Tiếp tục điều chỉnh khung giá bồi thường cho xác với thị trường

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất – thực trạng tại thành phố cần thơ (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2 Tiếp tục điều chỉnh khung giá bồi thường cho xác với thị trường

Theo tìm hiểu của người viết bản thì giá để tính tiền bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi bam hành kèm theo Quyết định số 12/2010 được ban hành ngày 04 tháng 02 năm 2010 và bản giá ban hành kèm theo Quyết định số 91/2008 ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ như vậy có thể nói bản

giá bồi thường cây trồng, vật nuôi trải qua năm năm áp dụng đến nay vẫn chưa được sửa đổi. Do thời gian áp dụng quá lâu chậm sửa đổi nên khung giá không còn phù hợp với giá trên thị trường thời điểm hiện tại. Một vài trường hợp điển hình cho thấy sự trên lệch giữa giá bồi thường được quy định trong bảng giá và trên thị trường hiện nay:

Đối với cây Mít loại A muốn có một cây Mít trưởng thành có thể thu hoạch phải trải qua từ bốn đến năm năm chăm sóc nhưng với một cây Mít loại A người dân chỉ được bồi thường 192.000 đồng/cây, với giá mít trên thị trường hiện nay một năm giá trị thu hoạch của một cây Mít trưởng thành vào khoản 300.000 đến 400.000 đồng/cây.

Đối với nhóm cây lấy gỗ như Bạch đàn muốn có cây loại A đường kín gốc lớn hơn 20cm thì thời gian sinh trưởng khoản năm đến sáu năm, trên thị trường hiện nay cây Bạch đàn loại này có giá khoản 300.000 đến 400.000 đồng/cây. Nhưng khi thu hồi đất người dân chỉ được bồi thường 36.000 đồng/cây.

Đối với cá như Cá tra tại các chợ trên địa bàn quận Ninh Kiều có giá vào khoản 40.000 đồng/kg nhưng theo bản giá năm 2008 quy định chỉ 12.000 đồng/kg khi tính tiền bồi thường.

Do chậm cập nhật sửa đổi bảng giá hiện tại đang áp dụng thấp hơn nhiều so với giá thị trường điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đối với người bị thu hồi đất, người dân đã bỏ nhiều tiền bạc đầu tư, công sức chăm sóc mới có được một vườn cây, một ao cá nhưng đến khi đất bị thu hồi lại được bồi thường với giá “rẽ bèo” là điều khó có thể chấp nhận được. Thiết nghĩ, Uỷ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ nên sớm ban hành bản giá mới cho phù hợp với giá thị trường để người bị thu hồi đất được đền đáp tương xứng với những gì họ đã bỏ ra.

2.2.3 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý đất đai ở địa phương

Cần bồi bồi dưỡng thêm trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý đất đai ở địa phương vì hiện nay đội ngũ này còn quá mỏng, trình độ chuyên môn còn hạn chế. Trong khi đó cán bộ, công chức địa chính cấp xã đóng vai trò rất quan trọng trong việc giám sát thi hành Luật Đất đai ở địa phương, nhưng thực tế ở cấp xã chỉ có một cán bộ địa chính có khi còn chưa qua đào tạo chủ yếu chỉ quản lý bằng kinh nghệm. Có trường hợp cán bộ đã phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng nhưng chính quyền

địa phương giải quyết không quyết liệt, triệt để và cũng không có chế tài nào thật sự nghiêm khắc để răn đe. Chính vì điều này đã góp phần dẫn đến tình trạng người dân cứ ồ ạt trồng cây, xây nhà trái phép, bên cạnh đó công tác phổ biến pháp luật chưa đạt hiệu quả cao. Do đó nhiều hộ dân ở vùng sâu vùng xa hoặc trình độ học vấn thấp nên khi pháp luật của Nhà nước không được phổ biến rõ ràng thì họ dễ bị cuốn theo lợi ích cục bộ trước mắt, thấy lợi là làm mà đôi khi chính bản thân họ cũng không biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Như vậy nếu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ địa chính cấp xã vững vàng thì họ có thể phát hiện và xử lý vi phạm ngay từ khi nó mới hình thành góp phần ngăn chặn được vi phạm.

