1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

62 1,2K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 597,5 KB

Nội dung

Thương mại quốc tế những thập niên gần đây đã có bước tăng trưởng đột biến cả về chất và lượng. Các khu vực và quốc gia trên thế giới cũng đã và đang tích cực mở cửa thị trường nội địa của mình để phù hợp với xu hướng tự do hoá thương mại.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan chuyên đề này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai Nội dung chuyên đề có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của chuyên đề.

Tác giả chuyên đề Nguyễn Thị Hoàng Lan

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.

Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến TS Đỗ Thị Hương đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn và giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

Nhân đây, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các quí thầy

cô trong khoa Thương mại và kinh tế quốc tế đã tạo rất nhiều điều kiện để em hoàn thành tốt khóa học.

Đồng thời, em cũng xin cảm ơn các thầy cô, ban lãnh đạo của Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển Đại học Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện cho em có những dữ liệu để viết chuyên đề này

Dù em đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện chuyên đề nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn.

Hà Nội, Tháng 12 năm 2010

Sinh viên Nguyễn Thị Hoàng Lan

Trang 3

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

BẢNG:

Bảng 1.1 Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ 4

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị

trường Hoa Kỳ (2005-5/2010) 16Bảng 3.1 Định hướng dệt may Việt Nam đến 2020 41

BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Hình 2.1 Tỷ trọng thị trường nhập khẩu hàng dệt may của

Hình 2.2 KNXK hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường

Trang 4

DANH MỤC CHỮ, KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Chữ viết tắt tiếng Anh:

BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp đih thương mại song

ELVIS Electronic Visa Information

FTC Federal Trade Commission Uỷ ban thương mại liên bangILO International Labour Organization Tổ chức lao động quốc tế

TBT Technical Barriers to Trade Hiệp định về hàng rào kỹ

thuật trong thương mại

WRAP Worldwide Responsible Apparel

Production

Trách nhiệm hàng dệt may

toàn cầuWTO Word Trade Organization Tổ chức thương mại quốc tế

Chữ viết tắt tiếng Việt

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

A.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Thương mại quốc tế những thập niên gần đây đã có bước tăng trưởng đột biến

cả về chất và lượng Các khu vực và quốc gia trên thế giới cũng đã và đang tích cực

mở cửa thị trường nội địa của mình để phù hợp với xu hướng tự do hoá thươngmại.Tuy nhiên, song song với xu hướng tự do hoá thương mại là xu hướng bảo hộmậu dịch của các quốc gia Đó là hai xu hướng có tính chất như mâu thuẫn nhưngkhông bài trừ nhau mà thống nhất, song song tồn tại và được sử dụng kết hợp vớinhau Thị trường Hoa Kỳ là một thị truờng lớn, luôn đứng trong tốp đầu các thịtrường xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trườngchứa đựng nhiều rào cản thương mại, đặc biệt là rào cản kỹ thuật phức tạp và đadạng nhất trên thế giới Việc nhận biết, hiểu rõ những rào cản thương mại này làđiều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập và mở rộngxuất khẩu tại thị trường Hoa Kỳ

Xét theo thực tiễn các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mặt hàng dệtmay luôn chiếm một tỉ trọng lớn với giá trị xuất khẩu cao Năm 2007, lần đầu tiêndệt may đã vựơt qua dầu thô, trở thành mặt hàng xuất khẩu số một của nước ta.Hiện nay dệt may đang sử dụng trên 2 triệu lao động và đã trở thành một trongnhững ngành chủ chốt trong xuất khẩu Tuy nhiên ta không thể chỉ nhìn vào các con

số, trong những năm gần đây dệt may Việt Nam đã và đang gặp nhiều bất lợi khixuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do các doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng đếncông tác tìm hiểu, nắm bắt các rào cản kỹ thuật của hàng dệt may Sự bỡ ngỡ về cácrào cản kỹ thuật như tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, qui định về an toàn của sảnphẩm hay qui định về kỹ thuật là nguyên nhân khiến hàng dệt may Việt Nam bịgiảm giá trị và giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ

Do đó, muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thếgiới nói chung, và đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vàothị trường Hoa Kỳ nói riêng thì đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có sự

Trang 6

đề tài “Rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”.

B.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng khả năng

đáp ứng các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu của ViệtNam và các biện pháp vượt qua các rào cản kỹ thuật đó

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các rào cản

kỹ thuật đối với hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu vào thịtrường Hoa Kỳ trong từ năm 2005 đến năm 2010 Đề tài cũng được nghiên cứu trêngiác độ vĩ mô, tức là nghiên cứu các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với các doanhnghiệp dệt may nói chung

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Chuyên đề được xây dựng dựa trên bố cụcgồm ba chương:

Chương 1: Tổng quan về thị trường hàng dệt may Hoa Kỳ và tác động của rào cản kỹ thuật Hoa Kỳ với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ dưới tác động của các rào cản kỹ thuật

Chương 3: Các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam

Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2010

Trang 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG DỆT MAY HOA KỲ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT HOA KỲ VỚI HOẠT ĐỘNG

XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM

1.1 Tổng quan về thị trường dệt may Hoa Kỳ

1.1.1 Đặc điểm về dân số và thị hiếu của người tiêu dùng hàng dệt may Hoa Kỳ

Hoa Kỳ có dân số là 293 triệu người (năm 2009), trong đó nữ chiếm 50,9%

và nam chiếm 49,1% Người dân Hoa Kỳ ưa chuộng mua sắm hàng dệt may, đặcbiệt là thích sử dụng các sản phẩm dệt may trong các chủng loại như: sợi nhân tạo,len dạ, hàng tơ lụa, cotton…Người dân Hoa Kỳ cực kì ưa chuộng hàng hóa đangđược bán giảm giá, và rất hay đòi hỏi chiết khấu, vì thế mà hầu như tất cả các củabán hàng dệt may lúc nào cũng có những sản phẩm hạ giá Thị trường Hoa Kỳ cóhàng trăm nhãn hiệu dệt may nổi tiếng và gần như mọi nhãn hiệu hàng dệt maytrên khắp thế giới đều tồn tại trên thị trường này

Thị trường Hoa Kỳ có rất nhiều loại của hàng kinh doanh hàng dệt may theo

đủ mọi phương thức khác nhau như: bán giá bình dân, chiết khấu, khuyến mãi…nhằm thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh Sự kìm giá mạnh mẽ này là dotrên thị trường có quá nhiều sản phẩm, cho nên người tiêu dùng luôn tìm kiếm sảnphẩm ở những nước có chi phí lao động rẻ

Trên thực tế, mọi chủng loại sản phẩm dệt may dù chất lượng cao hay trungbình đều có thể bán được trên thị trường Hoa Kỳ vì các tầng lớp dân cư nước nàyđều tiêu thụ nhiều hàng hóa Riêng đối với các nước đang phát triển trong đó cóViệt Nam khi xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ cần lấy giá làm yếu tố quantrọng, mẫu mã có thể không quá cầu kỳ nhưng sản phẩm rất cần đa dạng và hợpthị hiếu với từng đặc thù riêng của thị trường này

Đặc biệt, người dân Hoa Kỳ với mức sống và dân trí cao chú ý lớn tớithương hiệu của hàng dệt may cũng như các chứng nhận về tiêu chuẩn mà mỗi

Trang 8

tiêu chuẩn về tính an toàn của sản phẩm, vệ sinh môi trường… Đó chính là cáctiêu chuẩn mà chúng ta vẫn thường nhắc đến với tên gọi “hàng rào kỹ thuật”.

