Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 85 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
85
Dung lượng
26,91 MB
Nội dung
NHỮNG VẤN ĐỀ THIẾT YẾU TRONG XÂY DỰNG NHÀ
MỤC LỤC
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
Chương 1 NỀN
Chương 2 MÓNG
Chương 3 KHUNG
Chương 4 CỘT
Chương 5 DẦM
Chương 6 SÀN
Chương 7 TƯỜNG
Chương 8 CẦU THANG
Chương 9 MÁI
Chương 10 TRẦN
Chương 11 CÁC HẠNG MỤC PHỤ
CHƯƠNG 1 NỀN
A. NỀN ĐẶT MÓNG
Nền đặt móng nằm dưới đáy móng nhà. Nền này chịu toàn bộ tải trọng của nhà (kể cả
móng). Tuy vậy, chỉ một khoản chiều sâu nền chịu tải trọng này. Khoảng chiều sâu đó
bằng khoảng hai lần chiều rộng đáy móng. Nền bị phá hoại thì nhà bị rạn, nứt,
nghiên…và có thể bị sập đổ. Đặc tính của nền phụ thuộc thành phần hóa học, sự sắp
xếp các lớp, trạng thái từng lớp đất…
Nền tốt là nền như thế nào?
Nền tốt là nền mà khi xây dựng nhà không cần dùng một biện pháp nào để cải biến
tính năng (xử lý) xây dựng của nó. Loại nền này hoặc đã đủ cường độ và độ chặt sao
cho ứng suất tác dụng lên nền (do tải trọng của nhà) và độ lún của nền gây ra không
vượt quá các trị số giới hạn cho phép. Thông thường nền tốt là nên đá đặc, đá vụn, đất
hòn lớn. đất sét cừng, đất sét nửa cứng, đất sét dẻo, đá cát, đá sét nguyên thô hoặc các
loại đá, đất này đắp quá 5 năm. Đất sét khô, cát hạt to, đá vụn dù có bị phong hóa
nhưng cũng vẫn là nền tốt.
Nền xấu là nền như thế nào?
Nền xấy là nền đất yếu, nền có các lớp đất đá yếu xen kẽ các lớp đất tốt, nền tốt-xấu
không đều. Đặc điểm của nền xấy là khả năng chịu tải kém và biến dạng lớn. Khi xây
dựng nhà trên nền yếu thì phải xử lý hoặc có biện pháp kết cấu thích hợp.
Nền xấu phổ biến là than bùn, bùn, bùn thối, đất sét mềm, đất xốp, đất lún sụt, đất
mùn, cát chảy, đá cát chảy, cát mịn ở trạng thái no nước (bão hòa nước), các loại đất
đá đắp không được đầm kỹ hoặc chưa được 5 năm. Nền đất yếu là nền có khả năng
chịu lực =2 tầng hoặc kiên cố cần phải quan tâm đến đất nền để quyết định loại
móng, có phải xử lý nền hay không, xử lý theo cách nào, kết cấu bên trên như thế nào,
cách đào hố móng…
Muốn có các số liệu về địa chất công trình hoặc địa chất thủy văn cần phải khảo sát,
khoan thăm dò, đo điện trở của nền…
Nều toàn bộ nền đều tốt (sơ đồ a) thì không cần phải xử lý nền và việc làm móng, kết
cấu bên trên không có vấn đề gì phức tạp, chỉ cần đào bỏ lớp đất đá phong hóa bên
trên và làm sạch mặt nền (nếu là nền đá), đào sâu >=0.5m (nếu là nền đất) đầm phẳng
rồi làm móng.
Xử lý nền xấu như thế nào?
Nếu là nền xấu (ba sơ đồ còn lại), muốn cho nền chịu được tải trọng bên trên (và cả tải
trọng chấn động của động đất) phải xử lý bằng:
- Kết cấu, là chọn kết cấu phù hợp (nhất là móng).
- Làm nền nhân tạo.
Các phương pháp xử lý nền nhân tạo.
1. Phương pháp làm tăng độ chặt của đất nền:
- Làm chặt bằng tải trọng tĩnh (thường dùng các khối bê tông hoặc chất nên móng đề
nền chịu nén trước, nếu bằng cát thì luôn phải tưới ẩm bằng nước lên cát và cát này sẽ
dùng san nền). Đây là một trong ba biện phapts cần quan tâm, Nếu là sát, sét pha cát ở
trạng thái chảy hoặc cát mịn ở trạng thái bão hòa nước (no nước) thì đây là biện pháp
hay được dùng.
- Làm chặt đất trên mặt bằng đầm (đầm nặng, đầm rung), xe lu…Biện pháp này rất
thông dụng, dùng cho mọi loại đất đát nhưng nền phải ít ẩm. Nếu dùng đầm máy, có
thể đầm chặt được lớp đất yếu đến 2,5m.
- Làm chặt đất dưới sâu bằng cọc cát, cọc đất, cọc vôi, gieesngs cát, giwngs cac tông, nổ
mìn…Biện pháp này dùng khi nhà cao >=3m tần và đất nền có độ rỗng lớn, ở trạng
thái rời, bão hòa nước, đất có kết cấu dễ bị phá hoại và kém ổn định (đất cát rời, đất
dính ở trạng thái chảy, đất bùn…)
Cọc cát giúp nước trong đất thoát nhanh, làm cho độ lún của nền chóng ổn định. Giá
thành nền cọc cát rẻ hơn nền đệm cát, đệm đât, móng cọc và dễ thi công. Do vậy, nền
cọc cát thường được dùng, nhất là khi lớp đất yếu>3m, nhưng không nền dùng khi đất
nền quá nhão. Nếu thi công tốt thì nền cọc cát có thê gia tăng cường độ gấp 2-2,5 lần.
2. Phương pháp cải tạo sự phân bố ứng suất và điều kiện biến dạng của nền đất yếu,
đó là dùng đệm cát, đệm đất, đệm đá - sỏi hoặc bệ phản áp.
Đệm cát có nhiều ưu điểm nên được dùng nhiều nhất là nơi sẵn cát. Tuy vậy,
đệm cát phải nằm trên MNN, vì nếu nằm dưới MNN thì cát có thể di động, gây độ lún
phụ thêm. Cát làm đệm cát là cát vừa, cát to tốt hơn cát nhỏ. Nếu trộn vào cát 20-30%
đá dăm hoặc sỏi thì càng tốt.
Đệm đất kinh tế hơn đệm cát. Đất làm đệm đất là đất pha sét, đôi khi dùng cat
spha sét hoặc sét. Đệm đất cũng không dùng dưới MNN.
Sau khi thi công xong đệm cát, đệm đất nếu dùng biện pháp nén bằng tải trọng
tĩnh thì càng tốt.
Đệm cát, đệm đất chỉ nên dùng khi lớp đất yếu trên bề mặt có chiều dày =3 tầng), nền xấy thì thường phải dùng móng
băng đặt sâu và diện tích móng chiếm đến 75% diện tích nền, khi đó nên dùng móng
bè. Móng bè còn dùng thích hợp khi cần hạn chế chấn động, lún kệch nhiều, cần tăng
cường độ và độ cứng của móng.
Theo vật liệu làm móng có: móng gạch xây móng đá xây, móng bê tông đá hộc,
móng bê tông, móng bê tông cốt thép, móng thép..
Theo tính chất làm việc của móng, móng có: móng cứng và móng mềm
-
-
Móng cứng làm bằng cạch xây, đá xây, bê tông, bê tông đá hộc, bê tông ít cốt thép…
Móng bê tông và bê tông ít cốt thép rất ít được dùng vì không kinh tế. Móng cứng có
thể là móng đơn, móng băng. Móng cứng chịu nén tốt nhưng chịu kéo và chịu uống
kém
Để tiện thi công, móng cứng thường có mặt cắt hình baack. Tỷ số giữa chiều
vào và chiều rộng bậc không nhỏ hơn cotga ( a là góc gứng, góc truyền lực, góc
khuyeechs tán áp lực của vật liệu). Trị số a phụ thuộc vào vật liệu làm móng.
Móng mềm: làm bằng bê tông cốt thép, thép…với nhà, móng thép rất ít khi được dùng
vì rất đắt và dễ bị ăn mòn.
Theo cách thi công có: móng liền khối và móng lắp ghép
Nhà có bền vững lâu dài hay không là tùy thuộc trước tiên ở móng.
2.2 Chọn loại móng như thế nào?
Việc chọn loại móng phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó điều kiện nền và tải trọng nhà là
quan trọng nhất.
- Nếu nền tốt (sơ đồ a): có thể dùng móng gạch xây, đá xây, bê tông đá hộc
- Nếu nền có lớp đất yếu rất dày thì thường dùng móng bè với cọc ma sát đóng xuống
sâu, có thể dùng biện pháp xử lý nền bằng cách làm chặt đất dưới sâu (không dùng
cách làm chặt đất trên mặt), không dùng đệm cát, đệm đất.
- Nếu nền có lớp trên yếu, lớp dưới tốt (sơ đồ c):
+ Khi lớp đất yếu mỏng (=3m),: như sơ đồ b (toàn bộ là đất yếu)
+ Khi lớp đất yếu có chiều dày thay đổi:
• Dùng móng băng có chiều dày thay đổi, tức là phần đất yều dày hơn thì đặt móng sâu
hơn (hình 2 sau đây)
•
Dùng móng băng có chiều rộng thay đổi, tức là phần đất yếu dày hơn thì dùng móng
rộng hơn (hình 3 sau đấy):
•
Dùng móng băng không cùng cao trình, đặt trong vùng đất tốt. (hình 4):
•
-
Dùng móng băng có cọc vùng đất yếu có chiều dày lớn.
Nếu nền có lớp trên tốt, lớp dưới yếu (sơ đồ d).
+ Khi lớp trên mỏng (2 tầng thì xử lý như nền đất yếu rất dày (sơ đồ b) nhưng không
được đặt móng sâu và không nên dùng móng cọc.
+ Khi lớp trên dày (>=3m): tận dụng lớp nền tốt bên trên, không nên ddawtj móng sâu,
nên dùng móng bè và chỉ nên xây nhà đến 3 tầng, nếu nhà >=4 tầng thì sử lý như sơ đồ
b(toàn bộ là đất yếu)…
2.3 Xác định chiều sâu đặt móng.
Chiều sâu đặt móng tính từ mặt đất tự nhiên đến đáy móng. Chiều sâu đặt m
óng phải đủ để giữ ổn định, chống xô ngang và chống lật đổ nhà. Chiều sâu đặt m óng
phụ thuộc vào tải trọng nhà (chủ yếu là chiều cao), điều kiện nên và trong mọi trường
hợp nên đặt móng trên MNN. Nếu buộc phải đặt móng dưới (thấp hơn) MNN thì phải
trành làm phá vỡ kết cấu nền khi đào hố móng và làm móng. Về kinh tế, móng đặt
càng nông càng tốt, nhưng móng đặt sâu sẽ hạn chế được lún (kể cả lún lệch), do đó
phải so sánh kinh tế-kỹ thuật để chọn chiều sâu đặt móng. Khi chiều sâu đặt móng
không quá lớn thì dùng móng nông sẽ hợp lý hơn về kinh tế-kỹ thuât. Đồi với nhà cao
=0.5m.
Khi móng không cùng độ cao thì phải dùng chiều sâu đặt móng khác nhau, tức
là phải làm giật bậc (hình 5). Với nền tốt thì tỷ số giữa chiều cao và chiều rộng của bậc
nên =15mm.
4.2 Cột gạch đá:
Cột gạch đá (cột xây bằng gạch đá) để đỡ dầm, vì kèo, sàn…Dầm, vì kèo, sàn
…không đặt trực tiếp lên cột gạch đá, mà phải qua bản bê tông cốt thép hoặc đơn giản
hơn là lớp vữa xi măng –cát M>=50, dày 30mm, rải đều trên đỉnh cột hoặc đệm gỗ.
Cột xây có tiết diện vuông, chữ nhật, tám canh, tròn, chữ thập…Để tăng cường khả
năng chịu lực của cột, nhất là cột chịu uốn thì nên đặt cốt thép hoặc lõi bê tông cốt
thép trong cột xây gạch đá: đặt ngang trong mạch vữa ngang (lưới ô chữ nhật hoặc
lưới dích dắc) hoặc dọc (đặt cốt thép bên trong hoặc bên ngoài cột).
