Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 54 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
54
Dung lượng
818,62 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA: 2010 - 2014
Đề tài
VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÂY
TRỒNG, VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI
ĐẤT – THỰC TRẠNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN
THƠ
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. Phan Trung Hiền
Bộ Môn Luật Hành Chính
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Lâm Hữu Nghĩa
MSSV: 5105886
Lớp: Luật Hành Chính K36
Cần Thơ, 12/2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là quá trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ giảng viên
hướng dẫn là TS. Phan Trung Hiền. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước
đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu
thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử
dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như các số liệu của một số tác giả, các cơ quan tổ
chức khác, cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Cần Thơ,thàng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lâm Hữu Nghĩa
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn luận văn TS. Phan Trung Hiền đã tận
tình hướng dẫn trong thời gian qua để em có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này.
Em cũng xin cảm ơn các thầy, cô dạy Luật Đất đai, Hành chính đô thị và toàn thể thầy
cô trong Khoa Luật Trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm hết sức quý báo trong suốt thời gian em học tập tại trường để em có thể vận dụng
những kiến thức này để làm tốt đề tài luận văn của mình.
Bên cạnh đó em cũng cảm ơn gia đình, bạn bè luôn bên cạnh động viên, nhắc nhở và
chia sẽ những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống góp phần tạo cho em
thêm động lực để hoàn thành tốt luận văn của mình.
Một lần nũa em xin chân thành cảm ơn.
Cần Thơ, tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lâm Hữu Nghĩa
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
-----...................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013
Giảng viên hướng dẫn
TS. Phan Trung Hiền
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
-----...................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013
Giảng viên phản biện
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
5. Kết cấu của luận văn................................................................................................2
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ
TRỢ ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI...............................................................3
1.1. Một số khái niệm cơ bản..................................................................................3
1.1.1. Khái niệm hộ gia đình, cá nhân.......................................................................3
1.1.2. Khái niệm thu hồi đất.....................................................................................4
1.1.3. Khái niệm bồi thườngkhi Nhà nước thu hồi đất...............................................4
1.1.4 Khái niệm hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất......................................................5
1.1.5. Khái niệm cây trồng, vật nuôi.........................................................................5
1.2. Lược sử hình thành chế định bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vât nuôi
...................................................................................................................................6
1.2.1. Giai đoạn trước Luật Đất đai năm 1993..........................................................6
1.2.2.Giai đoạn từ Luật Đất đai năm 1993 đến Luật Đất đai năm 2003......................7
1.2.3. Giai đoạn từ Luật Đất đai năm 2003 đến nay..................................................8
1.2.4 Dự Thảo sửa đổi Luật Đất đai năm 2003........................................................10
1.3. Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ tài sản khi thu hồi đất...........................11
1.3.1. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại, thì
được bồi thường....................................................................................................11
1.3.2. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó thuộc
đối tượng không được bồi thường thì tùy từng trường hợp cụ thể được bồi thường
hoặc hỗ trợ tài sản..................................................................................................11
1.3.3. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất được
công bố thì không được bồi thường........................................................................12
1.4. Mục đích, ý nghĩa của công tác bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật
nuôi..........................................................................................................................12
1.5. Quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất.......................................................................................13
1.5.1 Cơ sở pháp lý................................................................................................13
1.5.1.1. Cây trồng..............................................................................................13
1.5.1.2. Vật nuôi................................................................................................17
1.5.2. Điều kiện được bồi thường cây trồng, vật nuôi gắn liền với đất bị thu hồi......17
1.5.2.1. Tính hợp pháp của đất..........................................................................17
1.5.2.2. Thời điểm cây trồng, vật nuôi được tạo lập..........................................18
1.5.3. Đối tượng được nhận bồi thường..................................................................18
1.5.4. Chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư........................................................19
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÂY, TRỒNG VẬT NUÔI TỪ
THỰC TRẠNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ......................................................21
2.1 Thực trạng trên địa bàn Thành phố Cần Thơ...............................................21
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội................................................................21
2.1.2 Quy định của Thành phố Cần Thơ về bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật
nuôi.......................................................................................................................22
2.1.3 Tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ ở Thành phố Cần Thơ...........23
2.1.4 Giá cây trồng, vật nuôi để tính tiền bồi thường...............................................24
2.1.4.1 Giá bồi thường cây trồng.......................................................................24
2.1.4.2 Giá bồi thường vật nuôi.........................................................................26
2.1.5 Những thuận lợi, khó khăn trong việc bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật
nuôi.......................................................................................................................27
2.1.6 Trồng cây, nuôi cá sau quy hoạch đã được công bố có được bồi thường.........28
2.1.7 Xử lý đối với các trường hợp trồng cây, nuôi cá đón đầu huy hoạch...............29
2.1.8 Những sai phạm trong công tác bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn thành phố Cần
Thơ.......................................................................................................................30
2.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
trên cơ sở đánh giá thực trạng tại Thành phố Cần Thơ......................................32
2.2.1 Xác định và giải quyết hài hòa quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng đất và
những người được lợi từ việc thu hồi đất................................................................32
2.2.2 Tiếp tục điều chỉnh khung giá bồi thường cho xác với thị trường....................33
2.2.3 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý đất đai ở địa
phương..................................................................................................................34
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với
cây trồng, vật nuôi..................................................................................................34
KẾT LUẬN.................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện kinh tế – xã hội hiện nay, trước những yêu cầu công nghiêp
hóa, hiện đại hóa để phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Để thực hiện được mục tiêu trên Nhà nước ta đã
đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích, kêu gọi đầu tư để xây dựng
cơ sơ hạ tầng, khu công nghiệp… do đó nhu cầu về đất là điều tất yếu để đáp ứng nhu
cầu đó Nhà nước tiến hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tạo qũy đất sạch cho các
dự án, song song với giải phóng mặt bằng là công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
trong đó có công tác bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi vì chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước luôn mong muốn người dân có đất bị thu hồi nhanh chóng
ổn định cuộc sống tiếp tục lao động, sản xuất để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy
luật đã quy định rõ hình thức, mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể mà người dân sẽ được
hưởng khi bị thu hồi đất nhưng trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu người viết nhận
thấy vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc trong công bồi thường, hỗ trợ đối với cây
trồng, vật nuôi với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này do đó người viết đã
chọn đề tài “Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu
hồi đất - thực trạng tại Thành phố Cần Thơ” làm đề tài luận văn cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là những quy định của pháp luật về bồi
thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi và thực tiễn được áp dụng như thế nào, đồng
thời tìm hiểu những điểm chưa phù hợp và những bất cập trong công tác này, trên cơ
sở đó người viết đề xuất một số giải pháp phù hợp hơn cho người bị thiệt hại trong
công tác bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi đây là mục tiêu mà người viết
muốn hướng tới trong bài viết của mình.
3. Phạm vi nghiên cứu
Về góc độ pháp lý người viết tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các quy định cụ thể
của pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi gắn liền đất bị Nhà
nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
1
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
Về góc độ thực tiễn người viết tìm hiểu thực tiễn áp dụng ở Thành phố Cần
Thơ và một số văn bản do Uỷ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ ban hành điều chỉnh
công tác bồi thường cây trồng, vật nuôi.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, trong quá trình thực hiện, người viết sử dụng nhiều
phương pháp, trong đó có phương pháp thống kê, phương pháp phân tích luật viết,
phương pháp so sánh là chủ yếu.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 2 chương
Lời mở đầu
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về bồi thường, hỗ trợ đối với cây
trồng, vật nuôi
Trong chương này người viết tìm hiểu khái niệm cây trồng, vật nuôi và các khái
niệm có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng vật nuôi, lược sử hình
thành chế định bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi, mục đích, ý nghĩa của
công tác bồi thường, hỗ trợ và quy định của pháp luật về vấn đề này.
Chương 2. Thực trạng và một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật về bồi thưòng, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi
Trong chương 2, người viết tìm hiểu quy định của của Uỷ ban nhân dân Thành
phố Cần Thơ về bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi, giá bồi thường cây
trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất, những thuận lợi và khó khăn của công tác
này trên cơ sở đó người viết đề suất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bồi
thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh,
lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
2
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ ĐỐI VỚI
CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều dự án
như các khu công nghiệp, các khu đô thị, cầu, đường…đang được triển khai xây dựng
mạnh mẽ. Để thực hiện được các dự án trên thì đất đai là một trong những yếu tố rất
quan trọng. Vì vậy, Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án sẽ kèm theo đó là công
tác bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản gắn liền với đất trong đó có bồi thường, hỗ trợ
đối với cây trồng, vật nuôi
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm hộ gia đình, cá nhân
Thế nào là hộ gia đình có thể hiểu theo Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005:
Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động
kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh
doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các
lĩnh vực này.1 Chủ hộ là đại diện của hộ khi tham gia các giao dịch dân sự vì lợi ích
chung của hộ. Tuy nhiên quy định chưa làm rõ khái niệm hộ gia đình là gì, chưa chặt
chẽ và không phát huy hết được vai trò của hộ gia đình trong việc phát triển các giao
lưu dân sự, chưa đủ căn cứ cụ thể để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến
quyền sử dụng đất. Trong thực tế, ở các miền quê nước ta vẫn còn giữ truyền thống có
đến vài thế hệ ở chung trong một nhà thành đại gia đình và cũng có cả hộ gia đình độc
thân.2
Theo như Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2005 thì cá nhân có năng lực pháp
luật và năng lực hành vi mà pháp luật đã quy định tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Còn theo hiểu theo cách đơn thuần, cá nhân là một người cụ thể, tồn tại và mang
những tính cách nhất định để phân biệt người này với người khác, mỗi cá nhân có đời
sống riêng, có mối quan hệ xã hội riêng nhưng mỗi cá nhân điều có tính chung là điều
là thành viên của xã hội. Mặc khác, hộ gia đình, cá nhân còn là một trong những chủ
thể trong quan hệ pháp luật đất đai: Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi
1
Điều 106 Bộ Luật Dân sự năm 2005.
Đặng Anh Đức, Trung ương hội luật gia Việt Nam: http://vnmoney.nld.com.vn/114949p0c1042/khai-niem-hogia-dinh-chua-duoc-quy-dinh-ro.htm.( Ngày truy cập 02/9/2013).
2
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
3
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
chung là hộ gia đình, cá nhân) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận
quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.3
1.1.2. Khái niệm thu hồi đất
Với một nước nông nghiệp có khoảng 70% dân số là nông dân như Việt Nam
thì đất đai luôn là vấn đề rất nhạy cảm và nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã
hội.
Theo cách hiểu thông thường: "Thu hồi có nghĩa là thu về lại cái trước đó đã
đưa ra, đã cấp phát hoặc bị mất vào tay người khác".
Theo quan điểm của Luật Đất đai năm 2003 thu hồi đất là việc Nhà nước ra
quyết định hành chính để thu hồi lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ
chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý.4
Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng
đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy
định của Luật Đất đai.5
Như vậy, thu hồi đất là việc Nhà nước thu lại quyền sử dụng đất của chủ thể
đang “nắm giữ” quyền sử dụng đất về mình. Đối lập với giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất là những hình thức nhằm trao quyền sử dụng đất cho chủ thể
trực tiếp sử dụng đất, thu hồi đất là một hình thức pháp lý nhằm chấm dứt quan hệ
pháp luật đất đai để hình thành một quan hệ mới với sự can thiệp bởi các quyết định
hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hình thức này là một quyết định thu
hồi đất mang tính quyền lực Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu toàn
dân về đất đai.
1.1.3. Khái niệm bồi thườngkhi Nhà nước thu hồi đất
Vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được đặt ra dựa trên cơ sở quyền
sở hữu về tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ. Về bản chất Nhà nước ta là Nhà
nước của dân, do nhân dân và vì dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của
nhân dân, phục vụ và chăm lo cho lợi ích, sự phồn vinh của người dân. Do đó khi Nhà
nước thu hồi đất của người dân để sử dụng vào bất kể mục đích gì mà làm phương hại
đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân thì Nhà nước phải nghĩa vụ phải bồi
3
Khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai năm 2003.
Khoản 5 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003.
5
TS. Phan Trung Hiền. Giáo trình Luật hành đô thị, nông thôn Nxb Đại học Cần Thơ trang 104.
4
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
4
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
thường. Về phương diện lý luận, thiệt hại về lợi ích của người sử dụng đất là hậu quả
phát sinh trực tiếp từ hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra. Vì vậy, Nhà nước phải
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho họ. Vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất được xây dựng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước giao đất cho
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài và mở rộng các quyền năng cho
người sử dụng đất. Quyền sử dụng đất được chủ sở hữu đất đai chuyển giao cho người
sử dụng đất và trở thành một loại quyền về tài sản thuộc sở hữu của người sử dụng đất.
Bồi thường là sự “đền trả lại” tất cả những thiệt hại mà chủ thể gây ra một cách
tương xứng.6 Trong đời sống hàng ngày, "Bồi thường" là thuật ngữ được sử dụng
trong trường hợp một người có hành vi nào đó mà gây thiệt hại cho người khác thì họ
phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
Theo quan điểm của Luật Đất đai năm 2003: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi
cho người bị thu hồi đất.7 Bồi thường là trách nhiệm của Nhà nước nhằm bù đắp tổn
thất về quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất do hành vi thu hồi đất của
Nhà nước gây ra.