1.1.2 Nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ về hàng dệt may

Nhu cầu hàng dệt may của Hoa Kỳ đứng đầu thế giới với trung bình khoảng

200 tỉ USD mỗi năm Trong khi đó, sản xuất dệt may trong nước chỉ đáp ứng đượckhoảng xấp xỉ 105 tỉ Điều đó có nghĩa Hoa Kỳ phải nhập khẩu một luợng lớnhàng dệt may trên 95 tỉ USD mỗi năm Thực tế con số này còn tăng theo thời gian

Ta có thể thấy rõ hơn qua bảng sau:

Bảng 1.1: Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ

Đơn vị: Triệu USD

KNNK dệt may Hoa Kỳ 99431 103779 107323 103987 97531

Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Có thể thấy nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ là khổng lồ khiếnthị trường này trở thành thị trường tiềm năng của rất nhiều nước xuất khẩu dệtmay trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia…Mặt khác, các công ty dệtmay lớn của Hoa Kỳ chủ yếu tập trung vào dòng hàng chất lượng cao, hàng xa xỉ

Vì thế còn một phần thị trường rộng lớn về hàng may sẵn hàng loạt, hàng bình dân

dành cho doanh nghiệp dệt may xuất khẩu từ các nước đang phát triển

1.2 Các rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ

1.2.1 Các qui định về kỹ thuật

1.2.1.1 Đối với mặt hàng dệt

Các sản phẩm sợi dệt nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải có tem, mác, mã theo quyđịnh trong Luật xác định sản phẩm sợi dệt (Textile Fiber Products IdentificationAct), trừ khi được miễn trừ theo như điều khoản 12 của Luật này như sau:

- Ngoại trừ như được cho phép trong phần 4 (b) (1) và 4 (b) (2) của Đạo luật,được sửa đổi, không sợi nào được ghi trong tên chung hoặc nhãn hiệu sợi chiếm íthơn 5 phần trăm của tổng trọng lượng sợi, nếu ít hơn 5% thì được chỉ định là "sợikhác”, tuy nhiên không ngăn cấm việc công bố rõ thành phần sợi, ví dụ: "96 phầntrăm Acetate 4 phần trăm spandex"

Trang 9

- Tất cả các thông tin cần thiết về sản phẩm phải được đưa ra trong ngôn ngữtiếng Anh Nếu các thông tin cần xuất hiện trong một ngôn ngữ khác tiếng Anh, nó

sẽ phải dịch sang ngôn ngữ tiếng Anh

- Các quảng cáo, ghi nhãn của sản phẩm sợi dệt không được chứa bất kỳ tên,

từ, miêu tả, mô tả vấn đề, hoặc ký hiệu khác bao hàm hoặc biểu hiện lông của độngvật, trừ khi sản phẩm đó hoặc một phần của chúng có liên quan đến lông động vật

- Trong công bố các thông tin cần thiết, chú thích, không được quyền viết tắttrừ khi được qui định trong điều 303.33(e) của phần này

- Nước sản xuất sợi được coi là nước mà là nơi các sản phẩm đó được thựchiện chủ yếu

- Tên hãng sản xuất và tên hoặc số đăng ký do Uỷ ban thương mại Liên bang(Federal Trade mission -FTC) cấp, của một hoặc nhiều người bán các sản phẩm sợinày Tên nhãn hiệu đã được đăng ký tại Hoa Kỳ có thể ghi trên nhãn mác, nếu nhãnmác này đã được gửi đến FTC

1.2.1.2 Đối với mặt hàng len

Nhập khẩu hàng len vào Hoa Kỳ trừ thảm, đệm và các sản phẩm đã được sảnxuất từ hơn 20 năm trước khi nhập khẩu sẽ phải tuân theo các quy định theo LuậtNhãn hiệu hàng len năm 1939 (Wool Products Labeling Act 1939):

- Ghi rõ tỷ lệ trọng lượng các sợi thành phần của sản phẩm len, trừ các thànhphần dưới 5% tổng trọng lượng: bao nhiêu % là len, len tái chế, các sợi khác khôngphải là len (nếu lớn hơn 5%) và tổng số các sợi khác không phải là len;

- Trường hợp sản phẩm trang trí sợi len lông cừu có chứa không quá 5 phầntrăm tổng trọng lượng sợi của sản phẩm và các tỷ lệ nêu trong thành phần của sảnphẩm chưa bao gồm đồ trang trí thì nhãn, hoặc các phương tiện nhận dạng khácphải có một cụm từ hoặc câu thể hiện thực tế như vậy, như ví dụ: "50% len 25%len tái chế 25% Cotton Độc quyền của trang trí.";

- Nhãn bắt buộc phải được gắn liền với mỗi sản phẩm len, hoặc bao gói củasản phẩm một cách an toàn Nhãn này sẽ bị chú ý đến độ bền như vẫn còn gắn liềnvới sản phẩm và các gói của nó trong suốt thời gian, phân phối bán lại, bán và cho

Trang 10

- Trên mác ghi rõ tên nhà sản xuất hoặc người nhập khẩu Nếu người nhậpkhẩu đã có số đăng ký với FTC, số đó có thể được ghi thay cho tên.

Các qui định trong luật này được áp dụng cho mọi hàng len sản xuất trongHoa Kỳ và hàng nhập khẩu

1.2.1.3 Đối với mặt hàng lông thú

Hàng may mặc bằng lông thú hoặc một phần bằng lông thú nhập khẩu vàoHoa Kỳ, trừ những sản phẩm mới có đơn giá nhỏ hơn 7 USD phải được ghi mác,

mã theo quy định của Luật Nhãn hiệu hàng lông thú (Fur Products Label Act):

- Tên người sản xuất lông thú hoặc người nhập khẩu Nếu người nhập khẩu đã

có số đăng ký với FTC, số đó có thể được ghi thay cho tên người

- Ghi tên của loài thú lấy lông;

- Ghi chú nếu có sử dụng lông hư hỏng hoặc lông cũ;

- Ghi rõ nếu lông được tẩy, nhuộm;

- Ghi rõ nếu lông đó gồm toàn bộ hay của các phần cơ thể động vật;

- Tên nước xuất xứ nhập khẩu lông để làm ra sản phẩm may mặc

Ngoài ra sản phẩm lông thú còn phải tuân theo Luật về vải dễ cháy (FlamableFabrics Act) Luật này được áp dụng để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng

1.2.2 Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA-8000

SA 8000 do tổ chức Trách nhiệm xã hội quốc tế (Social AccountabilityInternational - SAI) công bố là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với các điều kiệnlàm việc mà một tổ chức phải cung cấp cho các nhân viên của mình Tiêu chuẩnđược xây dựng dựa trên các nguyên tắc chung về quyền con người Các yêu cầu củatiêu chuẩn phù hợp với những qui định trong các công ước của Tổ chức lao độngthế giới (ILO), Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và Tuyên bố chung vềnhân quyền Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 được áp dụng chung cho tất cảcác ngành sản xuất, nên đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu, tiêu chuẩn này cũngbao gồm 9 điều khoản như sau: Lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, sức khỏe và

sự an toàn, trả công, thời gian lao động, phân biệt đối xử, kỷ luật, tự do hiệp hội vàthương lượng tập thể, hệ thống quản lý Trong đó có có những qui định đáng chú ýnhất như:

Trang 11

- Không được sử dụng hoặc khuyến khích sử dụng lao động là trẻ em dưới 15tuổi, hoặc thấp nhất là 14 tuổi.

