Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 80 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
80
Dung lượng
0,92 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
------- -------
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ CẨM HỒNG
TÊN ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: TÀI CHÍNH -NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201
Tháng 12 Năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
------- -------
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ CẨM HỒNG
MSSV: LT11117
TÊN ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS LƯU THANH ĐỨC HẢI
Tháng 12 Năm 2013
PHỤ LỤC
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Xin chào Anh/Chị, tôi tên: Nguyễn Thị Cẩm Hồng, là sinh viên khoa Kinh tế &
Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ. Hiện tôi đang khảo sát mức độ hài lòng
của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Navibank Cần Thơ. Số liệu thu thập
được sẽ giúp tôi hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình. Xin Anh/Chị vui lòng
giúp tôi tả lời một số câu hỏi có liên quan sau. Tôi chân thành biết ơn Anh/Chị đã dành
thời gian quý báu của mình để giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này. Mọi thông tin mà
Anh/Chị cung cấp sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. Kính chúc Anh/Chị có nhiều sức khoẻ !
Phần 1: THÔNG TIN KHÁCH HÀNG
1. Họ tên Anh/Chị (nếu có thể):.........................................................................................
2. Giới tính:
Nam
Nữ
3. Độ tuổi:
18-22 tuổi
23-35 tuổi
36-55 tuổi
Trên 55 tuổi
4. Nghề nghiệp:
Nội trợ/hiện không đi làm
Tự kinh doanh
Đang đi làm
5. Xin cho biết Anh/Chị hiện đang sử dụng những dịch vụ nào của Navibank:
Dịch vụ tiền gửi tiết kiệm
Dịch vụ tín dụng (vay vốn, bảo lãnh..)
DV thanh toán
DV thẻ (ATM, VISA…)
DV mua bán ngoại tệ, vàng
DV thanh toán quốc tế, chuyển tiền du học
DV ngân hàng điện tử (mobile banking, internet banking)
DV khác
6. Để thực hiện các giao dịch ngân hàng, Anh/Chị thường:
Đến ngân hàng trực tiếp thực hiện giao dịch
Giao dịch qua hệ thống máy ATM
Giao dịch qua Fax
Giao dịch qua Mobile banking
Giao dịch qua Internet banking
7. Anh/Chị đã sử dụng dịch vụ của Navibank trong bao lâu?
Dưới 1 năm
1-2 năm
3 năm
trên 3 năm
8. Anh/Chị đã và đang giao dịch với bao nhiêu ngân hàng?
1 ngân hàng
2 ngân hàng
3 ngân hàng
hơn 3 ngân hàng
9. Nét nổi bật của Navibank so với các ngân hàng khác mà Quý khách hàng chú ý, ấn
tượng gì?
Trang thiết bị ngân hàng hiện đại
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, phong phú
Biểu phí, lãi suất hợp lý, linh hoạt
Nhân viên ngân hàng phục vụ thân thiện, nhiệt tình
Ý kiến khác
Phần 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
Quý khách hàng vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình đối với các phát triển sau về
chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Navibank trong thời gian qua, bằng cách đánh
dấu X hoặc vào ô thích hợp bên dưới:
Số
thứ
tự
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
1
Ngân hàng có chi nhánh, phòng giao
dịch rộng khắp, thuận tiện
Ngân hàng có hệ thống ATM hiện
đại và dễ sử dụng
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa
dạng, phong phú và phù hợp
Mẫu biểu quy định Ngân hàng rõ
ràng, dễ hiểu; thủ tục giao dịch đơn
giản, thời gian giao dịch nhanh
chóng
Ngân hàng có trang thiết bị và máy
móc hiện đại, cơ sở vật chất đầy đủ
(ghế chờ, sách báo, nước uống…)
Trang Web internet đầy đủ thông tin;
tờ bướm quảng cáo sản phẩm bắt
mắt, hấp dẫn
Nhân viên Ngân hàng ăn mặc gọn
gàng, lịch sự và ấn tượng
Nhân viên có trình độ chuyên môn và
thao tác nghiệp vụ tốt
Nhân viên Ngân hàng rất lịch thiệp,
ân cần, sẵn sàng phục vụ và hướng
dẫn khách hàng
Nhân viên Ngân hàng luôn tư vấn
giải pháp tốt nhất và giải quyết thoả
đáng khiếu nại của khách hàng
2
3
4
5
6
7
8
9
10
NGÂN HÀNG BÁN LẺ
Hoàn
Toàn
Không
đồng
ý
Không
đồng
ý
Bình
thường
Đồng Hoàn
ý
toàn
đồng
ý
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
Nhân viên Ngân hàng thực hiện giao
dịch chính xác và nhanh chóng
Nhân viên Ngân hàng luôn phục vụ
công bằng với tất cả khách hàng
Nhân viên Ngân hàng không gây
phiền nhiễu cho Quý khách hàng
Nhân viên không tỏ ra quá bận rộn
để không phục vụ khách hàng
Ngân hàng bảo mật thông tin và giao
dịch của khách hàng
Ngân hàng cung cấp đúng dịch vụ tại
thời điểm đã cam kết
Ngân hàng áp dụng chính sách giá
linh hoạt, mức lãi suất cạnh tranh và
biểu phí giao dịch hợp lý
Ngân hàng luôn giữ chữ tín với
khách hàng và xem quyền lợi của
khách hàng là trên hết
Ngân hàng có các hoạt động
marketing hiệu quả, ấn tượng và đi
đầu trong các cải tiến
Các chương trình khuyến mãi, chăm
sóc khách hàng sau bán hàng của
Ngân hàng đáng tin cậy
Nhân viên Ngân hàng luôn chú ý đến
nhu cầu của khách hàng
Nhân viên Ngân hàng hướng dẫn thủ
tục cho khách hàng đầy đủ và dễ hiểu
Quý khách hàng hoàn toàn hài lòng
với chất lượng dịch vụ ngân hàng
bán lẻ của Navibank
Đánh giá chung: Ý KIẾN KHÁC (Ngoài những nội dung nói trên, Anh/Chị còn
có ý kiến nào khác, vui lòng ghi rõ ở dưới đây nhằm giúp Navibank Cần Thơ cải
tiến để cung cấp đến Quý khách các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chất lượng tốt
hơn)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của Quý Anh/Chị !
Kính chúc Anh/Chị sức khoẻ và thịnh vượng !
THOI_GIAN_DA_SU_DUNG_DICH_VU
Cumulative
Frequency
Valid
DUOI 1 NAM
Percent
Percent
Valid Percent
60
60.0
60.0
60.0
5
5.0
5.0
65.0
3 NAM
10
10.0
10.0
75.0
TREN 3 NAM
25
25.0
25.0
100.0
100
100.0
100.0
1-2 NAM
Total
GIOI_TINH
Cumulative
Frequency
Valid
Percent
Valid Percent
Percent
Nam
40
40.0
40.0
40.0
Nu
60
60.0
60.0
100.0
100
100.0
100.0
Total
DO_TUOI
Cumulative
Frequency
Valid
Percent
Percent
Valid Percent
18-22 TUOI
30
30.0
30.0
30.0
23-35 TUOI
50
50.0
50.0
80.0
36-55 TUOI
15
15.0
15.0
95.0
5
5.0
5.0
100.0
100
100.0
100.0
TREN 55 TUOI
Total
NGHE_NGHIEP
Cumulative
Frequency
Valid
NOI TRO/HIEN KHONG
Percent
Valid Percent
Percent
40
40.0
40.0
40.0
TU KINH DOANH
10
10.0
10.0
50.0
DANG DI LAM
50
50.0
50.0
100.0
100
100.0
100.0
DI LAM
Total
SO_LUONG_NGAN_HANG_DA_GIAO_DICH
Cumulative
Frequency
Valid
Missing
Percent
Valid Percent
Percent
1 NGAN HANG
19
19.0
19.2
19.2
2 NGAN HANG
5
5.0
5.1
24.2
3 NGAN HANG
45
45.0
45.5
69.7
TREN 3 NGAN HANG
30
30.0
30.3
100.0
Total
99
99.0
100.0
1
1.0
100
100.0
System
Total
Anh chị đến ngân hàng để thực hiện giao dịch nào
Responses
N
DEN NGAN HANG TRUC TIEP THUC HIEN GIAO DICH
Percent
Percent of Cases
40
20.9%
40.0%
100
52.4%
100.0%
1
.5%
1.0%
GIAO DICH QUA MOBILE BANKING
30
15.7%
30.0%
GIAO DICH QUA INTERNETBANKING
20
10.5%
20.0%
191
100.0%
191.0%
GIAO DICH QUA HE THONG MAY ATM
GIAO DICH QUA FAX
Total
Điểm thu hút so với các ngân hàng khác
Responses
N
Percent
Percent of
Cases
SAN PHAM DV NGAN HANG DA DANG, PHONG
PHU
30
21.1%
33.3%
BIEU PHI, LAI SUAT HOP LY, LINH HOAT
90
63.4%
100.0%
NHAN VIEN NGAN HANG PHUC VU THAN THIEN,
NHIET TINH
20
14.1%
22.2%
2
1.4%
2.2%
142
100.0%
157.8%
Y KIEN KHAC
Total
Descriptive Statistics
N
CHI_NHANH_RONG_KH
Mean
Std. Deviation
100
2.77
1.246
ATM_HIEN_DAI
100
3.52
.904
SAN_PHAM_DA_DANG
100
3.72
.726
CO_SO_VAT_CHAT
100
3.62
.885
QUANG_CAO
100
3.53
.822
NV_AN_MAC
100
3.55
.957
MAU_BIEU
100
3.68
.510
100
3.62
.632
LICH_THIEP_AN_CAN
100
4.01
.225
TU_VAN
100
4.01
.266
PHUC_VU_CONG_BANG
100
3.76
.515
100
4.02
.376
100
3.60
.569
100
4.06
.312
100
3.98
.141
100
3.95
.609
100
4.01
.659
100
3.80
.569
100
3.97
.674
100
3.68
.530
NHU_CAU
100
4.16
.420
THU_TUC
100
4.04
.281
Valid N (listwise)
100
AP_THUAN_TIEN
TRINH_DO_CHUYEN_M
ON_NV
KHONG_GAY_PHIEN_NH
IEU_CHO_KHACH_HAN
G
KHONG_TO_RA_BAN_R
ON
LAI_SUAT
THUC_HIEN_GIAO_DICH
_NHANH_CHONG
BAO_MAT_THONG_TIN
CUNG_CAP_DUNG_DICH
_VU
GIU_CHU_TIN
HOAT_DONG_MARKETI
NG
KHUYEN_MAI_SAU_BA
N_HANG
MUC_DO_HAI_LONG
Frequency
Valid
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
HOAN TOAN KHONG
DONG Y
2
2.0
2.0
2.0
BINH THUONG
6
6.0
6.0
8.0
89
89.0
89.0
97.0
3
3.0
3.0
100.0
100
100.0
100.0
DONG Y
HOAN TOAN DONG Y
Total
CROBACH’S ALPHA
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.721
11
Item-Total Statistics
Cronbach's
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if Corrected ItemItem Deleted
Total Correlation
Alpha if Item
Deleted
ATM_HIEN_DAI
79.97
21.545
.420
.697
CO_SO_VAT_CHAT
79.87
22.074
.364
.704
QUANG_CAO
79.96
21.756
.451
.693
MAU_BIEU
79.81
22.822
.576
.691
TRINH_DO_CHUYEN_MON_NV
79.87
22.599
.481
.694
LICH_THIEP_AN_CAN
79.48
24.979
.383
.713
TU_VAN
79.48
25.000
.308
.714
PHUC_VU_CONG_BANG
79.73
23.270
.474
.698
KHONG_TO_RA_BAN_RON
79.89
23.028
.465
.697
79.51
25.101
.545
.714
79.81
23.287
.454
.699
THUC_HIEN_GIAO_DICH_NHAN
H_CHONG
KHUYEN_MAI_SAU_BAN_HANG
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ
Descriptive Statistics
Mean
Std. Deviation Analysis N
ATM_HIEN_DAI
3.52
.904
100
CO_SO_VAT_CHAT
3.62
.885
100
QUANG_CAO
3.53
.822
100
MAU_BIEU
3.68
.510
100
TRINH_DO_CHUYEN_MON_NV
3.62
.632
100
LICH_THIEP_AN_CAN
4.01
.225
100
TU_VAN
4.01
.266
100
PHUC_VU_CONG_BANG
3.76
.515
100
KHONG_TO_RA_BAN_RON
3.60
.569
100
THUC_HIEN_GIAO_DICH_NHANH_CHONG
3.98
.141
100
KHUYEN_MAI_SAU_BAN_HANG
3.68
.530
100
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square
df
Sig.
