0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nợ xấu phân theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu HÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NHNOPTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THỦY HẬU GIANG (Trang 60 -60 )

Bảng 4.11: Nợ xấu theo ngành năm 2010, 2011, 2012 của AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Tuyệt đối (%) Tuyệtđối (%) Nông nghiệp 682 427 450 (255) (37,39) 23 5,39 Thương mại, dịch vụ 1.368 582 504 (786) (57,46) (78) (13,40) Ngành thủy sản 225 135 108 (90) (40) (27) (20) Ngành khác 1.438 798 738 (640) (44,51) (60) (7,52) Tổng 3.713 1.942 1.800 (1.771) (47,70) (142) (7,31)

- 61 -

Nhìn vào bảng 4.11 ta thấy được tình hình nợ xấu theo ngành giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn một số khó khăn như: diện tích lúa giảm đã làm ảnh hưởng đến sản lượng lúa cả năm, chăn nuôi gia cầm và sản lượng thủy sản không tăng tình hình dịch bệnh có chiều hướng tăng gia tăng trong thời gian trước nên năm 2010 nợ xấu của Ngân hàng cao đặc biệt là nợ xấu ngắn hạn ngành nông nghiệp và thương mại dịch vụ. Năm 2010 nợ xấu ngắn hạn ngành nông nghiệp chiếm khoảng 20% và ngành thương mại dịch vụ chiếm khoảng 35%. Nhưng bước qua năm 2011, ngành nông nghiệp trong năm 2011 hoạt động nông nghiệp của hộnông dân trên địa bàn đều đạt hiệu quảtương đối và mang lại thu nhập khá cao. Hoạt động nông nghiệp mang lại hiệu quảnhư vậy là nhờ sự thuận lợi của các yếu tố thời tiết cộng với sựổn định về giá cả thị trường và đầu ra trong khi chi phí như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc,… khá ổn định. Đến năm 2012 nợ xấu giảm rất ít do thời tiết có nhiều diễn biến thất thường, dịch bệnh xảy ra liên tục, thịtrường các sản phẩm và nguyên liệu đầu vào sản xuất nông nghiệp liên tục biến động theo chiều hướng tiêu cực đã làm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ gia đình trên địa bàn bị thất thu, thậm chí còn mất trắng do thời tiết và dịch bệnh kéo dài. Điều này đã làm cho các khoản nợ của họ không trảđúng hạn và được chuyển sang nhóm nợ xấu.

Thủy sản là ngành cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển nông thôn, và chi phí để giải quyết nợ xấu không quá lớn. Thực tế là Nợ xấu ngành thủy sản giảm mạnh qua 3 năm, có thể chỉ cần có cơ chế khuyến khích phù hợp là có thể giúp cho ngành chế biến thuỷ sản thực hiện hiệu quả quá trình sàng lọc và tái cơ cấu như cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp; tăng hạn mức tín dụng, giảm lãi suất, điều chỉnh kỳ hạn; tiếp tục cho vay bằng ngoại tệđể giảm chi phí vốn; mua lại nợ cho doanh nghiệp kết hợp với việc giám sát dòng tiền, bảo đảm sử dụng đồng tiền đúng mục đích, không đầu tư ngoài ngành. Đây là một lợi thế phát triển ngành cũng như giảm nợ xấu khá rõ ràng, làm sạch bảng nợ xấu cho ngân hàng. Bên cạnh đó cũng cần kiểm soát chặt chẽ đến mức có thể để hạn chế nợ xấu ngành thủy sản ở mức thấp nhất.

