1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm nội dung thơ ngụ ngôn ivan andreevitr crulov

109 508 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

ƯỜ NG ĐẠ Ơ TR TRƯỜ ƯỜNG ĐẠII HỌC CẦN TH THƠ ÂN VĂN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NH NHÂ Ữ VĂN BỘ MÔN NG NGỮ ---o O o--- ĐỖ HO ÀNG TH ỨC HOÀ THỨ MSSV: 6106433 C ĐIỂM NỘI DUNG TH Ơ NG Ụ NG ÔN ĐẶ ĐẶC THƠ NGỤ NGÔ IVAN ANDREEVITR CRULOV Lu Luậận văn tốt nghi nghiệệp đạ đạii học ữ văn Ng Ngàành Ng Ngữ ng dẫn: Ths.GV. TR ẦN VĂN TH Cán bộ hướ ướng TRẦ THỊỊNH ơ, năm 2013 Cần Th Thơ NG TỔNG QU ÁT ĐỀ CƯƠ ƯƠNG QUÁ PH ẦN MỞ ĐẦ U PHẦ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích, yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu ẦN NỘI DUNG PH PHẦ Chương 1. Tác giả, tác phẩm và những vấn đề lí luận chung 1.1. Khái lược về bối cảnh lịch sử và văn học Nga nửa sau thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX 1.1.1. Bối cảnh lịch sử 1.1.2. Tình hình văn học 1.2. Tác giả I.A. Crulov và thơ ngụ ngôn I.A. Crulov 1.2.1. Tác giả I.A. Crulov 1.2.2. Thơ ngụ ngôn I.A. Crulov 1.3. Giới thuyết về những vấn đề lý luận chung 1.3.1. Giới thuyết về thể loại ngụ ngôn 1.3.2. Giới thuyết về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm văn học Chương 2. Nội dung thế sự trong thơ ngụ ngôn I.A. Crulov 2.1. Cái tốt và cái xấu – Những vấn đề giáo dục nhân cách con người 2.1.1. Phê phán những thói hư, tật xấu của con người 2.1.1.1. Phê phán thói vô ơn 2.1.1.2. Phê phán thói tham lam và ích kỉ 2.1.1.3. Phê phán tật “dốt hay nói chữ, dốt thích làm càn” 2.1.1.4. Phê phán thói huênh hoang, tự phụ 2.1.1.5. Phê phán tật khoác lác 2.1.2. Ca ngợi cuộc sống lao động và những phẩm chất tốt đẹp của con người 2.1.2.1. Ca ngợi cuộc sống lao động của con người 2.1.2.2. Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người 2.2. Những vấn đề về bài học đối nhân xử thế muôn đời của con người 2.2.1. Con người nên biết đứng đúng vị trí của mình 2 2.2.2. Cách xử trí công việc thông minh và hợp lí 2.2.3. Sự đoàn kết và sức mạnh của sự đoàn kết 2.2.4. Những mối quan hệ tình cảm giữa con người và con người 2.2.5. Mối quan hệ ứng xử giữa con người và thiên nhiên 2.3. Giá trị thơ ngụ ngôn I.A. Crulov qua nội dung thế sự Chương 3. Nội dung chống cường quyền trong thơ ngụ ngôn I.A. Crulov 3.1. Lên án xã hội bất công và mâu thuẫn 3.1.1. Lên án xã hội bất công 3.1.2. Lên án xã hội còn nhiều mâu thuẫn và đời sống khốn khó của nhân dân 3.2. Vạch trần bộ mặt thật của giai cấp thống trị và bộ máy quan lại quan liêu, tham nhũng 3.2.1. Vạch trần bộ mặt thật của giai cấp thống trị 3.2.1.1. Bản chất ngu dốt và xu nịnh của những tên quan lại 3.2.1.2. Bản chất gian xảo của những tên quan lại 3.2.2. Những vụ xử án phi lí trước sự ngây ngô của hệ thống pháp luật 3.2.3. Phê phán tệ quan liêu và tham nhũng 3.2.3.1. Tệ tham nhũng trở thành một quốc nạn 3.2.3.2. Tệ quan liêu và sự thật về sự dân chủ trong xã hội 3.3. Giá trị thơ ngụ ngôn I.A. Crulov qua nội dung chống cường quyền ẦN KẾT LU ẬN PH PHẦ LUẬ 3 ẦN MỞ ĐẦ U PH PHẦ ĐẦU 1. Lí do ch chọọn đề tài Nước Nga từ khi thành lập cho đến ngày nay đã trải qua nhiều biến cố lịch sử thăng trầm với những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, những cuộc kiến thiết đất nước, những cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ,... Song hành với bề dày lịch sử phát triển của nước Nga là một nền văn hóa, một nền văn hóa đa dân tộc thời kì Xô Viết và một nền văn hóa thống nhất của nước Nga hiện đại ngày nay. Trên mảnh đất lịch sử, văn hóa đa dạng và phong phú ấy, nền văn học Nga đã phát triển kế thừa từ nền văn học dân gian truyền miệng qua nền văn học viết ở thế kỉ thứ XI cho đến nền văn học thế kỉ XVIII với các khuynh hướng cổ điển, tình cảm, chuẩn bị cho chủ nghĩa lãng mạn ra đời và chủ nghĩa hiện thực thắng thế trong thế kỉ XIX. Các tác phẩm văn học Nga thường chứa đựng những tư tưởng lớn, có ý nghĩa sâu xa, phản ánh sâu sắc cuộc sống, những quan điểm chính trị, đạo đức, xã hội, thẩm mĩ và khát vọng của nhân dân. Nó còn gợi ra một thế giới tình cảm phong phú của con người và những tính cách của con người chỉ có ở người Nga – chúng tôi gọi đó là những tính cách Nga. Cũng như các nền văn học khác, nền văn học Nga được biết đến với nhiều tác giả nổi tiếng với những tác phẩm có giá trị. Các tác giả cố gắng diễn tả trên hầu hết các thể loại văn học. Tuy nhiên, nổi bật nhất là văn xuôi và thơ phú. Các tác phẩm văn học Nga được phổ biến không chỉ ở nước Nga mà còn được bạn đọc khắp nơi trên thế giới đón nhận. Các tác phẩm văn học Nga không chỉ có dung lượng đồ sộ mà còn hấp dẫn bạn đọc bởi nội dung và tư tưởng của tác phẩm. Những nội dung và tư tưởng ấy được thể hiện vào trong tác phẩm bằng những phương pháp sáng tác khác nhau, tạo nên nhiều hiệu ứng độc đáo. Không ít các tác giả ở những quốc gia khác trên thế giới chịu ảnh hưởng của văn học Nga và các phương pháp sáng tác này, trong đó có Việt Nam. Như vậy, nền văn học Nga là một nền văn học lớn, đóng góp không nhỏ và có tầm ảnh hưởng đặc biệt đến các nền văn học khác trên thế giới. Vì thế mà những đề tài liên quan đến nền văn học Nga, đất nước Nga, con người Nga,… luôn là những đề tài hấp dẫn đối với những người làm nghiên cứu khoa học. Ngụ ngôn là một thể loại văn học khá đặc biệt. Ngụ ngôn tồn tại ở cả hai dạng là văn xuôi và văn vần (thường là thơ). Không giống như những thể loại văn học khác, ngụ ngôn rất kén tác giả và độc giả. Không phải tác giả nào cũng có thể sáng tác ngụ ngôn cũng như không phải độc giả nào cũng thấy hứng thú hay hiểu được hết những 4 nội dung hàm ẩn mà những bài ngụ ngôn mang lại. Nền văn học của một dân tộc nào cũng có một mảng văn học với các sáng tác có nội dung ẩn ý sâu xa thông qua những câu chuyện bình dị đời thường, đó là thể loại ngụ ngôn. Tuy nhiên ở mỗi quốc gia khác nhau có thể khác nhau về tên gọi và hình thức thể hiện. Trong nền văn học Nga, thể loại ngụ ngôn không phải là một thể loại văn học chính yếu và không có nhiều tác giả nổi tiếng ở thể loại này nhưng cũng có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như Giucốpxki, I.A. Crulov,.... Ngụ ngôn ở Nga bao gồm cả ngụ ngôn dân gian và ngụ ngôn văn học. Ở đây, chúng tôi khảo sát ngụ ngôn Nga xuất hiện trong dòng văn học châm biếm của chủ nghĩa hiện thực phê phán xuất hiện cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Chúng ta phải nhắc đến I.A. Crulov, một trong những cây đại thụ của thể loại ngụ ngôn văn học thế giới. Nếu từ rất xa xưa có Êdôp, một tác giả ngụ ngôn của Hy Lạp với những câu chuyện ngụ ngôn hấp dẫn, chứa đựng nhiều thông điệp và những bài học bổ ích về cách đối nhân xử thế, phê phán những thói xấu của con người và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp thì I.A. Crulov cũng vậy. Thông qua những bài ngụ ngôn của mình, I.A. Crulov đã phản ánh bộ mặt của xã hội Nga đương thời với những biểu hiện tiêu cực, mà theo Puskin là những biểu hiện đó “tràn ngập ở nước Nga chúng ta”. Ngoài ngụ ngôn, I.A. Crulov còn viết kịch. Kịch của I.A. Crulov cũng phản ánh hiện thực Nga đương thời nhưng người ta biết nhiều về ông qua thể loại ngụ ngôn. Phải chăng ngụ ngôn làm cho người ta phải cười để rồi thấm thía nhận ra sau những tiếng cười ấy là những bài học ý nghĩa, thâm trầm? I.A. Crulov còn được nhắc đến với tư cách là người có nhiều đóng góp trong việc mở đường cho sự hình thành phương pháp sáng tác hiện thực phê phán trong trào lưu văn học hiện thực phê phán ở Nga giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX. Nếu ngụ ngôn là một thể loại kén tác giả thì các đối tượng độc giả của nó cũng không nhiều. Điều đáng chú ý hơn là, có một bộ phận độc giả lại cho rằng, ngụ ngôn chỉ là một thể loại văn học dành cho trẻ em. Chúng tôi cho rằng, đó là một nhận định hoàn toàn không chính xác và có phần áp đặt. Trên thực tế, có nhiều bài viết cho thấy tầm quan trọng của ngụ ngôn và những ứng dụng của nó vào trong cuộc sống. Như vậy, ngụ ngôn thực sự là một thể loại văn học dành cho tất cả mọi người. Những áp đặt sai lầm trên phải chăng là do ý nghĩa của những bài ngụ ngôn thường là răn dạy, giáo huấn, hay chỉ ra đâu là cái tốt, đâu là cái xấu,… nên chúng thường được kể để giáo dục 5 các em nhỏ? Nhưng không thể phủ nhận, những thói hư tật xấu, những mặt trái ở những người lớn cũng có nhiều. Đọc ngụ ngôn của I.A. Crulov, chúng ta sẽ thấy rõ vấn đề này. Sự hấp dẫn và hứng thú luôn là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn một đề tài để tiến hành nghiên cứu khoa học. Lần đầu tiên tiếp xúc với thể loại ngụ ngôn Nga và thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov, chúng tôi thực sự cảm thấy bị lôi cuốn. Đọc những bài ngụ ngôn của I.A. Crulov, chúng tôi đã nhận ra rất nhiều bài học bổ ích và cả những tiếng cười vui nhộn. Vì thế mà chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Đặc điểm nội dung thơ ngụ ngôn I.A. Crulov” để có thể tiếp cận và có một cái nhìn sâu hơn về ngụ ngôn của I.A. Crulov và thể loại ngụ ngôn trong văn học Nga. 2. Lịch sử vấn đề Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy ở Việt Nam không có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tác giả I.A. Crulov và các tác phẩm ngụ ngôn của ông, chủ yếu là nhắc đến tác giả này trong những công trình nghiên cứu văn học sử giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX. Trong một bài viết của mình tại Matxcơva năm 1997, PTS. Nguyễn Huy Hoàng đã nhận xét: "Có người cho rằng, thơ của Crulov là thơ của mọi thời đại, bởi vì thơ ông có tính thời sự rất cao. Ở bất cứ xã hội nào hễ còn tham nhũng, cường quyền, còn các thứ quan lại ngu dốt, táng tận lương tâm; còn những thứ quốc nạn thì thơ Crulov còn nguyên ý nghĩa thời sự nóng hổi của nó, người đọc có thể gửi gắm nỗi niềm tâm sự trước thế thái nhân tình”. [23; tr. 7]. Chúng tôi nhận thấy nhận xét này của PTS. Nguyễn Huy Hoàng có liên quan đến tính thông điệp vượt thời đại trong ngụ ngôn Crulov. Chúng ta cần nhớ rằng một tác phẩm văn học mang nhiều giá trị nhân nhận thức khác nhau, tương ứng với mỗi thời đại khác nhau sẽ có những cách nhìn nhận và đánh giá tác phẩm khác nhau. Về điều này, chúng tôi cho rằng, nhận định của PTS. Nguyễn Huy Hoàng rất đúng vì thực sự ngụ ngôn I.A. Crulov có nhiều nội dung bổ ích mà đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đỗ Hải Phong trong Giáo trình văn học Nga đã viết: "Giai đoạn văn học 1800 - 1859 là giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của chủ nghĩa hiện thực ở Nga trong văn học thế kỉ XIX. Chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa tình cảm đã đến giai đoạn thoái trào. Chủ nghĩa hiện thực phê phán bớt đi tính giáo huấn và trăn trở chuyển theo hướng chủ nghĩa hiện thực mới trong các sáng tác của nhà thơ ngụ ngôn trào phúng 6 Crulov (1769 - 1844) với những bài thơ Chó sói và cừu non, Nông dân và dòng sông, Lá và rễ...”[13; tr. 6]. Nhận xét này của tác giả Đỗ Hải Phong cũng đã phần nào lí giải được những biến chuyển và sự thắng thế của những trào lưu văn học đang thịnh hành ở Nga lúc bấy giờ. Tuy nhiên, do không phải là một công trình lớn nên tác giả Đỗ Hải Phong chỉ dừng lại ở mức bao quát vấn đề chứ chưa tìm hiểu cặn kẽ về tác giả I.A. Crulov cũng như những tác phẩm ngụ ngôn đặc sắc của ông. Dịch giả Hồ Quốc Vỹ, tác giả tập Thơ ngụ ngôn I.A Crulov đã từng trăn trở rất nhiều khi dịch các tác phẩm ngụ ngôn của I.A. Crulov: "Dịch những bài thơ này đôi lúc người dịch cảm thấy ông Crulov ở nước Nga, mà sao viết chuyện như là Việt Nam?”[23;tr.11]. Có lẽ, chính xã hội Việt Nam trong buổi giao thời cũng lắm những điều trái khoáy nên tác giả Hồ Quốc Vỹ mới cảm nhận như vậy. Tuy nhiên, trên thực tế là, không phải xã hội trong buổi giao thời mới có những biểu hiện xấu và tiêu cực mà là ở bất cứ thời nào cũng có. Và những nội dung trong những bài thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov luôn luôn đúng ở mọi thời như một thông điệp vượt thời gian. Trong Từ điển văn học (Bộ mới) do Đỗ Đức Hiểu làm chủ biên, Đỗ Hồng Chung cũng nhận xét về thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov như sau: "Crulov sử dụng tài tình tiếng nói hàng ngày, thông minh, sắc sảo, lại ngắn gọn, giản dị của nhân dân, làm cho thơ ngụ ngôn tuy khuôn khổ nhỏ hẹp nhưng chứa đựng một nội dung lớn. Các nghệ sĩ hiện thực như Gribôeđôp, Puskin đều chịu ảnh hưởng tốt đẹp của Crulov". [5;tr.783]. Còn Nguyễn Hải Hà đã nhận xét về giá trị của ngụ ngôn I.A. Crulov thế này: “I.A. Crulov (1769 – 1844) đã nâng thơ ngụ ngôn lên thành một thể loại độc đáo. Từ 1806 – 1818, ông đã viết chừng 205 bài ngụ ngôn. Sau ông viết thêm 58 bài nữa. Nhờ tính chất châm biếm sắc sảo, thơ ngụ ngôn Crulov có sức đả kích những tệ xấu rất mạnh”. [3;tr.17]. Chúng tôi nhận thấy Đỗ Đức Hiểu có nhận xét về tầm quan trọng và ảnh hưởng của I.A. Crulov. Tuy nhiên, do tính chất bài viết là lí giải thông tin về tác giả văn học nên cũng không có những nghiên cứu cụ thể và chuyên biệt về ngụ ngôn I.A. Crulov. Còn nhận xét của tác giả Nguyễn Hải Hà chỉ tập trung vào số lượng và nội dung khát quát của ngụ ngôn I.A. Crulov mà thôi. Ngoài ra, trong nhiều công trình nghiên cứu và những bài viết khác cũng có đề cập đến tác giả I.A. Crulov nhưng chỉ nhắc đến tên tuổi của ông với tư cách là một đại diện tiêu biểu cho dòng văn học châm biếm hay vai trò của ông trong việc hình thành phương pháp sáng tác hiện thực phê phán ở nửa đầu thế kỉ XIX. 7 ch nghi 3. Mục đí đích nghiêên cứu Với đề tài nghiên cứu đặc điểm nội dung trong thơ ngụ ngôn I.A. Crulov nên mục đích nghiên cứu của chúng tôi không nằm ngoài việc khái quát nên những giá trị của tác phẩm trong phương diện nội dung. Những giá trị trong phương diện nội dung của ngụ ngôn I.A. Crulov bao gồm những gì? Trước hết, chúng tôi cần khẳng định rằng, ngụ ngôn I.A. Crulov không phải là ngụ ngôn dân gian mà là ngụ ngôn văn học. Hơn nữa, nó còn có vai trò quan trọng trọng việc thúc đẩy sự hình thành của chủ nghĩa hiện thực và phương pháp sáng tác hiện thực phê phán. Ngụ ngôn I.A. Crulov có hai mảng là ngụ ngôn thế sự và ngụ ngôn chống cường quyền. Với nội dung thế sự, I.A. Crulov đã không ngần ngại phê phán những thói hư tật xấu của con người cũng như những bài học về đối nhân xử thế bổ ích. Còn trong nội dung chống cường quyền, I.A. Crulov cũng không ngần ngại tố cáo những bất công, tiêu cực trong xã hội đương thời, giúp người đọc nhận ra bộ mặt thật và vai trò thực sự của giai cấp thống trị. Việc nghiên cứu những nội dung này ngoài mặt đi tìm những giá trị hay trong ngụ ngôn I.A. Crulov, còn phải lí giải được phần nào về hiện thực và bối cảnh xã hội Nga trong những năm giao thời cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Ngoài việc nghiên cứu về phương diện nội dung, chúng tôi cũng nghiên cứu thêm về phong cách cũng như những mặt hạn chế của ngụ ngôn I.A. Crulov. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, những hạn chế trong ngụ ngôn của I.A. Crulov không phải là điểm yếu mà có khi, những hạn chế này lại giúp định hình phong cách riêng và thể hiện sự sáng tạo độc đáo của I.A. Crulov. ạm vi nghi 4. Ph Phạ nghiêên cứu Với đề tài “Đặc điểm nội dung thơ ngụ ngôn I.A. Crulov”, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu chủ yếu ở phương diện nội dung và khai thác triệt để những khía cạnh liên quan về cuộc đời, thân thế, bối cảnh lịch sử cũng như những biến cố xã hội đương thời được I.A. Crulov thể hiện vào trong những bài ngụ ngôn của mình như thế nào. Tác giả I.A. Crulov được biết đến không chỉ ở thể loại ngụ ngôn mà còn ở một số thể loại khác nữa nhưng do tính chất và yêu cầu của đề tài là làm rõ các đặc điểm nội dung trong thơ ngụ ngôn của ông nên chúng tôi chỉ đề cập đến các sáng tác là những bài thơ ngụ ngôn. Bên cạnh đó để làm rõ hơn về các giá trị nội dung, chúng tôi 8 cũng có so sánh với một số tác giả khác ở thể loại ngụ ngôn như Êdôp, La Phôngten...cũng như tham khảo và sử dụng một số tư liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Về khía cạnh sử dụng văn bản tác phẩm, chúng tôi không có điều kiện để tiếp xúc và phân tích với văn bản gốc của những bài thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov bằng tiếng Nga, cũng như các tài liệu nghiên cứu về đối tượng ở nước ngoài. Vì thế nên chúng tôi chủ yếu khảo sát trên văn bản dịch mà cụ thể là các bài thơ ngụ ngôn được tuyển chọn trong quyển Thơ ngụ ngôn I.A I.A. Crulov của dịch giả Hồ Quốc Vỹ, Nhà xuất bản Văn học, năm 2000 cũng như những tài liệu tham khảo của các tác giả ở Việt Nam. ươ ng ph 5. Ph Phươ ương phááp nghi nghiêên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu và những thao tác sau đây : Phương pháp phân tích - tổng hợp: để đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm, chúng tôi chọn sử dụng phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. Đây là hai phương pháp chính mà chúng tôi sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này. Bằng hai phương pháp này, chúng tôi sẽ lần lượt lí giải những vấn đề được nêu ra trong tác phẩm và sau đó đúc kết lại những vấn đề vừa lí giải. Ví dụ để làm rõ cho luận điểm nội dung thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov phê phán những quan lại thối nát trong các bài thơ ngụ ngôn chống cường quyền, chúng tôi sẽ tập hợp và phân tích các bài thơ có cùng nội dung trên như phân tích hình ảnh con khỉ và hành động soi gương của nó trong bài Khỉ soi gương, hình ảnh con cáo kêu oan với sóc núi trong bài Cáo và Sóc núi,… để thấy được bản chất và bộ mặt thật của những tên quan lại xấu xa, những kẻ cầm cân nảy mực nhưng lại tham ô, đã thế còn xảo trá, ngụy biện,… Sau khi phân tích, chúng tôi sẽ tổng hợp lại thành những luận điểm khái quát và những nhận định chung về những bài thơ đã khảo sát trên tổng thể các bài ngụ ngôn đã nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng thêm các phương pháp phụ trợ khác trong quá trình nghiên cứu như: Phương pháp lịch sử: để nhìn nhận tác phẩm một cách toàn diện và tránh những quy chiếu sai lệch, chúng tôi chọn dùng phương pháp lịch sử để tiếp cận tác phẩm. Đặc biệt là trong thể loại ngụ ngôn, một thể loại đòi hỏi phải tư duy rất cao mới có thể hiểu được những thông điệp tiềm ẩn bên trong tác phẩm. Phương pháp này còn giúp 9 nhận ra được những biến cố lịch sử của xã hội đương thời được phản ánh vào trong tác phẩm ở những góc độ nào. Ví dụ như phê phán anh chàng lấy ba vợ, không chịu nổi các bà vợ phải tự treo cổ dù quan đã xử thoát chết trong bài Xử án anh ba vợ có phải I.A. Crulov đang muốn cho mọi người thấy được sự thối nát trong hệ thống quan lại và cả triều đình Nga lúc bấy giờ, bất lực trong việc cai trị và đẩy con người đến đường cùng? Phương pháp so sánh - đối chiếu: để làm nổi bật lên vấn đề. Trước I.A. Crulov đã có một số tác giả khác cũng rất thành công trong thể loại ngụ ngôn như La Phôngten, Êdôp,… Ở đây, chúng tôi sẽ so sánh thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov với những tác giả này để thấy được sự tương đồng trong phong cách, hệ thống các hình tượng nhân vật cũng như điểm khác biệt làm nên sự nổi bật của thơ ngụ ngôn I.A. Crulov. Chúng tôi cho rằng, phương pháp so sánh là phương pháp thích hợp nhất để nhận định về những mặt hạn chế trong ngụ ngôn I.A. Crulov, cụ thể là sự phỏng tác lại ngụ ngôn của các bậc tiền nhân. Phương pháp hệ thống: các vấn đề vừa phân tích sẽ được hệ thống lại theo một trình tự logic và mạch lạc trong toàn bộ bài nghiên cứu. Ví dụ, theo một hệ thống phân chia thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov thành hai mảng chính là mảng ngụ ngôn thế sự và mảng ngụ ngôn chống cường quyền. Trong mảng ngụ ngôn thế sự lại phân chia thành các nội dung là những bài thơ về giáo dục nhân cách con người, những bài thơ về bài học đối nhân xử thế,… Việc hệ thống lại toàn bộ quá trình phân tích sẽ hạn chế được sự nhập nhằng trong việc trình bày giữa các nội dung và bài nghiên cứu sẽ toàn diện và mạch lạc hơn. Thao tác diễn dịch và thao tác quy nạp: hai thao tác này được chúng tôi sử dụng để trình bày lại những vấn đề đã nghiên cứu. Sau khi phân tích và tổng hợp cũng như hệ thống lại những luận điểm chính theo một trình tự, chúng tôi phải sử dụng lập luận và lời văn của mình để trình bày lại những gì đã làm. Đây là một công đoạn đòi hỏi khả năng viết của người nghiên cứu. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng thêm một số phương pháp phụ trợ khác nhưng không đáng kể, chủ yếu là bổ sung cho những phương pháp chính vừa nêu trên. 10 ƯƠ NG 1. TÁC GI Ả, TÁC PH ẨM VÀ NH ỮNG VẤN ĐỀ CH CHƯƠ ƯƠNG GIẢ PHẨ NHỮ ẬN CHUNG LÍ LU LUẬ Ở chương đầu tiên này, chúng tôi sẽ nêu lên khái quát về bối cảnh lịch sử và tình hình văn học Nga ở giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX, đặc biệt là quá trình hình và phát triển của những trào lưu văn học lớn ở giai đoạn này. Chúng tôi cũng giới thuyết vài nét về tiểu sử tác giả I.A. Crulov và con đường sự nghiệp cũng như thơ ngụ ngôn của ông. Trong phần này chúng tôi cũng giới thuyết lại những vấn đề lí luận trọng tâm có liên quan đến đề tài nghiên cứu, đó là giới thuyết về truyện ngụ ngôn, về nội dung và nghệ thuật trong một tác phẩm văn học để làm những tiền đề lí luận nền tảng khi tìm hiểu những tác phẩm ngụ ngôn của I.A Crulov sau này. 1.1. Kh Kháái lượ ượcc về bối cảnh lịch sử và văn học Nga nửa sau th thếế kỉ XVIII, u th nửa đầ đầu thếế kỉ XIX 1.1.1. Bối cảnh lịch sử Vào cuối thế kỉ XVII, dưới sự cai trị của Piôtr đại đế, nước Nga bước vào một giai đoạn phát triển mới. Trước tình hình trì trệ của đất nước, vua Piôtr đã rất thông minh và sáng suốt khi đề ra những phương pháp cải cách đất nước. Ông cho xây dựng quân đội, hải quân, mở đường lưu thông với phương Tây, tiến hành mở rộng lãnh thổ, xây dựng thành phố Pêtécbua,… Bên cạnh đó, những cải cách về kinh tế, chính trị và giáo dục đã đưa nước Nga đi theo con đường văn hóa của các nước châu Âu. Đến giữa thế kỉ XVIII, nước Nga trở thành một cường quốc quân sự mà các nước khác phải dè chừng. Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở châu Âu tan rã trước sự tấn công của chủ nghĩa tư bản với những cuộc cách mạng tư sản. Lúc này, ở Nga, vua Alêchxan I đã tiến hành một số cải cách nhưng nước Nga vẫn là một nước phong kiến lạc hậu trong khi chủ nghĩa tư bản vẫn còn đang trong giai đoạn manh nha. Năm 1812, cuộc đấu tranh của nhân dân Nga chống lại sự xâm lược của Pháp nổ ra. Dưới sự lãnh đạo tài ba của tướng Kutudôp, nước Nga đã đánh bại đội quân của Napôlêông , giải phóng nước Nga và góp phần giải phóng châu Âu. Trong và sau cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1812, tinh thần dân tộc, tinh thần cách mạng của nhân dân Nga được khơi dậy và ngày càng nâng cao. Những phần tử 11 ưu tú của giai cấp quý tộc đã bí mật hình thành những tổ chức cách mạng. Đáng chú ý là tổ chức Nam xã ra đời năm 1821 và tổ chức Bắc xã ra đời năm 1822. Tháng Chạp năm 1825, nhân sự kiện vua Nicôlai I làm lễ đăng quang thay cho vua Alếchxan vừa chết, một số quý tộc cách mạng đã dựa vào các đơn vị bộ đội tiến hành khởi nghĩa vũ trang định lật đổ Nga hoàng. Cuộc khởi nghĩa tháng Chạp nổ ra và bị Nga hoàng dập tắt trong một thời gian ngắn, những người tham gia và lãnh đạo khởi nghĩa bị đàn áp dã man. Sau khi lên ngôi, thay vì tiến hành cải cách đất nước, Nicôlai tiến hành củng cố thêm nhà nước chuyên chế. Những cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra bị đàn áp khốc liệt, chế độ cảnh sát hà khắc nhằm bóp nghẹt dư luận được thiết lập ở khắp nơi. Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh của nhân dân ở khắp nơi vẫn diễn ra cho đến khi Nicôlai chết, thời kì đen tối trọng lịch sử Nga kết thúc. Đến nửa đầu thế kỉ XIX, mâu thuẫn của giai cấp thống trị và giai cấp bị trị ở Nga ngày càng diễn ra gay gắt cả trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng lẫn các cuộc đấu tranh bạo động của nhân dân. Sau cuộc khởi nghĩa tháng Chạp, chế độ Nga hoàng ngày càng lộ ra bộ mặt thối nát và đánh lừa dư luận với khẩu hiệu phản động “Chế độ chuyên chế, chính giáo và tính nhân dân”. Tuy nhiên khẩu hiệu này đã bị dư luận đương thời, nhất là những người cách mạng công kích quyết liệt. Quá trình đấu tranh tư tưởng và đấu tranh xã hội diễn ra quyết liệt và chuyển sang một giai đoạn mới. Các tổ chức cách mạng bí mật ra đời hàng loạt với sự tham gia của cả thanh niên trí thức quý tộc và thanh niên trí thức bình dân. Các cuộc đấu tranh diễn ra với nhiều hình thức như trên lĩnh vực báo chí, tại các trường đại học, trong các tổ chức hợp pháp lẫn không hợp pháp. Lúc này, trường Đại học Tổng hợp Matxcơva đóng một vai trò quan trọng. Đây là một nơi đào tạo, giáo dục lòng yêu nước, truyền bá chủ nghĩa duy vật, truyền thụ tri thức khoa học và đào tạo ra những con người ưu tú cho cách mạng nước Nga. 1.1.2. Tình hình văn học Những cuộc cải cách ở thế kỉ XVIII đã đưa nước Nga bước vào một thời kì phồn thịnh của chế độ chuyên chế. Chính điều kiện này đã làm nảy sinh chủ nghĩa cổ điển Nga với nhiệm vụ cải cách ngôn ngữ và thơ ca. Đại diện cho chủ nghĩa cổ điển Nga là Lômônôxốp. Hoàn cảnh xã hội trong giai đoạn này làm nảy sinh tư tưởng đề cao lí trí và chủ nghĩa duy lí trở thành cơ sở triết học cho sự phát triển của chủ nghĩa cổ điển. 12 Những người theo chủ nghĩa cổ điển chủ trương hướng tới nội dung xã hội lớn lao. Họ hướng về lịch sử dân tộc, truyền thống của cha ông, phê phán những biểu hiện lai căng. Họ cũng phát triển nhiều thể loại văn học mới mẻ, mang tính chuẩn mực cao, góp phần đáng kể vào sự phát triển của văn học Nga. Vào nửa cuối thế kỉ XVIII, có sự xuất hiện của dòng văn học châm biếm với những đại diện như Nôvicôp, Phônvidin, I.A. Crulov. Dòng văn học này phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng trong nửa đầu thế kỉ XIX và là bước chuẩn bị tích cực cho sự ra đời của khuynh hướng văn học hiện thực Nga. Đến cuối thế kỉ XVIII, chủ nghĩa cổ điển ở Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng do cơ sở lí trí của nó đã bị thực tế của chế độ chuyên chế làm mất uy tín và do sự tấn công của chủ nghĩa tư bản. Người ta mong muốn tự do sáng tạo, tự do phát triển tài năng chứ không muốn bó hẹp lại trong quy củ của chủ nghĩa cổ điển. Bên cạnh đó, văn học đòi hỏi phải phản ánh những vấn đề bức thiết của xã hội hơn là những lí luận suông. Chủ nghĩa cổ điển dần không còn hợp thời và không được sự ủng hộ của công chúng. Nó không còn là một trào lưu thịnh hành nữavà một quan niệm sáng tác mới dần bắt đầu hình thành. Một số bộ phận trí thức đi tìm cái đẹp trong cuộc sống quý tộc nông thôn và xem đó là cứu cánh cho cuộc sống hiện tại. Những tác phẩm gắn với quan niệm này tôn sùng cuộc sống tình cảm, cảm xúc của con người. Quan niệm này dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tình cảm với một số sáng tác tiêu biểu như Cô Lida bạc phận của Carmadin. Ngoài ra, chủ nghĩa tình cảm ở Nga còn được biết đến với những tên tuổi khác như Đmitơriep ,Vaxili Livôvits Puskin. Tuy nhiên, chủ nghĩa cổ điển không ngừng hoạt động hoàn toàn mà cho đến đầu thế kỉ XIX, những đại biểu lớn của nó như Đecgiavin, Khêraxcôp vẫn còn sáng tác. Các thể loại như tụng ca, anh hùng ca không chỉ được các nhà thơ lão thành sử dụng mà ngay cả các nhà thơ trẻ cũng sử dụng nhằm thể hiện nội dung mới. Puskin và Giucôpxki thường sử dụng thể loại này để diễn tả những nội dung trang trọng, đẹp đẽ. Năm 1816, chủ nghĩa cổ điển đi đến chỗ kết thúc hoàn toàn nhường chỗ cho sự phát triển của chủ nghĩa tình cảm. Chủ nghĩa tình cảm Nga bác bỏ những quy tắc sáng tác nghiêm ngặt, gò bó của chủ nghĩa cổ điển, phát huy những mặt tiến bộ như quan tâm đến đời sống cá nhân, tình yêu đôi lứa, tình bạn thủy chung cho đến tình yêu thiên nhiên của con người trần tục. Tuy nhiên, chủ nghĩa tình cảm cũng có những hạn chế không thể khắc phục được do nó gắn liền với giai cấp quý tộc. Nặng nề hơn là tính 13 chất bảo thủ, ôn hòa, thi vị hóa cuộc sống nông thôn, tô hồng thực tại đen tối lúc bấy giờ và xóa nhòa những quan hệ áp bức, bóc lột giữa nông dân và địa chủ. Chủ nghĩa tình cảm chỉ quan tâm đến tình cảm, đến đời sống riêng tư cá nhân, quên đi thực tại khốn khổ của đời sống nhân dân. Chủ nghĩa tình cảm tuy có quan tâm đến sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc nhưng đó cũng chỉ là những cải cách cải lương, không triệt để và kém dân chủ. Đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa tình cảm là Carmacdin. Ngoài ra còn có Đmitơriep, nhà thơ ngụ ngôn Giucôpxki thời trẻ, Vaxili Livôvits Puskin, nhà viết kịch Ôdêrôp. Chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa tình cảm đấu tranh gay gắt, sự đấu tranh của hai khuynh hướng này gắn liền với những cuộc tranh luận để xem xét vấn đề cần giải quyết là tiến bộ hay bảo thủ. Và cuối cùng chủ nghĩa tình cảm đã thắng thế như một xu thế tất yếu của lịch sử. Cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1812 giúp nhân dân Nga nhận ra được sức mạnh và quyền lợi chính đáng của mình nhưng cuộc sống nông nô và thực tại tàn bạo của chế độ chuyên chế đã đi ngược lại với những yêu cầu chính đáng của họ. Những ảo tưởng về sự hòa hợp giữa địa chủ, quý tộc với những người nông dân, nông nô mà chủ nghĩa tình cảm nêu ra không còn phù hợp với thực tế. Quan niệm thẩm mĩ, lí tưởng thẩm mĩ, tư tưởng xã hội căn bản đã thay đổi dẫn đến sự hình thành của một khuynh hướng văn học mới và chủ nghĩa lãng mạn ra đời. Chủ nghĩa lãng mạn gắn liền với cao trào yêu nước sau cuộc chiến tranh vệ quốc ở Nga và trở thành một sự kiện nổi bật trong 15 năm đầu thế kỉ XIX, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của nền văn học Nga. Chủ nghĩa lãng mạn Nga ra đời do sự ảnh hưởng từ chủ nghĩa lãng mạn phương Tây và kế thừa những truyền thống của các khuynh hướng văn học trước đó. Nhưng sự ra đời của chủ nghĩa lãng mạn chủ yếu là do yêu cầu của văn học phải phản ánh thực tại ở Nga trước cách mạng tháng Chạp, phản ánh tinh thần cách mạng của giai cấp quý tộc, phản ánh những xu hướng mới trong đời sống xã hội nhằm chống lại chế độ phong kiến và giải phóng nông nô. Chủ nghĩa lãng mạn Nga bị phân hóa thành hai hướng khác nhau: chủ nghĩa lãng mạn tích cực và chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực. Hai nhà sáng lập nên chủ nghĩa lãng mạn Nga là Giucôpxki và Bachiuscôp nhưng cũng đồng thời là hai đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn tiêu cực. Trong những năm 1815 - 1825, nổ ra những 14 cuộc tranh luận xung quanh vấn đề tính nhân dân trong văn học, vấn đề thơ balát của Catênin, về trường ca của Puskin và nhiều vấn đề khác. Thực chất của những cuộc tranh luận này là đấu tranh giữa khuynh hướng lãng mạn tích cực với lãng mạn tiêu cực và các trào lưu lạc hậu khác; giữa khuynh hướng cách mạng và bảo thủ. Các sáng tác đáng chú ý trong giai đoạn này có thể kể đến bản trường ca Ruxlan và Liumila (1820) và những bản trường ca phương Nam như Người tù Cápcadơ, Lệ đài Bakhôsixarai, Đoàn người Sưgan của văn hào Puskin. Các sáng tác này của Puskin không những đánh dấu sự thắng thế của chủ nghĩa lãng mạn mà còn đánh dấu sự thắng lợi của khuynh hướng lãng mạn tích cực trước khuynh hướng lãng mạn tiêu cực, bảo thủ. Song song với các dòng văn học và các khuynh hướng văn học nói trên là dòng văn học châm biếm. Dòng văn học này phát triển mạnh mẽ với tên tuổi đại diện là I.A. Crulov. I.A. Crulov đã sáng tác gần 120 bài thơ ngụ ngôn phản ánh cuộc sống lầm than, đen tối của nhân dân Nga. Bằng hàng loạt các bài thơ ngụ ngôn, những vở kịch hiện thực, I.A. Crulov đã vượt các nhà văn cổ điển lỗi thời, vượt qua các nhà văn tình cảm thoát li hiện thực, ông đã chuẩn bị trực tiếp cho chủ nghĩa hiện thực Nga thế XIX. Ngoài I.A. Crulov, một viên chức nghèo có tên là Naregiơnưi cũng có những tiểu thuyết miêu tả cuộc sống nghèo khổ của nông dân. I.A. Crulov còn được biết đến là người có công trong việc mở đường và chuẩn bị cho sự ra đời của trào lưu và phương pháp sáng tác hiện thực phê phán. Trong Lịch sử văn học Nga của tập thể tác giả Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên cũng đã nhắc đến vai trò này của I.A. Crulov: “Gắn bó với thực tại Nga và có tính chất dân chủ hơn cả là văn học châm biếm. Từ nửa sau thế kỉ XVIII với những Nôvicôp, Phônvidin, I.A. Crulov. Dòng văn học giàu tính chiến đấu này đã phát triển mạnh. Sang thế kỉ XIX, I.A. Crulov là đại biểu xuất sắc nhất, ông đã sáng tác nhiều và chất lượng cao, có công chuẩn bị cho chũ nghĩa hiện thực Nga sau này”. [15; tr 28]. Năm 1825 là năm đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực Nga với tác phẩm đầu tiên có thể kể đến là tiểu thuyết bằng thơ Épghênhi Ônhêghin của Puskin. Bêlenxki gọi tác phẩm này là “cuốn bách khoa về đời sống Nga”. Cũng trong năm 1825, Puskin viết vở kịch lịch sử Bôrix Gôđunôp. Cuối năm 1825, ông viết truyện thơ Bá tước Nulin và cho xuất bản tập thơ trữ tình của mình. Từ sự chuẩn bị chu đáo của 15 I.A. Crulov, Puskin đã mở ra một lối mới cho văn học Nga. Chủ nghĩa hiện thực từ đây được hình thành và các nhà văn đã lấy thực tại cuộc sống thời đại làm chất liệu cho sự khám phá, sáng tạo. Chủ nghĩa hiện thực trở thành một phương pháp sáng tác mới. Chủ nghĩa hiện thực Nga là sự phát triển đỉnh cao của các dòng văn học, nó có cơ sở thực tiễn sáng tác đầy đủ và cơ sở lí luận để phát triển vững chắc và liên tục. Dòng văn học hiện thực Nga trở thành dòng văn học chủ yếu và bắt đầu đạt được những thành công rực rỡ. Văn học Nga từ đây không còn ra rời quần chúng nhân dân nữa mà gắn liền với đời sống nhân dân và phong trào cách mạng đang phát triển ngày càng sâu rộng. ơ ng ụ ng 1.2. Tác gi giảả I.A. Crulov và th thơ ngụ ngôôn của I.A. Crulov 1.2.1. Tác gi giảả I.A. Crulov Ivan Andreevitr Crulov (1769 - 1844) sinh tại Matxcơva, xuất thân trong một gia đình nghèo. Ông đã phải vừa học, vừa kiếm sống ngay từ nhỏ. I.A. Crulov đã đi nhiều nơi trong nước và ở nơi nào ông cũng sống giữa nhân dân nghèo khổ. I.A. Crulov hoạt động văn học trong 60 năm và chứng kiến nhiều sự kiện lớn lao trong thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX như khởi nghĩa nông dân do Pugatsôp lãnh đạo năm 1773, cách mạng Pháp năm 1789, cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1812, khởi nghĩa tháng Chạp năm 1825. Ông sống qua bốn đời vua, mắt thấy tai nghe biết bao cảnh bất công, những hiện thực đen tối trong xã hội. Chính cuộc sống gắn bó với nhân dân lao động nghèo khổ đã làm nảy sinh và phát triển những yếu tố dân chủ, phê phán xã hội, lòng yêu nước thương dân trong các sáng tác của I.A. Crulov. I.A. Crulov hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Ông là một nhà báo giàu tài năng. Trong những năm 60 - 70 của thế kỉ XIX, dù chế độ kiểm duyệt của Nga hoàng rất gắt gao nhưng ông vẫn duy trì nhiều tờ báo nối tiếp nhau, đăng những bài chống chế độ nông nô chuyên chế, chĩa mũi nhọn châm biếm vào vua quan địa chủ. I.A. Crulov còn là một nhà soạn kịch. Với những vở hài kịch, bi kịch, ca kịch chế giễu giai cấp quý tộc vong bản sùng bái nước ngoài một cách mù quáng, ông đã góp phần vào sự phát triển của dòng văn học hiện thực Nga như vở kịch Quán hàng thời trang hay vở Bài học cho con gái. I.A. Crulov đặc biệt biết đến là một nhà viết thơ ngụ ngôn. Thơ ngụ ngôn của ông được phổ biến rất rộng rãi trong nhân dân. Những buổi ông đọc thơ ngụ ngôn của 16 mình luôn đông người nghe. Đương thời, thơ ngụ ngôn của ông được dịch ra hơn năm mươi thứ tiếng. Hơn một trăm bài thơ ngụ ngôn với các đề tài phong phú như đề tài xã hội, triết học hay cảnh sinh hoạt là những tiếng cười thâm thúy, sâu cay, phản ánh kịp thời những sự việc nóng bỏng của xã hội đương thời, đáp ứng nguyện vọng của hầu hết nhân dân. Các bài thơ ngụ ngôn quen thuộc của ông như Ông già và ba chàng trai trẻ, Chó sói và cừu non, Con gà và hạt ngọc, Sư tử và muỗi,... đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị và hấp dẫn bạn đọc bao đời. Là một nhà thơ châm biếm, I.A. Crulov không ngại khi nói lên sự thật về xã hội loài người thông qua những câu chuyện về loài vật. Nhà văn Bêlenxki đã nhận xét về thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov: “Không có gấu, không có cáo mặc dù chúng xuất hiện trong thơ, nhưng lại có con người, hơn nữa những người Nga”. ơ ng ụ ng 1.2.2. Th Thơ ngụ ngôôn của I.A. Crulov Thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov, tuy cũng có một số chủ đề và nhân vật giống như ngụ ngôn của La Phôngten ví dụ như bài Con Gà và hạt ngọc, Con ếch và con bò,…nhưng vẫn toát lên phong cách sinh hoạt Nga, tâm hồn Nga qua những nhân vật quen thuộc với dân Nga như gấu, cá măng, chuột chũi,… Có thể thấy trong thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov chia làm hai loại: ngụ ngôn thế sự và ngụ ngôn chống cường quyền. Trong ngụ ngôn thế sự, với các hình tượng quen thuộc như con ong, cái kiến, con cá măng, con cáo, con gấu,…, I.A. Crulov đã nêu lên những bài học có giá trị muôn đời về đối nhân xử thế của con người, cái xấu vẫn mãi là cái xấu và dù cố che đậy bằng lớp vỏ nào thì cũng sẽ lộ nguyên hình như kết cục của các nhân vật trong các bài Khỉ soi gương, Cáo và sóc núi,... I.A. Crulov còn ca ngợi bản chất của người lao động cần cù, lương thiện qua các bài thơ như Phượng hoàng và ong mật, Người làm vườn và nhà triết học, Ve sầu và kiến… Bên cạnh đó, I.A. Crulov còn phê phán thói tham lam, cờ bạc, dốt nát nhưng lại hay nói chữ hay thông cảm cho tình cảnh thương người nhưng hại cho mình như bài Bụi cây và lửa, Số phận những anh cờ bạc,… Trong ngụ ngôn chống cường quyền, nổi bật lên là các bài thơ với nội dung đánh thẳng vào những tên đầu xỏ trong triều đình Nga như Quan đại thần, Cáo làm quan tòa, Cáo và sóc núi, Cá nhảy múa,… Đó là những tên quan đầu xỏ dốt nát trong triều đình Nga hoàng cùng với vô số những chuyện bất công, tham nhũng và sự bất lực, ngây ngô của các cơ quan pháp luật cùng với những quan toà ranh mãnh, vụ lợi và thiên vị. Ông còn tố cáo sự bất công và mâu thuẫn trong xã hội một bên là 17 những kẻ giàu có quyền thế, một bên là những nhà lao động nghèo trong đó có cả nhà văn và nhà thơ. Đề tài và chủ đề trong thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov rất phong phú và đa dạng, có thể nói là hầu hết tất cả các lĩnh vực trong đời sống. Từ lĩnh vực âm nhạc, thơ ca, thương nghiệp cho đến chính trị, xã hội,… ông đều đề cập đến. Và trong bất kì lĩnh vực nào cũng có những bài thơ mà đến nay vẫn còn nóng hổi tính thời sự đối với chúng ta và với mỗi xã hội đương đại trong đó có Việt Nam. Những bài thơ ngụ ngôn trong tập Thơ ngụ ngôn I.A. Crulov do dịch giả Hồ Quốc Vỹ tuyển chọn chính là những bài mà dịch giả tâm đắt nhất dưới con mắt của một nhà thơ trào phúng. Hồ Quốc Vỹ cảm thấy nhức nhối về những vụ việc xảy ra trong nền kinh tế đang bước lên ngưỡng cửa kinh tế thị trường nhiễm phải nhiều thói hư tật xấu của xã hội cũ mà đạo đức của dân ta không cho phép, có những thứ đã trở thành quốc nạn mà nhân dân ta phải đấu tranh kiên quyết để bài trừ. Theo dịch giả Hồ Quốc Vỹ, việc dịch thơ bằng tiếng Nga ra thơ nhất là thơ lục bát hay song thất lục bát của Việt Nam là rất khó và không thể nào tránh khỏi việc dịch không đúng theo từng câu, từng dòng như trong nguyên tác và có một số bài chỉ có thể tóm tắt ý mà thôi. ới thuy ững vấn đề lí lu 1.3. Gi Giớ thuyếết về nh nhữ luậận chung ới thuy ụ ng 1.3.1. Gi Giớ thuyếết th thểể lo loạại ng ngụ ngôôn Trong phân loại các thể loại văn học dân gian (cũng như phân loại các thể loại văn học), thuật ngữ truyện ngụ ngôn được dùng để chỉ thể loại truyện kể mà ở đó người ta mượn một câu chuyện nhỏ trong đó, nhân vật thường là loài vật để gửi vào đó một ý tưởng, một nhận xét về nhân tâm, thế sự, một bài học kinh nghiệm sống, một điều răn dạy về đạo lí, về triết lí,... Thuật ngữ ngụ ngôn có nguyên nghĩa là "lời nói ngoài nghĩa đen còn có ngụ ý sâu xa hơn nữa” ("ngụ" nghĩa là gá gửi; "ngôn" nghĩa là lời nói) mà chính cái ý nghĩa gá gửi ấy mới chính là cái mà người ta muốn nói. Khi lời nói có ngụ ý được thay bằng một truyện có ngụ ý ta sẽ có một truyện ngụ ngôn. Ví dụ, mượn hình ảnh và câu chuyện về bụi cây và đốm lửa trong bài Bụi cây và lửa, tác giả không phải chỉ đơn thuần là diễn tả lại câu chuyện thương tâm của bụi cây khi nó thương cho đốm lửa sắp tàn, muốn giúp đỡ nó nhưng lại bị lử thiêu rụi. Phải chăng, đằng sau câu chuyện ấy, tác giả muốn nói đến những kẻ lừa bịp, xảo trá, vô ơn hay là cách chọn bạn mà chơi hay 18 những tình cảnh thương người mà lại hại chính bản thân mình? Đó là cách hiểu thông thường về ngụ ngôn và truyện ngụ ngôn. Nhà văn Nguyễn Văn Ngọc đã giải thích về thể loại ngụ ngôn qua một bài thơ ngụ ngôn độc đáo: ụ ng Ng Ngụ ngôôn Ngụ ngôn nghĩa là nhời nói gửi Đem nhẽ xa khêu gợi lòng người Văn chương, ý tưởng tuyệt vời Gồm trong Bể Học, Rừng Cười làm gương Xem câu truyện mở mang thần trí Tả nhân tình vật lí như in Lòng người như máy, như then Một người xiết cạnh, chín nghìn roi song Nơi nước mát, trạnh lòng thối đá Rửa trong nguồn phong hóa muôn thâu Ai ơi! Ngẫm thử cơ màu.[4; tr.271] La Phôngten thì lí giải ngụ ngôn “cũng như là một bức tranh, mà nơi đó, mỗi chúng ta tìm thấy được hình ảnh của mình. Những điều thể hiện trong ngụ ngôn đối với người lớn tuổi, nó xác định lại những hiểu biết mà học đã từng trải, còn đối với trẻ em, nó dạy cho các cháu những điều mà chúng cần tìm hiểu”. Mượn một câu chuyện kể để biểu đạt một ý tưởng, truyện ngụ ngôn thực chất là cách nói bóng gió. Cách nói này có hai lợi thế. Thứ nhất, người nói có thể bày tỏ ý tưởng mình một cách kín đáo, ý nhị - câu chuyện kể như một “tấm màn che” tư tưởng của họ. Thứ hai, ý tưởng muốn nói nhờ câu chuyện trở nên dễ nghe và có sức thuyết phục hơn. Không phải ngẫu nhiên mà truyện ngụ ngôn từng được những người bị áp bức, bóc lột thời kì chuyên chế nô lệ và phong kiến trung đại sử dụng như một vũ khí sắc bén và được các nhà hiền triết, biện sĩ, giáo sĩ,… sử dụng như một phương tiện lợi hại khi muốn truyền đạt hay nói về tư tưởng của họ. Có thể nói, truyện ngụ ngôn là một thể văn vừa có tính chất chính luận và mang tính chất nghệ thuật. Bởi vì câu chuyện kể là sự biểu đạt một ý tưởng bằng hình tượng. Hơn nữa ngoài những điều răn dạy hay những giáo lí còn đem đến cho người đọc những hiểu biết về đặc tính của những con 19 vật và những tính cách người được gán cho chúng. Bên cạnh đó, ngụ ngôn có tính chất chính luận xét theo mục đích sáng tác và sử dụng. Ngụ ngôn dùng cách nói bóng gió không phải là để tránh lối nói thẳng hay trần trụi mà là để làm cho những ý tưởng mà người ta muốn nói dễ nghe và có sức thuyết phục hơn. Khi nói đến truyện ngụ ngôn ta thường nghĩ đến đó là một thể loại của văn học dân gian. Tuy nhiên, không có một cơ sở nào cho thấy truyện ngụ ngôn văn học ngày nay có nguồn gốc từ truyện ngụ ngôn trong dân gian. Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra nguồn gốc dân gian của truyện ngụ ngôn Êdôp nhưng cũng có những ý kiến cho rằng, văn học dân gian không có một thể loại ngụ ngôn đích thực. Một thực tế không thể phủ nhận vấn đề này đó là cho đến nay, các nhà nghiên cứu văn học dân gian không có trong tay một tuyển tập ngụ ngôn đích thực nguồn gốc từ dân gian. Thực tế này cũng gặp phải ở Việt Nam. Do đó, khi nghiên cứu thể loại ngụ ngôn, không thể sử dụng một ví dụ, dẫn chứng có trong ngụ ngôn dân gian làm tiêu biểu cũng như đặt vấn đề xác thực tính chân thật của tư liệu một cách chặt chẽ như các thể loại khác. Nội dung của truyện ngụ ngôn thường được phản ánh dựa trên một cảnh xung đột trong tác phẩm. Xung đột trong truyện ngụ ngôn không giống như xung đột trong truyện cổ tích. Nếu trong truyện cổ tích là xung đột giữa cái tốt và cái xấu và biểu hiện ở hành động của các nhân vật thì trong truyện ngụ ngôn đó là xung đột giữa cái đúng với cái sai, giữa chân lí với ngụy lí và được biểu hiện ở lí lẽ hành động, triết lí ứng xử của các nhân vật. Tuy nhiên, xung đột trong truyện ngụ ngôn thường chỉ diễn ra và kết thúc trong một hành động, chủ yếu qua tranh luận khi đối thoại giữa các nhân vật hoặc chính ở hành động mang ý nghĩa biện minh hay lí lẽ của nhân vật nếu truyện chỉ có một nhân vật. Điều ấy tương tự như một màn kịch ngắn. Do đó, truyện ngụ ngôn có kết cấu theo thể kịch. Đặc trưng của kết cấu này là tình huống, hoàn cảnh được nêu lên trong tác phẩm được chỉ dẫn một cách cụ thể, tức là tình huống được nêu ra một cách rõ ràng, cụ thể và người đọc có thể hiểu ngay được ngay từ đầu tác phẩm. Nhân vật trong truyện ngụ ngôn thường được miêu tả một cách sắc nét và tương phản rõ rệt giữa các tuyến nhân vật đối lập. Hành động hay đối thoại (nếu có) của các nhân vật diễn ra mau lẹ và nhanh chóng, không có chi tiết thừa và tất cả đều rất sinh động, lí thú. 20 Chẳng hạn như bài Chó sói và cừu non là một ví dụ về kết cấu kịch trong truyện ngụ ngôn. Mở đầu bài, sau phần khơi gợi câu chuyện, tác giả nêu lên hoàn cảnh diễn ra của câu chuyện: “Một ngày nóng, Cừu non khát nước, Chạy khắp rừng tìm được suối trong, Vục đầu uống nước vừa trong’ Gặp ngay Sói đói đang lùn mồi ăn.” Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện ở đây là trong một khu rừng có con suối trong, vào môt ngày trời nóng cừu con khát nước và tìm được con suối ấy. Sau khi uống nước xong thì gặp sói già đang đói, có ý định ăn thịt cừu non nhưng sói phải “cần hợp pháp” nên đã dẫn đến đoạn đối thoại và tranh luận sau đây của sói và cừu: “Cừu non mi biết tội chăng? Sao làm đục suối, nước hăng mùi bùn. Gây ô nhiễm ai còn uống được, Tội này ta phải xử trước rồi ăn… Cừu rằng: Trên đoạn suối gần, Có ông bạn sói rửa chân đục ngầu… Sói ngắt lời: Tao đâu có bạn! Con Cừu ranh thật loạn nói sai. Tội mày hòng đổ cho ai? Cừu kêu: Oan quá xin ngài lên xem! Rõ ràng là sói anh em Hãy còn tắm đó, tôi thèm nói điêu… Sói quát chờ nói liều sằng bậy. Cướp la làng đổ vấy cho người Tao đang đói bụng lắm rồi Dù oan tao cũng phải xơi thịt mày.” Cuộc tranh luận diễn ra nhằm mục đích là buộc tội cừu non. Tuy nhiên, lí lẽ của cừu non đều bị tên sói trấn áp và kết thúc là cừu vẫn bị ăn thịt dù không biết có tội hay không. Rõ ràng, cuộc đối thoại diễn ra mau chóng và kịch tính dần tăng lên rồi sau đó kết thúc nhanh chóng và bài học rút ra của câu chuyện. 21 Truyện ngụ ngôn gây ra tiếng cười. Cũng giống như truyện cười, nhưng tiếng cười của truyện ngụ ngôn không chỉ đơn thuần là tiếng cười sảng khoái mà đằng sau những tiếng cười đó là những ý nghĩa thâm thuý. Cười bầy khỉ bắt chước hành động nhảy vào lưới của con người để rồi bị tóm gọn trong bài Lũ khỉ còn ngụ ý phê phán thói ngu dốt và bắt chước của con người để rồi thiệt hại cho bản thân. Có thể nói tiếng cười trong truyện ngụ ngôn là tiếng cười đầy trí tuệ. Cũng giống như truyện cười, các phương thức gây ra tiếng cười trong truyện ngụ ngôn cũng rất đa dạng, từ cách chọn lựa nhân vật, cách xây dựng cốt truyện, cho đến những đối thoại, hay những kết thúc bất ngờ,… Tiếng cười trong truyện ngụ ngôn gắn liền với ý đồ sáng tác của tác giả, không có một tiếng cười nào là thừa hay vô lí. Gây cười cũng là một cách để tăng sức thuyết phục và hiệu quả truyền đạt tư tưởng của truyện ngụ ngôn. Tiếng cười cũng chính là một cách để thiết lập màn che tư tưởng cho tác giả. Cùng với kết cấu dạng kịch ngắn, kết thúc nhanh chóng, tiếng cười góp phần tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn và lí thú cho truyện ngụ ngôn. ới thuy 1.3.2. Gi Giớ thuyếết về nội dung trong tác ph phẩẩm văn học Những giới thuyết sau đây về nội dung trong một tác phẩm văn học là những tiền đề quan trọng nhất mà chúng tôi sẽ sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Trước hết, chúng tôi muốn nói đến nội dung của một tác phẩm văn học là gì và nó có ý nghĩa như thế nào trong cấu trúc tổng thể của một tác phẩm văn học? Nội dung tác phẩm văn học là một thể thống nhất giữa những cái hiện thực khách quan diễn ra bên ngoài thông qua cái nhìn chủ quan và cảm xúc, lí tưởng của tác giả. Tác phẩm văn học bao giờ cũng tái hiện lại một đời sống, gợi nhớ tới một hiện thực nào đó. Hiện thực đó làm nền tảng cho hiện thực xảy ra bên trong tác phẩm và không nên đồng nhất giữa hiện thực bên trong tác phẩm và cái hiện thực mà nhà văn hướng đến bên ngoài. Bởi vì thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn, mỗi hiện thực sẽ được phản ánh lại theo một cách khác nhau, kèm theo là những đánh giá, lí giải cũng khác nhau. Chúng tôi cho rằng sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do mỗi nhà văn có một hệ tư tưởng chi phối nhất định cũng như có những xúc cảm khác nhau khi cùng nhìn nhận một vấn đề. Tuy nhiên, cái quan trọng không phải ở chỗ hiện thực bên ngoài được nhà văn phản ánh vào trong tác phẩm thế nào mà chính là ở sự lí giải, đánh giá, những mơ ước 22 hay nhận thức, lí tưởng mà nhà văn đặt ra. Điều đó làm nên nội dung đích thực của một tác phẩm văn học. Nội dung đích thực của một tác phẩm văn học là cuộc sống được lí giải, đánh giá, ước mơ, là nhận thức và lí tưởng, là nỗi niềm hiển hiện trong tác phẩm chứ không phải là một khái niệm về hiện thực hoặc khái niệm về lí tưởng hay tình cảm. Hay nói đúng hơn, nội dung trong tác phẩm văn học chính là mối quan hệ chủ quan – khách quan sống động được đánh thức dậy trong lòng, khi tiếp nhận tác phẩm. Maiacốpxki cho rằng: “Phải làm sao cho người đọc không phải phát phiền với các tư tưởng trên sân khấu, mà là mang theo được những tư tưởng khi rời khỏi nhà hát”. Quả thật, chỉ khi ấy thì tác phẩm mới đạt đến độ thành công thực sự. Nội dung toàn vẹn của tác phẩm văn học ở nhiều phương diện phải được thể hiện qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm chứ không thể hiện được bằng lời. Trở lại với nội dung trong thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov, chúng ta càng thấy rõ hơn về mối quan hệ chủ quan – khách quan này. Truyện ngụ ngôn phản ánh lại hiện thực khách quan thế giới bên ngoài bằng cái nhìn và sự đánh giá của nhà văn. Nhà văn mượn một câu chuyện để ngụ ý nói lên hiện thực một cách kín đáo, tế nhị. Hiện thực đó có thể là đáng khen hoặc đáng chê. Rõ ràng cái hiện thực bên trong truyện ngụ ngôn không phải là cái hiện thực bên ngoài một cách toàn diện, đơn giản đó chỉ là một tình huống xảy ra ở cái hiện thực bên trong tác phẩm, và người đọc tự nhận thấy được sự phản ánh ở thế giới bên ngoài cũng như ý đồ kín đáo của nhà văn. Nếu những ý đồ ấy hoàn toàn bị vạch trần thì cũng đồng nghĩa với mục đích sáng tác và sử dụng của truyện ngụ ngôn thất bại và truyện ngụ ngôn không thể tồn tại được nữa. Và để thuyết phục, làm người khác dễ dàng nghe theo lí luận của mình, nhà văn phải chọn một hình thức sao cho người đọc có thể nhanh chóng hiểu hết được những gì mà những câu chuyện bóng gió đó mang lại. Nếu xây dựng một truyện ngụ ngôn với kết cấu phức tạp, như một vở kịch có vô số nhân vật và xung đột, người đọc có thể bị lôi kéo và không thể hiểu được chính xác nhà văn muốn nói đến cái gì. Do đó, ngụ ngôn thường có kết cấu đơn giản, ít nhân vật. Nhà văn thường chọn văn vần cho truyện ngụ ngôn, thường là thơ bởi thơ là một cách nói bóng bẩy, nhịp nhàng, dễ đọc, dễ nghe và thổi vào đấy những câu chuyện nhằm tạo hứng thú cho người đọc. Do có nét tương đồng và hầu như không biến đổi trong suốt quá trình phát triển trong lịch sử, nên nghệ thuật trong thơ ngụ ngôn I.A. Crưlov không mang nhiều đặc điểm mới. Những đặc điểm mới chủ yếu ở cách sáng tạo cốt truyện và tình huống 23 truyện, cách bố trí và phân vai các tuyến nhân vật,…Do đó, trong khuôn khổ giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập và làm rõ những vấn đề về nội dung trong thơ ngụ ngôn I.A. Crưlov mà thôi. 24 ƯƠ NG 2. NỘI DUNG TH Ế SỰ TRONG TH Ơ NG Ụ NG ÔN CH CHƯƠ ƯƠNG THẾ THƠ NGỤ NGÔ I.A. CRULOV Như đã đề cập đến ở chương một, ngụ ngôn I.A. Crulov gồm hai mảng là ngụ ngôn thế sự và ngụ ngôn chống cường quyền. Trong chương hai này, chúng tôi sẽ phân tích những đặc điểm về nội dung thơ ngụ ngôn I.A. Crulov ở mảng ngụ ngôn thế sự. Ngụ ngôn thế sự hay còn gọi là ngụ ngôn về cuộc sống là những bài ngụ ngôn với nội dung nhằm giáo dục cho con người nhận thức được đâu là những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, giúp con người nhận ra những thói hư tật xấu để mà tránh, mà chữa. Bên cạnh đó, ngụ ngôn thế sự cũng mang đến cho chúng ta những bài học về những cách đối nhân xử thế và nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích. Ngụ ngôn thế sự của I.A. Crulov cũng không nằm ngoài những nội dung ấy. Tuy nhiên, với một hệ thống nhân vật đặc trưng và một phong cách diễn đạt không cầu kì, dễ hiểu, I.A. Crulov đã mang đến cho người đọc những bài thơ ngụ ngôn hấp dẫn và đầy trí tuệ. ững vấn đề gi ườ 2.1. Cái tốt và cái xấu – Nh Nhữ giááo dục nh nhâân cách con ng ngườ ườii Nếu Épghênhi Ônhêghin của Puskin được ví như là một “bách khoa toàn thư của nước Nga” thì ngụ ngôn I.A. Crulov là một bức chân dung sống động về con người Nga. Nói như vậy nhưng không có nghĩa là chúng tôi cho rằng ngụ ngôn I.A. Crulov là những thiên anh hùng ca hay là những tác phẩm đạt đến những điều tầm cỡ mà trái lại, ngụ ngôn I.A. Crulov có khi nói đến những vấn đề rất đỗi bình thường, nhưng lại làm chúng ta cảm thấy nhức nhối. Một trong những vấn đề mà chúng tôi muốn nói đến trong mục này chính là về những cái tốt và những cái xấu trong nhân cách của một con người. Cái tốt và cái xấu, ở đây xem xét với ý nghĩa là những hành động, những sự việc nảy sinh trong xã hội và mối quan hệ giữa con người với con người. Cái tốt và cái xấu cũng tồn tại trong bản thân của mỗi con người như hai thuộc tính đối lập nhau, đấu tranh với nhau. Ở đó, cái tốt có xu hướng chiến thắng cái xấu, nhằm hướng tới một con người hoàn thiện hơn về nhân cách. Xã hội Nga những năm đầu thế kỉ XIX đang bước vào thời kì hội nhập, giao lưu văn hóa với các nước phương Tây. Những luồng văn hóa mới bên cạnh đem đến cho xã hội Nga những cái mới đồng thời cũng kéo theo nhiều biểu hiện tiêu cực, những thói hư tật xấu, khiến cho bộ mặt xã hội trở nên méo mó và bất ổn. Có thể nói, đây chính là giai đoạn giao thời của xã hội Nga nhưng nó không giống với một buổi giao thời nào khác. Bởi dù có tiếp nhận những tư tưởng văn hóa giao lưu với phương Tây 25 nhưng xã hội Nga, đất nước Nga vẫn duy trì hình thái sản xuất nông nghiệp với chế độ quân chủ chuyên chế. Trong khi đó, giới quý tộc, địa chủ Nga thì lại có tư tưởng hãnh tiến, sùng bái mù quáng theo phương Tây và lối sống phương Tây. Điều đó đã gây nên nhiều tình huống có thể nói là dở khóc dở cười. Phải chăng vì thế mà số lượng những bài ngụ ngôn thế sự của I.A. Crulov lại chiếm một phần lớn so với những bài thuộc nội dung chống cường quyền? Nếu như cổ tích giáo dục con người cái tốt và cái xấu qua những câu chuyện về cái thiện và cái ác, về cái nhân - quả thì ngụ ngôn giáo dục con người cái tốt và cái xấu thông qua những bài ngụ ngôn với nội dung phê phán hay ca ngợi. Ngụ ngôn I.A. Crulov cũng mang nội dung phê phán và ca ngợi, tuy nhiên đằng sau những lời phê phán hay ca ngợi đó, I.A. Crulov hé mở cho người đọc rất nhiều sự thật về xã hội đương thời. ững th ườ 2.1.1. Ph Phêê ph pháán nh nhữ thóói hư, tật xấu của con ng ngườ ườii 2.1.1.1. Ph Phêê ph pháán th thóói vô ơn Ngụ ngôn I.A. Crulov có rất nhiều nội dung hay và bổ ích, một trong những nội dung khiến chúng tôi thấy rất hay chính là những bài ngụ ngôn phê phán thói vô ơn. Biết ơn là một hành động vô cùng ý nghĩa thế nhưng trong xã hội đương thời lại có không ít những kẻ vô ơn. Ngụ ngôn I.A. Crulov không ca ngợi sự biết ơn một cách thuần túy mà giáo dục con người lòng biết ơn thông qua những hành động vô ơn của các nhân vật. Những hành động vô ơn bao gồm những biểu hiện như vô ơn với những người đã cứu mạng mình và vô ơn với những người đã nuôi dưỡng mình. Đi vào tìm hiểu từng biểu hiện cụ thể sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn vì sao ngụ ngôn I.A. Crulov lại có nội dung này. Trước hết, chúng tôi muốn nói đến những hành động vô ơn với những người đã cứu mạng mình trong ngụ ngôn I.A. Crulov. Dân gian có câu Ơn cứu mạng như ơn nghĩa sinh thành, tức là ví ơn cứu mạng cũng to lớn như công ơn sinh thành của cha mẹ. Thế nhưng trong một bài ngụ ngôn của I.A. Crulov, cái ơn ấy lại trở thành một cơ hội để chèn ép và trục lợi. Đó là tình cảnh của anh tá điền trong bài Phú ông và tá điền: Vào một buổi trời tối, lão phú nông cùng anh tá điền đi cắt cỏ về xuyên qua rừng thì không may bị một con gấu tấn công. Lão phú nông bị gấu vồ lấy và sắp bị nó ăn thịt. Trong tình cảnh ấy, lão cất tiếng van xin: - Cứu ta với Stephan đức độ, 26 Bạn trung thành, chớ bỏ người thân… Thấy lời van xin của lão, anh tá điền tốt bụng đã vung rìu chém chết tươi con gấu. Thế là lão thoát chết nhưng cái cách mà lão trả ơn anh tá điền thì lại như thế này: Thoát nguy, chẳng biết cám ơn, Lại còn lên giọng mắng luôn tá điền: - Đồ ngu dốt, mày điên sao hả? Chém gấu làm hỏng cả bộ da, Việc này ta quyết chẳng tha, Lấy công trừ nợ đủ ba năm tròn… Hành động biết ơn đôi khi lại không có ý nghĩa gì và có thể bị vờ vịt một cách dễ dàng bởi những chiêu trò mánh khóe của kẻ gian manh, như trong bài Chó Sói và Sếu: Chó Sói tham ăn đang gặp nguy khốn khi hóc một cái xương gà ngang cổ họng. Nó không khạc ra được nên đành phải nằm đó chờ chết và rên la thảm hại. Nó thấy Sếu bay ngang qua, nó van lạy Sếu nhờ lấy xương ra giùm nó. Vốn có mỏ nhọn và dài nên việc lấy cái xương ra là một chuyện dễ dàng với Sếu. Thế là Sói may mắn thoát chết. Cũng giống như lão phú nông, chó Sói đểu giả không những không trả ơn mà còn quát: Sói liền quát lớn: “Thằng ngông, Mày chui miệng sói mà không việc gì, Cảm ơn tao cút đi cho rảnh, Tao đang thèm cổ cánh sếu đây…” Chó sói vốn là loài ranh mảnh, nó hóc xương gà là do nó quá tham ăn. Đáng lẽ cái chết là một bài học đáng đời dành cho nó. Sếu đã cứu mạng nó nhưng nó không biết ơn, không trả ơn mà còn kiếm chuyện vờ vịt chuyện ấy. Cả hai bài ngụ ngôn đề có chung một mô típ, đó là một nhân vật A gặp nạn tức thì có một nhân vật B ra tay cứu giúp nhưng A lại vô ơn với B. Ở đây, nhân vật A và nhân vật B luôn cùng một thuộc tính, hoặc là con người, hoặc là con vật, không thể A là vật còn B là người hoặc ngược lại. Chúng tôi không đi vào tìm hiểu sâu về vấn đề này vì nó thuộc về thành phần nghệ thuật cấu trúc của một tác phẩm. Rõ ràng những hành động như lão phú nông là chó sói là những hành động vô ơn với những người đã cứu mạng mình. Tuy nhiên, hai bài ngụ ngôn còn gợi ra cho chúng ta nhiều mối liên tưởng khác. Đó là sự liên tưởng về mối quan hệ giữa những người địa chủ và nông nô 27 trong xã hội Nga lúc bấy giờ trong bài Phú nông và tá điền. Mối quan hệ giữa địa chủ và nông nô là một mối quan hệ gắn bó hữu cơ trong hình thái sản xuất nông nghiệp. Nhưng có một sự thật không thể phủ nhận là trong khi nông nô phải chịu cảnh chèn ép và có cuộc sống cơ cực thì đa số địa chủ lại sống trong cảnh xa hoa dựa trên sự bóc lột sức lao động của những người nông nô. Bản chất gian manh và ti tiện của những tên địa chủ khiến cho mối quan hệ hữu cơ này luôn trong tình trạng bất ổn. Còn trong bài Chó Sói và Sếu, hành động cứu mạng chó sói của sếu là một hành động đáng khen ngợi tuy nhiên, nó không bay vội mà đợi trả tiền công: Sếu thật thà chưa bay đợi đấy, Vừa mở mồm đòi lấy tiền công. Cứu người sao lại đợi trả công? Chúng tôi cho rằng hành động đáng khen khi cứu chó sói đã bị lu mờ bởi sự thật thà và có phần thực dụng của nó. Không chỉ dừng lại ở những hành động vô ơn với những người đã cứu mạng mình, ngụ ngôn I.A. Crulov còn có những bài phê phán thói vô ơn với những người đã nuôi dưỡng mình. Những bài ngụ ngôn này không mang một mô típ chung nào nhất định mà chỉ tập trung vào hành động ứng xử giữa các nhân vật. Chúng ta sẽ tìm hiểu những sự khác biệt trong những ví dụ sau đây. Theo quy luật chung, khi được cho hay tặng một vật gì đó, người ta thường bày tỏ sự biết ơn. Nhưng con lợn trong bài Con lợn và cây Sung thì lại không làm như vậy. Bởi nó cho rằng: Quả sung nó chát sì sì Ăn vào đầy bụng phát phì nên chăng? Nên sau khi ăn no bụng, nó nằm ngủ một giấc ngon lành. Khi tỉnh giấc, nó tìm cách húc ngã cây sung. Con lợn quên rằng nó vừa ăn xong một bụng đầy quả sung. Có hai cách để lí giải cho hành động vô ơn này. Một là, con lợn quá ngốc đến nỗi nó không biết nó đang ăn quả sung do chính cái cây ấy rơi xuống nên nó mới nghĩ đến chuyện húc ngã cây. Hai là, nó thật sự là một kẻ vô ơn. Lợn là con vật kém thông minh nhưng không có nghĩa nó không nhận thức được quả mà nó ăn là quả sung. Nó đang nằm ở gốc cây sung để đợi quả rụng cơ mà. Vậy con lợn thật sự là một kẻ vô ơn bạc nghĩa đúng như lời mắng của cây sung sắp chết: Cây sung bèn mắng lợn rằng: Cái đồ bạc nghĩa nói năng lạ lùng. 28 Mày ăn sung bụng căng phồng, Bây giờ chê chát, lại hòng phá cây. Trong bài Lá và gốc, sự vô ơn không phải là không biết ơn người khác đã cứu mình trong cơn nguy hiểm, cũng không phải là ăn cây nào rào cây ấy như con lợn, sự vô ơn bắt nguồn từ sự ham muốn tranh giành công lao. Đó là vào một ngày trời đẹp, có nắng hửng sáng trên đồi cây. Đám lá cây lên mặt kể công: Đám lá cây ra điều lên mặt, Kể công mình che mát núi đồi, Tán xòe rợp cả bầu trời, Cho người hóng mát đến ngồi gốc cây. Nhiều chim chóc đến đây ca hót, Hưởng bóng râm, quả ngọt, hoa tươi… Đám lá cây đang kể lể thì nghe tiếng giận hờn của gốc cây. Gốc cây đã vươn bộ rễ dài của mình để hút lấy chất mùn mà nuôi sống lá cây và những bộ phận khác. Gốc cây còn giúp cho cây không bị đỗ ngã thế mà lá cây lại quên mất công nuôi dưỡng, đã thế mà còn lên mặt tranh giành công lao. Lá và gốc tượng trưng cho hai bộ phận trong một chỉnh thể hoàn chỉnh. Nếu nói công lao thuộc về ai thì cũng khó bởi thiếu một bộ phận thì cây sẽ không thể sống được. Lá cây có nhiệm vụ quang hợp để tạo ra chất dinh dưỡng để nuôi sống cây nhưng nếu không nhờ bộ rễ hút nước và các chất khoáng thì lá cây cũng không thể quang hợp được. Gốc và rễ cây còn giúp cho cây trụ vững trước gió to hay giông bão nên nếu xét về công lao thì xem ra gốc có công nhiều hơn. Không có một sự liên tưởng nào khác trong hai bài ngụ ngôn này tuy nhiên hành động ứng xử giữa các nhân vật lại khiến chúng ta không thể ngờ rằng, đôi lúc những giá trị đạo đức nền tảng nhất của con người lại có thể bị quên lãng một cách vô thức, nhất là lúc bây giờ, người ta chỉ lo chạy theo những thứ xa hoa, thời thượng mà lãng quên đi những giá trị đạo đức nền tảng trong cuộc sống hàng ngày mà con người cần phải có. I.A. Crulov không chỉ mặt đặt tên những kẻ vô ơn trong xã hội mà chỉ gợi nên hiện tượng như một sự bày tỏ chân thành. Thật sự chúng tôi cho rằng, ngụ ngôn về cuộc sống của I.A. Crulov nói chung và những bài ngụ ngôn phê phán thói vô ơn rất hợp lẽ và bổ ích với tất cả chúng ta. Cuộc sống thường nhật đôi khi khiến chúng ta xao 29 nhãng nhiều thứ tuy nhiên, những giá trị đạo đức nền tảng như lòng biết ơn thì không thể quên được. Vô ơn là một thói xấu đáng phê phán và lời ngụ cuối bài Phú nông và tá điền là một lời nhắc nhở quý giá: Ngụ ngôn xin nhớ mấy lời Chịu ơn ai hãy suốt đời nhớ ơn. án th ói tham lam và ích kỉ 2.1.1.2. Ph Phêê ph phá thó Ngoài những bài ngụ ngôn nói về sự vô ơn, chúng tôi còn nhận thấy, ngụ ngôn I.A. Crulov còn có những bài ngụ ngôn phê phán thói tham lam và ích kỉ. Cùng với thói vô ơn, đây cũng là những thói xấu đáng chê trách và làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên bất ổn. Khi con người không thỏa mãn với những gì mà mình đang có, con người sẽ nảy sinh tham vọng muốn chiếm hữu nhiều hơn nữa, người ta gọi đó là sự tham lam. Trong dân giân có câu Lòng tham không đáy là để chỉ những kẻ có lòng tham, không biết bao nhiêu là đủ. Ví như anh chàng tham lam trong bài Anh tham lam và con gà mái - một bài ngụ ngôn khá quen thuộc: Một anh chàng may mắn có một con gà kì lạ, mỗi ngày đều đẻ một cái trứng vàng rất to nên anh dù không làm gì thì của cải vẫn đầy rương. Vốn là một kẻ tham lam nên anh nảy sinh ý định giết chết gà đi để có được nhiều vàng hơn, một phần cũng lo con gà chết thì mất hết. Nhưng trớ trêu thay, khi anh mổ con gà ra thì: Mổ ra chẳng thấy vàng đâu, Chỉ toàn lòng ruột gã đau điếng người. Thế là anh toi mất con gà đẻ trứng vàng! Trong cuộc sống, có không ít kẻ tham lam như anh chàng trong câu chuyện trên. Những người này muốn có thêm nhiều thứ nên bất chấp tất cả đánh đổi những gì mình có. Rõ ràng, lòng tham đã làm con người mất hết cả lí trí nên con người không nhận ra được hậu quả từ những việc mình làm, để rồi bất chấp tất cả. Ngụ ngôn I.A. Crulov cho ta bài học về lòng tham và khuyên con người không nên tham lam và biết chấp nhận những thứ mà mình đang có: Tham thì thâm - lẽ ở đời, Muốn vơ thật bẫm, mất toi là thường. 