3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi

Trong quá trình tìm hiểu pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi người viết có một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về vấn đề này như sau:

Đối với các văn bản của trung ương:

Nên có sự thống nhất không nên để xảy ra tình trạng có quá nhiều văn bản cùng điều chỉnh cùng một vấn đề nên cần có một văn bản điều chỉnh thống nhất cho vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và cần có một điều luật hoàn thiện về bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi vì từ khi Luật Đất đai năm 2003 chỉ có các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn vấn đề bồi bồi thường cây trồng, vật nuôi được hướng dẫn bởi các Nghị định và Thông tư đây là những văn bản chịu sự thay đổi thường xuyên nên không có được sự ổn định.

Đối với các văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

Khi ban hành cần chú trọng phù hợp với thực tế, sát với thị trường và phải thường xuyên cập nhật bổ sung về giá và các quy định về bồi thường, hỗ trợ đối với các loại tài sản cụ thể. Ví vụ như bản giá bồi thường cây trồng, vật nuôi của Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ do chậm cập nhật sửa đổi nên giá hiện tại không còn phù hợp với giá thị trường.

Đối với cán bộ làm công tác bồi thường:

Tăng cường tổ chức huấn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngủ cán bộ làm công tác bồi thường nhằm đảm nhận được yêu cầu của công việc mà Nhà nước đã giao phó. Mặc khác, phải giáo dục về tinh thần trách nhiệm và

đạo đức nghề nghiệp cho đội ngủ này. Đồng thời kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện các dấu hiệu vi phạm, các hành vi vi phạm mới nảy sinh. Từ đó, có những biện pháp ngăn chặn kịp thời và hướng các chủ thể thực hiện theo đúng pháp pháp luật.

Đối với các quy định cụ thể về bồi thường cây trồng, vật nuôi:

Đối với cây hàng năm cần quy định thêm thời gian sinh trưởng do theo như quy định hiện tại thì cây mới gieo trồng hay cây gần thu hoạch được hoăc cây ở đầu thời kì thu hoạch hay ở cuối thời kì thu hoạch cũng được bồi thường như nhau điều này dẫn đến sự không công bằng giữa các đối tượng.

Đối với đang ở thời kì xây dựng cơ bản nên xem xét cho người dân hưởng một số lợi ích vì người dân bỏ tiền, bỏ công, bỏ thời gian nhưng đến khi thu hồi thì chỉ được bồi thường chi phí đầu tư và chi phí chăm sóc không được thêm gì chưa kể thiệt hại từ việc giảm giá trị của đồng tiền.

Đối với vật nuôi theo quy định thì vật nuôi thủy sản mới là đối tựơng được bồi thường khi thu hồi đất theo người viết cần quy định thêm đối với vật nuôi trên cạn như gia súc, gia cầm…vì đây cũng là đối tượng bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.

KẾT LUẬN

Ngày nay đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Nhà nước tiến hành thu hồi đất để triển khai nhiều dự án kèm theo đó là công tác bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất. Bồi thường thiệt hại về tài sản là vấn đề nhạy cảm liên quan trực tiếp đến quyền lợi cơ bản của người có tài sản bị thiệt hại, đối với tài sản bị thiệt hại là cây trồng, vật nuôi cũng không ngoại lệ.

Bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất không những là chuyện của chủ đầu tư, Nhà nước ngày nay vấn đề còn nhận được rất nhiều sự quan tâm của toàn xã hội, để công tác giải phóng mặt bằng được tiến hành nhanh chóng và đạt hiệu quả thì vấn đề bồi thường tài sản gắn liền với đất phải nhận được sự đồng thuận từ phía người dân. Trong quá trình thu hồi đất người bị thu hồi đất luôn là chủ thể bị động, bị thiệt

hại do đó cần phải ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho họ để đền đáp tưng xứng với công sức mà họ đã bỏ ra để tạo lập tài sản trên đất.

Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống của người dân nói chung và người bị thu hồi đất nói riêng do đó chính sách bồi thường thiệt hại của Nhà nước luôn hướng tới việc bồi thường tương xứng với những thiệt hại mà người bị thu hồi đất bị mất nhưng trong quá trình tìm hiểu các quy định về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi bên cạnh những mặt đạt được người viết nhận thấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

Thứ nhất đơn giá bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi còn thấp so với giá thị trường cần rà soát, cập nhật cho sát với thị trường hơn nhằm đảm bảo cho người dân được bồi thường đúng giá trị của tài sản.