Tuy nợ xấu có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn còn ở mức cao vì chất lượng cho vay thấp, do người quản lý của ngân hàng được trao quyền tự chủ trong việc ra quyết định cho vay, nhưng không hoàn toàn chịu trách nhiệm vào chất lượng các khoản cho vay theo quyết định của họ. Thế nhưng, vấn đề nợ khó đòi vẫn sẽ không được giải quyết triệt để vì rủi ro đạo đức vẫn còn đó đối với các

- 62 -

ngân hàng khi chính phủ tỏ ý sẵn sàng rót thêm vốn cho các ngân hàng quốc doanh, thúc đẩy quá trình xử lý nợ khó đòi chủ yếu thông qua các AMC, mà một trong những hậu quả chính là tiếp tục khuyến khích các ngân hàng quốc doanh theo đuổi các dự án vay vốn đầy rủi ro của các doanh nghiệp nhà nước.Trong đó, nợ xấu ở ngành thương mại dịch vụ chiếm khá cao trên cả ngành nông nghiệp. Nguyên nhân là do Ngân hàng cho vay nhiều ở các doanh nhiệp nhà nước (DNNN) những đơn vị kinh doanh kém hiệu quả. Theo Ngân hàng nhà nước (NHNN), năm 2012 các DNNN, tập đoàn kinh tế nhà nước chiếm tới 70% tổng tổng số nợ xấu. DNNN chiếm tới 70% nợ xấu. Như vậy có nghĩa là các doanh nghiệp này không chỉ làm đình trệ ngành sản xuất bởi năng lực yếu kém của mình, mà còn chôn rất nhiều vốn trong “cục máu đông” bất động sản.

Bên cạnh xu hướng tái cơ cấu, việc xử lý nợ xấu là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng, còn chỉ tiêu tăng trưởng, lợi nhuận chỉ thứ yếu, triển vọng ngành ngân hàng trông chờ khá nhiều vào kết quả của việc dọn dẹp nợ xấu đưa vốn ra nền kinh tế. Tuy tỷ lệ nợ xấu đang giảm nhưng triển khai nhiệm vụ của ngân hàng phải tập trung đưa vốn ra nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận được tín dụng để tăng trưởng, linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến và tình hình thực tế. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng sẽ không kiểm soát tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích, tiếp tục cho phép các tổ chức tín dụng tự quyết định cho vay ngắn hạn. Tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất hàng xuất khẩu, nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tăng nguồn thu từ phát triển dịch vụ ngân hàng.

Hy vọng, với xu hướng tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu, tập trung đưa vốn ra nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận được tín dụng để tăng trưởng, hệ thống ngân hàng Agribank nói chung và Agribank chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang nói riêng có thể vực dậy và phát triển mạnh mẽ trở lại trong những năm tiếp theo.

- 63 - (%)

4.6.2 Phân tích chỉ tiêu đánh giá nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay và an toàn hoạt động trong cho vay. Điều quan trọng nhất là nợ xấu phải được phân loại, ghi nhận và trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) đầy đủ theo mức độ rủi ro, đồng thời có biện pháp bảo đảm tiền vay (tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,…). Không nên tuyệt đối hóa tỷ lệ nợ xấu cao hay thấp hoặc chỉ dựa vào mức DPRR đã trích lập trong quá trình đánh giá chất lượng tín dụng và xác định khảnăng tổn thất tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng không được trích lập DPRR đầy đủ và thiếu tài sản bảo đảm thì có thể nguy hiểm hơn là tỷ lệ nợ xấu cao hơn nhưng được trích lập DPRR và có tài sản bảo đảm đầy đủ. Cụ thểđược thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.12: Chỉ tiêu đánh giá Nợ xấu năm 2010, 2011, 2012 của AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Tổng Dư nợ 369.698 425.951 487.891 56.253 15,22 61.940 14,54 Tổng Nợ xấu 3.713 1.942 1.800 (1.771) (47,70) (142) (7,31) Tổng Nợ xấu Tổng Dư nợ 1,00 0,46 0,37 x (0,54) x (0,09)

- 64 -

Mặc dù AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng khá lớn và đang có chiều hướng giảm dần, trong năm 2011 tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là 0,46 % tỷ lệ này đã giảm (-0.54% ) so với năm 2010. Nhưng sang năm 2012 thì vấn đề nợ xấu lại là vấn đề sôi nổi của ngành ngân hàng nói chung do ảnh hưởng xấu của nền kinh tế, và AgiBank chi nhánh huyện Vị Thủy cũng không loại trừ. Tổng nợ xấu năm 2012 là 1.800 triệu đồng con số này đã giảm hơn so với năm 2011 và kéo theo tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ giảm 0,09%.