30 Đã từ rất lâu con người nhận ra tham lam là một tính xấu. Thế nên trong rất nhiều thể loại từ tục ngữ, ca dao, thành ngữ, truyện dân gian đều có nhắc đến tật xấu này. Chẳng hạn, ngụ ngôn dân gian Việt Nam có mẩu truyện sau: Con ch chóó ch chếết đuối Có một con chó ở với chủ nhà ở trên bờ sông, cạnh một ngôi chùa. Bên kia sông cũng có một ngôi chùa. Mỗi lần nghe thỉnh chuông ở bên nào là nó vội tới ngay để kiếm ăn. Một hôm, nghe tiếng chuông bên kia sông, nó lao ngay xuống nước để sang. Ra đến giữa dòng, nó bỗng nghe tiếng chuông ở bờ bên này. Chó ta chợt nghĩ: - Lỡ chùa bên này có món ngon hơn chùa bên kia thì sao? Nó bơi vòng trở lại. Được một quãng, nó lại nghĩ: - Ồ, lỡ chùa bên kia có món ngon hơn thì thiệt quá, ta bơi sang chùa bên ấy là hơn. Thế rồi nó bơi đi, bơi lại, lưỡng lự không biết đến chùa nào, vì thế nó chơi vơi giữa dòng cho đến khi đuối sức, không thể bơi vào bờ, bị chết chìm dưới sông. [4;tr.260]. Thành ngữ thì có câu Tham thì thâm, còn ca dao thì có câu: Tham vàng bỏ ngãi anh ơi, Vàng thì ăn hết, ngãi tôi hãy còn! Thế thì đâu là chừng mực cho sự tham vọng và con người có hay không nên có một chút tham vọng? Thiết nghĩ, con người có thể có tham vọng nhưng không thể có giới hạn cho sự tham vọng của con người mà cái quan trọng nhất đó là con người biết cách để kiềm chế và kiểm soát sự tham vọng của bản thân để nó không đi quá giới hạn. Về điều này, trong quyển Đông phương xử thế có trích dẫn câu nói của Minh Đạo Gia Huân: Lòng ham muốn không nên quá phóng túng. Phóng túng quá thì biến thành tai họa.[18; tr. 24]. Tại sao chúng tôi lại nói rằng bài Anh tham lam và con gà mái là một bài ngụ ngôn quen thuộc? Bởi đó là một bài ngụ ngôn phỏng tác của I.A. Crulov. Chúng ta có thể bắt gặp bài này trong ngụ ngôn Êdôp hay ngụ ngôn La Phôngten. Ngụ ngôn I.A. Crulov viết theo lối phỏng tác có rất nhiều nhưng nói như vậy không đồng nghĩa với việc chúng tôi đánh giá thấp giá trị của ngụ ngôn I.A. Crulov. Chúng tôi cho rằng, sự phỏng tác trong ngụ ngôn I.A. Crulov đôi khi còn mang đến nhiều điều hấp dẫn hơn. Về điều này, chúng tôi sẽ đề cập đến trong những phần sau. 31 Tham lam là một tính xấu nhưng ích kỉ thì cũng là một tật xấu không kém. Xét theo một khía cạnh nào đó, ích kỉ cũng là một biểu hiện của sự tham lam. Ích kỉ là khi người ta chỉ biết đến bản thân mình mà không nghĩ đến người khác. Ngụ ngôn I.A. Crulov cũng có những bài phê phán tật xấu này, chẳng hạn như bài Lũ ếch kêu trời. Ai cũng biết ếch nhái là loài vật lưỡng cư và phải sinh sống ở nơi ẩm ướt như ao hồ, vì đó là môi trường thích hợp dành cho chúng. Thế nhưng bầy ếch lại không muốn sống ở nơi bùn lầy nữa mà kéo nhau hết lên núi làm nhà. Thật là một hành động trái với tự nhiên. Mùa hạ kéo đến, núi trở nên nóng và khô hạn thế là bọn chúng không thể sống được. Lúc này bọn chúng mới thấm thía sự khổ sở và thay vì bọn ếch tìm cách về lại ao cũ nơi bọn chúng đã từng sống thì lại muốn thế này: Ra sức kêu tưởng vỡ cả trời - Xin trời làm phép mưa rơi Thật nhiều dâng nước đến nơi chúng ngồi. Hành động dọn nhà lên núi đã là một hành động trái với tự nhiên của loài ếch thế mà lời kêu cứu của bọn chúng thì nghe lại càng trái tai không kém. Rất may ông trời cũng thấy không chấp nhận được với lời kêu cứu này: Nghe điếc tai ông trời giận dữ Quát: - Chúng bay một lũ điên rồ! Bay đòi mưa bão thật to, Lụt người dưới thấp, bây giờ ra sao Biết điều xuống dưới ao mà sống, Nước hãy còn chẳng nóng hạn đâu! Thế nhưng bầy ếch vẫn không nghe mà vẫn cứ kêu oàm oạp hòng cầu trời mưa to. Ông trời không thuận theo lời kêu cứu của lũ ếch bởi đó là một hành động ích kỉ khó chấp nhận được. Nếu nước ngập đến núi thì ở dưới thấp đã lụt lội hết còn gì. Những kẻ ích kỉ như bầy ếch trong xã hội có nhiều. Đó là những kẻ: Chỉ biết mình ai chết mặc ai, Miễn là danh giá phát tài, Còn ai đói khổ, kêu hoài kệ nhau. Chúng ta tự hỏi, buổi giao thời ở Nga phải chăng là một sự tai hại khi nó khiến cho xã hội càng thêm bất ổn và con người thì có nhiều thói hư tật xấu đáng chê cười? 32 Nói như vậy không có nghĩa là chúng tôi cho rằng I.A. Crulov khá bi quan về tương lai sự phát triển xã hội. Xã hội nào cũng phải trải qua một giai đoạn giao thời giữa những giá trị cũ và những giá trị mới. Vốn tồn tại lâu dài nên những cái cũ sẽ rất khó hòa nhập với những cái mới. Trong khi đó, con người thì không tránh sự bỡ ngỡ. Con người không những đánh mất đi những giá trị đạo đức nền tảng mà còn đánh mất đi những mối quan hệ căn bản giữa con người với con người bởi sự ích kỉ và ti tiện. Bầy ếch hay chính là “những kẻ sống trên cao” chỉ lo cho cuộc sống của mình, vun vén cho sự sung sướng của mình mà quên đi sự sung sướng ấy đang dẫm đạp lên những tiếng kêu khóc đau khổ của “những kẻ sống dưới thấp”, vốn không được đoái hoài. ữ, dốt th 2.1.1.3. Ph Phêê ph pháán tật “dốt hay nói ch chữ thíích làm càn” Nếu nói về thói vô ơn, tham lam và ích kỉ với những bài ngụ ngôn có thái độ chỉ trích không khoan nhượng thì khi phê phán tật “dốt”, I,A. Crulov có những bài ngụ ngôn hài hước, vui nhộn hơn nhưng cũng không kém phần triết lí. Chúng tôi cho rằng sẽ không thật chính xác nếu nói ngu dốt là một tật xấu nhưng những kẻ ngu dốt lại không chịu học hỏi mà “dốt hay nói chữ, dốt thích làm càn” thì mới đáng chê trách. Một lẽ dĩ nhiên, ngụ ngôn I.A. Crulov cũng thừa nhận điều này và đó chính là lí do vì sao ngụ ngôn I.A. Crulov lại có nội dung này. Cũng giống như khi phê phán thói vô ơn, I.A. Crulov đã dựng nên nhiều tình huống với nhiều biểu hiện khác nhau, hành động ứng xử của các nhân vật khác nhau. Ở đây, nội dung phê phán tật “dốt hay nói chữ, dốt thích làm càn” cũng diễn ra tương tự. Chúng ta sẽ lần lượt làm rõ những biểu hiện này qua những ví dụ cụ thể sau đây. Trước hết, I.A. Crulov muốn phê phán những kẻ ngu dốt, không nhận ra đâu là giá trị thật sự của những thứ quý giá và đánh đồng với những giá trị thực dụng tầm thường như con gà trống trong bài Con gà và hạt ngọc: Trong một lần bới rác ngoài sân, Gà trống nhặt được một viên hồng ngọc.Thế nhưng nó lại nghĩ: Bĩu môi gà bảo: Dở hơi! Đồ vô tích sự sao người quý ghê? Còn ta nếu được hạt kê Chén vào no bụng có phần vui hơn. Gà trống ngốc nghếch làm sao hiểu được sự quý giá của viên hồng ngọc, nó chỉ quý cái miếng ăn của nó mà thôi. Đó là lối sống thực dụng, không biết đâu là giá trị của những thứ quý giá, chỉ biết đến cái lợi trước mắt của bản thân mình. Lối sống thực 33 dụng khiến con người ta chỉ lo làm thế nào để có được cái lợi về cho bản thân mình hay khi làm việc gì thì cũng chỉ lo lợi ích trước tiên, không cần biết những chuyện khác ra sao. Sự thực dụng đôi khi còn khiến con người nảy sinh mâu thuẫn với nhau, bởi sự tranh giành cái lợi về cho mình. Ấy thì không nên! Đây cũng là một bài ngụ ngôn phỏng tác lại từ ngụ ngôn La Phôngten. Chúng tôi đã có một sự so sánh nhỏ với một vài bài ngụ ngôn phỏng tác và chúng tôi đánh giá cao sự sáng tạo của I.A. Crulov trong bài ngụ ngôn này. Trong ngụ ngôn La Phôngten, bài này còn có một vế nữa đối xứng với vế đầu. Vế sau này nói về một anh chàng dốt tìm được một tập bản thảo quý giá liền đem đến tiệm sách bán rao để đổi lấy vài đồng. Tuy tạo ra một âm hưởng đối xứng và làm cho bài ngụ ngôn có phần vui nhộn, tuy nhiên, vế phía sau này đã hạn định lại nội dung của bài và sự liên tưởng của người đọc. I.A. Crulov đã cắt bỏ vế phía sau để cho sự liên tưởng của người đọc được mở rộng hơn, vì thế bài ngụ ngôn phản ánh được nhiều hiện tượng hơn. Trong một bài ngụ ngôn khác của I.A. Crulov, sự ngu dốt còn biểu hiện ở việc làm càn không có suy nghĩ. Đó là câu chuyện về lũ khỉ hay bắt chước người trong bài Lũ khỉ. Câu chuyện như thế này: Tại châu Phi là nơi có nhiều khỉ. Một hôm, một bầy khỉ thấy một người giăng một tấm lưới và lăn lộn trên ấy. Thấy thế cả bầy khỉ cười và cho rằng đó là một trò nực cười của một thằng thộn vì bọn chúng cũng có thể làm được không kém. Thế là cả bọn chờ cho người đó đi vào chỗ vắng và: Khỉ xuống sân và bắt chước ngay: Cũng nhào lộn, móc chân tay Quấn vào trong lưới cả bầy khó ra. Gỡ chẳng được chúng la chí chóe… Bầy khỉ ngu dốt đâu biết rằng người thợ săn chỉ chờ có như thế và bước ra tóm cổ hết bọn chúng cho vào chuồng đem bán nhưng tấm lưới thì để nguyên. Và một bầy khỉ ngu ngốc khác tiếp tục sa lưới! Bầy khỉ cũng giống một số kẻ trong xã hội không có năng lực tư duy, không nhận biết đâu là tốt xấu nhưng lại cho mình là người tài giỏi, có thể làm được mọi việc mà người khác làm, thế nên kết cục mới dở khóc dở cười như thế. Bài ngụ ngôn này cũng ngụ ý không nên bắt chước liều kẻo mang họa vào thân: Những ai hay bắt chước liều Từ đây rút lấy một điều làm răn. 34 Không những hay bắt chước liều, I.A. Crulov còn cho thấy những kẻ ngu ngốc còn hay làm liều. Ví như việc khoe khoang sức mạnh của ngọn lửa trong bài Lửa và kim cương hay chuyện đeo kính của con khỉ trong bài Khỉ đeo kính thì thật tai hại. Trong bài Lửa và kim cương, ngọn lửa bùng cháy trong căn phòng. Nó thấy viên kim cương lăn lóc trong xó nhà nên nó lớn tiếng khoe khoang: Lửa khoe: - Mày có thấy không? Sức tao mạnh thế khó hòng sánh ngang. và nó buông lời đe dọa viên kim cương: Khi tao đốt cháy gian phòng, Ai mà cứu được, đừng mong còn gì. Sức mạnh giúp con người chế ngự và làm được nhiều việc thế nhưng việc lạm dụng sức mạnh vào những việc vô ích thì quả nguy to. Ví như ngọn lửa có sức mạnh to lớn trong các nhân tố tự nhiên nhưng sức mạnh của nó cũng kèm theo sự tàn phá ghê gớm. Ngọn lửa trong bài chỉ biết khoe khoang sức mạnh của nó mà không biết khi nó càng bùng cháy dữ dội thì nó cũng thiêu rụi hết những thứ xung quanh và nó có thể bị dập tắt bất cứ lúc nào khi con người chế ngự được nó. Lời phân trần của viên kim cương là lời chê trách những kẻ ngu ngốc, chỉ biết khoe khoang sức mạnh, không biết được hậu quả từ việc mình gây ra mà còn làm cho tình hình càng tồi tệ hơn: Kim cương rằng: - Hay chi lửa cháy, Gây biết bao tai hại chết người. Anh càng nhảy múa nhiều nơi, Chỉ càng thêm khổ cho đời, cho dân. … Anh gây đám cháy xong người dập, Tắt lửa lòng chẳng tắt căm thù… Không khoe khoang sức mạnh như ngọn lửa nhưng con khỉ già trong bài Khỉ đeo kính lại chuốc hại vào thân khi nó không biết công dụng và cách đeo kính, kết quả mắt nó không bớt kém đi mà còn làm hại mắt nó ngày càng kém hơn. Đây là cách mà Khỉ đã làm với đống kính mà nó trộm được: Chiếc thì móc ở trên đầu, Chiếc sau ở gáy, chiếc sau đuôi dài, Chiếc đeo tay, chiếc gài… của hiếm. 35 Tuy con khỉ không làm hại đến ai nhưng nó đã làm hại chính bản thân nó. Mượn hình ảnh con khỉ, tác giả muốn phê phán những kẻ ngu dốt, không biết công dụng mà toan sử dụng liều, kết cục thiệt hại cho bản thân. Biết sai thì sửa là một chuyện tốt nhưng cũng có khi đó là một việc làm dại dột, không những không sửa được sai lầm mà còn làm hỏng việc. Ngụ ngôn I.A. Crulov cũng ghi nhận điều này. Chẳng hạn như chuyện sửa áo dài thành ra chiếc váy của Triska trong bài Cái áo dài của Triska thì thật khôi hài: Triska có một chiếc áo dài nhưng bị rách ở khuỷu tay. Thế là cô cắt ống tay đi để lấy vải ở chỗ này mà vá vào vào khuỷu tay. Chiếc áo lành ngay tức thì nhưng khi đi chợ tết, mọi người chê bai cô. Khi về nhà, cô nghĩ phải nên sửa sai nên cắt vá nhiều lần và cuối cùng cái áo dài trở thành một chiếc váy mini. Thật là: Càng chữa lại càng thâm thủng lớn. Con lợn lành thành lợn chết toi… Cái áo của Triska hay là chính là những giá trị văn hóa Nga? Phải chăng I.A. Crulov đang nói đến những chuyện lố lăng bởi sự hãnh tiến chạy theo những cái thời thượng phương Tây của giới quý tộc vong bản đã dần làm mai một những giá trị văn hóa ấy? Chiếc áo tượng trưng cho những giá trị hoàn hảo nhưng đã xưa cũ, đã bị “rách”. Thế nên, nó cần được sữa chữa lại nhưng sau khi được cắt vá nhiều lần, chiếc áo đã không còn là chiếc áo như ngày xưa nữa mà trở thành một chiếc áo hoàn toàn khác, không đẹp hơn mà còn đáng chê cười như chính sự lố lăng của giới quý tộc vậy. Mãi chạy theo những cái tân tiến, hợp thời, giới quý tộc và nhân dân Nga đã đánh mất đi những giá trị văn hóa cổ xưa quý giá và đáng gìn giữ. Đặt nội dung này vào bối cảnh của xã hội đương thời, có phải I.A. Crulov muốn nói rằng xã hội bây giờ toàn là những kẻ ngu ngốc! Thế thì không phải như vậy và chúng tôi cũng không nghĩ rằng những sự ngu dốt ấy là do “cơn gió Tây” mang tới mà sự ngu dốt là chính là do ở bản thân của con người. Con người không ngu dốt mà chính họ đã làm cho mình trở nên ngu dốt, trở nên đần độn vì những ảo tưởng về bản thân hay sự tự tin thái quá vào sự nhìn nhận của mình. I.A. Crulov không cười cợt hay có ý chê bai những người không thông minh, I.A. Crulov muốn người đọc tự nhận thức được những hành động nào là tốt xấu và cân nhắc để có những hành động khôn khéo hơn. Hành động là thước đo của trí khôn. Con người nên chấp nhận sự thiển cận 36 và yếu kém của mình và tìm cách để học hỏi, trao dồi bản thân chứ không nên “dốt hay nói chữ, dốt thích làm càng”. ụ 2.1.1.4. Ph Phêê ph pháán th thóói hu huêênh hoang và tự ph phụ Phê phán thói huênh hoang và tự phụ là nội dung tiếp theo mà chúng tôi muốn đề cập đến khi nghiên cứu nội dung thế sự của ngụ ngôn I.A. Crulov. Trở lại với xã hội Nga vào những năm cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, sự giao lưu văn hóa giữa phương Đông với phương Tây khiến bộ mặt xã hội Nga có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, một bộ phận nhân dân Nga thì lại có tư tưởng hãnh tiến, chạy theo thời, nhất là giới quý tộc và giới thượng lưu ở Nga. Sự không chín chắn trong tư tưởng, nếu không muốn nói là lệch lạc của những phần tử hãnh tiến này đã gây ra không ít những chuyện dở khóc dở cười mà I.A. Crulov đã có dịp chứng kiến và ghi nhận. Nếu nói đến những tật xấu thì thói huênh hoang, tự phụ là một tật xấu cũng đáng phê phán không kém. Và tất nhiên, ngụ ngôn I.A. Crulov không thể thiếu sót nội dung này. Để phê phán thói xấu huyên hoang và tự phụ, I.A. Crulov khai thác ở những biểu hiện sau: hoặc là huênh hoang về vị trí và thân thế của mình, hoặc là chủ quan do không tin người khác vì nghĩ mình là nhất. Những biểu hiện cụ thể được I.A. Crulov thể hiện trong những ví dụ sau đây. Trước hết là biểu hiện của sự huyên hoang, tự phụ về vị trí và thân thế của mình. Người ta hay mượn hình ảnh con diều để chỉ sự thăng tiến bất ngờ hay làm ăn được buổi thuận lợi và phất lên nhanh chóng, ví như Lên cao như diều gặp gió. Con diều trong bài Chiếc diều giấy cũng phất lên cao nhanh chóng nhờ “dựa” vào hơi gió và nó vênh vang với con bướm vàng đang bay bên bờ dậu: Diều bảo rằng: Trông cậu tí teo, Chắc rằng ghen tị với diều, Học ta bay thử theo chiều gió Tây. Câu chuyện huênh hoang của con diều giấy gợi lên cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Rõ là diều cũng đang lên cao thật nhưng nó đang bị “giật dây” chứ không được bay lượn tự do như bướm, thế mà nó lại vênh váo, chẳng hay ho gì. Thế nên Bướm mới bảo rằng: Bướm bảo: Cậu bị dây buộc cánh, Dẫu bay cao nhưng cảnh tù đầy, Luôn bị người khác giật dây, 37 Mua vui cho họ chẳng hay hớm gì. Lại là một kẻ “sống trên cao”! Nhưng con diều giấy không ích kỉ mà nó rất vênh vang. Mượn hình ảnh con diều giấy, tác giả muốn phê phán những kẻ trong xã hội có được một chút quyền lực hay địa vị thì lại vênh váo, khinh người và cho rằng mình “cao” hơn ngời khác nhưng không biết rằng những gì mà mình đang có được là do người khác “giật dây” mà có. Thế thì khác nào là một con rối. Đến khi không còn ai giật dây nữa hay gặp phải lúc “mưa rào” thì sẽ “lộn nhào nát tan”. Ngụ ngôn I.A. Crulov còn phê phán thói huênh hoang, tự phụ thông qua những bài ngụ ngôn nói về sự chủ quan không tin lời khuyên của người khác, vì cho mình là nhất. Vì thường cho mình là hơn người nên những kẻ huênh hoang thường không chịu nghe lời người khác mà chỉ làm theo ý mính nên đến khi nhận ra đó là những lời khuyên có ích thì mọi chuyện đã muộn như câu chuyện về gia đình phượng hoàng trong bài Phượng hoàng và Chuột chũi: Gia đình Phượng hoàng chuyển nhà từ nơi xa tới và thấy cây sến lớn với tán tròn thật là ưng ý nên quyết định làm tổ ở đấy. Một con Chuột chũi vừa đi qua lại mách với Phượng hoàng rằng không nên làm tổ ở đấy vì rễ cây đã mục ruỗng rồi. Thế nhưng, Phượng hoàng cậy mình là dòng họ cao quý nên đã coi khinh lời khuyên của Chuột chũi: Nhưng Phượng hoàng cậy dòng cao quý, Mắt tinh tường, sẵn trí thông minh, Lời khuyên của chuột coi khinh, Bắt tay xây tổ thật nhanh cho rồi. Cho đến một ngày, trong lúc phượng hoàng bố đi kiếm ăn ở xa, một cơn bão lớn làm cây sến đỗ ngã và đè chết vợ con của nó. Đến lúc này, Phượng bố mới hối tiếc: Nếu nghe Chuột chũi khuyên can, Thì đâu đến nỗi nát tan gia đình. Thế đấy, thật đáng cho những kẻ cậy mình cao quý mà coi thường lời khuyên của kẻ khác. Đành rằng là thân phượng hoàng cao quý, có đôi mắt tinh và trí thông minh nhưng cũng không thể nào biết hết được mọi thứ trên đời, huống chi là nó từ nơi phương xa tới, làm sao có thể biết được bên dưới gốc cây to kia là một bộ rễ mục ruỗng. Chuột chũi vốn giỏi đào đất nên nó biết được mối nguy hiểm đã có lời khuyên nhưng phượng hoàng lại không nghe. Khi làm bất cứ một việc gì, phải biết lường trước những mối nguy hại để mà tránh. Tốt nhất là nên tranh thủ lời khuyên của những 38 người xung quanh, những người có kinh nghiệm để suy tính cho kĩ càng. Đừng vì nghĩ mình giỏi hơn người khác mà chủ quan làm liều. Nán lại và suy nghĩ một chút còn hơn hấp tấp mà thiệt hại nặng nề. Ngụ ngôn là một tấm màn che bí ẩn, nơi các tác giả ngụ ngôn bày tỏ và gửi gấm tâm tư của mình một cách kín đáo. Đi tìm lời giải đáp từ những ví dụ cụ thể, chúng tôi nhận ra ở ngụ ngôn I.A. Crulov những mối liên tưởng thú vị. Nếu trong bài Phú nông và tá điền, chúng ta có thể liên tưởng đến mối quan hệ giữa những người nông nô và địa chủ thì ở bài Phượng hoàng và Chuột chũi lại khiến chúng ta liên tưởng đến những kẻ quý tộc, vua chúa với những người dân lao động bình thường lúc bấy giờ. Nếu phượng hoàng là hình ảnh tượng trưng cho những người quý tộc Nga, vua chúa Nga lúc bấy giờ và chuột chũi là hình ảnh tượng trưng cho những người nông dân nghèo có vị trí thấp hèn thì bài ngụ ngôn phần nào cho chúng ta thấy được mối quan hệ giữa những thành phần thuộc những tầng lớp khác nhau trong xã hội Nga. Những người quý tộc Nga luôn có tư tưởng hãnh tiến và cho rằng mình là những kẻ hợp thời. Họ còn coi khinh dân nghèo và luôn cho rằng mình là những kẻ cao quý. Tệ hại hơn là họ từ chối sự hợp tác với người dân nghèo khổ và gây ra tình trạng chia rẽ trong xã hội. Thay vì cùng với nhân dân tham gia đấu tranh thì giới quý tộc, địa chủ Nga trở thành một bộ phận quan trọng để giúp chính quyền Nga hoàng củng cố thêm sự chuyên chế về quyền lực. 2.1.1.5. Ph Phêê ph pháán tật kho khoáác lác Khi khai thác những tật xấu trong ngụ ngôn I.A. Crulov, chúng tôi còn nhận thấy có một tật xấu khá quen thuộc mà hầu như có ở mọi thời nào. Đó là tật nói khoác. Nói khoác là nói không đúng sự thật. Những kẻ nói khoác thường phóng đại sự việc lên một cách quá mức hoặc lừa bịp mọi người bằng những câu chuyện hoàn toàn không có thật nhằm vào sự nhẹ dạ và hiếu kì của người khác. Chúng tôi cũng đi tìm những biểu hiện xoay quanh nội dung này trong ngụ ngôn I.A. Crulov và nhận thấy I.A. Crulov đã xây dựng các nhân vật trong những tình huống sau: hoặc là khoác lác bằng những chuyện hoàn toàn không có thật; hoặc là khoác lác bằng sự phóng đại sự thật lên quá mức. Cũng như các phần trước, chúng ta sẽ làm rõ những biểu hiện này qua những ví dụ cụ thể sau đây. Con chim khuyên trong bài Chim khuyên khoác lác đã bịp được vô số người khi nó hót lên rằng: 39 Con chim khuyên ra miền biển lạ Hót rằng: “Ta đốt cả biển khơi!” Và thế là “một miệng truyền mười” rằng long cung sẽ cháy rụi. Khắp các loài muông thú nghe tin bỏ rừng ra biển nghe ngóng. Trong khi đó, những người thợ săn thì: Các thợ săn đến hòng bắt cá, Nấu riêu ăn cho thỏa một phen. còn những kẻ thương nhân thì: Thương nhân thì vác bị tiền, Nếu nhiều ngọc báo mua liền đầu cơ… Tất cả mọi người đều tập trung rất đông bên bờ biển nhưng chờ mãi thì không thấy biển cháy đâu. Cứ chờ mãi đến lúc chán nản thì mới vỡ nhẽ là đã bị chim khuyên lừa bịp. Còn chim khuyên khoác lác thì đã kịp thời chuồn xa. Thật là một tình huống ngớ ngẩn. Khá khen cho chim khuyên khi nó đã bịp được vô số người và muông thú bõ công một chuyến bằng một câu hót “thật” đến khó tin! Lời hót của chim khuyên là nói khoác bằng những sự việc hoàn toàn không có thật. Chúng ta sẽ tự hỏi, vì sao có những kẻ nói khoác như chim khuyên? I.A. Crulov cho rằng đó là vì con người muốn nổi danh nên không ngại tung ra những lời bốc phéc nhằm gây sự chý ý đến người khác. Tuy nhiên, sau một sự kiện bịp bợm, những kẻ khoác lác dẫu có nổi danh nhưng cũng không thể tồn tại lâu được. Chúng tôi cho rằng, nếu muốn nổi danh mà chọn cách đi lừa bịp người khác không phải là một ý kiến hay ho chút nào. Và tất nhiên, khoác lác là một tật xấu cần phải được loại bỏ. Nếu chim khuyên khoác lác vì nó muốn nổi danh thì những kẻ có danh tiếng vẫn nói khoác nhưng không vì mục đích nổi danh mà chỉ nhằm khoe khoang thân thế và sự giàu có của mình. Cũng như I.A. Crulov, chúng tôi cũng không đồng ý với cách đánh bóng thân thế này. Tại sao ư? Vì có khi nó khiến chúng ta rơi vào những tình huống ngớ ngẩn mà chính chúng ta là nạn nhân do chính lời nói khoác của chính mình. Minh chứng cho điều này, chúng ta hãy theo dõi một bài ngụ ngôn nói về tên quý tộc khoác lác trong bài Ông nói khoác: Có một ông thuộc hàng quý tộc giàu có và có sẵn tiền nên chỉ lo ăn chơi và thường đi du lịch khắp nơi. Mỗi khi đi xa về ông thường tụ tập mọi người lại ngồi xơi nước và nghe ông bốc phét về những chuyến đi: Nước kia thật đẹp như mơ, 40 Không nóng, không lạnh, hệt như thiên đàng. Suốt quanh năm nắng vàng rực rỡ, Toàn mùa xuân hoa nở chim ca. Chẳng cần cày ruộng như ta, Lúa vàng cứ chín, gặt mà ăn thôi. Ở nước nọ trên trời dưới biển Chim cá to, con kiến khổng lồ, Quả dưa bằng bụng con bò, Để kia, nhưng chẳng muốn cho ai nhìn… Thật là một trò tiêu khiển chỉ dành cho những kẻ lắm tiền bởi chỉ nghe thôi cũng đủ biết đó là những lời nói khoác lác. Đây là khoác lác bằng cách phóng đại sự thật lên quá mức. Những kẻ nói khoác khi bị vạch mặt thường phải chịu xấu hổ và tên quý tộc khoác lác cũng thế khi ông bị một người trong số những người ngồi nghe bắt bí ông bằng câu chuyện về chiếc cầu thử lòng người. Tất nhiên, ông phải tìm cách quanh co để tránh xấu hổ. Câu chuyện làm chúng tôi nhớ đến một giai thoại của ông I.A. Crulov: Trong một buổi họp mặt tại một Câu lạc bộ Anh, có một nhà địa chủ từ Nga tới. Ông này đang khoác lác về những con cá lớn mà ông câu được và những người ngư dân đánh bắt được trên sông Vonga: - Một lần, tên địa chủ kia nói, tôi đang ngồi câu thì gia nhân của tôi đánh được một con cá. Họ ra sức kéo, kéo mãi mà không thấy đuôi, đó là một con cá tầm, có lẽ phải dài đến… Hắn vừa nói, vừa dang tay từ đầu bàn bên này đến đầu bàn bên kia, nơi gần chỗ ông Crulov ngồi. Ông Crulov bèn đứng dậy nhấc ghế lui ra và lễ phép nói: - Vâng, thưa ngài, nếu có thể tin được thì tôi xin tránh ra để khỏi vướng chỗ con cá tầm của ngài. Mọi người đều cười ồ lên làm cho tên địa chủ nọ đỏ cả tai. [23; tr.161] Xã hội Nga trong buổi giao thời cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX là một xã hội đầy rẫy những bất ổn. Đến ngay cả lời nói cũng bất ổn vì sự khoác lác. Thế nhưng những kẻ nói khoác lại hay được phần. Chuyện oái oăm ấy được I.A. Crulov phản ánh trong bài Thỏ đòi chia phần: Sau một cuộc săn chung của các thú rừng, các muông thú 41 cùng chia nhau chiến lợi phẩm là một con gấu. Bỗng một con thỏ nhảy ra và đòi chia miếng ngon nhất của chiến lợi phẩm - món tai gấu: Bỗng con thỏ lác bước ra. Đòi phần tai gấu - đó là miếng ngon. Muông thú cất tiếng la ó, phàn nàn về chuyện con thỏ không thấy đi săn chung nhưng sao lại muốn có phần ngon nhất. Con thỏ khoác lác rằng chính nó đã dụ dỗ cho con gấu sa bẫy nên nó đáng được món ngon nhất. Thế nhưng dù biết là con thỏ khoác lác, muông thú vẫn chia phần cho nó khiến chúng ta cứ tự hỏi là vì sao? Có phải những muông thú không có đủ bằng chứng để buộc tội con thỏ khoác lác hay vì khoác lác đã trở nên rất bình thường và sự thật của lời nói bây giờ không còn là chuyện quan trọng nữa! Nhưng dù đó là nguyên nhân gì thì việc chia phần cho con thỏ cũng là một sự bất công, không chỉ I.A. Crulov mà đến ngay cả chúng ta cũng phải bực mình! Chỉ bấy nhiêu những tật xấu cũng đủ dể cho thấy xã hội Nga lúc bấy giờ là một xã hội bất ổn. Nhưng phê phán cái xấu, những cái tiêu cực không phải là I.A. Crulov đang cười cợt xã hội mình. Tiếng cười trong những bài ngụ ngôn mang một sự châm biếm sâu sắc mà chua cay. I.A. Crulov muốn mọi người hãy cười và tự nhận ra bản thân mình trước những thói hư, tật xấu đó mà tránh, mà chữa. Cuộc sống vốn muôn màu muôn vẻ với những hình thù kì quặc và tất nhiên trong khuôn khổ của những bài ngụ ngôn thì không thể nào diễn tả hết được. Cái xấu thì cần phải được loại bỏ trước khi nó làm rạn nứt những dường mối xã hội và mối quan hệ giữa con người với con người. ợi cu ng và nh ững ph p của con 2.1.2. Ca ng ngợ cuộộc sống lao độ động nhữ phẩẩm ch chấất tốt đẹ đẹp ườ ng ngườ ườii Tuy xã hội bất ổn và tràn ngập những cái xấu những cũng không thể phủ nhận rằng trong xã hội vẫn tồn tại những người tốt, việc tốt. Nếu viết về những cái xấu với những thói hư tật xấu đáng phê phán thì khi viết về cái tốt, I.A. Crulov đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người và cuộc sống lao động hàng ngày của họ. ợi cu ng của con ng ườ 2.1.2.1. Ca ng ngợ cuộộc sống lao độ động ngườ ườii Những bài ngụ ngôn ca ngợi cuộc sống lao động của con người Nga, theo chúng tôi, có chút nào đó mang âm hưởng của những bản anh hùng ca trong lao động. Mặc dù lao động là khả năng con