1.1.4 Khái niệm hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Theo cách hiểu thông thường: “Hỗ trợ” là giúp thêm, góp thêm vào. Luật Đất
đai năm 2003 quan niệm: Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ
người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để
di dời đến địa điểm mới.8 Các khoản hỗ trợ bao gồm hỗ trợ di chuyển, tái định cư, ổn
định đời sống và sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp và các khoản hổ trợ khác.9
1.1.5. Khái niệm cây trồng, vật nuôi
Nước ta là một nước nông nghiệp (nông nghiệp: Nghĩa hẹp gồm trồng trọt,
chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Nghĩa rộng nông nghiệp bao gồm nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản) do đó vai của cây trồng, vật nuôi hết sức quan trọng. Cây trồng,
vật nuôi là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, nguồn cung
cấp nguyên liệu cho một số nghành chế biến, nguồn nguyên liệu xuất khẩu thu ngoại tệ
cho đất nước. Hiểu theo cách thông thường cây trồng là "cây được thuần hoá, chọn lọc
6
TS.Phan Trung Hiền. Giáo trình Luật hành đô thị, nông thôn Nxb Đại học Cần Thơ trang 106.
Khoản 06 Điều 04 Luật Đất đai năm 2003.
8
Khoản 07 Điều 04 Luật Đất đai năm 2003.
9
Điều 17 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009.
7
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
5
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
để đưa vào trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp". Còn "Vật nuôi là gia súc, gia cầm,
nói chung". Nhưng theo quy định của Nghị Định (197/2004/NĐ-CP). Các đối tượng
được bồi thường khi thu hồi đất cây trồng bao gồm cây hàng năm,cây lâu năm và rừng
trồng còn vật nuôi được bồi thường là nuôi trồng thủy sản.10
1.2. Lược sử hình thành chế định bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vât nuôi
1.2.1. Giai đoạn trước Luật Đất đai năm 1993
Trong lĩnh vực pháp luật nói chung, bồi thường là trách nhiệm được đặt ra khi
một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho một chủ thể khác trong xã hội, còn trong lĩnh
vực pháp luật về đất đai thuật ngữ bồi thường (hay đền bù) khi Nhà nước thu hồi đất
được đặt ra từ rất sớm. Ngày 14 tháng 4 năm 1959, Thủ tướng chính phủ đã ban hành
Nghị định 151/TTg quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất có nội dung:
“Những người có ruộng đất bị trưng dụng được bồi thường và trong trường hợp cần
thiết được giúp giải quyết công việc làm ăn". Tiếp đó Ngày 11 tháng 01 năm 1970 Thủ
tướng chính phủ đã ban hành Thông tư 1792/TTg quy định một số điểm tạm thời về
bồi thường thiệt hại nhà cửa, đất đai, cây cối hoa màu cho nhân dân ở những vùng xây
dựng kinh tế, mở rộng thành phố trên nguyên tắc “Phải đảm bảo thoả đáng quyền lợi
kinh tế của hợp tác xã và của nhân dân”.
Với sự ra đời của Hiến pháp 1980 và Luật Đất đai năm 1987 đã có những quy
định mới: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước giao đất cho các đối tượng có nhu
cầu để sử dụng ổn định lâu dài, có thời hạn hoặc tạm thời theo quy hoạch và kế hoạch
sử dụng đất được duyệt.
Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1993 nhà nước chỉ mới có
một số quy định riêng lẻ về đền bù thiệt hại, chưa hình thành chính sách thu hồi đất cụ
thể. Nguyên nhân là do thời gian này đất đai chỉ được xem là tài nguyên có giá trị sử
dụng, người sử dụng đất trước năm 1993 chỉ có những quyền năng rất hạn chế đất đai
lại không được xem là một loại tài sản lưu thông trên thị trường.11 Mặt khác, nền kinh
tế trong giai đoạn này còn nhiều khó khăn nên nhu cầu thu hồi đất cũng không lớn.
Tuy nhiên, những văn bản trên cũng đã góp một vai trò lớn trong quá trình nhà nước
thu hồi đất ở giai đoạn đất nước còn chiến tranh và giai đoạn khôi phuc kinh tế sao khi
đất nước thống nhất.
10
11
Điều 24 Nghị định 197/2004/NĐ-CP.
TS.Phan Trung Hiền. Giáo trình Luật hành đô thị, nông thôn Nxb Đại học Cần Thơ trang 107.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
6
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
1.2.2.Giai đoạn từ Luật Đất đai năm 1993 đến Luật Đất đai năm 2003
Bước vào thời kì đổi mới, trước những yêu cầu phát triển ngày càng to lớn, nhu
cầu sử dụng đất tăng lên, không chỉ là đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho phát trển công
nghiệp, xây dựng đô thị, mà ngay cả đất đô thị cũng cần được thu hồi để mở rộng giao
thông, phát triển hạ tầng nhằm đáp ứng những nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế.
Do đó, yêu cầu đặt ra là phải có những quy định rõ ràng hơn với phạm vi điều chỉnh
rộng hơn phù hợp với các đối tượng đa dạng hơn và quan trong hơn cả là phải thích
ứng với thực tiễn.
Ngày 14/7/1993 Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 1993, từ đây chính
sách về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất đã thực sự được quan tâm. Luật
này quy định rõ hơn những trường hợp thu hồi đất so với Luật Đất đai năm 1987. Luật
Đất đai 1993 đã cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp 1992 về đất đai thông qua
việc giao đất, cho thuê đất, chế độ quản lý, sử dụng đất và các quy định cụ thể về
quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Đây thực sự là văn bản quan trong
đối với quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, bồi thường về đất đai và tài sản
gắn liền với đất.
Tiếp đó Chính phủ ban hành Nghị định số 90/1994/NĐ-CP ngày 17 tháng 8
năm 1994 về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Tại Điều 13 quy định mức bồi
thường đối với cây trồng. Nhưng trong quá trình thực hiện Nghi định còn gặp phải
nhiều khó khăn, thấy được điều đó Chính phủ ban hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP
ngày 24/4/1998 về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích
quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thay thế Nghị định số
90/1994/NĐ-CP. Nghi định quy định mức bồi thường cây trồng hàng năm, vật nuôi
trên đất có mặt nước, cây lâu năm: Mức đền bù thiệt hại đối với cây hàng năm, vật
nuôi trên đất có mặt nước được tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch trong 1 năm theo
năng suất bình quân của 3 năm trước đó với giá trung bình của nông sản, thuỷ sản
cùng loại ở địa phương tại thời điểm đền bù. Mức đền bù thiệt hại đối với cây lâu năm,
được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây ( không bao hàm trị giá đất ) tại thời điểm
thu hồi đất theo thời giá của địa phương.12 Có thể nói đây là văn bản đầu tiên hướng
12
Điều 23 Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 về bồi thường thiệt hại khi nhà Nước thu hồi
đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
7
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
dẫn chi tiết cho hoạt động bồi thường, hỗ trợ tái định cư nói chung và việc bồi thường,
hỗ trợ cây trồng vật nuôi nói riêng. Nghị định này đã có những đóng góp đáng kể trong
công tác thu hồi đất của Nhà nước giai đoạn này.
Tuy nhiên, đây cũng là thời kì mà thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
bắt đầu trở thành một vấn đề nóng trong xã hội. Sự không “bắt kịp” về giá đất trong
quy định so với thực tế, nhận thức chua đầy đủ của một bộ phận cán bộ thực thi công
tác này, chuyển biến giá cả nhanh chóng trong các cơn “sốt” đất đã dẫn thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư trở thành vấn đề khiếu nại, khiếu kiện với số lượng nhiều
nhất, với nhiều mức độ gay gắt nhất.13
1.2.3. Giai đoạn từ Luật Đất đai năm 2003 đến nay
Để hạn chế và khắc phục những khó khăn cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn,
ngày 26 tháng 11 năm 2003 Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2003 thay thế
Luật Đất đai năm 1993. Luật Đất đai 2003 quy định “ngoài việc được bồi thường bằng
tiền, người bị thu hồi đất còn được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo
chuyển đổi nghành nghề, bố trí việc làm mới".14 Nhằm cụ thể hóa nhũng quy định của
Luật Đất đai năm 2003 về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nhiều văn bản
hướng dẫn được ban hành:
Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định quy định các mức cụ thể về bồi thường
đối với cây trồng, vật nuôi.15 Nghị định cũng đã ghi nhận mục đích thu hồi đất vì mục
đích phát triển kinh tế.16 So với Nghị định số 22/1998/NĐ-CP có phần tiến bộ hơn vì
đã quy định chi tiết hơn về mức bồi thường và đã quy định cụ thể thẩm quyền của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác bồi thường, hỗ trợ. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có
trách nhiệm: Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính
sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng theo đúng quyết
định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Chỉ đạo các sở, ban ngành và Uỷ ban nhân dân cấp huyện:
Lập dự án tái định cư, khu tái định cư để phục vụ cho việc thu hồi đất;
Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền;
13
TS.Phan Trung Hiền. Giáo trình Luật hành đô thị, nông thôn Nxb Đại học Cần thơ trang 107.
Khoản 04 Điều 42 Luật Đất đai năm 2003.
15
Điều 24 Nghị đinh 197/2004/NĐ-CP.
16
Điêu 01 Nghị đinh 197/2004/NĐ-CP.
14
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
8
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
Phê duyệt hoặc phân cấp cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Phê duyệt giá đất; ban hành bảng giá tài sản tính bồi thường, quy định các mức
hỗ trợ và các biện pháp hỗ trợ theo thẩm quyền; phương án bố trí tái định cư, phương
án đào tạo chuyển đổi nghề theo thẩm quyền được giao;
Chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền pháp luật quy định;
Bảo đảm sự khách quan, công bằng khi xem xét và quyết định việc bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo thẩm quyền quy định tại Nghị định
này;
Quyết định hoặc phân cấp cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện cưỡng chế đối với
các trường hợp cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất của Nhà nước theo thẩm
quyền;
Chỉ đạo kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư.17
Ngày 13/8/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Nghị định quy định những điểm mới phù hợp với thực tiễn hiện tại, góp phần thúc đẩy
nhanh quá trình thực hiện quy hoạch, hạn chế gay gắt của tình hình khiếu nại trong
lĩnh vực này.18
Gần đây nhất là Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009
quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đây là văn bản gần đây nhất và quy
định chi tiết nhất về vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước
thu hồi đất.
Như vậy, qua quá trình mười năm thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ từ năm
2003 đến nay cùng với sự đúc kết kinh nghiệm là nguyên nhân ra đời của nhiều văn
bản hướng dẫn chi tiết cho vấn đề này, điều đó cho thấy sự quan tâm đặc của Nhà
nước đối với lĩnh vực này đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đẩy mạnh
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước nhu cầu thu hồi đất ngày càng lớn. Do đó,
thực tế cần có nhũng văn bản kịp thời điều chỉnh nhằm hạn chế những thiếu sót trong
17
18
Khoản 01 Điều 43 Nghị đinh 197/2004/NĐ-CP.
TS.Phan Trung Hiền. Giáo trình Luật hành đô thị, nông thôn Nxb Đại học Cần Thơ trang 108.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
9
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
lĩnh vực này giúp giảm thiểu tình trạng khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến lĩnh vực
này.
1.2.4 Dự Thảo sửa đổi Luật Đất đai năm 2003
Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày
26 tháng 11 năm 2003, sau gần 10 năm thi hành đã đạt được những kết quả nhất định,
Tuy nhiên, qua tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai năm 2003 còn nổi lên một số
tồn tại, bất cập, của hệ thống pháp Luật Đất đai đòi hỏi phải có sự sữa đổi nhằm phù
hợp với thực tế. Dự thảo sửa đổi luật đất đai gồm 14 chương với 212 điều. Đã có riêng
một điều luật quy định về bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi.
Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường
thực hiện theo quy định sau đây:
Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của vụ
thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất
trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại
thời điểm thu hồi đất.
Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn
cây (không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất) theo giá ở địa phương tại thời điểm thu
hồi đất.
Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì
được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng
lại.
Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cây rừng tự nhiên
giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường
theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người
quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản thì việc
bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:
Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu
hoạch thì không phải bồi thường;
Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu
hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
10
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra;
mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực
tế.19
Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai 2003 đã luật hóa quy định về bồi thường cây
trồng, vật nuôi được quy định tại Điều 24 Nghi đinh 197/2004/CĐ-CP ngày 03 tháng
12 năm 2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
1.3. Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ tài sản khi thu hồi đất
Tài sản được xem xét bồi thường bao gồm những tài sản gắn liền với đất như:
nhà, công trình xây dựng, cây trồng trên đất, vật nuôi (thủy sản). Việc bồi thường, hỗ
trợ được thực hiện theo các nguyên tắc sao.20
1.3.1. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị
thiệt hại, thì được bồi thường
Chủ sở hữu tài ở đây có thể là người có đất bị thu hồi hoặc người có tài sản gắn
liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đến tài sản của họ thì cũng được bồi
thường và chủ sở hữu tài sản là chủ thể được nhận giá trị bồi thường chủ thể này có thể
là tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất nhưng
bị Nhà nước thu hồi.
1.3.2. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất
đó thuộc đối tượng không được bồi thường thì tùy từng trường hợp cụ thể được bồi
thường hoặc hỗ trợ tài sản
Việc bồi thường thiệt hại về tài sản trong trường hợp này phụ thuộc vào mức
độ, tính hợp pháp của đất và tài sản gắn liền với đất. Căn cứ vào mức độ, tính hợp
pháp của đất mà Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có thể xác định là bồi
thường hay hỗ trợ cho chủ sở hữu tài sản bị thiệt hại.
