0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH TRONG CHO VAY NGẮN HẠN TẠ

Một phần của tài liệu HÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NHNOPTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THỦY HẬU GIANG (Trang 70 -70 )

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của việc cho vay giúp cho Ngân hàng có cái nhìn tổng thể hơn về nhiều mặt. Thông qua đó giúp cho Ngân hàng xem xét lại, kiểm tra công tác cho vay đã được quan tâm đúng mức hay chưa. Ngoài ra còn giúp Ngân hàng biết được những hạn chế, thiếu sót, khó khăn trước mắt đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời từđó nâng cao được chất lượng cho vay. Chi tiết về các chỉ tiêu được thể hiện trong bảng số liệu:

Bảng 4.13: Chỉtiêu đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1.Doanh số cho vay ngắn hạn 416.542 523.386 593.258 2.Doanh số thu nợ ngắn hạn 391.743 458.627 541.996 3.Dư nợ ngắn hạn 292.021 356.780 408.042 4.Dư nợ ngắn hạn bình quân 289.072 324.440,5 382.591 5.Nợ quá hạn ngắn hạn 6.962 3.641 2.751 6.Vốn huy động 143.502 209.147 250.502 7.Tổng nguồn vốn 372.290 431.400 631.381 8.Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn (5/3) (%) 2,38 1,02 0,67 9. Hệ số thu nợ ngắn hạn (2/1) (%) 94,0 87,6 91,4 10. Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn (3/6) (lần) 2,04 1,71 1,63 11. Vòng quay tín dụng (2/4) (vòng) 1,36 1,41 1,42

- 71 -

* Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn

Năm 2010 tỷ lệ này cho thấy trong hoạt động cho vay ngắn hạn ngân hàng gặp rủi ro cao do nợ quá hạn ngắn hạn trong năm phát sinh nhiều. Năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm 1,36% so với năm 2010 và kế đến năm 2012 tiếp tục giảm thêm 0,35%. Chiều hướng giảm tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn hàng năm cho thấy được sự nỗ lực của nhân viên Ngân hàng trong công tác thu hồi nợ và một phần do kinh tế của người dân tăng, cán bộ tín dụng theo dõi khách hàng chặt chẽhơn nên những khoản nợ quá hạn ngắn hạn có khảnăng thu hồi.

* Hệ số thu nợ ngắn hạn

Trong năm 2010 với doanh số cho vay ngắn hạn là 100 đồng thì ngân hàng thu vềđược 94 đồng vốn trong hoạt động cho vay ngắn hạn, vềtính tương đối thì khảnăng thu hồi nợ của ngân hàng trong năm 2010 là khá tốt. Đến năm 2011 việc thu nợ của ngân hàng chậm lại chỉ đạt được 87,6% trong doanh số cho vay đã giảm 6,4% so với năm 2010 là do năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhanh hơn doanh số thu nợ ngắn hạn. Sang năm 2012 việc thu hồi nợ ngắn hạn thuận lợi hơn với 100 đồng cho vay ngân hàng thu được 91,4 đồng nợ và chỉ số này trong năm 2012 tăng 3,8% so với năm 2011 đây là kết quả cho sự cố gắng của nhân viên Ngân hàng trong việc nhắc nhở khách hàng trả nợ.

* Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn

Qua 3 năm thì hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của Ngân hàng giảm dần nhưng hiệu quả sử dụng vốn tốt cụ thể năm 2010 dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động là 2,04 lần nhưng sang năm 2011 là 1,71 lần và chỉ còn 1,63 lần trong năm 2012. Cho thấy năm 2010 với 1 đồng vốn huy động thì cho vay 2,04 đồng con số này thể hiện được ngoài việc sử dụng tối đa nguồn vốn huy động còn sử dụng vốn điều chuyển phản ánh sự phát triển trong cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Năm 2011 hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn giảm nói lên được công tác huy động vốn của ngân hàng tốt và hiệu quả sử dụng vốn vẫn tốt vì trong năm 2011 thì 1 đồng vốn huy động cho vay 1,71 đồng, nhưng chỉ số này giảm là do tốc độ tăng của vốn huy động cao hơn tốc độtăng của dư nợ ngắn hạn, trong năm 2011 thì DSCV vẫn tăng 25,65% so với năm 2010. Hiệu quả sử dụng vốn năm 2012 không chênh lệch nhiều so với năm 2011, ngân hàng thu được 1,63 đồng nợ khi huy động 1 đồng vốn đó là do tốc độtăng trưởng vốn huy động và cho vay ổn định.

