TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỖ THỊ ANH THƯ PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN CỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NGUỒN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ THÀN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỖ THỊ ANH THƯ
PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN CỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NGUỒN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ THÀNH PHỐ VỊ THANH,
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỖ THỊ ANH THƯ
4105691
PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN CỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NGUỒN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ THÀNH PHỐ VỊ THANH,
12-2013
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu
trong suốt thời gian em học tập tại trường Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn
Cô NGÔ THỊ THANH TRÚC đã nhiệt tình chỉ dẫn và giúp đỡ em hoàn
thành đề tài tốt nghiệp của mình Đồng thời em cũng xin cảm ơn Phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Cần Thơ và các anh, chị trong Phòng tài nguyên
đã cung cấp số liệu và giúp đỡ em suốt quá trình thực hiện đề tài
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Anh Thư
Trang 4TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Người thực hiện
Đỗ Thị Anh Thư
Trang 5NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(Ki tên và đóng dấu)
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Thanh Trúc
Học vị: Tiến Sĩ
Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường
Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - QTKD, Trường Đại Học Cần Thơ
Họ và tên sinh viên thực hiện đề tài: Đỗ Thị Anh Thư
MSSV: 4105691
Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường
Tên đề tài: “Phân tích mức độ chấp nhận của người dân về phân loại rác
thải sinh hoạt tại nguồn tại thành phố Cần Thơ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang”
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ………
2 Về hình thức: ………
………
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ………
………
4 Độ tin cậy về số liệu và tính hiện đại của luận văn: ………
………
5 Nội dung và các kết quả đạt được: ………
………
6 Các nhận xét khác: ………
………
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
(kí và ghi rõ họ tên)
Trang 7NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Giáo viên phản biện
(kí và ghi rõ họ tên)
Trang 8MỤC LỤC
Trang CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1 2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Không gian 2
1.3.2 Thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3
2.1.1 Các khái niệm cơ bản 3
2.1.2 Hiện trạng quản lý RTSH tại Việt Nam 7
2.1.3 Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng13 2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn 15
2.1.5 Đề xuất mô hình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn nghiên cứu 19
2.1.6 Cơ sở pháp lý liên quan đến chất thải rắn được áp dụng ở Việt Nam 21
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 22
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 22
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 23
Trang 9CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG VỀ
QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI QUẬN NINH KIỀU, THÀNH
PHỐ CẦN THƠ VÀ THÀNH PHỐ VỊ THANH 24
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 24
3.1.1 Thành phố Cần Thơ 24
3.1.2 Quận Ninh Kiều 26
3.1.3 Thành phố Vị Thanh 27
3.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT Ở PHƯỜNG XUÂN KHÁNH 28
3.2.1Thành phần và khối lượng rác thải sinh hoạt 28
3.2.2 Hiện trạng quản lý rác tại quận Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh29 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN CỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NGUỒN Ở PHƯỜNG XUÂN KHÁNH, PHƯỜNG BÙI HỮU NGHĨA THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ THÀNH PHỐ VỊ THANH 31
4.1 MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN TẠI PHƯỜNG XUÂN KHÁNH, PHƯỜNG BÙI HỮU THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ THÀNH PHỐ VỊ THANH 31
4.1.1 Độ tuổi của đáp viên tại phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghía, thành phố Cần Thơ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 31
4.1.2 Giới tính của đáp viên tại phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghía, thành phố Cần Thơ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 32
4.1.3 Nghề nghiệp của đáp viên tại phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghía, thành phố Cần Thơ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 32
4.1.4 Số thành viên trong hộ gia đình tại phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghía, thành phố Cần Thơ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 33
4.1.5 Trình độ học vấn của đáp viên tại phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghía, thành phố Cần Thơ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 34
4.1.6 Thu nhập của đáp hộ gia đình tại phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghía, thành phố Cần Thơ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 35
Trang 104.2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI
PHƯỜNG XUÂN KHÁNH, PHƯỜNG BÙI HỮU THÀNH PHỐ
CẦN THƠ VÀ THÀNH PHỐ VỊ THANH 36 4.2.1 Khối lượng rác thải hàng ngày của hộ gia đình ở thành phố Cần Thơ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 36 4.2.2 Hoạt động phát sinh rác thải của hộ gia đình tại thành phố Cần Thơ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 37 4.2.3 Hoạt động thu gom rác bán phế liệu của hộ gia đình tại thành phố Cần Thơ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 38 4.2.4 Nhận thức của hộ gia đình đối với tác hại của rác điện tử ở Tp.Cần Thơ
và Tp.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 39 4.2.5 Nhận thức của hộ gia đình về dụng cụ chứa rác tại thành phố Cần Thơ
và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 41 4.2.6 Nhận biết của đáp viên về tác hại của việc xử lý rác tại thành phố Cần Thơ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 41 4.3 NHẬN THỨC CỦA ĐÁP VIÊN VỀ PHÂN LOẠI RÁC TẠI
NGUỒN Ở PHƯỜNG XUÂN KHÁNH, PHƯỜNG BÙI HỮU
NGHĨA, THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ THÀNH PHỐ VỊ THANH,
TỈNH HẬU GIANG 43 4.3.1 Sự hiểu biết về phân loại rác tại nguồn của hộ gia đình ở thành phố Cần Thơ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 43 4.3.2 Việc phân loại rác tại nguồn của hộ gia đình tại thành phố Cần Thơ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 46 4.4 MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN CỦA NGƯỜI DÂN VỀ DỰ ÁN PHÂN
LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN
TP.CẦN THƠ VÀ TP.VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG 47 4.4.1 Tỷ lệ hộ gia đình tham gia dự án phân loại rác tại nguồn với chi phí không đổi 47 4.4.2 Nguyên nhân việc chấp nhận tham gia dự án phân loại rác tại nguồn của
hộ gia đình tại Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh 48 4.4.3 Nguyên nhân việc không chấp nhận thực hiện dự án phân loại rác tại nguồn của hộ gia đình tại Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh 49 4.4.4 Mức độ chấp nhận của người dân về phân loại rác thải sinh hoạt tại