1.3.3. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất
được công bố thì không được bồi thường.
Việc thông báo thu hồi đất được thực hiện sao khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đã được xét duyệt hoặc công bố và khi có quyết định thu hồi đất thì Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ đã được thành lập và công tác kiểm kê tài sản đã được thực hiện. Công
19
20
Điều 90 Dự Thảo sửa đổi Luật Đất đai năm 2003.
Điều 18 Nghị định 197/2004/NĐ-CP.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
11
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
tác kiểm kê chính là cơ sở xác định việc bồi thường tài sản khi thu hồi đất và khi Nhà
nước ra quyết định thu hồi đất thì khi quan hệ về quyền sử dụng đất của người sử dụng
đất đã chấm dứt. Do không còn quyền sử dụng đất nên tài sản được tạo lập sau khi có
quyết định thu hồi không được xem là hợp pháp nên không được bồi thường.
1.4. Mục đích, ý nghĩa của công tác bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi
Mục đích
Bồi thường thiệt hại về cây trông, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi là đất nhằm bù
đắp lại những thiệt hại và những tổn thất về tài sản mà người sử dụng đất phải chịu, kể
cả chi phí đầu tư vào đó, giúp họ nhanh chóng ổn định đời sống sau khi bị thu hồi đất,
việc bồi thường tương xứng với giá trị của từng loại tài sản bị thiệt hại khi thu hồi đất
sẽ đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan, hạn chế các khiếu kiện về vấn đề
này. Đồng thời giải quyết được các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội là hậu quả của
việc Nhà nước thu hồi đất rây ra. Đây cũng là nội dung không thể thiếu trong chính
sách bồi thường, giải phóng mặt bằng. Bồi thường thiệt hại tài sản khi thu đất còn
nhằm mục đích thúc đẩy công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện nhanh chóng,
để việc thu hồi đất diễn ra thuận lợi hơn đảm bảo đúng tiến độ thực hiện quy hoạch.
Việc thu hồi đất ở nước ta hiện nay được thực hiện theo thủ tục hành chính của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, do đó viêc đảm bảo lợi ích của người bị thiệt hại
cũng là cơ sở quan trọng để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân và vì dân.
Ý nghĩa
Thứ nhất, đảm bảo chia sẻ lợi ích và bù đắp những thiệt hại cho các chủ thể sử
dụng đất, đồng thời nhanh chóng ổn định đời sống, sản xuất, tạo việc làm và thu nhập
ổn định cho người bị thu hồi đất.
Thứ hai, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và tính chất phức tạp của việc
bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các nhà quản lý, của chính quyền địa phương.
Bên cạnh đó, thông qua thực tiễn thi hành việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
“đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có năng lực và có nhiều
kinh nghiệm ngày càng đông đảo; sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư giữa các bộ, ban, ngành có các dự án đầu tư ngày càng
được mở rộng và có hiệu quả”.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
12
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
Thứ ba, tìm ra lời giải hợp lý cho bài toán “lợi ích ba bên” là Nhà nước - Người
bị thu hồi đất - Người được lợi từ việc thu hồi đất trong quá trình thực hiện việc bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Thứ tư, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đã góp phần vào việc chuyển đổi
cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị thu hồi đất, nhất là đối với
người nông dân.
1.5. Quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi
Nhà nước thu hồi đất
1.5.1 Cơ sở pháp lý
1.5.1.1. Cây trồng
Cây trồng được tính tiền bồi thường chia thành 03 loại: Cây hàng năm, cây lâu
năm, cây rừng.
Bồi thường đối với cây hàng năm
Cây hàng năm là những loại cây có kì sinh trưởng không quá 365 ngày tính từ
khi trồng đến khi thu hoạch như: Lúa, ngô, hoa màu…
Mức bồi thường đối với cây hàng năm bằng giá trị sản lượng thu hoạch của một
(01) vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của một (01) vụ thu hoạch được tính theo năng
suất cao nhất trong ba (03) năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương theo
thời giá trung bình của nông sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất.21
Mức bồi thường đối với cây hàng năm bằng giá trị sản lượng thu hoạch của một
01 vụ thu hoạch nhưng không quy định về thời gian sinh trưởng của cây như vậy cây
mới gieo trồng và cây gần thu hoạch được hay những cây ở đầu chu kì thu hoạch và
cuối chu kì thu hoạch cũng được bồi thường như nhau điều này chưa hợp lý vì không
công bằng giữa những chủ thể bị thiệt hại.
Năng suất của vụ thu hoạch được xác định theo năng suất của vụ cao nhất trong
03 năm liền kề của cây trồng chính của địa phương. Theo như quy định trên cho thấy
đối với cây trồng hàng năm được bồi thường theo giá trị sản lượng của vụ thu hoạch,
nếu như cây hàng năm là lúa, hoa màu một năm có thể 02 hoặc 03 vụ thu hoạch thì
được tính như thế nào ở đây ta thấy quy định cũng chưa được rõ ràng. Còn cây trồng
chính ở mỗi địa phương do Hội đồng bồi thường dựa vào cơ cấu cây trồng ở địa
21
Khoản 01 Điều 12 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
13
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
phương cùng với sự hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp xã để xác định cây trồng chính tại
địa phương.
Bồi thường đối với cây lâu năm
Cây lâu năm là loại cây có chu kì sinh trưởng trên 365 ngày, thường thì cây lâu
năm là loại cây trồng một lần nhưng thu hoạch được nhiều lần và phải trải qua một
thời kì gọi là thời kì xây dựng cơ bản mới thu hoạch.
Cây lâu năm bao gồm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, lấy lá, cây rừng
quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 74/CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, khi Nhà
nước thu hồi được bồi thường theo giá trị hiện có của vườn cây, giá trị này không bao
gồm giá trị quyền sử dụng đất. Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm để tính bồi
thường được xác định như sau:22
Cây trồng đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian xây dựng cơ bản thì giá trị
hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm
thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá tại thị trường địa phương.
Giá trị hiện có = Tổng chi phí đầu tư + Tổng chi phí chăm sóc.
Những chi phí này được tính từ lúc trồng đến thời điểm thu hồi đất và được tính
thành tiền theo giá thị trường tại địa phương. Quy định như vậy theo người viết vẫn
chưa thỏa đáng bởi vì người dân bỏ tiền đầu tư, công chăm sóc nhưng khi thu hồi đất
chỉ bồi thường chi phí đầu tư và công chăm sóc người dân không được lãi gì từ việc
đầu tư và chăm sóc này chưa kể đến việc đồng tiền mất giá nếu 3 năm trước người dân
đầu tư vào 200 triệu tới khi thu hồi được bồi thường 200 triệu rõ ràng giá trị cùng là
200 triệu nhưng tại những thời điểm giá trị của nó sẽ khác nhau.
- Cây lâu năm là loại thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở trong thời kỳ thu
hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng
loại cây trồng nhân (x) với giá bán một (01) cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi,
cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời
điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có).
Giá trị hiện có = (Số lượng từng loại cây * Giá bán một cây) – Giá trị thu hồi
(nếu có).
22
Khoản 02 Điều 12 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
14
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
Số lượng từng loại cây được xác định trong bước kiểm kê tài sản trước khi lập
phương án bồi thường.
Giá bán một loại cây được tính theo giá bán một cây tương ứng cùng loại, cùng
độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường tại thời
điểm thu hồi đất.
Giá trị thu hồi không được quy định là những giá trị nào một số tỉnh quy định
giá trị thu hồi do Hôi đồng bồi thường đề nghị và đưa ra phương án bồi thường.
- Cây lâu năm là loại thu hoạch nhiều lần (ví dụ như cây ăn quả, cây lấy dầu,
nhựa...) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi
thường là giá bán vườn cây ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi
giá trị thu hồi (nếu có).
Giá trị hiện có = Giá bán vườn cây – Giá trị thu hồi.
- Cây lâu năm đã đến thời hạn thanh lý thì chỉ bồi thường chi phí chặt hạ cho
chủ sở hữu vườn cây.
Chi phí đầu tư ban đầu, chi phí chăm sóc, chi phí chặt hạ quy định tại khoản
này được tính thành tiền theo mức chi phí trung bình tại địa phương do Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối với từng loại cây.
Cây lâu năm đến hạn thanh lý chỉ được bồi thường chi phí chặt hạ, vì cây lâu
năm ở giai đoạn này không thể cho hoa lợi nữa nên không được bồi thường giá trị
vườn cây. Thực tế, thì loại cây đến hạn thanh lý phải chặt hạ chỉ là cây cho thu hoạch
nhiều lần. Bởi vì, cây cho thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) càng nhiều năm thì giá trị
kinh tế càng cao.
Giá trị hiện có = chi phí chặt hạ.
Khi tính tiền bồi thường cây lâu năm thì các địa phương thường đếm số
lượng cây trên một mét vuôn và xác định một mật độ chuẩn để tính bồi thường. Việc
làm này nhằm tránh tình trạng người dân trồng cây đối phó quy hoạch. Để tránh
trường hợp người dân trồng cây quá dày để được bồi thường nhiều các tỉnh thường lấy
mật độ trung bình làm chuẩn để tính bồi thường, nếu trồng cây quá dày thì chỉ được
bồi thường thêm khoản từ 30% đến 40% giá trị của vườn cây. Còn đối với cây trồng
chưa thu hoạch được nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường
chi phí vận chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển và trồng lại.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
15
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
Chi phí đầu tư ban đầu, chi phí chăm sóc, chi phí chặt hạ được tính thành
tiền theo mức chi phí tại địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Bồi thường đối với cây rừng
- Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao
cho các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị
thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý,
chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng23.
Giá trị bồi thường = Giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây.
Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao
cho các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ khi Nhà nước thu hồi đất
bị thiệt hại thì được bồi thường. Tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý,
chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Ở đây chỉ quy định cây rừng trồng bằng vốn ngân sách Nhà nước hoặc cây rừng
tự nhiên còn trừng hợp cây rừng do hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất họ tự
bỏ vốn ra trồng thì chưa có quy định. Mãi đến thông tư số 14/2009/TT-BTNMT mới
hướng dẫn cho vấn đề này: Đối với cây trồng và lâm sản phụ trồng trên diện tích đất
lâm nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để trồng, khoanh nuôi, bảo vệ,
tái sinh rừng, mà khi giao là đất trống, đồi núi trọc, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu
tư trồng rừng thì được bồi thường theo giá bán cây rừng chặt hạ tại cửa rừng cùng loại
ở địa phương tại thời điểm có quyết định thu hồi đất trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có).24
Giá trị bồi thường = Giá bán – Giá trị thu hồi
1.5.1.2. Vật nuôi
Vật nuôi được bồi thường theo quy định của pháp luật là vật nuôi dưới nước
(nuôi trồng thủy sản). Thủy sản chỉ có thể sống trong môi trường nước nên khi thu hồi
buộc phải di chuyển hoặc thu hoạch do đó thiệt hại là điều tất yếu.
Nghị định 197/2004/NĐ-CP đã chia vật nuôi thành 02 loại để tính bồi thường:
loại đã đến thời kì thu hoạch có thể thu hoạch mà không gây thiệt hại, loại chưa đến
thời kì thu hoạch nên phải thu hoạch sớm hoặc phải di chuyển.
- Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì
không phải bồi thường. Do vật nuôi đã đến thời kì thu hoạch người dân đã có thể thu
23
24
Khoản 04 điều 24 Nghị định 197/NĐ-CP.
Khoản 03 Điều 12 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
16
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
hoạch theo đúng chu kì, bán ra thị trường và thu hồi vốn, lãi vậy nên họ không bị thiệt
hại gì từ việc thu hồi đất.
- Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì
được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển
được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi
thường cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế.25 Mức
bồi thường trong trường hợp này dựa vào chủng loại thủy sản, mật độ nuôi tại thời
điểm kiểm kê tài sản.
Theo quy định trên vật nuôi thủy sản mới là đối tượng được bồi thường không
hề đề cập đến các loại vật nuôi khác như gia súc, gia cầm nhưng khi Nhà nước thu hồi
đất thì các đối tượng này cũng là đối tượng bị thiệt hại. Bởi vì, người bị thu hồi đất
buộc phải di chuyển đến nơi ở mới nếu có điều kiện họ vẫn tiếp tục nuôi nhưng cũng
mất chi phí di chuyển, còn không thể tiếp tục nuôi được họ buộc phải bán do đó thiệt
hại là điều không thể tránh khỏi. Riêng bồi thường đối với vật nuôi thủy sản cũng cần
quy định là vật nuôi lấy sản phẩm hay là vật nuôi để sản xuất giống bởi gì giá trị thực
tế trên thị trường của hại loại vật nuôi này hoàn toàn khác nhau.
1.5.2. Điều kiện được bồi thường cây trồng, vật nuôi gắn liền với đất bị thu
hồi
1.5.2.1. Tính hợp pháp của đất
Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng có đủ điều kiện quy định tại các
khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 và 11 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng
12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất (sau đây gọi là Nghị định số 197/2004/NĐ-CP) và các Điều 44, 45 và 46 Nghị định
số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về
việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất,
trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết
khiếu nại về đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 84/2007/NĐ-CP) thì được bồi
thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xem xét để hỗ trợ.26
25
26
Khoản 05 Điều 24 Nghị định 197/2004/NĐ-CP.
