấy được tiện ích của
việc thanh toán qua Ngân hàng trong sản xuất kinh doanh ví dụ như thẻ ATM nên
doanh thu từ dịch vụ của Ngân hàng cũng tăng khá nhanh. Kế đến là khoản mục
luôn song hành cùng doanh thu là chi phí, năm 2011 có một điều đáng khích lệ là
tốc độ gia tăng của chi phí chậm hơn tốc độ gia tăng của doanh thu, cho thấy
những kết quả đáng khích lệ của AgriBank trong việc tinh gọn bộ máy, cắt giảm
chi phí hoạt động trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và ngành Ngân
hàng.
Năm 2012, vượt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong nước,
hoạt động kinh doanh của AgriBank nói chung và AgriBank chi nhánh huyện Vị
Thủy nói riêng tiếp tục phát triển ổn định. Lợi nhuận năm 2012 tăng 22,75% so
với năm 2011 tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ tăng năm 2011 là do sự thay đổi về
lãi suất của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định số 2646/QĐ-NHNH về lãi suất
tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện
tử liên Ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của
Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng. Bên cạnh đó là do thông tư số
32/2012/TT-NHNH qui định về lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND của tổ
chức, cá nhân tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, lãi suất
huy động giảm làm cho khách hàng rút tiền mặt ra nhiều nên ảnh hưởng đến
nguồn vốn kinh doanh, ảnh hưởng tới việc cho vay, Ngân hàng phải bù đắp nhiều
khoản chi phí vì vậy mà tốc độ tăng của lợi nhuận năm 2012 giảm hơn so với
năm 2011. Đi ngược lại với năm 2011 thì năm 2012 tốc độ tăng của chi phí là
26,73% trong khi doanh thu chỉ gia tăng thêm 25,97%. Nguyên nhân do Ngân
hàng tăng cường hoạt động huy động vốn bằng cách đưa ra nhiều chương trình
- 31 -
khuyến mãi nên làm cho chi phí tăng, vốn huy động tăng thì chi phí trả lãi tăng
lên đây là khoản chi phí tương xứng với khoản gia tăng của thu nhập.
Tóm lại, từ những kết quả đạt được cho thấy NHNo&PTNT Việt Nam chi
nhánh huyện Vị Thủy đã có những thành công nhất định trong lĩnh vực kinh
doanh của mình. Để đạt được kết quả như vậy là do sự quản lý tốt của Ban lãnh
đạo Ngân hàng cùng với sự nổ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, bên cạnh
đó còn có sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành chính quyền địa phương.
Ngân hàng đã duy trì được nhịp độ tăng trưởng của mình, góp phần tích cực vào
sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà, nâng cao sức cạnh tranh của Chi nhánh với các
Ngân hàng khác. Đồng thời có những biện pháp khắc phục trong việc quản lý các
khoản mục chi phí tạo tiền đề để tăng lợi nhuận.
- 32 -
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY HẬU GIANG
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH
NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY
Nguồn vốn đối với ngân hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng, mặc dù sự
tăng hay giảm của nguồn vốn chưa thể khẳng định được chính xác hiệu quả hoạt
động nhưng nó cũng thể hiện phần nào tầm quan trọng của mình trong các hoạt
động tín dụng của Ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, vốn là một
trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh. Do đó, Ngân
hàng cần phải tạo được nguồn vốn ổn định, phù hợp với nhu cầu về vốn. Việc
chăm lo công tác huy động vốn làm cho nguồn vốn tăng trưởng ổn định sẽ góp
phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng nhằm đa dạng hóa khách hàng với
định hướng phát triển của nghành.
Vai trò đầu tiên của vốn huy động đó là quyết định đến quy mô của hoạt
động và quy mô tín dụng của ngân hàng. Thứ hai, vốn huy động quyết định đến
khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của các ngân hàng trên thị trường trong
nền kinh tế. Để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, đòi hỏi ngân
hàng phải có uy tín trên thị trường là điều trọng yếu. Uy tín đó trước hết phải
được thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho khách hàng, khả năng
thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn,
đồng thời nó tạo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng lớn, tiến hành các
hoạt động cạnh tranh có quan hệ, đảm bảo uy tín, nâng cao thế cạnh tranh của
ngân hàng trên thị trường. Cơ cấu Nguồn vốn của Chi nhánh được thể hiện trong
bảng sau:
- 33 -
Bảng 4.1: Vốn huy động năm 2010, năm 2011 và năm 2012 của AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2102
So sánh 2011/2010
So sánh 2012/2011
Chỉ tiêu
1. Vốn huy động
Tuyệt đối
(%)
Tuyệt đối
(%)
143.502
209.147
250.502
65.645
45,75
41.355
19,77
-Tiền gửi tiết kiệm
88.109
130.185
157.816
42.076
47,75
27.631
21,22
+Không kỳ hạn
29.534
39.594
45.766
10.060
34,06
6.172
15,59
+Có kỳ hạn đến 12 tháng
35.145
60.414
72.595
25.269
71,90
12.181
20,16
+Có kỳ hạn trên 12 tháng
23.430
30.177
39.455
6.747
28,80
9.278
30,75
-Tiền gửi của TCKT
44.966
66.814
77.655
21.848
48,59
10.841
16,23
-Tiền gửi của kho bạc
6.415
7.135
8.767
720
11,22
1.632
22,87
-Giấy tờ có giá
4.012
5.013
6.264
1.001
24,95
1.251
24,96
2. Vốn điều chuyển
228.788
222.253
370.879
-6.535
-2,86
148.626
66,87
Tổng Nguồn Vốn
372.290
431.400
631.381
59.110
15,88
199.981
46,36
Nguồn:Phòng kế hoạch-kinh doanh AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy, 2010, 2011, 2012.
TCKT: Tổ chức kinh tế
- 34 -
Bảng 4.1 thể hiện tổng Nguồn vốn của Ngân hàng lại phụ thuộc nhiều vào
Vốn điều chuyển. Điều này không tốt cho Ngân hàng vì chi phí điều chuyển cao,
đồng thời khi sử dụng vốn điều chuyển vượt mức kế hoạch thì Ngân hàng phải
chịu một khoản lãi phạt.
Vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm luôn tăng cho thấy được sự nổ lực
trong công tác huy động vốn của nhân viên. So với tổng Nguồn vốn thì Nguồn
vốn mà Ngân hàng huy động được chiếm tỷ trọng thấp. Cụ thể VHĐ năm 2010
chiếm 38,55% trong tổng Nguồn vốn và năm 2011 là 48,48%, gia tăng hơn năm
2010 45,75%. Và một điều quan trọng không kém là năm 2011 có sự giảm nhẹ
trong phần Vốn điều chuyển cho thấy Ngân hàng đã chú trọng khai thác được
nguồn vốn tại chỗ. Vì năm 2011 các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay
ngân hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, hàng tồn kho còn lớn nên
doanh nghiệp có xu hướng sử dụng vốn tự có của mình để phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh. Mặt khác, Chính phủ giảm lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát,
khiến nguồn tiền đi ra các kênh đầu tư khác. Đặt trong bối cảnh huy động vốn của
các ngân hàng năm 2011 gặp nhiều khó khăn với hàng loạt các ràng buộc hành
chính như trần lãi suất huy động tối đa, dù không đạt kế hoạch năm, mức tăng của
Ngân hàng thực tế là rất khả quan. Sự dịch chuyển từ vốn dân cư sang vốn tổ
chức kinh tế ở đây được hiểu là cách thích ứng linh hoạt với tình hình thực tế của
thị trường. Bởi không riêng gì các Ngân hàng lớn, hoạt động huy động vốn của hệ
thống ngân hàng cũng trở nên khó khăn hơn với các biện pháp hành chính, đặc
biệt khi lãi suất được cào bằng với tất cả các Ngân hàng. Nguy cơ vốn chạy sang
các ngân hàng khác vì nhiều lý do là hoàn toàn có cơ sở. Không ít các ngân hàng,
ngoài việc tập trung huy động vốn dân cư cũng như duy trì hiệu quả các khách
hàng tổ chức có số dư tiền gửi lớn, còn phải đẩy mạnh các giải pháp nhằm theo
dõi chặt chẽ nguồn tiền di chuyển của khách hàng để có thể linh hoạt giữ được
nguồn vốn ngoại tệ cũng như Việt Nam Đồng (VND) của khách hàng.
Sang năm 2012 tình hình huy động vốn của Ngân hàng dường như cũng có
dấu hiệu khởi sắc sau các biện pháp điều hành của NHNN. Tổng vốn huy động
năm 2012 đạt 250.502 triệu đồng, tăng 19,77% so với năm 2011. Trong những
năm gần đây tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tiền gửi, tuy
nhiên khoảng 63% lượng tiền gửi lại tập trung ở kỳ hạn dưới 1 tháng và 20%
lượng tiền gửi tập trung ở kỳ hạn 1-3 tháng. Tỷ trọng vốn của Ngân hàng hiện
nay là nguồn vốn ngắn hạn, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc quản trị
nguồn vốn, khó bảo đảm cân đối kỳ hạn. Kỳ hạn huy động vốn bình quân có xu
- 35 -
hướng rút ngắn trong khi kỳ hạn cho vay bình quân dài, tạo nguy cơ rủi ro kỳ
hạn và lãi suất. Hơn nữa, sự mất cân đối kỳ hạn vốn của Ngân hàng hiện nay
cũng là một trong những nguyên nhân khiến Ngân hàng không thể đáp ứng nhu
cầu vay vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do các
doanh nghiệp này chủ yếu vay vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất
kinh doanh. Năm 2012 Ngân hàng tăng thêm quảng cáo và áp dụng các chương
trình rút thăm trúng thưởng khi khách hàng gửi tiền, đa dạng hóa các sản phẩm
như tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu,… với nhiều loại kỳ hạn, mệnh giá, và
chủng loại nên thu hút được nhiều khách hàng. Tuy trong năm 2012 nguồn vốn
huy động khá tốt hơn năm 2011 nhưng Ngân hàng cũng sử dụng vốn điều chuyển
nhiều do nguồn vốn huy động không đủ để đáp ứng các hoạt động cho vay, trả
tiền gửi cho khách hàng, trả tiền lãi và các khoản chi phí khác nên Ngân hàng
phải điều chuyển thêm vốn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- 36 -
4.2 PHÂN TÍCH DSCV NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI
NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY HẬU GIANG
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động lớn của Ngân hàng doanh
thu từ hoạt động này thường chiếm 80% doanh thu ở các nước đang phát triển.
Hiện nay khoảng 80% doanh thu của các Ngân hàng thương mại là từ hoạt động
tín dụng, mà hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn. Mặt khác, nhờ có hoạt động
cho vay, mà các đơn vị kinh tế có thể vay của Ngân hàng để đầu tư cho hoạt động
sản xuất kinh doanh, lợi nhuận thu được không những doanh nghiệp đủ tiền trả
cho Ngân hàng mà còn có tiền gửi vào Ngân hàng, nghĩa là làm tăng hoạt động
huy động vốn của Ngân hàng. Mặt khác, khi sản xuất kinh doanh phát triển, xã
hội phát triển thì các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng cũng phát triển. Vì vậy, có
thể nói Ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng thông qua việc cung
cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu tài chính của xã hội với một mức lãi suất hợp lý.
Cho vay là chức năng kinh tế cơ bản hàng đầu của các Ngân hàng.