người tạo ra của cải vật chất, xã hội muốn phát triển thì con người phải không ngừng lao động và sáng tạo, đó là một điều dường như rất 42 đỗi bình thường ở mỗi xã hội nào. Tuy nhiên, ngụ ngôn I.A. Crulov không đơn thuần là ca ngợi cuộc sống lao động như những bản anh hùng ca hay mang âm hưởng sử thi. I.A. Crulov ca ngợi cuộc sống lao động bình thường diễn ra hàng ngày, với những con người cũng rất đỗi bình thường nhưng lại khắc họa được bản chất yêu lao động của những người dân Nga cũng như cho chúng ta thấy những bài học bổ ích và quý giá xung quanh đề tài lao động. Không một chi tiết nào là thừa trong một bài ngụ ngôn. Tất cả đều xoay quanh một kết cấu ngắn gọn mà chúng tôi từng ví là một “màn kịch ngắn”. Vì thế cách chọn lựa nhân vật trong một bài ngụ ngôn rất quan trọng. Ngụ ngôn còn được gọi bằng một cái tên khác, đó là chuyện cổ tích loài vật bởi các tác giả thường hay sử dụng hình ảnh loài vật với để nói đến sự việc hay mô tả con người. Ngụ ngôn I.A. Crulov cũng tuân theo cách xây dựng nhân vật như vậy. Nếu lấy hình ảnh con cáo hay chó sói để chỉ những kẻ gian manh và đểu giả; hình ảnh con gấu để chỉ những kẻ có sức mạnh hay phượng hoàng là những kẻ có dòng dõi cao quý; họa mi thì hót hay thì khi muốn nói đến cuộc sống lao động, các tác giả ngụ ngôn thường sử dụng hình ảnh của con ong mật và con kiến. Ong mật được xem là loài vật chăm chỉ, với cách tổ chức, xây dựng trong xã hội loài ong rất chặt chẽ và khoa học. Sự ngợi ca cuộc sống lao động của con người thông qua hình ảnh loài ong là ở chỗ con người không những có bản chất yêu lao động mà đó đó còn là một phẩm chất quý giá. Trở lại với đề tài lao động trong ngụ ngôn I.A. Crulov, ông đã nói về cuộc sống lao động của nhân dân Nga như thế nào? Trước hết, I.A. Crulov cho người đọc thấy được lao động là một phẩm chất quý giá. Tuy nhiên, có khi phẩm chất ấy lại bị xem thường và bị châm chọc bởi những kẻ lười lao động. Ví dụ như trong bài Phượng hoàng và Ong mật: Thấy Ong vàng suốt ngày cần mẫn, Quanh hoa thơm kiếm phấn, mật ngon, Phượng hoàng mới bảo: Bé con, Thương mày vất vả sớm hôm mệt nhoài, Hàng vạn ong miệt mài làm tổ, Trữ mật đầy ai rõ của ai? Để nuôi ong cái nằm dài, 43 Công mày ai biết, trổ tài làm chi? Đời ngắn ngủi, đến khi mày chết, Đều như nhau, ai viết chức danh? Như ta sải cánh trời xanh, Chín tầng mây rộng, liệt oanh vẫy vùng. Khiến chim chóc hãi hùng run sợ, Mục đồng không dám ngủ lại nhà, Chẳng ai sánh được cùng ta, Sống đời như thế mới là tự do… Ong mật ung dung trả lời Phượng hoàng: Ong mật rằng: Khen cho bác Phượng, Trời ban cho kiếp sướng dài lâu, Còn tôi đẻ muộn sinh sau, Suốt đời lao động mưu cầu lợi chung. Tôi chẳng muốn kể công nhì nhất, Lòng vẫn vui khi mật ngon đầy, Khi nhìn tổ mới cùng xây, Cuộc sống tươi đẹp tôi đây có phần. Với tư cách là dòng dõi cao quý nhưng thật hổ thẹn khi phượng hoàng lại không biết đâu là cuộc sống lao động, đã vậy còn cất tiếng châm chọc ong mật cần mẫn. Nhưng ong mật không cảm thấy sợ hãi hay run sợ trước phượng hoàng với dòng dõi quý giá. Nó tự hào vì được góp sức mình vào lợi chung cho tổ ong và thấy vui khi tham gia vào việc đi xây tổ, lấy mật. Nó cũng không muốn kể lể công ơn nhì nhất, đó là một suy nghĩ rất đáng khen. Dòng sông trong bài Sông lớn và Ao tù cũng cảm thấy thật hãnh hiện khi nó được vận động và tham gia vào cuộc sống lao động chung. Với nó được lao động và cống hiến sức mình là một sự vinh quang: Con sông chảy hiền hòa vĩ đại, Dù mệt nhưng còn mãi vinh quang. Nếu như trong những bài trước, phượng hoàng ỷ mình có dòng dõi cao quý mà coi khinh lời nói của chuột chũi thì lần này nó vẫn với sự tự cao như thế và coi thường cuộc sống lao động. Nếu xem hình ảnh phượng hoàng là hình ảnh đại diện cho giới vua quan và quý tộc Nga thì điều đó cho thấy những người quý tộc và vua chúa trong 44 xã hội Nga lúc bấy giờ không những không muốn hợp tác hay có mối quan hệ với những người lao động nghèo khổ mà họ còn khinh bỉ và chê bai những người dân lao động trong khi bản thân thì lại không muốn lao động. Xã hội sẽ không phát triển nếu con người không tham gia lao động để tạo ra của cải vật chất, một mặt để nuôi sống bản thân, một mặt cống hiến cho sự phát triển chung của xã hội. Với sự xem thường và lười lao động như thế của giới quý tộc, chả trách xã hội Nga dù có hội nhập với phương Tây nhưng nền kinh tế vẫn tiếp tục trì trệ. Trong bài Ruồi và Ong, một lần nữa bản chất yêu lao động và sự cần cù lao động của loài ong thật đáng khen ngợi khi so sánh với loài ruồi khi mà Ruồi cho rằng cuộc sống sung sướng với nó chính là khi nó được ăn trước những món ngon, uống trước những ly rượu: Nhà giàu thết tiệc, tao mò đến ngay. Gặp cưới xin hay ngày sinh nhật – Đầy thức ăn quý nhất rượu ngon, Cốc pha lê, dĩa bạc tròn, Tao ăn trước khách, hỏi còn hơn ai? Nhưng ruồi là loài vật có hại cho con người nên con người thường xua đuổi nhưng nó không biết thân mà còn lớn tiếng với những lời ngụy biện thật xấu hổ. Ruồi có thể ăn, uống trước người khác nhưng hành động đó là một hành động lén lút, một hành động không được chấp nhận. Thế mới thấy trong xã hội còn có những kẻ ăn không ngồi rồi và hưởng thụ lợi lộc trên thành quả lao động của người khác. Còn Ao tù trong bài Sông lớn và Ao tù cũng có những suy nghĩ tương tự như ruồi khi nó chê bai Sông lớn phải ngày đêm chở trên mình bao nhiêu tàu nặng, ca nô, bè gỗ,… chứ không như nó dù là một cái ao nhỏ, không có tên trên bản đồ nhưng nó lại có một cuộc sống êm đềm. Nhưng Sông lớn tuy vất vả, mệt nhoài nhưng nhờ thế mà lòng nó càng sâu và rộng còn Ao tù thì phải chịu một cuộc sống bó buột và có khi nó bị những cơn hạn hán xóa sổ: Ao tù tuy sống nhẹ nhàng, Nằm lâu bùn đọng lại càng bẩn dơ. Phải năm trời ít mưa, nắng hạn – Nước ao tù bị cạn kiệt khô, Thế là cỏ dại trùm bờ, 45 Chẳng ai còn biết ao giờ ở đâu. Thế mới thấy tầm quan trọng của sự lao động và yêu lao động là một phẩm chất quý giá. Nếu không tham gia lao động thì không thể nuôi sống bản thân mình, đó là điều mà I.A. Crulov muốn nói đến, và câu chuyện về loài ve sầu trong bài Ve sầu và Kiến là bài học dành cho những kẻ lười lao động, chỉ biết đến lối sống thực dụng và trông chờ vào những cái sãn có: Suốt mùa hè, Ve sầu chỉ ca hát, không lo tìm và sự trữ thức ăn. Đến khi: Thoắt nhìn rừng lá vàng hoe - thu rồi. Thời gian cứ vội vã trôi, Ngoảnh đi ngoảnh lại - trắng trời mùa đông. thì thức ăn ngoài đồng sẵn có cũng không còn. Bụng đói, Ve lê chân sang nhà Kiến để xin sưởi ấm và xin thức ăn cho đến sang xuân thì về nhưng Kiến không chấp nhận: Kiến rằng: Suốt cả mùa hè, Cả ngày bạn chỉ ve ve hát hò, Lúc ấy sao bạn không lo Kiếm lương dự trữ bây giờ có ăn. Chỉ lo múa hát - nếu cần, Bây giờ hãy cứ nhún chân hát hò… Loài kiến cũng được biết đến là loài vật chăm chỉ và cách tổ chức xã hội loài kiến cũng tương tự như loài ong. Chính nhờ sự chăm chỉ đó mà kiến đã dự trữ rất nhiều thức ăn cho mùa đông còn ve sầu thì phải chịu cảnh đói rét do quanh năm chỉ lo hát hò. Mượn hình ảnh của ve sầu, tác giả muốn phê phán những kẻ lười lao động, không lo lao động để tích trữ của cải, lương thực phòng khi có sự bất trắc mà chỉ biết trông chờ vào những thứ sẵn có, chỉ biết mua vui. Đến khi những thứ sẵn có không còn thì mới cuống cuồng chạy vạy, nhờ vả kẻ khác. Đó là lối sống thực dụng của một số người thích hưởng thụ trong xã hội. Thực dụng là một tính xấu cần được loại bỏ. Không có thứ gì là sẵn có, muốn có thì con người phải lao động và những thứ do chính bản thân mình lao động tạo ra thì mới đáng quý và đáng trân trọng. Ve sầu và Kiến là một bài ngụ ngôn phỏng tác lại từ ngụ ngôn La phôngten, tuy nhiên cũng tôi không đánh giá cao sự sáng tạo của I.A. Crulov trong bài ngụ ngôn này. Nó có phần hơi gượng ép, không tự nhiên và âm điệu chung của toàn bài cũng không trọn vẹn như nguyên mẫu ở ngụ ngôn La Phôngten. Đôi khi, sự phỏng tác lại một tác 46 phẩm của những bậc tiền nhân gặp nhiều khó khăn và I.A. Crulov cũng không ngoại lệ, khi trong một thời gian dài, người ta nhận thấy, I.A. Crulov vẫn chưa thoát khỏi được cái bóng của những cây đại thụ trong làng ngụ ngôn thế giới. Hình ảnh con ong, cái kiến hay dòng sông lớn là hình ảnh tiêu biểu cho phẩm chất của những người dân Nga. Trong chiến tranh, họ đã chiến đấu dũng cảm còn trong cuộc sống đời thường họ là những người yêu lao động và muốn cống hiến sức mình vào sự phát triển chung của xã hội. Không chỉ yêu lao động, những người dân Nga còn thật thà, chấc phác và cảm thấy vui khi được lao động và sáng tạo trong sự tự do. Trong bài Phú hào và anh thợ giày, cuộc sống của lão phú hào thật là khổ sở bởi lão lo mình bị mất của nên hễ nghe tiếng chó sủa thì lão lại mất ngủ. Lão còn mất ngủ bởi tiếng hát của anh thợ giày nhà bên. Không thể chịu được cảnh mất ngủ kinh niên như thế nên lão đã: Hắn mời anh thợ sang chơi: - Biếu anh túi bạc để tôi yên nào! Với số tiền lớn nằm mơ cũng khó thấy, anh thợ giày nhận lấy và im mồm. Nhưng không hát có mấy hôm, anh cảm thấy khó chịu, buồn bã, năng suất lao động giảm sút và đến lượt anh lại bị mất ngủ. Thế là anh mang gói bạc trả lại cho lão phú hào để đổi lại cuộc sống bình thường như trước kia: Anh bèn sang lão phú hào: - Trả ông gói bạc – tôi nào ngại tiêu, Nhưng chỉ muốn việc nhiều, ca hát, Ngủ ngon là sướng nhất trần gian, Ngả lưng lên cái sập vàng, Ăn nhiều, mất ngủ lại càng cả lo. Nhà tôi miếng bánh không to, Ngậm mồm một triệu bác cho chẳng màng. Những kẻ giàu có và quyền thế thường hay có tâm lí giữ của, sợ mất trộm, nhất là những kẻ làm giàu bất chính thì thường thấy lo sợ hơn. Cũng chính vì thế mà lão phú hào mất ngủ kinh niên là chuyện đương nhiên. Anh thợ giày cũng mất ngủ vì đã nhận gói bạc của lão phú hào và chấp nhận từ bỏ thú vui ca hát. Nhưng anh nhanh chóng nhận ra rằng cái anh cần không phải là sự giàu có mà chính là một cuộc sống lao động tự do, trong thú vui say mê ca hát. Nó giúp anh có thêm nguồn lực để sáng 47 tạo, để tăng năng suất lao động và có cuộc sống vui vẻ. Thế mới thấy không phải những kẻ giàu có đều sung sướng. Sự giàu có do chính bản thân mình lao động mà có mới đáng trân trọng và chúng ta mới có thể sống thanh thản trong sự giàu sang ấy. Câu chuyện còn cho thấy những kẻ giàu có trong xã hội Nga thường dùng quyền thế và sức mạnh động tiền của mình để có được những thứ mình muốn, kể cả muốn người khác từ bỏ những thói quen hàng ngày của mình. Dường như ngụ ngôn I.A. Crulov phần lớn thường chỉ nói đến sự việc để con người ta suy ngẫm chứ không hô hào hay cổ vũ thi hành một hành động nào. Với đề tài về cuộc sống lao động của con người, I.A. Crulov cũng chọn cách làm tương tự như vậy. Phẩm chất của người dân Nga luôn là những người yêu lao động, I.A. Crulov không muốn mọi người tự hào về nó nữa. Thay vào đó, I.A. Crulov muốn mọi người hãy suy ngẫm và tự thân hành động để phẩm chất ấy thực sự có ích, nhất là trong thời buổi bấy giờ, con người không còn muốn lao động nữa mà chỉ muốn chạy theo những giá trị vật chất tầm thường, phù phiếm. 2.1.2.2. Ca ng ợi nh ững ph p của con ng ườ ngợ nhữ phẩẩm ch chấất tốt đẹ đẹp ngườ ườii Không chỉ ngợi ca cuộc sống lao động của con người, ngụ ngôn I.A. Crulov còn có những bài ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp đáng trân trọng của họ. Xã hội tràn ngập những điều bất ổn và các thói xấu những cũng không thể phủ nhận, con người còn có những mặt tốt đáng trân trọng và đáng được khen ngợi. Điều đó còn cho thấy, I.A. Crulov có một tầm nhìn rộng và rất khách quan. Có lẽ, thời gian chung sống với những người dân lao động đã giúp I.A. Crulov nhận ra được những thói xấu cũng như trân trọng những phẩm chất tốt dẹp của họ. Nếu nhân vật trong ngụ ngôn phải được chọn lựa kĩ lưỡng thì việc chọn lựa cái cần phải nói đến trong bài ngụ ngôn là gì cũng là một điều quan trọng không kém. Con người có nhiều mặt tốt, tuy nhiên, I.A. Crulov không nói đến tất cả những cái tốt mà chỉ chọn lọc những phẩm chất tiêu biểu mà thôi. Chúng tôi nhận thấy, I.A. Crulov chú trọng đến trí thông mình của con người và khả năng ứng xử của họ trong những tình huống phức tạp. Nói đến trí thông minh của con người là một nội dung không hoàn toàn mới trong truyện ngụ ngôn, I.A. Crulov không đơn thuần ca ngợi trí thông minh như một phẩm chất bẩm sinh của con người khi sinh ra đã có sẵn mà trí thông minh ấy được sử dụng như thế nào mới là điều mà I.A. Crulov hướng đến. Trong bài Những người qua 48 đường và lũ chó, hai người bạn đang dạo chơi trong làng vào một buổi tối trời. Bỗng có một con chó sủa vang và thế là những con chó nhà khác cũng chạy ra gầm gừ sủa theo. Thật là một tình huống nguy kịch khi cả hai người bạn bị kẹt lại giữa một bầy chó dữ và nếu không cẩn thận thì có thể toi mạng. Vậy cả hai người bạn đã chọn cách giải quyết như thế nào trong tình huống nguy cấp này? Một anh cuối xuống nhặt hòn đá to. Bạn ngăn lại mặc cho chúng sủa, Đừng dây vào lũ chó làm chi, Ném một con chẳng ích gì, Chúng càng hung dữ khó đi an toàn. Quả nhiên với cách chọn không ném đá vào lũ chó là một cách giải quyết sáng suốt và hai người bạn đã nhẹ nhàng ra khỏi làng mà không bị lũ chó tấn công. Thế là thoát nạn! Còn bài Người và Sư tử là một minh chứng cho thấy sự thông minh thật sự là một thước đo và là một tiêu chuẩn để khu biệt giữa con người và loài vật: Có một người thợ săn giăng lưới và đang chờ đợi con mồi. Bỗng một con Sư tử ập tới, người thợ săn không kịp chạy. Với sức mạnh hơn người, Sư tử quát lớn: - Ngươi cũng như con lợn, con bò, Thế mà bảo trí khôn to, Trí khôn ngốc ấy bây giờ ở đâu? Người bảo trí khôn của anh ta ở ngay trong đầu mình nhưng hiện tại nó đang nằm ở gốc cây. Con Sư tử tưởng đấy là thật và chạy đến chỗ gốc cây. Không may, nó bị sa lưới do con người giăng sẵn. Lúc này người thợ săn mới cười và bảo đó chính là trí khôn! Ngụ ngôn dân gian Việt Nam cũng có một mẩu truyện tương tự. Đó là truyện Trí khôn: Ngày xưa, có một người đi cày quát tháo, đánh đập con trâu thế nào trâu cũng phải chịu. Con hổ ngồi trên bờ nom thấy, mới hỏi trâu rằng; - Trâu kia, mày to lớn dường ấy, sao mày để cho người đánh đập như thế ? Trâu nói: - Người bé, nhưng trí khôn người lớn. Hổ lấy làm lạ, không biết trí khôn là cái gì nên mới bảo người rằng: 49 - Trí khôn của ngươi đâu, cho ta xem? Người nói: - Trí khôn của ta để ở nhà. - Người về lấy mang ra đây đi. - Ta về, rồi Hổ ăn mất trâu của ta thì sao? Hổ có thuận cho ta trói lại rồi ta về lấy cho mà xem. Hổ muốn xem, thuận để cho trói. Trói xong, người lấy bắp cày vừa phang vào lưng Hổ vừa nói: - Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây! [4; tr. 269] Chúng tôi cho rằng, trí thông minh của con người không phải là một vật hữu hình và nằm ở đâu đó. Nó là những suy nghĩ, những tư duy nằm trong đầu của con người. Quan trọng hơn là nó không phải có sẵn mà trí thông minh phải qua một quá trình học hỏi, trao dồi kiến thức lâu dài cộng với những kinh nghiệm sống mới có được. Có sức mạnh thì đã tốt nhưng trí thông minh mới là yếu tố quyết định sự thành, bại của công việc. Người có trí thông minh có thể làm được mọi việc còn dù cho có sức mạnh nhưng không có trí thông minh thì làm việc gì cũng chậm chạp và khó khăn. Nhờ có trí thông minh của con người mà xã hội không ngừng phát triển theo hướng ngày càng tiến bộ hơn, hiện đại hơn. Điều đó minh chứng bằng những cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật với nhiều những phát minh tiên tiến, đưa con người chạm tới những điều tưởng chừng như không thể. Tóm lại, cho dù phê phán, lên án cái xấu hay ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người thì I.A. Crulov luôn muốn mọi người hãy phấn đấu để hoàn thiện hơn về nhân cách cũng như xã hội bớt đi những trái tai gai mắt, để con người có thể hòa nhịp vào xu thế phát triển chung của xã hội đương thời. Là một nhà ngụ ngôn, với những bài thơ ngụ ngôn, I.A. Crulov muốn mọi người hãy dành một chút thời gian nhàn rỗi để lắng nghe, suy ngẫm những câu chuyện kể để rồi tự nhận thức được chính bản thân mình và tự rút ra những bài học cho riêng mình. Cuộc sống luôn luôn vận động với những quy luật bất biến và xã hội trong buổi giao thời luôn đầy rẫy những điều trái khoáy, không riêng gì ở xã hội Nga mà Xã hội Việt Nam trong những năm giao thời 1930 cũng vậy. Điều đó cũng được phản ánh rất nhiều trong những sáng tác hiện thực của Nguyễn Công Hoan, của Vũ Trọng Phụng… ững vấn đề về bài học đố ườ 2.2. Nh Nhữ đốii nh nhâân xử th thếế mu muôôn đờ đờii của con ng ngườ ườii 50 Theo Đại từ điển tiếng Việt, đối nhân xử thế “là những quy tắc ứng xử của con người, ứng xử sao cho hợp lẽ phải”.[24,tr. 658]. Từ rất xa xưa, những nhà hiền triết bậc thầy như Trang tử, Khổng Tử,… đều có những ý niệm riêng về những cách đối nhân xử thế. Tuy có khác nhau về quan niệm nhưng chung quy lại thì cũng đều thống nhất rằng đối nhân xử thế hợp lẽ phải là phải được lòng người, hợp thời thế và không làm tổn hại đến người khác cũng như chính bản thân mình. Khổng Tử cho rằng: “Cư xử phải khiêm tốn, làm việc phải kính cẩn, giao thiệp với ai phải trung tín. Dù đi đến nơi man di mọi rợ nào cũng không thể quên ba điều đó được”.[6;tr. 12]. Ngụ ngôn I.A. Crulov ngoài những bài học giúp con người nhận biết đâu là cái tốt, đâu là cái xấu còn cho ta những bài học về cách đối nhân xử thế sao cho hợp thời, hợp lẽ. Tuy mang ý nghĩa giáo huấn nhưng những bài ngụ ngôn ấy không nặng nề, không mang tính giáo dục cứng nhắc mà lại khá nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, cũng có những bài với nội dung tuy không mang tính giáo huấn nhưng cũng có tác dụng giúp giáo dục nhận thức và bày tỏ thái độ của tác giả với những hiện tượng không hay trong xã hội. ườ ng đú ng vị tr 2.2.1. Con ng ngườ ườii nên bi biếết đứ đứng đúng tríí của mình Ngụ ngôn I.A. Crulov khuyên con người nên biết đứng đúng vị trí của mình. Vì sao ngụ ngôn I.A. Crulov lại có nội dung này? Chúng tôi một lần nữa đi tìm câu trả lời từ những ví dụ cụ thể trong ngụ ngôn I.A. Crulov. Chúng tôi cho rằng, nội dung này không hoàn toàn là một sự sáng tạo của riêng I.A. Crulov, nó đã xuất hiện từ rất lâu trong những mẩu ngụ ngôn dân gian, chúng tôi gọi đó là những triết lí trong truyện dân gian. Triết lí dân gian không phải là một ý niệm triết học, cũng chưa phải là một định luật hẳn hoi, nó chỉ là những khái quát, đúc kết từ những kinh nghiệm thực tiễn từ trong cuộc sống. Tuy nhiên, những triết lí dân gian luôn là những bài học bổ ích và quý giá. I.A. Crulov khuyên con người nên đứng đúng vị trí của mình, điều ấy không có nghĩa là con người không cần có ý chí cầu tiến mà con người phải biết chừng mực và không nên ảo tưởng về thân thế, địa vị của mình vì có khi điều đó mang lại hậu quả không tốt. Như hậu quả của con ếch trong bài Con Ếch và con Bò chẳng hạn: Có một con Ếch ngồi bên bờ ao, nó nom thấy một con Bò đang ăn cỏ với dáng vẻ bảnh bao, oai vệ như quan lớn còn nó thì gầy guộc. Vốn tính ganh tị nên nó tìm cách để được to bằng con Bò. Nó cố nén hơi vào bụng để được phình to ra và kết quả là: 51 Ếch phình thêm bụng nổ cái đoàng! Mượn hình ảnh con ếch ganh tị và cái chết của nó, I.A. Crulov muốn nói đến những người có tầm nhìn hạn hẹp, không biết mình là ai và ở vị trí nào, không biết năng lực của bản thân mình đến đâu. Hễ cứ thấy người khác oai hơn, giỏi hơn thì cũng muốn mình như thế hoặc nghĩ mình cũng làm được như thế để rồi thiệt thân. Nhưng ảo tưởng thì vẫn là ảo tưởng cho dù có cố gắng mấy thì họ cũng không thể có được những vị trí như mình muốn. Bởi cái tài, cái năng lực thực sự của họ không thể giúp họ vượt qua giới hạn của sự ảo tưởng. Khuyên con người đứng đúng vị trí của mình, I.A. Crulov còn cho chúng ta thấy cái sự ham muốn quá mức cũng gây nên điều tai hại. Ví dụ như vì sự ham muốn có một cuộc sống hôn nhân và một người chồng hoàn hảo, toàn diện nên cô gái trong bài Già kén kẹn hom đã kén chồng rất kĩ với những tiêu chuẩn khắt khe. Với cô, người chồng của cô phải là người: Thông minh, tốt bụng đẹp trai, Nhà giàu, sang trọng chẳng ai sánh bằng, Muốn yêu cô nhớ rằng chung thủy, Không ghen tuông, biết quý, chiều nuông… Khi còn đậm sắc hương, cô gái chê bai những người đến cầu hôn cô. Thời gian trôi qua nhanh, những người đến cầu hôn cô thưa dần và nhan sắc của cô cũng dần tàn phai theo thời gian. Đến lúc này, cô mới hốt hoảng nhận ra và vơ quàng lấy một ông chồng “khoèo chân, lồi rốn”. Cô cũng đành chấp nhận còn hơn là chịu cô độc cả đời. Câu Già kén kẹn hom cũng là một câu thành ngữ rất quen thuộc trong văn học người Việt. Câu thành ngữ này bắt nguồn từ việc nuôi tằm lấy kén ngày xưa. Lấy kén tằm phải chọn đúng thời điểm thì dễ lấy vì nếu người nuôi muốn kén tằm to, có nhiều tơ nhưng kén tằm sẽ mắc lại trong hom, rất khó lấy ra được. Ở đây, I.A. Crulov không thực sự muốn nói đến chuyện nuôi tằm lấy kén, I.A. Crulov chỉ muốn ví von để chúng ta thấy rằng, cái ham muốn phải có chúng mực thì tốt hơn. Chúng tôi muốn bàn về thế giới quan Phật giáo. Tất nhiên, chúng tôi không cho rằng ngụ ngôn I.A. Crulov mang màu sắc tôn giáo nhưng có một số nét tương đồng. Thế giới quan Phật giáo cho rằng mọi sự đau khổ bắt nguồn từ những dục vọng tầm thường do chính bản thân của con người gây ra. Chính vì thế, Phật giáo đề ra thuyết tu tâm, tức là con người nên biết an phận và chấp nhận những gì mà mình đang có, không 52 nên với theo những thứ quá tầm với, để rồi làm khổ bản thân mình. Tuy ngụ ngôn I.A. Crulov không mang màu sắc tôn giáo nhưng ta thấy những nội dung giáo huấn trong các bài ngụ ngôn thì cũng tương tự như thuyết tu tâm của Phật giáo. Trong một bài ngụ ngôn khác, ta thấy rõ sự giống nhau này. Đó là câu chuyện về thanh kiếm báu trong bài ngụ ngôn cùng tên Thanh kiếm báu: Khi còn là một thanh kiếm sắc nhọn, thanh kiếm báu đã xông pha chiến trận lập được nhiều công lao nhưng giờ nó đã hết thời, trở thành một thanh sắt vụn, bị đem bán với giá mấy đồng ngoài chợ. Một lão nông mua nó đem về để chẻ củi, chặt cây, chặt rào. Theo thời gian, nó bị rỉ sét, hao mòn và sứt mẻ. Có người thấy tiếc nên phàn nàn hộ nó nhưng thanh kiếm biết thân của nó nên nó chấp nhận hoàn cảnh hiện thời mà không oan thán gì: Kiếm trả lời: - Tôi biết giá tôi, Chẳng may giờ đã hết thời, Về cùng ông lão ở nơi xó nhà. Tuy chẳng được xông pha giúp nước, Cũng ích nhà còn được việc thôi. Tôi chẳng xấu, chớ trách tôi! Có chăng nên trách những người dùng sai. Suy nghĩ của thanh kiếm báu là một suy nghĩ hợp lí và rất hợp thời. Vì không còn sắc nhọn như xưa tức là lúc giá trị của nó đã khác. Sự chấp nhận an phận với vị trí là một thanh kiếm rỉ sét không phải là một hành động trốn tránh thực tại hay không có chí cầu tiến mà sự thực nó đã là một thanh kiếm rỉ sét nên không thể trách nó, có chăng nên trách những người sử dụng nó không đúng mục đích. Bài học về vị trí của con người trong những triết lí dân gian mà I.A. Crulov muốn gửi gắm thông qua những bài ngụ ngôn của mình, thật sự vẫn rất bổ ích đối với chúng ta ngày nay khi mà xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng nảy sinh những ham muốn nhiều hơn. Hoặc ít nhất cũng rất thích hợp trong xã hội đương thời khi mà xã hội Nga đang bước dần lên một mức phát triển cao hơn nên con người cũng có những đòi hỏi cao hơn. Thế nhưng, xã hội Nga vẫn chưa đạt đến mức phát triển hoàn chỉnh để có thể đáp ứng được những yêu cầu đó. Giới quý tộc, vua chúa, phú hào Nga vẫn với tư tưởng hãnh tiến, chạy theo phương Tây mà không biết được sự khủng hoảng của đất nước. Phải chăng đó là một tính cách khác của người Nga hay chính là sự phân hóa giai cấp trong chế độc chuyên chế độc tài? 53 2.2.2. Cách xử tr tríí công vi việệc hợp lí và th thôông minh Triết lí dân gian về đối nhân xử thế còn thể hiện ở cách xử trí công việc, I.A. Crulov cũng không bỏ qua nội dung này. Bằng chứng là I.A. Crulov đã viết rất nhiều bài ngụ ngôn xoay quanh nội dung này với những biểu hiện bằng những tình huống khác nhau. Thế nào là xử trí công việc một cách hợp lí và thông minh, chúng tôi cho rằng đó chính là phải biết cân nhắc sao cho công việc được giải quyết với lợi ích tối đa và lâu dài. Và quan trọng là không vì cái lợi của mình mà ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. Dân gian có câu Mất bò mới lo làm chuồng là để chỉ những người không biết lo xa, đề phòng sau trước, đến khi gặp chuyện thì đối phó muộn màng như thể đến khi mất bò thì mới lo làm chuồng thì đã muộn! Trong ngụ ngôn I.A. Crulov, chúng ta cũng bắt gặp nhiều bài có tình huống tương tự. Đó là hình ảnh ông chủ của chiếc cối xay gạo đổ lỗi cho bầy vịt, gà khi đã “uống” hết nước trong hồ khiến cho cối không hoạt động được; anh chàng đi săn nghĩ rằng anh còn có nhiều thời gian để lắp đạn nên không gì phải vội vã, cứ vào rừng thấy chim lắp đạn cũng không muộn và cái chết cháy thảm hại của hai người chủ cửa hiệu do sự tranh giành thiệt hơn. Trong bài Ông chủ va cối xay, có phải do bầy gà vịt đã uống hết nước trong ao nên cối không thể hoạt động được? Nguyên nhân chính là cái lỗ rĩ trên đập nước! Dù biết đập nước có một lỗ rỉ nhưng ông chủ vẫn không cho chiếc cối nghỉ ngơi, nhất là khi đang vụ mùa, khách đến xay đông, ông thu được biết bao nhiêu tiền. Ông đã “động viên” cái cối: Ông bải cối: Cứ nghiền đừng ngại, Nước thiếu gì đâu phải lo xa… Cho đến một ngày, cái lỗ rỉ nhỏ dần rộng ra, nước chảy hết, cối không có đủ nước nên không thể chạy nữa. Ông hốt hoảng đi tìm nguyên nhân thì khi ra đến đập nước, ông thấy một bầy gà, vịt đang tụ tập ở đấy, thế là ông đổ lỗi cho chúng uống hết nước trong đập của ông! Còn trong bài Người đi săn thì sao? Có một anh chàng thợ săn chuẩn bị vào rừng săn bắn. Có người khuyên anh nên lắp sẵn đạn vào súng để khi vào rừng gặp chim là bắn ngay. Nhưng anh vẫn thong thả và đáp: Đường núi đây tôi thạo từ lâu, Giờ này chưa có chim đâu, 54 Nằm chờ sẽ lắp đạn sau vội gì! Trên đường đi, anh gặp một đàn vịt trời nhưng do chưa kịp lắp đạn nên trong lúc loay hoay, đàn vịt đã bay mất! Tình cảnh còn trở nên tồi tệ hơn khi trời bỗng đổ mưa to. Súng ướt, bụng đói meo. Anh chàng thợ săn đến lúc này mới thấm thía về tác hại của sự lười biếng và chậm trễ của mình. Tuy nhiên, tình cảnh của anh cũng không thảm hại bằng hai người chủ cửa hiệu trong bài Chia phần khi mãi lo cãi nhau mà cả hai đã bị chết cháy: Sau một phiên chợ, hai người chủ có chung cửa hiệu cùng nhau chia số tiền lãi mà họ kiếm được. Quả thật đúng là: Thói đời chia của thường cãi cọ Chuyện tiền hàng ấy có lạ đâu. nên hai người cứ mãi tranh nhau cãi cọ và cửa hàng không may bốc cháy. Thay vì lo chữa cháy thì họ lại đôi co, tính toán để đòi thêm tiền lãi cho đến khi cửa hiệu cháy rụi hết, sụp xuống khiến họ cũng chết cháy đen thui: Đang khi to tiếng cãi nhau, Cửa hàng bốc cháy. “Chạy mau cứu hàng!” Nhưng mặc kệ họ đang tính toán, Một người đòi thêm vạn đồng vàng, Người kia đòi tính rõ ràng, Nếu không quyết đoán, không nhường một phân. Mãi cãi cọ nhà gần cháy hết, Sụp xuống đầu họ chết đen thui. Thế là toi mạng và bao nhiêu vốn liếng, tiền bạc đều đi đời nhà ma! Vậy bài học rút ra tự những tình huống trên là gì? Nếu có thể đảo ngược diễn biến của các câu chuyện trong những bài ngụ ngôn trên, ta sẽ có một kết thúc hoàn toàn khác. Ông chủ cối xay nhanh chóng khắc phục chỗ rỉ nước thì chiếc cối đã luôn có đủ nước để mà hoạt động suốt vụ mùa và ông sẽ thu được rất nhiều tiền. Anh chàng đi săn sẽ săn được nhiều chim và thú rừng và sẽ không chịu cảnh đói meo khi anh nghe lời người khuyên lắp sẵn đạn vào súng. Còn hai người chủ cửa hiệu sẽ không chết cháy và mất hết vốn liếng, tiền bạc khi kịp thời dập tắt kịp thời đám cháy khi nó vừa mới phát sinh. Nhưng nếu diễn biến các tình huống diễn ra theo chiều hướng sếp đặt đâu vào ấy như thế thì các bài ngụ ngôn sẽ không còn ý nghĩa giáo huấn của nó 55 nữa. Cả ba bài ngụ ngôn với những tình huống có mức độ nghiệm trọng khác nhau nhưng có một điểm chung là đều nói đến tính cấp bách trong xử lí công việc. Ý nghĩa mà I.A. Crulov muốn người đọc nhận ra đó là trong những tình huống khác nhau, chúng ta nên biết cân nhắc xử lí và giải quyết những công việc mang tính cấp bách và cần thiết hơn, cũng như nên biết lo xa, chủ động phòng bị để tránh để lỡ thời thì thiệt thân và không nên vì cái lợi trước mắt mà không màng đến tính mạng và của cải. Xã hội Nga tuy đang trong buổi giao lưu kinh tế và văn hóa với phương Tây nhưng nước Nga vẫn tiếp tục duy trì hình thái kinh tế nông nghiệp lạc hậu và mô hình kinh tế tư bản vẫn còn đang trong giai đoạn manh nha. Phải chăng, I.A. Crulov muốn nói đến sự xuất hiện của mối quan hệ sản xuất tư bản này qua hình ảnh ông chủ và chiếc cối xay? Như vậy thì ông chủ chính là những nhà tư bản còn chiếc cối xay là những người công nhân. Nếu mối quan hệ của những người nông dân và địa chủ luôn trong tình trạng mâu thuẫn, bất ổn thì mối quan hệ giữa những ông chủ và những người công nhân cũng không khá hơn. Trong bài Ông chủ và cối xay, ta thấy ông chủ chỉ lo đến làm sao để thu được nhiều tiền từ chiếc cối xay mà không cần biết chiếc cối làm việc không ngừng nghỉ cũng như không chăm lo tu sửa đê điều để chiếc cối có thể hoạt động tốt. Lợi ích của những nhà tư bản có được dựa trên sức lao động của những người công nhân nên khi những người công nhân không lao động, như chiếc cối không thể xay tiếp, thì lợi ích của những nhà tư bản cũng mất. Hành động không chăm lo tu sửa đê điều ngoài ý nghĩa là không biết lo xa còn cho thấy, những ông chủ tư bản luôn muốn bóc lột sức lao động của công nhân nhưng lại không chăm lo đời sống cho công nhân cũng như tạo điều kiện thuận lợi để họ làm việc. Sự áp bức cùng cực dẫn đến những cuộc đấu tranh của cả nông dân và công nhân làm cho xã hội Nga ngày càng khủng hoảng trầm trọng. Còn trong bài Chia phần, mối quan hệ hợp tác làm ăn giữa hai người chủ cửa hiệu phải chăng là hình ảnh của những mô hình hợp tác xã trong hình thái kinh tế nông nghiệp trong xã hội Nga lúc bấy giờ? Sự hợp tác ban đầu có phần thuận lợi và họ đã có những lợi ích đầu tiên nhưng đến khi phân chia lợi ích thì lại gây ra mâu thuẫn nội bộ vì phải chia thế nào, ai được nhiều hơn, ai được ít hơn trong khi không có một tiêu chuẩn nào để quy định và cái quy định duy nhất có được là những người trong cùng một hợp tác xã đều được hưởng lợi ích như nhau! Công sức lao động mà những cá nhân trong hợp tác xã bỏ ra là khác nhau thế nên họ không chấp nhận tất cả mọi người đều được lợi ích ngang bằng nhau. Đó chính là nguyên nhân gây 56 nên mâu thuẫn và hình ảnh cửa hiệu cháy rụi cùng với cái chết và sự thiệt hại nặng nề của hai người chủ cửa hiệu cho thấy sự bất ổn và không hiệu quả của mô hình kinh tế hợp tác xã lỗi thời này. Câu chuyện về cửa hiệu bị cháy làm chúng tôi nhớ đến một giai thoại khác nữa của ông I.A. Crulov: Một lần nọ, ngôi nhà gần nơi Ivan Crulov đang thuê ở bị cháy. Mọi người ở cạnh hoảng hốt báo cho ông và vội vàng thu dọn đồ quý, chuẩn bị sơ tán đồ đạc, phòng khi đám cháy lan sang. Họ cũng khuyên ông Crulov là nên thu dọn và cất giữ những đồ quý, tiền bạc hay những giấy tờ có giá trị. Nhưng ông Crulov vẫn bình tĩnh ngồi uống nước chè, không mặc quần áo ngoài, còn bảo đem hộp xì gà, ngồi thông tẩn mẩn và châm lửa hút. Hút hết điếu xì gà, ông mới thong thả khoác chiếc áo choàng, bước ra cửa xem ngôi nhà bên cạnh đã cháy trụi. Sau đó ông lại bước vào nhà, miệng lẩm bẩm: “Bây giờ chẳng cần phải thu dọn hay sơ tán đi đâu nữa!” Rồi ông ngả lưng xuống đivăng ngủ một giấc ngon lành.