4.3 Cột gỗ - tre:
Cột gỗ tre dùng cho nhà cấp 4 hoặc dùng cho nhà đặc biệt (xây dựng bằng gỗ tốt).
Cột tre phải thẳng, già đường kính cây >=100mm, chiều dài >=2,2m. Chỉ nhà tạm thì
dùng cột tre, cột tre được chôn xuống đất 0.5-0.6m (sau khi đã quét bitum chống ẩm),
nhà bình thường cột tre kê lên gạch đá, hoặc viên bê tông.
Cột gỗ thường có dạng tròn, đường kính >=100mm hoặc vuông 140x140, 160x160…
Cột gỗ có thể liên kết với vì kèo hoặc xà ngang bằng mộng, hoặc kết hợp với bu lông
(Nên kết hợp mộng và bu lông thì chắc hơn). Để chống gió bão, cột gỗ cần liên kết
chặt xuống nền móng bằng bật thép đuôi cá chôn sẵ trong bê tông gạch vỡ hoặc bê
tông mác thấp và bu lông. Để tránh ẩm, cột gỗ được kê lên đá tảng, gạch xây hoặc bê
tông và chân cột gần sát nền nhà cần quét bitum.
Cột thép: Trong nhà dân dụng phổ thông ít dùng.
CHƯƠNG 5
-
DẦM
Các loại dầm
Dầm thường có tiết diện chữ nhật (đặt đứng, không được đặt nằm tức là chiều cao
>chiều rộng). Các loại dầm sau:
Theo tính chất chịu lực có: dầm đơn, dầm liên tục, dầm công –xon.
Theo cách truyền tải trọng, có: dầm chính, dầm phụ.
Theo công dụng. có: dầm chính, dầm phụ…
Theo vật liệu, có: dầm bê tông cốt thép, dầm gỗ, dầm tre, dầm kim loại.
5.1 Dầm đơn:
Dầm đơn (hay còn gọi là dầm 1 nhịp) là dầm hai đầu đặt lên gối tựa (cột hoặc tường).
Phía trên của dầm đơn chịu nén, phía trước chịu kéo do vậy nếu là dầm BTCT thì cốt
thép chịu lực (dọc) đặt phía dưới là chính. Để chống lực cắt ở gần gối tựa, nên có thêm
cốt thép xiên. Cốt thép đai cũng có tác dụng chống lực cắt.
Dầm phải gối vào cột hoặc tường một đoạn không nhỏ hơn nửa chiều cao dầm (h/2).
5.2 Dầm liên tục:
Dầm liên tục (dầm nhiều nhịp) là dầm nhiều gối đỡ (tựa), tương tự như nhiều dầm đơn
ghép lại.
5.3 Dầm công –xon:
Dầm công –xon là dầm chỉ ngàm một đầu, một đầu tự do. Dầm công –xon chịu
lực gần như ngược với dầm đơn: lực kéo phía trên, chịu lực nén phía dưới. Dầm công
–xon thường dùng cho ban công, ô văng, sê – nô.
Dầm bê tông cốt thép:
Dầm bê tông cốt thép chó chiều cao h của tiết diện tính theo nhịp l của dầm:
h=1/m l
M: 5-7 đối với dầm công xon
M: 8-12: đối với dầm chính
15-20: đối với dầm phụ
>20: đối với dầm liên tục
`
Nếu các dầm phụ đặt gần nhau (300-700mmm) thì chiều cao h của nó lấy bằng
½-1/3 chiều dài của dầm phụ nó.
Chiều rộng b của tiết diện dầm bê tông cốt thép lấy bằng (1/2-2/3)h. Trong nhà
khung bê tông cốt thép, chiều rộng b của tiết diện dầm thường lấy bằng chiều rộng côt.
Người ta khuyên rằng, tỉ số giữa hai chiều của tiết diện dầm nên lấy theo “tỷ số
vàng”.Trong thực tế người ta thường lấy kích thước tiết diện dầm (mm) như bảng 1
sau:
h
b
160
100
220
120
250
150
300
200
400
250
Nguyên tắc đặt cốt thép:
Nguyên tắc đặt cốt thép trong dầm là cốt thép chịu lực đặt ở vùng dầm chịu
kéo, vùng dầm chịu kéo chỉ đặt cốt thép theo cấu tạo (không chịu lực). Số lượng và
đường kính vủa cốt théo chịu lực đặt theo tính toán. ĐƯờng kính cốt thép chịu lực
trong dầm thường lấy D12-D32 và không được nhỏ hơn b/10 (b là chiều rộng dầm(.
Thông thường khi b=150mm thì đặt 4 thanh cốt thép
chịu lực. Cốt thép chịu lực đặt ở phiwas dưới dầm có thể có đường kính lớn hơn hoặc
số thanh nhiều hơn phía trên, chẳng hạn nếu dầm đặt 2 thanh thì thanh phía dưới dầm
có thể có đường kính lớn hơn, nếu dầm đặt 3 thanh thì phía dưới dầm có 2 thanh, nếu
dầm đặt 4 thanh thì 2 thanh phía dưới dầm có thể dùng đường kính lớn hơn, nếu dầm
có 5 thanh thì phía dưới dầm có 3 thanh.
Đoạn dầm trên gối tựa cần đặt thêm các cốt thép xiên để chống lực cắt và tránh
nứt xiên (hình 6). Nếu cốt thép phía dưới >=3 thanh thì chỉ cần trừ lại 2 thanh ở góc,
các thanh còn lại có thể uốn lên phía trên. Các thanh uốn lên phải đối xứng với trục
dầm và uốn xiên góc 450 (khi dầm thấp có thể uốn thoải khoảng 30 0 khi dầm cao có
thể uốn dốc khoảng 600). Đầu các thanh uốn xiên này phải có đoạn nằm ngang dài D20
trong vùng chịu kéo và D10 trong vùng chịu nén. Khi không kết hợp được cốt thép dọc
uốn làm cốt thép xiên thì cần đặt thêm cốt thép xiên dạng vai bò (hình 7a), không được
dùng cốt thép xiên dạng cổ ngỗng (hình 7b).
Để thuận tiện cho thi công, tỏng mỗi dầm không dùng qua ba cỡ đường kính cốt thép
và trong mỗi tiết diện dầm thì cốt thép chịu lực không nên chênh lệch nhau quá 6mm.
Cốt thép cầu tạo (cốt thép giá) có đường kính D
D10-d12: Đối với dầm phụ
D12-D14 đối với dầm chính.
Cốt thép đai (cốt thép ngang) có tác dụng tiếp nhận lực cắt, gắn chặt vùng chịu kéo và
vùng chịu nén của dầm, định vị cốt thép dọc. Cốt thép đai dùng D6, đặt cách nhau
120-180mm (gần gối tựa đặt dày hơn).
Cần chú ý, nếu dầm nhỏ quá, cốt thép có thể phải đặt gần nhau quá sẽ khó đầm
đảm bảo chất lương bê tông đầm, ngược lại nếu đầm lớn quá thì có thểm giảm được
lượng cốt thép nhưng lãng phí bê tông và không mỹ quan, mà chưa chắc chịu lực đã
tốt hơn.
Dầm bê tông cốt thép có bê tông mác thường 150-200. Lớp bê tông bảo vệ cốt
thép của dâm như cột BTCT.
5.4 Dầm gỗ:
Dầm gỗ được dùng trong khung gỗ, tre, dầm đỡ sàn gỗ, dầm đỡ ván ghép trên
sàn bê tông cốt thép, dầm treo trần…Không được khoan dầm gỗ để đặt đường điện,
đường nước.
5.5 Dầm thép:
Dầm thép ít được dùng trong xây dựng nhà ở.
CHƯƠNG 6 SÀN
1.
2.
1.
2.
3.
4.
6.1 Định nghĩa sàn:
Sàn được đặt trên trường hoặc dầm. Nếu sàn đặt trực tiếp trên trường hoặc đặt
trên dầm lẫn vào tường thì gọi là “bản phẳng”, nếu sàn có dầm đỡ thì gọi là “bản
sường”. Bản phẳng tận dụng được chiều cao của phòng và không phải làm thêm trần,
bản sường làm giảm chiều cao của phòng (do chiều cao của dầm chiếm) và có cảm
giác nặng nền nên phải làm trần để che dầm.
Tường và dầm chia sàn thành các ô (thường là ô chữ nhật). Dầm dọc là dầm đặt
theo cạnh dài của ô sàn, dầm ngang là dầm đặt theo cạnh ngắn của ô sàn.
Hai sơ đồ hệ dầm sàn:
Tại chỗ dầm dọc và dầm ngang giao nhau đều có cột thì gọi là dầm “dầm sàn”, không
phân biệt dầm chính, dầm phụ.
Có những dầm dọc không đặt trực tiếp lên cột mà đặt lên dầm ngang, làm việc như
dầm phụ, còn dầm ngang thì đóng vai trò dầm chính.
Thông thường, khi sàn có chiều dài >=6m. các dầm chính đặt trong chiều rộng của sàn
hoặc nhà, cách nhau 4-6m, dầm phụ đặt vuông góc với dầm chính. Trong phạm vi mỗi
nhịp của dầm chính (khoảng cách giữa hai cột). có thể đặt 1-3 dầm phụ (hoặc nhiều
hơn), trong đó nên có dầm phụ đặt ngay trên đầu cột. Khoảng cách giữa các dầm phụ
phụ thuộc loại bản (sàn) và hoạt tải (tải trọng di động) với bản sường loại dầm thì các
dầm phụ đặt cách nhau 1,5-3m (có thể đến 3,6m), với bản kê bốn cạnh thì cac dầm phụ
đặt cách nhau 2,5-3,5m (có thể đến 4m). Dầm chính phải đặt vào tường 0.2-0.25m.
Nếu sàn chỉ đặt lên hai cạnh đối diện nhau hoặc đặt lên 3-4 cạnh nhưng tỉ lệ
cạnh dài và cạnh ngắn >=2 thì gọi là “bản dầm”, nếu tỉ lệ đó =120mm.
Sàn có sàn ngăn các tầng, sàn mái bằng, sàn khu phụ, sàn ban công…
Sàn có nhiệm vụ chịu lực và ngăn che, đóng vai trò khá lớn trong việc đảm bảo
tính ổn định và độ cứng không gian của nhà.
6.2 Các thành phần chính của sàn:
Sàn có hai phần chính: chịu lực và mặt sàn. Phần chịu lực của sàn có thể bằng bê tông
cốt thép, thép, gỗ, gạch…nhưng thông dụng nhất là bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Mặt
sàn có thể lát bằng gạch (đất sét nung, men, là nem…) tấm granito, gỗ (ghép, pac – kê)
hoặc láng trải thảm.
Các yêu cầu về mặt sàn:
Vật liệu cần chống được sự mài mòn và va chạm
Dễ bảo dưỡng, chống đọng bẩn và biến màu.
Mùa hè mát, mùa đông ấm
Thẩm mỹ khi ở
Sàn có sàn bê tông cốt thép và sàn gỗ.
6.3 Sàn bê tông cốt thép:
Sàn bê tông cốt thép có thể gác lên dầm bê tông cốt thép, dầm gác lên tường và
cột hoặc dầm chỉ gác lên tường.
Bản phẳng bê tông cốt thép tốn cốt thép, tốn bê tông hơn bản sườn bê tông cốt
thép.
Người ta thường lộn ngược bản sường bê tông cốt thép (cho dầm lên trên) để
phẳng phía dưới, do đó không cần phải làm thêm trần phía dưới và tận dụng các hộc
phía trên để cách âm.
Thường thường người ta hay lấy chiều dày của sàn bê tông cốt thép đổ tại chỗ
là 60-80mm, sàn mái và sàn khu phụ là 50-70mm. Nhưng thông thường người ta lấy
100mm chung. Không nên làm sàn dày quá, sẽ tăng khối lương bê tông đáng kể nhưng
mỏng quá sàn sẽ bị rung khi đi lại. Chiều dày sản chủ yếu phụ thuộc loại sàn, chiều
rộng của sàn. Khi các dầm phụ đặt gần nhau (cách nhau 300-700mm) thì được “bản
dày sườn” chỉ cần dày 30-50mm. Lớp bê tông bảo vệ cốt thép dày >=10mm (nhà ở
vùng biển thì lớp bảo vệ bê tông cốt thép dày >=12mm).