- 37 -
4.2.2 DSCV ngắn hạn so với tổng DSCV
Bảng 4.2: DSCV ngắn hạn, trung và dài hạn giai đoạn 2010-2012 của Agribank chi nhánh huyện Vị Thủy
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2010
Chỉ tiêu
Số tiền
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng DSCV
Năm 2011
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
Năm 2012
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
416.542
85,66
523.386
91,74
593.258
69.705
14,34
47.112
8,26
71.796
486.248
100
570.498
100
665.054
So sánh 2011/2010
Tỷ
trọng(%)
89,20
Tuyệt
đối
- 38 -
đối
Tương
đối(%)
69.872
13,35
10,80 (22.593) (32,41)
24.684
52,39
94.556
16,57
84.250
17,33
Nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh Agribank chi nhánh huyện Vị Thủy, 2010, 2011, 2012.
DSCV: Doanh số cho vay
Tuyệt
25,65
100
106.844
Tương
đối(%)
So sánh 2012/2011
Nhìn chung, tình hình cho vay ngắn hạn của Ngân hàng có xu hướng tăng
qua các năm. Năm 2011, DSCV là 570.498 triệu đồng tương đương tăng 17,33%
so với năm 2010. Trong khi đó, tỷ trọng DSCV ngắn hạn tăng nhanh hơn còn tỷ
trọng DSCV trung và dài hạn có chiều hướng giảm qua các năm. Cụ thể, năm
2010 tỷ trọng DSCV ngắn hạn chiếm 85,66% trong tổng DSCV nhưng tỷ trọng
này đến năm 2011 chiếm tới 91,74% trong tổng DSCV. Nguyên nhân là do tình
hình dịch bệnh như: dịch vàng lùn xoắn lá trên cây lúa, dịch cúm A/H1N1, cúm
H5N1 trên gia cầm cũng được giảm xuống và được kiểm soát trên nhu cầu mở
rộng sản xuất chăn nuôi của người dân tăng lên, vì vậy người dân vay vốn để đầu
tư đã làm cho doanh số cho vay tăng nhanh đặc biệt nhu cầu vốn vay của người
dân là vay ngắn hạn. Vị Thủy là vùng thuộc khu vực nông thôn vì vậy đối tượng
khách hàng đa phần là nông dân, ít doanh nghiệp kinh doanh nên doanh số cho
vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm. Năm 2010 DSCV
trung và dài hạn chiếm 14,34% trong tổng DSCV nhưng năm 2011 chỉ còn 8,26%
trong tổng DSCV và đã giảm 32,41% so với năm 2010. Một phần là do ngân
hàng huy động vốn chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng vì
ít khách hàng gửi tiền dài hạn nên cũng không dám cho vay dài hạn vì e ngại rủi
ro. Đây chính là sự mất cân đối cung cầu tín dụng hiện nay.
Vẫn với ưu thế trên thì DSCV ngắn hạn năm 2012 chiếm tỷ trọng khá cao
trong tổng DSCV và đã tăng 13,35% so với 2011. Chính sách phát triển của Ngân
hàng là cho vay tất cả các lĩnh vực nhưng chủ yếu vẫn là lĩnh vực nông nghiệp
nông thôn nên cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao. Mà vùng đất ở Vị Thủy đặc
thù là đất nông nghiệp nên chủ yếu người dân sản xuất các ngành nghề nông
nghiệp ngắn hạn như trồng lúa, trồng mía, nuôi cá, xen canh các vụ mùa,… nên
doanh số cho vay ngắn hạn mỗi năm đều tăng. Một số người dân vay vốn ngắn
hạn để phục vụ nhu cầu mua sắm sinh hoạt trong nhà vì càng ngày mức sống
người dân cũng dần dần được cải thiện. Và trong năm này DSCV trung và dài hạn
cũng tăng trở lại vì trong sản xuất nông nghiệp đã có những cải tiến áp dụng công
nghệ hiện đại trong sản xuất nên người dân cũng có nhu cầu vốn trung và dài hạn
để đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ cho nông nghiệp. Ngoài ra còn có những
doanh nghiệp, hộ dân cư vay trung và dài hạn mở rộng quy mô tăng thêm thu
nhập. Ngoài ra còn nguyên nhân là huyện đang trong quá trình đô thị hóa, người
dân cần tiền để xây dựng nhà, làm các công trình,…
- 39 -
4.2.3 DSCV ngắn hạn theo ngành kinh tế
Bảng 4.3: DSCV ngắn hạn theo ngành kinh tế năm 2010, 2011 và 2012 của Agribank chi nhánh huyện Vị Thủy
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chỉ tiêu
So sánh 2011/2010
Tuyệt đối
(%)
So sánh 2012/2011
Tuyệtđối
(%)
Nông nghiệp
170.782
209.354
266.966
38.572
22,59
57.612
27,52
Thương mại, dịch vụ
145.789
193.652
200.640
47.863
32,83
6.988
3,61
Ngành thủy sản
35.406
52.338
65.258
16.932
47,82
12.920
24,69
Ngành khác
64.565
68.042
60.394
3.477
5,39
(7.648)
(11,24)
416.542
523.386
593.258
106.844
25,65
69.872
13,35
Tổng
Nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh Agribank chi nhánh huyện Vị Thủy, 2010, 2011, 2012.
- 40 -
Đặc thù là huyện nông nghiệp nên đối tượng khách hàng vay vốn của Ngân
hàng tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng nông nghiệp chiếm khoảng 50%
DSCV ngắn hạn. Đây là nhóm khách hàng thường có độ rủi ro tín dụng tương đối
thấp, vòng đời vốn ngắn. Vì vậy, Ngân hàng đang có xu hướng đa dạng hóa cơ
cấu cho vay, giảm dần tỷ trọng cho vay trong các ngành có mức độ rủi ro cao
sang các ngành khác. Trong những năm gần đây giá lúa có chiều hướng tăng lên
nên người dân đẩy mạnh đầu tư nhiều hơn, do Nhà nước có chính sách hỗ trợ
nông dân mua máy gặt đập liên hợp nên một phần số nông dân đầu tư máy móc
cơ giới vào đồng ruộng. Bên cạnh đó giá phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu tăng
làm cho chi phí đầu tư tăng lên nên nông dân cần vốn nhiều hơn, ngoài ra họ còn
chuyển dịch cơ cấu sang trồng trọt và chăn nuôi nên qui mô cần được mở rộng.
Với hiệu quả thực tế trong hoạt động nông nghiệp của huyện Vị Thủy là vụ lúa
Đông Xuân năm 2011 – 2012 xuống giống và thu hoạch diện tích 16.435
ha/16.373 ha, đạt 100,38% kế hoạch, sản lượng 119.976 tấn, tăng 2.090 tấn so
với kế hoạch và tăng 1.154 tấn so vụ Đông Xuân năm 2010 - 2011, năng suất đạt
7,3 tấn/ha. Vụ lúa Hè Thu đã thu hoạch dứt điểm với diện tích 16.435 ha/16.371
ha, đạt 100,39% kế hoạch, năng suất 5,6 tấn/ha, đạt 103,7% kế hoạch, sản lượng
92.036/89,959 tấn, đạt 102,31% kế hoạch. Vụ lúa Thu Đông năm 2012 xuống
giống 13.519/13.500 ha, đạt 100,14% kế hoạch, đã thu hoạch được 11.993 ha, với
năng suất 4,8 tấn/ha. Huyện tập trung chỉ đạo nhiều hình thức chuyển giao, ứng
dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện tốt công tác thủy lợi nội đồng,
chủ động nguồn lúa giống tại chỗ, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất, giám sát
được dịch bệnh trên lúa. Chính vì vậy đã làm cho DSCV ngắn hạn ngành nông
nghiệp không ngừng tăng lên từng năm. Riêng về phía ngân hàng luôn dành phần
lớn tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp phần nào giúp bà con nông dân giải quyết
vấn đề giảm bớt khó khăn trong quá trình sản xuất.
Về thương mại dịch vụ cũng có nhiều biến động nhưng ngành này chiếm tỷ
trọng thấp hơn so với ngành nông nghiệp trong DSCV ngắn hạn, chủ yếu là các
tiểu thương ở chợ buôn bán nhỏ lẻ và các dịch vụ tại nhà. Ngành này chiếm tỷ
trọng khoảng 30% trong DSCV ngắn hạn và cũng tăng nhẹ qua từng năm. Cụ thể
là năm 2011 tăng 32,83% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 3,61% so với 2011,
DSCV ngắn hạn ngành này không ổn định vì phụ thuộc vào kết quả kinh doanh
của từng người.
Đối với ngành thủy sản hiện nay chưa phát triển, quy mô còn nhỏ nên
DSCV ngắn hạn đối với mảng này rất thấp và không ổn định, chủ yếu là cá nhân
- 41 -
nhỏ lẻ, không lâu dài. Diện tích nuôi thủy sản từ đầu năm 2012 thả nuôi được
1.046/1.900 ha, đạt 55,05%, chủ yếu là cá rô Hậu Giang, cá sặc rằn, cá bống
tượng, cá tra, cá chép, cá mè.
Còn lại một số ngành khác như diện tích cây ăn trái các loại năm 2011 hiện
có 1.958,5/1.950 ha, đạt 100,44% kế hoạch, công tác chăm sóc đúng kỹ thuật nên
các vườn cây ăn trái phát triển tốt. Về rau màu, trong năm 2011 xuống giống
được 2.657,6/3.270 ha, đạt 81,27% kế hoạch, việc trồng rau màu hiện nay đang
phát triển, được bà con quan tâm và phát triển nhờ một phần từ nguồn vốn vay
Ngân hàng. Tổng đàn gia súc với 38.747/50.950 con, đạt 76,05%; tổng đàn gia
cầm 659.923/700.000 con, đạt 94,27%, để đạt được kết quả tốt và mở rộng thêm
để gia tăng doanh thu ngoài nguồn vốn tự có thì một số người dân cũng nhờ đến
sự hỗ trợ vốn từ phía Ngân hàng. Vì vậy mà nhu cầu vay vốn ngày càng tăng để
người dân thực hiện được kế hoạch đề ra. Nhưng sang năm 2012 thì DSCV ngắn
hạn của các ngành khác giảm nhẹ so với năm 2011 vì đa phần người dân sử dụng
vốn tự có để canh tác.
4.3 PHÂN TÍCH DSTN NGẮN HẠN CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI
NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY-HẬU GIANG
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng trong việc cho vay. Vì các khoản cho vay được thu về đúng
hạn thì mới tạo được lợi nhuận cho Ngân hàng, đánh giá chất lượng của khoản
vay, đảm bảo khả năng quay vòng vốn vì bản chất của Ngân hàng là đi vay để
cho vay. Chi tiết hơn về tình hình thu nợ của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh
huyện Vị Thủy Hậu Giang trong 3 năm 2010, 2011, 2012 được thể hiện trong
bảng số liệu sau:
- 42 -
4.3.1 DSTN ngắn hạn so với tổng DSTN
Bảng 4.4: DSTN ngắn hạn, trung và dài hạn giai đoạn 2010-2012 của Agribank chi nhánh huyện Vị Thủy
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2010
Năm 2011
So sánh
2011/2010
Năm 2012
Chỉ tiêu
Số tiền
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng DSTN
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối(%)
So sánh
2012/2011
Tuyệt
đối
Tương
đối(%)
391.743
92,88
458.627
89,18
541.996
89,79
66.884
17,07
83.369
18,18
30.011
7,12
55.618
10,82
61.628
10,21
25.607
85,33
6.010
10,81
421.754
100
514.245
100
603.624
100
92.491
21,93
89.379
17,38
Nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh Agribank Vị Thủy, 2010, 2011, 2012.