[23; tr.164] Những chuyện mất bò mới lo làm chuồng như trên ngày nay trong xã hội không thiếu nhưng chung quy lại thì con người khi làm một việc gì cũng có một mục đích nào đó. Mục đích đó cũng chính là cái lợi ích sau cùng mà người ta muốn có được. Do đó, con người luôn làm mọi cách để có được cái lợi cao nhất. Những việc mà không mang đến một lợi ích gì thì gọi là những việc làm vô tích sự. Đôi khi những việc làm vô tích sự cũng gây ra nhiều điều phiền toái dù có sự cố gắng, ngụ ngôn I.A. Crulov cũng có ghi nhận những trường hợp này qua các bài ngụ ngôn như Dàn nhạc tứ tấu hay bài Đám mây. Dàn nhạc tứ tấu của bốn con vật Khỉ, Lừa, Dê và Gấu khiến cho muông thú phải “chán phè lỗ tai” bởi chúng đâu phải là dân nhà nghề. Thấy vậy, Khỉ bão là do ngồi sai chỗ nên cả bốn con vật loay hoay đổi lại chỗ ngồi thế nhưng nhạc hòa lên vẫn không nghe hay hơn: Nhưng Khỉ bảo lại ngồi sai chỗ, Gấu lại đây, Lừa ở bên này Một hồi sắp xếp lay hoay, Hòa lên - nhạc cũng không hay hớm gì. 57 Bỗng có một con chim họa mi bay đến, nó bảo bốn con vật không nên cãi cọ về chuyện chỗ ngồi nữa vì nhạc hay dở bởi bản thân những người nhạc công chứ không phải là do chỗ ngồi, Liên minh bốn con vật trong bài Dàn nhạc tứ tấu khiến ta liên tưởng đến bốn nhân vật trong Hội những người bạn văn học Nga. Bốn nhân vật của hội này không ưa gì nhau nên thường xuyên nảy sinh cãi cọ khiến cho hoạt động của hội không mấy thuận lợi. Tuy làm chuyện vô tích sự nhưng sự cố gắng của bốn con vật vẫn đáng được ghi nhận. Trong khi đó, việc đổ mưa không đúng chỗ của đám mây giông trong bài Đám mây thì thật sự là một việc làm vô tích sự đáng chê trách: Bay qua những cánh đồng khô hạn, đám mây giông không mảy may rơi một giọt mưa nào: Qua vùng đất hạn ruộng đồng chờ mưa. Nhưng mây vẫn thờ ơ bay thẳng, Sấm ầm ì nhưng chẳng giọt nào. Và nó làm mưa ở đây: Ra đến biển mới rào rào, Đổ cơn mưa lớn, biển nào cần chi. Đã vậy, khi gặp ngọn núi, nó còn khoe mẽ công lao. Đúng là một hành động “muôn phần vô duyên”. Trong hai bài trên, việc làm của các nhân vật thật là những việc làm vô tích sự, không đem đến lợi ích cho bản thân cũng như người khác cũng không nhận được lợi ích gì, có khi còn thấy khó chịu. Trên tinh thần của những triết lí dân gian, thành ngữ Việt Nam cũng có những câu ghi nhận về những hành động vô tích sự, chẳng hạn như Nước đổ lá khoai, Bắt cóc bỏ dĩa,… Điều đó cho thấy những việc làm vô tích sự không phải là chuyện tốt và ngụ ngôn I.A. Crulov cũng khuyên chúng ta nên chú ý đến hiệu quả của những việc đang làm, tránh làm những việc vô tích sự. Các câu chuyện ngụ ngôn thường xuất hiện rất ít nhân vật để phù hợp với kết cấu “màn kịch ngắn” của nó. Những nhận vật xuất hiện trong các câu chuyện ngụ ngôn thường có một vai trò nhất định. Trong hai bài ngụ ngôn trên, sự xuất hiện của con chim họa mi và ngọn núi đóng vai trò gì? Bản thân những nhân vật có hành động vô tích sự thường không nhận ra chuyện ấy, nếu biết đó là việc vô tích sự thì khả năng các nhân vật vẫn tiếp tục hành động là rất ít trừ khi đó là việc làm có chủ ý. Vì thế, bốn con vật vẫn tiếp tục thay đổi chỗ ngồi hay đám mây thì lại vui vẻ khoe công lao của nó. 58 Sự xuất hiện của họa mi và ngọn núi đóng vai trò là những nhân vật giúp cho các nhân vật chính nhận ra việc làm vô tích sự của mình. Trong khi núi giúp mây nhận ra giá trị của những việc làm bổ ích và giải thích về sự cần thiết của việc mưa đúng chỗ những người nông dân cần thì họa mi giúp các con vật nhận ra sự cần thiết phải có chuyên môn của việc chơi nhạc. Núi và họa mi am hiểu hết hành động của các nhân vật khác như những người có chuyên môn thực thụ. Qua đó cho thấy, cái hiểu biết của con người là hạn hẹp, khi làm một việc gì nên cần thiết tham khảo ý kiến của những người đi trước hay những người có chuyên môn, tránh những việc làm chủ quan hay không mang đến hiệu quả gì. Có vẻ như không có một mối liên hệ nào giữa nội dung này với bối cảnh xã hội đương thời vì quả thật cách xử trí công việc thông minh thì ở thời nào cũng có chứ không riêng gì thời của I.A. Crulov. Bằng việc tiến hành so sánh với những bài ngụ ngôn của La Phôngten hay Êdôp, những bài ngụ ngôn có cùng nội dung như thế có rất nhiều. Một số bài được I.A. Crulov phỏng tác lại. Nhưng dù có mối liên hệ gì với thời đại bấy giờ hay không thì nội dung này vẫn rất bổ ích và cần thiết cho tất cả chúng ta. 2.2.3. Sự đoàn kết và sức mạnh của sự đoàn kết Bài học về sự đoàn kết và sự đồng thuận giữa các cá nhân trong một tập thể là những bài học vô cùng bổ ích và quý giá. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra điều này bởi ngụ ngôn I.A. Crulov đã ghi nhận lại nhiều hành vi không có sự đoàn kết và hậu quả của nó. Chúng tôi sẽ đề cập đến nội dung này thông qua những biểu hiện và những ví dụ cụ thể sau đây. Chính kiến cá nhân là cần thiết để đảm bảo cho tính khách quan nhưng sự nhất trí và đồng thuận cũng có vai trò quan trọng không kém. Nó giúp cho những quyết định trở nên nhanh chóng và công việc cũng tiến triển dễ dàng hơn. Nếu cứ tình trạng mỗi người một ý thì mọi chuyện sẽ như thế này đây: Vào một buổi đẹp trời ba bạn Thiên Nga, Tôm Hùm với Cá Măng Cùng nhau kéo một xe hàng, Cả bà gắng sức - xe càng đứng im. Vì sao vậy? Hãy tìm nguyên cớ Hóa ra Tôm chỉ cố giật lùi, Thiên Nga kéo bổng lên trời 59 Cá măng thì cố sức bơi xa bờ. Đến nay xe vẫn nằm trơ… Thiên Nga, Cá Măng và Tôm Hùm là một ví dụ cho sự không nhất trí với nhau khi cùng giải quyết một công việc. Kéo một xe hàng tưởng chừng như là một việc hết sức đơn giản với bộ ba con vật trên nhưng do mỗi người kéo theo một hướng nên kết quả là xe hàng vẫn nằm trơ ra đấy, không di chuyển được. Mượn hình ảnh của ba con vật với những tập tính sinh hoạt và di chuyển khác nhau, phải chăng I.A. Crulov muốn nói đến mối quan hệ gắn kết giữa những giai tầng khác nhau trong xã hội và hình ảnh cái xe hàng nằm trơ ra đấy có phải chính là hình ảnh của xã hội đương thời đang trong tình trạng trì trệ và không phát triển? Muốn giải quyết được tình hình khó khăn và kéo xe hàng lên phía trước thì cần có sự hợp tác và nhất trí của ba con vật cũng như muốn xã hội phát triển thì những giai cấp trong xã hội phải giải quyết triệt để những mâu thuẫn và có sự liên minh chặt chẽ vì sự phát triển chung của xã hội, cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Rõ ràng, nếu chỉ có một giai cấp đứng lên để tiến hành đấu tranh thì khó có thể thành công. Bằng chứng là những cuộc khởi nghĩa le tẻ của nông dân và công nhân Nga liên tục nổ ra nhưng hầu hết đều bị dập tắt dưới sự đàn áp dã man của triều đình Nga hoàng. Đứng trên phương vị quốc gia, dân tộc, ta thấy sự đoàn kết giữa những tổ chức, đoàn thể cũng quan trọng và cần thiết không kém. Điều ấy thể hiện qua hình ảnh của cánh buồm và khẩu súng thần công trong bài Cánh buồm và Súng thần công: Có một sự chia rẽ nội bộ trên con tàu chiến khi mà Cánh buồm và Súng thần công tranh nhau công lao và chức vị thuyền trưởng. Mối hiềm khích khiến cho cả hai thù hằn và muốn ám hại lẫn nhau. Súng cầu cho bão làm Cánh buồm rách nát khiến cho tàu không thể quay về và bị tàu địch bắn chìm: Súng cầu cho thần bão lại mau Cho buồm rách nát như tàu chuối khô Quả nhiên bão bất ngờ ập đến Gãy cột buồm, tàu chiến quay ngang. Lênh đênh đến lúc bão tan, Tiến thời chẳng được, khó toan quay về. Tàu địch đến, một bề lúng túng, Đứng phơi sườn cho súng bắn chìm. 60 Kết cục thê thảm của con tàu chiến là một lời cảnh báo về mối nguy hại của việc không đoàn kết trong một quốc gia. Một đất nước muốn phát triển hùng cường thì cần phải có sự thống nhất và kết hợp giữa các cấp chính quyền và các tổ chức đoàn thể cũng như chính sách quốc phòng và an ninh. Ngay cả trong thời bình thì sự đoàn kết hài hòa ấy vẫn rất cần thiết. Trong sự kết hợp đó, nếu có một bộ phận phân mảnh, đối lập sẽ làm hỏng sự kết hợp và làm cho sức mạnh tổng thể yếu đi, tạo cơ hội tốt cho những thế sực thù địch tấn công dễ dàng. Nước Nga trong những năm sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, bên cạnh phải đối mặt với những khó khăn thời hậu chiến còn phải đối mặt với nguy cơ tấn công của các nước đế quốc và các thế lực phản cách mạng. Nhà nước Nga, lúc bấy giờ còn là Liên bang Xô Viết, đã cùng nhân dân vạch ra những kế hoạch dài hạn để kiến thiết đất nước cũng như củng cố quốc phòng để bảo vệ nền độc lập với chính quyền còn non trẻ. Chính sự kết hợp hài hòa giữa nhà nước với nhân dân nên nước Nga đã nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, đưa đất nước đi vào quỹ đạo phát triển ổn định cũng như thoát khỏi sụ tấn công của các thế lực thù địch. Thực tiễn ở Việt Nam ta trong những năm chiến tranh, sự chung sức một lòng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc đã tạo nên một sức mạnh to lớn để có thể chiến thắng mọi kẻ thù. Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Không chỉ riêng ngụ ngôn I.A. Crulov, đề tài về sức mạnh của sự đoàn kết cũng là đề tài quen thuộc trong những mẩu chuyện dân gian trên nhiều nước trên thế giới. Ngụ ngôn dân gian Việt Nam có rất nhiều truyện về đề tài này. Truyện Bó đũa là một ví dụ: Ngày xưa, một ông già có bốn người con. Một hôm, ông để một bó đũa và một túi tiền trên bàn rồi gọi các con lại và bảo: - Trong các con ai bẻ được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ, ai cũng cố hết sức mình nhưng không sao bẽ gãy được bó đũa. Ông già liền cởi bó đũa ra, rồi bẽ gãy một cách dễ dàng. Bốn người con cùng nói: - Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì? Ông già liền bảo: - Đúng thế! Như các con đều thấy chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết quần hợp đùm bọc lẫn nhau thì mới có sức mạnh. [4; tr.258] 61 Vì sao I.A. Crulov lại khai thác triết lí dân gian về sự đoàn kết và sức mạnh của sự đoàn kết vào trong những bài ngụ ngôn của mình? Chúng tôi cho rằng điều ấy là một sự hợp lẽ khi xã hội Nga lúc bấy giờ đang có một sự chia rẽ rất lớn, ít nhất là với những giai tầng khác nhau trong xã hội. Mỗi một giai tầng dường như có một cuộc sống tách bạch, riêng rẽ với nhau, thậm chí còn đối đầu và mâu thuẫn với nhau, nếu không muốn nói là có khi họ còn coi thường nhau. Về điều này, chúng tôi đã từng liên tưởng đến trong một số bài ngụ ngôn như Phú nông và tá điền, Phượng hoàng và Chuột chũi hay Phú hào và anh thợ giày. Xã hội Nga đang trong một buổi giao thời với nhiều thói hư, tật xấu và những bất ổn nghiêm trọng. Nhưng cho dù có bao nhiêu tật xấu đi nữa thì cũng không thể đánh mất đi sự đoàn kết được. I.A. Crulov đã nhiều lần nhắc đến việc chia rẽ và phân biệt giữa những giai tầng trong xã hội. Chính sự chia rẽ và phân biệt này làm cho xã hội con người mất đoàn kết. Hậu quả của việc không đoàn kết trong những bài ngụ ngôn trên đây là một lời cảnh báo cho tình trạng mâu thuẫn và bất ổn giữa những giai tầng trong xã hội Nga lúc bấy giờ. Con người nên có thái độ cảm thông, hợp tác với nhau để cùng giải quyết những khó khăn để tiêu diệt triệt để những tật xấu chứ không phải là dè chừng nhau, nghi kị lẫn nhau. ững mối quan hệ tình cảm gi ữa con ng ườ ườ 2.2.4. Nh Nhữ giữ ngườ ườii với con ng ngườ ườii Ngụ ngôn là một bức tranh đa dạng, nơi mà các tác giả có thể tự do sáng tạo với mọi đề tài mà họ muốn phô diễn. Chúng tôi muốn nói đến sự đa dạng đề tài trong ngụ ngôn I.A. Crulov. Dường như I.A. Crulov không bỏ sót một đề tài nào, không bỏ sót một sự kiện nào. Phải chăng Crolov đã viết ngụ ngôn với tinh thần của một nhà báo đầy nhiệt huyết, chứ không phải bằng một sự lãng mạn như một nhà văn học bình thường. Nếu đã nói ngụ ngôn I.A. Crulov rất đa dạng về đề tài thì một đề tài không thể thiếu đó chính là đề tài về tình cảm con người. Tuy nhiên, ngụ ngôn I.A. Crulov không đơn thuần nêu lên khái niệm hay triết lí thế nào là tình cảm mà lồng vào những câu chuyện đó là những cách ứng xử trong những mối quan hệ tình cảm giữa con người với con người. Mối quan hệ tình cảm của con người cũng hết sức đa dạng. Trong số những bài ngụ ngôn đã khảo sát, chúng ta thấy nổi bật lên là những bài nói về tình bạn và tình mẫu tử. Ngụ ngôn I.A. Crulov cho ta những bài học nhẹ nhàng nhưng thấm thía về ứng xử trong tình cảm bạn bè và tình cảm gia đình. Trước hết là tình cảm bạn bè. Người ta hay nói Chọn bạn mà chơi tức là khi kết thân bè bạn phải biết chọn lựa. Việc chọn bạn không phải là để phù hợp với địa vị hay 62 giai cấp mà là để đảm bảo cho tình bạn có thể tồn tại lâu dài. Những người bạn thân thiết có thể tương trợ, giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Nhưng ngoài việc phải biết chọn bạn mà chơi thì trong mối quan hệ bạn bè, mỗi người bạn cần phải biết cư xử thế nào cho hợp lẽ, để có thể duy trì tình bạn lâu dài. Vậy thì phải cư xử thế nào cho hợp lẽ? Câu trả lời ấy được I.A. Crulov gửi gắm trong bài Tình bạn chó: Có hai chú chó tên là Polkan và Barbos. Trong một buổi an nhàn, hai chú chó nhớ về những ngày cùng chung sống với bọn chó nhà giàu. Cuộc sống của bọn chó nhà giàu không phải là thiếu thốn và khó khăn thế nhưng bọn chúng luôn ủng oẳng tranh nhau suốt ngày, nhất là khi có miếng ăn tới miệng, bọn chúng thường cấu xé lẫn nhau. Hai chú chó cảm thấy xấu hổ vì những hành động cư xử tệ hại của bọn chúng: Thật xấu hổ, đang chơi tử tế, Chủ vứt xương, cắn xé nhau ngay. Miếng ăn - miếng nhục nhục thay, Hết tình bạn chó, xấu lây giống loài! Tình cảm của hai chú chó thật đáng trân trọng và những suy nghĩ của hai chú chó về sự đời là những điều mà chúng ta cũng cần phải suy ngẫm. Thật thấm thía và sâu cay khi để cho hai chú chó triết lí về tình bạn, phải chăng I.A. Crulov muốn nói con người bay giờ còn không thể cư xử đẹp như loài chó! Bạn bè thật sự là phải biết nhường nhịn và chia sẻ lẫn nhau chứ không phải là tranh giành nhau cái lợi trước mắt. Đó là sự đánh đồng tình bạn với những giá trị vật chất và tư lợi cá nhân. Khi chung vui thì hòa thuận nhưng khi gặp khó khăn, không ít người quay lưng lại với nhau thậm chí còn đối đầu nhau hay lợi dụng chuyện khó khăn để trả thù nhau như con cáo trong bài Chó sói và Cáo: Cáo trộm gà, ăn no bụng nhưng vẫn còn vài con, nó đem cất trong kho. Buổi chiều, nó đang ngủ thì thấy Sói xám đến nhà. Sói đang đói bụng và phàn nàn vì chuyện nó không thể trộm cừu được do người chăn cừu đã tỉnh giấc, còn chó canh thì quá hung hăng. Và thay vì đem cho Sói một con gà thì Cáo lại tỏ ra thế này: Cáo làm ra bộ cảm thông: - Chao ôi, khổ thật! Anh hùng thất cơ. Anh anh có cần đến rơm khô, Em xin biếu một bó to anh dùng. 63 Rõ ràng Cáo còn dự trữ rất nhiều gà nhưng lại lờ chuyện ấy mà hỏi xin biếu chó Sói bó rơm khô. Quả đúng là tình bạn của những kẻ xấu xa, ích kỉ! Hành động của con cáo khác nào là một hành động chơi khăm chó sói. Có những người cũng giống như con cáo khi mà bản thân có dư khả năng giúp đỡ nhưng lại bỏ mặc nhau khi người khác đang lúc khó khăn. Đã thế lại còn tỏ ra tiếc rẻ và ứng xử giả tạo. Trong tình cảm bạn bè, sự cảm thông, chia sẻ lẫn nhau lúc khó khăn rất quan trọng. Đó là tiêu chí để đánh giá một tình bạn chân chính và lâu bền và những kẻ như con cáo thì không thể nào có một tình bạn lâu dài được. Có vẻ như I.A. Crulov khiến chúng ta cảm thấy đề tài về tình cảm bạn bè là một nội dung mờ nhạt, bời không có nhiều bài ngụ ngôn viết về nội dung này. Tuy nhiên, có khi chỉ một vài bài ngụ ngôn thôi cũng là quá đủ vì tính khái quát và triết lí bên trong của nó. Ngụ ngôn I.A. Crulov bên cạnh có những bài viết về tình cảm bạn bè, còn nói đến tình cảm gia đình, hay nói chính xác hơn là cách ứng xử của những cá nhân trong gia đình như thế nào để không làm hỏng mối quan hệ tình cảm này. Tình cảm gia đình khác với tình cảm bạn bè nên những cách cư xử tất nhiên cũng khác biệt. Trong số những bài ngụ ngôn được khảo sát trong tập Thơ ngụ ngôn I.A. Crulov, những bài về tình cảm gia đình rất ít, nếu không nói là hiếm hoi, có duy nhất một bài. Như chúng tôi đã nói, dù chỉ có một bài nhưng cũng là quá đủ để người đọc cảm nhận và suy ngẫm. Đó là câu chuyện cảm động về tình mẫu tử của con chim tu hú trong bài Tu hú và Bồ câu: Thấy Tu hú kêu than buồn bã, Bồ câu ân cần hỏi thăm bạn. Tu hú trả lời rằng nó buồn là do những đứa con của nó không nhận nó mà đi theo mẹ cú. Thấy lạ kì, Bồ câu mới hỏi nguyên do. Thì ra nguyên nhân của sự lạ kì trên chính là: Hú rằng: - Tôi thích loăng quăng, Nên không làm tổ, nghĩ rằng chẳng sao Tổ người khác tôi vào đẻ trộm, Họ ấp cho chúng lớn rồi đi… Thế thì Tu hú không thể trách những đứa con của mình được khi mà từ lúc chào đời, bọn chúng có biết mẹ nó là ai đâu – Bồ câu an ủi Tu hú. Mượn tập tính đẻ nhờ tổ chim khác của chim tu hú, I.A. Crulov khiến chúng ta phải suy ngẫm vầ thấm thía về tình cảm mẫu tử và ơn sinh thành thiêng liêng, một trong những tình cảm cao quý nhất của con người. Tu hú trách con mình không nhận mình là mẹ nhưng nó không nuôi dưỡng con nó ngày nào, thậm chí những con tu hú 64 con còn không biết ai là mẹ nó. Muốn cho con cái hiếu thảo với mình, trước hết những người làm cha làm mẹ phải bỏ công nuôi dạy con cái. Khi lớn lên, bản thân của những người con sẽ nhận thức được công lao mà cha mẹ đã bỏ ra để nuôi nấng mình to lớn biết nhường nào và tự nhận thấy bổn phận mình phải biết ơn và phụng dưỡng cha mẹ. Gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình hạnh phúc, hòa thuận thì xã hội mới phồn vinh và phát triển được. Ngụ ngôn I.A. Crulov cho ta bài học về tình cảm sinh thành thiêng liêng là cách cư xử của những cá nhân trong gia đình: Làm cha mẹ phải nhớ bài học nhỏ: Phải thương yêu chớ bỏ mặc con. Tất nhiên chúng nhớ công ơn, Tình cha nghĩa mẹ quý hơn bạc vàng. Những bài thơ ngụ ngôn về đề tài tình cảm thường rất ít bởi ngụ ngôn thường chọn những đề tài mang tính nóng hổi và thời sự để phản ánh hay châm biếm. Tuy nhiên, những bài ngụ ngôn về tình cảm vẫn thực hiện tốt vai trò của nó. Qua những bài thơ có nội dung nhẹ nhàng, I.A. Crulov thể hiện một cách sâu sắc và thấm thía như một lời nhắc nhở cho tất cả mọi người về những giá trị tình cảm cơ bản nhất của con người. Nếu con người không biết cách để mà gìn giữ nó thì những giá trị tình cảm ấy cũng sẽ nhanh chóng bị hủy hoại cũng như những giá trị đạo đức nền tảng vậy. ữa con ng ườ 2.2.5. Mối quan hệ ứng xử gi giữ ngườ ườii với thi thiêên nhi nhiêên Không chỉ nói về những mối quan hệ ứng xử giữa con người với con người. Ngụ ngôn I.A. Crulov còn đề cập đến mối quan hệ ứng xử giữa con người với thiên nhiên. Chúng tôi thực sự rất bất ngờ khi phân loại và tìm thấy một bài ngụ ngôn viết về nội dung này trong ngụ ngôn I.A. Crulov, bởi trong khi khảo sát những tác giả ngụ ngôn khác, chúng tôi không tìm thấy một bài ngụ ngôn nào viết về nội dung này. Bài học ứng xử của con người trong những triết lí dân gian luôn hướng đến những nội dung xoay quanh mối quan hệ cư xử giữa con người. Tuy nhiên, nếu bỏ qua mối quan hệ ứng xử giữa con người với thiên nhiên thì là một thiếu sót lớn. Thiên nhiên có một vai trò rất quan trọng đến đời sống con người. Xã hội loài người không thể tồn tại nếu không có môi trường thiên nhiên xung quanh. Một lần nữa, chúng tôi muốn khẳng định rằng, với ngụ ngôn I.A. Crulov, đôi khi chỉ một bài thôi cũng là quá đủ! Trong bài Cái cây: Thấy bác nông dân vác rìu trên vai, cây sồi non cất tiếng năn nỉ bác nông dân: 65 Bác ơi, hãy thương tôi một tí, Đốn quang rừng chò chỉ xung quanh. Chúng đang cao chie ánh sáng trong lành, Chen chật đất rễ tôi sao mọc được. Tôi cần lớn để làm xanh đất nước, Xòe tán che cho đồng ruộng vùng này. Hết màu ăn tôi còm cõi ốm gầy Không mọc nổi vì rừng cây cớm quá. Thấy thế, bác nông dân liền chặt hạ hết những cây cối xung quanh để cây sồi non mau lớn. Thế nhưng ai ngờ đâu, khi không có những cây lớn che chở, cây sồi non cũng không sống được do nắng hạn, mưa bão, cuồng phong,… làm cây đổ ngã và vạ lây cho một con rắn ở gần đó. Con rắn than thở rằng người nông dân chỉ nghe theo lời nói một phía của sồi non để rồi tàn phá hết khu rừng. Nếu có những cây lớn làm chỗ dựa thì cây sồi đã có thể lớn mau. Tai hại hơn, vì là rừng đầu nguồn nên khi không còn rừng phòng hộ, lụt lội tràn về phá hoại mùa màng làm bao nhiêu người bị chết đói! Rừng là một loại tài nguyên vô cùng quan trọng, nhất là rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn có nhiệm vụ điều hòa dòng chảy, hạn chế xói mòn đất và lũ lụt. Sự ích kỉ của cái cây và hành động phá rừng không suy nghĩ của bác nông dân đều đáng chê trách. Cái cây chỉ lo nghĩ đến bản thân mình, chỉ muốn được lớn nhanh với đất đai màu mỡ của riêng nó nên nó mới muốn bác nông dân chặt hết những cây xung quanh đi. Còn bác nông dân thì không suy nghĩ, chỉ nghe theo lời nói một phía của cây sồi non mà phá hết rừng. Hậu quả là cây sồi non không có gì che chở nên chịu ảnh hưởng của mưa bão, gió lớn khiến cây đỗ ngã, bật gốc. Còn người dân thì gặp phải lụt lội trong nhiều năm. Phá rừng không chỉ là một hành động sai trái mà còn là một hành động trái pháp luật và tác hại của nó đã được cảnh báo ngay từ thời I.A. Crulov. Thiên nhiên có quy luật phát triển riêng của nó. Thiên nhiên được con người khai thác để phục vụ lợi ích của đời sống con người nhưng thiên nhiên không phải là một nô lệ, nó cần được khai thác trong sự tôn trọng và đối xử công bằng. Thiên nhiên cũng không phải là những nguồn tài nguyên vô tận, nếu không biết khai thác đúng mức, nó sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt. Hiện trạng khai thác quá mức và trái phép các loại tài nguyên, trong đó có tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay vẫn là vấn đề nan giải. Tuy có nhiều giải pháp được đưa ra nhưng hiệu quả của những giải pháp ấy vẫn rất hạn chế. 66 Nhiều cánh rừng bị tàn phá, đồi trọc vẫn chưa được phủ xanh, nạn du canh du cư của đồng bào các dân tộc vẫn diễn ra. Sự nóng dần lên của Trái đất và khí hậu biến đổi cùng vô số thiên tai, thảm họa thiên nhiên ở khắp nơi trên thế giới trong những năm gần đây chính là câu trả lời của thiên nhiên trước những hành động xâm phạm thiếu ý thức của con người. Bài thơ về sự ích kỉ của cái cây và hành động phá rừng nông nỗi của bác nông dân chính là lời kêu gọi và cảnh báo mà I.A. Crulov muốn gửi đến chúng ta: Đọc ngụ ngôn này thấy lời kêu gọi: Đừng phá rừng, đừng phạm tội phá rừng! ơ ng ụ ng 2.3. Gi Giáá tr trịị th thơ ngụ ngôôn I.A. Crulov qua nội dung th thếế sự Thật sự, chúng tôi cho rằng ngụ ngôn I.A. Crulov không phải là không có những mặt hạn chế, nhất là I.A. Crulov vẫn chưa thoát khỏi là một người phỏng tác lại những bài ngụ ngôn của các bậc tiền nhân. Nhưng nhìn chung ngụ ngôn I.A. Crulov đã phần nào cho người đọc thấy được những sự thật về xã hội đương thời, có cái tốt, có cái xấu và có những bất ổn nghiêm trọng. I.A. Crulov không muốn mọi người nhìn cuộc sống với cái nhìn hoàn toàn màu hồng, bởi thực sự, trong xã hội lúc bấy giờ còn có những mảng tối cần được nhìn nhận một cách chân thực. Xã hội Nga đang trong một buổi giao thời, chúng tôi cho rằng, đây là một giai đoạn có tính quan trọng trong lịch sử phát triển của xã hội Nga. Nó đánh dấu nước Nga không còn là một đế chế bảo thủ, lạc hậu, mà hoàn toàn hòa nhập với những giá trị mới. Tuy nhiên, buổi đầu giao thời với những bỡ ngỡ và những ảo tưởng sai lầm khiến xã hội Nga còn gặp nhiều trở ngại. Cùng với những tiêu cực của xã hội cũ, nay “cơn gió Tây” lại mang đến thêm nhiều tiêu cực mới làm cho những bước chập chững đầu tiên của nước Nga trong công cuộc cải cách gặp nhiều khó khăn. I.A. Crulov đã chọn cách nói không tô hồng thực tại để đánh thức con người khỏi những ảo tưởng. Những bài ngụ ngôn có nội dung về đối nhân xử thế của I.A. Crulov ngoài mặt mang tinh thần của những triết lí dân gian còn phần nào giải thích cho chúng ta hiểu thêm về hiện thực của xã hội Nga đương thời và những mâu thuẫn phát sinh do sự phá vỡ mối quan hệ gắn kết giữa các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Cũng giống như khi nói về cái tốt và cái xấu, những nội dung này tuy không mới nhưng I.A. Crulov đã làm mới lại những nội dung này bằng những bài ngụ ngôn có nội dung hướng đến đời thực, cuộc sống thực. Chính cái hiện thực ấy đã khiến cho ngụ 67 ngôn I.A. Crulov tiến gần hơn đến những tác phẩm hiện thực và mở đường cho sự phát triển rực rỡ của phương pháp sáng tác hiện thực phê phán sau này. Cũng giống như những bài ngụ ngôn về giáo dục nhân cách giúp con người nhận ra đâu là cái tốt, cái xấu để hoàn thiện mình hơn, những bài học về đối nhân xư thế giúp con người nhận thức được những hành động, những cách cư xử sao cho hợp lẽ và đúng mực để không làm tổn hại đến những mối quan hệ trong xã hội. Giáo dục nhân cách là hướng đến bên trong con người còn đối nhân xử thế là hướng ra xã hội bên ngoài. Hai việc ấy giúp cho con người toàn diện về mọi mặt, để phù hợp với tiêu chuẩn của một người công dân trong xã hội mới. Đằng sau những câu chuyện ngỡ như đùa và tưởng rằng chỉ có trong ngụ ngôn, ta thấy thấp thoáng bóng dáng của tác giả đang dõi theo từng nhịp sống xung quanh một cách tỉ mỉ và đầy trách nhiệm. Như vậy, không chỉ đơn thuần là triết lí hay phê phán, ngụ ngôn I.A. Crulov còn thấm đượm tinh thần nhân văn. Bằng cái nhìn của một nhà ngụ ngôn, I.A. Crulov đã trăn trở rất nhiều nhưng không phải vì thế mà I.A. Crulov nhân nhượng hay lên tiếng hô hào một cách cải lương, ông nhìn nhận một cách chân thật và không ngần ngại phản ánh vấn đề một cách chân thật. Dường như I.A. Crulov muốn khắc họa lại một bức tranh toàn cảnh về xã hội đương thời và theo đuổi một giấc mơ đi tìm lại hình ảnh một con người Nga hoàn toàn lí tưởng. I.A. Crulov đã gửi bao tâm huyết cũng như những trăn trở của mình về những nhiễu nhương của xã hội đương thời, chưa thật sự toàn vẹn và ông muốn gióng lên một hồi chuông để cảnh tỉnh mọi người hãy thực sự nghiêm túc nhìn nhận những yếu kém ấy mà biết chỉnh sửa. Đó cũng là hồi chuông tống tiễn một thế giới cũ với lắm điều trái khoáy. Những bài học mà I.A. Crulov gửi gắm đằng sau những bài thơ ngụ ngôn đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị như những thông điệp vượt mọi thời đại và nó luôn giữ mãi giá trị của nó ở những xã hội nào còn những tiêu cực xấu xa. 68 ƯƠ NG 3. NỘI DUNG CH ỐNG CƯỜ NG QUY ỀN TRONG CH CHƯƠ ƯƠNG CHỐ ƯỜNG QUYỀ Ơ NG Ụ NG ÔN I.A. CRULOV TH THƠ NGỤ NGÔ Trong chương ba này, chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích về những đặc điểm nội dung ở các bài thơ trong mảng ngụ ngôn chống cường quyền trong ngụ ngôn I.A. Crulov. Nội dung chống cường quyền là một nội dung không thể thiếu của thể loại ngụ ngôn, không chỉ ở ngụ ngôn I.A. Crulov mà ở hầu như của nhiều tác giả ngụ ngôn khác và cả ngụ ngôn dân gian. Với vai trò là một “tấm màn che” bí ẩn, ngụ ngôn giúp các tác giả bày tỏ thái độ của mình một cách dễ dàng mà không sợ ảnh hưởng bởi lực lượng kiểm duyệt của giai cấp thống trị. Đây là một điểm rất lợi hại của thể loại ngụ ngôn. Vì thế, những nhà hiền triết, những nhà hoạt động chính trị thường vận dụng thể loại này nhằm mục đích đả phá và tuyên truyền. I.A. Crulov cũng vậy, ông đã dùng những bài thơ ngụ ngôn của mình để đả kích vào những tên quan lại dốt nát, tham nhũng trong triều đình Nga hoàng lúc bấy giờ, phê phán những chuyện bất công hay những sự ngây ngô đến nực cười của hệ thống pháp luật. 3.1. Lên án xã hội bất công và mâu thu thuẫẫn Đây là nội dung đầu tiên mà theo chúng tôi, đây cũng là nội dung quan trọng nhất trong ngụ ngôn chống cường quyền của I.A. Crulov. Nói như vậy không đồng nghĩa với việc chúng tôi cho rằng những nội dung khác hoàn toàn mờ nhạt, nhưng ít nhất đây cũng là một nội dung không thể thiếu và có phần quan trọng trong việc nhìn nhận vai trò mở đường cho chũ nghĩa hiện thực của I.A. Crulov. Một xã hội phát triển là một xã hội tự do, nơi con người có cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần. Hơn nữa, đó còn phải là một xã hội công bằng và tiến bộ, không chứa đựng những mâu thuẫn tiềm tàng trong lòng xã hội. Vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, xã hội Nga đang từng bước hòa nhập với nền kinh tế thị trường và giao lưu văn hóa với các nước phương Tây. Triều đình Nga hoàng bước vào buổi giao thời với những bước đi chậm chạp và khập khiễng. Những bất ổn và bao nhiêu thói xấu tràn lan cho thấy sự yếu kém trong việc cai quản đất nước của triều đình lúc bấy giờ và những chuyện bất công, mâu thuẫn trong xã hội không phải là chuyện hiếm thấy. Cũng như những lần trước, chúng tôi cũng lần lượt đi tìm những biểu hiện cho thấy những bất công và mâu thuẫn trong xã hội lúc bấy giờ thông qua những bài ngụ ngôn ví dụ cụ thể. 69 3.1.1. Lên án xã hội bất công I.A. Crulov đã nói về những bất công trong xã hội như thế nào? Đó là trong cái xã hội đầy rẫy những bất công ấy thì quyền lực thực sự thuộc về kẻ mạnh còn những kẻ sức yếu thế cô và thân phận thấp bé thì phải chịu cảnh áp bức! Nghe có vẻ rất phi lí nhưng sự thật đúng là như vậy. Chuyện oái ăm này được thể hiện rất rõ trong bài ngụ ngôn khá quen thuộc Chó Sói và Cừu non: Có một con Cừu non khát nước. Nó tìm thấy một ngon suối trong