Thông thường ở vùng giữa ô sàn thì phía dưới chịu kéo, phía trên chịu nén, ở
vùng xung quanh ô sàn thì ngược lại. Cốt thép trong sàn vẫn bố trí theo nguyên tắc là
đặt cốt thép chịu lực ở vùng chịu kéo (uốn) và không được nhầm lẫn. Dùng cốt thép
D6-D8.
Đối với sàn bản dầm, cốt thép chịu lực đặt ở phía dưới, theo chiều ngắn của ô
sàn, đặt cách nhau 70-150mm (ở vùng giữa ô sàn đặt dày hơn).
Tại vùng sàn sát tường thường có Mô men âm nên cần bẻ 2/3 số thanh chịu lực
(cách 1 bẻ 2) một đoạn l0/10 với góc bẻ a =300 (l0 là khoaongr cách giữa hai gối tựa)
lên phía trên để tiếp nhận ứng suất kéo do mô men âm gây ra. Các thanh còn lại phía
dưới sàn (không bẻ lên) phải còn >3 thanh trên 1m dài. Cốt thép phân bố là D6, đặt
vuông góc với cốt thép chịu lực, cách nhau 1000mm, xây bằng vữa M=>25.
Tường xây gạch cay (gạch cay đất và gạch cay xỉ lò vôi) xây nhà tạm, nhà cấp 4,
tường lấp khung, tường ngăn..Tường gạch cay có chân dày 400mm, cao 0,6-0,8m,
móng đặt sâu 0,2-0,4m, thân tường dày 200mm, cao 1.2-1.5m. Tường gạch cay đất xây
bằng vữa đất sét hoặc vữa đất sét trộn vôi. Tường gạch cay xỉ lò vôi nếu thân tường
xây bằng gạch đất sét nung thông thường càng tốt, nếu làm tường chịu lực, xây bằng
vữa vôi – cát, vôi – cát đất sét. Nơi ẩm hoặc nơi nhiệt độ cao thì không dùng được
tường cay.
-
-
7.2 Tường đá
ở những nơi sãn có đá xây thì xây tường đá kinh tế hơn tường xây bằng gạch, nhưng
tường đá cũng chỉ nên xây tường hầm, tường tầng 1 và tầng 2 của nhà đến hai tầng, vì
khối lượng thể tích của đá lớn làm tăng trọng lượng của nhà. Tường có thể xây bằng
bất cứ loại đá nào: đá hộc, đá ba lát. Đá phiến, đá ong, đá vôi vỏ sò, đá cát kết…tuy
vậy thông dụng nhất là đá hộc, đá đẽo, đá ong. Đá xây tường phải đạt mác thiết kế, đủ
độ cứng, độ đặc chắc, phải ít thấm nước, chịu được mài mòn, cách nhiệt…và không có
vết nứt, không bị phân lớp, không bị phong hóa, không lẫn tạp chất (sét, tạp chất dễ
hòa tan, dễ phân rã…) không bị bẩn, rêu bám. Vữa xây tường đá phụ thuộc loại đá,
loại tường, mác vữa có thể lấy như sau:
=>25 khi xây đá mac =>50
10-25 khi xây đá mác 25-50
Các loại tường đá khác nhau có các yêu cầu khác nhau. Khi xây tường đá không tát thì
mặt vữa như tường gạch không trát
Tường bằng đá hộc có chiều dày 300-800mm, chiều cao 250mm, chiều dày =>100mm, chiều rộng =>200mm.
Những viên đá hộc dùng để giằng phải =>300mm, mặt phô ra ngoài phải có diện tích
=>300mm2, độ lõm 70%
viên đá hộc năng 10-20kg.
Tường xây bằng đá ba lát có thể xây cao lên đến 4m, dày 220-250mmm.
Tường xây bằng đá đẽo có loại đẽo kỳ hai mặt để xây góc tường và đẽo kỹ một mặt để
xây khe lún. Khi xây cần phối hợp các viên đá to và các viên đá nhỏ cho hợp lý, tạo
mạch xây dạng “hoa thị” (hình 13a), không được có quá nhiều viên đá bốn cạnh (1 ở
hình 13b) hoặc viên đá lõm mặt (2 ở hình 13c).
Tường xây đá đẽo theo kiểu tổ ong như ở hình 14.
-
-
-
Tường xây đá chẻ có chiều dày 100mm thì phải bổ trụ 220x220, 220x350mm, chiều
dày 220 thì phải bổ trụ 220x350, 220x450mm. Khi vây nhà 1 tầng có hai gian nhưng
không có tường ngăn thì tường xây bằng đá chẻ phải bổ trụ 335x350 mm để đỡ kèo.
Tường xây đá ong phải chọn các viên đá ong chắc, màu sẫm, hình dạng đều đăn,
không sứt mẻ nhiều, đã để ngoài trời >3 tháng. Tường xây bằng đá ong dùng vữa vôi –
cát, có thể dùng vừa đất sét trộn với cát nhưng kém bền và chỉ nên xây tường hàng rào.
Tường xếp đá khan dùng đá hộc, không dùng vữa, các mạch và lỗ trống được chèn kỹ
bằng đá vụn. Khi xếp tường bằng đá khan cần đảm bảo các yêu cầu:
+ Chỉ dùng cho tường thấp (cao75 hoặc đá Mác >100.
Khi xây tường chịu lực bằng gạch, đá thì dùng vữa xi măng-cát, vữa tam hợp có
mác:
10-25: khi xây gạch đất sét nung
25-50: khi xây gạch silicat, đá đẽo
50-75: khi xây đá hộc
Tường không chịu lực:
Tường không chịu lực có thể là tường dọc, tường ngang, tường ngoài, tường trong…
tường không chịu lực chỉ chịu trọng lượng bản thân và có thể xây với bất cứ viên xây
nào.
Tường lấp khung:
Tường lấp khung là tường không chịu lực, bịt các lỗ thi công…tường lấp khung có thể
là tường ngoài hoặc tường trong.
Tường xây lấp khung thép phải xây bằng vữa xi măng-cát, không được xây
bằng vữa có vôi vì vôi sẽ ăn mòn thép.
Tường ngoài;
Tường ngoài có tác dụng bao che cho nhà, cách ly ảnh hưởng của môi trường bên
ngoài, cho nên cần đảm bảo cá yêu cầu về chống mưa gió, nhiệt độ..tường ngoài nền
dày >1 hàng gạch, bằng gạch đặc và nên bằng gạch nguyên (hạn chế gạch vỡ). Tường
ngoài xây bằng vữa xi măng-cát, vữa tam hợp với mác thấp nhất như ở bảng 2.
Bảng 2
Mức độ ẩm ướt
Ít ẩm
ẩm vừa
Rất ẩm
-
I
25
50
75
II
25
50
75
Nhà cấp
III
25
25
50
IV
25
25
50
Muốn thay đổi chiều dày tường ngoài thì theo các cách sau đây:
Để phẳng mặt ngoài, thu phí trong, từ chân tường (hình 15a).
Thu phía ngoài, từ chân tường (hình 15b)
Thu phía ngoài, từ bậc cửa sổ (hình 15c).
Mặt ngoài của tường ngoài cần trát chống thấm, mặt trong trát như tường trong.
Tường trong:
Tường trong có thể là tường chịu lực nhưng thường là tường để phận chia, tạo không
gian trong nhà. Tường trong thường xây bằng gạch dày ½ gạch, ¼ gạch vách ngăn.
Nếu tường trong là tường không chịu lực thì xây bằng gạch đất sét nung loại II, có thể
dùng gạch 2-6 lỗ dọc, gạch không nung.
Vữa xây trong thường là mỏng nên phải xây thật thẳng đứng, các mạch vữa thẳng
đứng phải chèn vữa thật đầy.
Khi tường trong ở tầng dưới là tường dày 1 gạch, tầng trên là tường dày ½ gạch thì
thay đổi chiều dày tường như hình 16:
a. Thu cần cả hai phía tường
b. Thu vào một phía tường (lệch tâm)
Tường bổ trụ:
Tường bổ trụ là tường có gia cướng thêm bằng cách bổ các trụ lẫn một phần vào chiều
dày của tường, để tăng độ ổn định và sức chịu lực của tường. Tường bổ trụ phải xây
sao cho phần trụ và phần tường bao quanh thành một khối thống nhất, cùng chịu lực
(chú ý các mạch vữa không trùng nhau). Cũng có thể bổ trụ chỉ là để phân chia tường
theo yêu cầu thẩm mỹ.
Tường bổ trụ được xây bằng gạch, đá thông thường, nên xây bằng vữa xi măng-cát
mác>50.
Tường tầng hầm:
Tường tầng hầm có chiêu cao không lớn lắm nên thường dùng cổ móng làm tường (do
vậy còn gọi là tường móng). Mặt trong và mặt ngoài của tường hầng hầm đều thẳng
đừng (dày như nhau và không có bậc).
Tường tầng hầm có thể xây bằng gạch, đá. Nếu xây bằng gạch thì tầng hầm phải dày
>1 gạch, bằng đá;
>300mm khi dùng đá phiến
>350mm khi dùng các đá khác
Gạch đá và vữa xây tường hầm như xây móng. Nếu cổ móng kết hợp làm tường tầng
hầm thì sàn phải cách tường bằng lớp vữa xi măng-cát trát kỹ, phía ngoài móng bọc
bằng lớp mattit cách nước. Có thể phủ một lớp giấy dầu tẩm bitum cho mặt bên tường
hoặc nằm ngang giữa tường và đế móng. Khi MNN thấp, có thể chỉ cần quét 2 lớp
bitum lỏng hoặc miết đất sét bên ngoài tường hầng hầm rồi trát vữa xi măng –cát M75.
Để tránh ẩm cho mặt nền tầng hầm cần quan tâm đến chống nước thấm từ nền lên mặt
nền tầng hầm gần MNN, nền làm các lớp như chống hiện tượng “đọng sương” của nền
nhà, trước lúc rải lớp vữa xi măng-cát M100 dày 200mm, cần đổ lớp bê tông cốt thép
dày 50mm.
Tường khu phụ:
Tường khu phụ luôn ẩm ướt nên cần xây bằng gạch già lửa, vữa xi măng-cats mác>50,
mạch vữa dày 12-15mm, ốp gạch men kĩnh.
Tường treo;
Tường treo dùng khi cần mở rộng phòng hoặc trên cửa, được đỡ bằng dầm đỡ
tường. Tại vùng tường trên gối tựa (A, B ở hình 17) bị nén cục bộ nên cần phải gia
cường bằng cốt thép hoặc xây vữa mác cao hơn. Cần chú ý là, vì mảng tường treo trên
dầm khi chưa đông cứng thì dầm chịu moomen uốn lớn nhất ở giữa nhịp dầm, cho nên
chống tạm ở giữa dầm sau khi xây tường trwo một tuần mới được dỡ bỏ cột chống tạm
(hình 17).
Tường treo thường xây bằng gạch, dày >1/4 gạch, vữa xi măng-cát mác 25-30.
Tường thu hồi:
Tường thu hồi dùng khi có dốc hoặc giả mái dốc, đó là mảng tường hình tam giác từ
xà hoặc trần trở lên. Tường thu hồi thường xây bằng gạch, đá, vữa xi măng cát mác
10-25 với độ thu như mái. Xây thô sau 7-10 ngày thì đặt xà gồ và tiếp tục xây hoàn
chỉnh như thiết kế.
Tường chắn mái
Tường chắn mái xây xung quanh mái nhà để che mái. An toàn cho người lên mái, gây
ấn tường cân đối cho nhà…tường chắn mái chịu tải trọng gió nên không xây cao quá
0,6m và nên thông thoáng (nên dùng con tiện sứ, gạch lỗ hoa…) để gió có thể qua.
Tường chắn mái bằng xây bằng gạch tốt nhất là kết hợp với con tiện sứ, con tiện bê
tông đúc sẵn có bổ trụ cách nhau 2-3m. Tường chắn mái chịu mưa nắng nên phải trát
bằng vữa xi măng-cát M>25. Đỉnh tường chắn mái nên dốc vào phía trong để tránh
nnuwowcs mưa chảy ra phía ngoài làm bẩn tường.