- Không được có bất kỳ hình thức lao động cưỡng bức nào và không được yêucầu đặt cọc hay bắt cam kết bằng văn bản khi tuyển dụng lao động

- Không phân biệt đối xử về chủng tộc, đẳng cấp, dân tộc, tôn giáo, sự ốm yếutàn tật, giới tính, sự tham gia chính trị, hoặc tuổi tác…

Hệ thống quản lý việc thực hiện tiểu chuẩn: phải có sự cam kết của công ty vềtrách nhiệm xã hội và điều kiện lao động, hình thành một cơ chế thực thi kiểm soát

sự đáp ứng đòi hỏi trên suốt quá trình

Chứng chỉ SA 8000 chỉ cấp cho một cơ sở sản xuất (không phải cho toàncông ty) và có giá trị trong 3 năm Việc thanh tra, giám sát sẽ được tiến hành 6tháng một lần

1.2.3 Tiêu chuẩn WRAP- trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu

WRAP là một tiêu chuẩn độc lập của sản xuất đúng với nguyên tắc ứng xử,được thực hiện và kiểm soát một cách độc lập và bảo đảm rằng hoạt động của cácnhà sản xuất đúng nguyên tắc ứng xử theo một quy tắc gắn kết và bao hàm toàndiện

WRAP chứng nhận rằng các sản phẩm may mặc được sản xuất phù hợp với

12 nguyên tắc chủ yếu sau:

a Luật pháp và quy tắc nơi làm việc: các doanh nghiệp phải tuân thủ luật pháp vànội quy ở tất cả các nơi mà họ có quan hệ làm ăn thương mại Doanh nghiệpluôn phải cập nhật những thông tin về luật quốc tế, luật địa phương, và nội quyliên quan đến WRAP (lương, giờ làm việc, tuổi lao động tối thiểu, tự do hộiđoàn,…) và phải thực hiện tốt các quy định này

b Ngăn cấm lao động cưỡng bức: doanh nghiệp không được sử dụng lao độngcưỡng bức, ràng buộc lao động, người lao động được tự do làm việc, đượchưởng lương trực tiếp

Trang 12

c Ngăn cấm lao động trẻ em: doanh nghiệp không được sử dụng lao động dưới

15 tuổi và cần tuân thủ đúng pháp luật đối với lao động trẻ từ 1518 tuổi

d Ngăn cấm quấy rối và ngược đãi: Doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc

tự do, không có cưỡng bức, lạm dụng, trừng phạt

e Bồi thường và phúc lợi: doanh nghiệp trả lương theo luật quy định, ngoàikhoản lương chính thì còn có thêm các khoản trợ cấp, phụ cấp và các phúclợi khác

f Giờ làm việc phải không được vượt quá giới hạn của luật pháp: Doanh nghiệpqui định rõ số ngày nghỉ trong hợp đồng, phù hợp với luật và có ít nhất mộtngày nghỉ trong tuần

g Ngăn cấm phân biệt đối xử: Doanh nghiệp không được phân biệt đối xử về giớitính, tôn giáo, sắc tộc…

h Sức khoẻ và an toàn môi trường làm việc: doanh nghiệp cần có những biệnpháp đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao động

i Các quyền hợp pháp của nhân viên về tự do hiệp hội và thoả thuận tập thể:doanh nghiệp thừa nhận và tôn trọng quyền hợp pháp của cá nhân người laođộng về tự do hội đoàn, lập hội

j Các điều lệ, quy tắc và tiêu chuẩn về môi trường: Doanh nghiệp tuân thủ luật vềmôi trường sản xuất và có biện pháp xử lí rác thải ra môi trường

k Thực hiện đúng thủ tục thuế quan: doanh nghiệp phải tuân thủ luật hải quan đang cóhiệu lực

l Cấm chất ma tuý: có trách nhiệm cùng cơ quan có chức năng phòng chống ma tuý

1.2.4 Qui định về cấp Visa với hàng dệt may

Yêu cầu về Visa là một trong những quy định của Hoa Kỳ đối với riêng hàngdệt may là hàng dệt may để được phép nhập khẩu vào thị trường này Nó là dấu xácnhận trên hóa đơn hoặc giấy phép kiểm soát nhập khẩu do Chính phủ nước ngoàicấp Việc cấp Visa cho hàng dệt may dùng để kiểm soát việc xuất khẩu hàng dệt vàsản phẩm dệt từ những quốc gia khác vào Hoa Kỳ hoặc dùng để ngăn cấm việc

Trang 13

nhập lậu mặt hàng này vào Hoa Kỳ Một Visa hàng dệt may có thể bao gồm có hạnngạch hoặc không có hạn ngạch, bên cạnh đó hàng dệt có hạn ngạch có thể cần hoặckhông cần một Visa – điều này phụ thuộc vào xuất xứ của nước xuất khẩu MộtVisa hàng dệt không đảm bảo cho việc nhập khẩu loại hàng này vào thị trường Hoa

Kỳ, nếu thời gian hạn ngạch của mặt hàng này chấm dứt mà Visa được cấp sau đóbởi Chính phủ nước ngoài và lô hàng đó đã được nhập khẩu vào Hoa Kỳ thì lô hàngnày vẫn bị giữ lại chờ cho đến hạn ngạch sau mới được phép nhập khẩu vào Hoa

Kỳ Tuy nhiên, với những lô hàng mẫu thương mại được đánh dấu đầy đủ và đượcđịnh giá dưới 800 USD hoặc các lô hàng cá nhân dưới 24 mẫu sẽ được miễn Visa

và quota khi vào thị trường Hoa Kỳ Vì thế, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cóthể mang hàng tiếp thị trong giới hạn

Chỉ cần sai một trong 5 thành phần của Visa, Visa đó sẽ bị tịch thu và tuỳ theomức độ sai phạm mà có thể xuất hàng, bỏ hàng hay huỷ hàng ngay trên tàu Visađược coi là không hợp lệ nếu số Visa, ngày cấp Visa, chữ ký, tên người ký, Cat., sốlượng hoặc đơn vị tính bị thiếu, không chính xác hoặc bị tẩy xoá Nếu hải quan Hoa

Kỳ không làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng vì Visa không hợp lệ, thương nhânxuất khẩu phải xin Visa khác thay thế tại các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khuvực

Theo quy trình, hàng tới Hoa Kỳ sẽ được kiểm tra Visa (về chủng loại, số lượng,chất lượng, chữ kí, ngày cấp, số Visa…) trước khi giải phóng hàng Một Visa đúng gồm:

Hoa Kỳ quy định các trường hợp được miễn Visa như sau:

- Các mặt hàng dệt được áp mã đầy đủ theo HTS: 9802.00.40 hay 9802.00.50

Trang 14

- Các lô hàng mẫu thương mại được đánh dấu đầy đủ và được định giá dưới 800$.

- Các lô hàng cá nhân

- Các mẫu hàng thời trang: Giới hạn với các mặt hàng dệt và mua lẻ đi kèmvới người mua trở về Hoa Kỳ và không nhiều hơn một loại hàng đơn về mẫuhay màu sắc nào đó, tổng cộng không vượt quá 24 mẫu hàng

- Các lô hàng thư tín, hàng hóa không áp dụng xử lý như hàng mẫu thời trang

- Các mặt hàng truyền thống: hàng dệt tay, hàng thủ công mỹ nghệ, các mặthàng truyền thống này sẽ được miễn Visa khi: đó là sản phẩm của một nước

mà Hoa Kỳ có cả Hiệp định Visa và Hiệp định song phương miễn cho nhữngsản phẩm đó, chính phủ nước ngoài cấp giấy chứng nhận miễn đúng và phùhợp và sản phẩm đó vẫn nộp thuế

Riêng đối với hàng mẫu thương mại, cần thỏa mãn: hóa đơn của lô hàng nàycần in dòng chữ “SMPL – Not for resale” và phía trong sản phẩm cần in dòng chữ

“Sample” với màu đối lập với màu sản phẩm

Hiện nay, bên cạnh hình thức Visa thông thường, Cục Hải quan Hoa Kỳ đãxây dựng hệ thống Visa điện tử “ELVIS” Hệ thống này quy định về việc chuyểncác thông tin Visa điện tử liên quan đến hàng dệt may của một quốc gia nào đó tớiCục Hải quan Hoa Kỳ để tránh Visa gian lận Hiện nay, Hoa Kỳ đã thực hiệnELVIS ở nhiều nước ngoài Việt Nam như Indonesia, Singapore, Thái Lan, HànQuốc…

1.2.5 Qui định về tính an toàn của sản phẩm

Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua luật mới về an toàn sản phẩm nhập khẩu vàoHoa Kỳ kể từ ngày 14-8-2008 Luật này có nhiều quy định và các quy định có lộtrình hiệu lực khác nhau