.783
520.072
55
.000
Total Variance Explained
Extraction Sums of Squared
Rotation Sums of
Loadings
Squared Loadings
Initial Eigenvalues
% of
% of
Cumulative
Component Total % of Variance Cumulative % Total Variance Cumulative % Total Variance
%
1
4.217
38.333
38.333 4.217
38.333
38.333 3.659
33.264
33.264
2
2.052
18.657
56.990 2.052
18.657
56.990 2.221
20.190
53.454
3
1.346
12.233
69.223 1.346
12.233
69.223 1.735
15.768
69.223
4
.855
7.771
76.994
5
.622
5.657
82.651
6
.511
4.648
87.298
7
.401
3.642
90.941
8
.342
3.107
94.048
9
.283
2.570
96.618
10
.223
2.028
98.646
11
.149
1.354
100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotated Component Matrixa
Component
1
ATM_HIEN_DAI
2
3
.345
.002
.728
-.084
.079
.859
QUANG_CAO
.471
.023
.594
MAU_BIEU
.844
.288
.046
TRINH_DO_CHUYEN_MON_NV
.805
.164
.099
LICH_THIEP_AN_CAN
.063
.864
-.109
-.014
.812
.077
PHUC_VU_CONG_BANG
.661
.021
.110
KHONG_TO_RA_BAN_RON
.904
-.085
.161
THUC_HIEN_GIAO_DICH_NHANH_CHONG
.198
.831
.143
KHUYEN_MAI_SAU_BAN_HANG
.808
.032
.162
CO_SO_VAT_CHAT
TU_VAN
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 4 iterations.
Component Score Coefficient Matrix
Component
1
2
3
ATM_HIEN_DAI
-.012
-.034
.430
CO_SO_VAT_CHAT
-.180
.029
.590
QUANG_CAO
.051
-.030
.318
MAU_BIEU
.250
.078
-.118
TRINH_DO_CHUYEN_MON_NV
.236
.022
-.074
LICH_THIEP_AN_CAN
-.018
.402
-.098
TU_VAN
-.071
.380
.041
PHUC_VU_CONG_BANG
.196
-.036
-.040
KHONG_TO_RA_BAN_RON
.274
-.102
-.045
-.015
.373
.049
.235
-.041
-.030
THUC_HIEN_GIAO_DICH_NHANH_CHONG
KHUYEN_MAI_SAU_BAN_HANG
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
Component Scores.
PHÂN TÍCH HỒI QUY
Model Summaryb
Model
1
R
.806
R Square
a
Adjusted R
Square
.650
Std. Error of
the Estimate
.639
DurbinWatson
.544
1.288
a. Predictors: (Constant), X1, X2, X3
b. Dependent Variable: Y
ANOVAb
Sum of
Squares
Model
1
df
Mean Square
Regression
52.600
3
17.533
Residual
28.360
96
.295
Total
80.960
99
a. Predictors: (Constant), X3, X2, X1
b. Dependent Variable: Y
F
59.350
Sig.
.000a
a
Coefficients
Model
1
Unstandardized
Standardized
Coefficients
Coefficients
B
(Constant)
Std. Error
Collinearity Statistics
t
Beta
Sig.
Tolerance
VIF
3.520
.054
X1
.312
.055
.345
5.719 .000
1.000
1.000
X2
.002
.055
.002
.030 .976
1.000
1.000
X3
.659
.055
.728 12.056 .000
1.000
1.000
a. Dependent Variable: Y
64.762 .000
LỜI CẢM TẠ
……
Trong suốt thời gian học tập ở trường Đại học Cần Thơ, em đã được
quý thầy cô của trường nói chung và quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh nói riêng truyền đạt những kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn
vô cùng quý giá. Những kiến thức hữu ích đó sẽ trở thành hành trang giúp em
có thể vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc cũng như trong
cuộc sống sau này. Với những kiến thức tiếp thu tại nhà trường và công tác
thực tiễn trong thời gian thực tập tại ngân hàng Nam Việt chi nhánh Cần Thơ,
đến nay em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Có kết quả đó là nhờ sự giúp
đỡ to lớn của quý thầy cô và các anh chị trong ngân hàng.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đăc
biệt, em chân thành cảm ơn PGS.TS Lưu Thanh Đức Hải đã tận tình hướng
dẫn, sữa chữa những khuyết điểm cho em trong suốt thời gian nghiên cứu,
thực hiện đề tài.
En xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị tại ngân hàng Nam
Việt chi nhánh Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp ý kiến bổ
ích, thiết thực và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập
giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô và Ban giám đốc cùng các anh
chị tại ngân hàng Nam Việt chi nhánh Cần Thơ được nhiều sức khoẻ, hạnh
phúc và luôn thành đạt trong công tác cũng như trong cuộc sống.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Cẩm Hồng
i
LỜI CAM KẾT
……
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Cẩm Hồng
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................. i
LỜI CAM KẾT.............................................................................................. ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .................................................. iii
MỤC LỤC .....................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................................1
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu ...................................................................1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn...........................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................2
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
....................................................................................................................3
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định...........................................................3
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................................3
1.4.1 Không gian: Đề tài nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dịch
vụ ngân hàng bán lẻ được thực hiện tại Navibank chi nhánh Cần Thơ......3
1.4.2 Thời gian.........................................................................................3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này tập trung nghiên cứu giải pháp
nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Navibank chi nhánh
Cần Thơ. ..................................................................................................3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU… ...........................................................................................................5
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .......................................................................5
2.1.1 Lý thuyết dịch vụ ngân hàng ...........................................................5
2.1.2 Lý thuyết các mô hình đo lường chất lượng dịch vụ ........................9
2.1.3 Phương pháp phân tích ..................................................................11
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................14
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.........................................................14
2.2.2 Phương pháp phân tích ..................................................................14
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG ......................................................................15
3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM
VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ.................................................................15
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................15
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng .............................................16
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và điều hành..........................................................17
iv
3.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI NAVIBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ .............................................18
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN
LẺ .................................................................................................................24
4.1 DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN BÁN LẺ...............................................24
4.1.1 Về tốc độ tăng trưởng....................................................................24
4.1.2 Về cơ cấu huy động vốn theo loại tiền và thời hạn.........................25
4.2 DỊCH VỤ TÍN DỤNG BÁN LẺ..........................................................26
4.3 DỊCH VỤ THANH TOÁN ..................................................................26
4.4 DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ ...................................................29
4.5 DỊCH VỤ THẺ....................................................................................29
4.6 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI
NAVIBANK CẦN THƠ THÔNG QUA Ý KIẾN CỦA KHÁCH HÀNG..31
4.6.1 Mô tả mẫu nghiên cứu...................................................................32
4.6.2 Hành vi sử dụng dịch vụ NHBL của khách hàng ...........................33
4.6.3 Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’alpha .................................34
4.6.4 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA......................................35
Ta cần tiến hành phân tích nhân tố để nhóm các biến có liên hệ thành một
biến mới mang tính đại diện hơn nhằm giảm bớt số lượng của biến. ......35
4.6.5 Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng theo nhóm nhân tố.......38
4.6.6 Kết quả phân tích hồi quy..............................................................39
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG BÁN LẺ............................................................................................42
5.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ VÀ
NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG BÁN LẺ ........................................................................................42
5.1.1 Những kết quả đạt được về chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ...42
5.1.2 Những hạn chế về chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ ................43
5.1.3 Nguyên nhân của hạn chế..............................................................43
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG BÁN LẺ ........................................................................................44
5.2.1 Phương tiện hữu hình ....................................................................44
5.2.2 Năng lực phục vụ ..........................................................................47
5.2.3 Đáp ứng ........................................................................................49
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................56
6.1 KẾT LUẬN .........................................................................................56
6.2 KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN CHÍNH
PHỦ ..........................................................................................................56
6.2.2 Kiến nghị đối với cơ quan chính phủ.................................................56
6.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước .............................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................59
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NaviBank Cần Thơ từ năm 2010
đến 6 tháng đầu năm 2013.............................................................................20
Bảng 4.1: Doanh số dịch vụ thanh toán .........................................................28
Bảng 4.2: Số lượng thẻ phát hành từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ...30
Bảng 4.3: Các thành phần chất lượng dịch vụ NHBL nghiên cứu tại Navibank
......................................................................................................................32
Bảng 4.4: Thống kê đặc điểm mẫu nghiên cứu ..............................................33
Bảng 4.5: Một số dịch vụ của Navibank Cần Thơ .........................................33
Bảng 4.6: Một số cách thức giao dịch của khách hàng...................................34
Bảng 4.7: Một số đặc điểm thu hút khách hàng .............................................34
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Cronbach’alpha các thang đo...........................35
Bảng 4.9: Kiểm định KMO and Bartlett’s test ...............................................35
Bảng 4.10: Kết quả xoay nhân tố...................................................................37
Bảng 4.11: Ma trận điểm nhân tố ..................................................................38
Bảng 4.12 : Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng theo nhóm nhân tố....39
Bảng 4.13: Mô hình tóm tắt...........................................................................39
Bảng 4.14: Phân tích phương sai ...................................................................40
Bảng 4.15: Hệ số...........................................................................................41
vi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 : Mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ........................................11
Hình 3.1: Tổ chức nhân sự tại Ngân hàng Nam Việt chi nhánh Cần Thơ .......17
Hình 3.2: Biểu đồ doanh thu của NaviBank Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng
đầu năm 2013................................................................................................19
Hình 3.3: Biểu đồ chi phí của NaviBank Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng
đầu năm 2013................................................................................................21
Hình 3.4: Biểu đồ lợi nhuận của NaviBank Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng
đầu năm 2013................................................................................................22
Hình 4.1: Biểu đồ vốn huy động khách hàng bán lẻ của Navibank ................24
Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu huy động vốn theo loại tiền ...................................25
Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu huy động vốn theo thời hạn ...................................25
Hình 4.4: Biểu đồ doanh số tín dụng bán lẻ ...................................................26
Hình 4.5: Biểu đồ doanh số thanh toán..........................................................27
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATM: (Automated teller machine) máy rút tiền tự động
DV: Dịch Vụ
DVBL: Dịch vụ bán lẻ
ĐVT: Đơn vị tính
NAVIBNAK: (Nam Viet Commercial Joint Stock Bank) Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Nam Việt
NH: Ngân hàng
NHBL: Ngân hàng bán lẻ
NHNN: Ngân hàng nhà nước
PGD: Phòng giao dịch
POS: (Point Of Sale) điểm chấp nhận thẻ
TCTD: Tổ chức tín dụng
TMCP: Thương mại cổ phần
WTO: (World Trade Organization) Tổ chức thương mại thế giới
viii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Tại Việt Nam nói riêng và trên phạm vi toàn cầu nói chung, các ngân hàng
đang giữ một vai trò hết sức quan trọng. Sự tăng trưởng của hệ thống ngân
hàng tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế.
Phát triển dịch vụ ngân hàng là xu thế tất yếu để các NHTM Việt Nam tồn tại
và tìm kiếm lợi nhuận cao đồng thời cũng là giải pháp để đáp ứng yêu cầu hội
nhập, toàn cầu hoá của nền kinh tế quốc gia.
Trong thực tế, các ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam thường tập
trung nguồn lực cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn hoặc bị chi phối bởi các
mục tiêu chỉ định của Chính phủ. Việc khai thác nhu cầu dịch vụ ngân hàng
bán lẻ cần có sự đầu tư lớn về công nghệ và kênh phân phối kèm theo hoạt
động quảng cáo, tiếp thị nhưng chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.
Cần Thơ là nơi được đánh giá là vùng kinh tế năng động và phát triển, có
vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, đây cũng là nơi tập trung nhiều ngành nghề kinh tế đòi hỏi nguồn vốn
cao nên rất nhiều ngân hàng đã tận dụng lợi thế đó mở rộng chi nhánh ở đây
trong đó có ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt một trong những ngân
hàng đầy tiềm năng phát triển, có nguồn vốn lớn và nhiều dịch vụ ngân hàng
tiện ích phục vụ cho nhu cầu vốn của các nhà kinh doanh nói riêng và cho xã
hội nói chung.
Xuất phát từ thực tế trên, nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề nên
tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân
hàng bán lẻ tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt chi nhánh Cần
Thơ” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Hệ thống hoá những vấn đề mang tính lý luận về ngân hàng, ngân hàng
thương mại, các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Từ khi trở thành thành viên chính thức của WTO, ngành ngân hàng Việt
Nam trở thành một trong những ngành hàng đầu, thu hút sự quan tâm đặc biệt
của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên bản thân ngành ngân hàng
cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức cạnh tranh, đặc biệt là vấn đề thị
trường bị chia sẻ đáng kể khi các tập đoàn, các ngân hàng lớn của nước ngoài
đầu tư vào thị trường Việt Nam. Cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng
đã đặt ra những bài toán mới. Bài toán quan trọng nhất là làm thế nào để duy
trì được ưu thế cạnh tranh bền vững.
Để tồn tại được trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt này, các
NHTM Việt Nam đã, đang thực hiện quá trình hiện đại hoá công nghệ, áp
dụng các chuẩn mực quốc tế vào hoạt động ngân hàng, chuyển từ mô hình
1
ngân hàng chuyên doanh sang mô hình ngân hàng đa năng, đa dạng hoá và
nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ cung cấp. Bên cạnh đó, các NHTM
Việt Nam phải liên tục thay đổi chiến lược kinh doanh, tìm kiếm những cơ hội
đầu tư mới, mở rộng và đa dạng hoá nhóm khách hàng mục tiêu của mình.
Navibank cũng không thể nằm ngoài xu hướng đó, Navibank hướng đến hiện
đại hoá công nghệ ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch
vụ ngân hàng thương mại hiện đại - đa năng, tăng cường công tác quản lý rủi
ro nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hệ số an toàn tín dụng, nâng cao
hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh. Những năm vừa qua,
Navibank đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc cơ cấu lại tổ chức và hoạt
động đi đôi với việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Navibank đã định
hướng trở thành một trong những NHTM bán lẻ hàng đầu Việt Nam, hoạt
động đa năng với sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ cao, mạng lưới kênh
phân phối rộng dựa trên nền tảng mô hình tổ chức và quản lý theo chuẩn mực
quốc tế, công nghệ thông tin hiện đại, công nghệ hàng tiên tiến.
Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ là xu hướng của các ngân hàng
thương mại trên thế giới. Để tồn tại và phát triển một cách bền vững, các ngân
hàng thương mại ngày nay đều hướng tới việc củng cố và phát triển một cách
bền vững nền khách hàng vững chắc đặc biệt là khách hàng cá nhân, hộ gia
đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là hoạt động đem lại doanh thu chắc
chắn, hạn chế và phân tán rủi ro. Hoạt động ngân hàng bán lẻ luôn được coi là
một hoạt động cốt lõi, nền tảng để từ đó mở rộng các hoạt động kinh doanh
khác của các ngân hàng thương mại quốc tế. Yêu cầu tái cấu trúc hệ thống
ngân hàng nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cũng thể
hiện ở yêu cầu mở rộng khả năng cung ứng cho thị trường bán lẻ.
Xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho Chi
nhánh Navibank Cần Thơ với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng
cao hiệu quả kinh doanh, khẳng định vị thế chủ đạo trên thị trường tài chính
ngân hàng trong địa bàn tỉnh, chiếm lĩnh thị phần kinh doanh trên địa bàn, góp
phần xây dựng Navibank thành ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực,
hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng ngang tầm với các ngân hàng tiên
tiến trong khu vực Đông Nam Á.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung phân tích thực trạng và đánh giá kết quả hoạt động dịch
vụ ngân hàng bán lẻ của Chi nhánh Navibank tại Cần Thơ, từ đó xây dựng các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh
Navibank Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh trong những
năm từ 2010 – 6 tháng đầu năm 2013.
Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ và
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
2
Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng
bán lẻ.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN
CỨU
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
H1: Yếu tố tin cậy có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng.
H2: Yếu tố đáp ứng có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng.
H3: Yếu tố đảm bảo có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng.
H4: Yếu tố cảm thông có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng.
H5: Yếu tố hữu hình có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu 1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại nghiên cứu đạt
hiệu quả như thế nào?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ
diễn ra như thế nào?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch
vụ ngân hàng bán lẻ?
Câu hỏi nghiên cứu 4: Các giải pháp nào là cần thiết để nâng cao chất
lượng dịch vụ bán lẻ cho ngân hàng?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian: Đề tài nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dịch
vụ ngân hàng bán lẻ được thực hiện tại Navibank chi nhánh Cần Thơ.
1.4.2 Thời gian
- Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu được thu thập từ năm 2010
đến 6 tháng đầu năm 2013.
- Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này tập trung nghiên cứu giải pháp nâng
cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Navibank chi nhánh Cần Thơ.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Thị Thu Hằng (2010), “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam”. Trong
nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương
pháp tiếp cận hệ thống để nêu vấn đề, phân tích diễn giải và đưa ra kết luận,
phương pháp điều tra phân tích, thống kê, so sánh. Luận văn đề xuất được các
giải pháp cơ bản để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đưa ra được 4 kiến
nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và 3
kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước.
3
Nguyễn Quốc Nghi (2011), “Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng
đối với các trung tâm giới thiệu việc làm ở thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Đại
học Công nghiệp, trường Đại học Công nghiệp. Nghiên cứu này được thực
hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách
hàng đối với các trung tâm giới thiệu việc làm ở thành phố Cần Thơ. Số liệu
thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 90 khách hàng bằng phương pháp chọn
mẫu thuận tiện. Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng thang đo SERQUAL
có điều chỉnh để đánh giá chất lượng dịch vụ của các trung tâm giới thiệu việc
làm ở thành phố Cần Thơ gồm có: Tin cậy, đáp ứng, đảm bảo, cảm thông và
phương tiện hữu hình. Đề tài này sử dụng các phương pháp như thống kê mô
tả, hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố, mô hình hồi quy Binary
Logictics. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố tin cậy, đáp ứng và phương tiện
hữu hình có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng, trong đó yếu tố
tin cậy và đáp ứng có ảnh hưởng mạnh hơn.
Mai Thị Huyền Trân (2010), “Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng
đối với dịch vụ tín dụng của Phòng giao dịch An Nghiệp – Ngân hàng An Bình
chi nhánh Cần Thơ”. Nghiên cứu đã tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp
theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản 50 khách hàng. Số liệu được
xử lý trên phần mềm SPSS. Nghiên cứu sử dụng phân tích tần số, phân tích
thống kê mô tả, phương pháp Patero. Sau đó phân tích nhân tố để xác định các
nhân tố ảnh hưởng và cuối cùng dùng hồi quy để phân tích mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến sự hài lòng của khách hàng. Qua kết quả phân tích, nghiên
cứu đã đề ra một số giải pháp như giảm mức lãi suất cho vay, tăng thêm các
chính sách ưu đãi, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ… để nâng cao sự hài
lòng của khách hàng.
Nguyễn Thị Ngọc Hà (2008), “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng
bán lẻ tại ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Ninh Thuận”. Nghiên cứu đã
tiến hành điều tra khoảng 40 mẫu, sử dụng phương pháp thống kê, phương
pháp suy luận, phương pháp phân tích, phán đoán và tổng hợp để nghiên cứu
luận văn.
Các nghiên cứu trên đã đưa ra được những bài học kinh nghiệm của các
nước trong khu vực về lĩnh vực bán lẻ của ngân hàng. Đồng thời rút ra được
bài học kinh nghiệm cho ngân hàng thương mại Việt Nam trong lĩnh vực phát
triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ; chỉ ra được sự khác biệt giữa hoạt động bán
buôn và bán lẻ của ngân hàng. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu trên chỉ đi vào
một phần nhỏ trong hoạt động bán lẻ tại ngân hàng như: tín dụng bán lẻ, huy
động vốn dân cư,… mà chưa tổng quan được toàn bộ hoạt động bán lẻ tại
ngân hàng, mối quan hệ giữa các loại hình bán lẻ với nhau, chưa nêu rõ
nguyên nhân ảnh hưởng đến cụ thể từng chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh
cũng như trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thời gian qua. Vì vậy
trên cơ sở nghiên cứu đã có kết hợp với các thông tin mới hiện nay, tôi tiến
hành thực hiện đề tài này.
4
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Lý thuyết dịch vụ ngân hàng
2.1.1.1 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Trong nền kinh tế mở, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng cao,
nhất là dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Mục tiêu của dịch vụ là khách hàng cá nhân,
nên các dịch vụ thường đơn giản, dễ thực hiện và thường xuyên, tập trung vào
dịch vụ tiền gửi và tài khoản, vay vốn, mở thẻ tín dụng…
Thị trường bán lẻ là một cách nhìn hoàn toàn mới về thị trường tài chính,
qua đó, phần đông những người lao động nhỏ lẻ sẽ được tiếp cận với các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng, tạo ra một thị trường tiềm năng, đa dạng và năng
động. Bán lẻ là hoạt động của phân phối, trong đó là triển khai các hoạt động
tìm hiểu, xúc tiến, nghiên cứu, thử nghiệm, phát hiện và phát triển các kênh
phân phối hiện đại – mà nổi bật là kinh doanh qua mạng. Dịch vụ bán lẻ bao
gồm ba lĩnh vực chính: thị trường, các kênh phân phối, dịch vụ và đáp ứng
dịch vụ. Bán lẻ ngày càng phát triển sang lĩnh vực xuyên quốc gia.
Theo Navibank, dịch vụ ngân hàng bán lẻ là hoạt động cung cấp các sản
phẩm chủ yếu cho khách hàng cá nhân với các dịch vụ như tiền gửi tiết kiệm,
dịch vụ thẻ, chuyển tiền du học, dịch vụ kiều hối, dịch vụ ngân hàng điện tử,
cho vay cá nhân tiêu dùng, sản xuất kinh doanh…
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới
cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh,
khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông
qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin.
2.1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ
- Đối tượng khách hàng của dịch vụ ngân hàng bán lẻ lớn: Dịch vụ
ngân hàng bán lẻ là những dịch vụ cung ứng tiện ích và sản phẩm đến tận tay
người tiêu dùng (tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt). Do đó,
đối tượng khách hàng của dịch vụ ngân hàng bán lẻ bao gồm các cá nhân, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa và đa dạng về hình thức phục vụ.
- Dịch vụ ngân hàng bán lẻ bao gồm rất nhiều món giao dịch với giá trị
của mỗi giao dịch không lớn nên chi phí bình quân trên mỗi giao dịch khá
cao: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ phục vụ cho các nhu cầu giao dịch và thanh
toán thường xuyên của người dân như thanh toán tiền hàng, chuyển khoản,
chuyển vốn… Do đó, để phục vụ mỗi đối tượng khách hàng của ngân hàng
bán lẻ, ngân hàng cũng phải tốn chi phí giống như khi phục vụ một khách
hàng của ngân hàng bán buôn nên chi phí bình quân trên mỗi giao dịch của
ngân hàng bán lẻ thường lớn. Số lượng giao dịch lớn, lợi nhuận thu được từ
mỗi giao dịch là nhỏ nhưng lợi nhuận đạt được trên số lượng lớn giao dịch là
đáng kể, đáp ứng nhu cầu của số đông khách hàng.
- Dịch vụ ngân hàng bán lẻ luôn cải tiến cho phù hợp với nhu cầu đa
dạng và gia tăng của khách hàng với tiến bộ của công nghệ
- Dịch vụ ngân hàng bán lẻ phát triển đòi hỏi hạ tầng kỹ thuật công
nghệ hiện đại: Do đặc trưng đối tượng khách hàng cá nhân nhạy cảm với
5
chính sách marketing nên họ dễ dàng thay đổi nhà cung cấp dịch vụ khi các
sản phẩm cung cấp không tạo sự khác biệt và có tính cạnh tranh cao. Đặc biệt,
hiện nay với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, và yêu cầu
ngày càng đa dạng của khối khách hàng này, gia tăng lượng công nghệ là một
trong những phương thức tạo giá trị gia tăng và nâng cao sức cạnh tranh của
các sản phẩm cung cấp. Do đó có thể nhận thấy vai trò uan trọng của công
nghệ thông tin trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ:
Công nghệ thông tin là tiền đề quan trọng để lưu giữ và xử lý cơ sở dữ
liệu tập trung, cho phép các giao dịch trực tuyến được thực hiện.
Công nghệ thông tin hỗ trợ triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
bán lẻ tiên tiến như chuyển tiền tự động, huy động vốn và cho vay dân cư với
nhiều hình thức khác nhau.
- Nhu cầu mang tính thời điểm: Các dịch vụ mà mọi cá nhân mong
muốn ngân hàng cung cấp cho mình chỉ có giá trị trong một thời điểm nhất
định. Cùng với sự thay đổi của các điều kiện xung quanh cuộc sống của họ,
nhu cầu của họ cũng sẽ thay đổi. Nếu ngân hàng nào nhanh nhạy trong việc
nắm bắt trước các nhu cầu của khách hàng để từ đó thoả mãn họ thì sẽ giành
phần thắng trong cuộc cạnh tranh này.
- Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là ngành có lợi thế kinh tế theo quy mô và
lợi thế kinh tế theo phạm vi: Với dịch vụ ngân hàng bán lẻ, quy mô lớn, số
người tham gia càng nhiều thì chi phí càng thấp, càng thuận tiện và tiết kiệm
chi phí.
- Dịch vụ đơn giản, dễ thực hiện: Mục tiêu của dịch vụ ngân hàng bán
lẻ là khách hàng cá nhân nên các dịch vụ thường tập trung vào các dịch vụ tiền
gửi và tài khoản, vay vốn, mở thẻ tín dụng….
- Độ rủi ro thấp: Đây là đặc điểm khác biệt so với dịch vụ bán buôn.
Trong khi các dịch vụ bán buôn tại các ngân hàng tập trung vào đối tượng
khách hàng là tổ chức kinh tế, trung gian tài chính với giá trị giao dịch lớn, độ
rủi ro cao thì dịch vụ ngân hàng bán lẻ với số lượng khách hàng cá nhân lớn,
rủi ro phân tán và rất thấp là một trong những mảng đem lại doanh thu ổn định
và an toàn cho các ngân hàng thương mại.
2.1.1.3 Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ
- Đối với nền kinh tế
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ trực tiếp làm biến đổi từ nền kinh tế tiền mặt
sang nền kinh tế không dùng tiền mặt, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà
nước, giảm chi phí xã hội của việc thanh toán và lưu thông tiền mặt. Bên cạnh
đó, thông qua dịch vụ ngân hàng bán lẻ, quá trình chu chuyển tiền tệ được tăng
cường và có hiệu quả hơn, tận dụng và khai thác các tiềm năng về vốn để góp
phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, nâng cao đời sống của người
dân.
- Đối với ngân hàng
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ giữ vai trò quan trọng trong việc đa dạng hoá
sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nguồn vốn
trung và dài hạn chủ đạo cho ngân hàng nhằm thay đổi cơ cấu thu nhập của
ngân hàng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đồng thời
6
góp phần đa dạng hoá hoạt động ngân hàng, làm vững mạnh nền tài chính
quốc gia.
- Đối với khách hàng
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ đem đến cho khách hàng sự thuận tiện, an
toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong quá trình thanh toán và sử dụng nguồn thu
nhập của mình.