DSTN: Doanh số thu nợ
- 43 -
Cùng với sự gia tăng DSCV ngắn hạn thì DSTN ngắn hạn cũng tăng liên tục
song song đó thì DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất thì DSTN ngắn hạn
cũng vậy và luôn tăng qua các năm. Năm 2010 DSTN ngắn hạn chiếm 92,88%
trong DSTN sang năm 2011 chiếm 89,18% DSTN và DSTN ngắn hạn tăng
17,07% so với năm 2010. Đó là nhờ sự nổ lực rất lớn của nhân viên Ngân hàng
trong công tác thu hồi nợ, áp dụng tốt các chính sách tín dụng phù hợp với điều
kiện kinh tế của địa phương. Nguyên nhân chính là vì khách hàng của Ngân hàng
chủ yếu là vay sản xuất nông nghiệp có chu kỳ ngắn nên khách hàng trả nợ nhanh
chóng. Năm 2012 với nhiều chủ trương đầu tư phát triển cho nông nghiệp, nông
dân và nông thôn đã và đang đi vào cuộc sống. Tình hình sản xuất và xuất khẩu
gạo đang đạt mức cao, nông dân có tích lũy và có điều kiện tái sản xuất tốt hơn.
Cơ cấu giống lúa đang dần được cải thiện theo hướng chất lượng cao, năng suất
bình quân gia tăng, thị trường tiêu thụ rộng mở cả trong và ngoài nước. Đây là
những thuận lợi để những hộ nông dân trả những khoản nợ cho Ngân hàng cũng
như giảm bớt tình trạng nợ quá hạn.
Về khoản cho vay trung và dài hạn do thời hạn trả nợ lâu nên khoản thu hồi
không cao nhưng vẫn tăng ổn định qua các năm. Đó là do sự hỗ trợ về phía Chính
phủ trong vay vốn giúp khách hàng giảm một phần chi phí, giá cả tương đối ổn
định thu được lợi nhuận trả được nợ cho ngân hàng. Chính vì vậy mà trong năm
2011 có sự thay đổi rất lớn là doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng tới 85,33% so
với 2010. Nhưng sang năm 2012 các khoản nợ vẫn được thu hồi nhưng chậm hơn
so với tiến độ năm 2011 chỉ tăng 10,81%. Nguyên nhân là do năm 2012 hoạt
động tín dụng của khối Ngân hàng đều bị ảnh hưởng do chủ trương thắt chặt tiền
tệ của Chính phủ và sự điều hành lãi suất của NHNN. Thay vào đó thì nhân viên
ngân hàng luôn giám sát chặt chẽ công tác thu nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ
đúng hạn.
- 44 -
4.3.2 DSTN ngắn hạn theo ngành kinh tế
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế năm 2010, 2011 và 2012 của AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
So sánh 2011/2010
Tuyệt đối
(%)
So sánh 2012/2011
Tuyệtđối
(%)
Nông nghiệp
180.201
197.209
228.928
17.008
9,44
31.719
16,08
Thương mại, dịch vụ
125.357
165.105
189.278
39.748
31,71
24.173
14,64
Ngành thủy sản
27.422
29.810
47.359
2.388
8,71
17.549
58,87
Ngành khác
58.763
66.503
76.452
7.740
13,17
9.949
14,96
391.743
458.627
541.996
66.884
17,07
83.369
18,18
Tổng
Nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy, 2010, 2011, 2012.
- 45 -
Kết quả này cho thấy hoạt động thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng trong thời
gian qua tương đối tốt, Ngân hàng đã có những biện pháp thu hồi vốn phù hợp và
hiệu quả. Bên cạnh đó thì hoạt động thẩm định cũng như kiểm tra giám sát sử
dụng vốn của khách hàng cũng phát huy tác dụng, đảm bảo vốn được sử dụng
đúng mục đích cam kết ban đầu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt
nghĩa vụ trả gốc và lãi cho Ngân hàng khi tới hạn.
Nhìn vào bảng 4.5 doanh số thu nợ thu nợ ngắn hạn thì cũng tương tự như
doanh số cho vay ngắn hạn vì nông nghiệp luôn là ngành chủ chốt chiếm tỷ trọng
cao nhất trong DSTN ngắn hạn. Năm 2010 ngành nông nghiệp có tỷ trọng 46%
trong DSTN ngắn hạn và 39,08% ở năm 2011. DSTN ngắn hạn ngành nông
nghiệp năm 2011 tăng tương ứng 9,44% so với năm 2010. Nguyên nhân là do
Ngân hàng quan tâm đến tình hình sản xuất nông nghiệp đưa ra nhiều chính sách
thích hợp cho khách hàng trả nợ khi đáo hạn, vì vậy đã khuyến khích được khách
hàng trả nợ trước và đúng hạn. Mặt khác, điều kiện khí hậu thuận lợi, dịch bệnh
có sự hạn chế hơn, giá cả thị trường cũng có xu hướng tăng, khách hàng sản xuất
có hiệu quả nên có khả năng trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Năm 2012 do hoạt
động sản xuất chính là nông nghiệp nên ngoài vốn ra, thì chất lượng mùa vụ phụ
thuộc vào thời tiết cũng như kỹ thuật chăm sóc rất nhiều. Trong khoản mục thu
nợ ngắn hạn đối với ngành nông nghiệp đạt doanh số cao nhất. Khu vực chăn
nuôi, vườn, vụ mùa hè thu, đông xuân cũng đạt doanh số thu nợ cao, do thời gian
này huyện đưa một số giống lúa mới vào sản xuất, nông dân mạnh dạn xen lúa và
màu nhất là các loại cây trồng mùa hạn như: bắp lai, dưa leo, gừng, đậu phụng, củ
sắn, rau sạch, nấm rơm,…nên lợi nhuận thu được khả quan, nông dân có thu nhập
ổn định và trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn.
Đối với ngành thương mại dịch vụ doanh số thu nợ ngắn hạn cũng có sự
biến động qua 3 năm. Năm 2011doanh số thu nợ ngắn hạn ngành thương mại dịch
vụ tăng mạnh nhất tương ứng 31,71% so với năm 2010, tăng nhanh hơn tốc độ
tăng của ngành nông nghiệp do các cơ sở kinh doanh hoạt động có lợi nhuận
khách hàng có ý thức trả nợ hơn góp phần tăng doanh số thu nợ cho Ngân hàng.
Khoản mục cho vay khác và thủy sản vẫn chiếm doanh số thu nợ cao, điều
này cho thấy nuôi trồng thủy sản được sự quan tâm của không chỉ hộ cá thể mà
các doanh nghiệp cũng đang đầu tư rất nhiều. Trong tổng doanh số thu nợ ngắn
hạn đối với các cá nhân tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn
thì thủy sản do hộ sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh. Năm 2012 thì do giá trị
- 46 -
xuất khẩu thủy sản tăng nên doanh số thu nợ của ngành này tăng cao bằng hơn
những năm qua.
Đối chiếu doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong 3 năm qua cho thấy
Ngân hàng cho vay nhiều đồng thời thu nợ cũng khả quan. Đây là kết quả tốt
trong hoạt động kinh doanh vì nó chứng tỏ Ngân hàng đã có được những khách
hàng tốt, uy tín. Song song đó là Ngân hàng có chiến lược kinh doanh phù hợp
nên đảm bảo được vai trò hỗ trợ nền kinh tế mà cũng đạt được mục tiêu lợi nhuận
trong kinh doanh.
4.4 PHÂN TÍCH DƯ NỢ NGẮN HẠN CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH
HUYỆN VỊ THỦY HẬU GIANG
Dư nợ ngắn hạn là một chỉ tiêu phản ánh số vốn mà Ngân hàng đang cho
khách hàng vay. Nếu số dư nợ càng lớn chứng tỏ quy mô hoạt động của Ngân
hàng càng rộng, thị phần chiếm được càng cao và lợi nhuận thu được từ việc cho
vay sẽ càng nhiều. Tuy nhiên bên cạnh đó các rủi ro về tín dụng cũng không
ngừng gia tăng. Việc đánh giá dư nợ của Ngân hàng sẽ giúp cho ta có thể biết
được nguồn vốn hiện tại của Ngân hàng đầu tư tại một thời điểm xác định. Cùng
với việc đầu tư đúng mức của Ngân hàng trong việc cho khách hàng vay vốn.
Tình hình dư nợ trong ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm được thể hiện như sau:
- 47 -
4.4.1 Dư nợ ngắn hạn so với tổng dư nợ
Bảng 4.6: Dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn giai đoạn 2010-2012 của Agribank chi nhánh huyện Vị Thủy
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Số tiền
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng Dư nợ
Năm 2011
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
So sánh
2011/2010
Năm 2012
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
292.021
78,99
356.780
83,76
408.042
77.677
21,01
69.171
16,24
79.339
369.698
100
425.951
100
487.381
Tỷ
trọng(%)
83,72
Tuyệt
đối
Tuyệt
đối
51.262
14,37
16,28 (8.506) (10,95)
10.168
14,70
61.430
14,42
56.253
15,22
Nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh Agribank chi nhánh huyện Vị Thủy, 2010, 2011, 2012.
- 48 -
Tương
đối(%)
22,18
100
64.759
Tương
đối(%)
So sánh
2012/2011
Xét về cơ cấu, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư
nợ. Cụ thể năm 2010 dư nợ ngắn hạn có tỷ trọng cao hơn dư nợ trung và dài hạn,
dư nợ ngắn hạn của năm 2010 là 292.021 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 78,99% so
với tổng dư nợ. Năm 2011 dư nợ ngắn hạn chiếm 83,76% tổng dư nợ tăng 64.759
triệu đồng so với năm 2010. Duy trì mức tăng cho đến năm 2012 là 408.042 triệu
đồng tương ứng tăng 14,37% so với năm 2011. Nguyên nhân là do giá lúa, heo,
vịt tăng cao nên nông dân sản xuất thu hồi được vốn nhanh và giảm chi phí trả
lãi,… Từ đó làm tăng tỷ lệ hộ nông nghiệp gia hạn vốn hay tiếp tục đầu tư sản
xuất, dẫn đến dư nợ tăng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh
tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn nhân lực cho phát triển sản xuất, nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ… Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới
cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ,
phân tán. Phương thức hoạt động của các cấp hội nhiều nơi còn chậm đổi mới,
mang nặng tính hình thức và kém hiệu quả. Tuy nhiên từ những hạn chế, yếu kém
trong thực tiễn đời sống của nông dân và sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông
thôn của huyện Vị Thủy đã kích thích tinh thần cầu tiến để xây dựng nền kinh tế
huyện nhà thì Ngân hàng cũng tạo điều kiện cho vay và một phần cũng là tạo điều
kiện mở rộng hoạt động cho Ngân hàng.
Sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường không còn bó hẹp như những
năm trước đây, đặc biệt là mô hình kinh tế của hộ nông dân cũng thay đổi theo.
Nét đặc trưng nhất vẫn là mô hình kinh doanh tổng hợp như kinh tế nông, lâm kết
hợp, trồng trọt kết hợp với chăn nuôi hoặc thêm nghề phụ; nhiều hộ đã thuê mướn
lao động để có hướng mở rộng sản xuất nên nhu cầu đầu tư vốn của mỗi hộ cũng
tăng lên. Đối với những hộ biết tính toán làm giàu, thu hút thêm lao động, họ
được các doanh nghiệp cung ứng vật tư, con giống và lo bao tiêu sản phẩm thông
qua hợp đồng kinh tế giữa hai bên. Vì vậy, dư nợ Ngân hàng tăng do phải tính cả
đầu vào và đầu ra, từ cơ sở vật chất ban đầu như xây dựng vườn, ao, chuồng, mua
sắm máy móc thiết bị đến nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất cho các năm sau.
Dư nợ trung và dài hạn năm 2012 tăng 14,70% so với năm 2011 là do Chính
phủ có chủ trương hỗ trợ lãi suất mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh
doanh nên người dân vay mở rộng sản xuất. Ngân hàng thì ngày càng hoạt động
lớn mạnh đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục vụ khách hàng nhưng chỉ là dư nợ ngắn
hạn, còn trung và dài hạn chiếm một phần thấp. Cụ thể là năm 2010 dư nợ trung
và dài hạn chỉ 21% trong tổng dư nợ, năm 2011 là 16,24% và năm 2012 là
16,28%.