Theo quy định mới thì vải sợi, hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải đápứng tiêu chuẩn về vải dễ cháy để tránh trường hợp sản phẩm quá dễ cháy, gây hạicho người tiêu dùng Các loại vải mỏng, vải xốp thường dễ bắt cháy và cháy rấtnhanh Các loại quần, áo, thảm, đồ ngủ của trẻ em đều có mức tiêu chuẩn cháykhác nhau Cấm tuyệt đối các sản phẩm có dây thắt ở vùng cổ trên áo, đặc biệt là áo

Trang 15

trẻ em Mặc dù luật đã cấm quần áo có dây thắt nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ lâu,nhưng thời gian qua vẫn có nhiều loại quần áo trẻ em có dây thắt được nhập vàoHoa Kỳ Luật mới nghiêm khắc cấm điều này nên các nhà sản xuất Việt Nam phảichấm dứt sản xuất hàng có dây thắt

Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng có quy định mới về nồng độ chì trong sản phẩm Đếntháng 2-2009, các sản phẩm dệt sẽ chỉ được nhập khẩu vào Hoa Kỳ nếu đáp ứngtiêu chuẩn về nồng độ chì Bà Nancy A Nord, ủy viên cao cấp của Ủy ban An toànsản phẩm tiêu dùng của Hoa Kỳ, cho biết: “Nồng độ cho phép thấp đến mức có thểnói đơn giản là không có chì”

Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam (cũng như doanh nghiệp các nước xuất khẩuhàng vào thị trường Hoa Kỳ khác) phải có báo cáo kiểm tra của phòng thí nghiệm

về việc sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn mới Tuy nhiên, chỉ những phòng thí nghiệmđạt chuẩn, được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế mới có chức năng kiểm tra sảnphẩm và đưa ra báo cáo kiểm tra có giá trị Trong tháng 9/2008, Hoa Kỳ đã công bốtrình tự công nhận phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn

Doanh nghiệp Hoa Kỳ nhập khẩu hàng vi phạm tiêu chuẩn về an toàn sảnphẩm sẽ bị phạt đến 15 triệu USD (trước đây chỉ phạt từ vài trăm ngàn đến vài triệuUSD), thậm chí còn có thể bị khởi tố hình sự Hệ quả trực tiếp của việc nhà nhậpkhẩu bị phạt là nhà xuất khẩu sẽ bị mất uy tín Nếu trước đây luật quy định buộc táixuất các sản phẩm vi phạm an toàn khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ thì nay quy định mớicho phép CPSC có quyền tiêu hủy các sản phẩm vi phạm về tính an toàn

1.3 Tác động của rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Khi những rào cản kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong các quan hệ thươngmại quốc tế, nó đã có tác dụng không nhỏ tới cả nước nhập khẩu và nước xuất khẩunhưng rõ nét nhất là với nước xuất khẩu đặc biệt là ngành sản xuất bị đặt duới hàngrào kỹ thuật đó

1.3.1 Tác động tích cực với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Trang 16

Thứ nhất, khi các quốc gia áp dụng các hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập

khẩu thì buộc các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may phải tự nâng cao khả năng sảnxuất, năng lực cạnh tranh và hoàn thiện không ngừng chất lượng sản phẩm củamình Để làm đựơc điều đó, các doanh nghiệp xuất khẩu đã tự cải tiến hệ thốngsản xuất, đầu tư trang bị dây truyền sản xuất hiện đại… Chính vì thế hàng rào kỹthuật đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của những doanh nghiệp sản xuấthàng dệt may xuất khẩu, thêm vào đó chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đượcnâng cao, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu, qua đó mà có thể mở rộng được thị trườngtiêu thụ sản phẩm, tăng năng suất lao động…

Thứ hai, một trong những tiêu chuẩn của hàng rào kỹ thuật đó là biện pháp

bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động Một khi doanh nghiệp dệt may xuấtkhẩu đáp ứng được tiêu chuẩn này cũng đã góp phần cải thiện, và bảo vệ môitrường sống, sản xuất của chính quốc gia mình và giảm tình trạng ô nhiễm, cạn kiệttài nguyên thiên nhiên… Đồng thời người lao động trong ngành dệt may cũng đượcbảo vệ, được hưởng những quyền lợi chính đáng của mình Môi trường đuợc cảithiện cộng thêm người lao động với sức khoẻ, khả năng làm việc tốt lại tác độngnguợc lại làm nâng cao năng lực sản xuất, năng lực xuất khẩu của mỗi doanhnghiệp dệt may

1.3.2 Tác động tiêu cực với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Nhìn chung, các rào cản kỹ thuật với ngành dệt may có tác động tiêu cực đếncác nước xuất khẩu, và chịu tác động trực tiếp từ các quy định này là những nhà sảnxuất, xuất khẩu dệt may Những tác động tiêu cực bao gồm:

Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ

thuật khắt khe thì buộc sẽ phải tăng chi phí sản xuất để thay đổi điều kiện sản xuất

do đó lợi nhuận của nhà sản xuất sẽ giảm sút Nếu doanh nghiệp không thể thíchnghi được với những yêu cầu mới đó thì có thể dẫn đến phá sản, hoặc bị mất vị thế,giảm giá trị thương hiệu trên thị trường thế giới

Thứ hai, rào cản kỹ thuật có thể gây thiệt hại lớn cho nhà sản xuất hàng dệt

may xuất khẩu Cụ thể khi một doanh nghiệp trong nước xuất khẩu lô hàng dệt may

Trang 17

sang thị trường quốc tế, nếu lô hàng đó không đáp ứng được một trong những tiêuchuẩn đã quy định do có lỗi, dù là nhỏ nhất thì lô hàng đó sẽ bị nước nhập khẩu từchối hoặc cấm nhập khẩu, hàng hóa đó sẽ bị trả lại cho nhà xuất khẩu, bị tiêu hủyhoặc buộc xuất khẩu sang nước thứ ba…Dù là giải quyết theo trường hợp nào thìđiều này cũng ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp dệt may, gây thiệt hạicho nhà xuất khẩu.

Thứ ba, về phương diện người lao động, khi gây thiệt hại lớn cho các doanh

nghiệp, nhà xuất khẩu dệt may thì những người lao động sản xuất trong các doanhnghiệp đó là đối tượng đầu tiên bị tác động tới Khi các doanh nghiệp dệt mayxuất khẩu làm ăn thua lỗ hoặc thậm chí phá sản thì trực tiếp đe dọa đến công ănviệc làm, đời sống của những lao động làm trong những doanh nghiệp này Như

đã nêu trên, hiện nay ngành dệt may Việt Nam giải quyết tới hơn 2 triệu lao động

Vì thế nếu việc làm của lao động trong ngành dệt may bị đe doạ thì sẽ trực tiếpdẫn tới việc tăng tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam

Trang 18

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT

2.1 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ hiện nay đang là thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất của Việt Namtrong nhiều năm qua.Trong năm 2008, 2009 kinh tế thế giới có nhiều biến động đặcbiệt là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ Hoa Kỳ khiến nhu cầu nhậpkhẩu hàng dệt may của nuớc này sụt giảm khiến các doanh nghiệp xuất khẩu dệtmay Việt Nam phải chú trọng vươn ra những thị trường mới Tuy vậy, kim ngạchxuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ năm 2009 vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất và vượt xacác thị trường tiềm năng khác như EU, Nhật Bản

Hình 2.1 : Tỷ trọng thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam (2009)

Trang 19

2.1.1 Tình hình kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ

Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thịtrường Hoa Kỳ đạt mức tăng trưởng đột biến Những kết quả nổi bật này được biểuhiện rõ nét qua từng thời kỳ:

Tháng 2/1994, Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận sau đó 11/7/1995 quan hệ ngoạigiao hai nước được bình thường hóa, đó là cơ hội để thúc đẩy hoạt động thương mạigiữa hai nước Sau sự kiện này, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳliên tục đạt tốc độ tăng trưởng khả quan, năm 1997 kim ngạch xuất khẩu đạt 12triệu USD thì đến năm 2000 đã đạt 49,5 triệu USD

Đến năm 2002, đặc biệt khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA)được quốc hội hai nước thông qua và có hiệu lực hoàn toàn đã mở rộng cho hàngdệt may Việt Nam được tự do xuất khẩu theo khả năng của mình vào thị trường Hoa