Thực tế hiện nay, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã mang lại cho các ngân
hàng nguồn thu nhập ổn định và phân loại rủi ro, tạo nền tảng vững chắc cho
hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại đã bước
đầu coi hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ là hoạt động cốt lõi
nhằm tạo dựng, củng cố và phát triển một nền khách hàng vững chắc, từ đó
mở rộng các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Các ngân hàng thương
mại Việt Nam đã và đang phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng
bán lẻ theo xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàng
trong khu vực và trên thế giới.
2.1.1.4 Khái niệm dịch vụ
Dịch vụ là một khái niệm phổ biến trong marketing và kinh doanh. Là
một “sản phẩm đặc biệt” có nhiều đặc tính khác với các loại hàng hoá khác
như tính vô hình, tính không đồng nhất, tính không thể tách rời và tính không
thể cất trữ. Dịch vụ là những hành vi, quá trình và cách thức thực hiện một
công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng nhằm thoả mãn
nhu cầu và mong đợi của khách hàng (V.A Zeithaml và M.J Bitner, 2000).
2.1.1.5 Khái niệm chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ được định nghĩa là nhận thức của khách hàng về chất
lượng dịch vụ của một hãng cụ thể nào đó dựa trên sự so sánh thành tích của
hãng đó trong việc cung cấp dịch vụ với sự mong đợi chung của khách hàng
đối với tất cả các hãng khác trong cùng ngành cung cấp dịch vụ
2.1.1.6 Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Navibank
- Dịch vụ huy động vốn
Một trong những chức năng quan trọng của ngân hàng thương mại là huy
động vốn để cho vay và đầu tư. Thông qua các biện pháp và công cụ được sử
dụng, các ngân hàng thương mại huy động vốn từ khách hàng cá nhân và
doanh nghiệp vừa và nhỏ dưới các hình thức chủ yếu như: tiền gửi không kỳ
hạn, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu ngân
hàng… ) và các hình thức tiền gửi khác. Các khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp vừa và nhỏ có nguồn vốn nhàn rỗi tuy không lớn nhưng với số lượng
khách hàng đông sẽ tạo nên một nguồn huy động vốn tiềm năng và dồi dào
cho các ngân hàng thương mại.
Hiện nay, ngoài các sản phẩm tiền gửi truyền thống, các ngân hàng thương
mại đã đa dạng hoá nhiều sản phẩm tiết kiệm linh hoạt về kỳ hạn và lãi suất
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
- Dịch vụ tín dụng
Dịch vụ tín dụng bán lẻ cung cấp cho khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp vừa và nhỏ các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn, bao gồm: cho
vay du học, cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh
7
chứng khoán, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay thấu chi, cho vay cầm cố
giấy tờ có giá…
Tỷ trọng cho vay đối với khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ngày càng lớn trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, nó góp phần tăng
doanh thu, lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại. Dịch vụ cho vay khách
hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ hứa hẹn một tiềm năng thị trường
lớn và sẽ không ngừng phát triển. Tuy nhiên, các khoản vay nhỏ lẻ, phân tán
nên chi phí quản lý cao. Bên cạnh đó, khách hàng vay này rất nhạy cảm với
các yếu tố lãi suất, thời hạn và thủ tục… nên ngân hàng thương mại thường bị
tác động mạnh với các yếu tố cạnh tranh trên thị trường và khả năng trục lợi
của khách hàng.
- Dịch vụ thẻ
Thẻ ngân hàng là một sản phẩm tài chính cá nhân đa chức năng do ngân
hàng phát hành, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Thẻ có thể sử dụng để
rút tiền, gửi tiền, cấp tín dụng, thanh toán hoá đơn dịch vụ hay để chuyển
khoản. Thẻ cũng được sử dụng cho nhiều dịch vụ phi tài chính như tra cứu
thông tin tài khoản… Thẻ thanh toán hiện nay có rất nhiều loại khác nhau,
nhưng nhìn chung có hai loại cơ bản là thẻ ghi nợ (nội địa và quốc tế) và thẻ
tín dụng. Thẻ ghi nợ sử dụng số dư hiện có trên tài khoản cá nhân. Còn thẻ tín
dụng nổi bật với tính năng “chi tiêu trước, trả tiền sau” trên cơ sở được ngân
hàng cấp một hạn mức tín dụng.
Dịch vụ thẻ góp phần quan trọng cho ngân hàng thương mại trong việc
huy động vốn, thu phí dịch vụ và nâng cao hình ảnh của ngân hàng trong công
chúng. Sản phẩm dịch vụ thẻ đi liền với ứng dụng công nghệ và khả năng liên
kết giữa các ngân hàng thương mại trong khai thác thị trường và tận dụng cơ
sở hạ tầng về công nghệ thông tin.
- Dịch vụ thanh toán
Dịch vụ thanh toán được xem là mảng nghiệp vụ mang lại tỷ suất lợi
nhuận cao nhưng chưa có sự quan tâm đúng mức. Các phương tiện thanh toán
thông dụng bao gồm: séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thương phiếu, lệnh
chi… Ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán về hàng hoá và
dịch vụ thông qua thanh toán bù trừ, chuyển khoản qua mạng lưới thanh toán
tiền điện tử trong nội bộ hệ thống ngân hàng hay khác hệ thống ngân hàng,
chuyển khoản trong nước hay nước ngoài.
Dịch vụ chi trả lương qua tài khoản cá nhân, thanh toán hoá đơn tiền
điện, điện thoại, nước… Qua dịch vụ thẻ đang phát triển mạnh và tạo nguồn
thu đáng kể cho các ngân hàng thương mại.
Dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền kiều hối ngày càng được mở rộng và đẩy
mạnh phát triển. Nhiều ngân hàng thương mại đã liên kết, hợp tác làm đại lý
nhận chuyển tiền và chi trả kiều hối cho một số tổ chức tài chính quốc tế như
Wester Union, Money Gram…
- Dịch vụ ngân hàng điện tử
Trong bối cảnh thị trường tài chính – ngân hàng hội nhập, Việt Nam dần
mở rộng cửa cho các ngân hàng nước ngoài thì sản phẩm, dịch vụ của ngân
hàng trong nước cần phải tìm điểm khác biệt về hình thức, nội dung. Trong đó,
nổi bật lên là các dịch vụ ngân hàng công nghệ hiện đại.
8
Hiện nay, SMS Banking, eBanking, Mobile Banking… đang là những
dịch vụ được nhiều khách hàng lựa chọn. Với các dịch vụ này, khách hàng
không phải đến ngân hàng, cũng không phải mất quá nhiều thời gian mà vẫn
có thể thực hiện được các giao dịch cần thiết như: chuyển khoản, kiểm tra tài
khoản, thanh toán hoá đơn, giao dịch tiền gửi cung như tiền vay… Đây thật sự
là những dịch vụ tiện ích, đưa khách hàng tiếp cận ngày càng gần hơn với
cuộc sống hiện đại.
Với ứng dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử trong hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng thương mại hiện nay như là một lợi thế cạnh tranh, và đây
là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong xu
hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong tương lai. Các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng điện tử hiện đại có thể kể đến như:
+ Call center: cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của
khách hàng. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều có trung tâm Call center như
tổng đài 247/247 của ngân hàng Á Châu, tổng đài 24/7 của ngân hàng
Eximbank…
+ Phone banking: là loại hình dịch vụ mà khách hàng sử dụng điện thoại
gọi đến một số máy cố định của ngân hàng cung cấp dịch vụ để thực hiện các
giao dịch hay kiểm tra sao kê tài khoản, nghe thông tin về tỷ giá và lãi suất…
+ Mobile banking: là loại hình dịch vụ ngân hàng giao dịch qua điện
thoại di động. Khách hàng có thể kiểm tra số dư tài khoản, liệt kê giao dịch,
nhận thông báo số dư, tỷ giá, lãi suất tự động qua tin nhắn SMS Banking,
thanh toán hoá đơn tiền điện, nước, điện thoại, internet…
+ Home banking: là loại hình dịch vụ mà các giao dịch có thể được thực
hiện tại nhà thông qua hệ thống máy tính kết nối với hệ thống máy tính của
ngân hàng, bao gồm các dịch vụ chuyển tiền, báo có, báo nợ, tỷ giá, lãi suất…
+ Internet Banking: là dịch vụ ngân hàng mà khách hàng giao dịch với
ngân hàng thông qua internet. Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin về sản
phẩm, dịch vụ của ngân hàng hay truy cập thông tin về tài khoản cá nhân, số
dư, tiền gửi, tiền vay…
- Các loại dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác
Ngoài các dịch vụ nêu trên, dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân còn
bao gồm chi trả kiều hối,dịch vụ bảo hiểm, thu hộ, chi hộ, chuyển tiền du học,
giữ hộ tài sản quý hiếm, cho thuê két sắt…
Dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ còn bao gồm
dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh…
2.1.2 Lý thuyết các mô hình đo lường chất lượng dịch vụ
2.1.2.1 Thang đo SERVQUAL (Parasuraman, 1988)
Đây là mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ phổ biến và được áp
dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu marketing. Theo Parasuraman, chất
lượng dịch vụ không thể xác định chung mà phụ thuộc vào cảm nhận của
khách hàng đối với dịch vụ đó và sự cảm nhận này được xem xét trên nhiều
yếu tố. Thang đo SERVQUAL được xây dựng dựa trên quan điểm chất lượng
dịch vụ cảm nhận là sự so sánh giữa các giá trị kỳ vọng /mong đợi
(expectations) và các giá trị khách hàng cảm nhận được (perception).
9
SERVQUAL là xem xét hai khía cạnh chủ yếu của chất lượng dịch vụ
là kết quả dịch vụ (outcome) và cung cấp dịch vụ (process) được nghiên cứu
thông qua 22 thang đo của 5 tiêu chí: Sự tin cậy (reliability), sự đáp ứng
(responsiveness), sự hữu hình (tangibles), sự đảm bảo (assurance), sự cảm
thông (emparthy).
Sự tin cậy
Sự tin cậy nói lên khả năng cung ứng dịch vụ chính xác, đúng giờ và uy
tín. Điều này dòi hỏi sự nhất quán trong việc thực hiện dịch vụ và tôn trọng
các cam kết cũng như giữ lời hứa với khách hàng.
Sự đáp ứng
Đây là tiêu chí đo lường khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, xử lý
hiệu quả các khiếu nại, sẵn sàn giúp đỡ khách hàng và đáp ứng các yêu cầu
của khách hàng. Nói cách khác, hiệu quả phục vụ là sự phản hồi từ phía nhà
cung cấp dịch vụ đối với những gì mà khách hàng mong muốn.
Sự hữu hình
Sự hữu hình chính là hình ảnh bên ngoài của cơ sở vật chất, thiết bị,
máy móc, phong thái của đội ngũ nhân viên, tài liệu, sách hướng dẫn và hệ
thống thông tin liên lạc của ngân hàng. Nói một cách tổng quát, tất cả những
gì mà khách hàng nhìn thấy trực tiếp được bằng mắt và các giác quan thì đều
có thể tác động đến yếu tố này.
Sự đảm bảo
Đây là yếu tố tạo nên sự tín nhiệm, tin tưởng cho khách hàng được cảm
nhận thông qua sự phục vụ chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn giỏi, phong
thái lịch thiệp và khả năng giao tiếp tốt, nhờ đó khách hàng cảm thấy yên tâm
mỗi khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
Sự cảm thông
Sự cảm thông chính là sự quan tâm, chăm sóc khách hàng ân cần, dành
cho khách hàng sự đối xử chu đáo tốt nhất có thể giúp cho khách hàng cảm
thấy mình luôn được tiếp đón nồng hậu mọi lúc, mọi nơi. Yếu tố con người là
phần cốt lõi tạo nên sự thành công này và sự quan tâm của ngân hàng đối với
khách hàng càng nhiều sự cảm thông sẽ càng tăng.
Theo mô hình SERVQUAL, chất lượng dịch vụ được xác định như sau:
Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận – Giá trị kỳ vọng.
Parasuraman và cộng sự khẳng định rằng SERVQUAL là một công cụ
đo lường chất lượng dịch vụ tin cậy và chính xác (Parasuraman và cộng sự,
1988; 1991;1993) và thang đo này đã được sử dụng rộng rãi (Buttle,1996;
Robinson,1999). Tuy nhiên, việc sử dụng mô hình chất lượng và khoảng cách
làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng dịch vụ cũng có nhiều tranh luận
(Carmen,1990;Bakakus & Boller,1992; Cronin & Taylor,1992). Cronin &
Taylor (1992) với mô hình SERVPERF, cho rằng mức độ cảm nhận của khách
hàng đối với sự thực hiện dịch vụ của doanh nghiệp phản ánh tốt nhất chất
lượng dịch vụ.
2.1.2.2 Thang đo SERVPERF (Cronin and Taylor,1992)
Mô hình SERVPERF được phát triển dựa trên nền tảng của mô hình
SERVQUAL nhưng đo lường chất lượng dịch vụ trên cơ sở đánh giá chất
lượng dịch vụ thực hiện được (performance-based) chứ không phải là khoảng
10
cách giữa chất lượng kỳ vọng (expectation) và chất lượng cảm nhận
(perception). Mô hình SERVPERF được xác định như sau:
Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận
Bộ thang đo SERVPERF cũng sử dụng 22 mục phát biểu tương tự như
phần hỏi về cảm nhận của khách hàng trong mô hình SERVQUAL, bỏ qua
phần hỏi về kỳ vọng.