Điều 14 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
17
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
Tính hợp pháp của đất ảnh hưởng rất lớn đến việc bồi thường cây trồng vật
nuôi trên đất bị nhà nước thu hồi, vì khi xem xét điều kiện bồi thường thì sẽ căn cứ vào
tính hợp pháp của đất, nếu cây trồng, vật nuôi được tạo lập trên đất đủ điều kiện bồi
thường thì được bồi thường. Còn cây trồng, vật nuôi được tạo lập trên đất không đủ
điều kiện bồi thường thì chỉ được xem xét hỗ trợ.
1.5.2.2. Thời điểm cây trồng, vật nuôi được tạo lập
Bên cạnh tính hợp pháp của đất, tính hợp pháp của cây trồng vật nuôi cũng rất
quan trọng trong việc xem xet để bồi thường. Bởi vì, cây trồng, vật nuôi được tạo lập
sao khi có quyết định thu hồi đất thì không được xem xét bồi thường, hỗ trợ.
1.5.3. Đối tượng được nhận bồi thường
Các đối tượng được bồi thường là chủ sở hữu hợp pháp tài sản gắn liền với đất
có tại thời điểm kiểm kê tài sản khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại thì được bồi
thường.
Đối tượng được bồi thường bao gồm: Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn
giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức,
cá nhân nước ngoài sử dụng đất tại Viêt Nam (chủ thể có đất hoặc tài sản gắn liền với
đất bị Nhà nước thu hồi).27
Chủ thể bị thiệt hại về tài sản gắn liền với đất do Nhà nước thu hồi thì được bồi
thường. Nghĩa là, đối tượng được bồi thường ở đây ngoài những chủ thể có đất bị thu
hồi còn có những chủ thể không có đất nhưng do các giao dịch dân sự được chủ sở
hữu quyền sử dụng đất chấp nhận cho họ gây dựng tài sản trên đất đó thì khi Nhà nước
thu hồi đất họ cũng được nhận bồi thường.
1.5.4. Chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Căn cứ vào tình hình của địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hay Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện việc
bồi thường.
Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao việc
thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường gồm:
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện;
Tổ chức phát triển quỹ đất.
27
Điều 09 Luật Đất đai năm 2003.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
18
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện do lãnh đạo Ủy ban nhân
dân cấp huyện làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên gồm:
Đại diện cơ quan Tài chính;
Đại diện cơ quan Tài nguyên và Môi trường;
Đại diện cơ quan Kế hoạch và Đầu tư;
Chủ đầu tư;
Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã có đất bị thu hồi;
Đại diện của những hộ gia đình bị thu hồi đất từ một đến hai người;
Một số thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định cho phù hợp với thực
tế ở địa phương.
Thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng:
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện hoặc Tổ chức phát triển
quỹ đất được thuê doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt
bằng.28
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất thực
hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư.29 Kinh phí thực hiện bồi thường được
trích từ ngân sách Nhà nước.
Thời điểm chi trả: Trong thời hạn không quá ba (03) ngày, kể từ ngày nhận
được phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt, Tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân
dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường
tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu
hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi, trong
đó nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời
gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.30
Phương thức trả: Tổ chức, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước
ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất,
cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai nếu thực hiện ứng trước tiền bồi
28
Điều 25 Nghị định 69/2009/NĐ-CP Ngày 13 tháng 8 năm 2009.
Khoản 03 Điều 31 Nghị định 69/2009/NĐ-CP Ngày 13 tháng 8 năm 2009.
30
Điểm c Khoản 2 Điều 31 Nghị định 69/2009/NĐ-CP Ngày 13 tháng 8 năm 2009.
29
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
19
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt
bằng theo phương án đã được xét duyệt thì được ngân sách nhà nước hoàn trả bằng
hình thức trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.
Tổ chức, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức,
cá nhân nước ngoài được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có
thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà được miễn
tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ
chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã phê duyệt được tính
vào vốn đầu tư của dự án.
Nhìn chung, qua những nội dung mà người viết đã đề cập ở chương này phần
nào làm rõ được khái niệm cây trông, vật nuôi và các khái niệm có liên quan. Đồng
thời khái quát được lược sử hình thành chế định bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng,
vật nuôi cũng như các nguyên tắc khi tiến hành bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng,
vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất. Bên cạnh đó, người viết nghiên cứu về những quy
định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi. Đây là cơ sở để
tìm hiểu tiếp chương 2: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi
thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi từ thực trạng tại Thành phố Cần Thơ
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÂY, TRỒNG VẬT NUÔI TỪ THỰC
TRẠNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2.1 Thực trạng trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung - hạ lưu châu thổ sông Cửu Long,
trải dài trên 55 km dọc bờ tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.400,96 km2, chiếm
3,49% diện tích toàn vùng. Ngày 26/11/2003, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số
22/2003/QH11 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh; trong đó có chia
tỉnh Cần Thơ thành Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Về
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
20
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
tổ chức hành chính, Tp. Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô
Môn và Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn
vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phường). Do vị trí địa lý
Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng trung - hạ lưu châu thổ sông Cửu Long nên được phù
sa bồi đắp đất đai rất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, Thành phố Cần Thơ
đã và đang khai thác có hiệu quả lợi thế tự nhiên, sinh thái trồng cây ăn quả, tập trung
vào các loại cây chủ lực như xoài, bưởi, sầu riêng, nhãn, chôm chôm, măng cụt, cam,
quýt sạch bệnh. Các quận, huyện của thành phố có thể tập trung đầu tư kinh tế vườn
kết hợp với khai thác du lịch thành thế mạnh gồm Ô Môn, vùng ven và các cồn của
Thành phố Cần Thơ. Và diện tích Thành phố Cần Thơ trải dài trên 55 km dọc bờ tây
sông Hậu nên có diện tích mặt nước khá lớn khoản 1.000 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ
sản, thích hợp với nuôi thuỷ sản nước ngọt, Cần Thơ cũng đã tập trung đầu tư khai
thác nuôi thuỷ sản nước ngọt để trở thành lĩnh vực có lợi thế trong ngành nông nghiệp
của tỉnh. Thời kỳ 2001 - 2005, dự kiến đầu tư khai thác ít nhất 40.000 ha mặt nước
nuôi thuỷ sản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và khai thác tối đa năng lực chế biến,
nâng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.31
2.1.2 Quy định của Thành phố Cần Thơ về bồi thường, hỗ trợ đối với cây
trồng, vật nuôi
Quy định của Uỷ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ về bồi thường cây trồng,
vật nuôi dựa trên Điều 24 Nghị định 197 và quy định cũng gần giống như Nghị định
197.
Thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Điều 12
Thông tư 14/2009/TT-BTNMT, cụ thể như sau:32
Mức bồi thường đối với cây trồng hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng
thu hoạch của một vụ thu hoạch, giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo
năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương
theo thời giá trung bình của nông sản cùng loại tại thời điểm thu hồi đất.
31
Nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cactinhvathanhpho/tpcantho/thongtintinhthanh?
view=introduction&provinceId=1342.( truy cập ngày 21/9/2013).
32
Điều 24 Quyết Định số 12/2010/QĐ-UBND của UBND Thành phố Cần Thơ ngày 04 tháng 02 năm 2010 về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
21
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
Mức bồi thường đối với cây lâu năm (bao gồm cây công nghiệp, cây ăn quả,
cây lấy gỗ, lấy lá, cây rừng... quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 74/CP
ngày 25/10/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông
nghiệp), khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá trị hiện có của vườn cây (giá
trị này không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất). Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm
để tính bồi thường được xác định như sau:
Cây trồng đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian xây dựng cơ bản thì giá
trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời
điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá tại thị trường địa phương;
Cây lâu năm là loại thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở trong thời kỳ thu
hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng
loại cây trồng nhân (x) với giá bán một (01) cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi,
cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời
điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có);
Cây lâu năm là loại thu hoạch nhiều lần (ví dụ như cây ăn quả, cây lấy dầu,
nhựa...) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi
thường là giá bán vườn cây ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá
trị thu hồi (nếu có);
Cây lâu năm đã đến thời hạn thanh lý thì chỉ bồi thường chi phí chặt hạ cho chủ sở
hữu vườn cây.
Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì
được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển và phải trồng lại.
Đối với vật nuôi (nuôi trồng thủy sản) được bồi thường theo quy định sau:
Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không
phải bồi thường;
Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được
bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì
được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển gây ra.
Đơn giá cây trồng, vật nuôi để tính bồi thường: theo Phụ lục 2 Quy định bồi
thường đối với cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố Cần Thơ (đính kèm).
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
22
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
2.1.3 Tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ ở Thành phố Cần Thơ
Trong phần này người viết tìm hiểu tình hình thực hiện công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng của Trung tâm phát triển quỹ đất Thành phố Cần Thơ trong năm
2012.
Trong năm 2012 trung tâm tiếp tục thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư tại các dự án còn tồn động dỡ dang từ năm 2009 đến năm 2011, đồng thời
tập trung thực hiện một số dự án trong điểm và một số dự án mới được ký hợp đồng
trong năm 2012, như:
Kè sông Cần Thơ: Nhằm tạo vẻ mỹ quan cho thành phố và hạn chế tai nạn do
việc sạt lỡ gây ra.
Thành phần 3: Xây dựng cầu Vàm Cống và đoạn 1,5 km; Tuyến Lộ Tẻ- Rạch
Sỏi: Tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng ĐBSCL.
Khu tái định cư Cửu Long và Đại học Y- Dược: Nhằm phục vụ cho việc tái
định cư tập trung, tạo nguồn đất ở, đảm bảo tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng
tại các dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn đọng tại các dự án đang
thực hiện dỡ dang trước đây (các dự án cũ), như: Đường Mậu Thân nối dài sân bay
Trà Nóc; Đường hạ cất cánh Cảng Hàng không Cần Thơ; Khu Hàng không Dân dụng
Cảng Hàng không Cần Thơ; Trường Đại học Y- Dược Cần Thơ (GĐI); Khu TĐC
Trung tâm Văn hóa Tây Đô (GĐI); Khu tái định cư 12,8 ha.
Năm 2012, Trung tâm thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ với tổng số tiền
khoảng 111.006.000.000 đồng và thực hiện quyết toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư các dự án với chủ đầu tư các dự án và trong năm 2013 trung tâm tiếp tục
thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi
các dự án giải phóng mặt bằng theo các quyết định phê duyệt kinh phí; tiếp tục quyết
toán kinh phí phục vụ công tác chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án.33
2.1.4 Giá cây trồng, vật nuôi để tính tiền bồi thường
2.1.4.1 Giá bồi thường cây trồng
33
Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và kế hoạch công tác năm 2013 của Trung tâm phát triển quỹ đất thành
phố Cần thơ tháng 01 năm 2013.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
23
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
Trong phần này người viết tìm hiểu những quy định trong Phụ lục 02 ban hành
kèm theo Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban
nhân dân Thành phố Cần Thơ.
Cây trồng được chia làm 03 nhóm để tính tiền bồi thường:
Nhóm 01 cây ăn trái: đối với cây ăn trái được chia ra làm 03 giai đoạn sinh
trưởng của cây trồng để xác định loại cây như sau:
Loại A: bao gồm những loại cây trồng đang trong thời kỳ trưởng thành, cho
trái, năng suất cao, ổn định.
Loại B: đang vào thời kỳ sinh trưởng nhưng đến thời kỳ chưa thu hoạch hoặc
trong thời kỳ già cỗi, thu hoạch kém.
Loại C: cây nhỏ mới trồng trên 01 năm tuổi đối với cây lâu năm (Xoài, Sầu riêng,
Nhãn, Bưởi ...) và cây nhỏ trên 03 tháng tuổi đối với cây ngắn ngày (cây Đu đủ, chuối ... )
đang giai đoạn phát triển. Xem thêm phần Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quyết định số
12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố Cần
Thơ (đình kèm).
Nhóm 02 cây lấy gỗ: Đối với cây lấy gỗ được chia ra làm 05 loại xác định theo
đường kính gốc cây như sau:
Loại A: đường kính gốc lớn hơn 60 cm.
Loại B: đường kính gốc từ 30 - 60 cm.
Loại C: đường kính gốc từ 20 - 30 cm.
Loại D: đường kính gốc từ 10 - 20 cm.
Loại E: đường kính gốc dưới 10 cm.
Đối với loại cây lấy gỗ khác: được chia ra làm 03 loại xác định theo đường kính
gốc hoặc chiều cao cây cụ thể như sau: (xem thêm phụ lục 02).
Nhóm 03 cây hàng năm (rau, màu, lúa...): được chia ra làm 03 giai đoạn sinh
trưởng của cây trồng để xác định loại cây như sau:
Đối với vườn cây ăn trái chuyên canh tuổi cây lâu năm và không có cây trồng mới
hoặc vườn cây ăn trái trồng xen nhiều loại cây đã đến giai đoạn thu hoạch, mật độ tương đối
phù hợp với quy định và không có cây trồng mới (vườn không trồng cây đối phó quy
hoạch) thì tính bồi thường số lượng cây thực tế của vườn đó, không tính mật độ cây trồng.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
24
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
Đối với vườn trồng xen nhiều loại cây trồng với mật độ dày hơn so với quy định có
cây trồng mới (dạng vườn trồng cây đối phó quy hoạch) thì áp dụng mật độ đối với nhóm
cây ăn trái; còn các nhóm cây khác thì tính số lượng cây thực tế để bồi thường.