- 49 -
4.4.2 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
Bảng 4.7: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế năm 2010, 2011 và 2012 của AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
So sánh 2011/2010
So sánh 2012/2011
Tuyệt đối
(%)
Tuyệtđối
(%)
Nông nghiệp
131.409
143.554
181.592
12.145
9,24
38.038
26,50
Thương mại, dịch vụ
113.888
142.435
153.818
28.547
25,07
11.383
7.99
Ngành thủy sản
14.601
37.129
55.028
22.528
154,29
17.899
48,21
Ngành khác
32.123
33.662
17.604
1.539
4,79
(16.058)
(47,70)
292.021
356.780
408.042
64.759
22,18
51.262
14,37
Tổng
Nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh Agribank chi nhánh huyện Vị Thủy, 2010, 2011, 2012.
- 50 -
Thành phần hộ sản xuất nông nhiệp vẫn là thành phần quan trọng, chủ yếu
là hoạt động sản xuất nông nghiệp, đây là một trong những mục tiêu trọng điểm
lâu dài, vừa đẩy mạnh sản suất nông nghiệp vừa tăng cường phát triển công
nghiệp của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện. Tình hình Dư nợ đối với ngành
nông nghiệp luôn tăng qua 3 năm, do công tác cho vay của đối tượng này cũng
gia tăng và tăng liên tục trong 3 năm. Nguyên nhân là do một số khách hàng xin
gia hạn nợ, một số khác do doanh số cho vay tăng nên dư nợ cũng tăng do Ngân
hàng cho vay theo mùa vụ do người dân chủ yếu sống bằng nghề nông là chính.
Nguyên nhân tăng cao là do chi nhánh mở rộng đầu tư, cho vay sản xuất vụ ba,
giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất, đưa ra hàng loạt các biện pháp
tăng trưởng tín dụng hầu hết là tăng vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn vì vậy
mà dư nợ tăng trưởng qua các năm. Do ảnh hưởng của mưa bão và thiếu thiết bị
cơ giới nông nghiệp, một phần diện tích lúa khi thu hoạch bị ảnh hưởng đến năng
suất và chất lượng; người dân chưa chủ động nguồn lúa giống chất lượng phục vụ
sản xuất khi thời tiết bất lợi; giá lúa sau thu hoạch vụ sụt giảm, gây khó khăn cho
người dân; thương lái thu mua lúa thương phẩm và các giống lúa chất lượng cao
giá không chênh lệch nhiều, người dân trong lựa chọn dự trữ lúa sau thu hoạch,
cần vay vốn để xoay sở vì vậy mà dư nợ ngắn hạn ngành nông nghiệp lại tiếp tục
tăng trong năm 2012 tương ứng tăng 26,50% so với năm 2011.
Về Thương mại dịch vụ tăng là do những năm trước đó chi phí cho ngành
cao làm ăn không có lời, công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn dư nợ cũng khá
cao trong năm 2010 chiếm khoảng 40% dư nợ ngắn hạn. Tiếp đến năm 2011 và
năm 2012 thì Ngân hàng có xu hướng phát triển trong mảng cho vay thương mại
dịch vụ để giảm bớt rủi ro trong cho vay, cải thiện tình hình nợ quá hạn cho Ngân
hàng.
Nuôi thủy sản nguy cơ thua lỗ cao; chưa chọn được mô hình làm ăn có hiệu
quả để nhân rộng; triển khai thực hiện mô hình cánh đồng mẫu còn chậm. Đó là
nguyên nhân làm cho bảng dư nợ ngành thủy sản tăng chậm qua các năm.
- 51 -
4.5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN CỦA CHI
NHÁNH NHNo&PTNT VỊ THỦY HẬU GIANG
Nhu cầu về vốn là nhu cầu không thể thiếu đối với mọi người, mọi thành
phần kinh tế nhằm tạo ra của cải vật chất ngày càng lớn hơn trong xã hội. Ngân
hàng là chiếc cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn thông qua hoạt
động huy động và cho vay. Tín dụng ngân hàng là một trong những hoạt động
mang lại lợi nhuận cao, chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thu nhập của ngân
hàng, nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vấn đề nợ quá hạn
và nợ xấu luôn là mối lo đối với tất cả cán bộ làm công tác tín dụng cũng như các
nhà lãnh đạo ngân hàng, bởi vì việc thẩm định giải quyết một món vay đã khó,
thu hồi đầy đủ gốc lẫn lãi là công việc khó hơn. Thông thường các khách hàng
đều vay trả sòng phẳng, uy tín. Tuy nhiên cũng không hiếm khách hàng để phát
sinh nợ quá hạn thậm chí trở thành nợ tồn động cần có biện pháp xử lý để lành
mạnh hoá tài chính Ngân hàng.
Nợ quá hạn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của một Ngân hàng. Tuy
nhiên ảnh hưởng của nợ quá hạn không chỉ dừng lại trong phạm vi Ngân hàng. Sở
dĩ người ta phải quan tâm nhiều đến vấn đề nợ quá hạn của Ngân hàng bởi nó có
ảnh hưởng sâu rộng tới các doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Sau đây ta sẽ phân
tích tìm hiểu tình hình nợ quá hạn của AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy giai
đoạn 2010-2012:
- 52 -
4.4.1 Nợ quá hạn ngắn hạn so với tổng Nợ quá hạn
Bảng 4.8: Nợ quá hạn ngắn hạn, trung và dài hạn giai đoạn 2010-2012 của Agribank chi nhánh huyện Vị Thủy
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Số tiền
Năm 2011
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
So sánh
2011/2010
Năm 2012
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối(%)
So sánh
2012/2011
Tuyệt
đối
Tương
đối(%)
Ngắn hạn
6.962
75,00
3.641
74,99
2.751
79,33 (3.321) (47,70)
(890) (24,44)
Trung và dài hạn
2.321
25,00
1.214
25,01
717
20,67 (1.107) (47,69)
(497) (40,94)
Tổng NQH
9.283
100
4.855
100
3.468
100 (4.428) (47,70) (1.387) (28,57)
Nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh Agribank chi nhánh huyện Vị Thủy, 2010, 2011, 2012.
NQH: Nợ quá hạn
- 53 -
Nợ quá hạn là xuất phát từ việc cho vay mà cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ
trọng cao vì vậy mà nợ quá hạn ngắn hạn vẫn đứng ở vị trí khá cao. Nhìn chung 3
năm thì nợ quá hạn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng từ 70% trở lên trong tổng nợ
quá hạn. Qua 3 năm thì nợ quá hạn đã từng bước được khắc phục và đã giảm dần
cả về ngắn hạn, trung và dài hạn, năm 2011 thì tốc độ giảm của cả 2 chỉ tiêu
ngắn-trung và dài hạn thì tương đương với nhau. Năm 2010 nợ quá hạn nhiều
nguyên nhân chính do giá cả giảm sản xuất kinh doanh trong huyện không khả
quan, thậm chí khó khăn hơn. Nhìn thẳng vào thực tế của đời sống người nông
dân và trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn còn bộc lộ không ít hạn chế, yếu
kém, thậm chí có những hạn chế, yếu kém kéo dài, chậm được khắc phục.
Nguyên liệu không ổn định lúc thừa lúc thiếu, chưa kể rào cản kinh tế thương mại
như chống bán phá giá, kiện tụng luôn đe dọa giới kinh doanh, dẫn đến tình trạng
nợ quá hạn gia tăng. Năm 2010 ngành thủy sản đang trong quá trình cố gắng duy
trì ở mức ổn định. Sang năm 2011 thị trường sẽ có chuyển biến tích cực hơn,
ngành thủy sản mới cơ hội phát triển và đạt lợi nhuận tốt một phần làm cho nợ
quá hạn ngắn hạn trong năm 2011 giảm 47,7%.
Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng trong thời gian
qua có nhiều tiến triển một phần cũng nhờ doanh nghiệp được tiếp cận vốn ngân
hàng và các chính sách tín dụng, lãi suất hỗ trợ nông nhiệp và tiếp tục tháo gỡ
khó khăn, kịp thời để phát triển sản xuất kinh doanh, giúp đỡ khách hàng cũng là
tạo điều kiện để khách hàng trả nợ cho Ngân hàng và năm 2012 thì nợ quá hạn đã
giảm thêm nhiều hơn so với 2011. Năm 2012 thì nợ quá hạn trung và dài hạn
giảm 40,94% so với năm 2011 trong khi đó thì nợ quá hạn ngắn hạn chỉ giảm
được 24,44%.
- 54 -
4.4.2 Nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế
Bảng 4.9: Nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế năm 2010, 2011 và 2012 của AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
So sánh 2011/2010
Tuyệt đối
(%)
So sánh 2012/2011
Tuyệtđối
(%)
5.898
2.985
2.138
(2.913)
(49,39)
(847)
(28,38)
Thương mại, dịch vụ
626
287
292
(339)
(54,15)
(5)
(1.74)
Ngành thủy sản
318
214
186
(104)
(32,70)
(28)
(13,08)
Ngành khác
120
155
135
35
29,17
(20)
(12,90)
6.962
3.641
2.751
(3.321)
(47,70)
(890)
(24,44)
Nông nghiệp
Tổng
Nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy, 2010, 2011, 2012.
- 55 -
Như đã trình bày ở bảng 4.8 thì nợ quá hạn ngắn hạn đã có xu hướng giảm
trong 3 năm vừa qua và bảng 4.9 thể hiện chi tiết về lĩnh vực phát sinh nợ quá hạn
ngắn hạn. Trong suốt quá trình phân tích huyện Vị Thủy nông nghiệp luôn chiếm
vị trí cao trong tất cả các mảng từ cho vay đến thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn. Thực
tế cho thấy năm 2010 nợ quá hạn ngành nông nghiệp là 5.898 triệu đồng chiếm
84,72% trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn và chiếm tỷ trọng khoảng 65% trong
tổng nợ quá hạn. Đây không phải vấn đề xa lạ vì từ nhiều năm nay, đối với địa
bàn huyện Vị Thủy việc cho vay nông dân là chủ yếu. Mà thu nhập ở các vùng
nông thôn thì còn hạn chế, trong khi nhu cầu chi tiêu hàng ngày của mỗi gia đình
lại rất lớn. Nhiều nơi sản xuất vẫn theo lối cổ truyền là độc canh cây lúa, con lợn,
con tôm, con cá theo phương thức tận dụng nên cuộc sống vẫn còn nhiều khó
khăn. Cái đói, cái nghèo vẫn còn dai dẳng tồn tại, đeo đuổi cuộc sống người dân
nên không thực hiện được tái sản xuất giản đơn, chứ chưa nói đến tái sản xuất mở
rộng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ cho
ngân hàng vì vậy mà tình trạng nợ quá hạn của ngân hàng là điều khó tránh khỏi.
Tuy tình trạng này không tốt cho Ngân hàng nhưng Ngân hàng đã có nhiều nổ lực
để cải thiện, bảng 4.9 cho ta thấy được điều này là năm 2011 nợ quá hạn đã giảm
49,39% so với năm 2010 và giảm tiếp 23,38% trong năm 2012. Ngoài ra, tình
hình sâu bệnh không đáng kể, không gây ảnh hưởng đến năng suất.
Trong giai đoạn này thì Vị Thủy đang từng bước triển khai để phát triển
kinh tế xã hội nên ngoài nông nghiệp thì còn có các ngành tiêu biểu như thương
mại-dịch vụ, thủy sản, chủ yếu là việc nuôi cá rô đồng chuyên canh và cá thát
lát... cũng ngày càng phát triển vì vậy doanh số cho vay tăng lên nhưng nợ quá
hạn cũng giảm dần do tình hình thu nợ của ngân hàng khá tốt, nguyên nhân chính
là do tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, giá cả tăng, người dân kiểm soát
được chi phí kinh doanh phù hợp, điều kiện thuận lợi, tập trung thực hiện tốt công
tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, tránh gây thiệt hại cho người
chăn nuôi …từ đó người dân có thêm thu nhập để trả nợ ngân hàng.
