Tùy theo cấu tạo của gốc hydrocarbon, dẫn xuất halogen có thể được chia thành: - Dẫn xuất halogen no nguyên tử halogen liên kết với gốc hydrocarbon no - Dẫn xuất halogen không no nguyên
Trang 31
MỤC LỤC
CHƯƠNG 11 CÁC DẪN XUẤT HALOGEN VÀ HỢP CHẤT CƠ KIM 10
A CÁC DẪN XUẤT HALOGEN 10
11.1 Cấu tạo chung của các dẫn xuất halogen 10
11.2 Danh pháp 11
11.2.1 Tên thông thường 11
11.2.2 Tên IUPAC 11
11.3 Tính chất vật lý 12
11.4 Tính chất hóa học 12
11.4.1 Đặc điểm chung 12
11.4.2 Phản ứng thế ái nhân (SN) 14
11.4.3 Phản ứng tách loại 19
11.4.4 Phản ứng với kim loại 21
11.4.5 Phản ứng tạo hydrocarbon 22
11.5 Các phương pháp điều chế 22
11.5.1 Từ hydrocarbon 22
11.5.2 Từ Alcol 24
11.5.3 Đi từ hợp chất carbonyl (aldehyd, ceton) 24
11.5.4 Trao đổi halogen 24
B HỢP CHẤT CƠ KIM 25
11.7 Cấu tạo chung của hợp chất cơ kim 25
11.8 Cấu tạo chung của hợp chất cơ kim 25
11.9 Phương pháp điều chế 25
11.9.1 Tác dụng của kim loại với dẫn xuất halogen 25
11.9.2 Trao đổi halogen bằng kim loại 26
11.9.3 Thay thế kim loại 26
11.9.4 Tác dụng của hợp chất cơ kim với halogenid kim loại 26
11.10 Tính chất chung của các hợp chất cơ kim 26
11.10.1 Tính chất hóa học của hợp chất cơ Magnesium 27
Trang 42
BÀI TẬP CHƯƠNG 11 31
A CÁC HỢP CHẤT ALCOHOL 44
12.1 Giới thiệu chung 44
12.1.1 Cấu tạo chung 44
12.1.2 Phân loại 44
12.2 Danh pháp 45
12.2.1 Danh pháp thông thường 45
12.2.2 Danh pháp Kolbe 45
12.2.3 Danh pháp IUPAC 45
12.3 Các phương pháp điều chế 46
12.3.1 Cộng hợp nước vào alkene (hydrat hóa alkene) 46
12.3.2 Thủy phân dẫn xuất halogen 46
12.3.3 Khử hóa các hợp chất carbonyl 47
12.3.4 Khử hóa acid carboxylic và ester 47
12.3.5 Đi từ hợp chất cơ Magnesium 47
12.3.6 Phản ứng hydrobo hóa – oxy hóa hình thành alcohol 48
12.4 Tính chất vật lý 48
12.5 Tính chất hóa học 49
12.5.1 Đặc điểm chung 49
12.5.2 Tính acid – base của alcohol 49
12.5.3 Các phản ứng do sự phân cắt liên kết O – H của alcohol 50
12.5.4 Các phản ứng do phân cắt liên kết C –O của alcohol 50
12.5.5 Phản ứng oxi hóa 52
12.6 Một số ứng dụng của alcohol 53
B CÁC HỢP CHẤT PHENOL 54
12.7 Cấu tạo chung 54
12.8 Danh pháp 54
12.8.1 Tên thông thường 54
12.8.2 Tên IUPAC 55
Trang 53
12.9 Các phương pháp điều chế 55
12.9.1 Điều chế phenol trong công nghiệp 55
12.9.2 Điều chế phenol trong phòng thí nghiệm 57
12.10 Tính chất vật lý 57
12.11 Tính chất hóa học 57
12.11.1 Tính acid 57
12.11.2 Tính chất của hydro trong nhóm –OH 58
12.11.3 Tính chất của nhóm –OH 60
12.11.4 Tính chất của nhân thơm 60
12.12 Ứng dụng của phenol 64
BÀI TẬP CHƯƠNG 12 65
CHƯƠNG 13 CÁC HỢP CHẤT CARBONYL 78
13.1 Cấu tạo chung 78
13.2 Danh pháp 78
13.2.1 Danh pháp hợp chất aldehyde 78
13.2.2 Danh pháp hợp chất ketone 80
13.3 Các phương pháp điều chế 81
13.3.1 Oxy hóa hydrocarbon 81
13.3.2 Oxy hóa alcohol 81
13.3.3 Dehydro hóa alcohol 82
13.3.4 Đi từ hợp chất alkyne 82
13.3.5 Đi từ hợp chất alkene 83
13.3.6 Đi từ dẫn xuất acid carboxylic 84
13.3.7 Phản ứng acyl hóa Fridel – Crafts 84
13.4 Tính chất vật lý 85
13.5 Tính chất hóa học 85
13.5.1 Phản ứng cộng hợp ái nhân vào nhóm carbonyl 85
13.5.2 Phản ứng cộng hợp ái nhân trên cơ sở carbon 86
13.5.3 Phản ứng với các tác nhân ái nhân trên cơ sở oxygen 88
