Hoàn thiện quy trình kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán BCTC di AASC thực hiện

88 932 15
Hoàn thiện quy trình kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán BCTC di AASC thực hiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường với xu thế hội nhập và phát triển, hoạt động kiểm toán đã trở thành một nhu cầu thiết yếu và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả quản lý của mọi loại hình doanh nghiệp. Kiểm toán không chỉ cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp mà nó còn là một hoạt động tư vấn nghiệp vụ kế toán, củng cố nề nếp và chất lượng hoạt động tài chính kế toán nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho đơn vị được kiểm toán. Với tuổi đời hơn 20 năm, là một trong hai công ty kiểm toán độc lập được thành lập sớm nhất tại Việt Nam vào năm 1991 Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Với bề dày kinh nghiệm và sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên và sự chỉ đạo của Ban giám đốc, AASC đã thực sự phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của ngành nghề kế toán, kiểm toán nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Tại AASC hướng tiếp cận kiểm toán được thực hiện đó là theo từng khoản mục, với mỗi khoản mục có chương trình kiểm toán mẫu riêng. Giá vốn hàng bán về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn kiểm toán được AASC đánh giá là một khoản mục quan trọng của báo cáo tài chính vì nó thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy việc thực hiện cũng như hoàn thiện quy trình kiểm toán giá vốn hàng bán được đánh giá hết sức quan trọng và cần thiết. Trong thời gian thực tập tại AASC kiểm toán giá vốn hàng bán luôn được đánh giá là khoản mục có tính chất quan trọng. Vì thế em lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện quy trình kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện” với mong muốn có một hiểu biết sâu sắc về kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Mục đích nghiên cứu của Chuyên đề là tìm hiểu quy trình kiểm toán giá vốn hàng bán tại AASC từ đó nhận diện những ưu điểm và nhược điểm của thực tiễn vận dụng và từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính nói riêng cũng như công tác kiểm toán nói chung. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, chuyên đề của em bao gồm 3 chương Chương I. Đặc điểm quy trình kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC Chương II. Thực trạng kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC Chương III. Nhận xét và một số đề xuất nhằm cải thiện chất lượng kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện Do kiến thức về kế toán, kiểm toán cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, nên Chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các anh chị trong phòng kiểm toán Dịch vụ đầu tư nước ngoài(FIS), Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC để Chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy TS. Phan Trung Kiên, cũng như của anh chị và ban giám đốc của Công ty đã quan tâm, giúp đỡ em nhiệt tình trong quá trình em hoàn thành Chuyên đề thực tập này. Sinh viên Đặng Thành Nam SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH KIỂM TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC 1.1. Đặc điểm quy trình chung kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty TNHH Dịch vu tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC 1.1.1.Đặc điểm quy trình chung một cuộc kiểm toán tại công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC Quy trình chung trong việc thực hiện một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính tại AASC được chia ra làm ba giai đoạn, giai đoạn Chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và Kết thúc kiểm toán. Trong mỗi giai đoạn các công việc chính mà KTV cần phải thực hiện như sau: Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:     Tiếp cận khách hàng, ký hợp đồng kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Lập chương trình kiểm toán chi tiết Giai đoạn thực hiện kiểm toán:     Thử nghiệm kiểm soát Thử nghiệm cơ bản(thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết) Đánh giá kết quả Xoát xét báo cáo tài chính Giai đoạn kết thúc kiểm toán:  Xem xét các sự kiện sau ngày lập BCTC  Tổng hợp, đánh giá bằng chứng kiểm toán  Lập Báo cáo kiểm toán và thư quản lý nếu có Có thể tóm tắt quy trình chung kiểm toán Báo cáo tài chính tại AASC qua sơ đồ sau SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN Tiếp cận khách hàng, ký hợp đồng kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Lập chương trình kiểm toán chi tiết Thử nghiệm kiểm soát THỰC HIỆN KIỂM TOÁN Thử nghiệm cơ bản(thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết) Đánh giá kết quả Xoát xét báo cáo tài chính KẾT THÚC KIỂM TOÁN - Xem xét các sự kiện sau ngày lập BCTC Tổng hợp, đánh giá bằng chứng kiểm toán Lập Báo cáo kiểm toán và thư quản lý nếu có Sơ đồ 1.1. Quy trình chung trong thực hiện một cuộc kiểm toán tại công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC (Nguồn: Phòng kiểm soát chất lượng và đào tạo AASC) SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN GVHD: TS. Phan Trung Kiên Tiếp cận khách hàng và ký hợp đồng kiểm toán - Gửi thư chào hàng Đánh giá, kiểm soát và xử lý các rủi ro kiểm toán Lựa chọn nhóm kiểm toán Ký kết hợp đồng kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể - Thu thập thôn tin cơ sở về khách hàng Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng Thực hiện thủ tục phân tích cơ bản Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Lập chương trình kiểm toán chi tiết - Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát Thiết kế các thủ tục phân tích Thiết kế các thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và chi tiết số dư tài khoản THỰC HIỆN KIỂM TOÁN - Thực hiện thử nghiệm kiểm soát Thực hiện thử nghiệm cơ bản( thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết) Đánh giá kết quả Xoát xét Báo cáo tài chính KẾT THÚC KIỂM TOÁN - Tổng hợp kết quả và phát hành Báo cáo kiểm toán Các công việc thực hiện sau khi kiểm toán Sơ đồ 1.2. Quy trình kiểm toán chi tiết BCTC tại công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC (Nguồn: Phòng Kiểm soát chất lượng và đạo tạo AASC) SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên 1.1.1.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán Chuẩn bị kiểm toán là giai đoạn cân đối giữa nhu cầu và nguồn lực đã có và giai đoạn này được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Đây luôn là giai đoạn được AASC đánh giá quan trọng nhất bởi nó sẽ đề ra những tiền đề cho suốt quá trình thực hiện kiểm toán.Giai đoạn này được thực hiện tốt bao nhiêu thì các giai đoạn sau càng hiệu quả, góp phần tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí về nhân lực và vật lực đồng thời cũng nhanh chóng hoàn thành mục tiêu kiểm toán. Trong giai đoạn này có thể tóm tắt qua các bước công việc chính đó là: Tiếp cận khách hàng và ký kết hợp đồng kiểm toán; lập kế hoạch kiểm toán chiến lược đối với các khách hàng có quy mô lớn, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán Báo cáo tài chính nhiều năm; và lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. Cụ thể ta đi chi tiết như sau: Khảo sát đánh giá khách hàng, AASC thực hiện khảo sát và đánh giá khách hàng bao gồm các công việc. Thứ nhất, đối với những khách hàng kiểm toán từ các năm trước công ty đã có Hồ sơ kiểm toán chung đã bao gồm các thông tin chung về khách hàng, kiểm toán viên chỉ cần cập nhật thêm một số thông tin thay đổi so với năm kiểm toán hiện tại của khách hàng. Còn đối với những khách hàng mới lần đầu kiểm toán, KTV phải thu thập thông tin chung của khách hàng trên các khía cạnh lĩnh vực hoạt động, loại hình kinh doanh, tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý, hệ thống thông tin kế toán của khách hàng. Và công việc này thường được trưởng nhóm kiểm toán thực hiện. Thứ hai, kiểm toán viên phải đánh giá về tính độc lập đối với công ty khách hàng, đánh giá hệ thống KSNB và tính liêm chính của ban giám đốc công ty khách hàng.Công việc này KTV cần liên lạc trao đổi với KTV tiền nhiệm. Xác định khả năng có thể kiểm toán của khách hàng và nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng. Để nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng KTV sẽ phỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo công ty để đánh giá mục đích sử dụng BCTC của khách hàng hoặc dựa vào kinh nghiệm kiểm toán từ các năm trước đối với khách hàng lâu năm. Và trong quá trình kiểm toán KTV có thể thu thập thêm thông tin về lý do kiểm toán của khách hàng. Từ đó đưa ra quyết định có chấp nhận kiểm toán hay không? Quyết định cuối cùng có chấp nhận kiểm toán hay không do ban lãnh đạo công ty hoặc lãnh đạo phòng quyết định. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Dự kiến nhóm trưởng và lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán, việc lựa chọn nhân viên phải xem xét đến tổng số và cơ cấu. Tổng số nhân viên kiểm toán phải tương xứng với quy mô kiểm toán của khách hàng và cơ cấu nhân viên kiểm toán phải là những nhân viên đáp ứng khả năng về cuộc kiểm toán này. Tại AASC với các khách hàng khác nhau, đoàn kiểm toán sẽ có sự thay đổi nhân sự, với những khách hàng có tính chất phức tạp và quy mô rộng số lượng kiểm toán AASC thường lựa chọn phần lớn là các kiểm toán viên có kinh nghiệm lâu năm. Dự thảo thống nhất và ký kết hợp đồng kiểm toán, là bước công việc sau khi đã khảo sát đánh giá khách hàng và nếu đưa ra quyết định chấp nhận kiểm toán thì công ty sẽ đàm phán và thống nhất ký kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng về những quyền lợi và nghĩa vụ kèm theo. Để tiện cho việc soạn hợp đồng, AASC thường có những mẫu hợp đồng và đối với các khách hàng lâu năm thường ít thay đổi qua các năm, nếu thay đổi chủ yếu là thay đổi về nhân sự đoàn kiểm toán và giá phí kiểm toán, yêu cầu kiểm toán và phạm vi công việc. Công việc soạn thỏa và chỉnh sửa hợp đồng kiểm toán do thư ký trực phòng thực hiện dưới sự kiểm soát của lãnh đạo phòng kiểm toán. Về nội dung hợp đồng, thông thường tại AASC một hợp đồng kiểm toán bao gồm các nội dung chính như sau - Các thông tin về chủ thể và khách thể kiểm toán: Tên công ty, số điện thoại, số - Fax, mã số thuế, họ và tên, chữ ký của người đại diện công ty khách hàng. Nội dung dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Các luật định và chuẩn mực làm căn cứ lập và thực hiện hợp đồng kiểm toán. Trách nhiệm giữa AASC với đơn vị khách hàng. Báo cáo kiểm toán. Phí dịch vụ kiểm toán và phương thức, thời gian thanh toán. Cam kết thực hiện và thời gian hoàn thành. Hiệu lực và thời hạn của hợp đồng. Con dấu và chữ ký của người có thẩm quyền hai bên. Đối với những khách hàng có quy mô lớn, tính chất phức tạp hoặc địa bàn rộng, kiểm toán lâu năm AASC lập kế hoạch kiểm toán chiến lược và kế hoạch kiểm toán này có một số nội dung đặc thù so với các cuộc kiểm toán khác. Nếu đối tượng khách hàng không thuộc diện trên AASC tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, bao gồm các nội dung chính: Thu thập thông tin cơ sở về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên hàng; Xem xét lại kết quả cuộc kiểm toán trước và xem lại hồ sơ kiểm toán chung; có thể tham quan trực tiếp nhà xưởng của khách hàng; nhận diện các bên liên quan; dự đoán nhu cầu chuyên gia; Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng; Thực hiện thủ tục phân tích cơ bản về các chỉ tiêu trên BCTC; Đánh giá trọng yếu và rủi ro; Xem xét và đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng. Công việc thu thập thông tin cơ sở về khách hàng bao gồm tìm hiểu về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng; xem xét lại kết quả kiểm toán của các năm trước và xem lại hồ sơ kiểm toán chung; có thể tham quan nhà xưởng của khách hàng; nhận diện các bên liên quan. Tìm hiểu về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng KTV sẽ tìm hiểu về môi trường và lĩnh vực kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, tìm hiểu các nhân tố nội tại của đơn vị kiểm toán. KTV sẽ thu thập các thông tin này dựa vào kinh nghiệm, hồ sơ kiểm toán các năm trước, trao đổi trực tiếp với Ban giám đốc đơn vị khách hàng, kế toán trưởng và nhân sự công ty của khách hàng, trao đổi với kiểm toán nội bộ nếu có và báo cáo kiểm toán nội bộ, tìm hiểu các ấn phẩm liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng. Quá trình xem xét lại kết quả kiểm toán của năm trước và xem lại hồ sơ kiểm toán chung giúp KTV nhận diện được những vấn đề còn tồn đọng và ưu điểm của đơn vị khách hàng cũng như một nguồn cung cấp thông tin cơ sở về khách hàng vì tại AASC hồ sơ kiểm toán chung được lập cho từng khách hàng, với những khách hàng lâu năm thì hồ sơ chung có sự cập nhật những thông tin thay đổi về đơn vị khách hàng. Việc tham quan trực tiếp nhà xưởng, chứng kiến tận mắt hoạt động kinh doanh của khách hàng sẽ cung cấp cho kiểm toán viên những hiểu biết về quy trình sản xuất kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, hình dung ra được cái nhìn tổng quan về công việc kinh doanh của khách hàng đồng thời là cơ sở cho việc đưa ra các thuyết minh Báo cáo tài chính hoặc khi có các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán, KTV sẽ chủ động trong việc liên hệ với nhân viên chịu trách nhiệm các bộ phận để phỏng vấn yêu cầu khách hàng giải thích nguyên nhân của các phát hiện và cùng với khách hàng đưa ra hướng điều chỉnh hợp lý. Ngoài ra việc tham quan nhà xưởng, quan sát quá trình làm việc của cán bộ công nhân viên của đơn vị khách hàng giúp KTV có những đánh giá về hệ thống quản lý cũng như tổ chức công việc giữa các bộ phận. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Việc tìm hiểu về các bên liên quan đến công ty khách hàng, KTV cần xem xét mối quan hệ của các bên liên quan đến với công ty khách hàng, xem xét xem nghiệp vụ với các bên liên quan có ảnh hưởng gì đến BCTC của khách hàng. Để làm việc này KTV sẽ phỏng vấn Ban giám đốc công ty khách hàng, xem sổ theo dõi cổ đông, xem sổ theo dõi khách hàng của khách hàng,…Từ đó KTV có những nhận định ban đầu về các vấn đế phát sinh với các bên liên quan của đơn vị khách hàng, và giúp KTV hình dung các bước công việc kiểm toán cần thực hiện đối với các vấn đề này. Việc lựa tham khảo ý kiến chuyên gia thường được AASC lựa chọn với những đơn vị khách hàng có quy mô lớn, tính chất nghiệp vụ phức tạp và với những vấn đề mà bản thân KTV chưa có hiểu biết chắc chắn, lúc này KTV có thể tham khảo ý kiến chuyên gia, tuy nhiên việc tham khảo ý kiến chuyên gia tại AASC thường ít được áp dụng. Việc lựa chọn chuyên gia để tư vấn, KTV dựa vào các tiêu chí: - Chuyên môn nghiệp vụ, văn bằng hoặc là thành viên của tổ chức nghề nghiệp. Kinh nghiệm và uy tín của chuyên gia trong lĩnh vực mà KTV cần tham khảo ý - kiến chuyên gia. Xem xét tính độc lập của chuyên gia với đơn vị khách hàng, KTV không thể lựa chọn những chuyên gia có mối quan hệ mật thiết với khách hàng hoặc được đánh giá có mối quan hệ không khách quan với đơn vị khách hàng. Công việc thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của đơn vị khách hàng nhằm mục đích đảm bảo hoạt động của đơn vị khách hàng tuân thủ các luật định của nhà nước và chuẩn mực có liên quan đến tài chính kế toán như Nghị định, thông tư của Bộ tài chính và các bộ ngành có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Qua đánh giá nếu KTV nhận thấy đơn vị khách hàng không tuân thủ các luật định pháp lý liên quan thì khả năng hệ thống KSNB của khách hàng hoạt động không đạt hiểu quả. Và cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp kiểm toán, nếu hệ thống KSNB không được đánh giá cao KTV sẽ tăng cường kiểm toán chi tiết và quy mô kiểm toán lên, đồng thời lựa chọn các thủ tục kiểm toán bổ sung. Tại AASC trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán tổng thể KTV thực hiện thủ tục phân sơ bộ về tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị khách hàng, đó là đánh giá các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên hàng để có những nhìn nhận chung nhất về tình hình kinh doanh của khách hàng. Tại AASC hai phương pháp phân tích được thực hiện thường xuyên đó là phân tích ngang(phân tích xu hướng) và phân tích dọc(phân tích tỷ suất). Phân tích ngang KTV thực hiện các công việc - So sánh số liệu kỳ này so với kỳ trước, so sánh số liệu giữa các tháng và các quý - trong năm. So sánh số liệu thực tế với định mức, dự toán kế hoạch trong năm. So sánh số liệu của doanh nghiệp với số bình quân của ngành cùng nghành nghề kinh doanh hoặc số ước tính của KTV. Việc phân tích ngang được KTV chia nhỏ cho các chỉ tiêu chính trên BCĐKT và Báo cáo KQHĐKD như chỉ tiêu về tổng tài sản, tổng nguồn vốn, chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận gộp, lợi nhuận sau thế. Phân tích dọc KTV căn cứ vào đặc điểm từng đơn vị khách hàng và điều kiện kiểm toán, KTV có thể lựa chọn phân tích các nhóm tỷ suất.    - Nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính Tỷ suất đầu tư về tài sản cố định cũng như tỷ suất đầu tư về nợ dài hạn. Tỷ suất tự tài trợ về tài sản cố định, tự tài trợ về nợ dài hạn. Tỷ suất nợ trên vốn. Nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán Tỷ suất về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tỷ suất về khả năng thanh toán nợ dài hạn. Tỷ suất về khả năng thanh toán nhanh. Tỷ suất về khả năng thanh toán tức thời. Nhóm tỷ suất về khả năng sinh lời Tỷ suất sinh lời của luận nhuận gộp. Tỷ suất sinh lời của lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Tỷ suất sinh lời của tài sản. Thông thường tại AASC việc phân tích tỷ suất thường được lựa chọn cho việc tư vấn cho khách hàng hoặc kiểm toán cho các công ty có đối tượng sư dụng thông tin trên BCTC là các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư bên ngoài. Trong việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng công việc này được đánh giá là hết sức quan SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên trọng và đã được quy định trong chuẩn mực kiểm toán VAS 400. Đây là giai đoạn được đánh giá quan trọng trong bước lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. Bởi vì thông qua tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng, KTV có quyết định tin tưởng vào hệ thống KSNB của khách hàng hay không? Từ đó giảm bớt hoặc phải tăng cường công việc kiểm tra chi tiết. Tại AASC công việc đánh giá hệ thống KSNB khách hàng không chỉ được thực hiện ở bước lập kế hoạch kiểm toán tổng quát mà còn được thực hiện khi thực hiện kiểm toán ở từng phần hành chi tiết. Tại AASC việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng thường tập trung vào đánh giá các chính sách, thủ tục liên quan đến hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đến các cơ sở dẫn liệu cho việc lập BCTC. Cụ thể chi tiết kiểm toán viên xem xét và đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng trên các khía cạnh: - Đánh giá về các thủ tục quản lý, cơ cấu tổ chức, các vấn đề về nhân sự, hệ thống - thông tin quản lý và thủ tục hành chính. Phát hiện các rủi ro trong từng khoản mục, từng công việc nhằm xác định các phương pháp kiểm toán thích hợp để hạn chế hoặc loại bỏ rủi ro đó. Trong quá trình xem xét đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng KTV thường sử dụng một số kỹ thuật như quan sát, phỏng vấn, kiểm tra các tài liệu và thường được tiến hành qua các bước - Tìm hiểu về môi trường kiểm soát của đơn vị khách hàng. Tim hiểu về các quy trình kế toán áp dụng tại đơn vị khách hàng. Tìm hiểu về các thủ tục kiểm soát của đơn vị khách hàng. Tìm hiểu môi trường kiểm soát của đơn vị khách hàng, mục đính của việc tìm hiểu là đánh giá tổng quát về nhận thức, thái độ và hoạt động của ban lãnh đạo khách hàng nhằm khẳng định tính hợp lý của hệ thống KSNB của khách hàng. Để thực hiện bước công việc này KTV xem xét cách thức điều hành quản lý của Ban lãnh đạo của khách hàng cũng như các quy trình kiểm soát có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị khách hàng. Đối với những khách hàng thường xuyên công việc tìm hiểu môi trường kiểm soát được thực hiện đơn giản bởi các thông tin này đã có trong hồ sơ kiểm toán các năm trước, KTV chỉ cần cập nhập một số thay đổi so với năm hiện tại. Ngược lại với đơn vị khách hàng mới, KTV phải gặp gỡ trực tiếp với Ban giám đốc SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên khách hàng để trao đổi trực tiếp với khách hàng về các thông tin liên quan đến môi trường kiểm soát của khách hàng, đó là hệ thống quản lý, cơ cấu nhân sự và tổ chức. Từ đó KTV có những đánh giá tổng quát về môi trường kiểm soát của khách hàng, những thôn tin này được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung phục vụ cho kiểm toán năm hiện tại và các năm sau. Tìm hiểu quy trình kế toán áp dụng, trong bước này KTV phải đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống thông tin kế toán đang được khách hàng áp dụng, phải xem xét đến khía cạnh có cập nhật và tuân thủ theo những quy định mới nhất của Bộ tài chính về tài chính kế toán hay không? Từ đó KTV có những nhận định về mức độ tin cậy đối với hệ thống kế toán của khách hàng và xác định những rủi ro có thể gặp phải trong các phần hành chi tiết và đưa ra các phương pháp kiểm toán thích hợp. Các kỹ thật mà KTV hay áp dụng đối với bước công việc này là quan sát, phỏng vấn và tìm hiểu tài liệu. Cụ thể KTV thực hiện các công việc chính như sau: - Yêu cầu Kế toán trưởng cung cấp các tài liệu về chính sách, hệ thống tài khoản và - sơ đồ hạch toán của đơn vị do Bộ tài chính phê duyệt. Phỏng vấn kế toán trưởng và nhân viên kế toán phần hành về quy trình hạch toán, hình thức ghi chép và lưu trữ chứng từ sổ sách, việc phân công nhiệm vụ giữa các - nhân viên kế toán. Quan sát hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán, quá trình làm việc của nhân viên kế toán xem có tuân thủ các quy định của doanh nghiệp cũng như tuân thủ các quy định của nhà nước về tài chính kế toán hay không? Sau khi KTV đã tìm hiểu về hệ thống kiểm soát và chính sách kế toán áp dụng của khách hàng KTV sẽ đưa ra đánh giá về các thủ tục kiểm soát đó có được vận hành không?Và việc áp dụng các thủ tục kiểm soát đó có đạt hiệu quả hay không? Đồng thời tư vấn cho khách hàng bổ sung một số thủ tục kiểm soát khác. Kiểm toán viên đánh giá thủ tục kiểm soát dựa trên cơ sở các nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nghiệm, phê chuẩn và ủy quyền. Đánh giá mức trọng yếu, sau khi thực hiện thủ tục phân tích cơ bản đối với các chỉ tiêu trên BCĐKT và Báo cáo KQHĐKD và tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên khách hàng KTV khoanh vùng rủi ro và tiến hành đánh giá mức trọng yếu. Qua đó ước tính sai sót mà BCTC có thể chấp nhận được. Hiện nay tại AASC có quy định mức trọng yếu đối với từng khoản mục chính như sau Bảng 1.1. Bảng quy định tỷ lệ mức trọng yếu một số khoản mục tại AASC Khoản mục Tỷ lệ mức trọng yếu Giới hạn dưới(%) Giới hạn trên(%) 0,4 0,8 1,5 2,0 Doanh thu Tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn Tổng tài sản Nợ ngắn hạn Lợi nhuận trước thuế 0,8 1,5 4 2,0 2,0 8 Tuy nhiên mức trọng yếu có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô của từng khách hàng và xét đoán của kiểm toán viên. Sau khi có ước lượng ban đầu về mức trọng yếu KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC, công việc này mang tính chủ quan vì dựa trên tính xét đoán nghề nghiệp của KTV do vậy đòi hỏi các KTV lâu năm và kinh nghiệm thực hiện công việc này. Căn cứ xác định hệ số phân bổ dựa vào chi phí thu nhập bằng chứng kiểm toán. Chẳng hạn do chi phí thu thập bằng chứng về hàng tồn kho cao hơn chi phí thu thập bằng chứng về công nợ (nợ phải thu, nợ phải trả, các khoản vay và các khoản cho vay), chi phí thu thập bằng chứng về công nợ lại cao hơn chi phí thu thập bằng chứng về các tài khoản như tiền, tài sản cố định, nguồn vốn và quỹ… nên sai số có thể chấp nhận được của khoản mục hàng tồn kho cao hơn các khoản mục khác trên BCĐKT. Do đó tại AASC trong khi thực hiện phân bổ mức trọng yếu, KTV thường phân bổ theo tỷ lệ: Hàng tồn kho hệ số 3, công nợ hệ số 2, các tài khoản còn lại hệ số 1 và không tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối. Và căn cứ vào tỷ lệ mức trọng yếu KTV tính toán ra mức sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục, do đó trong quá trình thực hiện kiểm toán nếu các sai số trong phạm vi thừa thiếu của Mức sai số có thể chấp nhận được thì KTV đánh giá khoản mục đó không chứa sai SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên phạm mang tính trọng yếu, và các sai sót đó được KTV thống nhất với khách hàng bằng các bút toán điều chỉnh. 1.1.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Sau khi đã lập kế hoạch kiểm toán KTV sẽ cụ thể đi vào kiểm toán tại đơn vị khách hàng, mỗi KTV sẽ được giao nội dung công việc một hoặc một số phần hành phù hợp có liên quan đến nhau tùy vào quy mô khách hàng và trình độ tương xứng của KTV. Trong mỗi phần hành hay khoản mục KTV thường thực hiện các nội dung công việc như - Rà soát và đánh giá chất lượng hệ thống KSNB. Rà soát và đánh giá việc tuân thủ hệ thống pháp luật. Thực hiện các thủ tục phân tích. Kiểm tra chi tiết. Và cuối cùng trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp những phát hiện từ các phần hành để lên cáo cáo và có đánh giá về đơn vị khách hàng. Thứ nhất, rà soát và đánh giá chất lượng hệ thống KSNB, công việc này được thực hiện chi tiết vào từng phần hành so với việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. KTV sẽ phải thu thập và nghiên cứu hồ sơ kiểm toán các năm trước/kỳ trước, để biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng các năm trước đồng thời phỏng vấn khách hàng để cập nhật những thay đổi về hệ thống KSNB năm hiện tại kiểm toán. KTV sẽ tập trung vào việc xem xét cơ cấu tổ chức, nhân sự công ty và thủ tục quản lý, hệ thống thông tin kế toán, chính sách và thủ tục áp dụng tại đơn vị khách hàng. Bước đánh giá này sẽ giúp KTV định hướng phương pháp kiểm toán cũng như dự kiến khối lượng công việc cần hoàn thành, vì một khi tin tưởng vào hệ thống KSNB của khách KTV sẽ giảm bớt các thủ tục kiểm tra chi tiết, tập trung vào các nội dung chính làm giảm khối lượng công việc đồng thời cũng tránh rủi ro kiểm toán. Thứ hai, rà soát và đánh giá việc tuân thủ pháp luật, KTV sẽ đánh giá việc tuân thủ các quy định của công ty khách hàng, đánh giá việc tuân các văn bản pháp luật có điều chỉnh đến ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng, việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ tài chính kế toán của nhà nước. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Thứ ba, thực hiện các thủ tục phân tích, bước này rất quan trọng và được thực hiện ở hầu hết trong kiểm toán các phần hành kế toán tại AASC thủ tục phân tích rất được coi trọng và thực hiện xuyên suốt cuộc kiểm toán, nó là công cụ giúp KTV xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán, là một thử ngiệm cơ bản bổ sung cho việc kiểm tra chi tiết. Tại AASC mức độ thực hiện thủ tục phân tích tùy thuộc xét đoán của KTV trong mối liên hệ với quy mô kiểm toán của từng khách hàng.Cung giống như trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát KTV sử dụng hai loại phân tích là phân tích ngang và phân tích dọc.Thông qua thủ tục phân tích kiểm toán viên sẽ phát hiện những biến động bất thường của các khoản mục, định hướng các thủ tục kiểm tra chi tiết với khoản mục mà KTV đang kiểm toán. Thứ tư, công việc kiểm tra chi tiết thường do các trợ lý kiểm toán đảm nhiệm, KTV sẽ tiến hành kiểm tra số dư, kiểm tra số phát sinh. Việc kiểm tra chi tiết được thực hiện đối với tất cả các khoản mục có số dư trên BCĐKT, và phải chi tiết theo đối tượng công nợ đối với các khoản phải thu, phải trả, tạm ứng, chi phí dở dang, …hoặc theo dõi theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ. Kiểm tra chi tiết số dư có thể là kiểm tra việc quản lý, theo dõi trên sổ kế toán của đơn vị, hoặc đối chiếu với tài liệu do bên thứ ba cung cấp (biên bản đối chiếu công nợ các khoản phải thu, phải trả, thư xác nhận nợ, giấy đối chiếu số dư với ngân hàng, …), đối chiếu số dư với biên bản kiểm kê cuối kỳ của một số phần hành: tiền mặt, vật tư, … Việc kiểm tra chi tiết số phát sinh được thực hiện trên cơ sở chọn mẫu của KTV, mẫu chọn phải đại diện cho cả tổng thể và đảm bảo rằng thông qua việc kiểm tra các nghiệp vụ chọn mẫu có thể thu thập được đầy đủ bằng chứng để KTV đưa ra kết luận kiểm toán. Ngoài ra nếu cần thiết KTV sẽ bổ sung thêm các thủ tục kiểm tra khác. Thứ năm, Trưởng nhóm sẽ tổng hợp các bằng chứng thu thập được ở từng phần hành và đưa ra đánh giá. Để làm việc này trước hết với những phát hiện mà KTV phần hành ghi nhận được, các vấn đề này phải được trao đổi trực tiếp với kế toán phần hành tương ứng, để cùng thất nhất đưa ra bút toàn điều chỉnh nếu có hoặc không điều chỉnh. Cuối cùng trưởng nhóm kiểm toán sẽ tập hợp tất cả các vần đề ở các phần hành và đưa ra đánh giá sơ bộ. 1.1.1.3. Kết thúc kiểm toán SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Tại AASC giai đoạn kết thúc kiểm toán gồm các bước công việc được thực hiện theo thứ tự sau: Thứ nhất, các cấp sẽ soát xét hồ sơ, giấy tờ làm việc kiểm toán của KTV. Tại AASC, giấy làm việc sẽ được soát xét qua 3 cấp. Đầu tiên là soát xét của Trưởng nhóm đối với các Trợ lý kiểm toán công việc này được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình đoàn kiểm toán làm việc tại đơn vị khách hàng, các cấp soát xét còn lại là soát xét của Trưởng/ Phó phòng với đoàn kiểm toán và soát xét của thành viên Ban Tổng giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán. Thứ hai, tổng kết, trao đổi, kiến nghị và thống nhất số liệu kiểm toán: Sau khi giai đoạn thực hiện kiểm toán hoàn thành, thành viên Ban Tổng giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán, lãnh đạo phòng kiểm toán và Trưởng nhóm kiểm toán sẽ cùng Ban lãnh đạo khách hàng thảo luận, tổng kết quá trình thực hiện về kết quả công việc và giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán. Thứ ba, phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý kèm theo (nếu có): Sau khi cuộc họp được thông qua, Công ty sẽ viết dự thảo và họp với Ban lãnh đạo Công ty khách hàng để thảo luận kết quả cuối cùng của cuộc kiểm toán và phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức. Đồng thời AASC cũng ban hành thư quản lý sau kiểm toán để tư vấn cho khách hàng nếu khách hàng có yêu cầu. Trên mỗi báo cáo kiểm toán của AASC bắt buộc có chữ ký của thành viên Ban Tổng giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán và con dấu, chữ ký của KTV thực hiện kiểm toán( Trưởng nhóm kiểm toán), quy trình phát hành báo cáo kiểm toán tại AASC được minh họa qua sơ đồ dưới đây. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Gửi khách hàng dự thảo báo cáo kiểm toán đã được soát xét GVHD: TS. Phan Trung Kiên Nhận ý kiến phản hồi của khách hàng Hoàn tất báo cáo và kiểm tra bản in Hoàn tất và lưu vào hồ sơ khách hàng Phát hành báo cáo kiểm toán cho khách hàng Sơ đồ 1.3. Quy trình phát hành báo cáo kiểm toán tại AASC (Nguồn: Phòng Kiểm soát chất lượng và đào tạo AASC) 1.1.2. Cách phân chia phần hành kiểm toán của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC Tại AASC chia làm hai mảng đó là kiểm toán Báo cáo tài chính và kiểm toán các dự án nhưng kiểm toán các dự án vẫn mang nội dung chính là kiểm toán Báo cáo tài chính, Báo cáo về hệ thống KSNB và tính tuân thủ. Kiểm toán các dự án chủ yếu do hai phòng trong công ty là Phòng dịch vụ đầu tư nước ngoài(FIS) và phòng Kiểm toán dự án thực hiện.Với hai mảng kiểm toán trên AASC có hai chương trình kiểm toán riêng, một chương trình kiểm toán cho Báo cáo tài chính các doanh nghiệp và một chương trình kiểm toán cho các Dự án. Việc phân chia các phần hành kiểm toán tại AASC được thực hiện dựa trên các chỉ tiêu trên BCĐKT và Báo cáo KQHĐKD và được chia theo nhóm các phần hành có cùng nội dung. Đối với chương trình kiểm toán Báo cáo tài chính các doanh nghiệp. Chương trình kiểm toán chung đối với doanh nghiệp được AASC chia ra thành 37 phần hành chính, bắt đầu từ Các khoản tiền và tương đương tiền(BA) cho đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ(OD). Với mỗi phần hành có đánh ký hiệu gồm hai chữ cái bao gồm từ BA đến BZ(Chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán), IA(Doanh thu bán hàng) đến IG(Lãi trên cổ phiếu) và OA(Tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết) đến OD. Và các thứ tự các phần hành cũng SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên được trình bày theo thứ tự như trên trong hồ sơ kiểm toán. Cụ thể chi tiết các phần hành như sau: - BA: Tiền và các khoản tương đương tiền, bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. BB: Các khoản phải thu khách hàng. BC: Phải thu, phải trả nội bộ. BD: Các khoản phải thu khác. BE: Hàng tồn kho; trong đó có BE’: Thủ tục chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho. BF: Chi phí sản xuất và tính giá thành. BG: Chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn. BH: Tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản dở dang. BI: Bất động sản đầu tư. BJ: Các khoản đầu tư tài chính. BK: Thuế thu nhập hoãn lại. BL: Giao dịch mua bán lại trái phiếu, cổ phiếu. BM: Các khoản vay và nợ. BN: Các khoản phải trả người bán. BO: Thuế và các khoản phải trả, phải nộp nhà nước; trong đó có BOa là bảng câu - hỏi kiểm tra về thuế. BP: Phải trả người lao động. BQ: Chi phí phải trả. BR: Các khoản phải trả khác. BS: Dự phòng phải trả. BT: Qũy phát triển khoa học và công nghệ. BU: Vốn đầu tư của chủ sở hữu. BV: Chênh lệch đánh giá lại tài sản. BW: Chênh lệch tỷ giá. BX: Các quỹ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. BY: Nguồn vốn khác. BZ: Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán, trong đó quan trọng có xác nhận - hàng hóa giữ hộ. IA: Doanh thu bán hàng. IB: Giá vốn hàng bán. IC: Doanh thu và chi phí hoạt động tài chính. ID: Chi phí bán hàng. IE: Chi phí quản lý doanh nghiệp. IF: Thu nhập và chi phí khác. IG: Lãi trên cổ phiếu. OA: Tài sản, nợ tiềm tàng và cam kết. OB: Giao dịch với các bên liên quan OC: Thông tin bộ phận. OD: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Trên đây là các phần hành chính trong chương trình kiểm toán Báo cáo tài chính các doanh nghiệp của AASC, là khuân mẫu chung cho các kiểm toán thực tế. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện kiểm toán và quy mô khách hàng thì số lượng phần hành chính cần kiểm toán sẽ ít hơn so với mẫu trên. Mỗi KTV sẽ được giao một nhóm các phần hành có liên quan với nhau hoặc có cùng nội dung, chẳng hạn KTV được giao về Doanh thu, mua hang và phải trả thì KTV chịu trách nhiệm kiểm toán các đầu tài khoản 511, 131,…hoặc kiểm toán về chi phí thường KTV sẽ chịu trách nhiệm kiểm toán các đầu tài khoản 641, 642, 632,711 và 811,… Trong mỗi phần hành AASC đều xây dựng một chương trình kiểm toán mẫu đối với các phần hành đó, cụ thể ở các phần hành đều bao gồm các đặc điểm chung là thực hiện các công việc như Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, việc tuân thủ các luật định và chuẩn mực, chính sách tài chính kế toán, Lập biểu tổng hợp số liệu, Thực hiện thủ tục phân tích, Kiểm tra chi tiết, Các thủ tục kiểm tra bổ sung. Chẳng hạn đối với phần hành tiền và các khoản tương đương tiền KTV sẽ thực hiện các giấy làm việc BAn – Các phát hiện kiểm toán, BAp – Các bút toán điều chỉnh, BAc – Chương trình kiểm toán, BA0 – Tổng hợp số liệu, BA1 – Tổng hợp đối ứng,…Căn cứ vào chương trình kiểm toán mẫu, khi thực hiện kiểm toán tại từng khách hàng KTV sẽ xây dựng cho mình một chương trình kiểm toán riêng cho từng khoản mục đối với kiểm toán tại khách hàng của mình. Đối với chương trình kiểm toán các Dự án, kiểm toán có tính chất đặc thù riêng so với kiểm toán BCTC các doanh nghiệp nên chỉ bao gồm 9 phần hành chính, mỗi phần được ký hiệu bằng một chữ cái in hoa, cụ thể như sau: - A: Báo cáo tài chính. B: Nguồn vốn. C: Thủ tục rút vốn. D: Chi phí đầu tư. E: Tiền và các khoản tương đương tiền. F: Các khoản phải thu(tạm ứng). H: Phải trả người bán. L: Phải trả khác. O: Nợ tiềm tàng, tài sản và các cam kết. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Như vậy ta có nhận xét là việc phân chia phần hành tại AASC đảm bảo tính đầy đủ và khoa học, việc phân chia các phần hành có sự tùy biến để phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Việc phân chia rõ ràng và xây dựng chương trình kiểm toán mẫu cho từng phần hành giúp KTV thuận tiện trong quá trình làm việc, cũng như thống nhất giấy tờ làm việc theo một cấu trúc chuẩn. 1.2. Đặc điểm chương trình kiểm toán đối với kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC 1.2.1. Kế hoạch kiểm toán tổng thể liên hệ với kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán Như đã trình bày ở phần trên, trong bước lập kế hoạch kiểm toán tổng thể ở giai chuẩn bị kiểm toán KTV phải tìm hiểu thông tin cơ sở về khách hàng như lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, tìm hiểu về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng rồi đến thực hiện các thủ tục phân tích, tìm hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Tất cả nội dung công việc trên là kế hoạch kiểm toán tổng thể và đi cụ thể kiểm toán vào từng phần hành cũng được thực hiện tương tự và ở bước kiểm toán phần hành có sự chi tiết các bước đó. Việc tìm hiểu về thông tin cơ sở của khách hàng là một thông tin chung cung cấp cho tất cả các phần hành kiểm toán chi tiết, đối với các phần hành chi tiết KTV sẽ thu thập chi tiết các thông tin về việc tuân thủ các quy định của khách hàng, tuân thủ các luật định và chính sách kế toán của nhà nước của từng phần hành đó. Cũng giống như các phần hành khác trong kiểm toán BCTC tại AASC thì kiểm toán giá vốn hàng bán cũng bao gồm các nội dung công việc đó là: - Thủ tục chung:Yêu cầu khách hàng chuẩn bị các tài liệu liên quan; tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đới với giá vốn hàng bán thông thường là xem xét việc tuân thủ các quy định, chính sách tài chính kế toán. Lập biểu tổng hợp số liệu và đối chiếu xem có sự khớp đúng giữa sổ sách với Báo cáo tài chính - hoặc với hồ sơ kiểm toán năm trước. Thủ tục phân tích: So sánh giữa số phát sinh năm nay với năm trước, so sánh giữa số năm nay so với kế hoạch hoặc dự toán, so sánh với số liệu bình quân của ngành từ đó tìm hiểu biến động và giải thích nguyên nhân. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GVHD: TS. Phan Trung Kiên Kiểm tra chi tiết: Kiểm toán viên sẽ chọn mẫu kiểm tra các nghiệp vụ. Kiểm tra nội dung khác: Rà soát tổng thể, xem xét xem việc trình bày và công bố giá vốn hàng bán có phù hợp với quy định, và thực hiện một số thủ tục kiểm toán bổ sung nếu có. Như vậy có thể nói kế hoạch kiểm toán tổng thể của AASC là định hướng nội dung công việc cho từng phần hành kiểm toán chi tiết, nội dung kiểm toán chi tiết các phần hành sẽ bao gồm đầy đủ các nội dung công việc của kế hoạch kiểm toán tổng quát ngoài ra tùy vào phần hành cụ thể mà phương pháp kiểm toán cũng như khối lượng kiểm toán sẽ khác nhau, đồng thời có sự bổ sung các thủ tục thay thế khác cho phù hợp với từng đối khách hàng. 1.2.1.1. Thủ tục chung Trong phần này bao gồm các nội dung - KTV yêu cầu khách hàng chuẩn bị tài liệu. Lập biểu tổng hợp. Tìm hiểu chính sách kế toán. Trước khi trực tiếp làm việc trên giấy tờ làm việc, KTV phải yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan, thông thường các tài liệu này dưới dạng file excel được trích xuất từ phần mềm kế toán hoặc bản cứng được lấy từ bản chính của khách hàng photo. Các tài liệu AASC yêu cầu khách hàng khi tiến hành kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán bao gồm: • Sổ cái và sổ kế toán chi tiết các tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, giá vốn hàng bán. • Bảng tổng hợptheo tiết khoản chi phí cho từng tháng (quí) và cả năm. • Bảng tổng hợp doanh thu, giá vốn, lãi gộp của từng loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cho từng tháng (quí) và cả năm. • Báo cáo giá vốn hàng bán cho từng tháng (quí) và cả năm. • Kế hoạch doanh thu, chi phí trong năm/kỳ. • Các tài liệu khác có liên quan đến giá vốn hàng bán. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Lập biểu tổng hợp, trong bước này KTV sẽ trình bày trên giấy làm việc các nội dung công việc như sau và được đánh tham chiếu từ IB0, đến IB1 và IB2 hoặc có thể nhiều hơn tùy vào quy mô kiểm toán của từng khách hàng. • • Lập Biểu tổng hợp chi tiết từng loại giá vốn hàng bán. Đối chiếu số năm/kỳ trước trên Biểu tổng hợp, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sổ cái, sổ chi tiết với số liệu năm/kỳ trước hoặc hồ sơ kiểm toán năm trước • (nếu có). Đối chiếu số năm nay/kỳ này trên Biểu tổng hợp với sổ chi tiết. • • Lập Báo cáo giá vốn hàng bán trong năm/kỳ. Lập Biểu chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố. Tìm hiểu chính sách kế toán của khách hàng, KTV sẽ thực hiện các bước công việc • Xem xét xem chính sánh kế toán áp dụng liên quan đến giá vốn hàng bán có phù hợp với các chuẩn mực kế toán (cần đặc biệt chú ý đến VAS 02, 15, 16), các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực của Bộ Tài chính, chế độ kế toán và các văn • bản khác của Nhà nước liên quan đến doanh nghiệp không. Xem xét xem chính sách kế toán liên quan đến giá vốn hàng bán có nhất quán với năm trước không. Trường hợp có thay đổi trong chính sách kế toán đơn vị có tuân thủ theo hướng dẫn của VAS 29 không. 1.2.1.2. Thủ tục phân tích Cũng như các phần hành khác thủ tục phân tích luôn được sử dụng trong quá trình kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán, bằng việc phân tích sự biến động và các tỷ suất giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng thể và đối tượng kiểm toán và có những định hướng trong việc lựa chọn kiểm tra chi tiết, là cơ sở khẳng định bằng chứng kiểm toán thu thập được có chất lượng cao. Đối với khoản mục giá vốn hàng bán KTV sẽ thực hiện thủ tục phân tích ở các nội dung sau: • Xem xét tính hợp lý và nhất quán với các năm trước của từng loại giá vốn hàng bán. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường. • So sánh tỷ lệ lãi gộp của từng mặt hàng, từng dịch vụ giữa năm nay/kỳ này với năm/kỳ trước, giữa các tháng (quí) với nhau. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường. • So sánh từng khoản mục chi phí trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung của năm nay/kỳ này so với năm/kỳ trước và với kế hoạch. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường. • Xem xét ảnh hưởng của kết quả phân tích đến các thủ tục kiểm tra chi tiết. 1.2.1.3. Kiểm tra chi tiết Tại AASC kiểm toán viên nào đảm nhận phần công việc nào sẽ hoàn thành phần công việc đó, tuy nhiên với một số phần hành việc kiểm trả chi tiết có sự trợ giúp kiểm tra của các trợ lý kiểm toán, điều này giúp tiết kiệm thời gian và tiến độ công việc. Nội dung việc kiểm tra chi tiết KTV sẽ thực hiện công việc của mình với các nội dung sau: • Trường hợp năm trước chưa kiểm toán, đối chiếu số liệu năm/kỳ trước với Báo cáo kiểm toán do của công ty khác kiểm toán, xem hồ sơ kiểm toán năm trước của công ty kiểm toán khác hoặc xem chứng từ để xác nhận số liệu năm/kỳ trước. • Đối chiếu với giấy tờ làm việc các phần hành khác về số liệu kết chuyển (lương, KPCĐ, BHXH, BHYT, chi phí khấu hao, chi phí nguyên vật liệu, chi phí trả trước phân bổ, …). • Kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu các nghiệp vụ khác phát sinh trong năm/kỳ với chứng từ gốc. 1.2.1.4. Kiểm tra nội dung khác Việc KTV thực hiện các bước công việc như trên đã gần như hoàn thành kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán, ngoài ra KTV cần phải lưu ý xem việc trình bày và công bố khoản mục giá vốn hàng bán trên Báo cáo tài chính có theo quy định hay không? Và soát tổng thể vì giá vốn hàng bán có liên quan trực tiếp đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công. Do vậy KTV cần đọc lướt qua sổ chi tiết các tài khoản chi phí, giá vốn hàng bán để phát hiện các điều bất thường(đặc biệt là các khoản điều chỉnh giảm) và kiểm tra chứng từ gốc. Đảm bảo không có khoản chi phí nào liên quan đến hình thành TSCĐ hoặc không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Ngoài ra nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường khách KTV sẽ thực hiện các thủ tục bổ sung khác nếu có, và có sự trao đổi với khách hàng để cùng đi đến thống nhất kết quả kiểm toán. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên 1.2.2. Đánh giá lại mức trọng yếu Căn cứ vào đặc điểm quy mô của khách hàng và tỷ lệ mức trọng yếu được quy định sẵn, KTV tiến hành lựa chọn mức trọng yếu và hệ số phân bổ phù hợp với khách hàng của mình. Với khoản mục giá vốn hàng bán được KTV đánh giá có cùng mức trọng yếu đối với Doanh thu và hệ số phân bổ mức trọng yếu được KTV lựa chọn là 1, từ đó tính toán ra mức sai số có thể chấp nhận được đối với khoản mục giá vốn hàng bán. Kiểm toán viên tiến hành so sánh mức sai số thu được từ quá trình thực hiện kiểm toán với mức sai số có thể chấp nhận được. Nếu mức sai số thực tế chênh lệch vượt ngoài mức sai số có thể chấp nhận thì KTV kết luận khoản mục giá vốn hàng bán có chứa sai phạm trọng yếu và đồng thời thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung, trao đổi ý kiến với trưởng nhóm kiểm toán và trình bày trên Báo cáo kiểm toán. Còn nếu mức sai số thực tế trong phạm vị mức sai số có thể chấp nhận được thì khoản mục giá vốn hàng bán được kiểm toán viên đánh giá không chưa sai phạm mang tính trọng yếu, các chênh lệch được điều chỉnh với sự thống nhất giữa KTV và khách hàng. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÀN VÀ KIỂM TOÁN AASC 2.1. Xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện tại khách hàng 2.1.1. Đặc điểm kế hoạch kiểm toán tổng quát Báo cáo tài chính của khách hàng ABC do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện Để hiểu rõ hơn về quy trình kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán thực hiện, dưới đây em xin trình bày quy trình kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán thực tế tại khách hàng ABC cho kỳ kiểm toán năm tài chính 2012 do AASC thực hiện. Công ty ABC Công ty hoạt động trong lĩnh vực Sản xuất, kinh doanh Điện năng; Xây dựng, cải tạo và quản lý vận hành lưới điện cấp Điện áp 110kV; Xây lắp, cải tạo các công trình điện; Thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện cấp Điện áp đến 100kV; Tư vấn thiết kế, đầu tư, xây dựng các công trình lưới điện đến cấp điện áp đến 110kV, bao gồm: Lập dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư, khảo sát xây dựng, thiết kế, thẩm định dự án, giám sát thi công; Gia công, chế tạo phụ tùng, phụ kiện, thiết bị lưới điện; Cho thuê văn phòng, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, tổ chức các hội nghị, hội thảo; Dịch vụ vận tải; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện; Kinh daonh các ngành, nghề khác phù hợp với quy định của phát luật. Quá trình kiểm toán tại đơn vị khách hàng ABC là kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp và được thực hiện theo quy trình chung trong kiểm toán BCTC của AASC, dưới đây em trình bày những công việc mà KTV phải thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại khách hàng ABC, đến giai đoạn thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán sẽ đi chi tiết vào trình bày kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán đối với khách hàng ABC được thực hiện qua nội dung các công việc Tiếp cận khách hàng và ký kết hợp đồng kiểm toán - Gửi thư chào hàng đến công ty ABC. Đánh giá ban đầu về rủi ro và chấp nhận hợp đồng. Lựa chọn nhóm kiểm toán. Thiết lập các điều khoản và ký kết hợp đồng kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể - Tìm hiểu các thông tin cơ sở về khách hàng. Tìm hiểu đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ. Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro. Cụ thể chi tiết như sau 2.1.1.1. Gửi thư chào hàng Đối với tất cả các khách hàng của AASC dù là khách hàng tiềm năng hay khách hàng thường xuyên AASC đều gửi thư mời kiểm toán. Công ty ABC là khách hàng thường xuyên của AASC do AASC thực hiện kiểm toán các năm tài chính 2010 và 2011 theo hợp đồng kiểm toán hai năm 2010 và 2011 giữa ABC và AASC hai bên cùng thống nhất điều khoản là AASC cam kết thực hiện kiểm toán mỗi năm hai đợt kiểm toán là đợt kiểm toán 09 tháng đầu năm từ 01/01/2011 đến 30/09/2011 và đợt kiểm toán 03 tháng cuối năm từ 01/10/2011 đến ngày 31/12/2011 , việc thực hiện hai đợt kiểm toán này làm giảm khổi lượng công việc kiểm toán cuối năm đồng thời gia tăng chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Đối với năm tài chính 2012 AASC đã gửi thư mời kiểm toán cho công ty ABC, thư mời kiểm toán do thư ký trực phòng của phòng kiểm toán Dịch vụ đầu tư nước ngoài(FIS) soạn thảo dưới sự kiểm soát của Lãnh đạo phòng và gửi cho khách hàng. Công ty ABC đã chấp nhận lời mời cung cấp dịch vụ của AASC và ký nhận vào thư mời kiểm toán và gửi lại cho AASC, sau khi khách hàng ABC đã chấp nhận lời mời kiểm toán AASC tiến hành các bước đánh giá ban đầu về rủi ro chấp nhận hợp đồng SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên kiểm toán; lựa chọn nhóm kiểm toán; thiết lập các điều khoản hợp đồng và ký kết hợp đồng với công ty ABC. 2.1.1.2. Đánh giá ban đầu về rủi ro và chấp nhận hợp đồng Vì công ty ABC là khách hàng cũ của AASC nên việc đánh giá rủi ro được thực hiện đơn giản do các thôn tin đánh giá đã lưu trong hồ sơ chung và KTV chỉ phải cập nhật những thay đổi mới so với năm tài chính 2012. Khái quát lại việc đánh giá rủi ro và chấp nhận hợp đồng KTV có những nhận định ban đầu về khách hàng ABC như sau Khách hàng ABC là một công ty hoạt động trong lĩnh vực Sản xuất, kinh doanh Điện năng, công ty còn mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình sang các lĩnh vực như: Tư vấn thiết kế, đầu tư, xây dựng các công trình lưới điện đến cấp điện áp đến 110kV, bao gồm: Lập dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư, khảo sát xây dựng, thiết kế, thẩm định dự án, giám sát thi công; Gia công, chế tạo phụ tùng, phụ kiện, thiết bị lưới điện; Cho thuê văn phòng, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, tổ chức các hội nghị, hội thảo; Dịch vụ vận tải; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện. Hiện nay ABC được đánh giá là một công ty lớn trong các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề và có uy tín trên thị trường, ngàng càng phát triển với việc doanh thu tăng trong 03 năm gần đây và thương hiệu của công ty ngày càng được khẳng địng.Qua xoát xét BCTC và những tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh KTV có những nhận định. - Ban giám đốc công ty có năng lực, nắm rõ về tình hình tài chính và hoạt động kinh - doanh của công ty. Công ty ABC đang hoạt động có lãi và phát triển bền vững, uy tín ngày càng mở - rộng. Công ty ABC đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn đến hạn trả. Qua nhận định ban đầu cho thấy công ty ABC hoạt động liên tục và không có yếu tố làm gián đoạn hoạt động của công ty, KTV lập biểu tổng hợp về đánh giá ban đầu về rủi ro và chấp nhận hợp đồng đối với khách hàng ABC như sau SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Bảng 2.1. Bảng đánh giá rủi ro tổng quát đối với công ty ABC 1. Tên khách hàng Lĩnh vực hoạt động kinh doanh Công ty ABC Sản xuất, kinh doanh Điện năng, Tư vấn thiết kế, đầu tư, xây dựng các công trình lưới điện; Cho thuê văn phòng, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, tổ chức các hội nghị, hội thảo; Dịch vụ vận tải; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, Loại hình doanh nghiệp Chính sách kế toán sửa chữa lưới điện TNHH Thống nhất theo quy định của Bộ tài chính 4. 5. 6. 7. Cơ cấu quản lý Hệ thống kiểm soát nội bộ Quy mô khách hàng Mức độ nợ và khả năng thanh toán và chuẩn mực Kế toán Việt Nam Được tổ chức tốt Hợp lý Lớn doanh thu năm 2012 là Số dư nợ trung bình và đủ khả năng thanh 8. toán nợ đến hạn trả Mối quan hệ giữa công ty với kiểm Tốt 2. 3. toán viên 9. Khả năng sai phạm của BCTC Trung bình 10. Khách hàng có ý định lừa rối kiểm Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu yêu cầu toán viên 11. Mức độ chủ quan trong đánh giá Thấp 12. Năng lực của Ban giám đốc và giám Năng lực phù hợp với yêu cầu hoạt động đốc tài chính 13. Khả năng tranh chấp, kiện tụng 14. Khả năng hoạt động liên tục của công ty Không Hoạt động liên tục (Nguồn: Trích hồ sơ kiểm toán cho kỳ 09 tháng đầu năm 2012 đới với khách hàng ABC) Qua những nhận định trên và bảng đánh giá tổng quát rủi ro chấp nhận hợp đồng trên, KTV đi đến nhận xét là công ty ABC có mức độ độ rủi ro có thể kiểm soát được và AASC chấp nhận kiểm toán đối với công ty ABC. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên 2.1.1.3. Lựa chọn nhóm kiểm toán Căn cứ vào quy mô khách hàng ABC được đánh giá là lớn, nghiệp vụ có tính chất phức tạp do vậy đoàn kiểm toán được lựa chọn gồm 09 thành viên trong đó hơn nửa gồm Trưởng nhóm kiểm toán và một số trợ lý đã kiểm toán tại ABC hai năm tài chính 2010, 2011 ngoài ra còn có một số KTV mới. Việc lựa chọn nhóm kiểm toán gồm hơn nửa số KTV cũ đã tham gia kiểm toán tại ABC các năm trước tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận khách hàng và tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngoài ra AASC luôn chú trọng việc nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm cho các KTV ở tất cả các công ty có đặc điểm loại hình kinh doanh khác nhau, do vậy đã bổ sung một số KTV mới vào nhóm kiểm toán nay tài chính 2012. Trong quá trình kiểm toán luôn có sự trao đổi và giám sát chặt chẽ giữa trưởng nhóm kiểm toán và các thành viên, đồng thời với đó là sự giám sát của lãnh đạo phòng Kiểm toán Dịch vụ đầu tư nước ngoài đối với đoàn kiểm toán, để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh. 2.1.1.4. Thiết lập các điều khoản và ký kết hợp đồng Sau khi đã chấp nhận kiểm toán và lựa chọn được nhóm kiểm toán, AASC sẽ thống nhất với khách hàng về điều khoản của hợp đồng như thời gian kiểm toán, các công việc sẽ làm trong cuộc kiểm toán, số lượng KTV tham gia và mức phí kiểm toán,… và hai bên cùng đi đến thống nhất ký kết hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán được ký kết với khách hàng ABC có điều khoản AASC sẽ cung cấp dịch vụ kiểm toán cho ABC theo hai đợt là kỳ kiểm toán 09 tháng đầu năm từ 01/01/2012 đến 30/09/2012 và kỳ kiểm toán 03 tháng cuối năm 2012 từ ngày 01/10/2012 đến ngày 31/12/2012. Nội dung điều khoản hợp đồng này không thay đổi so với kỳ kiểm toán hai năm tài chính 2010 và 2011 mà AASC đã cung cấp cho ABC. 2.1.1.5. Tìm hiểu các thông tin cơ sở về khách hàng Đây là bước công việc quan trọng trong việc định hướng thực hiện kiểm toán sau này, tìm hiểu các thông tin cơ sở về khách hàng ABC được KTV thực hiện qua tìm hiểu một số thông tin chính như - Loại hình doanh nghiệp ABC là công ty TNHH một thành viên. Quá trình hoạt động lâu dài hơn 60 năm hình thành và phát triển, qua nhiều lần đổi tên đến năm 2006 công ty chính thức được Thủ tướng chính phủ quyết định đổi SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên tên thành Công ty TNHH một thành viên ABC trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; đến năm 2010 Công ty TNHH một thành viên ABC trực thuộc Tổng Công - ty Điện lực Miền Bắc. Môi trường kinh doanh khá ổn định, công ty có sức cạnh tranh tốt trên thị trường và có uy tín. Kiểm toán viên tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của khách hàng và thể hiện qua sơ đồ sau CHỦ TỊCH – GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KTSX SV: Đặng Thành Nam PHÓ GIÁM ĐỐC ĐTXD KIỂM SOÁT VIÊN PHÓ GIÁM ĐỐC KDĐN Lớp: Kiểm toán 51A PHÓ GIÁM ĐỐC VTCNTT Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên KẾ TOÁN TRƯỞNG P. Kế hoạch P. Vật tư P. Quản lý đầu tư P. Tài chính kế toán P. Tổ chức lao động P. Công nghệ thông tin Sơ đồ 2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ABC 2.1.1.6. Tìm hiểu về đặc điểm kinh doanh của khách hàng Với việc ABC là khách hàng cũ của AASC nên việc thu thập các thông tin về đặc điểm kinh doanh của ABC đơn giản, KTV chỉ việc xem lại các hồ sơ chung đồng thời cập nhập các thay đổi so với năm hiện tại và sau đó KTV thực hiện lập bảng tóm tắt về đặc điểm kinh doanh của khách hàng ABC trên giấy làm việc như sau Bảng 2.2.Trích bảng tóm tắt đặc điểm kinh doanh của công ty ABC Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC Khách hàng: C ng ty ABC Niên độ: 2012 Người thực hiện: NMH Ngày thực hiện: KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP 1. 2. 3. Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên ABC Hình thức pháp lý: Công ty TNHH một thành viên Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất, kinh doanh Điện năng; Xây dựng, cải tạo và quản lý vận hành lưới điện SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên cấp Điện áp 110kV; Xây lắp, cải tạo các công trình điện; Thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện cấp Điện áp đến 100kV; Tư vấn thiết kế, đầu tư, xây dựng các công trình lưới điện đến cấp điện áp đến 110kV, bao gồm: Lập dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư, khảo sát xây dựng, thiết kế, thẩm định dự án, giám sát thi công; Gia - công, chế tạo phụ tùng, phụ kiện, thiết bị lưới điện; Cho thuê văn phòng, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, tổ chức các hội nghị, hội thảo; Dịch vụ vận tải. - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện. - Kinh doanh các ngành, nghề khác phù hợp với quy định của phát luật. 4. Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, dịch vụ 5. Giấy phép kinh doanh: 6. Vốn điều lệ của công ty: 7. Trụ sở chính: Số A Phố B - Phường C - Quận D – TP E 8. Điện thoại: 9. Fax: 10. Mã số thuế: 11. Mở tài khoản tại ngân hàng: 12. Ban giám đốc bao gồm: 13. Kế toán trưởng: Dựa trên những thông tin thu thập được KTV đánh giá rủi ro tiềm tang trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ABC có thể gặp phải là 1. Là một công ty có quy mô lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục với số lượng nghiệp vụ lớn do vậy có thể việc ghi nhận, đánh giá hàng tồn kho, doanh thu, giá vốn hàng bán có sai sót. Kinh doanh điện năng là một nghành chịu sự quản lý về giá của Nhà nước và trong 2. thời gian qua cũng có sự biến động của thị trường do vậy có thể việc tuân thủ chính sách của nhà nước không được đảm bảo. Công ty có quy mô đi kèm với số lượng tài sản lớn do vậy việc quản lý và sử dụng 3. cũng như đánh giá Tài sản cố định có thể có sai sót tiềm tàng. 2.1.1.6. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Sau khi đã tìm hiểu đặc điểm kinh doanh của khách hàng ABC, KTV tiến hành tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng thông qua 3 nội dung đó là - Tìm hiểu về môi trường kiểm soát tại công ty ABC. Tìm hiểu về chính sách kế toán áp dụng tại ABC. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GVHD: TS. Phan Trung Kiên Tìm hiểu về thủ tục kiểm soát áp dụng tại ABC. Các công việc này được KTV tiến hành thu thập từ hồ sơ kiểm toán các năm trước, và phỏng vấn trực tiếp Ban giám đốc công ty, kế toán trưởng và các phòng ban khác để cập nhật quá trình đang diễn ra ở năm tài chính hiện tại 2012 và trình bày trên giấy làm việc như sau SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Bảng 2.3. Bảng đánh giá môi trường kiểm soát tại công ty ABC Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC Khách hàng: Công ty ABC Người thực hiện: NMH Niên độ: 2012 Ngày thực hiện: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT Công ty đang áp dụng phương pháp quản lý điều hành trực tiếp trong công việc, hàng tháng Ban giám đốc và các trưởng phòng công ty sẽ họp và quyết định những vấn đề quan trọng nhất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời thông qua các kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch nhân sự,…Trên cơ sở đó Ban giám đốc công ty sẽ thống nhất đưa ra các quyết định kinh doanh cụ thể và giao cho các phòng ban trong công ty, các trưởng phòng có trách nhiệm phổ biến các quyết định này cho các thành viên trong phòng và thực hiện. Những vấn đề bất thường hoặc khó xử lý đều được các Trưởng phòng và Ban giám đốc trao đổi giải quyết hoặc đưa ra cuộc họp bất thường để tìm hướng giải quyết. Trong năm 2012 công ty không có thay đổi nào về nhân sự trong Ban giám đốc. Kết luận: Môi trường kiểm soát của công ty ABC được đánh giá là đáng tin cậy (Nguồn: Trích hồ sơ kiểm toán năm 2012 của khách hàng ABC) Sau khi đã thực hiện đánh giá môi trường kiểm soát của khách hàng KTV tiếp tục tiềm hiểu về quy trình kế toán áp dụng tại công ty ABC về cách khía cạnh - Chế độ kế toán áp dụng. Bộ máy kế toán. Hình thức kế toán áp dụng. Một số chính sách kế toán chủ yếu mà ABC đang áp dụng. Kết quả tìm hiểu về chính sách kế toán áp dụng tại ABC được KTV trình bày như sau  Chế độ kế toán áp dụng: Công ty ABC đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐBTC của Bộ tài chính. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên  Bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán tại ABC được thiết kế phù với quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên kế toán gồm 01 Kế toán trưởng, 01 kế toán tổng hợp và 13 nhân viên kế toán các phần hành, tất cả nhân viên kế toán đều có bằng Đại học thành thạo công việc. KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tiền Kế toán vật tư, TSCĐ Kế toán mua hàng thanh toán Kế toán bán hàng thu tiền Kế toán tổng hợp Sơ đồ 2.2.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty ABC  Hình thức kế toán áp dụng: Công ty ABC nhập liệu trên phần mềm kế toán đươc xây dung chung cho các công ty trong khối trực thuộc Tổng Điện lực miền bắc. Hình thức kế toán mà ABC đang áp dụng đó là Nhật ký chung, quy trình kế toán thể hiện trên sơ đồ sau: SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Đối chiếu kiểm tra Ghi cuối kỳ Sơ đồ 2.3. Quy trình ghi sổ kế toán tại công ty ABC  Chính sách kế toán: KTV tìm hiểu chính sách kế toán của công ty ABC theo các        phần hành chủ yếu như Kế toán về tiền và các khoản tương đương tiền. Kế toán hàng tồn kho. Kế toán tài sản cố định. Kế toán mua hàng thanh toán. Kế toán bán hàng thu tiền. Kế toán các lương và các khoản trích theo lương. Kế toán các khoản phải trả phải nộp nhà nước. Trong đó kế toán giá vốn hàng bán do nhân viên kế toán bán hàng thu tiền thực hiện, chịu trách nhiệm về kế toán doanh thu và giá vốn hàng bán. Doanh thu được ghi nhận khi hàng thực bán(xuất hóa đơn) và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên kể việc công ty đã thu được tiền hay chưa. Hàng ngày khi nhận được chứng từ bán hàng Chị A tiến hành kiểm tra chứng từ xem có đủ điều kiện ghi nhận doanh thu hay chưa? Nếu đủ điều kiện, tiến hành ghi Sổ nhật ký Chung và vào Sổ chi tiết doanh thu, giá vốn hàng bán đồng thời ghi vào Sổ cái các tài khoản Doanh thu, giá vốn hàng bán. Cuối tháng chị A lập Bảng cân đối số phát sinh và Bảng tổng hợp chi tiết , tiến hành đối chiếu số liệu giữa hai bảng này và đưa ra Báo cáo tài chính. Quá trình ghi sổ được thực hiện trên phần mềm máy tính với đội ngũ nhân viên kế toán có Bằng Đại học trở lên, đều là những nhân viên nhiều năm kinh nghiệm do vậy việc hạch toán và ghi sổ đảm bảo tính tin cậy cao. Do vậy kiểm toán viên nhận định hệ thống kế toán tại ABC được thiết kế và vận hành phù hợp, độ rủi ro không cao. Sau khi đánh giá môi trường kiểm soát và tìm hiểu chính sách kế toán áp dụng KTV tiến hành đánh giá các thủ tục kiểm soát tại ABC đã đảm bảo tính hiệu lực và hiểu quả của hệ thống KSNB, KTV thu thập được các thủ tục kiểm soát mà ABC đang áp dụng như sau - Công ty ban hành các quy chế về tài chính, các quy định về quản lý tài sản cố định, quy định về chi phí, mức thưởng,…quy định về sự đối chiếu giữa các nhân - viên kế toán. Quy định rõ ràng trách nhiệm của từng bộ phân. Kiểm toán viên kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng được thiết lập đảm bảo hoạt động có hiệu lực, riêng đối với khoản mục giá vốn hàng bán hệ thống KSNB đã được thiết lập chặt chẽ và hoạt động có hiệu lực. 2.1.2. Chương trình kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty ABC do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện Trước khi KTV bắt tay trực tiếp vào thực hiện kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán thì qua các bước công việc đã thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị kiểm toán như tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, quy trình kế toán áp dụng và các bước đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán KTV chịu trách nhiệm kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán xác định cho mình chương trình kiểm toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của khách hàng ABC. Quá trình kiểm toán thực thế tại ABC kiểm toán viên xây dựng chương trình kiểm SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên toán khoản mục giá vốn hàng bán căn cứ vào chương trình kiểm toán mẫu của AASC đã xây dựng trước đó. Có thể điều chỉnh một số bước công việc trong chương trình kiểm toán mẫu có thể tăng thêm các thủ tục hoặc cắt giảm một số thủ tục. Khi thực hiện kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán tại công ty ABC thì AASC thực hiện chương trình kiểm toán thể hiện trong bảng dưới đây, trong giấy làm việc của KTV được đánh tham chiếu là IBc – Chương trình kiểm toán. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Bảng 2.4. Chương trình kiểm toán giá vốn hàng bán tại công ty ABC kỳ kiểm toán 31/12/2012 CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY LTD. (AASC) IBc Member of HLB International Khách hàng (Client): Công ty ABC Prepared by: ĐTN Date: 22/02/2013 Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2012 Reviewed by: NMH Date: 15/03/2013 Subject: Giá vốn hàng bán/ Cost of goods sold TÀI LIỆU YÊU CẦU KHÁCH HÀNG CHUẨN BỊ / DOCUMENTS PREPARED BY CLIENT • Sổ cái và sổ kế toán chi tiết các tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, giá vốn hàng bán. • Bảng tổng hợptheo tiết khoản chi phí cho từng tháng (quí) và cả năm. • Bảng tổng hợp doanh thu, giá vốn, lãi gộp của từng loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cho từng tháng (quí) và cả năm. • Báo cáo giá vốn hàng bán cho từng tháng (quí) và cả năm. • Kế hoạch doanh thu, chi phí trong năm/kỳ. • Các tài liệu khác có liên quan đến giá vốn hàng bán. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN / AUDIT PROCEDURES Assertion s addresse d (Refer to Đạt Section 13.4 of Work yêu complete cầu/ the W/P d initials Satisfa Manual) Ref and date ctory XEM XÉT QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH / PLANNING CONSIDERATIONS Tham khảo Biểu 4.06, 5.02, 5.03, 5.04 trong việc xác định những kiểm soát chủ yếu, các rủi ro (bao gồm cả các rủi ro về gian lận) và phương pháp đối với rủi ro được đánh giá / Refer to Forms 4.06, 5.02, 5.03, 5.04 on key controls identified, risks (including fraud risks) identified and the approach to assessed risk. 1. LẬP BIỂU TỔNG HỢP / LEAD • SCHEDULE Lập Biểu tổng hợp chi tiết từng loại giá • vốn hàng bán. Đối chiếu số năm/kỳ trước trên Biểu tổng IB0   hợp, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sổ cái, sổ chi tiết với số liệu năm/kỳ trước hoặc hồ sơ kiểm toán năm • trước (nếu có). Đối chiếu số năm nay/kỳ này trên Biểu  • tổng hợp với sổ chi tiết. Lập Báo cáo giá vốn hàng bán trong  • năm/kỳ. Lập Biểu chi phí sản xuất kinh doanh theo  yếu tố. 2. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN / ACCOUNTING POLICIES SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Assertion s addresse d (Refer to Đạt Section 13.4 • of Work yêu complete cầu/ the W/P d initials Satisfa Manual) Ref Xem xét xem chính sánh kế toán áp dụng and date  liên quan đến giá vốn hàng bán có phù hợp với các chuẩn mực kế toán (cần đặc biệt chú ý đến VAS 02, 15, 16), các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực của Bộ Tài chính, chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến doanh • nghiệp không. Xem xét xem chính sách kế toán liên quan  đến giá vốn hàng bán có nhất quán với năm trước không. Trường hợp có thay đổi trong chính sách kế toán đơn vị có tuân thủ theo hướng dẫn của VAS 29 không. 3. THỦ TỤC PHÂN TÍCH / ANALYTICAL PROCEDURES (Xem các phần 16.5, 16.6 và 16.7 của Tài liệu kiểm toán và Biểu 5.06 về hướng dẫn các thủ tục phân tích như là các thủ tục chi tiết số liệu). • Xem xét tính hợp lý và nhất quán với các năm trước của từng loại giá vốn hàng bán. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A  ctory Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Assertion s addresse d (Refer to Đạt Section 13.4 of Work yêu complete cầu/ the W/P d initials Satisfa Manual) Ref biến động bất thường. • So sánh tỷ lệ lãi gộp của từng mặt hàng, and date  từng dịch vụ giữa năm nay/kỳ này với năm/kỳ trước, giữa các tháng (quí) với nhau. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường. • So sánh từng khoản mục chi phí trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung của năm nay/kỳ này so với năm/kỳ trước và với kế hoạch. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường. • Xem xét ảnh hưởng của kết quả phân tích đến các thủ tục kiểm tra chi tiết. 4. KIỂM TRA CHI TIẾT / SUBSTANTIVE PROCEDURES • Trường hợp năm trước chưa kiểm toán, O, A, CL đối chiếu số liệu năm/kỳ trước với Báo cáo kiểm toán do của công ty khác kiểm toán, xem hồ sơ kiểm toán năm trước của công ty kiểm toán khác hoặc xem chứng SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A  ctory Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Assertion s addresse d (Refer to Đạt Section 13.4 of Work yêu complete cầu/ the W/P d initials Satisfa Manual) Ref and date từ để xác nhận số liệu năm/kỳ trước. • Đối chiếu với giấy tờ làm việc các phần O, A, CL hành khác về số liệu kết chuyển (lương, KPCĐ, BHXH, BHYT, chi phí khấu hao, chi phí nguyên vật liệu, chi phí trả trước phân bổ, …). • Kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu các nghiệp O, A, CL vụ khác phát sinh trong năm/kỳ với chứng từ gốc. 5. RÀ SOÁT TỔNG THỂ / SCRUTINY Đọc lướt qua sổ chi tiết các tài khoản chi O, A, CO, phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân CL công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, giá vốn hàng bán để phát hiện các nghiệp vụ bất thường (đặc biệt là các khoản điều chỉnh giảm) và kiểm tra với chứng từ gốc. Đảm bảo không có khoản chi phí nào liên quan đến việc hình thành TSCĐ hoặc không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A  ctory Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Assertion s addresse d (Refer to Đạt Section 13.4 of Work yêu complete cầu/ the W/P d initials Satisfa Manual) Ref and date ctory chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. 6. TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ / PRESENTATION AND DISCLOSURE Xem xét việc trình bày và công bố giá vốn ORO, C,  hàng bán trên Báo cáo tài chính có phù CU, AV hợp với các Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng ở trên không. 7. CÁC THỦ TỤC KIỂM TRA BỔ N/A SUNG / ADDITIONAL AUDIT TESTS Trong đó nội dung các bước công việc mà kiểm toán viên phải hoàn thành trong quá trình kiểm toán được tham chiếu đến các giấy tờ làm việc IB0, IB1, IB2,…,IBn, IBp. Các thủ tục có đánh dấu tích là các công việc mà KTV đã thực hiện, còn các dòng ghi N/A là thủ tục KTV bỏ qua không thực hiện.Như vậy chương trình kiểm toán giá vốn hàng bán đối với khách hàng ABC được KTV xây dựng dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của AASC trong mối tương quan xét về quy mô và đối tượng kiểm toán của khách hàng ABC. Chương trình có loại trừ một số thủ tục và không thực hiện các thủ tục kiểm tra bổ sung so với chương trình kiểm toán mẫu của AASC. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên 2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán của công ty ABC do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán theo chương trình kiểm toán đã được xây dựng, giấy tờ làm việc của KTV được lập trên phần mềm Excell, các Sheet được trình bày theo thứ tự của các bước công việc cần thực hiện trong chương trình kiểm toán mà KTV đã xây dựng cho quá trình kiểm toán giá vốn hàng bán tại khách hàng ABC. Có thể tóm tắt các bước công việc mà KTV đã thực hiện trong khi kiểm toán giá vốn hàng bán tại khách hàng ABC như sau:         Yêu cầu khách hàng chuẩn bị tài liệu. Tìm hiểu về chính sách kế toán và ghi nhận giá vốn hàng bán tại công ty ABC. Mô tả tài khoản giá vốn hàng bán của công ty ABC. Lập biểu tổng hợp giá vốn hàng bán của công ty ABC. Tổng hợp đối ứng tài khoản giá vốn hàng bán của công ty ABC. Thực hiện thủ tục phân tích giá vốn hàng bán của công ty ABC. Đối chiếu Doanh thu, lợi nhuận giữa kế hoạch và thực tế của ABC. Kiểm tra chi tiết các chi phí phát sinh trong năm và kiểm tra cutoff. Trước khi tiến hành các thủ tục kiểm toán chi tiết trên giấy tờ làm việc KTV phải yêu cầu khách hàng chuẩn bị các tài liệu liên quan đến giá vốn hàng bán như sau: • Sổ cái và sổ kế toán chi tiết các tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, giá vốn hàng bán. • Bảng tổng hợptheo tiết khoản chi phí cho từng tháng (quí) và cả năm. • Bảng tổng hợp doanh thu, giá vốn, lãi gộp của từng loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cho từng tháng (quí) và cả năm. • Báo cáo giá vốn hàng bán cho từng tháng (quí) và cả năm. • Kế hoạch doanh thu, chi phí trong năm/kỳ. • Các tài liệu khác có liên quan đến giá vốn hàng bán. Các tài liệu này được trích xuất từ phần mềm kế toán của ABC sang file Excel để tiện cho quá trình xử lý số liệu, và các file cứng như Báo cáo giá vốn hàng bán cho từng SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên tháng(quý) và cả năm, Kế hoạch Doanh thu, chi phí trong năm, các quyết định đến giá vốn hàng bán,… Được nhận định khoản mục giá vốn hàng bán tại ABC khá phức tạp do giá vốn được tập hợp từ các đầu tài khoản 154, 641, 642, và 632 do vậy trước tiên đi vào tập hợp số liệu KTV tìm hiểu về chính sách kế toán áp dụng đối với giá vốn hàng bán, mô tả sơ đồ tài khoản 632 tại khách hàng ABC và được KTV thiết kế trên hai giấy làm việc IB2 và IB3 thể hiện trong bảng dưới đây SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Bảng 2.5. Trích giấy làm việc IB2 tìm hiểu chính sách kế toán và ghi nhận giá vốn tại công ty ABC Auditing and Accounting Financial consultancy service company Ltd.(AASC) Member of HLB International IB2 Khách hàng (Client): Công ty ABC Prepared by: ĐTN Date: 22/02/2013 Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2012 Reviewed by: NMH Date: 15/03/2013 Subject:Giá vốn hàng bán/ Cost of goods sold(627,154,632) Objective: Tìm hiểu chính sách kế toán và tập hợp giá vốn hàng bán  Công ty có các loại hình kinh doanh là Mua bán điện; Sản xuất khác; Dịch vụ và các hoạt động khác như Nhượng bán vật tư hàng hóa; Kinh doanh bất động sản đầu tư; Kinh doanh khác.Trong đó Mua bán điện giá vốn được tập hợp trên các tài khoản 1541, 6411, 6421; Sản xuất khác giá vốn được tập hợp trên tài khoản 154384, 642356, 63238; Dịch vụ giá vốn được tập hợp trên các tài khoản 15445, 1544474, 64243922, 632428, 632423.  Chính sách kế toán áp dụng liên quan đến giá vốn hàng bán phù hợp với các chuẩn mực kế toán, các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực của Bộ Tài chính, chế độ kế toán và các văn bản khác của nhà nước.  Chính sách kế toán giá vốn hàng bán nhất quán với năm trước.  Việc tập hợp giá vốn phù hợp với từng loại hình doanh thu và nội dung chi phí. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Sau khi tìm hiểu về chính sách kế toán Kiểm toán viên tìm hiểu và mô tả tài khoản giá vốn trên giấy làm việc IB3 thể hiện trong bảng dưới đây Bảng 2.6. Trích giấy làm việc IB3 mô tả tài khoản giá vốn tại công ty ABC Auditing and Accounting Financial consultancy service company Ltd.(AASC) IB3 Member of HLB International Khách hàng (Client): Công ty ABC Prepared by: ĐTN Date: 22/02/2013 Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2012 Reviewed by: NMH Date: 15/03/2013 Subject:Giá vốn hàng bán/ Cost of goods sold(627,154,632) Objective:Mô tả tài khoản  Thực chất giá vốn kinh doanh điện nằm trên các tài khoản 1541, 6411, 6421 các chi phí này sẽ được kết chuyển lên Tổng công ty hạch toán thông qua tài khoản 136.  Giá vốn của đơn vị chỉ bao gồm giá vốn của hoạt động sản xuất khác. Quy trình hạch toán các tài khoản như sau: Khi KTV đã hiểu rõ về quy trình hạch toán tài khoản giá vốn Kiểm toán viên tiến hành các bước tập hợp số liệu, đối chiếu số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ trước trên hồ sơ kiểm toán kỳ 09 tháng đầu năm và đối chiếu bảng cân đối phát sinh với Sổ cái. Tập hợp số liệu được KTV trình bày trên giấy làm việc IB0 như sau: SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Bảng 2.7. Trích giấy làm việc IB0 Tổng hợp số liệu giá vốn tại công ty ABC Auditing and Accounting Financial consultancy service company Ltd.(AASC) IB0 Member of HLB International Khách hàng (Client): Công ty ABC Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2012 Subject:Giá vốn hàng bán/ Cost of goods sold(627,154,632) SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Prepared by: ĐTN Reviewed by: NMH Date: 22/02/2013 Date: 15/03/2013 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Work done:Tập hợp số liệu Nguồn: Bảng Cân đối số phát sinh Nợ ĐK 627 CF SX chung 62713 CF SX chung-Phân phối điện 627131 CF SX chung - SX điện - Phân phối điện 6271312 CF vật liệu 6271314 CF khấu hao TSCĐ 6271316 CF SC TSCĐ 6271317 CF DV mua ngoài 6271318 CF bằng tiền khác 154 1541 Nợ ĐK 5,676,668,2 00 CF SX, KD dở dang CF SX, KD dở dang-SX KD điện 1541313 Phân phối điện - CF nhân công trực tiếp 1541314 Phân phối điện - Điện mua 1541316 Phân phối điện - CF giải quyết sự cố 1541317 Phân phối điện - CF SX chung SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Có ĐK Có ĐK PS nợ 30,454,599,5 05 30,454,599,5 05 30,454,599,5 05 7,267,5 95 143,479,8 93 26,067,276,8 46 4,218,425,1 71 18,150,0 00 PS Nợ 928,598,034,5 59 925,483,682,0 42 2,072,041,0 86 856,486,331,5 10 12,734,888,9 10 54,190,420,5 36 PS có 30,454,599,5 05 30,454,599,5 05 30,454,599,5 05 7,267,5 95 143,479,8 93 26,067,276,8 46 4,218,425,1 71 18,150,0 00 PS Có 929,805,229,67 7 925,483,682,04 2 2,072,041,08 6 856,486,331,51 0 12,734,888,91 0 54,190,420,53 6 Nợ CK Nợ CK 4,469,473,0 82 Có CK Có CK (*) Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Thành Nam GVHD: TS. Phan Trung Kiên Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Sau khi tập hợp số liệu tại sheet IB0 kiểm toán viên hành tổng hợp đối ứng tài khoản, việc tổng hợp đối ứng này KTV sẽ sử dụng Sổ nhật ký chung của khách hàng được trích xuất ra file excel và KTV sẽ thao tác trên excel để có kết quả đối ứng tài khoản. Mục đích của công việc này là phát hiện những đối ứng bất thường, nếu có sẽ đi vào kiểm tra một số nghiệp vụ cụ thể để xem nội dung đó là gì?Liệu có sai phạm hay không?KTV trình bày bước công việc này trên giấy làm việc IB1. Bảng 2.8. Trích giấy làm việc IB1 tổng hợp đối ứng giá vốn tại công ty ABC Auditing and Accounting Financial consultancy service company Ltd.(AASC) IB1 Member of HLB International Khách hàng (Client): Công ty ABC Prepared by: ĐTN Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2012 Reviewed by: NMH Subject:Giá vốn hàng bán/ Cost of goods sold(627,154,632) Objective:Tổng hợp đối ứng Date: 22/02/2013 Date: 15/03/2013 Tài khoản 627 TK PS nợ PS có Nội dung 18, 111 150,000 - Các chi phí SX chung bằng tiền - Các chi phí SX chung bằng tiền 1,458, 112 975,953 7, 138 267,595 - 154 - 505 Kết chuyển chi phí SX chung - Chi phí khấu hao Công trình SXTX, thay tháo công tơ… Kết chuyển chi phí SCL, tham chiếu quy trình hạch toán SCL 30,454,599, 143, 214 479,893 12,654, 331 723,475 16,172, 335 Tổng cộng 002,589 30,454, 599,505 SV: Đặng Thành Nam 30,454,599, 505 Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Tài khoản 154 589, 111 205,154 - Các khoản chi phục vụ vận hành lưới điện 96, 112 881,608 8,14 136 - 138 - 154 800,000 2,178 7,819 43, 909,78 Kết chuyển phải thu lại sau khi điều chỉnh quyết toán công trình 43,80 0,000 19, 214 331 334 336 338 627 632 642 911 Tổng cộng 419,099 856,486, 331,510 4,516, 443,659 36,131, 813,941 254, 681,707 - Chi phí khấu hao - Chi phí mua điện đầu nguồn - Lương Kết chuyển chi phí SX của đơn vị phụ thuộc 321,92 Chi phí trích theo lương; PS nợ là Chi phí vật 6,800 liệu thi công cải tạo lộ 474 xuất tuyến 22KV trạm 110KV XYZ 30,454, Kết chuyển chi phí SX chung vào giá thành 599,505 điện 3,037,89 0,838 Kết chuyển giá vốn hoạt động khác 4, 858,376 925,483,68 2,042 Kết chuyển giá vốn hoạt động điện 928,598, 929,805,22 034,559 9,677 SV: Đặng Thành Nam - Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Tài khoản 632 55 136 ,918,616 Kết chuyển, phân bổ giá động SX khác Kết chuyển, phân bổ giá động SX khác Kết chuyển, phân bổ giá động SX khác Kết chuyển, phân bổ giá động SX khác 85 138 ,192,446 3,037 154 ,890,838 53 331 ,711,793 - 911 - 713,693 vốn hoạt vốn hoạt vốn hoạt vốn hoạt 3,232, 3,232 3,232, Tổng hợp ,713,693 713,693 Conclusion: Không có đối ứng bất thường Việc tổng hợp đối ứng tại khách hàng ABC kiểm toán viên không phát hiện đối ứng bất thường và ghi vào mục kết luận Conclusion: Không có đối ứng bất thường Sau bước tổng hợp đối ứng và không phát hiện đối ứng bất thường Kiểm toán viên đi vào thực hiện thủ tục phân tích. Đó là phân tích sự phù hợp giữa doanh thu và giá vốn 03 tháng cuối năm và cả năm, việc phân tích này được chia ra phân tích theo từng loại hình sản xuất của công ty ABC, tại ABC KTV xác định được 5 loại hình là sản xuất kinh doanh điện, sản xuất khác, dịch vụ, Kinh doanh bất động sản đầu tư và Kinh doanh khác. Kiểm toán viên tiến hành phân tích theo các chỉ tiêu Doanh thu, giá vốn, lãi gộp và Tỷ lệ lãi gộpđể thấy sự biến động giữa 03 cuối năm và cả năm. Những bất thường cần xem xét được KTV ghi chú lại trên cột Note.Kết quả phân tích được KTV trình bày trên giấy làm việc IB4 sau đây: SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Bảng 2.9. Trích giấy làm việc IB4 Phân tích sự phù hợp giữa Doanh thu và giá vốn tại công ty ABC Auditing and Accounting FinancialIB4 consultancy service company Ltd.