5. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1.4. Phê phán thói huênh hoang và tự phụ
2.1.1.4.2.1.1.4.2.1.1.4. PhPhPhPhêêêê phphphphááánánnn ththththóóóóiiii huhuêêêênhhuhu nhnhnh hoanghoanghoanghoang vvvvàà ttttựàà ựựự phphphphụụụụ
Phê phán thói huênh hoang và tự phụ là nội dung tiếp theo mà chúng tôi muốn đề cập đến khi nghiên cứu nội dung thế sự của ngụ ngôn I.A. Crulov. Trở lại với xã hội Nga vào những năm cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, sự giao lưu văn hóa giữa phương Đông với phương Tây khiến bộ mặt xã hội Nga có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, một bộ phận nhân dân Nga thì lại có tư tưởng hãnh tiến, chạy theo thời, nhất là giới quý tộc và giới thượng lưu ở Nga. Sự không chín chắn trong tư tưởng, nếu không muốn nói là lệch lạc của những phần tử hãnh tiến này đã gây ra không ít những chuyện dở khóc dở cười mà I.A. Crulov đã có dịp chứng kiến và ghi nhận. Nếu nói đến những tật xấu thì thói huênh hoang, tự phụ là một tật xấu cũng đáng phê phán không kém. Và tất nhiên, ngụ ngôn I.A. Crulov không thể thiếu sót nội dung này.
Để phê phán thói xấu huyên hoang và tự phụ, I.A. Crulov khai thác ở những biểu hiện sau: hoặc là huênh hoang về vị trí và thân thế của mình, hoặc là chủ quan do không tin người khác vì nghĩ mình là nhất. Những biểu hiện cụ thể được I.A. Crulov thể hiện trong những ví dụ sau đây.
Trước hết là biểu hiện của sự huyên hoang, tự phụ về vị trí và thân thế của mình. Người ta hay mượn hình ảnh con diều để chỉ sự thăng tiến bất ngờ hay làm ăn được buổi thuận lợi và phất lên nhanh chóng, ví như Lên cao như diều gặp gió. Con diều trong bàiChiếc diều giấycũng phất lên cao nhanh chóng nhờ“dựa”vào hơi gió và nó vênh vang với con bướm vàng đang bay bên bờ dậu:
Diều bảo rằng: Trông cậu tí teo, Chắc rằng ghen tị với diều, Học ta bay thử theo chiều gió Tây.
Câu chuyện huênh hoang của con diều giấy gợi lên cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Rõ là diều cũng đang lên cao thật nhưng nó đang bị“giật dây” chứ không được bay lượn tự do như bướm, thế mà nó lại vênh váo, chẳng hay ho gì. Thế nên Bướm mới bảo rằng:
Bướm bảo: Cậu bị dây buộc cánh, Dẫu bay cao nhưng cảnh tù đầy,
Mua vui cho họ chẳng hay hớm gì.
Lại là một kẻ “sống trên cao”! Nhưng con diều giấy không ích kỉ mà nó rất vênh vang. Mượn hình ảnh con diều giấy, tác giả muốn phê phán những kẻ trong xã hội có được một chút quyền lực hay địa vị thì lại vênh váo, khinh người và cho rằng mình“cao” hơn ngời khác nhưng không biết rằng những gì mà mình đang có được là do người khác “giật dây”mà có. Thế thì khác nào là một con rối. Đến khi không còn ai giật dây nữa hay gặp phải lúc“mưa rào”thì sẽ“lộn nhào nát tan”.