Tường cách âm:
Tường cách âm có hiệu quả khi xây bằng gạch đất sét nung >6 lỗ. Nếu trong tường có
lớp bôn khoáng hoặc rỗng thì cách âm tốt. Thông thường tường dày gấp đôi thì hiệu
quả cách âm cũng gấp đôi. Muốn tường cách âm tốt thì các mạch vữa xây phải no
mạch.
Tường cách nhiệt:
Tường cách nhiệt là tường ngoài, nhất là tường phía Tây, chủ yếu để chống nóng do
nắng rọi trực tiếp vào tường, ngoài ra còn tường bếp…
Thông thường nên xây tường cách nhiệt dày 1 gạch (với tường ngoài thì không xây
bằng gạch lỗ, sẽ bị thấm).
ở tỉnh Bình Định nhà làm tường toocxi hai lớp có tác dụng chống nóng rất tốt. Để chốn
nóng cho tường có thể dùng các biện pháp che chắn, trong đó biện pháp trồng cây che
rất hiệu quả.
Tường trình:
Tường trình thường là bằng đất, trình bằng xỉ lò vôi thì càng tốt. Nếu nguyên liệu để
trình tường tốt, kỹ thuật đảm bảo thì chất lượng tường trình như tường xây bằng gạch
không nung thủ công.
Tường trình bằng đất có chân dày 800mm, móng đặt sâu 0.2-0.3m thân tường giật cấp
hoặc hình thang. Tường trình bằng đất không nên cao quá 2.5m và không đặt kèo trực
tiếp lên tường. tường trình bằng xỉ lò vôi (vôi trạt) móng rộng 500-800mm, đặt sâu
0.2-0.3m, chân dày 400mm, cao 0.8m (tổng cộng cao 75, đá, bê tông không xây
bằng gạch rỗng, gạch không nung, nên xây bằng vữa mác >50, trát bằng vữa mác 2550, trát dày 15mm (nếu chân tường bằng bê tông thì không cần trát).
Hốc tường:
Hốc tường là chỗ lõm vào tường, để làm tường, đặt tủ…Hốc tường thường sâu 75
thì L lấy theo bảng 3 phải nhân với 0.7 khi mác 15-25
0.8 khi mác 35-50.
Chiều cao cấu tạo nhỏ nhất h(hình 20) của lanh tô loại này tỉ lệ với nhịp L, lấy theo
bảng 4 nhưng không nhỏ hơn 4 hàng gạch hoặc 3 hàng đá.
-
Mác vữa lanh tô loại này lấy như sau:
>25: khi vỉa đứng
>4 khi vỉa nghiêng.
Lanh tô loại này thi công phức tạp, dễ bị nứt khi hai gối tựa của nó lún không đều. Khi
lanh tô sát góc tường thì không dùng loại lanh tô này.
Lanh tô gạch đá xây bằng, có bê tông cốt thép (hình 21) được dùng nhiều, vì đảm bảo
ổn định nhất là lanh tô sát góc tường.
Nhịp lớn nhất L của lanh tô loại này phải 50,
Cần đặt cốt thép D>6mm suốt chiều dài lanh tô, có uốn móc 2 đầu; sâu vào 365mm, bẻ
vuông 70mm, mấu dài 140 ôm các viên gạch (hình 22). Khi tường dày >220mmm thì
đặt 3 thanh coogs thép, tường dày 100, dày 20mm (không dùng các loại vữa có vôi, vì
vôi ăn mòn cốt thép).
•
•
Lanh tô gạch đá cuốn vòm (vòm phẳng) có các hình dạng sau đây:
Vòm vành lược: thường có bán kính R của vóm bằng chiều rộng (nhịp) L (hình 23a).
Vòm bán nguyệt: thường có R=L/2 (hình 23b).
Ngoài ra vòm còn được cuốn theo các hình bầu dục, ôvan (hình 24a, 24b, 24c, 24d,
24f…) Nhưng thông dụng nhất là hình bán nguyệt và dạng gãy khúc. Nếu theo dạng
hình bán nguyệt thì lực đẩy ở cân vòm =0.
Nhịp lớn nhất L của lanh tố cuốn vòm vành được lấy theo bảng 3; của lanh tô cuốn
vòm bán nguyệt lấy =0.6m
Ô văng có 3 loai:
Xây gờ như gờ tường.
Dùng tấm BTCT M150-200, dày 60-80mm (thường đúc sẵn và cắm vào tường khi xây
tường) hoặc làm thêm mái lớp bằng ngói, tôn…có độ dốc >8% (hình 29)
Kéo dài mái (mái bằng hoặc mái dốc) hoặc sàn một đoạn để che cửa (như mái đua).
Vài loại ô văng mái lợp như ở hình 29:
1. Thanh chống 2. Congxon 3. Xà gồ 4. Cầu phong 5. Lito 6. Tấm lợp 7. Chốt đuôi cá
Thường dùng tấm ô văng bê tông cốt thép kết hợp với lanh tô BTCT đúc sẵn như hình
30
-
Dù trong trường hợp nào (lắp ghép, đổ tại chỗ hoặc kết hợp) thì cốt thép chịu lực của ô
văng cũng phải đặt phía trên của tấm ô văng (hình 31)
Vữa trá ô văng BTCT là vữa xi măng cát có mác >25, trát dày 10-15mm.
Mái đua
Mái đua là bộ phận nhô ra khỏi tường để bảo vệ tường, tránh mưa nắng hắt vào tường
và tạo đường nhấn mạnh cho nhà, tạo cảm giác an toàn và che chở cho nhà. Thực chất
mái đua cũng là ô văng, chỉ khác là ô văng chỉ che cửa, còn mái đua thì che cho cả
chiều dài tường, trong đó có cả cửa.
Mái đua cũng có 3 loại như ô văng.
Mái đua thường kết hợp với ban công tầng trên hoặc kết hợp với sê-nô.
Gờ hắt nước của mái đua bê tông cốt thép cũng ở phía dưới như ô văng, sê-nô.
Mái đua cũng nên có trần. trần mái đua như trần nhà.
Vữa trát mái đua bê tông cốt thép là vữa xi măng cát mác >=25, trát dày 15mm.
Giằng tường:
Giằng tường (đai tường) thường bằng bê tông cốt thép, có thể bằng gạch và có đặt cốt
thép.
Giằng tường là một biện pháp xử lý bằng kết cấu có hiệu quả.
Khi sàn BTCT đổ tại chỗ và phủ lên toàn bộ chiều dày tường thì không cần làm giằng
tường.
Giằng tường liên kết các tường làm thành kệ không gian, đảm bảo ổn định của tường
và độ cứng không gian của nhà. Giằng tường có nhiệm vụ tiếp thu các ứng lực kéo, mô
men và lực cắt khi có lún lệch. Giằng tường tạo cho các tường ngang và tường dọc
thành một khối thống nhất, làm cho các góc tường không bị xé nứt. giằng tường đặt
dưới trần nhà còn có tác dụng chống nứt (do nhiệt độ) cho tường.
Thiết kết giằng tường là xác định vị trí đặt giằng, kích thước, số lượng giằng và lượng
cốt thép cần thiết trong giằng để đảm bảo điều kiện chịu lực. Vị trí của giằng tường
phụ thuộc tính chất biến dạng của nhà: nhà có thể bị uốn cong xuống hoặc bị uốn vồng
lên. Do đó vị trí của giằng tường có thể ở chân tường hoặc đỉnh tường. Khi tường
tương đối cao (>=4m) hoặc có nhiều lỗ cửa thì nên làm giằng tường ở vị trí lanh tô
cửa. Xét về điều kiện làm việc của kết cấu, hợp lý nhất là làm giằng tường ở đỉnh
tường. Để cho nhà có độ cứng không gian lớn, giằng tường thường được làm liên tục
khép kín suoosts các tường dọc và tường ngang. Khi là nhà khung chịu lực thì giằng
tường kết hợp với dầm và sàn BTCT thành một khối, do đó không phải làm giằng
tường ở đỉnh tường. Khi là nhà tường chịu lực thì giằng tường làm ở đỉnh tường đúc
(đổ BT tại chỗ) cùng với sàn BTCT hoặc đặt (lắp ghép) bản sàn đã đúc sẵn lên trên
giằng tường. Nếu làm thêm giằng tường ở chân tường thì càng tốt.
Kích thước, số lượng giằng tường và lượng cốt thép cần thiết trong giằng tường
xác định theo tính chất của nền. Giằng tường chính là dầm chịu lực nên kết cấu sao
cho tận dụng được hết khả năng chịu lực của vật liệu.
Giằng tường thường dày (cao) bằng một hoặc hai hàng gạch (cả vữa).
Khi làm giằng tường bằng gạch có đặt cốt thép thì dùng cốt thép đường kính
D6-D12, đặt 3-6 thanh trong một giằng với chiều dày mạch vữa 30-40cm, M>=100.
Không được dùng vữa có vôi (sẽ ăn mòn cốt thép).
Neo tường:
Neo tường là liên kết giữa các tường với nhau bằng giằng tường, giữa tường với mái
và giữa tường với sàn. Khi dầm, sàn đặt sâu vào tường>=120mm thì không cần neo, vì
đã có lực ma sát lớn. Nếu sàn hoặc panen sàn gách lên giằng tường thì phải neo vào
giằng tường (các panen cũng phải neo với nhau) đề phòng lực ma sát, lực dính bị phá
hoại khi xảy ra động đất, cháy hoặc lực ma sát giảm nhiều khi các gối tựa bị ẩm ướt.
Nếu phải neo thì neo làm ở khe cấu kiện với diện tích neo >=0.5cm 2, và khoảng cách
các neo =0.5cm 2 và khoảng cách các neo =50 dày 30mm.
Tấm đệm còn có tác dụng liên kết trụ với tường, khi đó thường tấm đệm được
làm bằng bê tông cốt thép, phải dày >=140mm và đặt hai lớp lưới thép (hình 32)
Gờ tường:
Gờ tường để ngăn nước mưa không chày gióng theo mặt đứng của tường, mà chảy
thành giọt xuống dưới đất, đồng thời chia mặt đừng của nhà thành từng phần, tạo sự
hài hòa, cần đối cho nhà.
Gờ tường có gờ hắt nước, gờ ngang tầng (cùng cao độ với sàn), gờ đầu, gờ trang trí…
Gờ tường từ cao độ 1m trở lên (tính từ mặt vỉa hè) không nhô quá chỉ giới đường đỏ
0,2m – điều 7.4.1 của Luật Xây dựng. Gờ hắt nước có cấu tạo giống nhau ở đầu giọt
chảy của gờ; phải đảm bảo chiều rộng rãnh lõm móc nước >15mm (hình 33a) để cho
nước không chảy chờm vào mép trong, không được cấu tạo như hình 33b.
Gờ hắt nước xây bằng gạch có thể như ở hình 35a
Hoặc bê tông cốt thép nhu ở hình 35b. trong đó (1-gờ, 2- tấm tôn, 3-lanh tô, 4-móc
nước, 5-khuôn cửa).
Gờ đấu là gờ giao nhau giữa gờ ngang và gờ dọc.
Một số gờ hắt nước hình 34
CHƯƠNG 8 CẦU THANG
Cầu thang có thể làm bằng BTCT, kim loại, gỗ, gạch đá…nhưng hiện nay cầu thang
btct đổ tại chỗ được dùng phổ biến, cầu thang btct dùng cho nhà thường có các bộ
phận như sau:
8.1 Thân thang:
Thân thang (đan thang) dốc tốt nhất 26024’-29045’ tương ứng với bậc cao 160mm rộng
280mm (hoàn thiện) thông thường đa số nhà dân dụng cao: 160-170mm rộng 250mm.
Trong một nhịp (một đợt thân thang) nên là số lẻ bậc. Chiều cao nhà ở dân dụng tầng 1
thường là 3.6m (21 bậc), các tầng còn lại cao 3.3m (17 bậc). Chiều rộng lòng thân
thang nên >=0.8m.
Bản thân thang dày 60-70mm, cốt thép đặt phía dưới theo ô lưới: chiều ngagn
đặt 8D6-D8 trên 1 m dài, chiều dọc đặt D6-8 cách nhau a=200mm. Các cốt thép ngang
nên bẻ lên quá dầm cốn thang để sau này hàn với lan can. Để chốn moomen có thể làm
thân thang xoay tự do, phải bẻ cốt thép ngang (cách 1 bẻ 1) lên phía trên bản thân
thang như hình 36. Bản thân thang phải cắm vào tường >100mm.