Thương mại - dịch vụ phát triển khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ trong năm đạt 32,73% KH năm; chỉ đạo các ngành tiến hành kiểm tra tình
hình niêm yết giá và dự trữ hàng hóa ở các chợ, tránh tình trạng tăng giá đột biến,
bất hợp lý, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
- 56 -
4.6 PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG NỢ XẤU CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH
HUYỆN VỊ THỦY HẬU GIANG
Nợ xấu là nguyên nhân khiến cho dòng chảy tín dụng của nền kinh tế bị tắc
nghẽn, thực tế cho thấy việc giải quyết vấn đề này đang gặp phải rất nhiều khó
khăn. Những khoản Nợ có khả năng mất vốn cả gốc và lãi đúng thời hạn càng
lớn, tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, có lúc đã đe dọa tới tính thanh khoản của hệ
thống Ngân hàng. Hơn bao giờ hết, công tác quản lý nợ xấu đang được các Ngân
hàng đặt lên hàng đầu. Trong thực tế, bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng chứa
đựng rủi ro, hoạt động của Ngân hàng cũng không ngoại lệ, nó cũng chứa đựng
rủi ro đó là không thu hồi được nợ khi đến hạn. Trong quan hệ tín dụng, việc phát
sinh nợ xấu là điều không thể tránh khỏi ngay cả khi Ngân hàng hoạt động đạt
hiệu quả nhất. Nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn
vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính Ngân hàng. Trạng
thái động của nợ xấu có liên quan trực tiếp và chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế,
giống như hai mặt của một đồng tiền. Sau đây ta đi vào tìm hiểu tình hình nợ xấu
của Ngân hàng trong thời gian qua.
4.6.1 Tình hình Nợ xấu NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Vị
Thủy Hậu Giang
4.6.1.1 Nợ xấu phân theo nhóm nợ
Tìm lời giải hữu hiệu cho “bài toán” nợ xấu là vấn đề đặt ra không chỉ với
NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang hiện nay mà còn
là thách thức của toàn bộ hệ thống tài chính – tiền tệ. Để xử lý hiệu quả nợ xấu
của Ngân hàng, việc phân loại nhóm nợ là biện pháp kiên quyết, phù hợp từ Nhà
nước và chính bản thân các Ngân hàng là rất quan trọng và cần thiết. Sau đây ta
đi vào tìm hiểu tình hình nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện
Vị Thủy Hậu Giang trong 3 năm gần đây:
- 57 -
Bảng 4.10: Nợ xấu theo nhóm nợ năm 2010, 2011, 2012 của AgriBank chi nhánh
huyện Vị Thủy
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
1.100 (1.063) (47,71)
Nợ nhóm 3
2.228
1.165
Nợ nhóm 4
928
486
450
Nợ nhóm 5
557
291
250
3.713
1.942
Tổng nợ xấu
So sánh
2011/2010
Tuyệt
(%)
đối
ĐVT: Triệu đồng
So sánh
2012/2011
Tuyệt
(%)
đối
(65)
(5,58)
(442) (47,63)
(36)
(7,41)
(266) (47,76)
(41) (14,09)
1.800 (1.771) (47,70)
(142)
(7,31)
Nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy, 2010, 2011, 2012.
Tỷ lệ nợ xấu biến động liên tục trong những năm gần đây và thấp hơn so với
mức trung bình ngành, nhưng vẫn ở mức cao nhất trong số các Ngân hàng niêm
yết. Tính đến năm 2012, nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Vị
Thủy Hậu Giang giảm đáng kể, trong cơ cấu nợ xấu của Ngân hàng qua các năm,
tỷ trọng nợ nhóm 3 ( nợ dưới tiêu chuẩn ) trong tổng nợ xấu chiếm tỷ trọng cao
nhất. Năm 2010 nợ xấu rất cao nguyên nhân một phần là do lãi suất nhưng
nguyên nhân sâu xa hơn là trong quá khứ Ngân hàng đã quá mạnh tay trong cho
vay. Có những năm Ngân hàng tăng trưởng tín dụng rất cao, khi mà tín dụng tăng
nhanh có khả năng các dự án không được soát xét cẩn thận, nợ đến hạn không có
khả năng trả nguyên nhân dẫn đến nợ xấu là rất cao. Trong bối cảnh lãi suất vẫn
còn cao, môi trường kinh tế trong và ngoài nước tiềm ẩn rủi ro, các doanh
nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh, làm dư nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng gia tăng, Ngân hàng đang ra
sức thu hồi những món nợ quá hạn cũ và cố gắng hạn chế những món nợ quá
hạn phát sinh mới để kiểm soát nợ xấu.
Sang năm 2011 tình hình nợ xấu được cải thiện khá rõ trong bảng 4.10 tất
cả các nhóm nợ xấu đều giảm khoảng 47% so với năm 2010 đó chính là do
trong năm 2011 cán bộ tín dụng đã cố gắng đi xử lý nợ, thõa thuận với khách
hàng xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ đặc biệt là nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất
vốn). Nợ xấu năm 2011 phát sinh là do giá cá trong năm giảm, chi phí kinh
- 58 -
doanh cao làm cho nhiều hộ nông dân nuôi cá gặp nhiều bấp bênh, không có khả
năng trả nợ cho Ngân hàng.
Với diễn biến có xu hướng cải thiện từ cuối năm 2012 là vì tình hình sản
xuất kinh doanh có hiệu quả, giá cả nguyên vật liệu bình ổn, công ty quản lý tài
sản ra đời, có thể kỳ vọng nợ xấu sẽ dần được xử lý tốt hơn, nhưng Nợ xấu năm
2012 có giảm nhẹ vẫn không chênh lệch năm 2011 nhiều. Với địa bàn đặc thù của
huyện Vị Thủy thì nợ xấu xuất phát từ sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, trồng
rau màu, nuôi cá phụ thuộc rất nhiều vào địa hình, thời tiết, giá cả cho nên một
khi các yếu tố này thay đổi theo chiều hướng không tốt là dẫn đến nợ quá hạn và
từ từ chuyển sang nợ xấu là không tránh khỏi. Chính vì vậy, cơ sở để giảm được
nợ xấu bền vững vẫn tùy thuộc chủ yếu vào thiên thời địa lợi nhân hòa, sự phục
hồi của nền kinh tế và sức khỏe của các doanh nghiệp cũng như khách hàng.
- 59 -
4.6.1.2 Nợ xấu phân theo ngành kinh tế
Bảng 4.11: Nợ xấu theo ngành năm 2010, 2011, 2012 của AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
So sánh 2011/2010
Tuyệt đối
(%)
So sánh 2012/2011
Tuyệtđối
(%)
682
427
450
(255)
(37,39)
23
5,39
1.368
582
504
(786)
(57,46)
(78)
(13,40)
225
135
108
(90)
(40)
(27)
(20)
Ngành khác
1.438
798
738
(640)
(44,51)
(60)
(7,52)
Tổng
3.713
1.942
1.800
(1.771)
(47,70)
(142)
(7,31)
Nông nghiệp
Thương mại, dịch vụ
Ngành thủy sản
Nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy, 2010, 2011, 2012.
- 60 -
Nhìn vào bảng 4.11 ta thấy được tình hình nợ xấu theo ngành giảm dần theo
thời gian. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn một số khó khăn như:
diện tích lúa giảm đã làm ảnh hưởng đến sản lượng lúa cả năm, chăn nuôi gia
cầm và sản lượng thủy sản không tăng tình hình dịch bệnh có chiều hướng tăng
gia tăng trong thời gian trước nên năm 2010 nợ xấu của Ngân hàng cao đặc biệt là
nợ xấu ngắn hạn ngành nông nghiệp và thương mại dịch vụ. Năm 2010 nợ xấu
ngắn hạn ngành nông nghiệp chiếm khoảng 20% và ngành thương mại dịch vụ
chiếm khoảng 35%. Nhưng bước qua năm 2011, ngành nông nghiệp trong năm
2011 hoạt động nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn đều đạt hiệu quả tương
đối và mang lại thu nhập khá cao. Hoạt động nông nghiệp mang lại hiệu quả như
vậy là nhờ sự thuận lợi của các yếu tố thời tiết cộng với sự ổn định về giá cả thị
trường và đầu ra trong khi chi phí như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc,…
khá ổn định. Đến năm 2012 nợ xấu giảm rất ít do thời tiết có nhiều diễn biến thất
thường, dịch bệnh xảy ra liên tục, thị trường các sản phẩm và nguyên liệu đầu vào
sản xuất nông nghiệp liên tục biến động theo chiều hướng tiêu cực đã làm cho
hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ gia đình trên địa
bàn bị thất thu, thậm chí còn mất trắng do thời tiết và dịch bệnh kéo dài. Điều này
đã làm cho các khoản nợ của họ không trả đúng hạn và được chuyển sang nhóm
nợ xấu.
Thủy sản là ngành cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển nông
thôn, và chi phí để giải quyết nợ xấu không quá lớn. Thực tế là Nợ xấu ngành
thủy sản giảm mạnh qua 3 năm, có thể chỉ cần có cơ chế khuyến khích phù hợp là
có thể giúp cho ngành chế biến thuỷ sản thực hiện hiệu quả quá trình sàng lọc và
tái cơ cấu như cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp; tăng hạn mức tín dụng, giảm lãi
suất, điều chỉnh kỳ hạn; tiếp tục cho vay bằng ngoại tệ để giảm chi phí vốn; mua
lại nợ cho doanh nghiệp kết hợp với việc giám sát dòng tiền, bảo đảm sử dụng
đồng tiền đúng mục đích, không đầu tư ngoài ngành. Đây là một lợi thế phát triển
ngành cũng như giảm nợ xấu khá rõ ràng, làm sạch bảng nợ xấu cho ngân hàng.
Bên cạnh đó cũng cần kiểm soát chặt chẽ đến mức có thể để hạn chế nợ xấu
ngành thủy sản ở mức thấp nhất.
Tuy nợ xấu có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn còn ở mức cao vì
chất lượng cho vay thấp, do người quản lý của ngân hàng được trao quyền tự chủ
trong việc ra quyết định cho vay, nhưng không hoàn toàn chịu trách nhiệm vào
chất lượng các khoản cho vay theo quyết định của họ. Thế nhưng, vấn đề nợ khó
đòi vẫn sẽ không được giải quyết triệt để vì rủi ro đạo đức vẫn còn đó đối với các
- 61 -
ngân hàng khi chính phủ tỏ ý sẵn sàng rót thêm vốn cho các ngân hàng quốc
doanh, thúc đẩy quá trình xử lý nợ khó đòi chủ yếu thông qua các AMC, mà một
trong những hậu quả chính là tiếp tục khuyến khích các ngân hàng quốc doanh
theo đuổi các dự án vay vốn đầy rủi ro của các doanh nghiệp nhà nước. Trong đó,
nợ xấu ở ngành thương mại dịch vụ chiếm khá cao trên cả ngành nông nghiệp.
Nguyên nhân là do Ngân hàng cho vay nhiều ở các doanh nhiệp nhà nước
(DNNN) những đơn vị kinh doanh kém hiệu quả. Theo Ngân hàng nhà nước
(NHNN), năm 2012 các DNNN, tập đoàn kinh tế nhà nước chiếm tới 70% tổng
tổng số nợ xấu. DNNN chiếm tới 70% nợ xấu. Như vậy có nghĩa là các doanh
nghiệp này không chỉ làm đình trệ ngành sản xuất bởi năng lực yếu kém của
mình, mà còn chôn rất nhiều vốn trong “cục máu đông” bất động sản.