Trang 64
13.5.4 Phản ứng với các tác nhân ái nhân trên cơ sở nitrogen 89
13.5.5 Phản ứng với các tác nhân ái nhân trên cơ sở lưu huỳnh 91
13.5.6 Phản ứng oxi hóa – khử 92
13.5.7 Phản ứng aldol hóa 94
13.5.8 Phản ứng Cannizzaro 95
13.5.9 Phản ứng halogen hóa vào carbon α 96
13.6 Một số hợp chất aldehyde và ketone điển hình và ứng dụng 97
13.6.1 Formaldehyde (aldehyde formic, methanal) 97
13.6.2 Acetaldehyde 97
Aceton (dimethyl ceton, propanon) 98
13.6.3 Benzaldehyde 98
BÀI TẬP CHƯƠNG 13 98
CHƯƠNG 14 HỢP CHẤT CARBOXYLIC ACID 112
14.1 Cấu tạo chung 112
14.2 Danh pháp 112
14.2.1 Tên thông thường 112
14.2.2 Tên IUPAC 114
14.3 Các phương pháp điều chế 115
14.3.1 Oxy hóa alkene 115
14.3.2 Oxy hóa alkylbenzene 116
14.3.3 Oxy hóa alcohol bậc một và aldehyde 116
14.3.4 Sử dụng tác nhân Grignard 117
14.3.5 Thủy phân các hợp chất nitrile 118
14.3.6 Thủy phân các dẫn xuất của acid carboxylic và các dẫn xuất gem – trihalogen 118 14.3.7 Alkyl hóa malonate ester 119
14.4 Tính chất vật lý 119
14.5 Tính chất hóa học 120
14.5.1 Đặc điểm chung 120
Trang 75
14.5.2 Tính acid 121
14.5.3 Phản ứng thế nhóm –OH của carboxylic acid 123
14.6 Ứng dụng của acid carboxylic 127
14.6.1 Một số acid béo no đơn chức thường gặp 127
14.6.2 Một số acid béo không no đơn chức thường gặp 128
14.6.3 Các acid thơm thường gặp 129
BÀI TẬP CHƯƠNG 14 130
CHƯƠNG 15 HỢP CHẤT AMINE – DIAZONIUM 139
A HỢP CHẤT AMINE 139
15.1 Cấu tạo chung 139
15.2 Danh pháp 139
15.2.1 Tên thông thường 139
15.2.2 Tên IUPAC 139
15.3 Các phương pháp điều chế 141
15.3.1 Alkyl hóa NH3 bằng dẫn xuất halogen 141
15.3.2 Alkyl hóa NH3 bằng alcohol 142
15.3.3 Phương pháp Gabriel 142
15.3.4 Phản ứng chuyển vị Hofmann 143
15.3.5 Khử hóa hợp chất nitro 143
15.3.6 Khử hóa các hợp chất chứa nitrogen khác 144
15.3.7 Amine hóa – khử các hợp chất carbonyl 145
15.4 Tính chất vật lý 145
15.5 Tính chất hóa học 146
15.5.1 Tính base 146
15.5.2 Phản ứng alkyl hóa 147
15.5.3 Phản ứng acyl hóa 148
15.5.4 Phản ứng sulfonyl hóa 149
15.5.5 Phản ứng oxi hóa 149
15.5.6 Phản ứng với HNO2 (nitrous acid) 150
Trang 86
15.6 Ứng dụng của hợp chất amine 152
B HỢP CHẤT DIAZONIUM 152
15.7 Điều chế muối diazonium 153
15.8 Phản ứng thế nhóm diazonium (giải phóng N2) 153
15.8.1 Phản ứng thủy phân 153
15.8.2 Phản ứng halogen hóa 154
15.8.3 Phản ứng nitrile hóa 154
15.8.4 Phản ứng khử nhóm diazonium 154
15.9 Phản ứng ghép đôi azo 155
BÀI TẬP CHƯƠNG 15 157
CHƯƠNG 16 HỢP CHẤT CHỨA LƯU HUỲNH – PHOSPHO 172
A HỢP CHẤT CHỨA LƯU HUỲNH 172
16.1 Giới thiệu chung 172
16.2 Thiol và sulfide 172
16.3 Acid sulfonic 173
B HỢP CHẤT CHỨA PHOSPHO 175
16.4 Hợp chất chứa phospho 175
16.4.1 Phosphine 175
16.4.2 Các alkyl của acid chứa phosphor 175
16.4.3 Các ester của acid chứa phosphor 176
CHƯƠNG 17 HỢP CHẤT HALOGENOACID, HYDROACID 178
A HỢP CHẤT HALOGENOACID 178
17.1 Giới thiệu chung 178
17.2 Phương pháp điều chế 178
17.2.1 Halogen hóa acid carboxylic 178
17.2.2 Cộng hợp HX vào acid chưa no 179
17.3 Tính chất hóa học 179
17.3.1 Phản ứng thế ái nhân – phản ứng thủy phân 179
17.3.2 Phản ứng thế ái nhân – phản ứng thủy phân 179
Trang 97
17.4 Một số halogenoacid điển hình 179
17.4.1 Monochloro acetic acid 179