(AASC) Member of HLB International Khách hàng (Client): Công ty ABC Prepared by: ĐTN Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2012 Reviewed by: NMH Subject:Giá vốn hàng bán/ Cost of goods sold(627,154,632) Objective: Tìm hiểu nguyên tắc ghi nhận doanh thu - giá vốn Workdone: Phân tích chung doanh thu, giá vốn các loại hình SX của đơn vị từ trong cả năm 2012 Tìm hiều nội dung, cách thức tập hợp giá vốn của các loại hình SX Doanh thu I. Điện 1. Bán điện kinh doanh 2. Bán điện công ích 3. Thu tiền công suất phản kháng 4. Truyền tải điện II. Sản xuất khác 1. Xây lắp 908,542,718,169 908,542,718,169 0 0 0 1,775,159,383 106,039,991 2. Khảo sát thiết kế 3. Cơ khí, thiết bị 4. Mắc dây đặt điện 0 0 0 SV: Đặng Thành Nam Date: 22/02/2013 Date: 15/03/2013 Tài khoản tập hợp =512 =51131 Lớp: Kiểm toán 51A Giá vốn 953,367,146,024 953,367,146,024 0 0 0 1,132,538,879 96,881,608 0 0 0 3 tháng cuối Tài khoản tập hợp =1541+6411+6421 =154384 Lãi gộp (44,824,427,855) (44,824,427,855) 0 0 0 642,620,504 9,158,383 0 0 0 Tỷ lệ lãi gộp Note -5% 36% 9% Doanh thu và giá vốn trong kỳ là của 1 công trình duy nhất; Ban an toàn giao thông TPgiá vốn tương ứng đã tập hợp đầy đủ -> Ref kiểm tra chi tiết Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên 5. Sửa chữa thí nghiệm điện 861,976,946 =51135 553,515,671 =642356? 308,461,275 36% 6. Sản xuất sản phẩm khác 807,142,446 =51138 482,141,600 =63238 325,000,846 40% III. Dịch vụ 1. Dịch vụ tài chính 2. Cho thuê tài sản 2.1. Cho thuê thiết bị điện 4,422,987,880 0 2,264,351,191 82,607,818 1,301,577,994 0 1,691,467,978 82,607,818 29% =511421 3,121,409,886 0 572,883,213 0 2.2. Cho thuê kho bãi, cầu cảng, nhà xưởng 2.3. Cho thuê văn phòng 0 0 0 2.4. Cho thuê nhà ở CBCNV SV: Đặng Thành Nam 1,049,925,191 =511423 0 Lớp: Kiểm toán 51A 9,564,753 0 =632423 1,040,360,438 0 Doanh thu và giá vốn là của công trình TXYZ của phòng CNTT; giá vốn là giá trị còn phải thu lại của XYZ trích lập dự phòng 100% Doanh thu này bao gồm chủ yếu là doanh thu nghiệm thu đóng điện, đào tạo, quản lý vận hành; giá vốn tương ứng là chi phí làm thêm giờ cho nghiệm thu kỹ thuật các công trình (tập hợp theo từng công trình, do vậy ko có rủi ro giá vốn vào thiếu) 75% 100% 99% Doanh thu cho thuê văn phòng; giá vốn là chi phí khấu hao tương ứng, đã trích đủ khấu hao 3 tháng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên 2.5. Khác 1,131,818,182 =511428 563,318,460 =632428=154428 568,499,722 577,349,810 =64243922 (577,349,810) 50% 3. Nhà khách, khách sạn 0 4. Vận tải, bốc dỡ 6,049,436 =51144 9,854,346 =1544474 (3,804,910) -63% 5. Dịch vụ quản lý dây, cáp viễn thông và thông tin của các đơn vị khách treo trên cột điện 2,028,532,623 =51145 1,961,322,517 =15445 67,210,106 3% 6. Dịch vụ truyền hình cáp 7. Công nghệ thông tin 8. Dịch vụ khác 0 0 124,054,630 =51148 0 0 0 0 0 124,054,630 100% IV. Nhượng bán vật tư hàng hóa 461,369,154 =5116 109,630,409 351,738,745 76% V. Kinh doanh bất động sản đầu tư VI. Kinh doanh khác Cộng I+ II + III + IV + V + VI 0 0 915,202,234,586 0 0 957,730,725,198 0 0 (42,528,490,612) Conclusion: SV: Đặng Thành Nam Cách thức tập hợp giá vốn là phù hợp với doanh thu (loại hình doanh thu, nội dung chi phí) Với nội dung giá vốn, giá vốn được tập hợp đầy đủ Lớp: Kiểm toán 51A Doanh thu là cho thuê cột để treo cáp; giá vốn là chi phí lương bổ sung quỹ lương Doanh thu chủ yếu là thu tiền vật tư nhà thầu làm mất, hỏng; giá vốn tương ứng là giá trị vật tư thiếu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Kiểm toán viên thực hiện phân tích và kết luận cách thức tập hợp giá vốn tại ABC là phù hợp với doanh thu theo từng loại hình doanh thu và nội dung chi phí. Với nội dung, giá vốn tại ABC được tập hợp đây đủ. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Tiếp đến kiểm toán viên thực hiện so sánh giữa chỉ tiêu về doanh thu và giá vốn và lợi nhận trong năm của ABC so với thực tế xem có sự phù hợp hay không? Qua tìm hiểu KTV được biết tại ABC đầu năm có giao cho phòng kinh doanh chỉ tiêu về Doanh thu, giá vốn và lợi nhuận tuy nhiên cuối cùng chỉ xét đến hai chỉ tiêu quan trọng là Doanh thu và lợi nhuận. Kiểm toán viên tiến hành thu thập số liệu và trình bày trên giấy làm việc IB5 như sau: Bảng 2.10. Trích giấy làm việc IB5 đối chiếu chỉ tiêu Doanh thu,giá vốn và lợi nhuận sau thuế tại công ty ABC . Auditing and Accounting Financial consultancy service company Ltd.(AASC) Member of HLB International IB5 Khách hàng (Client): Công ty ABC Prepared by: ĐTN Date: 22/02/2013 Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2012 Reviewed by: NMH Date: 15/03/2013 Subject:Giá vốn hàng bán/ Cost of goods sold(627,154,632) Objective:Đối chiếu các chỉ tiêu Doanh thu, giá vốn và Lợi nhuận được giao so với thực tế của ABC trong năm 2012. Mô tả: Trong năm ABC đầu năm có giao cho phòng kinh doanh chỉ tiêu về Doanh thu, giá vốn và lợi nhuận tuy nhiên cuối cùng chỉ xét đến hai chỉ tiêu quan trọng là Doanh thu và lợi nhuận Chỉ tiêu Doanh thu điện Lợi nhuận Kế hoạch 4,105,202,400,000 43,607,000,000 Thực tế 4,132,071,229,33 6 44,195,814,47 5 Chênh lệch 26,868,829, 336 588,814, 475 Note: Hiện tại ABC đang lãi 44 tỷ, vượt so với kế hoạch 600 triệu, với đặc thù của Công ty nhà nước là thực hiện vừa đủ kế hoạch để tránh việc tăng kế hoạch năm sau do vậy nên rủi ro về việc ABC treo chi phí sang năm 2013 được đánh giá là trung bình kiểm tra chi tiết việc ghi nhận chi phí một số nghiệp vụ đầu năm 2013(cut off), tham chiếu giấy làm việc IB6.Kết luận: Có sự phù hợp giữa chỉ tiêu và kế hoạch. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết một số nghiệp vụ chi phí giá vốn hàng bán trong năm, kết quả được trình bày trên giấy làm việc IB6 như sau: Bảng 2.11. Trích giấy làm việc IB6 Kiểm tra chi tiết chi phí giá vốn hàng bán năm 2012 của công ty ABC Auditing and Accounting Financial consultancy service company Ltd.(AASC) Member of HLB International Khách hàng (Client): Công ty ABC Prepared by: ĐTN Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2012 Reviewed by: NMH Subject:Giá vốn hàng bán/ Cost of goods sold(627,154,632) SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A IB6 Date: 22/02/2013 Date: 15/03/2013 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Objective:Kiểm tra chi tiết trên 154 Finding: Qua phân tích đối ứng nhận thấy: Chi phí 154 chủ yếu là chi phí mua điện đầu vào -> thu thập và đối chiếu với hóa đơn điện đầu vào của ABC Ngoài ra là các chi phí kết chuyển: Lương, khấu hao, phân bổ… -> Ref các phần hành liên quan Chi phí điện (1541, 6411, 6421 kết chuyển từ các đơn vị hạch toán phụ thuộc) -> phân tích biến động theo tháng và nội dung Chi phí bằng tiền, mua ngoài -> chọn mẫu kiểm tra chi tiết Kiểm tra chi phí mua điện đầu vào: Số Ngày 11526 29/10/2012 Tiền mua điện của ABC ( chênh lệch tăng giá bán điện Q3/2012 ) 154131412 33111 32,006,871,915 Khớp hóa đơn GTGT của ABC 186C 31/12/2012 Đ/chỉnh CF điện mua đầu nguồn của ABC từ 01/7/2012 đến 30/11/2012 154131412 33111 - 35,235,052,699 Khớp hóa đơn GTGT của ABC SV: Đặng Thành Nam Diễn giải Lớp: Kiểm toán 51A Nợ Có Số tiền Note Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 186C 31/12/2012 GVHD: TS. Phan Trung Kiên CF điện mua đầu nguồn của ABC tháng 12/2012 154131412 33111 275,398,603,615 Khớp hóa đơn GTGT của ABC Kiểm tra chi tiết chi phí bằng tiền, DV mua ngoài Số 136212 Ngày 27/11/2012 Diễn giải Công ty cổ phần GHJ di chuyển CT điện phục vụ mở rộng nút giao thông ngã tư UVT 1486 31/12/2012 Tiền tham gia quản lý CT: trực QLVH TBA 110KV Conclusion: Nợ 1543844 15438782 Có 1121 Số tiền Note 96,881,608 Thanh toán phù hợp với hợp đồng, hóa đơn, đề nghị thanh toán có phê duyệt của Giám đốc, ok 1111 112,299,154 Giá vốn công trình của hoạt động QLVH VSIP, toàn bộ là chi phí nhân công; chứng từ có bảng kê chi phí, phê duyệt của GĐ, phiếu chi Chi phí được ghi nhận phù hợp với chứng từ, chứng từ đầy đủ, hợp lệ. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Cũng như các phần hành chi phí khác KTV phải đánh giá rủi ro chi phí năm nay được đẩy sang năm sau, Trên giấy làm việc IB5 kiểm toán viên đánh giá rủi ro này tại ABC ở mức trung bình và khi tiến hành kiểm toán giá vốn hàng bán của khách hàng ABC kiểm toán viên đã tiến hành chọn mẫu một số nghiệp vụ chi phí liên quan đến giá vốn hàng bán treo trên 627 là các chi phí được ghi nhận vào đầu năm 2013. Mục đích việc kiểm tra này là kiểm tra xem liệu có ghi nhận khoản chi phí năm 2012 sang năm 2013 hay không? Kết quả được trình bày trên giấy làm việc IB7. Bảng 2.12. Trích giấy làm việc IB7 kiểm tra việc ghi nhận đúng niên độ kế toán đối với giá vốn hàng bán của ABC Auditing and Accounting Financial consultancy service company Ltd.(AASC) IB7 Member of HLB International Khách hàng (Client): Công ty ABC Prepared by: ĐTN Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2012 Reviewed by: NMH Subject:Giá vốn hàng bán/ Cost of goods sold(627,154,632) Objective:Kiểm tra Cutoff Date: 22/02/2013 Date: 15/03/2013 Workdone: Chọn mẫu một số nghiệp vụ, dịch vụ chi phí mua ngoài khác trên 627 tháng 1 và 2 năm 2013. CT 23 Ngày Nội dung P/v điều tra sự 15/01/2013 cố TBA 110KV 139 Chi phí phục 28/01/2013 vụ giải quyết sự cố các MBA 199 Chúc Tết các 04/02/2013 đơn vị trực điện Tết 254 Phục vụ đóng 07/02/2013 điện các CT theo KH SV: Đặng Thành Nam Nợ Có 15413164 1111 Số tiền Note 8,620,000 Hóa đơn tiếp khách ngày 5/1/2013 hợp lý hợp lệ, chi phí 2013 15413164 1111 25,409,090 Hóa đơn chứng từ 2013 154131782 1111 35,074,000 Hóa đơn chứng từ 2013 154131782 1111 13,000,000 Hóa đơn chứng từ 2013 Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên 260 Kinh phí giảng 08/02/2013 dạy công nhân vận hành TBA XYZ 261 Kinh phí giảng 08/02/2013 dạy vận hành TBA KHL Conclusion: 15438798 1111 15,000,000 Hóa đơn chứng từ 2013 15438798 1111 15,000,000 Hóa đơn chứng từ 2013 Không có chi phí năm 2012 ghi nhận trong năm 2013 Kết quả kiểm tra chi tiết cho thấy ABC không ghi nhận chi phí giá vốn sai niên độ kế toán. Tổng hợp kết quả sau kiểm toán Kiểm toán viên sau khi đã thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán đối với giá vốn tổng hợp các phát hiện trong quá trình kiểm toán vào giấy làm việc IBn.Kiểm toán viên đánh giá việc ghi nhận giá vốn hàng bán tại ABC là phù hợp và đầy đủ, Không có bút toán điều chỉnh với khoản mục này. Bảng 2.13. Trích giấy làm việc IBn tổng hợp các vấn đối phát sinh trong cuộc kiểm toán giá vốn hàng bán tại công ty ABC Auditing and Accounting Financial consultancy service company Ltd.(AASC) Member of HLB International Khách hàng (Client): Công ty ABC Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2012 Prepared by: ĐTN Reviewed by: NMH Date: 22/02/2013 Date: 15/03/2013 Subject:Giá vốn hàng bán/ Cost of goods sold(627,154,632) Work Các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán và giải thích/ done Notes on issues during the engagement and explainations Giải thích và đề xuất/ Vấn đề phát sinh / Notes on issues W/P Explainations and No. Content Ref suggestions 1 Giá vốn của ABC được ghi nhận đầy đủ, phù hợp. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A IBn Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên 2.3. Kết thúc kiểm toán giá vốn hàng bán của công ty ABC do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện Sau khi thực hiện đầy đủ các công việc trong chương trình kiểm toán, KTV phỏng vấn trực tiếp Ban giám đốc khách hàng ABC để xem xét đến các sự kiện có thể ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán sau ngày lập Báo cáo và tại ABC kiểm toán viên nhận định không phát hiện những vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính và Báo cáo kiểm toán. Sau khi soát xét Trưởng nhóm kiểm toán đánh giá công việc kiểm toán của KTV phần hành đã thực hiện khá đầy đủ và đã nêu được tất cả các thông tin cần thiết về đối tượng, mục tiêu kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán đã hoàn thành. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN 3.1. Nhận xét chương trình kiểm toán giá vốn hàng bán của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC 3.1.1. Những ưu điểm trong chương trình kiểm toán giá vốn hàng bán của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC Là một trong hai công ty kiểm toán độc lập được thành lập đầu tiên tại Việt Nam, đến nay AASC đã có tuổi đời hơn 20 trong lĩnh vực tài chính kế toán và kiểm toán. Là một công ty giàu kinh nghiệm, có đội ngũ nhân viên trình độ cao và đông đảo, phương pháp tiếp cận kiểm toán tiên tiến theo một quy chuẩn chung được xây dựng trong chương trình kiểm toán mẫu phù hợp với lý thuyết kiểm toán, các chuẩn mực chung và quy định về tài chính kế toán của Nhà nước. Những yếu tố trên góp phần đến sự thành công và phát triển của AASC. Kiểm toán giá vốn hàng bán cũng như kiểm toán ở bất cứ khoản mục nào AASC cũng đều xây dựng cho mình chương trình kiểm toán riêng cho khoản mục đó và được vận dụng linh hoạt cho từng khách hàng, điều này giúp quá trình kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí, thời gian kiểm toán. Một số ưu điểm trong chương trình kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC phải kế đến như. Thứ nhất, về đội ngũ nhân viên Nguồn nhân lực là một trong các yếu dẫn đến thành công và phát triển của AASC do vậy AASC rất chú trọng đến việc đào tạo và phát triển con người như hàng năm công ty tổ chức tuyển dụng thu hút những sinh viên có thành tích học tập tốt từ các trường đại học, đặc biệt khuyến khích các sinh viên xếp loại giỏi, nắm vững kiến thức về kế toán và kiểm toán. Bên cạnh đó AASC định kỳ thực hiện đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các kiểm toán viên; khuyến khích nhân viên tham gia các khóa đào tạo ACCA,CPA, thạc sỹ, văn bằng 2, …và là một trong số ít các công ty có nhiều kiểm toán viên đăng ký hành nghề nhất tại Việt Nam. Vì vậy công ty nhanh chóng thu hút được đội ngũ nhân viên trẻ có trình độ cao, nhiệt huyết cống hiến cho sự thành công và phát triển của công ty. Hiện nay với đội ngũ SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên nhân viên đông đảo, trình độ cao AASC đã tự xây dựng cho mình một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trong việc gia tăng chất lượng dịch vụ và tính cạnh tranh của sản phẩm mà AASC cung cấp cho khách hàng. Cụ thể với đội ngũ nhân viên trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm tiến hành kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán điều này đảm bảo giảm thiểu rủi ro kiểm toán, tiết kiệm thời gian và chi phí nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán. Thứ hai, về sự phân công công việc giữa các kiểm toán viên trong đoàn kiểm toán Trong một cuộc kiểm toán việc phân công công việc phù hợp với nội dung công việc và năng lực từng người là một điều hết sức quan trọng, góp phần giảm thiểu rủi ro và đảm bảo hiệu quả kiểm toán. Do vậy mà tại AASC luôn chú trọng đến việc phân công công việc cho các kiểm toán viên trong đoàn. Trong một đoàn kiểm toán, Trưởng nhóm là người lập kế hoạch kiểm toán và nắm rõ về đối tượng kiểm toán của khách hàng cũng như năng lực của các kiểm toán viên trong đoàn do vậy việc phân công công việc giữa các KTV được Trưởng nhóm thực hiện, điều này đảm bảo cả hai khía cạnh là năng lực kiểm toán viên được phân công và sự phù hợp với nội dung công việc mà KTV đảm nhiệm. Trong kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán Trưởng nhóm thường lựa chọn các KTV đã từng thực hiện kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán tại khách hàng hoặc các khách hàng khác có cùng loại hình kinh doanh với khách hàng, điều này sẽ giúp kiểm toán viên nhanh chóng tiếp cận với đối tượng kiểm toán, đồng thời luôn soát xét kết hợp với kiểm toán Doanh thu của các kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm. Việc đối chiếu giữa phần hành Doanh thu và giá vốn hàng bán trong quá trình kiểm toán tạo sự thống nhất hợp lý giữa giá vốn hàng bán và Doanh thu, nâng cao hiệu quả kiểm toán giá vốn hàng bán. Thứ ba, về giấy tờ làm việc Tại AASC, việc trình bày giấy tờ làm việc rất được chú ý, có những mẫu giấy tờ làm việc cho từng phần hành cụ thể vì vậy trong quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán KTV phải trình bàygiấy tờ làm việc dễ hiểu và logic, thông qua cấp soát xét đầu tiên của Trưởng nhóm kiểm toán đối với KTV phụ trách kiểm toán giá vốn hàng bán thì điều này luôn được đảm bảo. Thông qua giấy tờ làm việc KTV có thể dễ dàng thâu tóm được vấn đề và đưa ra các kết luận, đặc biệt việc đánh tham chiếu giúp SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên việc tìm kiếm các thông tin có liên quan trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa việc trình bày giấy tờ làm việc chuẩn còn giúp cho cuộc kiểm toán năm sau thực hiện dễ dàng hơn, các thông tin chung về hoạt động kinh doanh của khách hàng được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung tạo điều kiện cho KTV năm sau có thể tiếp cận nhanh hơn với khách hàng.