Cách tính mật độ đối với nhóm cây ăn trái/đơn vị diện tích đất trồng: Trong trường
hợp nếu trong vườn trồng xen nhiều loại cây hoặc trồng một loại cây (có cây trồng mới)
với mật độ cao hơn quy định mà các loại cây đó mới trồng sau khi có quyết định quy
hoạch thì chọn cây trồng chính tính mức bồi thường theo mật độ quy định và giai đoạn
sinh trưởng. Số cây trồng cao hơn mật độ quy định và số cây trồng xen được tính thêm
không quá 30% giá trị cây trồng chính (trồng đúng theo mật độ quy định và giá trị bồi
thường tính theo loại A, bất kể cây trồng chính đang ở nhiều giai đoạn khác nhau).
Trường hợp trong vườn trồng xen nhiều loại cây mà có số cây trồng chính thấp
hơn mật độ quy định thì số cây trồng phụ được tính cao hơn 30% theo số cây trồng thực tế
(phần tăng thêm của cây trồng phụ tương ứng với phần giảm của cây trồng chính).
Trong trường hợp vườn cây được chia ra làm nhiều khu và các khu trồng các
loại cây trồng chính khác nhau thì phải chọn loại cây trồng chính của từng khu để làm
tiêu chuẩn cho khu đó.
Đối với loại cây làm hàng rào như: dâm bụt, gòn, me nước... trồng từ 01 năm
tuổi trở lên mức bồi thường: 20.000 đồng/mét dài, dưới 01 năm tuổi bồi thường 10.000
đồng/mét dài.
Đối với cây kiểng thì hỗ trợ di dời: xác định mức hỗ trợ di dời được tính bằng
số ngày công lao động để di dời nhân với giá lao động tại địa phương. Phần này Hội
đồng bồi thường của dự án xem xét, tính cụ thể. (xem thêm phụ lục 02).
2.1.4.2 Giá bồi thường vật nuôi
Ao nuôi cá được bồi thường xác định theo chủng loại cá, dựa vào thời gian sinh
trưởng, quy trình, mật độ của cá thả nuôi trong ao để định giá.
Mức bồi thường ao nuôi cá áp dụng đối với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có cá
nuôi trong ao tại thời điểm công bố quy hoạch. Trường hợp, cá thả nuôi sau thời điểm
công bố quy hoạch thì chủ hộ tự di dời không tính bồi thường, hỗ trợ.
Mức bồi thường cá nuôi được chia 02 nhóm (nhóm cá nuôi thịt và nhóm cá
giống sinh sản)
Nhóm cá nuôi thịt, chia làm 02 loại:
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
25
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
Cá nuôi chuyên nghiệp
Đối với cá nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì
được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm, cụ thể như sau:
Cá nuôi từ 03 tháng tuổi trở lên mức bồi thường bằng 30% giá trị sản lượng thu
hoạch;
Cá nuôi nhỏ hơn 03 tháng tuổi mức bồi thường bằng 20% giá trị sản lượng thu
hoạch;
Trường hợp có thể di dời được thì chỉ hỗ trợ chi phí di dời và thiệt hại do di dời
gây ra bằng 10% giá trị sản lượng thu hoạch (xem thêm phụ lục 02).
Cá nuôi không chuyên nghiệp: tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cá nuôi trong
ao mà xem xét mức hỗ trợ di dời khoảng từ 10% - 50% mức bồi thường cá nuôi
chuyên nghiệp quy định tại bảng giá bồi thường trên.
Nhóm cá giống sinh sản:
Chỉ hỗ trợ di chuyển, mức hỗ trợ bằng 20% giá cá giống thực tế. Giá cá cụ thể
như sau:
Cá tra sinh sản: 40.000 đồng/kg x 20% = 8.000 đồng/kg
Cá lóc lai: 60.000 đồng/kg x 20% = 12.000 đồng/kg
Cá rô phi, cá điêu hồng: 20.000 đồng/kg x 20% = 4.000 đồng/kg
Cá trê: 30.000đồng/kg x 20% = 6.000 đồng/kg.
2.1.5 Những thuận lợi, khó khăn trong việc bồi thường, hỗ trợ đối với cây
trồng, vật nuôi
Khi thực hiện công tác bồi thường Trung tâm phát triển quỹ đất Thành phố Cần
Thơ có được những thuận lợi nhưng bên cạnh những thuận lợi vẫn tồn tại một số khó
khăn:
Thuận lợi
Được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình từ Ủy ban nhân dân quận (huyện), chính
quyền địa phương các phường (xã) nơi triển khai dự án, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư các dự án và các ngành chức năng có liên quan.
Sự lãnh đạo điều hành của Ban Giám đốc trung tâm sâu sát, linh hoạt, luôn bám
vào kế hoạch và lĩnh vực công việc phụ trách, đồng thời có vận dụng và uyển chuyển
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
26
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
trong từng vấn đề cụ thể, từ đó đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện
công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện theo một quy trình đã được
cải tiến ngày càng khoa học và hoàn thiện, kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào áp giá, lưu trữ hồ sơ, góp phần giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác.
Các phòng chức năng trong đơn vị luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, từ khâu
kiểm định đến áp giá, chi trả… đã tạo thành cơ chế vận hành đồng bộ, thông suốt. Chủ
đầu tư thường xuyên phối hợp kịp thời giải quyết nhanh các vấn đề tồn đọng, vướng
mắc về tài chính, kinh phí thực hiện dự án.
Khó khăn
Nguồn kinh phí bồi thường, hỗ trợ thiếu nhiều so với nhu cầu nhận tiền của các
hộ dân, tại một số dự án nhiều hộ dân đã có quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường
nhưng chủ đầu tư không có nguồn để chi trả do bị ảnh hưởng bởi chính sách về thắt
chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát của Nhà nước.
Công tác đo đạc lập hồ sơ kỹ thuật đất, cũng như việc lập biên bản xác định
ranh giới mốc giới thửa đất của các hộ dân để phục vụ cho việc bồi thường còn nhiều
sai sót, phải điều chỉnh nhiều lần, gây phiền hà cho người dân.
Nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại các dự án, mặc dù đã được cấp thẩm
quyền phê duyệt kinh phí nhưng chưa đồng ý nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao
mặt bằng cho dự án theo Thông báo của Trung tâm.
Một số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa đồng tình với chủ trương quy hoạch;
chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nên chưa đồng ý hợp tác trong việc kiểm
kê - kiểm định để lập hồ sơ bồi thường tại các dự án.
Bên cạnh đó Trình độ, năng lực làm việc của một số cán bộ, viên chức còn hạn
chế chưa đáp ứng được nhu cầu công việc đề ra. Một số cán bộ, đảng viên, viên chức
chưa tận tâm, tận lực hết mình vì công việc, còn trông chờ ỷ lại cấp trên, chưa an tâm
công tác nên chuyển đi nơi khác có thu nhập cao hơn.34
2.1.6 Trồng cây, nuôi cá sau quy hoạch đã được công bố có được bồi thường
Hiện nay vẫn có nhiều người dân không am hiểu về chính sách bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư, họ còn mang nặng tư tưởng lợi ích cục bộ, chủ nghĩa cá nhân nên khi
34
Báo cáo tháng 01 năm 2013 về tổng kết công tác năm 2012 của Trung tâm phát triển quỹ đất Thành phố Cần
Thơ.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
27
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
quy hoạch được công bố họ vẫn cố tình xây dựng công trình, trồng cây để đói phó với
suy nghĩ đòi thêm tiền bồi thường, hỗ trợ do đó khi thu hồi đất không được bồi
thường, hỗ trợ thêm các đối tượng này thường chống đối và khiếu nay gay gắt. Theo
quy định của pháp luât hiện hành thì khi Nhà nước thu hồi đất, người bị thu hồi đất
không được bồi thường về tài sản gắn liền với đất được tạo ra tại khu vực đất bị thu
hồi sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thi, quy hoạch
xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được công bố mà không được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép.35 Như vậy, khi có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được
công bố người dân vẫn được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định
trước cho đến lúc Nhà nước tiến hành thu hồi nhưng không được xây dựng, tao lập
thêm tài sản mới gắn liền với đất vì tài sản mới này không được pháp luật thừa nhận và
không được bồi thường khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất.
Để hạn chế tình trạng trồng cây đón đầu huy hoạch các địa phương thường đếm
số lượng cây trên một mét vuôn thực tế và lấy mật độ trung bình làm chuẩn để tính
tiền bồi thường trường hợp người dân trồng quá dày thì chỉ được bồi thường thêm
khoản 30% so với mật độ chuẩn.
Theo quy định của Uỷ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ thì cách tính mật độ
đối với nhóm cây ăn trái/đơn vị diện tích đất trồng: Trong trường hợp nếu trong vườn
trồng xen nhiều loại cây hoặc trồng một loại cây (có cây trồng mới) với mật độ cao hơn
quy định mà các loại cây đó mới trồng sau khi có quyết định quy hoạch thì chọn cây
trồng chính tính mức bồi thường theo mật độ quy định và giai đoạn sinh trưởng. Số cây
trồng cao hơn mật độ quy định và số cây trồng xen được tính thêm không quá 30% giá trị
cây trồng chính (trồng đúng theo mật độ quy định và giá trị bồi thường tính theo loại A,
bất kể cây trồng chính đang ở nhiều giai đoạn khác nhau).
2.1.7 Xử lý đối với các trường hợp trồng cây, nuôi cá đón đầu huy hoạch
Do tâm lý muốn được thêm tiền bồi thường và không am hiểu kiến thức pháp
luật về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nên trong thời gian gần đây chúng ta
thường nghe nhắc nhiều đến cụm từ “trồng cây đón đầu huy hoạch”. Hiện nay cụm từ
này ngay càng phổ biến do tình trạng này diễn ra rất nhiều ở các địa phương trên cả
nước nhưng nhiều người dân không biết đây là hành vi cung cấp dữ liệu đất đai không
35
Điểm a Khoản 2 Điều 43 Luật Đất đai năm 2003.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
28
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
đúng quy định (cung cấp dữ liệu đất đai không đúng quy định của pháp luật là hành vi
cung cấp các số liệu, tài liệu về đất đai gồm: số hiệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị
trí, người sử dụng thửa đất, nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử dụng đất, giá đất, tài sản
gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai đã thực hiện và chưa thực hiện; Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử
dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất; quyền và những hạn chế về quyền của người sử dụng đất, biến động
trong quá trình sử dụng đất và các thông tin khác có liên quan không đúng với quy
định của pháp luật về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu đất đai). 36 Chủ thể
thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức phạt sau:
Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng đối
với hành vi cung cấp dữ liệu đất đai không đúng với quy định của pháp luật về thu
thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu đất đai.
Phạt tiền từ hai mươi triệu (20.000.000) đồng đến năm mươi triệu (50.000.000)
đồng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại cho Nhà nước
hoặc cho người khác.37
Như vậy với hành vi “trồng cây đón đầu huy hoạch” chủ thể thực hiện có thể bị
phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến năm mươi triệu đồng do hành vi này rơi vào
trường hợp gây thiệt hai cho Nhà nước hoặc cho người khác.
2.1.8 Những sai phạm trong công tác bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn thành
phố Cần Thơ
Một bất cập đang xảy ra tại huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ: người dân giao
đất để thực hiện dự án nhưng nhận tiền bồi thường nhỏ giọt. Theo tố cáo của người
dân, cán bộ Ban bồi thường thiệt hại - giải phóng mặt bằng (BTTH - GPMB) ém tiền
của dân để tiêu xài cá nhân.
Bên cạnh việc triển khai quá chậm có dấu hiệu bất thường từ Ban BTTH GPMB. Một cán bộ địa phương cho biết, khi dự án được triển khai, người dân hết sức
phấn khởi vì trung tâm hoàn thành sẽ cung cấp mỗi năm từ 1 đến 2 tỷ con giống cho
dân. Xã Thạnh Mỹ vận động từng hộ giao đất để thực hiện dự án. Để có được diện tích
36
Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 105/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai.
37
Điều 24 Nghị định số 105/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
đất đai.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
29
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
trên, 30 hộ bị thu hồi đất, chủ yếu là đất trồng lúa, có người mất đến 1,4ha, nhưng điều
đáng nói là để được nhận hết tiền bồi thường, người dân bị “hành” đủ đường. Ông Hồ
Văn Phích không nhớ hết đã bao lần lên xuống Ban BTTH - GPMB vì số tiền của ông
được chia ra thanh toán nhỏ giọt. Ông cho biết: “Tôi phát hiện nhiều bất cập nhưng
biết kêu ai, đi nhiều đến nỗi cán bộ huyện ai cũng biết mặt. Tiền bồi thường đã nhận
xong nhưng phần đất còn lại bao nhiêu tôi cũng chẳng biết”. Trường hợp ông Nguyễn
Văn Nhường cũng tương tự. Hiện ông cùng ba người con chưa nhận tiền bồi thường
và nền tái định cư dù đất đã giao rồi.