17.4.2 Dichloro acetic (Cl2CHCOOH) 180
17.4.3 Trichloro acetic (Cl3C-COOH) 180
B HỢP CHẤT HYDROXYACID 180
17.5 Giới thiệu chung 180
17.6 Danh pháp 181
17.7 Phương pháp điều chế 181
17.7.1 Tổng hợp α-hydroxy acid 182
17.7.2 Tổng hợp β-hydroxy acid 182
17.7.3 Tổng hợp γ-hydroxy acid 183
17.8 Tính chất vật lý 184
17.9 Tính chất hóa học 184
17.9.1 Tính chất của nhóm carboxyl 184
17.9.2 Tính chất của nhóm hydroxyl 184
17.9.3 Phản ứng đặc trưng của hydroxy acid 185
17.10 Một số hydroxy acid điển hình 187
17.10.1 Acid glycolic (hydroxy acetic acid) 187
17.10.2 Acid latic (2-hydroxypropanoic acid) 187
17.10.3 Một số acid khác 187
BÀI TẬP CHƯƠNG 17 188
CHƯƠNG 18 HỢP CHẤT DỊ VÒNG 189
18.1 GIỚI THIỆU CHUNG 189
18.1.1 Định nghĩa 189
18.1.2 Phân loại 189
18.1.3 Danh pháp 190
18.2 Tính chất của một số hợp chất dị vòng điển hình 197
18.2.1 Nhóm furan 197
18.2.2 Nhóm thiophene 200
Trang 108
18.2.3 Nhóm pyrrole 202
18.2.4 Nhóm diazole 206
18.2.5 Nhóm thiazole và isothiazole 208
18.2.6 Nhóm pyridine 209
18.2.7 Nhóm diazine 216
BÀI TẬP CHƯƠNG 18 219
CHƯƠNG 19 CARBONHYDRATE (GLUCID) 222
19.1 Giới thiệu chung 222
19.2 Monosaccharide 222
19.2.1 Danh pháp 222
19.2.2 Đồng phân của monosaccharide 225
19.2.3 Tính chất của monosaccharide 228
19.2.4 Một số monosaccharide điển hình 236
19.3 Oligosaccharide 237
19.3.1 Disaccharide khử 238
19.3.2 Disaccharide không khử 239
19.4 Polysaccharide 240
19.4.1 Tinh bột 240
19.4.2 Cellulose 241
CHƯƠNG 20 ACID NUCLEIC, TERPEN, STEROID 244
A ACID NUCLEIC 244
20.1 Giới thiệu chung 244
20.1.1 Phần đường trong acid nucleic 244
20.1.2 Phần base của acid nucleic 245
20.1.3 Cấu tạo của của Nucleoside 246
20.1.4 Cấu tạo của nucleotide 247
20.1.5 Cấu tạo của acid nucleic 247
B STEROID 249
20.2 Giới thiệu steroid 249
Trang 119
20.2.1 Định nghĩa và cấu tạo 249
20.2.2 Hóa học lập thể của steroid 250
20.2.3 Danh pháp steroid 251
20.2.4 Các steroid điển hình 253
C TERPENE 256
20.3 Giới thiệu terpene 256
20.3.1 Định nghĩa và phân loại 256
20.3.2 Monoterpene 257
20.3.3 Sesquiterpene 268
20.3.4 Polyterpene 269
TÀI LIỆU THAM KHẢO 271
Trang 1210
CHƯƠNG 11 CÁC DẪN XUẤT HALOGEN VÀ HỢP CHẤT CƠ KIM
11.1 Cấu tạo chung của các dẫn xuất halogen
Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng các nguyên tử halogen (F, Cl, Br, I) sẽ thu được các dẫn xuất halogen tương ứng
Tùy theo cấu tạo của gốc hydrocarbon, dẫn xuất halogen có thể được chia thành:
- Dẫn xuất halogen no (nguyên tử halogen liên kết với gốc hydrocarbon no)
- Dẫn xuất halogen không no (nguyên tử halogen liên kết với gốc hydrocarbon không no)
- Dẫn xuất halogen thơm (nguyên tử halogen liên kết với gốc hydrocarbon thơm)
- Ngoài ra, tùy theo số nguyên tử halogen có trong phân tử, các dẫn xuất halogen có thể được chia thành
Trang 1311
• Dẫn xuất halogen bậc ba
11.2 Danh pháp
11.2.1 Tên thông thường
Tên thông thường chỉ được sử dụng trong trường hợp các dẫn xuất halogen đơn giản
Một số tên thông thường của dẫn xuất halogen được IUPAC sử dụng, ví dụ: fluoroform (CHCF3), chloroform (CHCl3), bromoform (CHBr3), iodoform (CHI3), carbon tetrachloride (CCl4)
11.2.2 Tên IUPAC