Giả thuyết được đặt ra cho mô hình nghiên cứu: Theo nghiên cứu này,
chất lượng dịch vụ của ngân hàng theo mô hình gồm 5 thành phần chính: Tin
cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, đồng cảm, phương tiện hữu hình. Mô hình
nghiên cứu mối liên hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng
theo mô hình sau:
Tin cậy
Đáp ứng
Sự thoả mãn
(Satisfaction)
Năng lực phục vụ
Đồng cảm
Phương tiện hữu hình
Nguồn: “Nghiên cứu khoa học Marketing” của Nguyễn Đình Thọ, 2007
Hình 2.1 : Mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ
2.1.3 Phương pháp phân tích
+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu
kinh tế.
∆y = y1 - y0
Trong đó:
Y0: chỉ tiêu năm trước
Y1: chỉ tiêu năm sau
∆y: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm
trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến
động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của
các chỉ tiêu kinh tế.
∆y = y1 / y0
Hoặc:
∆y = (y1 / y0) *100% - 100%
Trong đó:
Y0: chỉ tiêu năm trước.
Y1: chỉ tiêu năm sau.
∆y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
11
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của
các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ
tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra
nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả là việc mô tả dữ liệu
bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thông thường như số trung bình
(Mean), số trung vị (Median), phương sai (Variance), độ lệch chuẩn (Standar
deviation).. cho các biến số liên tục và các tỷ số (Proportion) cho các biến số
không liên tục. Trong phương pháp thống kê mô tả, các đại lượng thống kê mô
tả chỉ được tính đối với các biến định lượng.
+ Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: Hệ số Cronbach’s Alpha là
một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa
các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa
bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến vói điểm số
toàn bộ các biến của mỗi người trả lời. Phương pháp này cho phép người phân
tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế những biến rác trong mô
hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết được chính xác độ biến
thiên cũng như độ lỗi của các biến. Theo đó, chỉ những biến có hệ số tương
quan biến tổng phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3 và hệ
số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 mới được xem là chấp nhận được và thích
hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo (Hoàng Trọng & Mộng Ngọc,
2008). Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu Cronbach’s Alpha đạt từ 0.8 trở
lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được và
mức độ tương quan sẽ càng cao hơn.
+ Phân tích nhân tố khám phá EFA (EFA- exploratory factor analysis): là
kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu, phương pháp này
rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cầ thiết cho vấn đề nghiên cứu và
được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Trong nhân tố khám
phá, trị số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích
hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0.5 đến
1 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân
tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Ngoài ra, phân tích
nhân tố còn dựa vào phương sai (eigenvalue) để xác định số lượng nhân tố, chỉ
những nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mô hình, đại
lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố,
những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 thì sẽ không có tác dụng tóm tắt thông
tin tốt hơn một biến gốc. Một phần quan trọng trong bảng kết quả phân tích
nhân tố là ma trận nhân tố (component matrix) hay ma trận nhân tố khi nhân tố
được xoay (rorated component matrix). Ma trận nhân tố chứa các hệ số biễu
diễn các biến chuẩn hoá bằng các nhân tố (mỗi biến là một đa thức của các
nhân tố). Những hệ số tải nhân tố (factor loading) biểu diễn tương qua giữa
các biến và các nhân tố. Hệ số này cho biết nhân tố và biến có liên quan chặt
chẽ với nhau.
Lượng biến thiên của một biến được giải thích bởi những nhân tố chung
trong phân tích, biến thiên chung của các biến được mô tả bằng một số ít các
12
nhân tố chung cộng với một nhân tố đặc trưng cho mỗi biến. Những nhân tố
này không bộc lộ rõ ràng. Nếu các biến được chuẩn hóa thì mô hình nhân tố
được thể hiện bằng phương trình:
Xi = Ai1F1 + Ai2F2 + Ai3F3 + … + AinFn + ViUi
Trong đó:
Xi : biến thứ I chuẩn hoá
Aij : hệ số hồi quy bội chuẩn hoá cùng nhân tố j đối với biến i
F : các nhân tố chung
Vi : hệ số hồi quy chuẩn hoá của nhân tố đặc trưng i đối với biến i
Ui : nhân tố đặc trưng của biến i
Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và các nhân tố chung. Bản
thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính
của các biến quan sát:
Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 + … + WikXk
Fi : ước lượng trị số của nhân tố thứ i
Wi : quyền số hay trọng số nhân tố
k: số biến
Chúng ta có thể lựa chọn các quyền số hay trọng số nhân tố sao cho nhân
tố thứ nhất giải thích được phần biến thiên nhiều nhất trong toàn bộ biến thiên.
Sau đó ta chọn một tập hợp các quyền số thứ hai sao cho nhân tố thứ hai giải
thích được phần lớn biến thiên còn lại và không có tương quan với nhân tố thứ
nhất.
+ Phương pháp phân tích hồi quy đa biến: Mục tiêu của mô hình là giải
thích biến phụ thuộc Y ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập Xi. Phương trình
tổng quát như sau:
Y = β0 + β1 *RES + β2*ASR + β3*TNG + β4*REL + β5*EMP
- Các tham số β được ước lượng.
- Y là mức độ hài lòng (Biến này là biến giả, biến này nhận giá trị 1 khi khách
hàng hài lòng trong quá trình sử dụng dịch vụ và ngược lại nhận giá trị 0).
- Các nhân tố được xem xét có khả năng ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách
hàng được sử dụng cho mô hình hồi quy là:
X1: RES (Thành phần đáp ứng)
X2: ASR (Thành phần kỹ năng phục vụ)
X3: TNG (Thành phần hữu hình)
X4: REL (Thành phần tin cậy)
X5: EMP (Thành phần đồng cảm)
13
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Các số liệu thứ cấp: Các báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, bảng kết
quả kinh doanh phục vụ cho đề tài được cung cấp từ Phòng quan hệ khách
hàng và Phòng kế toán của Navibank từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
- Số liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập bằng cách phỏng vấn khách hàng
thông qua mẫu khảo sát thông tin bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Các
số liệu này được sử dụng để phân tích sự hài lòng của khách hàng đối với các
dịch vụ bán lẻ tại Navibank chi nhánh Cần Thơ.
2.2.2 Phương pháp phân tích
- Đối với mục tiêu 1: Được phân tích thông qua các chỉ tiêu tài chính: doanh
thu, chi phí, lợi nhuận trước thuế, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ,
dư nợ bình quân, nợ quá hạn,… Sử dụng phương pháp phân tích so sánh gồm:
phương pháp so sánh tương đối và phương pháp so sánh tuyệt đối.
- Đối với mục tiêu 2: Đề tài sử dụng thang đo Servqual hiệu chỉnh, kiểm định
thang đo: kiểm định độ tin cậy thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, độ
giá trị (factor loading) bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, phương pháp
hồi quy đa biến, cho ta biết tác động của từng biến độc lập liên quan đến chất
lượng dịch vụ tác động đến biến phụ thuộc là mức độ hài lòng khách hàng.
- Đối với mục tiêu 3: Dựa trên các kết quả đạt được ở mục tiêu 1 và 2 , đề tài
đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại
Navibank chi nhánh Cần Thơ.
14
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM
VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM
VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
3.1.1.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Nam Việt
- Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt.
- Tên giao dịch quốc tế: Nam Viet Commercial Joint Stock Bank.
- Tên gọi tắt: NAVIBANK.
- Hội sở: 3-3A-3B và số 5 Sương Nguyệt Ánh, Phường Bến Thành,
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (08) 38 216 216
- Fax: (08) 39 142 738
- Website: www.navibank.com.vn
- Email: navibank@navibank.com.vn
Ngân hàng TMCP Nam Việt được thành lập vào ngày 17/10/1995
theo Giấy phép số 00057/NH–CP ngày 18/09/1995 của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam với tên gọi ban đầu là Ngân hàng TMCP Sông Kiên, số vốn điều lệ
ban đầu là 50 tỷ đồng. Trải qua hơn 15 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP
Nam Việt – Navibank đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài
chính – tiền tệ Việt Nam thể hiện qua sự tăng trưởng bền vững và ổn định về
quy mô tổng tài sản lẫn hiệu quả kinh doanh.
- Ngày 02/11/1995: Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động với trụ sở
chính tại Tỉnh Kiên Giang.
- Năm 1997: tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng. Thành lập Chi bộ Đảng,
Công đoàn, Chi đoàn thanh niên.
- Năm 1998: vốn điều lệ đạt 90,5 tỷ đồng. Là đối tác nhận vốn ủy thác
từ tổ chức hợp tác quốc tế tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam.
- Năm 2002: tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng. Thành lập công ty Kiều
hối Nam Việt. Xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001:2000 vào hoạt động ngân hàng.
- Năm 2005: tăng vốn điều lệ lên 700 tỷ đồng. Thành lập trung tâm thẻ
trực thuộc ngân hàng Nam Việt và chính thức phát hành thẻ Nam Việt đầu
tiên.
- Năm 2007: ra mắt hệ thống thanh toán tự động ATM và phát hành
thẻ đa năng Nam Việt.
- Năm 2009: tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng. Đạt chứng nhận chất
lượng “Thanh toán quốc tế xuất sắc” do các định chế tài chính uy tín thới giới
chứng nhận bao gồm: Standard Chartered Bank, Bank of New York, America
Express Bank và Citibank. Tăng vốn điều lệ lên 1600 tỷ đồng. Hoạt động
thanh toán quốc tế đạt doanh số trên 2 tỷ USD. Đạt con số trên 2 triệu khách
15
hàng. Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do chương trình phát triển
Liên hiêp quốc (UNDP) bình chọn.
Đến nay, Ngân hàng Nam Việt gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 19
chi nhánh, 70 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm tại 24 tỉnh/thành trên toàn
quốc. Bên cạnh đó, Navibank đã đưa vào hoạt động 32 ATM trong đó 19 máy
đặt tại TP.Hồ Chí Minh và lắp đặt 359 POS trên toàn quốc, tạo thuận lợi cho
khách hàng khi giao dịch, thanh toán. Tính đến 31/12/2011 Navibank hiện có
quan hệ đại lý với hơn 100 tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, nổi bật như
Citibank, Bank of America, Deutsche Bank,…
3.1.1.2 Khái quát về Ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Cần
Thơ
Ngân hàng Nam Việt chi nhánh Cần Thơ là chi nhánh cấp 1 trực thuộc
ngân hàng Nam Việt và là một trong những chi nhánh có quy mô hoạt động
lớn trong hệ thống ngân hàng Nam Việt. Chi nhánh Cần Thơ chính thức được
thành lập vào ngày 01/07/2007 dưới sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh Cần Thơ. Ngân hàng Nam Việt chi nhánh Cần Thơ luôn là chi
nhánh tiên phong và năng động của hệ thống ngân hàng Nam Việt trong việc
phát triển các dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại và định
hướng theo nhu cầu khách hàng.
Ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Cần Thơ chính thức hoạt động
tại trụ sở đầu tiên đặt tại 318 đường 30/4, P.Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều, TP.Cần
Thơ. Đến tháng 5 năm 2011 ngân hàng được dời về trụ sở mới tại 1/3F đường
30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Đây là địa
bàn rất thuận lợi cho ngân hàng tiếp cận với nhiều khách hàng khác nhau, đặc
biệt là các công ty, các doanh nghiệp cần bổ sung vốn lưu động cho quá trình
sản xuất kinh doanh được liên tục. Hiện nay, ngân hàng TMCP Nam Việt chi
nhánh Cần Thơ có 3 đơn vị trực thuộc là PGD 01, PGD Ngã Bảy - Hậu Giang,
PGD Đồng Tháp và đang trong quá trình chuẩn bị mở thêm các PGD mới.
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng
3.1.2.1 Huy động vốn
- Khai thác và huy động vốn của các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và
ngoài nước bao gồm các loại tiền gởi có kỳ hạn và không có kỳ hạn.
- Huy động vốn thông qua bán trái phiếu, kỳ phiếu, tín dụng ngắn hạn
và dài hạn.
- Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, ủy thác và các nguồn vốn khác của các
tổ chức, cá nhân.
3.1.2.2 Cho vay
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế,
cá nhân trên địa bàn hoạt động.
- Thực hiện việc cho vay theo quy định của Nhà nước và ủy thác của
các tổ chức kinh tế, cá nhân.
3.1.2.3 Các hoạt động khác
- Thực hiện dịch vụ cầm cố tài sản theo quy định.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong hệ thống ngân
hàng Nam Việt và liên ngân hàng.
16
- Thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại, nghiệp vụ bảo lãnh và tái
bảo lãnh vay vốn đầu tư phát triển trong phạm vi chi nhánh.
- Kiểm tra các đơn vị trực thuộc.
- Chấp hành các chế độ báo cáo theo quy định.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và điều hành
3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Dịch Vụ
Khách Hàng
Phòng Quan Hệ
Khách Hàng
Phòng Kế Toán
Phòng Tổ Chức
Hành Chính
Phòng Giao Dịch
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Hình 3.1: Tổ chức nhân sự tại Ngân hàng Nam Việt chi nhánh Cần Thơ
3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
- Giám Đốc
Là người phụ trách và chịu trách nhiệm với Tổng Giám Đốc về kết
quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Giám Đốc chi nhánh thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo sự ủy quyền của Tổng Giám Đốc và được
phép ủy quyền lại một phần nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho nhân viên cấp
dưới tuy nhiên Giám Đốc chi nhánh vẫn là người chịu trách nhiệm về kết quả
thực hiện của nhân viên.