Khi bắt đầu thực hiện dự án Trung tâm giống, chủ đầu tư chuyển cho Ban
BTTH - GPMB 45 tỷ đồng nhưng không chi hết cho dân. Nghiêm trọng hơn, trong
khoản tiền dự án còn nợ của dân (trên 1,718 tỷ), Ban BTTH - GPMB đã chiếm dụng
hơn 1,4 tỷ. Do đó, nhiều hộ chờ dài cổ vẫn chưa nhận được tiền dù đất đã giao. Không
những mệt mỏi trong việc chi trả tiền bồi thường tại Trung tâm giống, người dân còn
bị ém khoản bồi thường của nhiều dự án khác trên địa bàn huyện. Cầm trên tay quyết
định ký ngày 10 - 7 - 2008 của Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh về việc hỗ trợ mua
nền tái định cư đối với những hộ bị thu hồi đất để xây dựng trụ sở UBND xã Thạnh
Mỹ, ông Huỳnh Văn Gập (73 tuổi) không ngăn được bức xúc. Sáu năm qua, ở tuổi thất
thập cổ lai hy, ông vẫn phải miệt mài lên huyện nhưng chỉ nhận được lời hứa ảo. Ông
cho biết: “Đất tôi bị thu hồi, huyện ký quyết định hẳn hoi. Thế nhưng tôi mua nhà tái
định cư 157 triệu, theo quy định tôi nộp 30 triệu là được. Khi tới Phòng Tài chính - Kế
hoạch huyện nộp thêm tiền thì nơi đây cho biết Trưởng ban BTTH - GPMB Nguyễn
Thái Hòa đã cho rút hết rồi”.
Để thực hiện công trình trên, Ban BTTH - GPMB nhận 1,4 tỷ đồng tiền bồi
thường. Quá trình thực hiện chi trả, có một hộ thực tế không được nhận nhưng ban này
vẫn báo có với gần 11 triệu đồng, trường hợp khác được chi vượt trên 42 triệu. Riêng
khoản tiền của ông Gập, Ban BTTH - GPMB chiếm dụng do đã rút khỏi tài khoản của
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và quyết toán với chủ đầu tư. Đến nay, ban còn nợ
dân hơn 231 triệu đồng.
Tương tự, tại công trình Trung tâm thương mại và dân cư huyện Vĩnh Thạnh,
tổng quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền chi trả cho dân trên 26,212 tỷ đồng
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
30
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
nhưng Ban BTTH - GPMB chỉ chi một phần với tổng cộng hơn 10,460 tỷ, trong đó
gần 1 tỷ không có bảng kê.38
Ngày 30-8-2013, UBND huyện Vĩnh Thạnh đã có Kết luận thanh tra tình hình
quản lý và thu chi tài chính của Ban BTTH - GPMB huyện Vĩnh Thạnh. Theo Kết luận
Thanh tra, Ban BTTH - GPMB đã không thực hiện các hình thức công khai tài chính
theo quy định; không lập quy chế chi tiêu nội bộ trong hoạt động của cơ quan; đơn vị
chỉ mở được được duy nhất sổ quỹ tiền mặt nhưng không cập nhật đầy đủ, theo dõi
chung tất cả các khoản thu chi trong mọi hoạt động của cơ quan; không báo cáo quyết
toán tài chính với cơ quan tài chính theo quy định. Trong thu chi tài chính, Ban BTTH
- GPMB sử dụng kinh phí (2%) không có chứng từ thanh toán, chi không hợp lệ với số
tiền trên 531 triệu đồng; chiếm dụng tiền chi trả bồi thường cho dân của các dự án trên
địa bàn với số tiền trên 1,8 tỉ đồng; lập, thanh quyết toán khống số tiền trên 180 triệu
đồng; chi thừa cho dân số tiền trên 50 triệu đồng; chưa chi và chi thiếu cho dân so với
quyết định số tiền trên 2,7 tỉ đồng. Trong sử dụng kinh phí, Ban BTTH - GPMB đã
mượn kinh phí BTTH của dân chi cho các công trình phát sinh trước khi có quyết định
phê duyệt với số tiền trên 294 triệu đồng.Theo đó, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh
đã đề ra biện pháp xử lý: Ông Nguyễn Thái Hòa, nguyên Trưởng ban BTTH - GPMB
phải chịu trách nhiệm đối với số tiền trên 2,1 tỉ đồng do chiếm dụng tiền bồi thường
của dân; chi thừa cho dân; do lập, thanh toán chứng từ khống. Ngoài ra, ông Hòa còn
phải chịu trách nhiệm nộp lại kinh phí cơ quan số tiền trên 531 triệu đồng do chi
không hợp lệ và không có chứng từ thanh toán. Qua kết quả thanh tra cho thấy Ban
BTTH - GPMB có dấu hiệu cố ý làm trái quy định pháp luật với số tiền lớn nên
chuyển sang Cơ quan điều tra để điều tra làm rõ sai phạm, xử lý theo pháp luật.39
2.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên
cơ sở đánh giá thực trạng tại Thành phố Cần Thơ
2.2.1 Xác định và giải quyết hài hòa quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng
đất và những người được lợi từ việc thu hồi đất
38
Đào Văn, Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh: http://www.congan.com.vn/?
mod=detnews&catid=681&id=501700 ( Truy cập ngày 01/10/2013).
39
Theo baocantho.com.vn:
http://citinews.net/xa-hoi/nhieu-sai-pham-tai-ban-boi-thuong-thiet-hai---giai-phong-mat-bang--cu--huyen-vinhthanh-E3UXJHI/.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
31
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
Trong xã hội mối quan hệ giữa con người với con người thường xuyên xảy ra
mâu thuẫn, va chạm, xung đột bởi có sự bất bình đẳng về lợi ích của cá nhân hay một
nhóm người nhất là khi có một sự trao đổi nào đó mà họ nhận thấy mình bị thiệt hại
còn đối tượng khác được hưởng lợi từ việc đánh đổi đó thì họ sẽ khiếu kiện. Trong
trường hợp thu hồi đất Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho mục đích quốc phòng, an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng cũng không ngoại lệ nếu họ cho rằng: giá bồi
thường, hỗ trợ thấp không sát với thị trường làm cho lợi ích của họ bị xâm phạm thì họ
sẽ khiếu kiện. Do đó có rất nhiều khiếu kiện liên quan đến vấn đề bồi thường tài sản
khi thu hồi đất diễn ra rất nhiều trong số đó có khiếu kiện về bồi thường, hỗ trợ đối với
cây trồng, vật nuôi. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạnh này là do chính
quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ dầu tư nhưng lại không quan
tâm đến lợi ích của người dân dẫn đến sự bất bình đẳng: nhà đầu tư thì được lợi nhiều
còn người dân - người bị thu hồi đất chịu thiệt hại khi bị mất đất sản xuất. Chưa kể có
những trường hợp thu hồi đất xong nhưng không triển khai dự án làm cho đất trở nên
hoang hóa, dẫn đến tình trạng đất thì bỏ hoang còn người dân thì không có đất sản xuất
hoặc trường hợp nhà đầu từ có đất xong thì chờ giá đất lên rồi chuyển nhượng lại để
hưởng phần chênh lệch giá trong khi đó giá bồi thường cho người dân thì quá thấp và
các chính sách hỗ trợ như: đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho người lao đông nông
thôn tại những nơi có đất bị thu hồi không mang lại hiệu quả. Đối với người nông dân
nghề nghiệp chính là hoạt động nông nghiệp nhưng khi bị thu đất nhận tiền bồi thường
xong có người không biết làm gì với số tiền này trong tư liệu sản xuất đã mất, nghề
nghiệp chính không hoạt động được, thu nhập không còn ổn định chắt chắn cuộc sống
về lâu dày sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, các địa phương nên thấy rõ vai trò của mình, phát
hiện và kịp thời giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh từ việc thu hồi đất có như vậy
mới tạo được sư đồng thuận từ phía người dân góp phần thúc đẩy quá trình thu hồi đất
diễn ra nhanh chóng và hạn chế các khiếu kiên liên quan đến thu hồi đất.
2.2.2 Tiếp tục điều chỉnh khung giá bồi thường cho xác với thị trường
Theo tìm hiểu của người viết bản thì giá để tính tiền bồi thường đối với cây
trồng, vật nuôi bam hành kèm theo Quyết định số 12/2010 được ban hành ngày 04
tháng 02 năm 2010 và bản giá ban hành kèm theo Quyết định số 91/2008 ngày 22
tháng 9 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ như vậy có thể nói bản
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
32
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
giá bồi thường cây trồng, vật nuôi trải qua năm năm áp dụng đến nay vẫn chưa được
sửa đổi. Do thời gian áp dụng quá lâu chậm sửa đổi nên khung giá không còn phù hợp
với giá trên thị trường thời điểm hiện tại. Một vài trường hợp điển hình cho thấy sự
trên lệch giữa giá bồi thường được quy định trong bảng giá và trên thị trường hiện nay:
Đối với cây Mít loại A muốn có một cây Mít trưởng thành có thể thu hoạch
phải trải qua từ bốn đến năm năm chăm sóc nhưng với một cây Mít loại A người dân
chỉ được bồi thường 192.000 đồng/cây, với giá mít trên thị trường hiện nay một năm
giá trị thu hoạch của một cây Mít trưởng thành vào khoản 300.000 đến 400.000
đồng/cây.
Đối với nhóm cây lấy gỗ như Bạch đàn muốn có cây loại A đường kín gốc lớn
hơn 20cm thì thời gian sinh trưởng khoản năm đến sáu năm, trên thị trường hiện nay
cây Bạch đàn loại này có giá khoản 300.000 đến 400.000 đồng/cây. Nhưng khi thu hồi
đất người dân chỉ được bồi thường 36.000 đồng/cây.
Đối với cá như Cá tra tại các chợ trên địa bàn quận Ninh Kiều có giá vào khoản
40.000 đồng/kg nhưng theo bản giá năm 2008 quy định chỉ 12.000 đồng/kg khi tính
tiền bồi thường.
Do chậm cập nhật sửa đổi bảng giá hiện tại đang áp dụng thấp hơn nhiều so với
giá thị trường điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đối với người bị thu hồi đất, người
dân đã bỏ nhiều tiền bạc đầu tư, công sức chăm sóc mới có được một vườn cây, một ao
cá nhưng đến khi đất bị thu hồi lại được bồi thường với giá “rẽ bèo” là điều khó có thể
chấp nhận được. Thiết nghĩ, Uỷ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ nên sớm ban hành
bản giá mới cho phù hợp với giá thị trường để người bị thu hồi đất được đền đáp tương
xứng với những gì họ đã bỏ ra.
2.2.3 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý đất đai ở
địa phương
Cần bồi bồi dưỡng thêm trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý đất
đai ở địa phương vì hiện nay đội ngũ này còn quá mỏng, trình độ chuyên môn còn hạn
chế. Trong khi đó cán bộ, công chức địa chính cấp xã đóng vai trò rất quan trọng trong
việc giám sát thi hành Luật Đất đai ở địa phương, nhưng thực tế ở cấp xã chỉ có một
cán bộ địa chính có khi còn chưa qua đào tạo chủ yếu chỉ quản lý bằng kinh nghệm.
Có trường hợp cán bộ đã phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng nhưng chính quyền
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
33
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
địa phương giải quyết không quyết liệt, triệt để và cũng không có chế tài nào thật sự
nghiêm khắc để răn đe. Chính vì điều này đã góp phần dẫn đến tình trạng người dân cứ
ồ ạt trồng cây, xây nhà trái phép, bên cạnh đó công tác phổ biến pháp luật chưa đạt
hiệu quả cao. Do đó nhiều hộ dân ở vùng sâu vùng xa hoặc trình độ học vấn thấp nên
khi pháp luật của Nhà nước không được phổ biến rõ ràng thì họ dễ bị cuốn theo lợi ích
cục bộ trước mắt, thấy lợi là làm mà đôi khi chính bản thân họ cũng không biết hành vi
của mình là vi phạm pháp luật. Như vậy nếu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán
bộ địa chính cấp xã vững vàng thì họ có thể phát hiện và xử lý vi phạm ngay từ khi nó
mới hình thành góp phần ngăn chặn được vi phạm.
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với cây
trồng, vật nuôi
Trong quá trình tìm hiểu pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật
nuôi người viết có một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về vấn đề này như sau:
Đối với các văn bản của trung ương:
Nên có sự thống nhất không nên để xảy ra tình trạng có quá nhiều văn bản cùng
điều chỉnh cùng một vấn đề nên cần có một văn bản điều chỉnh thống nhất cho vấn đề
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và cần có một điều luật hoàn
thiện về bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi vì từ khi Luật Đất đai năm 2003
chỉ có các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn vấn đề bồi bồi thường cây
trồng, vật nuôi được hướng dẫn bởi các Nghị định và Thông tư đây là những văn bản
chịu sự thay đổi thường xuyên nên không có được sự ổn định.
Đối với các văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Khi ban hành cần chú trọng phù hợp với thực tế, sát với thị trường và phải
thường xuyên cập nhật bổ sung về giá và các quy định về bồi thường, hỗ trợ đối với
các loại tài sản cụ thể. Ví vụ như bản giá bồi thường cây trồng, vật nuôi của Ủy ban
nhân dân Thành phố Cần Thơ do chậm cập nhật sửa đổi nên giá hiện tại không còn
phù hợp với giá thị trường.
Đối với cán bộ làm công tác bồi thường:
Tăng cường tổ chức huấn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cho đội ngủ cán bộ làm công tác bồi thường nhằm đảm nhận được yêu cầu của công
việc mà Nhà nước đã giao phó. Mặc khác, phải giáo dục về tinh thần trách nhiệm và
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
34
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
đạo đức nghề nghiệp cho đội ngủ này. Đồng thời kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát
hiện các dấu hiệu vi phạm, các hành vi vi phạm mới nảy sinh. Từ đó, có những biện
pháp ngăn chặn kịp thời và hướng các chủ thể thực hiện theo đúng pháp pháp luật.
Đối với các quy định cụ thể về bồi thường cây trồng, vật nuôi:
Đối với cây hàng năm cần quy định thêm thời gian sinh trưởng do theo như quy
định hiện tại thì cây mới gieo trồng hay cây gần thu hoạch được hoăc cây ở đầu thời kì
thu hoạch hay ở cuối thời kì thu hoạch cũng được bồi thường như nhau điều này dẫn
đến sự không công bằng giữa các đối tượng.