lành. Thế nhưng chỉ vừa vục mõm uống vài ngụm nước thì gặp chó Sói đang đi săn mồi. Nó muốn ăn thịt Cừu ngay nhưng nó muốn có một sự hợp pháp nên nó giở những chiêu trò mánh khóe để buộc tội Cừu non: Cừu non mi biết tội chăng? Sao làm đục suối nước hăng mùi bùn. Gây ô nhiễm ai, còn uống được, Tội này ta xử trước rồi ăn… Cừu non thấy Sói vô lí nên cất tiếng kêu oan. Nhưng dù có giải thích thế nào thì mọi lí lẽ của Cừu non đưa ra đều bị chó Sói quanh co và chống chế. Kết quả là Cừu non bị chó Sói ăn thịt với cái tội danh hoang đường và vô lí. Sói vốn muốn ăn thịt cừu từ trước nên dù có cãi lí thế nào thì cừu vẫn bị nó ăn thịt mà thôi. Quả thật đúng là kẻ mạnh thì có quyền nhưng hành động lộng quyền như hành động chó sói thì cần phải lên án. Càng tệ hại hơn nữa khi quyền lực bây giờ kiểm soát luôn cả lẽ phải. Những lí do buộc tội cừu của chó sói là những lí do hoang đường. Thế nhưng với quyền lực trong tay, chó sói khiến những lí do ấy trở nên hợp lí đến mức cừu con chết mà không thể kêu oan. I.A. Crulov muốn lên án những kẻ nắm giữ quyền lực trong xã hội nhưng không nói lí lẽ, không phân đen trắng mà lại làm càng cũng như bày tỏ sự cảm thông cho những người dân với thân phận thấp bé luôn phải chịu cảnh áp bức mà không thể có tiếng nói công bằng. Ngụ ngôn là một màn kịch ngắn được xây dựng chủ yếu trên một cảnh xung đột giữa cái chân lí và cái ngụy lí. Xung đột trong bài Chó sói và Cừu non thực chất là kiểu xung đột nằm trong hành động giữa các nhân vật. Trong ngụ ngôn còn có một kiểu xung đột chính nữa đó là kiểu xung đột nằm sau hành động. Lên án xã hội bất công như thế không hoàn toàn là một nội dung mới, và tất nhiên I.A. Crulov cũng đã khai thác lại nội dung này từ bài ngụ ngôn của các bậc tiền nhân. Chúng tôi không đánh giá cao I.A. Crulov khi ông không thể thoát khỏi cái bóng của các bậc tiền nhân 70 tuy nhiên chúng tôi rất hoan nghênh tinh thần sáng tạo của I.A. Crulov. Dù đã phỏng tác rất nhiều bài ngụ ngôn, nhưng I.A. Crulov không phỏng tác lại hoàn toàn tình huống mà đã sáng tạo lại với những tình huống khác, bằng những nhân vật khác để cho câu chuyện xảy ra có phần tự nhiên hơn và hợp lí hơn. Chó sói và cừu non là một ví dụ cho việc phỏng tác có sáng tạo này. Về điều này, chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn khi viết về sự phỏng tác của ngụ ngôn I.A. Crulov trong những phần sau. Không chỉ lên án những bất công và hết sức phi lí khi quyền lực hoàn toàn thuộc về kẻ mạnh, ngụ ngôn I.A. Crulov còn cho thấy những biểu hiện tiêu cực khác. Chẳng hạn như khi có quyền lực trong tay, những kẻ mạnh ngoài việc bất chấp tất cả, không cần biết những kẻ yếu thế hơn có nói lí lẽ hay không mà có khi còn xem họ là những trò đùa cợt cho bọn chúng. Như trò chơi sinh tử của con Mèo và tình cảnh tội nghiệp của Họa mi trong bài Con Mèo và Họa mi: Chim Họa mi bị con Mèo vồ lấy. Với móng vuốt sắc nhọn, nó ôm ghì chẳng tha. Nhưng Mèo không ăn thịt Họa mi ngay mà dỗ dành nó với những lời ân cần: Dỗ rằng: - Anh bạn của ta Nghe đồn ngươi giỏi hát ca nhất vùng. Ngay đến cáo cũng ưng tiếng hát, gọi Họa mi - dàn nhạc biết bay, Mục đồng cũng phải mê say, Ta cũng thích nhạc, hôm nay rất mừng. Ngươi hãy hát, thôi đừng run sợ, Nếu thật hay ta có thể tha… Trong tình cảnh cá nằm trên thớt, thử hỏi Họa mi có thể hót hay. Kết quả là nó bị Mèo ăn thịt vì nó sợ quá nên hót chiêm chiếp nghe tệ và chán hơn cả tiếng của loài mèo con! Thật tội cho con chim họa mi khi đã sắp chết mà còn phải làm trò vui cho mèo. Con mèo tinh ranh cho nó một cơ hội để sống sót nhưng với họa mi lúc này, cơ hội ấy thật quá mong manh. Cũng như chó sói trong bài Chó sói và Cừu non, mèo cũng có ý định ăn thịt họa mi từ trước nên cho dù họa mi có hót hay chăng nữa thì cũng bị nó ăn thịt mà thôi. Vốn biết họa mi hót hay nhưng mèo vẫn muốn thử tài nó. Phải chăng, nó cũng hành động của mình trở nên hợp pháp? 71 Không có chó sói hay mèo ở cuộc đời thực nhưng những kẻ lộng quyền và vô lí như thế thì lại có nhiều. Dường như, những việc làm của bọn chúng không những không bị kết tội mà còn rất hợp pháp! Với quyền lực trong tay, những kẻ có quyền thế không xem ai khác ra gì, mặc nhiên lộng hành và còn dùng những chiêu trò để hòng vượt qua sự kiểm soát của hệ thống pháp luật. Điều đó cho thấy, hệ thống pháp luật bây giờ cũng không còn đủ mạnh để cai trị xã hội nữa. Trong xã hội ngày nay, những kẻ như chó sói và họa mi không phải là ít. Đó là những kẻ ỷ vào quyền lực hay địa vị trong tay mà có thói hạch sách, cửa quyền. Trong bộ máy chính quyền cũng như trong những cơ quan nhà nước, những hành vi như thế phải được phát hiện và loại trừ nghiêm khắc ngay. Bởi những cơ quan ấy là nơi đảm bảo thực hiện những nguyện vọng của người dân thông qua việc lắng nghe, tìm hiểu tình hình của nhân dân. Với thói hạch sách, cửa quyền, những kẻ ham nắm giữ quyền lực làm sao có thể lắng nghe và đáp ứng những nguyện vọng của nhân dân? Dù cho đó là những người có tài nhưng vẫn nên sớm bị loại bỏ để tránh tình trạng “một con sâu làm rầu nồi canh”. Chúng ta gặp lại hai nhân vật chó sói và cừu nhưng trong một bài ngụ ngôn khác của I.A. Crulov, sự bất công lên đến đỉnh điểm khi sự can thiệp của hệ thống pháp luật cũng trở nên vô hiệu. I.A. Crulov muốn nói đến sự ngây ngô của hệ thống pháp luật khi giải quyết tình trạng bất công này. Thấy tình hình là bầy cừu không thể sống nổi do bị nạn chó sói hoành hành, Hội đồng rừng bàn đến giải pháp để cứu đàn cừu trước khi bị sói ăn thịt hết. Để giải quyết vấn đề đó, Hội đồng rừng quyết định ra một bộ luật thật tối ưu để bảo vệ đàn cừu. Quá trình bàn luận để hình thành luật cũng diễn ra rất nghiêm túc với những nội dung đại loại như là vì sao cừu không kiện sói ngay khi bị sói ăn thịt? Sói thì cũng có con tốt, con xấu chứ không xấu hết cả bầy,... Cuối cùng, sau một hồi bàn luận nghiêm túc, một bộ luật được cho là tối ưu đã được hình thành với nội dung chính là hễ thấy sói rình rập và có ý định bắt cừu thì cừu hãy mạnh dạn tấn công lại bầy sói, cũng không nên hô hoán mà hãy tố cáo chúng ra tòa thì tòa sẽ xử mạnh chẳng tha: Hội đồng rừng từ nay ra Luật: “Nếu sói nào còn nấp rình cừu, Thì cừu chẳng phải kêu trời, Cứ tóm cổ sói mà lôi ra tòa. Tòa án rừng không tha sói dữ, 72 Sẽ bỏ tù, xét xử hẳn hoi…” Thế nhưng từ khi có luật ra rồi thì tình hình cừu bị cáo tha vẫn diễn ra và người ta cũng không thấy tiếng kêu cứu hay một sự tố giác nào của bầy cừu! Sự can thiệp của chính phủ rừng trong bài Sói và Cừu là một hành động rất hợp lí trong lúc này thế nhưng sự can thiệp ấy hết sức khôi hài khi tình hình vẫn không được giải quyết mà càng tồi tệ hơn. Ban hành luật nhưng lại không nhận thức được luật cần bảo vệ ai, luật nên có những yêu cầu gì đối với những người chấp hành luật. Tệ hại hơn là luật còn tạo điều kiện cho kẻ xấu ngày càng lộng hành thêm và những hành động phạm pháp của chúng ngày càng trở nên hợp pháp hơn! Luật đã có nhưng tại sao bầy cừu lại không kiện sói như luật định? Vậy rõ là bị hại, bầy cừu còn là những kẻ không làm theo pháp luật nữa. Nhưng tại sao bầy cừu lại không làm theo luật để bảo vệ mình? Nếu bầy cừu có thể tự mình chống lại sói thì đã không bị sói tha gần hết. Hơn nữa, liệu còn có con cừu nào sống sót để tố cáo sói đã ăn thịt nó! Thật không sai khi I.A. Crulov gọi bộ luật tối ưu ấy là “luật rừng”: Luật rừng dù có tối ưu, Sói lang mạnh thế bắt cừu chẳng tha. Không chỉ nói đến những bất công, I.A. Crulov còn muốn nói đến việc ban hành luật giờ đây cũng giống như một trò vui cho những kẻ làm chính trị vì luật được ban hành nhưng luật lại không có tác dụng gì. Người ra luật không ra gì, chả trách kẻ xấu thừa cơ mà lách luật. Không chỉ dưới thời I.A. Crulov, ngay cả đến xã hội thời nay, việc ban hành những bộ “luật rừng” như thế cũng diễn ra tràn lan. Luật tuy có nhiều nhưng không được tối ưu nên những kẻ xấu đã lợi dụng những kẻ hở để mà lách luật. Pháp luật là công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lí đất nước và thi hành quyền lực của giai cấp thống trị. Do đó, việc ban hành luật nên được thực hiện với trách nhiệm rất cao và người ban hành luật phải thực sự nắm rõ tình hình xã hội và những nguyên tắc cấu thành của luật pháp để khi luật ban hành có thể tối ưu và chấn chỉnh được những mối quan hệ xã hội, đảm bảo những quyền lợi chính đáng cho người dân. Mặt khác, người dân cũng nên chấp hành đúng luật pháp để không tạo cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng chính pháp luật để mà lách luật. Chế độ quân chủ chuyên chế với quyền lực tối cao thuộc về giai cấp thống trị trong tay của nhà vua và những mệnh ban ra thì không thể cưỡng lại. Dưới thời Nga hoàng, luật pháp và những chế tài xã hội chỉ nhằm mục đích củng cố thêm địa vị cho 73 giai cấp thống trị nên chả trách những mâu thuẫn và bất công trong xã hội cũng nảy sinh ngày càng nhiều. ó của 3.1.2. Lên án xã hội còn nhi nhiềều mâu thu thuẫẫn và cu cuộộc sống kh khốốn kh khó nh ân dân nhâ Trong xã hội Nga dưới thời I.A. Crulov, ngoài những mâu thuẫn giữa những giai tầng còn nổi cộm lên mối quan hệ mâu thuẫn khá gay gắt giữa giai cấp thống trị, đại diện là bọn vua quan và những kẻ giàu có, quyền thế với những người dân lao động nghèo khổ, trong đó có cả nhà văn và nhà thơ. Có thể thấy, đây chính là mâu thuẫn chính trong xã hội Nga lúc bấy giờ và đó cũng chính là nguyên nhân mà những cuộc đấu tranh của nhân dân liên tục diễn ra. Tình trạng mâu thuẫn nảy sinh khi lợi ích giai cấp của một tâng lớp bị xâm phạm. Có một sự thật không thể chối cãi, đó chính là sự đối lập quá rõ ràng giữa những giai cấp trong xã hội Nga lúc bấy giờ hoặc ít nhất cũng là việc các giai cấp đã mất đi sự gắn kết hài hòa. Trong khi giai cấp thống trị sống trong cảnh xa hoa và sung sướng thì đa số người dân phải sống trong cảnh nghèo khổ. Đã vậy, họ còn bị bóc lột và chèn ép trong khi họ lại là lực lượng lao động chính trong xã hội. I.A. Crulov đã có một thời gian dài chung sống với những người dân lao động nghèo khổ vì thế không có gì ngạc nhiên khi ông khai thác nội dung này vào những bài ngụ ngôn của mình. Trong bài Nhà thơ và quan tham, ta thấy rõ một sự đối lập giữa một bên là một ông quan tham với cái bụng béo căng và vàng bạc đầy người, còn một bên là nhà thơ yếu gầy, xơ xác: Nhà thơ gầy guộc xác xơ, Áo sờn, giày rách vật vờ thảm thương. Quan lớn lại đường đường oai vệ, Vàng đầy người, bụng phệ mỡ căng. Cả hai đang phải ra tòa vì tên quan lớn bị nhà thơ tố giác rằng hắn là một tên quan tham. Đã thế hắn còn trù dập nhà thơ vì nhà thơ dám nói lên sự thật việc làm của hắn nên cuộc sống của nhà thơ ngày càng thêm khổ cực. Sau khi nghe xong lời nhà thơ thở than, thần công lí phán rằng: Thần công lí phán rằng: - Ta biết Người lòng lành chẳng thiệt chi đâu! Tên kia của cải sang giàu, 74 Chết mang sao được qua cầu Âm ty. Ngay con hắn sau khi bố chết, Hưởng gia tài quên hết công cha. Còn ngươi, tài sản - thơ ca Đời sau vẫn quý, nhà nhà đọc ran. Nên đừng có thở than số phận, Lên cửa quan kiện quẩn, tốn tiền! Tên quan tham với ngoại hình được mô tả là một tên béo bụng mỡ căng, cộng thêm vàng bạc quấn khắp người, đủ biết mức độ tham ô của hắn. Trong khi đó, nhà thơ nghèo lại xác xơ, gầy ốm và vật vờ đến thảm thương. Rõ là tên quan tham và hành động tham ô của hắn đã được nhà thơ phát hiện. Thế nên nhà thơ mới có những bài thơ chống lại hắn. Nhưng tên quan tham không những không biết hối cải mà còn trù dập nhà thơ khiến cho nhà thơ không thể sống nổi mà phải kiện ra tòa. Nguyên nhân vụ kiện chính là nhà thơ thấy bất công khi tên tham quan tham ô nhưng vẫn sống nhởn nhơ trong sự giàu có, còn mình thì làm thơ kiếm không đủ sống mà còn lại bị tội là dám chống, dám cười cợt quan. Thế nhưng hắn có bị xử tội cho đích đáng hay không thì bài thơ không nhắc đến nhưng theo lời ngụ cuối bài thì có vẻ như tên quan này vẫn bình yên vô sự và không bị bất kì một sự trừng phạt nào: Tôi nghe tòa phán ngạc nhiên, Nửa sai nửa đúng, cảm phiền một câu: Quan tham có bị xử đâu? Hắn càng quyền thế, càng giầu, càng tham. Lời phán của quan tòa khiến chúng tôi nhiều suy ngẫm về tình trạng mâu thuẫn và bất công trong đời sống khi mà những kẻ tham ô thì sống nhởn nhơ trong sự giàu có, thậm chí càng cơ hội và giàu có thêm trong khi những người nghèo khổ, lương thiện lại phải sống trong cảnh cơ cực, đói khổ mà không được đối xử công bằng. Đã vậy, họ còn phải chịu sự áp bức, hách dịch của những kẻ quyền thế khi dám nói đúng sự thật, dám lên án những bất công ấy. Một trong những bộ phận dân cư nghèo khổ đó có cả những nhà văn và nhà thơ, những người lao động kiếm sống bằng những sáng tác văn học. Dưới cái nhìn của mình, các nhà văn nhà thơ nhận thấy những tiêu cực, mâu thuẫn và đưa vào trong các sáng tác của mình, như một cách để bày tỏ sự bất mãn và góp tiếng nói chung để lên án những tiêu cực đó. Tuy nhiên, dưới chế độ kiểm duyệt 75 hà khắc, những tác phẩm này thường bị loại bỏ bởi nó đánh trúng vào bộ mặt thật của giai cấp thống trị và những kẻ lộng quyền tham ô, có khi những tác giả của những sáng tác ấy phải chịu những mức án xử nặng nề, có khi mất mạng. Điều này từng được ghi nhận lại rất nhiều trong các tài liệu lịch sử. Theo tương truyền, nhà thơ ngụ ngôn Êdôp từng bị vua hạ lệnh giết vì những lá thư giả mạo vu khống ông phản bội Tổ quốc, liên hệ với kẻ thù bên ngoài. Song, ông đã được một tì tường vốn là bạn và hâm mộ tài năng của ông che giấu cho trốn thoát. Cuối đời, Êdôp lại bị một người Zenphơ kết tội ông mạo phạm thần linh và ném ông xuống vực thẳm. Nhưng chính thần linh lại trừng phạt những người Zenphơ bằng những trận dịch hạch lớn, khiến dân chúng phải xây kim tự tháp để thờ vong linh ông. La Phôngten và I.A. Crulov thì không đến nỗi như vậy nhưng các ông cũng bị giới quan lại và quý tộc thượng lưu trù dập đến khốn khổ. Điều đó càng chứng tỏ giá trị văn học và tính chất giáo dục đạo đức cao, tính hiện thực và khả năng diễn cảm sâu sắc của truyện ngụ ngôn. Trong cái xã hội đầy rẫy những nhiễu nhương và tật xấu, nhiễm phải do các hoạt động tiếp xúc văn hóa giữa phương Đông và phương Tây trong tiến trình mở cửa và hội nhập, đời sống của nhân dân Nga một bộ phận được cải thiện. Tuy nhiên, một bộ phận còn sống trong cảnh khó khăn, thiếu thốn, phải chịu cảnh làm lụng vất vả và để có được đồng tiền, con người có thể chấp nhận làm bất cứ công việc gì. Hiện thực khốn khó ấy được I.A. Crulov ghi nhận lại trong bài Những người khóc thuê: Trong một đám tang tại Ai Cập, người ta thấy ngoài những người thân trong gia đình người chết đang khóc lóc vật vã, còn có những người khóc thuê cũng khóc lóc vật vã không kém. Những người này được gia chủ thuê về để khóc cho tang lễ thêm phần thê lương, mất mát. Vốn là nghề của mình nên dù không có quan hệ gì với người chết những những người khóc thuê vẫn khóc lóc, kêu gào thảm thiết. Có một người phù thủy xuất hiện và nói sẽ và muốn hóa phép để người chết sống lại. Thay vì vui mừng khi người chết có thể cải tử hoàn sinh thì thái độ của những người khóc thuê lại như thế này: Người khóc mướn liền thưa đạo sĩ: Phép thần thông xin chỉ một điều Đừng cho hắn sống thêm nhiều, Tối đa dăm buổi, bắt theo về trời Gia chủ lại thuê người khóc mướn, Thì chúng tôi mới kiếm đủ ăn… 76 Một khung cảnh đám tang thật nhốn nháo và ồn ào khiến chúng ta không khỏi liên tưởng đến cái đám tang có một không hai trong chương Hạnh phúc của một tang gia trong tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Rõ là một khung cảnh trái với lẽ thường khi mà lẽ ra đám tang thì phải được tổ chức trong không khí trang nghiêm để tôn trọng và bày tỏ nỗi xót thương với người quá cố. Dù chỉ là tình huống giả định nhưng lại phản ánh lên một hiện tượng có thật trong xã hội lúc bấy giờ - tiền trao cháo múc. Khi cuộc sống găp nhiều khó khăn, con người sẵn lòng làm bất cứ công việc gì để có được đồng tiền để nuôi thân và gia đình, kể cả làm những công việc bất lương. Câu trả lời của những người khóc thuê với nhà phù thủy cho thấy những người này bất chấp tất cả, kể cả từ bỏ cả những giá trị đạo đức nền tảng nhất của con người. Nhân vật phù thủy gợi cho ta nhớ đến những ông bụt, ông tiên hay xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích. Nhưng ở đây, nhân vật phù thủy không phải đến để giúp những người khóc thuê vượt qua sự khó khăn mà là kiểm tra nhân cách của họ. Phô bày cuộc sống với nhiều mảng tối, I.A. Crulov cũng không ngần ngại khi nói đến sự tuyệt vọng của con người. Chúng tôi không cho rằng I.A. Crulov đã quá sa đà vào việc phơi bày hiện thực tăm tối nhưng đôi khi đó là cách để người đọc hiểu rõ hơn về những khó khăn trong cuộc sống đã ảnh hưởng thế nào đến con người. Cuộc sống khó khăn đã khiến con người nản chí và nghĩ đến cái chết. Quả thật, chỉ khi đó là một cuộc sống hoàn toàn bế tắc thì con người mới có sự tuyệt vọng như vậy. Đó là tình cảnh của ông lão nông dân trong bài Người nông dân và thần chết: Vào một ngày mùa đông lạnh buốt, ông lão nông dân gầy guộc, ốm ho trên đường đi kiếm củi về. Với bó củi nặng trên vai, ông lão chán chường khi nghĩ về cuộc đời khó nhọc của mình: Lo sưu thuế, còn nhiều khoản nợ, Nộp tức tô, bán đợ vợ con… Suốt đời cực nhọc héo mòn, Mà bó củi nặng vẫn còn trên vai. Chán đời, ông lão chỉ muốn chết ngay cho khỏe nên ông cất tiếng kêu thần chết đến lấy mạng ông đi. Nhưng khi thần chết bay đến với lưỡi hãi sắc nhọn trên tay, ông lão run sợ và quên hết chuyện chán đời, không muốn chết nữa: Thấy lưỡi hái thần mang sắc bén, Ông già quên hết chuyện chán đời, Run run, Già gọi: Thần ơi! 77 Đặt hộ bó củi lên vai giúp già! Thế mới thấy, cuộc sống nghèo khó làm cho người ta có thể khiến con người ta có thể làm bất cứ điều gì, kể cả muốn chết chỉ để thoát khỏi cuộc sống khổ cực. Với ông lão lúc này, liệu cái chết có phải là cách duy nhất để ông thoát khỏi tình cảnh cơ cực hay chỉ khiến nỗi khó khăn cho gia đình ông ngày càng thêm chồng chất? Thật may là ông lão đã kịp suy nghĩ vào giây phút cuối cùng của cuộc đời. Đành rằng cuộc sống khó khăn nhưng cũng không thể phủ nhận cuộc sống còn có những lúc hạnh phúc, vui vẻ thế nên cuộc đời dù sao cũng tốt hơn là cái chết. Trong một bài ngụ ngôn khác, sự khốn khó không phải đến từ cuộc sống cơ cực mà là do sự keo kiệt và lắm điều của bà chủ nhà. Đó là tình cảnh của hai cô gái làm công trong bài Bà già và hai cô gái. Tất nhiên, đó chỉ là một tình huống mà I.A. Crulov đã xây dựng lại nhằm nói về sự lao động cực khổ của người dân lao động mà thôi! Hai cô gái là người làm công cho một ba vợ quan nổi tiếng keo kiệt và lắm điều. Với thân phận là “con sen, con ở”, hai cô hái bị bà hành hạ, bắt làm việc suốt cả ngày. Không thể yên giấc ngủ ngon vì hễ mỗi sáng, khi con gà trống gáy thì bà già đã thức dậy và giao cho hai cô gái vô số công việc. Thế nên hai cô gái rất căm giận con gà trống. Vào một ngày bà chủ đi vắng, hai cô gái lén giết con gà trống đi và đổ lỗi là nó bị cáo tha. Những tưởng khi không có con gà trống, hai cô sẽ có được giấc ngủ ngon nhưng mọi chuyện lại càng tồi tệ hơn khi bà già còn thức sớm hơn cả con gà. Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa, hai cô gái giờ lại phải thức sớm hơn và làm việc nhiều hơn cả trước kia. Dẫu có hối tiếc vì đã giết oan con gà trống thì cũng đã muộn rồi. Nếu như trong bài Người nông dân và thần chết, ông lão nông dân chọn cái chết để thoát khỏi cuộc sống khó khăn và kịp nhận ra giá trị của cuộc sống trong giây phút cuối cùng của cuộc đời thì hai cô gái có vẻ sáng suốt hơn khi nhận ra đâu là nguyên nhân gây nên nỗi khốn khổ của hai cô chính là con gà trống. Tuy nhiên, đó là một sự nhận định sai lầm. Vì hai cô bị bóc lột là do bà chủ keo kiệt kia chứ không phải là do con gà. Con gà chỉ gáy theo bản năng vào buổi sáng và bà già đã canh theo tiếng gà gáy để quy định giờ giấc làm việc cho hai cô. Nếu xét theo một khía cạnh khác thì bà già cũng không phải là kẻ đáng trách, còn hai cô gái lại là những người làm công không thực hiện đúng phép của bà chủ, như những kiểu nhân vật nữ nổi loại trong những tiểu thuyết hiện thực Nga. Ngụ ngôn I.A. Crulov cho ta bài học về cách nhìn nhận và giải quyết sự việc một cách triệt để ở cái nguồn gốc phát sinh của nó. Có 78 nghĩa là trong những tình huống khó khăn, ta phải xem xét xem nguồn gốc phát sinh của những khó khăn ấy là gì mà tìm hướng giải quyết, không nên nản chí hay có những cách giải quyết cấp thời nhưng không triệt để. Từ hình ảnh của những người khóc thuê cho đến lão nông già yếu và hai cô gái làm công tội nghiệp cho ta thấy xã hội Nga lúc bấy giờ còn có những mảng tối với những cảnh đời nghèo khó và những câu chuyện xoay quanh ý chí tồn tại của con người trước những hoàn cảnh khó khăn ấy. Bản chất yêu lao động của nhân dân Nga và niềm tự hào vinh quang trong lao động dường như không còn nữa. Cùng với những sự mâu thuẫn và bất ổn giữa những giai tầng khác, tình trạng nghèo khó khiến cho xã hội càng thêm bất ổn. Điều đó cho thấy sự yếu kém trong việc cai quản đất nước của Nga hoàng và cái triết lí “ai nghèo ba họ, ai khó ba đời” trong xã hội này những tưởng chỉ còn là những ý niệm triết học. Qua những bài ngụ ngôn nói về những bất công và mâu thuẫn trong xã hội, I.A. Crulov muốn mọi người nhận ra rằng, xã hội mà mọi người đang sống còn nhiều chuyện bất công bằng, còn có nhiều người nghèo khổ cần được bênh vực. Đồng thời bày tỏ sự phẫn uất và lên án giai cấp thống trị, lên án giới quý tộc và những kẻ thượng lưu, có quyền thế bóc lột và làm khổ cuộc sống người dân. Không chỉ riêng trong xã hội I.A. Crulov thời ấy mà ngay đến xã hội hiện đại ngày nay, những chuyện bất công bằng, sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo, mâu thuẫn giai cấp vẫn thường xuyên xảy ra, cuộc sống người dân lao động còn chưa được cải thiện, một bộ phận phải sống dưới mức nghèo khổ, phải đối diện với cái nghèo đói và bệnh tật. Làm thế nào để có thể chấm dứt được những tình trạng ấy để người dân lao động nghèo có được cuộc sống cải thiện hơn? Đó là điều mà không chỉ riêng mình I.A. Crulov mà ngay đến những người hậu thế như chúng ta vẫn còn trăn trở. 3.2. Vạch tr trầần bộ mặt th thậật của giai cấp th thốống tr trịị và bọn quan lại quan ũng li liêêu, tham nh nhũ Bên cạnh nội dung lên án những bất công và mâu thuẫn tiềm tàng trong xã hội thì nội dung đả phá, tố cáo giai cấp thống trị cùng bộ máy tay sai, những tên quan lại quan liêu có hành vi tham nhũng là một nội dung không thể thiếu trong mảng ngụ ngôn chống cường quyền. Trong ngụ ngôn I.A. Crulov, nội dung này càng nổi bật hơn nữa khi mà dưới ngòi bút không khoan nhượng với một thái độ không e dè, bộ mặt thật của những kẻ xấu xa đó càng hiện ra rõ nét hơn bao giờ hết. 79 3.2.1. Vạch tr trầần bộ mặt th thậật của giai cấp th thốống tr trịị ững tên quan lại 3.2.1.1. Bản ch chấất ngu dốt va xu nịnh của nh nhữ Giai cấp thống trị trong xã hội Nga, lúc bấy giờ, ngoài Nga hoàng - người nắm giữ quyền lực tối cao, còn có những tên quan lại ở các địa phương. Bộ máy vua quan trong một quốc gia là nơi thể hiện được sức mạnh và khả năng cai trị đất nước, đó còn là nơi bảo về quyền lợi chính đáng và thực hiện nguyện vọng của nhân dân. Người ta có câu Quan tốt thì dân được nhờ, quan khờ thì dân khổ. Những tên quan lại xuất hiện trong ngụ ngôn I.A. Crulov thường là những tên “quan khờ” với những tạo hình khiến người đọc không khỏi buồn cười. Bộ dạng của những tên “quan khờ” ấy được I.A. Crulov miêu tả qua bài thơ Quan đại thần: Có một tên quan đại thần đến ngày tận số. Hắn xuống Âm ti để trình báo và khai sổ công thần. Qua những điều tra sơ bộ ban đầu của Diêm vương, hắn đã khai rõ về thân thế và nghề nghiệp của mình. Thì ra hắn làm quan lớn đến chức Thượng thư trong triều đình Ai cập. Thế nhưng những công việc hàng ngày của hắn thì cũng chỉ là: Nhưng vì đau ốm khật khừ, Bao nhiêu công việc giao thư lại làm. Tôi chỉ biết ăn tham ngủ kĩ, Họ đưa gì tôi kí đại thôi... Nghe đến đấy, Diêm vương lập tức cho hắn lên Thiên đàng ngay trong sự ngơ ngác của mọi người! Diêm vương mới giải thích rằng, hắn tuy làm một việc không đúng đạo lí đó là làm quan lớn nhưng lại không làm gì mà chỉ lo nằm dài, còn việc hắn chết sớm để nhân dân bớt khổ thì có khi lại là công trạng lớn! Và xét đi xét lại thì hắn cũng chỉ là một tên “dốt đặc cán mai” nên cho lên Thượng giới hay xuống địa ngục cũng không phiền hà đến ai! Rõ đúng là một tên vô dụng. Nhưng cũng chính vì thế mà hắn sớm được lên thiên đàng vì diêm vương thấy hắn bất tài nhưng còn có chút lòng lương thiện, không cố vị ngồi dai thì càng làm khổ dân hơn! Và theo như lời I.A. Crulov nói đến trong lời ngụ cuối bài thì trong triều đình Nga hoàng bấy giờ có nhiều tên đáng được lên thiên đàng như thế! Như vậy, những tên quan khờ không chỉ có một mà có nhiều lắm! Chuyện được lên thiên đàng là một chuyện phải mừng nhưng được lên thiên đàng vì sự bất tài, huống chi còn lắm kẻ như thế thì tai hại vô cùng. Rõ ràng tên quan đại thần 80 là một kẻ vô dụng, nằm không ăn lương nhưng không làm gì được cho dân. Ai bảo hắn kí giấy gì thì hắn kí ấy, cũng không biết là kí gì... Bài ngụ ngôn cho ta thấy được bộ mặt thật của những tên quan lớn trong triều đình Nga hoàng lúc bấy giờ, những tên quan nắm giữ những chức vụ quan trọng trong tay nhưng lại là những kẻ ăn tham, vô dụng, hay khác hơn là những con rối, chỉ nhằm phục vụ cho nhu cầu thao túng quyền lực của chế độ chuyên chế. Cuối cùng, người dân lại là những người chịu khổ! Chủ trương đi tìm lại hình mẫu của một con người Nga lí tưởng, I.A. Crulov không ngần ngại vạch trần bộ mặt thật của những tên quan lại trong triều đình Nga hoàng. Chúng tôi cho rằng, không hẳn là I.A. Crulov muốn đây là những tấm gương hoàn hảo để người dân noi theo nhưng ít nhất cũng khiến người ta nhìn nhận lại một cách nghiêm túc về vai trò của giai cấp thống trị. Không chỉ vạch trần bộ mặt thật của những tên quan vô dụng và bất tài, I.A. Crulov còn cho thấy những tên quan ấy còn là những kẻ xu nịnh và thích xu nịnh. Bằng những lời lẽ hoa mĩ, những tên quan xu nịnh tán tụng nhau đến mức những người nghe được cũng thấy trái tai như hai con vật chim cu và gà trống trong bài Chim Cu và Gà trống: Gà trống khen ngợi chim cu là có giọng hót hay tuyệt vời như ca sĩ Gà trống khen ngợi chim Cu - Rằng nghe chị hát như ru tuyệt vời! Ngân dài, vang vọng góc trời, Ca sĩ như chị trên đời không hai. Để đáp lại lời khen ấy, chim Cu cũng không ngớt ca tụng tiếng gáy của con Gà: Cu rằng: - Anh bạn đẹp trai Mỗi khi cất tiếng gáy dài âm vang, Sớm mai đánh thức cả làng, Tim tôi xúc động rộn ràng chờ mong. Đời này trong đám đàn ông, Đẹp người đẹp giọng thật không ai bằng! Bỗng một con chim Sẻ bay đến. Nó thấy hết sức nực cười và buông lời chế nhạo cho hai con vật nịnh hót! Trong bài ngụ ngôn trên, hai con vật chim cu và gà trống đang tâng bốc nhau về khả năng ca hót của chúng với những lời lẽ thật đúng là làm người khác lên mây! Nhưng không biết là bọn chúng có đang nói dối chính mình. Điều ấy khiến chim sẻ 81 phải buồn cười. Đôi lúc ngụ ngôn I.A. Crulov khiến người đọc phải phá lên cười vì những tình huống ngớ ngẩn, như việc nịnh hót này chẳng hạn. Những lời nịnh hót thường do những kẻ thích bợ đỡ ngụy tạo, thường là những lời ngoa không đúng sự thật hoặc là có một phần đúng sự thật nhưng lại được phóng đại lên quá mức. Chẳng hạn như lời gà trống khen chim cu là lời nói khoác nhưng chim cu khen gà trống gáy hay thì có một phần đúng sự thật. Thế nhưng tiếng gà dù có hay đến đâu thì cũng chỉ hữu dụng vào mỗi buổi sáng mà thôi và cũng không ai để ý xem gà gáy hay đến mức nào! Những lời tán bốc, nịnh hót nghe thoạt nghe thì vui tai đấy, nhưng liệu đó có phải là lời khen ngợi thật lòng? Chung quy lại thì nịnh hót không phải là một việc hay ho gì mà đó còn là một thói xấu cần được phê phán và loại bỏ. Tuy nhiên, có một hiện thực không thể chối bỏ chính là, nếu không có những người thích nghe những lời nịnh hót thì cũng không có những kẻ nịnh hót, bợ đỡ: Vì ai cũng thích lên mây, Vì quan ưa nịnh, sinh bầy nịnh quan. I.A. Crulov muốn cười cợt những kẻ nịnh hót và thích nịnh hót, nhất là những tên quan lại trong triều đình Nga. Việc nịnh hót thật ra cũng chỉ nhằm khen bốc lẫn nhau, để cũng cố thêm địa vị và quyền lợi cho chúng hoặc để có thêm một chút lợi lộc. Rõ là những kẻ bất tài thế nhưng qua những lời tán bốc lẫn nhau đã nhanh chóng biến thành những nhân vật quan trọng và có tài năng không thể ngờ! Nhưng khi đã tán bốc nhau đến khản cả cổ thì họ cũng không biết rằng họ có đang tự lừa dối chính bản thân mình hay không? ững tên quan lại 3.2.1.2. Bản ch chấất gian xảo của nh nhữ Không chỉ người dân mà những tên quan lại cũng có nhiều tật xấu. Tuy không phơi bày những tật xấu một cách cặn kẽ như khi nói về cái tốt và cái xấu nhưng ít nhất, I.A. Crulov cũng cho ta thấy được tật xấu của những tên quan này. I.A. Crulov đã rất tài tình trong việc tạo dựng nên hình mẫu của những tên quan lại ngu dốt và bất tài, nhưng vẫn chưa dừng lại ở đó, những tên quan “khờ” còn là những tên gian xảo, vừa ăn cướp, vừa là làng! Sự thực về hành động vừa ăn cướp, lại vừa la làng của những tên quan tham được ngụ ngôn I.A. Crulov ghi nhận lại qua bài Cáo và Sóc núi: Thấy Cáo đang cong đuôi chạy, Sóc núi mới gọi lại và thăm hỏi. Cáo than thở rằng nó bị đuổi oan vì bị kết tội tham nhũng: - Tôi mang tiếng, bị đuổi oan vì tham nhũng. 