8.2 Dầm thân thang:
Dầm thân thang có ở ba phía nhưng phía dưới và phía trên chính là dầm chiếu nghỉ.
Dầm chiếu nghỉ có tiết diện 160x200; 200x240 (mm), đặt 2D14 ở phía dưới, 2D10 ở
phía trên. Vì lực cắt ở gối của dầm này lớn và giữa dầm bị cốt thép chịu lực của dầm
cốn thang neo vào nên ở gối và giữa dầm chiếu nghỉ đặt cốt thép đai D6 dày hơn (cách
nhau 100-120mm), còn các chỗ khác của dầm chiều nghỉ thì đặt cách nhau 120160mm. Để đảm bảo an toàn, cốt thép chịu lực của dầm chiếu nghỉ nên đặt 1D14 ở
giữa 2D14 phía dưới và uốn lên phía trên dầm như ở hình 37. Để cho mỹ quan (nhìn từ
dưới lền), dầm chiếu nghỉ thường đặt phía trên sàn bê tông cốt thép của chiếu nghỉ
(dầm treo), sàu này dùng gạch rỗng lấp cho phẳng phía trên bằng cao trình sàn tầng.
Liên kết và đặt cốt thép ở dầm thân thang (dầm chiếu nghỉ) và cốn thang như ở
hình 38. Liên kết và đặt cốt thép ở dầm thân thang và bản thân thang như ở hình 39.
Bản thân thang dùng BT M200, các dầm thân thang dùng bê tông M150.
Chiều cao lan can nên 0.8-0.9m. Khoảng cách các thanh chắn lan cản phải =50 và phải chèn kỹ, đầy
vữa.
Bậc cầu thang nên dốc ra phía ngoài để tránh đọng nước. Bậc cầu thang nên có
gờ ở mũi bậc, nhô ra một ít hoặc có thành nghiêng để mở rộng (mặt) bậc, tạo mỹ quan
và tránh chạm gót chân, gót dày dép vào thành bậc khi bước xuống. Gờ bậc thang phải
làm cần thận vì hay sứt mẻ khi sử dụng. Có điều kiện nên nẹp gờ bằng đồng, nếu
không có thể mài góc tròn, không để góc nhọn. Một số kiểu mũi bậc thang như ở hình
40: mũi bậc (gờ) có thể trát vữa xi măng cát mác >50 dày 20mm, đánh màu xi măng
nguyên chất (không có cát).
8.3 Chiếu nghỉ:
Chiếu nghỉ: cấu tạo như thân thang. Bản chiếu nghỉ dùng bê tông M200, dầm chiếu
nghỉ dùng bê tông M150. Mặt chiếu nghỉ như mặt bậc thang
1.
2.
3.
1.
2.
1.
2.
3.
CHƯƠNG 9 MÁI
Mái có mái bằng, mái dốc và mái cuốn. Trong xây dựng nhà, mái cuốn rất ít được
dùng
9.1 Mái bằng
Mái bằng có độ dốc < 8% (theo quy định), tuy vậy mái bằng thường có độ dốc 2%.
Mái bằng thường bị nóng và thấm dột, tuy vậy hai vấn đề này có thể khắc phục được.
Mái bằng cần có cấu tạo theo bốn phần cơ bản với thứ tự từ dưới lên trên như sau: 1)
chịu lực và tạo dốc, 2) chống thấm, 3) chống nóng và 4) bảo vệ.
9.1.1 Phần chịu lực và tạo dốc của mái bằng
Phần chịu lực và tạo dốc của mái bằng thường là sàn bê tông cốt thép đổ tại
chỗ. Khi dùng sàn mái bằng bê tông cốt thép cần chú ý:
Cốt thép nên có hai lớp, đặt phía dưới sàn.
Cần tăng cường cốt thép ở bốn góc sàn, mỗi góc dùng 5 thanh cốt thép () 6 – 12mm,
đặt theo dạng nam quạt (xuất phát từ góc), dài 1,2 – 1,5m để chống nứt.
Bê tông sàn mái có mác ≥ 200, dùng sỏi hoặc đá dăm cỡ nhỏ (≤ 20mm), lượng xi
măng phải 330 – 360kg/m3 bê tông (xi măng nhiều quá sẽ bị nứt, ít quá thì không tốt)
và nên dùng xi măng giãn nở, không được dùng xi măng co ngót. Về cốt liệu thì nên
tăng cát, giảm sỏi (đá dăm) so với bê tông cùng mac thông thường.
Theo chúng tôi, cần dầm lại bê tông để đảm bảo chất lượng bê tông nhưng đặc
biệt là tăng khả năng chống thấm của bê tông. Cách dầm lại bê tông như sau : Sau khi
dầm bê tông như bình thường khoảng 1 – 3 giờ (phụ thuộc khí hậu, loại xi măng dùng,
…) thì dầm lại bê tông một lần nữa. Dầm lại có tác dụng như sau:
Tăng cường độ bê tông lên 10 – 15% (ở tuổi 28 ngày).
Tăng độ chặt của bê tông nên chống thấm sẽ tốt hơn.
Cách xác định tương đối chính xác thời gian dầm lại bê tông như sau: Dùng
ngón tay ấn lên mặt bê tông, nếu thấy có vết lõm thì dầm lại ngay, nếu còn dính bê
tông vào ngón tay, chưa tạo được vết lõm hoặc mặt bê tông còn nổi nước thì phải chờ,
nếu mặt bê tông đã cứng, khó tạo thành vết lõm thì không đầm lại được nữa.
Cách đầm lại bê tông như sau:
Dùng bàn xoa vỗ mạnh mặt bê tông cho nổi nước lên.
Rây bột xi măng đều thành lớp mỏng lên mặt bê tông (lớp bột xi măng này không
được quá dày: bê tông có thể bị nứt, quá mỏng: ít tác dụng).
Dùng bàn xoa vỗ kỹ cho phẳng mặt bê tông.
Phải đầm lại bê tông xong trước khi bê tông kết thúc ninh kết.
Nếu phần chịu lực mà dùng bê tông chống thấm thì càng tốt. Bê tông chống
thấm dùng xi măng mac > 400 và khống chế tỷ lệ Nước/Xi măng = 0,50 – 0,55 (nhiều
nhất là 0,65), có thể dùng phụ gia chống thấm để được bê tông chống chấm tốt hơn.
Lớp tạo dốc dùng bê tông mac thấp đổ ngay sau khi đầm lại bê tông.
9.1.2 Phần chống thấm của mái bằng
Phần chống thấm (cách nước, ngăn nước) của mái bằng thường dùng loại
cứng, không dùng loại mềm.
Tại Điều 3.8.3 (Giải pháp kỹ thuật được chấp thuận) của Quy chuẩn Xây
dựng Việt Nam – 97 quy định:
1. Được phép áp dụng những giải pháp chống thấm sau đây:
a) Ngâm nước xi măng trên bề mặt bê tông cốt thép;
b). Sơn bitum cao su;
c. láng vữa xi măng – cát vàng có chống nóng phía trên
d. vật liệu và kỹ thuật chống thấm mới có hiệu quả.
2. Không được phép áp dụng những giải pháp chống thấm sau đây:
a. Quét bitum
b. Dán giấy dầu hoặc giấy cao su cách nước
c. lãng vữa xi măng-cát vàng có chống nóng phía trên.
Sau vài ngày làm lớp tạo dốc thì ngâm nước xi măng. Theo chúng tôi, biện pháp ngâm
nước xi măng rất hiệu quả. Ngâm nước xi măng để các hạt xi măng bịt kín các khe kẽ
của bê tông. Cách ngâm nước xi măng như sau: xây 2-3 lớp gạch đặc quanh diện tích
sàn, bơm nước đến >100mmm. Dùng xi măng bột đổ vào nước, cứ 5-7 kg cho 1m 3
nước, đi ủng vào và dùng chổi tre khuấy một lần đến khi nước không rỉ xuống dưới
sàn mới thôi. Nếu ngâm 1 tuần mà nước vẫn rỉ xuống dưới sàn thì tháo nước cũ, quét
sạch lớp xi măng đọng trên mặt sàn, làm lại như trên ddeens khi nước không rỉ xuống
sàn mới được. nên bắt đầu ngâm nước xi măng khi nóng nhất (thường là khi 15 giờ
hàng ngày), vì khi đó các vết nứt bê tông mở rộng nhất.
Khi ngâm nước xi măng xong thì tháo bỏ nước, quét hết và rửa sạch xi măng đọng lại
trên mặt sàn và láng vữa chống thấm ngay. Có thể dùng vữa xi măng-cát vàng mác
>75 trát dày 15mm nhưng nên dùng xi măng pooc lăng đông cứng nhanh, xi măng
pooc-lang giãn nở mác >400 và khống chế tỉ lệ N/X = 0.50-0.55 (max 0.65). Nếu dùng
bê tông lưới thép thay cho vữa chống thấm thì tốt hơn. Bê tông cốt thép (xi măng lưới)
thược chất là bê tông lưới thép nhưng không dùng sỏi (hoặc đá dăm) lớn và cốt thép
lớn. Thông thường đặt hai lớp lưới thép chồng lên nhau (lưới thép này có bán sẵn, với
thép D0.6-1.6mmm, đan ô vuông 5-20 mm) ở giữa lớp bê tông dày 15-20mmm. Biện
pháp chống thấm này rất hiệu quả. Cuối cùng là đánh màu bằng vữa xi măng nguyên
chất.
9.1.3 Phần chống nóng của mái bằng:
Phần chống nóng của mái bằng để giảm nóng cho các phần bên dưới và nay cả cho
phòng dưới mái bằng. Phần chống nóng phải đảm bảo, nếu không thì phần chống thấm
bên dưới sẽ bị hỏng.
Hai yếu tố chủ yếu làm nóng mái bằng là nhiệt độ và bức xạ Mặt trời trực tiếp
chiếu vào. Theo các nhà nghiên cứu, với mái bằng lát gạch là nem thì nhiệt độ trên mặt
gạch có thể đến 80 độ. Do vậy hai phần dưới mái bằng sẽ bị biên dạng co nở theo chu
kỳ ngày đêm, sinh mỏi và gây nứt, bê tông cốt thép, bê tông lưới thép và vữa của mái
bằng, làm mái bị dột.
Thông thường người ta chống nóng bằng hai biện pháp: tạo lớp không khí và
dùng vật liệu xốp (có khi kết hợp cả hai biện pháp đó). Qua thực tế dùng lớp không khí
có chiều dày 250-300mm có lưu thông là tốt nhất: hiệu quả cao, rẻ và dễ thi công. Lớp
không khí này tính từ mặt trên của phần chống thấm đến mặt dưới của phần bảo vệ.
khi chống nóng lớp không khí này không cần dày quá 300mm nhưng rất cần được lưu
thông. Để lưu thông cho lớp không khí này thì làm các lỗ thông gió tự nhiên theo bốn
phương của mái bằng.
Việc tạo thành lớp không khí như trên là đơn giản, chẳng hạn dùng gạch đất sét
nung 10 lỗ dọc làm cầu rồi sang bằng gạch lát làm phần bảo vệ, hoặc xây các mố bằng
gạch chỉ rồi lát các tấm bê tông cốt thép mỏng lên trên….
Mái bằng chống nóng bằng lớp không khí như trên còn có ưu điểm là nhẹ, tiết
kiệm vật liệu, ban ngày chống nóng tốt, ban đêm nguội nhanh, không có hiện tượng
nóng âm ỉ như biện pháp dùng vật liệu xốp.
9.1.4 Phần bảo vệ của mái bằng:
Phần bảo vệ của mái bằng yêu cầu phải có độ hút nước nhỏ, độ ngậm nước nhỏ,
độ bền cao, phản xạ nhiệt lớn và thẩm mỹ (khi dùng mái bằng làm sân thượng). Thông
thường phần bảo vệ được lát bằng gạch (tốt nhất là gạch kép, tức là gạch có lỗ dọc và
nên chọn màu sáng để tăng phản xạ nhiệt). Dùng vữa xi măng-cát mac50 để xây các
mố đỡ, mác>75 để chít các mạch lát.
Cần chú ý là phần bảo vệ phải dốc về sê nô để thu nước vào ống thoát nước. Cứ
2
50m mái bằng thì làm một ống thoát nước D>=1000. Ống thoát nước bằng nhựa vừa
bền lại rẻ, ít phải nối. Trêm miệng ống thoát nước cần có lưới chắn rác, nên dùng loại
hình cầu như ở hình 41. Trên mái cần xây tường chắn mái.