Đối với đang ở thời kì xây dựng cơ bản nên xem xét cho người dân hưởng một
số lợi ích vì người dân bỏ tiền, bỏ công, bỏ thời gian nhưng đến khi thu hồi thì chỉ
được bồi thường chi phí đầu tư và chi phí chăm sóc không được thêm gì chưa kể thiệt
hại từ việc giảm giá trị của đồng tiền.
Đối với vật nuôi theo quy định thì vật nuôi thủy sản mới là đối tựơng được bồi
thường khi thu hồi đất theo người viết cần quy định thêm đối với vật nuôi trên cạn như
gia súc, gia cầm…vì đây cũng là đối tượng bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.
KẾT LUẬN
Ngày nay đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Nhà nước tiến hành thu hồi đất để triển khai
nhiều dự án kèm theo đó là công tác bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất. Bồi
thường thiệt hại về tài sản là vấn đề nhạy cảm liên quan trực tiếp đến quyền lợi cơ bản
của người có tài sản bị thiệt hại, đối với tài sản bị thiệt hại là cây trồng, vật nuôi cũng
không ngoại lệ.
Bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất không những là chuyện của chủ
đầu tư, Nhà nước ngày nay vấn đề còn nhận được rất nhiều sự quan tâm của toàn xã
hội, để công tác giải phóng mặt bằng được tiến hành nhanh chóng và đạt hiệu quả thì
vấn đề bồi thường tài sản gắn liền với đất phải nhận được sự đồng thuận từ phía người
dân. Trong quá trình thu hồi đất người bị thu hồi đất luôn là chủ thể bị động, bị thiệt
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
35
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực
trạng tại Thành phố Cần Thơ
hại do đó cần phải ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho họ để đền đáp tưng xứng với công sức
mà họ đã bỏ ra để tạo lập tài sản trên đất.
Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống của người dân nói chung và người bị thu
hồi đất nói riêng do đó chính sách bồi thường thiệt hại của Nhà nước luôn hướng tới
việc bồi thường tương xứng với những thiệt hại mà người bị thu hồi đất bị mất nhưng
trong quá trình tìm hiểu các quy định về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật
nuôi bên cạnh những mặt đạt được người viết nhận thấy vẫn còn tồn tại một số hạn
chế:
Thứ nhất đơn giá bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi còn thấp so với giá thị
trường cần rà soát, cập nhật cho sát với thị trường hơn nhằm đảm bảo cho người dân
được bồi thường đúng giá trị của tài sản.
Thứ hai cần bổ sung quy định về bồi thường đối với vật nuôi không phải là vật
nuôi thủy sản vì đối với những hộ gia đình, cá nhân sống bằng nghề chăn nuôi trang
trại thì khi thu hồi đất sẽ ảnh hưởng đến đời sống, điều kiện chăn nuôi của họ củng gặp
khó khăn do đó cần xem xét bổ sung quy định bồi thường cho nhóm đối tượng này.
Thứ ba tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản
lý đất đai ở cơ sở, để họ thực hiện công việc quản lý tốt hơn.
Thứ tư tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình thu hồi đất
để phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư nói chung và bồi thường cây trồng, vật nuôi nói riêng nhằm phát hiện hành vi
vi phạm và xử lý kịp thời và triệt để.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
36
SVTH: Lâm Hữu Nghĩa
PHỤ LỤC 2
QUY ĐỊNH BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04/02/2010
của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
1. Nguyên tắc bồi thường đối với cây trồng
a) Cây trồng được bồi thường xác định theo loại cây trồng, thời gian sinh trưởng
đúng kỹ thuật của cây hiện có trên mặt đất tại thời điểm thu hồi đất của dự án được cấp
thẩm quyền phê duyệt.
b) Đối với loại cây trồng (mới trồng), tùy theo thời gian sinh trưởng và thời
điểm Nhà nước thu hồi đất, thực tế trên đất đã có đầu tư trồng cây đúng khoảng cách
quy định nhưng chưa được tính bồi thường theo quy định trên (cây còn nhỏ chưa được
phân loại A, B, C) thì được bồi thường theo chi phí thực tế (giống, công trồng, chăm
sóc...) và do Hội đồng bồi thường xác định cụ thể.
c) Trường hợp nếu có cây lạ (mới) chưa có giá chuẩn, mật độ chuẩn thì Hội
đồng Bồi thường căn cứ vào đặc điểm cây, giống cây đối chiếu bảng giá chuẩn để tính
cụ thể (áp dụng tương tự).
d) Mọi trường hợp đầu tư xây dựng cơ bản, trồng cây mới trên đất sau khi công
bố quy hoạch, nằm ngoài danh mục tài sản theo biên bản kiểm kê đều không được bồi
thường.
đ) Bồi thường cây trồng theo hiện trạng đối với vườn trồng cây lâu năm, không
có tính chất đối phó với quy hoạch.
e) Trường hợp cán bộ kiểm kê không xác định cây trồng có tính chất đối phó với
quy hoạch tại hiện trường thì không áp dụng tính mật độ, phải bồi thường theo hiện
trạng.
g) Việc vườn trồng cây đối phó với quy hoạch là do cán bộ kiểm kê xác định tại
vườn, thể hiện đầy đủ thông tin vào biên bản (diện tích đất trồng cây, cây trồng chính,
vườn cây trồng có tính chất đối phó quy hoạch...) có chữ ký xác nhận của chủ hộ, cán
bộ kiểm kê thì áp dụng phương pháp tính mật độ cây trồng.
h) Vườn cây trồng đối phó với quy hoạch (cây ăn trái) thì xử lý như sau:
- Nếu vườn cây trồng trên đất trồng cây hàng năm (lúa) theo giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của cơ quan cấp có thẩm quyền cấp thì chỉ xem xét hỗ trợ, mức hỗ
trợ do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đề xuất bao gồm các khoản chi phí
đầu tư ban đầu, chi phí chăm sóc, chi phí chặt hạ (mức hỗ trợ khoản 80% giá trị vườn
cây sau khi tính theo phương pháp mật độ cây trồng).
- Nếu vườn cây trồng trên đất trồng cây lâu năm (vườn) theo giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của cơ quan cấp thẩm quyền cấp thì tính mật độ cây trồng theo quy
định.
- Đối với cây mới trồng tùy từng loại cây mà hỗ trợ do Hội đồng bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư đề xuất.
2. Mức bồi thường cây trồng được chia làm 03 nhóm
a) Nhóm cây ăn trái: đối với cây ăn trái được chia ra làm 03 giai đoạn sinh
trưởng của cây trồng để xác định loại cây như sau:
- Loại A: bao gồm những loại cây trồng đang trong thời kỳ trưởng thành, cho
trái, năng suất cao, ổn định.
- Loại B: đang vào thời kỳ sinh trưởng nhưng đến thời kỳ chưa thu hoạch hoặc
trong thời kỳ già cỗi, thu hoạch kém.
- Loại C: cây nhỏ mới trồng trên 01 năm tuổi đối với cây lâu năm (Xoài, Sầu
Riêng, Nhãn, Bưởi...) và cây nhỏ trên 03 tháng tuổi đối với cây ngắn ngày (cây đu đủ,
chuối...) đang giai đoạn phát triển.
STTCÂY TRỒNG
ĐVT
LOẠI A LOẠI B LOẠI C
MẬT ĐỘ
1 Mận
Đồng/cây
144.000 101.000
29.000
3m x 3m
2 Táo
Đồng/cây
96.000 67.000
19.000
3m x 3m
3 Sari
Đồng/cây
96.000 67.000
19.000
3m x 3m
4 Ổi
Đồng/cây
96.000 67.000
19.000
1m x 2m
5 Đu đủ
Đồng/cây
60.000 42.000
12.000
1m x 1,5m
6 Tiêu
Đồng/nọc
120.000 84.000
24.000
2m x 2m
7 Trầu
Đồng/nọc
48.000 34.000
10.000
1m x 1m
8 Nhãn
Đồng/cây
300.000 210.000
60.000
3,5m x 3,5m
9 Dâu
Đồng/cây
300.000 210.000
60.000
4m x 4m
10 Sabô
Đồng/cây
300.000 210.000
60.000
4,5m x 4,5m
11 Cam mật, sảnh Đồng/cây
240.000 168.000
48.000
2,5m x 2,5m
12 Quýt
Đồng/cây
300.000 210.000
60.000
2,5m x 2,5m
13 Cóc
Đồng/cây
250.000 175.000
50.000
5m x 5m
14 Chanh
Đồng/cây
120.000 84.000
24.000
2,5m x 2,5m
15 Ca cao
Đồng/cây
180.000 126.000
36.000
3m x 3m
16 Cà phê
Đồng/cây
120.000 84.000
24.000
1m x 2m
17 Mãng cầu
Đồng/cây
96.000 67.000
19.000
2m x 2m
18 Lêkima
Đồng/cây
120.000 84.000
24.000
4m x 4m
19 Thanh long
Đồng/nọc
96.000 67.000
19.000
2m x 2m
20 Khế
Đồng/cây
96.000 67.000
19.000
3m x 3m
21 Chùm ruột
Đồng/cây
96.000 67.000
19.000
2,5m x 2,5m
22 Cau
Đồng/cây
120.000 84.000
24.000
2m x 2m
23 Xoài
Đồng/cây
600.000 420.000 120.000
4m x 4m
24 Sầu riêng
Đồng/cây
720.000 504.000 144.000
6m x 6m
25 Vú sữa
Đồng/cây
480.000 336.000
96.000
4m x 4m
26 Dừa
Đồng/cây
300.000 210.000
60.000
6m x 6m
27 Me
Đồng/cây
180.000 126.000
36.000
3,5m x 3,5m
28 Bưởi đặc sản
Đồng/cây
360.000 252.000
72.000
4m x 4m
29 Bưởi thường
Đồng/cây
240.000 168.000
48.000
4m x 4m
30 Chôm chôm
Đồng/cây
360.000 252.000
72.000
4m x 4m
31 Mít
Đồng/cây
192.000 134.000
38.000
4m x 4m
32 Ô môi
Đồng/cây
180.000 126.000
36.000
5m x 5m
33 Điều
Đồng/cây
144.000 101.000
29.000
4m x 4m
34 Bòn bon
Đồng/cây
360.000 252.000
72.000
4m x 4m
35 Măng cụt
Đồng/cây
720.000 504.000 144.000
6m x 6m
36 Lựu
Đồng/cây
60.000 42.000
12.000
2m x 2m
37 Cam sành
Đồng/cây
360.000 252.000
72.000
2m x 2m
38 Đào lộn hột
Đồng/cây
144.000 101.000
29.000
4m x 4m
39 Hạnh
Đồng/cây
96.000 67.000
19.000
1,5m x 2m
40 Chuối
Đồng/cây
14.000
b) Nhóm cây lấy gỗ
7.000
2.000 Không tính mật độ
- Đối với cây lấy gỗ được chia ra làm 05 loại xác định theo đường kính gốc cây
như sau:
+ Loại A: đường kính gốc lớn hơn 60 cm.
+ Loại B: đường kính gốc từ 30 - 60 cm.
+ Loại C: đường kính gốc từ 20 - 30 cm.
+ Loại D: đường kính gốc từ 10 - 20 cm.
+ Loại E: đường kính gốc dới 10 cm.
Mức giá bồi thường cụ thể đối với loại cây lấy gỗ:
STT
CÂY TRỒNG
ĐVT
MẬT ĐỘ
1 - Nhóm: trâm bầu, gừa, bằng lăng, sắn, bần, dầuĐồng/cây
u, gáo...