Bên cạnh xu hướng tái cơ cấu, việc xử lý nợ xấu là mục tiêu hàng đầu của
ngân hàng, còn chỉ tiêu tăng trưởng, lợi nhuận chỉ thứ yếu, triển vọng ngành ngân
hàng trông chờ khá nhiều vào kết quả của việc dọn dẹp nợ xấu đưa vốn ra nền
kinh tế. Tuy tỷ lệ nợ xấu đang giảm nhưng triển khai nhiệm vụ của ngân hàng
phải tập trung đưa vốn ra nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận
được tín dụng để tăng trưởng, linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến và tình hình
thực tế. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng sẽ không kiểm soát tỷ trọng cho vay đối
với lĩnh vực không khuyến khích, tiếp tục cho phép các tổ chức tín dụng tự quyết
định cho vay ngắn hạn. Tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho
hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, chuyển đổi cơ cấu tín dụng
theo hướng tập trung vốn cho sản xuất hàng xuất khẩu, nông nghiệp, công nghiệp
hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tăng
nguồn thu từ phát triển dịch vụ ngân hàng.
Hy vọng, với xu hướng tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu, tập
trung đưa vốn ra nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận được tín
dụng để tăng trưởng, hệ thống ngân hàng Agribank nói chung và Agribank chi
nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang nói riêng có thể vực dậy và phát triển mạnh mẽ
trở lại trong những năm tiếp theo.
- 62 -
4.6.2 Phân tích chỉ tiêu đánh giá nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay và an toàn hoạt
động trong cho vay. Điều quan trọng nhất là nợ xấu phải được phân loại, ghi nhận
và trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) đầy đủ theo mức độ rủi ro, đồng thời có biện
pháp bảo đảm tiền vay (tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,…). Không nên tuyệt
đối hóa tỷ lệ nợ xấu cao hay thấp hoặc chỉ dựa vào mức DPRR đã trích lập trong
quá trình đánh giá chất lượng tín dụng và xác định khả năng tổn thất tín dụng. Tỷ
lệ nợ xấu thấp nhưng không được trích lập DPRR đầy đủ và thiếu tài sản bảo đảm
thì có thể nguy hiểm hơn là tỷ lệ nợ xấu cao hơn nhưng được trích lập DPRR và
có tài sản bảo đảm đầy đủ. Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.12: Chỉ tiêu đánh giá Nợ xấu năm 2010, 2011, 2012 của AgriBank chi
nhánh huyện Vị Thủy
Chỉ tiêu
Tổng Dư nợ
Tổng Nợ xấu
Tổng Nợ xấu (%)
Tổng Dư nợ
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
369.698
425.951
487.891
3.713
1.942
1,00
0,46
ĐVT: Triệu đồng
So sánh
So sánh
2011/2010
2012/2011
Tuyệt
Tuyệt
(%)
(%)
đối
đối
56.253
15,22
1.800 (1.771) (47,70)
0,37
x
(0,54)
61.940
(142) (7,31)
x (0,09)
Nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy, 2010, 2011, 2012.
- 63 -
14,54
Mặc dù AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang có tỷ lệ nợ xấu/tổng
dư nợ tín dụng khá lớn và đang có chiều hướng giảm dần, trong năm 2011 tỷ lệ
nợ xấu/tổng dư nợ là 0,46 % tỷ lệ này đã giảm (-0.54% ) so với năm 2010.
Nhưng sang năm 2012 thì vấn đề nợ xấu lại là vấn đề sôi nổi của ngành ngân
hàng nói chung do ảnh hưởng xấu của nền kinh tế, và AgiBank chi nhánh huyện
Vị Thủy cũng không loại trừ. Tổng nợ xấu năm 2012 là 1.800 triệu đồng con số
này đã giảm hơn so với năm 2011 và kéo theo tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ giảm
0,09%.
Năm 2010 vì nợ xấu cao nên tổng dư nợ cũng khá cao trong năm 2010 buộc
các TCTD đã trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) cũng nhiều hơn làm giảm nguồn
vốn kinh doanh của Ngân hàng. Phần lớn nợ được bảo đảm bằng tài sản, nhờ đó
TCTD có thể thu hồi được một phần hoặc toàn bộ khoản nợ xấu từ việc bán, xử lý
tài sản bảo đảm (tuy nhiên việc xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ trong thực tiễn
là không dễ dàng và cần một thời gian dài). Và tài sản đảm bảo của ngân hàng
phần lớn là bất động sản nhưng thời gian này thì thị trường bất động sản đang
đóng băng, khó khăn cho ngân hàng khi xử lý nợ. Một số nguyên nhân khác dẫn
đến chất lượng tín dụng suy giảm là do tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước suy
giảm, do đó môi trường kinh doanh và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn
làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng
trưởng tín dụng.
Trong giai đoạn 2010-2012, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân
gần 15% nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân giảm. Tốc độ tăng trưởng nợ
xấu từ năm 2011 chậm lại đáng kể, còn dư nợ thì tăng trưởng do tình hình kinh
doanh và tài chính của các doanh nghiệp đang phục hồi, sản xuất nông nghiệp
được thuận lợi nên dư nợ di chuyển theo hướng ngược lại với nợ xấu, mảng này
đã góp phần giúp cho doanh thu năm 2011 tăng vượt bậc. Mặt khác, do ngành xây
dựng gặp nhiều khó khăn do hoạt động đầu tư tăng chậm, thị trường bất động sản
trầm lắng kéo dài. Nhiều công trình, dự án xây dựng giãn tiến độ hoặc dừng khởi
công làm cho nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng không tăng cao, nhiều sản phẩm
tiêu thụ khó khăn (như xi măng, sắt thép,…) dẫn đến nợ xấu tăng vượt bậc trong
năm 2010 và giảm dần nhưng vẫn ở mức cao trong năm 2012. Chỉ số tiêu thụ của
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp. Về tiêu dùng cá nhân cũng tăng
chậm, chỉ số tồn kho tăng mạnh và ở mức cao so với cùng kỳ các năm trước. Điều
này phản ánh khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như sức cầu tiêu dùng của nền
kinh tế đang ở mức rất yếu dẫn đến đọng vốn trong sản xuất kinh doanh và làm
- 64 -
tăng nợ xấu của các TCTD. Nguyên nhân khác là do khách hàng vay của TCTD
có tình hình tài chính suy giảm, kém lành mạnh hoặc kinh doanh thua lỗ. Sản xuất
kinh doanh phải đối mặt với vấn đề chi phí cao, lãi suất ngân hàng cao, thiếu vốn,
đồng thời tiêu thụ hàng hoá khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính,
kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp. Số lượng
doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động cũng tăng nhanh. Nhiều doanh
nghiệp hiện nay có năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng,
vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh
hạn chế. Vì vậy, khi môi trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mô thắt
chặt, lãi suất tăng thì các doanh nghiệp dễ gặp khó khăn về khả năng trả nợ.
Trong điều kiện nền kinh còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng tín
dụng chậm lại trong năm 2012, lãi suất giảm mạnh đã khiến cho tình hình hoạt
động kinh doanh của AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy sụt giảm nhẹ so với
năm 2011. Bên cạnh đó, việc sản xuất suy giảm nghiêm trọng, lượng tồn kho tăng
cao tại các doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của ngân hàng. Nợ
xấu của AgriBank năm 2012 là tương đối cao trong tất cả các ngân hàng. Tình
hình dư nợ gia tăng khiến cho Ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín
dụng làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm. Và việc tăng vốn điều lệ Ngân hàng vào
năm 2012 đã cải thiện được phần nào rủi ro cho Ngân hàng.
- 65 -
4.6.3 Đánh giá công tác quản lý nợ xấu
4.6.3.1 Thành tựu
AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang đã có được những chuyển
biến tốt trong việc xử lý và thu hồi nợ xấu. Do Ngân hàng đã triển khai các biện
pháp thu nợ dựa vào những chủ trương sáng suốt và nhạy bén, cùng với sự giúp
đỡ của NHNN và các cơ quan có thẩm quyền cho nên công tác thu hồi nợ đạt
được những kết quả nhất định.
Với mục đích nâng cao tính an toàn trong hoạt động ngân hàng nói chung và
hoạt động tín dụng nói riêng, trong thời gian vừa qua, AgriBank chi nhánh huyện
Vị Thủy đã tích cực trích lập dự phòng rủi ro từ nguồn lợi nhuận hàng năm.
Công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng được nâng cao, AgriBank chi nhánh
huyện Vị Thủy thực hiện phương châm tăng trưởng ổn đinh, tăng trưởng bền
vững đi kèm với kiểm soát và bảo đảm chất lượng tín dụng. Nhờ có việc lập kế
hoạch, giải ngân, thu nợ hàng tháng, hàng quý đối với từng dự án, từng khách
hàng, AgriBank đã thực hiện tốt việc giám sát chặt chẽ giới hạn tín dụng theo
đúng qui định. Việc này đã làm giảm một khoản dư nợ xấu đáng kể trong tổng dư
nợ của chi nhánh, giúp cho tăng lợi nhuận, tăng uy tín cho ngân hàng trong hệ
thống cũng như trên thị trường liên Ngân hàng Việt Nam.
Việc xử lý nợ xấu hiệu quả như trên đã góp phần làm trong sạch bảng cân
đối kế toán, nâng cao tính thanh khoản, năng lực tài chính và lành mạnh hóa tài
chính của AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang.
4.6.3.2 Hạn chế
Nguy cơ nợ xấu là vấn đề đã khá rõ ràng hiện nay, những nỗ lực trả lãi vay
sẽ tiếp tục bào mòn khả năng tài chính của doanh nghiệp, nhiều khoản nợ sẽ tiếp
tục được xếp vào loại nợ xấu.
Gia tăng dự phòng rủi ro: Nợ xấu sẽ kéo theo việc ngân hàng phải tăng
cường trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ này. Đặc biệt, khi có thêm
nhiều thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
chuyển biến tiêu cực, những khoản nợ mới đến hạn nhưng doanh nghiệp không
có khả năng trả nợ khiến nợ xấu gia tăng và có xu hướng phải di chuyển lên các
nhóm nợ cao hơn, đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng
nhiều hơn.
- 66 -
Giảm tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu: Rủi ro nợ xấu liên quan trực tiếp tới chỉ
tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, không phải ngân hàng nào cũng công
bố con số nợ xấu thực tế của đơn vị mình, nợ xấu tiềm ẩn của ngân hàng Việt
Nam được đánh giá là khá lớn so với con số công bố. Theo đó, số liệu tuyệt đối
về lợi nhuận có thể tăng nhưng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu tại ngân hàng chắc
chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Rủi ro thanh khoản, kỳ hạn, rủi ro đổ vỡ hệ thống gia tăng: Tính đến thời
điểm hiện tại, vẫn chưa có thêm thông tin cụ thể về việc nợ xấu của hệ thống
ngân hàng Việt Nam đang ở mức nào. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng nợ xấu cũng
như tỷ lệ nợ xấu thực tế lớn hơn đáng kể so với những con số công bố là điều có
thực. Theo đó, nợ xấu sẽ kéo theo rủi ro vỡ thanh khoản, vỡ cơ cấu kỳ hạn của
ngân hàng trong trường hợp không thu hồi được nợ. Ngoài ra, Ngân hàng có tỷ lệ
nợ xấu cao cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và danh tiếng, đồng thời,
khi Ngân hàng gặp khó khăn nhất định thì khả năng xảy ra đổ vỡ cũng cao hơn.