82 Tôi đã từng làm quan tòa tốt bụng, Bảo vệ lũ gà vui sống, sinh sôi. Ăn ngủ không yên suốt mấy năm trời Vì thiên hạ, nay bị lời vu khống. Oan tôi không, chắc tại mồm con gà trống... Nhưng Sóc núi không lạ gì chuyện tham ô của Sói khi ngày nào nó cũng thấy mép Cáo dính một nhúm lông gà! Hay trong bài Chó Sói và Chuột nhắt,I.A. Crulov cũng muốn nói đến hành động vừa ăn cướp vừa la làng như thế: Sói bắt được một con Cừu non béo mập và nó tha vào rừng để ăn. Khi ăn no xong thì vẫn còn khá nhiều thịt nên nó để dành lại cho bữa ăn sau rồi lăn ra ngủ. Có một con Chuột nhắt trông thấy thịt Cừu thơm ngon nên nó nhảy vào tha. Bỗng chó Sói giật mình tỉnh dậy trông thấy. Thế là nó giãy nãy lên như thể nó đang bị trộm thực sự: Giật mình tỉnh dậy bèn la khắp rừng: - Có kẻ trộm, xim đừng để thoát! Con Chuột ranh đốn mạt nhất đời, Bao nhiêu công sức của tôi, Nó đà cướp sạch con mồi thơm ngon... Bài Chó sói và Chuột nhắt kết thúc bằng một câu chuyện nhỏ về quan tòa Klim bị giật chiếc đồng hồ trên phố. Đó là một món quà biếu không đắt tiền thế mà quan lại hô ầm lên! Rõ là bản chất gian xảo của những tên quan lại. Bản thân là những kẻ lừa bịp, làm chuyện bất nhân nhưng khi gặp chuyện thì lại la làng, đổ vấy cho người khác như thể mình là người vô tội. Dân gian có câu Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, những việc làm xấu xa ấy không thể che mắt được người khác. Thế mới thấy, cái bản chất xấu xa là không thể che đậy, như thể chuyện lông gà dính mép cáo vậy! Cái cần phải nói đến chính là những kẻ vừa ăn cướp, vừa la làng ấy sẽ bị xử lí như thế nào hay chỉ lại là một trò đùa của những kẻ lắm quyền mà thôi! Chúng tôi không hoàn toàn cho rằng, I.A. Crulov đã hoàn toàn tuyệt vọng với hệ thống pháp luật khi không ít lần ông mô tả nó bất lực đến ngây ngô, nhưng thực sự thì hệ thống pháp luật trong xã hội bấy giờ dường như hoàn toàn vô hiệu. Một khi luật pháp đã trở nên vô hiệu thì những người nắm giữ cán cân công lí bây giờ không khác gì những “con rối” trong tay giai cấp thống trị. Xã 83 hội rối ren với tình trạng phạm pháp tràn lan nhưng những “con rối” này không đủ khả năng để ổn định tình hình xã hội. Đã thế còn có những hành động trái với lẽ thường. Người dân còn biết trông chờ vào ai khi ngay đến cán cân công lí cũng bị thiên lệch và hệ thống pháp luật không còn đủ mạnh? Không chỉ nói đến những tên quan lại trong triều đình Nga hoàng với những tật xấu khó chấp nhận, I.A. Crulov còn nói đến những kẻ có quyền thế, có địa vị trong xã hội. Cũng giống như những tên quan lại, những kẻ này cũng gian manh không kém. Bản chất gian xảo của những kẻ ấy dễ bộc lộ ra nhất khi bọn chúng bị sa cơ, thất thế. Đó là tình cảnh những tên đầu xỏ gian manh không may bị sa cơ, thất thế, không còn cách để trốn chạy thì lại dùng những lời ngon ngọt, dễ nghe hay nhờ cậy vào những thế lực khác để bộc lót, giúp chúng thoát thân. Thế nhưng kẻ gieo gió thì phải gặp bão, những kẻ ấy dù dùng mọi phương cách gì cũng không thể thoát thân được. I.A. Crulov cho ta thấy một bộ dạng khác của những kẻ có quyền thế trong những bài ngụ ngôn có chung môtíp: Khi những kẻ xấu bị sa cơ! Dùng những lời ngon ngọt để hòng thoát thân là cách mà những kẻ xấu hay dùng. Thế nhưng cách ấy liệu có hiệu quả hay không hay cũng chỉ là một sự cố gắng vô ích? Bài Sói sa chuồng chó là câu trả lời và cũng là bài học đích đáng cho những kẻ sa cơ nhưng vẫn còn dẻo mồm: Đêm khuya, Sói định vào bắt trộm cừu. Thế nhưng nó không may lẻn nhầm vào chuồng chó! Bầy chó sủa vang khi thấy mặt kẻ thù. Thế là người cũng thức dậy và mang súng, gậy đến vây bắt. Biết mình đã bị sa cơ, sói cất lời ngọt nhạt để hòng thoát thân: Vốn tinh ranh, Sói cất lời ngọt nhạt: - Các bạn ơi, làm ầm ĩ chẳng nên, Tôi - Sói già chăm chỉ lành hiền, Hãy quên đi chuyện xưa nhân nhượng. Tôi đến đây để hòa bình thương lượng, Không hại người không múa vuốt nhe nanh. Thề từ nay không bắt lũ cừu lành, Còn có thể giúp các anh làm bảo vệ... Nhưng người còn lạ gì bản chất gian xảo của nó nữa nên ra lệnh cho bầy chó dữ xông vào kết tội nó ngay. Con Gấu trong bài Gấu sa lưới cũng không may khi rơi vào bẫy của con người. Nó giãy giụa mãi nhưng không thể thoát ra được vì lưới rất chắc 84 nên càng giãy, nó càng bị thít chặt trong đó. Sắp đến gần cái chết, Gấu cũng tìm cách để xoay sở bằng những lời kêu van đến tội nghiệp: Gấu đành lên tiếng kêu van: Xin đừng giết Gấu kẻo oan tày trời, Bọn vu khống bảo tôi hung dữ, Chớ vội tin, cứ hỏi thử xem, Gấu là giống vật rất hiền, Không ăn xác chết, không phiền đến ai. Nhưng những lời van xin của nó cũng không được con người chấp nhận và kết cục của nó cũng không khác gì Cáo. Điều đó cho thấy bản chất gian xảo của những kẻ có quyền thế trong xã hội cũng không kém gì những tên quan lại vừa ăn cướp, vừa là làng. Cán cân công lí đã không còn công bình nên người dân bây giờ chỉ còn biết trông chờ vào chính bản thân mình. Thế nhưng, có khi bản thân những người nông dân lại là những quan tòa sáng suốt hơn cả bởi trí thông minh của con người đã giúp họ nhận rõ bản chất gian xảo và những lời giảo ngọt của kẻ xấu và trừng trị chúng thẳng tay! Nói đến chuyện sa cơ thì những kẻ ham nắm giữ quyền hành cần nghĩ đến một kết cục cho mình trong một ngày bị thất thế, sa cơ như hình ảnh con Sư tử trong bài Sư tử về già: Có một con Sư tử ngày nào dũng mãnh nhưng nó cũng không thể tránh khỏi tuổi già: Móng cùn, sức yếu, mắt lòa, Răng nanh rụng hết, chẳng ra chúa rừng. Xưa kia, những thú rừng khiếp sợ nó nhưng khi nó đã không còn sức lực nữa thì lại xem nó như một trò đùa và tranh thủ cơ hội để trà thù nó: Trả thù xưa, Sói cắn tai, Bò tới húc thử xem ngài có đau? Sư tử chỉ gục đầu rên rỉ, Biết làm chi? Thời thế hết rồi. Một con Lừa cũng thử chơi, Chọn chỗ đau nhất nó thời đá luôn. Không chịu nỗi sự đau đớn và nhục nhã, Sư tử chỉ còn cách kêu trời ban cho mình cái chết thật nhanh! 85 Không biết nên thương hay nên trách sư tử, bởi tình cảnh của nó thì cũng đáng thương thật. Bởi ngày nào còn là chúa sơn lâm dũng mãnh, nay sức yếu tuổi già thì lại bị đối xử thảm hại. Những con vật nuôi mối thù xưa đến trả thù nó. Đến ngay Lừa cũng thừa lúc nó sa cơ mà đến gây chuyện. Thế là sống cũng không được mà chết cũng không xong. Đó là một bài học mà những kẻ hám giữ quyền hành nên thấy mà răn cho mình. Thời thế luôn luôn biến đổi, có thể ở thời này mình là kẻ nắm quyền làm chủ nhưng một khi thời vận đã hết thì sẽ gặp chuyện thảm hại, không ra gì, nhất là còn phải đối mặt với sự quấy nhiễu của những kẻ lợi dụng thời cơ, chúng tôi gọi đó là những kẻ cơ hội. Nhưng không phải kẻ nắm quyền nào cũng có nhiều thời gian để suy ngẫm những bài học trong ngụ ngôn I.A. Crulov. Chúng tôi từng nói đến tật huênh hoang và tự phụ cùng những hậu quả của nó trong các phần trước. Khi là kẻ nắm giữ quyền lực trong tay, những kẻ này còn huênh hoang và kiêu ngạo hơn nữa. Bài học dành cho những kẻ có thói kiêu ngạo như thế được I.A. Crulov ghi nhận lại trong bài Sư tử và con chuột: Một hôm, Chuột đến xin Sư tử cho mình được xây tổ ở gần vì nó nghĩ dù Sư tử có mạnh mẽ nhưng cũng có khi Sư tử sa cơ, cần đến sự giúp của Chuột nhỏ thì nó sẽ giúp ngay. Nhưng Sư tử tỏ ra nóng giận và từ chối thẳng thừng: Sư tử quát: - Thằng này khoác lác, Nhưng tao tha dẫm nát là may. Liệu hồn cao chạy xa bay, Tao còn thấy mặt có ngày tàn xương. Nghe thế, Chuột bỏ đi mà không van xin Sư tử nữa. Những tưởng với sức mạnh to lớn và uy nghi lừng lẫy, Sư tử có thể ung dung với ngôi vị chúa sơn lâm. Nhưng cho đến một ngày, nó mới thấy hối tiếc lời đề nghị của Chuột ngày xưa khi nó bị rơi vào bẫy: Còn Sư tử vốn chủ quan, Một hôm sa lưới người giăng giữa đường. Càng giãy giụa lưới càng quấn chặt, Chắc phen này khó thoát được đây, Nếu không bị giết phanh thây, Cũng giam chuồng sắt, từ đây héo mòn... Bỗng nhớ tới Chuột con dạo nọ: 86 Ừ, bây giờ nếu nó ở đây Gặm dần đứt tấm lưới này, Thì ta thoát nạn chạy ngay về rừng. Sư tử không cho chuột xây tổ ở gần vì nó cho rằng chuột ranh là kẻ khoác lác, một phần là vì nó cậy mình có sức mạnh, muông thú ai cũng sợ. Nhưng nó không biết rằng có một ngày nó phải rơi vào bẫy của con người. Đến lúc cùng đường, nó nhớ đến lời nói của chuột con ngày xưa nhưng mọi chuyện đã không còn kịp nữa. Đó là một bài học nhớ đời dành cho những kẻ cậy thế, khinh thường những người có địa vị thấp hơn mình, cho rằng học là những người vô tích sự mà không cần đến. Nhưng đời còn có những chuyện bất ngờ, kẻ mạnh cũng có lúc gặp nguy nan, thất thế thì cũng cần sự giúp đỡ của kẻ yếu. Đừng để đến lúc gặp nguy thì mới hối tiếc về lòng kiêu ngạo của mình thì đã quá muộn! Hình ảnh con sư tử kiêu ngạo, coi khinh lời khuyên của kẻ khác phải chăng là một bản sao khác của hình ảnh chim phượng hoàng trong bài Phượng hoàng và Chuột chũi. Nếu phượng hoàng là vua của loài chim thì sư tử là chúa tể của các loài thú nhưng cả hai vị vua này đều là những kẻ có thói huênh hoang và tự phụ. Kết cục của cả hai cho thấy rõ tác hại của việc xa rời quần chúng và chối bỏ lòng tin vào sức mạnh đoàn kết của toàn dân. Qua những bài ngụ ngôn trên, ta thấy rõ được phần nào bộ mặt thật của bọn giai cấp thống trị và bọn quan lại thối nát trong triều đình Nga hoàng lúc bấy giờ. Đó là những tên sâu mọt, đục khoét đời sống của nhân dân, khiến cuộc sống của nhân dân đã khổ cực nay còn thêm khó khăn. Bản thân những tên quan lại ấy đã không ra gì thì làm thế nào mà trị dân giúp nước để cho dân được nhờ? ững vụ xử án phi lí tr ướ 3.2.2. Nh Nhữ trướ ướcc sự ng ngâây ng ngôô của hệ th thốống ph phááp lu luậật Ngụ ngôn I.A. Crulov còn ghi nhận thêm những câu chuyện về những vụ xử án bất hợp lí đến nực cười, nhưng đó là sự thật không thể chối cãi. Trong cái nhìn của một nhà ngụ ngôn và là một nhà báo hiện thực đầy tâm huyết, I.A. Crulov không cho phép mình bỏ sót một sự kiện hay một vấn đề nóng hổi nào. Nhưng dù viết về cái gì thì I.A. Crulov cũng viết với một tinh thần đầy trách nhiệm. Không chỉ khai thác đầy đủ những vấn đề nóng bỏng, I.A. Crulov cũng chú trọng khai thác những biểu hiện xoay quanh những vấn đề ấy. Nếu viết về những tên quan lại thối nát trong triều đình Nga hoàng mà không nói một chút đến những vụ xử án thì là một thiếu sót. Một lẽ dĩ nhiên, khi một vấn đề nào đó xuất hiện trong ngụ ngôn I.A. Crulov thì hầu như đều là 87 những vấn đề trái với lẽ thường. I.A. Crulov chú trọng đến cách nhìn nhận vấn đề từ mặt trái của nó hơn là tô hồng hiện thực. Những vụ xử án trong ngụ ngôn I.A. Crulov đều là những vụ xử án hết sức phi lí và có khi người đọc không khỏi buồn cười với những phán quyết của các vị quan tòa. Hãy xem những quan tòa, những con người nắm giữ cán cân công lí đã “công minh” thế nào trong những vụ án dưới đây. Vụ án thứ nhất là vụ án xử một anh chàng có ba vợ trong bài Xử án anh ba vợ: Có một anh chàng lòng tham không đáy, có vợ rồi những anh lại muốn có thêm nên anh đã lấy thêm hai cô vợ nữa. Những tưởng có thể hưởng lạc hơn người nhưng không ngờ chuyện ấy lại đến tay Sa hoàng. Vua ra lệnh phải xử tội anh cho thật nặng sao cho dân chúng phải sợ mà không dám phạm pháp nữa. Nếu không trị nghiêm thì người chịu tội sẽ chính là các quan! Vua nghiêm khắc: phải mang ra xử, Luật hôn nhân sao cứ phạm hoài? Hành hình còn nhẹ lắm thay, Xử sao dân sợ, từ nay phải chừa. Nếu quan tòa xử chưa thỏa đáng, Sẽ bị đem đền mạng, chết thay. Các quan tòa hồn vía lên mây, gấp rút nghĩ ra cách để xử sao cho thỏa đáng và không làm phật lòng nhà vua. Cuối cùng, sau ba ngày bàn bạc, họ đã bàn ra cách để xử anh tội anh như thế này: Các quan hồn vía lên mây, Cùng nhau bàn bạc ba ngày, nghĩ ra. Gọi bị cáo mở tòa xét xử, Tuyên án rằng: “Ba vợ quá nhiều, Tội này nặng biết bao nhiêu, Bắt cả ba vợ về theo người chồng”. Xử thế thì nhẹ thật nhưng các quan tòa không những không bị treo cổ mà còn được vua khen ngợi hết mình. Bởi hình phạt thì nhẹ nhưng anh chàng ba vợ vẫn không chịu nổi đến nước phải tự treo: Ai ngờ chỉ một tuần thôi, Tên ba vợ đã qua đời - tự treo. Khong chịu nổi cảnh nhiều vợ quá, 88 Chết còn hơn! Thiên hạ kinh hoàng Thế là thiên hạ ai cũng kinh hoàng và từ đấy không còn dám đa mang nhiều vợ và vi phạm luật hôn nhân nữa! Hình phạt nhẹ nhưng hậu quả nặng. Anh chàng trong câu chuyện trên quả thật là xấu số nhưng bản thân anh cũng là một kẻ phạm tội khi anh đã vi phạm luật hôn nhân của Sa hoàng là lấy đến ba vợ! Sa hoàng biết thế nên quyết định trị tội anh làm răn cho người khác. Cái chết bất ngờ của anh chàng xấu số khiến ai nấy, đến cả Sa hoàng, cũng lấy làm kinh hãi. Thế là không ai dám đa mang nhiều vợ nữa. Thật là một cách xử án tài tình của các ông quan, Sa hoàng khen như thế. Có thể đó là một bài học dành cho những kẻ không chung thủy, đa thê nhưng chuyện cần nói đến ở đây chính là chuyện xử án của những vị quan tòa. Rõ ràng bản án mà anh ta nhận lấy không có gì gọi là cực hình cả nhưng lại khiến anh ta phải chết tự treo thì đáng ngờ thật. Việc cùng chung sống với ba cô vợ có phải là một nhục hình đến nỗi phải tự treo cổ hay tác giả muốn nói đến việc sự áp bức, bất hợp lí trong các vụ xử kiện đã ép con người đến đường cùng, khiến họ không thể sống nổi mà tìm đến cái chết? Vụ án thứ hai sau đây có vẻ như mọi chuyện rõ ràng hơn, tuy nhiên, nó cũng chỉ là một giai điệu khác trong “cái điệp khúc” xử án phi lí vì sự phi lí cũng không kém vụ án đầu tiên. Đó là vụ án con cá măng với tội danh ăn hết cá khác trong ao trong bài Xử án cá măng: con Cá măng bị kiện ra tòa vì đã ăn hết cá trong ao. Vì bằng chứng đầy đủ với nhiều đơn kiện nên nó phải ra tòa. Lần này quan tòa cử Cáo già làm công tố! Vốn có giao tình thân mật nên quan Cáo đã phán xét Cá măng với một hình phạt rất “nặng” khiến ai cũng phải ngỡ ngàng: Tòa phán quyết: Cá măng diệt chủng, Tội chết treo là đúng kỉ cương. Cáo rằng treo cổ cũng thường, Phải xử thật nặng làm gương tài đình. Đem ra suối trầm mình dìm chết, Thì họ hàng mới khiếp sợ chăng? Thật là một hình phạt đáng sợ nhưng Cá măng thì không lấy gì làm sợ hãi và tiện thể đã chuồn xa! Thật sự chúng tôi phải thốt lên rằng: “Ô hay! Xử thế thì thật là tài, ai đời đem cá dìm xuống nước mà chết cho đặng!”. Chẳng qua là vì cáo già vốn đã nhận nhiều cá 89 do cá măng biếu tặng nên nó phải tìm cách để cá măng chạy tội. Hình phạt vô lí đến ngay cả những người không dự phiên tòa nghe thấy cũng ngán ngẫm nhưng không hiểu sao, tòa án lại cho thi hành hình phạt ấy. Thế thì quả là cả quan tòa cũng ngây ngô thật! Trong vụ xử án cá măng nổi lên vài vấn đề cần suy ngẫm, đó là chuyện quan lại tham ô của dân và cách thi hành luật pháp nhưng lại trái pháp luật. Không ai ngờ chính cáo và cá măng vốn là người quen biết từ trước. Cũng như những tên quan tham ô của dân, con cáo đã ăn rất nhiều cá do cá măng đem biếu tặng nên tất nhiên nó tất nhiên không thể xử chết cá măng mà tìm cách xử quanh co, hòng giúp cho cá măng thoát nạn. Những kiểu xử án như thế khác gì giúp cho kẻ xấu cao chạy xa bay, như một cách “thả hổ về rừng”. Vậy thì còn đâu là luật pháp, hóa ra luật mù! Ngày nay, cũng không ít trường hợp xử án như thế, nhất là những vụ trọng án mà tội phạm là những người có thế lực chính trị hay có quyền thế trong xã hội. Những kẻ ấy khi phạm tội thường tìm nhiều cách để chạy tội và nhờ vào nhiều thế lực, họ có thể thoát tội dễ dàng. Điều cần phải nói chính là những người chuyên cầm cân nảy mực, những người biết rõ luật pháp nhưng lại không thi hành đúng luật mà tạo kẽ hở để những kẻ tội phạm thoát tội. Chưa kể đến những vụ xử án chồng chéo, quanh co mà ta gọi là những “vụ án đèn cù” kéo dài có khi đến cả chục năm, gây ra nhiều hệ lụy cho bản thân người phạm tội và những người có liên quan. Vụ án thứ ba là trong bài Cáo làm quan tòa, ta thấy mọi chuyện còn phi lí hơn. Một hôm. Bác nông dân mang con cừu của chính mình ra tòa kiện vì nó đã ăn mất hai con gà! Với bằng chứng là đống xương và lông gà còn trơ ra đấy thì hung thủ chắc hẳn là Cừu rồi - quan tòa Cáo phán. Cừu vội kêu oan nhưng trước mặt quan tòa, những lí lẽ hợp lí của nó cũng trở nên phi lí: Cáo phán rằng: - Đúng tội Cừu, đã rõ... Cừu vội kêu: - Ôi khốn khổ, tôi oan. Tất cả trâu bò, gà lợn, ngỗng ngan Đều làm chứng đêm qua tôi ngủ kĩ. Vả xưa nay tôi vốn loài chân chỉ, Không gian điêu, không ăn thịt bao giờ... Nhưng quan tòa Cáo tỉnh bơ Bác bỏ hết những điều Cừu biện bạch. 90 - Thịt gà rất ngon, Cừu ở bên sát nách, Lấy dễ dàng, sao chịu nhịn làm thinh. và kết cục là: Nên tòa tuyên án tử hình, Lông Cừu người lĩnh, thịt trình tòa xơi. Bác nông dân là người vác đơn đi kiện, đã là kẻ phi lí khi cho rằng cừu ăn thịt gà của mình. Đã thế quan cáo còn phi lí hơn khi không hề suy xét điều tra mà kết tội ngay cừu là thủ phạm. Mọi lí lẽ kêu oan của cừu đều bị bác bỏ, thậm chí dù cho có rất nhiều loài vật khác làm chứng cho nó. Cừu vốn là loài ăn cỏ ai cũng biết, thế mà mang tội ăn trộm thịt gà, ấy mới oan tày trời. Không biết ai ăn thịt gà nhưng cừu vô cớ bị vạ lây kết cục trở thành bữa ngon cho quan cáo. Chả là vì cáo vốn thích thịt cừu nên nó không bỏ qua món ngon béo bỡ nên đã đổi trắng thay đen, buộc tội oan cho cừu. Thông qua bài ngụ ngôn này, I.A. Crulov muốn lên án những tên quan xử kiện bất phân đen trắng, không điều tra suy xét kĩ càng mà xử bừa. Luật pháp xét xử thì có quy định ra đấy nhưng muốn buộc tội người khác thì cần phải có chứng cứ rõ ràng thì mới không kết tội oan những người vô tội. Những bài ngụ ngôn về những vụ xử án trên cho thấy bản chất những tên quan lại ngoài sự vô dụng và bất tài mà những việc làm của chúng cũng không thể chấp nhận được. Ấy thế mà còn đòi làm người chấp pháp, người bảo vệ công lí. Một hiện thực xã hội rối rắm và nhiễu nhương đến thế là cùng! ũng 3.2.3. Ph Phêê ph pháán tệ quan li liêêu và tham nh nhũ ũng tr ở th 3.2.3.1. Tệ tham nh nhũ trở thàành một qu quốốc nạn Những chuyện xử án bất phi lí trong ngụ ngôn I.A. Crulov cũng không nghiêm trọng bằng hành động tham ô, tham nhũng của những tên quan lại. Ngụ ngôn I.A. Crulov không hô hào khẩu hiệu chống tham ô, tham nhũng nhưng thông qua những bài ngụ ngôn về hành động tham ô, tham nhũng, I.A. Crulov muốn ta thấy rằng tệ tham ô, tham những giờ đây đã trở thành một quốc nạn! Tham nhũng, theo định nghĩa trong Luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam, là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để mà vụ lợi. Còn theo Tổ chức Minh bạch thế giới, tham nhũng là hành vi của người lạm dụng chức vụ quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Như vậy, hành động tham nhũng không những là hành vi không minh bạch mà 91 còn là một việc làm trái pháp luật. Thế nhưng trong xã hội lúc bấy giờ, nạn tham nhũng xảy ra phổ biến với nhiều hành vi khác nhau. Một hành vi tham nhũng thường thấy đó chính là tham nhũng của công, như trong bài Cáo thợ xây: Vua Sư tử thích thịt gà nên nuôi rất nhiều gà ngon nhưng lại thường hay bị mất trộm nên vua mới ra lệnh cho thợ Cáo xây một chuồng gà kiên cố ngay chỗ của mình. Vốn có tài kiến tạo tài tình nên Cáo đã xây cho vua một chuồng gà thật ưng ý: Chuồng xây xong đủ đầy mọi chỗ; Nơi gà ăn, làm ổ, chỗ chơi... Những hôm trái gió giở trời, Có nơi sưởi ấm, có người thuốc men. Thế nhưng chuồng gà xây kiên cố thế nhưng gà vẫn bị mất trộm. Vua Sư tử bèn cho người canh phòng thì phát hiện ra kẻ trộm không ai khác đó chính là ông Cáo thợ xây: Thế là bắt được liền con Cáo, Hóa ra quân gian giảo mưu mô Đã dành một lỗ rỗng to, Chẳng ai biết được, Cáo mò vào thôi. Khá khen cho kiến tạo của thợ xây cáo, nó đã bí mật cho khoét một lỗ hổng to, để khi tối lẻn vào bắt trộm gà của vua. Thế mới là chuyện không thể ngờ. Hành động của con cáo đúng là một hành động tham nhũng. Vốn là thợ xây, nên nó biết cách tạo chỗ hở để mà thực hiện hành vi trộm cắp của mình. I.A. Crulov muốn phê phán những kẻ có hành vi tham nhũng, lợi dụng những mánh khóe để trục lợi riêng cho bản thân, đồng thời cũng nhắc nhở nên phải biết đề phòng những kẻ gian từ trong nội bộ. Thật sự nếu chỉ là một hành động tham nhũng đã bị phát hiện và trừng trị như thế thì không có gì nghiêm trọng đến mức cho rằng tệ tham ô, tham nhũng trở thành một quốc nạn. Tuy nhiên, đó chỉ là một số ít hành động tham nhũng bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc, nhưng xét cho cùng, đó cũng là vì lợi ích của giai cấp thống trị đã bị xâm phạm. Tệ tham ô, tham nhũng có nhiều biến tướng và không phải lúc nào cũng được trừng trị đích đáng. Trong một bài thơ khác của I.A. Crulov, hành động tham nhũng cũng diễn ra tương tự nhưng kẻ tham nhũng lại được an nhàn với những thứ cướp được, chúng tôi cho đó là “một sự quên lãng hết sức vô tình”. Đó là câu chuyện 92 về con Gấu tham nhũng trong bài Gấu canh mật ong: Xưa kia, thú rừng tuyển bảo vệ kho mật ong. Ai cũng sợ bị ong châm nên đùn đẩy nhau, không ai chịu làm nhiệm vụ này. Bỗng Gấu xung phong ra để nhận làm việc nguy hiểm. Không phải Gấu ta có lòng tốt mà bởi vì: Chính vì Gấu thích ăn mật ngọt, Nhận việc này kiếm chút bỏ mồm. Quả nhiên rồi đến một hôm, Gấu mang hết mật mấy hòm về hang. Chuyện bại lộ, tòa làng đem nó ra xét xử. Với tội lấy trộm của công, nó đã bị cách chức và bị giam lỏng trong hang suốt mùa đông. Thế nhưng, tòa đã quên thu hồi chỗ mật. Thế là Gấu ta lại an nhàn trong hang trú đông và thưởng thức mật ngọt chẳng sợ ai quấy rầy! Gấu vốn thích mật ong, chuyện này trên đời ai cũng rõ. Thế mà thú rừng lại cử gấu làm người canh giữ mật ong với lí do là nó không sợ ong châm. Nhưng gấu đã tính toán từ trước, nó không có ý định canh mật mà là hòng chiếm số mật ấy. Hành vi tham nhũng của gấu thuộc vào loại lợi dụng chức vụ và quyền hạn để chiếm đoạt của công. Trong cuộc sống, những hành vi như thế không hiếm, như lời tác giả đã nói. Những kẻ gian manh lại được giao những nhiệm vụ quan trọng, không khác gì tạo thêm điều kiện để bọn chúng làm càn. Đến khi bị bại lộ ra, lại xử án quanh co, không những không bắt kẻ gian phải đền tội mà còn để cho chúng nhởn nhơ. Chúng tôi muốn liên hệ một chút với vấn đề về cơ chế quản lí nhân sự và tư cách cá nhân của những người thi hành nhiệm vụ. Để tránh tình trạng tham nhũng, tham ô xảy ra, trước hết những người có trách nhiệm quản lí phải nắm rõ các quy tắc tổ chức và phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân. Đồng thời, phải tính đến năng lực và tư cách cá nhân của những người được giao nhiệm vụ, để tránh nhìn nhầm người, giao nhầm việc, tạo cơ hội để kẻ gian trục lợi. Những kẻ có hành vi tham nhũng ngoài thái độ coi thường luật pháp còn là những kẻ tham lam. Chính vì lòng tham nên đã tìm mọi cách để thực hiện hành vi tham nhũng. Đến lúc bị bại lộ ra, nhưng vẫn không biết hối cải mà vẫn chứng nào tật ấy. Bản chất tham lam ấy được I.A. Crulov ghi nhận lại trong bài Bác nông dân và con Cáo: Một hôm bác nông dân gặp Cáo, bác mới bảo nó rằng: Một hôm bác nông dân gặp Cáo, 93 Chuyện tâm tình mới bảo nó rằng: -Trộm gà vịt mãi nên chăng? Thật là xấu hổ, chi bằng làm công. Chẳng nguy hiểm lại không bị chửi, Sống đàng hoàng đâu đói mà lo! Bác nông dân ngỏ ý muốn thuê nó vào làm công và trả công nó hậu hĩ nếu nó muốn làm lại cuộc đời. Cáo ta đồng ý và nó trở thành bảo vệ cho chuồng gà nhà bác nông dân. Những tưởng nó đã hoàn lương nhưng không ngờ chứng nào tật ấy, nó lại tiếp tục trộm gà trong chuồng! Bác nông dân thấy cáo phải chịu mang tiếng xấu là kẻ trộm cắp thì không hay ho gì nên tạo điều kiện cho nó hoàn lương. Thế là cáo đồng ý làm bảo vệ chuồng gà cho bác nông dân. Ban đầu, cáo làm việc rất tốt và chăm chỉ nhưng chỉ một thời gian sau, cáo lại chững nào tật ấy. Lòng tham khiến nó ngựa quen đường cũ, nó lại trộm gà của bác nông dân. Bài ngụ ngôn gợi lên cho ta nhiều suy ngẫm và sự thật về sự hoàn lương của những tên tội phạm và bản chất “chứng nào tật ấy” của chúng. Mượn hình ảnh con cáo, I.A. Crulov muốn phê phán những kẻ tham lam, không biết hối cãi những việc xấu mà mình đã làm, đã thế còn chứng nào tật ấy. Đó là những kẻ có lương tâm không trong sạch, dù có cuộc sống giàu sang, dư giả về vật chất nhưng vẫn muốn có thêm, nên mới nảy sinh lòng tham mà tham ô, tham nhũng. Là một hành vi trái pháp luật, tệ hại hơn là nó đã trở thành một quốc nạn nên những chuyện tham ô, tham nhũng không thể tiến hành công khai. Những tên quan tham có hành vi tham nhũng thường phải che giấu hành vi ấy và tỏ ra là một vị quan thanh liêm. Đó chính là những biến tướng về hành vi tham ô, tham nhũng mà chúng tôi đã đề cập. Thế nhưng, dù có che đậy với những hình thức nào thì hành vi ấy vẫn bị lộ ra với bộ dạng thật buồn cười. Bộ dạng ngây ngô ấy được thể hiện qua hình ảnh con khỉ trong bài Khỉ soi gương: Có một con khỉ đang soi gương, nó thấy hình ảnh của mình trong gương thật xấu xí. Nhưng nó không biết đó là hình ảnh của nó mà tưởng rằng đó là một con vật nào đó xấu xí. Thế nên nó mới bảo Gấu lại và chê: Bác hãy xem con quỷ xấu ghê, Mặt thì nhăn nhó, môi trề... Tôi mà như thế, tôi thề chết luôn. Họ nhà tôi, cũng buồn, phải kể 94 Dăm sáu tên xấu thế hoặc hơn... Gấu cười và bảo Khỉ không nên chê ai nữa mà hãy nom lại chính bản thân mình. Con khỉ con soi mình trong gương và nó thấy một kẻ xấu òm. Thế nên nó mới gọi gấu ra mà chê bai và xấu hổ vì dòng họ nhà nó có đến dăm sáu người như thế. Nhưng khỉ không biết là nó đang chê chính bản thân nó. Câu chuyện kết thúc với lời ngụ là những kẻ tham nhũng không biết mình là sai mà còn tỏ ra là những kẻ thanh liêm, đã thế còn lớn tiếng chê bai người khác. Dù có buồn cười nhưng những chuyện như khỉ con soi gương đời nay chẳng thiếu. Những kẻ tham ô, tham nhũng nhưng lại làm ra vẻ thanh liêm đến khi bị bại lộ ra thì mới vỡ nhẽ, như trong bài thơ Cáo và Cu li: Thấy Cáo già hoảng hốt chạy, Cu li mới gọi lại hỏi thăm. Được dịp, Cáo ta than thở: Cáo hậm hực buồn rầu kể rõ: - Ta làm quan ở chỗ chuồng gà, Vừa bảo vệ, vừa xử tòa, Ngày đêm vất vả, rất là thanh liêm. Ăn chẳng ngon, ngủ không yên, Thế mà mang tội “ăn tiền của dân”. Lũ xấu bụng mấy lần vu khống, Cho nên ta bị tống khỏi rừng, Tai bay vạ gió bỗng dưng, Cu li thông cảm, xin đừng ghét ta! Nhưng Cu li biết rõ bản chất của ông Cáo già nên nó không tin những lời than thở ấy. Lần này, cáo lại bị đuổi cổ tháo chạy và gặp cu li. Cáo than thở với cu li về đời sống và những cống hiến trong cuộc đời làm quan tòa ở chuồng gà của nó với thái độ buồn rầu và phẫn uất vì nó thanh liêm nhưng lại mang tiếng oan! Nhưng cu li vốn biết rõ bản chất của nó nên đã vạch trần bộ mặt thật của con cáo. Tác giả một lần nữa muốn nhắc lại bản chất vừa ăn cướp vừa la làng của bọn quan tham. Đã tham nhũng mà còn tỏ ra là những kẻ thanh liêm. Bằng những hành động tinh vi, những tên tham quan dưới lớp vỏ những ông quan thanh liêm, đã vụ lợi và làm giàu bất chính. Cho đến khi bị bắt quả tang tại trận thì mới biết đó là những tên tham quan. Thế mới thấy, những chuyện tham ô, tham nhũng trong xã hội trở nên biến tướng và nhan nhản như một thứ quốc nạn. 95 Không chỉ dừng lại ở đó, I.A. Crulov còn cho thấy những hành động tham nhũng đó có khi công khai và vô can trước sự ngây ngô của hệ thống pháp luật. Sự thật là I.A. Crulov đã hoàn toàn tuyệt vọng khi nói về hệ thống pháp luật, nó hoàn toàn bị vô hiệu nhất là khi tệ tham ô, tham nhũng với rất nhiều biến tướng tinh vi thì hệ thống pháp luật không đủ mạnh không thể can thiệp nổi cũng là một điều dễ hiểu. Ví dụ như trong bài Chó sói và người chăn cừu: Sói thấy một người chăn cừu ung dung chọn lấy một con cừu trong đàn cừu của mình và nướng lên ăn một cách ngon lành. Nó thèm rõ dãi nhưng phải bấm bụng rút lui nhưng vẫn còn tiếc rẻ món thịt cừu nướng thơm lừng. Nó thầm nghĩ nếu kẻ trộm cừu là nó thì nó đã bị người ta đánh đuổi rồi, còn người thì có thể ung dung ăn thịt cừu mà chẳng sao: Sói ta bấm bụng rút lui, Vẫn còn ngoái tiếc, cái mùi thơm tho. Nó chửi đổng: Thật đồ chó má! Hắn trộm cừu thì chẳng làm sao, Còn ta nếu có mò vào, Người thì súng, gậy, chó lao ra liền. Sói thấy thật bất công bằng và phi lí, vì sao nó không được bắt trộm cừu, trong khi người chăn cừu thì có thể lấy trộm cừu của mình nướng ăn mà không bị tội gì. Trong khi đó, nếu đổi lại là nó thì nó đã bị người đánh đuổi. Chúng tôi cho rằng một lần nữa, I.A. Crulov đã phỏng tác lại một cách có sáng tạo bằng việc khéo léo lựa chọn và sắp xếp tình huống câu chuyện, tác giả đã để cho chính chó sói, vốn thích ăn thịt cừu và là hình ảnh đại diện cho những kẻ gian manh, lên tiếng phản đối hành vi tham nhũng. Qua đó, I.A. Crulov muốn phê phán những kẻ có hành vi cơ hội, tranh thủ ăn bớt, ăn xén hòng trục lợi cho bản thân trong xã hội có nhiều nhưng lại hoàn toàn vô sự. Hành vi tự ăn mất con cừu của chính mình chính là một hành vi tham nhũng vặt thường thấy trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Dân gian có câu Thợ may thì ăn giẻ, thợ vẽ thì ăn hồ. Những hành vi ấy trong xã hội ngày nay thường xảy ra nhưng thường không bị két tội bởi những hành vi ấy thường không ai biết được trừ khi những hành vi ấy trở nên nghiêm trọng và cần có sự can thiệp của pháp luật. Nếu ngay cả trong những hoạt động sản xuất thường ngày mà vẫn xảy ra tình trạng tham nhũng, tham ô như thế, chả trách quan lại không thừa cơ mà ăn tham. 96 Kể những câu chuyện về sự tham nhũng, I.A. Crulov ngoài thái độ lên án và chỉ trích không khoan nhượng còn cho thấy xã hội đang tiềm ẩn một vấn nạn nghiêm trọng. Như những con sâu mọt, những tên tham quan đang đục khoét, làm cho cuộc sống người dân càng khổ cực lại càng khổ cực hơn trong khi đất nước vẫn còn tình trạng nghèo nàn và bất ổn. Muốn chấm dứt được những vấn nạn đó, thì cần có một hệ thống pháp luật đủ mạnh để răn đe và cai trị. Đó phải là một hệ thống pháp luật toàn diện và không có kẻ hở, đảm bảo được lợi ích và bảo vệ quyền lợi cho người dân. Vào thời I.A. Crulov, dưới chế độ Sa hoàng, hệ thống pháp luật của đất nước vẫn chưa thật sự tối ưu, luật pháp nhằm vào bảo vệ lợi ích phần lớn cho giai cấp thống trị. Mặc dù những tổ chức nhân quyền vì quyền lợi nhân dân được lập ra để bênh vực quyền lợi cho nhân dân. Tuy nhiên, những tổ chức này nhanh chóng bị dập tắt dưới sức đàn áp của triều đình. Xã hội bất ổn mang nhiều mâu thuẫn và bất công, thế nhưng giai cấp thống trị thì lại không thực hiện được trách nhiệm quản lí của mình, không chăm lo đời sống cho nhân dân. Chả trách xã hội rối ren và những chuyện tham ô, tham nhũng của những tên quan tham, lộng quyền cứ xảy ra nhan nhản. Liên hệ với xã hội Việt Nam hiện nay, tệ tham nhũng đã thật sự trở thành một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng cần được quan tâm hàng đầu. Từ hơn nửa thế kỉ trước, trong bài Thực hành chống tiết kiệm và chống tham ô, chống lãng phí và chống bệnh quan liêu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Tham ô là trộm cướp... Tham ô, lãng phí, và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân. Nó là kẻ thù khá nguy hiểm. Vì nó không mang gươm mang súng mà nó nằm trong các tổ chức của ta... Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám...”