+ < 10 cm (Loại E)
Đếm số cây thực
tế
6.000
+ 10 - 20 cm (Loại D)
12.000
+ 20 - 30 cm (Loại C)
24.000
+ 30 - 60 cm (Loại B)
72.000
+ > 60 cm (Loại A)
120.000
2 - Nhóm: sao, còng, dầu, các loại cây rừng khác Đồng/cây
+ < 10 cm (Loại E)
Đếm số cây thực
tế
9.000
+ 10 - 20 cm (Loại D)
18.000
+ 20 - 30 cm (Loại C)
36.000
+ 30 - 60 cm (Loại B)
96.000
+ > 60 cm (Loại A)
180.000
- Đối với loại cây lấy gỗ khác: được chia ra làm 03 loại xác định theo đường
kính gốc hoặc chiều cao cây cụ thể như sau:
Mức giá bồi thường cụ thể đối với các loại cây lấy gỗ khác:
Đơn vị tính: đồng
STT
CÂY TRỒNG
ĐVTLOẠI A LOẠI B LOẠI C
MẬT ĐỘ
1 So đũa (đường kính gốc)
đ/cây 24.000
17.000
đk > 20cmđk 10 - 20
cm
2 Bạch đàn (đường kính gốc)
đ/cây 36.000
25.000
đk > 20cmđk 10 - 20
cm
3 Tràm (đường kính gốc)
đ/cây 8.000
6.000
4 Gòn (đường kính gốc)
đ/cây 72.000
50.000
5.000 Đếm số cây thực
đk 5 - tế
10cm
7.000 Đếm số cây thực
đk 5 - tế
10cm
1.800 Đếm số cây thực
đk > 10cmđk 5 - 10cmđk < 5cmtế
14.000 Đếm số cây thực
đk > 30cm
đk15 - 30cm đk 5 - tế
15cm
5 Trúc, nứa, lồ ô, lục bình... (chiều đ/cây 3.600
2.500
720 Đếm số cây thực
cao cây)
cao > 5m cao 2 - 5m cao < 2mtế
6 Tre mạnh tông, tre tàu (chiều caođ/cây 24.000 16.800
4.800 Đếm số cây thực
cây)
cao > 7mCao 5 - 7m cao < 5mtế
7 Tre các loại (chiều cao cây)
đ/cây 14.000
10.000
2.900 Đếm số cây thực
cao > 7m Cao 5- 7m cao < 5mtế
8 Tầm vông (chiều cao cây)
đ/cây 12.000
8.400
2.400 Đếm số cây thực
cao > 5m cao 2 - 5m cao < 2mtế
c) Nhóm cây hàng năm (rau, màu, lúa...): được chia ra làm 03 giai đoạn sinh
trưởng của cây trồng để xác định loại cây như sau:
Mức giá bồi thường cụ thể đối với loại cây hàng năm:
STT
CÂY TRỒNG
ĐVT LOẠI A LOẠI B LOẠI C
MẬT ĐỘ
1 Khoai
Đồng/m2 2.400
1.680
480
Tính m2 thực tế
2 Bắp
Đồng/m2 2.400
1.680
480
Tính m2 thực tế
3 Rau muống
Đồng/m2 2.400
1.680
480
Tính m2 thực tế
4 Rau các loại
Đồng/m2 2.400
1.680
480
Tính m2 thực tế
5 Mía, thơm
Đồng/m2 2.600
1.850
530
Tính m2 thực tế
6 Thuốc lá
Đồng/m2 4.000
2.860
820
Tính m2 thực tế
7 Đậu phộng, đậu khác Đồng/m2 1.800
1.260
360
Tính m2 thực tế
8 Lá dừa nước
Đồng/m2 3.600
2.500
720
Tính m2 thực tế
9 Lát (cói)
Đồng/m2 1.440
1.000
288
Tính m2 thực tế
10 Lúa
Đồng/m2 2.400
1.680
480
Tính m2 thực tế
Ghi chú:
- Đối với vườn cây ăn trái chuyên canh tuổi cây lâu năm và không có cây trồng
mới hoặc vườn cây ăn trái trồng xen nhiều loại cây đã đến giai đoạn thu hoạch, mật độ
tương đối phù hợp với quy định và không có cây trồng mới (vườn không trồng cây đối
phó quy hoạch) thì tính bồi thường số lượng cây thực tế của vườn đó, không tính mật
độ cây trồng.
- Đối với vườn trồng xen nhiều loại cây trồng với mật độ dày hơn so với quy
định có cây trồng mới (dạng vườn trồng cây đối phó quy hoạch) thì áp dụng mật độ
đối với nhóm cây ăn trái; còn các nhóm cây khác thì tính số lượng cây thực tế để bồi
thường.
Cách tính mật độ đối với nhóm cây ăn trái/đơn vị diện tích đất trồng: Trong
trường hợp nếu trong vườn trồng xen nhiều loại cây hoặc trồng một loại cây (có cây
trồng mới) với mật độ cao hơn quy định mà các loại cây đó mới trồng sau khi có quyết
định quy hoạch thì chọn cây trồng chính tính mức bồi thường theo mật độ quy định và
giai đoạn sinh trưởng. Số cây trồng cao hơn mật độ quy định và số cây trồng xen được
tính thêm không quá 30% giá trị cây trồng chính (trồng đúng theo mật độ quy định và
giá trị bồi thường tính theo loại A, bất kể cây trồng chính đang ở nhiều giai đoạn khác
nhau).
Trường hợp trong vườn trồng xen nhiều loại cây mà có số cây trồng chính thấp
hơn mật độ quy định thì số cây trồng phụ được tính cao hơn 30% theo số cây trồng
thực tế (phần tăng thêm của cây trồng phụ tương ứng với phần giảm của cây trồng
chính).
Trong trường hợp vườn cây được chia ra làm nhiều khu và các khu trồng các
loại cây trồng chính khác nhau thì phải chọn loại cây trồng chính của từng khu để làm
tiêu chuẩn cho khu đó.
- Đối với loại cây làm hàng rào như: dâm bụt, gòn, me nước... trồng từ 01 năm
tuổi trở lên mức bồi thường: 20.000 đồng/mét dài, dưới 01 năm tuổi bồi thường 10.000
đồng/mét dài.
- Đối với cây kiểng thì hỗ trợ di dời: xác định mức hỗ trợ di dời được tính bằng
số ngày công lao động để di dời x giá lao động tại địa phương. Phần này Hội đồng bồi
thường của dự án xem xét, tính cụ thể.
3. Đơn giá vật nuôi (ao nuôi cá) để tính bồi thường
a) Nguyên tắc bồi thường cá nuôi
- Ao nuôi cá được bồi thường xác định theo chủng loại cá, dựa vào thời gian
sinh trưởng, quy trình, mật độ của cá thả nuôi trong ao để định giá.
- Mức bồi thường ao nuôi cá áp dụng đối với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có cá
nuôi trong ao tại thời điểm công bố quy hoạch. Trường hợp, cá thả nuôi sau thời điểm
công bố quy hoạch thì chủ hộ tự di dời không tính bồi thường, hỗ trợ.
b) Mức bồi thường cá nuôi được chia 02 nhóm (nhóm cá nuôi thịt và nhóm cá
giống sinh sản)
- Nhóm cá nuôi thịt, chia làm 02 loại:
+ Cá nuôi chuyên nghiệp
Đối với cá nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất cho đến thời kỳ thu hoạch thì được
bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm, cụ thể như sau:
* Cá nuôi từ 03 tháng tuổi trở lên mức bồi thường bằng 30% giá trị sản lượng
thu hoạch;
* Cá nuôi nhỏ hơn 03 tháng tuổi mức bồi thường bằng 20% giá trị sản lượng thu
hoạch;
Trường hợp có thể di dời được thì chỉ hỗ trợ chi phí di dời và thiệt hại do di dời
gây ra bằng 10% giá trị sản lượng thu hoạch.
Bảng giá bồi thường do thu
hoạch sớm đối với ao cá nuôi
chuyên nghiệp
Loại cá
Sản lượng thu hoạch Giá trung bình Giá trị sản
kg/m2 mặt nước (do thu (đồng/kg)
lượng
hoạch sớm)
thu hoạch
(đồng/m2)
Cá tra
4,63
12.000
55.500
Cá lóc lai
3,33
18.000
59.900
Cá rô đồng
3,33
20.000
66.600
Cá rô phi
3,41
12.000
40.900
Cá điêu hồng
3,41
15.000
51.100
Cá he, cá mè vinh
1,01
10.000
25.400
Các loại cá khác
2,54
10.000
25.400
Tôm
0,16
80.000
12.800
+ Cá nuôi không chuyên nghiệp: tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cá nuôi
trong ao mà xem xét mức hỗ trợ di dời khoảng từ 10% - 50% mức bồi thường cá nuôi
chuyên nghiệp quy định tại bảng giá bồi thường trên.
- Nhóm cá giống sinh sản:
Chỉ hỗ trợ di chuyển, mức hỗ trợ bằng 20% giá cá giống thực tế. Giá cá cụ thể
như sau:
+ Cá tra sinh sản:
40.000đồng/kg x 20% = 8.000đồng/kg
+ Cá lóc lai: 60.000đồng/kg x 20% = 12.000đồng/kg
+ Cá rô phi, cá điêu hồng: 20.000đồng/kg x 20% = 4.000đồng/kg
+ Cá trê:
30.000đồng/kg x 20% = 6.000đồng/kg.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
●
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp năm 1992.
2. Luật Đất đai năm 1993 (hết hiệu lực).
3. Luật Đất đai năm 2003.
4. Bộ luật dân sư năm 2005.
5. Dự thảo sửa đổi luật Đất đai năm 2003.
6. Nghị định số 90- CP Ngày 17 tháng 08 năm 1994 của Chính phủ ban hành
quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
7. Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 về việc đền bù thiệt
hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đính quốc phòng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng.
8. Nghị định số 181/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật Đất
đai.
9. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy
định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
10. Nghị định 197/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
11. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngay13 tháng 08 năm 2009 quy định bổ sung
về quy hoạch sử dung đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trự và tái định cư.
12. Nghị định số 105/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2009 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai.
13. Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 hướng dẫn thực
hiện Nghị định 197/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
14. Thông tư số 14/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 quy định chi tiết
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất.
15. Quyết định số 91/2008/QĐ-UBND của UBND Thành phố Cần Thơ ngày 22
tháng 9 năm 2008 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.
16. Quyết Định số 12/2010/QĐ-UBND của UBND Thành phố Cần Thơ ngày
04 tháng 02 năm 2010 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.
●
Danh mục sách, báo, tạp chí, báo cáo:
1. Phan Trung Hiền: Để hoàn thành tốt luận văn nghành luật, Nxb Chính trị
quốc gia Hà Nôi năm 2009.
2. Phan Trung Hiền: Giáo trình luật hành chính đô thị, nông thôn, Khoa luật
Đại học Cần Thơ tháng 9 năm 2011.
3. Báo cáo tháng 01 năm 2013 về tổng kết công tác năm 2012 của Trung tâm
phát triển quỹ đất Thành phố Cần Thơ.
●
Danh mục trang thông tin điện tử
1. Đăng Anh Đức, Trung ương hội luật gia Việt Nam:
http://vnmoney.nld.com.vn/114949p0c1042/khai-niem-ho-gia-dinh-chua-duoc-quydinh-ro.htm.( Ngày truy cập 02/9/2013).
2. Nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cactinhvathanhpho/tpcantho/thon
gtintinhthanh?view=introduction&provinceId=1342.( truy cập ngày 21/9/2013).
3. Đào Văn, Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh:
http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=681&id=501700 ( Truy cập ngày
01/10/2013).
4. Theo baocantho.com.vn:
http://citinews.net/xa-hoi/nhieu-sai-pham-tai-ban-boi-thuong-thiet-hai---giai-phongmat-bang--cu--huyen-vinh-thanh-E3UXJHI/
[...]... UBND Thành phố Cần Thơ ngày 04 tháng 02 năm 2010 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Cần Thơ GVHD: TS Phan Trung Hiền 21 SVTH: Lâm Hữu Nghĩa Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực trạng tại Thành phố Cần Thơ Mức bồi thường đối với cây lâu năm (bao gồm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, lấy lá, cây rừng... Nghĩa Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực trạng tại Thành phố Cần Thơ Tính hợp pháp của đất ảnh hưởng rất lớn đến việc bồi thường cây trồng vật nuôi trên đất bị nhà nước thu hồi, vì khi xem xét điều kiện bồi thường thì sẽ căn cứ vào tính hợp pháp của đất, nếu cây trồng, vật nuôi được tạo lập trên đất đủ điều kiện bồi thường thì được bồi thường Còn cây trồng,. .. Nghĩa Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực trạng tại Thành phố Cần Thơ quy hoạch được công bố họ vẫn cố tình xây dựng công trình, trồng cây để đói phó với suy nghĩ đòi thêm tiền bồi thường, hỗ trợ do đó khi thu hồi đất không được bồi thường, hỗ trợ thêm các đối tượng này thường chống đối và khi u nay gay gắt Theo quy định của pháp luât hiện hành thì khi Nhà. .. đối với cây trồng, vật nuôi Đây là cơ sở để tìm hiểu tiếp chương 2: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi từ thực trạng tại Thành phố Cần Thơ CHƯƠNG 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÂY, TRỒNG VẬT NUÔI TỪ THỰC TRẠNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.1 Thực trạng trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. .. thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực trạng tại Thành phố Cần Thơ 2.1.3 Tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ ở Thành phố Cần Thơ Trong phần này người viết tìm hiểu tình hình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của Trung tâm phát triển quỹ đất Thành phố Cần Thơ trong năm 2012 Trong năm 2012 trung tâm tiếp tục thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ. .. với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực trạng tại Thành phố Cần Thơ dẫn chi tiết cho hoạt động bồi thường, hỗ trợ tái định cư nói chung và việc bồi thường, hỗ trợ cây trồng vật nuôi nói riêng Nghị định này đã có những đóng góp đáng kể trong công tác thu hồi đất của Nhà nước giai đoạn này Tuy nhiên, đây cũng là thời kì mà thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bắt đầu trở thành. . .Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực trạng tại Thành phố Cần Thơ CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều dự án như các khu công nghiệp, các khu đô thị, cầu, đường…đang được triển khai xây dựng mạnh mẽ Để thực hiện được... Lâm Hữu Nghĩa Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực trạng tại Thành phố Cần Thơ Cá nuôi chuyên nghiệp Đối với cá nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm, cụ thể như sau: Cá nuôi từ 03 tháng tuổi trở lên mức bồi thường bằng 30% giá trị sản lượng thu hoạch; Cá nuôi nhỏ hơn 03... SVTH: Lâm Hữu Nghĩa Vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất – Thực trạng tại Thành phố Cần Thơ chung là hộ gia đình, cá nhân) được Nhà nước giao đất, cho thu đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. 3 1.1.2 Khái niệm thu hồi đất Với một nước nông nghiệp có khoảng 70% dân số là nông dân như Việt Nam thì đất đai luôn là vấn đề rất nhạy cảm... việc thu hồi đất trong quá trình thực hiện việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Thứ tư, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đã góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị thu hồi đất, nhất là đối với người nông dân 1.5 Quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất 1.5.1 Cơ sở pháp lý 1.5.1.1 Cây trồng Cây trồng