Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng

Một phần của tài liệu phân tích mức độ chấp nhận của người dân về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại thành phố cần thơ và thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 28 - 34)

1. 2.1 Mục tiêu chung

2.1.3Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng

cộng đồng

Rác khi thải vào môi trƣờng gây ô nhiễm, đất, nƣớc, không khí. Ngoài ra, rác thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trƣờng. Rác thải là nơi trú ngụ và phát triển lý tƣởng của các loài gây bệnh hại cho ngƣời và gia súc.

Rác thải ảnh hƣởng tới môi trƣờng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nền kinh tế của từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết và trình độ giác ngộ của mỗi ngƣời dân. Khi xã hội phát triển cao, rác thải không những đƣợc hiểu là có ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng mà còn đƣợc hiểu là một nguồn nguyên liệu mới có ích nếu chúng ta biết cách phân loại, sử dụng theo từng loại.

2.1.3.1 Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thƣờng là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lƣợng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mƣa nhiều ở nƣớc ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con ngƣời. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thƣờng là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.

2.1.3.2 Ảnh hưởng theo thói quen: nhiều ngƣời thƣờng đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lƣợng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lƣợng nƣớc mặt, nƣớc ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nƣớc mƣa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nƣớc mặt ở đây bị nhiễm bẩn .

Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nƣớc gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nƣớc. Hậu quả của hiện tƣợng này là hệ sinh thái nƣớc trong các ao hồ bị huỷ diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nƣớc mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ trực khuẩn thƣơng hàn, ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng

2.1.3.3 Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường đất: Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thải đƣợc đƣa vào môi trƣờng thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất nhƣ: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xƣơng sống, ếch nhái,… làm cho môi trƣờng đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh

nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50 - 60 năm mới phân huỷ hết và do đó chúng tạo thành các "bức tường ngăn cách" trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân huỷ, tổng hợp các chất dinh dƣỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút. Có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm.

Dựa theo nguồn gốc phát sinh có:

• Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt. • Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp. • Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp. Dựa theo các tác nhân gây ô nhiễm có:

• Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dƣ lƣợng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v...).

• Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thƣơng hàn, các loại ký sinh trùng (giun, sán v.v...).

• Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hƣởng đến tốc độ phân huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (Uran, Thori, Sr90, I131, Cs137). Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, nhƣng đầu ra thì rất ít. Đầu vào có nhiều vì chất ô nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ nƣớc chảy vào, do con ngƣời trực tiếp "tặng" cho đất, mà cũng có thể không mời mà đến. Đầu ra rất ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lƣu lại trong đó. Hiện tƣợng này khác xa với hiện tƣợng ô nhiễm nƣớc sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của không khí và nƣớc sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng. Đất không có khả năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con ngƣời muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức.

2.1.3.4 Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khoẻ con người: Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thƣờng hàm lƣợng hữu chiếm tỉ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không đƣợc thu gom, tồn đọng trong không khí lâu ngày sẽ ảnh hƣởng đến sức khoẻ con ngƣời sống xung quanh. Chẳng hạn, những ngƣời tiếp xúc thƣờng xuyên với rác nhƣ những ngƣời làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh nhƣ viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ

khoa. Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu ngƣời chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nƣớc và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hyđro hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con ngƣời, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hƣởng xấu đối với những ngƣời mắc bệnh tim mạch.

Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thƣơng hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các loại vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác nhƣ những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi,... và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho ngƣời và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh nhƣ: Chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi; gián truyền bệnh đƣờng tiêu hoá; muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,….

2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn

Bảng 2.4 trình bày những thuận lợi và khó khăn của việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại các địa điểm đã thí điểm chƣơng trình phân loại rác và rút ra đƣợc các kết luận sau:

- Các chƣơng trình phân loại rác ở các nƣớc trên thế giới nhƣ Nhật Bản, Pháp, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, California đều thực hiện có hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu do rác đƣợc phân loại thành nhiều loại cụ thể, có chính sách cƣỡng chế, xử phạt cụ thể hành vi không phân loại rác, những ngƣời thu mua phế liệu bởi rác trong thùng đã phân loại để lấy đi loại rác có thể bán đƣợc, vứt vƣơng vãi các loại rác khác ra đƣờng (Thái Lan). Ngoài ra các công nghệ xử lý rác hiện đại, nhận thức của ngƣời dân cao do đƣợc giáo dục ngay từ bậc mẫu giáo đến khi trƣởng thành ( ở Nhật Bản).