. Cần lưu ý rằng, vào thời điểm ấy, những nạn tham ô, tham nhũng, quan liêu chỉ ở mức độ manh nha, đến nay thì nó thuộc vào mức độ cực kì nguy hiểm. Một đất nước từng đánh bại rất nhiều kẻ thù xâm lược hùng mạnh như Việt Nam ta không thể bó tay bởi chính kẻ thù mang tính chất nội bộ đó. Trước tầm nghiêm trọng của tệ nạn này, đồng thời với việc hoàn thiện cơ chế pháp luật, nhân dân mong mỏi những chỉ huy tối cao của đất nước phải mạnh tay hơn nữa, phải kiên quyết và có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa. 3.2.3.2. Tệ quan li ủ trong xã hội liêêu và sự th thậật về sự dân ch chủ 97 Nếu tệ tham ô, tham nhũng đã trở nên biến tướng nhan nhản như một quốc nạn thì tệ quan liêu cũng gây ra những thiệt hại không kém. Đại từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa chủ nghĩa quan liêu là “bộ máy quan lại có cách chỉ đạo xa rời thực tế, chỉ thiên về mệnh lệnh, công văn, giấy tờ”. [24; tr.1361]. Nói một cách dễ hiểu, quan liêu chính là những biểu hiện rời xa thực tế, rời xa quần chúng nhân dân của những người quản lí, những người trong giai cấp thống trị, không quan tâm, chăm lo cho đời sống nhân dân, không đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng. Tệ quan liêu có mối liên hệ mật thiết với nạn tham ô, tham nhũng. Ngụ ngôn I.A. Crulov cũng đã có những ghi nhận về sự quan liêu của giới cầm quyền trong triều đình Nga hoàng. Bệnh quan liêu biểu hiện trước hết ở sự phân công thiếu trách nhiệm và không thực tế. Đó là lí do khiến cho Lừa dù làm tròn trách nhiệm nhưng vẫn bị mắng bởi nó cũng là người đã gây ra tổn thất cho bác nông dân trong bài Người nông dân và con lừa: Người nông dân có việc đi ra phố và dăn lừa ở nhà canh giữ vườn rau cho ông ta: Người nông dân có lần đi phố, Đem con lừa vào chỗ vườn rau, Dặn rằng: - Không được đi đâu, Ở đây đuổi quạ, chim sâu phá vườn. Lừa tuy không thông minh nhưng rất chăm chỉ làm tròn nhiệm vụ của mình. Nó chạy đông, chạy tây, khua tìm mọi ngõ ngách để đuổi chim. Chiều về, bác nông dân rụng rời tay chân khi thấy vườn rau tan hoang không còn gì cả. Thế là rau không bán được, vốn liếng đều mất cả. Kết quả Lừa bị mắng một trận ra trò. Người đi đường ngang qua cảm thấy không thông cảm cho bác nông dân: Người ngoài biết chuyện chẳng thông: - Tại người giao việc cũng không ra gì! Không thể trách một phía ở lừa được. Bởi nó đã làm đúng theo lời bác nông dân căn dặn và thật sự nó làm rất tốt. Nhưng nó không biết khéo léo để làm hỏng rau. Có trách thì cũng nên trách bác nông dân là giao việc không đúng đối tượng. Bài ngụ ngôn cho thấy sự mâu thuẫn trong việc phân công của những người cấp trên, khi mà bản thân họ không biết rõ năng lực của người mình giao việc. Đến khi việc không thành thì không biết đổ lỗi cho ai. Người giao việc đã không ra gì thì làm sao người nhận việc có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được! 98 Trong khi đó, những người lãnh đạo nhân dân lại có những biểu hiện xa rời quần chúng. Không nắm rõ tình hình xã hội thì làm sao có thể quản lí tốt xã hội được. Thấy rõ sự cần thiết ấy nên Sư tử đã có chuyến vi hành để khảo sát dân tình. Nhưng liệu cuộc vi hành ấy có mang đến kết quả gì hay không hay chỉ là một cuộc dạo chơi vô ích? Bài Cá nhảy múa sẽ cho ta lời giải đáp:Vua Sư tử nhận được nhiều đơn kiện về nạn tham ô của bọn quan lại và hành vi bóc lột dân lành của bọn nhà giàu. Nếu không sớm trừ hại sẽ trở thành quốc nạn. Thế nên Sư tử quyết định vi hành một chuyến để khảo sát dân tình. Đi đến một khúc sông êm đềm, Sư tử thấy một người câu cá đang làm một việc lạ lùng: Một hôm đên khúc sông êm, Thấy người câu cá, rán liền để ăn. Ngó trêm bếp, chảo gang đầy mỡ Thấy cá đang nhảy múa rõ ràng. Chúa rừng mới hỏi anh chàng: Người làm chi vậy, rán vàng cá chăng? Người đi câu ung dung trả lời rằng anh ta là người bảo vệ khúc sông này, nhờ đó nên không có ai câu cá trộm được nên cá mới nhảy múa cảm ơn đức vua. Nghe bùi tai, Sư tử không những không bắt tội người đi câu mà còn cùng anh ta ăn cá, nhắm rượu để chúc mừng! Hành động đi vi hành để kiểm tra dân tình xã hội của sư tử là một việc làm mà những người lãnh đạo nên có. Nhưng việc không phân biệt được đúng sai mà chỉ nghe theo lời nói một phía. Trên thực tế, chúng tôi cho rằng, những cuộc vi hành ấy cũng giống như những “cuộc dạo chơi bên ngoài cung cấm”. Bởi hiện thực xã hội có nhiều những khúc mắc và vấn đề không thể bằng mắt thường hay chỉ nghe theo lời nói một phía mà có thể giải thích được. Đúng như lời ngụ trong bài, muốn biết rõ nguồn cơn xã hội thì cần phải kiểm tra, chớ vội tin người. Chuyện nhà vua xa rời quần chúng, không hiểu rõ tình hình đời sống nhân dân làm ta nhớ đến một giai thoại khác của ông I.A. Crulov: Một năm nọ, gia đình Sa hoàng Nicolai Đệ Nhị sống ở cung điện Aniscovưi. Crulov lúc đó giữ chức thủ thư, phụ trách ở thư viện Hoàng gia, nên được ở nga trong khu nhà gần đó. Một hôm, nhà vua tình cờ gặp Crulov trên đại lộ Nevxki. 99 - A! Ivan Andreevitr, ông có khỏe không? Sa hoàng niềm nở chào hỏi. – Lâu rồi chúng ta chưa gặp nhau nhỉ! - Vâng, thưa bệ hạ. Crulov lễ phép đáp. – Tuy rằng chúng ta là hàng xóm láng giềng với nhau đấy! [23; tr.162]. Chúng tôi cho rằng, I.A. Crulov đã khai thác nội dung về tệ quan liêu là một việc làm đúng đắn bởi thực sự tệ quan liêu có mối liên hệ mật thiết với tệ tham ô, tham nhũng. Bài Cá nhảy múa cũng phần nào giải thích vì sao tệ quan liêu lại có quan hệ mật thiết này. Nguyên nhân là dó những người lãnh đạo không nắm được tình hình từ cấp trên xuống cấp dưới, không giám sát công việc thực tế, không khuyến khích và giáo dục cán bộ, khi làm việc thì chú trọng hình thức chứ không đi sâu vào vấn đề,... Hơn nữa, điều quan trọng là không tiến hành kiểm điểm, khi phát hiện lỗi thì ngại công khai, che giấu khuyết điểm, không giải quyết triệt để,... Tất cả những điều ấy tạo cợ hội cho tệ tham ô, tham nhũng phát triển. Vua quan liêu, quan cũng quan liêu, đến ngay cả hệ thống pháp luật cũng quan liêu và đến nỗi ngây ngô. Mác và Ănghen từng miêu tả chủ nghĩa quan liêu như là một cách hành xử của đám quan lại chuyên hạch sách, hạnh họe đám nông dân nhà quê, dân trí còn thấp, làm ăn manh mún,... Trong một bài ngụ ngôn khác, sự quan liêu và ngu dốt của giới thống trị khiến cho đời sống nhân dân càng thêm cực khổ. Sự thật là không hiếm những cuộc đại hội trưng cầu dân ý, nhưng hầu hết cũng chỉ là một trò đùa của giới chính trị mà thôi. Ví như cuộc trưng cầu dân ý trong bài Đại hội rừng: Một hôm, Sói trình lên Sư tử xin được làm tổng quản đàn cừu. Sư tử không rõ tình hình thế nào, chỉ nghe là Sói thích thịt cừu mà thôi. Cáo mới hiến kế cho vua nên tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Nhưng nói đến chó Sói thì chẳng ai thèm quan tâm đến còn những con cừu thì lại không được biết gì về chuyện này. Thừa cơ hội, Cáo giở trò gian manh: Cáo gọi toàn tri âm ác thú Như Hổ vằn, Báo dữ, Chó hoang... Ngoài loài ác báo sài lang, Lại mời thêm Gấu nghênh ngang, Voi tồ Cừu khổ chủ chẳng cho được biết, Thỏ nhát gan trốn hết, khỏi bàn. 100 Kết quả, Sói được cử làm quan do những người được mời đến không ai phản đối về quyết định này! Trong cuộc trưng cầu dân ý để quyết định phong chức làm tổng quản đàn cừu cho chó sói, nó đã thắng áp đảo và nhanh chóng nhậm chức bởi được sự ủng hộ của toàn bộ những người tham gia ý kiến. Thế nhưng, những người tham gia trong cuộc trưng cầu dân ý đó lại chính là những tên đồng bọn của chó sói. Những con vật khác thì không đến vì nó không quan tâm đến việc của Sói còn những con cừu thì lại không được biết về chuyện này. Rõ ràng, vua Sư tử đã biết được bản chất gian xảo của Sói nhưng vẫn thông qua cho nó canh giữ đàn cừu và không biết những người tham gia trưng cầu dân ý là đồng bọn của Sói. Thế mới thấy quan liêu đến thế là cùng! Chả trách vua ngốc thì quan lại làm càng mà người chịu thiệt thòi chính là người dân vô tội. Chuyện đề cập đến những vấn đề liên quan đến sự minh bạch trong cơ chế dân chủ của nhà nước, đặc biệt là trong xã hội Nga lúc bấy giờ. Những tổ chức, bè phái nội bộ trong triều đình Nga hoàng lợi dụng khẩu hiệu dân chủ để củng cố thêm địa vị và quyền lợi của chúng. Núp dưới danh nghĩa dân chủ, bọn chúng ngang nhiên lộng quyền mà không sợ sự can thiệp của hệ thống pháp luật. Sự trưng cầu dân ý giờ cũng như một thủ đoạn chính trị khiến cho những hành vi của chúng trở nên hợp pháp. Người dân thì không nhận được sự quan tâm của chính quyền. Điều đó còn cho thấy sự bất lực trong việc cai quản đất nước của tầng lớp thống trị. Liệu có quá lời chăng khi cho rằng thay vì I.A. Crulov ca ngợi xã hội mình thì lại để xã hội Nga đương thời phơi bày ra với những sự yếu kém và những câu chuyện tưởng chừng như chỉ là những lời nói đùa trong những mẩu truyện cười? Nhưng đó không phải là một sự ngược ngạo và ngụ ngôn I.A. Crulov không phải truyện cười. Đó là những sự việc hoàn toàn có thật và xảy ra nhan nhản hàng ngày, dưới sự chứng kiến của nhà thơ. Từ chính bản thân con người có nhiều tật xấu, giai cấp thống trị và bọn vua quan bất lực cho đến luật pháp quốc gia cũng không còn đủ khả năng cai quản đất nước cho thấy xã hội Nga trong buổi giao thời thật nhố nhăng và bất ổn nghiêm trọng. Xã hội ấy cần phải thay đổi, con người cần phải thay đổi. Nhưng cuộc thay đổi xã hội không phải là một cái nháy mắt màu nhiệm như trong những câu chuyện cổ tích. Đó là một quá trình lâu dài, đòi hỏi nhiều cố gắng và sự nổ lực không ngừng mà trước hết là giai cấp thống trị phải thật sự là những người sáng suốt và có trách nhiệm, thì mới có thể gánh vác trọng trách làm cho xã hội tiến bộ hơn. 101 ơ ng ụ ng ng 3.3. Gi Giáá tr trịị th thơ ngụ ngôôn I.A. Crulov qua nội dung ch chốống cườ ường quy quyềền Nội dung chống cường quyền thực sự là một nội dung quan trọng không thể thiếu và cũng rất quan trọng trong việc đánh giá vai trò của I.A. Crulov trong việc mở đường cho sự hình thành của chủ nghĩa hiện thực cũng như phương pháp sáng tác hiện thực phê phán. Trở lại với nội dung thế sự, ta thấy dường như I.A. Crulov còn có chút gì đó huyền hoặc và mơ hồ, nhất là khi số lượng những bài ngụ ngôn phỏng tác còn quá nhiều khiến chúng ta không hoàn toàn thuyết phục và có lí do để nghi ngờ về sự sáng tạo trong ngụ ngôn I.A. Crulov. Tuy nhiên, với nội dung cường quyền, I.A. Crulov đã hoàn toàn thuyết phục và làm chung tôi không nghi ngờ gì nữa về ngụ ngôn I.A. Crulov cả. Chúng tôi cho rằng, giá trị của ngụ ngôn I.A. Crulov thực sự nằm ở nội dung chống cường quyền hơn là nội dung thế sự. Vẫn như điều mà ông đã từng làm với nội dung thế sự, ở nội dung chống cường quyền, I.A. Crulov một lần nữa chọn cách nói sự thật, không tô hồng hiện thực. Có vẻ như, I.A. Crulov là con người sinh ra để nói lên sự thật. Từ những mô tả và những bằng chứng rõ ràng trong những bài ngụ ngôn của I.A. Crulov, giai cấp thống trị của xã hội Nga lúc bấy giờ đã lộ nguyên bản chất vô dụng và bất tài nếu không muốn nói là không còn đủ khả năng để cai trị đất nước. Chính vì sự tố cáo quyết liệt này mà I.A. Crulov đã bị giới cầm quyền và giới quý tộc Nga trù dập nhiều lần. Tuy nhiên, sự thật vẫn là sự thật, ngụ ngôn I.A. Crulov vẫn được nhân dân Nga đón nhận với tinh thần ủng hộ cao nhất. Dù có những lời tố cáo nặng nề, nhưng chúng tôi nhận thấy, I.A. Crulov không hoàn toàn ủng hộ việc đảo chính hay thay đổi chế độ. Điều đó thể hiện trong những bài có nội dung phê phán lối sống không có lập trường nhưng nội dung những bài ngụ ngôn này thực sự mờ nhạt và không hoàn toàn nổi bật nên chúng tôi đã không đề cập đến. Dưới cái nhìn tổng quan của mình, I.A. Crulov thực sự không còn là một nhà văn nữa mà nói đúng hơn, ông đã làm công việc của một nhà xã hội học, một nhà nghiên cứu nhân học đích thực. Ngụ ngôn I.A. Crulov có tính khái quát rất cao. Bản thân thể loại ngụ ngôn đã hàm chứa tính khái quát cao nhưng ở đây, I.A. Crulov đã khái quát những giá trị trong những tác phẩm của mình hơn nữa, không chỉ nêu lên được những vấn đề cốt lõi của xã hội mà còn bao hàm cả những giải pháp để giải quyết những vấn đề cấp bách ấy. Lịch sử văn học ghi nhận những tác phẩm văn học lớn, có tầm khái 102 quát cao thường là những tác phẩm có sức sống trường tồn cùng thời gian. Tuy ngụ ngôn I.A. Crulov không phải là những tác phẩm lớn nhưng tính khái quát rộng lớn của nó cũng đủ để những bài ngụ ngôn của ông mãi tồn tại như một minh chứng lịch sử sống động về buổi giao thời ở Nga. Cũng giống như nội dung thế sự, những bài ngụ ngôn chống cường quyền và những vấn đề mà nó nêu ra đến nay vẫn còn nóng hổi, thậm chí những tệ nạn quan liêu, tham nhũng còn là những vấn nạn nghiêm trọng không chỉ riêng ở nước Nga lúc bấy giờ mà có ở bất cứ thời nào, bất cứ xã hội nào. I.A. Crulov muốn góp thêm một tiếng nói, một tiếng cười không phải để cười cợt một cách vô thức mà là để cảnh tỉnh mọi người, cảnh tỉnh xã hội hãy dành những phút suy ngẫm để nhìn lại mà biết đối mặt, để giúp cho xã hội hoàn thiện hơn, con người có cuộc sống tốt hơn, để vững bước trên con đường tiến vào một xã hội mới. Đồng thời cũng lên án, tố cáo chính những kẻ thống trị, những kẻ cầm quyền nhưng là những kẻ bất tài, vô dụng và lộng quyền, không thể đảm đương nhiệm vụ lãnh đạo đất nước mà còn bóc lột, làm khổ cuộc sống nhân dân. * * * Như vậy, chúng tôi đã lần lượt đi qua những nội dung lớn của hai mảng ngụ ngôn thế sự và ngụ ngôn chống cường quyền trong thơ ngụ ngôn I.A. Crulov. Có thể thấy, ngụ ngôn I.A. Crulov không bỏ sót một vấn đề nào, không bỏ sót một cá nhân nào mà tất cả đều được ông phản ánh rất đầy đủ. Với một cái nhìn nghiêm túc, I.A. Crulov đã không e dè hay né tránh khi nói ra sự thật. Dũng cảm khi nói lên sự thật và kêu gọi mọi người hãy nhìn nhìn nhận chúng để mà sửa sai. Chính vì sự thẳng thắn đó, với tư cách là một nhà văn học, những bài ngụ ngôn của I.A. Crulov, đương thời, được mọi người thích thú và tìm đọc mặc dù bản thân ông lại chịu đựng rất nhiều sự cạnh khóe và trù dập của giới quý tộc thượng lưu và giai cấp thống trị. Thế nhưng sao bao nhiêu thời gian, những tác phẩm của I.A. Crulov vẫn giữ nguyên giá trị vốn có của nó, đồng thời cũng cho thấy vai trò to lớn của ngụ ngôn trong dòng văn học trào phúng và văn học hiện thực phê phán. I.A. Crulov từng tâm sự về con đường ông trở thành một nhà ngụ ngôn trong một giai thoại: 103 Ivan Crulov thường kể với bạn bè rằng lời khen của một tờ báo kia đối với một trong những bài tho ngụ ngôn đầu tiên của ông có tác dụng rất lớn đối với sự nghiệp của ông. -Nói thật với các bạn, từ thuở trẻ, tôi lười lắm, - ông nói,- và đến nay tôi vẫn chưa sửa được thói xấu lười biếng đó. Nhưng có một lần tôi viết được một bài vớ vẩn gì đó, chỉ vì không biết làm việc gì để giết thời giờ thôi, thế mà gửi cho tờ báo nọ lại được khen hết ý. Điều đó đã thúc đẩy tôi viết chăm hơn và cẩn thận hơn. Có viết được điều gì hữu ích nữa hay không, xin để đời sau xoi xét. Nhưng nếu như không có những lời khen đầu tiên này, chắc chắn Crulov sẽ không viết được những bài ngụ ngôn hay sau đó.[23; tr.162]. Quả thật, những lời khen của tờ báo kia đã có tác động rất lớn đến tinh thần và cả sự nghiệp của tác giả. Dù cuộc đời gặp nhiều khốn khổ nhưng với một niềm chân thành và tâm huyết với đời, với người, một lần nữa I.A. Crulov đã làm sống lại những hình tượng và triết lí quen thuộc của truyện ngụ ngôn, cũng như đặt những bước vững chắc để trở thành một cây đại thụ trong làng ngụ ngôn thế giới. Tất cả những bài ngụ ngôn mà nhà văn sáng tác không chỉ là những bài học bổ ích mà còn là một tài sản vô giá trong nền văn học Nga nói riêng và văn học thế giới nói chung. 104 ẦN KẾT LU ẬN PH PHẦ LUẬ Nhìn chung, với đề tài “Đặc điểm nội dung trong thơ ngụ ngôn I.A. Crulov”, chúng tôi đã nêu lên được một số vấn đề nổi bật trong ngụ ngôn I.A. Crulov cũng như nhìn nhận và đánh giá vai trò của I.A. Crulov trong việc mở đường cho dòng văn học hiện thực ở Nga và phương pháp sáng tác hiện thực phê phán. Tuy nhiên, do sự thiển cận về kiến thức nên chúng tôi chỉ chạm đến và giải quyết được phần nào các vấn đề đặt ra. Ngụ ngôn luôn là một thể loại hấp dẫn và chúng tôi hy vọng nếu có điều kiện sẽ tiếp tục nghiên cứu nhiều hơn nữa về thể loại này trong tương lai. Ngụ ngôn Krulov chỉ là một phần nhỏ trong thế giới những câu chuyện ngụ ngôn to lớn và cả sự bí ẩn. Việc nghiên cứu những đặc điểm nội dung trong thơ ngụ ngôn I.A. Crulov chỉ một phần nào lí giải những nội dung cơ bản của ngụ ngôn mà thôi. Ngụ ngôn không chỉ dừng lại ở những nội dung ấy, ngụ ngôn còn có cả một hệ tư tưởng riêng, một hệ triết lí riêng, một hệ thống nhân vật riêng mà không thể nhầm lẫn với một thể loại nào khác. Nhìn lại toàn bộ nền văn học chung của nước nhà, những tác phẩm văn học dân gian nói chung và ngụ ngôn nói riêng vẫn còn chưa nhận được sự quan tâm nhiều của các nhà nghiên cứu và cả độc giả. Không thể phủ nhận một điều rằng, nếu không có những sáng tác văn học đầu tiên này làm nền tảng thì cũng sẽ không thể có những tác phẩm văn học thành công trong những giai đoạn sau. Một điều nữa cũng quan trọng không kém, đó chính là sự tiếp nhận và sự quan tâm của độc giả. Xã hội ngày càng phát triển với những bước tiến công nghệ hiện đại thì đó cũng là lúc con người dần quay lưng lại với những giá trị văn hóa cổ xưa, sự hứng thú với sách và những tác phẩm văn học ngày càng thưa thớt. Chúng tôi mong mỏi ngày càng có thêm nhiều những công trình tập họp và nghiên cứu những sáng tác dân gian để những sáng tác này và những giá trị đích thực của chúng không bị phai mờ theo thời gian. 105 ỆU THAM KH ẢO TÀI LI LIỆ KHẢ 1. Nguyễn Trọng Báu (1996) - Truyện ngụ ngôn thế giới chọn lọc – Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội. 2. Trịnh Bá Đĩnh (2002) – Chũ nghĩa cấu trúc và văn học – Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 3. Nguyễn Hải Hà (1998) – Lịch sử Văn học Nga – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 4. Phạm Minh Hạnh (1993) – Truyện ngụ ngôn Việt Nam và thế giới – Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 5. Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên)(1997) – Từ điển văn học (Bộ mới) – Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. 6. Phạm Khải Hoàn (1998) – Tuyển tập ngụ ngôn Êdôp – Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 7. Trần Tứ Ích (2003) – Ngụ ngôn thi họa – Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Kate Hamburger (2004) – Logic học về các thể loại văn học – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 9. Đinh Gia Khánh (Chủ biên)(2008) – Văn học dân gian Việt Nam – Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 10. Phương Lựu (Chủ biên)(1997) – Lý luận văn học – Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 11. Trần Văn Nam – Giáo trình Văn học dân gian – Đại học Cần Thơ. 12. Hữu Ngọc (Chủ biên)(1982) – Từ điển tác gia văn học và sân khấu nước ngoài – Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội. 13. Đỗ Hải Phong (2012) – Giáo trình Văn học Nga – Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 14. Trần Đình Sử (Chủ biên)(2005) – Giáo trình Lý luận Văn học (Tập II) – Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội. 15. Tập thể tác giả: Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên (1997) – Lịch sử Văn học Nga – Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 16. Trần Văn Thịnh – Giáo trình Văn học châu Âu – Đại học Cần Thơ. 17. Dương Minh Thoa – Phạm Minh Hạnh (2011) – Ngụ ngôn và cuộc sống – Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 106 18. Nguyễn Lê Tuấn (2003) – Đông phương xử thế - Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội. 19. Hữu Tuấn (2005) – Ngụ ngôn cổ điển phương Tây – Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn. 20. Phạm Hữu Tuấn (2001) – Ngụ ngôn cổ điển phương Tây – Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 21. vs. Hồ Sĩ Vịnh (2008) – Con người và những tháng năm hoài niệm – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Nguyễn Trinh Vực (1998) – Ngụ ngôn La Fontaine (Tập II) – Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 23. Hồ Quốc Vỹ (2000) – Thơ ngụ ngôn I.A I.A. Crulov – Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 24. Nguyễn Như Ý (Chủ biên)(1998) – Đại từ điển tiếng Việt – Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 25. Trang thơ La Fontaine – http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=431. 107 MỤC LỤC Trang Đề cương tổng quát ẦN MỞ ĐẦ U........................................................................................................... 1 PH PHẦ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề.......................................................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu............................................................................................... 5 4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 6 Chương 1. Tác giả, tác phẩm và những vấn đề lí luận chung........................................ 8 1.1. Khái lược về bối cảnh lịch sử và văn học Nga nửa sau thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX............................................................................................................................. 8 1.1.1. Bối cảnh lịch sử...............................................................................................8 1.1.2. Tình hình văn học........................................................................................... 9 1.2. Tác giả I.A. Crulov và thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov........................................ 13 1.2.1. Tác giả I.A. Crulov....................................................................................... 13 1.2.2. Thơ ngụ ngôn I.A. Crulov.............................................................................14 1.3 Giới thuyết về những vấn đề lí luận chung..........................................................15 1.3.1. Giới thuyết về thể loại ngụ ngôn...................................................................15 1.3.2. Giới thuyết về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm văn học................... 19 Chương 2. Nội dung thế sự trong thơ ngụ ngôn I.A. Crulov........................................22 2.1. Cái tốt và cái xấu – Những bài thơ giáo dục nhân cách con người.................... 22 2.1.1. Phê phán những thói hư, tật xấu của con người............................................23 2.1.1.1. Phê phán thói vô ơn.................................................................................23 2.1.1.2. Phê phám thói tham lam và ích kỉ........................................................... 27 2.1.1.3. Phê phán tật “dốt hay nói chữ, dốt thích làm càn”.................................30 2.1.1.4. Phê phán thói huênh hoang và tự phụ.................................................... 34 2.1.1.5. Phê phán tật khoác lác............................................................................. 36 2.1.2. Ca ngợi cuộc sống lao động và những phẩm chất tốt đẹp của con người.....39 2.1.2.1. Ca ngợi cuộc sống lao động của con người............................................ 39 2.1.2.2. Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người....................................45 2.2. Những bài thơ về bài học đối nhân xử thế muôn đời của con người..................48 108 2.2.1. Con người nên biết đứng đúng vị trí của mình............................................. 48 2.2.2. Cách xử trí công việc thông minh và hợp lí..................................................51 2.2.3. Sự đoàn kết và sức mạnh của sự đoàn kết.................................................... 56 2.2.4. Những mối quan hệ tình cảm giữa con người với con người....................... 59 2.2.5. Mối quan hệ ứng xử giữa con người với thiên nhiên....................................62 2.3. Giá trị thơ ngụ ngôn I.A. Crulov qua nội dung thế sự........................................ 64 Chương 3. Nội dung chống cường quyền trong thơ ngụ ngôn I.A. Crulov................. 66 3.1. Lên án xã hội bất công và mâu thuẫn................................................................. 66 3.1.1. Lên án xã hội bất công.................................................................................. 67 3.1.2. Lên án mâu thuẫn xã hội và đời sống khốn khó của nhân dân..................... 71 3.2. Vạch trần bộ mặt thật của giai cấp thống trị và bộ máy quan lại quan liêu, tham nhũng............................................................................................................................ 76 3.2.1. Vạch trần bộ mặt thật của giai cấp thống trị................................................. 77 3.2.1.1. Bản chất ngu dốt và xu nịnh của những tên quan lại.............................. 77 3.2.1.2. Bản chất gian xảo của những tên quan lại...............................................79 3.2.2. Những vụ xử án phi lí trước sự ngây ngô của hệ thống pháp luật................ 84 3.2.3. Phê phán tệ quan liêu và tham nhũng........................................................... 88 3.2.3.1. Tệ tham nhũng trở thành một quốc nạn.................................................. 88 3.2.3.2. Tệ quan liêu và sự thật về sự dân chủ trong xã hội.................................95 3.3. Giá trị thơ ngụ ngôn I.A. Crulov qua nội dung chống cường quyền..................99 ẦN KẾT LU ẬN................................................................................................... 102 PH PHẦ LUẬ ỆU THAM KH ẢO TÀI LI LIỆ KHẢ 109 [...]... I.A CRULOV Như đã đề cập đến ở chương một, ngụ ngôn I.A Crulov gồm hai mảng là ngụ ngôn thế sự và ngụ ngôn chống cường quyền Trong chương hai này, chúng tôi sẽ phân tích những đặc điểm về nội dung thơ ngụ ngôn I.A Crulov ở mảng ngụ ngôn thế sự Ngụ ngôn thế sự hay còn gọi là ngụ ngôn về cuộc sống là những bài ngụ ngôn với nội dung nhằm giáo dục cho con người nhận thức được đâu là những giá trị tốt đẹp... con gà mái là một bài ngụ ngôn quen thuộc? Bởi đó là một bài ngụ ngôn phỏng tác của I.A Crulov Chúng ta có thể bắt gặp bài này trong ngụ ngôn Êdôp hay ngụ ngôn La Phôngten Ngụ ngôn I.A Crulov viết theo lối phỏng tác có rất nhiều nhưng nói như vậy không đồng nghĩa với việc chúng tôi đánh giá thấp giá trị của ngụ ngôn I.A Crulov Chúng tôi cho rằng, sự phỏng tác trong ngụ ngôn I.A Crulov đôi khi còn mang... như vở kịch Quán hàng thời trang hay vở Bài học cho con gái I.A Crulov đặc biệt biết đến là một nhà viết thơ ngụ ngôn Thơ ngụ ngôn của ông được phổ biến rất rộng rãi trong nhân dân Những buổi ông đọc thơ ngụ ngôn của 16 mình luôn đông người nghe Đương thời, thơ ngụ ngôn của ông được dịch ra hơn năm mươi thứ tiếng Hơn một trăm bài thơ ngụ ngôn với các đề tài phong phú như đề tài xã hội, triết học hay... lượng những bài ngụ ngôn thế sự của I.A Crulov lại chiếm một phần lớn so với những bài thuộc nội dung chống cường quyền? Nếu như cổ tích giáo dục con người cái tốt và cái xấu qua những câu chuyện về cái thiện và cái ác, về cái nhân - quả thì ngụ ngôn giáo dục con người cái tốt và cái xấu thông qua những bài ngụ ngôn với nội dung phê phán hay ca ngợi Ngụ ngôn I.A Crulov cũng mang nội dung phê phán và... Những đặc điểm mới chủ yếu ở cách sáng tạo cốt truyện và tình huống 23 truyện, cách bố trí và phân vai các tuyến nhân vật,…Do đó, trong khuôn khổ giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập và làm rõ những vấn đề về nội dung trong thơ ngụ ngôn I.A Crưlov mà thôi 24 ƯƠ NG 2 NỘI DUNG TH Ế SỰ TRONG TH Ơ NG Ụ NG ÔN CH CHƯƠ ƯƠNG THẾ THƠ NGỤ NGÔ I.A CRULOV Như đã đề cập đến ở chương một, ngụ ngôn I.A Crulov. .. hay là cách chọn bạn mà chơi hay 18 những tình cảnh thương người mà lại hại chính bản thân mình? Đó là cách hiểu thông thường về ngụ ngôn và truyện ngụ ngôn Nhà văn Nguyễn Văn Ngọc đã giải thích về thể loại ngụ ngôn qua một bài thơ ngụ ngôn độc đáo: ụ ng Ng Ngụ ngôôn Ngụ ngôn nghĩa là nhời nói gửi Đem nhẽ xa khêu gợi lòng người Văn chương, ý tưởng tuyệt vời Gồm trong Bể Học, Rừng Cười làm gương Xem... tránh, mà chữa Bên cạnh đó, ngụ ngôn thế sự cũng mang đến cho chúng ta những bài học về những cách đối nhân xử thế và nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích Ngụ ngôn thế sự của I.A Crulov cũng không nằm ngoài những nội dung ấy Tuy nhiên, với một hệ thống nhân vật đặc trưng và một phong cách diễn đạt không cầu kì, dễ hiểu, I.A Crulov đã mang đến cho người đọc những bài thơ ngụ ngôn hấp dẫn và đầy trí tuệ... đó, ngụ ngôn thường có kết cấu đơn giản, ít nhân vật Nhà văn thường chọn văn vần cho truyện ngụ ngôn, thường là thơ bởi thơ là một cách nói bóng bẩy, nhịp nhàng, dễ đọc, dễ nghe và thổi vào đấy những câu chuyện nhằm tạo hứng thú cho người đọc Do có nét tương đồng và hầu như không biến đổi trong suốt quá trình phát triển trong lịch sử, nên nghệ thuật trong thơ ngụ ngôn I.A Crưlov không mang nhiều đặc điểm. .. hồn Nga qua những nhân vật quen thuộc với dân Nga như gấu, cá măng, chuột chũi,… Có thể thấy trong thơ ngụ ngôn của I.A Crulov chia làm hai loại: ngụ ngôn thế sự và ngụ ngôn chống cường quyền Trong ngụ ngôn thế sự, với các hình tượng quen thuộc như con ong, cái kiến, con cá măng, con cáo, con gấu,…, I.A Crulov đã nêu lên những bài học có giá trị muôn đời về đối nhân xử thế của con người, cái xấu vẫn... sinh mâu thuẫn với nhau, bởi sự tranh giành cái lợi về cho mình Ấy thì không nên! Đây cũng là một bài ngụ ngôn phỏng tác lại từ ngụ ngôn La Phôngten Chúng tôi đã có một sự so sánh nhỏ với một vài bài ngụ ngôn phỏng tác và chúng tôi đánh giá cao sự sáng tạo của I.A Crulov trong bài ngụ ngôn này Trong ngụ ngôn La Phôngten, bài này còn có một vế nữa đối xứng với vế đầu Vế sau này nói về một anh chàng dốt ... mảng ngụ ngôn ngụ ngôn chống cường quyền Trong chương hai này, phân tích đặc điểm nội dung thơ ngụ ngôn I.A Crulov mảng ngụ ngôn Ngụ ngôn hay gọi ngụ ngôn sống ngụ ngôn với nội dung nhằm giáo... đề nội dung thơ ngụ ngôn I.A Crưlov mà 24 ƯƠ NG NỘI DUNG TH Ế SỰ TRONG TH Ơ NG Ụ NG ÔN CH CHƯƠ ƯƠNG THẾ THƠ NGỤ NGÔ I.A CRULOV Như đề cập đến chương một, ngụ ngôn I.A Crulov gồm hai mảng ngụ ngôn. .. nghiên cứu đặc điểm nội dung thơ ngụ ngôn I.A Crulov nên mục đích nghiên cứu không nằm việc khái quát nên giá trị tác phẩm phương diện nội dung Những giá trị phương diện nội dung ngụ ngôn I.A Crulov

Ngày đăng: 05/10/2015, 14:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w