Ngụ ngôn I.A. Crulov còn phê phán thói huênh hoang, tự phụ thông qua những bài ngụ ngôn nói về sự chủ quan không tin lời khuyên của người khác, vì cho mình là nhất. Vì thường cho mình là hơn người nên những kẻ huênh hoang thường không chịu nghe lời người khác mà chỉ làm theo ý mính nên đến khi nhận ra đó là những lời khuyên có ích thì mọi chuyện đã muộn như câu chuyện về gia đình phượng hoàng trong bàiPhượng hoàng và Chuột chũi: Gia đình Phượng hoàng chuyển nhà từ nơi xa tới và thấy cây sến lớn với tán tròn thật là ưng ý nên quyết định làm tổ ở đấy. Một con Chuột chũi vừa đi qua lại mách với Phượng hoàng rằng không nên làm tổ ở đấy vì rễ cây đã mục ruỗng rồi. Thế nhưng, Phượng hoàng cậy mình là dòng họ cao quý nên đã coi khinh lời khuyên của Chuột chũi:
Nhưng Phượng hoàng cậy dòng cao quý, Mắt tinh tường, sẵn trí thông minh,
Lời khuyên của chuột coi khinh, Bắt tay xây tổ thật nhanh cho rồi.
Cho đến một ngày, trong lúc phượng hoàng bố đi kiếm ăn ở xa, một cơn bão lớn làm cây sến đỗ ngã và đè chết vợ con của nó. Đến lúc này, Phượng bố mới hối tiếc:
Nếu nghe Chuột chũi khuyên can, Thì đâu đến nỗi nát tan gia đình.
Thế đấy, thật đáng cho những kẻ cậy mình cao quý mà coi thường lời khuyên của kẻ khác. Đành rằng là thân phượng hoàng cao quý, có đôi mắt tinh và trí thông minh nhưng cũng không thể nào biết hết được mọi thứ trên đời, huống chi là nó từ nơi phương xa tới, làm sao có thể biết được bên dưới gốc cây to kia là một bộ rễ mục ruỗng. Chuột chũi vốn giỏi đào đất nên nó biết được mối nguy hiểm đã có lời khuyên nhưng phượng hoàng lại không nghe. Khi làm bất cứ một việc gì, phải biết lường trước những mối nguy hại để mà tránh. Tốt nhất là nên tranh thủ lời khuyên của những
người xung quanh, những người có kinh nghiệm để suy tính cho kĩ càng. Đừng vì nghĩ mình giỏi hơn người khác mà chủ quan làm liều. Nán lại và suy nghĩ một chút còn hơn hấp tấp mà thiệt hại nặng nề.
Ngụ ngôn là một tấm màn che bí ẩn, nơi các tác giả ngụ ngôn bày tỏ và gửi gấm tâm tư của mình một cách kín đáo. Đi tìm lời giải đáp từ những ví dụ cụ thể, chúng tôi nhận ra ở ngụ ngôn I.A. Crulov những mối liên tưởng thú vị. Nếu trong bàiPhú nông và tá điền, chúng ta có thể liên tưởng đến mối quan hệ giữa những người nông nô và địa chủ thì ở bàiPhượng hoàng và Chuộtchũi lại khiến chúng ta liên tưởng đến những kẻ quý tộc, vua chúa với những người dân lao động bình thường lúc bấy giờ. Nếu phượng hoàng là hình ảnh tượng trưng cho những người quý tộc Nga, vua chúa Nga lúc bấy giờ và chuột chũi là hình ảnh tượng trưng cho những người nông dân nghèo có vị trí thấp hèn thì bài ngụ ngôn phần nào cho chúng ta thấy được mối quan hệ giữa những thành phần thuộc những tầng lớp khác nhau trong xã hội Nga. Những người quý tộc Nga luôn có tư tưởng hãnh tiến và cho rằng mình là những kẻ hợp thời. Họ còn coi khinh dân nghèo và luôn cho rằng mình là những kẻ cao quý. Tệ hại hơn là họ từ chối sự hợp tác với người dân nghèo khổ và gây ra tình trạng chia rẽ trong xã hội. Thay vì cùng với nhân dân tham gia đấu tranh thì giới quý tộc, địa chủ Nga trở thành một bộ phận quan trọng để giúp chính quyền Nga hoàng củng cố thêm sự chuyên chế về quyền lực.