Phần bảo vệ bằng mái dốc lợp tôn, ngói///thực chất là mái dốc, mái bằng bên dưới như
sàn một tầng trên sàn đó có thể làm kho, giặt phơi quần áo..và như vậy sàn không cần
làm cẩn thận như trên, mà chỉ cần làm sàn bê tông cốt thép, ngâm nước xi măng và
láng mặt như sàn khu phụ.
9.1.5 Sê-nô
Sê nô (máng thu nước) cần có độ dốc dọc 2% hướng về ống thoát nước. mặt của seeno
nên lát gạch là nem để chống nứt. Phía dưới của sê nô phải có gờ hắt nước. Nhiều khi
người ta dùng mái đua bê tông cốt thép làm nhiệm vụ của sêno
Việc bố trí cốt thép cho seeno tương tự như mái đua bê tông cốt thép nhưng vì sê nô
không có khối xây cao ở trên để choongs lật cho nên phải đặt cốt thép chờ ở sàn mái
để liên kết chặt với cốt thép của sê nô và người ta thường bố trí sê nô liền với sàn mái.
Khi đó phần sàn mái chườm ra này thường hạ thấp xuống và lợi dụng cốt thép của sàn
kéo ra làm cốt thép sê nô. Tuy nhiên, nên đặt thêm các thanh cốt thép tăng cường. Khi
sàn mái đặt trên dầm (có dầm đỡ) thì các cốt thép tăng cường này buộc vào dầm
(hinfh42) khi không cần có cầm thì nên đặt thêm các thanh cốt thép tăng cường như ở
hình 43.
Bê tông sê nô có mác như bê tông sàn mái. Khi sê nô và sàn mái liền nhau thì cần đổ
bê tông cùng nhau. Mặt dưới sê nô trát bằng vữa xi măng –cát mác >=25, dày 15mm.
9.2Mái dốc
Mái dốc là mái có độ dốc >8%. Mái càng dốc thì thoát nước càng nhanh nhưng càng
tốn vật liệu làm mái. Mái dốc thường chia làm ba loại sau đây:
- Mái một dốc (hình 44a) dùng khi nhà tạm, nhà có khẩu độ nhỏ.
- Mái hai dốc (hình 44b), hai tường hồi bít đến tận đốc.
- Mái bốn dốc (mái dốc về bốn phía)
Mái bốn dốc có hai kiểu chái (hình 45a) cùng với loại mái hai dốc xuất hiện từ thế kỷ
III ở miền Bắc nước ta, sau đó biến hóa thành dạng như hình 45b, rồi dạng bánh vẽ
(hình 45c), dạng bốn móng nổi (hình 45d).
9.2.1 Độ dốc hợp lý của mái dốc
Độ dốc hợp lý như sau:
- Khi lợp ngói máy, ngói xi măng: mái có độ dốc 27 – 35 0 ( 45-75%),
thường lấy 300.
- Khi lợp ngói mấu (ngói dẹt, ngói ta, ngói vảy cá, ngói móc) thường lấy
45% (100%); mái có độ dốc 35-600 (70-200%).
- Khi lợp ngói máng (ngói âm-dương): mái có độ dốc 21-27 0 (35-45%),
thường lấy 250 (40%).
- Khi lợp fibro ximang: mái có độ dốc 18-600 (30-60)%; thường lấy 25%
(40%).
- Khi lợp tôn múi: mái có độ dốc 18-35% (30-75%), thường lấy 25 0
(40%). Khi lợp tôn phẳng thì mái có độ dốc 12-18 0 (20-30%); thường lấy
16% (25%).
- Khi lợp giấy dầu: mái có độ dốc 20-30% (33-50%), thường lấy 22 0
(35%).
- Khi lợp rạ, lá cọ, cỏ tranh, bối cói: mái có độ dốc 30-45% (50-100%)
thường lấy 400(82%).
Mái nhà của người Tây nguyên rất dốc: 70-800
Cấu tạo của mái dốc có hai phần chính: phần chịu lực và phần che (lợp).
9.2.2 Phần chịu lực của mái dốc
1. Phần chịu lực của mái dốc thường gọi là sườn chịu lực, gồm giàn kéo và giàn
mái, như hình 46. Bao gồm 1-xà ngang 2-thanh đứng giữa 3-thanh kèo 4-thanh
xiên 5-xà gồ 6-xà gồ nóc; 7-xà gồ mái đau; 9-cầu phong (rui)
a. Giàn kèo (vì kèo) thường làm bằng gỗ xẻ hoặc gỗ đẽo phẳng. có thể dùng
tre gai hoặc kim loại. Nếu có gỗ cây D100-140 để làm giàn kéo thì tốt hơn
gỗ xẻ, vì độ cứng của gỗ cây tốt hơn, chịu lực tốt hơn, liên kết chắc hơn….
Giàn kéo đặt vào cột hoặc trụ, tường chịu lực để đỡ giàn mái (trực tiếp đỡ xà
gồ_ và kết hợp làm trần treo. Nếu hai tường ngang chịu lực cách nhau =400mm. Đỉnh tường ngăng này cũng có hai
lỗ thông hơi (5) giữa hai bể, rộng bằng nửa viên gạch và sát tấm đậy.
Trên tường ngăng này đặt van (6), đầu thấp cách đáy bể >500mm. Van
(6) là ống sành đúc sẵn, đặt như ở hình 71.
Tường ngăn bể lằng và bể lọc có lỗ thông hơi (7) như lỗ thông hơn 5, đạt
van (8) như van (6), nhưng đặt cao hơn van (6) khoảng 50mm.
Vang (9) để nước bể lọc ra hố ga, đặt như van (8) nhưng cao hơn van
này khoảng 50mm. đầu ra của van (9) phải cách tấm đậy khoảng 200mm
để thông hơi cho bệ xí.
Hồ ga chỉ cần diện tích 400x400mm có tấm đậy và để lỗ (10) co hơn
miệng ra của cửa van (9) khoảng 100mm. Sau hố ga, nước chảy tự do ra
hệ thống thoát nước chung.
Các van (6), (8) và (9) còn gọ là cút hoặc đô-panh là các ống sành có bán
ở nhiều nơi, nên mua loại 100. Khi đặt các van này cần theo đúng chiều
như hình 71 và bố trí lệch nhau để kéo dài đường nước.
Trên tấm đậy có lỗ (11) để đặt cút (12), lỗ (13) và lỗ (14) đặt ống thông
hơi.
ống dẫn chất thải (15) phải cắm sâu dưới nước >=200mm để không phá
vỡ lớp màng chất thải đang được phân hủy nổi lên trên mặt nước của bể
-
-
-
chứa. Đồng thời, đày ống này phải cách đáy bể >=500mm để đề phòng
lớp lắng đọng không bịt đáy ống (15).
Do có loại vi sinh vật yếm khí sinh sống ở bể chứa (1) nên ống thông
(13) ở bể này phải nhỏ (D40-D50). Còn loại vi sinh vật sống ở bể lằng
(2) và bể lọc (3) lại cần không khí nên cần có ống thông hơi chung thì
làm bể lắng (2) với D80 và đầu tường ngăn (sát tấm đậy) phải có các lỗ
thông hơi (5) và (7) giữa các bể. Lỗ thông khí để thông hơi thoát khí
metan. Nếu không có các lỗ thông hơi này thì khí metan không thoát
được, tích lại sinh áp suất cao làm ép nước trong bể trào ra ngoài hoặc có
thể làm nứt bể, đội tấm đậy lên, thậm chí bung cả nắp đậy. Các ống
thông hơi (13) và (14) phải cao để khí mê tan không ảnh hưởng đến sức
khỏe.
Các yêu cầu về kỹ thuật xây bể xí tự hợi tương tự như xây bể chứa nước
đặt ngầm dưới mặt đất, nhưng yêu cầu thấp hơn. Hai tường ngăng giữa
các bể chỉ cần dày ½ gạch và xây đồng thời với tường xung quanh để
liên kết tốt thành một khối. Các tường đều nên trát cả hai mặt, dày 25mm
(trát hai lần: lần đầu dày 15mm, khía rãnh, lần sau dày 10mm) bằng vữa
xi măng cát vàng mac 25, miết kỹ đánh màu bằng vữa xi măng nguyên
chất. tấm đậy bằng bê tông cốt thép dày 50mm (dày hơn tấm đậy bể
nước), có thể đổ thành khối hoặc phân ra theo kích thước bể để dễ vận
chuyển và khi lắp thì các tường ngăn đỡ đúng chỗ ghép. Khi đúc tấm đậy
cần để sẵn các lỗ (11), (13) và (14).
Khi xây bể tự hoại trên nền đá thì có thể xây chìm, nửa nổi nửa chìm
hoặc nổi hoàn toàn trên mặt đất, miễn là đảm bảo nước trong bể không
bị mất (do nứt thấm qua đáy và tường ngoài).
Khi sử dụng bể tự hoại cần lưu ý:
Không được đổ nước xà phòng và các chất tẩy rửa xuống bể xí tự hoại,
vì sẽ làm chết vi sinh vật và bể xí mất tác dụng tự hoại.
Không cho nước mưa trực tiếp xuống bể xí tự hoại, vì sẽ mang nhiều
chất bẩn làm chóng đầy bể. Hơn nữa nếu lượng nước mưa lớn vào sẽ đẩy
chất thải chưa phân hủy ra ngoài gây ô nhiễm môi trường
Không cho giấy và các thứ không tự phân hủy được xuống bể xí tự hoại
vì sẽ chóng đầy bể.
Trên đây là bể tự hoại xây bằng gạch, giá thành không cao lắm mà sử
dụng dài (trên 20 năm). Trên thị trường hiện có bán loại bể xí tự hoại
bằng composite bền, nhẹ, rẻ của Công ty cơ khí thủy sản 3, Xí nghiệp
Composite Nha trang…
c. Buồng xí hai ngăn: mà chú yếu là phần hố xí đã được cả thế giới biết đến. Hố xí
hai ngăn có ưu điểm
- Đơn giản
- Rẻ tiền
- Đáp ứng phần nào yêu cầu vệ sinh môi trường, nhờ dùng tro bếp, đất
bột, than xỉ để lấp phân.
- Thu hồi được chất thải để bón cây.
Nhược điểm:
- Bị hôi thối.
- Kém thẩm mỹ.
Do vậy, nếu không có điều kiện về nước thì mới dùng loại hố xi hai
ngăn.
Hố xí hai ngăn thường xây bằng gạch đất sét nung, gạch xỉ…tường dày
½ gạch. Xây bằng vữa mác >=10. Phần hố có chiều cao 700-800mm,
xây tường bao quanh (có thể không cần tường giữa), có hai cửa lấy chất
thải rộng 400mm (để lấy phân từng ngăn). Mặt bằng của hố xí hai ngăn
như hình 73, kích thước >1000x1200(mm).
11.4 Bể chứa nước:
Bể chứa nước có các loại sau đây:
1. Theo công dụng có:
a. Bể chứa nước đặt trên cao, để bơm nước lên hoặc nước trong hệ thông
chung chảy vào được. thông thường bể loại này được đặt trên mái bằng hoặc
trong tầng hầm mái dốc hoặc ở tầng cao nhất để tự chảy, dùng được ở
những nơi cao nhất cần nước.
b. Bể chứa nước đặt trên mặt đất để dự trữ nước mưa hoặc bơm nước từ giếng
lên dùng dần.
c. Bể chứa nước đặt ngầm dưới đất để dự trữ nước từ máy nước công cộng
chảy vào hoặc nước mưa, sau đó bơm lên bể chứa nước trên cao. Bể chứa
nước loại này cần đặt xa bể tự hoại, chuồng trại…
2. Theo vật liệu, có bẻ chwuas nước được làm bằng gạch xây, bê tông cốt thép (đổ
tại chỗ hoặc lắp ghép). Bồn chứa nước bằng inox. Nhưa…Bể chứa nước làm
bằng các vật liệu này có thể đặt ở trên cao, trên mặt đất hoặc dưới đất.