Kỳ Chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này đã có mức tăng trưởng độtbiến, đạt gần 951 triệu USD (2002)

Ngày 1/5/2003, Hiệp định dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ bắt đầu có hiệu lựctriển khai thực hiện Theo Hiệp định này Việt Nam bị phía Hoa Kỳ áp đặt hạnngạch với 38 sản phẩm, còn những chủng loại khác vẫn được xuất khẩu tự do vàothị trường này Mặc dù bị áp đặt hạn ngạch song kết quả xuất khẩu hàng dệt mayvào thị trường Hoa Kỳ vẫn liên tục tăng: 2.484 triệu USD (2003), 2.720 triệu USD(2004), 2.626 triệu USD (2005) Hiện nay, lượng hàng dệt may xuất khẩu của ViệtNam vào Hoa Kỳ chỉ chiếm 70% năng lực sản xuất của các doanh nghiệp ViệtNam phục vụ riêng cho thị trường này và Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuấtkhẩu hàng dệt may đứng thứ 8 vào thị trường này

Trong phạm vi của chuyên đề, nghiên cứu sẽ tập trung vào giai đoạn nhữngnăm gần đây từ năm 2005 đến nửa đầu năm 2010

Trang 20

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

(2005-5/2010)

Qua bảng số liệu 2.3, ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Namsang thị trường này có sự phát triển lớn Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hàng dệtmay sang Hoa Kỳ mới là 2591 triệu USD nhưng với tốc độ tăng trung bình là15.5%, đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ đã tăng gần gấpđôi lên 5106 triệu USD Như đã biết, khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã tác động rấtxấu đến nền kinh tế Hoa Kỳ và giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân Tuy nhiên

nó chỉ làm giảm 2,1% kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường này.Kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ chỉ giảm 2.1% có thể gọi là một con sốkhiêm tốn so với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác của Việt Nam như dầu thôgiảm 39.7%, giày dép giảm 15.8% hay cao su giảm 23.5% (số liệu của Bộ Côngthương) Điều đó chứng tỏ sự tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu dệt may sangthị trường Hoa Kỳ là khá vững chắc Qua 5 tháng đầu năm 2010, dệt may Việt Namtrên thị trường Hoa Kỳ đã nhanh chóng hồi phục và đạt kết quả khả quan là 2217triệu USD Với đà hồi phục như vậy cộng với tình hình đơn đặt hàng dệt may từHoa Kỳ gia tăng vào các tháng cuối năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ

sẽ không khó để đạt con số 5500 triệu USD tăng 10% so với năm 2009 Có thể nói

đó là một sự hồi phục khá nhanh chóng của dệt may xuất khẩu Việt nam nhất là

Trang 21

trong bối cảnh đầu năm 2009 Hoa Kỳ đã bắt đầu thực hiện đạo luật mới về cải tiến

an toàn sản phẩm tiêu dùng buộc dệt may Việt Nam phải thích nghi nhanh chóng Qua bảng số liệu 2.3 ta cũng thấy được tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt maysang Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta và trong tổngkim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ Xét trong tổng kim ngạch xuất khẩudệt may của cả nước, kim ngạch dệt may xuất sang Hoa Kỳ chiếm một tỉ lệ rất cao,luôn đạt trên mức 52% và trung bình trong 6 năm là 55.4% Điều đó đã khẳng địnhđựợc vị trí số một của thị trường Hoa Kỳ với hàng dệt may xuất khẩu của nước tatrong nhiều năm gần đây, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp dệt may xuất khẩu phải địnhhướng sán xuất sao cho đáp ứng được thị trường chủ đạo này Năm 2007, với dấumốc Việt Nam gia nhập WTO, tỉ trọng này đạt đỉnh tại mức 57.6% Do các nhànhập khẩu Hoa Kỳ rất chú ý đến vị thế của quốc gia xuất khẩu nên có thể nói gianhập WTO là cơ hội lớn của dệt may Việt Nam thâm nhập thị trường này Trong 5tháng đầu năm 2010, tỉ trọng này đã gần đạt mốc đỉnh của năm 2007 sau hai năm bịsụt giảm là dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế Hoa Kỳ sau khủng hoảng Đó là dấuhiệu khả quan để kết thúc năm 2010, tỉ trọng của kim ngạch xuất khẩu dệt may sangHoa Kỳ đạt một mốc mới Ngoài ra, xét theo cơ cấu kim ngạch các mặt hàng xuấtkhẩu sang Hoa Kỳ, dệt may là mặt hàng chủ đạo, trung bình chiếm 43% Con sốnày chứng minh nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ với hàng xuất khẩu Việt Nam cũngnhư khả năng đáp ứng nhu cầu đó Hiện nay Việt Nam mới chủ yếu đáp ứng đượcnhu cầu của Hoa Kỳ về một số mặt hàng hàng thô, nông sản và dệt may Trong đódệt may chiếm một tỉ lệ lớn nhất về khối lượng và giá trị xuất khẩu Tỉ trọng này đãcho ta thấy vị trí quan trọng của ngành dệt may trong hoạt động xuất khẩu sang Hoa

Kỳ và vị thế của Hoa Kỳ trong các thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam

Ta có thể nhìn lại chặng đường phát triển qua 10 năm của dệt may Việt Namxuất khẩu sang Hoa Kỳ qua hình sau:

Trang 22

Hình 2.2 KNXK hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (1999 – 2010)

Đơn vị: triệu USD

5106 4995 4465

3045 2591 2720

2484

951 44.6

49.5 34

(Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam)

Sau một thập kỉ kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ tănggần 147 lần Đó là kết quả của quá trình nỗ lực trong ngoại giao và trong sản xuấtcủa Việt Nam

Hiện nay, Hoa Kỳ là nước tiêu thụ lớn nhất thế giới về hàng dệt may với tổnggiá trị tiêu thụ gần 200 tỷ USD, trong khi đó sản xuất nội địa chỉ cung cấp khoảng

105 tỷ USD, do vậy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng năm nước này vẫn phảinhập khẩu hàng dệt may khoảng 95 tỷ USD Các nước và vùng lãnh thổ xuất khẩuchính hàng dệt may vào Hoa Kỳ hiện là Trung Quốc, Mexico, Ấn Độ, Hồng Kông,Indonesia, Việt Nam… Theo các chuyên gia, trong các nước ASEAN, Việt Namđược xem là có khả năng cạnh tranh được với Trung Quốc và Ấn Độ về hàng dệtmay tại Hoa Kỳ Hiện nay xuất khẩu dệt may của Việt Nam chiếm 3,26% tổng hàngnhập khẩu của Hoa Kỳ, đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia

2.1.2 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ xét theo

cơ cấu

Trang 23

Xét theo cơ cấu xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ, chúng ta mới chỉ tập trungvào sản phẩm may mặc, chiếm khoảng trên 90% kim ngạch xuất khẩu của cả ngànhdệt may Trong đó các doanh nghiệp chủ yếu xuất các mặt hàng lợi thế của mìnhthuộc các Cat “nóng”.