Nguyên tắc: halogen được xem là nhóm thế halo (fluoro, chloro, bromo, iodo) gắn vào mạch carbon Theo cách gọi tên như vậy, các alkyl halide (halogenua) sẽ có tên IUPAC là haloalkane
Các nguyên tắc gọi tên trong trường hợp này cũng tương tự như trường hợp gọi tên IUPAC của alkane, alkene hoặc alkyne, bao gồm các bước sau:
- Chọn mạch carbon dài nhất có chứa nguyên tử halogen làm mạch chính
- Đánh số thứ tự sao cho nhóm thế chỉ số nhỏ nhất, bất kể nhóm đó là nhóm thế
halo- hay alkyl-
- Khi có nhiều nhóm thế giống nhau, dùng các tiếp đầu ngữ di-, tri-, tetra- để chỉ số
lượng nhóm thế
Tên gốc alkyl (liên kết trực tiếp với nguyên tử halogen) + halide
Trang 1411.4 Tính chất hóa học
11.4.1 Đặc điểm chung
Liên kết C-X giữa nguyên tử halogen và nguyên tử carbon là liên kết cộng hóa trị phân cực Tuy nhiên, do độ âm điện của nguyên tử halogen lớn hơn nên đôi điện tử dùng
Số chỉ vị trí và tên halogen + Số chỉ vị trí và tên mạch nhánh +
Tên hydrocarbon tương ứng với mạch chính
Trang 1513
chung của liên kết bị lệch về phía nguyên tử halogen Kết quả là mật độ điện tử ở nguyên
tử carbon giảm xuống, còn mật độ điện tử ở nguyên tử halogen tăng lên
Hoạt tính của dẫn xuất halogen phụ thuộc bản chất của halogen và đặc điểm cấu tạo của gốc hydrocarbon liên kết với halogen Cụ thể:
Nếu gốc hydrocarbon giống nhau, khả năng tham gia phản ứng của các dẫn xuất halogen tăng dần theo trật tự: R-F << R-Cl < R-Br < R-I Nguyên nhân của điều này là
do sự khác biệt về độ phân cực của liên kết C-X, độ phân cực của liên kết C-X phụ thuộc vào độ âm điện và bán kính nguyên tử halogen Bán kính nguyên tử halogen càng lớn thì liên kết C-X càng dễ bị phân cực
Khả năng tham gia phản ứng của các dẫn xuất halogen phụ thuộc nhiều vào cấu tạo của gốc hydrocarbon Dựa trên khả năng hoạt động các dẫn xuất halogen được chia thành
Ví dụ:
Trang 16điện tử tự do có khả năng tấn công vào các trung tâm mang điện tích dương Các tác nhân
ái nhân như: RO-, OH-, RCOO-, NH3, NH2R, H2O, ROH… đều có khả năng tham gia phản ứng thế nguyên tử halogen trong các dẫn xuất alkyl halide
Phản ứng thế ái nhân có thể xảy ra theo cơ chế đơn phân tử hoặc lưỡng phân tử, tùy thuộc vào cấu tạo của hydrocarbon, bản chất của tác nhân ái nhân, cũng như dung môi sử dụng cho phản ứng
11.4.2.1 Phản ứng thế ái nhân lưỡng phân tử (S N
X R y
cham X
R
y δ δ
Giai đoạn chuyển tiếp
Giai đoạn chậm nhất (quyết định tốc độ phản ứng) có sự tham gia đồng thời của dẫn
xuất halogen và tác nhân ái nhân
Ở giai đoạn chuyển tiếp, ba trung tâm Y, X và nguyên tử carbon liên kết trực tiếp
với halogen nằm trong cùng một đường thẳng để bảo đảm mức năng lượng thấp nhất Liên kết C-Y được hình thành đồng thời với sự yếu đi và đứt liên kết C-X Hai liên kết C-
Y và C-X đều là những liên kết yếu và chưa hoàn chỉnh ở trạng thái chuyển tiếp
Trang 17CH3X > alkyl bậc 1 > alkyl bậc 2 > alkyl bậc 3
Nếu nguyên tử carbon liên kết trực tiếp với nguyên tử halogen có tính bất đối xứng, phản
ứng thế SN2 xảy ra kèm theo sự thay đổi cấu hình ban đầu, gọi là sự nghịch đảo Walden (Walden inversion)
Ví dụ:
11.4.2.2 Phản ứng thế ái nhân đơn phân tử (S N 1)
Ở giai đoạn chậm (giai đoạn quyết định tốc độ phản ứng) không có sự tham gia của tác nhân ái nhân, đây là giai đoạn ion hóa, hình thành carbocation trung gian có cấu trúc