- Phó Giám Đốc
Phó Giám Đốc có trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động của từng
phòng ban trực thuộc, đôn đốc việc thực hiện đúng các quy chế đã đưa ra.
Thường xuyên theo dõi công tác tín dụng và hỗ trợ Giám Đốc trong các
nghiệp vụ. Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của
chi nhánh mà Giám Đốc giao phó. Thay mặt Giám Đốc giải quyết công việc
nếu được ủy quyền khi Giám Đốc đi vắng.
- Phòng dịch vụ khách hàng
Là bộ phận tìm kiếm khách hàng, đưa thông tin sản phẩm đến khách
hàng. Triển khai các nghiệp vụ từ tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn lập chứng
17
từ kế toán. Lập kế hoạch hoạt động theo từng thời kỳ, theo dõi đánh giá quá
trình thực hiện. Hỗ trợ về nghiệp vụ với các đơn vị trực thuộc.
- Phòng quan hệ khách hàng
Kiểm tra tổ hồ sơ vay vốn đã duyệt trước khi giải ngân. Hoàn chỉnh hồ
sơ, lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng. Quản lý danh mục
và tình hình thu hồi nợ. Hướng dẫn nghiệp vụ cho đơn vị trực thuộc.
- Phòng kế toán
Là đầu mối thanh toán của chi nhánh với nội bộ ngân hàng và với bên
ngoài. Tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính kế toán của chi nhánh. Quản lý
các nghiệp vụ liên quan đến kế toán, ngân quỹ. Hướng dẫn nghiệp vụ cho đơn
vị trực thuộc.
- Phòng tổ chức hành chính
Theo dõi tình hình nhân sự của chi nhánh, xây dựng kế hoạch hành
chính quản trị và theo dõi đánh giá thực hiện kế hoạch. Đảm nhận các nghiệp
vụ liên quan đến công tác tổ chức, lưu trữ phát hành văn bản.
- Phòng giao dịch
Tổ chức hạch toán kế toán và ngân quỹ theo quy định. Thực hiện kiểm
tra, kiểm soát các hoạt động của đơn vị, chịu sự kiểm tra kiểm soát của đơn vị
quản lý. Công tác tiếp thị, phát triển thị phần, xây dựng kế hoạch kinh doanh
và thực hiện theo dõi kế hoạch trên địa phương hoạt động.
Theo hiểu , ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Cần Thơ đã áp
dụng cơ cấu tổ chức theo kiểu chức năng . Trong cơ cấu này, vai trò của từng
vị trí được bố trí theo chức năng nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ chung.
Quản lý của từng bộ phận chức năng sẽ có nhiệm vụ báo cáo lại với giám đốc
- người chịu trách nhiệm phối hợp các hoạt động trong ngân hàng và cũng là
người chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt động của ngân hàng. Cơ cấu
tổ chức này đơn giản, mang tính chuyên môn hóa cao. Mỗi phòng ban đều có
chuyên môn riêng do đó nâng cao hiệu quả cho từng bộ phận. Quyền hạn và
trách nhiệm của từng bộ phận rõ ràng, do đó hữu ích trong việc quản lý và xử
lý trách nhiệm của từng bộ phận.
Tuy nhiên, việc áp dụng cơ cấu này cũng gây ra nhiều khó khăn cho
ngân hàng như việc thuyên chuyển nhân viên trong trường hợp cần thiết, hạn
chế tận dụng và phát triển khả năng làm việc của nhân viên nhất là trong giai
đoạn này ngân hàng đang định hướng phát triển theo quy mô rộng lớn hơn.
Khi ngân hàng phát triển thì các mục đích, yêu cầu, công việc, tầm quản lý sẽ
thay đổi và vì vậy cần phải thay đổi, hoàn thiện cơ cấu tổ chức cho phù hợp
như mở thêm các phòng ban, bộ phận mới để chia sẽ nhiệm vụ cho các phòng
ban cũ như vậy sẽ giảm được áp lực cho các nhân viên cũng như tăng hiệu quả
làm việc của họ.
3.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI NAVIBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ
Kết quả hoạt động kinh doanh là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong
các lĩnh vực kinh tế đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Nó phản
ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cho thấy ngân hàng đó đã đạt những
mục tiêu được đề ra hay không và nếu đạt kết quả tốt thì tiếp tục phát huy
những điểm mạnh còn ngược lại nếu kết quả không tốt thì phải tìm ra nguyên
18
nhân cũng như biện pháp khắc phục những điểm chưa đạt đó để ngân hàng
ngày càng phát triển. Để hiểu rõ hơn về tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận
của ngân hàng trong thời gian qua như thế nào chúng ta tham khảo qua bảng
kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng như sau:
Về doanh thu: Qua bảng 3.1 và hình 3.2, ta thấy tình hình doanh
thu của Navibank qua 3 năm 6 tháng đều có xu hướng tăng lên. Nhất là trong
năm 2011, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã triển khai đồng loạt các
công cụ kiểm soát thị trường như giám sát tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, điều
chỉnh cơ cấu tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, quy định trần lãi suất huy
động,… với nỗ lực và quyết tâm cao độ, Navibank đã giữ được mức tăng
trưởng ổn định, đảm bảo khả năng thanh khoản và mức sinh lời hợp lý, tập
trung thực hiện kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, thực hiện các biện
pháp cứng rắn để đốc thúc thu hồi nợ kết hợp với việc xử lý tài sản đảm bảo
của các khoản nợ xấu khi cần thiết để đảm bảo nguồn thu gốc và lãi trong
ngân hàng. Đồng thời ngân hàng đã tập trung đẩy mạnh ngoại hối, việc thực
hiện bán kèm các sản phẩm dịch vụ khi cấp tín dụng cho khách hàng. Từ các
yếu tố trên đã góp phần làm cho doanh thu của ngân hàng tăng trong năm
2011. Nguồn doanh thu của ngân hàng vẫn có chiều hướng tiếp tục tăng đến 6
tháng đầu năm 2013, tổng doanh thu đã tăng thêm 18% so với cùng kì năm
2012. Điều này chứng tỏ năm nay là năm hoạt động khá tốt của ngân hàng vì
vậy chi nhánh đã và đang tiếp tục củng cố, phát triển các hoạt động dịch vụ
như đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và cho vay, đơn giản hóa các thủ
tục để góp phần thu hút thêm nhiều khách hàng ở mọi thành phần kinh tế cũng
như các đối tác hợp tác kinh doanh.
ĐVT: Triệu đồng
80.000
73.626
68.235
70.000
53.635
60.000
47.385
45.453
50.000
40.000
Doanh thu
30.000
20.000
10.000
0
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
6T đầu năm
2012
6T đầu năm
2013
Nguồn: Phòng kế toán Navibank Cần Thơ.
Hình 3.2: Biểu đồ doanh thu của NaviBank Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng
đầu năm 2013
19
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NaviBank Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Năm
Năm
2010
2011
2012
Chênh lệch
6T đầu 6T đầu
năm
năm
2012
2013
2011/2010
Số tiền
2012/2011
%
Số tiền
%
6T-2013/
6T-2012
Số tiền
%
Tổng doanh thu
47.385 68.235 73.626 45.453 53.635 20.850
44,0
5.391
7,9
8.182
18,0
Tổng chi phí
44.099 62.629 69.260 43.573 50.109 18.530
42,0
6.631
10,6
6.536
15,0
70,6
-1.240
-22,1
1.646
87,5
Lợi nhuận
3.286
5.606
4.366
1.880
3.526
2.320
Nguồn: Phòng kế toán Navibank Cần Thơ.
20
Về chi phí: Nhìn từ kết quả phân tích ở bảng 3.1 và hình 3.3, ta thấy
khoản mục chi phí của Navibank Cần Thơ tăng dần qua các năm và tỷ lệ thuận
với tổng doanh thu. Trong thời gian qua, tình hình kinh tế gặp khó khăn, lạm
phát tăng cao, các ngân hàng chạy đua đẩy lãi suất huy động lên cao. Lạm phát
cao cũng làm gia tăng các khoản nợ xấu, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi
ro nên đẩy chi phí kinh doanh lên. Tuy chi phí có tăng nhưng chỉ dao động ở
mức từ 10,6% - 42%. Đạt được kết quả này là ngân hàng đã có thêm nguồn
thu từ lãi kinh doanh ngoại hối, thu từ các hoạt động dịch vụ... Nhìn chung,
ngân hàng đã thu được lợi nhuận khá tốt nhưng ngân hàng vẫn cần phải tiếp
tục quản lý chặt chẽ và cắt giảm chi phí đến mức thấp nhất để tối đa hóa lợi
nhuận.
ĐVT: Triệu đồng
62.629
70.000
69.260
60.000
50.000
50.109
44.099
43.573
Chi phí
40.000
30.000
20.000
10.000
0
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
6T đầu năm 6T đầu năm
2012
2013
Nguồn: Phòng kế toán Navibank Cần Thơ.
Hình 3.3: Biểu đồ chi phí của NaviBank Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng
đầu năm 2013
Về lợi nhuận: Từ bảng 3.1 và hình 3.4 cho thấy năm 2011 lợi nhuận
tăng mạnh so với năm 2010 tăng 70,6%, kết quả đạt là nhờ sự điều hành chặt
chẽ cùng với việc linh hoạt trong hoạt động tín dụng phù hợp với điều kiện thị
trường của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Tuy
nhiên, năm 2012 dưới sự tác động mạnh mẽ của những chính sách, biện pháp
từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng GDP cả nước 5,03% mức
thấp nhất trong vòng 13 năm qua, tăng trưởng tín dụng đạt 8,91% mức thấp
nhất trong lịch sử ngành ngân hàng, nợ xấu tăng mạnh với tỷ lệ 8,6% trên tổng
dư nợ, một số ngân hàng thương mại vẫn còn khó khăn trong huy động vốn
nhằm đảm bảo thanh khoản…. Trong bối cảnh đó, Navibank nhưng vẫn duy
trì được sự ổn định, bền vững trong hoạt động, bên cạnh việc đảm bảo an toàn
trong hoạt động, Navibank cũng đồng hành chia sẻ khó khăn với các khách
hàng vay vốn bằng việc điều chỉnh lãi suất các khoản vay cũ xuống mức hợp
lý để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì ổn định và từng bước
phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó trong năm 2012, lợi nhuận
của ngân hàng không đạt như mong đợi và chỉ đạt 4.366 triệu đồng. Năm 2013
được đánh giá là năm khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và
ngành ngân hàng nói riêng, Navibank đã tái cơ cấu hoạt động toàn diện, giảm
chi (tính bình quân 6 tháng đầu năm 2012, chi cho nhân viên giảm 32,45% so
21
với cùng kỳ năm 2013) nên đã đạt được mức lợi nhuận khả quan 3.256 triệu
đồng.
ĐVT: Triệu đồng
5606
6000
5000
4000
4366
3526
3286
Lợi nhuận
3000
1880
2000
1000
0
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
6T đầu năm
2012
6T đầu năm
2013
Nguồn: Phòng kế toán Navibank Cần Thơ.
Hình 3.4: Biểu đồ lợi nhuận của NaviBank Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng
đầu năm 2013
3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NAVIBNAK CẦN THƠ TRONG
TƯƠNG LAI
Navibank định hướng trở thành một trong mười NHTM bán lẻ dẫn đầu
về chất lượng dịch vụ và hiệu quả theo những tiêu chuẩn chuyên nghiệp đủ
năng lực cạnh tranh.
- Sứ mệnh: Phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ thân thiện, an
toàn và hiệu quả nhằm mang lại lợi ích cho khách hàng và cổ đông.
- Tính cách thương hiệu: Thân thiện - An toàn – Hiệu quả.
- Khách hàng mục tiêu: khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp
có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
- Dịch vụ sản phẩm chính: các sản phẩm liên quan đến huy động vốn,
cho vay và các dịch vụ ngân hàng khác phục vụ cho đối tượng khách hàng
mục tiêu.
+ Đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại: Phát triển nhanh
trên cơ sở sử dụng đòn bẩy công nghệ hiện đại. Phát triển đa dạng, đầy đủ tất
cả các sản phẩm nhưng có lựa chọn tập trung phát triển một số sản phẩm chiến
lược như: Tiền gửi, thẻ, ebanking, tín dụng tiêu dùng, tín dụng nhà ở, tín dụng
hộ sản xuất kinh doanh.
+ Đối với các sản phẩm, dịch vụ truyền thống: Nâng cao chất lượng và
tiện ích thông qua cải tiến quy trình nghiệp vụ, đơn giản hóa thủ tục giao dịch
và thân thiện với khách hàng.
- Chiến lược phát triển:
+ Chiến lược về tài chính: tập trung giải quyết các vấn đề về vốn điều
lệ; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phải duy trì để có thể vừa đáp ứng yêu cầu của
các quy định pháp luật hiện hành vừa đảm bảo mức sinh lời hợp lý và tính an
toàn thanh khoản; quản trị danh mục đầu tư; chính sách phân phối cổ tức.
22
+ Chiến lược về công nghệ: đầu tư triển khai ứng dụng Hệ thống
Corebanking – Hệ thống quản trị ngân hàng – tập trung vào quản lý dữ liệu,
xử lý tự động các thao tác nghiệp vụ, truy xuất thông tin tức thời phục vụ công
tác điều hành quản trị và đặc biệt là bổ sung hàng loạt các tiện ích mới cho các
sản phẩm hiện có.