Về mặt hàng dệt, theo số liệu của Hiệp hội dệt may, năm 2008, kim xuất khẩucủa nước ta sang Hoa Kỳ còn rất khiêm tốn tuy nhiên lại có tốc độ tăng khá nhanh.Một số Cat chính như Cat 229 tăng 102%, Cat 606 tăng 156%

Về hàng may mặc, các mặt hàng nhạy cảm nhất như sơ mi dệt kim bông(338/339), quần bông (437/438) và quần lót bông (352/362) đã phải chịu thêmnhiều áp lực cạnh tranh từ Trung Quốc do năm 2008 Trung Quốc đã được xoá bỏhạn ngạch dệt may vào Hoa Kỳ Với Cat.347/348, mức xuất khẩu chỉ tăng 9% sosánh với tăng 12% của năm 2007 Nhưng đối với các Cat hàng quan trọng nhất,kim ngạch xuất khẩu lại tăng lên nhanh chóng trong năm này Có thể kể đến hàngváy (Cat.336) tăng 11,3%; áo sơ mi (Cat.341) tăng 42,6%; áo sweater (Cat.345)tăng 31.7% so với năm 2007

Cũng trong năm này, giá hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thịtrường Hoa Kỳ đạt trung bình 3,03 USD/m2, cao hơn nhiều so với mức trung bình1,85 USD/m2 và là mức giá cao nhất trong số 12 nước cung cấp hàng dệt may lớnnhất vào thị trường này Giá hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa Kỳchỉ ở mức 1,57 USD/m2; giá của ấn Độ là 1,81 USD/m2; giá xuất khẩu củaBăngladesh là 2,11 USD/m2 và của Indonesia là 2,61 USD/m2…

Năm 2009 nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ từ nước ta tăng 20,51% vềlượng và giảm nhẹ 2,36% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008, đạt 4.995 tỷ USD.Trong đó, nhập khẩu khối lượng hàng may mặc tăng 3,96% về lượng và giảm3,71% về trị giá; khối lượng xuất khẩu hàng dệt tăng 116,61% về lượng và tăng32,81% về trị giá so với năm 2008 Tỷ trọng hàng may mặc nhập khẩu của Hoa Kỳ

từ Việt Nam chiếm 73,8% về lượng và chiếm 95% về trị giá trong tổng nhập khẩu

Trang 24

Tại nhóm hàng dệt: Nhập khẩu Cat.229 (special Fabric) của Hoa Kỳ từ ViệtNam là tăng đột biến và chiếm hơn 50% tổng khối lượng nhập khẩu tại nhóm hàngnày Khối lượng nhập khẩu Cat.229 của Hoa Kỳ từ nước ta tăng 409% về lượng vàtăng 413% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái Bên cạnh đó, tại số Cat cũng ghinhận đạt được mức tăng trưởng nhập khẩu khá như Cat.603 tăng 391,14%; Cat.604tăng 132%; Cat.606 tăng 1395%; Cat.607 tăng 1328% Tuy nhiên, khối lượng nhậpkhẩu các Cat này của Hoa Kỳ từ Việt Nam vẫn còn khá thấp.

Tại nhóm hàng may mặc: Các mặt hàng Hoa Kỳ tăng cường nhập khẩu từ ViệtNam trong năm 2009 là mặt hàng váy (Cat.336) tăng 9.82%; áo sơ mi (Cat.341)tăng 43,78%; áo sweater (Cat.345) tăng 27,37%; đồ lót (Cat.352/652) tăng trên172%; áo khoác chất liệu nhân tạo (Cat.635) tăng 7%; váy chất liệu nhân tạo(Cat.636) tăng 22,3%; áo thun (639) tăng 25,82%; áo sơ mi (641) tăng 2,35%; váy(642) tăng 15,68%

Đến năm 2010, đối với các chủng loại hàng xuất khẩu truyền thống của ViệtNam, nhập khẩu các mặt hàng này của Hoa Kỳ từ nước ta có giảm sút so với cùng

kỳ năm trước, do xu hướng giảm nhập khẩu chung Tuy nhiên, mức độ sụt giảm tạicác mặt hàng này là khá thấp Điển hình, nhập khẩu Cat.339 của Hoa Kỳ từ nước tachỉ giảm 3,84% so với cùng kỳ, trong khi tổng nhập khẩu mặt hàng này của Hoa Kỳgiảm tới 10,09% Tiếp đến là mặt hàng quần dài (Cat.347/348) giảm lần lượt 3,33%

và 5,75% so với cùng kỳ, trong khi tổng nhập khẩu hai Cat này của Hoa Kỳ giảm5,61% và 5,42%

Hiện nay, Hoa Kỳ đang tăng cường nhập khẩu các Cat 334, 336, 338, 340, 351,

638, 650 của Việt Nam.Trong 9 tháng đầu năm, nhập khẩu các mặt hàng trên củaHoa Kỳ từ Việt Nam tăng mạnh so với cùng kì năm trước Cụ thể so với cùng kìnăm 2008, nhập khẩu Cat.334 tăng 34,74% về lượng và tăng 78% về trị giá; nhậpkhẩu Cat.338 tăng 49% về lượng và tăng 43% về trị giá; nhập khẩu Cat.340 tăng16,69% về lượng và tăng 5,72% về trị giá

Về giá nhập khẩu: Chín tháng đầu năm 2010, giá nhập khẩu hàng dệt may củaHoa Kỳ từ Việt Nam giảm khá mạnh 18% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 2,46

Trang 25

USD/m2 Trong khi đó, giá nhập khẩu trung bình hàng dệt may của Hoa Kỳ chỉgiảm 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 1,74 USD/m2 Hiện, kinh tế Hoa

Kỳ đang trên đà phục hồi nhu cầu về hàng dệt may đã tăng trở lại, đặc biệt là cácmặt hàng có giá trị cao Cùng với đó, giá hàng hoá thế giới cũng đang trở lại quỹđạo sau khi giảm xuống mức thấp, các doanh nghiệp cần tính toán kỹ trong khi đàmphán hợp đồng, tránh những thiệt hại về sau.Vì vậy các doanh nghiệp cần hợp tácchặt chẽ với các nhà nhập khẩu lớn Hoa Kỳ, thực hiện các đơn hàng có chất lượng

và giá cao, lưu ý tránh nhận những đơn hàng đơn giản, giá trị thấp làm ảnh hưởngđến mức giá bình quân của cả nước

2.2 Thực trạng khả năng đáp ứng các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam

2.2.1 Khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật

Các tiêu chuẩn này đã được qui định trong đạo luật của Hoa Kỳ từ năm 1938 và

đã được phổ biến với doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian dài Vì thế hiện nayhầu như các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã cơ bản nắm bắt được các tiêuchuẩn đặc biệt là tiêu chuẩn về nhãn mác của hàng dệt, len và lông thú Nhãn máchàng dệt may Việt Nam đã đáp ứng được qui chuẩn của nhãn mác như 100% hàngxuất khẩu được viết bằng tiếng Anh với kí mã hiệu theo qui chuẩn của Hoa Kỳ vàthế giới Tuy nhiên hiện nay rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều vướngmắc do ghi thiếu hoặc sai lệch thành phần của hàng dệt và hàng len Tỉ lệ ghi trênnhãn mác như % cotton, spandex tuy đã qui định rõ nhưng khi kiểm tra lại theonhãn thì không đạt tiêu chuẩn Đó là do khâu kiểm tra và đo lường của các doanhnghiệp dệt may Việt Nam còn thiếu chính xác, chưa đạt tiêu chuẩn

2.2.2 Khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội

Hiện nay, mới chỉ có một lượng nhỏ công ty ở Việt Nam có được chứng chỉSA8000 Đến hết năm 2009, mới có 47 doanh nghiệp Việt Nam đạt tiêu chuẩn nàynhư công ty Dệt may Việt Thắng, Công ty Xuất nhập khẩu dệt may Việt Tiến,Castrol Vietnam, Legamex Trong đó có 35 doanh nghiệp thuộc khối dệt may Tuy