Do những mối liên hệ trên thị trường tài chính nói chung và thị trường vay mượn
tiền giữa các ngân hàng nói riêng, khi bất kỳ một Ngân hàng nào gặp những rủi ro
trên cũng đều có thể ảnh hưởng tới cả hệ thống.
4.6.3.3 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu
Nguyên nhân khách quan:
Nhóm tác động bất khả kháng như thay đổi về lãi suất, biến động thị trường,
tỷ giá, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, những
nguyên nhân do thay đổi chính sách của kinh tế vĩ mô tạo nên những gánh nợ nần
không đáng có cho khách hàng.
Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:
Nới lỏng điều kiện phê duyệt tín dụng: Cạnh tranh thu hút khách hàng buộc
các ngân hàng phải nới lỏng điều kiện tín dụng: tỷ lệ cho vay/ trị giá TSĐB, tín
chấp, cầm cố hàng hóa không giám sát chặt món vay.
Khâu thẩm định hời hợt: Trừ một số ít khách hàng có phát sinh nợ xấu bắt
nguồn từ nguyên nhân khách quan như: kinh doanh thua lỗ, công nợ khó đòi, khó
khăn do thay đổi cơ chế, thay đổi chính sách tăng trưởng của Nhà nước thì hầu
hết các khoản nợ xấu bắt nguồn từ khâu thẩm định quá hời hợt của cán bộ tín
dụng. Do không xác định được quy mô kinh doanh thực sự của khách hàng, khả
năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà khách hàng đang kinh
doanh, không xác định được nguồn thu của khách hàng từ đâu và về đâu để có thể
- 67 -
đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý. Cán bộ ngân hàng đôi khi
còn hời hợt trong phần kiểm tra sử dụng vốn, dẫn đến không phát hiện kịp thời
những khó khăn của khách hàng ngay từ khi vừa nhen nhóm. Không ít khách
hàng, khi được kiểm tra về việc sử dụng vốn sau khi vay cho biết một phần vốn
vay thực sự vào kinh doanh, phần khác dùng cho mục đích sửa nhà, mua sắm vật
dụng, thậm chí là tiêu xài cá nhân... Đến khi phần vốn đầu tư kinh doanh thua lỗ,
không còn nguồn khác để trả nợ ngân hàng, thế là phát sinh nợ xấu. Mặt khác, tư
cách khách hàng là yếu tố quan trọng gắn liền với thiện chí hoàn trả tiền vay của
khách hàng thường bị lãng quên trong quá trình thẩm định ban đầu.
Nguồn cung cấp thông tin hạn chế. Thực sự, ngoài những thông tin do
khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn với các kênh
thông tin về khách hàng. Rất khó kiểm chứng được toàn bộ những thông tin mà
khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Tâm lý một số cán bộ muốn đẩy phần rủi ro
cho ngân hàng khác bằng cách chỉ cung cấp thông tin tốt về khách hàng đó khi
ngân hàng bạn hỏi thăm. Ngân hàng vẫn chưa có sự liên thông với các cơ quan
khác như Thuế, Hải quan,... để kiểm chứng những thông tin tài chính do khách
hàng cung cấp. Trừ những doanh nghiệp lớn, các công ty cổ phần do yêu cầu phải
kiểm toán cáo báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hệ thống kế
toán của chúng ta còn nhiều bất cập và chưa hoàn toàn thống nhất với các chuẩn
mực của hệ thống kế toán thế giới. Thậm chí còn có doanh nghiệp sử dụng đồng
thời hai hệ thống kế toán, một luôn lỗ hay lợi nhuận rất thấp để đối phó với cơ
quan thuế và một rất đẹp đẽ khi đặt quan hệ giao dịch với ngân hàng.
Khâu quản trị rủi ro: của một số ngân hàng, đặc biệt là khâu định hướng
khách hàng mục tiêu, kiểm tra kiểm soát nội bộ cũng ảnh hưởng đến nợ xấu phát
sinh tăng hoặc giảm. Còn tồn tại hành vi đảo nợ, che dấu nợ bằng cách hạch toán
nợ và tài khoản phải thu, ủy thác đầu tư... Do tính minh bạch còn hạn chế, số nợ
xấu công bố qua báo cáo của TCTD không đúng thực chất, làm cho số lũy kế nợ
xấu thực tăng theo thời gian, việc xử lý ngày càng khó khăn.
Nguyên nhân từ phía khách hàng:
Phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay có khách hàng tỷ lệ vay lên đến 80 đến
90% tổng tài sản dẫn đến khi lãi suất cho vay biến động tăng ngoài dự kiến, lợi
nhuận kinh doanh không đủ trả lãi vay.
- 68 -
Đầu tư ngoài ngành, kể cả những ngành không liên quan đến hoạt động
chính dẫn đến phân tán nguồn lực đặc biệt là vốn dẫn đến thiếu hụt vốn, sản xuất
ngưng trệ dẫn đến phá sản.
Phương án kinh doanh không khả thi.
Sử dụng vốn không đúng mục đích.
Khả năng dự báo, lập kế hoạch kém.
Thiếu tính minh bạch (2 số sách kế toán cho thuế và cho ngân hàng là hoàn
toàn khác nhau).
Quản trị rủi rỏ kém.
Nguyên nhân từ Tài sản đảm bảo:
Tài sản đảm bảo bị giảm giá trị quá nhanh trong một thời gian ngắn như bất
động sản, hàng tồn kho một số khu vực và một số loại hàng hóa.
Khâu xử lý tài sản thế chấp còn vướng nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian từ
1 đến 3 năm.
4.6.3.4 Định hướng xử lý nợ xấu
Việc cơ cấu lại nợ là câu chuyện dứt khoát phải làm vì lợi ích cho cả đôi bên
và thanh khoản cho cả nền kinh tế của huyện Vị Thủy. Để từng bước xử lý nợ xấu
một cách bền vững, hạn chế nợ xấu gia tăng nhằm khơi thông dòng vốn trong
NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Vị Thủy, bảo đảm an toàn hoạt động
Ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ vốn tích cực cho nền kinh tế,
giải pháp sau đây cần được triển khai:
- Giảm dần mặt bằng lãi suất cho vay vào lĩnh vực như nông nghiệp, nông
thôn.
- Đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu để
thu hồi vốn.
- Cùng với với việc xử lý nợ xấu cũ, Ngân hàng cần coi trọng đúng mức đến
việc hạn chế nợ xấu mới nảy sinh.
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng để bảo đảm các TCTD
tuân thủ đúng các quy định về hoạt động Ngân hàng, đặc biệt là quy định về cấp
tín dụng, phân loại nợ, trích lập DPRR và quy định về an toàn hoạt động cho vay.
- 69 -
4.7 PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH TRONG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI
NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY HẬU GIANG
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của việc cho vay giúp cho Ngân hàng có cái nhìn
tổng thể hơn về nhiều mặt. Thông qua đó giúp cho Ngân hàng xem xét lại, kiểm
tra công tác cho vay đã được quan tâm đúng mức hay chưa. Ngoài ra còn giúp
Ngân hàng biết được những hạn chế, thiếu sót, khó khăn trước mắt đưa ra các giải
pháp xử lý kịp thời từ đó nâng cao được chất lượng cho vay. Chi tiết về các chỉ
tiêu được thể hiện trong bảng số liệu:
Bảng 4.13: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
1.Doanh số cho vay ngắn hạn
416.542
523.386
593.258
2.Doanh số thu nợ ngắn hạn
391.743
458.627
541.996
3.Dư nợ ngắn hạn
292.021
356.780
408.042
4.Dư nợ ngắn hạn bình quân
289.072 324.440,5
382.591
5.Nợ quá hạn ngắn hạn
6.962
3.641
2.751
6.Vốn huy động
143.502
209.147
250.502
7.Tổng nguồn vốn
372.290
431.400
631.381
8.Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn (5/3) (%)
2,38
1,02
0,67
9. Hệ số thu nợ ngắn hạn (2/1) (%)
94,0
87,6
91,4
10. Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn (3/6) (lần)
2,04
1,71
1,63
11. Vòng quay tín dụng (2/4) (vòng)
1,36
1,41
1,42
Nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy 2010, 2011,2012.
- 70 -
* Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn
Năm 2010 tỷ lệ này cho thấy trong hoạt động cho vay ngắn hạn ngân hàng
gặp rủi ro cao do nợ quá hạn ngắn hạn trong năm phát sinh nhiều. Năm 2011 tỷ lệ
nợ quá hạn đã giảm 1,36% so với năm 2010 và kế đến năm 2012 tiếp tục giảm
thêm 0,35%. Chiều hướng giảm tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn hàng năm cho thấy
được sự nỗ lực của nhân viên Ngân hàng trong công tác thu hồi nợ và một phần
do kinh tế của người dân tăng, cán bộ tín dụng theo dõi khách hàng chặt chẽ hơn
nên những khoản nợ quá hạn ngắn hạn có khả năng thu hồi.
* Hệ số thu nợ ngắn hạn
Trong năm 2010 với doanh số cho vay ngắn hạn là 100 đồng thì ngân hàng
thu về được 94 đồng vốn trong hoạt động cho vay ngắn hạn, về tính tương đối thì
khả năng thu hồi nợ của ngân hàng trong năm 2010 là khá tốt. Đến năm 2011 việc
thu nợ của ngân hàng chậm lại chỉ đạt được 87,6% trong doanh số cho vay đã
giảm 6,4% so với năm 2010 là do năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn tăng
nhanh hơn doanh số thu nợ ngắn hạn. Sang năm 2012 việc thu hồi nợ ngắn hạn
thuận lợi hơn với 100 đồng cho vay ngân hàng thu được 91,4 đồng nợ và chỉ số
này trong năm 2012 tăng 3,8% so với năm 2011 đây là kết quả cho sự cố gắng
của nhân viên Ngân hàng trong việc nhắc nhở khách hàng trả nợ.
* Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn
Qua 3 năm thì hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của Ngân hàng giảm dần
nhưng hiệu quả sử dụng vốn tốt cụ thể năm 2010 dư nợ ngắn hạn trên vốn huy
động là 2,04 lần nhưng sang năm 2011 là 1,71 lần và chỉ còn 1,63 lần trong năm
2012. Cho thấy năm 2010 với 1 đồng vốn huy động thì cho vay 2,04 đồng con số
này thể hiện được ngoài việc sử dụng tối đa nguồn vốn huy động còn sử dụng vốn
điều chuyển phản ánh sự phát triển trong cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Năm
2011 hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn giảm nói lên được công tác huy động vốn
của ngân hàng tốt và hiệu quả sử dụng vốn vẫn tốt vì trong năm 2011 thì 1 đồng
vốn huy động cho vay 1,71 đồng, nhưng chỉ số này giảm là do tốc độ tăng của
vốn huy động cao hơn tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn, trong năm 2011 thì DSCV
vẫn tăng 25,65% so với năm 2010. Hiệu quả sử dụng vốn năm 2012 không chênh
lệch nhiều so với năm 2011, ngân hàng thu được 1,63 đồng nợ khi huy động 1
đồng vốn đó là do tốc độ tăng trưởng vốn huy động và cho vay ổn định.
- 71 -
* Vòng quay tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng,
trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 việc thu hồi nợ của NHNo&PTNT Việt Nam chi
nhánh huyện Vị Thủy tương đối ổn định, vốn luân chuyển chưa được nhanh
nhưng việc đầu tư trong tầm kiểm soát của Ngân hàng. Qua 3 năm ta thấy vòng
quay vốn tín dụng không thay đổi nhiều. Nguyên nhân là do doanh số thu nợ và
dư nợ bình quân tăng ổn định, bền vững. Điều này cũng biểu hiện hiệu quả công
tác thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng đang có xu hướng tăng nâng cao hiệu quả cho
vay ngắn hạn.