+ Chiến lược phát triển nguồn nhân lực: Navibank sẽ xây dựng các
chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm phát huy tối đa năng suất lao động
và xây dựng văn hoá doanh nghiệp theo định hướng khách hàng và lấy đó làm
cơ sở để đào tạo nhân viên hướng đến phong cách phục vụ khách hàng tận
tình, chuyên nghiệp.
23
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
4.1 DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN BÁN LẺ
4.1.1 Về tốc độ tăng trưởng
ĐVT: Triệu đồng
280.285
300.000
250.000
221.054
200.000
159.664
126.940
150.000
116.459
Vốn huy động
khách hàng bán lẻ
100.000
50.000
0
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
6T đầu năm
2012
6T đầu năm
2013
Nguồn: Phòng kế toán Navibank Cần Thơ.
Hình 4.1: Biểu đồ vốn huy động khách hàng bán lẻ của Navibank
Từ hình 4.1 cho thấy, trong năm 2011 để kiểm soát tình trạng đua nhau
tăng lãi suất huy động của các ngân hàng và cũng để giảm lạm phát, NHNN đã
ấn định lãi suất huy động là 14%, tuy là kiềm chế lạm phát nhưng lãi suất vẫn
cao hơn mức lãi suất của năm 2010 là 12% nên cũng đã góp phần làm cho
nguồn vốn huy động tại ngân hàng khởi sắc hơn, cụ thể là đã tăng nguồn vốn
bán lẻ từ 159.664 triệu đồng lên 280.285 triệu đồng. Bất chấp những khó khăn
do môi trường vĩ mô đem lại như sự biến động bất thường của tỷ giá hối đoái,
sự cạnh tranh hết sức gay gắt về lãi suất huy động giữa các ngân hàng thương
mại, trần lãi suất huy động do Ngân hàng Nhà nước quy định không bù đắp
được sự mất giá của đồng tiền,… nguồn vốn huy động bán lẻ của Navibank
vẫn đạt được sự tăng trưởng tương đối khả quan so với năm 2010. Việc tăng
nguồn vốn huy động bán lẻ vào năm 2011 cho thấy sự cố gắng của bản thân
ngân hàng trong vấn đề tìm kiếm nguồn vốn huy động mới để đáp ứng nhu
cầu hoạt động và phát triển của ngân hàng. Năm 2012 vốn huy động đã giảm
xuống 21,1%, tương đương 59.231 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013,
vốn huy động bán lẻ tăng 9% so với cùng kì năm trước, nguyên nhân tăng trở
lại là do ngân hàng có những chính sách kịp thời ứng phó với tình hình biến
động của thị trường tài chính – tiền tệ, đưa ra các hình thức tiết kiệm bậc thang
với lãi suất có điều chỉnh hợp lý và tiện ích thu hút được nhiều khách hàng với
nhiều hình thức trả lãi như: trả lãi hàng tháng, trả lãi giữa kỳ, trả lãi cuối kỳ,
tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu trúng thưởng với mức lãi suất linh hoạt, hợp lý,
tạo sự an tâm cho khách hàng khi gửi tiền.
24
4.1.2 Về cơ cấu huy động vốn theo loại tiền và thời hạn
Từ hình 4.2 và hình 4.3 cho thấy, nguồn vốn huy động bán lẻ tập trung
chủ yếu là VND và tiền gủi có kỳ hạn.
ĐVT: Triệu đồng
300.000
269.826
250.000
214.759
200.000
149.346
150.000
123.132
112.966
VNĐ
Ngoại tệ
100.000
50.000
10.459
10.318
6.295
3.808
3.493
0
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
6T đầu năm 2012 6T đầu năm 2013
Nguồn: Phòng kế toán Navibank Cần Thơ.
Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu huy động vốn theo loại tiền
ĐVT: Triệu đồng
300.000
272.103
250.000
211.839
200.000
151.853
150.000
110.636
Có kỳ hạn
Không kỳ hạn
120.593
100.000
50.000
7.811
8.182
9.215
5.823
6.347
0
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
6T đầu năm 2012 6T đầu năm 2013
Nguồn: Phòng kế toán Navibank Cần Thơ.
Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu huy động vốn theo thời hạn
25
4.2 DỊCH VỤ TÍN DỤNG BÁN LẺ
ĐVT: Triệu đồng
243.492
250.000
194.689
200.000
173.668
150.000
Doanh số
tín dụng bán lẻ
86.106
100.000
77.495
50.000
0
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
6T đầu năm
2012
6T đầu năm
2013
Nguồn: Phòng kế toán Navibank Cần Thơ.
Hình 4.4: Biểu đồ doanh số tín dụng bán lẻ
Nhìn chung, từ kết quả phân tích ở hình 4.4 ta thấy doanh số tín dụng bán
lẻ của Navibank Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 có chiều
hướng giảm dần. Từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 do việc thực hiện
theo quy định của thông tư 13/2010/TT-NHNN do NHNN ban hành, quy định
tỷ lệ cho vay không vượt quá 80% vốn huy động, điều đáng chú ý là vốn huy
động theo quy định mới này sẽ không còn bao gồm: vốn tiền gửi không kì hạn
của tổ chức, vốn tự có của NHTM, vốn đầu tư của tổ chức nên đã làm giảm
khả năng mở rộng vốn tín dụng của ngân hàng dẫn đến doanh số tín dụng bán
lẻ cũng lần lượt giảm xuống. Do ảnh hưởng các chính sách thắt chặt tiền tệ
của NHNN đưa lãi suất trong nền kinh tế tăng cao, cuộc đua lãi suất huy động
giữa các ngân hàng đã dẫn đến lãi suất cho vay tăng cao, phần nào làm giảm
doanh thu tín dụng bán lẻ.
4.3 DỊCH VỤ THANH TOÁN
Qua bảng 4.1 và hình 4.5 cho thấy doanh số thanh toán qua 3 năm 6
tháng tăng giảm không đều, năm 2011 doanh số thanh toán giảm 24,6 % so
với năm 2010, sang năm 2012 doanh số thanh toán tăng 49,3% so với năm
2011, đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thanh toán 27,9% so với cùng kỳ
năm 2012. Doanh số thanh toán tập trung chủ yếu từ nghiệp vụ liên quan đến
L/C và chuyển tiền. Các hoạt động thanh toán của Ngân hàng đã có nhiều cải
tiến thể hiện qua việc Ngân hàng đã tham gia hầu hết các kênh thanh toán
trong nước. Đặc biệt hơn, các giao dịch chuyển tiền trong hệ thống thanh toán
điện tử liên ngân hàng CITAD, thanh toán bù trừ và các hình thức thanh toán
26
trực tuyến khác đều đã được tự động hóa, giúp giảm thiểu chi phí và thời gian
chờ đợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, việc thiết lập mối quan hệ đại
lý với 84 tổ chức tín dụng trong và ngoài nước tại 49 quốc gia, trong đó có
các ngân hàng lớn có uy tín trên thế giới như Citibank, Bank of American,
Deutsche Bank,…cộng với việc triển khai hệ thống SWIFT – Hệ thống thanh
toán điện tử toàn cầu đã góp phần làm đa dạng hóa các kênh thanh toán cũng
như làm tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường.
ĐVT: Triệu đồng
60,0
50,3
50,0
44,7
40,0
33,7
33,9
26,5
30,0
Lợi nhuận từ
dịch vụ thanh toán
20,0
10,0
0,0
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
6T đầu năm
2012
6T đầu năm
2013
Nguồn: Phòng kế toán Navibank Cần Thơ.
Hình 4.5: Biểu đồ doanh số thanh toán
27
Bảng 4.1: Doanh số dịch vụ thanh toán
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Năm
Năm
2010
2011
2012
6T đầu
6T đầu
năm
năm
2012
2013
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền
2012/2011
%
Số tiền
%
6T-2013/
6T-2012
Số tiền
%
Thu từ dịch vụ thanh toán
106,6
96,7
93,0
51,0
45,0
-9,9
-9,3
-3,7
-3,8
-6,0
-11,8
Chi từ dịch vụ thanh toán
61,9
63,0
42,7
24,5
11,1
1,1
1,8
-20,3
-32,2
-13,4
-54,7
Lợi nhuận từ dịch vụ thanh toán
44,7
33,7
50,3
26,5
33,9
-11,0
-24,6
16,6
49,3
7,4
27,9
Nguồn: Phòng kế toán Navibank Cần Thơ.
28
4.4 DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
Nhu cầu của khách hàng về những sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang
hàm lượng công nghệ cao ngày càng tăng mạnh, vì vậy Navibank đã không
ngừng cải tiến và phát triển các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ cao.
Bên cạnh dịch vụ nạp tiền cho thuê bao di động (VNTOPUP), Navibank cũng
đã triển khai dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Mobile Banking) và qua
Internet (Internet banking) với tiện ích linh hoạt như khách hàng có thể thực
hiện thanh toán hoá đơn tiền điện, điện thoại, sao kê tài khoản, chuyển
khoản,… mọi lúc mọi nơi thông qua điện thoại di động và Internet mà không
cần phải đến trực tiếp ngân hàng.
Các dịch vụ Mobile banking, Phone banking, Internet banking … đều
thu hút thêm nhiều khách hàng đăng ký sử dụng, đặc biệt là tiện ích đăng ký
thông tin mở tài khoản, phát hành thẻ qua trang web của Navibank. Với dịch
vụ Internet banking, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng
một cách nhanh chóng và tiện lợi mà không cần phải đến ngân hàng. Dịch vụ
Phone banking là loại hình dịch vụ mà khách hàng sử dụng điện thoại gọi đến
một số máy cố định của ngân hàng cung cấp dịch vụ để thực hiện các giao
dịch hay kiểm tra sao kê tài khoản, nghe thông tin về tỷ giá và lãi suất… Dịch
vụ Mobile banking, khách hàng có thể kiểm tra số dư tài khoản, liệt kê giao
dịch, nhận thông báo số dư, tỷ giá, lãi suất tự động qua tin nhắn SMS Banking,
thanh toán hoá đơn tiền điện, nước, điện thoại, internet… Dịch vụ Home
banking, giao dịch của khách hàng có thể được thực hiện tại nhà thông qua hệ
thống máy tính kết nối với hệ thống máy tính của ngân hàng, bao gồm các
dịch vụ chuyển tiền, báo có, báo nợ, tỷ giá, lãi suất…
4.5 DỊCH VỤ THẺ
Qua bảng 4.2 cho thấy, số lượng thẻ phát hành qua 3 năm 6 tháng đều
tăng, năm 2011 tăng 37,8% so với năm 2010, năm 2012 tăng 28,3% so với
năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2012. Trong
đó, thẻ ghi nợ có xu hướng tăng, ngược lại thẻ tín dụng giảm. Thẻ là một trong
những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rộng rãi
trong xã hội hiện đại. Ý thức được vai trò của loại hình dịch vụ này, Navibank
dần hướng đến hoàn thiện các chức năng và tiện ích của thẻ Navicard. Với
việc dành nhiều ưu đãi cho chủ thẻ Navicard như miễn phí phát hành năm đầu
tiên, được giảm giá tại các khu mua sắm hay ăn uống khi thanh toán bằng thẻ
Navicard, … số lượng thẻ Navicard đã gia tăng đáng kể. Một số điểm nổi bật
trong công tác phát triển thẻ: Để đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch qua thẻ của
khách hàng, tất cả ATM của Navibank đều đã được kết nối với Smartlink,
Banknet và VNBC. Điều này giúp chủ thẻ Navicard có thể giao dịch (rút tiền
mặt, tra cứu số dư,…) trên hàng chục ngàn ATM của hầu hết các ngân hàng
liên minh trong toàn quốc. Tính bảo mật, an toàn của thẻ được Navibank ưu
tiên chú trọng trong quá trình phát hành thẻ để bảo vệ tối ưu lợi ích cho khách
hàng.
29
Bảng 4.2: Số lượng thẻ phát hành từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Thẻ
Chỉ tiêu
Năm
Năm
Năm
2010
2011
2012
6T đầu
6T đầu
năm
năm
2012
2013
Chênh lệch
2011/2010
Mức
Thẻ ghi nợ
Thẻ tín dụng
Tổng thẻ phát hành
%
2012/2011
Mức
%
6T-2013/
6T-2012
Mức
%
354
527
690
316
410
173
48,9
163
30,9
94
29,7
48
27
21
13
12
-21
-43,8
-6
-22,2
-1
7,7
402
554
711
329
422
152
37,8
157
28,3
93
28,3
Nguồn: Phòng kế toán Navibank Cần Thơ.
30
4.6 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI
NAVIBANK CẦN THƠ THÔNG QUA Ý KIẾN CỦA KHÁCH HÀNG
Sự hài lòng của khách hàng được công nhận rộng rãi như là một ảnh
hưởng quan trọng trong việc hình thành ý định mua trong tương lai của người
tiêu dùng (Taylor và Baker, 1994). Khi các đối tượng nhận thức các sản phẩm
thực hiện tốt hơn so với dự kiến, họ hài lòng hơn (Churchill và Surpernant,
1982). Parasuraman và cộng sự (1985, 1988) cho rằng chất lượng dịch vụ là
một trong những yếu tố quyết định quan trọng của sự hài lòng của khách hàng,
đồng thời xây dựng năm yếu tố của chất lượng dịch vụ: sự tin cậy, hữu hình,
đáp ứng, bảo đảm và cảm thông. Ngoài ra, nhận thức uy tín thương hiệu có tác
động đáng kể đến sự hài lòng của khách hàng và niềm tin của người tiêu dùng
(Wafa và cộng sự, 2009).