- Các chƣơng trình phân loại rác tại nguồn ở Việt Nam đƣợc thực hiện chủ yếu ở các thành phố lớn nhƣ Hồ Chí Minh, Huế, Hội An, Hà Nội. Tuy có nhiều chính sách ƣu đãi nhƣ tập huấn, cung cấp tài liệu cho các hộ gia đình kiến thức phân loại rác thải tại nguồn, ngoài ra còn hỗ trợ các thùng rác miễn phí để ngƣời dân dễ dàng thực hiện việc phân loại nhƣng kết quả đem lại không cao do thiếu hình thức vận động, tuyên truyền cho ngƣời dân chỉ thực hiện một vài khu vực trong thành phố lớn, ý thức giữ gìn vệ sinh chung của bộ phận cộng đồng dân cƣ còn kém, thiếu phƣơng tiện thu gom dẫn đến rác của ngƣời dân phân loại ra đã bị lực lƣợng thu gom rác trộn lẫn lại, chƣa công

nghệ hiện đại xử lý chất thải, không có một chính sách bắt buộc, qui định phân loại rác cụ thể nào. Duy nhất chƣơng trình phân loại rác tại nguồn ở thành phố Hội An có quy chế bắt buộc một số đối tƣợng phát thải phải phân loại rác ngay tại nguồn, đồng thời đề ra cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở, cá nhân sử dụng bao bì đóng gói sản phẩm bằng nguyên liệu có thể tái chế, tái sử dụng làm cho bộ mặt của thành phố đƣợc cải thiện rõ rệt.

- Gần đây thị xã Long An đã triển khai chƣơng trình thí điểm phân loại rác tại nguồn với sự giúp đỡ của Liên minh Châu Âu. Dự án đã cung cấp túi nilon và thùng đựng rác 2 màu để hỗ trợ ngƣời dân tiến hành phân loại rác dễ phân huỷ và rác có thể tái chế ngay tại các hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trƣờng học, cơ sở dịch vụ. Việc phân loại rác tại nguồn ở thành phố Hà Nội đem lại nhiều lợi ích:

(i) Tổng giá trị thu đƣợc từ phế liệu có thể tới 800 triệu đồng/ ngày; (ii) Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nƣớc;

(iii) Tiết kiệm năng lƣợng

(iv) Giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nhờ giảm thiểu lƣợng khí mêtan ( CH4 ) và CO2 phát sinh từ các bãi chôn lấp, vốn là những khí gây hiệu ứng nhà kính; (v) Giảm tối đa khối lƣợng nƣớc rác rò rỉ, đồng thời nƣớc rò rỉ đƣợc xử lý dễ dàng hơn và

(vi) Giảm gánh nặng ngân sách chi cho công tác vệ sinh đƣờng phố, vận chuyển và xử lý Điều quan trọng hơn, việc" phân loại rác tại nguồn" thì những công nhân vệ sinh MT không còn là những ngƣời làm công việc thu dọn vệ sinh thầm lặng mà chính họ là những ngƣời hƣớng dẫn gần gũi nhất với ngƣời dân về cách thức phân loại rác tại nguồn. Lợi ích của phân loại rác tại nguồn, Công nghệ ủ, chế biến rác thải hữu cơ - Composting (gọi tắt là công nghệ Composting).

Bảng 2.4 Thuận lợi và khó khăn của các chƣơng trình phân loại rác tại nguồn Địa điểm Thuận lợi Khó khăn

Tp. Hội An Có quy chế bắt buộc một số đối tƣợng phát thải phải phân loại rác ngay tại nguồn

Cần thời gian lâu dài để có thể thay đổi thói quen của ngƣời dân.

Tp.Hà Nội Phát miễn thùng chứa rác thải và dung dịch vi sinh

Chi phí đầu tƣ lớn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tp. Huế Thu gom cụ thể từng loại rác

Thói quen vứt rác bừa bãi của ngƣời dân

Nhật Bản Có chính sách cƣỡng chế,

xử phạt cụ thể Chính quyền địa phƣơng phải thƣờng xuyên, bám sát địa bàn trong thời gian dài Singapore Xây dựng hệ thống luật

pháp nghiêm khắc

Hàn Quốc Công nghệ xử lý rác hiện đại, qui định cƣỡng chế Đông Nam Á, Singapore Ngƣời dân có nhận thức cao Công nghệ xử lý còn lạc hậu

Thái lan Xử lý nghiêm khắc với hành vi những ngƣời thu mua phế liệu Pháp Có các quyết định cấm các cách xử lý hỗ hợp mà phải xử lý theo phƣơng pháp duy nhất. Cần có sự thƣơng lƣợng để có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn.

