1. 2.1 Mục tiêu chung
2.1.6 Cơ sở pháp lý liên quan đến chất thải rắn đƣợc áp dụng ở Việt Nam
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể về Quản lý chất thải rắn, điều tra nguồn thải đến việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ chất thải rắn.
- Thông tƣ số 31, 32/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành về tiêu chuẩn và quy chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn mới, sử dụng tham khảo cho các nghiên cứu thiết kế xây dựng quy hoạch xử lý chất thải rắn của tỉnh Đồng Tháp nói chung.
- Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về Phê duyệt chiến lƣợc quốc gia về Quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Theo Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005, các dạng vật chất thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt thì đƣợc xem là chất thải. Chất thải có thể ở thể rắn, lỏng, khí. Luật Bảo vệ môi trƣờng phân loại chất thải rắn thông thƣờng thành hai nhóm chính: nhóm chất thải có thể tái chế, tái sử dụng; nhóm chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải, luật định rằng các tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thƣờng phải có trách nhiệm phân loại tại nguồn.
- Đặc biệt rác thải nhà bếp có thành phần hữu cơ dễ phân huỷ đƣợc yêu cầu phân loại riêng đựng vào các túi có màu sắc theo đúng quy định thu gom hàng ngày để đƣa đến nhà máy chế biến phân compost ( phân ủ). Đối với các loại rác bao bì có thể tái chế, ngƣời dân mang đến thùng rác đặt cố định trong khu dân cƣ. Ở Nhật Bản, trong 37 Đạo luật về BVMT có 7 Đạo luật về quản lý và tái chế CTR.
- Chất thải lây nhiễm: phân loại theo các loại A, B, C và D theo Quy chế quản lý chất thải y tế QĐ 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế. Túi và thùng chứa chất thải màu vàng, cơ sở y tế phải có khu vực lƣu giữ các loại chất thải an toàn cho con ngƣời và môi trƣờng khu vực xung quanh. Chất thải y tế lây nhiễm à xử lý đốt tiêu hủy. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý ban đầu trƣớc khi lƣu giữ tại nguồn. Trƣờng hợp chất thải này đƣợc xử lý ban đầu bằng phƣơng pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ƣớt, vi sóng hoặc các công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có thể xử lý nhƣ chất thải thông thƣờng và có thể tái chế.
- Chất thải hóa học nguy hại; Phân loại theo Thông tƣ 12/2011/TT- BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về quản lý CTNH và QĐ 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban
hành Quy chế quản lý chất thải y tế. Túi và thùng chứa chất thải màu đen, các bệnh viện quận huyện phải có nhà chứa chất thải rắn y tế lây nhiễm cách ly và phải đƣợc trang bị thiết bị điều hòa nhiệt độ để hạn chế sự phát triển của thành phần lây nhiễm; Chất thải hóa học nguy hại: Ƣu tiên tái sử dụng, tái chế và trả lại nơi sản xuất; loại thành phần nguy hại sau đó tái sử dụng hoặc tái chế; Không thể tái chế xử lý đốt tiêu hủy hoặc chôn lấp an toàn.
- Chất thải phóng xạ túi và thùng chứa chất thải màu đen, - Các cơ sở y tế có khối lƣợng chất thải phát sinh từ 50kg/ngày trở lên phải có nhà chứa cách ly và phải đƣợc trang bị thiết bị điều hòa nhiệt độ; Chất thải phóng xạ cơ sở y tế sử dụng chất phóng xạ và dụng cụ thiết bị liên quan đến chất phóng xạ phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật về an toàn bức xạ.
- Chất thải bình chứa áp suất; Phân loại theo Thông tƣ 12/2011/TT- BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về quản lý CTNH. Túi và thùng chứa chất thải màu xanh. Chất thải bình chứa áp suất ƣu tiên tái sử dụng, tái chế và trả lại nơi sản xuất; loại thành phần nguy hại sau đó tái sử dụng hoặc tái chế.
- Việc tổ chức phân loại tại nguồn, thu gom nội bộ bên trong cơ sở y tế thực hiện theo hƣớng dẫn của QĐ 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế. Túi và thùng chứa chất thải màu trắng: Chất hữu cơ dễ phân hủy xử lý theo hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị của thành phố; Chất thải có thể tái chế tái sử dụng, tái chế theo thị trƣờng tự do.