Phần chịu lực của mái dốc

Một phần của tài liệu NHỮNG vấn đề THIẾT yếu TRONG xây DỰNG NHÀ (Trang 55 - 65)

1. Phần chịu lực của mái dốc thường gọi là sườn chịu lực, gồm giàn kéo và giàn mái, như hình 46. Bao gồm 1-xà ngang 2-thanh đứng giữa 3-thanh kèo 4-thanh xiên 5-xà gồ 6-xà gồ nóc; 7-xà gồ mái đau; 9-cầu phong (rui)

a. Giàn kèo (vì kèo) thường làm bằng gỗ xẻ hoặc gỗ đẽo phẳng. có thể dùng

tre gai hoặc kim loại. Nếu có gỗ cây D100-140 để làm giàn kéo thì tốt hơn gỗ xẻ, vì độ cứng của gỗ cây tốt hơn, chịu lực tốt hơn, liên kết chắc hơn…. Giàn kéo đặt vào cột hoặc trụ, tường chịu lực để đỡ giàn mái (trực tiếp đỡ xà gồ_ và kết hợp làm trần treo. Nếu hai tường ngang chịu lực cách nhau <4m thì có thể không cần giàn kéo, khi đó gác trực tiếp xà gồ lên tường ngang. Khi có cột trung gian thì nên tận dụng làm gối tựa cho giàn kèo.

Nếu khẩu độ <=4.2m thì cấu tạo của giàn kèo như ở hình 47: 1-8 như hình 46

9-con bọn; 10-thanh chéo dọc (thanh giằng dọc); 11-ốp chân thanh; 12-kê chân giàn kèo.

Các dạng giàn kèo như ở hình 47 và hình 48 không bị biến dạng. nếu xà gồ (5) đặt đúng các nút giàn thì trong các thanh chỉ xuất hiện ứng xuất kéo hoặc nèn, không bị uốn.

Cần tăng cường hệ thống giằng tam giác ngang và đứng (thanh chống chéo), thêm chống xiên cho các giàn kèo.

Giàn kèo làm bằng tre gai hoặc bương thường theo dạng tam giác, như ở hình 49 hoặc hình 50. Các mút giàn kèo phải cách nhau <=1.5m. Không được có quá 2 lỗ đục trong một đốt tre hoặc đốt bương.

Không nên tiết kiệm giàn kèo ở hai đầu hồi, mà đầu hồi (sát tường hồi, phía trong) nên có giàn kèo để thành hệ chịu lực thống nhất và không làm hỏng tường hồi. khi đầu hồi không có giàn kèo thì phải chừa lỗ trong tường để đặt xà gồ, sau này các lỗ đó được chèn kín gạch vỡ và vữa.

Liên kết giữa các giàn kèo để giữ ổn định cho các giàn kèo theo phương dọc nhà bằng xà dọc. xà dọc làm bằng tre gọi là ruỗi. Khi cột lớn thì đục cột cho ruỗi qua, khi cột nhỏ thì xà dọc (hoặc ruỗi) ốp hai bên cột là liên kết với cột bằng con xỏ tre.

Để giữ ổn định cho các giàn kèo, dùng hệ thống giằng bằng các thanh (10 ở hình 47) có tiết diện 50x100 (mm). Khi nhà không làm trần, ở thanh giữa (thanh hạ) của các giàn kèo nên nối lại với nhau.

Liên kết xà ngang (1) với thanh kèo (3) như ở hình 49; a. bằng mộng, chốt; b,c) bằng bu lông; 13-chốt hoặc bu lông; 14 – đệm chân kèo (các ký hiệu khác như hình 46 và 47). Các giàn kèo phải ghìm chặt vào tường và cột. Liên kết giữa kèo với cột nên bằng mộng (nếu bằng gỗ), con xỏ (nếu là tre). Không nên liên kết giữa kèo với giàn kèo, giữa kèo với cột hoặc với tường bằng đinh.