Trang 11nguồn của hộ gia đình tại Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh 49
4.5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN TP.CẦN THƠ VÀ TP.VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG 51
4.5.1 Giải pháp nhằm tổ chức phân loại rác tại nguồn có hiệu quả tại thành phố Cần Thơ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 51
4.5.2 Cách các thu hút người dân tham gia phân loại rác tại nguồn ở thành phố Cần Thơ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 52
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
5.1 KẾT LUẬN 53
5.2 KIẾN NGHỊ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC .66
Trang 12DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Nguồn gốc các loại chất thải rắn sinh hoạt 5 Bảng 2.2 Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam 8 Bảng 2.3 Lượng CTRSH phát sinh ở các vùng 9 Bảng 2.4 Thuận lợi và khó khăn của các chương trình phân loại rác tại nguồn 17 Bảng 3.5 Thành phần chất thải sinh hoạt tại quận Ninh Kiều và Tp.Vị Thanh 28 Bảng 3.6 Khối lượng rác được vận chuyển bằng xe ép rác 7 tấn đến bãi rác Tân Long ở Quận Ninh Kiều và khối lượng rác được thu gom và xử lý ở Tp.Vị Thanh 29 Bảng 4.7 Độ tuổi của đáp viên tại phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghĩa, Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh, Hậu Giang 31 Bảng 4.8 Giới tính của đáp viên tại phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghĩa, Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh, Hậu Giang 32 Bảng 4.9 Nghề nghiệp của đáp viên tại phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghĩa, Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh, Hậu Giang 33 Bảng 4.10 Số thành viên trong hộ gia đình tại phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghĩa, Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh, Hậu Giang 34 Bảng 4.11 Trình độ học vấn của đáp viên tại phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghĩa, Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh, Hậu Giang 35 Bảng 4.12 Thu nhập của hộ gia đình tại phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghĩa, Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 35 Bảng 4.13 Khối lượng rác thải hàng ngày của hộ gia đình tại phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghĩa, Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 36 Bảng 4.14 Hoạt động phát sinh rác thải của hộ gia đình tại phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghĩa, Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 37 Bảng 4.15 Người thải rác nhiều nhất trong hộ gia đình tại phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghĩa, Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 38
Trang 13Bảng 4.16 Việc thu gom bán phế liệu của hộ gia đình ở phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghĩa, Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 39 Bảng 4.17 Mức độ hiểu biết về tác hại và hành vi bỏ rác điện tử của hộ gia đình ở phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghĩa, Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 40 Bảng 4.18 Tỉ lệ dùng dụng cụ chứa rác của hộ gia đình tại phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghĩa, Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 41 Bảng 4.19 Nhận biết của đáp viên về tác hại của việc xử lý rác tại Tp.Cần Thơ
và Tp.Vị Thanh 42 Bảng 4.20 Mức độ hiểu biết của người dân về phân loại rác tại nguồn tại phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghĩa, Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 43 Bảng 4.21 Mục đích của việc phân loại rác tại nguồn 44 Bảng 4.22 Các nguồn thông tin người dân biết về phân loại rác tại nguồn tại phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghĩa, Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 45 Bảng 4.23 Mối quan hệ giữa nhận biết và thực trạng phân loại rác tại hộ gia đình ở phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghĩa, Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 46 Bảng 4.24 Tỷ lệ hộ gia đình tham gia dự án phân loại rác khi phí thu gom không đổi 47 Bảng 4.25 Nguyên nhân chấp nhận tham gia dự án phân loại rác tại nguồn của
hộ gia đình tại Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh 48 Bảng 4.26 Nguyên nhân không chấp nhận tham gia dự án phân loại rác tại nguồn của hộ gia đình tại Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh 49 Bảng 4.27 Tỷ lệ chấp nhận mức giá phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh 50
Trang 14DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn Tp.Hà Nội 19 Hình 2.2 Mô hình phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn Thừa Thiên Huế 20 Hình 2.3 Mô hình phân loại rác trên địa bàn Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh 20
Trang 15DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTRTT : Chất thải rắn thông thường
RTSH : Rác thải sinh hoạt
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
Tp : Thành phố
P : Phường
Trang 16CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh phát triển hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề toàn cầu đối với xã hội, nhất là trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay Ô nhiễm môi trường đã và đang gây
ra những tác động không chỉ ở phạm vi quốc gia mà cả thế giới Việt Nam cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng đó Ngày nay với sự phát triển ngày càng hiện đại của khoa học kĩ thuật, nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng một cách mạnh mẽ và nhanh chóng Nhưng bên cạnh sự phát triển đó cũng đồng thời tạo nên những thách thức không lường trước được về mặt môi trường, gây
ra các tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe và môi trường, đặc biệt là ở các vùng công nghiệp và đô thị mới
Theo nghiên cứu, mỗi năm có khoảng hơn 15 triệu tấn chất thải phát sinh trong cả nước và theo dự báo thì tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong nước vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng Các vùng đô thị, với dân số chiếm khoảng 24% dân số cả nước, phát sinh mỗi năm hơn 60 triệu tấn chất thải (hay xấp xỉ 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt của cả nước) Bên cạnh đó, ở đô thị trong
cả nước số chất thải rắn mỗi năm là 9.939.103 tấn rác thải rắn, trong đó có tới 76,31% là chất thải rắn sinh hoạt từ các khu dân cư Điều này cho thấy, ngoài tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải từ các khu công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất thì một vấn đề đáng báo động hiện nay là tình trạng ô nhiễm do rác thải sinh hoạt chưa được phân loại và xử lý theo đúng quy định Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường
ở các khu dân cư, khu đô thị
Thành phố Cần Thơ và Tp.Vị Thanh là hai thành phố trẻ, có nền kinh tế phát triển mạnh, là khu vực quan trọng về chính trị, văn hóa, xã hội,… nhưng cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, tỉ lệ dân cư gia tăng làm tăng lượng rác thải sinh hoạt Năm 2008, thành phố Cần Thơ thải ra khoảng 650 tấn chất thải rắn sinh hoạt mỗi ngày, nhưng tỷ lệ thu gom đạt thấp, lượng rác còn lại được người dân thải vào các ao, sông, rạch,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ô nhiễm môi trường Nhưng việc thu gom, phân loại rác thải chưa được tiến hành triệt để, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường và cần được sự quan tâm của cả cộng
đồng Chính vì vậy, đề tài: “Phân tích mức độ chấp nhận của người dân về
phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại thành phố Cần Thơ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang” đã được thưc hiện, nhằm phân tích, đánh giá
tình hình phân loại, quản lý rác thải sinh hoạt và ước tính mức giá chấp nhận
Trang 17cho việc phân loại rác thải tại nguồn Từ đó rút ra những biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trên
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ gia đình sinh sống trên địa bàn phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghĩa, thành phố Cần Thơ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
Trang 18CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về rác thải và chất thải rắn thông thường
- Khái niệm về rác thải: Tại khoản 10 Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường
2005 cho rằng: “Rác thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác” Như vậy, rác thải
là tất cả những thứ vật chất từ đồ ăn, đồ dùng, chất phế thải sản xuất, dịch vụ,
y tế,… mà mọi người không dùng nữa và thải bỏ đi Rác thường được chia
thành ba nhóm sau:
1 Rác khô hay còn gọi là rác vô cơ: Gồm các loại phế thải thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng,
2 Rác ướt hay thường gọi là rác hữu cơ: Gồm cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật, phân động vật
3 Chất thải nguy hại: Là những thứ phế thải rất độc hại cho môi trường và con người như pin, bình ắc quy, hoá chất, thuốc trừ sâu, bom đạn, rác thải y tế, rác thải điện tử, …
- Khái niệm chất thải rắn thông thường: Thuật ngữ chất thải rắn thông thường được sử dụng nhiều trên thực tế và tại một số văn bản quy phạm pháp luật Chương VII, mục 3 Luật BVMT 2005 và Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn có nhiều điều khoản đề cập đến thuật ngữ CTRTT nhưng chưa có văn bản nào trực tiếp định nghĩa CTRTT Ở Việt Nam thuật ngữ CTRTT được định nghĩa như sau: Chất thải rắn thông thường là một dạng vật chất ở thể rắn, không phải là thể lỏng, thể khí, không phải là chất thải nguy hại và được thải ra từ các hoạt động khác nhau của con người
2.1.1.2 Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà, vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả, v.v…
Trang 192.1.1.3 Phân loại và các nguồn phát thải chất thải rắn sinh hoạt
- Phân loại chất thải rắn:
Rác được thải ra từ nhiều nguồn khác nhau nên có nhiều cách phân loại khác nhau, sau đây là một số cách phân loại cơ bản:
Theo thành phần hóa học, vật lý có thể phân rác thải thành 2 loại chính:
+Rác hữu cơ: thức ăn thừa, lá, bánh, rau quả, rơm rạ, giấy, xác súc vật, +Rác vô cơ: bao bì bằng nhựa, nilon, mảnh sành, thuỷ tinh, kim loại, vỏ
đồ hộp
Theo bản chất nguồn tạo thành: Chất thải thực phẩm bao gồm các thức
ăn thừa, rau, quả,… loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ,…Chất thải trực tiếp của động động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân các động vật khác Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga, cống rãnh và các chất thải ra
từ các khu vực sinh hoạt của dân cư Các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: Các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan,
xí nghiệp, các loại xỉ than Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói,…
Các nguồn phát thải chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này hay nơi khác, chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về không gian Rác thải sinh hoạt có thể phát sinh trong các hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động xã hội từ các khu dân cư, chợ, nhà hàng, công ty, văn phòng và các nhà máy công nghiệp, dưới đây là các nguồn của chất thải rắn sinh hoạt:
Trang 20Bảng 2.1: Nguồn gốc các loại chất thải rắn sinh hoạt
Nguồn phát thải Loại chất thải
Hộ gia đình Rác thực phẩm, giấy, cacton,
nhựa,túi nilon, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất thải đặc biệt như: pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa…
Khu thương mại Rác thực phẩm, giấy, cacton,
nhựa,túi nilon, vải, da, gỗ, thủy tinh,kim loại; chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình hư hỏng (kệ sách , đèn, tivi…), tủ lạnh, máy giặt hỏng, pin, dầu nhớt xe, sơn thừa…
Công sở Rác thực phẩm, giấy, cacton,
nhựa,túi nilon, vải, da, gỗ, thủy tinh,kim loại; chất thải đặc biệt như
kệ sách , đèn, tủ hỏng, pin, dầu nhớt
xe, sơn thừa…
Xây dựng Gỗ, thép, bêtông, đất, cát, …
Khu công cộng Giấy, túi nilon, lá cây, …
Trạm xử lý nước thải Bùn hóa lý, bùn sinh học
Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường Tp.HCM, 2006
2.1.1.4 Khái niệm phân loại chất thải rắn tại nguồn
Theo Sở Tài Nguyên & Môi Trường TP.HCM (2006) phân lọai rác tại nguồn là quá trình tách riêng chất thải rác sinh hoạt ra thành một số hoặc tất cả các thành phần của nó ngay tại nơi phát sinh và lưu giữ chung một cách riêng biệt trước khi thu gom, vận chuyển chất thải đến nơi xử lý
Theo định nghĩa của Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ & Quản lý Môi trường-Centema, phân loại rác tại nguồn là hoạt động thực tế tức thời nhằm tách các thành phần chất thải khác nhau trước khi thu gom, vận chuyển và xử lý
Trong “Quy định về tổ chức và thực hiện thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn” của Sở Tài Nguyên & Môi Trường TPHCM, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là chia chất thải rắn sinh hoạt ra
Trang 21thành 2 loại:
- Chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy: Chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy
bao gồm: Các thành phần chất thải có nguồn gốc thực vật (rau, đậu, hoa quả,
củ, hạt, cơm thừa,…); Các thành phần chất thải có nguồn gốc động vật (tôm,
cá, thịt, vỏ trứng, xác động vật, phân gia súc, côn trùng,…) nhưng không bao gồm các loại vỏ nghêu, vỏ sò, các thành phần đã qua chế biến không sử dụng
được
- Chất thải rắn còn lại: Bao gồm các loại chất thải rắn sinh hoạt không
thuộc nhóm chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy Ví dụ: Xương động vật lớn, các loại rác vô cơ như: chai lọ, nilon, túi xốp, sành sứ, các loại nhựa, quần áo, bàn
ghế cũ
2.1.1.5 Các khái niệm nhận thức, thái độ, ý thức:
Theo từ điển triết học: “Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền cũng như không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phải hướng tới chân lý khách quan”
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người
tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể” (Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội - 1988)
Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra tri thức về thới giới khách quan
Quá trình nhận thức chia làm hai giai đoạn:
Nhận thức cảm tính là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức, được thực hiện qua ba hình thức cơ bản là: cảm giác, tri giác và biểu tượng, cảm giác của con người là một quá trình tâm lý phản ánh thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của ta Tri giác là sự phản ánh tương đối toàn vẹn của con người về những biểu hiện của
sự vật hiện tượng khi chúng ta đang trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta Biểu tượng là sự tái hiện hình ảnh về sự vật khách quan vốn đã được phản ánh bởi cảm giác và tri giác
Nhận thức lý tính lý tính là giai đoạn cao hơn của quá trình nhận thức
Đó là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của sự vật khách quan Nhận thức lý tính được thực hiện
Trang 22hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, phản ánh những đặc tính bản chất của
sự vật Phán đoán được hình thành thông qua việc liên kết giữa các khái niệm với nhau theo phương thức khẳng định hay phủ định một đặc điểm một thuộc tính nào đó của đối tượng nhận thức Suy lý được hình thành trên cơ sở liên kết các phán đoán nhằm rút ra tri thức mới về sự vật (giáo trình những nguyên
lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, 2010)
Thái độ là tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, hành động, lời nói) của ý nghĩa, tình cảm của người nói đối với người hoặc việc Cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào
đó trước một vấn đề, một tình hình (Theo Từ điển Tiếng Việt Phổ thông, viện Ngôn ngữ học, NXB Tp.HCM)
Ý thức là khả năng của con người phản ánh và tái hiện thực vào trong
tư duy Sự nhận thức trực tiếp, nhất thời về hoạt động tâm lý của bản thân mình, sự hiểu biết trực tiếp về những việc bản thân mình làm Sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có (Theo Từ điển Tiếng Việt Phổ thông, viện Ngôn ngữ học, NXB Tp.HCM)
2.1.2 Hiện trạng quản lý RTSH tại Việt Nam
Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với mức sống được nâng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lượng phế thải phát sinh ngày càng lớn Chính do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khả năng đầu tư
có hạn, việc quản lý chưa chặt chẽ cho nên việc quản lý tại các khu đô thị, các nơi tập trung dân cư với số lượng lớn, các khu công nghiệp, mức độ ô nhiễm
do chất thải rắn gây ra thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần Hầu hết các bãi rác trong các đô thị từ trước đến nay không theo quy hoạch tổng thể, nhiều thành phố, thị xã, thị trấn chưa có quy hoạch bãi chôn lấp chất thải Việc thiết kế và xử lý chất thải hiện tại ở các đô thị đã có bãi chôn lấp lại chưa thích hợp, chỉ là những nơi đổ rác không được chèn lót kỹ, không được che đậy, do vậy đang tạo ra sự ô nhiễm nặng nề tới môi trường đất, nước, không khí… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng
Hiện nay ở tất cả các thành phố, thị xã, đã thành lập các công ty môi trường đô thị có chức năng thu gom và quản lý rác thải Nhưng hiệu quả của công việc thu gom, quản lý rác thải còn kém, chỉ đạt từ 30-70% do khối lượng rác phát sinh hàng ngày còn rất lớn Trừ lượng rác thải đã quản lý số còn lại người ta đổ bừa bãi xuống các sông, hồ, ngòi, ao, khu đất trống làm ô nhiễm môi trường nước và không khí Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn
ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của
Trang 23đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường
và phát triển không bền vững Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp (Cục BVMT, 2011) [6] Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10% Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả
về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%) Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị (Bảng 2.4) Bảng 2.2: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam
STT Loại đô thị
Lượng CTRSH bình quân/người
Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2008
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%) Các đô thị khu vực
Trang 24miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07%), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) (Hình 2.2) Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là Tp.Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; Cao Bằng 20 tấn/ngày; Tp.Đồng Hới 32,0tấn/ngày; Tp.Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày Tỷ
lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và
đô thị loại I tương đối cao (0,84 - 0,96kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III
có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như Tp.Hạ Long 1,38kg/người/ngày; Tp.Hội An 1,08kg/người/ngày; Tp.Đà Lạt 1,06 kg/người/ngày; Tp.Ninh Bình 1,30kg/người/ngày Tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73 kg/người/ngày
Bảng 2.3: Lượng CTRSH phát sinh ở các vùng
STT Đơn vị hành chính
Lượng CTRSH bình quân/đầu người (kg/người/ngày)
Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2008
Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ
Trang 25tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra Kết quả điều tra cho thấy lượng chất thải rắn đô thị phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: sự phát triển của nền kinh tế
và dân số Theo thống kê mức chất thải rắn ở các nước đang phát triển trung bình là 0,3 kg/người/ ngày Tại các đô thị ở nước ta, trung bình mỗi ngày mỗi người thải ra khoảng 0,5 kg - 0,8 kg rác Khối lượng rác tăng theo sự gia tăng của dân số Rác tồn đọng trong khu tập thể, trong phố xá phụ thuộc vào yếu tố như: địa hình, thời tiết, hoạt động của người thu gom,… Rất khó xác định thành phần CTR đô thị, vì trước khi tập trung đến bãi rác đã được thu gom sơ
bộ Tuy thành phần CTR ở các đô thị là khác nhau nhưng đều có chung 2 đặc điểm:
- Thành phần rác thải hữu cơ khó phân huỷ, thực phẩm hư hỏng, lá cây,
cỏ trung bình chiếm khoảng 30 - 60 %, đây là điều kiện tốt để chôn, ủ hay chế biến CTR thành phân hữu cơ
- Thành phần đất, cát, vật liệu xây dựng và các chất vô cơ khác trung bình chiếm khoảng 20 – 40%
Bên cạnh đó, thành phần và khối lượng CTR thay đổi theo các yếu tố sau đây: điều kiện kinh tế - xã hội, thời tiết trong năm, thói quen và thái độ của xã hội, quản lý và chế biến trong sản xuất, chính sách của nhà nước về chất thải Theo báo cáo môi trường quốc gia, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đã tăng tới 0,9
kg lên 1,2 kg/người/ngày ở các thành phố lớn, từ 0,5 kg lên 0,65 kg/người ngày tại các đô thị nhỏ Dự báo, tổng lượng chất thải rắn phát sinh có thể tăng lên đến 25 triệu tấn vào năm 2010, 35 triệu tấn vào năm 2015, 45 triệu tấn vào năm 2020 Trong khi đó, tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các vùng đô thị trung bình đạt khoảng 70%, ở các vùng nông thôn nhỏ đạt dưới 20% Và phương thức xử lý rác thải chủ yếu là chôn lấp Cả nước có 91 bãi chôn lấp rác thải thì
có đến 70 bãi chôn lấp không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, không hợp vệ sinh Ngành công nghiệp tái chế chưa phát triển do chưa được quan tâm đúng mức Một số địa phương đã và đang thực hiện những dự án 3R, điển hình là Dự án 3R Hà Nội, song nhìn chung mới chỉ thực hiện nhỏ lẻ, không đồng bộ và thiếu định hướng Nếu phân loại tại nguồn tốt, chất thải rắn sinh hoạt có thể tái chế
Trang 26khoảng 60 - 65% Chất thải hữu cơ cao trong rác thải sinh hoạt có tiềm năng lớn trong việc chế biến phân compost Với lĩnh vực công nghiệp, một số ngành công nghiệp có khả năng tái sử dụng, tái chế tới 80% lượng chất thải Thậm chí, các công nghệ mới như Seraphin, Tâm Sinh Nghĩa, Công ty thủy lực đã được áp dụng ở một số thành phố như Hà Nội (Sơn Tây), Vinh, Huế, Ninh Thuận đem lại tỷ lệ tái chế tới hơn 90%, đồng nghĩa chất thải mới phải chôn lấp chỉ dưới 10% Như vậy, chất thải có vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm nguồn tài nguyên quốc gia Do đó, chất thải cần phải được coi trọng, được thống kê, đánh giá, phân tích và phân loại để tái chế, tái sử dụng tốt trước khi đem tiêu hủy
Hiện nay phần lớn rác thải sinh hoạt ở Việt Nam vẫn được xử lý bằng hình thức chôn lấp Tuy nhiên, cũng mới chỉ có 12 trong tổng số 64 tỉnh, thành phố có bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật và chỉ có 17 trong tổng số
91 bãi chôn lấp hiện có trong cả nước là bãi chôn lấp hợp vệ sinh Phần lớn các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đều được xây dựng bằng nguồn vốn ODA, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách là hết sức khó khăn và hạn chế Lượng chất thải rắn tại các đô thị được thu gom mới đạt 70% tổng lượng chất thải rắn phát sinh Trong khi đó, việc tái chế và tái sử dụng mới chỉ giảm khoảng 10 -12% khối lượng rác thải Ở nước ta chỉ khoảng 7 người/1 triệu dân làm công tác quản lý nhà nước về môi trường, trong khi con số này ở nước láng giềng Trung Quốc
là 20 người, so với các nước trong khu vực ASEAN như: Thái Lan là 30 người, Campuchia là 55 người, Malaysia là 100 người, Singapore là 330 người Đối với các nước phát triển thì con số này còn cao hơn nhiều, ví dụ như: Canada là 155 người, Anh là 204 người Ngoài ra do hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa tương thích kịp thời với sự phát triển của nền kinh tế thị trường Các quy định
về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn mặc dù đã được Chính phủ ban hành song còn mang tính hình thức, số kinh phí thu được mới chỉ bằng 1/10 so với tổng kinh phí mà Nhà nước phải chi cho các dịch vụ thu gom và xử lý chất thải Các chế tài xử phạt vi phạm hành chính còn quá thấp, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng còn lúng túng trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Do đó công tác quản lý rác thải còn nhiều lỏng lẻo
Tình hình quản lý rác thải tại một số tỉnh như sau:
- Tại Hà Nội: Theo tính toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành
viên Môi trường Đô thị (URENCO), mỗi ngày Hà Nội thải ra khoảng 3.000 tấn rác thải sinh hoạt, tức một năm có trên dưới một triệu tấn Hiện nay, ngoài URENCO còn có nhiều đơn vị khác cùng tham gia thu gom rác như Công ty
Trang 27cổ phần Thăng Long, Công ty cổ phần Tây Đô, Công ty cổ phần Xanh, Hợp tác xã Thành Công, nhưng tất cả vẫn không thể thu gom nổi vì lượng rác thải sinh hoạt đang ngày một tăng nhanh Chính vì vậy mà tỉ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở các quận nội thành hiện đạt khoảng 95%, còn các tuyến ngoại thành mới chỉ khoảng 60% Hiện nay, Hà Nội vẫn còn 66% số xã chưa có nơi chôn lấp hoặc xử lý rác thải Khu vực ngoại thành có 361/435 xã, thị trấn đã thành lập tổ thu gom rác; trong đó có 148 xã đã tổ chức chuyển rác đi xử lý, chôn lấp tại bãi rác tập trung của thành phố (đạt tỉ lệ 34%)
- Tại Cần Thơ: Ước tính toàn thành phố thải ra khoảng 650 tấn chất thải
rắn sinh hoạt mỗi ngày, nhưng tỷ lệ thu gom đạt thấp (khoảng 63% vào năm
2008, đến năm 2009 tỷ lệ này nâng lên không đáng kể), lượng rác còn lại được người dân thải vào các ao, sông, rạch, Năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn các quận nội thành nhìn chung khá tốt; nhưng đối với các quận, huyện ngoại thành (Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh ) việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả chưa cao
- Tại TP Hồ Chí Minh: Là một đô thị lớn nên mức độ phát sinh chất thải
rắn đô thị hàng năm tại TP.Hồ Chí Minh rất cao Theo số liệu của Sở Tài nguyên - Môi trường, mỗi ngày trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh đổ ra khoảng 5.800 - 6.200 tấn rác thải sinh hoạt, 500 - 700 tấn chất thải rắn công nghiệp,
150 - 200 tấn chất thải nguy hại, 9 - 12 tấn chất thải rắn y tế Nguồn chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu phát sinh từ các nguồn: hộ gia đình, trường học, chợ, nhà hàng, khách sạn (Hoàng Thị Kim Chi, 2009) [4]
- Tại Đồng Nai: Hiện nay toàn tỉnh có 4/7 khu xử lý rác thải sinh hoạt đang trong quá trình triển khai thực hiện đưa vào sử dụng và 03 khu xử lý tập trung liên huyện, liên đô thị đang trong giai đoạn lập dự án đầu tư Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở Đồng Nai mới chỉ đạt 71%, còn 29% rác thải sinh hoạt đang thải ra môi trường chưa được xử lý Trong đó, tổng khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 1.167 tấn/ngày, bao gồm 1.080 tấn chất thải sinh hoạt ngoài khu công nghiệp và 87 tấn rác trong khu công nghiệp Tình trạng xử lý rác thải sinh hoạt gặp nhiều khó khăn do chưa có nhiều bãi chứa rác, không có các điểm trung chuyển rác
- Tại Hưng Yên: Theo thống kê của ngành môi trường tỉnh Hưng Yên, trung bình mỗi ngày một người dân có 0,5 kg rác thải sinh hoạt, với dân số hiện nay của tỉnh khoảng 1,2 triệu người thì mỗi ngày toàn tỉnh có tới 600 tấn rác Tính đến năm 2009, toàn tỉnh đã quy hoạch được 627 bãi rác thải sinh hoạt quy mô thôn, xã Tuy nhiên, theo thống kê chưa đầy đủ của ngành thì mới
Trang 28chỉ thu gom, xử lý được gần 70% lượng rác thải Như vậy, mỗi ngày vẫn còn hàng trăm tấn rác thải sinh hoạt bị xả trực tiếp ra môi trường
2.1.3 Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
Rác khi thải vào môi trường gây ô nhiễm, đất, nước, không khí Ngoài
ra, rác thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường Rác thải là nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người
và gia súc
Rác thải ảnh hưởng tới môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nền kinh tế của từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết và trình độ giác ngộ của mỗi người dân Khi xã hội phát triển cao, rác thải không những được hiểu là có ảnh hưởng xấu tới môi trường mà còn được hiểu
là một nguồn nguyên liệu mới có ích nếu chúng ta biết cách phân loại, sử dụng theo từng loại
2.1.3.1 Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Nguồn rác thải từ các
hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2
2.1.3.2 Ảnh hưởng theo thói quen: nhiều người thường đổ rác tại bờ
sông, hồ, ao, cống rãnh Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn
Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ diệt Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ trực khuẩn thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng
2.1.3.3 Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường đất: Trong thành phần
rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thải được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái,… làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh
Trang 29nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50 - 60 năm
mới phân huỷ hết và do đó chúng tạo thành các "bức tường ngăn cách" trong
đất hạn chế mạnh đến quá trình phân huỷ, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút Có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm
Dựa theo nguồn gốc phát sinh có:
• Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt
• Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp
• Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp
Dựa theo các tác nhân gây ô nhiễm có:
• Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v )
• Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng (giun, sán v.v )
• Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (Uran, Thori, Sr90, I131, Cs137) Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, nhưng đầu ra thì rất ít Đầu vào có nhiều
vì chất ô nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy vào, do con người trực tiếp "tặng" cho đất, mà cũng có thể không mời mà đến Đầu ra rất ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong đó Hiện tượng này khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của không khí và nước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng Đất không có khả năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức
2.1.3.4 Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khoẻ con người: Trong
thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu chiếm tỉ lệ lớn Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc
Trang 30khoa Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết
và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối
có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hyđro hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch
Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày Các loại vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi, và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: Chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng
da do xoắn trùng, ruồi; gián truyền bệnh đường tiêu hoá; muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,…
2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn
Bảng 2.4 trình bày những thuận lợi và khó khăn của việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại các địa điểm đã thí điểm chương trình phân loại rác
và rút ra được các kết luận sau:
- Các chương trình phân loại rác ở các nước trên thế giới như Nhật Bản, Pháp, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, California đều thực hiện có hiệu quả Nguyên nhân chủ yếu do rác được phân loại thành nhiều loại cụ thể, có chính sách cưỡng chế, xử phạt cụ thể hành vi không phân loại rác, những người thu mua phế liệu bởi rác trong thùng đã phân loại để lấy đi loại rác có thể bán được, vứt vương vãi các loại rác khác ra đường (Thái Lan) Ngoài ra các công nghệ xử lý rác hiện đại, nhận thức của người dân cao do được giáo dục ngay
từ bậc mẫu giáo đến khi trưởng thành ( ở Nhật Bản)
- Các chương trình phân loại rác tại nguồn ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Huế, Hội An, Hà Nội Tuy có nhiều chính sách ưu đãi như tập huấn, cung cấp tài liệu cho các hộ gia đình kiến thức phân loại rác thải tại nguồn, ngoài ra còn hỗ trợ các thùng rác miễn phí để người dân dễ dàng thực hiện việc phân loại nhưng kết quả đem lại không cao do thiếu hình thức vận động, tuyên truyền cho người dân chỉ thực hiện một vài khu vực trong thành phố lớn, ý thức giữ gìn vệ sinh chung của bộ phận cộng đồng dân cư còn kém, thiếu phương tiện thu gom dẫn đến rác của người dân phân loại ra đã bị lực lượng thu gom rác trộn lẫn lại, chưa công
Trang 31nghệ hiện đại xử lý chất thải, không có một chính sách bắt buộc, qui định phân loại rác cụ thể nào Duy nhất chương trình phân loại rác tại nguồn ở thành phố Hội An có quy chế bắt buộc một số đối tượng phát thải phải phân loại rác ngay tại nguồn, đồng thời đề ra cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở, cá nhân
sử dụng bao bì đóng gói sản phẩm bằng nguyên liệu có thể tái chế, tái sử dụng làm cho bộ mặt của thành phố được cải thiện rõ rệt
- Gần đây thị xã Long An đã triển khai chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn với sự giúp đỡ của Liên minh Châu Âu Dự án đã cung cấp túi nilon và thùng đựng rác 2 màu để hỗ trợ người dân tiến hành phân loại rác dễ phân huỷ và rác có thể tái chế ngay tại các hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trường học, cơ sở dịch vụ Việc phân loại rác tại nguồn ở thành phố Hà Nội đem lại nhiều lợi ích:
(i) Tổng giá trị thu được từ phế liệu có thể tới 800 triệu đồng/ ngày;
(ii) Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nước;
(iii) Tiết kiệm năng lượng
(iv) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhờ giảm thiểu lượng khí mêtan ( CH4 )
và CO2 phát sinh từ các bãi chôn lấp, vốn là những khí gây hiệu ứng nhà kính; (v) Giảm tối đa khối lượng nước rác rò rỉ, đồng thời nước rò rỉ được xử lý dễ dàng hơn và
(vi) Giảm gánh nặng ngân sách chi cho công tác vệ sinh đường phố, vận chuyển và xử lý Điều quan trọng hơn, việc" phân loại rác tại nguồn" thì những công nhân vệ sinh MT không còn là những người làm công việc thu dọn vệ sinh thầm lặng mà chính họ là những người hướng dẫn gần gũi nhất với người dân về cách thức phân loại rác tại nguồn Lợi ích của phân loại rác tại nguồn, Công nghệ ủ, chế biến rác thải hữu cơ - Composting (gọi tắt là công nghệ Composting)
Trang 32Bảng 2.4 Thuận lợi và khó khăn của các chương trình phân loại rác tại nguồn Địa điểm Thuận lợi Khó khăn
Tp Hội An Có quy chế bắt buộc một số
đối tượng phát thải phải phân loại rác ngay tại
nguồn
Cần thời gian lâu dài để có thể thay đổi thói quen của
người dân
Tp.Hà Nội Phát miễn thùng chứa rác
thải và dung dịch vi sinh
pháp nghiêm khắc Hàn Quốc Công nghệ xử lý rác hiện
đại, qui định cưỡng chế Đông Nam Á,
Singapore
Người dân có nhận thức cao
Công nghệ xử lý còn lạc hậu
Thái lan Xử lý nghiêm khắc với
hành vi những người thu mua phế liệu
Pháp Có các quyết định cấm các
cách xử lý hỗ hợp mà phải
xử lý theo phương pháp duy nhất
Cần có sự thương lượng để
có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn
California Cung cấp miễn phí nhiều
thùng rác khác nhau cho các hộ gia đình Phí thu gom được tính dựa trên khối lượng rác
Nguồn: Nguyễn Cường;, Ny Na (2013) , Minh Huy và cộng sự (2013), Thanh Vân (2013), Phương Giang (2012), Tường Vi (2013), Hà Nhi (2009), Ngô Xuân Trường (2009) Ghi chú: xem phụ lục 3
Trang 33Qua việc phân loại rác tại nguồn vài nơi trên thế giới, Sơn Lam (2013)
đã đưa ra 7 kinh nghiệm của thế giới về phân loại rác từ nguồn:
1 Phải có mục tiêu cụ thể cho chương trình Mục tiêu phân loại chất thải của mỗi quốc gia phụ thuộc vào đặc điểm thành phần chất thải và định hướng công tác xử lý chất thải Mục tiêu của các nước có thể khác nhau, nhưng đều
có chung 3 mục tiêu lớn: (1) Phân loại thành nhiều loại càng tốt để tái sử dụng chất thải, giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên (2) Tăng cường hiệu quả của hệ thống tái chế và xử lý chất thải (3) Nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường và tạo động lực thúc đẩy ngành sản xuất các sản phẩm đồ dùng thân thiện với môi trường Khi xác định mục tiêu cụ thể thì xây dựng kế hoạch, tài chính, thời gian thực hiện cho từng mục tiêu và kiên định thực hiện đến khi đạt được hiệu quả
2 Phải đồng bộ hạ tầng kỹ thuật từ hệ thống thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý chất thải Đối với hệ thống xử lý chất thải phải đảm bảo có đủ nhà máy tái chế theo từng loại chất thải được phân loại Nhà nước ưu tiên đầu
tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải không có giá trị, các phế liệu do tư nhân tái chế
3 Hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ trước khi thực hiện Đây là nội dung quan trọng nhất, vì có cơ sở pháp lý đầy đủ mới có thể triển khai chương trình,
từ tuyên truyền đến xử lý các hành vi vi phạm trong phân loại; kêu gọi các đơn
vị tư nhân tham gia đầu tư xây dựng trạm trung chuyển cũng như tái chế phế liệu thu gom được từ chương trình; kêu gọi các tổ chức xã hội tham gia tuyên truyền trong cộng đồng địa phương về phân loại chất thải rắn tại nguồn
4 Công tác tuyên truyền luôn được đặt lên hàng đầu và thực hiện liên tục bằng nhiều hình thức và nội dung khác nhau Trong quá trình thực hiện phân loại rác vẫn tuyên truyền và duy trì liên tục
5 Phân loại chất thải rắn tại nguồn được xây dựng kế hoạch trong 5 năm
và ước tính chi phí thực hiện cho cả giai đoạn trên Nhà nước chuẩn bị nguồn kinh phí thực hiện và giải ngân hàng năm tùy thuộc vào khối lượng và hiệu quả công việc đạt được
6 Sự thống nhất về mục tiêu thực hiện của hệ thống chính trị từ thành phố đến địa phương và duy trì ổn định qua các thế hệ lãnh đạo Mục tiêu thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn được thành phố quy định và có biện pháp triển khai cụ thể cho từng địa phương
7 Nhân sự thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn từ trung ương đến địa phương phải được đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước
Trang 34phục vụ cho quá trình nghiên cứu, theo dõi và phối hợp với nhau cùng triển khai chương trình này đến từng đối tượng
2.1.5 Đề xuất mô hình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn nghiên cứu
- Xu thế gia tăng dân số đang ngày càng tiếp diễn và đời sống nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội được nâng cao nên lượng rác thải phát sinh sẽ ngày càng nhiều Để “hạn chế tới mức tối thiểu lượng rác thải đem chôn lấp và tăng tới mức tối đa lượng rác thải đem tái chế, chế biến”, thành phố đã tiến hành thí điểm mô hình phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Nguồn: Phạm Thị Diễm Hương, 2006
Hình 2.1 Mô hình phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn Tp.Hà Nội
- Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, đô thị hóa nhanh Đô thị Huế là một trong những ví dụ, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, lượng chất thải phát sinh ngày một tăng nhanh chóng Theo số liệu từ Công ty TNHHNN Môi trường và công trình đô thị Thừa Thiên Huế, khối lượng rác thải ở thành phố Huế tăng khá nhanh trong những năm gần đây (năm 2004: khối lượng rác thải là 59300 tấn, đến năm 2005 tăng lên 64000 tấn) Theo kết quả điều tra, mỗi năm các công ty môi trường tốn một khoảng chi phí rất lớn
để tiêu hủy chất thải (ở thành phố Huế là 160.000 đồng cho một tấn chất thải) Với khối lượng rác ngày một tăng như hiện nay sẽ là áp lực cho các quá trình thu gom, vận chuyển cho đến khâu xử lý và trong thành phần rác thải, tỷ lệ các chất thải có thể sử dụng cho mục đích tái chế, làm phân, tương đối lớn Chính
Rác tái chế Rác không thể tái chế
Sản phẩm tái chế Bãi chôn lấp
Trang 35vì những yêu cầu bức xúc như trên và dựa trên các kết quả nghiên cứu đạt được, Lê Hoàng Hải (2007) đã đề xuất ra mô hình phân loại rác thải tại nguồn
ở 2 chợ và thị trấn Phú Bài-huyện Hương Thủy-tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
Nguồn: Lê Hoàng Hải, 2007
Hình 2.2 Mô hình phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn Thừa Thiên Huế Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh là thành phố có dân số đông và sống tập trung ở gần chợ, nên lượng rác thải thải ra tương đối nhiều và không được phân loại cụ thể làm cho công tác thu gom, phân loại rác thải gặp nhiều khó khăn Từ hai mô hình được đề xuất ở trên với mục đích giảm lượng rác chôn lấp, giảm chi phí thực hiện tiêu hủy chất thải, tăng tối đa số lượng rác tái chế, chế biến, nên tác giả đề xuất mô hình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở các
hộ gia đình để tối đa lượng rác tái sử dụng, tăng các nguồn lợi thu được từ rác thải sinh hoạt như sau:
Nguồn phát sinh chất thải
Chất thải hữu cơ
(Rau, quả, củ,…)
Chất thải vô cơ (Kim loại, thủy tinh,…)
Xe vận chuyển chất thải hữu cơ
Thùng thu gom phân loại
CT hữu cơ CT vô cơ
Sản xuất phân hữu cơ
Xe vận chuyển chất thải vô cơ
Chôn lấp hợp vệ sinh
Nguồn phát sinh (Hộ gia đình)
Rác hữu cơ (Thùng xanh)
Rác vô cơ (Thùng vàng)
Trang 362.1.6 Cơ sở pháp lý liên quan đến chất thải rắn được áp dụng ở Việt Nam
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể về Quản
lý chất thải rắn, điều tra nguồn thải đến việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ chất thải rắn
- Thông tư số 31, 32/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành về tiêu chuẩn và quy chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn mới, sử dụng tham khảo cho các nghiên cứu thiết kế xây dựng quy hoạch xử lý chất thải rắn của tỉnh Đồng Tháp nói chung
- Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chiến lược quốc gia về Quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050
- Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, các dạng vật chất thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt thì được xem là chất thải Chất thải có thể ở thể rắn, lỏng, khí Luật Bảo vệ môi trường phân loại chất thải rắn thông thường thành hai nhóm chính: nhóm chất thải có thể tái chế, tái
sử dụng; nhóm chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải, luật định rằng các tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường phải có trách nhiệm phân loại tại nguồn
- Đặc biệt rác thải nhà bếp có thành phần hữu cơ dễ phân huỷ được yêu cầu phân loại riêng đựng vào các túi có màu sắc theo đúng quy định thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy chế biến phân compost ( phân ủ) Đối với các loại rác bao bì có thể tái chế, người dân mang đến thùng rác đặt cố định trong khu dân cư Ở Nhật Bản, trong 37 Đạo luật về BVMT có 7 Đạo luật về quản lý
và tái chế CTR
- Chất thải lây nhiễm: phân loại theo các loại A, B, C và D theo Quy chế quản lý chất thải y tế QĐ 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế Túi và thùng chứa chất thải màu vàng, cơ sở y tế phải có khu vực lưu giữ các loại chất thải an toàn cho con người và môi trường khu vực xung quanh Chất thải y tế lây nhiễm à xử lý đốt tiêu hủy Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý ban đầu trước khi lưu giữ tại nguồn Trường hợp chất thải này được xử lý ban đầu bằng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng hoặc các công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có thể xử lý như chất thải thông thường và có thể tái chế
- Chất thải hóa học nguy hại; Phân loại theo Thông tư BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản
12/2011/TT-lý CTNH và QĐ 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban
Trang 37hành Quy chế quản lý chất thải y tế Túi và thùng chứa chất thải màu đen, các bệnh viện quận huyện phải có nhà chứa chất thải rắn y tế lây nhiễm cách ly và phải được trang bị thiết bị điều hòa nhiệt độ để hạn chế sự phát triển của thành phần lây nhiễm; Chất thải hóa học nguy hại: Ưu tiên tái sử dụng, tái chế và trả lại nơi sản xuất; loại thành phần nguy hại sau đó tái sử dụng hoặc tái chế; Không thể tái chế xử lý đốt tiêu hủy hoặc chôn lấp an toàn
- Chất thải phóng xạ túi và thùng chứa chất thải màu đen, - Các cơ sở y
tế có khối lượng chất thải phát sinh từ 50kg/ngày trở lên phải có nhà chứa cách
ly và phải được trang bị thiết bị điều hòa nhiệt độ; Chất thải phóng xạ cơ sở y
tế sử dụng chất phóng xạ và dụng cụ thiết bị liên quan đến chất phóng xạ phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật về an toàn bức xạ
- Chất thải bình chứa áp suất; Phân loại theo Thông tư BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản
12/2011/TT-lý CTNH Túi và thùng chứa chất thải màu xanh Chất thải bình chứa áp suất
ưu tiên tái sử dụng, tái chế và trả lại nơi sản xuất; loại thành phần nguy hại sau
đó tái sử dụng hoặc tái chế
- Việc tổ chức phân loại tại nguồn, thu gom nội bộ bên trong cơ sở y tế thực hiện theo hướng dẫn của QĐ 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ
Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế Túi và thùng chứa chất thải màu trắng: Chất hữu cơ dễ phân hủy xử lý theo hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị của thành phố; Chất thải có thể tái chế tái sử dụng, tái chế theo thị trường tự do
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Khu vực tiến hành nghiên cứu chủ yếu là các hộ gia đình ở phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghĩa, thành phố Cần Thơ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: số liệu trong đề tài được thu thập qua sách, báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu, các luận văn tốt nghiệp, các website có liên quan đến đề tài nghiên cứu,…
Số liệu sơ cấp: Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp người dân phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghĩa, thành phố Cần Thơ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
Phương pháp chọn mẫu: Để tiết kiệm chi phí, thời gian, và sự thuận
Trang 38tiện trong khi thu thập số liệu, tác giả quyết định sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất, tác giả chọn nơi có những hộ gia đình sinh sống
dễ tiếp xúc và có cơ hội thuận tiện để lấy mẫu ví dụ như khu vực gần chợ trên địa bàn phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều để dễ dàng chọn lựa đáp viên để điều tra và thu thập số liệu
Kết luận: Đề tài này sử dụng bộ số liệu bao gồm 180 quan sát
Phương pháp quan sát: Quan sát trên địa bàn phường Xuân Khánh,
phường Bùi Hữu Nghĩa, thành phố Cần Thơ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang nhằm tìm hiểu về việc phân loại rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả (số trung bình, số lớn nhất, số nhỏ nhất,…) để phân tích nhận thức về việc phân loại rác thải sinh hoạt của người dân phường Xuân Khánh, phường Bùi Hữu Nghĩa, thành phố Cần Thơ
và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
Phương pháp phân tích tần số (frequency table): mô tả thông tin về đối
tượng nghiên cứu của đề tài theo các chỉ tiêu: giới tính, nghề nghiệp, thu nhập của các hộ gia đình
- Sử dụng phân tích bảng chéo (Crosstabulation)
Kiểm định mối quan hệ giữa các biến định tính với nhau bằng cách dùng kiểm định Chi – bình phương (Chi – square) để phân tích mối quan hệ giữa nhận biết tác hại của rác điện tử và hành vi bỏ rác điện tử, giữa nhận biết và thức trạng phân loại rác tại nguồn
- Sử dụng kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung bình tổng thể (Independent Samples T-Test)
Kiểm định sự khác biệt giữa 2 nhóm biểu hiện định tính và biến định lượng
Sự khác biệt về độ tuổi trung bình, số thành viên trong gia đình và thu nhập trung bình hàng tháng của hộ gia đình giữa Cần Thơ và Vị Thanh
Trang 39CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG
VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ THÀNH PHỐ VỊ THANH
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Các vị trí tiếp giáp:
- Phía bắc giáp tỉnh An Giang
- Phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long
- Phía tây giáp tỉnh Kiên Giang
- Phía nam giáp tỉnh Hậu Giang
Diện tích nội thành là 53 km² Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², chiếm 3,49% diện tích toàn vùng Cần Thơ cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông, là một trong
4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Thành phố Cần Thơ có các điểm cực sau:
Cực Bắc là phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt
Cực Tây là xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh
Cực Nam là xã Trường Xuân A, huyện Thới Lai
Cực Đông là phường Tân Phú, quận Cái Răng
3.1.1.2 Địa hình
Do nằm toàn bộ trên vùng đất được phù sa của các con sông lớn bồi đắp từnhiều năm, thành phố Cần Thơ mang địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ tương đối bằng phẳng
Nơi đây có hệ thống sông ngòi chằng chịt với sông Hậu là con sông lớn nhất, đi qua thành phố với tổng chiều dài là 65 km và chiều rộng 1,6 km Tổng
Trang 40lượng phù sa mà sông Hậu bồi đắp là 35 triệu m3 mỗi năm Sông Cần Thơ dài 16km, đi qua các quận Ô Môn, Cái Răng, Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu Con sông này có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 - 700 m, có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt Ngoài ra, Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc cho nước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất
3.1.1.3 Khí hậu, thời tiết
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, có hai mùa
rõ rệt trong năm là mùa khô và mùa mưa Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình tháng 26
- 28 độ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, nhiệt độ trung bình tháng 26 - 27 độ
3.1.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội
Là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lợi thế của thành phố Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí địa lý cho phép phát triển các dự án trong các lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ, du lịch, hạ tầng phục vụ du lịch,…
- Về kinh tế: Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Cần Thơ đạt 14,64%, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.346 USD Năm 2012 thu nhập bình quân đầu người đạt 2.617 USD, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ đạt 10,3%, mức cao nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ương Đây là mức tăng trưởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
- Dân số và mật độ dân cư: Tính đến năm 2013, dân số của thành phố Cần Thơ đạt khoảng 1.214,1 nghìn người với mật độ dân số là 862 người/km2 Thành phố là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó, 3 dân tộc chiếm số lượng lớn nhất là Kinh, Hoa, Khmer Có thể nói, văn hóa Cần Thơ vừa mang những nét chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những nét đẹp văn hóa riêng của vùng đất Tây Đô
- Về giáo dục: Tính đến năm 2012 Cần Thơ có các trường đại học: trường Đại học Cần Thơ, trường đại học Y Dược Cần Thơ, Trường Đại học Dân lập Tây Đô, trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ và Đại Học Nam Cần