Trang 26

doanh nghiệp đạt yêu cầu Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may ViệtNam, lí do của tình trạng này là vì trong thời gian đầu khi hệ thống tiêu chuẩn nàyphổ biến ở Việt Nam các doanh nghiệp rất “hăm hở”, vì cho rằng nó là quy chuẩnquốc tế nên sẽ được khách hàng chấp nhận Nhưng thực tế, theo ông Ân thì mỗikhách hàng lại chọn cho mình một tổ chức giám định riêng, nên doanh nghiệp dù cóchứng chỉ SA 8000 hay không thì vẫn bị giám định, trong khi “thực ra hệ thống tiêuchuẩn không khác nhau nhiều, chỉ thêm 1 đến 2 yêu cầu nữa” Đó là lý do chínhkhiến các doanh nghiệp chưa thật sự thấy cần thiết có chứng chỉ này Trong khi đó,doanh nghiệp lại gặp khó khăn vì chuyện mỗi khách hàng kiểm tra một lần, khiếndoanh nghiệp mất thời gian chuẩn bị Trong thời gian qua, Tập đoàn dệt may ViệtNam đã có đề xuất với các hiệp hội ngành nghề các nước, để thống nhất một tổchức giám định, nhưng kiến nghị này chưa được đồng ý Hiện nay có nhiều luồng ýkiến về sự cần thiết của chứng chỉ SA8000 này, có doanh nghiệp, điển hình nhưCông ty may Sài Gòn cho rằng việc có được cấp chứng chỉ này hay không, khôngquan trọng Thường thì doanh nghiệp tìm cách có chứng chỉ để tăng uy tín thươnghiệu, còn thực chất là doanh nghiệp vẫn phải đối diện với việc đánh giá của từngkhách hàng Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng không muốn chi trả chi phí đánh giá,chi phí thực hiện những thay đổi để áp dụng SA 8000, trong khi việc này khôngmang lại hiệu quả thiết thực

Tuy vậy, một số doanh nghiệp dệt may đi đầu của Việt Nam hiện nay như Tổngcông ty may Việt Tiến đã có cách nhìn nhận khác về chứng chỉ SA8000 Trên thực

tế, nhiều khách hàng của các công ty này trước tiên vẫn đòi hỏi đầy đủ các chứngnhận như ISO hay SA8000 Nếu công ty không thể chứng minh được mình có đủcác chứng nhận trên thì khó có thể nhận được các đơn đặt hàng Thậm chí tế nhiềucông ty trước khi đặt hàng của DN Việt Nam đã trực tiếp sang tận nơi để chứngkiến điều kiện làm việc của công nhân, kiểm tra nhà máy đối xử với người lao độngnhư thế nào sau đó mới đưa ra quyết định chính thức Nếu những hàng hóa củadoanh nghiệp, nhà máy của chúng ta có được tiêu chuẩn SA 8000 đồng nghĩa vớiviệc chúng đã có giấy thông hành vào nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU,Nhật Bản vốn đòi hỏi khắt khe DN phải đảm bảo trách nhiệm xã hội Bên cạnh đó,

Trang 27

khi có được chứng chỉ đáng tin cậy như SA8000, nhiều doanh nghiệp nước ngoài sẽgiảm, bỏ các cuộc kiểm tra trực tiếp vì thế mà doanh nghiệp Việt Nam cũng tiếtkiệm được chi phí, thời gian tiếp chuyên gia nước ngoài vào kiểm tra cơ sở sản xuấtcủa mình.

2.2.3 Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn WRAP- trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu

Cũng tương tự như chứng chỉ SA8000, để đạt được chứng chỉ đạt tiêu chuẩnWRAP- trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu cũng không đơn giản và khátốn kém, nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam với suy nghĩ cũ, thiếu điều kiện tàichính đã không mấy quan tâm đến chứng chỉ này Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có

46 doanh nghiệp đạt được chứng chỉ này như công ty may Việt Tiến, Sông Hồng,công ty cổ phần may Việt Thắng,…

Tình trạng các xí nghiệp trong dây chuyền nhuộm hoàn tất vẫn sử dụng chấtphụ trợ, chất nhuộm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động và môi trườngthậm chí là người sử dụng sản phẩm Nghiêm trọng nhất là trong quá trình hồ sợi,

do sử dụng nhiều hoá chất độc hại nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước,tăng lượng COD trong nước thải khó xử lí vi sinh Kỹ thuật giảm trọng Poliestebông kiềm làm sản sinh luợng terephtalat trong nước thải đến 5-6 lần Với tìnhtrạng ô nhiễm này, doanh nghiệp cần đầu tư nhiều kinh phí cho việc xử lí môitrường và khó có thể đạt được chứng chỉ WRAP

Doanh nghiệp, nhà máy để đạt được SA 8000 hoặc WRAP sẽ phải tốn thêm chiphí (khoảng 10.000USD và cứ 3 năm làm lại một lần) Nhưng chi phí này trước tiênphục vụ cho lợi ích của chính DN, nhà máy và nó cũng thể hiện trách nhiệm của họđối với xã hội Vì thế chứng chỉ về trách nhiệm xã hội như SA8000 và WRAP vẫn

là cái đích cần đạt tới hiện nay của doanh nghiệp

2.2.4 Khả năng đáp ứng qui định về cấp Visa với hàng dệt may Việt Nam

Hiện nay, việc cấp Visa cho hàng dệt may Việt Nam đã được thực hiện quamạng internet ELVIS Việc chuyển sang cấp Visa qua mạng này làm rút ngắn thời

Trang 28

Cơ quan hải quan Hoa Kỳ đã cung cấp cho chính phủ Việt Nam báo cáo về tìnhhình sử dụng Visa với những thông tin như số hiệu Visa, số hiệu chủng loại, đơn vị

đo lường, số lượng của lô hàng, số nhập cảnh hay số tuyến Với hệ thống ELVIS,hai bên đã quản lý tốt hơn và kiểm soát các lô hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ,chống lại chuyển tải bất hợp pháp Về phần mình, các doanh nghiệp Việt Nam xuấtkhẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ cũng đã tiết kiệm được thời gian khi xin Visa theophương thức thủ công tại các phòng quản lý xuất nhập khẩu

Do có những thay đổi trong cách cấp Visa cộng với việc Bộ Thương Mại đã cónhững thông báo, hướng dẫn rất cụ thể về qui định cấp Visa nên hiện nay doanhnghiệp dệt may Việt Nam đã hiểu biết kĩ lưỡng và đầy đủ về thủ tục này, hạn chếthấp nhất việc bị Hoa Kỳ từ chối hàng xuất khẩu do sơ xuất khi khai báo xin Visa…

2.2.5 Khả năng đáp ứng qui định về tính an toàn của sản phẩm

Theo Viện Kinh tế Kỹ thuật Dệt May thống kê, phần lớn các thiết bị nghiêncứu, thử nghiệm chất lượng hàng dệt may được đầu tư từ những năm 90, nay đã cũ

và lạc hậu Hiện nay Việt Nam chưa có các phòng thí nghiệm sinh thái đủ tiêuchuẩn để cấp chứng chỉ an toàn cho hàng xuất khẩu và kiểm tra các loại hàng hoá,bảo đảm an toàn cho người sử dụng tại Việt Nam cũng như tại thị trường nhậpkhẩu Vì thế, việc cấp chứng chỉ này cho hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam phảithông qua phòng thí nghiệm của Hoa Kỳ Việc này gây không ít khó khăn về thủtục, chi phí cũng như thời gian cho doanh nghiệp Việt Nam

Ngày 10/10/2010 tại TP.HCM đã diễn ra Hội nghị quốc tế về an toàn sản phẩm

và các chất bị hạn chế đối với mặt hàng dệt may và giày dép nhập khẩu vào Hoa

Kỳ Hội nghị này đã trang bị cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuấtkhẩu nội dung qui định về tính an toàn sản phẩm của Hoa Kỳ, định hướng cho cácdoanh nghiệp về chất lượng cần đạt được của sản phẩm Hội nghị này là thật sự cầnthiết trong bối cảnh các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn còn lúng túng và chưathích nghi được với các qui định mới của Hoa Kỳ về tính an toàn của sản phẩm.Mặc dù sản phẩm áo, váy của trẻ em có dây thắt ở khu vực cổ đã bị Hoa Kỳcấm từ lâu nhưng trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp dệt may vẫn chưa chú ý