- 72 -

* Vòng quay tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 việc thu hồi nợ của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Vị Thủy tương đối ổn định, vốn luân chuyển chưa được nhanh nhưng việc đầu tư trong tầm kiểm soát của Ngân hàng. Qua 3 năm ta thấy vòng quay vốn tín dụng không thay đổi nhiều. Nguyên nhân là do doanh số thu nợ và dư nợ bình quân tăng ổn định, bền vững. Điều này cũng biểu hiện hiệu quả công tác thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng đang có xu hướng tăng nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn.

- 73 -

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM

CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY HẬU GIANG 5.1 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY

Trong kết quả phân tích của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang trong 3 năm vừa qua cho thấy được Ngân hàng hoạt động khá tốt trong lĩnh vực cho vay, góp phần phát triển kinh tế của huyện Vị thủy. Tuy nhiên, xã hội ngày ngày càng phát triển đòi hỏi Ngân hàng phải hoạt động hiệu quả hơn nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, để thực hiện được như vậy thì Ngân hàng nên:

Đẩy mạnh công tác huy động vn: hoạt động chính của Ngân hàng là đi vay và cho vay, cần phải tiếp tục duy trì và phát huy các hình thức huy động nhưng cũng không chạy theo cuộc đua lãi suất huy động. Cung cấp thông tin về các sản phẩm dịch vụ chính xác, đầy đủ cho khách hàng đã sử dụng và chưa sử dụng dịch vụ của Ngân hàng bằng phương pháp nhanh nhất. Phải có những chiến lược chăm sóc khách hàng như: điện thoại thông báo cho khách hàng khi có những chương trình tặng quà tri ân khách hàng, rút thăm trúng thưởng, sinh nhật khách hàng,… để Ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn cho vay, không phụ thuộc quá nhiều vào vốn điều chuyển.

Đẩy mạnh đầu tư cho vay ngành nông nhiệp ngoài việc giúp Ngân hàng thực hiện sứ mạng phát triển nền nông nghiệp nước nhà mà còn mang lại hiệu quả tương đối ổn định.

Ưu tiên cho vay đến ngành thy sn bởi vì đây là ngành của Việt Nam được thừa nhận rộng rãi là có lợi thế so sánh và khảnăng cạnh tranh quốc tế.

Ngân hàng cần kết hợp triệt để 3 chỉ tiêu: đúng, đủ và kp thi để tăng trưởng dư nợổn định, mang lại lợi nhuận cao nhất.

Kết hợp với các cấp chính quyền địa phương để hoàn thành thủ tục hồ sơ vay vốn cho khách hàng nhanh chóng và hiệu quả.

Ngoài công tác tuyên truyền, tìm kiếm khách hàng còn phải lưu ý nguyên nhân vì sao khách hàng không giao dịch với Ngân hàng của mình mà chuyển sang giao dịch với các Ngân hàng khác.

- 74 -

Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên trong công tác, tạo sự gắn bó lâu dài giữa nhân viên và Ngân hàng, tạo điều kiện cho nhân viên có thời gian trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của lãnh đạo Ngân hàng.

5.2 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY

5.2.1 Đối với các khoản cho vay mới

Tìm hiểu nắm bắt khách hàng là một trong những yếu tố tạo nên thành công của Ngân hàng. Vì vậy trước khi thiết lập quan hệ tín dụng, Ngân hàng phải nghiên cứu rõ về khách hàng của mình. Trên cơ sở đó Ngân hàng đánh giá khả năng chi trả của khách hàng.

Thiết lập hệ thống thông tin khách hàng: đây là một công cụ đắc lực giúp cho cả Ngân hàng và khách hàng cùng phát triển. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động khách hàng. Doanh nghiệp hoặc bất kì hộ nông dân muốn tồn tại và phát triển không thể thiếu Ngân hàng. Ngân hàng là nhà quản lý ngân quỹ, cung cấp các khoản tín dụng để hoạt động vào những thời điểm khó khăn và thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng. Đồng thời, sự phát triển của khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Ngân hàng. Với dịch vụ này, Ngân hàng có thể tạo ra một thị trường mới, tăng thêm lợi nhuận đồng thời giảm được rủi ro.

Hn chế vic gii ngân bng tin mt: giải ngân qua tài khoản tiền gửi sẽ giúp cho khách hàng xem xét cẩn trọng hơn trong việc sử dụng vốn.