Sau đây là cáu tạo một số loại bể này:
1. Bể xây bằng gạch thường có mặt bằng hình chữ nhật hoặc hình vuông. Bể
này có đáy như sau:
- Nếu là bể đặt trên cao thì đáy bằng bê tông cốt thép đặt trên dầm (cả bốn
phía tường bể), đáy bể cao hơn mặt sàn >=100mm. Bản đáy dày 4050mm, bê tông mác >=150, đặt cốt thép D6 phía dưới như bản kê bốn
cạnh. Cần láng lớp vữa chống thấm bằng vữa xi măng-cát, mác >75, dày
15-20mm, ngâm nước và đánh màu. Lớp láng này cần dốc về phía ống
xả để lau rửa bể.
-
-
-
Nếu là bể đặt trên mặt đất hoặc ngầm dưới đất thì đáy bể gồm các lớp (từ
dưới lên trên) như sau:
+ bê tông gạch vỡ (hoặc bê tông đá dăm) vữa mác >-50, dày 150mm.
+ lát 1-2 lớp gạch đặc đất sét nung có mác >=75 dùng vữa mác >=50.
+ láng vữa mác >=75, dày 25mm (láng lần 1 dày 15mm, lần 2 dày
10mm) dốc về phía ống xả hoặc rốn bể (kích thước 200x200mm). Nếu
không có lớp gạch lát thì lớp vữa láng này phải dày 30-40mm. nếu thay
lớp láng ngày bằng lớp btct mác 100 thì càng tốt.
Trước lức đổ lớp bê tông gạch vỡ, nền cần được đầm chặt (nếu nền được
gia cố bằng vôi-đất hoặc cát đầm chặt càng tốt).
Tường bể không nên dài quá 3m và không nên cao quá 1.4m.
Nếu tường bể dài 1-2m và cao 0.7-0.8m thì xây dày ½ gạch.
Nểu tường bể dài 2-2.5m và cao 0.8 – 1.2m thì xây dày ½ gạch
Nểu tường bể dài 2.5-3, và cao 1.2m-1.4m thì xây dày 1.5 gạch và nên
dật cấp phía ngoài…
Gạch xây tường bể là gạch đặc, có mác >=75 đều đặn, đúng kích thước,
không cong vênh, nứt nẻ, xây bằng vữa xi măng-cát vàng (hoặc cát đen
già) mác >50, chỉ xây dọc, vữa mác >75 dày 25mm (trát lần 1 dày
15mm, lần 2 dày 10mm), dùng bay miết mạch, đánh màu. Bên ngoài trát
bằng vữa mác>50, dày 15mm. Trước lúc trát cần ngâm nước xi măng,
các góc trong nên trát lượn.
Mặt trong của đáy tường và bể có đặt lưới thép D0.8-1 rồi mới trát vữa
thì càng tốt. nếu vữa có phụ gia chống thấm thì tốt.
Khi xây tường nên lắp luôn ống sả (sát chỗ thấp nhất của đáybể), ống
nước vào (cách tầm đậy 200mm), ống nước ra (cách đáy bể 100mm),
ống tràn (cách tấm đậy 100mm)…
Tấm đậy bể thường là BTCT mác 150, dày 40mm, cốt thép đặt phía dưới
tầm (cả hai chiều đều đặt D6, cách nhau 100mm), láng vữa >=50 dày
15mm, có đánh màu. Cửa bể để xuống kiểm tra, lau rửa..nhưng phải đậy
kín tránh chuột, bụi…và rêu mọc. Kích thước cửa 400x400mm, có gờ
xung quanh. Tấm đậy băng tôn hoa hoặc bê tông lưới thép.
Khi xây bể chứa bằng gạch cần chú ý những:
Khi xây bể ở tầng trệt hoặc tầm ngầm phải xây tường bể riêng, không
được kết hợp với tường nhà. Khi xây ở các tầng trên có thể xây tường ½
gạch áp vào tường nhà.
Khi đổ xong bê tông tấm đáy, cần xây ngay 1 lớp gạch chân tường bể để
tránh nứt chân tường.
Các góc phải bắt mỏ thật cẩn thận
Xây từng lớp gạch liên tục cho xong lớp rồi mới xây lớp trên
Các đường ống nước vào ra và các phụ kiện phải lắp đặt khi xây tường
bể (không được để sau mới chèn hoặc đục tường bể.)
Lớp gạch trên cùng của tường bể phải đặt ngang tường.
Các mạch phải no vữa
Tước khi trát tường và đáy bể cần ngâm nước xi măng
Mặt tường phía trong bể, đáy bể phải trát kỹ, bằng vữa chống thấm càng
tốt. Mặt ngoài bể nếu trát được thì tốt để tránh nước phía ngoài thấm vào
bể (khi bể ngầm) và tránh ăn mòn. Các góc (phía trong bể) nên trát lượn.
- Sau khi trả 5-6 giờ thì đánh màu. Trước khi đánh màu nên quét lớp mật
mía chống thầm.
- Sau 6 giờ thì vảy nước lên tường bể để bảo dường (7-8 ngày)
- Sau 12 ngày mới được dùng bể để chứa nước
- Bể bằng vật liệu khác có bể bằng inox, bể tôn tráng kẽm, bể bê tông cốt
thép lắp ghép.
Bể inox và bể tôn tráng kẽm rất phù hợp với điều kiệu tân dụng không
gian trên nóc với buồng tắm hoặc đặt trên mái và dễ thay đổi vị trí nếu
cần.
a. Bồn inox có cóc loia từ 310 lít đến 5 m3. Có nhiều hình dạng (trụ
hoặc quả cầu).
b. Bể tôn tráng kẽm dày 1mm, có đai nẹp xung quanh nhưng chỉ được
vài ba năm là gỉ.
c. Bể bê tông cốt thép ghép đúc thành 6 tâm, dày 25mm, chở đến nơi
đặt lắp ghép lại.
11.5 Hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:
1. Đường ống đến các thiết bị dung nước ngắn nhất.
2. Các đường ống thẳng đứng thường đặt trong hộp kĩ thuật gần các thiết bị
dung nhiều nước (máy giặt, bình nước nóng,…), các đường ống nằm ngang
thường đặt chìm trong tường, do vậy ống phải tốt, các mối nối phải khít.
3. Thuận lợi cho sử dụng, quản lý, kiểm tra và sửa chữa.
4. Không đặt đường ống qua phòng ở
5. Mỗi đường nhánh không phục vụ quá 5 thiết bị dùng nước
6. Nên có bể chìm để dự trữ nước và bơm lên bể trên cao để dùng thuận tiện và
thoát các chất khử trùng. Đường ống để bơm nước đến các thiết bị nên làm
riêng, nếu làm chung thì phải có van một chiều ở vị trí trên máy bơm.
7. Đường ống cấp nước qua bất động sản liền kề tuân theo quy định ở Điều
278 của Bộ luật Dân sự: Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử
dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để đảm bảo các nhu
cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, đường dây tải điện, thông tin liên
lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý nhưng phải đền bù nếu
không có thỏa thuận khác, và Điều 282: Trong trường hợp do vị trí tự nhiên
của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua bất động sản khác
-
thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát
nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy. Người
sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho
chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường ống nước, nếu
gây thiệt hại thì phải bồi thường.
8. Tiêu chuẩn dùng nước trung bình mỗi người một ngày đêm là 0,2m 3.
11.6 Hệ thống thoát nước:
Hệ thống thoát nước phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
1. Đường ống phải đủ lớn (vì phải chảy tự do, lại có nhiều chỗ góc,…)
2. Hệ thống đường ống thoát nước phải có 2 loại: a) thoát nước buồng xí và b)
thoát nước mưa, tắm giặt, rửa, bếp,…(dùng chung). Loại a) dẫn vào bể xí tự
hoại; loại b) dẫn trực tiếp ra hệ thống thoát nước công cộng. Không được
dùng chung cho cả 2 loại này, vì nước xà phòng, chất tẩy rửa,… ở loại b)
nếu cho vào loại a) thì sẽ làm chết vi khuẩn ở trong bể xí tự hoại và mang
nhiều tạp chất cứng làm chóng đầy bể tự hoại.
3. Đường kính tối thiểu:
-Loại a): 100mm;
-Loại b): 75mm;
4. Đường ống thẳng đứng loại a) đặt dưới buồng xí, loại b) đặt gần nơi thải
nhiều nước, đặt trong hộp kĩ thuật.
5. Độ dốc của các ống nằm ngang thì phải ≥ 3,5%. Các ống nằm ngang qua
móng, tường có thể đặt trên hoặc dưới MNN đều được.
6. Phải có lưới chắn rác trên đầu loại b): Ở mái nên dùng chắn rác hình cầu, ở
buồng xí, buồng tắm, bếp dùng loại có nắp chụp để tránh mùi hôi thối dưới cống rãnh
bốc lên (bằng inox hoặc nhựa).
7. Đảm bảo chất lượng để dùng được lâu dài (vì nếu phải sửa chữa sẽ rất phiền
phức).
Đường ống thoát nước đứng phải tuân theo quy định của Luật xây dựng: Đường
ống đứng thoát nước mưa gắn vào mặt ngoài nhà được phép quá chỉ giới đường đỏ
không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan.
Quyền về thoát nước qua bất động sản liền kề quy định ở Điều 282 của Bộ luật
Dân sự: Trong trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây
thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp,
thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.
Không xả nước mưa, nước thải (các loại, kể cả nước ngưng tụ của máy điều hòa
không khí), khí bụi, khí thải,… sang nhà bên cạnh.
11.7 Hệ thống điện:
Hệ thống điện cần thi công trước khi trát. Dây điện phải đảm bảo: bọc tốt và tiết
diện dây chịu được cường độ dòng điện tối đa.
Hệ thống điện trong nhà cần chú ý:
1. Đường dây cấp điện theo trục đứng nên đặt dọc cầu thang hoặc trong hộp kỹ
thuật, không nên đi qua các phòng.
2. Khi phải dẫn điện qua móng, tường, sàn,… thì dây điện phải qua ống cách điện
và ống phải đặt dốc, dễ thoát nước, tránh ứ đọng nước.
3. Đường dây điện phải tránh những chỗ tường có thể phải khoan lỗ đóng đinh.
4. Không đặt đường dây điện vào ống thông hơi để đưa điện lên mái.
5. Cần hạn chế các đường điện giao nhau.
6. Đường điện trong nhà thường đặt chìm trong tường, khi đó dây phải cách điện
tốt và phải đặt trong ống gen nhựa PVC.
7. Ổ cắm điện phải đặt cao hơn 1,5m tính từ mặt nền, mặt sàn. Nếu ổ cắm điện đặt
trong hốc tường chỉ cần cao hơn mặt nền (sàn) 0,4m. Ổ cắm điện phải đặt xa
các bộ phận kim loại có tiếp xúc với đất (ống dẫn nước, chậu rửa,…) ít nhất là
0,5m.
8. Công tắc điện phải đặt cao hơn mặt nền (sàn) ≥ 1,5m. Không đặt công tắc điện
trong buồng tắm, chỗ giặt, buồng xí,… Nhất thiết phải nối công tắc vào dây
nóng (dây lửa) để khi tắt công tắc thì thiết bị điện tách khỏi nguồn điện.
9. Phải đặt thiết bị bảo vệ và điều khiển chung của cả nhà hoặc từng tầng. Khi
dùng cầu chì bảo vệ mạng điện thì đặt cầu chì tại:
Các pha bình thường không nối đất;
Dây trung tính của mạng hai dây.
Cấm đặt cầu chì tại dây trung tính của:
Mạng ba pha bốn dây;
Mạng hai pha một dây trung tính.
10. Các bảng phân phối điện, thiết bị bảo vệ,… cần đặt nơi tiện sử dụng.
11.8 Thiết kế hệ thống điện
Khi thiết kế hệ thống điện ngoài nhà cần chú ý:
1. Khoảng cách an toàn về điện phải tuân theo quy định ở Điều 7.10 của Luật Xây
dựng:
a) Đối với lưới điện cao thế và cáp ngầm: Phải đảm bảo khoảng cách về hành lang
an toàn tối thiểu 5m; nhà không được đè lên cáp ngầm.
b) Đối với lưới điện hạ thế: Khoảng cách từ cột điện tới mép ngoài cùng của nhà
tối thiểu 0.75m.
