Giải pháp về đẩy mạnh công tác kiểm soát rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư, phát triển đất và bảo lãnh tín dụng tỉnh hà giang (Trang 91)

- Tính hợp pháp và giá trị của tài sản đảm bảo;

4.4. Giải pháp về đẩy mạnh công tác kiểm soát rủi ro tín dụng.

Việc làm này nhằm mục đích quan trọng là xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh. Hiện Quỹ đang áp dụng hệ thống

kiểm soát nội bộ kiêm nhiệm. Về năng lực hoạt động của ban kiểm soát nội bộ, cần phải hoàn thiện về nhiều mặt. Trong thời gian qua bộc lộ nhiều yếu kém, để xảy ra nhiều khoản nợ xấu có giá trị lớn, không phát hiện và chấn chỉnh kịp thời. Hệ thống kiểm soát nội bộ có một vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp nói chung và của một TCTD nói riêng. Theo định nghĩa của Viện Kiểm toán quốc tế, “Hệ thống kiểm soát nội bộ” là tập hợp bao gồm các chính sách, quy trình, quy định nội bộ, các thông lệ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng, được thiết lập và được tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng và đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra. Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập nhằm các mục tiêu: Bảo đảm cho Quỹ hoạt động tuân thủ pháp luật và các quy định, quy trình nội bộ về quản lý và hoạt động, và các chuẩn mực đạo đức do ngân hàng đặt ra. Đảm bảo mức độ tin cậy và tính trung thực của các thông tin tài chính và phi tài chính. Bảo vệ, quản lý và sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế và hiệu quả. Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát chịu trách nhiệm cuối cùng về mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Để Ban kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả và phát huy tốt vai trò kiểm tra, kiểm soát của mình, phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Tiêu chuẩn đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ: Có phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật và sự nhìn nhậnkhách quan. Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về quản trị kinh doanh và các nghiệp vụ ngân hàng. Có bằng cử nhân các chuyên ngành phù hợp, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ. Có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin. Có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ. Ngoài các điều kiện tiêu chuẩn trên, trưởng , Trưởng phòng Kiểm soát nội bộ tối thiểu phải có bằng cử nhân thuộc

các chuyên ngành ngân hàng, kinhtế, tài chính hoặc có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tối thiểu là 03 năm.

- Mọi bước thực hiện, phương pháp kiểm tra, bằng chứng kiểm soát và kết quả kiểm tra phải được lưu trong hồ sơ kiểm toán như là bằng chứng xác minh và đánh giá công việc thực hiện của kiểm soát viên.

KẾT LUẬN

Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, Quỹ đang đứng trước các thách thức về cạnh tranh và hội nhập quốc tế, càng đòi hỏi khắc khe hơn các tiêu chuẩn về sự an toàn, lành mạnh về tài chính, về năng lực điều hành và quản trị rủi ro. Do đó việc quản lý rủi ro tín dụng của Quỹ đối đối với nghiệp vụ tín dụng nói riêng là một yêu cầu bức thiết và quan trọng, nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế trong quá trình hoạt động và phát triển của một ngân hàng thương mại. Hoạt động của Quỹ luôn hàm chứa rủi ro, đặc biệt và thường xuyên là rủi ro tín dụng và cấp tín dụng. Do đó, để có sự tăng trưởng ổn định cần thiết phải tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, giúp giảm dần việc trích lập dự phòng rủi ro, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của toàn ngân hàng. Do đó, việc đề ra những giải pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ thật sự là mối quan tâm hàng đầu. Xuất phát từ thực trạng trên, luận văn cố gắng nhận dạng và hệ thống hóa được các loại hình rủi ro tín dụng hiện nay tại Quỹ; phân tích và làm rõ những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Quỹ; vận dụng những cơ sở lý luận và kinh nghiệm quản trị rủi ro quốc tế ; kết hợp với những ý kiến đóng góp tổng hợp từ kết quả phỏng vấn, thảo luận, trao đổi với các nhà quản lý, cán bộ tín dụng tại các Phòng ban của Quỹ. Từ đó, đề ra những giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng mang tính thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư, Phát triển đất vào Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư, phát triển đất và bảo lãnh tín dụng tỉnh hà giang (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)