Thứ hai cần bổ sung quy định về bồi thường đối với vật nuôi không phải là vật nuôi thủy sản vì đối với những hộ gia đình, cá nhân sống bằng nghề chăn nuôi trang trại thì khi thu hồi đất sẽ ảnh hưởng đến đời sống, điều kiện chăn nuôi của họ củng gặp khó khăn do đó cần xem xét bổ sung quy định bồi thường cho nhóm đối tượng này.

Thứ ba tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý đất đai ở cơ sở, để họ thực hiện công việc quản lý tốt hơn.

Thứ tư tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình thu hồi đất để phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nói chung và bồi thường cây trồng, vật nuôi nói riêng nhằm phát hiện hành vi vi phạm và xử lý kịp thời và triệt để.

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04/02/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Nguyên tắc bồi thường đối với cây trồng

a) Cây trồng được bồi thường xác định theo loại cây trồng, thời gian sinh trưởng đúng kỹ thuật của cây hiện có trên mặt đất tại thời điểm thu hồi đất của dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.

b) Đối với loại cây trồng (mới trồng), tùy theo thời gian sinh trưởng và thời điểm Nhà nước thu hồi đất, thực tế trên đất đã có đầu tư trồng cây đúng khoảng cách quy định nhưng chưa được tính bồi thường theo quy định trên (cây còn nhỏ chưa được phân loại A, B, C) thì được bồi thường theo chi phí thực tế (giống, công trồng, chăm sóc...) và do Hội đồng bồi thường xác định cụ thể.

c) Trường hợp nếu có cây lạ (mới) chưa có giá chuẩn, mật độ chuẩn thì Hội đồng Bồi thường căn cứ vào đặc điểm cây, giống cây đối chiếu bảng giá chuẩn để tính cụ thể (áp dụng tương tự).

d) Mọi trường hợp đầu tư xây dựng cơ bản, trồng cây mới trên đất sau khi công bố quy hoạch, nằm ngoài danh mục tài sản theo biên bản kiểm kê đều không được bồi thường.

đ) Bồi thường cây trồng theo hiện trạng đối với vườn trồng cây lâu năm, không có tính chất đối phó với quy hoạch.

e) Trường hợp cán bộ kiểm kê không xác định cây trồng có tính chất đối phó với quy hoạch tại hiện trường thì không áp dụng tính mật độ, phải bồi thường theo hiện trạng.

g) Việc vườn trồng cây đối phó với quy hoạch là do cán bộ kiểm kê xác định tại vườn, thể hiện đầy đủ thông tin vào biên bản (diện tích đất trồng cây, cây trồng chính, vườn cây trồng có tính chất đối phó quy hoạch...) có chữ ký xác nhận của chủ hộ, cán bộ kiểm kê thì áp dụng phương pháp tính mật độ cây trồng.

h) Vườn cây trồng đối phó với quy hoạch (cây ăn trái) thì xử lý như sau:

- Nếu vườn cây trồng trên đất trồng cây hàng năm (lúa) theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan cấp có thẩm quyền cấp thì chỉ xem xét hỗ trợ, mức hỗ trợ do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đề xuất bao gồm các khoản chi phí đầu tư ban đầu, chi phí chăm sóc, chi phí chặt hạ (mức hỗ trợ khoản 80% giá trị vườn cây sau khi tính theo phương pháp mật độ cây trồng).

- Nếu vườn cây trồng trên đất trồng cây lâu năm (vườn) theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan cấp thẩm quyền cấp thì tính mật độ cây trồng theo quy định.

2. Mức bồi thường cây trồng được chia làm 03 nhóm

a) Nhóm cây ăn trái: đối với cây ăn trái được chia ra làm 03 giai đoạn sinh trưởng của cây trồng để xác định loại cây như sau:

- Loại A: bao gồm những loại cây trồng đang trong thời kỳ trưởng thành, cho trái, năng suất cao, ổn định.

- Loại B: đang vào thời kỳ sinh trưởng nhưng đến thời kỳ chưa thu hoạch hoặc trong thời kỳ già cỗi, thu hoạch kém.

- Loại C: cây nhỏ mới trồng trên 01 năm tuổi đối với cây lâu năm (Xoài, Sầu Riêng, Nhãn, Bưởi...) và cây nhỏ trên 03 tháng tuổi đối với cây ngắn ngày (cây đu đủ, chuối...) đang giai đoạn phát triển.

