1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư, phát triển đất và bảo lãnh tín dụng tỉnh hà giang

104 372 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHẠM THÚY NGỌC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI QUỸ ĐẦU TƢ, PHÁT TRIỂN ĐẤT VÀ BẢO LÃNH TÍN DỤNG TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN SƠ BỘ THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHẠM THÚY NGỌC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI QUỸ ĐẦU TƢ, PHÁT TRIỂN ĐẤT VÀ BẢO LÃNH TÍN DỤNG TỈNH HÀ GIANG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚ HÀ HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa bao giờ sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. LỜI CẢM ƠN Trước hết với tất cả sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Phú Hà, Thầy đã hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội và các Thầy giáo, Cô giáo khoa Kin tế chính trị đã tham gia quá trình giảng dạy trong khóa học vừa qua lời cảm ơn chân thành nhất. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tác giả của các tài liệu đã sử dụng trong quá trình giảng dạy của nhà trường, sách báo, tài liệu, các trang Web, Internet mà tôi đã sử dụng trong quá trình học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp Thạc sỹ Quản lý kinh tế khoá 2012- lớp QH-2012 E.CH (QLKT), đã đồng hành cùng tôi suốt trong quá trình học lớp Thạc sỹ vừa qua. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Stt Viết tắt Nguyên nghĩa 1 BKS Ban kiểm soát 2 BL Bảo lãnh 3 ĐT Đầu tư 4 HĐQT Hội đồng quản trị 5 HĐQL Hội đồng quản lý 6 HĐTV Hội đồng thành viên 7 NH Ngân hàng 8 NV Nghiệp vụ 9 TCTD Tổ chức tín dụng 10 RRTD Rủi ro tín dụng 11 QL Quản lý DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Nói đến quản lý rủi ro tín dụng, nhiều người hình dung đây là chỉ là công việc của ngân hàng và tổ chức tín dụng, nhưng thực chất đây cũng là một hoạt động rất gần gũi với Quỹ đầu tư phát triền và Quỹ bảo lãnh tín dụng của các tỉnh trong cả nước nói chung và Quỹ Đầu tư phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang (sau đây gọi tắt là Quỹ) nói riêng. Chức năng nhiệm vụ của Quỹ là tiếp nhận, quản lý các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các chương trình dự án tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước để đầu tư, hỗ trợ và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; cho vay các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng có phương án thu hồi vốn trực tiếp thuộc các chương trình, mục tiêu theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; Quỹ đã không ngừng nỗ lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ và đảm bảo hoạt động tài chính có lãi. Tuy nhiên, cũng như với tất cả các tổ chức tham gia hoạt động tài chính khác, hoạt động tín dụng luôn đi kèm theo nó rất nhiều rủi ro tiềm tàng, rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Quỹ. Năm 2012, Quỹ đầu tư , Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang sử dụng 1,657 tỷ Quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản nợ vay bắt buộc được khoanh (Quỹ ĐT,PT đất và BLTD Hà Giang, 2012). Năm 2013 trích lập dự phòng 3,645 tỷ (Quỹ ĐT,PT đất và BLTD Hà Giang, 2013) trong đó trích lập dự phòng chung 0,515 tỷ và trích lập dự phòng cụ thể 2,506 tỷ và sử dụng 1,386 tỷ của Quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản nợ vay bắt buộc được khoanh. Xuất phát từ thực tế đó; Quỹ rất quan tâm đến vấn đề rủi ro tín du ̣ng . Quỹ đã thực hiện rất nhiều biện pháp để ha ̣n chế rủi ro này như: kiểm tra kiểm soát kỹ các món vay và xin bảo lãnh tín dụng, đôn đốc khách hàng trả nợ theo hợp đồng, thường xuyên kiểm tra và thu thập thông tin báo cáo của khách hàng về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù những biện pháp mà Quỹ đang thực hiện đã góp phần rất lớn trong việc quản lý rủi ro tín du ̣ng, nhưng hiệu quả không thể triệt để và loa ̣i bỏ hoàn toàn nợ xấu. Xuất phát từ vấn đề đặt ra và tính cấp thiết của vấn đề, tôi đã quyết định chọn đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư, Phát triển Đất và Bảo Lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Từ thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang thời gian qua cho thấy nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn cao, chưa được kiểm soát chặt chẽ, công tác quản trị rủi ro hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy, xuất phát từ góc nhìn của một cán bộ quản lý với mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động, tăng uy tín cho Quỹ, tôi xin tập trung vào những mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng bao gồm: + Khái niệm rủi ro tín dụng; + Lượng hóa rủi ro tín dụng và những nguyên nhân của rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang; + Đánh giá các tác động và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đó đến kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang; + Nội dung cơ bản của quản lý rủi ro tín dụng. - Xuất phát từ kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ, trên cơ sở học hỏi được một số nội dung cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng theo Thông lệ Quốc tế tiến tiến nhất hiện nay (Hiệp ước vốn Basel II) và một số kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại (NHTM), đề xuất các gợi ý chính sách và biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, tăng hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang. 3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi đặt ra là : - Đâu là những nguyên nhân chính đẫn tới rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang? - Những rủi ro tín dụng đó đã ảnh hưởng thế nào đến kết quả hoạt động của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang? - Đội ngũ lãnh đạo nói chung và cơ quan quản lý nói riêng cần có những biện pháp và gợi ý chính sách gì để giảm thiểu rủi ro tín dụng đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị và hoạt động có lãi của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý rủi ro tín du ̣ng ta ̣i Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới ha ̣n việc nghiên cứu công tác quản lý rủi ro tín du ̣ng ta ̣i Quỹ trong khoả ng thời gian từ năm 2010 đến hết năm 2013. 5. Cấu trúc luận văn Đề tài được thiết kế bao gồm: Phần mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang. Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang. Kết luận. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng: Quản lý rủi ro tín dụng không còn là một lĩnh vực nghiên cứu mới mà trên thực tế có nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước đã thực hiện.Vấn đề này đã được nhiều luận văn cấp đô ̣ thạc sỹ hay tiến sỹ lựa chọn làm đề t̀ài nghiên cứu ở từng ngân hàng cụ thể; và đối với mỗi NHTM thì thực tế rủi ro tín du ̣ng và công tác quản lý rủi ro tín du ṇ g la ̣i rất khác nhau. Tuy nhiên, những đề tài nghiên cứu cho mô hình Quỹ phát triển địa phương thì chưa có, do đó trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài của mình tác giả đã tham khảo một số nghiên cứu sau: - Đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tạ i NH TMCP Sài Gòn - Hà Nô ̣i” của tác giả Nguyễn Ma ̣nh Phát (2012). Tác giả Nguyễn Mạnh Phát có một số đóng góp sau: Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín du ̣ng trong hoa ̣t đô ̣ng của Ngân hàng thương ma ̣i , làm rõ thực tra ̣ng quản trị rủi ro tín du ̣ng và công tác quản lý rủi r o tín du ̣ng ta ̣i NHTMCP Sài Gòn . Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nô ̣i, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín du ̣ng ta ̣i NHTMCP Sài Gòn – Hà Nô ̣i. - Đề tài “Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Công thương Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Lê Trọng Quý (2008). Đề tài đã cung cấp những khái niệm cơ bản nhất về rủi ro tín dụng cũng như quản lý rủi ro tín dụng, từ đó có thể giúp người đọc hiểu được bản chất của rủi ro tín dụng nguyên nhân thường dẫn đến rủi ro tín dụng, hậu quả của rủi ro tín dụng, các chiến lược phòng ngừa rủi ro tín dụng và lợi ích của quản lý rủi ro tín dụng. Đề tài hệ thống hóa nền tảng lý thuyết của các phương pháp nhận dạng đo lường, kiểm soát, tài trợ rủi ro tín dụng mới được nhiều NHTM và các tổ chức quốc tế khuyến khích sử dụng, đồng thời đưa ra các giải pháp để Ngân hàng Công thương có thể cải thiện được hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của mình, và mong muốn sẽ giúp ích được nhiều NHTM trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. - Đề tài “Quản lý tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Trung Tường (2011). Tác giả Trần Trung Tường đã đưa ra các giải pháp: Hoàn thiện chính sách quản lý tín dụng phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, thiết lập và điều chỉnh các tỷ lệ an toàn tín dụng phù hợp với điều kiện kinh doanh của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM, xây dựng và quản lý một số chính sách tín dụng đặc thù đối với các NHTM cổ phần trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các chi nhánh trong từng khu vực, thiết lập chính sách phát triển hệ thống bán buôn trong hoạt động tín dụng, phát triển mạng lưới, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý tín dụng đáp ứng nhu cầu tiếp nhận vốn tín dụng và phù hợp với khả năng quản lý, hoàn thiện chính sách huy động vốn; Đổi mới chính sách quản lý và điều hành tín dụng. - Luận văn thạc sĩ: “Ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản lý rủi ro tại các NHTM Việt Nam” của tác giả Chu Thị Hương Giang (2009). Đề tài chỉ giới hạn thực hiện nghiên cứu sâu các chuẩn mực mang tính định lượng liên quan đến an toàn vốn nhằm giúp hệ thống ngân hang đối phó với rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường, bước đầu xây dựng lộ trình ứng dụng Basel II vào hệ thống quản lý rủi ro của các NHTM tại Việt Nam. Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa đầy đủ các khái niệm quản lý rủi ro tín dụng, cách đánh giá rủi ro và hạn chế rủi ro một cách có hệ thống, bài bản dựa trên các quy định các thông lệ tiên tiến hiện nay. Tác giả căn cứ vào điều kiện hoạt động thực tế của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang ghi nhận và học hỏi một số cách phân loại nợ, phân loại rủi ro, đánh giá rủi ro và đề xuất những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế như việc phát phiếu đánh giá, phân loại khách hàng, phân loại nợ của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang. 1.2. Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng 1.2.1. Rủi ro tín dụng 1.2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Rất nhiều các ý kiến đã được đưa ra để định nghĩa rủi ro tín du ̣ng: Trong cuốn “Quản trị ngân hàng thương mại” Peter Rose (2001) chỉ ra rằng “Rủi ro đối với một NHTM nghĩa là mức độ không chắc chắn liên quan đến một vài sự kiện” và “…trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn…”. Theo định nghĩa của Uỷ ban Basel: “Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thoả thuận” (http://www.bis.org/publ/bcbs54.htm) Phó giáo sư Phan Thị Thu Hà cho rằng: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi”. (Phan Thị Thu Hà, 2006, Tr.1012) Theo khoản 1 Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, được ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quy định: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Có thể nói các tác giả nêu trên đều thống nhất rằng: rủi ro tín dụng là nguy cơ mà người đi vay không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã cam kết. Rủi ro tín dụng của các khoản cho vay thông thường biểu hiện ở việc người vay đã không thanh toán đúng như kế hoa ̣ch (mô ̣t hoặc nhiều lần ) hay giá trị tài sản thế chấp của người vay đã su ̣t giảm đáng kể. 1.2.1.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng Hai đối tượng tham gia trong quan hệ tín dụng là ngân hàng cho vay và người đi vay. Người đi vay dùng tiền vay với điều kiện không gian và thời gian cụ thể đồng thời chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố nhất định, đó là môi trường kinh doanh. Với rủi ro được gây ra từ ngân hàng được gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan. Rủi ro xuất phát từ môi trường kinh doanh và khách hàng vay gọi là rủi ro do khách quan. - Xét dưới góc độ NHTM và tổ chức tín dụng thì rủi ro tín dụng xảy ra do: + Nguyên tắc tín du ̣ng dụng không được chấp hành nghiêm túc; + Chính sách tín du ̣ng và quy trình cho vay chưa chặt chẽ , công tác quản trị rủi ro chưa hữu hiệu , chưa chú trọng phân tích khách hàng , xếp loa ̣i RRTD để tin ́ h toán điều kiện cho vay và khả năng trả nợ; + Kỹ thuật cấp tín du ̣ng không phù hợp , chưa đa da ̣ng , việc xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản , thời ha ̣n chưa phù hợp , chủ yếu là cấp tín dụng trực tiếp, sản phẩm tín dụng chưa phong phú; + Trình đô ̣ chuyên môn , nghiệp vu ̣ của cán bô ̣ tín du ̣ng còn bất cập so với yêu cầu công việc,… - Xuất phát từ phía môi trường kinh doanh: chính môi trường kinh tế xã hô ̣i ảnh hưởng đến khách hàng và cũng dẫn đến rủi ro tín du ̣ng cho các Quỹ tín dụng nhân dân và các Quỹ phát triển địa phương. Các chính sách kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoa ̣t đô ̣ng của các quỹ; Các nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, địch họa, thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng hoặc về kỹ thuật công nghệ của mô ̣ t ngành nào đó hoặc nguyên nhân thông tin không cân xứng, môi trường pháp lý cũng có thể làm phá sản cả mô ̣t hãng kinh doanh. - Một trong những nguyên nhân quan trọng là từ phía khách hàng. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín d ụng cho ngân hàng . Khách hàng có thể đem la ̣i rủi ro cho các quỹ khi: + Vốn tự có tham gia vào sản xuất kinh doanh thấp so với nhu cầu vốn kinh doanh, buô ̣c khách hàng phải đi huy đô ̣ng vốn. + Công nghệ sản xuất không đủ khả năng ta ̣o ra sản phẩm có tính ca ̣nh tranh cao, khiến hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn , không thu được tiền bán sản phẩm như dự định. + Năng lực quản trị điều hành của bô ̣ máy lãnh đa ̣o các doanh nghiệp bị hạn chế, thiếu thông tin thị trường và cá c đối tác , bạn hàng, làm ảnh hưởng đến kế hoa ̣ch sản xuất kinh doanh. 1.2.1.3. Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng a) Các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn: Số dư NQH Tỷ lệ NQH = x 100 % Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc, lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Tổng số khách hàng quá hạn Tỷ lệ khách hàng có NQH = x 100 % Tổng số khách hàng có dư nợ NQH ngắn hạn Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn = x 100 % Nợ ngắn hạn NQH trung dài hạn Tỷ lệ nợ trung, dài hạn quá hạn = x 100 % Tổng dư nợ b) Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu: Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = x 100 % Tổng dư nợ Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn (từ nhóm 3 tới nhóm 5) và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của NH hoặc tổ chức tín dụng. Tỉ lệ an toàn là dưới 3% theo thông lệ Quốc tế. c) Nhóm chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng = DPRR tín dụng trích lập Dư nợ bình quân x 100 % Tùy theo mức độ rủi ro mà TCTD phải trích lập DPRR từ 0 đến 100% giá trị khoản vay. Như vậy nếu ngân hàng hay tổ chức tín dụng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỉ lệ này càng cao. Nợ được xóa Tỷ lệ xóa nợ = x 100 % Dư nợ bình quân Những khoản nợ khó đòi sẽ bị xóa và bù đắp bởi quỹ DPRRTD. Như vậy nếu 1 ngân hàng có tỷ lệ xóa nợ cao chứng tỏ chất lượng tín dụng không tốt. 1.2.2. Quản lý rủi ro tín dụng 1.2.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy và công cụ quản lý để phòng ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa việc không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay hoặc thu gốc và lãi không đúng hạn. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi NHTM và tổ chức tín dụng phải có những giải pháp thích hợp để quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo cần thường xuyên đôn đốc cán bộ trong việc kiểm tra các hợp đồng tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ vay và cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định giải ngân cho đơn vị. 1.2.2.2. Nội dung cơ bản của quản lý rủi ro tín dụng Nội dung chính của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng cũng sẽ gồm có 4 bước là: Nhận diện rủi ro tín dụng; đo lường rủi ro tín dụng; kiểm soát rủi ro tín dụng; tài trợ rủi ro tín dụng. Các hoạt động này được thực hiện liên tiếp nhau tạo thành một quá trình chặt chẽ với khâu trước sẽ định hướng cho khâu sau. a) Nhận diện rủi ro tín dụng Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất. Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả. Các dấu hiệu nhận biết RRTD phổ biến thường tập trung vào các vấn đề : Dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của khách hàng vay. Phân loại nợ theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN và theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005. b) Đo lường rủi ro tín dụng Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hoá mức độ các rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng. Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng được phát triển theo 2 hướng: đo lường rủi ro tín dụng riêng biệt và đo lường rủi ro danh mục cho vay. Đối với rủi ro tín dụng riêng biệt, các mô hình đo lường đã và đang được sử dụng và phát triển bao gồm các mô hình định tính thông dụng: + Mô hình 6 C; + Mô hình 5P; + Các mô hình định lượng hay mô hình điểm số tín dụng (Xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s; Mô hình điểm số Z; Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng…) Đối với các rủi ro danh mục cho vay, các mô hình đơn giản về rủi ro cho vay tập trung: Mô hình phân tích chuyển hạng; Mô hình yêu cầu xác định tỷ lệ giữa số lượng cho vay tối đa một người vay hoặc một lĩnh vực cụ thể trên danh mục cho vay. c) Kiểm soát rủi ro tín dụng Các kỹ thuật kiểm soát rủi ro thông thường được sử dụng, gồm: Né tránh; ngăn ngừa rủi ro; giảm thiểu tổn thất; đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro. - Tránh rủi ro: Là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra hoặc loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro. - Ngăn ngừa rủi ro: Chương trình ngăn ngừa rủi ro tìm cách giảm bớt số lượng các rủi ro xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. - Giảm thiểu tổn thất: Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất). - Đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro. d) Tài trợ rủi ro tín dụng Là việc sử dụng những kỹ thuật, công cụ để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất. Trong quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng thường dùng phổ biến một số công cụ: Bù đắp tổn thất bằng quỹ dự phòng rủi ro; Bán nợ : Hoạt động bán nợ gồm hai loại chính: Bán nợ tham gia và chuyển nhượng nợ; Hợp đồng trao đổi tín dụng; Hợp đồng quyền tín dụng; Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro; Chứng khoán hoá các khoản vay. 1.2.2.3. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng a) Phân tán, chia sẻ rủi ro Để tiến hành phân tán ngân hàng hay tổ chức tín dụng thực hiện dưới 2 hình thức: - Đa dạng hóa đối tượng tín dụng, nhà kinh tế học Sammuelson đa khuyến cáo các nhà đầu tư cần tránh mạo hiểm rủi ro “không nên bỏ tất cả trứng vào trong cùng 1 giỏ”. Muốn tránh rủi ro, NH và các TCTD cần phải đầu tư vào nhiều khách hàng hoặc lĩnh vực khác nhau. Vì khi sảy ra rủi ro ở một lĩnh vực hay một khách hàng nào đó, NH và các TCTD vẫn có thế bù đắp vào những khách hàng hay lĩnh vực khác. Muốn thực hiện biện pháp này NH và TCTD cần thực hiện cho vay nhiều đối tượng thuộc các loại hình sản xuất khác nhau, không cho vay quá nhiều để sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm hàng hóa và không đầu tư số tiền quá lớn cho một khách hàng mà san sẻ ra nhiều khách hàng. - Liên kết đầu tư, trong kinh doanh có những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn mà một NH hay 1 TCTD không thể đáp ứng được hoặc khó xác định mức độ rủi ro thì cần phải liên kết dầu tư, đồng thời tài trợ với các NH hay TCTD khác. Theo cách này, NH, TCTD sẽ phân tán rủi ro của mình cho NH khác. - Mua bảo hiểm tiền gửi của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, đây là môt trong những loại hình bảo hiểm phát triển hiện nay, chác chi nhánh NH và các TCTD thực hiện mua bảo hiểm tiền gửi để phân tán bớt rủi ro tín dụng đồng thời khuyến khích khách hàng tham gia mua bảo hiểm các đối tượng đầu tư sản xuất kinh doanh của mình nhất là các đối tượng có vốn vay ngân hàng. b) Kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng Việc kiểm tra, kiểm soát cần diển ra thường nhật, nắm bắt kịp thời tất cả những hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dự đoán và phát hiện được những rủi ro để báo cáo và tư vấn nhằm giải quyết kịp thời vấn đề. Đảm bảo sự kiểm soát của đối với rủi ro tín dụng của NH, tập trung vào lĩnh vực cho vay có rủi ro cao bao gồm: - Kiểm tra giám sát việc tuân thủ quy trình, quy chế nghiệp vụ của NH; - Kiểm tra, giám sát đối với các khoản vay được hỗ trợ lãi suất; - Giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu an toàn, các giới hạn tín dụng, giới hạn trạng thái ngoại hối; - Giám sát việc ban hành các quy định nội bộ bắt buộc theo quy định bắt buộc của pháp luật; - Hỗ trợ giám đốc nắm bắt và kiểm soát toàn bộ hoạt động tín dụng của NH. Qua đó Tổng Giám đốc có thể đưa ra những quyết định tập trung phát triển hoạt động tín dụng ở những lĩnh vực nào mang lại lợi nhuận cao hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. c) Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ có hiệu lực từ 1/6/2013. Một trong những nét quan trọng của thông tư này là quy định về phân loại nợ, thay thế cho các quy định tại Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Nợ của các TCTD sẽ được phân chia thành 05 nhóm với các quy định cơ bản như sau: - Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: nợ trong hạn, nợ quá hạn dưới 10 ngày. - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; - Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, nợ gia hạn nợ lần đầu, nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai, nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai trở lên; nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; d) Sau khi phân loại nợ, các TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro theo tỷ lệ: - Nhóm 1: 0% - Nhóm 2: 5% - Nhóm 3: 20% - Nhóm 4: 50% - Nhóm 5: 100% e) Số tiền phải trích lập được tính bằng: Số tiền trích lập dự phòng = Tỷ lệ trích lập x (số dư nợ gốc – giá trị tài sản đảm bảo của khoản nợ đó) Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN, nợ xấu bao gồm dư nợ các nhóm 3, 4 và 5. ê) Xây dựng bảng đánh giá xếp loại khách hàng. Tập trung rà soát cơ cấu lại nợ xấu cho khách hàng, hỗ trợ khách hàng giải quyết những vấn đề khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh để có nguồn vốn trả nợ Quỹ. 1.3. Quản lý rủi ro tín dụng tại các Quỹ phát triển địa phƣơng 1.3.1. Khái niệm Quỹ phát triển địa phương Theo nghị định 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về việc tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương thì “Quỹ đầu tư phát triển địa phương là một tổ chức tài chính Nhà nước của địa phương; thực hiện chức năng đầu tư tài chính và đầu tư phát triển” Theo quy chế thành lập và tổ chức hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định số 58/2013/QĐTTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng chính phủ thì “Quỹ Bảo lãnh tín dụng là một tổ chức tài chính, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; thực hiện chức năng bảo lãnh tín dụng cho các đối tượng theo quy định...” 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ phát triển địa phương Dựa trên cơ sở tổng hợp các nội dung quy định về chức năng nhiệm vụ của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương theo nghị định 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007; chức năng nhiệm vụ của Quỹ Bảo lãnh tín dụng theo quy chế thành lập và tổ chức hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013; trong Quyết định 857/QĐ-UBND ngày 06/5/2014 của UBND tỉnh Hà Giang quy định các chức năng nhiệm vụ của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang 1.3.3. Phân biệt quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại và ở Quỹ đầu tư phát triển địa phương Quản lý RRTD ở các NHTM và ở Quỹ đầu tư phát triển địa phương (sau đây gọi tắt là Quỹ) có những sự khác biệt, được tổng kết qua bảng 1.1. như sau: Bảng 1.1 - Phần biệt quản lý RRTD ở NHTM và Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng Chỉ tiêu so Các chi nhánh Ngân hàng và các tổ sánh chức tín dụng gồm 4 cấu phần: - Hệ thống quản lý rủi ro ro Sự giám sát của Lãnh đạo Ban NH mẹ, Ban điều hành; điều hành (Giám đốc, Phó giám đốc) - - Các văn bản về chiến lược, Thẩm định và kiểm tra theo chính sách, quy trình quản lý rủi ro; dõi hồ sơ vay vốn của Phòng Nghiệp - vụ (Phòng NV Bảo lãnh, và Phòng - quản lý rủi gồm 3 cấu phần Sự giám sát của HĐQT, HĐTV, - Hệ thống thông tin quản lý NV Đầu tư, Phát triển đất) (MIS) Chiến lược Quỹ Đầu tƣ, Phát triển địa phƣơng Kiểm toán nội bộ - Kiểm soát nội bộ. Do HĐQL, HĐTV, NH mẹ ban hành và phê duyệt khi thay đổi và được lập Chiến lược quản lý rủi ro của Quỹ cho thời gian tối thiểu là 3 năm nhưng chưa được xây dựng không quá 5 năm. Do cán bộ nghiệp vụ của các phòng Do cán bộ tín dụng của các TCTD, chi nhánh NH đánh giá, thẩm định tín dụng trước khi phê duyệt cấp tín dụng - Đánh giá về các yếu tố kinh tế vĩ mô, ngành nghề kinh doanh của Nội dung khách hàng; đánh giá, - Mục đích xin cấp tín dụng của thẩm định khách hàng và nguồn tiền trả nợ tín dụng - bao gồm: khách hàng; - Tổng mức rủi ro tín dụng của Xếp hạng rủi ro của khách ban kiểm soát trước khi phê duyệt cấp tín dụng - Các điều khoản và thỏa thuận dự kiến; Xem xét về yếu tố ngành nghề kinh doanh của khách hàng; - Mục đích xin cấp tín dụng và phương án tổ chức kinh doanh đảm bảo nguồn trả nợ; - Tổng mức rủi ro tín dụng; - Hiện Quỹ chưa có biện pháp đánh giá xếp loại khách hàng cụ thể - hàng; - đảm nhiệm có tham khảo ý kiến của Trong báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng chưa đưa ra các điều khoản thỏa thuận, điều này chỉ được nhắc đến trong hợp đồng tín dụng sau - Tính đầy đủ và khả năng thu hồi này. của tài sản bảo đảm; - Tính hợp pháp và giá trị của tài sản đảm bảo; 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng 1.4.1. Các yếu tố chủ quan - Trình độ và nhận thức của các cán bộ quản trị rủi ro tín dụng: Các cán bộ chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro tín dụng, chưa có những đánh giá chính xác về khách hàng và khả năng trả nợ của họ. Cán bộ chưa có những đánh giá chính xác về phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, đối tác tham gia bảo lãnh, không dự báo được những vấn đề phát sinh từ phía khách hàng có thể gây bất lợi cho ngân hàng. - Hệ thống thông tin đánh giá khách hàng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng chưa đạt được yêu cầu về sự tổng hợp và thống nhất: Hệ thống thông tin chưa đầy đủ và thiếu cập nhật đã khiến cho quá trình đánh giá rủi ro gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng chưa có đủ thông tin về thị trường, không có những kênh thông tin chính xác để kiểm tra về các khách hàng. - Chiến lược khách hàng của ngân hàng: Tuỳ theo chiến lược kinh doanh cụ thể mà mỗi ngân hàng đưa ra các mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau. - Mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng: Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp đem lại lợi nhuận ngày càng lớn tuy nhiên mức độ rủi ro cũng ngày càng cao hơn. 1.4.2. Các yếu tố khách quan - Do môi trường pháp lý chưa đầy đủ chặt chẽ, các quy định còn thiếu và chưa đồng bộ. - Các thay đổi trong các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, trong tiến trình hội nhập quốc tế… - Do các biến động bất thường về tỷ giá hối đoái, lãi suất…ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng. - Hệ thống thông tin về các doanh nghiệp do các cơ quan khác cung cấp không chính xác, trung thực. Như vậy, tại mỗi ngân hàng, việc phát triển công tác quản trị rủi ro tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhận thức về quản trị rủi ro tín dụng, hiệu quả bộ máy tổ chức, trình độ cán bộ công nhân viên…Do vậy, việc hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng chính là hoàn thiện và nâng cao những yếu tố đó. Vấn đề này ở mỗi ngân hàng cũng cần có bộ phận chuyên trách. CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.1.1. Phương pháp phân tính mô tả Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích mô tả thông qua các số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, các bảng biểu số liệu và diễn tả bằng lời văn để hệ thống hóa cơ sở lý luận, phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và những biện pháp mà các tổ chức tài chính như NHTM và các TCTD đã thực hiện trong thời gian từ 2010 đến 2013. 2.1.2. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến, tác giả tiến hành so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa và có cùng một nội dung tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động cuả chỉ tiêu. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá được các thành tưu, khó khăn yếu kém của tổ chức tài chính, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý tối ưu trong từng trường hợp. 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Khi bắt đầu nghiên cứu, tác giả tìm hiểu và đọc lại thông tin về Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng. Tác giả xác định rõ đối tượng nghiên cứu, đọc các thông tư văn bản quy định về mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng các luận văn nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng, xem xét các đề xuất của các tác giả này. Sau khi đọc các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả có ghi chép lại các nội dung tóm tắt của luận văn, những đúc kết kinh nghiệm và đề xuất khả thi có thể áp dụng trong điều kiện hiện tại của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang. Trên cơ sở những ghi chép có được, và dựa vào tình hình hoạt động thực tế của đơn vị, tác giả nghiên cứu và đưa ra các câu hỏi khảo sát cho phù hợp. 2.2. Thu thập và xử lý số liệu khảo sát 2.2.1. Thu thập và xử lý số liệu sơ cấp Số liệu sử sơ cấp dụng trong luận văn được thu thập với tiêu chí cố gắng đảm bảo tính chất ngẫu nhiên tại Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang. Cụ thể là, sẽ có những bảng câu hỏi được cấu trúc sẵn sau đó tác giả sẽ tiến hành phát phiếu tham khảo ý kiến cho các cấp lãnh đạo quản lý, các cán bộ đang làm việc tại Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang. Căn cứ số vào kết quả thu được từ số phiếu thu hồi về ta sẽ rút ra được những kết luận để từ đó đánh giá và đưa ra các phương án trả lời tối ưu nhất. Cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu những mặt hạn chế của công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ - Dựa trên các cơ sở lý thuyết về tín dụng và quản lý tín dụng. - Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng phụ thuộc vào các nhân tố sau: + Nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh + Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng + Nguyên nhân chủ quan từ phía Quỹ * Xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu: Sau đây, sẽ xem xét chi tiết cách thiết lập bảng câu hỏi, chọn mẫu, chọn công cụ thu thập thông tin và quá trình thu thập thông tin và xử lý số liệu thống kê. - Bảng câu hỏi và quá trình thu thập thông tin: + Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đây để tạo nên bảng câu hỏi ban đầu. + Bước 2: Bảng câu hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và một số đối tượng khảo sát để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu. + Bước 3: Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và gửi đi khảo sát chính thức. Cuối cùng, dữ liệu thông tin thu thập được được lưu lại để xử lý và phân tích số liệu. * Thiết kế câu hỏi nghiên cứu Nội dung bảng câu hỏi chia làm 02 phần. Phần câu hỏi đánh giá chung đưa ra 03 câu hỏi, với mỗi câu hỏi sẽ đo bằng thang đo 03 mức độ: Tốt, Trung bình, kém. - Cơ cấu tổ chức của Quỹ có phụ hợp để thực hiện kiểm soát và quản lý rủi ro không? - Các phương pháp về quản trị rủi ro thị trường, tín dụng, hoạt động, pháp lý và công nghệ có phù hợp không? - Đã có đội ngũ cán bộ có kỹ năng phù hợp để thực hiện quy trình và giám sát các giao dịch tài chính phức tạp chưa? Phần câu hỏi chuyên sâu gồm 03 phần nêu ra 03 nguyên nhân chủ yếu dẫn tới rủi ro tín dụng được mô tả trong 22 câu hỏi. Với mỗi câu hỏi sẽ được đo bằng thang đo 5 mức độ: Rất nhiều, Nhiều, Trung bình, Ít, Rất ít. - Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh + Sự thay đổi của mỗi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh + Sự tấn công của hàng nhập lậu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp + Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa thực sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay. + Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả cuả cơ quan pháp luật cấp địa phương. + Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước. + Hệ thống thông tin tín dụng còn bất cập. + Thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào tăng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ. - Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng + Sử dụng vốn sai mục đích so với phương án kinh doanh khi giải ngân. + Năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý. + Khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng dưới một danh nghĩa hay nhiều thực thể khác nhau nên thiếu sự phân tích trên tổng thể, khó theo dõi được dòng tiền dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền. + Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, che dấu các khoản lỗ. + Chưa thực sự thay đổi quan điểm còn xem vốn ngân hàng là vốn nhà nước, nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thì Quỹ chịu, Quỹ thua lỗ thì nhà nước chịu. + Khách hàng kinh doanh thua lỗ, hàng hóa sản xuất ra không bán được, không trả được nợ vay ngân hàng, Quỹ. + Rủi ro tín dụng do khách hàng cố ý lừa đảo. - Nguyên nhân chủ quan từ phí Quỹ + Rủi ro tín dụng do thiếu thông tin khi thẩm định và khi quyết định cho vay nên dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. + Rủi ro tín dụng do hệ thống kiểm soát khi cho vay không chặt chẽ và kém hiệu quả. + Rủi ro tín dụng do ý muốn chủ quan của người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền. + Lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ của Quỹ. + Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. + Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay, hệ thống cảnh báo sớm về các khoản cho vay, hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề không hiệu quả nên không can thiệp kịp thời. Bảng câu hỏi được gửi tới đối tượng khảo sát bằng phiếu khảo sát in trên giấy. Số lượng bản câu hỏi phát ra là 18 bảng; số lượng bản câu hỏi thu về 17 bảng: Bảng 2.1- Thống kê số phiếu thăm dò ký kiến Số ngƣời lấy mẫu Tổng số Đối tƣợng lao động tại thời điểm lấy mẫu Viên chức quản lý, cán bộ 18 Số ngƣời phát phiếu điều tra 18 viên chức Quỹ ( Nguồn: tác giả phân tích) Tổng số phiếu thu về 17 Các bước được tiến hành như sau: Hình 2.1 - Biểu đồ các bƣớc tiến hành điều tra tại Quỹ Đầu tƣ, Phát triển XÂY DỰNG BỘ PHIẾU HỎI 1 TIẾN HÀNH KHẢO SÁT CBCNV PHÁT VÀ THU PHIẾU HỎI TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT 2 XÁC ĐỊNH HIỆN TRẠNG ( VẤNĐỀ ) PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP TÌM CÁC NGUYÊN NHÂN 3 XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHẤN CHÍNH TÌM NGUYÊN NHÂN CHÍNH TÌM CÁCGIẢI PHÁP XÁC ĐỊNH 4 GIẢI PHÁP LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TỐT NHẤT Đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang Phiếu điều tra với các câu hỏi cụ thể trong Phụ lục các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đã được sử dụng để thu thập những thông tin cần thiết. Để tăng tỷ lệ hồi đáp, tác giả sử dụng phương pháp phát phiếu điều tra trực tiếp và thu trực tiếp. Do số lượng cán bộ nhân viên không lớn trong đơn vị nên tác giả thực hiện điều trốn toàn thể viên chức quản lý và cán bộ viên chức trong đơn vị mong muốn tăng tỷ lệ hồi đáp và chất lượng hồi đáp và thu thập được đầy đủ thông tin về hoạt động tín dụng tại đơn vị. Tổng số phiếu phát ra là 18 phiếu đối với nhà quản lý, thu hồi về 17 phiếu, đạt tỷ lệ 94%. Các kết quả tổng hợp, phân tích dữ liệu được trình bày rõ nét tại chương 3 dưới đây. 2.2.2. Thu nhập và xử lý số liệu thứ cấp Ngoài ra, hệ thống cơ sở dữ liệu thứ cấp cũng được sử dụng chọn lọc nhằm giúp đề tài có thể phân tích và đánh giá vấn đề một cách khách quan nhất. Nguồn dữ liệu thứ cấp này chủ yếu được thu nhập từ các đề tài, báo ngành và báo thường niên của ngân hang Nhà nước, của các NHTM do chính bản thân tổng hợp và sử lý theo yêu cầu của chuyên mục. Ngoài ra, nguồn số liệu từ các tạp chí Ngân hang, thời báo Kinh tế Việt Nam và các trang Website của cơ quan nhà nước, chính quyền thành phố… cũng được sử dụng làm nguồn dữ liệu thứ cấp cho đề tài. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu là những số liệu thứ cấp được thu nhập từ nguồn sau: - Nguồn số liệu, tài liệu được công bố từ Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang; - Các đề tài, công trình nghiên cứu, báo ngành và báo thường niên của ngân hang Nhà nước, của các NHTM do chính bản thân tổng hợp và sử lý theo yêu cầu của chuyên mục. - Thông tin, số liệu đăng trên tạp chí Ngân hàng, thời báo Kinh tế Việt Nam, các công tình nghiên cứu của các chuyên gia, báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu, các Website có liên quan; Tài liệu sau khi thu thập được tiến hành kiểm tra nếu thấy sai sót, không hợp lý và thiếu tính chính xác trong quá trình ghi chép, tổng hợp sẽ bổ sung những thông tin còn thiếu, sau đó chỉnh sửa, tính toán lại cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Phần lớn được sử lý trên máy vi tính và ứng dụng chương trình Excel. CHƢƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI QUỸ ĐẦU TƢ, PHÁT TRIỂN ĐẤT VÀ BẢO LÃNH TÍN DỤNG TỈNH HÀ GIANG 3.1. Quỹ Đầu tƣ, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang 3.1.1. Giới thiệu chung - Ngày 16/4/2008 UBND Tỉnh Hà Giang ra Quyết định: số 1174 /QĐUBND thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hà Giang. Quỹ đã ra mắt và đi vào hoạt động từ tháng 05 năm 2008. - Ngày 24/12/2010 UBND tỉnh Hà Giang có quyết định số 4120/QĐUBND thành lập Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang trên cơ sở kiện toàn lại tổ chức bộ máy của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hà Giang và bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ của - Quỹ đầu tư phát triển địa phương, Quỹ phát triển đất theo Nghị định 138/2007/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 10/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ. - Tên gọi: “Quỹ Đầu tư, phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang” (sau đây gọi tắt là Quỹ); - Địa chỉ trụ sở: Số 6- Bạch Đằng- P. Nguyễn Trãi- Thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang (trong Sở Tài chính). Theo Điều lệ tổ chức và các hoạt động của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang ban hành kèm theo Quyết định 857/QĐ-UBND ngày 06/5/2014 thì “ Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang là một tổ chức tài chính Nhà nước thuộc UBND tỉnh Hà Giang, có chức năng đầu tư tài chính và đầu tư phát triển; Quản lý Quỹ phát triển đất, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nhận ủy thác quản lý Quỹ phát triển nhà ở, Quỹ hợ trợ phát triển Hợp tác xã và các Quỹ tài chính khác trên địa bàn Tỉnh.” 3.1.2. Cơ cấu quản lý và nhân lực Hình 3.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy của Quỹ GIÁM ĐỐC BĐH P.GIÁM ĐỐC BĐH BAN KIỂM SOÁT PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG NV BẢO LÃNH Trao đổi, tư vấn Chỉ đạo trực tiếp, PHÒNG NV ĐẦU TƯ, PHÁT TRIỂN ĐẤT PHÒNG HÀNH CHÍNH 3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Để thúc đẩy đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và chủ đầu tư, tỉnh Hà Giang đã thành lập Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng. Việc ra đời Quỹ sẽ là giải pháp tốt nhất để huy động tối đa các nguồn vốn hiện có cho nhu cầu đầu tư phát triển các dự án phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là biểu hiện rõ nét nhất về chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh, tạo tiền đề cho việc khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào các lĩnh vự. Với việc huy động các nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, tỉnh có thêm công cụ tài chính để huy động các nguồn lực tài chính phục vụ cho mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật của tỉnh, góp phần giảm áp lực cho kinh tế địa phương, giúp cho việc điều hành ngân sách địa phương được hiệu quả hơn. Bên cạnh các chức năng huy động vốn, đầu tư trực tiếp, góp vốn thành lập công ty cổ phần, quản lý quỹ đất và phát triển nhà ở cho tỉnh, Quỹ có chức năng bảo lãnh tín dụng và cho vay đầu tư (cấp tín dụng). Việc phát sinh những rủi ro trong cấp tín dụng là không tránh khỏi, quỹ đã có nhiều biện pháp đề phòng và sử lý những rủi ro phát sinh khi cấp tín dụng, nhưng làm thế nào để quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả hơn nhằm giảm thiểu những tổn thất về vốn trong kinh doanh của Quỹ đảm bảo lợi nhuận và hoàn thành mục tiêu đề gia là bảo lãnh (hỗ trợ) cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Tỉnh. 3.2. Tình hình kinh doanh tại Quỹ Đơn vị: Triệu đồng Bảng 3.1 - Tình hình kinh doanh tại quỹ từ năm 2010 đến năm 2013 Năm 2010 Chỉ tiêu Nợ CV vay ĐT BB Dƣ nợ đầu kỳ 1. Doanh số cho Năm 2011 Tổng 0 0 2.054 0 2.054 2.054 0 0 0 Tỷ Nợ trọng vay (%) BB CVĐT Năm 2012 Tổng 617 0 617 100% 3.263 10.050 13.313 2.054 0% 3.263 8.150 0 0% 0 1.900 Tỷ Nợ trọng vay (%) BB CVĐT Năm 2013 Tổng 2.200 5.250 7.450 100% 6.008 29.500 35.508 11.413 0% 6.008 24.000 1.900 0% 0 5.500 Tỷ Nợ trọng vay (%) BB Tỷ CVĐT Tổng trọng (%) 6.920 17.298 24.218 100% 0 32.600 32.600 100% 30.008 0% 0 30.700 30.700 0% 5.500 0% 0 1.900 1.900 0% vay 1.1. Ngắn hạn 1.2. Trung dài hạn 2. Doanh số thu 1.437 0 1.437 100% 1.681 4.800 6.481 100% 1.288 17.452 18.740 100% 717 11.720 12.437 100% 1.437 0 1.437 0% 1.681 4.800 6.481 0% 1.288 15.552 16.840 0% 717 11.720 12.437 0% 0 0 0 0% 0 0 0 0% 0 1.900 1.900 0% 0 0 0 0% 617 0 617 2.200 5.250 7.450 6.920 17.298 24.218 6.203 38.179 44.381 309 0 309 1.409 2.625 4.034 4.560 11.274 15.834 6.561 27.738 34.300 nợ 2.1. Ngắn hạn 2.2. Trung dài hạn 3. Dƣ nợ cuối kỳ 4. Dƣ nợ bình quân (Nguồn: Phòng kế toán Quỹ ĐT&PT, PT đất và BLTD tỉnh Hà Giang) Nhìn chung doanh số cho vay qua 3 năm tăng mạnh, năm 2011 tăng gần 5 lần so với năm 2010, năm 2013 tăng 15 lần so với năm 2010, nguyên nhân do năm 2010 Quỹ mới thành lập, chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp, công tác tuyên truyền quảng cáo còn non yếu chưa đưa được thông tin đến với khách hàng, nhưng sau 2 năm nỗ lực hoạt động và xây dựng hình ảnh, Quỹ đã tăng nhanh doanh số cho vay đầu tư, doanh số Bảo lãnh tín dụng. Theo số liệu trên cũng có thể thấy khi tăng doanh số bảo lãnh tín dụng kéo theo việc tăng rủi ro nhận nợ vay bắt buộc. Trong đó số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Bảng 3.2 – Tình hình tăng giảm doanh số cho vay và thu nợ qua các năm 2010 đến 2013 Đơn vị: triệu đồng Tăng (giảm) năm Tăng (giảm) 2011/2010 Chỉ tiêu 2012/2011 Tỷ Số tiền năm Tăng trọng năm 2013/2012 Tỷ Số tiền (%) (giảm) trọng Tỷ Số tiền (%) trọng (%) Dƣ nợ đầu kỳ 617.102 6.832.834 1107% 16.768.378 225% 11.258.950 548% 22.194.851 167% -2.908.234 -8% 9.358.950 18.594.851 163% 691.766 3.600.000 189% -3.600.000 -65% 12.259.307 189% -6.302.685 -34% 1. Doanh số cho vay 1.1. Ngắn hạn 456% 2% 1.2. Trung dài hạn 1.900.000 2. Doanh số thu nợ 5.043.219 351% Tăng (giảm) năm Tăng (giảm) 2011/2010 Chỉ tiêu 2012/2011 Tỷ Số tiền năm Tăng trọng năm 2013/2012 Tỷ Số tiền (%) (giảm) trọng (%) Tỷ Số tiền trọng (%) 2.1. Ngắn hạn 5.043.219 351% 10.359.307 160% -4.402.685 -26% 1.900.000 -1.900.000 -100% 2.2. Trung dài hạn 0 3. Dƣ nợ cuối kỳ 6.832.833 1107% 16.768.378 225% 20.162.829 83% 3.724.968 1207% 11.800.606 293% 18.465.604 117% 4. Dƣ nợ bình quân (Nguồn: Phòng kế toán Quỹ ĐT&PT, PT đất và BLTD tỉnh Hà Giang) Qua các năm hoạt động, doanh số tăng nhanh nhất của năm 2011 so với năm 2010 là 1.107%. Doanh số cho vay qua các năm tiếp tục tăng. Tuy nhiên số thu hồi nợ lại giảm sút, năm 2011 so với 2010 là 351%, năm 2012 so với 2011 tăng 160% và năm 2013 so với 2012 con số này là -26%, tức là đã giảm hơn và ko thu được bằng số nợ năm trước. Dư nợ cuối kỳ năm 2013 tăng tăng 83% so với năm 2012. 3.3. Tình hình quản lý rủi ro tại Quỹ 3.3.1. Phân loại nợ tại Quỹ Bảng 3.3 – Tình hình phân loại nợ tại Quỹ Đầu tƣ, Phát triển đất và BLTD các năm 2010 đến năm 2013 Đơn vị: đồng Chỉ Năm 2010 Năm 2011 tiêu NVBB NVBB CVĐT Tổng NVBB CVĐT Tổng Dư nợ nhóm CVĐT Tổng Năm 2012 Năm 2013 617.102 0 617.102 2.129.613 5.250.000 7.379.613 4.642.397 15.300.000 19.942.397 0 0 0 70.323 0 70.323 0 1.998.262 1.998.262 NVBB CVĐT Tổng 34.800.000 34.800.000 1 Dư nợ nhóm 2Nợ cần chú ý (quá hạn 13 tháng) 0 0 Chỉ Năm 2010 Năm 2011 tiêu NVBB NVBB CVĐT Tổng Năm 2012 CVĐT Tổng NVBB Năm 2013 CVĐT Tổng NVBB CVĐT Tổng Dư nợ xấu Dư nợ nhóm 3Nợ dưới tiêu 0 0 0 0 0 0 400.000 400.000 0 0 0 0 0 0 0 897.383 897.383 4.024.980 0 chuẩn (quá hạn 36 tháng) Dư nợ nhóm 4Nợ nghi ngờ 1.584.113 5.609.093 Chỉ Năm 2010 Năm 2011 tiêu NVBB NVBB CVĐT Tổng Năm 2012 CVĐT Tổng NVBB Năm 2013 CVĐT Tổng NVBB CVĐT Tổng (quá hạn 612 tháng) Dư nợ nhóm 5– Nợ có khả năng 0 0 0 0 0 0 980.272 617.102 0 617.102 2.199.936 5.250.000 7.449.936 6.920.052 980.272 2.177.655 24.218.314 6.202.635 2.177.655 mất vốn (trên 1 năm) Tổng 17.298.262 (Nguồn: Phòng kế toán Quỹ ĐT&PT, PT đất và BLTD tỉnh Hà Giang) 36.384.113 42.586.748 Cũng giống như các NHTM khác Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang áp dụng quy định phân loại nợ của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005. Trong những năm đầu hoạt động phần dư nợ chủ yếu là nợ vay bắt buộc, năm 2011 khi bắt đầu có nợ quá hạn của nghiệp vụ cho vay đầu tư. Số món nợ quá hạn của nợ vay bắt buộc phát sinh từ của nghiệp vụ cấp bảo lãnh nhiều hơn so với số món nợ quá hạn phát sinh của nghiệp vụ cho vay đầu tư tuy nhiên tỷ trọng của các món nợ này lại cao hơn rất nhiều so với các món nợ quá hạn xuất phát từ nghiệp vụ cấp bảo lãnh. Đến cuối năm 2013, tổng số dư nợ cho vay đầu tư là 36.384.113.0000 đồng trên tổng số dư nợ quá hạn là 42.586.748.000 đồng, chiếm 85% tổng dư nợ quá hạn của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang. 3.3.2. Trích lập dự phòng rủi ro tại Quỹ Đầu tƣ, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang. Bảng 3.4 – Tình hình trích lập dự phòng rủi ro năm 2010 đến năm 2013 tại Quỹ Đầu tƣ, Phát triển đất và BLTD tỉnh Hà Giang Đơn vị: 1000 đồng 2010 2011 DP DP Chỉ tiêu DP chung cụ cụ thể thể Tổng NV CV DP chung BB ĐT 2012 DP DP cụ cụ thể thể Tổng NV CV BB ĐT DP chung DP cụ thể NV BB Số dư năm trước 0 0 0 0 324.423 0 0 324.423 926.855 0 324.423 0 0 324.423 602.432 3.516 0 605.948 487.863 1.508.964 324.423 0 0 324.423 602.432 0 602.432 487.863 1.508.964 0 0 3.516 0 DPRR phải trích trong năm DPRR thực trích trong năm 0 Chênh lệch so với 0 0 0 3.516 0 0 2010 2011 DP DP Chỉ tiêu DP chung cụ cụ thể thể Tổng NV CV DP chung BB ĐT 2012 DP DP cụ cụ thể thể Tổng NV CV BB ĐT DP chung DP cụ thể NV BB số cần phải trích DPRR đã sử dụng trong năm 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1.018.500 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 324.423 0 0 324.423 926.855 0 0 926.855 1.414.717 490.464 0 0 324.423 0 923.338 Điều chỉnh giảm số trích lập DP Số dƣ cuối năm Số dƣ cuối năm (Nguồn: Phòng kế toán Quỹ ĐT&PT, PT đất và BLTD tỉnh Hà Giang) Cán bộ ba phòng Kế toán, nghiệp vụ Bảo lãnh, nghiệp vụ Đầu tư của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang căn cứ theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 17/QĐ-BĐH quyết định về việc Quy định mức trích lập dự phòng rủi ro nghiệp vụ của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang hàng tháng tiến hành phối hợp đối chiếu phân loại nợ, đề xuất trích lập dự phòng chung, dự phòng cu thể được trích vào ngày 15 của tháng cuối cùng mỗi Quý lên lãnh đạo, căn cứ đề xuất của các phòng và tham mưu của ban kiểm soát, lãnh đạo Quỹ sẽ ra quyết định trích lập dự phòng theo quy định. Theo nguồn tổng hợp của phòng kế toán, tổng số trích lập dự phòng của năm 2011 tăng 185% so với năm 2011; năm 2012 so với 2011 tăng 117%; năm 2013 tăng 81% so với cuối năm 2012; qua đó dễ nhận thấy tốc độ tăng số trích lập dự phòng tuy có giảm qua các năm. 3.3.3. Khoanh nợ, xóa nợ gốc và nợ lãi tại Quỹ Đầu tƣ, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang. Trong hai năm, từ năm 2010 đến hết năm 2011, thời điểm Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang mới thành lập; kinh nghiệm quản lý, thẩm định và đánh giá hồ sơ khách hàng của viên chức quản lý cũng như cán bộ Quỹ còn non yếu, nên có phát sinh các hồ sơ tiềm ẩn nhiều rủi ro, tuy nhiên trong những năm này Quỹ vẫn chưa phải dùng đến Quỹ dự phòng để bù đắp nợ vay. Năm 2012, nhiều món nợ phát sinh từ năm trước đã quá hạn và ko có khả năng trả nợ, nguy cơ mất vốn là rất lớn, Quỹ phải khoanh nợ gốc và xoá lãi cho 3 đơn vị (Công ty TNHH Việt Hà, Công ty CP Dược và Thiết bị Y Tế Hằng Nguyên và Hộ kinh doanh cá thể Lèng Văn Hướng) , dùng 1.018.500.000 đ để bù đắp nợ vay bắt buộc, chiếm 67,5% tổng số trích lập dự phòng cụ thể đối với các khoản nợ vay bắt buộc phát sinh của nghiệp vụ bảo lãnh và chiếm 48,46% tổng số trích lập dự phòng năm 2012. Năm 2013 Quỹ khoanh nợ gốc xoá nợ lãi cho 4 đơn vị (Hợp tác xã Sơn Trang, hợp tác xã Đồng Phúc, Công ty CP Xi Măng Hà Giang, Hơp tác xã Trang Linh), Quỹ đã dùng 3.387.188.000 đ để bù đắp nợ vay bắt buộc, chiếm 80,83% tổng số trích lập dự phòng cụ thể đối với các khoản nợ vay bắt buộc phát sinh của nghiệp vụ bảo lãnh và chiếm 64,13% tổng số trích lập dự phòng trong năm. Tổng số nợ vay bắt buộc được khoanh gốc xoá lãi và dùng Qũy dự phòng để bù đắp trong 2 năm này là 4.405.688.000 đ. Tính cho đến hết năm 2013, Quỹ vẫn chưa phải dùng Quỹ dự phòng để bù đắp nợ cho các khoản vay đầu tư. Nguyên nhân chính là do hầu hết các khoản vay đầu tư này đều là của các doanh nghiệp thực hiện các dự án của nhà nước, nguồn chi trả được ngân sách cấp. Bảng 3.5 – Số liệu về hoạt động quản lý rủi ro năm 2010 đến năm 2013 tại Quỹ Đầu tƣ, Phát triển đất và BLTD tỉnh Hà Giang Năm Số NQH Tổng Tổng số số dƣ Tỷ lệ khách khách NQH hàng hàng quá có dƣ hạn nợ Tỷ Tỷ lệ khách hàng có lệ nợ Nợ QH Nợ ngắn ngắn ngắn hạn hạn hạn quá NQH hạn Nợ QH trung dài Tổn nợ hạn 2010 0 0% 0 4 0% 0 617.102 0% 0 617 2011 70.323 1% 1 14 7% 70.323 5.549.936 1% 0 7.4 2012 4.275.917 18% 3 29 10% 4.275.917 18.718.314 23% 0 24. 