Cách ghìm giàn kèo vào tường gạch như ở hình 50a. vào cột gạch như ở hình 50b. vào cột gỗ như hình 50c; 15-bulong D14. 16-lớp vữa xi măng-cát mác 75; 17- thép tròn d16 chôn sâu 400mm; 18-thép dẹt dày 6mm, rộng 60mm . Liên kết giữa cột gỗ và giàn kèo có thể như hình 51.

b. Giàn mái gồm xà gồ, cầu phong và lito để đỡ phần lợp. Tiết diện của xà gồ bằng gỗ chọn theo bảng 5.

Khoảng cách cầu phong 0.5m. Có hai loại tiết diện cầu phong: 50x50 và 50x0mm.

Xà gồ bằng tre, bương có đường kính >=70mm, đặt cách nhau:

- 440mm khi lợp ngói

- 530-540mm: khi lợp fibro xi măng (riêng xà gồ sát nóng thì đặt cách xà

gồ nóc <200mm);

- 200-250mm; khi lợp tôn

- 500-6000mm; khi lợp giấy dầu, rơm rạ

Xà gồ cũng có thể làm bằng bê tông cốt thép.

Các xà gồ phải tạo thành mặt phẳng và vuông góc với giàn kèo.

Xà gồ đặt lên thành kèo (3) và vuông góc với thanh kèo như ở hình 52 (cách ký hiệu như ở trên).

Gần nóc và nửa dưới của mái dốc cần đặt xà gồ gần nhau hơn.

Mối nối xà gồ nên ở trên nút giàn kèo, vì nối ở vị trí khác dễ sinh võng thanh kèo (3). Mối nối xà gồ thường theo kiểu mộng vát đòn càn như ở hình 53a hoặc hình chữ chi ở hình 53b.

Khi xà gồ bằng tre, bương thì ghìm chặt vào thanh kèo bằng mây, dây thép, tựa trên con bọ hoặc bằng chốt. Khi nối xà gồ bằng tre, bương thì cách lồng hoặc ốp kề. Tại mối nối, cả hai thanh ốp kề đề phải nằm trên thanh kèo.

Khi mái không có giàn kèo thì xà gồ (5) đặt trực tiếp lên tường ngang và tường hồi như ở hình 54: a)khi xà gồ bằng gỗ; b)khi xà gồ băng bê tông cốt thép; 19-lito

Khi mái không có giàn kèo thì xà gồ (5), cầu phong (8) đặt lên tường dọc (qua đệm gỗ 20) như ở hình 55.

Khi mái không có giàn kèo thì các xà gồ đặt trực tiếp lên tường ngang, tường hồi và tiết diện xà gồ bằng gỗ lấy theo bảng 6.

Bảng 6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cầu phong đặt lên xà gồ và vuông góc với xà gồ (hình 46). Cầu phong dùng cho mái lợp ngói, rơm rạ, còn các mái dốc lợp các vật liệu khác thì không cần cầu phong và lito.

Cầu phong (8) có thể bằng gỗ, tre, bương. Cầu phong bằng gỗ có tiết diện 30x60(mm). đặt nhau 0.3-0.6m (thường đặt cách nhau 0.5m). Cầu phong bằng tre, bương dày 19mm, rộng 50-60mm, đặt cách nhau 0.15-0.25m (tùy loại ngói).

Khi đóng cầu phong cần kê chỗ đặt cầu phong ở xà gồ để cầu phong tạo thành mặt phẳng cho cả mái.

Nối cầu phong kiểu ráp đầu. Các mối nối cầu phong cần đặt lệch nhau, không trùng quá nhiều mối nối trên một xà gồ.

Li tô có thể bằng gỗ hoặc tre, bương. Nếu litoo bằng gỗ thì tiết diện 20x50. 30x30 (mm). Li tô đặt vuông góc với cầu phong như ở hình 55.

Mái lợp firbro xi măng, tôn lá thì không cần litoo. Mái lợp ngói thì lito cách nhau:

220mm-nếu là ngói 22v/m2; 300mm-nếu là ngói 13v/m2; 700mm nếu là ngói mấu; 100-150mm-nếu là ngói máng.