STTCÂY TRỒNG ĐVT LOẠI A LOẠI B LOẠI C MẬT ĐỘ

1 Mận Đồng/cây 144.000 101.000 29.000 3m x 3m 2 Táo Đồng/cây 96.000 67.000 19.000 3m x 3m 3 Sari Đồng/cây 96.000 67.000 19.000 3m x 3m 4 Ổi Đồng/cây 96.000 67.000 19.000 1m x 2m 5 Đu đủ Đồng/cây 60.000 42.000 12.000 1m x 1,5m 6 Tiêu Đồng/nọc 120.000 84.000 24.000 2m x 2m 7 Trầu Đồng/nọc 48.000 34.000 10.000 1m x 1m 8 Nhãn Đồng/cây 300.000 210.000 60.000 3,5m x 3,5m 9 Dâu Đồng/cây 300.000 210.000 60.000 4m x 4m 10 Sabô Đồng/cây 300.000 210.000 60.000 4,5m x 4,5m 11 Cam mật, sảnh Đồng/cây 240.000 168.000 48.000 2,5m x 2,5m 12 Quýt Đồng/cây 300.000 210.000 60.000 2,5m x 2,5m 13 Cóc Đồng/cây 250.000 175.000 50.000 5m x 5m 14 Chanh Đồng/cây 120.000 84.000 24.000 2,5m x 2,5m 15 Ca cao Đồng/cây 180.000 126.000 36.000 3m x 3m 16 Cà phê Đồng/cây 120.000 84.000 24.000 1m x 2m

18 Lêkima Đồng/cây 120.000 84.000 24.000 4m x 4m 19 Thanh long Đồng/nọc 96.000 67.000 19.000 2m x 2m 20 Khế Đồng/cây 96.000 67.000 19.000 3m x 3m 21 Chùm ruột Đồng/cây 96.000 67.000 19.000 2,5m x 2,5m 22 Cau Đồng/cây 120.000 84.000 24.000 2m x 2m 23 Xoài Đồng/cây 600.000 420.000 120.000 4m x 4m

24 Sầu riêng Đồng/cây 720.000 504.000 144.000 6m x 6m 25 Vú sữa Đồng/cây 480.000 336.000 96.000 4m x 4m

26 Dừa Đồng/cây 300.000 210.000 60.000 6m x 6m

27 Me Đồng/cây 180.000 126.000 36.000 3,5m x 3,5m 28 Bưởi đặc sản Đồng/cây 360.000 252.000 72.000 4m x 4m 29 Bưởi thường Đồng/cây 240.000 168.000 48.000 4m x 4m 30 Chôm chôm Đồng/cây 360.000 252.000 72.000 4m x 4m

31 Mít Đồng/cây 192.000 134.000 38.000 4m x 4m 32 Ô môi Đồng/cây 180.000 126.000 36.000 5m x 5m 33 Điều Đồng/cây 144.000 101.000 29.000 4m x 4m 34 Bòn bon Đồng/cây 360.000 252.000 72.000 4m x 4m 35 Măng cụt Đồng/cây 720.000 504.000 144.000 6m x 6m 36 Lựu Đồng/cây 60.000 42.000 12.000 2m x 2m 37 Cam sành Đồng/cây 360.000 252.000 72.000 2m x 2m 38 Đào lộn hột Đồng/cây 144.000 101.000 29.000 4m x 4m 39 Hạnh Đồng/cây 96.000 67.000 19.000 1,5m x 2m

40 Chuối Đồng/cây 14.000 7.000 2.000 Không tính mật độ b) Nhóm cây lấy gỗ

+ Loại A: đường kính gốc lớn hơn 60 cm.

+ Loại B: đường kính gốc từ 30 - 60 cm.

+ Loại C: đường kính gốc từ 20 - 30 cm.

+ Loại D: đường kính gốc từ 10 - 20 cm.

+ Loại E: đường kính gốc dới 10 cm.

Mức giá bồi thường cụ thể đối với loại cây lấy gỗ:

STT CÂY TRỒNG ĐVT MẬT ĐỘ

1 - Nhóm: trâm bầu, gừa, bằng lăng, sắn, bần, dầu

Một phần của tài liệu vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất – thực trạng tại thành phố cần thơ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)