2013 7.786.748 18% 6 28 21% 7.786.748 36.981.143 21% 0 44. (Nguồn: Phòng kế toán Quỹ ĐT&PT, PT đất và BLTD tỉnh Hà Giang và tác giả tự tổng hợp) Về nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng, tính riêng đến cuối năm 2012, Quỹ đã nhận nợ thay cho 09 khách hàng với tổng số dư gốc nợ vay bắt buộc là 5.387.739.698 đồng, chiếm 9,8% vốn điều lệ Quỹ, vượt 6,8% so với Nghị Quyết hội đồng quản lý quy định tỉ lệ dư nợ vay bắt buộc là dưới 3% ; Đến cuối năm 2013, khi dùng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp và thu gốc nợ một phần thì tổng dư gốc nợ vay bắt buộc là 3.528.544.300 đồng, chiếm 4,6% so với điều lệ hiện có của Quỹ. Về nghiệp vụ cho vay đầu tư phát sinh 01 món nợ quá hạn số tiền là 1.520.347.522 đồng. 3.4. Kết quả phân tích số liệu sơ cấp Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang, với mô hình ba quỹ hợp một (Quỹ Đầu tư, Quỹ Phát triển đất, Quỹ Bảo lãnh tín dụng), các hoạt động của Quỹ chủ yếu bao gồm các hoạt động: cho vay đầu tư (cấp tín dụng), bảo lãnh tín dụng, hoạt động của Quỹ giống của một ngân hàng thương mại, do đó quỹ cũng chịu những rủi ro tín dụng tương tự như một ngân hàng thương mại, nguyên nhân dẫn đến những rủi ro này và các phương pháp quản lý rủi ro cũng có nét tương đồng. Trên cơ sở phát phiếu điều tra khảo sát và thực hiện phỏng vấn sâu với các cấp lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ và các đối tượng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, kết quả phân tích số liệu thu thập được như sau: 3.4.1. Kết quả câu hỏi khảo sát chung Theo Quy định thành lập Quỹ, Hội đồng quản lý của Quỹ là các cán bộ kiêm nghiệm của các Sở ban ngành. Ban điều hành quỹ gồm giám đốc Ban điều hành kiêm Phó giám đốc sở tài chính, các thành viên ban kiểm soát cũng là cán bộ kiêm nhiệm, Quỹ có 17 cán bộ chuyên trách, theo đánh giá của cán bộ quỹ thì cơ cấu tổ chức của Quỹ đạt 70,6% tốt, và 29,4% ở mức trung bình. Do mô hình ba quỹ hợp một (Quỹ đầu tư, Quỹ phát triển đất và Quỹ Bảo lãnh tín dụng) nên việc áp dụng các khung pháp lý và phương pháp quản lý là rất khó khăn, nhiều chính sách khi áp dụng vào mô hình Quỹ còn chưa phù hợp gây khó khăn cho việc đánh giá quản lý rủi ro. Về phương pháp quản lý có 17,6% phiếu đánh giá loại tốt, 76,5% đánh giá loại trung bình, 5,9% là loại kém. Như vậy có thể thấy đa số phiếu cho rằng phương pháp quản lý rủi ro thị trường, hoạt động, pháp lý, công nghệ của Quỹ là chưa phù hợp, có ý kiến cho rằng các phương pháp này đang ở mức yếu kém. Bảng 3.6 – Bảng câu hỏi khảo sát chung STT 1 Câu hỏi Cơ cấu tổ chức của Quỹ có phụ hợp để thực hiện kiểm soát và quản lý rủi ro không Tốt Trung bình Kém 70,6% 29,4% 0% Các phương pháp về quản lý rủi ro thị trường, 2 tín dụng, hoạt động, pháp lý và công nghệ có 17,6% 76,5% 5,9% phù hợp không Đã có đội ngũ cán bộ có kỹ năng phù hợp để 3 thực hiện quy trình và giám sát các giao dịch 35,1% 52,9% 12% tài chính phức tạp chưa Về mặt bằng chung, các cán bộ của Quỹ đều có trình độ, kinh nghiệm công tác lâu năm trong ngành tài chính, phần lớn cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, thống kê, ngân hàng. Việc luân chuyển cán bộ định kỳ từ bộ phận này sang bộ phận kia với mục đích mở rộng khả năng hoạt động và tham gia công tác của Quỹ là chưa hợp lý vì sẽ làm giảm khả năng tập trung chuyên sâu vào công việc, đôi khi sự luân chuyển cán bộ là chưa hợp lý làm giảm hiệu quả công việc của cá nhân cũng như hoạt động chung của Quỹ. Số phiếu cho rằng đội ngũ cán bộ có kỹ năng phù hợp để thực hiện quy trình và giám sát các giao dịch tài chính phức tạp mức trung bình là 52,9%, tốt là 35,1%, yếu kém là 12%. 3.4.2. Kết quả khảo sát câu hỏi về nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng. a) Rủi ro tín dụng do thiên tai gây tổn thất cho khách hàng Thang trả lời Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 0% 57% 14% 0% 29% Tỷ lệ chọn 64,71% Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Giang, tỉnh đã xác định đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê, trâu, bò trở thành hướng đi chính trong công tác xóa đói giảm nghèo đặc biệt là ở các huyện vùng cao như Mèo Vạc, Bắc Mê, Quản Bạ... Cùng với đó, việc hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo được xem là một trong những chính sách hợp lòng dân, tạo động lực giúp nhiều gia đình vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó là ngành nghề trồng trọt các loại nông sản thế mạnh của địa phương như Japonica ĐS 1 ở Hà Giang, chè Pìn Hò…. Đặc điểm của những ngành nghề này là nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết và dịch bệnh. Đặc biệt, trên địa bàn Hà Giang gia súc bị chết rét khá nhiều, gây thiệt hại lớn đối với người nông dân. Điển hình là trong vụ Đông xuân 2010 – 2011, toàn tỉnh Hà Giang đã bị chết 7.560 con gia súc gây ra những tổn thất nặng nề về kinh tế. Các hộ gia đình, các doanh nghiệp vay vốn tại các Chi nhánh ngân hàng huyện được Quỹ bảo lãnh để có vốn kinh doanh nông sản, chăn nuôi gia cầm gia súc, nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bảo lụt, dịch bệnh đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả nợ vay, có khách hàng mất khả năng trả nợ. Quỹ buộc phải khoanh nợ, gia hạn thời gian trả nợ hay cho vay tiếp để khách hàng vay có nguồn trả nợ. Kết quả khảo sát cho thấy đây là nguyên nhân chiếm tỷ lệ thứ sáu gây ra rủi ro tín dụng. b) Rủi ro tín dụng do sự tấn công của hàng nhập lậu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thang trả lời Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 14% 43% 43% 0% 0% Tỷ lệ chọn 76,47% Khi tính toán phương án vay vốn Quỹ, khách hàng hoạch định giá đầu vào và giá sản phẩm đầu ra theo các kênh giá chính thức trên thị trường. Nhưng khi các doanh nghiệp khác sử dụng hàng nhập liệu đầu vào là hàng nhập lậu với chi phí thấp hơn sẽ giảm được giá thành và cạnh tranh với các doanh nghiệp vay vốn. Làm cho hàng hóa sản xuất ra không bán được vì có giá thành cao, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Quỹ. Đơn cử như các khách hàng vay vốn kinh doanh mặt hàng may mặc quần áo may sẵn có thương hiệu. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, hàng may mặc Trung Quốc chiếm phần lớn thị phần, đặc biệt là những loại hàng may mặc nhập lậu chất lượng ko tốt, mẫu mã cũng không bằng hàng nội địa hàng có nguồn gốc xuất sứ nhưng giá thành thấp nên các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ lẻ thu mua hàng nhập lậu này sẽ có lợi thế hơn về giá đầu vào, do đó sẽ cạnh tranh trực tiếp với các khách hàng được Quỹ bảo lãnh vay vốn Ngân hàng để kinh doanh mặt hàng này trên địa bàn. Một số doanh nghiệp khác được Quỹ bảo lãnh vay vốn Ngân hàng để nhập khẩu kinh doanh hàng kim khí điện máy như cũng bị ảnh hưởng bởi hàng kim khí điện máy nhập lậu với giá rẻ hơn. Các doanh nghiệp vay vốn kinh doanh các mặt hàng khác như : gạch men, đường cát, vải vóc, quần áo, mỹ phẩm,… đều bị ảnh hưởng bởi hàng nhập lậu. Theo kết quả khảo sát, nguyên nhân này chiếm tỷ lệ thứ tư. c) Rủi ro tín dụng do sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng Thang trả lời Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít Tỷ lệ chọn 0 100% 0 0 0 82,35% Một trong số các vấn đề nổi bật trong hoạt động ngân hàng ở nước ta hiện nay là cạnh tranh sôi động trên nhiều lĩnh vực: mở rộng và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, mở rộng mạng lưới tập trung và các thành phố lớn và khu công nghiệp mở rộng cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên khi càng nhiều ngân hàng thì sự cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gay gắt. Với tâm lý sợ mất khách hàng dẫn đến không ít trường hợp. Xu hướng mở rộng mạng lưới hoạt động này không chỉ tạo ra sự cạnh tranh giữa ngân hàng này với ngân khác mà còn là sự cạnh tranh gay gắt không đáng có của các chi nhánh trong cùng một ngân hàng. Hậu quả của việc mở rộng quá mức mạng lưới chi nhánh là sự tranh giành khách hàng, hạ các tiêu chuẩn và nguyên tắc thận trọng an toàn, cạnh tranh thiếu bình đẳng, mất đi tính hợp tác giữa các chi nhánh trong cùng một ngân hàng. Tâm lý sợ mất khách hàng dẫn đến không ít trường hợp các chi nhánh. Ngân hàng sử dụng nhiều biện pháp như : thực tế có một số khách hàng khả năng tài chính yếu kém, tình hình sản xuất kinh doanh cầm chừng, kết quả kinh doanh có lãi thấp hoặc lỗ, vốn lưu động ròng âm, khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu....nhưng các chi nhánh Ngân hàng vẫn cho vay, thậm chí có nhiều chi nhánh buông lỏng trong khâu xét duyệt cho vay như đánh giá sơ sài về hiệu quả dự án, phương án sản xuất kinh doanh, không thường xuyên giám sát vốn vay, đặc biệt là những khách hàng có trụ sở giao dịch ngoài địa bàn hoạt động và có quan hệ với nhiều ngân hàng và chuyển một phần trách nhiệm rủi ro sang cho Quỹ thông qua việc giới thiệu khách hàng sang Quỹ để xin cấp bảo lãnh. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Kết quả khảo sát cho thấy đây là nguyên nhân rủi ro tín dụng chủ yếu đứng thứ 3 và được nhiều cán bộ tín dụng Quỹ đồng ý. d) Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả cuả cơ quan pháp luật cấp địa phương. Thang trả lời Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 29% 42% 29% 0% 0% Tỷ lệ chọn 82,35% Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng không trả được nợ, Quỹ phải trả nợ thay, sau thời gian nhận nợ vay bắt buộc Quỹ có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, Quỹ không làm được điều này vì Quỹ là một tổ chức kinh tế, hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận, hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng Quỹ không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng. Mặt khác, các món nợ chuyển qua Quỹ khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đều là những món nợ quá hạn của Ngân hàng, điều đó có nghĩa là món vay thuộc nợ nhóm hai, tuy nhiên khi Quỹ nhận nợ món nợ được cơ cấu lại thành nợ nhóm một. Tại Quỹ, bộ phận xử lý nợ hiện đang thụ lý nhiều hồ sơ nợ quá hạn cần xử lý, nguy cơ mất vốn là rất lơn, Quỹ tiến hành phát mãi tài sản đảm bảo nhưng tiến độ thực hiện đang gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Theo kết quả khảo sát, nguyên nhân rủi ro này chiếm tỷ lệ thứ ba. đ) Rủi ro do sự thanh kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của kiểm toán nhà nước. Thang trả lời Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 0% 72% 14% 0% 14% Tỷ lệ chọn 58,82% Qua các đợt kiểm toán nhà nước của Quỹ cho thấy, bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động kiểm toán nhà nước theo định kỳ chưa thực sự hiệu quả. Do thời gian kiểm toán hạn hẹp, hoạt động kiểm toán mang tính chất chọn mẫu, nên không thể tránh khỏi những bỏ sót tiềm ẩn rủi ro. Hoạt động kiểm toán mang tính thụ động theo kiểu chỉ ra đề xuất xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm. Kết quả khảo sát cho thấy đây là nguyên nhân chiếm tỷ lệ thứ bảy gây ra rủi ro tín dụng. e) Rủi ro do hệ thống thông tin tín dụng còn bất cập. Thang trả lời Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 0% 72% 14% 0% 14% Tỷ lệ chọn 70,59% Hiện nay ở Việt Nam nói chung chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng, ở Hà Giang nói riêng, do trình độ tin học của cán bộ viên chức còn thấp nên việc cập nhật thông tin về doanh nghiệp và ngân hàng còn ở mức thấp. Nắm bắt thông tin tốt, đặc biệt thông tin về doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng có quyết định cho vay đúng, giảm thiểu một phần rủi ro, giúp cho ngân hàng biết được những khoản vay có vấn đề để đánh giá đúng mức độ rủi ro. Trên thực tế trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là đơn vị sự nghiệp thuộc bộ máy của Ngân hàng Nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 68/1999/QĐ-NHNN dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng, tuy nhiên cho đến nay ngoài thành viên Ban kiểm soát kiêm nghiệm (là cán bộ của Ngân hàng Nhà nước) tiếp cận được với thông tin của tổ chức này thì các cán bộ tín dụng của Quỹ hoàn toàn chưa tiếp cận được. Do đó nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng đồng nghĩa với gia tăng nợ xấu cho Quỹ khi Quỹ nhận cấp bảo lãnh tín dụng cho các khách hàng này. Theo kết quả khảo sát, nguyên nhân này chiếm tỷ lệ thứ năm. ê) Rủi ro do thay đổi về lãi suất, lạm phát, chỉ số giá cả tăng... Thang trả lời Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 29% 42% 29% 0% 0% Tỷ lệ chọn 88,24% Khi khách hàng đến vay tại Ngân hàng và xin cấp bảo lãnh tín dụng của Quỹ hoặc xin vay trực tiếp tại Quỹ, họ phải lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm kế tiếp hoặc đưa ra được hợp đồng xây dựng cũng như kế hoạch bố trí vốn đối với những dự án đầu tư xây dựng của Tỉnh. Cơ sở để lập các kế hoạch này là dựa trên các nhập lượng đầu vào để cân đối, tính toán lãi, lỗ, doanh thu dự trù sẽ đạt được tính toán và có phương án trả nợ cụ thể. Các số liệu này sẽ bị thay đổi do tác động của các chính sách của Nhà nước như chính sách về thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lãi suất, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ cho Quỹ. Ví dụ về việc thay đổi các chính sách này như sau: - Tăng giá xi măng, sắt thép: Cụ thể, năm 2013, sản lượng ngành xi măng đạt 57 triệu tấn tăng 4,7% so với năm trước, còn ngành thép, theo Bộ Công thương, tổng sản lượng thép các loại ước đạt 10,813 triệu tấn tăng 1,7% so với năm trước; trong đó sản lượng sắt, thép thô giảm (-10,9%), sản lượng thép thành phẩm tăng mạnh (tương ứng 25,5% với thép cán và 1,9% với thép thanh, thép góc). Mục đích của việc tăng giá là để giảm lỗ. Theo kết quả khảo sát, đây là nguyên nhân có tỷ lệ cao thứ hai gây ra rủi ro tín dụng tại Quỹ. g) Rủi ro do khách hàng sử dụng vốn sai mục. Thang trả lời Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 0% 86% 14% 0% 0% Tỷ lệ chọn 76,47% Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn Ngân hàng và xin cấp bảo lãnh của Quỹ đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Để đảm bảo khả năng trả nợ theo như kế hoạch kinh doanh đã thẩm định, đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn đã giải ngân vào đúng mục đích kinh doanh đã giải trình thì mới đảm bảo vòng quay vốn và dòng tiền về đúng hạn trả nợ. Do vậy, sau khi giải ngân, đối với những món xin cấp bảo lãnh cũng như món cho vay đầu tư trực tiếp Quỹ luôn yêu cầu các cán bộ tín dụng phải trực tiếp đi xuống doanh nghiệp, giám sát tình hình sử dụng vốn và làm báo cáo thực tế sử dụng vốn vốn vay của khách hàng để đảm bảo khả năng trả nợ trong một số trường hợp bảo lãnh thì cán bộ nghiệp vụ của Quỹ cùng phối hợp với cán bộ tín dụng của Ngân hàng. Không ít khách hàng, khi được kiểm tra về việc sử dụng vốn sau khi vay cho biết một phần vốn vay thực sự vào kinh doanh, phần khác dùng cho mục đích sửa nhà, mua sắm vật dụng, thậm chí là tiêu xài cá nhân... Đến khi phần vốn đầu tư kinh doanh thua lỗ, không còn nguồn khác để trả nợ ngân hàng, Quỹ buộc phải nhận nợ thay, và hầu hết những trường hợp này hệ quả là phát sinh nợ xấu. Kết quả khảo sát cho thấy, nguyên nhân này chiếm tỷ lệ thứ tư. h) Rủi ro do năng lực quản lý kinh doanh kém của khách hàng. Thang trả lời Tỷ lệ chọn Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 29% 29% 42% 0% 0% 76,47% Khi các doanh nghiệp vay tiền Ngân hàng và được Quỹ bảo lãnh để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. Các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài không thể thanh toán các khoản công nợ, nhất là nợ vay ngân hàng, những món nợ này được Quỹ trả nợ thay và tiếp tục các biện pháp thu hồi nợ. Đây là nguyên nhân chiếm tỷ lệ thứ tư theo kết quả khảo sát. i) Rủi do do không thể theo dõi được dòng tiền của khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng dưới một danh nghĩa hay nhiều thực thể khác nhau Thang trả lời Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 14% 43% 43% 0% 0% Tỷ lệ chọn 76,47% Pháp luật Việt Nam không cấm đoán việc một khách hàng có quyền vay vốn tại nhiều ngân hàng và một tài sản có thể đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ tại nhiều ngân hàng khác nhau và không bắt buộc mọi ngân hàng phải khai báo thông tin về khách hàng vay vốn tại Trung Tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN. Do đó, các ngân hàng khó có thể biết được hết tình hình công nợ của khách hàng mình tại các ngân hàng, tổ chức tài chính khác. Trong khi việc sử dụng vốn , phân bổ lợi nhuận có thể luân chuyển giữa các nơi mà ngân hàng không thể kiểm soát được. Tình trạng khách hàng đến Quỹ đề nghị bảo lãnh tín dụng tại một ngân hàng trong tỉnh trong khi đang có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng khác là rất phổ biến hiện nay. Có khách hàng đồng thời vay hai hoặc ba ngân hàng cùng lúc. Đây là các khách hàng lớn, ví dụ như khách hàng có hoạt động chủ yếu trong ngành xây dựng. Hệ quả của việc vay vốn nhiều nơi là Ngân hàng cũng như Quỹ rất khó biết được tình hình đáo nợ của khách hàng, vay của ngân hàng này, trả cho ngân hàng khác khi khoản nợ đến hạn. Mặt khác, ngay cả bản thân doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc quản lý dòng tiền của chính mình khi vay tại quá nhiều ngân hàng cùng lúc. Ngoài ra khách hàng vay vốn cũng không có nghĩa vụ phải khai báo với ngân hàng và Quỹ bảo lãnh tín dụng thông tin về các bên liên quan, các khoản vay cá nhân của các thành viên công ty nếu ngân hàng không đề cập. Mặc dù khi nhận hồ sơ, Quỹ có yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin trên bảng xác nhận dư nợ tại các ngân hàng nhưng chủ yếu là chi nhánh các ngân hàng trong tỉnh, và không thể lấy xác nhận tại các Ngân hàng khác ngoài địa bàn, không thể thu thập được những thông tin này trong khi việc sử dụng các nguồn tài chính của khách hàng lại có mối liên hệ với nhau nên có thể dẫn đến rủi ro không thanh toán được nợ vay cho ngân hàng. Nguyên nhân này hiện nay đang xảy ra rất phổ biến do sự thành lập của nhiều ngân hàng mới, thiếu kinh nghiệm và thiếu thông tin. Nảy sinh ra tình trạng cạnh tranh, tìm kiếm, lôi kéo khách hàng sang các ngân hàng mới với cái giá là chấp nhận rủi ro cao để tồn tại, chạy theo doanh số phát vay. Thực tế trong thời gian gần đây, hàng loạt các khách hàng đang mở rộng giao dịch sang các ngân hàng mới thành lập do sự siết chặt hạn mức tín dụng của các ngân hàng hiện đang quan hệ, do các ngân hàng này đã biết rõ về thực lực tài chính cũng như khả năng kinh doanh của khách hàng. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ thứ tư theo kết quả khảo sát. k) Rủi ro do tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, che dấu các khoản lỗ. Thang trả lời Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 29% 42% 29% 0% 0% Tỷ lệ chọn 100% Quy mô tài sản và nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn chỉ thuê kế toán thời vụ làm quyết toán và kê khai thuế chứ không thuê kế toán chuyên trách để theo dõi sát sao các hoạt động của đơn vị. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho Quỹ khi đề nghị bảo lãnh tín dụng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ tín dụng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Và do kinh nghiệm trước đây của Quỹ, bị mất vốn do không thực hiện việc yêu cầu tài sản thế chấp của khách hàng khi nhận bảo lãnh tín dụng. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Quỹ vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. Sự thiếu trung thực của khách hàng thể hiện trong báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi Quỹ phải thu thập các thông tin, nắm kỹ khả năng tài chính và đánh giá chắc chắn hiệu quả của dự án hoặc phương án vay vốn, thực tế tại Quỹ tình trạng này diễn ra rất phổ biến. Đối với những doanh nghiệp này khi phát sinh nợ khó đòi, không có khả năng trả nợ và khi Kiểm soát nội bộ của Quỹ tiến hành kiểm tra mới phát hiện ra báo cáo quyết toán của doanh nghiệp không trung thực. Kết quả khảo sát cho thấy đây là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguyên nhân chủ quan về phía khách hàng. l) Rủi ro do khách hàng quan niệm Quỹ là nơi hỗ trợ doanh nghiệp nên lỗ thì Quỹ phải chịu Thang trả lời Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 0% 0% 57% 0% 43% Tỷ lệ chọn 52,94% Nhiều cá nhân và doanh nghiệp cố tìm cách vay vốn Quỹ bằng các kế hoạch kinh doanh đầy khả thi. Khi đến hạn trả nợ thì tìm cách trì hoãn, lần lượt hứa hẹn, ngân hàng mời họp nhiều lần vẫn không đến, đưa ra nhiều nguyên nhân, lý do trì hoãn trả nợ mặc dù sau khi xác định cho thấy vẫn có đầy đủ khả năng trả nợ, để Quỹ nhận nợ thay và tiếp tục trì hoãn không trả nợ. Nguyên nhân của việc trì hoãn trả nợ này là do lãi (lãi nhận nợ vay bắt buộc 150% lãi suất ngân hàng tại thời điểm nhận nợ) so với lãi suất vay nợ qua đêm bên ngoài. Có đơn vị chấp nhận trả lãi nợ vay bắt buộc thay vì bán vàng trả nợ vì tại thời điểm đó vàng đang lên giá. Việc sảy ra những rủi ro khi nhận nợ này liên quan đến thiếu sót khi thẩm định tư cách khách hàng vay, các khách hàng đến vay lần đầu, thiếu thông tin thẩm định. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ thứ tám theo kết quả khảo sát. m) Rủi ro khi khách hàng kinh doanh thua lỗ Thang trả lời Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 14% 57% 29% 0% 0% Tỷ lệ chọn 76,47% Do thay đổi của thị trường, doanh nghiệp vay vốn mua nguyên liệu đầu vào để sản xuất hay kinh doanh, đến khi ra sản phẩm hay hàng đã nhập về kho rồi nhưng giá thị trường biến động giảm so với kế hoạch kinh doanh ban đầu làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ. Có hai chọn lựa trong trường hợp này, một là doanh nghiệp sẽ bán hàng ra chịu lỗ để trả nợ ngân hàng, hai là giữ hàng lại chờ giá lên mới bán ra, điều này không xác định được thờ gian, nếu doanh nghiệp hết nguồn vốn tự có, sẽ dẫn đến nợ quá hạn. Quỹ phải nhận nợ vay thay cho đơn vị, tình trạng nợ kéo dài của các đơn vị này cũng là nguyên nhân của rủi ro tín dụng. n) Rủi ro tín dụng do khách hàng cố ý lừa đảo. Thang trả lời Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 0% 14% 72% 0% 14% Tỷ lệ chọn 64,71% Một tài sản được đem thế chấp tại nhiều ngân hàng khác nhau. Rút tài sản đã thế chấp đưa vào ngân hàng khác để vay vốn. Tài sản đang bị giam giữ, hoặc có tranh chấp nhưng vẫn đem thế chấp vay vốn. Sau khi thế chấp ngân hàng, thực hiện bán chui, bán lén tài sản. Cầm cố hàng trong kho, sau đó đổi hàng kém chất lượng hơn, rút ruột hàng đi bán, không trả nợ. Tại Quỹ cũng đã sảy ra trường hợp dùng tài sản không thuộc sở hữu của khách hàng để thế chấp vay vốn ngân hàng. Khi khách hàng mất khả năng thanh toán, món nợ được đẩy qua Quỹ để thực hiện cam kết bảo lãnh tín dụng. Với những khách hàng này, Quỹ rất khó khăn trong việc phát mại tài sản và gần như không có khả năng thu hồi nợ vì bên thứ ba không chấp thuận giải quyết, trong khi khách hàng người ký giấy nhận nợ đã bỏ trốn. Còn có nhiều nguyên nhân khác như thuê mua tài chính tài sản cố định rổi đem thế chấp cùng một lúc tại ngân hàng trong tỉnh và ngân hàng ở tỉnh khác... Có trường hợp tạo chữ ký giả trên giấy tờ thỏa thuận thế chấp tài sản tại Quỹ đển được cấp bảo lãnh tín dụng tại ngân hàng... đối với một số khách hàng tạo hiện trường giả để cho thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh đang diễn ra bình thường khi có cán bộ tín dụng xuống đơn vị kiểm tra. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ thứ sáu theo kết quả khảo sát. o) Rủi ro tín dụng do thiếu thông tin khi thẩm định và khi quyết định cho vay nên dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Thang trả lời Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 42% 29% 29% 0% 0% Tỷ lệ chọn 82,35% Ngoài các nhân tố khách quan xuất phát từ phía khách hàng, còn có nhân tố chủ quan xuất phát từ phía Quỹ dẫn đến rủi ro tín dụng. Cụ thể như: Nhân viên tín dụng thiếu năng lực thẩm định, lười biếng thu thập thông tin về khách hàng và đôi khi hoàn toàn dựa trên tài liệu do khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại thông tin hoặc thiếu sự phân tích tính hợp lý của thông tin. Do hoàn toàn dựa trên tài liệu của khách hàng nên tờ trình thẩm định khách hàng thường được trình bày rất suôn sẻ theo các khuôn mẫu có sẵn và chứa đựng các thông tin có lợi cho khách hàng nhưng không nêu được những điểm mấu chốt có thể dẫn đến quyết định cho vay hay không cho vay. Về phía người xét duyệt cho vay hay cấp bảo lãnh tín dụng, mặc dù hồ sơ vay phải xét duyệt không quá nhiều nhưng kinh nghiệm non kém và thời gian hạn hẹp và cán bộ không có thời gian đọc kỹ tờ trình thẩm định của nhân viên tín dụng nên dễ bị đi theo những điều kiện nhân viên tín dụng đã chỉ ra mà quyết định xét duyệt cho vay. Mặt khác, người xét duyệt cũng dễ rơi vào sai lầm do cảm thấy yên tâm sau khi đọc các thông tin về tài sản thế chấp hoặc quá tin tưởng vào các thông tin do nhân viên tín dụng đưa ra và sự kiểm tra trước đó của cấp dưới. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ hàng đầu trong các nguyên nhân chủ quan từ phía Quỹ. ô) Rủi ro tín dụng do hệ thống kiểm soát khi cho vay không chặt chẽ và kém hiệu quả. Thang trả lời Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 14% 43% 29% 0% 14% Tỷ lệ chọn 70,59% Cho dù quyết định cho vay hay bảo lãnh tín dụng đúng đối tượng, đúng mục đích, đúng phương án vay vốn khả thi nhưng nếu không kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và hoàn tất đầy đủ các thủ tục cho vay cần thiết sẽ tạo ra sơ hở về sử dụng vốn vay hoặc gây bất lợi cho ngân hàng và Quỹ khi có tranh chấp. Thực tế tại Quỹ, mỗi cán bộ tín dụng phải phụ trách số lượng hồ sơ chưa nhiều, xong áp lực phải phục vụ khách hàng nhanh chóng, làm hài lòng khách hàng, nên việc sai sót trong khi cho vay là điều không tránh khỏi. Những sai sót trong quá trình phát vay, và sau bảo lãnh tín dụng lại được phát hiện là khá phổ biến trong báo cáo của Ban Kiểm soát nội bộ sau đợt kiểm soát định kỳ vào cuối các tháng, Quý vừa qua. Theo kết quả khảo sát, nguyên nhân này chiếm tỷ lệ thứ năm trong các nguyên nhân. ơ) Rủi ro tín dụng do ý muốn chủ quan của người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền. Thang trả lời Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít Tỷ lệ chọn 0% 29% 71% 0% 0% 64,71% Theo ý kiến của các cán bộ tín dụng Quỹ, họ rất sợ điều này vì nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ, khách hàng lại vay nhiều tiền tại Quỹ hoặc xin cấp bảo lãnh tín dụng với món vay giá trị lớn. Khi người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền của cán bộ tín dụng phân công cho họ thẩm định những hồ sơ vay, xin cấp bảo lãnh mà người đi vay có mối quan hệ thân thiết với người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền và bị chỉ định phải tìm cách cho vay hay cấp bảo lãnh. Cán bộ tín dụng thường bị thúc ép về thời gian thẩm định và thiếu tính khách quan khi đề xuất cho vay do phải bỏ qua những yếu tố không tốt và không thẩm định kỹ càng. Nhà quản lý thường không thừa nhận rủi ro tín dụng do nguyên nhân này vì họ cho rằng không một nhà kinh doanh nào lại muốn tạo rủi ro cho mình và ngay cả trong trường hợp quyết định về những khoản cho vay ưu đãi so với bình thường, họ cũng đã có sự cân nhắc. Theo kết quả khảo sát, nguyên nhân này chiếm tỷ lệ thứ sáu tại Quỹ. p) Lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ của Quỹ. Thang trả lời Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 0% 57% 29% 0% 14% Tỷ lệ chọn 70,59% Kiểm soát nội bộ là xem xét, đối chiếu và đánh giá tính tuân thủ của các hoạt động, nghiệp vụ, quyết định, chính sách, v.v so với luật và các qui định của cơ quan quản lý nhà nước. Tại Quỹ, kiểm soát nội bộ bao gồm một trưởng ban kiểm soát và hai thành viên, những cán bộ này làm việc kiêm nhiệm. Mặc dù cơ chế kiểm soát nội bộ được thiết lập do nhu cầu kiểm soát các hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp một cách thường xuyên liên tục và đảm bảo tính tuân thủ nhằm hạn chế và kiểm soát những rủi ro có thể phát sinh trong qui trình nghiệp vụ và hoạt động của Quỹ, nhưng do ban kiểm soát làm việc kiêm nhiệm nên về mặt thời gian bị hạn chế rất nhiều trong khi yêu cầu của kiểm tra kiểm soát nội bộ nội bộ là ở tính thời gian vì nó cần sự nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng khi mà các phòng ban tín dụng và cấp bảo lãnh tín dụng của Quỹ đang chạy theo kế hoạch về doanh số cấp tín dụng và doanh số cấp bảo lãnh. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên lộ trình tăng trưởng tín dụng. Trong thời gian qua, hoạt động kiểm tra nội bộ của Quỹ chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Nguyên nhân nằm trong kế hoạch chỉ đạo hành động kiểm soát nội bộ từ Ban điều hành Quỹ chưa đủ mạnh, thứ hai là do thiếu nhân sự, thiếu thời gian. Hệ quả của việc lõng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ tại Quỹ, là nhiều sai phạm trong thẩm định, trong phát vay, theo dõi sau khi cho vay không được phát hiện kịp thời mà lẽ ra các sai phạm này phải được ngăn chặn ngay từ đầu, dẫn đến các hàng loạt công tác khắc phục hậu quả đang phải thực hiện. Quỹ cũng đã có kế hoạch để sử dụng ban kiểm soát chuyên trách nhằm tăng hiệu quả kiểm tra kiểm soát nội bộ giảm thiểu tối đa những rủi ro tín dụng. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ thứ năm tại Quỹ theo kết quả khảo sát. q) Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thang trả lời Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 0% 6% 29% 0% 65% Tỷ lệ chọn 29,41% Một số vụ việc nợ xấu phải xử lý trong thời gian vừa qua tại Quỹ có liên quan đến sự tiếp tay của một số cán bộ tín dụng cùng với khách hàng làm sai lệch hồ sơ vay như: dù doanh nghiệp chưa đủ điều kiện để được cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng nhưng vẫn đề xuất cấp tín dụng, bảo lãnh tín dung; nâng giá tài sản thế chấp cầm cố lên quá cao so với thực tế để tăng hạn mức cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng... giá trị của những tổn thất này không hề nhỏ. Hậu quả là Quỹ phải tăng tỷ lệ trích lập dự phòng cho các khoản tổn thất đang chờ xử lý, không rõ có thu hồi tài sản được hay không, làm giảm lợi nhuận kinh doanh. Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng. Rủi ro tín dụng do nhân viên tín dụng thiếu trung thực và có ý đồ gian lận sẽ dễ dàng xảy ra khi ngân hàng quản lý tín dụng lõng lẻo, sơ hở và các điều kiện cám dỗ nhân viên tín dụng quá thuận lợi. Hầu hết các cán bộ quản lý Quỹ được phỏng vấn đều bày tỏ lo ngại về vấn đề này vì họ cho rằng để việc xét duyệt cho vay đúng đắn có thể dựa trên kinh nghiệm nghề nghiệp, sự xét đoán và nhiều nguồn thông tin, để hạn chế được rủi ro pháp lý có thể nhờ sự tham vấn của luật sư, để kiểm soát cho vay chặt chẽ có thể dựa vào quy trình tín dụng và cơ chế cho vay ngặt nghèo. Nhưng nếu nhân viên tín dụng cố ý gian lận, thông đồng với khách hàng thì nhà quản lý có thể không phát hiện ra được. u) Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay, hệ thống cảnh báo sớm về các khoản cho vay, hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề không hiệu quả nên không can thiệp kịp thời. Thang trả lời Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 0% 71% 29% 0% 0% Tỷ lệ chọn 70,59% Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc giám sát và quản lý sau khi cho vay, tại Quỹ vẫn có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ đựơc hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng ngân hàng cũng như cán bộ của Quỹ - đơn vị cam kết bảo lãnh cho món vay. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và Quỹ nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua Quỹ chưa thực hiện tốt công tác này, sau đây là một số nguyên nhân: Một là nhân viên tín dụng bị cuốn vào việc ưu tiên giải quyết các hồ sơ mới đế có doanh số, một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà ngân hàng yêu cầu. Hai là Quỹ có qui định rõ về việc kiểm tra sau khi cho vay, cấp bảo lãnh tín dụng nhưng lõng lẻo trong việc kiểm soát sự tuân thủ giám sát sau khi cho vay của nhân viên tín dụng, bao gồm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và tình hình thực tế của khách hàng. Vì thế, các nhân viên tín dụng đã không thực hiện đầy đủ quy định này hoặc thực hiện một cách đối phó. Do đó, đã xảy ra các tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khả năng không trả được nợ hoặc ngân hàng không biết được khách hàng đã ngừng hoạt động kinh doanh hay đang gặp khó khăn về tài chính, nên vẫn tiếp tục giải ngân trong hạn mức tín dụng đã cấp cho khách hàng. Ba là sự am tường của các cán bộ tín dụng về các đặc thù của ngành nghề kinh doanh của khách hàng còn hạn chế nên không thể kiểm soát được toàn bộ việc sử dụng vốn vay của khách hàng hoặc không hiểu được đặc điểm vòng quay vốn của khách hàng để xác định kỳ trả nợ cho hợp lý. Do không thể kiểm soát được toàn bộ việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đã xảy ra những trường hợp thất thoát vốn vay, nhất là khi Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoặc cho vay sản xuất nông nghiệp. Theo kết quả khảo sát, nguyên nhân này chiếm tỷ lệ thứ hai trong các nguyên nhân chủ quan về phía Quỹ. 3.5. Đánh giá chung về hoạt động quản lý rủi ro tại Quỹ Đầu tƣ, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang Từ kết quả Bảng câu hỏi khảo sát thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Quỹ, có thể rút ra được một số nhận xét về những ưu điểm và tồn tại như sau: 3.5.1. Về việc thiết lập một môi trƣờng quản trị rủi ro tín dụng tốt - Những ưu điểm: Quỹ đang ngày càng nổ lực hoàn thiện bộ máy tổ chức của mình để nâng cao năng lực quản trị điều hành vì đó là điều kiện tiền đề trong tiến trình hội nhập và nâng cao sức cạnh tranh của Quỹ. Phần lớn các cấp lãnh đạo đều ý thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với sự sống còn của Quỹ và sự cần thiết phải quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng. Ý thức được vai trò của bộ máy kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ đối với việc giám sát, kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của Quỹ, đặc biệt là đối với hoạt động cấp tín dụng, cấp bảo lãnh. Có sự chú trọng công tác đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ tín dụng của Quỹ. Cử cán bộ đi học nâng cao trình độ quản lý rủi ro tín dụng và đánh giá tín dụng. Chính sách tín dụng của Quỹ có mục tiêu cụ thể về phát triển tín dụng và tập trung phát triển tín dụng vào những lĩnh vực an toàn cho Quỹ. - Những tồn tại: Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang còn bất cập về cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị điều hành. Phân định chưa rõ ràng giữa các chức năng, sự bất hợp lý của cơ cấu tổ chức là nguyên nhân dẫn đến việc quản lý và trao đổi thông tin kém hiệu quả trong nội bộ Quỹ. Trong chiến lược hoạt động Quỹ chưa có sự phân tích toàn diện liên quan đến các điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển ngành tài chính ngân hàng, thị trường dịch vụ, thị trường vốn, cũng như tính đến tình hình quốc tế. Điều này có thể thấy rõ qua các báo cáo tổng kết kinh doanh hàng năm. Có sự tập trung nguồn vốn vay trong một số khách hàng, nhóm khách hàng lớn. Cần có cơ chế tính toán phân bổ vốn hợp lý. Sự không tôn trọng một cách nhất quán các quy tắc kinh doanh của Quỹ tuy rằng bề ngoài vẫn là tuân thủ quy chế, quy định. Bị sức ép của quyền lực, mối quan hệ và quyền lợi của cá nhân hoặc của một nhóm người nào đó mà bỏ qua các nguyên tắc bảo đảm sự an toàn của Quỹ- nhất là trong hoạt động tín dụng và cấp bảo lãnh tín dụng. Sự không tôn trọng này đã vô tình kéo theo các cấp dưới cũng thực hiện sai các quy tắc nghiệp vụ. Đặt chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cao cho các cán bộ tín dụng, dẫn đến tình trạng cán bộ tín dụng vì thành tích ngắn hạn mà bỏ qua việc đánh giá các rủi ro dài hạn, không phân tích đến chất lượng tín dụng và không thực hiện đủ các thủ tục theo quy trình nghiệp vụ. Xuất hiện tình trạng cho khách hàng vay đảo nợ, cấu kết với khách hàng vay để cho vay không theo quy định. Hoạt động của Hội đồng quản trị còn mờ nhạt. Sự phối hợp, phân tích, tư vấn, báo cáo chia sẻ thông tin