Năm 2010 vì nợ xấu cao nên tổng dư nợ cũng khá cao trong năm 2010 buộc các TCTD đã trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) cũng nhiều hơn làm giảm nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng. Phần lớn nợ được bảo đảm bằng tài sản, nhờ đó TCTD có thể thu hồi được một phần hoặc toàn bộ khoản nợ xấu từ việc bán, xử lý tài sản bảo đảm (tuy nhiên việc xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ trong thực tiễn là không dễ dàng và cần một thời gian dài). Và tài sản đảm bảo của ngân hàng phần lớn là bất động sản nhưng thời gian này thì thị trường bất động sản đang đóng băng, khó khăn cho ngân hàng khi xử lý nợ. Một số nguyên nhân khác dẫn đến chất lượng tín dụng suy giảm là do tốc độtăng trưởng kinh tếtrong nước suy giảm, do đó môi trường kinh doanh và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Trong giai đoạn 2010-2012, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân gần 15% nhưng tốc độtăng trưởng nợ xấu bình quân giảm. Tốc độtăng trưởng nợ xấu từ năm 2011 chậm lại đáng kể, còn dư nợ thì tăng trưởng do tình hình kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp đang phục hồi, sản xuất nông nghiệp được thuận lợi nên dư nợ di chuyển theo hướng ngược lại với nợ xấu, mảng này đã góp phần giúp cho doanh thu năm 2011 tăng vượt bậc. Mặt khác, do ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn do hoạt động đầu tư tăng chậm, thịtrường bất động sản trầm lắng kéo dài. Nhiều công trình, dự án xây dựng giãn tiến độ hoặc dừng khởi công làm cho nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng không tăng cao, nhiều sản phẩm tiêu thụkhó khăn (như xi măng, sắt thép,…) dẫn đến nợ xấu tăng vượt bậc trong năm 2010 và giảm dần nhưng vẫn ở mức cao trong năm 2012. Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp. Về tiêu dùng cá nhân cũng tăng chậm, chỉ số tồn kho tăng mạnh và ở mức cao so với cùng kỳcác năm trước. Điều này phản ánh khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như sức cầu tiêu dùng của nền kinh tế đang ở mức rất yếu dẫn đến đọng vốn trong sản xuất kinh doanh và làm

- 65 -

tăng nợ xấu của các TCTD. Nguyên nhân khác là do khách hàng vay của TCTD có tình hình tài chính suy giảm, kém lành mạnh hoặc kinh doanh thua lỗ. Sản xuất kinh doanh phải đối mặt với vấn đề chi phí cao, lãi suất ngân hàng cao, thiếu vốn, đồng thời tiêu thụ hàng hoá khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khảnăng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp. Sốlượng doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động cũng tăng nhanh. Nhiều doanh nghiệp hiện nay có năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu nhỏ và khảnăng ứng phó với sựthay đổi môi trường kinh doanh hạn chế. Vì vậy, khi môi trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng thì các doanh nghiệp dễ gặp khó khăn về khảnăng trả nợ.

Trong điều kiện nền kinh còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại trong năm 2012, lãi suất giảm mạnh đã khiến cho tình hình hoạt động kinh doanh của AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy sụt giảm nhẹ so với năm 2011. Bên cạnh đó, việc sản xuất suy giảm nghiêm trọng, lượng tồn kho tăng cao tại các doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của ngân hàng. Nợ xấu của AgriBank năm 2012 là tương đối cao trong tất cả các ngân hàng. Tình hình dư nợ gia tăng khiến cho Ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm. Và việc tăng vốn điều lệ Ngân hàng vào năm 2012 đã cải thiện được phần nào rủi ro cho Ngân hàng.