Mái lợp ra đặt lito cách nhau 200-300mm;

Li tô dưới cùng của mái cần đóng chồng hai cái để nâng cao chân hàng ngói dưới cùng. Các đầu của lito cần đặt sâu vào giữa tường hồi đề đè vừa lên khi xây bờ dải. Liên kết lito vào cầu phong bằng đinh

Nối lito cũng theo kiểu ráp đầu. Các mối nối không được trùng nhau quá nhiều trên một cầu phong.

Giàn kèo, giàn mái phải được liên kết chắc chắn vào khung, tường nhà.

9.2.3 Phần che:

Phần che bằng ngói, fibro xi măng, tôn, giấy dầu, rơm rạ..

a. Mái lợp ngói thông dụng nhất

Để tránh gió bão, nhất là vùng ven biển, cần gia cố mái lợp ngói như sau:

1. Cần gia cố chắc chắn vùng mái ở các góc nhà, vì khi gió xoáy cục bộ thì áp

lực gió tại các góc nhà tăng 50%.

2. Các thanh xà ngang nên nối thật chắc với nhau

4. Cần xây các hàng gạch chỉ lên mái ngói, vuông góc với bờ nóc, cách nhau 1-1.2m bằng vữa M50.

5. Không nên xây tường chắn

6. Không nên làm mái đua quá rộng

7. Lợp bằng ngói ta (ngói vảy cá) ít bị tốc khi có gió bão, ít bị nóng khi trời

nắng.

b. Mái dán ngói có phần chịu lực là bê tông lưới thép hoặc bê tông cốt thép thông

thường nhưng mái rất dốc, rồi dán ngói vảy rồng hoặc gạch mỏng nung giá. Khi dán ngói thì dùng vữa xi măng –cát mắc 50. Mái dán ngói có dáng kiến trúc độc đáo, tăng độ chống nóng, dễ thoát nước mưa cho mái nên được nhiều người thích dùng. Tuy vậy thường chỉ dùng cho nhà 2-4 tầng.

Nhiều người nghĩ rằng mái dán ngói thường bị thấm dột, nhưng nguyên nhân phổ biến là do ván khuôn chỉ có ở dưới mái và mái dốc quá nên khi đổ bê tông, bê tông sẽ bị sệ làm chiều dày lớp bê tông mái không đều, mặt bê tông không được phẳng. do vậy thường bị nứt ngang và nước đọng lại, gây thấm dột. Để khắc phục tình trạng này thì nên có ván khuôn cả thên mái, thường làm từng đoạn để dễ đổ và đầm bê tông hoặc đổ bê tông từng lớp (nhưng không cách nhau quá 90 phút). Có mái chưa dán ngói đã bị nứt bê tông, do phần chịu lực quá mỏng, khi bê tông bị co ngót sẽ bị nứt (nứt dọc). Một nguyên nhân nữa là khó chống nóng đểbảo vệ phần bê tông cốt thép chịu lực của mái.

Mái dán ngói rất dễ bị bong ngói. Nguyên nhân của tình trạng thường là:

- Ngói dán không đạt yêu cầu về kỹ thuật; chỉ gắn các viên ngói rời rạc,

không bắt mạch, xử lý.

- Vữa dán các viên ngói có mác quá cao, khi nóng quá vữa này bị nứt làm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngói bong. (nên dùng M25-50 và nên dùng vữa tam hợp).

- Khi nhiệt độ trên mái quá cao, các viên ngói sẽ nở ra xô dồn vào nhau

(theo chiều dọc mái) làm ngói bong khỏi mái.

- Mái fibro xi măng có ưu điểm nhẹ, thi công đơn giản, cũng bền, chống

cháy, ăn mòn. Tuy nhiên loại này cách nhiệt kém, hay vỡ và độc hại.

- Mài tôn nhẹ, dễ thi công, thường dùng sườn chịu lực bằng thép hàn cho

mái lợp tôn…

- Mái lợp giấy dầu là nóng nhất, dùng lợp nhà tạm.

- Mái lợp rơm, rạ, cỏ, lá…có khả năng chống nóng tốt. Loại mái này dễ

cháy, không bền và nhiều bụi.

Một phần của tài liệu NHỮNG vấn đề THIẾT yếu TRONG xây DỰNG NHÀ (Trang 55 - 65)