Thường xuyên quan tâm nhc nh đến phm chất đạo đức ngh nhip

việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp sẽ cân nhắc cán bộ tín dụng trong việc giải quyết cho vay trên cơ sởđầy đủ những thủ tục qui định và sự án có hiệu quả.

5.2.2 Đối với các khoản đã cho vay có khả năng chuyển sang nợ quá hạn

- Theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng - Khuyến khích người vay hợp nhất với người khác - Yêu cầu giảm bớt kế hoạch mở rộng

- 75 -

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN

Thực hiện phương châm “AgriBank mang phồn thịnh đến khách hàng” Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang thực hiện theo định hướng của hệ thống AgriBank đề ra và đã đạt được thành tựu nhất định.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong danh mục tài sản của Ngân hàng. Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông ngiệp, mục đích kinh doanh không riêng vì lợi nhuận mà Ngân hàng còn chú trọng quan tâm đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương. Trong những năm qua Ngân hàng đã cung cấp vốn tạo điều kiện cho người sản xuất mua máy móc, vật liệu sản xuất để họ đẩy mạnh sản xuất và ngày càng tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế huyện nhà phát triển. Mặc dù kinh tế xã hội ở địa phương đang trong quá trình đổi mới và phát triển, đời sống người dân chưa cao lắm nhưng trong những năm qua DSCV liên tục tăng, nợ quá hạn và nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng.

Những biện pháp cải cách trong hệ thống Ngân hàng gần đây đã mang lại những hiệu quả nhất định như tăng chất lượng cho vay thương mại nhờ sự can thiệp và khuyến khích của chính phủ vào các quyết định cho vay của Ngân hàng có lợi cho các doanh nghiệp nhà nước, tăng cường tính minh bạch và kiểm soát chặt quy trình cho vay, đi đôi với các biện pháp cải cách trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, làm tăng tính hiệu quả trong hoạt động.

Bên cạnh đó, việc đẩy các món nợ khó đòi ra khỏi bảng tổng kết tài sản sang tay các AMC thì chưa đủ để giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay. Việc này phải được thực hiện với một thủ tục pháp lý quy định chặt chẽ và nhất thiết không được làm nảy sinh kỳ vọng giữa người cho vay (ngân hàng) và người đi vay (các doanh nghiệp Nhà nước) về sự cứu vớt của chính phủ trong tương lai. Sự cam kết mạnh mẽ của Chính Phủ nhằm thắt chặt kỷ luật tài chính đối với cả ngân hàng quốc doanh và doanh nghiệp Nhà nước sẽ là điều thiết yếu để ngăn chặn sự lặp lại vòng luẩn quẩn phát sinh và tích tụ nợ khó đòi.

Trong quá trình hoạt động thì Ban Giám đốc cùng toàn thể nhân viên trong Ngân hàng không ngừng nổ lực vượt qua những khó khăn để không ngừng đổi

- 76 -

mới, mở rộng qui mô hoạt động tín dụng, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của khách hàng. Tuy nhiên trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với những gì đã đạt được cùng với sự phấn đấu của ngân hàng tin rằng AgriBank Vị Thủy sẽvượt qua tất cả những khó khăn hiện tại và ngày càng phát triển vững mạnh.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng hướng tới thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang, ngân hàng sẽ phát huy những thành quả đã đạt được, tiếp tục làm tốt chính sách đầu tư tín dụng, đặc biệt là tín dụng nông nghiệp nông thôn, gắn việc thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với việc đầu tư tín dụng theo nghị định 41/2010/NĐ-CP, ngày 12 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, góp phần thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, thông qua đó không ngừng quảng bá thương hiệu Agribank đến với khách hàng, góp phần phát triển và xây dựng một Agribank gần gũi mà chuyên nghiệp, truyền thống mà hiện đại,… xứng đáng là người bạn đồng hành thủy chung với nông nghiệp, nông dân , nông thôn, để hình ảnh Agribank mãi trong tâm thức mọi người.

- 77 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại (2012). Giáo trình Nghiệp vụkinh doanh ngân hàng thương

mại, Đại học Cần Thơ.

2. Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết (1997). Giáo trình Quản trị tài chính, tủsách Đại học Cần Thơ.

3. Lê Văn Tư (2005). Quản trị ngân hàng thương mại NXB Tài chính, Hà Nội.

Một phần của tài liệu HÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NHNOPTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THỦY HẬU GIANG (Trang 70 -70 )

×