Chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất – thực trạng tại thành phố cần thơ (Trang 26)

5. Kết cấu của luận văn

1.5.4. Chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Căn cứ vào tình hình của địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hay Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện việc bồi thường.

Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường gồm:

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện; Tổ chức phát triển quỹ đất.

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên gồm:

Đại diện cơ quan Tài chính;

Đại diện cơ quan Tài nguyên và Môi trường; Đại diện cơ quan Kế hoạch và Đầu tư; Chủ đầu tư;

Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã có đất bị thu hồi;

Đại diện của những hộ gia đình bị thu hồi đất từ một đến hai người;

Một số thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.

Thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng:

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất được thuê doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng.28

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư.29 Kinh phí thực hiện bồi thường được trích từ ngân sách Nhà nước.

Thời điểm chi trả: Trong thời hạn không quá ba (03) ngày, kể từ ngày nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.30

Phương thức trả: Tổ chức, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai nếu thực hiện ứng trước tiền bồi

28 Điều 25 Nghị định 69/2009/NĐ-CP Ngày 13 tháng 8 năm 2009.

29 Khoản 03 Điều 31 Nghị định 69/2009/NĐ-CP Ngày 13 tháng 8 năm 2009.

thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án đã được xét duyệt thì được ngân sách nhà nước hoàn trả bằng hình thức trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.

Tổ chức, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã phê duyệt được tính vào vốn đầu tư của dự án.

Nhìn chung, qua những nội dung mà người viết đã đề cập ở chương này phần nào làm rõ được khái niệm cây trông, vật nuôi và các khái niệm có liên quan. Đồng thời khái quát được lược sử hình thành chế định bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi cũng như các nguyên tắc khi tiến hành bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất. Bên cạnh đó, người viết nghiên cứu về những quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi. Đây là cơ sở để tìm hiểu tiếp chương 2: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi từ thực trạng tại Thành phố Cần Thơ

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÂY, TRỒNG VẬT NUÔI TỪ THỰC

TRẠNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.1 Thực trạng trên địa bàn Thành phố Cần Thơ

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung - hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.400,96 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Ngày 26/11/2003, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh; trong đó có chia tỉnh Cần Thơ thành Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Về

tổ chức hành chính, Tp. Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn và Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phường). Do vị trí địa lý Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng trung - hạ lưu châu thổ sông Cửu Long nên được phù sa bồi đắp đất đai rất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, Thành phố Cần Thơ đã và đang khai thác có hiệu quả lợi thế tự nhiên, sinh thái trồng cây ăn quả, tập trung vào các loại cây chủ lực như xoài, bưởi, sầu riêng, nhãn, chôm chôm, măng cụt, cam, quýt sạch bệnh. Các quận, huyện của thành phố có thể tập trung đầu tư kinh tế vườn kết hợp với khai thác du lịch thành thế mạnh gồm Ô Môn, vùng ven và các cồn của Thành phố Cần Thơ. Và diện tích Thành phố Cần Thơ trải dài trên 55 km dọc bờ tây sông Hậu nên có diện tích mặt nước khá lớn khoản 1.000 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, thích hợp với nuôi thuỷ sản nước ngọt, Cần Thơ cũng đã tập trung đầu tư khai thác nuôi thuỷ sản nước ngọt để trở thành lĩnh vực có lợi thế trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Thời kỳ 2001 - 2005, dự kiến đầu tư khai thác ít nhất 40.000 ha mặt nước nuôi thuỷ sản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và khai thác tối đa năng lực chế biến, nâng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.31

2.1.2 Quy định của Thành phố Cần Thơ về bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi trồng, vật nuôi

Quy định của Uỷ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ về bồi thường cây trồng, vật nuôi dựa trên Điều 24 Nghị định 197 và quy định cũng gần giống như Nghị định 197.

Thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Điều 12 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT, cụ thể như sau:32

Mức bồi thường đối với cây trồng hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch của một vụ thu hoạch, giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương theo thời giá trung bình của nông sản cùng loại tại thời điểm thu hồi đất.

31 Nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cactinhvathanhpho/tpcantho/thongtintinhthanh? view=introduction&provinceId=1342.( truy cập ngày 21/9/2013).

32 Điều 24 Quyết Định số 12/2010/QĐ-UBND của UBND Thành phố Cần Thơ ngày 04 tháng 02 năm 2010 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.

Mức bồi thường đối với cây lâu năm (bao gồm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, lấy lá, cây rừng... quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 74/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp), khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá trị hiện có của vườn cây (giá trị này không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất). Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm để tính bồi thường được xác định như sau:

Cây trồng đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian xây dựng cơ bản thì giá trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá tại thị trường địa phương;

Cây lâu năm là loại thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân (x) với giá bán một (01) cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có);

Cây lâu năm là loại thu hoạch nhiều lần (ví dụ như cây ăn quả, cây lấy dầu, nhựa...) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường là giá bán vườn cây ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có);

Cây lâu năm đã đến thời hạn thanh lý thì chỉ bồi thường chi phí chặt hạ cho chủ sở hữu vườn cây.

Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển và phải trồng lại.

Đối với vật nuôi (nuôi trồng thủy sản) được bồi thường theo quy định sau: Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường;

Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển gây ra.

Đơn giá cây trồng, vật nuôi để tính bồi thường: theo Phụ lục 2 Quy định bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố Cần Thơ (đính kèm).

2.1.3 Tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ ở Thành phố Cần Thơ

Trong phần này người viết tìm hiểu tình hình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của Trung tâm phát triển quỹ đất Thành phố Cần Thơ trong năm 2012.