Ở AASC, giấy tờ làm việc được thực hiện trên phần mềm excel, việc trình bày giấy tờ làm việc cũng được các kiểm toán viên soát xét lại trong giai đoạn soát xét, do đó các KTV đều có kỹ năng trình bày giấy tờ làm việc khoa học và dễ hiểu. Thứ tư, có một chương trình kiểm toán mẫu chi tiết cho kiểm toán giá vốn hàng bán Với việc phân chia các phần hành theo các chỉ tiêu trên BCĐKT, Báo cáo KQHĐKD AASC đã xây dựng cho mình chương trình kiểm toán mẫu cho tất cả các phần hành đó. Nội dung các phần hành gồm các nội dung như Thủ tục chung, Thủ tục phân tích và Thủ tục kiểm tra chi tiết, Thực hiện kiểm tra bổ sung khác. Việc xây dựng chi tiết chương trình kiểm toán mẫu cho từng phần hành đảm bảo ba khía cạnh. Một là đảm bảo kiểm toán trình bày giấy tờ làm việc theo một chuẩn chung. Thứ hai, đây là một tài liệu hướng dẫn giúp KTV sử dụng để xây dựng chương trình kiểm toán cho khách hàng. Cuối cùng việc xây dựng chương trình kiểm toán mẫu, sẽ đảm bảo các thủ tục kiểm toán trong chương trình kiểm toán của KTV có đảm bảo hay không? Có đầy đủ và các thủ tục kiểm toán được thực hiện có hiệu quả. Trong quá trình kiểm toán giá vốn hàng bán tại AASC, kiểm toán viên thường sử dụng ngay chương trình kiểm toán mẫu và có sự điều chỉnh một số nội dung công việc cho phù hợp với khách hàng, chính điều này làm cho quá trình thực hiện kiểm toán tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán. Thứ năm, có một hệ thống kiểm soát chất lượng tốt AASC rất coi trọng việc kiểm soát chất lượng hồ sơ, giấy tờ làm việc của KTV và luôn duy trì ba cấp soát xét đối với giấy tờ làm việc của KTV, hồ sơ kiểm toán; cấp đầu tiên là soát xét giữa Trưởng nhóm với nhân viên kiểm toán phần hành. Cấp soát xét này luôn được thực hiện trong quá trình kiểm toán tại đơn vị khách hàng do vậy nó đảm bảo tính kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh, Kiểm toán viên có thể trao đổi với Trưởng nhóm về các vấn đề đó và đưa ra thủ tục kiểm toán để xử lý vấn đề đó, ngoài ra quá trình soát xét này Trưởng nhóm sẽ nhắc nhở kiểm toán viên hoàn thành đủ các Bảng biểu trong SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên chương trình kiểm toán và cách trình bày giấy tờ làm việc theo một chuẩn chung để đảm bảo sự thống nhất. Đồng thời việc soát xét giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên ngay trong quá trình kiểm toán trưởng nhóm có thể nhận diện được KTV phần hành đã làm những công việc gì trong phần hành đó, yêu cầu KTV phần hành giải thích, liệu chương trình kiểm toán viên phần hành thực hiện đã đầy đủ hay chưa? Và trao đổi với KTV phần hành xem xét đưa ra thủ tục kiểm toán bổ sung nếu có. Cấp soát xét thứ hai là giữa Lãnh đạo phòng với nhóm kiểm toán, ở cấp soát xét này lãnh đạo phòng sẽ thực hiện soát xét ở hai nội dung - Soát xét Báo cáo tài chính và Báo cáo kiểm toán: xem xét các nội dung chi tiết trong BCTC và đảm bảo rằng các vấn đề quan trọng của BCTC đã được xử lý, Ý - kiến của KTV trên BCKT là phù hợp. Soát xét hồ sơ kiểm toán: soát xét toàn bộ giấy làm việc của trưởng nhóm kiểm toán và các giấy làm việc quan trọng của các trợ lý khác trong hồ sơ kiểm toán. Cấp soát xét cuối cùng do thành viên Ban Tổng giám đốc công ty thực hiện với các nội dung - Soát xét Báo cáo tài chính và Báo cáo kiểm toán: xem xét các nội dung chi tiết trong BCTC và đảm bảo rằng các vấn đề quan trọng của BCTC đã được xử lý, Ý - kiến của KTV trên BCKT là phù hợp. Soát xét hồ sơ kiểm toán: các tài liệu cần được xem xétđể đảm bảo kế hoạch kiểm toán ban đầu đã được tuân thủ và đảm bảo phù hợp đến thời điểm kết thúc cuộc - kiểm toán, kết luận kiểm toán của các phần hành trọng yếu. Thành viên Ban Tổng Giám đốc cũng phải phê duyệt tất cả các tài liệu khác trong phần Tổng hợp hồ sơ này để đảm bảo rằng Kiểm toán viên/Trưởng nhóm kiểm toán/Lãnh đạo phòng đã thực hiện đầy đủ các công việc theo đúng yêu cầu về soát xét chất lượng của cuộc kiểm toán. Ngoài ra trong một số trường hợp, còn có sự kiểm tra soát xét bất thường từ trưởng phòng kiểm soát chất lượng với mục tiêu là đưa ra một sự đảm bảo hợp lý rằng các chính sách và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện một cách có hiệu quả và tuân thủ.Và việc soát xét này được thực hiện ít nhất một lần trong năm.Trong trường hợp nhóm kiểm toán có phát sinh các vấn đề về xung đột ý kiến với các nhận xét trong hồ sơ kiểm toán đã SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên được xoát sét thì cần có sự tư vấn, việc soát xét phải được thực hiện trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. Do vậy tại AASC việc duy trì ba cấp độ soát xét trước khi phát hành báo cáo kiểm toán đảm bảo việc thực hiện các thủ tục kiểm toán đầy đủ, chính xác tuân thủ các chính sách và thực hiện một cách có hiệu quả. Nói riêng, khoản mục giá vốn hàng bán sẽ luôn được kiểm soát chất lượng trong quá trình thực hiện kiểm toán tại khách hàng; đồng thời trong quá trình hoàn thiện và đưa ra Báo cáo kiểm toán có sự kiểm soát chất lượng chặt chẽ từ hai cấp soát xét thành viên Ban tổng giám đốc công ty và lãnh đạo phòng. Do vậy nó đảm bảo chất lượng kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán cũng như gia tăng giá trị dịch vụ mà AASC cung cấp cho khách hàng, đây được coi là thế mạnh lớn riêng của AASC và là một lợi thế cạnh trạnh so với các đối thủ. 3.1.2. Những tồn tại trong kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện Được đánh giá là một công ty uy tín hàng đầu về lĩnh vực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam có phương pháp kiểm toán khá hoàn thiện do xây dựng chương trình kiểm toán mẫu và đảm bảo chất lượng với tổ chức HLB quốc tế tuy nhiên việc áp dụng các phương pháp kiểm toán vào thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, không chỉ những hạn chế thuộc về yếu tố nội tại của AASC mà của cả yếu tố khách quan về môi trường kiểm toán. Quy trình kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán BCTC tại AASC cũng không phải là ngoại lệ. Thứ nhất, về môi trường pháp lý của nhà nước Hiện nay khung pháp lý về kế toán và Kiểm toán của nước ta còn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa ổn định.Nhất là hệ thống chuẩn mực kiểm toán còn tiếp tục được xây dựng cho phù hợp với chuẩn mực chung của thế giới. Cũng như việc ban hành các thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực này chưa cụ thể và rõ ràng gây nhiều hiểu nhầm cho kiểm toán viên. Hoặc các chương trình kiểm toán mẫu do hiệp hội kế toán và kiểm toán VACPA ban hành cũng còn rất khái quát chưa hướng dẫn chi tiết cụ thể. Đây cũng là thách thức lớn nhất của các Công ty Kiểm toán trong nước. Khoảng cách giữa hệ thống chuẩn mực, chế độ và điều kiện thực tế hoạt động của doanh nghiệp SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên cũng khiến cho KTV lung túng trong quá trình hoạt động, đặc biệt đối với một công ty mới hoạt động ngay cả đối với những công ty có lịch sử hình thành và phát triển hơn 20 năm như AASC. Thứ hai, về tiếp cận khách hàng Là một doanh nghiệp đầu ngành và hình thành sớm nhất Việt Nam AASC luôn có một số lượng khách hàng đông đảo nhất, theo thống kế năm 2011 AASC thực hiện kiểm toán cho hơn 1400 đơn vị khách hàng. Do vậy với việc số lượng khách hàng ngày càng được mở rộng, tính chất và đặc điểm mỗi khách hàng sẽ khác nhau. Và đã có không ít khách hàng không chịu hợp tác, gây khó chịu cho kiểm toán viên trong việc tìm hiểu hệ thống KSNB cũng như thu thập bằng chứng kiểm toán. Điều này dẫn đến việc kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán cũng như bằng chứng kiểm toán không đáng tin cậy, và đây là một trở ngại lớn khi tiến hành kiểm toán. Thứ ba, về phương pháp kiểm toán giá vốn hàng bán Với việc xây dựng chương trình kiểm toán mẫu tuy nhiên trong quá trình kiểm toán một số kiểm toán viên lược bỏ một số thủ tục kiểm toán, mà thủ tục đó vẫn cần thiết đối với kiểm toán khoản mục này. Nhất là khi áp dụng thủ tục phân tích giá vốn hàng bán, phần lớn các KTV chỉ tiến hành phần tích tổng hợp theo số tổng số của 03 tháng cuối năm hoặc 09 tháng đầu năm và tổng số cả năm. Ngoài ra khi tiến hành thủ tục phân tích thì kết quả phân tích chỉ để trên bảng tính excel mà chưa nêu rõ các biến động của giá vốn như nào? Nguyên nhân của các biến động đó ra sao? Và cũng chưa giải thích được sự biến động đó có phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề hay chưa? Hoặc trong giai đoạn lập chương trình kiểm toán phần lớn kiểm toán sử dụng luôn chương trình kiểm toán mẫu và thực hiện đầy đủ theo như đúng chương trình mẫu, điều này hạn chế sự linh hoạt của kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán cho từng đối tượng khách hàng. Có khách hàng nội dung công việc sẽ giảm bớt so với chương trình mẫu hoặc có khách hàng đòi hỏi cần phải tăng thủ tục kiểm toán bổ sung. Nhưng nguyên nhân của vấn đề này lại chủ yếu thuộc về nhân sự thực hiện kiểm toán khoản mục giá vốn và hạn chế về thời gian kiểm toán. Ngoài ra trong quá trình kiểm toán việc chọn mẫu nghiệp vụ để kiểm tra chi tiết của KTV chủ yếu dựa vào xét đoán của kiểm toán viên, do vậy với những KTV còn ít kinh SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên nghiệm thì việc chọn mẫu này có một số hệ quả như không thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán và bằng chứng kiểm toán chưa đáng tin cậy. 3.2. Một số đề xuất nhằm cải thiện chất lượng kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện Để cải thiện chất lượng kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính cần có sự phối hợp của ba yếu tố đó là môi trường pháp lý, sự hợp tác của khách hàng và nội tại của AASC.Vì vậy em mạnh dạn đưa ra một số đề xuất đối với bản thân công ty AASC và đơn vị khách hàng, cơ quan chức năng và tổ chức hiệp hội nghề nghiệp VACPA. 3.2.1. Một số đề xuất đối với công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán nhằm cải thiện chất lượng kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính Thứ nhất, về đào tạo đội ngũ nhân viên Với việc nhà nước thường xuyên thay đổi các thông tư, văn bản hướng dẫn, luật điều chỉnh đến tài chính kế toán và kiểm toán. Do vậy định kỳ công ty nên thực hiện đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho các kiểm toán viên, cập nhật các thông tư, chuẩn mực kế toán, kiểm toán. Trao đổi, học hỏi những phương pháp kiểm toán tiên tiến nhằm đảm bảo trình độ chuyên môn cao của kiểm toán viên. Thứ hai, về tiếp cận khách hàng Trong trường hợp khách hàng tư chối cung cấp thông tin, KTV có thể đa dạng hóa phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán như tiến hành thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn, quan sát, gửi thư xác nhận đến bên thứ ba, tham khảo ý kiến của kiểm toán viên tiền nhiệm,ý kiến của chuyên gia, tư vấn pháp luật, tăng cường thủ tục phân tích hoặc trao đổi thẳng thắn với ban giám đốc yêu cầu được cung cấp thông tin đầy đủ. Đồng thời kiểm toán viên trong quá trình làm việc cũng phải giữ thái độ, nhã nhặn, lịch sự với khách hàng. Với những những khách hàng chưa hiểu rõ công việc phải làm trong quá SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên trình kiểm toán thì KTV phải từ tốn giải thích cho khách hàng hiểu, từ đó sẽ lấy được thiện cảm từ khách hàng và hơn hết là sự hợp tác trong quá trình kiểm toán. Thứ ba, về phương pháp kiểm toán giá vốn hàng bán Trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích để tìm hiểu sự biến động của giá vốn kiểm toán viên cần thực hiện đầy đủ các công việc đã trình bày trên chương trình kiểm toán như. Phân tích sự biến động của số tổng bằng cách so sánh giữa số đầu kỳ và số cuối kỳ, số thực tế so với kế hoạch, đồng thời phải phân tích sự biến động theo từng tháng của giá vốn và từ đó đưa ra nhận định. Các kết quả phân tích đòi hỏi kiểm toán viên phải cập nhật những thông tin về giá vốn của doanh nghiệp, về đặc điểm kinh doanh của ngành, môi trường kinh doanh hiện tại từ đó đưa ra được lời giải thích cho các nguyên nhân của biến động đó. Trong giấy làm việc KTV nên thực hiện việc giải thích các nguyên nhân biến động cũng như dấu hiệu bất thường, trong quá trình thực hiện kiểm toán cần có sự trao đổi kịp thời giữa kiểm toán viên và kế toán phần hành để tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề. Ngoài ra cần có sự kết hợp phân tích giữa ba chỉ tiêu Doanh thu, giá vốn và lợi nhuận gộp. Tuy nhiên vấn đề thực hiện thủ tục phân tích này xuất phát từ hai nguyên nhân sâu xa là giới hạn về mặt thời gian và giới hạn về nguồn nhân lực thực hiện kiểm toán. Về giới hạn về mặt thời gian, kiểm toán viên phải tìm hiểu kỹ đối tượng kiểm toán của khách hàng để xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp với khách hàng. Điều này không chỉ tiết kiện thời gian mà còn giúp kiểm toán viên nhận diện vấn đề nhanh chóng, quá trình kiểm toán sẽ đạt chất lượng hiệu quả. Về mặt nhân sự thực hiện kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán, vì đây là một khoản mục chiếm phần lớn chi phí trên báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh do vậy giá vốn hàng bán là khoản mục rất quan trọng. Việc kiểm toán phần hành này nên lựa chọn các KTV có kinh nghiệm, hiểu biết về đặc điểm kinh doanh của đơn vị khách hàng hoặc ít là các KTV đã thực hiện kiểm toán giá vốn hàng bán các năm trước hoặc đã kiểm toán khoản mục này ở các khách hàng có đặc điểm kinh doanh tương tự. Thứ tư, về phương pháp chọn mẫu trong thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết Củng cố nâng cao chất lượng kiểm toán viên, việc lựa chọn mẫu phải được xây dựng từ các chỉ tiêu như quy mô tổng thể, quy mô mẫu chọn, tỷ lệ của mẫu chọn là bao nhiêu? Nhận định phương pháp chọn mẫu là như thế nào? Chọn ngẫu nhiên, chọn theo số SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên dư nghiệp vụ lớn, tồn lâu hay nghiệp vụ có tính chất bất thường,...tất cả các cơ sở để lựa chọn mẫu KTV phải trình bày trên giấy làm việc và phải kết luận xem mẫu chọn đã amng tính đại diện hay chưa? Ngoài ra sau mỗi cuộc kiểm toán, KTV cần xem lại hồ sơ kiểm toán để học hỏi từ các KTV có kinh nghiệm, cũng như rút ra bài học và kinh nghiệm. Việc nâng cao trình độ và kinh nghiệm của kiểm toán viên cũng hết sức quan trọng, điều này thực hiện được bằng các khóa đào tạo trong công ty và sự trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa các KTV trong công ty. 3.2.2. Đề xuất đối với đơn vị khách hàng được kiểm toán Trong quá trình kiểm toán các đơn vị khách hàng được kiểm toán cần phải hỗ trợ KTV tối đa có thể nhằm giúp cho cuộc kiểm toán được thực hiện có hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất. Những thông tin cần được cung cấp một cách kịp thời và đầy đủ để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch kiểm toán dự định. Các doanh nghiệp cần xác định rằng mục đích, ý nghĩa của cuộc kiểm toán rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Những tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp sẽ giúp cho kiểm toán viên có thể đưa ra những đánh giá đúng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu những thông tin được kiểm toán viên yêu cầu không được cung cấp đầy đủ đồng thời các thủ tục thay thế không đủ tin cậy, KTV có thể đưa ra những ý kiến kiểm toán bất lợi cho doanh nghiệp, đây là điều mà cả KTV lẫn doanh nghiệp đều không mong muốn. Vì vậy, những thông tin phải được cung cấp đầy đủ theo yêu cầu của KTV. Ngoài ra, những sự giải thích đối với những chênh lệch, biến động trọng yếu cần phải được giải thích một cách nghiêm túc và chính xác nhất bởi khách hàng. Bên cạnh đó, đơn vị khách hàng cần xác định thời điểm kiểm toán phù hợp khi ký kết hợp đồng kiểm toán. Khả năng Báo cáo tài chính của khách hàng chưa được hoàn thành khi tiến hành kiểm toán là có thể xảy ra. Điều này dẫn đến sự phí phạm về thời gian và hiệu quả của cuộc kiểm toán bị giảm sút, cường độ công việc và áp lực đối với kiểm toán viên lẫn bộ phận kế toán của khách hàng sẽ tăng lên rất nhiều. Những thông tin cần thu thập sẽ khó tiếp cận hơn rất nhiều khi hệ thống KSNB của khách hàng là yếu kém. Do vậy, các khách hàng cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống KSNB của mình nhằm tăng khả năng kiểm soát tình hình hoạt động của bản thân khách hàng cũng như hỗ trợ tích cực cho các cuộc kiểm toán. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên 3.2.3. Đề xuất với cơ quan chức năng và hiệp hội nghề nghiệp VACPA Hiện nay nhà nước đã ban hành hệ thống 38 chuẩn mực Kiểm toán, một hệ thống chuẩn mực khá đầy đủ nhưng điều này là chưa đủ đối với một ngành quan trọng như kiểm toán. Ngành kiểm toán cần phải được bổ sung thêm những quy định để hoàn thiện hơn, đồng bộ hơn. Những thông tư, quyết định ban hành cần phải thực sự thống nhất, đơn giản, dễ hiểu nhằm giúp các KTV có thể áp dụng một cách hiệu quả nhất. Để hoàn thiện hơn nữa kiểm toán giá vốn hàng bán nói riêng và chất lượng kiểm toán nói chung các cơ quan chức năng cần bổ sung, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính kế toán, kiểm toán, Bộ Tài chính cần ban hành đầy đủ các chuẩn mực kế toán, kiểm toán và phù hợp với chuẩn mực chung của thế giới, đồng thời ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện kịp thời. Các cơ quan nhà nước cần xây dựng cơ chế giám sát chất lượng dịch vụ kiểm toán thông qua kiểm soát chất lượng kiểm toán viên và chất lượng các cuộc kiểm toán. Đối với hội nghề nghiệp VACPA, những hoạt động của hội hiện nay là chưa tương xứng với ý nghĩa và trách nhiệm của hội. Để có thể xứng đáng là hiệp hội đứng đầu trong ngành kiểm toán Việt Nam, VACPA cần phải thực hiện thêm những hoạt động khác nữa. Cụ thể, VACPA cần tăng cường công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán viên bằng những lớp bồi dưỡng kiến thức, đạo đức cho KTV hành nghề. Đồng thời, VACPA phải là hiệp hội tích cực đóng góp những ý kiến và công sức trong việc xây dựng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên KẾT LUẬN Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn mở cửa và hội nhập với xu hướng toàn cầu hóa của thế giới, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế dẫn tới việc sử dụng thông tin tài chính một cách trung thực và minh bạch là hết sức cần thiết. Do vậy Kiểm toán dần trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với các công ty cũng như các nhà đầu tư, người sử dụng thông tin trong việc đảm bảo tính trong sạch và minh bạch của thông tin tài chính. Do vậy việc hoàn thiện quy trình kiểm toán cho từng khoản mục trở nên hết sức cần thiết. Riêng đối với khoản mục giá vốn hàng bán cũng vậy. Ngoài ra giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu quan trọng trong Báo cáo kết quả kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của nghiệp do vậy việc hoàn thiện quy trình kiểm toán giá vốn hàng bán trở nên hết sức quan trọng và cần thiết. Trong một thời gian ngắn thực tập tại AASC vừa đi thực tế kiểm toán và viết chuyên đề nên không tránh khỏi thiếu sót. Với kiến thức về kế toán và kiểm toán cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, em xin nêu lên một số nhận xét và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán BCTC . Những nội dung nghiên cứu và những ý kiến đề xuất của em chắc chắn còn tồn tại những sai sót do hạn chế về thời gian và kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên em rất mong nhận được những nhận xét, đóng góp của quý thầy cô và các anh chị phòng Kiểm toán Dịch vụ đầu tư nước ngoài để em có thể hoàn thiện hơn nữa Chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn các Anh, chị KTV tại phòng dịch vụ đầu tư nước ngoài(FIS) công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán(AASC) và đặc biệt là sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Phan Trung Kiên trong quá trình hoàn thoành Chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Đặng Thành Nam SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh – TS. Nguyễn Thị Phương Hoa(Đồng chủ biên) Lý thuyết Kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội. 2. GS.TS Nguyễn Quang Quynh – TS. NGô Trí Tuệ( Đồng Chủ biên) Giáo trình Kiểm toán tài chính, NXB Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 3. GS.TS Nguyễn Quang Quynh( Chủ biên, 2009) Giáo trình Kiểm toán hoạt động, NXB Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 4. Bộ Tài chính - Vụ chế độ Kế toán và Kiểm toán(2006) Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội. 5. Các website: http://www.kiemtoan.com.vn; SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A http://www.webketoan.com.vn Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Họ và tên người nhận xét:………………………………………………….. Chức vụ:……………………………………………………………………. Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên: Đặng Thành Nam Khóa: CQ51 Lớp: Kiểm toán 51A Đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện” Nội dung nhận xét: 1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... 2. Về ý thức kỷ luật, tuân thủ quy định của đơn vị thực tập: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... 3. Về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... 4. Về kiến thức chuyên môn: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Người nhận xét (Ký tên đóng dấu) SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên giáo viên hướng dẫn:……………………………………….. Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên: Đặng Thành Nam Khóa: CQ51 Lớp: Kiểm toán 51A Đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán giá giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện” Nội dung nhận xét: 1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên:............................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... 2. Về chất lượng của luận văn, đồ án: - Sự phù hợp giữa tên và nội dung đề tài với chuyên ngành:........................................ ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... - Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu:.......................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Hà Nội, ngày Điểm - Bằng số: Người - Bằng chữ: SV: Đặng Thành Nam tháng (ký tên) Lớp: Kiểm toán 51A năm 2013 nhận xét. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Họ và tên giáo viên phản biện:………………………………………………… Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên: Đặng Thành Nam Khóa: CQ51 Lớp: Kiểm toán 51A Đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện” Nội dung nhận xét: - Sự phù hợp giữa tên và nội dung đề tài với chuyên ngành:........................................ ......................................................................................................................................... - Đối tượng và mục đích nghiên cứu:............................................................................. ......................................................................................................................................... - Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu:.......................................... ......................................................................................................................................... - Nội dung khoa học:...................