phẳng (hoặc gần phẳng)
Tiếp theo là giai đoạn tấn công của tác nhân ái nhân vào trung tâm tích điện dương, giai
đoạn này xảy ra rất nhanh, không quyết định tốc độ phản ứng
Trang 1811.4.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng thế ái nhân
a) Cấu tạo gốc hydrocarbon
• Các dẫn xuất alkyl halide bậc một thường xảy ra theo cơ chế SN2
• Các dẫn xuất bậc 3 thường xảy ra theo cơ chế SN1
• Các dẫn xuất bậc 2 có thể xảy ra theo cơ chế SN1 hoặc SN2 tùy thuộc vào điều kiện phản ứng
• Gốc hydrocarbon là allyl hoặc benzyl, phản ứng SN1 và SN2 đều xảy ra dễ dàng và ngược lại đối với gốc phenyl và vinyl
b) Ảnh hưởng của dung môi
- Nếu không có dung môi thì hầu như phản ứng thế ái nhân không xảy ra
- Phản ứng SN1 xảy ra nhanh trong dung môi phân cực có proton như H2O, alcohol…do các dung môi này có khả năng solvate hóa cả carbocation và anion halide trung gian Thay đổi độ phân cực của dung môi sẽ làm thay đổi tốc độ phản
ứng SN1
- Các dung môi phân cực không có proton như: N,N-dimethylformalmide (DMF),
dimethylsulfoxide (DMSO) không có khả năng solvate hóa anion halide bằng các liên kết hydrogen, thường không thuận lợi cho phản ứng SN1 và thường được sử dụng để nghiên cứu các phản ứng SN2
c) Ảnh hưởng của tác nhân ái nhân
Trang 1917
Phản ứng thế ái nhân SN1 hầu như không phụ thuộc vào bản chất và nồng độ của tác nhân ái nhân, do giai đoạn chậm quyết định tốc độ phản ứng không có sự tham gia của tác nhân ái nhân
Phản ứng thế ái nhân SN2 phụ thuộc nhiều vào bản chất và nồng độ của tác nhân ái nhân, các tác nhân ái nhân mạnh như OH-, OR- thuận lợi cho phản ứng SN2
d) Ảnh hưởng của bản chất nguyên tử halogen
Phản ứng thế ái nhân của các dẫn xuất halogen, cho dù xảy ra theo cơ chế SN1 hay SN2 đều phụ thuộc vào bản chất của nguyên tử halogen
Với cùng một gốc alkyl, tốc độ phản ứng thế ái nhân giảm dần theo trật tự: R-I > R-Br> R-Cl > R-F
11.4.2.4 Các phản ứng thế ái nhân tiêu biểu của dẫn xuất halogen
a) Phản ứng thủy phân
Các dẫn xuất alkyl halide (halogenua) tham gia phản ứng thủy phân, thường thực hiện trong môi trường kiềm hình thành các alcol tương ứng
b) Phản ứng tạo ether (phản ứng Williamson)
Phản ứng này được xem là một trong những phương pháp tốt nhất để điều chế ether
Đây là phản ứng thế ái nhân giữa dẫn xuất alkyl halide (halogenua) và ion alkoxide RO
- Phản ứng xảy ra theo cơ chế SN2 vì đòi hỏi phải sử dụng một lượng lớn tác nhân ái nhân mạnh RO-
Ví dụ:
c) Phản ứng tạo amine
Phản ứng giữa NH3 và các dẫn xuất alkyl halide (halogenua) RX có thể được sử dụng để tổng hợp các amine
Trang 2018
Phản ứng xảy ra theo cơ chế thế ái nhân vào nguyên tử carbon no của dẫn xuất RX Thực tế phản ứng alkyl hóa NH3 rất khó dừng lại ở giai đoạn hình thành amine bậc 1 do amine vừa mới hình thành lại có tính ái nhân cao hơn NH3 Phản ứng thế tiếp tục xảy ra, dẫn đến hình thành một hỗn hợp nhiều sản phẩm khác nhau: amine bậc một, bậc hai, bậc
ba và muối ammonium bậc bốn Khi sử dụng một lượng dư NH3 trong phản ứng alkyl hóa, có thể hạn chế sự hình thành có amine bậc cao và làm tăng hiệu suất của amine bậc một
Ví dụ:
d) Phản ứng tạo hợp chất nitrile