- 66 -

4.6.3 Đánh giá công tác quản lý nợ xấu

4.6.3.1 Thành tu

AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang đã có được những chuyển biến tốt trong việc xử lý và thu hồi nợ xấu. Do Ngân hàng đã triển khai các biện pháp thu nợ dựa vào những chủ trương sáng suốt và nhạy bén, cùng với sự giúp đỡ của NHNN và các cơ quan có thẩm quyền cho nên công tác thu hồi nợ đạt được những kết quả nhất định.

Với mục đích nâng cao tính an toàn trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, trong thời gian vừa qua, AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy đã tích cực trích lập dự phòng rủi ro từ nguồn lợi nhuận hàng năm.

Công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng được nâng cao, AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy thực hiện phương châm tăng trưởng ổn đinh, tăng trưởng bền vững đi kèm với kiểm soát và bảo đảm chất lượng tín dụng. Nhờ có việc lập kế hoạch, giải ngân, thu nợ hàng tháng, hàng quý đối với từng dự án, từng khách hàng, AgriBank đã thực hiện tốt việc giám sát chặt chẽ giới hạn tín dụng theo đúng qui định. Việc này đã làm giảm một khoản dư nợ xấu đáng kể trong tổng dư nợ của chi nhánh, giúp cho tăng lợi nhuận, tăng uy tín cho ngân hàng trong hệ thống cũng như trên thịtrường liên Ngân hàng Việt Nam.

Việc xử lý nợ xấu hiệu quả như trên đã góp phần làm trong sạch bảng cân đối kế toán, nâng cao tính thanh khoản, năng lực tài chính và lành mạnh hóa tài chính của AgriBank chi nhánh huyện Vị Thủy Hậu Giang.

4.6.3.2 Hn chế

Nguy cơ nợ xấu là vấn đề đã khá rõ ràng hiện nay, những nỗ lực trả lãi vay sẽ tiếp tục bào mòn khảnăng tài chính của doanh nghiệp, nhiều khoản nợ sẽ tiếp tục được xếp vào loại nợ xấu.

Gia tăng dự phòng rủi ro: Nợ xấu sẽ kéo theo việc ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ này. Đặc biệt, khi có thêm nhiều thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chuyển biến tiêu cực, những khoản nợ mới đến hạn nhưng doanh nghiệp không có khả năng trả nợ khiến nợ xấu gia tăng và có xu hướng phải di chuyển lên các nhóm nợ cao hơn, đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng nhiều hơn.

- 67 -

Giảm tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu: Rủi ro nợ xấu liên quan trực tiếp tới chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, không phải ngân hàng nào cũng công bố con số nợ xấu thực tế của đơn vị mình, nợ xấu tiềm ẩn của ngân hàng Việt Nam được đánh giá là khá lớn so với con số công bố. Theo đó, số liệu tuyệt đối về lợi nhuận có thể tăng nhưng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu tại ngân hàng chắc chắn sẽ bịảnh hưởng.

Rủi ro thanh khoản, kỳ hạn, rủi ro đổ vỡ hệ thống gia tăng: Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thêm thông tin cụ thể về việc nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam đang ở mức nào. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng nợ xấu cũng như tỷ lệ nợ xấu thực tế lớn hơn đáng kể so với những con số công bốlà điều có thực. Theo đó, nợ xấu sẽ kéo theo rủi ro vỡ thanh khoản, vỡ cơ cấu kỳ hạn của ngân hàng trong trường hợp không thu hồi được nợ. Ngoài ra, Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và danh tiếng, đồng thời, khi Ngân hàng gặp khó khăn nhất định thì khảnăng xảy ra đổ vỡ cũng cao hơn. Do những mối liên hệ trên thị trường tài chính nói chung và thị trường vay mượn tiền giữa các ngân hàng nói riêng, khi bất kỳ một Ngân hàng nào gặp những rủi ro trên cũng đều có thểảnh hưởng tới cả hệ thống.

4.6.3.3 Nguyên nhân phát sinh n xu

Một phần của tài liệu HÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NHNOPTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THỦY HẬU GIANG (Trang 60 -60 )

×