California Cung cấp miễn phí nhiều thùng rác khác nhau cho các hộ gia đình. Phí thu gom đƣợc tính dựa trên khối lƣợng rác.

Nguồn: Nguyễn Cường;, Ny Na (2013) , Minh Huy và cộng sự (2013), Thanh Vân (2013), Phương Giang (2012), Tường Vi (2013), Hà Nhi (2009), Ngô Xuân Trường (2009) Ghi chú: xem phụ lục 3

Qua việc phân loại rác tại nguồn vài nơi trên thế giới, Sơn Lam (2013) đã đƣa ra 7 kinh nghiệm của thế giới về phân loại rác từ nguồn:

1. Phải có mục tiêu cụ thể cho chƣơng trình. Mục tiêu phân loại chất thải của mỗi quốc gia phụ thuộc vào đặc điểm thành phần chất thải và định hƣớng công tác xử lý chất thải. Mục tiêu của các nƣớc có thể khác nhau, nhƣng đều có chung 3 mục tiêu lớn: (1) Phân loại thành nhiều loại càng tốt để tái sử dụng chất thải, giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên. (2) Tăng cƣờng hiệu quả của hệ thống tái chế và xử lý chất thải. (3) Nâng cao nhận thức ngƣời dân về bảo vệ môi trƣờng và tạo động lực thúc đẩy ngành sản xuất các sản phẩm đồ dùng thân thiện với môi trƣờng. Khi xác định mục tiêu cụ thể thì xây dựng kế hoạch, tài chính, thời gian thực hiện cho từng mục tiêu và kiên định thực hiện đến khi đạt đƣợc hiệu quả.

2. Phải đồng bộ hạ tầng kỹ thuật từ hệ thống thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý chất thải. Đối với hệ thống xử lý chất thải phải đảm bảo có đủ nhà máy tái chế theo từng loại chất thải đƣợc phân loại. Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ xây dựng các nhà máy xử lý chất thải không có giá trị, các phế liệu do tƣ nhân tái chế.

3. Hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ trƣớc khi thực hiện. Đây là nội dung quan trọng nhất, vì có cơ sở pháp lý đầy đủ mới có thể triển khai chƣơng trình, từ tuyên truyền đến xử lý các hành vi vi phạm trong phân loại; kêu gọi các đơn vị tƣ nhân tham gia đầu tƣ xây dựng trạm trung chuyển cũng nhƣ tái chế phế liệu thu gom đƣợc từ chƣơng trình; kêu gọi các tổ chức xã hội tham gia tuyên truyền trong cộng đồng địa phƣơng về phân loại chất thải rắn tại nguồn.

4. Công tác tuyên truyền luôn đƣợc đặt lên hàng đầu và thực hiện liên tục bằng nhiều hình thức và nội dung khác nhau. Trong quá trình thực hiện phân loại rác vẫn tuyên truyền và duy trì liên tục.

5. Phân loại chất thải rắn tại nguồn đƣợc xây dựng kế hoạch trong 5 năm và ƣớc tính chi phí thực hiện cho cả giai đoạn trên. Nhà nƣớc chuẩn bị nguồn kinh phí thực hiện và giải ngân hàng năm tùy thuộc vào khối lƣợng và hiệu quả công việc đạt đƣợc.

6. Sự thống nhất về mục tiêu thực hiện của hệ thống chính trị từ thành phố đến địa phƣơng và duy trì ổn định qua các thế hệ lãnh đạo. Mục tiêu thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn đƣợc thành phố quy định và có biện pháp triển khai cụ thể cho từng địa phƣơng.

7. Nhân sự thực hiện chƣơng trình phân loại chất thải rắn tại nguồn từ trung ƣơng đến địa phƣơng phải đƣợc đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nƣớc

phục vụ cho quá trình nghiên cứu, theo dõi và phối hợp với nhau cùng triển khai chƣơng trình này đến từng đối tƣợng.

Một phần của tài liệu phân tích mức độ chấp nhận của người dân về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại thành phố cần thơ và thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 28 - 34)