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Hà Nội, ngày tháng Điểm năm 2013 - Bằng số: Người nhận xét - Bằng chữ: (ký tên) SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................................1 CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH KIỂM TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC......................................................................3 1.1. Đặc điểm quy trình chung kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty TNHH Dịch vu tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC........................................................................3 1.1.1.Đặc điểm quy trình chung một cuộc kiểm toán tại công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC........................................................................................3 1.1.2. Cách phân chia phần hành kiểm toán của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC................................................................................................17 1.2. Đặc điểm chương trình kiểm toán đối với kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC................................................................................................20 1.2.1. Kế hoạch kiểm toán tổng thể liên hệ với kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán. 20 1.2.1.1. Thủ tục chung.........................................................................................................21 1.2.1.2. Thủ tục phân tích....................................................................................................22 1.2.1.3. Kiểm tra chi tiết......................................................................................................23 1.2.1.4. Kiểm tra nội dung khác..........................................................................................23 1.2.2. Đánh giá lại mức trọng yếu.......................................................................................24 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÀN VÀ KIỂM TOÁN AASC....................................................................25 2.1. Xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện tại khách hàng..........................................................................................25 2.1.1. Đặc điểm kế hoạch kiểm toán tổng quát Báo cáo tài chính của khách hàng ABC do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện...............25 2.1.1.1. Gửi thư chào hàng..................................................................................................26 2.1.1.2. Đánh giá ban đầu về rủi ro và chấp nhận hợp đồng..............................................27 2.1.1.3. Lựa chọn nhóm kiểm toán......................................................................................29 SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên 2.1.1.4. Thiết lập các điều khoản và ký kết hợp đồng........................................................29 2.1.1.5. Tìm hiểu các thông tin cơ sở về khách hàng.........................................................29 2.1.1.6. Tìm hiểu về đặc điểm kinh doanh của khách hàng...............................................31 2.1.1.6. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.......................................32 2.1.2. Chương trình kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty ABC do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện..............................................................................................................................37 2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán của công ty ABC do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện............................45 2.3. Kết thúc kiểm toán giá vốn hàng bán của công ty ABC do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện..........................................................65 CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN...............................................................................................66 3.1. Nhận xét chương trình kiểm toán giá vốn hàng bán của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC..........................................................................66 3.1.1. Những ưu điểm trong chương trình kiểm toán giá vốn hàng bán của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC........................................................66 3.1.2. Những tồn tại trong kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện.......................................................................................................................................70 3.2. Một số đề xuất nhằm cải thiện chất lượng kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện...................................................................................................................72 3.2.1. Một số đề xuất đối với công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán nhằm cải thiện chất lượng kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính.....................................................................................................................................72 3.2.2. Đề xuất đối với đơn vị khách hàng được kiểm toán.................................................74 3.2.3. Đề xuất với cơ quan chức năng và hiệp hội nghề nghiệp VACPA..........................75 KẾT LUẬN.........................................................................................................................76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................77 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP...........................................................................79 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN................................................................80 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN...................................................................81 SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................85 DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU...................................................................................86 SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TNHH AASC Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và BCTC KTV KSNB BCĐKT KQHĐKD TSCĐ VAS VACPA BCKT kiểm toán AASC Báo cáo tài chính Kiểm toán viên Kiểm soát nội bộ Bảng cân đối kế toán Kết quả hoạt động kinh doanh Tài sản cố định Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam Báo cáo kiểm toán SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................1 CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH KIỂM TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC...........................................................................3 1.1. Đặc điểm quy trình chung kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty TNHH Dịch vu tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC.................................................................................3 1.1.1.Đặc điểm quy trình chung một cuộc kiểm toán tại công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC.............................................................................................3 Sơ đồ 1.1. Quy trình chung trong thực hiện một cuộc kiểm toán tại công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC................................................................4 Sơ đồ 1.2. Quy trình kiểm toán chi tiết BCTC tại công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC.....................................................................................5 Bảng 1.1. Bảng quy định tỷ lệ mức trọng yếu một số khoản mục tại AASC.................13 Sơ đồ 1.3. Quy trình phát hành báo cáo kiểm toán tại AASC.........................................17 (Nguồn: Phòng Kiểm soát chất lượng và đào tạo AASC)...............................................17 1.1.2. Cách phân chia phần hành kiểm toán của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC..........................................................................................................17 1.2. Đặc điểm chương trình kiểm toán đối với kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC.......................................................................................................................20 1.2.1. Kế hoạch kiểm toán tổng thể liên hệ với kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán.......20 1.2.1.1. Thủ tục chung..............................................................................................................21 1.2.1.2. Thủ tục phân tích.........................................................................................................22 1.2.1.3. Kiểm tra chi tiết...........................................................................................................23 1.2.1.4. Kiểm tra nội dung khác...............................................................................................23 1.2.2. Đánh giá lại mức trọng yếu............................................................................................24 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÀN VÀ KIỂM TOÁN AASC.......................................................................................25 SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên 2.1. Xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện tại khách hàng...............................................................................................25 2.1.1. Đặc điểm kế hoạch kiểm toán tổng quát Báo cáo tài chính của khách hàng ABC do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện....................25 2.1.1.1. Gửi thư chào hàng.......................................................................................................26 2.1.1.2. Đánh giá ban đầu về rủi ro và chấp nhận hợp đồng...................................................27 Bảng 2.1. Bảng đánh giá rủi ro tổng quát đối với công ty ABC.....................................28 2.1.1.3. Lựa chọn nhóm kiểm toán...........................................................................................29 2.1.1.4. Thiết lập các điều khoản và ký kết hợp đồng.............................................................29 2.1.1.5. Tìm hiểu các thông tin cơ sở về khách hàng...............................................................29 Sơ đồ 2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ABC...........................................................31 2.1.1.6. Tìm hiểu về đặc điểm kinh doanh của khách hàng.....................................................31 Bảng 2.2.Trích bảng tóm tắt đặc điểm kinh doanh của công ty ABC.............................31 2.1.1.6. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.............................................32 Bảng 2.3. Bảng đánh giá môi trường kiểm soát tại công ty ABC...................................34 Sơ đồ 2.2.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty ABC.............................................35 Sơ đồ 2.3. Quy trình ghi sổ kế toán tại công ty ABC......................................................36 2.1.2. Chương trình kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty ABC do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện. 37 Bảng 2.4. Chương trình kiểm toán giá vốn hàng bán tại công ty ABC kỳ kiểm toán 31/12/2012........................................................................................................................39 2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán của công ty ABC do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện.............................................45 Bảng 2.6. Trích giấy làm việc IB3 mô tả tài khoản giá vốn tại công ty ABC................48 Bảng 2.7. Trích giấy làm việc IB0 Tổng hợp số liệu giá vốn tại công ty ABC..............49 Bảng 2.8. Trích giấy làm việc IB1 tổng hợp đối ứng giá vốn tại công ty ABC..............52 Bảng 2.9. Trích giấy làm việc IB4 Phân tích sự phù hợp giữa Doanh thu và giá vốn tại công ty ABC.....................................................................................................................55 Bảng 2.10. Trích giấy làm việc IB5 đối chiếu chỉ tiêu Doanh thu,giá vốn và lợi nhuận sau thuế tại công ty ABC..................................................................................................59 SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Trung Kiên Bảng 2.11. Trích giấy làm việc IB6 Kiểm tra chi tiết chi phí giá vốn hàng bán năm 2012 của công ty ABC.....................................................................................................60 Bảng 2.12. Trích giấy làm việc IB7 kiểm tra việc ghi nhận đúng niên độ kế toán đối với giá vốn hàng bán của ABC...............................................................................................63 Bảng 2.13. Trích giấy làm việc IBn tổng hợp các vấn đối phát sinh trong cuộc kiểm toán giá vốn hàng bán tại công ty ABC...........................................................................64 2.3. Kết thúc kiểm toán giá vốn hàng bán của công ty ABC do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện......................................................................65 CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN.............................................................................................................................66 3.1. Nhận xét chương trình kiểm toán giá vốn hàng bán của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC...........................................................................................66 3.1.1. Những ưu điểm trong chương trình kiểm toán giá vốn hàng bán của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC..............................................................66 3.1.2. Những tồn tại trong kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện 70 3.2. Một số đề xuất nhằm cải thiện chất lượng kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện....................................................................................................................................72 3.2.1. Một số đề xuất đối với công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán nhằm cải thiện chất lượng kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính. .72 3.2.2. Đề xuất đối với đơn vị khách hàng được kiểm toán......................................................74 3.2.3. Đề xuất với cơ quan chức năng và hiệp hội nghề nghiệp VACPA...............................75 KẾT LUẬN...............................................................................................................................76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................77 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP................................................................................79 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.....................................................................80 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN........................................................................81 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................85 DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU.........................................................................................86 SV: Đặng Thành Nam Lớp: Kiểm toán 51A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đặng Thành Nam GVHD: TS. Phan Trung Kiên Lớp: Kiểm toán 51A [...]... KIỂM TOÁN AASC 2.1 Xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện tại khách hàng 2.1.1 Đặc điểm kế hoạch kiểm toán tổng quát Báo cáo tài chính của khách hàng ABC do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện Để hiểu rõ hơn về quy trình... Gửi thư chào hàng Đối với tất cả các khách hàng của AASC dù là khách hàng tiềm năng hay khách hàng thường xuyên AASC đều gửi thư mời kiểm toán Công ty ABC là khách hàng thường xuyên của AASC do AASC thực hiện kiểm toán các năm tài chính 2010 và 2011 theo hợp đồng kiểm toán hai năm 2010 và 2011 giữa ABC và AASC hai bên cùng thống nhất điều khoản là AASC cam kết thực hiện kiểm toán mỗi năm hai đợt kiểm... ban trong công ty, các trưởng phòng có trách nhiệm phổ biến các quy t định này cho các thành viên trong phòng và thực hiện Những vấn đề bất thường hoặc khó xử lý đều được các Trưởng phòng và Ban giám đốc trao đổi giải quy t hoặc đưa ra cuộc họp bất thường để tìm hướng giải quy t Trong năm 2012 công ty không có thay đổi nào về nhân sự trong Ban giám đốc Kết luận: Môi trường kiểm soát của công ty ABC... GVHD: TS Phan Trung Kiên trọng và đã được quy định trong chuẩn mực kiểm toán VAS 400 Đây là giai đoạn được đánh giá quan trọng trong bước lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Bởi vì thông qua tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng, KTV có quy t định tin tưởng vào hệ thống KSNB của khách hàng hay không? Từ đó giảm bớt hoặc phải tăng cường công việc kiểm tra chi tiết Tại AASC công việc đánh giá hệ thống KSNB khách... hiểu rõ hơn về quy trình kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán thực hiện, dưới đây em xin trình bày quy trình kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán thực tế tại khách hàng ABC cho kỳ kiểm toán năm tài chính 2012 do AASC thực hiện Công ty ABC Công ty hoạt động trong lĩnh vực Sản xuất, kinh doanh Điện năng; Xây dựng, cải tạo... và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện; Kinh daonh các ngành, nghề khác phù hợp với quy định của phát luật Quá trình kiểm toán tại đơn vị khách hàng ABC là kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp và được thực hiện theo quy trình chung trong kiểm toán BCTC của AASC, dưới đây em trình bày những công việc mà KTV phải thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại khách hàng... thực hiện ở hầu hết trong kiểm toán các phần hành kế toán tại AASC thủ tục phân tích rất được coi trọng và thực hiện xuyên suốt cuộc kiểm toán, nó là công cụ giúp KTV xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán, là một thử ngiệm cơ bản bổ sung cho việc kiểm tra chi tiết Tại AASC mức độ thực hiện thủ tục phân tích tùy thuộc xét đoán của KTV trong mối liên hệ với quy mô kiểm toán của... bản in Hoàn tất và lưu vào hồ sơ khách hàng Phát hành báo cáo kiểm toán cho khách hàng Sơ đồ 1.3 Quy trình phát hành báo cáo kiểm toán tại AASC (Nguồn: Phòng Kiểm soát chất lượng và đào tạo AASC) 1.1.2 Cách phân chia phần hành kiểm toán của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC Tại AASC chia làm hai mảng đó là kiểm toán Báo cáo tài chính và kiểm toán các dự án nhưng kiểm toán... tại AASC trong khi thực hiện phân bổ mức trọng yếu, KTV thường phân bổ theo tỷ lệ: Hàng tồn kho hệ số 3, công nợ hệ số 2, các tài khoản còn lại hệ số 1 và không tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối Và căn cứ vào tỷ lệ mức trọng yếu KTV tính toán ra mức sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục, do đó trong quá trình thực hiện kiểm toán nếu các sai số trong. .. kiểm soát của khách hàng, những thôn tin này được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung phục vụ cho kiểm toán năm hiện tại và các năm sau Tìm hiểu quy trình kế toán áp dụng, trong bước này KTV phải đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống thông tin kế toán đang được khách hàng áp dụng, phải xem xét đến khía cạnh có cập nhật và tuân thủ theo những quy định mới nhất của Bộ tài chính về tài chính kế toán ... tài kế toán kiểm toán AASC 1.1.1.Đặc điểm quy trình chung kiểm toán công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài kế toán kiểm toán AASC Quy trình chung việc thực kiểm toán Báo cáo tài AASC chia làm ba giai... mức trọng yếu Qua ước tính sai sót mà BCTC chấp nhận Hiện AASC có quy định mức trọng yếu khoản mục sau Bảng 1.1 Bảng quy định tỷ lệ mức trọng yếu số khoản mục AASC Khoản mục Tỷ lệ mức trọng yếu... ABC áp dụng sau - Công ty ban hành quy chế tài chính, quy định quản lý tài sản cố định, quy định chi phí, mức thưởng, quy định đối chiếu nhân - viên kế toán Quy định rõ ràng trách nhiệm phân Kiểm