Theo mô hình SERVPERF, chất lượng dịch vụ được đo lường dựa trên
cơ sở đánh giá chất lượng dịch vụ thực hiện được. Mô hình SERVPERF được
xác định như sau: Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận. SERVPERF được
nghiên cứu thông qua 22 thang đo của 5 tiêu chí: Sự tin cậy (reliability), sự
đáp ứng (responsiveness), sự hữu hình (tangibles), sự đảm bảo (assurance), sự
cảm thông (emparthy).
Sau khi tham khảo các nghiên cứu có liên quan và ý kiến của các
chuyên gia, lãnh đạo trong ngân hàng tác giả đề xuất mô hình gồm 5 thành
phần chính: Tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, đồng cảm, phương tiện hữu
hình.
Kết quả đánh giá dựa trên việc khảo sát, phân tích 100 phiếu câu hỏi về
chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Navibank với 22 yếu tố, nội dung
đánh giá từ (1)- Hoàn toàn không đồng ý, (2)- Không đồng ý, (3)- Bình
thường, (4)- Đồng ý, (5)- Hoàn toàn đồng ý.
31
Bảng 4.3: Các thành phần chất lượng dịch vụ NHBL nghiên cứu tại Navibank
I - SỰ TIN CẬY
MÃ HÓA
1. Nhân viên NH thực hiện giao dịch chính xác và nhanh chóng
TC1
2. Ngân hàng cung cấp đúng dịch vụ tại thời điểm đã cam kết
TC2
3. Ngân hàng bảo mật thông tin và giao dịch của khách hàng
TC3
4. Ngân hàng luôn giữ chữ tín với khách hàng và xem quyền lợi của khách
TC4
hàng là trên hết
II- TÍNH ĐÁP ỨNG
1. Nhân viên NH luôn phục vụ công bằng với tất cả khách hàng
DU1
2. Nhân viên NH không gây phiền nhiễu cho Quý khách hàng
DU2
3. Nhân viên không tỏ ra quá bận rộn để không phục vụ khách hàng
DU3
4. Ngân hàng áp dụng chính sách giá linh hoạt, mức lãi suất cạnh tranh và
DU4
biểu phí giao dịch hợp lý
III- PHƯƠNG TIỆN HỮU HÌNH
1. NH có chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp, thuận tiện
PT1
2. NH có hệ thống ATM hiện đại và dễ sử dụng
PT2
3. Sản phẩm dịch vụ NH đa dạng, phong phú và phù hợp
PT3
4. NH có trang thiết bị và máy móc hiện đại, cơ sở vật chất đầy đủ (ghế
PT4
chờ, sách báo, nước uống…)
5. Trang Web internet đầy đủ thông tin; tờ bướm quảng cáo sản phẩm bắt
PT5
mắt, hấp dẫn
6. Nhân viên ngân hàng ăn mặc gọn gàng, lịch sự và ấn tượng
PT6
IV- NĂNG LỰC PHỤC VỤ
1. Mẫu biểu quy định NH rõ ràng, dễ hiểu; thủ tục giao dịch đơn giản, thời
NL1
gian giao dịch nhanh chóng
2. Nhân viên có trình độ chuyên môn và thao tác nghiệp vụ tốt
NL2
3. Nhân viên NH rất lịch thiệp, ân cần, sẵn sàng phục vụ và hướng dẫn
NL3
khách hàng
4. Nhân viên NH luôn tư vấn giải pháp tốt nhất và giải quyết thỏa đáng
NL4
khiếu nại của khách hàng
V- SỰ ĐỒNG CẢM
1. Ngân hàng có các hoạt động marketing hiệu quả, ấn tượng và đi đầu
DC1
trong các cải tiến
2. Các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng sau bán hàng của
DC2
ngân hàng đáng tin cậy
3. Nhân viên ngân hàng luôn chú ý đến nhu cầu của khách hàng
DC3
4. Nhân viên ngân hàng hướng dẫn thủ tục cho khách hàng đầy đủ và dễ
DC4
hiểu
VI – SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
1. Quý khách hàng hoàn toàn hài lòng với chất lượng dịch vụ ngân hàng
bán lẻ của Navibank
HL
4.6.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
Dựa vào bảng 4.4, ta thấy đối tượng nghiên cứu chủ yếu tập trung ở độ
tuổi dưới 35 tuổi, trong đó từ 18 – 22 tuổi chiếm 30%, 23 – 35 tuổi chiếm
50%, cho thấy giới trẻ là những đối tượng khách hàng rất quan tâm đến dịch
vụ NHBL. Những đối tượng có thu nhập ổn định chiếm 60%, nội trợ/hiện
không đi làm chiếm 40%, thời gian sử dụng dịch vụ dưới 1 năm chiếm 60%,
khách hàng đã giao dịch với nhiều với ngân hàng chiếm 75%, cho thấy ngân
32
hàng có những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, thu hút được nhiều đối
tượng.
Bảng 4.4: Thống kê đặc điểm mẫu nghiên cứu
ĐVT: phiếu
Chỉ tiêu
Đặc điểm
Cỡ mẫu (N = 100) Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam
40
40
Nữ
60
60
Độ tuổi
18-22 tuổi
30
30
23-35 tuổi
50
50
36-55 tuổi
15
15
trên 55 tuổi
5
5
Nghề nghiệp Nội trợ/hiện không đi làm
40
40
Tự kinh doanh
10
10
Đang đi làm
50
50
Thời gian đã Dưới 1 năm
60
60
sử dụng dịch Từ 1 – 2 năm
5
5
vụ
3 năm
10
10
Trên 3 năm
25
25
Số lượng
1 ngân hàng
20
20
ngân hàng đã 2 ngân hàng
5
5
giao dịch
3 ngân hàng
45
45
Hơn 3 ngân hàng
30
30
Nguồn: Số liệu tổng hợp phiếu câu hỏi
4.6.2 Hành vi sử dụng dịch vụ NHBL của khách hàng
4.6.2.1 Các dịch vụ được chọn để sử dụng
Bảng 4.5: Một số dịch vụ của Navibank Cần Thơ
Dịch vụ được chọn
Dịch vụ gửi tiền tiết kiệm
Dịch vụ tín dụng
Dịch vụ thanh toán
Dịch vụ thẻ
Dịch vụ mua bán ngoại tệ, vàng
Dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền du học
Dịch vụ ngân hàng điện tử
Dịch vụ khác
Tần số Tỷ lệ (%)
50
50,0
40
40,0
31
31,0
81
81,0
3
3,0
2
2,0
30
30,0
1
1,0
Nguồn: Số liệu tổng hợp phiếu câu hỏi
Qua bảng 4.5 ta thấy đa số khách hàng chọn sử dụng dịch vụ thẻ, dịch
vụ gửi tiền tiết kiệm, dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng
điện tử do cơ quan yêu cầu nhận lương qua thẻ, ngân hàng có liên kết với các
trường học, chương trình khuyến mãi của ngân hàng.
33
4.6.2.2 Cách thức giao dịch của khách hàng
Bảng 4.6: Một số cách thức giao dịch của khách hàng
Chỉ tiêu
Tần số Tỷ lệ (%)
Đến ngân hàng trực tiếp thực hiện giao dịch
40
40,0
Giao dịch qua hệ thống máy ATM
100
100,0
Giao dịch qua FAX
1
1,0
Giao dịch qua MOBILE BANKING
30
30,0
Giao dịch qua INTERNET BANKING
20
20,0
Nguồn: Số liệu tổng hợp phiếu câu hỏi
Qua bảng 4.6 cho thấy, cách thức giao dịch được khách hàng lựa chọn
nhiều nhất là thông qua hệ thống máy ATM, tiếp theo là đến ngân hàng trực
tiếp thực hiện giao dịch. Điều này là do, ngân hàng liên kết với các công ty
phát tiền lương qua thẻ ATM cho nhân viên, nên hầu hết khách hàng đều chọn
giao dịch qua máy ATM.
4.6.2.3 Đặc điểm khách hàng chú ý về Navibank Cần Thơ
Qua bảng 4.7 cho thấy, đặc điểm biểu phí, lãi suất thu hút sự chú ý của
khách nhiều nhất, ngân hàng cần phát huy thêm để gia tăng số lượng khách
hàng, củng cố vị thế so với các ngân hàng khác.
Bảng 4.7: Một số đặc điểm thu hút khách hàng
Tần
Chỉ tiêu
Tỷ lệ (%)
suất
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, phong phú
30
33,3
Biểu phí, lãi suất hợp lý, linh hoạt
90
100,0
Nhân viên ngân hàng phục vụ thân thiện, nhiệt tình
20
22,2
Ý kiến khác
2
2,2
Nguồn: Số liệu tổng hợp phiếu câu hỏi
4.6.3 Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’alpha
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại bỏ những biến
không phù hợp, các biến có hệ số tương quan biến - tổng (Corrected ItemTotal Correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s
Alpha lớn hơn 0.6 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào
phân tích những bước tiếp theo (Hoàng Trọng & Mộng Ngọc, 2008).
Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đối với thang đo, ta
có hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,721 và ta đã loại bỏ được 11
biến không phù hợp.
34
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Cronbach’alpha các thang đo
STT Biến Trung bình Phương sai Hệ số tương Cronbach's Cronbach's
quan của thang đo của thang đo quan biến Alpha nếu bị
Alpha
sát nếu loại biến nếu bị loại
tổng
loại
1 PT2
79,97
21,545
0,420
0,697
2 PT4
79,87
22,074
0,364
0,704
3 PT5
79,96
21,756
0,451
0,693
4 NL1
79,81
22,822
0,576
0,691
5 NL2
79,87
22,599
0,481
0,694
0,721
6 NL3
79,48
24,979
0,383
0,713
7 NL4
79,48
25,000
0,308
0,714
8 DU1
79,73
23,270
0,474
0,698
9 DU3
79,89
23,028
0,465
0,697
10 TC1
79,51
25,101
0,545
0,714
11 DC2
79,81
23,287
0,454
0,699
Nguồn: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha từ số liệu điều tra, năm 2013
Như vậy từ 22 biến được đưa vào ban đầu, sau khi phân tích đã loại ra
11 biến không phù hợp, chỉ còn lại 11 biến với hệ số tương quan tổng đều lớn
hơn 0,3 chứng tỏ các biến này đều sử dụng tốt. Vì vậy, 11 biến này được sử
dụng trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) tiếp theo.
4.6.4 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Ta cần tiến hành phân tích nhân tố để nhóm các biến có liên hệ thành
một biến mới mang tính đại diện hơn nhằm giảm bớt số lượng của biến.
Để xác định mô hình có thích hợp để tiến hành phân tích nhân tố hay
không, ta phải tiến hành xem xét hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) phải thoả
điều kiện 0,5 [...]... định chọn đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt chi nhánh Cần Thơ để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn Hệ thống hoá những vấn đề mang tính lý luận về ngân hàng, ngân hàng thương mại, các dịch vụ ngân hàng bán lẻ Từ khi trở thành thành viên chính thức của WTO, ngành ngân hàng Việt Nam trở thành một... doanh… Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin 2.1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ - Đối tượng khách hàng của dịch vụ ngân hàng bán lẻ lớn: Dịch vụ ngân. .. bán lẻ của Chi nhánh Navibank tại Cần Thơ, từ đó xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Navibank Cần Thơ 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm từ 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ 2 Mục... giao dịch khá cao: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ phục vụ cho các nhu cầu giao dịch và thanh toán thường xuyên của người dân như thanh toán tiền hàng, chuyển khoản, chuyển vốn… Do đó, để phục vụ mỗi đối tượng khách hàng của ngân hàng bán lẻ, ngân hàng cũng phải tốn chi phí giống như khi phục vụ một khách hàng của ngân hàng bán buôn nên chi phí bình quân trên mỗi giao dịch của ngân hàng bán lẻ thường lớn Số lượng. .. phương pháp hồi quy đa biến, cho ta biết tác động của từng biến độc lập liên quan đến chất lượng dịch vụ tác động đến biến phụ thuộc là mức độ hài lòng khách hàng - Đối với mục tiêu 3: Dựa trên các kết quả đạt được ở mục tiêu 1 và 2 , đề tài đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Navibank chi nhánh Cần Thơ 14 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI. .. này 4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Lý thuyết dịch vụ ngân hàng 2.1.1.1 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng bán lẻ Trong nền kinh tế mở, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng cao, nhất là dịch vụ ngân hàng bán lẻ Mục tiêu của dịch vụ là khách hàng cá nhân, nên các dịch vụ thường đơn giản, dễ thực hiện và thường xuyên, tập trung vào dịch vụ tiền gửi và tài khoản,... 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .14 2.2.2 Phương pháp phân tích 14 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 15 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ .15 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 15 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng .16... TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Nam Việt - Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt - Tên giao dịch quốc tế: Nam Viet Commercial Joint Stock Bank - Tên gọi tắt: NAVIBANK... trung nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Navibank chi nhánh Cần Thơ 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Thị Thu Hằng (2010), “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp tiếp cận hệ thống để nêu vấn đề, phân tích diễn giải và đưa ra kết... ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ là hoạt động cốt lõi nhằm tạo dựng, củng cố và phát triển một nền khách hàng vững chắc, từ đó mở rộng các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới 2.1.1.4 Khái niệm dịch vụ Dịch