Dây dẫn điện ngoài nhà phải có vỏ bọc nhựa. Nếu là dây điện trở (không có vỏ
bọc), phải cách mép ngoài cùng của nhà tối thiểu là:
Theo chiều đứng: Cao hơn ban công, mái nhà 2,5m; cao hơn mép trên cửa sổ
0,5m; thấp hơn mép dưới ban công, cửa sổ 1,0m.
Theo chiều ngang: Cách ban công 1,0m; cách cửa sổ 0.75m.
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 54/1999/NĐ-CP của Chính phủ thì hành
lang bảo vệ của đường dây 220kV là 22m, tức là mỗi bên 11m tính từ tim đường dây
(cách đường dây ngoài cùng 6m). Hành lang bảo vệ của đường dây 35kV là ≥ 3m.
2. Dây dẫn điện đặt trên cột điện gần nhà phải đảm bảo khoảng cách từ dây dẫn
đến ban công hoặc cửa sổ ≥ 1,5m.
3. Không được đặt dây dẫn điện ngoài ngay trên mái nhà.
4. Dây dẫn điện vượt qua đường phải cao hơn mặt đường:
- Khi có xe qua lại: 6,0m;
- Khi không có xe qua lại: 3,5m.
5. Khi chạm vào dây dẫn có cách điện đặt ngoài trời mà không có bảo vệ phải xem
như chạm vào dây trần.
6. Khi đường điện đi qua bất động sản liền kề phải theo quy định ở Điều 281 của
Bộ luật Dân sự: Chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền thắc mắc dây tải
điện, dây thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách
hợp lý, nhưng phải đảm bảo an toàn và thuận tiện cho các chủ sơ hữu đó, nếu
gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Lưu ý về chiếu sáng:
1. Không nên bố trí đèn huỳnh quang ở nơi hay tắt – mở: cầu thang, buồng xí,
… vì sẽ anh hưởng đến tuổi thọ của đèn. Đèn huỳnh quang nên chiếu sáng
gián tiếp (có che tỏa).
2. Tùy màu tường, màu nền, ánh sáng thiên nhiên,… để bố trí đèn chiếu sáng
cho phù hợp.
3. Nên bố trí đèn rọi vào chậu hoa, tranh ảnh,… thay cho đèn tường.
11.9 Bố trí chiếu sáng
1. Phóng khách: Có thể dùng chủ yếu đèn huỳnh quang (đèn ống) kết hợp với
đèn trang trí. Có thể dùng đèn chiếu rọi lên trần, lên tường để hắt xuống.
Nên tăng cục bộ độ sáng ở chỗ ngồi tiếp khách. Đèn chùm đặt phía chỗ ngồi
tiếp khách hoặc ở chính giữa phòng. Nếu dùng nhiều loại đèn thì theo các
chức năng: tiếp khách, uống cà phê, đọc sách báo, thư giãn,… Chẳng hạn để
thư giãn thì nên dùng đèn màu xanh hoặc vàng.
2. Phòng ăn: Có thể dùng chủ yếu đèn huỳnh quang kết hợp với đèn trang trí.
Không nên chiếu thẳng hoặc để đèn cao quá (để tránh sấp bong). Tốt nhất là
nên dùng đèn treo có thể điều chỉnh độ cao.
3. Phòng ngủ: Cần đèn để đầu giường để đọc, tốt nhất là đèn ha-lô-gen điện áp
thấp, xoay được.
4. Phòng làm việc, học tập: Chủ yếu dùng đèn bàn, đèn huỳnh quang loại nhỏ
và nên có chiết áp để điều chỉnh cường độ ánh sáng. Để tránh mỏi mắt, đèn
nên để cách bàn 600mm, lệch bên trái người ngồi (nếu thuận tay phải) hoặc
lêch bên phải người ngồi (nêu thuận tay trái) để tránh bị sấp bong.
5. Phòng trẻ em: Không dùng đèn dễ đổ, chao bằng vật liệu dễ cháy. Nên dùng
đèn Fluo Compact, vì không bị nóng. Cần có biện pháp an toàn về điện thật
đảm bảo.
6. Bếp: Nên có đèn phụ trên kệ bếp để dễ thao tác. Đèn này nên đặt cao để
tránh chói mắt (cách khoảng 600-700mm). Ngay trên bếp không nên đặt
đèn, vì dễ bị khói và hơi nấu làm đèn mờ, chóng hỏng.
7. Buồng xí: Không nên lắp đèn huỳnh quang, mà nên lắp đèn tròn (sợi đốt).
8. Buồng tắm: Không nên lắp đèn huỳnh quang, mà nên lắp đèn tròn (sợi đốt)
9. Hành lang, lối vào: Đền không nên sáng quá, dễ gây tối mắt khi đi vào. Nên
chọn cách chiếu sáng gián tiếp hoặc nhiều điểm sáng nhỏ để tạo không khí
“chào mời”.
Không nên dùng đèn huỳnh quang.
Nếu hành lang dài thì dùng các đèn chiếu nhỏ hoặc đèn tường để tránh cảm
giác đi vào “đường ống” gây căng thẳng.
10. Cầu thang: nên lắp công tắc hai chiều. Tốt nhất là dùng 1 đèn trần và 1 đèn
chỗ vòng (cho mỗi nhịp). Không nên dùng đèn huỳnh quang.
11. Máy vô tuyến truyền hình: Không để đèn quanh máy, để tranh mỏi mắt.
12. Máy vi tính: Dùng đèn phụ có thể xoay hướng được để giảm sự chiếu thẳng
ánh đèn vào màn hình.
11.10 Hệ thống chống sét
Hệ thống chống sét (thu lôi) cho nhà nên làm khi nhà cao 2 tầng trở lên ở nơi
trống trải hoặc nhà cao 3 tầng trở lên ở đô thị. Tuy vậy, theo chúng tôi, nếu các công
trình sát nhà mình đã có hệ thống chống sét và nhà mình không cao hơn các công trình
đó thì có thể không làm hệ thống chống sét cho nhà mình. Khi chống sét cho nhà cần
chống cả sét đánh thẳng và chống cả sét từ các đường ống kim loại dẫn vào nhà.
Hệ thống chống sét cho nhà gồm bộ phận thu sét, dây dẫn và nối đất.
Bộ phận thu sét gồm kim thu sét (hoặc đai thu sét hoặc lưới thu sét) và dây thu
sét đặt trên mái nhà.
Kim thu sét có thể bằng thép tròn, thép ống, thép hình dài 0,3-0,5m. Tiết diện
phần kim loại ở đỉnh kim thu sét không được 50mm 2. Dây dẫn
xuống phải là đương ngắn nhất nối từ bộ phận thu sét đến bộ phận nối đất. Trên dây
dẫn, dây nối không được có góc nhọn hoặc uốn cong. Các cọc đỡ dây dẫn, dây nối
cách nhau 3m, dây cách tường 60mm.
Bộ phận nối đất (con nối đất) phải cách móng nhà < 5m.
Cọc nối đất có thể làm bằng thép tròn, thép hình, thép dẹt hoặc thép ống, tiết
diện phần kim loại ≥ 75mm2, chiều dày thép dẹt ≥ 4mm, thép ống ≥ 3,5mm.
Các mối nối phải hàn điện hoặc hàn hơi, bất đắc dĩ thì nối kẹp bằng bu-lông,
cấm hàn thiếc hoặc xoắn dây. Mối hàn phải có đường hàn ≥ ø6 thanh nối hoặc ≥ 2 lần
chiều rộng của thép dẹt. Mối nối bằng bu-lông phải ≥ 2 bu-lông, có ø ≥ 8mm.
Cóc nối đất chọn theo loại đất nền:
- Với đất sét: Dùng thép góc 50 x 50 x 5 (mm) dài 2 – 3m, cắm đứng ngập đầu
cọc 0,8m;
- Với đất sét pha: Dùng thép dẹt 25 x 4 (mm) dài 7 – 10m, đặt ngang, cách mặt
đất 0,8m;
- Với đất cát: Dùng thép góc 50 x 50 x 5 (mm) dài 2 – 3m, cắm đứng ngập đầu
cọc 0,8m;
Cứ cách khoảng 5m dùng 1 cọc.
Nhà có thể dùng phương pháp bảo vệ (chống sét) trọng điểm:
- Nhà mái dốc chỉ cần bảo vệ cho các góc nhà dọc theo bờ nóc và diềm mái (nếu
nhà dốc > 270 thì không cần bảo vệ diềm mái)…
- Các bộ phận nhô ra khỏi nhà cần có kim hoặc đai thu sét, nối với hệ thống
chống sét chung của nhà.
Khoảng cách an toàn từ các bộ phận kim loại của hệ thống chống sét đến các vật
bằng kim loại không nhỏ hơn 1,5m, nếu các vật đó cao dưới 20m so với mặt đất. Nếu
có vách ngăn bằng vật liệu không dẫn điện giữa các vật đó và hệ thống chống sét, có
thể giảm khoảng cách nêu trên bằng 3 lần chiều dày vách ngăn. Đối với những vật kim
loại có tiếp xúc thường xuyên với người thì cố gắng tránh nối chúng với hệ thống
chống sét.
Đường dây điện, dây truyền thanh, dây điện thoại cũng phải tuân theo các quy
định về khoảng cách an toàn nêu trên.
[...]... quá 20kg Những viên đá lớn dùng để xây chân tường, góc tường và mặt tường Những viên đá vừa và nhỏ dùng để xây thân tường, xen kẽ với đá lớn Những viên đá vụn dùng để chèn Khi xây tường đá hộc phải có =>70% viên đá hộc năng 10-20kg Tường xây bằng đá ba lát có thể xây cao lên đến 4m, dày 220-250mmm Tường xây bằng đá đẽo có loại đẽo kỳ hai mặt để xây góc tường và đẽo kỹ một mặt để xây khe lún Khi xây cần... bê tông…nhưng trong xây dựng chỉ dùng tường gạch, đá Dùng tường chịu lực bằng gạch, đá có thể xây nhà đến 5 tầng, nên thông thường chỉ nên xây đến 3 tầng Tường chịu lực xây bằng gạch đất sét nung (đặc hoặc 2 lỗ dọc) loại 1, gạch silicats mác >75 hoặc đá Mác >100 Khi xây tường chịu lực bằng gạch, đá thì dùng vữa xi măng-cát, vữa tam hợp có mác: 10-25: khi xây gạch đất sét nung 25-50: khi xây gạch silicat,... thường là tường để phận chia, tạo không gian trong nhà Tường trong thường xây bằng gạch dày ½ gạch, ¼ gạch vách ngăn Nếu tường trong là tường không chịu lực thì xây bằng gạch đất sét nung loại II, có thể dùng gạch 2-6 lỗ dọc, gạch không nung Vữa xây trong thường là mỏng nên phải xây thật thẳng đứng, các mạch vữa thẳng đứng phải chèn vữa thật đầy Khi tường trong ở tầng dưới là tường dày 1 gạch, tầng... cột xây gạch đá: đặt ngang trong mạch vữa ngang (lưới ô chữ nhật hoặc lưới dích dắc) hoặc dọc (đặt cốt thép bên trong hoặc bên ngoài cột) 4.3 Cột gỗ - tre: Cột gỗ tre dùng cho nhà cấp 4 hoặc dùng cho nhà đặc biệt (xây dựng bằng gỗ tốt) Cột tre phải thẳng, già đường kính cây >=100mm, chiều dài >=2,2m Chỉ nhà tạm thì dùng cột tre, cột tre được chôn xuống đất 0.5-0.6m (sau khi đã quét bitum chống ẩm), nhà. .. mẻ >15mm, trong viên gạch không lẫn đá vội, sạch, các chất bẩn Vữa xây tường gạch phải đạt mác thiết kế, có độ dẻo (cm) như sau: Khi xây gạch đất sét nung đặc: + 8-13: nếu trời hanh khô, nắng gắt + 6-8: nếu trời ẩm ướt Khi xây gạch có lỗ: 7-8 Khi xây gạch xỉ: 10-13 Khi xây các gạch khác: 4-6 Theo chiều dày, tường gạch có các loại: tường ¼ gạch (không được xây cao quá 3m và chiều dài ... Toàn đất yếu Trên đất yếu, đất đá tốt Trên đất đá tốt, đất yếu Khi làm nhà cần biết đến địa chất khu vực nhà cần xây dựng, cần biết mực nước ngầm Nếu nhà tạm, nhà tần không cần quan tâm đến nhà >=2... bậc b