Các dẫn xuất alkyl halide tham gia phản ứng với các tác nhân như NaCN hoặc KCN hình thành các hợp chất nitrile Các hợp chất nitrile có thể bị thủy phân trong môi trường acid hoặc base mạnh ở nhiệt độ cao để hình thành các carboxylic acid tương ứng ⇒ Có thể xem đây là phương pháp điều chế carboxylic acid từ dẫn xuất alkyl halide
Lưu ý: Phương pháp này chỉ thích hợp để điều chế acid từ dẫn xuất alkyl halide bậc một
Ví dụ
Trang 21- Các base mạnh thường được sử dụng gồm: RO-, OH-, NH2
Phản ứng tách loại của dẫn xuất halogen có thể xảy ra theo cơ chế tách loại lưỡng phân tử hoặc đơn phân tử, tùy thuộc vào cấu trúc của gốc hydrocarbon cũng như
điều kiện thực hiện phản ứng
11.4.3.1 Phản ứng tách loại lưỡng phân tử (E 2 )
Cơ chế
- Ở giai đoạn chậm quyết định tốc độ phản ứng, có sự tham gia đồng thời cả dẫn
xuất halogen và base Y-
- Nồng độ base sử dụng cho quá trình tách loại có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng Tốc độ phản ứng E2 như sau:
Trang 22Lưu ý: Các yếu tố thuận lợi cho phản ứng thế ái nhân đơn phân tử sẽ đồng thời thuận lợi cho phản ứng tách loại đơn phân tử
11.4.3.3 Hướng của phản ứng tách loại
Phản ứng tách loại thường xảy ra theo một quy tắc thực nghiệm “hydro luôn bị tách ra từ
carbon có ít hydro nhất” (quy tắc Zaitsev)
Ví dụ:
Trang 2321
Tăng nhiệt độ phản ứng làm tăng khả năng phản ứng tách loại và do đó giảm tỷ lệ sản phẩm thế
11.4.4 Phản ứng với kim loại
• Các dẫn xuất halogen có khả năng tham gia phản ứng với một số kim loại trong môi trường ether khan, hình thành hợp chất cơ kim (organometallic compound)
• Các kim loại thường sử dụng trong phản ứng này là: Mg, Li, Na, Zn, Hg…
• Đây là phương pháp thông dụng nhất để điều chế các hợp chất cơ kim, khả năng
tham gia phản ứng với kim loại của dẫn xuất halogen như sau: R-I > R-Br > R-Cl
> R-F
• Phản ứng cần được thực hiện trong môi trường ether khan hoặc các dung môi không có nguyên tử hydro linh động và không chứa những nhóm chức hoạt động khác
• Phản ứng phải được thực hiện trong môi trường khí trơ như nitrogen hay argon vì hơi nước, CO2, hoặc O2 đều tham gia phản ứng dễ dàng với các hợp chất cơ kim sinh ra
• Trong các dẫn xuất cơ kim, dẫn xuất cơ magnesium (hợp chất Grignard) là có ý nghĩa quan trọng nhất
Ví dụ:
Trang 2523
- Halogen hóa allylic (dẫn xuất thế)
c) Halogen hóa trực tiếp hydrocarbon thơm
Ví dụ:
d) Từ muối diazoni (phản ứng Sandmeyer)
Ví dụ
Trang 2624
11.5.2 Từ Alcol
- Alcol có thể chuyển hóa thành dẫn xuất alkyl halide bằng cách sử dụng nhiều tác nhân khác nhau, trong đó thông dụng nhất là hydrogen halide (HCl, HBr, HI) Ngoài ra có thể sử dụng các tác nhân khác như phosphorous trichloride (PCl3), phosphorous pentachloride (PCl5) hoặc thionyl chloride (SOCl2)
- Phản ứng giữa alcol và hydrogen halide là phản ứng thuận nghịch, muốn cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận, người ta thường sử dụng H2SO4 hay ZnCl2 khan làm xúc tác và cũng là tác nhân hút nước từ phản ứng
- Khả năng phản ứng của các hydrogen halide giảm dần: HI > HBr > HCl
- Alcol bậc ba tham gia phản ứng tốt hơn alcol bậc hai và bậc một
11.5.3 Đi từ hợp chất carbonyl (aldehyd, ceton)
11.5.4 Trao đổi halogen
Điều chế dẫn xuất iod và flour từ các dẫn xuất halogen