Ngày đăng: 05/10/2015, 09:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH KIỂM TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC

  • 1.1. Đặc điểm quy trình chung kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty TNHH Dịch vu tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC

  • 1.1.1.Đặc điểm quy trình chung một cuộc kiểm toán tại công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC

    • Sơ đồ 1.1. Quy trình chung trong thực hiện một cuộc kiểm toán tại công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC

    • Sơ đồ 1.2. Quy trình kiểm toán chi tiết BCTC tại công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC

    • Bảng 1.1. Bảng quy định tỷ lệ mức trọng yếu một số khoản mục tại AASC

    • Sơ đồ 1.3. Quy trình phát hành báo cáo kiểm toán tại AASC

    • (Nguồn: Phòng Kiểm soát chất lượng và đào tạo AASC)

    • 1.1.2. Cách phân chia phần hành kiểm toán của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC

    • 1.2. Đặc điểm chương trình kiểm toán đối với kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC

    • 1.2.1. Kế hoạch kiểm toán tổng thể liên hệ với kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán

    • 1.2.1.1. Thủ tục chung

    • 1.2.1.2. Thủ tục phân tích

    • 1.2.1.3. Kiểm tra chi tiết

    • 1.2.1.4. Kiểm tra nội dung khác

    • 1.2.2. Đánh giá lại mức trọng yếu

    • CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÀN VÀ KIỂM TOÁN AASC

    • 2.1. Xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện tại khách hàng

    • 2.1.1. Đặc điểm kế hoạch kiểm toán tổng quát Báo cáo tài chính của khách hàng ABC do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện

    • 2.1.1.1. Gửi thư chào hàng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan