TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích mức độ chấp nhận của người dân về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại thành phố cần thơ và thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 39)

1. 2.1 Mục tiêu chung

3.1TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Thành phố Cần Thơ

3.1.1.1 Vị trí địa lí

Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lƣu của Sông Mê Kông và ở vị trí trung tâm đồng bằng Sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau 178 km, cách thành phố Rạch Giá 128 km, cách biển khoảng 100 km theo đƣờng sông Hậu.

Các vị trí tiếp giáp:

- Phía bắc giáp tỉnh An Giang

- Phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long - Phía tây giáp tỉnh Kiên Giang

- Phía nam giáp tỉnh Hậu Giang

Diện tích nội thành là 53 km². Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Cần Thơ cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lƣu sông Mê Kông, là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thành phố Cần Thơ có các điểm cực sau:

 Cực Bắc là phƣờng Thới Thuận, quận Thốt Nốt.

 Cực Tây là xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh.

 Cực Nam là xã Trƣờng Xuân A, huyện Thới Lai.

 Cực Đông là phƣờng Tân Phú, quận Cái Răng.

3.1.1.2 Địa hình

Do nằm toàn bộ trên vùng đất đƣợc phù sa của các con sông lớn bồi đắp từnhiều năm, thành phố Cần Thơ mang địa hình đặc trƣng của vùng đồng bằng châu thổ tƣơng đối bằng phẳng.

Nơi đây có hệ thống sông ngòi chằng chịt với sông Hậu là con sông lớn nhất, đi qua thành phố với tổng chiều dài là 65 km và chiều rộng 1,6 km. Tổng

lƣợng phù sa mà sông Hậu bồi đắp là 35 triệu m3 mỗi năm. Sông Cần Thơ dài 16km, đi qua các quận Ô Môn, Cái Răng, Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu. Con sông này có nƣớc ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tƣới nƣớc trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 - 700 m, có khả năng tiêu, thoát nƣớc rất tốt. Ngoài ra, Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc cho nƣớc ngọt suốt hai mùa mƣa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất.

3.1.1.3 Khí hậu, thời tiết

Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, có hai mùa rõ rệt trong năm là mùa khô và mùa mƣa. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình tháng 26 - 28 độ. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, chịu ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam, nhiệt độ trung bình tháng 26 - 27 độ.

3.1.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội

Là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lợi thế của thành phố Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí địa lý cho phép phát triển các dự án trong các lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ, du lịch, hạ tầng phục vụ du lịch,…

- Về kinh tế: Năm 2011, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thành phố Cần Thơ đạt 14,64%, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 2.346 USD. Năm 2012 thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 2.617 USD, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ đạt 10,3%, mức cao nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ƣơng. Đây là mức tăng trƣởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

- Dân số và mật độ dân cƣ: Tính đến năm 2013, dân số của thành phố Cần Thơ đạt khoảng 1.214,1 nghìn ngƣời với mật độ dân số là 862 ngƣời/km2. Thành phố là địa bàn cƣ trú của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó, 3 dân tộc chiếm số lƣợng lớn nhất là Kinh, Hoa, Khmer. Có thể nói, văn hóa Cần Thơ vừa mang những nét chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những nét đẹp văn hóa riêng của vùng đất Tây Đô.

- Về giáo dục: Tính đến năm 2012 Cần Thơ có các trƣờng đại học: trƣờng Đại học Cần Thơ, trƣờng đại học Y Dƣợc Cần Thơ, Trƣờng Đại học Dân lập Tây Đô, trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghệ và Đại Học Nam Cần

Thơ, và các chi nhánh của các trƣờng trung cấp, cao đẳng và đại học khác trên địa bàn thành phố.

- Về văn hóa – xã hội: Thành phố Cần Thơ bao gồm nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Trong đó ngƣời Khmer ở Cần Thơ không nhiều, chủ yếu tập trung chung quanh chùa hoặc sống rải rác xen kẽ với ngƣời Việt ở các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt. Ngƣời Hoa ở Cần Thơ thƣờng sống tập trung ở quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền, ngƣời Hoa gốc Quảng Đông làm nghề mua bán, ngƣời Hoa gốc Hẹ làm nghề thuốc Bắc và ngƣời Hoa gốc Hải Nam làm nghề may mặc,.... Văn hoá Cần Thơ vừa mang những nét chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng mang nét đẹp văn hóa của vùng đất Tây Đô. Đặc trƣng văn hoá Tây Đô đƣợc thể hiện qua nhiều phƣơng diện ẩm thực, lối sống, tín ngƣỡng, văn nghệ... Về mặc truyền thông và thông tin đại chúng, Cần Thơ có các đài phát thanh truyền hình nhƣ Đài Tiếng nói Việt Nam, Cơ quan thƣờng trú KV ĐBSCL, Đài Phát thanh Truyền hình thành phố Cần Thơ, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ.

- Về y tế: Trong năm 2008, Thành phố Cần Thơ có 83 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Năm 2009, Cần Thơ đã có khoảng 58/76 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, 97% trạm y tế có bác sĩ, 96% trạm có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, 97% ấp có cán bộ y tế, 91% có dƣợc sĩ trung học,… Các bệnh Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Cần Thơ với quy mô 700 giƣờng, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Bệnh viện Thành phố Cần Thơ 30-4, Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ,.... Năm 2008, thành phố có 4 bệnh viện đạt bệnh viện xuất sắc toàn diện, 8 bệnh viện đạt bệnh viện xuất sắc.

3.1.2 Quận Ninh Kiều

Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ, đƣợc thành lập từ năm 2004, khi Cần Thơ đƣợc công nhận là thành phố trực thuộc trung ƣơng. Ninh Kiều có diện tích 29,2 km2 và dân số 243,8 nghìn ngƣời (2009), tiếp giáp với quận Bình Thủy và huyện Phong Điền ở phía bắc, huyện Châu Thành (Hậu Giang) ở phía tây và phía nam, tỉnh Vĩnh Long ở phía đông. Toàn quận có 13 phƣờng: An Bình, An Cƣ, An Hòa, An Hội, An Khánh, An Lạc, An Nghiệp, An Phú, Cái Khế, Hƣng Lợi, Tân An, Thới Bình, Xuân Khánh. Quận có địa hình bằng phẳng, trải dài theo hƣớng tây bắc - đông nam và đông bắc - tây nam. Hệ thống sông ngòi ở đây chằng chịt, chịu ảnh hƣởng của nƣớc lũ và triều cƣờng.

Trong nhiều năm qua, Ninh Kiều đã có những đóng góp quan trọng trong việc hợp sức cùng thành phố Cần Thơ thực hiện có hiệu quả bƣớc đầu Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố

Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, tạo sự chuyển biến đáng kể về kinh tế - xã hội. Theo đó, diện mạo đô thị đã thay đổi nhanh chóng, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ nét, an ninh xã hội, hệ thống chính trị đƣợc củng cố và tăng cƣờng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn quận đang dần đƣợc hoàn thiện, bộ mặt đô thị thêm khang trang, một số công trình, dự án phát huy tác dụng. Năm 2011, bên cạnh việc huy động mọi nguồn lực cho đầu tƣ hạ tầng, Ninh Kiều còn tập trung giải ngân, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi công đúng tiến độ, chất lƣợng công trình. Trong năm 2011 nền kinh tế của quận Ninh Kiều phát triển mạnh và chuyển dịch theo cơ cấu công nghiệp - thƣơng mại - dịch vụ du lịch. Thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt, Ninh Kiều đã tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm kích cầu đầu tƣ, tiêu dùng, hỗ trợ ngƣời nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Với hệ thống chợ, siêu thị phủ đều khắp, quy mô lớn nhất thành phố, tỷ trọng thƣơng mại - dịch vụ của Ninh Kiều chiếm 69,33%, doanh thu chịu thuế của ngành thƣơng mại đạt gần 16.000 tỷ đồng (đạt 104,5% kế hoạch), giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt gần 638.000 tỷ đồng (bằng 101,2% kế hoạch).

Theo định hƣớng chung của TP. Cần Thơ đến năm 2020, phấn đấu xây dựng và phát triển quận Ninh Kiều thành đô thị văn minh hiện đại, là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế - xã hội, là đầu mối đối nội, đối ngoại quan trọng của TP. Cần Thơ, đồng thời xây dựng ngƣời Ninh Kiều theo tiêu chí con ngƣời Cần Thơ “trí tuệ, năng động, nhân ái, hào hiệp, thanh lịch”, góp phần xây dựng TP. Cần Thơ văn minh, hiện đại, xứng tầm là thành phố trung tâm, động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

3.1.3 Thành phố Vị Thanh

Thành phố Vị Thanh là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Giang và nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hậu Giang với diện tích 118 km2 và dân số 97.222 ngƣời (2010). Về hành chính, thành phố Vị Thanh gồm 5 phƣờng và 4 xã. Các vị trí tiếp giáp:

- Phía Đông giáp huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang). - Phía Tây giáp huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang). - Phía Nam giáp huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang).

- Phía Bắc giáp huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) và huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang).

Thành phố nằm trên các trục tuyến giao thông đƣờng thủy và đƣờng bộ quan trọng của tỉnh Hậu Giang và tiểu vùng Tây sông Hậu, có những điểm giao lƣu kinh tế lớn với các huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và với đô thị trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long là thành phố Cần Thơ. Với vai trò là đô thị trung tâm giao lƣu kinh tế của tiểu vùng Tây sông Hậu và tiểu vùng Bắc bán đảo Cà Mau, nằm ở giữa tứ giác tăng trƣởng Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Giang - An Giang nên tình hình kinh tế xã hội rất phát triển, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 14,08%, trong đó thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 12,39 triệu đồng/ngƣời, tăng 17,5% so với cùng kì 2011.

3.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT Ở PHƢỜNG XUÂN KHÁNH XUÂN KHÁNH

3.2.1 Thành phần và khối lƣợng rác thải sinh hoạt

3.2.1.1 Thành phần rác thải sinh hoạt

Thành phần rác thải ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ và thành phố Vị Thanh gồm nhiều loại mà trong đó rác hữu cơ (rác dễ phân hủy, thực phẩm) là nhiều nhất, chiếm ¾ tổng lƣợng rác thải, sau đó đến bọc giấy, thủy tinh, vải, nhựa,…

Bảng 3.5 Thành phần chất thải sinh hoạt tại quận Ninh Kiều và Tp.Vị Thanh

Nguồn: Báo cáo công ty công trình đô thị (2012) và Báo cáo giám sát môi trường tỉnh Hậu Giang (2008)

3.2.1.2 Khối lượng rác thải sinh hoạt

Theo kết quả thống kê của công ty công trình đô thị Cần Thơ: Lƣợng rác sinh hoạt đƣợc vận chuyển bằng xe ép 7 tấn đến bãi rác Tân Long năm 2011 giảm 6.137,9 tấn so với năm 2010; lƣợng rác sinh hoạt đƣợc vận chuyển

STT Thành phần Tỉ lệ (%)

Quận Ninh Kiều Tp.Vị Thanh

1. Hữu cơ 84,6 74,7

2. Giấy 6,1 2,7

3. Vải 0,5 1,2

4. Nhựa 0,2 9,0

2011. Vì là Quận trung tâm của thành phố Cần Thơ nên số ngƣời về định cƣ hay tạm trú ngày một gia tăng. Bên cạnh đó, mức sống của của ngƣời dân nơi đây ngày càng cao vì thế nhu cầu ăn, mặc, ở cũng nhƣ sinh hoạt, vui chơi, giải trí,… ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn nên lƣợng rác thải ra ngày càng tăng. Mặt khác, do nhu cầu công việc cần đƣợc thƣ giãn, nghỉ ngơi, giao lƣu,…hoặc vào những dịp lễ, tết,…. mọi ngƣời đều đổ xô về tham quan những danh lam thắng cảnh của Cần Thơ. Họ đến đây vui chơi, mang nhiều thức ăn, nƣớc uống phục vụ cho buổi vui chơi và bất chấp những quy định chung ở nơi công cộng, họ xả rác bừa bãi xung quanh. Chính vì vậy mà lƣợng rác thải ra gia tăng theo từng năm là điều tất yếu.

Công tác thu gom rác thải đƣợc Ủy ban Nhân dân Thành phố giao trách nhiệm cho Xí nghiệp Cấp thoát nƣớc và Công trình Đô thị Thành phố Vị Thanh thu gom, chủ yếu tập trung tại thành phố Vị Thanh và các hộ nằm trên các tuyến đƣờng chính. Những năm qua công ty rất khó mở rộng địa bàn và nâng công suất thu gom do phƣơng tiện thiếu và cơ sở hạ tầng thành phố còn nhiều hẻm sâu, xa đƣờng phố chính và ý thức của ngƣời dân còn hạn chế. Bảng 3.6 Khối lƣợng rác đƣợc vận chuyển bằng xe ép rác 7 tấn đến bãi rác Tân Long ở Quận Ninh Kiều và khối lƣợng rác đƣợc thu gom và xử lý ở Tp.Vị Thanh

ĐVT: Tấn

Năm

Khối lƣợng trung bình/ngày

Quận Ninh Kiều Tp.Vị Thanh

2010 273,652 28,000 2011 256,555 30,000 2012 6 tháng đầu năm 2013 261,763 - 30,000 40,000

Nguồn: Báo cáo công ty công trình đô thị (2012) và Công ty Cổ phần Cấp thoát nước-Công trình Đô thị Hậu Giang

3.2.2 Hiện trạng quản lý rác tại quận Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ và Tp.Vị Thanh Tp.Vị Thanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hằng ngày quận Ninh Kiều thải ra rất nhiều rác thải, trong đó rác thải sinh hoạt chiếm 65% rác đƣợc thải ra. Hiện tại phƣờng chƣa có nơi để phân loại rác, nhân viên vệ sinh chủ yếu phân loại thô sơ trong lúc đi thu gom rác tại mỗi hộ gia đình. Do việc phân loại rác chƣa thật sự phổ biến và chƣa đƣợc

áp dụng rộng rãi trong ngƣời dân nên ở phƣờng ít xảy ra trƣờng hợp hộ gia đình phân loại rác.

Ở Tp.Vị Thanh thì quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở thành phố Vị Thanh gồm có 3 khâu (theo Xí nghiệp Cấp thoát nƣớc và Công trình đô thị):

- Khâu 1: bố trí nhân công thu gom, vận chuyển rác từ các đƣờng, hẻm nhỏ bằng xe đẩy tay, xe cái tiến, thùng rác tự hành.

Vì ở các đƣờng hẻm nhỏ xe lớn không vào lấy rác đƣợc nên cần phải bố trí công nhân thu gom rác bằng xe đẩy tay. Công tác thu gom rác sinh hoạt này có giờ giấc thu gom cụ thể để ngƣời dân mang rác ra, tạo điều kiện cho công nhân thu gom đƣợc thuận lợi và không ảnh hƣởng đến quy trình thu gom, vận chuyển rác.

- Khâu 2: quét rác, vệ sinh đƣờng phố.

Công tác quét rác và vệ sinh đƣờng phố đƣợc công nhân thục hiện hằng ngày, quét dọn thu gom rác đƣờng phố chính, vỉa hè và đổ rác vào thùng chứa rác công cộng đƣợc bố trí dọc các tuyến đƣờng.

- Khâu 3: thu gom, vận chuyển rác bằng xe ép rác chuyên dùng có hệ thống nâng kẹp thùng.

Hằng ngày xe ép rác chuyên dùng chạy trên các tuyến đƣờng lớn, đƣờng chính, đến từng thùng rác đã bố trí trên vỉa hè để thu gom rác từ trong thùng và bốc rác lên xe. Khi rác đầy xe sẽ vận chuyển về bãi rác ở xã Tân Tiến và sau đó quay lại tiếp tục lấy hết lƣợng rác trong các thùng rác công cộng đã đƣợc bố trí.

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN CỦA NGƢỜI DÂN VỀ PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NGUỒN Ở PHƢỜNG

XUÂN KHÁNH, PHƢỜNG BÙI HỮU NGHĨA THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ THÀNH PHỐ VỊ THANH

4.1 MÔ TẢ ĐỐI TƢỢNG PHỎNG VẤN TẠI PHƢỜNG XUÂN KHÁNH, PHƢỜNG BÙI HỮU THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ THÀNH PHỐ VỊ PHƢỜNG BÙI HỮU THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ THÀNH PHỐ VỊ

Một phần của tài liệu phân tích mức độ chấp nhận của người dân về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại thành phố cần thơ và thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 39)