11.6 Một số ứng dụng của các dẫn xuất halogen
Các dẫn xuất halogen có độ hoạt động cao nên được sử dụng nhiều trong tổng hợp hữu cơ, chẳng hạn như làm tác nhân alkyl hóa vào nhân thơm để điều chế các dẫn xuất alkylarene, hoặc sử dụng để điều chế ether theo phương pháp Williamson
Ngoài ra, các dẫn xuất halogen cũng được sử dụng phổ biến cho các mục đích như:
Trang 2711.7 Cấu tạo chung của hợp chất cơ kim
- Hợp chất cơ kim là những hợp chất hữu cơ có nguyên tử kim loại liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon trong gốc hydrocarbon, có thể ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn Các hợp chất cơ kim rắn có nhiệt độ nóng chảy thấp
- Hợp chất cơ kim tan được trong các dung môi ít phân cực như hydrocarbon, ether
- Tùy theo độ phân cực của liên kết carbon và kim loại, có thể chia thành 3 nhóm
- Các gốc hữu cơ có thể là alkyl, alkenyl, alkynyl, aryl
11.8 Cấu tạo chung của hợp chất cơ kim
- Tên gốc hydrocarbon + tên kim loại
- Nếu hóa trị của kim loại ngoài liên kết với gốc hydrocarbon, còn liên kết với halogen, thì đọc tên theo thứ tự sau:
11.9 Phương pháp điều chế
11.9.1 Tác dụng của kim loại với dẫn xuất halogen
Phương pháp này được sử dụng để điều chế các hợp chất cơ lithium, magnesium, kẽm
Tên gốc hydrocarbon + Tên kim loại + Tên halogenide
Trang 2826
Phản ứng được tiến hành trong môi trường khí trơ (nitrogen hoặc helium), trong dung môi dialkyl ether hoặc hydrocarbon
Ví dụ:
11.9.2 Trao đổi halogen bằng kim loại
Phương pháp này được áp dụng để điều chế các hợp chất cơ lithium với những dẫn xuất halogen có khả năng phản ứng yếu như aryl, vinyl, ethynyl halogenid
11.9.3 Thay thế kim loại
Phương pháp này được sử dụng để điều chế những hợp chất cơ kim có khả năng phản ứng cao từ những hợp chất cơ kim có khả năng phản ứng thấp
11.9.4 Tác dụng của hợp chất cơ kim với halogenid kim loại
Hợp chất cơ magnesium và alkyl lithium phản ứng với halogenid kim loại có tính điện dương yếu hơn magnesium, lithium tạo ra các hợp chất cơ kim mới (thủy ngân, kẽm,
đồng, silic…)
Ví dụ:
11.10 Tính chất chung của các hợp chất cơ kim
Tính chất vật lý và hóa học thay đổi trong phạm vi rộng phụ thuộc vào mức độ ion hóa của liên kết giữa carbon và kim loại
Trong liên kết C-M, nếu tính điện dương của kim loại càng lớn thì mức độ phân cực của liên kết C-M càng tăng, khi này carbon là cực âm của lưỡng cực
Trang 2911.10.1 Tính chất hóa học của hợp chất cơ Magnesium
11.10.1.1 Phản ứng với các hợp chất chứa hydrogen linh động
- Hợp chất cơ magnesium do có tính base mạnh, có thể tham gia phản ứng với các hợp chất chứa nguyên tử hydrogen linh động rất dễ dàng
- Phản ứng xảy ra mãnh liệt và thường tỏa nhiều nhiệt
- Các hợp chất chứa hydrogen linh động: nước, alcol, phenol, các acid vô cơ và hữu
cơ, các amine bậc 1, 2, các hợp chất amide, các dẫn xuất mercaptan, các alkyne
đầu mạch
- Gốc hydrocarbon của hợp chất cơ magnesium kết hợp với nguyên tử hydrogen linh
động, hình thành các hợp chất hydrocarbon tương ứng và muối magnesium
Ví dụ:
→ Phản ứng này chủ yếu được sử dụng để định tính và định lượng nguyên tử hydrogen linh động trong các hợp chất hữu cơ, gọi là phương pháp Zerewitinoff
