Phần bảo vệ của mái bằng yêu cầu phải có độ hút nước nhỏ, độ ngậm nước nhỏ, độ bền cao, phản xạ nhiệt lớn và thẩm mỹ (khi dùng mái bằng làm sân thượng). Thông thường phần bảo vệ được lát bằng gạch (tốt nhất là gạch kép, tức là gạch có lỗ dọc và nên chọn màu sáng để tăng phản xạ nhiệt). Dùng vữa xi măng-cát mac50 để xây các mố đỡ, mác>75 để chít các mạch lát.
Cần chú ý là phần bảo vệ phải dốc về sê nô để thu nước vào ống thoát nước. Cứ
50m2 mái bằng thì làm một ống thoát nước D>=1000. Ống thoát nước bằng nhựa vừa
bền lại rẻ, ít phải nối. Trêm miệng ống thoát nước cần có lưới chắn rác, nên dùng loại hình cầu như ở hình 41. Trên mái cần xây tường chắn mái.
Phần bảo vệ bằng mái dốc lợp tôn, ngói///thực chất là mái dốc, mái bằng bên dưới như sàn một tầng trên sàn đó có thể làm kho, giặt phơi quần áo..và như vậy sàn không cần làm cẩn thận như trên, mà chỉ cần làm sàn bê tông cốt thép, ngâm nước xi măng và láng mặt như sàn khu phụ.
9.1.5 Sê-nô
Sê nô (máng thu nước) cần có độ dốc dọc 2% hướng về ống thoát nước. mặt của seeno nên lát gạch là nem để chống nứt. Phía dưới của sê nô phải có gờ hắt nước. Nhiều khi người ta dùng mái đua bê tông cốt thép làm nhiệm vụ của sêno
Việc bố trí cốt thép cho seeno tương tự như mái đua bê tông cốt thép nhưng vì sê nô không có khối xây cao ở trên để choongs lật cho nên phải đặt cốt thép chờ ở sàn mái để liên kết chặt với cốt thép của sê nô và người ta thường bố trí sê nô liền với sàn mái. Khi đó phần sàn mái chườm ra này thường hạ thấp xuống và lợi dụng cốt thép của sàn kéo ra làm cốt thép sê nô. Tuy nhiên, nên đặt thêm các thanh cốt thép tăng cường. Khi sàn mái đặt trên dầm (có dầm đỡ) thì các cốt thép tăng cường này buộc vào dầm (hinfh42) khi không cần có cầm thì nên đặt thêm các thanh cốt thép tăng cường như ở hình 43.
Bê tông sê nô có mác như bê tông sàn mái. Khi sê nô và sàn mái liền nhau thì cần đổ bê tông cùng nhau. Mặt dưới sê nô trát bằng vữa xi măng –cát mác >=25, dày 15mm.
9.2Mái dốc
Mái dốc là mái có độ dốc >8%. Mái càng dốc thì thoát nước càng nhanh nhưng càng tốn vật liệu làm mái. Mái dốc thường chia làm ba loại sau đây:
- Mái một dốc (hình 44a) dùng khi nhà tạm, nhà có khẩu độ nhỏ.
- Mái hai dốc (hình 44b), hai tường hồi bít đến tận đốc.
- Mái bốn dốc (mái dốc về bốn phía)
Mái bốn dốc có hai kiểu chái (hình 45a) cùng với loại mái hai dốc xuất hiện từ thế kỷ III ở miền Bắc nước ta, sau đó biến hóa thành dạng như hình 45b, rồi dạng bánh vẽ (hình 45c), dạng bốn móng nổi (hình 45d).