liên quan đến các rủi ro Quỹ còn rất yếu. Chủ yếu là hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Kiểm soát nội bộ thực hiện mỗi tháng một lần và mỗi quý một lần. Các hoạt động kiểm tra còn rời rạc, thời gian hạn hẹp. 3.5.2. Về việc nhận dạng, phân tích, đo lƣờng, theo dõi, cảnh báo và kiểm soát rủi ro tín dụng. - Những ưu điểm: Ý thức được hoạt động Quỹ tiềm ẩn nhiều loại rủi ro, năm 2013 Ban lãnh đạo Quỹ có sự chú trọng đến việc phân tích, đánh giá và quản lý các loại rủi ro chủ yếu như rủi ro tín dụng, rủi ro rủi ro cấp bảo lãnh. Định kỳ kiểm tra kiểm soát việc thực hiện trích lập dự phòng theo quy định đồng thời kiểm soát chặt chẽ các món vay từ khi mới có hồ sơ xin vay vốn hay xin cấp bảo lãnh. Về hoạt động tín dụng, Ban lãnh đạo Quỹ nhận biết được khá đầy đủ các loại rủi ro tín dụng trong điều kiện môi trường hoạt động kinh doanh tại Hà Giang và định lượng các loại rủi ro tín dụng theo đặc điểm hoạt động, chính sách tín dụng và năng lực của Quỹ.Về nghiệp vụ tín dụng, Quỹ đã xây dựng được quy trình tín dụng khá đầy đủ và kỹ càng, trong đó: Có sự phân công, phân nhiệm giữa cấp xét duyệt nghiệp vụ và những người thực hiện nhiệm vụ. Đảm bảo tính độc lập giữa chức năng thực hiện nghiệp vụ tín dụng và chức năng kế toán, giữa chức năng thực hiện nghiệp vụ tín dụng và chức năng bảo vệ tài sản, thu chi tiền. Việc xét duyệt và phê chuẩn tín dụng cũng được quy định khá chặt chẽ. Tồn tại sự kiểm soát quá trình xử lý thông tin về các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động tín dụng Quỹ như : kiểm soát chứng từ giải ngân, kiểm soát sự cập nhật vào hệ thống xử lý. Quy định về bảo quản, lưu trữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ tài sản đảm bảo. Thực hiện phân tích tín dụng để đánh giá tính hiệu quả và rủi ro của danh mục cho vay. - Những tồn tại. Chưa phân tích và định lượng một cách đầy đủ các loại rủi ro tín dụng và chưa xây dựng một quy trình giám sát đầy đủ nhằm hạn chế các loại rủi ro này và không có các kế hoạch để đối phó trong các trường hợp có biến động đột xuất của môi trường kinh doanh, sự thay đổi cơ cấu tổ chức, thay đổi công nghệ…. Hệ thống đánh giá tín dụng còn mang tính chất cảm tính, chủ quan nên việc xét duyệt cho vay phần nhiều dựa trên tài sản thế chấp và dựa trên sự trình bày của cán bộ tín dụng về khách hàng, thiếu sự kiểm tra, tái thẩm định lại thông tin. Các quy định nội bộ về hoạt động tín dụng chưa cụ thể hóa trách nhiệm của các cá nhân đối với việc thẩm định, kiểm tra, giám sát khoản vay và quản lý tài sản đảm bảo. Ví dụ như: trách nhiệm về sự xác thực của các thông tin nêu trong báo cáo thẩm định, trách nhiệm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và kiểm tra khách hàng, nội dung kiểm tra, định kỳ kiểm tra đối với từng khoản vay và tài sản đảm bảo. Trong quy trình tín dụng, chưa có quy định về việc ghi nhận vào sổ nhật ký tín dụng đối với từng khách hàng để tiện việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ giữa các cán bộ tín dụng. Thông thường, khi một cán bộ tín dụng nghỉ việc hay thuyên chuyển công tác, các hồ sơ vay do cán bộ đó đang phụ trách thường không được theo dõi tiếp sau đó một cách đầy đủ cho đến khi phát sinh nhu cầu vay tiếp theo có thể gặp khó khăn đối với cán bộ tín dụng mới do Quỹ không có quy định rõ ràng về trách nhiệm bàn giao và nội dung bàn giao các hồ sơ tín dụng giữa các cán bộ tín dụng. Sự phân công cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ vay không hợp lý, không đánh giá dựa trên năng lực thẩm định và số lượng hồ sơ đang quản lý của cán bộ tín dụng dẫn đến kết quả thẩm định, phân tích khoản vay có thể không chính xác. Hiệu quả xử lý đối với các khoản nợ xấu còn nhiều hạn chế, không theo dõi đầy đủ quá trình thực hiện thu hồi nợ của bộ phận xử lý nợ để đánh giá đúng các nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến cho tiến độ xử lý nợ chậm. Hệ thống báo cáo tín dụng , cấp bảo lãnh vẫn chưa kịp thời và đảm bảo độ chính xác. n tích tập trung. Các báo cáo chỉ thể hiện số liệu nhiều hơn là chỉ ra các nguyên nhân biến động. 3.5.3.Về chất lƣợng và hiệu quả của Bộ phận Giám sát tín dụng. - Những ưu điểm: Đối với hoạt động tín dụng, cấp bảo lãnh Quỹ có quy định các trưởng phòng nghiệp vụ bảo lãnh, trưởng phòng nghiệp vụ Đầu tư, Giám đốc, phó giám đốc ban điều hành trách nhiệm giám sát danh mục cho vay, cấp bảo lãnh của đơn vị mình và kiểm soát việc thực hiện nghiệp vụ của các nhân viên tín dụng thuộc cấp. Chú trọng đến công tác kiểm tra, kiểm toán định kỳ thông qua các cuộc kiểm soát nội bộ, đặc biệt đối với kiểm tra cấp bảo lãnh, cấp tín dụng. Việc kiểm toán định kỳ được thực hiện tại Quỹ theo kế hoạch hàng năm. Thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm (yêu cầu bắt buộc). - Những tồn tại: Hệ thống kiểm soát nội bộ tỏ ra không hiệu quả trong việc phát hiện kịp thời các sai phạm về nghiệp vụ tín dụng, về đạo đức nghề nghiệp. Chỉ đến khi phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi, mới bắt đấu truy tìm nguyên nhân và tìm cách khắc phục hậu quả. Sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra, giám sát Quỹ như Thanh tra Quỹ, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ chưa đồng bộ. Trong khi, các thủ tục trong quy trình nghiệp vụ tín dụng chưa được kiểm tra chặt chẽ, chưa được đánh giá một cách độc lập, khách quan. Đội ngũ kiểm toán nội bộ Quỹ còn thiếu về số lượng và chất lượng chuyên môn. CHƢƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI QUỸ ĐẦU TƢ, PHÁT TRIỂN ĐẤT VÀ BẢO LÃNH TÍN DỤNG TỈNH HÀ GIANG 4.1. Nhóm giải pháp về xây dựng hoàn thiện môi trƣờng quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ 4.1.1. Định kỳ xem xét lại các chiến lƣợc và chính sách rủi ro tín dụng quan trọng của Qũy, nâng cao năng lực của Hội đồng Quản trị , Ban Giám đốc điều hành. Đây là nhiệm vụ của Hội đồng quản lý và Ban Giám đốc điều hành. Các chiến lược phải phản ánh, bao quát được sự tương quan giữa mức độ chịu đựng rủi ro của ngân hàng so với mức lợi nhuận kỳ vọng phải đạt được trong trường hợp xảy ra các loại rủi ro tín dụng khác nhau. Các chiến lược được triển khai thành các chính sách, thủ tục để nhận dạng, đo lường, giám sát và kiểm soát các rủi ro tín dụng. Những chính sách và thủ tục này phải bao hàm các rủi ro tín dụng trong tất cả các hoạt động của ngân hàng, đối với từng khoản tín dụng và toàn bộ danh mục tín dụng. Các chính sách và thủ tục được triển khai và thực hiện một cách đúng đắn cho phép Quỹ có khả năng: Duy trì các tiêu chuẩn cấp phát tín dụng, cấp bảo lãnh tín dung một cách đúng đắn; Giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng; Nhận dạng và quản lý các vấn đề tín dụng. Các chính sách này phản ảnh và tác động trực tiếp đến hoạt động tác nghiệp hàng ngày của các bộ phận trong ngân hàng, áp đặt các hoạt động phải tuân thủ theo các chính sách, quy chế đã được phê duyệt bởi Hội đồng quản lý và Ban Giám đốc điều hành, nhằm đưa tất cả các hoạt động Quỹ nằm trong hành lang hoạt động an toàn. Thực tế cho thấy, trong tình hình mới luôn biến động hiện nay, một số các chính sách, quy chế có sự sửa đổi bổ sung cập nhật mới, còn một số khác thì chậm sửa đổi bổ sung, dẫn đến những khập khiểng, khó khăn trong hoạt động. 4.1.2. Nâng cao việc nhận dạng và quản trị rủi ro trong các sản phẩm và hoạt động của Quỹ. Trong quá trình xây dựng sản phẩm, để đảm bảo có thể nhận dạng được tất cả các rủi ro khác nhau, bắt buộc phải có sự tham gia và đóng góp ý kiến của các phòng ban có liên quan như: - Ban kiểm soát: đưa ra ký kiến tư vấn về mặt pháp lý - Phòng Kế toán tài chính : tham gia ý kiến về khía cạnh tài chính, kế toán, hạch toán, hiệu quả của việc quản lý rủi ro tín dụng. - Phòng nghiệp vụ bảo lãnh và Phòng nghiệp vụ đầu tư, phát triển đất: tham gia ý kiến về khía cạnh rủi ro của sản phẩm cũng như sự phù hợp của chiến lược chính sách của Quỹ và phương án đo lường, đánh giá những rủi ro tín dụng đang tồn tại. Định kỳ 6 tháng một lần, phải xem xét và đánh giá hiệu quả các mặt của sản phẩm và báo cáo lên hội đồng quản lý để có quyết định xử lý kế tiếp. 4.1.3. Nâng cao văn hóa kiểm soát rủi ro. Nâng cao nhận thức của các nhà quản lý cấp cao về các nguyên tắc kinh doanh tại Quỹ, sự tôn trọng pháp luật và sự cần thiết của việc xây dựng một mô hình quản lý rủi ro phù hợp với đặc điểm hoạt động của Quỹ. Cần thống nhất ý thức tuân thủ pháp luật và tôn trọng các quy tắc đạo đức kinh doanh xuyên suốt các cấp điều hành, quản lý của Quỹ. 4.1.4. Hoàn thiện chính sách tín dụng của Quỹ. Chính sách cấp tín dụng và bảo lãnh tín dụng là nền tảng và là kim chỉ nam cho các hoạt động tín dụng của Quỹ. Nội dung chính của Chính sách này gồm: định hướng phát triển tín dụng và mức độ chấp nhận rủi ro của riêng Quỹ; các nguyên tắc hành vi ứng xử đối với mối quan hệ nội bộ và tương tác với đối tác bên ngoài trong hoạt động của. Chính sách tín dụng của Quỹ nên được xây dựng theo hướng mở, tạo điều kiện cho Ban điều hành áp dụng một cách sáng tạo, linh hoạt để kịp thời thích nghi với môi trường kinh doanh cạnh tranh mạnh mẽ và yếu tố môi trường luôn thay đổi nhưng luôn phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật một cách cao nhất. Khi thực hiện chính sách tín dụng của Quỹ, không chỉ vì mục đích lợi nhuận mà còn có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển và thị vượng chung của cộng đồng song hành với môi trường xã hội lành mạnh và chống lại sự hủy hoại môi trường tự nhiên, đồng thời cam kế tuân thủ mọi quy định của pháp luật hiện hành trong các hoạt động của Quỹ. Không để các áp lực kinh doanh, thương mại làm ảnh hưởng đến các nguyên tắc, chuẩn mực, thói quen kinh doanh tốt đẹp, lành mạnh mà Quỹ đã lựa chọn làm nền tảng văn hóa doanh nghiệp của mình “Hoạt động vì múc đích phi lợi nhuận”, “Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh phát triển”. Chính sách phải dựa trên cơ sở phân tích thị trường, quy mô, năng lực của ngân hàng. Chính sách tín dụng phải gắn liền với các chiến lược kinh doanh . Chính sách tín dụng phải được truyền đạt đến từng cán bộ trong ban điều hành Quỹ. Chính sách tín dụng cần được xem xét lại định kỳ và được điều chỉnh lại sau khi phân tích, đánh giá tình hình thực tế hoặc khi có sự biến động lớn của môi trường kinh doanh có thể ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. 4.1.5. Nâng cao chất lƣợng chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng, Việc đào tạo cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ và mức độ am hiểu về các ngành nghề kinh doanh; phát triển các chính sách đãi ngộ nhân sự thích hợp. Đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, từng đối tượng khách hàng có đặc điểm đặc thù về sản xuất kinh doanh cụ thể. Cử cán bộ đi tham gia các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng do ngân hàng tổ chức. Cập nhật kiến thức nghiệp vụ và tập huấn các quy định pháp luật mới. Tăng cường công tác đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tiêu chuẩn cán bộ đồng thời phải có chính sách thu hút những người có năng lực vào làm việc, bố trí sử dụng cán bộ hợp lý, riêng đối với cán bộ tín dụng cần xây dựng quy chế thưởng phạt rõ ràng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm. Nhằm đảm bảo an toàn tín dụng, đủ nhân lực để đón bắt các cơ hội kinh doanh mới, việc tăng cường lực lượng cả về số lượng và chất lượng giúp đảm bảo nhịp độ tăng trưởng tín dụng đồng thời đảm bảo được chất lượng tín dụng. Chú trọng nâng cao mức độ hiểu biết của các cán bộ tín dụng về các đặc thù của ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, để hạn chế rủi ro trong cho vay, đã đến lúc cần phải chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn, có thái độ rõ ràng hơn đối với cán bộ của Quỹ: Về năng lực công tác: yêu cầu mỗi cán bộ của Quỹ, đặc biệt cán bộ có liên quan đến công tác cho vay không những phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nắm vững và thực hiện đúng các quy định hiện hành mà còn phảikhông ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng của khách hàng. Về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm: yêu cầu mỗi cán bộ của Quỹ phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Cán bộ ở cương vị càng cao, càng phải gương mẫu trong việc thực hiện quy chế cho vay; quy định về bảo đảm tiền vay; quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Quỹ và các văn bản có liên quan khác. Cần quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong công tác, đồng thời phải căn cứ vào kết quả công tác của họ để có đãi ngộ, đối xử công bằng: Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn. Đối với cán bộ có sai phạm, tùy theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải xử lý kỷ luật. Có như vậy, không những kỷ cương trong hoạt động tín dụng và uy tín của Quỹ sẽ ngày càng nâng cao mà chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể. Thường xuyên liên kết, tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, các khóa chuyên đề nâng cao trình độ. Nếu chưa gửi người đi đào tạo kịp thì có thể đào tạo tại chỗ, các giảng viên là lãnh đạo Phòng hay các chuyên viên có kinh nghiệm. Chọn những cán bộ có năng lực làm cán bộ nguồn, tập trung đào tạo và có các chính sách đãi ngộ thích hợp để đảm bảo khung nhân sự được ổn định bên cạnh các nhân sự mới. Xây dựng các chính sách đãi ngộ nhân sự để đảm bảo duy trì đủ nguồn nhân lực có chất lượng có thể đảm trách các hoạt động tín dụng của Quỹ. Việc tăng trưởng tín dụng hàng ngày không đồng bộ với số lượng và chất lượng của cán bộ tín dụng phụ trách dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Số lượng cán bộ tín dụng có kinh nghiệm hiện nay tại các phòng nghiệp vụ bảo lãnh và phòng nghiệp vụ cho vay đầu tư của Quỹ luôn thiếu và yếu. Đứng trước tính hình như vậy, việc xây dựng các chính sách đãi ngộ, thu hút nhân sự để bù đắp vào các lỗ hỏng nhân sự hiện nay là đòi hỏi bức thiết và cấp bách. 4.2. Nhóm giải pháp về điều hành quy trình cấp tín dụng , bảo lãnh tín dụng đúng và chuẩn xác. 4.2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá tín dụng, thiết lập các tiêu chí cấp tín dụng đúng đắn. Hệ thống đánh giá thẩm định tín dụng thường đi đôi vối các tiêu chí cấp tín dụng. Thiết lập các tiêu chí cấp phát tín dụng đúng đắn, đầy đủ, rõ ràng là cần thiết để đảm bảo an toàn tín dụng. Các tiêu chí được đặt ra như: tư cách khách hàng để được cấp tín dụng, cấp bao nhiêu, loại tín dụng gì , dưới các điều kiện gì và ràng buộc gì. Một cách tối thiểu , các thông tin phục vụ cho phê duyệt tín dụng phải bao gồm: mục đích vay vốn và nguồn trả nợ vay ; tính chính trực hay uy tín và danh tiếng của người vay hoặc đối tác; tiểu sử sơ lược về rủi ro hiện tại (bao gồm cả tính chất và tất cả khả năng rủi ro) của người vay hoặc đối tác, độ nhạy của nó đối với nền kinh tế và thị trường); lịch sử trả nợ của người vay và khả năng trả nợ hiện nay, dựa trên xu hướng tài chính trong quá khứ và dòng tiền hiện nay, một sự phân tích dự đoán về khả năng trả nợ dựa trên các bối cảnh hay tình huống khác nhau; tư cách pháp lý của người vay hoặc các đối tác để nhận khoản nợ vay; đối với tín dụngthương mại, sự thông thạo trong lĩnh vực kinh doanh của người vay, tình trạng lĩnh vực kinh doanh đó, định vị của lĩnh vực kinh doanh đó trong phân đoạn thị trường; các điều kiện, điều khoản ràng buộc cấp tín dụng bao gồm những thỏa ước, hợp đồng được thiết lập để hạn chế những thay đổi trong danh mục rủi ro tương lai của người vay. Một khi các tiêu chí cấp phát tín dụng đã được thiết lập, cần đảm bảo rằng Quỹ nhận được đầy đủ thông tin để ra quyết định cấp tín dụng. Những thông tin này cũng phục vụ cho công tác đánh giá tín dụng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Hiện tại cán bộ xây dựng được hệ thống chấm điểm, phân hạng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chủ yếu dùng cho việc áp dụng mức lãi suất cho vay. Cách thức xếp loại và phân hạng chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp để tính ra các chỉ số tài chính, trong khi bản thân các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp thường thiếu độ tin cậy. Do vậy, cơ sở để ra quyết định cho vay nhiều khi mang tính chất cảm tính, phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cấp xét duyệt và cán bộ tín dụng. Yêu cầu đặt ra cho Quỹ là cần phải xây dựng một hệ thống đánh giá, các tiêu chí cấp tín dụng đúng đắn, khoa học phù hợp với đặc điểm hoạt động của Quỹ, của khách hàng và của thị trường cho các loại hình vay và đối tượng cho vay khác nhau. Hệ thống đánh giá tín dụng sẽ đánh giá khoản vay và khách hàng vay dựa trên các yếu tố định lượng và định tính. Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở thống nhất để ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay trên toàn hệ thống ngân hàng. Việc xây dựng, đúc kết thành một hệ thống các tiêu chí như trên là chuyên đề luôn cần hoàn thiện. Đã có nhiều đề tài được khuyến khích nghiên cứu trong ngân hàng về vấn đề này nhưng đến hiện nay vẫn có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau dựa trên các kinh nghiệm thẩm định khác nhau. 4.2.2. Thiết lập và quản lý các hạn mức tín dụng Thiết lập và quản lý hạn mức tín dụng, bảo lãnh tín dụng. Một yếu tố quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng là thiết lập hạn mức tín dụng , bảo lãnh tín dụng cho khách hàng riêng lẻ hay nhóm khách hàng. Những hạn mức này được dựa trên tỷ suất rủi ro nội bộ được phân bổ cho khách vay riêng lẻ, nhóm khách vay liên kết hay các đối tác, nhóm đối tác. Các hạn mức được thành lập theo ngành công nghiệp, các phân khúc thị trường, vùng địa lý. Những hạn mức như vậy là cần thiết trong tất cả các hoạt động của tổ chức tín dụng liên quan đến rủi ro tín dụng. Tuy nhiên việc quản lý hạn mức cho vay đối với ngành và đối với từng khách hàng vay của các Quỹ còn rất nhiều sai phạm. Tình trạng cho vay vượt hạn mức vẫn xảy ra do nhu cầu kinh doanh của khách hàng vượt hạn mức được cấp. Yêu cầu quản lý được các hạn mức tín dụng đã thiết lập đòi hỏi cấp thiết nhằm duy trì sự an toàn chung cho hoạt động của Quỹ. Mở rộng hình thức đồng tài trợ với mục tiêu hợp lý hoá sử dụng nguồn vốn và giảm thiểu rủi ro. 4.2.3. Thiết lập qui trình cấp tín dụng rõ ràng, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro do yếu tố con ngƣời. Thiết lập qui trình cấp tín dụng rõ ràng. Thiết lập một quy trình rõ ràng về việc cấp một khoản tín dụng mới cũng như mở rộng các tín dụng hiện tại. Để duy trì danh mục tín dụng đúng đắn, ngân hàng phải thiết lập qui trình chính thức về đánh giá và phê duyệt cấp tín dụng. Việc phê duyệt phải làm đúng theo quy định đã được văn bản hóa và được cấp quản lý theo qui định phê duyệt. Mỗi một đề xuất cấp tín dụng phải được phân tích thận trọng bởi chuyên viên phân tích tín dụng thông thạo về qui mô và sự phức tạp của giao dịch. Một qui trìnhđánh giá hiệu quả thiết lập những yêu cầu tối thiểu về thông tin dùng cho việc phân tích. Cần có chính sách về các thông tin và tài liệu cần thiết để phê duyệt một khoản tín dụng mới, tái cấp phát khoản tín dụng hiện tại, thay đổi các điều kiện tín dụng đã duyệt trước đây. Mặc dù Quỹ đã thiết lập được qui trình cấp tín dụng trong đó qui định rõ trách nhiệm của từng bộ phận nhưng các sai phạm thẩm định vẫn xãy ra mà nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố con người. Do vậy, cần thực hiện một số giải pháp sau: Ngăn ngừa các hành vi lừa đảo của khách hàng. Xác minh rõ về nhân thân của khách hàng ngay trong quá trình thẩm định. Thận trọng với các khách hàng mới nhưng cũng không vì quá tin tưởng những khách hàng đã có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng mà bỏ qua các nguyên tắc nghiệp vụ. Thực hiện hệ thống kiểm soát chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay. Ngừng giải ngân hoặc thu hồi nợ trước hạn nếu phát hiện có bất kỳ dấu hiệu gian dối nào của khách hàng. Hạn chế sự gian lận, thiếu trung thực và các sai phạm nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Thiết lập hệ thống kiểm tra độc lập việc thực hiện nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Việc kiểm tra này có thể được thực hiện thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất bởi bộ phận Kiểm soát nội bộ, Kiểm toán nội bộ. Quy định rõ trách nhiệm của cán bộ tín dụng về tính xác thực của thông tin nêu ra trong báo cáo thẩm định, trách nhiệm kiểm tra, giám sát các khoản vay do mình thẩm định hoặc được phân công theo dõi. Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm có chủ ý của cán bộ tín dụng để làm gương cho toàn hệ thống của ngân hàng. Luân chuyển cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng, ví dụ: chỉ phụ trách khách hàng tối đa 02 năm, sau đó phải chuyển hồ sơ sang người khác tiếp tục thẩm định và quản lý. Có quy chế rõ ràng về khen thưởng, kỷ luật và tiến trình nghề nghiệp của nhân viên. Kiểm soát kết quả định giá tài sản đảm bảo, xác minh tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo phải có đầy đủ hồ sơ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản đối với tài sản đó và tính chân thực hợp lệ của tài sản. Cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra thực tế hiện trạng tài sản và thực hiện định giá tài sản đảm bảo. Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản, ngân hàng nên nghiên cứu xây dựng Bảng giá đất thị trường của từng khu vực. Khi kiểm tra lại kết quả định giá, cấp thẩm quyền sẽ áp giá cho từng bất động sản sau khi đối chiếu với các giấy tờ sở hữu về vị trí, diện tích. Đối với tài sản đảm bảo là động sản (máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển), quy định nhân viên thẩm định phải chụp hình hiện trạng, mô tả tình trạng hoạt động của tài sản và thu thập các chứng từ có liên quan. Trong trường hợp ngân hàng phát hiện tài sản được cầm cố sau đó có sự khác biệt so với mô tả ban đầu, nhân viên thẩm định phải chịu trách nhiệm nếu có sai phạm. Yêu cầu cán bộ tín dụng điều chỉnh bổ sung thêm thông tin nêu trong phần thẩm định tài sản đảm bảo hoặc bổ sung thêm các hồ sơ cần thiết để đảm bảo các thôngtin trong phần thẩm định tài sản đảm bảo của tờ trình là đầy đủ và chính xác. Ý kiến của người kiểm soát thống nhất hay không thống nhất với cách định giá và mức tối đa của giao dịch tương ứng trên tài sản đảm bảo và các ý kiến bổ sung. 4.2.4. Kiểm soát tăng trƣởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lƣợng tín dụng Tất cả việc mở rộng cấp tín dụng hay bảo lãnh tín dụng phải được thực hiện trên cơ sở kiểm soát được. Đặc biệt là việc cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng cho các cá nhân và tổ chức mà cần phải theo dõi và giám sát một cách chặt chẽ để kiểm soát và tối thiểu hóa các rủi ro của việc cho vay. Mở rộng tín dụng phải được xem xét trên cơ sở các tiêu chí và qui trình đã thiết lập. Điều này tạo ra hệ thống kiểm tra và cân bằng trong việc ra các quyết định cấp bảo lãnh, cấp tín dụng đúng đắn. Do vậy, các thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc không được can thiệp, làm sai với qui trình giám sát và cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng đã được thiết lập. Điều này là một trong những mối lo ngại của nhân viên tín dụng tại Quỹ khi thẩm định các khách hàng có mối quan hệ với Ban lãnh đạo Quỹ. Thực tế do áp lực doanh số, Quỹ đã cho vay, cấp bảo lãnh cho một số khách hàng có độ rủi ro cao, để lại các khoản nợ khó thu hồi. 4.2.5. Hạn chế rủi ro trong việc nhận bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Ngày 22/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định 85/2002/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng (TCTD). Theo Nghị định này thì bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là một trong những biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Theo đó, TCTD được xem xét, quyết định việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay khi đáp ứng các điều kiện sau: Đối với khách hàng vay: có mức vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và giá trị bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp tối thiểu bằng 15% vốn đầu tư của dự án hoặc phương án đó. Đối với tài sản: Tài sản hình thành từ vốn vay dùng làm bảo đảm tiền vay phải xác định được quyền sở hữu hoặc quyền quản lý, sử dụng; xác định được giá trị, số lượng và được phép giao dịch. Tiếp đến, ngày 19/5/2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có Thông tư 07/2003/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về bảo đảm tiền vay của TCTD. Triển khai tinh thần các thông tư và nghị định trên, Tổng Giám đốc Quỹ đã ban hành quyết định 1065/QĐ-TGĐ ngày 31/10/2003 Hướng dẫn nhận tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay, theo đó: Mức cho vay đối với bất động sản hình thành từ vốn vay: tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo không quá 80%. Mức cho vay đối với động sản hình thành từ vốn vay: máy móc thiết bị mới 100%, phương tiện vận tải chưa đăng ký lưu hành, hàng hóa nguyên vật liệu: tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo không quá 70%. Quy định nêu trên không những đã góp phần tạo thuận lợi cho khách hàng có đủ điều kiện để được vay vốn và cấp bảo lãnh tín dụng, đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh, mà Quỹ cũng nhờ đó mở rộng quy mô đầu tư tăng trưởng tín dụng. Chỉ cần khách hàng có đủ 20%~30% số vốn tự có chiếm trong tổng giá trị dự án đầu tư là xem xét, nhận tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm để cho vay. Chính vì vậy, đại bộ phận khách hàng, đặc biệt là số khách hàng có tài sản, vốn không nhiều, nhưng nhờ được Quỹ cho áp dụng biện pháp này, nên đã vay được số vốn lớn, nhờ đó đón lấy được cơ hội đầu tư sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả, trả nợ đúng hạn. Quan hệ giữa khách hàng và Quỹ vì thế ngày càng thêm gắn bó.Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình từ vốn vay cũng đã và đang bộc lộ một số nhược điểm, đó là: Với mức vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh tối thiểu bằng 20%~30% tổng mức vốn đầu tư là có thể được Quỹ xem xét cho vay hoặc cấp bảo lãnh, đồng thời nhận tài sản làm tài sản bảo đảm, nên đã nẩy sinh tâm lý chủ quan, ỷ lại từ phía khách hàng. Nhiều khách hàng khi gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, chưa nỗ lực tìm biện pháp để tháo gỡ, mà thường trông chờ, ỷ lại vào ngân hàng. Bởi theo họ, với mức vốn tự có là 20%~30% chiếm trong tổng giá trị dự án, một tỷ lệ rất nhỏ so với tỷ lệ vốn ngân hàng đã tham gia nên nếu như dự án không hiệu quả thì trước hết, bên bị thiệt hại nhiều hơn là ngân hàng chứ không phải họ. Thực tế cho thấy có một số hồ sơ của Quỹ đã lâm vào tình cảnh này nên đành “đâm lao phải theo lao”, phổ biến là gia hạn nợ, cho vay thêm hoặc tìm mọi biện pháp tháo gỡ để hạn chế rủi ro, nhưng kết quả không đạt được như mong muốn. Đặc biệt đối với các dự án có giá trị lớn, thời gian thực hiện dài, việc theo dõi, quản lý tài sản thường phức tạp nên mức độ rủi ro lại càng gia tăng. Có dự án kém hiệu quả gây đọng vốn vài chục tỷ đồng, nhưng xử lý tài sản hình thành vốn vay để thu hồi nợ thì cực kỳ phức tạp. Nghiêm trọng hơn, một số khách hàng còn khai thác sự thông thoáng trên để lừa đảo. Thủ đoạn mà họ thường sử dụng là lợi dụng sơ hở của Quỹ trong quản lý, giám sát tài sản hình thành từ vốn vay, nhất là đối với vật tư, hàng hoá tham gia vào dự án để nâng khống số lượng, giá trị vật tư, hàng hoá lên gấp nhiều lần so với số lượng, giá trị thực tế với mục đích rút hết phần vốn của họ, thậm chí rút sang cả vốn của ngân hàng đã đầu tư ra khỏi dự án nhằm chiếm đoạt. Hậu quả là không những dự án kém chất lượng hoặc không hoàn thành, không phát huy tác dụng mà giá trị đích thực của chúng, tức tài sản hình thành từ vốn vay cũng giảm đi rất nhiều. Vì vậy, nếu Quỹ có áp dụng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ thì giá trị tài sản có khả năng xử lý thu hồi nợ là rất thấp so với số vốn Quỹ đã đầu tư. Và như vậy, rủi ro, tổn thất cho Quỹ là rất lớn. Xuất phát từ thực trạng trên, để hạn chế rủi ro trong việc nhận tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay, kiến nghị: - Khi nhận bảo đảm tiền vay bằng tài sản, Quỹ cần phân loại khách hàng và vận dụng linh hoạt điều kiện về mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án cho phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể: Nếu là khách hàng truyền thống, có uy tín với ngân hàng thì chỉ cần có mức vốn tự có tham gia vào dự án bằng 20%~30% tổng giá trị dự án đầu tư là Quỹ có thể nhận tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm để xem xét cho vay. Nếu là khách hàng mới quan hệ tín dụng, hoặc khách hàng ít tín nhiệm hơn thì tuỳ từng trường hợp mà tỷ lệ trên cần áp dụng ở mức cao hơn. Như vậy, không những vừa tạo ra được sự thông thoáng cần thiết, nhưng đồng thời cũng gắn trách nhiệm của khách hàng với tài sản nhiều hơn để khi cần xử lý tài sản thu hồi nợ đỡ bị thiệt thòi cho Quỹ. - Cần tăng cường quản lý tài sản hình thành từ vốn vay, đặc biệt là vật tư hàng hoá tham gia vào dự án thông qua khâu thanh toán vốn. Muốn vậy, khi cho vay Quỹ nên thoả thuận với khách hàng cho vay theo dự án, giải ngân thanh toán trên cơ sở chứng từ, hoá đơn liên quan đến giá cả vật tư, hàng hoá tham gia vào dự án nhưng phải được kiểm soát chặt chẽ. Khi cần thiết có thể tiến hành kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu trên chứng từ, hoá đơn với thực tế phát sinh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nâng khống số lượng, giá trị vật tư, hàng hoá để tham ô, lợi dụng. 4.3. Nhóm giải pháp về duy trì Quy trình đo lƣờng và giám sát tín dụng hiệu quả. 4.3.1. Tăng cƣờng kiểm soát việc theo dõi sau khi cho vay. Quy định chặt chẽ trách nhiệm của cán bộ tín dụng về việc giám sát sau khi cho vay, bao gồm: kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra định kỳ tình hình thực tế của khách hàng và kiểm tra tình trạng của tài sản đảm bảo. Nội dung kiểm tra và kết quả kiểm tra phải được ghi nhận vào Biên bản, trong đó nêu rõ: Việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích không. Nêu rõ nguyên nhân gây ra sự sai lệch. Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu. So sánh thực tế dự án so với dự kiến ban đầu. Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của khách hàng (khách hàng doanh nghiệp) hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập (khách hàng cá nhân). Đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi này đến khả năng trả nợ. Tình hình các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất-kỹ thuật tại thời điểm kiểm tra. Tình hình doanh thu, công nợ. Ý kiến của khách hàng về kế hoạch trả nợ trong trường hợp có các thay đổi ảnh hưởng đến việc trả nợ. Sự hiện hữu và tình trạng của tài sản cầm cố, thế chấp. Các thông tin khác (nếu có). Nhận xét của cán bộ tín dụng về việc sử dụng vốn vay và tình hình của khách hàng vay. Nếu có dấu hiệu bất thường nào của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khoản vay, cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Ban lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp. Yêu cầu khách hàng chuyển các giao dịch về tài khoản tại Quỹ để có thể quan sát và theo dõi tình hình kinh doanh của khách hàng có những thay đổi bất thường nào không. Đây là cách giám sát từ xa. Khi có sự thay đổi về nhân sự quản chuyển giao hồ sơ từ cán bộ tín dụng này sang cán bộ tín dụng khác, cần quy định cụ thể trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao. Có thể quy định việc lập sổ nhật ký tín dụng về các lần phát vay, thu nợ, biến động tài sản đảm bảo, tình hình kinh doanh và tài chính để đảm bảo sự liên tục, thuận tiện trong việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ giữa các cán bộ tín dụng. 4.3.2. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề sau khi cho vay Định kỳ hàng tháng, mỗi cán bộ tín dụng phải báo cáo về tình trạng của khách hàng vay khách hàng dược cấp bảo lãnh, tình trạng tài sản đảm bảo, tình hình phát vay, cấp bảo lãnh, nhận nợ vay bắt buộc, thu nợ trong kỳ của từng khách hàng vay do mình phụ trách cho Trưởng phòng Nghiệp vụ bảo lãnh, Trưởng phòng nghiệp vụ đầu tư. Nếu nghi ngờ có dấu hiệu rủi ro cho khoản vay, món được cấp bảo lãnh, các cấp thẩm quyền phải trao đổi với cán bộ tín dụng phụ trách và trực tiếp gặp khách hàng để xác minh thêm. Trách nhiệm của người phụ trách bộ phận tín dụng của mỗi đơn vị, chi nhánh của Quỹ là phải luôn giám sát thường xuyên danh mục cho vay của đơn vị mình, hiểu rõ các khách hàng vay chủ yếu và kiểm tra được công việc thực hiện của các cán bộ tín dụng thuộc cấp. Phân tích đầy đủ và kịp thời về hoạt động tín dụng của từng đơn vị trong hệ thống và đánh giá tổng thể danh mục tín dụng của toàn Quỹ. Để làm được điều này, đòi hỏi chất lượng của hệ thống báo cáo tín dụng, mức độ cập nhật thông tin và yêu cầu nghiêm ngặt về trách nhiệm báo cáo, giải trình của cán bộ phòng. Định kỳ hàng quý, đánh giá lại chất lượng hoạt động tín dụng của từng phòng ban nghiệp vụ. Từ kết quả đánh giá từng phòng, Ban Giám đốc sẽ thực hiện điều chỉnh chính sách tín dụng và thay đổi cách thức giám sát đối với đơn vị đó nếu thấy cần thiết. 4.3.3. Nâng cao chất lƣợng hệ thống báo cáo tín dụng và hiệu quả phân tích hoạt động tín dụng. Tăng cường sự kiểm soát quá trình xử lý thông tin của bộ phận Kế toán, Ngân quỹ và Giao dịch của Quỹ đối với nghiệp vụ hạch toán nợ vay, giải ngân, chi tiền, thu nợ, kiểm kê quỹ và điều chỉnh thông tin của các khoản vay trong hệ thống xử lý. Nguyên tắc kiểm soát là “ luôn có một người kiểm tra độc lập việc thực hiện nhập liệu thông tin của người thực hiện”, “ luôn có sự đối chiếu, kiểm tra thường xuyên giữa chứng từ hạch toán kết xuất từ hệ thống với các chứng từ nhập liệu, giữa phòng kế toán và hai phòng nghiệp vụ. Độ an toàn sẽ cao hơn nếu hệ thống công nghệ thông tin của Quỹ có tính bảo mật cao, hạn chế quyền truy cập, chỉnh sửa, xóa và có thể ghi nhận lại mọi sửa đổi, cập nhật để báo cáo cho cấp có thẩm quyền. Để đạt được hiệu quả trong phân tích hoạt động tín dụng, các chuyên viên phân tích cần phải có sự am hiểu về các điều kiện của môi trường kinh doanh, về nghiệp vụ tín dụng, về các ngành nghề kinh doanh. Để có biện pháp sử lý kịp thời các khoản nợ quá hạn và hạn chế tình trạng gia hạn nợ tùy tiện phụ thuộc vào khả năng sử lý và hệ thống thông tin của cán bộ nghiệp vụ Quỹ. Dựa trên báo cáo của cán bộ nghiệp vụ Quỹ, lãnh đạo ban điều hành có thể phát hiện ra các khoản nợ trễ hạn chưa thanh toán đủ và yêu cầu các cấp có liên quan phải giải trình lý do và chịu trách nhiệm về nội dung giải trình. Bên cạnh đó, Quỹ cũng phải quy định chặt chẽ về các điều kiện gia hạn nợ và quy định. Quỹ cần quy định rõ ràng trách nhiệm giải trình của từng cấp tại Quỹ về các nguyên nhân tăng giảm dư nợ tín dụng hoặc nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, trễ hạn tại đơn vị cũng như các biện pháp đã áp dụng để xử lý. 4.3.4. Quản lý có hiệu quả việc xử lý các khoản nợ xấu và trích lập dự phòng đầy đủ. Bộ phận kế toán phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Quỹ phải thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý về tiến độ xử lý các khoản nợ xấu, giải thích rõ nguyên nhân chưa xử lý được và đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ xấu. Ban kiểm soat có trách nhiệm kiểm tra định kỳ hoạt động xử lý nợ theo kế hoạch và chương trình kiểm toán đã định giống như đối với kiểm toán các hoạt động khác. Trong quá trình này, kiểm soát nội bộ sẽ đánh giá hiệu quả và các biện pháp tích cực thu hồi nợ của bộ phận xử lý nợ. Định kỳ hàng quý, báo cáo các khoản nợ quá hạn theo số ngày quá hạn, tình hình xử lý và đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ này phải được gửi lãnh đạo Ban Điều hành Quỹ để xem xét quyết định mức trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng. 4.4. Giải pháp về đẩy mạnh công tác kiểm soát rủi ro tín dụng. Việc làm này nhằm mục đích quan trọng là xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh. Hiện Quỹ đang áp dụng hệ thống kiểm soát nội bộ kiêm nhiệm. Về năng lực hoạt động của ban kiểm soát nội bộ, cần phải hoàn thiện về nhiều mặt. Trong thời gian qua bộc lộ nhiều yếu kém, để xảy ra nhiều khoản nợ xấu có giá trị lớn, không phát hiện và chấn chỉnh kịp thời. Hệ thống kiểm soát nội bộ có một vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp nói chung và của một TCTD nói riêng. Theo định nghĩa của Viện Kiểm toán quốc tế, “Hệ thống kiểm soát nội bộ” là tập hợp bao gồm các chính sách, quy trình, quy định nội bộ, các thông lệ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng, được thiết lập và được tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng và đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra. Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập nhằm các mục tiêu: Bảo đảm cho Quỹ hoạt động tuân thủ pháp luật và các quy định, quy trình nội bộ về quản lý và hoạt động, và các chuẩn mực đạo đức do ngân hàng đặt ra. Đảm bảo mức độ tin cậy và tính trung thực của các thông tin tài chính và phi tài chính. Bảo vệ, quản lý và sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế và hiệu quả. Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát chịu trách nhiệm cuối cùng về mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Để Ban kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả và phát huy tốt vai trò kiểm tra, kiểm soát của mình, phải đảm bảo các yếu tố sau: - Tiêu chuẩn đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ: Có phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật và sự nhìn nhậnkhách quan. Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về quản trị kinh doanh và các nghiệp vụ ngân hàng. Có bằng cử nhân các chuyên ngành phù hợp, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ. Có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin. Có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ. Ngoài các điều kiện tiêu chuẩn trên, trưởng , Trưởng phòng Kiểm soát nội bộ tối thiểu phải có bằng cử nhân thuộc các chuyên ngành ngân hàng, kinhtế, tài chính hoặc có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tối thiểu là 03 năm. - Mọi bước thực hiện, phương pháp kiểm tra, bằng chứng kiểm soát và kết quả kiểm tra phải được lưu trong hồ sơ kiểm toán như là bằng chứng xác minh và đánh giá công việc thực hiện của kiểm soát viên. KẾT LUẬN Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, Quỹ đang đứng trước các thách thức về cạnh tranh và hội nhập quốc tế, càng đòi hỏi khắc khe hơn các tiêu chuẩn về sự an toàn, lành mạnh về tài chính, về năng lực điều hành và quản trị rủi ro. Do đó việc quản lý rủi ro tín dụng của Quỹ đối đối với nghiệp vụ tín dụng nói riêng là một yêu cầu bức thiết và quan trọng, nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế trong quá trình hoạt động và phát triển của một ngân hàng thương mại. Hoạt động của Quỹ luôn hàm chứa rủi ro, đặc biệt và thường xuyên là rủi ro tín dụng và cấp tín dụng. Do đó, để có sự tăng trưởng ổn định cần thiết phải tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, giúp giảm dần việc trích lập dự phòng rủi ro, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của toàn ngân hàng. Do đó, việc đề ra những giải pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ thật sự là mối quan tâm hàng đầu. Xuất phát từ thực trạng trên, luận văn cố gắng nhận dạng và hệ thống hóa được các loại hình rủi ro tín dụng hiện nay tại Quỹ; phân tích và làm rõ những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Quỹ; vận dụng những cơ sở lý luận và kinh nghiệm quản trị rủi ro quốc tế ; kết hợp với những ý kiến đóng góp tổng hợp từ kết quả phỏng vấn, thảo luận, trao đổi với các nhà quản lý, cán bộ tín dụng tại các Phòng ban của Quỹ. Từ đó, đề ra những giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng mang tính thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư, Phát triển đất vào Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày12 tháng 12 năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004; 2. Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 3. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 4. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 5. Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09/3/2005 về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam và Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 28/2005/NĐ-CP 6. Nghị định số 138/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/8/2007: Về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương 7. Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước 8. Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro trong ngân hàng Basel I&II - Ủy ban giám sát ngân hàng Basel. 9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2010.Quyết định số 493/2005/QĐNHNN ngày 22/4/2005 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Hà Nội, tháng 4 năm 2005. 10. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2010.Quyết định số 18/2007/QĐNHNN ngày 25/4/2005 Về việc sửa đổi bổ sung một số điều Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Hà Nội, tháng 4 năm 2005. 11. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2010. Thông tư 13/2010/TT-NHNN Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Hà Nội, tháng 5 năm 2010. 12. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2010. Thông tư 15/2010/TT-NHNN Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Hà Nội, tháng 6 năm 2010. 13. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2011. Thông tư 44/2011/TT-NHNN Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội, tháng 12 năm 2011. 14. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2012. Quyết định số 780/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gia hạn nợ. Hà Nội, tháng 4 năm 2012. 15. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư 19/2013/TT-NHNN về việc quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Hà Nội, tháng 9 năm 2013. 16. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để sử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội, tháng 01 năm 2013. 17. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư 04/CT-NHNN về việc phân loại nợ đối với nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, sử lý nợ xấu. Hà Nội, tháng 9 năm 2013. 18. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư 12/2013/TT-NHNN về việc sửa đểi một số điều của thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội, tháng 9 năm 2013. 19. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, 2010. Quyết định 4121/QĐ- UBND V/v Ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang. Hà Giang tháng 12 năm 2010. 20. Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang, 2012. Quyết định số 17/QĐ-BĐH quyết định về việc Quy định mức trích lập dự phòng rủi ro nghiệp vụ của Quỹ Đầu tư, phát triển đất và bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang. Hà Giang, tháng 4 năm 2012. 21. Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang, 2013. Biên bản kiểm tra báo cáo tài chính và các hoạt động nghiệp vụ của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang Quý IV/2012 và cả năm 2012. Hà Giang tháng 01 năm 2013. 22. Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang, 2014. Biên bản kiểm tra báo cáo tài chính và các hoạt động nghiệp vụ của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang Quý IV/2013 và cả năm 2014. 23. Trần Thứ Ba,2011. Hệ thống kiểm soát nội bộ. (http://www.faa.edu.vn/1444-h-thng-kim-soat-ni-bi/) 24. Nguyễn Ma ̣nh Phát , 2012. Quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội . Luận văn thạc sĩ , Trường Đa ̣i học Quốc gia Hà Nô ̣i Trường Đa ̣i học Kinh tế. 25. Trần Trung Tường, 2011. Quản trị tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đề án tiến sĩ, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. 26. Lê Trọng Quý, 2008. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Công thương Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp.Đề tài nghiên cứu của sinh viên, Trường Đại Học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. 27. Phan Thị Thu Hà, 2006. Rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam - Cách tiếp cận từ tính chất sở hữu. Tạp chí Ngân hàng tr 10-12. 28. Peter Rose, 2001. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính. PHỤ LỤC Phụ lục 1 Tên đơn vị: Quỹ Đầu tƣ, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang Tên cán bộ: Ví trí công tác: Câu hỏi chung STT 1 2 3 Câu hỏi Cơ cấu tổ chức của Quỹ có phụ hợp để thực hiện kiểm soát và quản lý rủi ro không Các phương pháp về quản lý rủi ro thị trường, tín dụng, hoạt động, pháp lý và công nghệ có phù hợp không Đã có đội ngũ cán bộ có kỹ năng phù hợp để thực hiện quy trình và giám sát các giao dịch tài chính phức tạp chưa Xin chân thành cảm ơn! Thang trả lời Tốt Trung bình Kém 70,6% 29,4% 0% 17,6% 76,5% 5,9% 35,1% 52,9% 12% Phụ lục 2 Tên đơn vị: Quỹ Đầu tƣ, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang Tên cán bộ: Vị trí công tác: Thang trả lời Số TT Câu hỏi Rất nhiề u NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN TỪ MÔI TRƢƠNG KINH DOANH 1 Sự thay đổi của mỗi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh 2 Sự tấn công của hàng nhập lậu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3 Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa thực sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến Nhiề Trung u bình Ít Rất Chọ ít n Thang trả lời Số TT Câu hỏi Rất nhiề u chất lượng khoản vay 4 Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả cuả cơ quan pháp luật cấp địa phương 5 Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước 6 Hệ thống thông tin tín dụng còn bất cập 7 Thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào tăng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ RỦI RO TÍN DỤNG RO NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN TỪ PHÍA KHÁCH HÀNG 8 Sử dụng vốn sai mục đích so với phương án kinh doanh khi giải ngân 9 Năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng Nhiề Trung u bình Ít Rất Chọ ít n Thang trả lời Số TT Câu hỏi Rất nhiề u quản lý 10 Khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng dưới một danh nghĩa hay nhiều thực thể khác nhau nên thiếu sự phân tích trên tổng thể, khó theo dõi được dòng tiền dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền. 11 Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, che dấu các khoản lỗ. 12 Chưa thực sự thay đổi quan điểm còn xem vốn ngân hàng là vốn nhà nước, nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thì Quỹ chịu, Quỹ thua lỗ thì nhà nước chịu 13 Khách hàng kinh doanh thua lỗ, hàng hóa sản xuất ra không bán được, không trả được nợ vay ngân hàng, Quỹ. Nhiề Trung u bình Ít Rất Chọ ít n Thang trả lời Số TT Câu hỏi Rất nhiề u 14 Rủi ro tín dụng do khách hàng cố ý lừa đảo. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN TỪ PHÍA QUỸ 15 Rủi ro tín dụng do thiếu thông tin khi thẩm định và khi quyết định cho vay nên dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm 16 Rủi ro tín dụng do hệ thống kiểm soát khi cho vay không chặt chẽ và kém hiệu quả 17 Rủi ro tín dụng do ý muốn chủ quan của người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền 18 Lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ của Quỹ 19 Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ 20 Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay, hệ thống cảnh báo sớm về các khoản cho vay, hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề không hiệu Nhiề Trung u bình Ít Rất Chọ ít n Thang trả lời Số TT Câu hỏi Rất nhiề u quả nên không can thiệp kịp thời. 21 Do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm được giao, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng tín dụng. Xin chân thành cảm ơn! Nhiề Trung u bình Ít Rất Chọ ít n [...]... trạng rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang Kết luận CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG 1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng: Quản lý rủi ro tín dụng không... ngân hàng thương mại (NHTM), đề xuất các gợi ý chính sách và biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, tăng hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang 3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi đặt ra là : - Đâu là những nguyên nhân chính đẫn tới rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang? - Những rủi. .. cứ vào điều kiện hoạt động thực tế của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang ghi nhận và học hỏi một số cách phân loại nợ, phân loại rủi ro, đánh giá rủi ro và đề xuất những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế như việc phát phiếu đánh giá, phân loại khách hàng, phân loại nợ của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang 1.2 Rủi ro tín dụng và quản lý rủi. .. rủi ro tín dụng đó đã ảnh hưởng thế nào đến kết quả hoạt động của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang? - Đội ngũ lãnh đạo nói chung và cơ quan quản lý nói riêng cần có những biện pháp và gợi ý chính sách gì để giảm thiểu rủi ro tín dụng đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị và hoạt động có lãi của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang? 4 Đối tƣợng và. .. tƣ, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang 3.1.1 Giới thiệu chung - Ngày 16/4/2008 UBND Tỉnh Hà Giang ra Quyết định: số 1174 /QĐUBND thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hà Giang Quỹ đã ra mắt và đi vào hoạt động từ tháng 05 năm 2008 - Ngày 24/12/2010 UBND tỉnh Hà Giang có quyết định số 4120/QĐUBND thành lập Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà. .. tắt là Quỹ) ; - Địa chỉ trụ sở: Số 6- Bạch Đằng- P Nguyễn Trãi- Thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang (trong Sở Tài chính) Theo Điều lệ tổ chức và các hoạt động của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang ban hành kèm theo Quyết định 857/QĐ-UBND ngày 06/5/2014 thì “ Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang là một tổ chức tài chính Nhà nước thuộc UBND tỉnh Hà Giang, ... nhiệm vụ của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang 1.3.3 Phân biệt quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại và ở Quỹ đầu tư phát triển địa phương Quản lý RRTD ở các NHTM và ở Quỹ đầu tư phát triển địa phương (sau đây gọi tắt là Quỹ) có những sự khác biệt, được tổng kết qua bảng 1.1 như sau: Bảng 1.1 - Phần biệt quản lý RRTD ở NHTM và Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng Chỉ tiêu... thu thập với tiêu chí cố gắng đảm bảo tính chất ngẫu nhiên tại Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang Cụ thể là, sẽ có những bảng câu hỏi được cấu trúc sẵn sau đó tác giả sẽ tiến hành phát phiếu tham khảo ý kiến cho các cấp lãnh đạo quản lý, các cán bộ đang làm việc tại Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang Căn cứ số vào kết quả thu được từ số phiếu thu... quản lý rủi ro tín du ̣ng ta ̣i Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới ha ̣n việc nghiên cứu công tác quản lý rủi ro tín du ̣ng ta ̣i Quỹ trong khoả ng thời gian từ năm 2010 đến hết năm 2013 5 Cấu trúc luận văn Đề tài được thiết kế bao gồm: Phần mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. .. cơ bản của quản lý rủi ro tín dụng Nội dung chính của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng cũng sẽ gồm có 4 bước là: Nhận diện rủi ro tín dụng; đo lường rủi ro tín dụng; kiểm soát rủi ro tín dụng; tài trợ rủi ro tín dụng Các hoạt động này được thực hiện liên tiếp nhau tạo thành một quá trình chặt chẽ với khâu trước sẽ định hướng cho khâu sau a) Nhận diện rủi ro tín dụng Nhận diện rủi ro tín dụng là quá ... sở lý luận rủi ro tín dụng quản lý rủi ro tín dụng bao gồm: + Khái niệm rủi ro tín dụng; + Lượng hóa rủi ro tín dụng nguyên nhân rủi ro tín dụng Quỹ Đầu tư, Phát triển đất Bảo lãnh tín dụng tỉnh. .. tín dụng Quỹ Đầu tư, Phát triển đất Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang? - Những rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến kết hoạt động Quỹ Đầu tư, Phát triển đất Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang? - Đội ngũ lãnh. .. RỦI RO TÍN DỤNG TẠI QUỸ ĐẦU TƢ, PHÁT TRIỂN ĐẤT VÀ BẢO LÃNH TÍN DỤNG TỈNH HÀ GIANG 3.1 Quỹ Đầu tƣ, Phát triển đất Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang 3.1.1 Giới thiệu chung - Ngày 16/4/2008 UBND Tỉnh

Ngày đăng: 07/10/2015, 19:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w