Trang 3028
11.10.1.2 Phản ứng với các hợp chất chứa nhóm carbonyl
a) Phản ứng với aldehyde và ketone
- Đây là phản ứng của hợp chất cơ magnesium được sử dụng nhiều nhất trong tổng
hợp hữu cơ
- Phản ứng hình thành một liên kết carbon- carbon mới, góp phần xây dựng bộ khung carbon phức tạp từ những phân tử đơn giản
- Phản ứng xảy ra theo cơ chế cộng hợp ái nhân: nguyên tử carbon trong liên kết
C-Mg tích một phần điện âm đóng vai trò tác nhân ái nhân, sẽ tấn công vào nguyên tử carbon tích một phần điện dương trong nhóm carbonyl hình thành một liên kết C-C mới Phản ứng hình thành sản phẩm trung gian là alkoxymagnesium halide, thủy phân sản phẩm trung gian này trong môi trường acid sẽ thu được alcol tương ứng
Trang 3129
b) Phản ứng với dẫn xuất của carboxylic acid
- Các hợp chất cơ magnesium có khả năng tham gia phản ứng dễ dàng với các dẫn xuất của acid như acid chloride, anhydride, ester
- Giai đoạn đầu của phản ứng xảy ra theo cơ chế cộng hợp ái nhân, sản phẩm trung gian cũng là những hợp chất alkoxymagnesium halide không bền, sẽ chuyển hóa thành các hợp chất carbonyl tương ứng
c) Phản ứng với CO 2
Hợp chất cơ magnesium tham gia phản ứng với CO2 theo cơ chế cộng hợp ái nhân, tương tự như trường hợp hợp chất carbonyl Sau giai đoạn thủy phân trong môi trường
Trang 3230
acid, sản phẩm thu được là hợp chất acid carboxylic Chính vì lý do này, các phản ứng
điều chế hợp chất cơ magnesium hoặc là các quá trình tổng hợp hữu cơ trên cơ sở hợp
chất cơ magnesium cần phải được thực hiện trong môi trường khí trơ không có mặt CO2
Cơ chế phản ứng với CO2 có thể được tóm tắt như sau:
⇒ Phản ứng này được ứng dụng để điều chế acid carboxylic có mạch carbon dài hơn
nguyên liệu ban đầu một nguyên tử carbon
11.10.1.3 Phản ứng với các hợp chất nitrile
Hợp chất cơ magnesium có khả năng tham gia phản ứng vào nhóm liên kết ba C≡N Do
sự khác biệt về độ âm điện giữa nguyên tử nitrogen và carbon, liên kết C≡N cũng bị phân cực, tương tự như trường hợp hợp chất carbonyl
Cơ chế phản ứng:
Ví dụ:
Trang 3331
11.10.1.4 Phản ứng mở vòng epoxide
Các hợp chất cơ magnesium tham gia phản ứng dễ dàng với ethylene oxide cho sản phẩm trung gian alkoxymagnesium halide Thủy phân sản phẩm trung gian này trong môi trường acid sẽ thu được alcohol tương ứng Phản ứng xảy ra theo cơ chế thế ái nhân lưỡng phân tử
⇒ Phản ứng này được ứng dụng để điều chế các alcohol có mạch carbon dài hơn
nguyên liệu ban đầu hai nguyên tử carbon
BÀI TẬP CHƯƠNG 11
Bài 1 Gọi tên các dẫn xuất halogen sau đây theo hệ danh pháp IUPAC
Trang 3432
Trang 3533
Bài 2: Xác định công thức cấu tạo của các dẫn xuất halogen có tên sau đây (để đơn giản có thể sử dụng công thức Zigzag trong đó các nguyên tử hydrogen không cần viết đầy đủ)
h) 1-(9-(chloromethyl)-7-(3-iodopentan-2-yl)tetradecan-4-yl)-3-methylcyclohexane i) 3-(9-(2-bromobutyl)-7-(3-iodopentan-2-yl)tetradecan-4-yl)-1-methyl-1cyclohexene j) 1-(9-(2-bromobutyl)-7-(3-iodohexan-2-yl)-1-tetradecen-4yl)-3-methylcyclohex-1-ene
Trang 37CH3CHCH2
Br
CH2CH3H
H
CH3CHCH2
CH3O
CH2CH3H
H
CH3CH2CH
Br
CH2CH3H
H
CH3CH2CH
OCH3
+ HBr
Trang 4038
Bài 11 Hoàn thành các phản ứng sau đây, chỉ rõ phản ứng xảy ra theo cơ chế nào?