Trang 29

đến việc kiểm soát chặt chẽ các mẫu thiết kế dẫn tới vẫn sản xuất các loại sản phẩmnày và không thể xuất khẩu sang Hoa Kỳ Những sản phẩm không đủ tiêu chuẩnxuất khẩu lại được đem bán trong nước vì tiêu chuẩn an toàn về sản phẩm dệt maycủa Việt Nam còn thấp và ý thức của người dân với tính an toàn của sản phẩm dệtmay chưa cao Hàng không xuất khẩu được phải bán với giá rẻ hơn gây thiệt hạikhông ít cho doanh nghiêp Ngoài ra, hàng dệt may Việt Nam còn khó khăn trongđáp ứng yêu cầu về nồng độ chì trong sản phẩm Nguyên nhân chủ yếu của việc này

là do chất nhuộm vải và nguyên liệu sợi, vải, phụ liệu nhập khẩu của chúng ta chưađạt yêu cầu Dù đã cố gắng tự chủ về nguyên liệu nhưng đến năm 2010, chúng tavẫn phải nhập khẩu đến hơn 60% nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ vàmột số nước khác Các nguyên liệu này khi nhập khẩu lại chỉ đáp ứng được tiêuchuẩn của Việt Nam dẫn đến khi đuợc gia công thành sản phẩm thì nồng độ cácchất độc hại trong hàng may mặc vượt xa mức cho phép của Hoa Kỳ và không đượcphép nhập khẩu Hơn thế nữa, với các phòng thí nghiệm đã cực kì lạc hậu như hiệnnay, chúng ta không thể xác định chính xác nồng độ các chất độc hại trong sảnphẩm với độ chính xác vô cùng khắt khe theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ Quá trình hậukiểm của các doanh nghiệp dệt may cũng còn nhiều thiếu sót, ở một số khâu cònqua loa, chưa chú trọng nên để lọt các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.Tóm lại, trong quá trình nỗ lực trong việc đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về hàngdệt may nhập khẩu của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã có nhữngthích nghi, cải tiến nhất định để phù hợp Nhưng nỗ lực đó hầu như mới chỉ có đếnmột vài doanh nghiệp tiên phong đi đầu như Tổng công ty dệt may Việt Nam, Tổngcông ty may Việt Tiến… Để nâng cao chất lượng mặt bằng chung của mặt hàng dệtmay xuất khẩu Việt Nam đòi hỏi sự quan tâm của tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏtrên cả nước Chỉ có làm vậy thương hiệu Việt Nam mới có chỗ đứng trên thịtrường khó tính như Hoa Kỳ

2.3 Các biện pháp Việt Nam đã áp dụng để vượt qua các rào cản kỹ thuật với hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Trang 30

Đặt mục tiêu hướng sản phẩm dệt may là sản phẩm mũi nhọn trong chiến lượcxuất khẩu của Việt Nam, đồng thời giải quyết vấn đề cấp bách là đáp ứng rào cản

kỹ thuật của các nước nhập khẩu, Nhà nước cùng với bản thân từng doanh nghiệpdệt may đã chú trọng đến việc cải tiến công nghệ và dây chuyền sản xuất

Về phía Nhà nước Việt Nam đã luôn có những biện pháp tích cực nhằm thu hútđầu tư vào cơ sở hạ tầng và hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất bằng nhiều chính sách

ưu đãi đặc biệt là đối với những nhà đầu tư của những nước công nghiệp phát triển,những nước có công nghệ nguồn và những siêu cường quốc về ngành dệt may Trướcđây, Việt Nam có những chính sách ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài thông qua chínhsách ưu đãi về lãi suất, thuế, cung cấp thông tin minh bạch cho nhà đầu tư…nhưng saukhi gia nhập WTO các biện pháp ưu đãi về thuế quan, lãi suất không còn được áp dụngthì Việt Nam vẫn luôn có những chính sách ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài bằng cácbiện pháp: đào tạo nguồn nhân lực, giới thiệu và quảng bá cho các nhà đầu tư nướcngoài về Việt Nam và những quy hoạch đầu tư đang được quan tâm, giúp các doanhnghiệp nước ngoài trong hoạt động giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hệ thống luật đầutư,….qua đó đã tạo động lực cho các nhà đầu tư khi đến với Việt Nam

Đồng hành cùng với Chính phủ, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may trongnước cũng đã đề cao và chú trọng tới hoạt động đầu tư phát triển dây truyền sảnxuất cho doanh nghiệp mình, nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chấtlượng sản phẩm dệt may Nhằm đáp ứng tiêu chuẩn WRAP, đặc biệt là các qui địnhtrong đó về môi trường, các doanh nghiệp cũng chú trọng đáng kể đầu tư vào khâunhuộm – hoàn tất, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường Nhiều loại máy móc, thiết bị tốt,hiện đại đã được đầu tư theo chiều sâu, như các máy văng sấy Monforts, máynhuộm liên tục Monforts ở công ty dệt Việt Thắng; các máy in lưới quay Stork,máy in lưới phẳng Buser ở hai công ty Dệt may Thắng Lợi và Dệt 8-3; các máynhuộm “khí động lực” (Air-Jet) do được chế tạo ở Dệt Kim Đông Xuân và Dệt 8-3;máy làm bóng trục mới của công ty dệt Nam Định, hệ thống máy xử lí trước- xử líhoàn tất vải pha len của Công ty dệt lụa Nam Định và Công ty 28 (Bộ Quốc Phòng)

…Và gần đây nhất là dây chuyền thiết bị hiện đại của công ty Nhuộm Yên Hoa Kỳvừa đi vào sản xuất Tuy nhiên xét về tổng thể, ngành nhuộm- in hoa- xử lí hoàn tất

Trang 31

Việt Nam vẫn còn đang áp dụng các công nghệ và máy móc thiết bị truyền thống,

để lại hậu quả là ô nhiễm nặng nề và tốn chi phí xử lí chất thải

Một số công ty dệt may cũng đã bước đầu quan tâm đến các vấn đề liên quanđến trách nhiệm xã hội Ví dụ ở công ty May 10, bình quân hàng năm công ty đóntiếp hàng chục đoàn của đối tác nước ngoài đến kiểm tra tình hình thực hiện tráchnhiệm xã hội với người lao động Công ty đã đầu tư hàng trăm triệu đồng trang bịthẻ từ, bảng chấm công điện tử… giúp việc kiểm tra số giờ làm thêm được minhbạch Để kiểm tra có việc sử dụng lao động vị thành niên hay không, trong hồ sơtuyển dụng, công ty có đầy đủ các loại giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu đối tác nướcngoài như chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy kiểm tra sức khoẻ Đối vớicác phân xưởng sản xuất, công ty trang bị đầy đủ hệ thống chiếu sáng, quạt thônggió, thiêt bị y tế, phòng cháy chữa cháy Về công tác an ninh doanh nghiệp, công ty

có hệ thống bảo vệ chặt chẽ nghiêm ngặt, giám sát người làm việc tại các bộ phậnquan trọng như kiểm tra chất lượng hàng, đóng gói hàng, kiêm quyết không xảy rasai sót dù nhỏ trong công tác giao nhận hàng

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được các tiêu chuẩn kĩ thuật, doanhnghiệp đã nỗ lực nâng cấp dây chuyền sản xuất Một ví dụ điển hình là công ty mayViệt Tiến đã đầu tư hơn 300 tỷ đồng cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị đồng bộcho dây chuyền sản xuất, cải tạo nâng cấp xây dựng nhà xưởng mới Năm 2008,công ty tiếp tục đầu tư tiếp 60 tỷ đồng cho một loạt các dây chuyền may phụ kiệnhiện đại, phát triển đáng kể năng lực sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu nhập khẩucủa khách hàng Hiện nay Việt Tiến đã có 20 xí nghiệp may hàng xuất khẩu vớinhiều chủng loại sản phẩm chất lượng cao đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu của mọikhách hàng tại 61 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thể giới; trong đó có những dâychuyền may vào loại hiện đại nhất Việt Nam Bên cạnh đó công ty còn có các xínghiệp liên doanh với nước ngoài chuyên sản xuất: xơ gòn, các loại mex, khuy áo…nhờ vậy đã phát triển được nhanh tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm

Một số công ty tập trung nâng cấp các cơ sở sản xuất theo hướng hiện đại, áp

Ngày đăng: 18/04/2013, 13:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ 4 Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị - Rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ  đối với hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Bảng 1.1 Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ 4 Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị (Trang 3)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w