- 72 -
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG CHO VAY TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM
CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY HẬU GIANG
5.1 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
Trong kết quả phân tích của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Vị
Thủy Hậu Giang trong 3 năm vừa qua cho thấy được Ngân hàng hoạt động khá
tốt trong lĩnh vực cho vay, góp phần phát triển kinh tế của huyện Vị thủy. Tuy
nhiên, xã hội ngày ngày càng phát triển đòi hỏi Ngân hàng phải hoạt động hiệu
quả hơn nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, để thực hiện được như vậy
thì Ngân hàng nên:
Đẩy mạnh công tác huy động vốn: hoạt động chính của Ngân hàng là đi
vay và cho vay, cần phải tiếp tục duy trì và phát huy các hình thức huy động
nhưng cũng không chạy theo cuộc đua lãi suất huy động. Cung cấp thông tin về
các sản phẩm dịch vụ chính xác, đầy đủ cho khách hàng đã sử dụng và chưa sử
dụng dịch vụ của Ngân hàng bằng phương pháp nhanh nhất. Phải có những chiến
lược chăm sóc khách hàng như: điện thoại thông báo cho khách hàng khi có
những chương trình tặng quà tri ân khách hàng, rút thăm trúng thưởng, sinh nhật
khách hàng,… để Ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn cho vay,
không phụ thuộc quá nhiều vào vốn điều chuyển.
Đẩy mạnh đầu tư cho vay ngành nông nhiệp ngoài việc giúp Ngân hàng
thực hiện sứ mạng phát triển nền nông nghiệp nước nhà mà còn mang lại hiệu quả
tương đối ổn định.
Ưu tiên cho vay đến ngành thủy sản bởi vì đây là ngành của Việt Nam
được thừa nhận rộng rãi là có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh quốc tế.
Ngân hàng cần kết hợp triệt để 3 chỉ tiêu: đúng, đủ và kịp thời để tăng
trưởng dư nợ ổn định, mang lại lợi nhuận cao nhất.
Kết hợp với các cấp chính quyền địa phương để hoàn thành thủ tục hồ sơ
vay vốn cho khách hàng nhanh chóng và hiệu quả.
Ngoài công tác tuyên truyền, tìm kiếm khách hàng còn phải lưu ý nguyên
nhân vì sao khách hàng không giao dịch với Ngân hàng của mình mà chuyển sang
giao dịch với các Ngân hàng khác.
- 73 -
Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên trong công tác, tạo sự gắn bó lâu dài
giữa nhân viên và Ngân hàng, tạo điều kiện cho nhân viên có thời gian trao đổi và
học hỏi kinh nghiệm của lãnh đạo Ngân hàng.
5.2 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY CỦA AGRIBANK
CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY
5.2.1 Đối với các khoản cho vay mới
Tìm hiểu nắm bắt khách hàng là một trong những yếu tố tạo nên thành
công của Ngân hàng. Vì vậy trước khi thiết lập quan hệ tín dụng, Ngân hàng phải
nghiên cứu rõ về khách hàng của mình. Trên cơ sở đó Ngân hàng đánh giá khả
năng chi trả của khách hàng.
Thiết lập hệ thống thông tin khách hàng: đây là một công cụ đắc lực giúp
cho cả Ngân hàng và khách hàng cùng phát triển. Hoạt động tín dụng của Ngân
hàng có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động khách hàng. Doanh nghiệp hoặc bất
kì hộ nông dân muốn tồn tại và phát triển không thể thiếu Ngân hàng. Ngân hàng
là nhà quản lý ngân quỹ, cung cấp các khoản tín dụng để hoạt động vào những
thời điểm khó khăn và thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng. Đồng
thời, sự phát triển của khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của
Ngân hàng. Với dịch vụ này, Ngân hàng có thể tạo ra một thị trường mới, tăng
thêm lợi nhuận đồng thời giảm được rủi ro.
Hạn chế việc giải ngân bằng tiền mặt: giải ngân qua tài khoản tiền gửi sẽ
giúp cho khách hàng xem xét cẩn trọng hơn trong việc sử dụng vốn.
Thường xuyên quan tâm nhắc nhở đến phẩm chất đạo đức nghề nhiệp
việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp sẽ cân nhắc cán bộ tín
dụng trong việc giải quyết cho vay trên cơ sở đầy đủ những thủ tục qui định và sự
án có hiệu quả.
5.2.2 Đối với các khoản đã cho vay có khả năng chuyển sang nợ quá hạn
- Theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng
- Khuyến khích người vay hợp nhất với người khác
- Yêu cầu giảm bớt kế hoạch mở rộng
- Cấp phát thêm vốn để “nuôi nợ”
- 74 -
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN
Thực hiện phương châm “AgriBank mang phồn thịnh đến khách hàng”
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Vị
Thủy Hậu Giang thực hiện theo định hướng của hệ thống AgriBank đề ra và đã
đạt được thành tựu nhất định.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng
chiếm tỷ trọng cao trong danh mục tài sản của Ngân hàng. Ngân hàng hoạt động
trong lĩnh vực nông ngiệp, mục đích kinh doanh không riêng vì lợi nhuận mà
Ngân hàng còn chú trọng quan tâm đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa
phương. Trong những năm qua Ngân hàng đã cung cấp vốn tạo điều kiện cho
người sản xuất mua máy móc, vật liệu sản xuất để họ đẩy mạnh sản xuất và ngày
càng tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế huyện nhà phát triển. Mặc dù kinh tế xã hội ở
địa phương đang trong quá trình đổi mới và phát triển, đời sống người dân chưa
cao lắm nhưng trong những năm qua DSCV liên tục tăng, nợ quá hạn và nợ xấu
vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng.
Những biện pháp cải cách trong hệ thống Ngân hàng gần đây đã mang lại
những hiệu quả nhất định như tăng chất lượng cho vay thương mại nhờ sự can
thiệp và khuyến khích của chính phủ vào các quyết định cho vay của Ngân hàng
có lợi cho các doanh nghiệp nhà nước, tăng cường tính minh bạch và kiểm soát
chặt quy trình cho vay, đi đôi với các biện pháp cải cách trong khu vực doanh
nghiệp nhà nước, làm tăng tính hiệu quả trong hoạt động.
Bên cạnh đó, việc đẩy các món nợ khó đòi ra khỏi bảng tổng kết tài sản sang
tay các AMC thì chưa đủ để giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu trong hệ thống
NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay. Việc này phải được thực hiện với một thủ tục
pháp lý quy định chặt chẽ và nhất thiết không được làm nảy sinh kỳ vọng giữa
người cho vay (ngân hàng) và người đi vay (các doanh nghiệp Nhà nước) về sự
cứu vớt của chính phủ trong tương lai. Sự cam kết mạnh mẽ của Chính Phủ nhằm
thắt chặt kỷ luật tài chính đối với cả ngân hàng quốc doanh và doanh nghiệp Nhà
nước sẽ là điều thiết yếu để ngăn chặn sự lặp lại vòng luẩn quẩn phát sinh và tích
tụ nợ khó đòi.
Trong quá trình hoạt động thì Ban Giám đốc cùng toàn thể nhân viên trong
Ngân hàng không ngừng nổ lực vượt qua những khó khăn để không ngừng đổi
- 75 -
mới, mở rộng qui mô hoạt động tín dụng, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của
khách hàng. Tuy nhiên trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với những gì đã
đạt được cùng với sự phấn đấu của ngân hàng tin rằng AgriBank Vị Thủy sẽ vượt
qua tất cả những khó khăn hiện tại và ngày càng phát triển vững mạnh.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng hướng tới thực hiện công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
Ban giám đốc AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang, ngân hàng sẽ phát
huy những thành quả đã đạt được, tiếp tục làm tốt chính sách đầu tư tín dụng, đặc
biệt là tín dụng nông nghiệp nông thôn, gắn việc thực hiện mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới với việc đầu tư tín dụng theo nghị định 41/2010/NĐ-CP,
ngày 12 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp nông thôn, góp phần thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế
xã hội của địa phương, thông qua đó không ngừng quảng bá thương hiệu
Agribank đến với khách hàng, góp phần phát triển và xây dựng một Agribank gần
gũi mà chuyên nghiệp, truyền thống mà hiện đại,… xứng đáng là người bạn đồng
hành thủy chung với nông nghiệp, nông dân , nông thôn, để hình ảnh Agribank
mãi trong tâm thức mọi người.
- 76 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại (2012). Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương
mại, Đại học Cần Thơ.
2. Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết (1997). Giáo trình Quản trị tài
chính, tủ sách Đại học Cần Thơ.
3. Lê Văn Tư (2005). Quản trị ngân hàng thương mại NXB Tài chính, Hà
Nội.
4. Trang web: www.haugiang.ogv.vn
- 77 -
[...]... trọng của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với ngân hàng nên tôi chọn đề tài “Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn của NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang để nghiên cứu 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích khái... Việt Nam chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang năm 2010, năm 2011 và năm 2012 - Phân tích dư nợ của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang năm 2010, năm 2011 và năm 2012 - Phân tích tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang năm 2010, năm 2011 và năm 2012 - Phân tích chỉ tiêu tài chính trong cho vay ngắn hạn của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Vị. .. hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang năm 2010, năm 2011 và năm 2012 - Phân tích tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang năm 2010, năm 2011 và năm 2012 - Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang năm 2010, năm 2011 và năm 2012 - Phân tích doanh số thu nợ của NHNo&PTNT Việt. .. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY HẬU GIANG 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY Nguồn vốn đối với ngân hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng, mặc dù sự tăng hay giảm của nguồn vốn chưa thể khẳng định được chính xác hiệu quả hoạt động nhưng nó cũng... NHNo&PTNT chi nhánh huyện Vị Thủy trở thành chi nhánh cấp 2 của NHNo&PTNT chi nhánh Hậu Giang, trụ sở tại ấp 04, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang Ngày 17/02/2002 NHNo&PTNT chi nhánh Vị Thủy dời về trụ sở mới số 308, đường Ngô Quốc Trị, ấp 03, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang Ngày 20/09/2013 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AgriBank) chi nhánh. .. VỀ NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THỦY 3.2.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang được thành lập theo quyết định số 694/QĐ - NHNN – 02 ngày 09/09/1999 của NHNo& Trung ương Việt Nam NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Vị Thủy là chi nhánh cấp 2 của NHNo&PTNT tỉnh Cần Thơ, thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam Đến năm 2004 tỉnh Hậu Giang được thành... PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NHTM 2.1.1 Khái niệm cho vay ngắn hạn Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào các tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của Nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân 2.1.2 Điều kiện cho vay - Có năng lực pháp luật dân sự, năng... ngân quỹ Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của AgriBank chi nhánh huyện Vị thủy - 28 - 3.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY HẬU GIANG Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Do đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh là việc làm tất yếu đối với từng Ngân hàng, giúp cho Nhà nước đưa ra được những chính sách tiền tệ phù... nghiệp “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Vị Thủy , trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang Trong đề tài này tác giả đánh giá khái quát tình hình huy động vốn, cho vay, dư nợ và nợ xấu của Ngân hàng Qua phân tích tác giả chỉ ra những yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến vấn đề nợ xấu và đề xuất ra được một số giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân... đặc điểm hoạt động trong từng thời kỳ và không trái với qui định của pháp luật 2.1.5 Lãi suất cho vay Theo lãi suất qui định của Ngân hàng theo từng thời kỳ 2.1.6 Quy trình cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam huyện Vị Thủy Hậu Giang - Sơ đồ quy trình: (1) (7) PHÒNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG (2) (6) (8) (3) (5) (4) GIÁM ĐỐC TRƯỞNG P.TÍN DỤNG Hình 2.1 Quy trình cho vay tại Agribank chi nhánh huyện Vị Thủy - Giải