Trong năm 2012 trung tâm tiếp tục thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại các dự án còn tồn động dỡ dang từ năm 2009 đến năm 2011, đồng thời tập trung thực hiện một số dự án trong điểm và một số dự án mới được ký hợp đồng trong năm 2012, như:

Kè sông Cần Thơ: Nhằm tạo vẻ mỹ quan cho thành phố và hạn chế tai nạn do việc sạt lỡ gây ra.

Thành phần 3: Xây dựng cầu Vàm Cống và đoạn 1,5 km; Tuyến Lộ Tẻ- Rạch Sỏi: Tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng ĐBSCL.

Khu tái định cư Cửu Long và Đại học Y- Dược: Nhằm phục vụ cho việc tái định cư tập trung, tạo nguồn đất ở, đảm bảo tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng tại các dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn đọng tại các dự án đang thực hiện dỡ dang trước đây (các dự án cũ), như: Đường Mậu Thân nối dài sân bay Trà Nóc; Đường hạ cất cánh Cảng Hàng không Cần Thơ; Khu Hàng không Dân dụng Cảng Hàng không Cần Thơ; Trường Đại học Y- Dược Cần Thơ (GĐI); Khu TĐC Trung tâm Văn hóa Tây Đô (GĐI); Khu tái định cư 12,8 ha.

Năm 2012, Trung tâm thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ với tổng số tiền khoảng 111.006.000.000 đồng và thực hiện quyết toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án với chủ đầu tư các dự án và trong năm 2013 trung tâm tiếp tục thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án giải phóng mặt bằng theo các quyết định phê duyệt kinh phí; tiếp tục quyết toán kinh phí phục vụ công tác chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án.33

2.1.4 Giá cây trồng, vật nuôi để tính tiền bồi thường

2.1.4.1 Giá bồi thường cây trồng

33 Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và kế hoạch công tác năm 2013 của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cần thơ tháng 01 năm 2013.

Trong phần này người viết tìm hiểu những quy định trong Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ.

Cây trồng được chia làm 03 nhóm để tính tiền bồi thường:

Nhóm 01 cây ăn trái: đối với cây ăn trái được chia ra làm 03 giai đoạn sinh trưởng của cây trồng để xác định loại cây như sau:

Loại A: bao gồm những loại cây trồng đang trong thời kỳ trưởng thành, cho trái, năng suất cao, ổn định.

Loại B: đang vào thời kỳ sinh trưởng nhưng đến thời kỳ chưa thu hoạch hoặc trong thời kỳ già cỗi, thu hoạch kém.

Loại C: cây nhỏ mới trồng trên 01 năm tuổi đối với cây lâu năm (Xoài, Sầu riêng, Nhãn, Bưởi ...) và cây nhỏ trên 03 tháng tuổi đối với cây ngắn ngày (cây Đu đủ, chuối ... ) đang giai đoạn phát triển. Xem thêm phần Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ (đình kèm).

Nhóm 02 cây lấy gỗ: Đối với cây lấy gỗ được chia ra làm 05 loại xác định theo đường kính gốc cây như sau:

Loại A: đường kính gốc lớn hơn 60 cm. Loại B: đường kính gốc từ 30 - 60 cm. Loại C: đường kính gốc từ 20 - 30 cm. Loại D: đường kính gốc từ 10 - 20 cm. Loại E: đường kính gốc dưới 10 cm.

Đối với loại cây lấy gỗ khác:được chia ra làm 03 loại xác định theo đường kính gốc hoặc chiều cao cây cụ thể như sau: (xem thêm phụ lục 02).

Nhóm 03 cây hàng năm (rau, màu, lúa...): được chia ra làm 03 giai đoạn sinh trưởng của cây trồng để xác định loại cây như sau:

Đối với vườn cây ăn trái chuyên canh tuổi cây lâu năm và không có cây trồng mới hoặc vườn cây ăn trái trồng xen nhiều loại cây đã đến giai đoạn thu hoạch, mật độ tương đối phù hợp với quy định và không có cây trồng mới (vườn không trồng cây đối phó quy hoạch) thì tính bồi thường số lượng cây thực tế của vườn đó, không tính mật độ cây trồng.

Đối với vườn trồng xen nhiều loại cây trồng với mật độ dày hơn so với quy định có cây trồng mới (dạng vườn trồng cây đối phó quy hoạch) thì áp dụng mật độ đối với nhóm cây ăn trái; còn các nhóm cây khác thì tính số lượng cây thực tế để bồi thường.

Cách tính mật độ đối với nhóm cây ăn trái/đơn vị diện tích đất trồng: Trong trường hợp nếu trong vườn trồng xen nhiều loại cây hoặc trồng một loại cây (có cây trồng mới) với mật độ cao hơn quy định mà các loại cây đó mới trồng sau khi có quyết định quy hoạch thì chọn cây trồng chính tính mức bồi thường theo mật độ quy định và giai đoạn sinh trưởng. Số cây trồng cao hơn mật độ quy định và số cây trồng xen được tính thêm không quá 30% giá trị cây trồng chính (trồng đúng theo mật độ quy định và giá trị bồi thường tính theo loại A, bất kể cây trồng chính đang ở nhiều giai đoạn khác nhau).

Trường hợp trong vườn trồng xen nhiều loại cây mà có số cây trồng chính thấp hơn mật độ quy định thì số cây trồng phụ được tính cao hơn 30% theo số cây trồng thực tế

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất – thực trạng tại thành phố cần thơ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)